Một số biện pháp xây dựng kế hoạch năm học của cán bộ quản lý ở nhà trường Tiểu học Trưng Vương - Uông Bí - Quảng Ninh

MỤC LỤC Phần thứ nhất NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG Phần thứ hai NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương I Cơ sở lý luận và pháp lý của việc xây dựng kế hoạch năm học của cán bộ quản lý ở trường Tiểu học Trưng Vương - Uông Bí - Quảng Ninh. Chương II Thực trạng của việc xây dựng kế hoạch năm học của cán bộ quản lý ở trường Tiểu học Trưng Vương. 7 Chương III Những biện pháp xây dựng kế hoạch năm học của cán bộ quản lý ở trường Tiểu học Trưng Vương - Uông Bí - Quảng Ninh. 8 Phần thứ ba KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

doc21 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 13382 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số biện pháp xây dựng kế hoạch năm học của cán bộ quản lý ở nhà trường Tiểu học Trưng Vương - Uông Bí - Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CÁM ƠN Trong thời gian học tập và bồi dưỡng lí luận quản lý tại lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục thị xã Uông Bí của trường cao đẳng sư phạm Quảng Ninh. Được sự giúp đỡ của hội đồng khoa bồi dưỡng nhà trường, tôi đã được học tập, rèn luyện về nghiệp vụ quản lý trường học đặc biệt là trường Tiểu học. Qua học tập tôi được làm quen với công tác nghiên cứu đề tài khoa học, tôi mạnh dạn chọn đề tài "Một số biện pháp xây dựng kế hoạch năm học của cán bộ quản lý ở nhà trường Tiểu học Trưng Vương - Uông Bí - Quảng Ninh". Bước đầu tôi gặp nhiều khó khăn, song với sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của các thầy giáo trong khoa đặc biệt là thầy Hà Bá Sơn đã trực tiếp giúp đỡ tôi hoàn thành tiểu luận này. Với thời gian nghiên cứu không nhiều, kinh nghiệm còn ít nên tiểu luận không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi rất mong được tiêp nhận ý kiến chỉ đạo của Hội đồng khoa Bồi dưỡng để tôi có thêm bài học kinh nghiệm cho các nghiên cứu sau này. Một lần nữa, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu, Hội đồng khoa Bồi dưỡng trường Cao đẳng sư phạm Quảng Ninh và thầy Hà Bá Sơn đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành bài tiểu luận này. Uông Bí, ngày tháng năm 2010 Người viết Vũ Thị Duyên TÀI LIỆU THAM KHẢO 1- Những bài học về quản lý giáo dục. 2 - Phương hướng, nhiệm vụ năm học 2009 - 2010 của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Sở Giáo dục & Đào tạo Quảng Ninh và Phòng Giáo dục & Đào tạo Uông Bí. 3 - Một số tài liệu: Chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về giáo dục. 4 - Điều lệ trường phổ thông. 5 - Tạp chí giáo dục & thời đại. MỤC LỤC STT NỘI DUNG SỐ TRANG LỜI CÁM ƠN 1 TÀI LIỆU THAM KHẢO 2 MỤC LỤC 3 Phần thứ nhất NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 4 Phần thứ hai NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 Chương I Cơ sở lý luận và pháp lý của việc xây dựng kế hoạch năm học của cán bộ quản lý ở trường Tiểu học Trưng Vương - Uông Bí - Quảng Ninh. 6 Chương II Thực trạng của việc xây dựng kế hoạch năm học của cán bộ quản lý ở trường Tiểu học Trưng Vương. 7 Chương III Những biện pháp xây dựng kế hoạch năm học của cán bộ quản lý ở trường Tiểu học Trưng Vương - Uông Bí - Quảng Ninh. 8 Phần thứ ba KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 9 PHẦN I - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. Lý do chọn đề tài Nói về công tác kế hoạch hoá trong quản lý giáo dục, viện sĩ KON DA CÔP ( Nguyên Chủ tịch Viện khoa giáo dục Liên Xô cũ) đã nói: "Kế hoạch hoá là công việc chức năng quan trọng nhất của việc lãnh đạo. Vì rằng: Lập kế hoạch tức là soạn thảo thông qua những quyết định quản lý là quan trọng nhất". Trường Tiểu học Trưng Vương nằm ở trung tâm thị xã, là một trong những trường lớn có bề dày thành tích trong hoạt động dạy và học và các hoạt động đoàn thể. Năm học 2009 – 2010 trường có 20 lớp tổng số học sinh là 605 em trong đó có 13 lớp bán trú, 6 lớp học 2 buổi trên ngày và 1 lớp học 7 buổi trên tuần. Tổng số cán bộ giáo viên công nhân viên trong nhà trường là 34 đồng chí. Mặt khác trường học là nơi thực hiện mọi chủ trương của ngành giáo dục với nhiều lực lượng tham gia, để các hoạt động thực hiện một cách đầy đủ, toàn diện, cân đối, có trọng tâm, thống nhất và đồng bộ. Việc kế hoạch hoá mọi mặt công tác của nhà trường là rất quan trọng và cần thiết. Đây là khâu số một trong công tác quản lý. Quản lý có kế hoạch đồng nghĩa với quản lý một cách khoa học. Thực tế hiện nay, vấn đề xây dựng kế hoạch năm học đã được nhà trường quan tâm, công tác quản lý có nền nếp, hiệu quả không ngừng được nâng lên. Tuy nhiên vẫn nảy sinh một số tồn tại: Kế hoạch nhà trường xây dựng chưa mang tính khả thi. Kế hoạch từ hiệu trưởng xuống tới các giáo viên không đồng bộ, như chỉ tiêu nhà trường một đường, giáo viên lên kế hoạch một nẻo. Chỉ tiêu nhà trường thì rộng, giáo viên thì hẹp. Giải pháp nhà trường đưa ra không đáp ứng được hoặc thiếu thực tế với tình hình địa phương. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của người cán bộ quản lý là xây dựng và quản lý đơn vị mình theo kế hoạch. Không quản lý nhà trường của rmình có hiệu quả nếu không xây dựng một kế hoạch nơi làm việc chu đáo, tỉ mỉ để phù hợp với thực tiễn của nhà trường. Là một cán bộ quản lý của trường Tiểu học Trưng Vương tôi nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của công tác kế hoạch hóa (xây dựng kế hoạch) trong nhà trường. Xây dựng kế hoạch là tạo tiền đề cho quá trình quản lý diễn ra suốt một năm học được thuận lợi và đúng hướng. Xuất phát từ các lí do trên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: "Một số biện pháp xây dựng kế hoạch năm học của cán bộ quản lý ở nhà trường Tiểu học Trưng Vương - Uông Bí - Quảng Ninh" để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu làm sáng tỏ công tác xây dựng kế hoạch của cán bộ quản lý trong nhà trường, trên cơ sở đó đề xuất: "Một số biện pháp xây dựng kế hoạch năm học của cán bộ quản lý ở nhà trường Tiểu học Trưng Vương - Uông Bí - Quảng Ninh" để phù hợp với sự phát triển công cuộc xây dựng sự nghiệp: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước. 3. Nhiệm vụ của đề tài Để tiến hành đề tài này tôi tiến hành giải quyết 3 nhiệm vụ sau: 3.1 Xác định cơ sở lý luận và pháp lý của việc xây dựng kế hoạch năm học của cán bộ quản lý trường tiểu học. 3.2 Phân tích thực trạng việc xây dựng kế hoạch năm học của cán bộ quản lý ở trường Tiểu học Trưng Vương. 3.3 Đề xuất những biện pháp xây dựng kế hoạch năm học của cán bộ quản lý ở trường Tiểu học Trưng Vương - Uông Bí - Quảng Ninh. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1 Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý ở trường Tiểu học Trưng Vương - Uông Bí - Quảng Ninh. 4.2 Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp xây dựng kế hoạch năm học của cán bộ quản lý ở trường Tiểu học Trưng Vương - Uông Bí - Quảng Ninh. 5. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện nghiên cứu đề tài tôi sử dụng một số phương pháp sau: 5.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu co sỏ lý luận, pháp lý: ( Đọc và tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu). 5.2 Nhóm phưong pháp thực tiễn: Quan sát, điều tra, trao đổi. (Quan sát tìm hiểu tình hình thực tế địa phương, nhà trường, trao đổi về công tác xây dựng kế hoạch năm học, tổng kết, rút kinh nghiệm từ đó rút ra ưu điểm và nhược điểm). 5.3 Nhóm phương pháp hỗ trợ: (Tổng hợp, thống kê, bảng biểu). PHẦN 2. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương I: Cơ sở lý luận và pháp lý của việc xây dựng kế hoạch năm học của cán bộ quản lý trường tiểu học I. Vài nét về quản lý giáo dục 1. Khái niệm về quản lý Theo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin thì: "Quản lý xã hội một cách khoa học là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đối với toàn bộ hay những hệ thống xã hội trên cơ sở nhận thức và vận dụng đứng đắn những quy luật khách quan vốn có của nó, nhằm đảm bảo cho nó hoạt động và phát triển tối ưu theo mục đích đặt ra. Nói một cách đơn giản và dễ hiểu thì sự quản lý là sự tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến".. 2. Khái niệm về quản lý giáo dục Quản lý giáo dục là tập hợp những biện pháp bảo đảm sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, đảm bảo sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như chất lượng. Ở Việt Nam giáo sư tiến sĩ Phạm Minh Hạc đã đưa ra khái niệm quản lý giáo dục và quản lý trường học là: "Thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục với thế hệ trẻ và tới từng học sinh". Chúng ta hiểu "quản lý giáo dục" một cách đầy đủ như sau: Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục tới mục tiêu đề ra. Chức năng quản lý giáo dục là một dạng đặc biệt của hoạt động quản lý, thông qua đó chủ thể tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện mục tiêu quản lý. Quản lý nhà trường cần thực hiện 4 chức năng sau: + Chức năng kế hoạch hoá + Chức năng tổ chức + Chức năng chỉ đạo + Chức năng kiểm tra Trong đó chức năng kế hoạch hoá được coi là chức năng khởi đầu quan trọng tạo tiền đề cho việc thực hiện các chức năng tiếp theo. Chức năng kế hoạch hoá tạo nên nội dung cơ bản của chu trình quản lý. II/ Xây dựng kế hoạch năm học là chức năng của hiệu trưỏng trưởng trường tiểu học: 1. Khái niệm chung về kế hoạch: Theo các nhà nghiên cứu về lý luận và thực tiễn về quản lý thì có những quan niệm sau: - Lập kế hoạch là quyết định trước xem phải làm gì? Cái nào làm trước, cái nào làm sau? Làm như thế nào? Trong bao lâu với điều kiện gì? Ai làm? Mục tiêu đạt được là gì? - Việc lập kế hoạch bao gồm sự lưa chọn các mục tiêu của cơ sở từng bộ phận, việc xác định các phương án hành động hợp lý để đặt mục tiêu chọn trước. Như vậy kế hoạch là thể hiện sự hoạt động với một trình độ tổ chức cao. Kế hoạch thay thế sự hoạt động thiếu phối hợp, thất thường. Kế hoạch giúp cho người quản lý dễ dàng thực hiện và kiểm tra, giám sát được công việc của người được quản lý. 2. Khái niệm về kế hoạch hoá Kế hoạch hoá là quá trình tổ chức và thực hiện công việc theo kế hoạch. Mọi công việc của đơn vị và cá nhân phù hợp với kế hoạch chung, thống nhất, khoa học, tránh những việc làm thiếu khoa học, tuỳ tiện, lãng phí... 3. Kết quả của chức năng kế hoạch hoá là: Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch năm học mới của nhà trường và bản kế hoạch đó là một mô hình dự báo kết quả của nhà trường khi năm học kết thúc, là chương trình hành động của toàn thể nhà trường trong cả năm học. Khi kết thúc năm học thì kế hoạch là căn cứ để kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường, mỗi thành viên trong nhà trường. Chất lượng của kế hoạch có ảnh hưởng đến chất lượng quản lý nhà trường. Khi xây dựng kế hoạch phải đảm bảo những nguyên tắc sau: - Kế hoạch phải được quán triệt đường lối, chủ trương, phương hướng, nhiệm vụ năm học của nhà trường và của Bộ giáo dục và đào tạo. - Kế hoạch phải có cơ sở khoa học sát với thực tiễn, với chương trình giáo dục trẻ. - Kế hoạch phải toàn diện, cân đối, có trọng tâm vào việc nâng cao chất lượng. Kế hoạch phải đề cập đến tất cả các hoạt động của nhà trường. - Kế hoạch phải đảm bảo tính dân chủ. - Kế hoạch phải đảm bảo tính pháp lệnh. Khi xây dựng kế hoạch năm học của nhà trường cần phải đảm bảo đủ, đúng quy trình và phải dựa trên cơ sở pháp lý: Luật giáo dục; Điều lệ trường phổ thông, trường Tiểu học và các công văn hướng dẫn của Phòng Giáo dục, Sở Giáo dục cũng như bám sát nhiệm vụ mà Bộ Giáo dục đã ban hành; các nghị quyết Đại hội Đảng các cấp... Có như vậy thì chất lượng kế hoạch đảm bảo đúng hướng, khả thi và có hiệu quả cao. Chương II: Một số biện pháp xây dựng kế hoạch năm học của cán bộ quản lý ở trường Tiểu học Trưng Vương - Uông Bí - Quảng Ninh. Vài nét về đặc điểm, tình hình của nhà trường : Trường Tiểu học Trưng Vương thuộc địa bàn phường Trưng Vương nằm ở trung tâm thị xã Uông Bí, là một trong những trường lớn có bề dày thành tích trong hoạt động dạy và học và các hoạt động đoàn thể. Năm học 2009 – 2010 trường có 20 lớp tổng số học sinh là 605 em trong đó có 13 lớp bán trú, 6 lớp học 2 buổi trên ngày và 1 lớp học 7 buổi trên tuần. Tổng số cán bộ giáo viên công nhân viên trong nhà trường là 34 đồng chí. 1-Thuận lợi: *Về chất lượng đội ngũ: Năm học 2009 – 2010 trường có 34 cán bộ giáo viên. trong đó có 30 giáo viên trực tiếp giảng dạy. Đội ngũ giáo viên đảm bảo về số lượng và chất lượng: 100% các đồng chí giáo viên có trình độ chuẩn và trên chuẩn.(Trong đó Đại học: 7 đ/c, Cao đẳng 20 đ/c, Trung cấp: 7 đ/c) Phần lớn các đồng chí đều có tuổi nghề trên 20 năm.Tuổi đời giáo viên cao tuổi nhất là 54 tuổi và thấp nhất là 24 tuổi. Nhiều đồng chí có tay nghề chuyên môn vững vàng, nhiều năm liền đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp cơ sở, cấp tỉnh, CSTĐCCS và CSTĐ cấp tỉnh. Trường có 1 chi bộ gồm 16 đảng viên,đây là lực lượng nòng cốt, hỗ trợ đắc lực cho việc xây dựng và thực hiện kế hoạch năm học của nhà trường. * Về cơ sở vật chất: Nhà trường được trang bị đầy đủ bàn ghế, thiết bị đồ dùng đủ phục vụ cho cho việc dạy và học. Có một phòng máy vi tính với 18 máy để phục vụ cho học sinh học môn Tin học. Có phòng chức năng học Âm nhạc, phòng thư viện và phòng đọc. Có tương đối đầy đủ đồ dùng dạy học và một số thiết bị dạy học hiện đại như máy chiếu, máy tính xách tay. Được sự quan tâm kịp thời của các cấp lãnh đạo địa phương, của ngành... tạo điều kiện cơ sở vật chất cho nhà trường thực hiện nhiệm vụ năm học 2009 -2010. 2- Khó khăn: Theo chỉ đạo của cấp trên và nhu cầu của phụ huynh học sinh, nhà trường tổ chức cho học sinh 100% các lớp được học 2 buổi/ ngày và 7 buổi / tuần nên số giáo viên dạy văn hoá còn thiếu 1 giáo viên,1 giáo viên dạy Mĩ thuật (1 đ/c nghỉ đẻ nên thiếu giáo viên dạy Mĩ thuật) chưa có nhân viên thư viện và giáo viên phụ trách đội chuyên trách. Một số phòng học còn thiếu các tủ đựng đồ dùng dạy học. Đồ dùng dạy học các môn học đến nay đã bị hư hỏng và một số môn học còn thiếu cần bổ sung. 3- Kết quả thực hiện năm học trước: *Kết quả 2 mặt giáo dục: Xếp loại Giỏi Khá Trung bình Yếu Học lực 205 34.8% 284 48.2% 94 16% 6 1% Hạnh kiểm Thực hiện đầy đủ 4 nhiệm vụ của người học sinh đạt 100% * Học sinh giỏi: - Cấp thị: 33 học sinh - Cấp tỉnh: 3 học sinh - Cấp Quốc gia: 1 HS giải khuyến khích * Kết quả cuối năm: - Chuyển lớp: 352 /355 = 99.2% - Học sinh lớp 5 HTCTTh : 115/117 = 98,3% Tổ chức nhiều hoạt động giáo dục toàn diện trong nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng giáo dục thể chất cho học sinh. Tích cực bổ sung trang thiết bị dạy học, cơ sở vật chất phục vụ tốt cho công tác giảng dạy cho thày và trò, huy động phụ huynh học sinh cùng hỗ trợ bổ sung cơ sở vật chất cho mọi hoạt động của nhà trường. Thực hiện thu chi tài chính đúng quy định. Công tác phát triển Đảng được chi bộ nhà trường quan tâm, năm học 2008-2009 nhà trường phát triển được 2 đảng viên mới. * Các danh hiệu được ghi nhậnnăm học 2008- 2009 - Trường tiên tiến xuất sắc, được UBND tỉnh tặng bằng khen - Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh: 1 đồng chí - Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở: 4 đồng chí - Giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở: 15 đồng chí - 01 đồng chí được UBND tỉnh tặng bằng khen - Lao động tiên tiến: 27 đồng chí - Công đoàn đạt vững mạnh xuất sắc - Liên đội thiếu niên đạt xuất sắc Những năm học vừa qua, cán bộ quản lý nhà trường đã nhận thức tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch năm học. Bám sát chỉ thị, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mục tiêu của Đảng và Nhà nước, chương trình sách giáo khoa, Ban giám hiệu nhà trường đã dựa vào thế mạnh của đội ngũ giáo viên và học sinh để đề ra những chỉ tiêu phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường. Do đó số lượng giáo viên giỏi, học sinh giỏi đều đạt được mục tiêu đề ra. Các chuyên đề ngoại khoá cấp tổ, trường, cụm được thực hiện đều đặn, có hiệu quả, đúng thời gian quy định. Kế hoạch năm học được bàn bạc dân chủ trong hội nghị Cán bộ - Công chức đầu năm học, được Phòng Giáo dục & Đào tạo duyệt có tính pháp lý nên được thực thi trong suốt năm học. * Tuy vậy trong quá trình xây dựng kế hoạch, tôi nhận thấy còn gặp một số khó khăn và tồn tại: - Ban giám hiệu khi xây dựng kế hoạch năm học còn lúng túng (Ví dụ: Còn ghép phần thuận lợi với mặt mạnh, phần khó khăn với mặt yếu). Đôi khi việc thống nhất để đi đến kế hoạch chung còn mất nhiều thời gian. - Những biện pháp đôi khi chưa rõ nét, chưa xuyên suốt các bộ phận trong nhà trường nên dẫn đến việc thực hiện chưa đồng bộ, kết quả chưa tốt, mặt khác cơ sở vật chất nhà trường đã xuống cấp, một số phòng học không đảm bảo đủ điều kiện về ánh sáng. Trường thiếu phòng học, việc đào tạo chất lượng mũi nhọn còn hạn chế...). Đội ngũ giáo viên không đồng đều, số giáo viên tuổi 45 - 55 chiếm 50% giáo viên toàn trường, sự học hỏi, năng động trong công việc của số giáo viên này rất hạn chế. Điều này cũng ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục trong nhà trường. - Khi xây dựng kế hoạch Ban giám hiệu còn lúng túng khi xây dựng mục tiêu và biện pháp. Chưa xác định đầy đủ những căn cứ cần thiết khi làm cơ sở cho xây dựng ké hoạch năm học. Vì vậy xây dựng kế hoạch còn hạn chế, kết quả chưa cao. Đây cũng là các nguyên nhân của việc thực hiện các chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch rất vất vả. Điều này cũng là vấn đề đặt ra cho cán bộ quản lý cua r nhà trường phải tìm ra những giải pháp phù hợp hơn trong những năm học tới. Sau đây là mẫu kế hoạch năm học mà trường Tiểu học Trưng Vương trường tôi đã thực hiện trong năm học: I/ Đặc điểm tình hình nhà trường đầu năm học 1. Tình hình hoạt động của nhà trường trong năm học trước 2. Về năm học mới - Số lượng lớp: - Số lượng học sinh: - Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: - Chất lượng giáo dục: - Cơ sở vật chất: - Kinh tế xã hội địa phương, Hội cha mẹ học sinh: II/ Các nhiệm vụ và chỉ tiêu 1. Thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục 2. Thực hiện mục tiêu đào tạo - Giáo dục đạo đức: - Dạy và học: + Nâng cao chất lượng dạy: + Nâng cao chất lượng học: + Hoạt động sinh hoạt tập thể và các hoạt động ngoài giờ lên lớp: + Lao động sản xuất: * Các nhiệm vụ quản lý: - Quản lý bằng pháp chế: - Quản lý bằng kế hoạch: - Quản lý bằng thi đua: Mỗi phần đều có: - Yêu cầu đề ra. - Chỉ tiêu. - Biện pháp. III/ Hệ thống các chỉ tiêu đăng kí thi đua và hướng dẫn thực hiện kế hoạch * Từ cơ sở phân tích thực trạng trên tôi nhận thấy có 6 vấn đề đặt ra trong việc xây dựng kế hoạch năm học của cán bộ quản lý ở trường Tiểu học Trưng Vương - Uông Bí - Quảng Ninh đó là: 1- Nâng cao trình độ, tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm cho cán bộ quản lý nhà trường. 2- Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý trong việc xây dựng kế hoạch năm học. 3- Tăng cường biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên. 4- Tăng cường biện pháp huy động cộng đồng để tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng phục vụ cho hoạt động dạy và học. 5- Tăng cường biện pháp tổ chức hoạt động ngoài giờ. 6- Nâng cao chất lượng công tác thi đua khen thưởng trong nhà trường. Chương 3: Những biện pháp nhằm xây dựng kế hoạch năm học của cán bộ quản lý ở trường tiểu học Trưng Vương-Uông Bí - Quảng Ninh Từ những thực trạng và nguyên nhân dẫn đến thực tế trên, chúng tôi mạnh dạn đề ra những giải pháp để xây dựng kế hoạch năm học ngày một tốt hơn. 1. Nâng cao trình độ, tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm cho cán bộ quản lý của nhà trường Năm học 2009 - 2010 là năm tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng và toàn ngành giáo dục thực hiện theo chủ đề "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" do Bộ Giáo dục & Đào tạo phát động. Nghị quyết đại hội Đảng và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đã thấm nhuần vào đời sống của mỗi người dân Việt Nam đặc biệt là những Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Mặt khác đất nước ta đang thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, có nhiều chuyển biến về kinh tế xã hội và công nghệ thông tin... Vì vậy đòi hỏi người quản lý phải có được tư tưởng sáng suốt, năng lực chuyên môn, lý luận, sáng tạo trong công việc. Người quản lý phải giúp giáo viên, cán bộ, công nhân viên hiểu rõ, kịp thời nắm được những chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước từ đó mà họ sẽ chung sức xây dựng kế hoạch, thực hiện tốt những mục tiêu, nhiệm vụ mà kế hoạch đề ra trong suốt năm học. Muốn làm tốt công tác quản lý, người cán bộ quản lý phải có tầm nhìn rộng, luôn tự bồi dưỡng nâng cao trình độ về mọi mặt, có lương tâm và trách nhiệm với công việc, có thái độ tích cực trước cái mới, cái tiến bộ, có kỹ năng khái quát hoá kinh nghiệm để đạt hiệu quả cao hơn. 2. Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý trong việc xây dựng kế hoạch năm học Để giúp cho người quản lý có kiến thức, kĩ năng thành thạo trong việc xây dựng kế hoạch năm học thì điều trước tiên người quản lý cần phải được học tập nghiệp vụ (Thông qua lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý) để nâng cao trình độ, năng lực quan lý. Cần hoàn thiện kĩ năng xây dựng kế hoạch, đảm bảo đúng quy trình xây dựng kế hoạch năm học, làm cho kế hoạch thật sự là tiền đề, là chương trình hành động có chất lượng của nhà trường. Người cán bộ quản lý phải biết được các loại kế hoạch chủ yếu trong nhà trường tiểu học, phân tích được cấu trúc của bản kế hoạch năm học. Biết được một số phương pháp sử dụng trong xây dựng kế hoạch. Từ đó người cán bộ quản lý sẽ nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của kế hoạch hoá trong quản lý và xây dựng kế hoạch năm học phải phù hợp với tình hình của trường và xu thế phát triển của đất nước. Người cán bộ quản lý cần nắm và thực hiện kế hoạch hoá trong trường học thật sự là chương trình hành động, là bản lề, là tiêu chí của năm học. Muốn vậy người cán bộ quản lý phải nắm được thế nào là kế hoạch, kế hoạch hoá, vai trò, vị trí tác động của kế hoạch hoá trong nhà trường. Từ đó mà vận dụng được phương pháp thích hợp trong khi xây dựng kế hoạch phục vụ cho công tác quản lý trường tiểu học ngày một chất lượng hơn. 3. Tăng cường biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên Chất lượng đội ngũ giáo viên là hạt nhân để nâng cao chất lượng giáo dục của học sinh vì vậy người cán bộ quản lý phải tạo điều kiện để giáo viên được tham gia học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt: văn hoá, chính trị, chuyên môn nghiệp vụ. Người cán bộ quản lý cần học hỏi những kinh nghiệm để xây dựng và phát triển đội ngũ (Ví dụ: Tăng cường cải tiến sinh hoạt chuyên môn trong các tổ, trong hội đồng sư phạm nhà trường...). Đồng thời phải biết phối hợp các lực lượng nòng cốt để chỉ đạo, tổ chức tốt các hoạt động trong nhà trường. Một trường học tốt, người quản lý cần xây dựng được một tập thể sư phạm tốt. 4. Tăng cường biện pháp huy động cộng đồng để tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng phục vụ cho hoạt động dạy và học Để xây dựng kế hoạch năm học đảm bảo nội dung người cán bộ quản lý phải nhận thức được vai trò ý nghĩa của cơ sở vật chất đối với các hoạt động dạy - học và công tác giáo dục phát triển nhân cách của học sinh. Vì cơ sở vật chất, thiết bị là yếu tố quan trọng nhất của môi trường giáo dục, là đối tượng mà cô giáo và học sinh tiếp cận hàng ngày. Một môi trường giáo dục tốt còn tạo tiền đề tâm lý cần thiết cho hoạt động nhận thức của học sinh. Sự phát triển giáo dục có thể được đánh giá thông qua trình độ sử dụng trang thiết bị dạy học trong suốt quá trình giảng dạy của người giáo viên. Cơ sở vật chất thiết bị trường học là thành tố quan trọng cho việc đổi mới và cải tiến phương pháp giảng dạy và học tập. Để cơ sở vật chất của nhà trường được đầy đủ, phong phú nhà trường phải làm tốt công tác tuyên truyền vận động phụ huynh học sinh chăm lo về cơ sở vật chất, làm tốt công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo và tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức xã hội trên địa bàn phường. Muốn vậy người quản lý cần nắm vững được thời cơ, sáng tạo trong công việc (Ví dụ: Tổ chức lãnh đạo địa phương, phụ huynh, nhà trường tham quan một số trường điển hình tiên tiến). Tích luỹ nhiều bài học kinh nghiệm quý báu để giải quyết tốt các vấn đề giáo dục như: Xã hội hoá giáo dục, luật giáo dục và phổ cập giáo dục; để tu sửa, bổ sung cơ sở vật chất cho nhà trường ngày một đầy đủ phong phú hơn, tạo điều kiện cho cán bộ quản lý thực hiện tốt các mục tiêu trên và nhiệm vụ năm học. 5. Tăng cường biện pháp tổ chức hoạt động ngoài giờ Đây là hoạt động có ý nghĩa, có tác dụng nâng cao hiệu quả trong quá trình quản lý trường học. Muốn làm tốt các hoạt động ngoài giờ, người quản lý chú ý: + Chỉ đạo đổi mới nội dung chào chào cờ đầu tuần. + Chỉ đạo đổi mới các hoạt động Đoàn, Đội. + Chỉ đạo cải tiến và phong phú hoá các hoạt động giữa giờ như: Thể dục, múa hát tập thể, vui chơi... dưới sự hướng dẫn của tổng phụ trách Đội, giáo viên chủ nhiệm và đoàn viên. + Chỉ đạo tổ chức tốt các hoạt động ngoại khoá dưới nhiều hình thức để thu hút học sinh tới trường và hăng say trong mọi hoạt động, tạo động lực cho việc thực hiện tốt các chỉ tiêu trong bản kế hoạch của trường. Tăng cường các hoạt động xã hội và ngoại khoá như tổ chức thi nói chuyện, thi tìm hiểu truyền thống cụ thể là: - Đợt 20/11 tổ chức nói chuyện về truyền thống nhà giáo Việt Nam, thi văn nghệ. - Đợt 22/12 tổ chức thi tìm hiểu truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam. - Đợt 26/3 tổ chức các hoạt động ngoại khoá, thi nghiệp vụ Đội. - Đợt 19/5 thi tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chủ Tịch. 6. Nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng trong nhà trường Người quản lý cần cho giáo viên hiểu được sâu sắc câu nói của Bác Hồ: "Thi đua là yêu nước". Người quản lý cần làm tốt phương pháp, lợi ích vật chất vì: "Một trăm tiền công, không bằng một đồng tiền thưởng". Trong nhà trường cần đánh giá kết quả công việc một cách chính xác, kịp thời một cách khách quan, trong các phong trào thi đua, người quản lý cần kịp thời tổng hợp để đánh giá, khen thưởng những cá nhân, tập thể có thành tích cao để khích lệ, động viên họ làm tốt hơn trong phong trào tiếp theo. Đây cũng là động lực tạo điều kiện cho việc xây dựng kế hoạch năm học mới được tốt hơn. Cụ thể là: + Khen thưởng những giáo viên có giờ giỏi trong 2 kỳ thao giảng chào mừng 20/11 và 8/3. + Khen thưởng những cá nhân, tập thể đạt thành tích xuất sắc cuối học kì một, cả năm học. + Thưởng nữ công xuất sắc nhân dịp 8/3. + Thưởng những cá nhân, tập thể đạt thành tích cao trong phong trào thể dục thể thao như: cầu lông, kéo co, văn nghệ... + Thưởng mẹ giỏi, con giỏi trong phong trào "Giỏi việc trường, đảm việc nhà". + Khen thưởng cá nhân, tập thể đạt danh hiệu giáo viên giỏi các cấp và tổ lao động tiên tiến, lao động tiên tiến xuất sắc... Có thể nói, trong việc xây dựng kế hoạch năm học của cán bộ quản lý ở trường Tiểu học Trưng Vương - Uông Bí - Quảng Ninh, tôi thấy cả 6 biện pháp đều quan trọng. Nhưng theo tôi , biện pháp (2) là quan trọng nhất, là tiền đề tạo động lực cho các biện pháp kia. Các biện pháp có tác động qua lại, hỗ trợ cho nhau tạo thành một khối thống nhất không thể tách rời. Có thể biểu diễn mối quan hệ giữa các biện pháp bằng sơ đồ sau: SƠ ĐỒ BIỂU DIỄN MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP Tăng cường biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên. Nâng cao trình độ, tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm cho cán bộ quản lý. Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý trong việc xây dựng kế hoạch năm học. Tăng cường biện pháp phát huy cộng đồng để tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng phục vụ cho hoạt động dạy và học. Tăng cường biện pháp tổ chức hoạt động ngoài giờ. Nâng cao chất lượng công tác thi đua khen thưởng trong nhà trường. PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. Kết luận Trên cơ sở xác định cơ sở lý luận, pháp lí và phân tích thực trạng, tôi đã đề xuất được 6 biện pháp xây dựng kế hoạch năm học của cán bộ quản lý ở trường tiểu học Trưng Vương - Uông Bí - Quảng Ninh. Như vậy tiểu luận đã giải quyết được mục đích và nhiệm vụ đặt ra. Với tinh thần ham học hỏi, cần mẫn, trung thực, cầu thị và khiêm tốn học hỏi trong công tác nghiên cứu khoa học, tôi đã mạnh dạn đề xuất 6 biện pháp xây dựng kế hoạch năm học của cán bộ quản lý trường Tiểu học Trưng Vương - Uông Bí - Quảng Ninh. Đó là: 1. Nâng cao trình độ, tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm cho cán bộ quản lý nhà trường. 2. Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý trong việc xây dựng kế hoạch năm học. 3. Tăng cường biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên. 4. Tăng cường biện pháp huy động cộng đồng để tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng phục vụ cho mhoạt động dạy và học. 5. Tăng cường biện pháp tổ chức hoạt động ngoài giờ. 6. Nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng trong nhà trường. Mặc dù bản thân đã có rất nhiều cố gắng, nhưng tiểu luận không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định. Đặc biệt tiểu luận đã đề xuất được 6 biện pháp, nhưng còn nhiều vấn đề khác chưa được đề cập đến... Do vậy, tôi rất cảm ơn và mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô cũng như của các bạn đồng nghiệp để tôi có thể hoàn thiện hơn nữa trong công tác của mình cũng như các nghiên cứu khoa học của bản thân sau này. II. Một số kiến nghị Để nâng cao chất lượng trong công tác quản lý và xây dựng kế hoạch năm học, tôi xin đề xuất một số ý kiến sau: Kiến nghị với Sở Giáo dục & Đào tạo, Phòng Giáo dục & Đào tạo cần tổ chức nhiều buổi toạ đàm, trao đổi kinh nghiệm giữa các trường, các khu vực khác nhau. Đặc biệt là cần tổ chức các buổi tham quan các trường điển hình trên toàn quốc để việc chỉ đạo thực hiện và xây dựng kế hoạch năm học ngày một tốt hơn. Tổ chức cho các cán bộ quản lý được học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý để không còn lúng túng trong xây dựng kế hoạch năm học. Kiến nghị với lãnh đạo các cấp trang bị đầy đủ tài liệu cần thiết cho cán bộ quản lý để có cơ sở xây dựng kế hoạch được bài bản và có chất lượng cao hơn. Uông Bí, ngày tháng năm 2010 Người viết Vũ Thị Duyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số biện pháp xây dựng kế hoạch năm học của cán bộ quản lý ở nhà trường Tiểu học Trưng Vương - Uông Bí - Quảng Ninh.doc