Một số biện pháp tăng cường quản lý thực hiện dự án giáo dục đại học nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở trường đại học Vinh

Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài. Đảng và Nhà nước đã khẳng định quan điểm chủ đạo mở rộng HTQT về GD và tổ chức thực hiện tốt chủ trương đầu tư để phát triển GD, nâng cao chất lượng đào tạo của nước ta: “Nỗ lực phấn đấu để GD - ĐT thực sự là quốc sách hàng đầu cả về đầu tư tài chính, đầu tư cán bộ, tổ chức quản lý, và chính sách ưu tiên. Bên cạnh việc tăng đầu tư cho GD từ ngân sách nhà nước Bộ chính trị cho rằng cần phải đa dạng hoá và chú trọng phát huy các nguồn lực khác, các thành phần kinh tế, tinh thần hiếu học của từng gia đình và mở rộng HTQT để tăng mạnh hơn nữa đầu tư cho GD - ĐT, nhằm tăng dần điều kiện và cơ sở vật chất bảo đảm thực hiện các mục tiêu phát triển GD như: kiên cố hoá trường học. ; đồng thời phải hết sức chú ý kiểm tra chặt chẽ, nâng cao hiệu quả, chống lãng phí trong đầu tư phát triển GD - ĐT. [23] Trên cơ sở quán triệt đường lối chỉ đạo về GD - ĐT của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết TW 2 của BCH TW Đảng Khoá XIII coi “GD là quốc sách hàng đầu”, trong những năm qua, ngành GD - ĐT đã nỗ lực phấn đấu và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tập trung phát triển GD mạnh hơn, khẩn trương và hiệu quả hơn, theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, đưa nền GD nước nhà vào thế ổn định với chất lượng GD toàn diện, nhằm đào tạo có chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh CNH- HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Trong đó, công tác GDĐH đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Trên quan điểm so sánh hệ thống, trong 20 năm đổi mới vừa qua, cùng với những thành tựu kinh tế đạt được của cả nước, GDĐH Việt Nam đã làm được nhiều điều đáng tự hào. Chúng ta đã bám sát xu thế phát triển của thời đại, lựa chọn các mô hình GDĐH tiên tiến để nghiên cứu áp dụng. So sánh với các nước trong khu vực đã bước vào nền kinh tế thị trường trước chúng ta, không phải chuyển đổi cơ cấu kinh tế như ở nước ta, GDĐH Việt Nam đã tiến khá nhanh trong thế ổn định và hội nhập. GDĐH đã tranh thủ được sự hỗ trợ và giúp đỡ quý báu của nhiều tổ chức trong nước và quốc tế, góp phần từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả của ngành GD - ĐT. GDĐH phát triển trên cơ sở bảo đảm chất lượng, đáp ứng nhu cầu nhân lực có trình độ và kỹ năng nghề nghiệp phù hợp với cơ cấu kinh tế xã hội để thực hiện CNH - HĐH; nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập và đi vào kinh tế tri thức. “Bảo đảm hiệu quả GD bằng chính sách sử dụng nguồn nhân lực, tận dụng mọi năng lực, phát huy mọi tiềm năng của các tập thể và cá nhân phục vụ phát triển kinh tế xã hội ” [23] Tuy nhiên, GD - ĐT nước ta còn nhiều yếu kém, bất cập cả về quy mô, cơ cấu, và nhất là về chất lượng và hiệu quả; chưa đáp ứng kịp những đòi hỏi lớn và ngày càng cao về nhân lực của công cuộc đổi mới kinh tế – xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện CNH - HĐH đất nước theo định hướng XHCN. Nói cách khác, sự nghiệp GD - ĐT đang đứng trước một mâu thuẫn lớn giữa yêu cầu vừa phải phát triển nhanh quy mô GD - ĐT, vừa phái gấp rút nâng cao chất lượng đào tạo. Trong tình hình hiện nay, khi mà quy mô phát triển chưa phù hợp với điều kiện thực có, chất lượng đào tạo còn chưa cao, vấn đề về quản lý GD còn nhiều hạn chế, nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước còn nhiều eo hẹp, chưa đáp ứng được yêu cầu cấp thiết của công tác đào tạo thì việc đẩy mạnh HTQT nhằm tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, cá nhân nước ngoài dành cho GD và GDĐH là hết sức cần thiết. Song song với việc tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài thông qua việc đầu tư các DA về GD và GDĐH , việc QLTH tốt các DA đó thực sự trở thành cấp thiết trong toàn ngành. Để đảm bảo cho việc sử dụng các nguồn đầu tư hỗ trợ về GDĐH thực sự có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng GDĐH , chúng tôi chọn nghiên cứu vấn đề: “Một số biện pháp tăng cường QLTH DA GDĐH nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở trường ĐH Vinh” làm đề tài luận văn cao học chuyên ngành “Quản lý giáo dục”.

doc97 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2539 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số biện pháp tăng cường quản lý thực hiện dự án giáo dục đại học nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở trường đại học Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngân hàng thế giới Bộ GD - Đào tạo Ban Điều phối dự án Trường ĐH Vinh Các phòng chức năng Các khoa đào tạo TDA GD ĐH Chính phủ Việt Nam Quan hệ chỉ đạo Quan hệ phối hợp Quản lý theo mô hình trên thể hiện ưu điểm ở chỗ: Đảm bảo được nguyên tắc phân cấp quản lý: Việc quản lý và chỉ đạo được thực hiện từ trên xuống: Ngân hàng Thế giới, Chính phủ xuống (®) Bộ GD - ĐTxuống (®) Ban Điều phối DA , xuống (®) Trường ĐH Vinh rồi đến (®) Tiểu DA GDĐH. Do vậy, vẫn tuân thủ được yêu cầu phân cấp quản lý trực tiếp theo ngành dọc. Đây là quan hệ chỉ đạo. Đảm bảo được nguyên tắc có sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý: đó là sự phối hợp giữa các phòng ban chức năng, khoa đào tạo, các TDA GDĐH () trong trường ĐH Vinh. Đây là quan hệ phối hợp. b) Hoàn thiện các quy định liên quan đến công tác QLTH DA giáo dục: Thực tế cho thấy: Một số quy định liên quan đến hoạt động HTQT , đối với ngành GD - ĐT nói chung và các trường ĐH nói riêng còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với yêu cầu đổi mới công tác HTQT. Các quy định về quản lý DA đầu tư về GD chưa cụ thể. Đối với DA GDĐH, Bộ GD - ĐT đã ban hành quy định sử dụng Quỹ NCCL thuộc DA GDĐH. Quy định này (i) giới thiệu về mục đích của Quỹ NCCL , về các tiêu chuẩn mà các trường ĐH cần có để được nhận kinh phí từ Quỹ; (ii) hướng dẫn các thủ tục, công việc cần tiến hành trong quá trình làm hồ sơ đề nghị cấp và sử dụng Quỹ NCCL ; (iii) làm cơ sở cho việc đánh giá, phân loại, xếp hạng và cấp kinh phí cho các DA đề nghị tài trợ từ Quỹ NCCL … Bộ GD - ĐT chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể đối với việc quản lý, thực hiện các TDA GDĐH trong các trường ĐH. Do vậy, muốn tăng cường hoạt động QLTH TDA GDĐH trong trường ĐH Vinh thì Bộ GD - ĐTvà trường ĐH Vinh cần phải hoàn thiện các quy định QLTH DA GDĐH sao cho phù hợp với tình hình hiện nay như: Quy định về quản lý các DA nước ngoài. Quy định về quản lý và sử dụng các khoản viện trợ Chính phủ, phi Chính phủ. Quy định về tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế trong khuôn khổ các DA đầu tư. Quy định về chế độ quản lý kế hoạch đào tạo, cử người đi đào tạo trong khuôn khổ kinh phí DA . Quy định về việc điều chuyển/tuyển dụng cán bộ nguồn cho phục vụ công tác QLTH các DA giáo dục; cam kết cung cấp nguồn nhân lực đủ về số lượng, đáp ứng về chất lượng khi tham gia DA ….. Các quy định trên cần được xây dựng trên nguyên tắc: Đảm bảo chặt chẽ về cơ sở pháp lý, tuân thủ các quy định của pháp luật nước ta và quốc tế, song vẫn phải đảm bảo yêu cầu thông thoáng về thủ tục sao cho phù hợp với xu thế mở rộng HTQT theo chủ trương của Đảng và Nhà nước trong bối cảnh tình hình quốc tế trong nước và hiện nay. Trong tình hình hiện nay, nếu trường ĐH Vinh có nhiều DA với nước ngoài, Nhà trường cần cử ra những cán bộ đủ năng lực và phẩm chất, trình độ cần thiết để phụ trách công tác DA . Mỗi một DA thường kéo dài từ 2 - 5 năm, vì vậy, Nhà trường nên cử ra tối thiểu một cán bộ phụ trách mỗi DA với đối tác nhất định. c) Xây dựng quy chế kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động QLTH DA GDĐH. Căn cứ theo kế hoạch chiến lược phát triển ngắn hạn và trung hạn của Nhà trường giai đoạn 2001 – 2005, giai đoạn 2001 đến 2010, vấn đề HTQT nhằm tranh thủ tối đa sự hỗ trợ từ bên ngoài để xây dựng, phát triển Nhà trường theo đúng quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước là một trong những yêu cầu quan trọng, cấp thiết. Do đó, Nhà trường cần xác định rõ mục tiêu phấn đấu và các biện pháp tăng cường, mở rộng hoạt động HTQT, kịp thời nắm bắt thông tin về các chính sách đầu tư, khuyến khích ưu tiên cho GD để có các đề án thích hợp đề nghị tài trợ. Song song với việc phát huy tốt các quan hệ đã thiết lập với quốc tế, cần khẳng định hơn nữa nhu cầu quốc tế hoá, đa phương hoá đối với các hoạt động HTQT trong lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu, ứng dụng và triển khai các đề tài khoa học. Việc quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư về GD nói chung trong trường ĐH Vinh là cần thiết. Thông qua việc quản lý và sử dụng có hiệu quả các TDA GDĐH trong trường ĐH Vinh đã khẳng định được tính đúng đắn trong việc xây dựng kế hoạch phát triển của Nhà trường, mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn phát triển, xác định tốt các lĩnh vực cần đầu tư ưu tiên trong trường ĐH Vinh. Ngoài ra, Trường ĐH Vinh cần xây dựng quy định chung trong việc quản lý công tác DA GDĐH , thường xuyên tổ chức kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, các mục tiêu đã đề ra cũng như việc chấp hành các quy định về sử dụng nguồn tài trợ có hiệu quả. Cần thực hiện tốt các đợt đánh giá kiểm định chất lượng trường ĐH. Quy trình kiểm định chất lượng gồm 3 bước: tự đánh giá của trường ĐH, đánh giá bên ngoài và thẩm định của của cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục. Cần triển khai phần tự đánh giá của Trường ĐH Vinh. Cần có chế độ động viên, khen thưởng kịp thời đối với các cá nhân có nhiều thành tích trong hoạt động QLTH DA GDĐH, có chế tài xử lý nghiêm đối với các đơn vị và cá nhân vi phạm các quy định chung của ngành GD và Nhà trường trong lĩnh vực QLTH TDA GDĐH. 3.3.1.4. Điều kiện thực hiện Nghiên cứu các văn bản có tính chất định hướng của Đảng, Chính phủ và các Bộ, Ban ngành liên quan về các qui định về QLTH các DA nói chung và QLTH các DA đầu tư về GD nói riêng; Căn cứ vào thực tế nhà trường, vào tình hình cụ thể của từng DA khác nhau, ban hành các qui định về QLTH các DA đầu tư về GDĐH . 3.3.2. Biện pháp 2: Nâng cao trình độ cho đội ngũ QLTH DA 3.3.2.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp: Nghị quyết 2 BCH TW Đảng khoá XIII đã khẳng định: “Khâu then chốt để thực hiện chiến lược phát triển G là phải đặc biệt chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn hoá đội ngũ giáo viên cũng như đội ngũ cán bộ quản lý GD cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức và nâng cao năng lực chuyên môn”[23]. Thực tế cũng khẳng định: nếu một nhà trường có đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có tầm nhìn chiến lược, có năng lực trong công tác quản lý, có phẩm chất đạo đức tốt thì chất lượng đào tạo của trường đó tốt và hoạt động HTQT của trường đó phát triển mạnh, công tác quản lý các DA GD nói chung đạt hiệu quả cao. Do vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng để nâng trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, đặc biệt là cán bộ phụ trách công tác DA của các trường ĐH nói chung và trường ĐH Vinh nói riêng là đòi hỏi cấp thiết trong giai đoạn hiện nay để nâng cao hiệu quả của công tác QLTH TDA GDĐH, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng đào tạo trong trường ĐH Vinh, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. 3.3.2.2. Những nội dung của biện pháp Căn cứ vào thực trạng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý các cấp và cán bộ giảng dạy trong trường ĐH Vinh, công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ cần tập trung vào các nội dung sau: Nâng cao trình độ nhận thức về vai trò của DA GD nói chung, DA GDĐH nói riêng, bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ quản lý DA, nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học; bồi dưỡng các kiến thức chung (quản lý hành chính Nhà nước, quản lý giáo dục, kiến thức xã hội…) cho đội ngũ cán bộ. Có thể thể hiện những nội dung cần bồi dưỡng bằng sơ đồ sau: Sơ đồ 5: Những nội dung cần bồi dưỡng cho đội ngũ NỘI DUNG CẦN BỒI DƯỠNG CHO ĐỘI NGŨ NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ NHẬN THỨC BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ DỰ ÁN NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN BỒI DƯỠNG TRÌNH ĐỘ NGOẠI NGỮ BỒI DƯỠNG TRÌNH ĐỘ TIN HỌC (a) Nâng cao trình độ nhân thức cho đội ngũ + Sự cần thiết phải nâng cao trình độ nhận thức cho đội ngũ: Thực tế công tác QLTH DA GDĐH của các trường ĐH nói chung và trường ĐH Vinh cho thấy: Hiện nay một số cán bộ quản lý và cán bộ giảng dạy chưa có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về vai trò của công tác QLTH TDA GDĐH đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo trong trường ĐH Vinh. Có thể, họ chỉ coi việc tiếp nhận và quản lý DA là một trong những lợi ích về hỗ trợ cho cơ sở vật chất, trang thiết bị thí nghiệm, các hội thảo quốc tế …. . Đây là nguồn hỗ trợ “cho” Nhà trường. Do vậy, việc quản lý TDA TDA GDĐH còn ít nhiều mang tính thụ động. Đa số cán bộ giảng dạy còn thờ ơ với việc làm thế nào để có thể xin tài trợ, và khi được nhận tài trợ thì vẫn chưa quan tâm, trăn trở đúng mức làm cách nào để quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ cho đúng mục đích. Ngoài ra, một số cán bộ quản lý cấp khoa đào tạo, phòng ban chức năng cũng chưa thể hiện sự quan tâm đúng mức đối với công tác QLTH TDA GDĐH. Sự chưa quan tâm đúng mức đó thể hiện ở chỗ chưa dành cho công tác này một vị trí xứng đáng, mặc dù các TDA GDĐH đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo trong trường ĐH Vinh. Trong các cuộc họp giao ban, các phiên làm việc với các chuyên viên và cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lý cần tăng cường hơn nữa nhấn mạnh tác dụng và hiệu quả của việc triển khai DA GDĐH. Cần đề cao hơn nữa những lợi ích đã đạt được từ DA (số phòng thí nghiệm tăng lên, số bài thí nghiệm phong phú hơn, số cán bộ cử đi đào tạo trong và ngoài nước nhiều hơn … , có nhiều cơ hội hơn để trao đổi thông tin, kiến thúc khoa học, học hỏi kinh nghiệm về chuyên môn và các lĩnh vực liên quan …) . Từ đó, nâng cao nhận thức về vai trò của công tác QLTH TDA GDĐH. + Các yêu cầu của việc nâng cao trình độ nhận thức cho đội ngũ: “Có nhận thức đúng mới có hành động và việc làm đúng” - Điều đó dường như đã trở thành chân lý. Thực tế cũng cho thấy: ở đâu cán bộ quản lý và cán bộ giảng dạy có nhận thức đúng đắn về công tác QLTH DA đầu tư về GD thì ở đó hoạt động DA phát triển mạnh và đem lại hiệu quả rõ rệt. Do vậy, việc nâng cao trình độ nhận thức cho đội ngũ về vai trò của công tác QLTH DA GD trong trường ĐH là đòi hỏi cấp thiết trong giia đoạn hiện nay. Để có thể nâng cao trình độ nhận thức cho đội ngũ, cần phải thực hiện một số yêu cầu sau: Tổ chức quán triệt cho cán bộ quản lý các cấp và cán bộ giảng dạy trong trường ĐH Vinh về vai trò, mục đích và ý nghĩa của công tác QLTH TDA GDĐH đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo trong trường ĐH Vinh trong tình hình hiện nay – khi mà chất lượng đào tạo còn chưa cao, nguồn ngân sách Nhà nước đầu tư cho Nhà trường còn nhiều hạn hẹp, chưa đáp ứng được yêu cầu cần thiết … Tuyên truyền sâu rộng trong toàn ngành những kết quả thu được thông qua công tác QLTH TDA GDĐH của các mức A, B và một phần mức C, biểu dương những đơn vị, cá nhân đạt nhiều thành tích trong công tác QLTH TDA GDĐH để mọi người thấy được ích lợi của việc tăng cường công tác QLTH TDA GDĐH, điều đó giúp cho mọi người có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về vai trò của hoạt động QLTH TDA GDĐH đối với trường ĐH Vinh trong bối cảnh hiện nay. Có nhận thức đúng thì mọi người sẽ thấy được vấn để đẩy mạnh hoạt động QLTH TDA GDĐH trong trường ĐH Vinh trong giai đoạn hiện nay là yêu cầu cấp thiết, mang tính quy luật, là điều kiện góp phần quan trọng vào việc đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, khu vực Bắc Miền Trung nói riêng. Từ chỗ nhận thức đúng, mọi người sẽ có hành động và việc làm đúng để tăng cường hoạt động QLTH TDA GDĐH trong trường ĐH Vinh. b) Bồi dưỡng về nghiệp vụ QLTH DA + Mục đích, ý nghĩa của việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ về QLTH TDA GDĐH cho đội ngũ: Công tác QLTH TDA GDĐH là nhiệm vụ phức tạp, xét về mặt hành chính, công tác này giống như một đơn vị hành chính thu nhỏ, cũng cần phải có bộ phận văn thư lưu trữ, có bộ phận thực hiện kế hoạch, bộ phận đấu thầu, bộ phận kế toán, đào tạo …. Tuy nhiên, hoạt động này thường có yêu cầu cấp bách về thời gian, khi tiến hành lại phải đòi hỏi thận trọng, thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đúng với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tuân thủ các thông lệ quốc tế, không gây ảnh hưởng đến việc thực hiện cũng như kết quả đạt được. Do vậy, muốn làm tốt công tác QLTH TDA GDĐH thì điều kiện bắt buộc cán bộ trong Ban QLTH TDA GDĐH phải nắm vững nghiệp vụ trong lĩnh vực quản lý DA nước ngoài đầu tư về giáo dục. Chính vì vậy, muốn làm tăng cường hoạt động QLTH TDA GDĐH trong trường ĐH Vinh thì phải tiến hành bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ trong lĩnh vực QLTH TDA GDĐH cho đội ngũ quản lý, cán bộ giảng dạy. + Những nội dung cơ bản cần bồi dưỡng: - Bồi dưỡng kiến thức chung về DA và quản lý DA quốc tế. Để hoạt động QLTH TDA GDĐH trong trường ĐH Vinh đạt hiệu quả cao, cần phải bồi dưỡng kiến thức chung về QLTH DA cho đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ trong Ban QLTH DA về những nội dung sau: + Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về HTQT , tiếp nhận và sử dụng nguồn hỗ trợ từ bên ngoài như những DA đầu tư cho giáo dục. + Các quy định của Nhà nước, Bộ GD - ĐT về HTQT, DA đầu tư cho GD. + Một số công ước ngoại giao quốc tế… + Đặc điểm và bối cảnh chung của tình hình HTQT về GD hiện nay. … Bồi dưỡng nghiệp vụ trong lĩnh vực quản lý DA Ngoài những kiến thức chung về quản lý DA quốc tế, đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ phụ trách công tác DA GDĐH cần phải nắm vững nghiệp vụ quản lý DA quốc tế. Để đạt được điều đó, cần phải tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ về các nội dung sau: + Một số các quy định về HTQT như: Quy định quản lý các đoàn ra, đoàn vào Nghiệp vụ lễ tân trong quan hệ quốc tế Cách thức tổ chức đón tiếp và làm việc với khách quốc tế Cách thức xây dựng và tổ chức Lễ Ký kết văn bản hợp tác với nước ngoài Quy trình xây dựng và xét duyệt kế hoạch hợp tac quốc tế hàng năm … Quy định về hợp tác với chuyên gia và hợp tác về khoa học với nước ngoàiQuy định về gửi, tiếp nhận thư từ, tài liệu khoa học, vật tư thiết bị do các tổ chức nước ngoài gửi đến + Và một số các quy trình về quản lý DA như: DA và mối quan hệ với quản lý Các cách tiếp cận trong quản lý DA Trách nhiệm của giám đốc điều hành DA Chu kỳ DA Xác định và soạn thảo DA Thẩm định và thông qua DA Thực hiện DA Giám sát DA Đánh giá DA Quản lý nhân sự của DA Xây dựng đội làm việc Năng lực đàm phán Phân bổ và quản lý nguồn lực Chia sẻ nguồn lực Quản lý nguồn lực c) Nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ + Sự cần thiết phải nâng cao trình độ chuyên môn: - Để tăng cường hoạt động quản lý DA GDĐH trong trường ĐH Vinh, người cán bộ quản lý và cán bộ giảng dạy ngoài việc cần phải nắm vững nghiệp vụ HTQT, nghiệp vụ quản lý DA, còn một yêu cầu không thể thiếu được- đó là phải giỏi về chuyên môn. Có giỏi về chuyên môn thì mới điều hành được công tác DA trên các lĩnh vực chuyên môn. Giỏi chuyên môn là một trong những yếu tố quyết định việc thành công của QLTH DA. Khi có một đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn, việc xây dựng kế hoạch DA, mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể của DA, chúng ta có thể tin chắc rằng nguồn kinh phí hỗ trợ đang được đầu tư đúng kế hoạch, đúng mục đích cho việc nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường. So với yêu cầu chung của ngành, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý các cấp và cán bộ giảng dạy của trường ĐH Vinh về cơ bản đã đạt trình độ chuẩn. Tuy nhiên, để đáp ứng được yêu cầu của công việc trước sự phát triển như vũ bão của KH - CN như hiện nay, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ giảng dạy chưa đủ mạnh, nhất là một số khoa mới thành lập, chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc, do tỷ lệ cán bộ có trình độ chuyên môn cao (tiến sỹ và thạc sỹ) còn thấp. Một số khoa mới thành lập, tỷ lệ này thấp ở mức báo động. Thực tế trên đòi hỏi độ ngũ cán bộ quản lý các cấp và cán bộ giảng dạy trong trường ĐH Vinh cần phải tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, phấn đấu để nâng tỷ lệ cán bộ đạt trình độ trên chuẩn ngày càng nhiều, só cán bộ có trình độ thạc sỹ và tiến sỹ ngày càng tăng. + Những nội dung cần đào tạo, bồi dưỡng: Cán bộ trường ĐH Vinh cần được bồi dưỡng thường xuyên để có thể cập nhật và tiếp cận đuợc các kiến thức hiện đại về lý thuyết chuyên môn, các tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ thuộc chuyên ngành đào tạo. Cán bộ tham gia công tác QLTH DA không chỉ cần phải giỏi về lý thuyết chuyên môn khoa học chuyên ngành, mà còn phải thành thạo về kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp (Trình độ tay nghề, khả năng ứng dụng các kiến thức khoa học hàn lâm vào đời sống xã hội), chính vì vậy, họ cần phải được bồi dưỡng thường xuyên về các vấn đề có liên quan đến việc nâng cao các kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, bao gồm cả việc sử dụng thành thạo các trang thiết bị hiện đại vào việc thực hiện nhiệm vụ QLTH DA như: Sử dụng máy tính và các phần mềm đào tạo thành thạo, có khả năng khai thác mạng internet để truy cập và tìm kiếm thông tin về GD - ĐT, thiết kế những trang Web từ đơn giản đến tối ưu để giới thiệu về khoa, chuyên ngành đào tạo nhằm mục đích quảng bá và thăm dò khả năng hợp tác trên mạng… Có am hiểu về vấn đề chuyên môn thì họ mới nắm được điểm mạnh hay điểm yếu của trường mình, chuyên ngành mình, từ đó biết cách khai thác sự hỗ trợ của đối tác nước ngoài giúp cho việc khắc phục những yếu điểm, phát huy điểm mạnh vào công tác GD - ĐT của Nhà trường. Để việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ đạt hiệu quả cao, các cấp quản lý cần: Xác định nội dung cần bồi dưỡng. Xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng Lựa chọn các phương pháp và hình thức bồi dưỡng phù hợp … (d) Nâng cao trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ + Sự cần thiết phải nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ: Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay, việc giao lưu và hợp tác giữa các nước trên thế giới là xu thế khách quan và là đòi hỏi tất yếu. Song muốn hội nhập và phát triển thì một yêu cầu không thể thiếu được đối với đội ngũ - đó là phải giỏi về ngoại ngữ, chủ yếu là trình độ tiếng Anh. Một trong những điều kiện giúp đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ giảng dạy, đặc biệt là những người làm công tác quản lý và thực hiện TDA GDĐH có thể tự giao tiếp với các đối tác nước ngoài không cần phiên dịch, hoặc tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ nhằm tiếp cận trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại thuộc chuyên môn của mình - đó là phải giỏi về ngoại ngữ. + Những nội dung cần bồi dưỡng: Trước hết, để có thể thuận lợi trong giao tiếp và trong nghiên cứu, đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ trong Ban QLTH TDA GDĐH, cần phải có trình độ ngoại ngữ tối thiểu là bằng C, do đó họ phải được bồi dưỡng để nâng cao trình độ và năng lực sử dụng ngoại ngữ nói chung và ngoại ngữ chuyên ngành nói riêng – chủ yếu trong giai đoạn hiện nay là tiếng Anh. Ngoài ra, nếu có thể thì cần phải bồi dưỡng về các thứ tiếng khác như: tiếng Pháp. Tiếng Nga, Tiếng Trung, Tiếng Nhật, tiếng Hàn, Tiếng Thái … tuỳ theo khả năng và mối quan hệ của trường trong từng giai đoạn hợp tác với các nước khác nhau sử dụng ngôn ngữ của quốc gia họ, nhằm phục vụ cho việc đọc sách báo và các tài liệu tham khảo về lĩnh vực khoa học chuyên ngành; tiến xa hơn nữa là có thể sử dụng ngoại ngữ để giao tiếp với các chuyên gia nước ngoài, không cần thiết phải thông qua phiên dịch để phục vụ tốt cho công tác quản lý DA. Thực tế cho thấy, trong lĩnh vực chuyên môn có rất nhiều cán bộ có khả năng đọc tốt các tài liệu nước ngoài, hiểu và có thể viết báo cáo tham luận …. Nhưng khả năng giao tiếp ít nhiều còn hạn chế. Vì vậy, đối với những trường hợp này, có thể phải bồi dưỡng kỹ năng và trình độ giao tiếp bằng ngoại ngữ. (e) Nâng cao trình độ tin học cho cán bộ: + Sự cần thiết phải nâng cao trình độ tin học cho cán bộ: Ngày nay, công nghệ thông tin đang trở nên phổ biến, ngày càng phát triển mạnh mẽ và có bước đột phá, tạo ra những phương pháp giao lưu mới, giúp cho mọi người có cơ hội để trao đổi thông tin, học hỏi lẫn nhau theo khả năng và điều kiện cho phép thông qua máy tính nội bộ và mạng thông tin toàn cầu (Internet). Mục tiêu quan trọng nhất đối với GDĐH trong kỷ nguyên thông tin là đào tạo ra những con người có khả năng tự định hướng học tập, tự học thường xuyên, biết chọn lọc, xử lý thông tin có khả năng sáng tạo, tự tin hội nhập vào thị trường lao động chất xám quốc tế đầy tính cạnh tranh. Tư liệu của Hội nghị Paris về GDĐH có nêu tóm tắt yêu cầu đối với một “nhà giáo mới”: “phải làm chủ được môi trường công nghệ thông tin và thông lưu mới, đồng thời phải chuẩn bị về mặt tâm lý cho một sự thay đổi cơ bản về vai trò của họ khi bổ sung và cập nhật kiến thức chuyên môn” Trong mối quan hệ HTQT , mạng máy tính Internet là công cụ quan trọng và cần thiết giúp chúng ta có thể thu gần khoảng cảnh về địa lý, không gian, thời gian giữa các dân tộc và các quốc gia khác trên toàn thế giới; là cơ sở giúp cho tổ chức và cá nhân ở các quốc gia khác nhau vẫn có thể hiểu biết về nhau và liên hệ với nhau một cách nhanh chóng, kịp thời và có hiệu quả. Do vậy, việc bồi dưỡng để nâng cao trình độ tin học là đòi hỏi cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. + Những nội dung cần bồi dưỡng: Thực tế khách quan đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy trong trường, đặc biệt là những người làm công tác QLTH các TDA GDĐH nếu không muốn bị tụt hậu thì phải được bồi dưỡng để trang bị một lượng kiến thức cần thiết về công nghệ thông tin và tin học như: Sử dụng thành thạo máy tính, biết truy cập mạng internet, biết thiết kế các trang web, …. Kiến thức về tin học giúp cho việc QLTH DA GDĐH được nhanh chóng và hiệu quả hơn. Ngoài việc cần phải được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ và tin học, cán bộ cần phải được nâng cao trình độ hiểu biết về lý luận chính trị – xã hội một cách có hệ thống. Ngoài ra, họ cần phải được bồi dưỡng về các quan điểm, đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước từ nay đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; nhất là các quan điểm chỉ đạo, các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về GD - ĐT nói chung và về GDĐH nói riêng. Dựa trên cơ sở kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, các quan điểm chỉ đạo trong chiến lược phát triển GD - ĐT được thể hiện qua các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, đội ngũ cán bộ nhà trường phải được bồi dưỡng một số kiến thức cơ bản về quản lý nhà nước, quản lý giáo dục, tâm lý học …. 3.3.2.3. Tổ chức thực hiện biện pháp: Bồi dưỡng để nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý GD nói chung và cán bộ quản lý DA GDĐH nói riêng là quá trình cung cấp những tri thức và kỹ năng vê chuyên môn, về nghiệp vụ cho cán bộ dựa trên cơ sở những kinh nghiệm, tri thức, kỹ năng, kỹ xảo về chuyên môn, nghiệp vụ mà họ đã có sẵn, nay cập nhật thêm những thông tin mới; bổ sung những kiến thức còn yếu, xoá bỏ những kiến thức và kỹ năng lạc hậu …. Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác QLTH TDA GDĐH ở trường ĐH Vinh. Để giúp cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, đặc biệt là cán bộ thuộc ban QLTH TDA GD ĐH của trường ĐH Vinh có đủ trình độ và năng lực cần thiết nhằm đáp ứng được yêu cầu của công tác QLTH TDA GDĐH trong bối cảnh hiện nay thì vấn đề đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực quản lý cho đội ngũ là nhiệm vụ cần được ưu tiên hàng đầu. Để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ, cần phải tiến hành các công việc sau: Xây dựng nội dung, chương trình cần đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ cho đội ngũ. Xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ. Đề ra phương thức đào tạo, bồi dưỡng Xây dựng kế hoạch, ngân sách, các nguồn kinh phí và các điều kiện cần thiết để hỗ trợ cho việc đào tạo, bồi dưỡng sao cho phù hợp với tình hình chung của ngành và điều kiện cụ thể của mỗi đơn vị. Một trong những yếu tố góp phần quan trọng vào việc nâng cao trình độ cho đội ngũ, đó là đa dạng hoá các loại hình đào tạo, bồi dưỡng: Có thể cử cán bộ đi học các lớp tập trung, các lớp tại chức … tuỳ theo từng nội dung kiến thức cần đào tạo, bồi dưỡng. Cử cán bộ tham dự các lớp bồi dưỡng dài hạn hoặc ngắn hạn về chuyên môn, nghiệp vụ tại các cơ sở GD - ĐT chuyên ngành. Tổ chức các khoá bồi dưỡng ngắn hạn cho đội ngũ hoặc cử cán bộ tham dự các hội nghị, hội thảo quốc tế tổ chức trong nước hoặc nước ngoài. Tổ chức cho cán bộ quản lý đi tham quan, học tập kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ và về công tác quản lý, chỉ đạo của các nước có trình độ GD phát triển trong khu vực và trên thế giới (nếu điều kiện kinh phí cho phép) Ngoài ra, cán bộ có thể nâng cao trình độ bằng cách học ngay chính các đồng nghiệp trong trường, trong các đơn vị phòng ban, các khoa, đơn vị đào tạo, tổ, nhóm … đây là một hình thức bồi dưỡng thường xuyên có hiệu quả. Trên đây là một số hình hức bồi dưỡng có hiệu quả để góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ. Nhưng dù theo học loại hình nào thì người tham dự cũng phải lấy việc tự học, tự đào tạo, tự bồi dưỡng là chủ yếu và cần tranh thủ học tập ở mọi nơi, mọi lúc, mọi chỗ và bằng nhiều cách khác nhau. Việc học không bao giờ là đủ, phương châm của UNESCO đối với việc học tập là “học suốt đời” trong “bốn cột trụ của giáo dục”: học để biết, học để làm, học cùng chung sống, học cách sống với người khác và học để khẳng định mình. 3.3.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp: Các cấp quản lý cần phải tạo điều kiện về mặt kinh phí, chế độ chính sách và thời gian để cán bộ có thể tham dự các khoá học nhằm nâng cao trình độ cho bản thân. Hàng năm, các cấp quản lý cần tổng kết, đánh giá và khen thưởng kịp thời những đơn vị và cá nhân có nhiều cố gắng và đạt thành tích cao trong công tác đào tạo, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ. Việc làm này có tác dụng động viên, khích lệ sự nỗ lực phấn đấu của mọi người, góp phần hoàn thành tốt việc tăng cường công tác QLTH TDA GDĐH trong trường ĐH Vinh. 3.3.3. Biện pháp 3: Tăng cường các nguồn lực hỗ trợ 3.3.3.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp Hiện nay nguồn kinh phí từ ngân sách cấp cho trường ĐH Vinh chủ yếu tính theo số học sinh, sinh viên theo chỉ tiêu tuyển sinh đầu vào, do vậy, kinh phí hoạt động của Nhà trường tương đối hạn hẹp, về cơ bản vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc. Khi Nhà trường cam kết tham gia xin tài trợ từ DA GDĐH, nhà trường cần phải cam kết đóng góp vốn đối ứng cho DA tối thiểu là 5% trên tổng lượng tài trợ tuỳ theo từng mức tài trợ A, B hoặc C. Tuy nhiên, do kế hoạch ngân sách cấp hàng năm cho trường ĐH Vinh từ Chính phủ còn nhiều eo hẹp, các nguồn thu khác không lớn, hơn nữa, các chi phí cho hoạt động thường xuyên quá nhiều nên không ít ảnh hưởng đến nguồn đối ứng của Nhà trường cho DA . 3.3.3.2. Nội dung của biện pháp Để tăng cường hoạt động của công tác QLTH TDA GDĐH thì việc tăng cường và đảm bảo ngân sách đối ứng cho các TDA GDĐH ở trường ĐH Vinh là yêu cầu mang tính cấp thiết. Nếu các TDA được cấp đủ kinh phí (bao gồm cả trong trường hợp các TDA kéo dài hơn dự kiến) và sử dụng nguồn kinh phí đối ứng một cách có hiệu quả thì lợi ích đem lại sẽ lớn hơn nhiều lần. 3.3.3.3. Tổ chức thực hiện biện pháp Để có thể tranh thủ được nguồn tài chính đối ứng cấp cho hoạt động DA , các TDA cần phải xây dựng kế hoạch tài chính chi cho hoạt động TDA. Nội dung của bản kế hoạch tài chính cần phải đảm bảo tính toàn diện, tính thực tế, tính hiệu quả và phù hợp với khả năng có thể đáp ứng được từ nguồn ngân sách: + Kế hoạch tài chính đối ứng cho TDA cần phải đưa vào trong kế hoạch ngân sách chung của Nhà trường ngay từ đầu năm học. + Kế hoạch tài chính phải dựa trên nhu cầu thực tế của công tác QLTH TDA. + Kế hoạch tài chính phải đảm bảo tính hiệu quả của nguồn vốn bỏ ra. + Kế hoạch tài chính phải có khoản dự phòng đối với những rủi ro trong khi thực hiện, bao gồm cả những hoạt động kéo dài cần sự hỗ trợ về mặt kinh phí từ nguồn đối ứng. + Kế hoạch tài chính phải phù hợp với đặc điểm chung về tình hình tài chính của ngành và điều kiện phát triển kinh tế xã hội của địa phương. 3.3.3.4. Điều kiện thực hiện của biện pháp: Để thực hiện tốt biện pháp này, Ngay từ khi bắt đầu xây dựng các DA trình các cấp xin tài trợ, Nhà trường cần chú trọng sự tham gia ý kiến của cán bộ phòng Kế hoạch tài chính. Phòng Kế hoạch tài chính của trường ĐH Vinh có trách nhiệm cùng Ban QLTH TDA xây dựng kế hoạch ngân sách, hiểu rõ được các tình huống giải ngân của tất cả các nguồn, trong đó, nguồn đối ứng là một phần của toàn bộ bản kế hoạch. Muốn có một bản kế hoạch khả thi, trước hết, cán bộ kế hoạch tài chính phải nắm được quy trình của toàn bộ DA , bao gồm mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, các kết quả mong đợi của DA , kế hoạch thực hiện, kế hoạch đấu thầu, giải ngân, đào tạo…. . Cán bộ kế hoạch tài chính cùng với các thành viên trong Ban QLTH TDA phân tích các vấn đề liên quan, những thế mạnh và điểm yếu, giả định về những thành công và rủi ro của DA . Khi có một bản kế hoạch ngân sách đối ứng hợp lý sẽ là giúp cho công tác QLTH TDA thuận lợi và thu được nhiều kết quả khả quan. 3.3.4. Tăng cường cập nhật thông tin và tuyên truyền về DA 3.3.4.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp: Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, công tác thông tin, tuyên truyền trong lĩnh vực QLTH TDA GDĐH đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo trong trường ĐH Vinh: (i) nó giúp cán bộ thuộc ban QLTH TDA GHĐH, cán bộ giảng dạy từ các đơn vị hưởng lợi, … có thể cập nhật những thông tin mới nhất về chuyên ngành hoặc về các thành tựu khoa học kỹ thuật có thể ứng dụng được vào lĩnh vực đào tạo trong khuôn khổ TDA; (ii) giúp cho các cán bộ trong trường hiểu được nội dung của các TDA, mục tiêu và các kết quả mong đợi từ các TDA, đẩy nhanh chuyển biến tích cực về mặt nhận thức của các cán bộ trong trường. Qua đó, giúp Nhà trường phấn đấu từng bước đẩy mạnh và nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo để có thể tiếp cận được trình độ đào tạo tiên tiến của các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Ngoài ra, thông tin tuyên truyền còn giúp các đối tác nước ngoài hiểu biết về trường, từ đó họ có cơ sở và thông tin để thiết lập mối quan hệ hữu nghị và hợp tác. Do vậy, trong thời đại ngày nay, việc tăng cường cập nhật thông tin, tuyên truyền là yêu cầu khách quan và là đòi hỏi cấp thiết để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác QLTH TDA GDĐH. 3.3.4.2. Nội dung của biện pháp Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền có thể bằng nhiều cách như: Từ nguồn sách báo, tạp chí phong phú bằng tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài Khai thác thông tin từ mạng Internet về giáo dục, các DA GD trong nước cũng như trên thế giới. Cử các cán bộ của trường tham gia các hội thảo, hội nghị trong nước, quốc tế về giáo dục, … 3.3.4.3. Tổ chức thực hiện biện pháp Trong tình hình ngày nay, công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại trong ngành chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức, nên hiệu quả công tác QLTH TDA GDĐH còn chưa cao, do cán bộ trong ban và trường thiếu thông tin trong lĩnh vực DA GD cũng như thiếu thông tin về các TDA khác triển khai ở các trường ĐH khác trong nước. Mặt khác, các thông tin đôi khi đến quá chậm cũng là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của công tác QLTH TDA GDĐH. Để đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giúp cán bộ và Nhà trường có thể tham khảo kinh nghiệm triển khai các DA liên quan đến GDĐH của các trường ĐH trong nước cũng như các DA quốc tế về GD trên thế giới một cách nhanh chóng, kịp thời và có hiệu quả, phục vụ cho công tác QLTH TDA GDĐH, Nhà trường cần: Có kế hoạch đặt mua các ấn phẩm chuyên ngành, sách báo ngoại văn… Củng cố và tăng cường mở rộng mạng Intranet trong trường, hiện nay, đường truyền leadsline đã được kết nối đến địa bàn trường ĐH Vinh, tuy nhiên, còn một số phòng ban, khoa, các phòng thí nghiệm vẫn chưa được kết nối Internet. Cử cán bộ tham gia Hội nghị, hội thảo quốc tế được tổ chức trong nước hoặc ở nước ngoài. Ngoài ra, thông qua việc sử dụng mạng Internet, trường ĐH vinh đã đưa lên mạng trang WEB riêng giới thiệu về trường. Tuy nhiên, để công tác tuyên truyền qua Internet có hiệu quả hơn, Nhà trường cần có một bộ phần thông tin và kiểm soát thông tin sao cho các thông tin về trường được đưa lên mạng một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác, giúp Nhà trường quảng bá hình ảnh của mình một cách tích cực, hoàn hảo. 3.3.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp Công tác thông tin tuyên truyền là một trong những biện pháp có hiệu quả, giúp Nhà trường và các đối tác khác trong và ngoài nước có cùng chuyên ngành và cùng mối quan tâm có đều kiện để chia sẻ thông tin, học hỏi kinh nghiệm trong công tác QLTH các DA GD… Vì vậy, để biện pháp này được thực hiện tốt, Nhà trường cần chủ động quan tâm hơn nữa về công tác thông tin, tuyên truyền trên diện rộng. Nhà trường cần huy động các nguồn lực hỗ trợ như kinh phí cho mua sắm sách báo, mua máy tính, mở rộng mạng Intranet, cử cán bộ tham gia các hội thảo, hội nghị liên quan … 3.3.5. Biện pháp 5: Phát huy tính gắn kết giữa các thành phần DA GDĐH với Trường ĐH Vinh Mục đích, ý nghĩa của biện pháp: DA GDĐH là một DA được Chính phủ vay vốn ưu đãi của Ngân hàng Thế giới để đầu tư nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ĐH trong toàn ngành.Với kết cấu của DA có ba thành phần trong đó: thành phần 1 chủ yếu hỗ trợ hệ thống, thành phần 2 hỗ trợ trực tiếp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo (được gọi là Quỹ NCCL) và thành phần 3 chủ yếu hỗ trợ năng lực về điều phối, quản lý, thực hiện mua sắm, quản lý tài chính …. cho việc thực hiện DA. Ngay từ khi bắt đầu tham gia DA, trường ĐH Vinh đã ý thức đúng đắn vai trò của từng thành phần trong tổng thể ba thành phần trên. Vì vậy, Nhà trường luôn luôn nhìn nhận một cách tổng quan nhất và gắn các hoạt động của Nhà trường với các thành phần để phát triển hài hoà, hợp lý các mục tiêu chung toàn DA . 3.3.5.2. Nội dung của biện pháp: Văn phòng DA GDĐH là nơi triển khai 3 TDA GDĐH mức A, B và C. Các TDA thuộc thành phần 2 của Quỹ NCCL (QIG – Quality Improve Grants). Tham gia thành phần 2 của DA trong việc trực tiếp xin tài trợ từ Quỹ NCCL , Ban QLTH TDA GDĐH Trường ĐH Vinh luôn luôn ý thức được việc phát huy tính gắn kết giữa các hoạt động của thành phần 1 và thành phần 2, giữa các hỗ trợ về mặt thể chế, điều hành hệ thống và hỗ trợ kinh phí thông qua các khoản tài trợ trực tiếp đối với từng mục tiêu phát triển cụ thể trong các TDA QIG A, B và C. Nhà trường thường xuyên nhận được sự hỗ trợ từ thành phần 3 từ khâu bắt đầu thiết kế các TDA đến việc QLTH các TDA nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Mối liên hệ giữa 3 thành phần này trong trường ĐH Vinh tương đối ổn định và chặt chẽ. Trường ĐH Vinh ý thức việc DA GDĐH là một DA quan trọng đầu tư cho GD đầu tiên do Ngân hàng Thế giới cấp vốn vay ưu đãi thông qua Chính phủ và các Bộ, Ban, ngành hữu quan quản lý. Đây là DA khởi đầu đánh dấu cho sự chuyển đổi mạnh mẽ về chất lượng GD trên diện rộng (toàn quốc), tác động từ cấp hệ thống đến các trường. Vì vậy, phát huy tính gắn kết giữa 3 thành phần DA GDĐH và biện pháp cần thiết nhằm tăng cường sức mạnh tổng hợp hướng tới sự phát triển của Nhà trường trong giai đoạn mới. 3.2.5.3. Tổ chức thực hiện biện pháp: Các hội thảo quy mô cấp trường, các cuộc họp giao ban là cần thiết khi có hoạt động mới triển khai thuộc một trong ba thành phần. Đầu mối công việc có thể là một trong những người tham gia trong Ban QLTH TDA GDĐH. Công việc sẽ được các đơn vị phòng ban chức năng triển khai sau khi đã được bàn bạc thống nhất về đuờng lối, quan điểm cũng như nội dung, phương pháp thực hiện. 3.3.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp - Nhà trường cần tạo điều kiện tối đa cho các hoạt động của DA GDĐH. Lãnh đạo Nhà trường cần có sự nhìn nhận một cách tổng thể về DA GDĐH với sự tham gia đầy đủ ba thành phần. 3.3.6. Mối quan hệ giữa những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng GD - ĐT trong trường ĐH Vinh Căn cứ vào những nội dung đã phân tích ở trên, ta thấy mỗi biên pháp đều có vị trí và tầm quan trọng riêng. Các biện pháp trên có mối quan hệ tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau, trong đó có biện pháp làm tiền đề cho việc thực hiện biện pháp kia và biện pháp kia là điều kiện để thực hiện biện pháp đó. Ví dụ: Biện pháp Đổi mới cơ chế QLTH DA tạo điều kiện để thực hiện biện pháp Nâng cao trình độ cho đội ngũ. Ngược lại, có thực hiện biện pháp Nâng cao trình độ cho đội ngũ mới có thể tạo ra được một đội ngũ những người có đủ trình độ và năng lực để Đổi mới cơ chế quản lý thực hiện DA … Có thể nói mỗi biện pháp đều có vị trí và vai trò to lớn đối với việc tăng cường công tác QLTH TDA GDĐH trong trường ĐH Vinh. Nếu đứng độc lập thì các biện pháp sẽ giảm hiệu quả và ít có tác dụng đối với việc tăng cường công tác QLTH TDA GDĐH trong trường ĐH Vinh. Tuy nhiên, Trong 5 biện pháp nêu trên thì biện pháp Đổi mới cơ chế QLTH DA GDĐH đóng vai trò then chốt, có ý nghĩa quyết định đến việc thực hiện 4 biện pháp còn lại. Bởi chúng ta đã biết: cơ chế là tập hợp các phương thức hoạt động và các chế độ chính sách cũng như các quan hệ quản lý…... Một cơ chế phù hợp sẽ là động lực giúp tăng cường công tác QLTH TDA. Còn nếu cơ chế không phù hợp sẽ gây cản trở và kìm hãm sự pháp triển của công tác QLTH Tiểu dự án GDĐH trong trường ĐH Vinh. Có thể thể hiện mối quan hệ giữa các biện pháp trên qua sơ đồ sau: Sơ đồ 6: Mối quan hệ giữa các biện pháp Nâng cao trình độ cho đội ngũ Đổi mới cơ chế QLTH TDA GDĐH Phát huy tính gắn kết giữa các thành phần TDAGDĐH Tăng cường các nguồn lực hỗ trợ Tăng cường cập nhất thông tin và tuyên truyền 3.4. Thăm dò tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp Như đã phân tích ở trên, công tác QLTH TDA GDĐH là một hoạt động phức tạp, liên quan đến nhiều bộ phận phòng ban chức năng và các khoa đào tạo, chịu sự tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan về chính trị, kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế; do vậy, việc áp dụng các biện pháp nhằm tăng cường công tác QLTH TDA GDĐH trong trường ĐH Vinh không thể thấy ngay hiệu quả trong thời gian ngắn. Do điều kiện về thời gian có hạn, đề tài được thực hiện trong một khoảng thời gian ngắn, nên các biện pháp mà đề tài đưa ra để góp phần tăng cường công tác QLTH TDA GDĐH trong trường ĐH Vinh chưa có điều kiện thử nghiệm. Tuy vậy, các biện pháp nêu ra trong đề tài đã được kiểm chứng bằng cách lấy ý kiến đánh giá của 60 người am hiểu về lĩnh vực GDĐH gồm: Ban Giám hiệu, Hội đồng nhà trường, Hội đồng đào tạo, các nhà quản lý và cán bộ giảng dạy, chuyên viên trực tiếp tham gia công tác QLTH TDA về 5 biện pháp mà đề tài đã nêu ra: Đổi mới cơ chế quản lý và thực hiện TDA Nâng cao trình độ cho đội ngũ (Chuyên môn, nghiệp vụ …) Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho công tac QLTH TDA Phát huy tính gắn kết giữa các thành phần của DA GDĐH Tăng cường cập nhật thông tin và tuyên truyền Kết quả kiểm chứng được tính theo phương thức cho điểm từ 1 đến 5 về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp nhằm tăng cường công tác QLTH TDA GDĐH trong trường ĐH Vinh mà đề tài đã nêu ra (điểm 5 là điểm cao nhất, mang tính cấp thiết nhất và khả thi cao nhất, điểm 4,3,2,1 mức cấp thiết và tính khả thi giảm dần). Kết quả kiểm chứng như sau: Bảng 8: Kết quả trưng cầu ý kiến về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp. Các biện pháp Tính cấp thiết Tính khả thi Điểm TB Xếp thứ Điểm TB Xếp thứ 1. Đổi mới cơ chế quản lý và thực hiện TDA GDĐH 4.6 1 4.4 4 2. Nâng cao trình độ cho đội ngũ (Chuyên môn, nghiệp vụ…) 4.3 3 4.9 1 3. Tăng cường các nguồn kinh phí đối ứng của trường cho DA 4.5 2 4.5 3 4. Phát huy tính gắn kết giữa các thành phần DA 4.5 2 4.6 2 5. Tăng cường cập nhật thông tin và tuyên truyền 4.4 4 4.0 5 + Về tính cấp thiết: Căn cứ vào kết quả điều tra ở bảng trên ta thấy hầu hết các cán bộ quản lý và cán bộ giảng dạy, chuyên viên trong trường ĐH Vinh được hỏi ý kiến đều đánh giá 5 nhóm biện pháp để tăng cường công tác QLTH TDA GDĐH trong trường ĐH Vinh được đưa ra trong đề tài mang tính cấp thiết cao. Trong đó, biện pháp đổi mới cơ chế quản lý và biện pháp nâng cao trình độ là quan trọng nhất. Điều này chứng tỏ việc tăng cường công tác QLTH TDA GDĐH trong trường ĐH Vinh đang là vấn đề có tính bức xúc cao. + Về mức độ khả thi: Theo kết quả điều tra ở bảng trên, điểm số đánh giá về mức độ khả thi của các nhóm đổi mới cơ chế QLTH TDA GDĐH không cao bằng điểm đánh giá tính cấp thiết. Biện pháp 2 nâng cao trình độ cho đội ngũ có số điểm cao nhất (4.6) về mức độ khả thi. Các biện pháp 1 và 3 tuy có tính cấp thiết cao nhưng tính khả thi không cao, điều này cho thấy biện pháp đổi mới cơ chế quản lý và thực hiện DA GDĐH và biện pháp tăng cường các nguồn lực hỗ trợ cho công tác QLTH DA GDĐH phụ thuộc nhiều vào cơ chế chính sách của nhà nước, ít phụ thuộc vào chủ quan của đội ngũ cán bộ và giáo viên, do vậy, tính khả thi không cao. Tuy nhiên, xét về tổng thể thì kết quả trên cho thấy mức độ khả thi của các biện pháp trong đề tài cũng khá cao. Kết quả kiểm chứng trên chứng tỏ hệ thống biện pháp được đưa ra trong đề tài về cơ bản là phù hợp, đáp ứng được nguyện vọng của đội ngũ cán bộ quản lý các cấp và cán bộ giảng dạy, chuyên viên nhằm tăng cường công tác QLTH TDA GDĐH trong trường ĐH Vinh. Tuy nhiên, để các biện pháp nêu trên thực sự mang lại hiệu quả cao, cần phái có sự phối kết hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa ngành GD - ĐT với các bộ ngành hưũ quan và trường ĐH Vinh trong quá trình thực hiện các biện pháp trên. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận: Hiện nay, do nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước cấp cho các hoạt động của các trường ĐH, cao đẳng trong hệ thống GDĐH còn eo hẹp, chưa đáp ứng được yêu cầu cấp thiết của các trường, nên việc tăng cường hoạt động HTQT để tranh thủ sự hỗ trợ và giúp đỡ của các tổ chức quốc tế và cá nhân nước ngoài dành cho công tác đào tạo của các trường ĐH là yêu cầu mang tính cấp thiết và cần phải được giải quyết kịp thời. Kết quả nghiên cứu thực trạng tình hình QLTH TDA GDĐH trong trường ĐH Vinh cho thấy: Công tác QLTH TDA GDĐH của trường ĐH Vinh tuy đã đạt được một số kết quả khả quan ban đầu, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, song, so với vị thế và tiềm năng của tỉnh Nghệ An và khu vực các tỉnh Bắc miền Trung thì vẫn còn quá nhỏ bé. Nguyên nhân của tình trạng trên là do: Nhận thức của cán bộ về tầm quan trọng của công tác QLTH TDA GDĐH đối với trường ĐH Vinh chưa đầy đủ và không đồng đều. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ và tin học của đội ngũ cán bộ trường ĐH Vinh còn chưa đáp ứng được yêu cầu của việc tăng cường công tác QLTH TDA GDĐH trong bối cảnh hiện nay. Cơ chế quản lý và thực hiện hoạt động DA trong trường ĐH Vinh còn nhiều bất cập Nguồn kinh phí đối ứng cho hoạt động DA của trường ĐH Vinh còn eo hẹp, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc Nhận thức về mối liên hệ giữa các thành phần DA GDĐH còn chưa đầy đủ, rõ ràng, dẫn đến tình trạng “ việc không đúng người, người không đúng việc”. Công tác thông tin tuyên truyền để giới thiệu về trường và thăm dò khả năng hợp tác về trường còn yếu. Công tác thông tin tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, vai trò của DA GDĐH còn chưa kịp thời, đầy đủ. Để có thể tăng cường công tác QLTH TDA GDĐH trong trường ĐH Vinh, góp phần hỗ trợ nhà trường trong việc đào tạo nguồn nhân lực trong thời kỳ mới có đầy đủ phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn, đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động trong công cuộc CNH - HĐH đất nước, cần phải tiến hành đồng bộ các biện pháp sau: Đổi mới cơ chế quản lý thực hiện TDA Nâng cao trình độ cho đội ngũ (Chuyên môn, nghiệp vụ …) Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho công tác QLTH TDA Phát huy tính gắn kết giữa các thành phần của DA GD ĐH Tăng cường cập nhật thông tin và tuyên truyền Thực tế đã khẳng định: Khi nào có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa Bộ GD- ĐT, Các Bộ, ngành liên quan, tổ chức hỗ trợ tài chính (Ngân hàng Thế giới), Các trường ĐH … thì mới có thể tạo ra được sức mạnh tổng hợp để tăng cường công tác QLTH TDA GD ĐH trong trường ĐH Vinh. Phát huy những thành tựu đã đạt được, ngành GD - ĐT, trường ĐH Vinh cần phải tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các cơ quan, ban ngành để việc tổ chức thực hiện biện pháp nêu trên đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong trường ĐH Vinh trong những năm tới. Khuyến nghị: Đối với Bộ GD - ĐT : Cần mở rộng và phát triển hơn nữa các mối quan hệ hợp tác giữa cơ quan Bộ với các tổ chức quốc tế, các tổ chức GD trên thế giới. Giúp cho các tổ chức GD quốc tế có cơ hội tìm hiểu thêm về tình hình GDĐH Viêt Nam, về các trường ĐH nói chung và trường ĐH Vinh rói riêng, tạo cơ hội để các trường có thể thiết lập các mối quan hệ hợp tác GD với các trường ĐH khác nhau trên thế giới, thông qua đó, có thể nhận được sự hỗ trợ thiết thựec về vật chất cũng như hỗ trợ về khoa học, giáo dục. Tạo điều kiện cho các lãnh đạo các trường ĐH , phòng, ban chức năng hoặc khoa đào tạo có điều kiện ra nước ngoài để tham quan, học tập kinh nghiệm, khảo sát, tham dự hội nghị, hội thảo quốc tế. Động viên các tổ chức và trí thức người Viêt Nam đang định cư ở nước ngoài chăm lo, đóng góp tài năng và trí tuệ cho việc phát triển GD - ĐT nói chung và nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường ĐH nói riêng. Tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho cán bộ trường ĐH Vinh được tiếp cận và từng bước hội nhập với hệ thống GDĐH của khu vực và thế giới. Tăng cường việc cử cán bộ, đặc biệt là cán bộ trẻ có năng lực đi đào tạo, nâng cao nghiệp vụ ở nước ngoài. Đối với trường ĐH Vinh: Cần đổi mới cơ chế và biện pháp QLTH các DA GDĐH trong Nhà trường. Cần quan tâm hơn nữa đến việc đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý các cấp, chuyên viên, cán bộ giảng dạy, đặc biệt là cán bộ tham gia công tác QLTH các DA GDĐH Xây dựng quy chế kiểm tra, đánh giá và khen thưởng kịp thời đối với các đơn vị cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên lĩnh vực quản lý và thực hiện tốt các DA đầu tư về GDĐH . Tăng cường các mối quan hệ hợp tác với các trường ĐH , các viện nghiên cứu trong và ngoài nước để liên kết, hợp tác giảng dạy, đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Đặng Quốc Bảo (1996), Các học thuyết quản lý, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội. Đặng Quốc Bảo (1995), Quản lý GD – Một số khái niệm và luận đề, Trường CBQL GD TW, Hà Nội. Đặng Quốc Bảo- Nguyễn Đắc Hưng (2004), GD Việt Nam hướng tới tương lai – Vấn đề và biện pháp, Nxb Chính trị Quốc gia. Bộ Công an (1999), Tài liệu bảo vệ bí mật nhà nước. Bộ GD - ĐT (2002), Hướng dẫn về quan hệ quốc tế trong GD - ĐT, Nxb Giáo dục. Bộ GD - ĐT (2002), Chiến lược phát triển GD 2001-2010, Nxb Giáo dục. Bộ GD - ĐT Điều lệ các trường ĐH Bộ GD - ĐT (1999), Dự thảo đề án Quy hoạch hệ thống mạng lưới các trường ĐH , cao đẳng Việt Nam giai đoạn 2020. Bộ GD - ĐT (2004), Quy định tạm thời về kiểm định chất lượng trường ĐH . Bộ GD - ĐT (1997), Tổng kết đánh giá 10 năm đổi mới GD và đào tạo (1986-1996), Hà Nội. Bộ GD - ĐT (2003), Kỷ yếu Hội nghị Công tác HTQT ngành GD và đào tạo. Bộ GD - ĐT (1998), DA GDĐH Việt Nam Quỹ NCCL – Tài liệu hướng dẫn. Bộ GD - ĐT (1999), Quy định sử dụng Quỹ NCCL thuộc DA GDĐH , Hà Nội. Bộ GD - ĐT (2002), Hướng dẫn về quan hệ quốc tế trong GD và đào tạo. NXB Giáo dục. Bộ Ngoại giao (2005), Thông tin về Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà XHCN Việt Nam trên mạng Internet. Trần Hữu Cát - Đoàn Minh Duệ (1999), Đại cương về khoa học quản lý, Trường ĐH Vinh. Đỗ Văn Chấn (1999), Dự báo và kế hoạch hoá phát triển, Trường CB QL GD - ĐT Hà Nội. Đỗ Văn Chấn (2002), Dự báo quy hoạch phát triển giáo dục, Trường CB QLGD- ĐT Hà Nội. Cục thống kê Nghệ An Niên giám các năm 2000, 2001, 2002 Đảng bộ trường ĐH Vinh (2000), Nghị quyết đại hội Đảng bộ trường ĐH Vinh nhiệm kỳ khoá 27. Đảng bộ trường ĐH Vinh (2005), Nghị quyết đại hội Đảng bộ trường ĐH Vinh nhiệm kỳ khoá 28. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị Quốc gia. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia. Đôn Đa Kôp (1983), Cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục, Trường CBQL GD TW, Hà Nội. R. Heerkens Gary (2004), Quản lý DA , Nxb Thống kê. Lê Viết Khuyến (2001), Về định hướng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH - HĐH ở Việt Nam, Tạp chí GD số 11. Phạm Minh Hạc (1999), GD Việt Nam trước ngưỡng cửa của Thế kỷ XXI, Nxb Chính trị Quốc gia. Phạm Minh Hạc (1996), Một số vấn đề về GD và khoa học giáo dục, Nxb GD Hà Nội. Phạm Minh Hạc (2003), Về Giáo dục, Nxb Chính trị quốc gia. Đặng Hữu (2001), Phát triển kinh tế tri thức – Rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị Quốc gia. Đặng Bá Lãm - Phạm Thành Nghị (1999), Chính sách và kế hoạch trong quản lý giáo dục, Nxb Giáo dục. Lưu Xuân Mới (1998), Kiểm tra, thanh tra đánh giá trong giáo dục. Trường ĐHSP Hà Nội II- Trường Cán bộ quản lý GD - ĐT . Hà Nội. Ngân hàng Thế giới (2002), Báo cáo đánh giá giữa kỳ DA GDĐH Phạm Thành Nghị (2000), Quản lý chiến lược, kế hoạch trong các trường ĐH và cao đẳng, NXB ĐH QG Hà Nội. Quốc hội Nước CH XH CN Việt Nam (2005), Luật GD, Nxb Chính trị Quốc gia. Phan Đức Thành (1998), Bài giảng về lý thuyết hệ thống trong quản lý giáo dục, Vinh. Hoàng Minh Thao (1999), Tâm lý học quản lý. Trường CB QLGD- đào tạo Hà Nội. Thái Duy Tuyên (1999), Những vấn đề cơ bản của GD hiện đại, Nxb GD Hà Nội. Từ điển tiếng Việt (1997), Nxb Đà Nẵng. Trường ĐH Vinh, Báo cáo tổng kết năm học các năm 2002, 2003, 2004, 2005 Trường ĐH Vinh (2001), Đề án quy hoạch xây dựng trường ĐH Vinh đến năm 2010. Trường ĐH Vinh (2004), Kỷ yếu Hội thảo quốc gia về kiểm định chất lượng GD Đại học. Trường ĐH Vinh (2004), Trường ĐH Vinh 45 năm xây dựng và phát triển. Trường ĐH Vinh Báo cáo tự đánh giá để đăng ký kiểm định chất lượng trường Đại học. Trường CBQL GD và Đào tạo Hà Nội (1996), Quản lý GD - Thành tựu và xu hướng UNESCO (1998), GDĐH ở thế kỷ XXI - Quan điểm và hành động, Paris. Viện Ngôn ngữ học (1993), Từ điển Anh Việt, Nxb TP HCM. Tiếng Anh A guide to the Project Management Body of Knowledge (2000 Edition), Newtown Square Commission of the European Communities Evaluation Unit Methods and Instrucments for Project Cycle Management (1993), Intergrated Approach and logical Framework (Manual). Cook D.L. (1971), Educational Project Management.Columbus: Charles E. Merrill. Gaddis (1959) Paye D. A. (1994), Designing Educational Project and Programs Evaluations, Boston- Klumwer Academic Publishers. Pinto J.K. (1998), Project Management Handbook, San Francisco: Jossey- Bass. Project Management Institute (2004), A guide to the project management body of knowledge, third edition. Report (2002), World Bank Silvermen M. Project Management- A short Course for Professionals New York, Wiley.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số biện pháp tăng cường QLTH DA GDĐH nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở trường ĐH Vinh.doc