A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lời mở đầu
Vật lý là môn khoa học tự nhiên, rất quan trọng trong thực tế, nó có ứng dụng vô cùng quan trọng trong các ngành kinh tế chủ chốt của các quốc gia, là cơ sở của các ngành công nghiệp như: chế tạo máy, điện, hạt nhân .
Thông qua giáo dục trong nhà trường để các em có sự hiểu biết ban đầu về khoa học, vai trò của môn vật lý là rất quan trọng, vì nó giúp các em lam quen với các kiến thức mới, mở rộng sự hiểu biết của mình, để giải thích một số hiện tượng xẩy ra trong thực tế từ đó hình thành niềm tin về môn học và tư duy học tốt các môn học khác. Nhưng trong thực tế hiện nay rất nhiều người vẫn còn coi môn vật lý chỉ là môn học phụ vì vậy các em chưa có ý thức về môn học này.
Do đó: tìm hiểu hứng thú học tập môn vật lý có vai trò vô cùng quan trọng nó giúp giáo viên thấy được quan niệm của học sinh về môn vật lý để từ đó điều chỉnh cách dạy, đồng thời có phương pháp tác động vào học sinh yêu môn học hơn.
II. Thực trạng của vấn đề
1. Thực trạng
Để khảo sát nghiên cứu tính hứng thú học tập môn vật lý THCS, tôi đã tiến hành lập phiếu điều tra với 10 câu hỏi tại lớp 9A trường THCS Phúc Thịnh- Ngọc Lặc-Thanh Hoá, đây là lớp có học lực tốt nhất khối 9.
Sau khi thu thập số liệu, tôi thu được kết quả sau:
1. Để xem học sinh có thích học môn vật lý không? tôi đặt câu hỏi số 1. " Em có thích học môn Vật Lý không "
STT
Phương án
Số HS
Tỷ lệ %
A
Rất thích.
9
22,5
B
Không thích lắm.
29
72,5
C
Không thích.
2
5
- Qua bảng số liệu thu thập: Đối với môn vật lý thì tỷ lệ cao nhất là 72,5% ý kiến "không thích lắm", tiếp đến là "rất thích"22,5%. Điều này thể hiện quan điểm củ học sinh về môn vật lý là chưa thật cao. Nhưng cũng không phải là điều đáng ngại vì tỷ lệ "không thích" là 5%.
- Các em đã có sự thích thú với môn Vật Lý, nhưng chưa thật sự thích hẳn.
11 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 10579 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp tạo hứng thú học tập môn vật lý bậc THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lời mở đầu
Vật lý là môn khoa học tự nhiên, rất quan trọng trong thực tế, nó có ứng dụng vô cùng quan trọng trong các ngành kinh tế chủ chốt của các quốc gia, là cơ sở của các ngành công nghiệp như: chế tạo máy, điện, hạt nhân...
Thông qua giáo dục trong nhà trường để các em có sự hiểu biết ban đầu về khoa học, vai trò của môn vật lý là rất quan trọng, vì nó giúp các em lam quen với các kiến thức mới, mở rộng sự hiểu biết của mình, để giải thích một số hiện tượng xẩy ra trong thực tế từ đó hình thành niềm tin về môn học và tư duy học tốt các môn học khác. Nhưng trong thực tế hiện nay rất nhiều người vẫn còn coi môn vật lý chỉ là môn học phụ vì vậy các em chưa có ý thức về môn học này.
Do đó: tìm hiểu hứng thú học tập môn vật lý có vai trò vô cùng quan trọng nó giúp giáo viên thấy được quan niệm của học sinh về môn vật lý để từ đó điều chỉnh cách dạy, đồng thời có phương pháp tác động vào học sinh yêu môn học hơn.
II. Thực trạng của vấn đề
1. Thực trạng
Để khảo sát nghiên cứu tính hứng thú học tập môn vật lý THCS, tôi đã tiến hành lập phiếu điều tra với 10 câu hỏi tại lớp 9A trường THCS Phúc Thịnh- Ngọc Lặc-Thanh Hoá, đây là lớp có học lực tốt nhất khối 9.
Sau khi thu thập số liệu, tôi thu được kết quả sau:
1. Để xem học sinh có thích học môn vật lý không? tôi đặt câu hỏi số 1. " Em có thích học môn Vật Lý không "
STT
Phương án
Số HS
Tỷ lệ %
A
Rất thích.
9
22,5
B
Không thích lắm.
29
72,5
C
Không thích.
2
5
- Qua bảng số liệu thu thập: Đối với môn vật lý thì tỷ lệ cao nhất là 72,5% ý kiến "không thích lắm", tiếp đến là "rất thích"22,5%. Điều này thể hiện quan điểm củ học sinh về môn vật lý là chưa thật cao. Nhưng cũng không phải là điều đáng ngại vì tỷ lệ "không thích" là 5%.
- Các em đã có sự thích thú với môn Vật Lý, nhưng chưa thật sự thích hẳn.
2. Để biết mức độ khó hay dễ của môn Vật Lý theo đánh giá của HS , thông qua câu hỏi 2: "Em thấy môn Vật Lý khó hay dễ so với các môn học khác" ?
STT
Phương án
Số HS
Tỷ lệ %
A
Rất khó.
1
2,5
B
Rất dễ.
0
0
C
Bình thường.
39
97,5
- Qua số liệu trên ta thấy rằng: Theo các em HS đánh giá thì môn Vật Lý không phải là quá khó với môn học khác, bởi tỷ lệ ý kiến "rất khó" chỉ có 2,5%, nhưng cũng không phải là môn học quá dễ 0%.
- Đây cũng là điều đúng và sát thực với mục tiêu giáo dục. Sự tiếp thu kiến thức Vật Lý của các em là khá: 97,5% ý kiến "bình thường".
3. Xem mức độ hiểu bài của HS khi giáo viên giảng bài, tôi đặt câu hỏi số 3, kết quả thu được:
STT
Phương án
Số HS
Tỷ lệ %
A
Em hiểu tất cả các nội dung bài học.
13
32,5
B
Trên lớp em thấy khó hiểu, về nhà đọc thêm SGK thì em đã hiểu.
11
27,5
C
Em hiểu lý thuyết nhưng không áp dụng được vào bài tập.
15
37,5
D
Không hiểu gì cả.
1
2,5
- Với các mức độ ý kiến trên thì việc hiểu được tất cả các nội dung bài học là 32,5% khá ổn. Nhưng đối với một lớp được coi là học khá của trường thì tỷ lệ này còn khá khiêm tốn.
- Tỷ lệ 27,5% phương án B cho thấy trên lớp các em thấy khó hiểu nhưng về nhà đọc thêm SGK thì đã hiểu thêm. Điều này nói lên rằng các em đã có sự đầu tư tìm hiểu môn học, có sự tự giác tìm tòi kiến thức để hiểu .
- Nhưng điều đặc biệt quan tâm và đáng chú ý: 37,5% một tỷ lệ khá cao khi mà các em nhận định: Hiểu lý thuyết nhưng không áp dụng được vào bài tập Vật Lý. Đối với môn Vật Lý thì việc hiểu lý thuyết để làm bài tập vận dụng mới là điều quan trọng.
* Qua đây giáo viên giảng dạy nên lắng nghe học sinh và cần có những điều chỉnh phù hợp. Tuy tỷ lệ " không hiểu" là 2,5% nhưng cũng rất cần phải quan tâm.
4. Xem học sinh có chuẩn bị bài khi đến lớp? Tôi đặt câu hỏi 3, kết quả như sau:
STT
Phương án
Số HS
Tỷ lệ %
A
Chuẩn bị kỹ bài.
31
77,5
B
Thỉnh thoảng.
6
15
C
Không chuẩn bị bài.
0
0
D
Chỉ làm bài tập.
2
5
E
Chỉ học lý thuyết.
1
2,5
- Với kết quả thu thập 77,5% HS chuẩn bị kỹ bài trước khi đến lớp đối với môn vật lý. Điều này có nghĩa : Các em đã có ý thức tự giác, tự lực nghiên cứu, chuẩn bị bài ở nhà. Các em đã nhận thức được tầm quan trọng của việc chuẩn bị bài, chuẩn bị kiến thức để có thể tiếp thu kiến thức mới tốt hơn, ôn và nhớ lại kiến thức đã học, phục vụ cho các đơn vị bài học tiếp theo.
* Giáo viên cần khuyến khích học sinh để học sinh tự giác trong học tập.
Và việc chặt chẽ trong kiểm tra bài cũ là điều cần thiết, nhưng không cần quá cứng nhắc; bởi tỷ lệ "thỉnh thoảng" chuẩn bị bài cũ là 15%. Có nghĩa nhưng em này bình thường tới lớp không chuẩn bị bài, hoặc là các em đã hiểu đủ bài học hoặc là chưa hiểu. Nếu hiểu đủ bài học nhưng không chuẩn bị bài thì ý thức của các em trong học tập là không cao, có thể các em chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc chuẩn bị bài. Các ý kiến này có thể gây khó khăn cho giáo viên khi giảng bài.
* Giáo viên cần có những điều chỉnh phù hợp hơn để kích thích tính hứng thú, tự giác của học sinh.
- Khi đã chuẩn bị bài thì nên chuẩn bị song song cả lý thuyết và bài tập, bởi môn Vật Lý có nhiều vấn đề ứng dụng-bài tập.
- Tỷ lệ chỉ làm bài tập 5%, lý thuyết 2,5% là không lớn nhưng có thể gây chênh lệch trong tương quan giữa dạy và học.
5. Để xem xét mức độ đầu tư thời gian của các em cho môn Vật Lý, tôi đặt câu hỏi 5, kết quả:
STT
Phương án
Số HS
Tỷ lệ %
A
Trong vòng 30 phút.
9
22,5
B
Từ 30-40 phút.
18
45
C
Từ 45-60 phút.
12
30
D
Từ 60 phút trở lên.
1
2,5
- Tỷ lệ chuẩn bị bài cho môn Vật Lý từ 30-45 phút là 45%, cao hơn các ý kiến khác. Đối chiếu với kết quả thu thập của câu hỏi 2 có tới 97,5% cho rằng môn Vật Lý "bình thường" so với các môn học khác cũng là hợp lý. Và so sánh với các đơn vị kiến thức của môn học như vậy là chấp nhận được.
- Tỷ lệ ý kiến phương án C là 30% càng thêm khẳng định các em đã có ý thức tự giác, đầu tư thời gian cho môn Vật Lý. Nhưng cũng chưa đủ để khẳng định các em có hứng thú cao với môn Vật lý.
6. khảo sát việc trao đổi học hỏi bạn bè của HS qua câu hỏi số 7. Kết quả:
STT
Phương án.
Số HS
Tỷ lệ %
A
Có.
25
62,5
B
Trao đổi thường xuyên.
13
32,5
C
Không trao đổi.
2
5
- Việc HS trao đổi kiến thức, học hỏi bạn bè là điều hết sức quan trọng, nó giúp cho các em có sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, tạo tình đoàn kết, tương trợ nhau cả trong cuộc sống; bổ sung cho nhau để cung nhau tiến bộ.
- Các em đã có ý thức về điều này và có ý thức với môn học, vì tỷ lệ ý kiến A và B cao hơn cả.
7. Điều tra hứng thú, sáng tạo của học sinh khi gặp bài khó, câu hỏi khó, qua câu hỏi số 8 "khi gặp bài khó, câu hỏi khó em thường làm thế nào"?. Kết quả:
STT
Phương án.
Số HS
Tỷ lệ %
A
Em sẽ chờ giáo viên chữa bài trên lớp.
5
12,5
B
Em sẽ hỏi bạn bè cách giải.
14
35
C
Em đọc lại lý thuyết tự tìm cách giải.
21
52,5
- Tỷ lệ ý kiến "Đọc lại lý thuyết, tìm kiếm cách giải" và "hỏi bạn bè" chiếm ưu thế. điều này cho thấy các em có hứng thú, và rất thực tế trong học tập, đó là tự giác và tìm tòi kiến thức.
* Giáo viên khuyến khích và nên tạo thành thói quen cho các em, kích thích tinh thần học hỏi của các em. Được như vậy thì sẽ gây dựng được cho các em hứng thú khi học môn Vật Lý.
8. Ngoài ra để tìm hiểu hứng thú ở môn Vật Lý của HS, tôi đặt câu hỏi 6: "Điều gì ở môn Vật Lý khiến em thích thú nhất?"
- Đa số các ý kiến khẳng định: "Thích môn Vật Lý nhất là được làm các thí nghiệm trực quan và giải thích được các hiện tượng từ đó". Điều này cho thấy: thí nghiệm Vật Lý có sức thu hút các em, tạo được hứng thú cho các em; thể hiện tinh thần hợp tác nhóm trong học tập, tinh thần đoàn kết-giúp đỡ.
* Cần có thiết bị thí nghiệm đầy đủ để các em có thể làm các thí nghiệm kiểm chứng, các thí nghiệm tìm tòi phát hiện kiến thức. Giáo viên cần có kỹ năng làm thí nghiệm tốt để có thể hướng dẫn học sinh.
9. Tìm hiểu tinh thần học hỏi, tính tự giác ở mức độ cao. Tôi đặt câu hỏi số 10: "Em có hay làm thêm bài tập ngoài bài giáo viên cho?". Kết quả:
- Đa số các ý kiến khẳng định có làm thêm bài tập ngoài bài giáo viên cho. Với lý do: Nâng cao kỹ năng giải bài tập, nắm chắc hơn kiến thức, mở rộng tầm hiểu biết. Điều này cho thấy môn Vật Lý đã tạo được sự cuốn hút đối với các em.
2. Kết quả,hiệu quả của thực trạng trên.
Từ những thực trạng trên để học sinh có hứng thú học môn vật lý và công việc giảng dạy được tốt hơn ,tôi đã mạnh giạn cải tiến nội dung,phương pháp , với tinh thần học hỏi tôi xin trình bày cách giải quyết vấn đề của mình như sau :
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Các giải pháp thực hiện.
*. Đối với giáo viên.
1. Giáo viên khuyến khích và chấp nhận tính độc lập, sáng tạo của học sinh.
2. Giáo viên sử dụng nguyên gốc những cơ sở ban đầu với những thao tác, sự cộng tác và những hoạt động vật chất của học sinh.
3. Giáo viên sử dụng những thuật ngữ chuyên môn liên quan đến nhận thức như: phân loại, phân tích, dự đoán, xây dựng (tạo nên) khi xây dựng khung nhiệm vụ.
4. Giáo viên cho phép học sinh phản ứng lại với sự điều khiển bài học, xoay xở với những hoạch định bài học và bằng lòng thay đổi.
5. Giáo viên điều tra những hiểu biết, những quan niệm của học sinh và phân loại chúng.
6. Gáo viên khuyến khích học sinh đi tới những thoả thuận trong trao đổi giữa giáo viên và người học.
7.Giáo viên khuyến khích học sinh phát vấn, suy nghĩ nhiều để hỏi, sử dụng những câu hỏi mở, khuyến khích học sinh hỏi lẫn nhau.
8.Giáo viên tìm hiểu kĩ những tiềm ẩn trong những câu trả lời của học sinh.
9. Giáo viên chú ý tới những kinh nghiệm của học sinh trong đó có thể tiềm ẩn những mâu thuẫn với giả thiết và khuyến khích họ thể hiện.
10. Đứng trước những câu hỏi, giáo viên cho học sinh một thời gian để trả lời.
11. Giáo viên cung cấp thời gian cho học sinh xây dựng những mối quan hệ và phát biểu chúng bằng lời.
12. Giáo viên nuôi dưỡng những suy nghĩ có tính tò mò tự nhiên của học sinh trong quá trình học tập.
**. Đối với học sinh:
1. Người học cần có nhiều ý tưởng.
2. ý tưởng của người học có thể trái ngược với ý tưởng của người dạy.
Ví dụ: Trẻ 14 tuổi nghĩ rằng:
- ánh sáng ban đêm đi xa hơn ban ngày.
- ta nhìn thấy một vật có màu vì bản thân nó có hoặc được nhuộm màu đó.
- vật chỉ có thể chuyển động nếu có lực tác dụng vào nó.
- vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ ...
3. Người học thích những ý tưởng của họ và muốn bộc lộ chúng.
4. Người học thấy những gì họ muốn thấy.
5. Người học thấy những gì họ biết.
6. Người học khi gặp vấn đề khó cảm thấy cần sự trợ giúp của người khác .
7. Người học cần biết được họ học gì?
8. Người học tự quyết định niềm tin của họ.
* Cùng với các nguyên tắc trên Books & Books còn đưa ra 5 nguyên lý tổng quát :
1. Giáo viên tìm kiếm đánh giá những ý kiến chủ yếu của học sinh.
- Giáo viên kiên trì giới thiệu những taì liệu tới tất cả học sinh một cách đồng loạt, học sinh có thể không coi những ý kiến riêng lẻ là quan trọng và có thể ý tưởng của họ sinh là đồng nhất, điều này cản trở nhịp độ và phương pháp hoạt động của lớp học. Nhưng dù thế nào thì những ý tưởng của học sinh cũng là dấu hiệu giúp giáo viên trong bài học tiếp theo.
2. Những hoạt động của lớp học thách thức sự dự đoán của học sinh .- Tất cả học sinh trong lớp đều có những kinh nghiệm được hình thành trong cuộc sống, nó dẫn họ đến với những dự đoán. Thông qua hoạt động của lớp học ( Sự tích cực chủ động của chủ thể và hợp tác với bạn đọc). Những dự đoán của học sinh được kiểm tra, thách thức. Nó sẽ được chấp nhận nếu đúng, phải dự đoán lại nếu sai.
3. Giáo viên làm nảy sinh những vấn đề thích hợp.
- Sự thích hợp, ý nghĩa và sự hứng thú không phải tự động gắn ở bên trong đối tượng hoặc những vấn đề nghiên cứu. Sự thích hợp xuất hiện từ người học, giáo viên thừa nhận vai trò trung tâm của học sinh và tìnm cách tổ chức hoạt động của học sinh làm bộc lộ chúng. Lớp học kiến tạo cấu trúc từ những kinh nghiệm sẽ nuôi dưỡng va tạo ra gía trị của những cá nhân.
4. Giáo viên xây dựng những bài học xung quanh những khái niệm ban đầu và những ý tưởng lớn.
5. Giáo viên đánh giá học sinh trong phạm vi mỗi ngày học. Trong lớp học kiến tạo, giáo viên gắn việc đánh giá việc học của học sinh vơí mọi hoạt động bình thường của lớp học trong mỗi buổi học.
II. các biện pháp tổ chức
1. biện pháp chung
Khi đưa ra một vấn đề hay giảng dạy cho các em một bài nào đó thì: Giáo viên phải nêu ra vấn đề, đó là vấn đề gì? thật rõ ràng để các em biết, sau đó đi vào từng khía cạnh từ cái nhỏ đến cái lớn thật kỹ càng của vấn đề nhưng tránh lan man, dài dòng. Bởi nếu như vậy các em sẽ mệt mỏi cuối cùng cũng không hiểu mấu chốt của vấn đề.
- Khi phân tích xong, giáo viên phải đúc kết lại dưa ra kết luận tổng hợp nhất. Thâu tóm lại từng vấn đề, làm sao cho bản chất của vấn đề được bộc lộ rõ ràng nhất, dễ hiểu nhất thì mới thu được kết quả cao trong giảng dạy
2. biện pháp quan sát.
- Quan sát là việc con người sử dụng các giác quan để thu thập các giữu liệu, số liệu.
* Các dạng quan sát:
+ Quan sát toàn diện hay từng hoạt động.
+ Sử dụng quan sát lâu dài hoặc trong một thời gian ngắn.
+ Quan sát thăm dò hoăc đi sâu.
+ Quan sát phát hiện và kiểm nghiệm.
3. Biện pháp điều tra bằng an két:
Là phương pháp mà nhà nghiên cứu dùng hệ thống các câu hỏi để thu thập các ý kiến chủ quan của các thành viên trong cộng đồng về vấn đề nào đó.
- Câu hỏi mở: Để thăm dò và phát hiện vấn đề
- Câu hỏi đóng: Để nhằm giải đáp một vấn đề nào đó có mục đích rõ ràng.
- Câu hỏi bổ sung.
4. Biện pháp đàm thoại
Là phương pháp giáo viên khéo léo đặt hệ thống câu hỏi để học sinh trả lời nhằm gợi mở cho học sinh những vấn đề mới, tự khai phá những tri thức mới bằng sự tái hiện những tài liệu đã học hoặc từ kinh nghiệm đã tích luỹ được trong cuộc sống nhằm giúp học sinh củng cố, mở rộng, đào sâu, tổng kết, hệ thống hoá tri thức đã tiếp thu nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá và giúp cho học sinh tự kiểm tra, tự đánh giá việc lĩnh hội tri thức.
C. KẾT LUẬN.
I. Đánh giá chung qua nghiên cứu thực trạng.
* Qua nghiên cứu thực trạng hứng thú học tập môn Vật Lý của học sinh lớp 9 A Trường THCS Phúc Thịnh - Ngọc Lặc - Thanh Hoá
Từ sự phân tích số liệu, tìm hiểu trực tiếp tại Trường thì:
- Các em đã có hứng thú nhất định đối với môn Vật Lý từ các dấu hiệu:
+ Sự so sánh môn Vật Lý với các môn học khác.
+ Mức độ tiếp thu bài của học sinh.
+ Sự chuẩn bị bài khi đến lớp.
+ Đầu tư thời gian cho môn Vật Lý.
+ Trao đổi, học hỏi bạn bè.
+ Tìm kiếm cách giải, trao đổi khi gặp bài khó...
- Từ một số ý kiến khác nữa về học tập môn Vật Lý thì: Vật Lý là môn khoa học cơ bản nhưng không hề khô khan, trong nó chứa đựng nhiều điều lý thú mà qua kiến thức được học có thể giải thích được rất nhiều các hiện tượng thường ngày gặp phải. Đúc rút việc vận dụng kiến thức để làm việc có lợi nhất trong cuộc sống.
- Các em hứng thú nhiều nhất đối với các thí nghiệm Vật Lý, bởi khi đó các em có điều kiện tìm hiểu, học hỏi bạn bè, sự giúp đỡ nhau trong nhóm. Và đặc biệt thí nghiệm làm các em khắc sâu, nhớ lâu kiến thức.
II. Một số nguyên nhân.
Các em có hứng thú nhất định với môn Vật Lý, qua tìm hiểu tôi có thể nêu ra một số nguyên nhân:
- Trình độ dân trí của người dân ở đây chưa thật sự đồng đều.
- Sự coi trọng của phụ huynh đối với việc học tập các bộ môn của con cái họ còn thiên về học lệch.
- Các phòng học của nhà trường còn thiếu thốn.
- Do đó việc vận dụng các phương pháp giảng dạy, truyền đạt của giáo viên còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế, và sự tiếp thu của các em cũng hạn chế.
* Tất cả những điều đó đều ảnh hưởng rất nhiều đến quan niệm của các em, học tập của các em.
III. Gải pháp.
- Sự quan tâm đúng mức của phụ huynh học sinh là điều hết sức quan trọng. Giúp các em có tinh thần tốt nhất trong học tập, từ đó phát triển hứng thú học tập cho các em đồng đều ở tất cả các bộ môn nâng cao chất lượng giáo dục địa phương một cách toàn diện.
- Giáo viên cần khuyến khích các em, tạo mọi điều kiện để các em học tập tốt. Đặc biệt là phát huy các phương pháp giảng dạy áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
IV. ý kiến đề xuất:
- Các cấp ngành cần tạo điều kiện để trường THCS Phúc Thịnh - Ngọc Lặc - Thanh Hoá có đủ phòng bộ môn để học sinh có thể học tập và làm thí nghiệm.
- Nắm và thông cảm với hoàn cảnh cụ thể của từng em, từ đó có những điều chỉnh phù hợp để nâng cao chất lượng dạy và học.
- Tạo điều kiện cho các em có cảm giác được tự tin khi bước vào giờ học Vật lý.
* Đối với cách giảng dạy của giáo viên:
- Giáo viên là người nghe tích cực và là một người phối hợp điều hành và làm cho mọi cái cùng một lúc thuận lợi hơn.
- Giáo viên có vai trò tổ chức hoạt động nhận thức cho các em, động viên, đánh giá các hoạt động đó. Trong quá trình thảo luận thì giáo viên không đưa ra các đánh giá "đúng - sai" mà để các em tự chọn lựa.
- Học sinh có vai trò trung tâm, mang những ý tưởng, kiến thức, kỹ năng vốn có tới lớp học. Người học tích cực, chủ động bộc lộ những ý tưởng, quan niệm, thực hiện những thao tác tư duy và thao tác vật chất; thảo luận với bạn học, tham khảo ý kiến của giáo viên, chấp nhận những thay đổi. Từ đó mà xây dựng những kiến thức cho bản thân.
-Kinh nghiệm cá nhân của các em thực sự có ý nghĩa và cần được tôn trọng.
Phúc Thịnh, tháng 4 năm 2010
Giáo viên
Lại Đức Cường
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số biện pháp tạo hứng thú học tập môn vật lý bậc THCS.doc