Cách phòng bệnh tốt nhất là áp dụng các biện pháp kỹ thuật để tăng cường sức khoẻ và sức đề kháng của
tôm thay vì sử dụng thuốc, hoá chất để phòng bệnh.
Các biện pháp đơn giản nhất là thiết kế ao chứa, độ sâu ao nuôi > 1m, cải tạo ao thật tốt, chọn con giống
khoẻ, sử dụng thức ăn chất lượng tốt, giữ được màu nước, bón vôi định kỳ, sử dụng các chất kích thích
tăng trưởng, kích thích tôm ăn nhiều, sử dụng các chế phẩm sinh học làm sạch môi trường
21 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3108 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số câu hỏi thường gặp trong quản lý chất lượng nước trong ao nuôi tôm sú, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tepbac.com
PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN VEN BIỂN
DỰ ÁN VIE/97/030
MỘT SỐ CÂU HỎI THƢỜNG GẶP
TRONG QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG NƢỚC
TRONG AO NUÔI TÔM SÚ
HÀ NỘI 7/2004
BỘ THUỶ SẢN
CHƢƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN LHQ
TỔ CHỨC LƢƠNG NÔNG
THẾ GIỚI
tepbac.com
2
MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................................................................ 2
1. LỜI TỰA .................................................................................................................................................. 4
2. MỘT SỐ CÂU HỎI THƢỜNG GẶP LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG NƢỚC
TRONG AO NUÔI TÔM SÚ ......................................................................................................................... 5
2.1. Chất lượng nước trong trong ao tôm như thế nào là phù hợp? ......................................................... 5
2.2. Nhiệt độ có ảnh hưởng trong ao tôm như thế và làm thế nào để quản lý nhiệt độ trong khi nhiệt độ
luôn biến động mạnh theo thời tiết? .............................................................................................................. 5
2.2.1. Quản lý nhiệt độ như thế nào? ................................................................................................... 5
2.2.2. Trong quá trình nuôi nếu nhiệt độ trong ao biến động mạnh cần làm gì? ................................. 5
2.3. Độ pH là gì và có ảnh hưởng như thế nào trong ao tôm? ................................................................. 6
2.3.1. Quản lý pH như thế nào cho tốt ? .............................................................................................. 6
2.3.2. Trong quá trình nuôi, nếu pH biến động cần làm gì? ............................................................... 7
2.3.3. Trong quá trình nuôi, gặp trời mưa, pH giảm thấp cần làm gi ? ................................................ 7
2.4. Quản lý Độ mặn (S0/00) trong ao nuôi như thế nào cho tốt? .............................................................. 7
2.5. Quản lý Oxy hoà tan (DO) như thế nào? ........................................................................................... 7
2.6. Độ trong và các yếu tố ảnh hưởng đến độ trong? ............................................................................. 8
2.7. Độ sâu và quản lý độ sâu như thế nào? ............................................................................................. 8
2.8. Màu nước và quản lý màu nước ........................................................................................................ 9
2.9. Tại sao lại gọi các khí Amonia tự do (NH3) và Hydrosulfide (H2S) là khí độc? ................................ 9
2.9.1. Quản lý NH3 và H2S như thế nào thì hiệu quả ......................................................................... 10
2.9.2. Khi NH3 và H2S trong nước quá cao, cần xử lý như thế nào ? .............................................. 10
2.10. Độ kiềm (Alkalinity) và quan hệ của nó như thế nào với độ pH? ................................................ 10
2.10.1. Độ kiềm là gì? ......................................................................................................................... 10
2.10.2. Quản lý độ kiềm trong ao như thế nào là tốt ? ......................................................................... 10
2.11. Chế phẩm sinh học là gì và chúng có thể thay cho các kháng sinh được không? Nên sử dụng
thuốc và hoá chất như thế nào? Tại sao có nhiều loại sản phẩm không mang lại kết quả tốt dù rất đắt? .. 11
3. MỘT SỐ TÌNH HUỐNG THƢỜNG GẶP TRONG QUẢN LÝ AO NUÔI TÔM SÚ .................... 13
3.1. Ao nuôi của gia đình tôi mới đào, đã nuôi được 1 vụ nhưng thất bại do có quá nhiều chất hữu cơ.
Xin cho biết cách cải tạo ao như thế nào cho đảm bảo? ............................................................................. 13
3.2. Xin cho biết phương pháp cải tạo ao trên nền đất cát và ao bị nhiễm phèn tiềm tàng, ao nuôi ở
vùng thấp không nạo vét phơi khô được? .................................................................................................... 13
3.3. Có 2 phương pháp gây màu hữu cơ và vô cơ, xin cho biết và giải thích sự khác biệt? ................... 13
3.4. Hỏi: Khi nào phải gây màu nước? Màu nước như thế nào là tốt cho tôm? Các biện pháp nào để
duy trì màu nước?........................................................................................................................................ 15
3.5. Tôi nuôi tôm sú thâm canh (25 con/m2), sau 50 ngày thả, màu nước chuyển xanh đậm, độ trong
chỉ đạt 20cm, pH dao động từ 8.4-9.2, làm thế nào để làm thưa tảo và hạ pH trong khi không thay được
nước? 15
3.6. Tôi nuôi tôm sú quảng canh cải tiến ( 8 con/m2), không có ao chứa, sau khi nuôi 30 ngày màu
nước bình thường pH dao động từ 7.1-7.5 (không quá 0.5 ngày đêm). Như vậy có bình thường không? Có
cách gì cải thiện tốt hơn không? .................................................................................................................. 15
tepbac.com
3
3.6.1. Ao nuôi của tôi thiết kế trên nền đất cát. Nguồn nước cấp từ biển có độ mặn 30-35 0/00, Trong
quá trình nuôi nước thường xuyên bị mất màu, đặc biệt là giữa vụ nuôi (sau 50 ngày tuổi). Vậy nguyên
nhân là vì sao và có cách gì giải quyết ? .................................................................................................. 15
3.7. Ao tôm của tôi được xây dựng trên nền đất giàu sulffate acid (phèn tiềm tàng). Khoảng 2-3 tuần
sau khi thả, khá nhiều tôm bị cong chân (dính chân) không thể rút khỏi vỏ khi lột, đặc biệt là sau mỗi trận
mưa lớn. Có cách nào điều trị ? .................................................................................................................. 16
3.8. Khi trời mưa nước ao đục, pH thấp nhiệt độ giảm mạnh cần làm gì? ............................................ 16
3.9. Sau mỗi trận mưa rào vài ngày, thường thấy tôm nổi đầu. Nguyên nhân là gì? Cách giải quyết? . 16
3.9.1. Trong quá trình nuôi thấy xuất hiện ốc, cá và sứa trong ao, cạnh tranh thức ăn và tiết chất
nhày. Có thuốc gì điều trị? ...................................................................................................................... 16
3.10. Các biện pháp xử lý khi xuất hiện rong đáy trong ao? ................................................................ 17
3.11. Xin cho biết biện pháp xử lý khi tôm bị đốm trắng? Muốn nuôi tiếp cần làm gì? ....................... 17
3.12. Phòng các bệnh nhiễm khuẩn như thế nào? ................................................................................ 18
3.13. Phòng trị các bệnh đóng rong, bám bẩn như thế nào?................................................................ 18
3.14. Phòng bệnh đốm trắng như thế nào? .......................................................................................... 18
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................................... 19
tepbac.com
4
1. LỜI TỰA
Nuôi tôm là một công việc đầy rủi ro và Nuôi trồng thuỷ sản ven biển, đặc biệt là nuôi tôm
đang được phát triển theo hướng tăng diện tích, loại hình nuôi và mức độ thâm canh. Bên
canh sự hấp dẫn về lợi nhuận cao, NTTS còn gặp nhiều khó khăn về môi trường và dịch
bệnh, đặc biệt là ở các khu nuôi tập trung. Do vậy, vấn đề quản lý chất lượng nước đã trở
nên bức xúc và cần có sự hỗ trợ của các cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến ngư hay cộng
đồng. Tài liệu này được biên soạn nhằm giúp các cán bộ kiểm tra chất lượng nước trong
khu nuôi chung hay trong ao nuôi của từng hộ gia đình cũng như một số phương pháp hỗ
trợ cộng đồng quản lý nguồn nước nuôi tốt hơn.
Đây là kết quả nghiên cứu thử nghiệm "Quản lý môi trường trong NTTS ven biển
Bắc Trung Bộ" được tiến hành trong 2 năm trên 20 mô hình, 800 hộ nuôi tôm do các cán
bộ hợp phần của dự án VIE97030 kết hợp cơ sở lý thuyết của các tài liệu có uy tín của các
chuyên gia về tôm trong và ngoài nước. Vì thời gian chuẩn bị tài liệu chưa nhiều và dựa
trên kết quả thử nghiệm tại 3 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An và Thừa Thiên Huế nên chắc chắn
không tránh khỏi những thiếu sót. Tài liệu này trước hết nhằm phục vụ việc nuôi tôm ở
khu vực Bắc Trung Bộ. Dù vậy, tài liệu này có thể linh động áp dụng cho các khu vực khác
và ngay cả trong khu vực Bắc Trung Bộ, phải tuỳ theo từng trường hợp mà xử lý cho phù
hợp với điều kiện từng ao, ở từng thời điểm cụ thể.
Mục tiêu của tài liệu
Cuốn tài liệu sẽ hƣớng dẫn giúp cán bộ:
Hiểu được mục tiêu và ý nghĩa và nắm được các kỹ năng quản lý chất lượng nước
trong NTTS.
Có cơ sở để điều chỉnh và đưa ra những khuyến cáo cho cộng đồng tìm biện pháp khắc
phục khó khăn trong quá trình nuôi.
Hình thành cơ sở dữ liệu để rút kinh nghiệm cho các vụ nuôi sau
tepbac.com
5
2. MỘT SỐ CÂU HỎI THƢỜNG GẶP LIÊN QUAN ĐẾN
QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG NƢỚC TRONG AO NUÔI TÔM
SÚ
2.1. Chất lƣợng nƣớc trong trong ao tôm nhƣ thế nào là phù hợp?
Bảng 1: Các thông số chất lượng nước chính trong ao nuôi tôm
Thông số
Khoảng cho
phép
Khoảng thích hợp Nhận định
Nhiệt độ (0C) 26-33 28-30 >320C hoặc <250C giảm
30-50% lượng thức ăn
Ph 7.5-8.5 7.8-8.2 Dao động ngày đêm <0.5
Độ mặn (0/00) 10-30 15-25 Dao động ngày đêm <5
Ô xy hoà tan (mg/l) 3-12 5-6 > 4
Độ kiềm (mg
CaCO3/l)
>80 100-120 Phụ thuộc và pH dao động
Độ trong (cm) 30-50 cm 30-40 cm
Độ sâu (cm) >100 Tuỳ hình thức nuôi, song
tối thiểu phải > 100
H2S (mg/l) <0.03 0 Độc hơn khi pH thấp
NH3 tự do (mg/l) <0.1 0 Độc hơn khi pH cao
(Nguồn: P. Characchakool, 1999)
2.2. Nhiệt độ có ảnh hƣởng trong ao tôm nhƣ thế và làm thế nào để
quản lý nhiệt độ trong khi nhiệt độ luôn biến động mạnh theo thời
tiết?
Nhiệt độ là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong NTTS. Nhiệt độ phù hợp cho tôm và tảo thực
vật có lợi là 280C-330C. Nhiệt độ không nên thay đổi đột ngột, nếu biến động quá 50C/ngày sẽ làm cho tôm
giảm ăn. Nếu nhiệt độ >330C hoặc <250C tôm giảm ăn từ 30-50%. Nhiệt độ thấp tôm giảm ăn hoặc ngưng
ăn, chậm hoặc không lớn. Nhiệt độ cao > 35 oC, nhóm tảo lam gây hại cho tôm sẽ phát triển.
2.2.1. Quản lý nhiệt độ nhƣ thế nào?
Thiết kế ao nuôi đủ độ sâu > 1m.
Thả nuôi đúng mùa vụ. Mùa vụ ở Nghệ An, Thanh Hoá qui định là tháng cuối tháng 3 đầu tháng 4
dương lịch (sau tết Thanh Minh 3/3 âm lịch) và ở Thừa Thiên Huế là tháng 2- 3 và tháng 6-7 dương lịch.
Có ao chứa để xử lý khi nhiệt độ dao động quá 5oC trong ngày.
2.2.2. Trong quá trình nuôi nếu nhiệt độ trong ao biến động mạnh cần làm gì?
Ao đủ độ sâu, nhiệt độ ít khi dao động quá 5 0C/ngày
Thường nhiệt độ chỉ dao động khi thời tiết diễn biến thất thường, trời đang nắng nóng chuyển mưa
rào, nhiệt độ giảm thấp, giải pháp khi đó là:
Thay được nước đã xử lý vào ao chứa là tốt nhất (thay 20-30% lượng nước) hoặc phải tháo lớp
nước mặt, chạy máy quạt khí để tránh phân tầng nhiệt.
tepbac.com
6
Nếu không có ao chứa, phải thiết kế mương nội đồng từ lúc cải tạo. Mương nội đồng là 1
mương nhỏ trong ao, sâu hơn đáy ao 40-60 cm, rộng 60-80 cm giúp tôm trú ẩn khi nhiệt độ
thay đổi bất thường.
Tạo cân bằng, ổn định màu nước và các thông số khác trong ao tôm đồng thời kiểm tra các vó
cho ăn, giảm lượng thức ăn nếu cần thiết.
Ghi lại thời gian và các dấu hiệu khác liên quan để rút kinh nghiệm cho vụ sau (thả đúng màu
vụ, thiết kế ao đúng tiêu chuẩn)
Tóm lại
Nhiệt độ liên quan
đến
Nguyên nhân Giải pháp chủ đạo Giải pháp bổ sung
Độ sâu ao Ao bị rò rỉ Xử lý các chỗ rò rỉ, thẩm lậu Nắng nóng kéo dài tăng cường
quạt khí.
Ao không đủ độ sâu
(<1m)
Thiết kế ao đủ độ sâu, thiết
kế ao chứa để bổ sung nước
khi cần
Mưa, nắng kéo dài giảm
lượng thức ăn
Mùa vụ nuôi thả Không thả không
đúng mùa vụ
Thả đúng mùa vụ theo qui
định của cơ quan thuỷ sản
Cố gắng duy trì màu nước ổn
định
Giải pháp tốt nhất để quản lý nhiệt độ trong ao là thiết kế ao đủ độ sâu, hạn chế thấp nhất rò rỉ, dâng nước
cao dần trong quá trình nuôi và giữ ổn định màu nước.
2.3. Độ pH là gì và có ảnh hƣởng nhƣ thế nào trong ao tôm?
pH trong môi trường ao nuôi là độ chua của nước và nền đáy. Mức pH từ 7.5-8.5 đối với tôm là phù hợp. pH
trong ao phụ thuộc vào các yếu tố thổ nhưỡng, lượng vôi bón, mật độ tảo và chế độ thay nước. Nếu pH dao
động quá 0.5 đơn vị trong một này thì hoạt động sống của tôm sẽ bị ảnh hưởng bất lợi.
2.3.1. Quản lý pH nhƣ thế nào cho tốt ?
Cải tạo ao thật tốt từ ban đầu. Chú ý dọn sạch các chất hữu cơ và bón đủ vôi để cải
thiện pH, lượng vôi bón tuỳ theo pH đất ở bảng sau:
Bảng 2: Bảng tương quan giữa lượng vôi bón để cải tạo ao và pH đất
pH đất Vôi nung
CaO
Vôi tôi
Ca (OH)2
Vôi nông nghiệp
CaCO3
Dolomite
CaMg(CO3)2
7.0 - - 500 500
6.0 500 700 1000 1000
5.0 750 1000 1500 1500
4.0 1000 1200 - -
(Nguồn: công ty CP, 2002)
Bón CaCO3 hoặc Dolomite định kỳ 7-10 ngày một lần, mỗi lần bón 15-20kg/ha. Bón
liên tục 2-3 ngày để ổn định pH trong khoảng từ 7.5-8.5 và độ kiềm trong khoảng 80-
150 mgCaCO3/l.
Duy trì màu nước ổn định, bằng bón phân hợp lý kết hợp sử dụng đường cát, men vi
sinh để ổn định màu nước. Nếu mất màu phải gây lại màu (xem phương pháp gây
màu).
Có ao chứa để chủ động thay nước khi có tình huống gấp xảy ra.
Ở những vùng ao nuôi bị xì phèn, cần phủ cát dày 30-40cm trên đáy ao để hạn chế
xì phèn. Đồng thời bên ngoài ao phải đào mương tiêu phèn rộng 40-50cm, sâu hơn đáy
tepbac.com
7
40-50cm để ép phèn từ đáy ao ra ngoài, không để phèn lưu lại trong ao gây ảnh hưởng
đến hô hấp của tôm và giảm lượng ô xy trong ao.
2.3.2. Trong quá trình nuôi, nếu pH biến động cần làm gì?
Khi pH trong ao thấp (<7.5), muốn tăng pH phải bón vôi CaCO3 vào buổi tối (lúc 21
h) bón 30-50 kg/ha/lần cho đến khi pH > 7.5 và ổn định.
Nếu pH dao động quá ngưỡng 7.5-8.5, chênh lệch > 0.5, và pH > 8.7 vào buổi chiều,
màu nước trong ao đậm (tảo dày). Tốt nhất là xử lý nước thật tốt ở ao chứa sau đó thay
nước từ từ, mỗi lần không quá 30% tổng lượng nước trong ao nuôi. Sau đó bón CaCO3,
Dolomite 30-50 kg/ha/lần và quạt khí khí, kiểm tra cho đến đến khi pH đạt 7.5-8.5.
2.3.3. Trong quá trình nuôi, gặp trời mƣa, pH giảm thấp cần làm gi ?
Trước khi trời mưa, cần bón vôi nung (CaO) bờ ao liều lượng 20kg/1000m2, bón
Ca(OH)2 20 kg/1000 m
3
nước ao.
Sau mưa rút nước tầng mặt ao. Sau đó bón vôi CaCO3 hoặc Dolomite 15-20 kg /lần để
ổn định lại pH và độ kiềm. Bón liên tục 2-3 ngày kết hợp quạt khí cho đến khi pH và
độ kiềm ổn định. Có thể bổ xung đường cát để giúp tảo phát triển trở lại, lượng bón
0.5-1 kg/1000m
3
.
Giải pháp tốt nhất để quản lý pH là cải tạo ao thật kỹ, bón vôi định kỳ. Quản lý thật tốt màu nước và có ao
chứa để xử lý khi pH biến động.
2.4. Quản lý Độ mặn (S0/00) trong ao nuôi nhƣ thế nào cho tốt?
Mức qui định phù hợp độ mặn khoảng 10-300/00 , tôm sú phát triển tốt nhất ở độ mặn 15-25
0
/00. Biến
động trong ngày không quá 50/00.
Một nguyên tắc quan trọng trong nghề tôm sú là giảm dần độ mặn và tăng dần độ sâu của nƣớc trong
quá trình nuôi. Đầu vụ độ mặn cao, tôm ít nhiễm bệnh, tỷ lệ sống cao. Cuối vụ độ mặn thấp, tôm mau
lột xác chóng đạt cỡ thương phẩm và tránh bệnh đóng rong.
Độ mặn quá thấp, tôm dễ bị các bệnh mềm vỏ, chất lượng thịt kém (không chắc) và khả năng đề kháng,
phòng bệnh kém.
Trước khi thả tôm phải kiểm tra độ mặn, nếu độ mặn < 5 0/00 cần thuần hoá độ mặn từ trại giống và ao
ương.
Nếu độ mặn thấp hơn 50/00, nên cho Vitamine C-Mix, khoáng chất (Mutagen) và vaccine (Becta-min)
nhất là khi tôm trong giai đoạn tuổi 45 ngày trở lên. Trước khi thả tôm nên ngâm với Macroguard tối
thiểu 30 phút sẽ sẽ chịu đựng để thích nghi tốt trong môi trường có độ mặn khác nhau.
Độ mặn quá cao, tôm dễ bị nhiễm các bệnh do vi khuẩn và chậm lớn (tôm khó lột xác). Độ mặn > 40
0
/00, tôm giảm ăn, ảnh hưởng đến tăng trọng tôm sau 1.5 tháng nuôi đầu, tôm khó lột xác.
Năm 2002, ao nuôi ông Đào (Xuân Lâm) và ông Hải (Diễn Kim) đã thành công nhờ có ao chứa điều tiết
độ mặn trong quá trình nuôi.
2.5. Quản lý Oxy hoà tan (DO) nhƣ thế nào?
Oxy hay còn gọi là dưỡng khí. Quản lý Oxy đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống của tôm.
Mức qui định phù hợp > 4 mg/l, tốt nhất 5-6 mg/l.
Muốn quản lý tốt ô xy buộc phải duy trì được màu nước (duy trì tảo) và sử dụng linh hoạt máy sục khí
(bảng 3).
tepbac.com
8
Bảng 3: Hướng dẫn sử dụng máy quạt nước:
Ngày tuổi
Mục đích sử dụng
Cung cấp oxy Xử lý đáy
1-20 Trong quá trình ánh sáng thấp (trời u
ám)/trong khi trời mưa/sau khi thêm nước
8-12 giờ về đêm, liên tục trong 2-3
ngày
20-40 Như trên 8-12 giờ về đêm và 1-2 giờ trước
lúc cho ăn
40-80 Như trên, thêm máy quạt
80 đến lúc thu tôm Suốt ngày, trừ lức cho ăn
(Nguồn: P. Characchakool, 1999)
Hạn chế thấp nhất các chất thải lắng đọng trong nền đáy, là nguyên nhân làm giảm hàm lượng ô xy-
bằng cải tạo ao thật tốt, không để thừa thức ăn, định kỳ sử dụng các chế phẩm làm sạch đáy như Zeolite,
BRF2 ...
Nếu ô xy hoà tan (DO) thấp hơn 4 mg/l phải sục khí nhiều hơn và thay nước nếu tôm nổi đầu nhiều
ngày.
Kiểm tra và điều chỉnh thức ăn định kỳ, tránh dùng thức ăn tươi, bổ sung Vitamine (C-mix) và khoáng
chất (Mutagen) hoặc chất kháng thể (vaccine) như Betamin khi tôm kém ăn, thời tiết thay đổi.
Khi tảo quá dày, Ô xy hoà tan buổi sáng quá thấp và buổi chiều quá cao phải ngừng bón phân, kiểm soát
lượng thức ăn cẩn thận, chạy sục khí về đêm.
Với mật độ thả 1-7 con/m2 thường không cần dùng máy quạt. Với mật độ từ 8 con/m2 trở lên buộc phải
dùng máy quạt nước như sau: cứ 3.000-3.500 tôm giống hoặc tổng trọng lượng tôm 100 kg dùng một
máy quạt nước.
2.6. Độ trong và các yếu tố ảnh hƣởng đến độ trong?
Mức qui định phù hợp 30-45 cm.
Độ trong quá thấp (< 20 cm), nước rất đục, có thể là do mật độ tảo quá dày (màu nước đậm đặc) hoặc là
do xác tảo hoặc do phù sa lơ lửng.
Nếu mật độ tảo quá dày gây hiện tượng thiếu ô xy vào sáng sớm và pH tăng cao vào buổi trưa (xem
them phần pH) khi đó.
Giải pháp là thay bớt 20-30% nước đã xử lý từ ao chứa để giảm mật độ tảo, sau đó bón vôi CaCO3/ hoặc
Dolomite 150-300kg/ha để lắng bớt bùn và tảo, ổn định pH duy trì màu nước ổn định.
Độ trong 20-30cm màu nước bắt đầu đậm đặc, nên cẩn thận không để pH buổi sáng >8.0, thay bớt nước
trong ao ngưng mở máy quạt vào buổi chiều.
Nếu độ trong thấp < 20 cm, nước đục do phù sa lơ lửng, cần để lắng ở ao chứa koảng 1-3 ngày cho đến
khi trong sạch sau đó mới bơm vào ao nuôi. Không lấy nước đục phù sa trực tiếp vào ao nuôi tôm.
Nên trồng cỏ ở quanh bờ ao để giũ bờ chắc, không rò rỉ, và không bị sói lở làm đục nước ao khi trời
mưa. Nếu nước ao bị đục sau khi mưa, phải bón vôi (bảng 1) để lắng tụ các chất lơ lửng và làm trong
nước để tảo hoạt động trở lại.
Nếu độ trong > 60cm, màu nước rất nhạt, có thể nhìn thấy đáy, nếu tôm ở giai đoạn <50 ngày tuổi nên
dùng phân gà 20-30kg/1000m2, bỏ vào bao và treo trong ao. Sau đó dùng Dolomite 15-20 kg/ha vãi theo
hướng cánh quạt nước cho đến khi lên màu thì dừng bón phân (xem thêm phần phương pháp gây màu
hữu cơ).
Quản lý tốt màu nước, theo dõi độ trong, sử dụng vi sinh và dolomite định lỳ là giải pháp tốt để duy trì độ
trong từ 30 đên 45 cm.
2.7. Độ sâu và quản lý độ sâu nhƣ thế nào?
Mức qui định phù hợp >1 m cho ao quảng canh cải tiến và > 1,2 m cho ao bán thâm canh trở lên.
tepbac.com
9
Độ sâu có liên quan mật thiết đến biến động nhiệt độ và màu nước trong ao. Nhiệt độ dao động sẽ làm
tôm bị căng thẳng, giảm ăn và dễ nhiễm bệnh.
Nước quá nông (độ sâu <80 cm) và trong, tảo đáy dễ phát triển gây thối đáy (xem thêm phần tảo đáy).
Thường xuyên kiểm tra các chỗ rò rỉ và bịt kín ngay lập tức, tránh thẩm lậu mất nước trong quá trình
nuôi
Nếu ao bị rò rỉ, bay hơi nhiều phải bổ xung nước từ ao chứa cho đủ độ sâu >1m
Năm 2002, hầu hết các ao thất bại hoặc là do độ sâu không đảm bảo (<0.8m) hoặc là do ao có diện tích
quá nhỏ (4000m2-nuôi quảng canh).
Ở Hoằng Phong và Xuân Lâm Thanh Hoá (2002), hầu hết ao đầm không đảm bảo độ sâu, các hộ đều gặp
khó khăn trong quản lý màu nước, rong đáy thường xuyên xuất hiện.
Một nguyên tắc quan trọng là phải tăng dần mức nước trong ao và giảm dần độ mặn trong quá trình nuôi.
Thiết kế ao chứa và máy bơm để chủ động điều tiết nước trong quá trình nuôi. Muốn nuôi tôm sú thành công
thì ao đầm tối thiểu phải đạt độ sâu trên 1m nước.
2.8. Màu nƣớc và quản lý màu nƣớc
Nuôi tôm là nuôi nước, muốn nuôi tôm thành công thì phải giữ đƣợc màu nƣớc.
Giữ được màu nước tức là giữ được nguồn thức ăn cho tôm và giữ được môi trường sống tốt cho tôm
sinh trưởng phát triển.
Nước có màu xanh đọt chuối hay màu vàng nâu là tốt nhất, duy trì độ trong 30-45 cm.
Muốn duy trì màu nước thì phải duy trì được các yếu tố môi trường nước ổn định.
Để làm được điều này ao đầm phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Phải có ao chứa, độ sâu đảm bảo ( >1m) và phải bón phân gây màu, sử dụng một số chế phẩm sinh học.
Định kỳ quan sát màu nước và bón phân hợp lý theo 1 trong 2 phương pháp vô cơ hoặc hữu cơ.
Định kỳ dùng men vi sinh BRF2, Aquabac, Bacciluss 1070 vv..để bón xuống ao, thúc dẩy vi khuẩn có lợi
phát triển.
Định kỳ 10 ngày bón vôi nông nghiệp (CaCO3) hoặc Dolomite, mỗi lần 10-20kg/ha sau đó có thể bổ
xung đường cát 0.5-1 kg/1000m3 nước.
Ở các vùng đáy cát nhiều, độ mặn cao khó gây màu nên sử dụng phương pháp gây màu hữu cơ hoặc các
thuốc gây màu tảo như BOOM-D kết hợp Bio-premix.
Trước khi gây màu nước cần kiểm tra các thông số như pH (7.5-8.5), độ kiềm (80-150 ppm), NH3
(<0.1mg/l), H2S (<0.03 mg/l) nếu thích hợp thì mới được phép gây màu.
Ở các ao nuôi bán thâm canh và thâm canh, có thể gây màu từ ao chứa và bổ sung sang ao nuôi khi cần
thiết.
2.9. Tại sao lại gọi các khí Amonia tự do (NH3) và Hydrosulfide (H2S)
là khí độc?
Mức qui định phù hợp
< 0.1 ppm cho NH3, độc hơn khi pH cao
<0.03 ppm cho H2S, độc hơn khi pH thấp
NH3 và H2S tác động đến hô hấp, nếu xuất hiện dài ngày sẽ làm giảm sinh trưởng, tôm còi chậm lớn.
Hầu hết các ao nuôi hàm lượng NH3 và H2S cao là do hàm lượng hữu cơ quá nhiều, không cải tạo sạch
triệt để từ ban đầu hoặc trong quá trình nuôi cho ăn quá nhiều, cho ăn thức ăn tươi và thức ăn bị ẩm mốc,
kém chất lượng. Kết quả là nước bị ô nhiễm, tôm kéo đàn và nhiễm bệnh.
Để phòng ngừa tác hại của NH3 và H2S nên thiết kế ao chứa để chủ động nước, có máy quạt khí để xử lý
khi cần.
tepbac.com
10
2.9.1. Quản lý NH3 và H2S nhƣ thế nào thì hiệu quả
Cải tạo ao thật tốt, loại bỏ hết chất hữu cơ (nạo vét đáy sau mỗi vụ nuôi).
Ở những vùng có tầng sinh phèn tiềm tàng không nên đào ao sâu vào tầng này mà lên đắp cao bờ và
xây dựng kênh tiêu phèn (rộng 40-50 cm, sâu hơn đáy 40-50cm) quanh bờ ao.
Sử dụng thức ăn cho phù hợp, không dùng thức ăn tươi, thức ăn kém chất lượng.
Duy trì ổn định pH, không để pH quá 7.5-8.5, nếu không NH3 và H2S sẽ gây độc cho tôm.
Duy trì màu nước vì màu nước tốt sẽ giữ cho độ độc của NH3 và H2S ở mức thấp
Điều chỉnh mức ô xy hoà tan sao cho không thấp hơn 5 mg/l để vi khuẩn có thể làm việc tốt, loai bỏ
các chất hữu cơ tồn dư bằng cách thêm các máy cung cấp ô xy.
Sử dụng định kỳ các chế phẩm hấp thụ NH3 và H2S, cải thiện nền đáy như Zeolite, BRF2, Baccillus
1070 vv..
2.9.2. Khi NH3 và H2S trong nƣớc quá cao, cần xử lý nhƣ thế nào ?
Khi NH3 và H2S vượt quá tiêu chuẩn bảng 1. Giải pháp đầu tiên là thay bớt 20-30% nước đã xử lý từ
ao chứa.
Sau đó tăng cường sục khí. Nếu không có ao chứa phải sử định kỳ sử dụng Zeolite 10-20kg/1000m3
nước.
Sau đó cấy men vi sinh BRF2, Aquabac, Bacciluss 1070, định kỳ sử dụng Zeolite, duy trì màu nước
để ổn định pH.
2.10. Độ kiềm (Alkalinity) và quan hệ của nó nhƣ thế nào với độ pH?
2.10.1. Độ kiềm là gì?
Độ kiềm là chỉ tiêu đánh giá khả năng đệm của nước ao nuôi tôm. Hiện thị khả năng tự điều chỉnh giá trị
pH của thuỷ vực trước những thay đổi của các nhân tố từ bên trong hoặc bên ngoài.
Mức qui định phù hợp: Tôm mới thả : 80-100ppm (không nên thấp hơn 50ppm), từ 45 ngày tuổi trở lên:
100-130 ppm; 90 ngày tuổi trở lên: 130-160 ppm.
Độ kiềm có vai trò quan trọng trong việc tạo vỏ, lột xác của tôm. Khi tôm lột xác độ kiềm giảm.
Độ kiềm liên hệ mật thiết tới sự biến động của giá trị pH và sự ổn định màu nước (tảo).
Trong khoảng độ kiềm thích hợp pH rất ít khi dao động quá 0.3 đơn vị/ngày.
Nuôi tôm ở độ mặn thấp, độ kiềm thường xuyên thay đổi. Cần hết sức chú ý bón vôi định kỳ (chỉ bón 1
trong 2 loại CaCO3 hoặc Dolomite) để bổ sung độ kiềm cho ao.
2.10.2. Quản lý độ kiềm trong ao nhƣ thế nào là tốt ?
Cải tạo ao thật tốt, bón vôi theo pH đất (bảng 2)
Duy trì màu nước bằng bón phân định kỳ, sử dụng các chế phẩm sinh học BRF2, Aquabac,
Bacciluss 1070.
Bón vôi nông nghiệp (CaCO3) lượng 10-20 kg/ha hoặc Dolomite 10-15 kg/ha định kỳ 7-10 ngày/lần.
Vào thời kỳ con nước, cần xử lý nước thật tốt ở ao chứa, bón vôi, gây màu tăng độ kiềm sau đó kích
sang ao nuôi để tôm lột xác hoàn toàn.
Trong quá trình nuôi, nếu độ kiềm thấp < 80 mg CaCO3 và:
Nếu pH <8: CaCO3 100-200 kg/ha/lần
pH > 8: bột vỏ sò 100-200 kg/ha/lần
Làm liên tục 2-3 ngày cho đến khi độ kiềm đạt > 80 mgCaCO3/l.
tepbac.com
11
Năm 2002 cho thấy, ở ao ông Hồ Trình (Quỳnh Bảng), khi cải tạo ao bón CaCO3 với nồng độ cao
12 tấn/8000m2 và trong quá trình nuôi sử dụng Zeolite định kỳ (10-20 kg/ha) cho kết quả màu nước và
pH rất ổn định.
2.11. Chế phẩm sinh học là gì và chúng có thể thay cho các kháng sinh
đƣợc không? Nên sử dụng thuốc và hoá chất nhƣ thế nào? Tại sao
có nhiều loại sản phẩm không mang lại kết quả tốt dù rất đắt?
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc và hoá chất được sử dụng trong NTTS. Tuy nhiên, công dụng, thành phần
của các sản phẩm không phải ở đâu và lúc nào cũng giống nhau. Hơn nữa, thị trường thuốc hoá chất trong
NTTS hiện nay đang đứng trước tình trạng chống chéo trong quản lý, nhiều loại thuốc nhập lậu hoặc không
đăng ký với nhà quản lý vẫn được lưu hành, nhiều loại không biết rõ nguốn gốc, thời hạn sử dụng vv...
Về nguyên tắc, chúng tôi khuyến cáo tốt nhất là hạn chế thấp nhất việc sử dụng thuốc hoá chất trong quản lý
môi trường ao nuôi tôm sú. Nên áp dụng các biện pháp kỹ thuật như thiết kế ao chứa lắng, độ sâu ao trên
1m, duy trì màu nước, bón vôi định kỳ vv...và sử dụng các chế phẩm sinh học để quản lý môi trường. Bất đắc
dĩ mới phải sử dụng hoá chất, giảm và từng bước không sử dụng hoá chất ngay trong ao nuôi.
Trong những trường hợp bất khả kháng, dự án khuyến cáo bà con chỉ nên sử dụng vôi (các loại), Formol,
Zeolite, Chlorinre, BKC, đường cát, Thuốc tím (KMnO4), H2O2 đây là những chế phẩm sử dụng khá hiệu quả
và không gây nhiều nguy hiểm cho tôm, môi trường và sức khỏe người sử dụng. Tuy nhiên khi sử dụng hoá
chất, bà con cần tham khảo ý kiến của cán bộ kỹ thuật, hoặc chủ cơ sở bán sản phẩm, người sử dụng có kinh
nghiệm. Nghe hướng dẫn cẩn thận trước khi sử dụng tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ, tôm nuôi và môi trường.
Riêng với các loại bệnh vi khuẩn, bà con chỉ nên sử dụng kháng sinh vào các ngày nuôi thứ 20-30 và trước
khi thu tôm 30 ngày. Sau đó không được dùng nữa vì có thể lô tôm đó sẽ không được xuất khẩu, ảnh hưởng
đến uy tín tôm nuôi Việt Nam.
Hiện nay có rất nhiều thuốc, chế phẩm sinh học (men vi sinh) được khuyến cáo sử dụng để phòng trị bệnh,
xử lý đáy và quản lý môi trường. Tuy nhiên đây còn đang là đề tài được nghiên cứu nhiều và không phải ai,
lúc nào cũng dùng được vì chúng có tính 2 mặt (tích cực và tiêu cực) và sẽ rất nguy hiểm nếu quản lý và sử
dụng không đúng cách. Hiện tại chúng tôi chỉ khuyến cáo bà con nên sử dụng BRF2, Aqucbac, Baccilus
1070, Power pack hoặc Pond Clearer. Đây là các chế phẩm này đã được các nông hộ tham gia thử nghiệm
với dự án năm 2002, cho kết quả tốt.
Có môt thực tế là các tài liệu hướng dẫn nuôi tôm hiện tại đều sử dụng các ký hiệu ppm để chỉ nồng độ các
loại thuốc hoá chất sử dụng. Điều này gây khó khăn cho bà con vì không ghiểu các đơn vị qui đổi. Chúng tôi
xin hướng dẫn đơn giản như sau:
tepbac.com
12
Bảng 4: Hướng dẫn đọc các ký hiệu ppm trong các tài liệu tập huấn.
Tài liệu ghi
Hƣớng dẫn sử dụng
Dạng lỏng Dạng rắn (bột)
Sử dụng Chlorine 10 ppm
Có nghĩa là 10 ml Chlorine hoà tan
trong 1 m
3
nước ao nuôi tôm.
Có nghĩa là 10 mg Chlorine hoà
tan trong 1 lít nước ao nuôi tôm.
Hoặc 10 lít Chlorine hoà tan trong
1000 m
3
nước ao nuôi tôm.
Hoặc là 10 g Chlorine hoà tan
trong 1 m
3
nước ao nuôi tôm.
Hoặc 100 lít Chlorine hoà tan trong
10.000 m
3
nước ao nuôi tôm (ao
sâu 1 m, diện tích 1 ha).
Có nghĩa 10 kg dùng cho 1000
m
3
nước ao, hay 100 kg Chlorine
dùng cho 10.000 m3 ( diện tích 1
ha, sâu 1 m)
tepbac.com
13
3. MỘT SỐ TÌNH HUỐNG THƢỜNG GẶP TRONG QUẢN
LÝ AO NUÔI TÔM SÚ
3.1. Ao nuôi của gia đình tôi mới đào, đã nuôi đƣợc 1 vụ nhƣng thất
bại do có quá nhiều chất hữu cơ. Xin cho biết cách cải tạo ao nhƣ
thế nào cho đảm bảo?
1. Dọn sạch các chất hữu cơ ra khỏi ao (nạo vét đáy, nhặt rác vv..)
2. Rào lưới ngăn cua (nếu nuôi bán thâm canh
+ Nếu nuôi bán thâm canh phải làm tấm Nilông (polyethylene) hoặc dùng lưới 3 lớp (30-50 cm) để
ngăn cua.
+ Nếu nuôi thâm canh phải dùng cá tươi 1kg trộn với FOS 500 EC 200cc nhét vào hang cua ở khu
vực đáy ao, quanh ao cả bên trong và bên ngoài ao, dùng đất sét bịt miệng hang.
3. Dâng nước đầy, ngâm súc rửa ao khoảng 2-3 ngày để thau phèn, đẩy các chất bẩn. Làm liên tục 2-3 lần
cho đến khi sạch ao thì thôi. Công việc này thường tiến hành trước khi thả tôm khoảng 1 tháng.
4. Phơi ao cho se đáy, sau đó cày lật, bón vôi, phơi đáy 10-15 ngày trước khi lấy nước gây màu, lượng vôi
bón tuỳ thuộc pH đất (bảng 2). Sau đó bừa đáy, làm phẳng. Có thể bón phân NPK (20.20.0) 200-300kg/ha
nếu đáy xấu (nghèo dinh dưỡng).
5. Sau đó lọc nước, xử lý nước, sau 5-7 ngày tiến hành gây màu theo một trong hai phương pháp vô cơ hoặc
hữu cơ. Chú ý gây màu trước khi thả tôm 1-2 tuần, không để quá lâu tảo tàn hoặc tảo đáy phát triển, tốn công
cải tạo gây màu lại.
3.2. Xin cho biết phƣơng pháp cải tạo ao trên nền đất cát và ao bị
nhiễm phèn tiềm tàng, ao nuôi ở vùng thấp không nạo vét phơi khô
đƣợc?
1. Đối với vùng đất phèn tiềm tàng hoặc ao không thể nạo vét, phơi khô thì áp dụng phương pháp cải tạo ướt,
như sau.
2. Dùng máy bơm, xả nước thật mạnh xuống đáy cho chất thải nổi lên và khí độc bay hơi hết.
3. + Nếu có ao xử lý (5% diện tích) hoặc khu chờ xử lý thì bơm chất thải đó lên, sau đó chờ phơi khô làm
phân bón cho nông nghiệp (lúa, ngô).
+ Nếu không có ao xử lý, phải chờ con nước xuống, bơm xả hết các chất thải này ra kênh cho thuỷ triều
cuốn đi. Chú ý việc này làm cần có sự thông nhất của các hộ xung quanh.
4. Sau khi xả nước, dùng men vi sinh như BFR2, Bacciluss 1070 để cải tạo, sau đó gây màu, thả nuôi. Tuy
nhiên phương pháp này rất tốn kém, chỉ áp dụng khi ở tình trạng bất khả kháng. Về nguyên tắc ao nuôi thâm
canh phải phơi khô, ao nuôi quảng canh nếu dùng men vi sinh để cải tạo sẽ không kinh tế.
5. Với vùng đất nhiễm phèn, cần phủ cát dày 30-40cm để hạn chế xì phèn. Đồng thời bên ngoài ao phải đào
mương tiêu phèn rộng 40-50cm, sâu hơn đáy 40-50cm để ép phèn từ đáy ra ngoài.
6. Nếu nuôi QCCT trong diện tích nhỏ (<4000 m2) hoặc ao rộng mà độ sâu trung bình thấp (<80 cm), chưa có
điều kiện đào sâu hơn thì phải phải có mương nội đồng (rộng 2-5 m sâu hơn đáy 0.4-0.6 m) cho tôm trú ẩn
khi thời tiết và chất lượng nước có những diễn biến phức tạp.
Chú ý: Tất cả các loại dạng ao trên đều không thuận lợi cho nuôi tôm công nghiệp nó đòi hỏi đầu tư lớn, khó
quản lý màu nước và sức khoẻ tôm nuôi.
3.3. Có 2 phƣơng pháp gây màu hữu cơ và vô cơ, xin cho biết và giải
thích sự khác biệt?
1. Phƣơng pháp gây màu vô cơ:
+ Dùng phân URE (45.0.0) 10-20 kg/ha và NPK (20.20.0) 20-30 kg/ha. Hoà tan phân vào nước, sau đó tạt
khắp mặt ao. Bón phân vào 9-10h sáng, lúc trời nắng. Nếu có máy quạt khí thì chạy khoảng 2h sau khi bón sẽ
giúp phân hoà tan nhanh hơn trong nước.
tepbac.com
14
2. Phƣơng pháp hữu cơ:
Cách 1: Dùng 10-12 kg cám gạo mịn, 1,5kg bột cá và 0.5kg bột đậu tương (đậu nành). Đậu nành và cám gạo
rang chín, sau đó nấu với bột cá, để nguội và lọc bỏ phần bã, lấy phần nước tạt đều khắp 1ha mặt ao. Có thể
bổ xung thêm 1-2 lít nước mắm để xúc tác quá trình lên màu.
Cách 2: Dùng phân gà hoặc phân bò khô trộn với vôi CaCO3 theo tỷ lệ 3 phân:1vôi. Liều lượng 7kg phân gà
hoặc 10 kg phân bò cho 1ha ao.
Cách dùng: Phun kỹ 1 lít Formol vào phân gà (hoặc bò khô), ủ kỹ trong 24 h sau đó trộn đều với vôi và rải
khắp mặt ao.
Điều quan trọng là bón phân khi nước cạn hoặc chỉ còn một ít nước ở đáy ao. Sau đó, mỗi ngày thêm khoảng
10-20cm nước vào ao. Sau một tuần, ao sẽ đạt mức nước cần thiết để nuôi tôm và nước cũng có màu thích
hợp.
Không nên cho nước vào đầy ao ngay sau khi bón phân hoặc cho nước vào đầy ao rồi mới bón phân vì sẽ làm
loãng phân và nước sâu quá làm tảo khó phát triển. Tuy nhiên, cũng không nên giữ mức nước thấp dưới 0.5m
lâu hơn một tuần vì sẽ làm rong đáy (rong nhớt) phát triển dày đặc.
tepbac.com
15
3.4. Hỏi: Khi nào phải gây màu nƣớc? Màu nƣớc nhƣ thế nào là tốt
cho tôm? Các biện pháp nào để duy trì màu nƣớc?
Màu nước vàng nâu là tốt nhất
Gây màu được thực hiện đầu vụ nuôi, trước khi thả tôm; khi nước bị mất màu và có thể chủ động gây
màu trong ao chứa trước để cấp cho ao nuôi khi cần thiết
Để ổn định (duy trì) màu nước bà con cần lư ý:
Định kỳ quan sát màu nước và bón phân hợp lý.
Định kỳ dùng men vi sinh Aquabac, BRF2 vv..để bón xuống ao, thúc dẩy vi khuẩn có lợi phát triển.
Định kỳ 10 ngày bón vôi nông nghiệp (CaCO3) hoặc Dolomite, mỗi lần 10-20kg/ha sau đó có thể bổ
sung đường cát 0.5-1 kg/1000m3 nước.
Thay nước khi tảo dày, gây lại màu khi tảo tàn.
3.5. Tôi nuôi tôm sú thâm canh (25 con/m2), sau 50 ngày thả, màu
nƣớc chuyển xanh đậm, độ trong chỉ đạt 20cm, pH dao động từ
8.4-9.2, làm thế nào để làm thƣa tảo và hạ pH trong khi không
thay đƣợc nƣớc?
Ngừng bón các loại vôi.
Dùng Formol hoặc đường cát hoặc Acid acetic với nồng độ như sau:
+ Formol 6-10 lít/ha, liên tục mỗi ngày từ 9-10h sáng. Dùng ở 1/3 ao cuối gió cho đến khi pH <
8.5.
+ Đường cát: 2-5 kg/1000 m3, lúc 9-10h liên tục đến khi pH <8.5.
+ Acid acetic 0.5-2.0 lít/1000 m3 lúc 10-12h
Sau đó vớt xác tảo, Zeolite (100-200 kg/ha) để hấp thụ NH3, H2S ở đáy.
Định kỳ sử dụng BRF2 và bón đường cát 0.5-1 kg/1000m
3
để gây lại màu. Nếu pH vẫn cao hơn 8.5 thì
không cần bón vôi, nếu thấp hơn dùng CaCO3 hoặc Dolomite 20-30kg/ha/lần.
Nếu tảo dày, pH <8, dùng BKC 0.4-0.6 mg/m3 ( 0.4-0.6 lít/1000 m3) ở 1/3 ao cuối gió, sau đó vớt hết xác
tảo.
3.6. Tôi nuôi tôm sú quảng canh cải tiến ( 8 con/m2), không có ao chứa,
sau khi nuôi 30 ngày màu nƣớc bình thƣờng pH dao động từ 7.1-
7.5 (không quá 0.5 ngày đêm). Nhƣ vậy có bình thƣờng không? Có
cách gì cải thiện tốt hơn không?
Nuôi tôm sú pH 7.1-7.5 là hơi thấp, tuy nhiên không đáng ngại lắm.
Màu nước sẽ hơi trong, chưa đủ mật độ tảo cần thiết cho tôm.
Nên hoà tan 15-20kg vôi nung CaO vào nước, bón cho 1000m3 hoặc 30-40 kg vôi tôi Ca(OH)2 cho
1000m
3
hoặc bón 100-300kg CaCO3/ha, bón lúc 21h. Sau đó bón CaCO3 định kỳ 10 ngày lần, mỗi lần
15-20kg/ha kết hợp gây màu ổn đinh pH.
3.6.1. Ao nuôi của tôi thiết kế trên nền đất cát. Nguồn nƣớc cấp từ biển có độ
mặn 30-35 0/00, Trong quá trình nuôi nƣớc thƣờng xuyên bị mất màu,
đặc biệt là giữa vụ nuôi (sau 50 ngày tuổi). Vậy nguyên nhân là vì sao và
có cách gì giải quyết ?
A. Nguyên nhân:
Do đất cát, đáy hấp thụ các muối dinh dưỡng tảo không có thức ăn để lên màu.
Thay nước không thường xuyên, tảo chưa kịp lên màu.
tepbac.com
16
Nguồn nước cấp vào độ mặn cao, không có các chủng tảo làm thức ăn cho tôm.
B. Giải pháp:
Theo dõi các thông số có liên quan (pH, độ trong, màu nước, bọt khí).
Nếu xuất hiện các bọt tạo váng và pH dao động quá 0.5 ngày đêm cần phải thay 10% nước sau đó bón
vôi, gây màu (hữu cơ).
Sau đó bón Dolomite: 50-100kg/ha/lần bổ xung đường cát: 0.5-1 kg/1000m3 cho đến khi ổn định màu,
pH, độ kiềm.
Nên thiết kế ao chứa đã gây màu sẵn để túc trực xử lý khi cần. Việc gây màu sẽ dề dàng hơn khi thay bớt
một lượng nước trong ao.
3.7. Ao tôm của tôi đƣợc xây dựng trên nền đất giàu sulffate acid (phèn
tiềm tàng). Khoảng 2-3 tuần sau khi thả, khá nhiều tôm bị cong
chân (dính chân) không thể rút khỏi vỏ khi lột, đặc biệt là sau mỗi
trận mƣa lớn. Có cách nào điều trị ?
Các dấu hiệu mô tả ở trên có liên quan đến pH và độ kiềm thấp.
Thường xuất hiện ở các ao nuôi có độ mặn thấp hoặc nuôi tôm trái vụ vào mùa mưa.
Acid từ bờ ao xả xuống sau mỗi trận mưa làm pH giảm, thậm trí ngay cả khi đáy ao đã được xử lý cải
tạo tốt từ ban đầu.
Giải pháp: cần kiểm tra chất lượng nước thường xuyên, nếu pH và độ kiềm thấp cần bón vôi tôi Ca(OH)2
trên bờ ao, 10-20 kg/m2 và bón vôi nông nghiệp CaCO3 200-300 kg/ha liên tục trong 2-3 ngày.
3.8. Khi trời mƣa nƣớc ao đục, pH thấp nhiệt độ giảm mạnh cần làm
gì?
Bón vôi Ca(OH)2 hoặc CaCO3 quanh bờ trước khi trời mưa.
Rút nước tầng mặt sau đó bơm nước ao chứa sang (nếu có).
Chạy máy quạt khí đều đặn tránh phân tầng nhiệt độ và độ mặn, pH
Bón vôi, tạo cân bằng pH và độ kiềm, gây màu, bón bổ sung men vi sinh,
Kiểm tra vó, giảm 30-50% lượng thức ăn nếu tôm ăn không hết.
3.9. Sau mỗi trận mƣa rào vài ngày, thƣờng thấy tôm nổi đầu. Nguyên
nhân là gì? Cách giải quyết?
Mưa lớn thường liên quan đến sự giảm pH trong ao
pH giảm làm tăng tính độc của H2S, khiến tôm nổi đầu. Nếu pH giảm, trong nước không có H2S thì tôm
sẽ không nổi đầu.
Kiểm tra pH, nếu thấp phải bón 15-20 kg/ha Ca(OH)2 để tăng pH.
Kiểm tra ô xy hoà tan nếu thấp cần chạy máy quạt khí để bổ sung.
3.9.1. Trong quá trình nuôi thấy xuất hiện ốc, cá và sứa trong ao, cạnh tranh
thức ăn và tiết chất nhày. Có thuốc gì điều trị?
Không có thuốc diệt ốc, sứa trong ao tôm, chỉ có cách phòng:
+ Cải tạo ao thật tốt, bón vôi phơi khô ao, đảm bảo tiêu diệt hết ốc và trứng ốc.
+ Lấy nước lúc nước lớn, sử dụng lưới lọc nước cẩn thận trước khi cấp vào ao. Túi làm bằng vải
Cotton, may 2 lớp, chiều dài 8-10m, đường kính 0.6m.
0.6m
tepbac.com
17
0.8-1 m
+ Để lắng ao trong 5-7 ngày cho trứng và ấu trùng nở ra hết sau đó, xử lý nước bằng Chlorine 10-15
(kg) lít/1000 m3 hoặc Formol 20-30 lít/1000m3. Sau đó để chờ 24-48 h bơm sang ao nuôi, chú ý trước
khi bơm phải bắt tôm vào thử đảm bảo các chất này đã phân huỷ hoặc bay hơi hết.
+ Nếu trước khi thả phát hiện vẫn còn ốc trong ao phải xả nước xử lý lại đáy ao.
+ Trong quá trình nuôi, nếu có ốc phải tìm cách vớt định kỳ (chú ý không để đục nước).
+ Dùng vợt để thu sứa và dùng vó để bắt ốc bằng cách cho các thức ăn vụn (nhỏ ơn cỡ thức ăn của
tôm) vào vó, chờ ốc vào ăn, vớt lên và bắt dần đi.
+ Đánh Saponine 100-200kg/ha sau 2 tháng nuôi để phòng cá tạp , cá dữ cạnh tranh thức ăn của
tôm.
3.10. Các biện pháp xử lý khi xuất hiện rong đáy trong ao?
Vớt sạch các váng tảo vì đó là bào tử sẽ sinh ra nhiều tảo mới
Rút đáy, thay nước từ ao chứa nếu có thể, dâng nước >1m
Kiểm tra pH, nếu chưa đủ phải bón vôi đạt 7.5-8.5.
Gây lại màu nước (xem phương pháp gây màu)
Bón vôi Dolomite dể điều chỉnh độ kiềm đạt 80-150 ppm.
Trong trường hợp không có nước để thay cần vớt hết váng tảo, sử dụng Zeolite 100 kg/ha để xử lý đáy.
Zeolite sẽ hấp thụ các khí NH3, H2S, các khí này là thủ phạm gây độc cho tôm.
3.11. Xin cho biết biện pháp xử lý khi tôm bị đốm trắng? Muốn nuôi
tiếp cần làm gì?
Nếu tôm đã lớn và chết rất nhanh (5 con ở ngày thứ nhất, 20 con ở ngày thứ hai và nhiều hơn nữa ở ngày
thứ ba) thì nên thu hoạch ngay. Sau đó đóng cống, xử lý Chlorine 10-15 ppm, ngâm ao 7-10 ngày sau đó
mới được xả ra bên ngoài. Chú ý phải thông báo cho chính quyền, cán bộ khuyến ngư và các hộ khác
biết khi có bệnh.
Nếu tôm còn nhỏ, và bệnh đã thành dịch ở địa phương thì phải đóng cống và huỷ tôm bằng Chlorine 10-
15 ppm, sau đó ngâm ao 7-10 ngày trước khi xả ra bên ngoài
Nếu tôm còn nhỏ, bệnh chưa thành dịch và mức độ nhiễm bệnh nhẹ nước phải duy trì trong ao và tiếp
tục đếm số tôm chết.
Nếu sau một tuần mà không có tôm chết thêm và còn nhiều tôm trong ao thì vẫn tiếp tục nuôi.
Cần nhặt bỏ các tôm yếu, vớt tôm nổi tầng mặt, tôm dạt bờ đem đốt. Có thể dùng Formol 25
ppm để loại các con tôm yếu, tôm nhiễm bệnh (nếu có điều kiện), sau đó tiếp tục nuôi.
Nếu tôm tiếp tục chết thì chờ đến khi chấm dứt, giữ thêm 14 ngày mới xả nước.
Sau khi xả nước xong, phơi ao 14 ngày sau đó nạo vét bùn làm sạch đáy ao. Tiến hành cải tạo
theo các bước sau (nếu muốn nuôi tiếp):
Vớt sạch tôm chết, cua còng cáy ra khỏi ao.
Dùng hoá chất để tiêu diệt mầm bệnh còn sót lại:
=> Chlorine -Ca(HCLO)2: dùng 2-3 kg hoà vào 50 lít nước, phun đều 1000m
2
mặt đáyvào
lúc sáng sớm.
=> Hoặc Formol: 3-5 lít, hoà vào 50 lít nước phun đều cho 1000m2 mặt đáy ao. Chú ý phun
thật đều và phun kỹ các chân cống, chân cầu kiểm tra tôm và các chỗ cho ăn vào lúc sáng sớm.
=> Hoặc Thuốc tím (KMnO4): 0.5-1.0 kg hoà vào 50 lít nước phun 1000m2 bề mặt ao
vàolúc chiều tối.
+ Nhặt sạch hết tôm, cua còng cáy chết (ngoi lên) sau khi xử lý thuốc
tepbac.com
18
+ Cày bừa, bón vôi theo pH đất, phơi ao…sau đó lọc nước, xử lý, gây màu như bình thường.
Nếu không muốn nuôi, sau khi nhặt hết tôm, cua còng cáy có thể dâng đầy nước ngâm xả ao cho đến khi
sạch sẽ. Chờ vụ nuôi tới.
3.12. Phòng các bệnh nhiễm khuẩn nhƣ thế nào?
Phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Cách phòng bệnh tốt nhất là áp dụng các biện pháp kỹ thuật để tăng cường sức khoẻ và sức đề kháng của
tôm thay vì sử dụng thuốc, hoá chất để phòng bệnh.
Các biện pháp đơn giản nhất là thiết kế ao chứa, độ sâu ao nuôi > 1m, cải tạo ao thật tốt, chọn con giống
khoẻ, sử dụng thức ăn chất lượng tốt, giữ được màu nước, bón vôi định kỳ, sử dụng các chất kích thích
tăng trưởng, kích thích tôm ăn nhiều, sử dụng các chế phẩm sinh học làm sạch môi trường…
Nếu nuôi bán thâm canh trở lên và nuôi tôm ở những vùng hay có bệnh xuất hiện có thể phải sử dụng
BKC 0.5-0.7 lít/1000 m3 hoặc Mizuphor 100 cc/1000m3/3 ngày liên tục để xử lý nước cấp trước khi bơm
vào ao nuôi.
3.13. Phòng trị các bệnh đóng rong, bám bẩn nhƣ thế nào?
Formol 10-20l/1000 m3 nước
BKC 0.5-0.7 l/1000 m3 nước.
3.14. Phòng bệnh đốm trắng nhƣ thế nào?
Kiểm ngiệm con giống trước khi thả, tránh thả tôm trong giai đoạn nhiệt độ thấp.
Có ao chứa để xử lý, tránh việc lan truyền bệnh sang các hộ khác
Hạn chế thấp nhất còng cáy, cua, thức ăn tươi là tôm vào ao nuôi. Tiêu diệt ngay khi phát hiện tôm qua
trong ao bị chết bằng cách chon hoặc đốt xác, không quăng ném ra ngoài kênh mương hoặc ao đầm hộ
khác.
Định kỳ xử lý Formol 20-30 lít//1000 m3 nước vào các ngày nuôi 30, 45, 60 và vớt các tôm yếu dạt bờ.
tepbac.com
19
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Thế Trụ, 1994. Cải tiến kỹ thuật nuôi tôm tại Việt Nam. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội (202
trang).
2. Viện Kinh tế và Qui hoạch Thuỷ sản-Bộ Thuỷ sản, 1999. Hƣớng dẫn qui hoạch, quản lý vùng và trại
tôm. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội (63 trang).
3. Vụ Nghể Cá-Bộ Thuỷ sản, 1999. Hỏi đáp về môi trƣờng và bệnh tôm nuôi. NXB Nông nghiệp, Hà Nội
(36 trang).
4. Ponlerd Chanratchackool et al, 1999. Quản lý sức khoẻ trong ao nuôi tôm. Bản dịch của Nguyễn Anh
Tuấn và ctv. Khoa Thuỷ sản Đại Học Cần Thơ, Cần Thơ (153 trang).
5. Nguyễn Đức Hội, 2000. Quản lý chất lƣợng nƣớc trong nuôi trồng thuỷ sản, Viện nghiên cứu NTTS I.
Bắc Ninh (40 trang).
6. Phan Thị Vân, 2000. Quản lý sức khoẻ tôm và một số bệnh thƣờng gặp gây thiệt hai lớn trong nghề
nuôi tôm. Viện nghiên cứu NTTS I-Hiệp Hội đậu tương Hoa Kỳ, Hà Nội (14 trang).
7. Nguyễn Văn Hảo và ctv, 2001. Kỹ thuật nuôi tôm sú, Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản II. TP Hồ Chí
Minh (42 trang-tài liệu tập huấn Dự án VIE97030).
8. Bùi Quang Tề, 2001. Bệnh của tôm nuôi và biên pháp phòng trị (tài liệu tập huấn-Dự án VIE97030).
Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I, Bắc Ninh (48 trang).
9. Cục Môi trường, 2001. Sổ tay hƣớng dẫn quan trắc và phân tích nƣớc biển (dự thảo). Bộ Khoa học
Công nghệ và Môi trường, Hà Nội (74 trang).
10. Trần Thị Việt Ngân, 2002. Hỏi và đáp về kỹ thuật nuôi tôm sú, NXB nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh
(191 trang).
11. Cao Thanh Thọ, 2002. Kỹ Thuật Nuôi tôm sú bán thâm canh (tài liệu tập huấn- dự án VIE97030). Sở
thuỷ sản Thanh Hoá, 2002 (7 trang
12. Trung Tâm khuyến ngư Thanh Hoá, 2002. Hỏi đáp về kỹ thuật nuôi tôm sú, (tài liệu tập huấn. Sở thuỷ
sản Thanh Hoá, Thanh Hoá (28 trang).
13. Hội nghề cá Việt Nam, 2002. Tạp chí Con Tôm, số 78. Cần Thơ (27 trang).
14. Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi C.P, 2002. Việt Nam. Kỹ thuật nuôi tôm sú, Đồng Nai (51 trang).
15. Lại Thắng Dũng, 2002. Kỹ thuật nuôi tôm nƣớc mặn. Trung tâm nghiên cứu và phát triển Vùng-Bộ
KHCN và MT, Hà Nội (60 trang).
tepbac.com
20
Một số địa chỉ liên hệ để đƣợc hỗ trợ và giải đáp các vƣớng mắc
Trung Tâm quan trắc và cảnh báo môi trƣờng và dịch bệnh thuỷ sản. Viện Nghiên
cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I
Địa chỉ: Đình Bảng - Từ Sơn - Bắc Ninh
Điện thoại: 04 – 8780102, Fax: 04 – 8785748
Trung tâm thực hiện các dịch vụ về theo dõi môi trường và dịch bệnh.
Trước khi thả giống hay trong khi nuôi, bà con có thể gửi mẫu tôm để kiểm các bệnh Đốm
trắng, MBV và bệnh Đầu vàng...
Sở Thuỷ sản Thanh Hoá
Địa chỉ: 103 Nguyễn Trãi, Thành phố Thanh Hoá
Điện thoại: 037 – 852895, Fax: 037-851361
Nguyễn Văn Thông, Mobile: , Email:
Sở Thuỷ sản Nghệ An, Số 14 Trƣờng Thi, Thành phố Vinh, Nghệ An
Điện thoại: 038 844709
Trần Quốc Thành, Mobile: 0913 016117 , Email:
Sở Thuỷ sản Thừa Thiên Huế, 54 Nguyễn Huệ, Thành phố Huế
Địa chỉ: 53 đường Nguyễn Huệ, thành phố Huế
Điện thoại: 054- 825552, Fax: 054-822411
Nguyễn Lương Hiền, Mobile: , Email:
Phân viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản Bắc Trung bộ
Địa chỉ: Thị xã Cửa Lò, Nghệ An
Điện thoại: 038 – 951343
Như Văn Cẩn, Nguyễn Quang Huy
Chi Cục Bảo vệ Nguồn lợi Thuỷ sản Hà Tĩnh
Địa chỉ: 113 đường Hà Huy Tập, phường Nam Hà, thị xã Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
Điện thoại: 039 – 855746, Fax: 039 - 859983
tepbac.com
21
Chi Cục Bảo vệ Nguồn lợi Thuỷ sản Quảng Bình
Địa chỉ: Số 2 Lê Thành Đồng, Thị xã Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
Điện thoại: 052 824028
Chi Cục Bảo vệ Nguồn lợi Thuỷ sản Quảng Trị
Địa chỉ: 63 Trần Hưng Đạo, thị xã Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Điện thoại: 053 – 850075, Fax: 053 - 852527
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tepbac_mot_so_cau_hoi_thuong_gap_trong_quan_ly_chat_luong_nuoc_trong__.pdf