Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy - Học ở trường THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội trong thời kỳ hội nhập WTO

MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1 Thực tiễn giáo dục Việt Nam khẳng định điều kiện quyết định để nâng cao chất lượng giáo dục và chất lượng dạy học là ở ngời giáo viên: "Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục đào tạo". Vị trí đó đặt lên vai của ngành giáo dục, của giáo viên, của các nhà quản lý giáo dục một nhiệm vụ vinh quang nhưng cũng hết sức nặng nề: " . cho nên đòi hỏi phải tăng cờng xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc". ( Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/06/2004 của Ban Bí th Trung ương Đảng) 1.2 Quản lý luôn giữ vai trò hết sức quan trọng trong mọi hoạt động của con ngời. Ở đâu có hoạt động chung, ở đó tất yếu cần đến sự quản lý. K.Mác đã nói một cách rất hình tượng rằng: "Một người chơi vĩ cầm riêng lẻ tự điều khiển mình, còn dàn nhạc thì cần người chỉ huy". Quản lý là một trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển của xã hội nói chung và của một tổ chức nói riêng. Do vậy, cũng nh các hoạt động khác, quản lý Giáo dục - Đào tạo là một tất yếu, là điều kiện đảm bảo cho hoạt động giáo dục đạt đến mục đích đã đợc hoạch định. 1.3 Chất lượng và hiệu quả hoạt động dạy học là một thành tố quan trọng cấu thành chất lượng và hiệu quả của giáo dục. Bộ trởng Nguyễn Minh Hiển đã đánh giá: "Chất lượng và hiệu quả giáo dục nhìn chung còn thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước và so với trình độ tiên tiến của các nớc trong khu vực". Để khắc phục thực trạng chất lượng giáo dục nói trên cần có sự nghiên cứu sâu sắc về các biện pháp quản lý của nhà trờng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học trong nhà trường. 1.4. Luật giáo dục của chúng ta khẳng định: "Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Như vậy giáo dục PT có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người. 1.5 . Lịch sử đã cho thấy mỗi quốc gia muốn phát triển và hưng thịnh đều phải coi trọng công tác giáo dục. Đối với nước ta giáo dục luôn được coi là quốc sách - nhất là trong thời kỳ đổi mới hiện nay, điều đó được thể hiện trong các kỳ đại hội đại biểu của Đảng Cộng sản Việt Nam. Taị đại hội Đảng lần thứ VIII Đảng ta đã khẳng định “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; coi trọng cả ba mặt: mở rộng quy mô nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả”. Sau 5 năm thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng VIII trước những cơ hội và thách thức, căn cứ vào yêu cầu mục tiêu mới của giáo dục đào tạo Đại hội Đảng lần thứ IX tiếp tục khẳng định: “ phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện phát huy nguồn lực con người , yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”, Đảng ta khẳng định đầu tư cho con người là đầu tư phát triển. Như vậy có thể thấy Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng và đầu tư cho sự nghiệp giáo dục đào tạo nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng trong giai đoạn hiện nay khi mà trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng đòi hỏi công tác giáo dục đào tạo của chúng ta không chỉ mở rộng về quy mô mà còn phải được nâng cao về chất lượng như kết luận của hội nghị trung ương 6 khoá IX : Phát triển giáo dục toàn diện, xây dựng nền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá đây là điều kiện mang tính quyết định để chúng ta có thể hội nhập và phát triển cùng với sự phát triển của thế giới trong thời đại hiện nay. Sau 20 năm đổi mới cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, ngành giáo dục đã đạt được nhiều thành tích hết sức to lớn và được đánh giá là: “ .đã có bước phát triển mới, góp phần chuẩn bị tiền đề cho những bước phát triển mạnh mẽ và vững chắc hơn của sự nghiệp giáo dục trong thế kỷ 21 vì mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa” (NQ TW 6 khoá IX ). Tuy nhiên cũng còn tồn tại những vấn đề bất cập, yếu kém nhất định và một trong những vấn đề còn tồn tại đó là công tác quản lý giáo dục đào tạo ở các cấp, các địa phương và các đơn vị trường học, trong đó nổi lên một vấn đề quan trọng là công tác quản lý dạy học. Đặc biệt với một mô hình lớp học kiểu mới mà Hà Nội đang xây dựng thí điểm ở một số trường: “Dịch vụ giáo dục trình độ chất lương cao” thì việc quản lý quá trình dạy học là một trong những khâu then chốt để gây dựng thương hiệu và tạo bước đi vững chắc cho sự nghiệp trồng người của nhà trường trong thời lỳ hội nhập kinh tế quốc tế toàn cầu. Từ những vấn đề nêu trên, với kinh nghiệm thực tế giảng dạy và quản lý của bản thân kết hợp với những kiến thức khoa học quản lý được trang bị trong khoá học tôi mạnh dạn đề xuất trình bày đề tài “ Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy - học ở trường THPT Nguyễn Siêu trong thời kỳ hội nhập WTO”. 1.6. Trường PTDL Nguyễn Siêu là tên gọi chung của trường Tiểu học Dân lập Nguyễn Siêu và trường THPT Dân lập Nguyễn Siêu (gồm 3 cấp học : Tiểu học, THCS và THPT). Thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục và đa dạng hóa các loại hình đào tạo theo tinh thần Nghị quyết TW 2 Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII. Để đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trong thành phố, nhất là việc tổ chức quản lý học sinh bán trú để cha mẹ yên tâm công tác ,trường THPT Dân lập Nguyễn Siêu ra đời và được thành lập theo quyết định số 1679/QĐ-UB ngày 11-9-1991 của UBND Thành phố Hà Nội. (Trường PTDL Cấp II và cấp III Nguyễn Siêu nay là Trường THPT DL Nguyễn Siêu). Năm học đầu tiên trường có 5 lớp với 132 học sinh và 9 cán bộ, giáo viên, công nhân viên. Năm học 2006-2007 trường có 56 lớp với 2.042 học sinh (Tiểu học : 854; THCS : 687; THPT: 501) và 205 cán bộ, giáo viên, công nhân viên. Trường có đầy đủ các tổ chức chính trị, xã hội . Đảng viên: 11. Qua 8 lần di chuyển địa điểm đã xây dựng được ngôi trường riêng của mình trên khuôn viên đất 10.000m2 do Thành phố cấp thuộc Phường Trung Hoà, Yên Hoà Quận Cầu Giấy và được khánh thành vào ngày 11 tháng 9 năm 2004 nhân dịp khai giảng năm học 2004-2005. Trường được UBND thành phố công nhận Trường đạt tiêu chuẩn trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 2001-2010 năm 2005. Thực hiện mục tiêu Đảng đã đề ra, theo chương trình số 07-CTr/TU ngày 4/8/2006; Kế hoạch số 17-KH/TU ngày 24/10/2006 của Thành uỷ; Kế hoạch số 64/KH-UBND ngày 7/11/2006 của UBND Thành phố Hà Nội về “Phát triển một số ngành dịch vụ trình độ, chất lượng cao giai đoạn 2006-2010”. Thực hiện Kế hoạch số 1391/KH-SGD&ĐT ngày 14/5/2007 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về việc thực hiện “Chương trình phát triển dịch vụ giáo dục trình độ, chất lượng cao từ nay đến năm 2010”. Trường PT Nguyễn Siêu hiện nay đã tổ chức được 4 lớp một, 4 lớp hai và 2 lớp ba 1 lớp 6, 1 lớp 10 “dịch vụ giáo dục trình độ CLC” (DVGDTĐCLC) đẫ góp phần xã hội hóa giáo dục, góp phần hòa nhập nền giáo dục quốc tế, đào tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao cho đất nước, biết hợp tác và cạnh tranh. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn quản lí hoạt động dạy học ở trường PT Nguyễn Siêu, chỉ ra thực trạng và nguyên nhân của các biện pháp quản lí hoạt động dạy - học , từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học đặc biệt ở mô hình lớp dịc vụ giáo dục trình độ CLC tại 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về quản lí hoạt động dạy học. 3.2. Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy học tại trường THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội. 3.3. Đề xuất và bổ sung một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội và đặc biệt ở các lớp học dịch vụ giáo dục trình độ CLC của trường. 4. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU Giới hạn phạm vi đối tượng nghiên cứu : Nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các văn bản, chủ trơng, chính sách của Đảng và Nhà nớc, các tài liệu sách báo có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. 5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 5.2.1. Phương pháp điều tra viết: Xây dựng các phiếu điều tra bằng các loại câu hỏi đóng, mở gửi cho nhiều đối tợng nhằm thu thập ý kiến của họ về vấn đề nghiên cứu. Chúng tôi dự kiến sẽ xây dựng 4 loại bảng câu hỏi và tiến hành điều tra, tổng hợp. 5.2.2. Phương pháp phỏng vấn, trò chuyện, trao đổi: Hỏi trực tiếp giáo viên, học sinh, CMHS và những người có liên quan đến hoạt động dạy học, đặc biệt chú ý ở lớp học dịch vụ giáo dục trình độ CLC tại trường PT Nguyễn Siêu - Hà Nội để thu thập thông tin phù hợp với vấn đề nghiên cứu. 5.2.3. Phơng pháp quan sát sư phạm: Thu thập thông tin về đối tợng nghiên cứu bằng cách tri giác trực tiếp đối tượng (dự giờ, thăm lớp) và các nhân tố khác liên quan đến đối tợng nghiên cứu. 5.2.4. Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến củchuyên gia, những ngời có trình độ cao về chuyên ngành, về phơng pháp sư phạm, về năng lực qua ản lý, về đối tượng nghiên cứu nhằm khẳng định tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. 5.2.5. Phương pháp toán thống kê: Để xử lý số liệu điều tra 5.2.5. Phương pháp lập biểu bảng, sơ đồ

doc41 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8703 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy - Học ở trường THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội trong thời kỳ hội nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh được tuyển chọn theo yêu cầu đào tạo, mỗi năm được nâng cao, trình độ đồng đều tuyệt đại đa số học sinh khá, giỏi và đạo đức tốt, chăm ngoan. Tổ chức học sinh học 2 buổi/ngày, mỗi tuần học 5 ngày với 40 tiết/tuần đã giúp nhà trường thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục toàn diện. Nhờ học 2 buổi/ngày học sinh được luyện tập nhiều hơn, tăng cường kỹ năng thực hành tốt hơn, giúp học sinh nắm chắc được kiến thức cơ bản. Giáo viên có thêm thời gian để soạn bài, chấm chữa bài, tự học thêm và có điều kiện bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh chưa đạt yêu cầu. Các hoạt động văn nghệ, TDTT, dạy nghề và các hoạt động Đoàn, Đội, Hội, Sao ... có điều kiện tổ chức hoạt động thuận lợi. 2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ TRƯỜNG NHỮNG NĂM QUA (5 NĂM 2002-2007) 2.1. Chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên: 2.1.1. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên : a- Số giáo viên đạt chuẩn của cấp học : 100% . Số giáo viên trên chuẩn : THCS : 78,9%. THPT : 33,3%. Số giáo viên cơ hữu : 83,8%. b - Số giáo viên đạt giải trong các Hội thi dạy giỏi : 25 Cấp Quận : 18. Cấp Thành phố :7 Năm học Tổng số giải Loại giải Cấp công nhận 2002-2003 3 giáo viên 1 giải Ba; 2 giải KK Quận 2003-2004 6 giáo viên 3 giải Ba; 1 giải KK 2 giải KK Quận Thành phố 2004-2005 7 giáo viên 4 giải Ba 3 giải Ba Quận Thành phố 2005-2006 7 giáo viên 1 giải Nhất, 3 giải Ba, 1 giải KK 1 giải Nhất, 1 giải Nhì Quận Thành phố 2006-2007 2 giáo viên 2 giải Ba Quận c - Giáo viên đã quan tâm đến việc đổi mới dạy học, đổi mới cách đánh giá và quản lý học sinh bằng việc tổ chức thực hiện các chuyên đề, có sử dụng phần mềm Powerpoint và các phương tiện hiện đại, tổ chức hội giảng hàng năm có 100% giáo viên tham gia (75% đạt tiết dạy tốt). Toàn trường có 25% giáo viên và CBCNV đạt tiêu chuẩn dạy giỏi và lao động giỏi cấp Quận và Thành phố; không có CB-GV-CNV vi phạm qui chế chuyên môn, chính sách và luật pháp của Nhà nước. d - Phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm và phổ biến áp dụng sáng kiến kinh nghiệm được giáo viên tích cực tham gia. Trong 3 năm qua số sáng kiến kinh nghiệm đã viết được cấp quản lý xét duyệt phân loại công nhận : 104 sáng kiến kinh nghiệm. Năm học Số SKKN đã viết Cấp Quận công nhận Cấp TP công nhận Loại A Loại B Loại C Loại B Loại C 2002-2003 16 5 8 3 2 2 2003-2004 30 10 18 5 2 5 2004-2005 24 5 5 1 3 10 2005-2006 50 20 11 1 5 13 2006-2007 44 8 18 14 7 4 Cộng 164 48 60 24 19 34 2.1.2. Không ngừng chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ giáo viên: - Nhà trường cùng với Công đoàn luôn luôn quan tâm đến việc động viên cán bộ giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ và không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên (khen thưởng từng học kỳ, năm học; tặng quà nhân ngày lễ, tết; thăm hỏi khi ốm đau, việc hiếu việc hỷ, trợ cấp và tổ chức tham quan du lịch trong hè... ). Trong 5 năm qua đã chi 334.160.000đ (trong đó khen thưởng là 77.250.000đ; hỗ trợ đời sống 256.910.000đ). - Động viên khuyến khích việc tự học, tự bồi dưỡng; tạo điều kiện cho các giáo viên học chuyên tu tại chức để đạt trình độ trên chuẩn ; tổ chức việc học tập đổi mới phương pháp dạy học và quản lý học sinh, học tập đổi mới chương trình sách giáo khoa, học tin học... - Chi bộ nhà trường đặc biệt quan tâm đên việc bồi dưỡng, kết nạp Đảng. Hàng năm kết nạp từ 1 đến 2 đảng viên. Năm học 2006-2007 kết nạp 2 đảng viên mới. 2.2. Chất lượng giáo dục học sinh: a) Xếp loại học lực: Năm học Giỏi (%) Khá (%) Thi tốt nghiệp (%) THCS THPT THCS THPT THCS THPT 2002-2003 46,8 13,6 47,2 73,2 100 100 2003-2004 47,3 12,9 44,3 79,1 100 100 2004-2005 42,2 12,1 47,3 74,1 99,2 99,65 2005-2006 48,4 12,5 41,3 75,9 100 100 2006-2007 51,6 9,4 43,4 55,9 100 100 • Thi học sinh giỏi trong 15 năm qua 1992-1993 đến 2006-2007: - Thi học sinh giỏi các cấp đạt 199 giải của học sinh THCS và THPT (trong đó có 3 giải quốc gia; 95 giải thành phố và 101 giải quận). Trong 5 năm qua thi học sinh giỏi đạt 86 giải. Năm học Số học sinh đạt giải thi học sinh giỏi Cấp Quận Cấp Thành phố Cấp Quốc gia 2002-2003 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 5 giải Ba, 6 giải KK 2 giải Nhì, 1 giải Ba, 7 giải Khuyến khích 2003-2004 3 giải Nhì, 7 giải Ba, 6 giải Khuyến khích 4 giải Nhì, 1 giải Ba, 5 giải Khuyến khích 2004-2005 2 giải Nhất, 1 giải Nhì, 1 giải Ba, 2 giải Khuyến khích 2 giải Nhì, 5 giải Ba, 5 giải Khuyến khích 2005-2006 2 giải Ba, 2 giải Khuyến khích 1 giải Nhì, 5 giải Ba, 1 giải Khuyến khích 2006-2007 1 giải Nhì, 1 giải Ba, 2 giải Khuyến khích 1 giải Ba, 3 giải Khuyến khích Cộng 43 giải 43 giải - Số học sinh lưu ban : không - Số học sinh phải thi lại : không - Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp các năm học 100%. b) Xếp loại Đạo đức: Năm học Tốt (%) Khá (%) Trung bình (%) THCS THPT THCS THPT THCS THPT 2002-2003 88,7 86,1 11 13,9 0,3 0 2003-2004 89,6 85,6 10,4 14,4 0 0 2004-2005 90,8 80,8 9,2 18,4 0 0,8 2005-2006 91,6 85,1 8 14,5 0,4 0,4 2006-2007 90,3 78,8 9,7 19,6 0 1,6 - Số lớp Tiên tiến : 28 lớp . Tỉ lệ 100%. - Số Chi Đoàn, Chi đội mạnh : 28 lớp . Tỉ lệ 100% - Số học sinh chậm tiến : không. - Số học sinh bị kỷ luật : không - Các vi phạm của học sinh về đạo đức, nếp sống: không - Đánh giá về nền nếp đạo đức, nếp sống của học sinh; về kỷ luật trật tự trong và ngoài trường; về tinh thần thái độ học tập ; về ý thức trách nhiệm đối với công việc + Đạo đức : ngoan, có ý thức trong các hoạt động tập thể, biết “Nói lời hay, làm việc tốt”; giữ gìn trường lớp, bàn ghế sạch sẽ... + Thực hiện nội qui tốt: Có kỉ cương và nền nếp trong học tập, sinh hoạt, ăn nghỉ, đi lại, không có vi phạm nghiêm trọng phải xử lý kỷ luật. + Nếp sống lành mạnh., không có các tệ nạn xã hội xấu trong nhà trường. + Học sinh hoàn thành tốt các công việc : lao động vệ sinh môi trường, bảo quản giữ gìn tài sản chung . + Đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ Đoàn, Đội có ý thức tự quản, làm việc có trách nhiệm; tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường, Đoàn, Đội, Hội trong quận, trong cụm và thành phố. Mọi hoạt động đều đạt thành tích cao (100% ký giao ước thi đua “Học sinh Nguyễn Siêu văn minh thanh lịch” ; tham gia đồng diễn tại Đại hội TDTT Thành phố được UBND Hà Nội khen thưởng; tham gia Hội trại “Đoàn ta sáng mãi” đạt giải nhì thi “ Học sinh thanh lịch”; duy trì tốt hoạt động của Câu lạc bộ “Sống đẹp” và “Tuổi trẻ-Sức khoẻ-Sáng tạo”. Đạt giải Nhì thi đấu bóng đá mi ni quận Ba Đình...). 3. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUI CHẾ DÂN CHỦ: - Trường chưa chính thức thành lập Ban chỉ đạo qui chế dân chủ nhưng mọi mặt hoạt động của trường đều dựa vào qui chế dân chủ qui định của Bộ Giáo dục Đào tạo và Sở Giáo dục Đào tạo Hà Nội. - Trên cơ sở qui chế và Điều lệ của nhà trường. Hội đồng quản trị, Ban giám hiệu đã xây dựng tập văn bản “Qui định về chức năng nhiệm vụ và chế độ nền nếp hoạt động của mỗi bộ phận và cá nhân”. Trình tự xây dựng văn bản được viết từ mỗi cá nhân, bộ phận thông qua tập thể lấy ý kiến, trình Ban giám hiệu để bổ sung sửa đổi sau đó thống nhất với từng cá nhân, bộ phận ký cam kết tự nguyện thực hiện. - Hàng năm trường tổ chức 2 lần (đầu năm và cuối năm) tổng kết năm học và học tập quán triệt nhiệm vụ năm học mới đóng góp ý kiến cho lãnh đạo nhà trường và mỗi cá nhân, mỗi bộ phận xây dựng kế hoạch hoạt động của mình đăng ký thi đua với trường. Qua các hoạt động trên đây, các nội dung của qui chế dân chủ ở nhà trường đều được thực hiện tốt. 4. CÁC DANH HIỆU VÀ PHẦN THƯỞNG THI ĐUA ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC: - “Trường Tiên tiến xuất sắc cấp Thành phố” liên tục 3 năm liền và năm học 2005-2006 được UBND Thành phố công nhận là “Tập thể lao động xuất sắc cấp Thành phố”. - Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về thành tích từ năm học 2003-2004 đến năm học 2005-2006. - Trường dân lập đầu tiên của Hà Nội được cấp bằng công nhận “Trường THPT đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2001-2010”. - Bằng khen của Bộ trưởng Uỷ Ban TDTT về tham gia Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ IV. - Bằng khen của Trung ương Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam; Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. - Bằng khen của UBND Hà Nội về thành tích tốt trong 5 năm thực hiện xã hội hoá (2000-2005). Trong 15 năm qua Trường đã được đón tiếp Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Khánh - UVBCT Bí thư Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Phú Trọng đến thăm và làm việc với cán bộ, giáo viên nhà trường. Đã đón nhận lẵng hoa của Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm nhân lễ khánh thành trường và lẵng hoa của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhân kỷ niệm 15 năm thành lập Trường. CHƯƠNG III MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT NGUYỄN SIÊU - HÀ NỘI TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP WTO Trường THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội đã đề ra phương hướng phấn đáu trong những năm sắp tới là: * Nâng cao chất lượng dạy - học và giáo dục toàn diện, phát triển các lớp “Dịch vụ giáo dục trình độ chất lượng cao” từng bước xây dựng trường trở thành “Trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông Nguyễn Siêu” trở thành “Trường Dịch vụ giáo dục trình độ chất lượng cao” của Thành phố. * Tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại, đưa công nghệ thông tin vào trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập theo chương trình dự án “Dạy học cho tương lai”. Phát triển việc học tiếng Anh theo tiêu chuẩn Quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho việc Hội nhập khu vực và quốc tế. * Thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Hai tốt” và các cuộc vận động lớn của Ngành và của Trường đã phát động. * Phấn đấu giữ vững các danh hiệu đạt được trong các năm học vừa qua. * Tiếp tục nâng cao chất lượng toàn diện của trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2001-2010 để đạt trường chuẩn quốc gia giai đoạn tiếp theo. Để thực hiện mục tiêu này, khâu then chốt là đề các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học để xây dựng thương hiệu, tạo lập uy tín cho mình, chúng tôi mạnh dạn đưa ra các giải pháp sau đây: 1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và cán bộ công nhân viên về sự cần thiết phải nâng cao chất lượng dạy học. Để có thể nâng cao chất lượng dạy học trước hết phải tạo được trong tập thể sư phạm nhà trường một môi trường đoàn kết với tinh thần hăng hái và ý chí quyết tâm cao . 1.1. Tổ chức học tập, tuyên truyền một cách kịp thời các văn kiện, nghị quyết của Đảng về phát triển KT-XH trong giai đoạn hiện nay, làm cho mọi người nắm vững và thấm nhuần quan điểm của Đảng, quyết tâm đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp. Trong đó giáo dục đóng vai trò cực kỳ quan trọng, có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho một nền kinh tế tri thức và được coi là quốc sách hàng đầu. 1.2. Phổ biến, quán triệt đầy đủ các chủ trương, giải pháp giáo dục, các văn bản pháp quy, hướng dẫn của Bộ giáo dục và đào tạo làm cho toàn thể cán bộ giáo viên thấy rõ thực trạng, những ưu điểm to lớn cũng như những yếu kém cần phải khắc phục hiện nay. 1.3. Phân tích rõ thực trạng của nhà trường, khẳng định vai trò quan trọng của nhà trường đối với sự phát triển của xã hội. 2. Kiện toàn hoạt động của các tổ chuyên môn trong nhà trường, tổ chức lao động một cách khoa học dưới sự điều hành, chỉ đạo của người cán bộ quản lý. Hoạt động chuyên môn là hoạt động trọng tâm, là nhiệm vụ chính của nhà trường mà cốt lõi là hoạt động dạy và học. Để nâng cao chất lượng dạy và học thì cần thiết phải có bộ máy chuyên môn vận hành đồng bộ, thông suốt, hiệu quả, cùng hướng tới mục tiêu chung. Việc phân công, sắp xếp bộ máy đòi hỏi thể hiện tính dân chủ và tinh thần trách nhiệm cao. - Tuân thủ định mức lao động của Nhà nước quy định về quyền hạn và nghĩa vụ của giáo viên và phù hợp với trình độ, năng lực của từng người. - Đảm bảo tính kế thừa để có sự ổn định trong một thời gian dài. Để chỉ đạo hoạt động dạy tốt, học tốt thì người lãnh đạo phải là người có năng lực chuyên môn vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu ngoài ra còn phải nắm vững cơ sở lý luận của công tác quản lý, các thành tố cơ bản của quá trình dạy học, mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục học sinh, cơ sở vật chất thiết bị dạy học và môi trường. Người cán bộ quản lý phải tổ chức lao động một cách khoa học thì mới nâng cao được hiệu quả quản lý đó là: - Xác lập kế hoạch sử dụng thời gian một cách hợp lý. - Thực hiện tốt việc phân công, giao trách nhiệm cho cấp dưới. - Đôn đốc kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. - Có phong cách quản lý khoa học : cương quyết, dứt khoát, dân chủ. - Thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ bản thân. 3. Tăng cường xây dựng, củng cố nền nếp dạy học: Xây dựng nền nếp dạy học là xây dựng tập thể nhà trường có ý thức tự giác và tự quản, có tinh thần trách nhiệm cá nhân và cộng đồng trách nhiệm trong tập thể. Hình thành thói quen làm việc có tổ chức, có kỷ luật, làm việc theo pháp luật và nội quy, tạo ra nền nếp kỷ cương trong nhà trường làm cơ sở cho việc nâng cao chất lượng dạy học.Để chỉ đạo xây dựng nền nếp dạy học cần làm tốt các công việc sau: 3.1 Chỉ đạo việc thực hiện quy chế chuyên môn, xây dựng và hoàn thiện các nội quy của nhà trường, thực hiện một cách có nền nếp và đồng đều ở các bộ phận. a) Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch năm học của nhà trường, tổ chuyên môn, cá nhân, các đoàn thể một cách khoa học, sát với thực tiễn và chi tiết, cụ thể. Các loại kế hoạch đều được thảo luận một cách kỹ lưỡng, đảm bảo tính khả thi và hiệu quả cao. b) Ngay từ đầu năm học, các quy chế chuyên môn phải được thực hiện đúng theo quy định: - Ra vào lớp đúng giờ, thực hiện nghiêm túc thời khoá biểu, các trường hợp đổi giờ, dạy thay đều phải thông qua Ban giám hiệu. Thực hiện đúng phân phối chương trình, chấm, trả bài đúng thời gian qui định. - Các loại hồ sơ chuyên môn phải đảm bảo đầy đủ, có chất lượng. c)Ban Giám hiệu phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng cá nhân, phân công trực lãnh đạo để theo dõi, điều hành từng buổi học và xử lý các tình huống kịp thời. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các nội quy, quy chế. Khi phát hiện những trường hợp thực hiện chưa nghiêm túc cần sớm chấn chỉnh, tránh hiện tượng nể nang, ngại va chạm hoặc chỉ nhắc nhở chiếu lệ làm cho nề nếp khó đi vào ổn định. d) Ổn định và duy trì nền nếp học tập ở các lớp. Học sinh phải có đủ sách, vở, đồ dùng học tập. Thống nhất trong toàn trường ngay từ giờ học thứ hai trong phân phối chương trình của môn học giáo viên phải thực hiện đều đặn các hình thức kiểm tra bài cũ. Trong tiết học, học sinh không được ra ngoài (trừ những trường hợp đặc biệt). Trong các buổi học, bảo vệ không cho học sinh ra khỏi cổng trường tránh hiện tượng một số học sinh bỏ giờ đi chơi. Ngay từ đầu năm học, học sinh được học các nội quy, quy định của nhà trường đối với mỗi học sinh và nhiệm vụ của học sinh THPT. Các giáo viên chủ nhiệm tổ chức đội ngũ cán bộ lớp duy trì nền nếp sinh hoạt và học tập của lớp mình. 3.2. Tăng cường chỉ đạo thực hiện nền nếp chuyên môn: - Tổ chuyên môn làm nhiệm vụ phân công giảng dạy một cách hợp lý, phát huy cao nhất năng lực chuyên môn của từng giáo viên. Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn 2 lần / tháng có hiệu quả, thường xuyên cải tiến nội dung và hình thức sinh hoạt: + Rút kinh nghiệm các giờ dạy, thiết kế giáo án dạy các bài khó trong chương trình . + Sinh hoạt theo chuyên đề mà giáo viên đã đăng ký đề tài sáng kiến kinh nghiệm, phương pháp chuẩn bị và dạy các bài thực hành của bộ môn. - Họp cán bộ giáo viên mỗi tháng một lần vào tuần thứ nhất của tháng để kiểm điểm công tác tháng trước và thông qua triển khai kế hoạch công tác trong tháng. - Đánh giá xếp loại thi đua 2 tháng 1 lần đối với giáo viên, cán bộ công nhân viên, cuối kỳ có sơ kết rút kinh nghiệm. - Nền nếp giáo viên cần đạt những yêu cầu sau: + Kỷ luật lao động nghiêm, thực hiện ngày giờ công đầy đủ. + Rèn luyện tác phong người thầy về ăn mặc, ứng xử mô phạm . + Hồ sơ chuyên môn đầy đủ có chất lượng. + Sinh hoạt tập thể tự giác, nghiêm túc. 3.3. Chỉ đạo việc kiểm tra đánh giá việc thực hiện nề nếp dạy và học: a. Kiểm tra đánh giá nền nếp dạy của giáo viên do Ban giám hiệu và các tổ chuyên môn tiến hành: - Kiểm tra toàn diện giáo viên theo quy định : Nhà trường lập kế hoạch cùng tổ chuyên môn thực hiện, mỗi tổ phải kiểm tra toàn diện được 1/3 số giáo viên trong tổ. - Kiểm tra thường xuyên và đột xuất các hoạt động sư phạm của giáo viên: Giảng dạy trên lớp, soạn bài, chấm trả bài, ghi sổ đầu bài… Kết quả các đợt kiểm tra được công bố kịp thời, những sai sót được yêu cầu sửa chữa và khắc phục ngay sau khi phát hiện. b. Kiểm tra đánh giá nền nếp học tập của học sinh chủ yếu do Đoàn thanh niên đảm nhiệm: Ban chấp hành Đoàn trường tổ chức các đoàn kiểm tra bao gồm các uỷ viên Ban chấp hành, các bí thư chi đoàn, đội thanh niên kiểm tra phân công kiểm tra toàn diện hoặc kiểm tra việc thực hiện nền nếp của các lớp hàng ngày. - Tổng hợp điểm thi đua hàng tuần để xếp loại thi đua, công bố vào giờ chào cờ ngày thứ hai hàng tuần để động viên, khích lệ và nhắc nhở kịp thời. - Kết quả thi đua về nền nếp hàng tuần, hàng tháng sẽ được tổng hợp cuối học kỳ, cuối năm học và là một căn cứ quan trọng để đánh giá thi đua các lớp và giáo viên chủ nhiệm. 4. Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, đẩy mạnh phong trào thi đua “ dạy tốt, học tốt” trong nhà trường. 4.1.Đổi mới phương pháp dạy của giáo viên: a. Xác định rõ mục tiêu của đổi mới phương pháp dạy học là nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức của học sinh. b. Chỉ đạo từng nhóm chuyên môn, tổ chuyên môn có kế hoạch và yêu cầu cụ thể của việc đổi mới phương pháp dạy học trên cơ sở thống nhất về nhận thức, giáo viên tự đăng ký đề ra mục tiêu, có kế hoạch cụ thể cho cá nhân. c. Cung cấp kịp thời những điều chỉnh, đổi mới về chương trình, nội dung và phương pháp dạy học của ngành, của Sở giáo dục tới giáo viên nhà trường. d. Tổ chức dạy học rút kinh nghiệm theo chủ đề: Đổi mới phương pháp dạy một số tiết bài tập, phương pháp dạy một bài có thí nghiệm minh họa, phương pháp dạy một tiết ôn tập ... Sau đó cần phân tích sư phạm kỹ lưỡng, rút ra các bài học bổ ích, những điều nên tránh và phổ biến trong phạm vi cần thiết. e. Tổ chức kiểm tra dự giờ của các giáo viên có năng lực chuyên môn hạn chế, học sinh phản ánh là khó hiểu, tìm ra nguyên nhân, điểm yếu để khắc phục. f. Làm tốt công tác tư tưởng với những giáo viên còn ngại khó hoặc tinh thần trách nhiệm chưa cao, có các biện pháp thích hợp nhằm động viên kích thích và nâng cao ý thức vươn lên trong chuyên môn của họ. g. Có nhiều hình thức giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với các trường bạn: Mời các giáo viên giỏi của trường Chuyên về giảng dạy, giao lưu tại trường. Tổ chức cho giáo viên đi tham quan học hỏi các trường ngoài tỉnh và học tập tại nước ngoài, sử dụng có hiệu quả các đồ dùng dạy học, khuyến khích các giáo viên sử dụng các thiết bị công nghệ cao để soạn giảng tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học (giáo án điện tử). 4.2. Đổi mới phương pháp học tập của học sinh: a. Tổ chức hướng dẫn phương pháp học tập cho học sinh. Thường là học sinh rất lúng túng trong khi xác định phương pháp học tập cho mình. Cần phải chỉ rõ cho học sinh 2 nội dung quan trọng trong phương pháp học tập. - Phương pháp học tập trên lớp: cần phải tập trung cao độ vào việc nghe giảng để hiểu rõ nội dung bài, mạnh dạn tham gia xây dựng bài, không nên quá tập trung vào việc ghi bài mà việc nghe giảng bị gián đoạn dẫn đến không hiểu bài (nhiều học sinh chỉ ra sức ghi chép bài mà không chú ý phần giảng giải của giáo viên). - Phương pháp học tập ở nhà: Có 2 bước quan trọng: + Bước 1: Xem lại bài giảng trên lớp, tìm hiểu rõ nội dung và nhớ nội dung cơ bản của bài học. + Bước 2: Vận dụng nội dung ấy để trả lời câu hỏi cuối sách giáo khoa, làm các bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập rồi đến các bài trong sách nâng cao nếu có khả năng và nhu cầu. Các em học sinh giỏi thực hiện rất tốt hai nội dung trên của phương pháp học tập đặc biệt chú trọng phương pháp học ở nhà. Các em học sinh kém thường bỏ qua việc học ở nhà, hoặc học bài ở nhà thì bỏ qua bước 1, dẫn đến nắm kiến thức một cách hời hợt, không bản chất. Việc vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi và làm bài tập khiến cho việc hiểu bài phiến diện , lệch lạc và chóng quên. - Một điểm then chốt nữa trong phương pháp học tập là phải học thường xuyên, đều đặn tất cả các bài trong chương trình vì kiến thức là một hệ thống hoàn chỉnh, nếu học sinh học đối phó, chỉ học khi bị kiểm tra thì kiến thức không đầy đủ và hệ thống, dẫn đến không có cơ sở để tiếp thu những kiến thức tiếp theo. - Thường là học sinh không hiểu những điểm cơ bản như trên, nhiều em cứ nghĩ phương pháp học tập là cách gì thật độc đáo, không quan niệm rằng đó là những điều rất thông thường nhưng đòi hỏi người học cần phải có ý chí và nghị lực, kiên trì thực hiện đầy đủ các bước và công việc cần thiết. b. Tổ chức Hội nghị học tốt, sinh hoạt chuyên đề về phương pháp học tập, quy mô từng lớp và toàn trường. Điều quan trọng là sau đó phải tổng kết, rút ra những phương pháp hay, dễ áp dụng, có hiệu quả để phổ biến, yêu cầu các lớp tổ chức học tập và vận dụng. c. Cần phân tích, giảng giải và ngăn chặn việc quay cóp, không trung thực trong học tập. Đồng thời cần phải chống học lệch, chỉ học các môn thi đại học. d. Lắng nghe những đề xuất, kiến nghị của học sinh và giải quyết những kiến nghị chính đáng. 4.3. Đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh: a. Giáo viên thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra miệng, 15 phút theo đúng qui định để học sinh có ý thức học bài thường xuyên liên tục. b. Các bài kiểm tra đều phải ra đề chẵn lẻ hoặc nhiều đề, giáo viên coi nghiêm túc để chống hiện tượng quay cóp. c. Đề ra phải đảm bảo yêu cầu kiểm tra được 3 mặt: Kiến thức cơ bản, kỹ năng vận dụng và phương pháp tư duy. Khi ra đề phải đảm bảo yêu cầu phân loại được học sinh ở các mức độ: Giỏi, khá, trung bình, yếu, kém. Yêu cầu kiến thức trọng tâm của các bài kiểm tra phải được thống nhất trong toàn khối ở tổ chuyên môn. d. Việc chấm trả bài phải khách quan, chính xác, đúng kỳ hạn. Khi trả bài cho học sinh phải sửa lỗi cho học sinh để học sinh thấy được những thiếu sót của mình mà rút kinh nghiệm. e. Tổ chức thi kiểm tra chất lượng toàn trường 2 lần trong năm học vào cuối học kỳ. Hình thức thi tập trung, chấm có rọc phách để đánh giá chất lượng một cách khách quan và công bằng, giúp cho cán bộ quản lý có thể đánh giá chất lượng dạy học của các giáo viên và học sinh các lớp. 4.4. Việc chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học phải gắn với phong trào thi đua "Dạy tốt, học tốt" của giáo viên và học sinh để phát huy sức mạnh trong cả tập thể sư phạm và tập thể học sinh. Đồng thời chính nó lại làm cho phong trào thi đua "dạy tốt, học tốt" loại bỏ những yếu tố hình thức phô trương bề ngoài, đi vào chiều sâu của việc nâng cao chất lượng dạy và học. Cần phát động phong trào thi đua liên tục, rộng khắp có nội dung và cách tổ chức cụ thể. - Xác định chủ điểm thi đua hàng tháng, thi đua theo từng đợt, có nội dung thi đua cụ thể, có đánh giá sơ kết, khen thưởng kịp thời. - Thông qua thao giảng, mở hội nghị giáo viên giỏi cấp trường. - Duy trì tốt phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm, đưa hoạt động này vào tiêu chuẩn xếp loại giáo viên. - Đối với học sinh: Tổ chức thi học sinh giỏi ở các khối lớp trong trường chọn đội tuyển học sinh giỏi dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh cho các môn học. 5. Bồi dưỡng năng lực chuyên môn đội ngũ giáo viên 5.1. Chỉ đạo việc bồi dưỡng thường xuyên: - Tạo điều kiện về thời gian và kinh phí, động viên các giáo viên tham gia học bồi dưỡng thường xuyên định kỳ đầy đủ, khuyến khích và tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ,... phục vụ công tác nghiên cứu, soạn bài và giảng dạy. 5.2. Nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn: a. Thông qua các giờ dạy rút kinh nghiệm theo chuyên đề, các giờ thao giảng, thi giáo viên giỏi cần phân tích sư phạm thấu đáo, từ đó có tác dụng nâng cao trình độ nghiệp vụ chung cho toàn tổ. b. Tổ chuyên môn phân công giáo viên giỏi, giàu kinh nghiệm hướng dẫn giúp đỡ các giáo viên mới, năng lực còn hạn chế. c. Tổ chuyên môn cần dự giờ, kiểm tra các mặt của từng thành viên, xác định rõ từng mặt còn yếu cụ thể của từng người, định ra cách thức và yêu cầu khắc phục sửa chữa. d. Tổ chuyên môn cần phân công cho từng giáo viên những chuyên đề nhỏ (ví dụ: Nội dung, câu hỏi, bài tập ôn tập của từng chương hoặc đề kiểm tra của chương thế nào cho hợp lý...) sau đó đưa ra thảo luận, thống nhất ở tổ. e. Mời các giáo viên giỏi có nhiều kinh nghiệm giảng dạy của các trường bạn về dạy mẫu, giao lưu tại trường để trao đổi học hỏi kinh nghiệm. f. Khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học, mỗi năm học nhà trường quy định mỗi giáo viên phải tự làm 2 - 3 đồ dùng dạy học mới, có hiệu quả. 5.3. Chỉ đạo việc tự bồi dưỡng của giáo viên: - Mỗi giáo viên phải thường xuyên dự giờ của đồng nghiệp: 1 tiết/tuần, đối với những giáo viên trẻ mới ra trường dự 2 tiết/tuần, có nhận xét đánh giá đầy đủ. - Phải có kế hoạch, nội dung tự nghiên cứu để nâng cao trình độ của mình về một mặt nào đó. - Mỗi giáo viên có sổ tay bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. - Tạo điều kiện cho giáo viên đi học để chuẩn hoá trình độ đại học, mỗi năm cử 2 đồng chí giáo viên theo học chương trình cao học. 5.4. Chỉ đạo việc nâng cao trình độ của giáo viên để dạy bồi dưỡng học sinh giỏi: - Giao nhiệm vụ, khuyến khích, động viên các giáo viên giỏi tìm kiếm tài liệu, trao đổi kinh nghiệm, tự học tập nâng cao trình độ, vươn tới trình độ bồi dưỡng học sinh giỏi tầm cao. - Phân công bồi dưỡng từng phần, từng chuyên đề cho các giáo viên trẻ có năng lực, động viên họ tiến tới đảm nhiệm chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi toàn khối. - Có chế độ động viên khen thưởng thoả đáng với các giáo viên có nhiều cố gắng và có học sinh đạt giải. - Tăng thời lượng bồi dưỡng học sinh giỏi. Thực hiện bồi dưỡng học sinh giỏi bằng 2 hình thức: Bồi dưỡng tập trung và bồi dưỡng thường xuyên bằng cách hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu tài liệu và học nhóm. 6. Thực hiện các biện pháp hỗ trợ, huy động các nguồn lực phục vụ cho công tác dạy và học: 6.1. Phương pháp kinh tế: là sự tác động một cách gián tiếp tới đối tượng quản lý bằng cơ chế kích thích lao động thông qua lợi ích vật chất để họ tích cực tham gia công việc chung và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao trong trường học, thực chất của phương pháp kinh tế là dựa trên sự kết hợp giữa việc thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của cán bộ giáo viên và học sinh ghi trong điều lệ nhà trường, quy chế chuyên môn... và những kích thích có tính đòn bẩy trong nhà trường. Vì vậy, nhà trường cần phải tổ chức hết sức hợp lý mới có tác dụng động viên, khích lệ và có tính giáo dục cao: - Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn, định mức cho từng loại lao động trong nhà trường theo năng lực chuyên môn, hiệu quả công việc và thâm niên công tác trong trường. - Xây dựng định mức thưởng phạt kinh tế rõ ràng, minh bạch. 6.2. Sử dụng một số biện pháp tâm lý xã hội khác: Nhiệm vụ của phương pháp này là động viên tinh thần, chủ động, tích cực, tự giác của mọi người đồng thời tạo bầu không khí cởi mở, tin cậy lẫn nhau, giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ. Trong nhà trường đã xây dựng được bầu không khí lao động tập thể, đoàn kết nhất trí, cá nhân gắn bó với tập thể lao động của mình. Trong quá trình quản lý cần: - Tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cán bộ giáo viên, công nhân viên. - Lắng nghe ý kiến của họ, tin tưởng vào khả năng của họ, giao việc cụ thể cho họ. - Lựa chọn và bồi dưỡng cán bộ cốt cán có năng lực và có uy tín tổ chức. - Động viên, khen thưởng kịp thời, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ giáo viên: Trong các ngày lễ, tết nhà trường đều có quà lưu niệm, quà tết cho các cán bộ giáo viên trong trường, ngày 22/12 có quà cho học sinh con thương binh, liệt sỹ. Tổ chức thăm hỏi động viên giúp đỡ các gia đình cán bộ giáo viên trong trường khi có việc hiếu, hỷ, ốm đau, khó khăn đặc biệt. Tổ chức trao phần thưởng học bổng cho học sinh nghèo vượt khó, học sinh mồ côi, học sinh tàn tật, học sinh khá giỏi. 6.3. Tăng cường các nguồn lực cho công tác dạy và học: a. Tăng cường về cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất của nhà trường là một trong những trường có phương tiện để nâng cao chất lượng dạy và học. Do vậy phải có những biện pháp cụ thể để hoàn thiện dần cơ sở vật chất của nhà trường: - Lập tờ trình để lên các cấp có thẩm quyền xin được đầu tư xây dựng giai đoạn 2: xây dựng nâng cấp dãy nhà cấp 4 lên 7 tầng để mở rộng phòng học quy chuẩn quốc tế, phòng tin học, phòng thực hành, phòng chức năng hiện đại, sân chơi bãi tập... - Tận dụng sự ủng hộ của địa phương, của Ban đại diện hội cha mẹ học sinh để tăng nguồn tài chính cho nhà trường và lập quỹ khuyến học. - Duy trì bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. b. Huy động về trí tuệ, chất xám từ các nguồn học sinh cũ của trường, các chuyên gia giỏi, các giáo viên giỏi, đặc biệt thu hút các giáo viên giỏi về trường. c. Huy động mọi nguồn tài chính: - Công khai hoá các khoản thu chi trong nhà trường. - Sử dụng nguồn tài chính có hiệu quả. - Chú trọng đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, củng cố xây dựng mối quan hệ với Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường, các cơ quan, các tổ chức kinh tế xã hội đóng trên địa bàn của huyện. 7. Chỉ đạo thực hiện tốt việc dạy và học ở mô hình lớp học DVGDTĐCLC để xây dựng thương hiệu, tiến hành hội nhập giáo dục quốc tế: Mô hình lớp học thực hiện đầy đủ chương trình, nội dung, kế hoạch dạy học theo đúng chương trình, sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho cấp học. Trên cơ sở đó tổ chức việc học thêm tiếng Anh (môn tự chọn) do giáo viên nguời nước ngoài giảng dạy theo chương trình Quốc tế, giúp cho học sinh rèn luyện 4 kỹ năng : nghe, nói, đọc, viết chuẩn và có thể giao tiếp được với người nước ngoài một cách tự tin, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập nâng cao trình độ tiêng Anh để có thể đi du học hoặc làm việc sau này. 7.1.Tổ chức lớp : - Học sinh đã được tuyển vào học lớp 6 và lớp 10 của Trường , có khả năng học tiếng Anh, cha mẹ học sinh tự nguyện làm đơn xin học vào lớp “Dịch vụ giáo dục trình độ chất lượng cao” cho con. - Nhà trường tổ chức tuyển chọn những học sinh khá giỏi , hạnh kiểm tốt. Mỗi lớp có từ 15 đến 25 học sinh, học 2 buổi/ngày (Từ thứ hai đến sáng thứ bẩy hàng tuần). 7.2. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phục vụ: - Trường cử 1 Phó Hiệu trưởng, 1 trợ lý Hiệu trưởng theo dõi chỉ đạo. - Mỗi lớp có 1 giáo viên chủ nhiệm, 1 giáo viên phó chủ nhiêm quản lý học sinh về mọi măt (học tập, sinh hoạt, ăn nghỉ, đi lại…) trong suốt thời gian học sinh có mặt tại trường. - Chọn cử các giáo viên có trình độ năng lực chuyên môn tốt, có kinh nghiệm giảng dạy và năng lực quản lý học sinh học và tự học. - Trường tuyển dụng 1 giáo viên Tiếng Anh người nước ngoài giảng dậy (trên cơ sở bám sát chương trình tiếng Anh theo sách giáo khoa, rèn luyện kỹ năng nghe nói và giao tiếp cho học sinh). Trong các giờ dậy của giáo viên người nước ngoài giảng dậy đều có 1 giáo viên tiếng Anh của trường trợ giảng theo đúng quy định. 7.3. Chương trình học: - Học đầy đủ và đúng chương trình, SGK lớp 6 và lớp 10 (kể cả chưong trình tiếng Anh) của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và hướng dẫn của Phòng giáo dục trung học phổ thông và Phòng giáo dục Quận Cầu Giấy. - Học thêm tiếng Anh theo chương trình Quốc tế. Mỗi tuần 2 tiêt. Giáo trình được biên soạn phù hợp với chương trình chính khoá, với đối tượng học sinh và được xây dựng thành chương trình kế hoạch cụ thể từng tháng, từng học kỳ và năm học. Quá trình học có kiểm tra đánh giá cho điểm như giờ học chính khoá. Cuối năm học Hiệu trưởng nhà trường và giáo viên người nước ngoài cấp chứng chỉ cho từng học sinh đã hoàn thành chương trình học theo cấp độ. 7.4. Các hoạt động ngoại khoá : - Sinh hoạt Câu lạc bộ nhằm phát huy năng khiếu toàn diện và nâng cao thể chất học sinh ( Câu lạc bộ bóng rổ, cầu lông, cờ vua, võ thuật, điền kinh, tham quan dã ngoại.…). - Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp học tiếng Anh theo các chủ đề do giáo viên người nước ngoài cùng giáo viên chủ nhiệm lớp và giáo viên tiếng Anh của nhà trường phụ trách. 7.5. Điều kiện phục vụ : - Phòng học và nghỉ trưa của học sinh được trang thiết bị theo tiêu chuẩn các trường Quốc tế ở Việt Nam ( mỗi học sinh 1 bàn 1 ghế; bảng chống loá; Ti vi, đầu máy DVD, máy caset. Phòng học và nghỉ trưa lát sàn gỗ; được lắp đặt đèn đủ tiêu chuẩn ánh sáng, có 4 quạt trần và 2 máy điều hoà nhiệt độ, có tủ đựng sách vở, chăn gối , giầy dép cho học sinh. Mỗi học sinh có một đệm nằm riêng..) - Có nhà ăn và bếp nấu riêng cho học sinh ăn theo tiêu chuẩn 20.000đ (1 bữa chính và 1 bữa phụ ). Bếp và nhà ăn đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm. - Có xe ô tô đưa đón học sinh tại các điểm tập trung trong thành phố và xe ô tô đưa đón tại nhà phục vụ theo yêu cầu của cha mẹ học sinh. 7.6. Phương thức dạy và học: * Chuẩn bị tốt nhất cho kì thi Tốt nghiệpTHPT và Đại học, trường THPT Nguyễn Siêu đã tiến hành dạy học theo phương thức : - dạy kiến thức cơ bản (chuẩn) - luyện tập để nắm vững kiến thức cơ bản - sau đó dạy kiến thức nâng cao dần theo SGK nâng cao trên cơ sở kiến thức cơ bản. * Để thực hiện kế hoạch dạy học 2 trong 1 và đáp ứng được yêu cầu của bộ sách giáo khoa mới, trường THPT Nguyễn Siêu là trường duy nhất của thành phố đã dạy học và quản lý học sinh 11 buổi/ tuần nhằm tăng thời lượng học toàn diện 6 môn cơ bản: Toán, Lý, Hóa, Văn, Anh, Sinh những vẫn đảm bảo học đủ thời lượng các môn khác. Các tiết học tăng cường được xếp lồng ghép trong Thời khóa biểu học chính khóa. Riêng môn Tiếng Anh có thêm 2 tiết học với người nước ngoài nhằm rèn luyện 4 kỹ năng chuẩn bị kiến thức cho HS có thể du học hoặc có thể tiễp xúc vơi người NN trong thời kì Kinh tế hội nhập quốc tế (Thời lượng học vượt quá gấp đôi, gấp ba khung chương trình chuẩn) * Với phương châm “lấy học sinh làm trung tâm”, học để biết, học để hành, học để làm người và học để chung sống nhà trường xây dựng chương trình kế hoạch giảng dạy riêng cho lớp DVGDTDCLC để phù hợp với trình độ của học sinh. Giáo viên luôn cố gắng đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, tự chủ của học sinh, đặc biệt là xây dựng chương trình dạy học bắng giáo cụ trực quan (đồ dùng dạy học tự làm), bằng những chuyến đi thực tế môn học tại các địa điểm khac nhau trong Hà Nội và ngoài Hà Nội (Bảo tàng, các di tích văn hóa lịch sử, các làng nghề truyền thống…). Những bài học được tiếp thu từ thực tế cuộc sống sẽ giúp học sinh có hứng thú trong học tập, biết tự khám phá, tự học tập, tự rèn luyện để hoàn thiện nhân cách của mình, có một hành trang vững chắc, tự tin trong cuộc sống tự lập sau này. * Tự học là một trong những yếu tố quyết định đến thành công trong thi cử và trong cuộc sống. Nhà trường luôn động viên, khích lệ các em phải dành thời gian để tự học, tự bồi dựng và ôn luyện kiến thức tại nhà, tránh việc đi học thêm tràn lan, không hiệu quả, mất thời gian. * Phát hiện các học sinh có khả năng, năng khiếu đặc biệt để nhà trường và gia đình có kế hoạch bồi dưỡng đẻ phát huy năng lực đó của học sinh. PHẦN KẾT LUẬN 1. Một số kết luận: Nâng cao chất lượng dạy học là một vấn đề hết sức cần thiết và mang tính cấp bách trong các trường THPT. Đối với mỗi trường cần phải có những biện pháp sáng tạo, linh hoạt cho phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của đơn vị mình nhằm hạn chế và khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý dạy học của nhà trường. Để nâng cao chất lượng dạy học cần phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp trong đó vấn đề quản lý con người được coi là biện pháp quan trọng nhất, quyết định tới sự phát triển của nhà trường trong công tác dạy và học. Xuất phát từ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn tôi đã mạnh dạn đưa ra 6 giải pháp mang tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội trong thời kỳ hội nhập WTO là: - Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và cán bộ công nhân viên trong nhà trường về sự cần thiết phải nâng cao chất lượng dạy học. - Kiện tòan bộ máy chuyên môn trong nhà trường, tổ chức lao động một cách khoa học của người cán bộ quản lý. - Tăng cường xây dựng, củng cố nền nếp dạy học. - Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” trong nhà trường. - Bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. - Thực hiện các biện pháp hỗ trợ, tăng cường các nguồn lực phục vụ cho việc dạy và học. - Chỉ đạo thực hiện tốt việc dạy và học ở mô hình lớp học DVGDTĐCLC để xây dựng thương hiệu, tiến hành hội nhập giáo dục quốc tế: Với những nội dung đã trình bày trong đề tài cho thấy đề tài đã được thực hiện phù hợp với yêu cầu và mục tiêu đã đặt ra. Mặc dù đề tài đã được nghiên cứu hết sức cẩn trọng và phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường trong giai đoạn hiện nay, nhưng chắc chắn còn những biện pháp khác chưa được đề cập tới và đó chính là hướng nghiên cứu tiếp tục của đề tài trong thực tiễn quản lý chỉ đạo công tác dạy học của nhà trường sau này. 2. Một số đề nghị: a. Đối với Bộ giáo dục và Đào tạo: - Đối với trường Nguyễn Siêu ngay từ những ngày đầu thành lập (11/9/1991) trường đã có 3 cấp học dưới sự lãnh đạo của 1 Chi bộ Đảng và sự quản lý của 1 Hội đồng quản trị. Về mặt chuyên môn của 3 cấp theo đúng phân cấp về sự chỉ đạo, quản lý, chuyên môn theo Điều lệ nhà trường, còn toàn bộ các hoạt động khác trong nhà trường (đặc biệt là CSVC, công tác nhân sự, quản lý tài chính… đều không thể tách rời) nên Trường đề nghị sáp nhập 2 trường “Trường Tiểu học Dân lập Nguyễn Siêu” và “Trường Trung học phổ thông Dân lập Nguyễn Siêu” (THCS và THPT) thành 1 trường có nhiều cấp học (theo Luật Giáo dục 2005 và Điều lệ nhà trường do Bộ Giáo dục ban hành). Tên trường như sau: “TRƯỜNG TIỂU HỌC, TRUNG HỌC CƠ SỞ, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN SIÊU” - Hiện nay theo các văn bản hướng dẫn của cấp trên trong một nhà trường hiện đang tồn tại rất nhiều các Ban chỉ đạo và các Hội (Qui chế dân chủ, Bảo vệ phụ nữ…Hội chữ thập đỏ, Hội Liên hiệp thanh niên lớp 9, Hội cha mẹ học sinh…) các ban chỉ đạo đều do Hiệu trưởng làm trưởng ban. Đề nghị trong nhà trường chỉ nên có những tổ chức hoạt động lãnh đạo (Chi bộ Đảng), các tổ chức quần chúng của Đảng (Liên đội TNTP Hồ Chí Minh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam, Công đoàn giáo dục) còn các tổ chức khác đều không cần thiết vì nội dung hoạt động của các tổ chức này đều nằm trong các mặt hoạt động của Chi bộ Đảng, Hội đồng quản trị (Hội đồng trường) và các tổ chức quần chúng. Nếu có những hoạt động trọng tâm đột xuất trong từng thời kỳ cần chỉ đạo thì thành lập Ban chỉ đạo thực hiện nhưng chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. b. Đối với Nhà nước: - Thành phố nên có chính sách ưu đãi về việc học sinh đi học bằng phương tiện ô tô hợp đồng tháng (có trợ giá) vì hiện nay nhiều trường dân lập trong đó có trường Nguyễn Siêu có tới 60% học sinh đi học bằng ô tô hợp đồng chạy theo tuyến, điểm đón như công nhân viên chức đi làm. Giá tiền đi xe ô tô tháng cao hơn tiền học phí. Chất lượng ô tô lại kém (chất lượng tốt dành cho kinh doanh du lịch) như vậy là trái với chính sách của Đảng và Nhà nước “cái gì tốt nhất phải dành cho trẻ em”. Việc này các trường đã phản ánh nhiều lần với Thành phố nhưng chưa được thực hiện. - Về chính sách BHXH, BHYT cho các trường dân lập khi đã tham gia BHXH, BHYT theo đúng khung bậc lương của Nhà nước thì được hưởng các chế độ như cán bộ, giáo viên, nhân viên Nhà nước. Đặc biệt là việc tính lương khi về nghỉ hưu cũng được tính bình quân 5 năm cuối cùng (hiện nay theo qui định là tính bình quân trong tổng số năm tham gia bảo hiểm) đảm bảo sự công bằng cho người lao động. - Về chính sách thuế đối với các trường ngoài công lập nên “miễn thuế” thay vào đó nên thực hiện chế độ “nộp lệ phí ” cho cơ quan quản lý giáo dục cấp trên để tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan quản lý cấp trên làm tốt công tác chỉ đạo toàn diện và hỗ trợ các trường ngoài công lập phù hợp với thực tiễn hoạt động của các trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII, IX. 2/ Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, IX ( Nhà xuất bản chính trị quốc gia- 1996 ). 3/ Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 ( Nhà xuất bản khoa học - xã hội ). 4/ Luật giáo dục ( Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội 2005 ). 5/ Giáo trình dùng cho cán bộ quản lý trường THPT, Hà Nội 2006. 6/ Kỷ yếu Hội thảo xây dựng hệ thống giảI pháp củng cố và phát triển các trường ngoài công lập Hà Nội 7/ Đề án tổ chức lớp Dịch vụ giáo dục trình độ chất lượng cao của trường THPT Nguyễn Siêu [INFO] MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1 Thực tiễn giáo dục Việt Nam khẳng định điều kiện quyết định để nâng cao chất lượng giáo dục và chất lượng dạy học là ở ngời giáo viên: "Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục đào tạo". Vị trí đó đặt lên vai của ngành giáo dục, của giáo viên, của các nhà quản lý giáo dục một nhiệm vụ vinh quang nhưng cũng hết sức nặng nề: "... cho nên đòi hỏi phải tăng cờng xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc". ( Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/06/2004 của Ban Bí th Trung ương Đảng) 1.2 Quản lý luôn giữ vai trò hết sức quan trọng trong mọi hoạt động của con ngời. Ở đâu có hoạt động chung, ở đó tất yếu cần đến sự quản lý. K.Mác đã nói một cách rất hình tượng rằng: "Một người chơi vĩ cầm riêng lẻ tự điều khiển mình, còn dàn nhạc thì cần người chỉ huy". Quản lý là một trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển của xã hội nói chung và của một tổ chức nói riêng. Do vậy, cũng nh các hoạt động khác, quản lý Giáo dục - Đào tạo là một tất yếu, là điều kiện đảm bảo cho hoạt động giáo dục đạt đến mục đích đã đợc hoạch định. 1.3 Chất lượng và hiệu quả hoạt động dạy học là một thành tố quan trọng cấu thành chất lượng và hiệu quả của giáo dục. Bộ trởng Nguyễn Minh Hiển đã đánh giá: "Chất lượng và hiệu quả giáo dục nhìn chung còn thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước và so với trình độ tiên tiến của các nớc trong khu vực". Để khắc phục thực trạng chất lượng giáo dục nói trên cần có sự nghiên cứu sâu sắc về các biện pháp quản lý của nhà trờng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học trong nhà trường. 1.4. Luật giáo dục của chúng ta khẳng định: "Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Như vậy giáo dục PT có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người. 1.5 . Lịch sử đã cho thấy mỗi quốc gia muốn phát triển và hưng thịnh đều phải coi trọng công tác giáo dục. Đối với nước ta giáo dục luôn được coi là quốc sách - nhất là trong thời kỳ đổi mới hiện nay, điều đó được thể hiện trong các kỳ đại hội đại biểu của Đảng Cộng sản Việt Nam. Taị đại hội Đảng lần thứ VIII Đảng ta đã khẳng định “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; coi trọng cả ba mặt: mở rộng quy mô nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả”. Sau 5 năm thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng VIII trước những cơ hội và thách thức, căn cứ vào yêu cầu mục tiêu mới của giáo dục đào tạo Đại hội Đảng lần thứ IX tiếp tục khẳng định: “ phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện phát huy nguồn lực con người , yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”, Đảng ta khẳng định đầu tư cho con người là đầu tư phát triển. Như vậy có thể thấy Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng và đầu tư cho sự nghiệp giáo dục đào tạo nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng trong giai đoạn hiện nay khi mà trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng đòi hỏi công tác giáo dục đào tạo của chúng ta không chỉ mở rộng về quy mô mà còn phải được nâng cao về chất lượng như kết luận của hội nghị trung ương 6 khoá IX : Phát triển giáo dục toàn diện, xây dựng nền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá đây là điều kiện mang tính quyết định để chúng ta có thể hội nhập và phát triển cùng với sự phát triển của thế giới trong thời đại hiện nay. Sau 20 năm đổi mới cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, ngành giáo dục đã đạt được nhiều thành tích hết sức to lớn và được đánh giá là: “...đã có bước phát triển mới, góp phần chuẩn bị tiền đề cho những bước phát triển mạnh mẽ và vững chắc hơn của sự nghiệp giáo dục trong thế kỷ 21 vì mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa” (NQ TW 6 khoá IX ). Tuy nhiên cũng còn tồn tại những vấn đề bất cập, yếu kém nhất định và một trong những vấn đề còn tồn tại đó là công tác quản lý giáo dục đào tạo ở các cấp, các địa phương và các đơn vị trường học, trong đó nổi lên một vấn đề quan trọng là công tác quản lý dạy học. Đặc biệt với một mô hình lớp học kiểu mới mà Hà Nội đang xây dựng thí điểm ở một số trường: “Dịch vụ giáo dục trình độ chất lương cao” thì việc quản lý quá trình dạy học là một trong những khâu then chốt để gây dựng thương hiệu và tạo bước đi vững chắc cho sự nghiệp trồng người của nhà trường trong thời lỳ hội nhập kinh tế quốc tế toàn cầu. Từ những vấn đề nêu trên, với kinh nghiệm thực tế giảng dạy và quản lý của bản thân kết hợp với những kiến thức khoa học quản lý được trang bị trong khoá học tôi mạnh dạn đề xuất trình bày đề tài “ Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy - học ở trường THPT Nguyễn Siêu trong thời kỳ hội nhập WTO”. 1.6. Trường PTDL Nguyễn Siêu là tên gọi chung của trường Tiểu học Dân lập Nguyễn Siêu và trường THPT Dân lập Nguyễn Siêu (gồm 3 cấp học : Tiểu học, THCS và THPT). Thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục và đa dạng hóa các loại hình đào tạo theo tinh thần Nghị quyết TW 2 Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII. Để đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trong thành phố, nhất là việc tổ chức quản lý học sinh bán trú để cha mẹ yên tâm công tác ,trường THPT Dân lập Nguyễn Siêu ra đời và được thành lập theo quyết định số 1679/QĐ-UB ngày 11-9-1991 của UBND Thành phố Hà Nội. (Trường PTDL Cấp II và cấp III Nguyễn Siêu nay là Trường THPT DL Nguyễn Siêu). Năm học đầu tiên trường có 5 lớp với 132 học sinh và 9 cán bộ, giáo viên, công nhân viên. Năm học 2006-2007 trường có 56 lớp với 2.042 học sinh (Tiểu học : 854; THCS : 687; THPT: 501) và 205 cán bộ, giáo viên, công nhân viên. Trường có đầy đủ các tổ chức chính trị, xã hội . Đảng viên: 11. Qua 8 lần di chuyển địa điểm đã xây dựng được ngôi trường riêng của mình trên khuôn viên đất 10.000m2 do Thành phố cấp thuộc Phường Trung Hoà, Yên Hoà Quận Cầu Giấy và được khánh thành vào ngày 11 tháng 9 năm 2004 nhân dịp khai giảng năm học 2004-2005. Trường được UBND thành phố công nhận Trường đạt tiêu chuẩn trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 2001-2010 năm 2005. Thực hiện mục tiêu Đảng đã đề ra, theo chương trình số 07-CTr/TU ngày 4/8/2006; Kế hoạch số 17-KH/TU ngày 24/10/2006 của Thành uỷ; Kế hoạch số 64/KH-UBND ngày 7/11/2006 của UBND Thành phố Hà Nội về “Phát triển một số ngành dịch vụ trình độ, chất lượng cao giai đoạn 2006-2010”. Thực hiện Kế hoạch số 1391/KH-SGD&ĐT ngày 14/5/2007 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về việc thực hiện “Chương trình phát triển dịch vụ giáo dục trình độ, chất lượng cao từ nay đến năm 2010”. Trường PT Nguyễn Siêu hiện nay đã tổ chức được 4 lớp một, 4 lớp hai và 2 lớp ba 1 lớp 6, 1 lớp 10 “dịch vụ giáo dục trình độ CLC” (DVGDTĐCLC) đẫ góp phần xã hội hóa giáo dục, góp phần hòa nhập nền giáo dục quốc tế, đào tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao cho đất nước, biết hợp tác và cạnh tranh. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn quản lí hoạt động dạy học ở trường PT Nguyễn Siêu, chỉ ra thực trạng và nguyên nhân của các biện pháp quản lí hoạt động dạy - học , từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học đặc biệt ở mô hình lớp dịc vụ giáo dục trình độ CLC tại 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về quản lí hoạt động dạy học. 3.2. Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy học tại trường THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội. 3.3. Đề xuất và bổ sung một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội và đặc biệt ở các lớp học dịch vụ giáo dục trình độ CLC của trường. 4. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU Giới hạn phạm vi đối tượng nghiên cứu : Nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các văn bản, chủ trơng, chính sách của Đảng và Nhà nớc, các tài liệu sách báo có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. 5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 5.2.1. Phương pháp điều tra viết: Xây dựng các phiếu điều tra bằng các loại câu hỏi đóng, mở gửi cho nhiều đối tợng nhằm thu thập ý kiến của họ về vấn đề nghiên cứu. Chúng tôi dự kiến sẽ xây dựng 4 loại bảng câu hỏi và tiến hành điều tra, tổng hợp. 5.2.2. Phương pháp phỏng vấn, trò chuyện, trao đổi: Hỏi trực tiếp giáo viên, học sinh, CMHS và những người có liên quan đến hoạt động dạy học, đặc biệt chú ý ở lớp học dịch vụ giáo dục trình độ CLC tại trường PT Nguyễn Siêu - Hà Nội để thu thập thông tin phù hợp với vấn đề nghiên cứu. 5.2.3. Phơng pháp quan sát sư phạm: Thu thập thông tin về đối tợng nghiên cứu bằng cách tri giác trực tiếp đối tượng (dự giờ, thăm lớp) và các nhân tố khác liên quan đến đối tợng nghiên cứu. 5.2.4. Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến củchuyên gia, những ngời có trình độ cao về chuyên ngành, về phơng pháp sư phạm, về năng lực qua ản lý, về đối tượng nghiên cứu nhằm khẳng định tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. 5.2.5. Phương pháp toán thống kê: Để xử lý số liệu điều tra 5.2.5. Phương pháp lập biểu bảng, sơ đồ [/INFO]

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy - học ở trường THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội trong thời kỳ hội nhập WTO.doc
Luận văn liên quan