Một số đặc điểm sinh học, hình thái - Khảo sát hiệu quả hấp dẫn của pheromone giới tính tổng hợp đối với sâu cuốn lá lớn, pelopidas agna agna moore (lepidoptera: hesperiidae)

Qua việc khảo sát trên một số ruộng lúa ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, sâu cuốn lá lớn hiện diện và gây hại phổ biến trên ruộng thuộc 2 loài: Parnara guttata Bremer et Grey và Pelopidas agna agna Moore. Ấu trùng loài P. agna agna chiếm tỷ lệ 58,33%, P. guttata là 41,67%. Thành trùng loài P. agna agna chiếm tỷ lệ 61,29%, loài P. guttata là 38,71%. Vòng đời của sâu cuốn lá lớn loài P. agna agna trong điều kiện phòng thí nghiệm (T = 28,5-340C; RH = 52-82%) từ 30-34 ngày (trung bình 32,31,42 ngày). Sau khi vũ hóa bướm bắt cặp đẻ trứng, trứng nở thành sâu non và gặm ăn vỏ trứng, sau đó di chuyển ra mép lá hoặc đầu lá cuốn lá lại và gặm ăn bên trong lá, sâu tuổi lớn ăn hết phần biểu bì chỉ còn lại gân chính của lá. Sâu lớn đủ sức sâu nhả tơ hóa nhộng.

pdf65 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3028 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số đặc điểm sinh học, hình thái - Khảo sát hiệu quả hấp dẫn của pheromone giới tính tổng hợp đối với sâu cuốn lá lớn, pelopidas agna agna moore (lepidoptera: hesperiidae), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ternlicht et al., 1990). 2.4.3 Quấy rối sự bắt cặp Nhờ tín hiệu mùi mà côn trùng tìm đến nhau bắt cặp để sinh sản. Vì vậy khi tín hiệu mùi bị quấy rối thì các cá thể đực không đáp ứng lại được với pheromone giới tính của cá thể cái hoặc ngược lại, có nghĩa là chúng không tìm được nhau để bắt cặp đồng ghĩa với việc chúng mất khả năng sinh sản và mật số quần thể sẽ giảm đi đáng kể qua thế hệ sau. Phương pháp quấy rối sự bắt cặp bằng pheromone giới tính là làm tràn ngập vùng không gian với mùi pheromone của một loài bướm nào đó, nhằm ngăn chặn được sự tiếp xúc giữa bướm đực và bướm cái dẫn đến ngăn chặn được sự bắt cặp (Châu Nguyễn Quốc Khánh và Trương Thị Mỹ Lộc, 2008). Pheromone giới tính của hơn 20 loài bướm đã được thương mại hóa dưới hình thức chất quấy rối sự bắt cặp (Ando et al., 2004). Cho đến nay, đã có khoảng 140 loài côn trùng gây hại được quản lý nhờ áp dụng biện pháp quấy rối sự bắt cặp trong đó Bộ cánh vẩy chiếm đa số với 121 loài, Bộ cánh cứng 9 loài (El Sayed, 2008). 29 CHƢƠNG 2 PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP 1. PHƢƠNG TIỆN 1.1 Vật liệu thí nghiệm Vợt bắt côn trùng, cọ, kéo, thước đo, bút lông, đĩa Petri, ghim, kẹp cố định, dây nilon, cọc tre (dùng để treo bẫy pheromone dạng mái che). Chậu lúa khoảng 30 ngày tuổi. Nhiệt ẩm kế: Đo nhiệt độ và ẩm độ trong phòng thí nghiệm. Hộp nhựa nuôi ấu trùng có nắp đậy, chậu nhựa trồng lúa nuôi nhân ấu trùng làm thí nghiệm. Nước đường pha loãng 10% làm thức ăn cho thành trùng. Bông gòn thấm nước để tạo ẩm độ. Giấy thấm, cọ lông (bắt sâu non). Kính hiển vi, kính nhìn nổi, máy ảnh. 1.2 Hóa chất n-hexane tinh khiết, cồn 70%. Pheromone tổng hợp: (E,E)-10,12-hexadecadienal (E10,E12-16:Ald); (E,E)-10,12- hexadecadinenyl-1-ol (E10,E12-16:OH); (E)-10-hexadecenal (E10-16:Ald) và (E)-12- hexadecenal (E12-16:Ald). Được cung cấp từ phòng thí nghiệm Phòng trừ Sinh học, Bộ môn Bảo vệ Thực vật, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại học Cần Thơ. 1.3 Nguồn sâu và bƣớm Sâu cuốn lá lớn được thu thập từ những lá lúa có triệu chứng bị nhiễm (Hình 2.1) trên các ruộng lúa ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Hình 2.1 Triệu chứng ngoài đồng lá lúa bị cuốn do SCLLL gây ra 30 Bướm của sâu cuốn lá lớn được thu bằng vợt trên một số ruộng xung quanh khu vực huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. 1.4 Bẫy pheromone Bẫy pheromone bao gồm một tấm dính (27 cm x 30 cm) và mái che (Takeda Chemical Ind., Ltd., Osaka, Nhật Bản). Cách đặt: sau khi các thành phần hợp chất được nhồi vào tuýp cao su tạo thành mồi pheromone, sẽ được đem ra đồng đặt vào giữa tấm bảng dính của bẫy. Sau đó bẫy được treo trên 2 thanh tre cắm chéo góc với độ cao 0,5 m và đặt trên ruộng lúa (Hình 2.2). Bẫy dính được đặt vào trong mái che nhằm mục đích hạn chế nước mưa rơi vào làm cho chất keo trong bẫy dính kém hiệu quả. 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Khảo sát thành phần sâu cuốn lá lớn trên ruộng lúa Mục tiêu: Thí nhiệm nhằm khảo sát thành phần sâu cuốn lá lớn và xác định loài nào hiện diện phổ biến hơn trên các ruộng lúa ở khu vực huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Từ đó làm cơ sở cho việc định hướng nghiên cứu và quản lý loài sâu này trên các ruộng lúa tại địa phương. Thời gian điều tra: Tháng 8/2011. Địa điểm: Điều tra được tiến hành trên một số ruộng lúa thuộc huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Mỗi ruộng có diện tích từ 4.000 m2 đến 8.000 m2 . Lúa khoảng 30-45 ngày tuổi (Bảng 2.1) Việc khảo sát thành phần loài sâu cuốn lá lớn chủ yếu vựa vào ấu trùng và thành trùng. Để định danh và phân loại chủ yếu dựa vào đặc điểm hình thái của từng loài. + Đối với ấu trùng: Cắt ngẫu nhiên những lá bị cuốn (có triệu chứng do sâu cuốn lá lớn gây hại) trên 6 ruộng (mỗi ruộng thu 3 điểm) tại một số địa điểm thuộc Hình 2.2 Bẫy pheromone đƣợc đặt trên ruộng lúa thí nghiệm 31 huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Đem về phòng thí nghiệm Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông Nghiệp và SHƯD, Trường Đại Học Cần Thơ để định danh và phân loại. Công việc định danh và phân loại chủ yếu dựa vào đặc điểm hình thái. + Đối với thành trùng: Thu mẫu bướm sâu cuốn lá lớn ngoài đồng bằng vợt tại một số địa điểm thuộc huyện Châu Phú, tỉnh An Giang trên 6 ruộng, mỗi ruộng trung bình khoảng 20 bướm (thu ở 3 điểm), cho vào hộp nhựa đem về phòng thí nghiệm để định danh và phân loại. Bảng 2.1 Thông tin các ruộng điều tra tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang STT Chủ ruộng Diện tích (m 2 ) Giống lúa Mật độ gieo sạ (kg/m 2 ) Tuổi cây (ngày) Địa chỉ 1 Nguyễn Văn Hiền 8.000 OM2517 17 40 Đào Hữu Cảnh, CP-AG 2 Trần Văn Phục 5.000 OM4218 18 40 Đào Hữu Cảnh, CP-AG 3 Nguyễn Văn Nhiên 8.000 OM4218 17 45 Đào Hữu Cảnh, CP-AG 4 Ngô Văn Tuấn 6.000 OM2517 17 40 Ô Long Vỹ, CP-AG 5 Nguyễn Hải Đăng 4.000 IR50404 18 30 Ô Long Vỹ, CP-AG 6 Ngô Văn Tiến 8.000 IR50404 18 35 Ô Long Vỹ, CP-AG Chỉ tiêu ghi nhận: + Số lượng và tỷ lệ từng loài ấu trùng của sâu cuốn lá lớn. + Số lượng và tỷ lệ từng loài thành trùng của sâu cuốn lá lớn. 2.2 Khảo sát đặc điểm sinh học và hình thái của sâu cuốn lá lớn, Pelopidas agna agna Moore (Lepidoptera: Hesperiidae) trong điều kiện phòng thí nghiệm Mục tiêu: Dựa vào kết quả điều tra ta tiến hành chọn loài sâu cuốn lá lớn phổ biến trên ruộng lúa nhất để khảo sát chỉ tiêu: Thời gian hoàn thành vòng đời, đặc điểm sinh học và hình thái của sâu cuốn lá lớn, P. agna agna cũng như một số đặc điểm gây hại chính. Nhằm xác định thời gian quản lý và phòng trị thích hợp đối với loài sâu này một cách hiệu quả nhất. Thời gian thực hiện: Từ tháng 9/2011 đến tháng 12/2011. Địa điểm: Phòng thí nghiệm và nhà lưới của Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông Nghiệp và SHƯD, trường ĐHCT. Bướm sâu cuốn lá lớn loài P. agna agna thu từ ngoài đồng sẽ chuyển về phòng thí nghiệm được nuôi trong hộp nhựa có chứa khoảng 3-4 lá lúa có quấn bông gòn thấm nước ở vị trí vết cắt và cho bướm đẻ tự nhiên, rồi thu lấy trứng để vào đĩa Petri. Sử dụng 10 đĩa Petri để đựng trứng của 10 cặp bướm sâu cuốn lá lớn và giữ lại 10 hộp 32 nhựa đựng bướm vì bướm sâu cuốn lá lớn vừa đẻ trứng trên lá lúa và cả mặt trong của hộp nhựa nên cần giữ lại hộp nhựa để xem tỷ lệ trứng nở của từng cặp. Trong đĩa Petri có sẵn thức ăn cho ấu trùng là những lá lúa của giống OMCS 2000 (khoảng 30 ngày sau khi gieo). Quan sát và ghi nhận các đặc điểm qua từng giai đoạn phát triển của sâu cuốn lá lớn, P. agna agna được tiến hành như sau: - Giai đoạn trứng: Đo kích thước và quan sát hình dạng, màu sắc của trứng. Lấy ở mỗi đĩa Petri 10 trứng sâu để đo kích thước và mô tả hình dạng. Hàng ngày kiểm tra ẩm độ trong đĩa Petri và ghi nhận thời gian của trứng. - Giai đoạn ấu trùng: Ấu trùng các tuổi được nuôi trong hộp nhựa có nắp đậy. Mỗi con được nuôi trong 1 hộp riêng (Hình 2.4). Mỗi ngày, thức ăn (lá lúa) được thay mới/ lần và ghi nhận thời gian lột xác qua từng tuổi sâu cũng như màu sắc và kích thước của từng ấu trùng ở các giai đoạn phát triển. - Giai đoạn nhộng: Khi sâu chuyển sang giai đoạn nhộng, tạo ẩm độ bằng cách để 1 miếng bông gòn đã được thấm nước. Tiến hành quan sát và ghi nhận các đặc điểm về Hình 2.4 Cách nuôi ấu trùng sâu cuốn lá lớn Hình 2.3 Nguồn bƣớm thu đƣợc trên ruộng 33 màu sắc, hình dạng, kích thước cũng như thời gian từ hóa nhộng đến khi vũ hóa của mỗi ấu trùng trong điều kiện phòng thí nghiệm. - Giai đoạn thành trùng: Sau khi nhộng vũ hóa, phân biệt bướm đực và cái, lấy ngẫu nhiên 10 bướm đực và 10 bướm cái cho bắt cặp trong 10 hộp nhựa (Hình 2.5). Cung cấp thức ăn là nước đường pha loãng 10% cho bướm, thức ăn được tẩm vào miếng bông gòn, sau đó được treo vào hộp. Trong mỗi hộp để 4-5 lá lúa có quấn bông gòn ngay vị trí vết cắt và thấm nước miếng bông gòn đó với tác dụng giữ cho lá lúa tươi lâu. Tiến hành đếm trứng mỗi ngày. Các chỉ tiêu ghi nhận: - Thời gian vũ hóa đến khi thành trùng cái đẻ trứng đầu tiên. - Thời gian đẻ trứng của thành trùng cái, số trứng được đẻ bởi một bướm cái và tỷ lệ trứng nở (%). - Thời gian sống của thành trùng đực và thành trùng cái. - Kích thước cơ thể (chiều dài thân, chiều dài sải cánh) của thành trùng cái và thành trùng đực. - Hình dạng và màu sắc của thành trùng. Khảo sát ngẫu nhiên 100 trứng các chỉ tiêu ghi nhận là: - Kích thước trứng - Thời gian ủ trứng (ngày). - Hình dạng và màu sắc của trứng. Ở mỗi giai đoạn ấu trùng khảo sát ngẫu nhiên 60 ấu trùng, các chỉ tiêu ghi nhận là: - Số tuổi ấu trùng (dựa vào mảnh đầu để lại của ấu trùng khi lột xác). - Thời gian mỗi tuổi của ấu trùng. Hình 2.5 Bƣớm sâu cuốn lá lớn cho bắt cặp trong hộp nhựa 34 - Kích thước của ấu trùng. - Hình dạng và màu sắc của ấu trùng. Giai đoạn nhộng thì quan sát ngẫu nhiên 30 nhộng, các chỉ tiêu ghi nhận là: - Thời gian nhộng. - Kích thước của nhộng. - Hình dạng và màu sắc của nhộng. Tất cả các số liệu được nhập, xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2003 và trình bày dưới dạng biểu bảng. 2.3 Khảo sát khả năng hấp dẫn của pheromone giới tính tổng hợp đối với sâu cuốn lá lớn, Pelopidas agna agna Moore (Lepidoptera: Hesperiidae) trong điều kiện ngoài đồng Mục tiêu: thí nghiệm nhằm đánh giá khả năng hấp dẫn của các hợp chất pheromone tổng hợp cũng như xác định thành phần hợp chất pheromone giới tính và tỷ lệ phối trộn thích hợp có khả năng thu hút bướm sâu cuốn lá lớn, P. agna agna nhiều nhất trong điều kiện ngoài đồng tại các ruộng lúa thuộc tỉnh An Giang và Tp Cần Thơ. 2.3.1 Thí nghiệm 1: Đánh giá khả năng hấp dẫn của pheromone giới tính tổng hợp được phối trộn từ 4 thành phần hợp chất - Thời gian: Thực hiện từ 1/7/2011 đến 28/7/2011 - Địa điểm: Thí nghiệm được tiến hành tại ấp Bình An, xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Trên ruộng lúa có diện tích 2.000 m2. Ruộng lúa khoảng 45 ngày tuổi. Giống lúa OM2517. - Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 7 nghiệm thức và 3 lần lặp lại. Mỗi lần lặp lại tương ứng với một bẫy pheromone. Từ nghiệm thức 1 đến nghiệm thức 6 tỷ lệ phối trộn giữa các thành phần pheromone tổng hợp được trình bày trong Bảng 2.2. Trong đó chỉ có nghiệm thức 7 là nghiệm thức đối chứng với mồi là tuýp cao su chỉ nhồi n-hexan (100  l/tuýp). Bảng 2.2 Các nghiệm thức đƣợc bố trí trong TN 1 tại huyện Châu Phú - An Giang Nghiệm thức Thành phần mồi pheromone (mg/tuýp) E10,E12-16:Ald E10,E12-16:OH E10-16:Ald E12-16:Ald A-1 100 0 0 0 A-2 100 5 0 0 A-3 100 5 5 0 A-4 100 0 5 0 A-5 100 5 5 300 35 A-6 100 0 0 300 A-7 0.00 0 0 0 - Chỉ tiêu ghi nhận: Hiệu quả hấp dẫn của kiểu mồi pheromone giới tính tổng hợp được ghi nhận bằng số lượng bướm sâu cuốn lá lớn vào bẫy mỗi tuần/lần trong suốt thời gian thí nghiệm. 2.3.2 Thí nghiệm 2: Đánh giá khả năng hấp dẫn của pheromone giới tính tổng hợp được phối trộn từ 3 thành phần hợp chất - Thời gian: Từ 2/7/2011 đến 4/8/2011. - Địa điểm: Thí nghiệm được thực hiện tại ấp Lân 1, phường Trung Kiên, quận Thốt Nốt, Tp Cần Thơ. Trên ruộng lúa có diện tích 3.000 m2. Ruộng lúa khoảng 40 ngày tuổi. Giống lúa OM4218. - Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 6 nghiệm thức và 3 lần lặp lại. Mỗi lần lặp lại của một nghiệm thức tương ứng với một bẫy pheromone. Trong đó bẫy được đặt với mồi là tuýp cao su không nhồi pheromone giới tính tổng hợp mà chỉ nhồi với thành phần duy nhất là n-hexan (100  l/tuýp) được sử dụng làm nghiệm thức đối chứng (NT6). Từ nghiệm thức 1 đến nghiệm thức 5 với kiểu mồi pheromone được tổng hợp từ các thành phần hợp chất với tỷ lệ được trình bày trong (Bảng 2.3). Bảng 2.3 Các nghiệm thức đƣợc bố trí trong TN 2 tại quận Thốt Nốt, Tp Cần Thơ Nghiệm thức Thành phần mồi pheromone (mg/tuýp) E10,E12-16:Ald E10,E12-16:OH E10-16:Ald B-1 100 5 5 B-2 300 15 15 B-3 500 25 25 B-4 700 35 35 B-5 1.000 50 50 B-6 0 0 0 - Chỉ tiêu ghi nhận: Hiệu quả hấp dẫn của kiểu mồi pheromone giới tính tổng hợp được ghi nhận bằng số lượng bướm sâu cuốn lá lớn vào bẫy mỗi tuần/lần trong suốt thời gian thí nghiệm. - Xử lý số liệu Số liệu được thu thập nhập vào phần mềm Microsoft excel 2003 và xử lý thống kê bằng chương trình MSTATC và kiểm định Duncan ở mức ý nghĩa 5 %. 36 CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1. THÀNH PHẦN SÂU CUỐN LÁ LỚN Ở HUYỆN CHÂU PHÚ- AN GIANG Qua kết quả khảo sát và thu mẫu sâu cuốn lá lớn ngẫu nhiên trên 6 ruộng lúa, xung quanh khu vực huyện Châu Phú- An Giang được trình bày trong Bảng 3.1 cho thấy, chỉ ghi nhận được 2 loài phổ biến: Pelopidas agna agna Moore và Parnara guttata Bremer et Grey. Trong đó ấu trùng loài P. agna agna chiếm tỷ lệ 58,33%, P. guttata là 41,67%. Thành trùng loài P. agna agna chiếm tỷ lệ 61,29%, loài P. guttata là 38,71%. Bảng 3.1 Thành phần loài sâu cuốn lá lớn trên các ruộng lúa tại huyện Châu Phú – An Giang Loài sâu cuốn lá lớn Ấu trùng Bƣớm Số lƣợng (con) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (con) Tỷ lệ (%) Parnara guttata Bremer et Grey 20 41,67 36 38,71 Pelopidas agna agna Moore 28 58,33 57 61,29 Tổng cộng 48 100 93 100 Dựa vào biểu đồ ở Hình 3.1 nhận thấy rằng cả ấu trùng và thành trùng loài P. agna agna luôn chiếm tỷ lệ cao hơn so với loài P. guttata với tỷ lệ lần lượt là 16,66% và 22,58%. Hình 3.1 Tỷ lệ (%) thành phần loài sâu cuốn lá lớn đƣợc thu trực tiếp trên ruộng lúa tại huyện Châu Phú- An Giang. AT: ấu trùng; TT: thành trùng Parnaraguttata Bremer et Grey Pelopidas agna agna Moore T ỷ l ệ (% ) 0 10 20 30 40 50 60 70 AT TT pa pe 37 Nhìn chung, kết quả khảo sát trên 6 ruộng lúa tại huyện Châu Phú – An Giang đều cho thấy loài P. agna agna chiếm ưu thế hơn so với loài P. guttata. Việc khảo sát và phân loại 2 loài sâu cuốn lá lớn chủ yếu dựa vào đặc điểm hình thái. Ấu trùng loài P. agna agna và P. guttata đều có hình dạng tượng tự nhau, chỉ khác nhau ở vị trí mảnh đầu (Hình 3.2). Phần đầu của sâu cuốn lá loài P. agna agna có màu vàng – xanh, mỗi bên đầu có một vạch màu đỏ đậm và rộng có viền màu trắng. Đặc điểm này rất phù hợp với mô tả của Michael (2000). Mặc khác, phần đầu của sâu cuốn lá lớn loài P. guttata ở giữa hai mảnh ghép của đầu có vạch hình chữ W, màu nâu sẫm (Shepard et al., 1995). Đặc điểm để phân biệt thành trùng sâu cuốn lá lớn của 2 loài P. agna agna và P. guttata là dựa vào những đốm trên cánh (Hình 3.3). Các đốm trên cánh sau của thành trùng cái loài P. guttata to hơn so với loài P. agna agna. Ngược lại trên cánh trước của thành trùng cái loài P. agna agna ngoài 8 đốm trắng xếp theo hình vòng cung còn có thêm 1 đốm trắng ở khoảng giữa mạch Cu2 và 2A mà ở loài P. guttata không có. Dựa trên kết quả này ta nhận thấy loài Pelopidas agna agna Moore hiện diện phổ biến hơn và là đối tượng để tiến hành thực hiện nghiên cứu trong các thí nghiệm tiếp theo. 2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, HÌNH THÁI VÀ CÁCH GÂY HẠI CỦA SÂU CUỐN LÁ LỚN, Pelopidas agna agna MOORE Hình 3.3 Thành trùng cái sâu cuốn lá lớn loài Pelopidas agna agna Moore (A), loài Parnara guttata Bremer et Grey (B) A B Hình 3.2 Ấu trùng sâu cuốn lá lớn loài Pelopidas agna agna Moore (A) và loài Parnara guttata Bremer et Grey (B) A B n ar a g ut ta ta B re m er et G re y 38 2.1 Đặc điểm sinh học và hình thái của sâu cuốn lá lớn, P. agna agna Qua kết quả khảo sát các đặc điểm sinh học của sâu cuốn lá lớn Pelopidas agna agna Moore trong điều kiện phòng thí nghiệm ở nhiệt độ trung bình 30,9  1,33 0C và ẩm độ trung bình 68,9  7,08% được trình bày ở Bảng 3.2 cho thấy vòng đời trung bình 32,3 1,42 ngày. Bướm đực và bướm cái, Pelopidas agna agna Moore có kiểu biến thái hoàn toàn gồm 4 giai đoạn đó là trứng, ấu trùng (có 5 tuổi), nhộng và thành trùng. Bảng 3.2 Thời gian phát triển qua các giai đoạn của sâu cuốn lá lớn, Pelopidas agna agna Moore trong điều kiện phòng thí nghiệm Các giai đoạn Số mẫu quan sát Thời gian phát triển (ngày) Biến động Trung bình Trứng 100 3,13 0,34 2-4 Ấu trùng tuổi 1 60 3,53 0,50 3-5 Ấu trùng tuổi 2 56 2,54 0,50 2-4 Ấu trùng tuổi 3 41 3,34  0,48 2-4 Ấu trùng tuổi 4 38 4,32 0,47 3-5 Ấu trùng tuổi 5 33 4,48 0,51 3-5 Nhộng 30 6,80 0,41 6-8 Thành trùng đến trứng đầu tiên 10 1,4 0,52 0,5-2 Vòng đời 10 32,3 1,42 30-34 Thành trùng đực 20 4,4 0,5 3-5 Thành trùng cái 20 5,95 0,83 5-7 Bướm cái có thời gian sống trung bình 5,95 0,83 ngày, chiều dài sải cánh trung bình 34,35  1,39 mm và chiều dài thân trung bình 17,45 0,51 mm; bướm đực thời gian sống trung bình 4,4  0,5 ngày, chiều dài sải cánh trung bình 30,85 1,18 mm và chiều dài thân trung bình 18,3 0,47 mm. Thời gian sống của ấu trùng 16-21 ngày trải qua 4 lần lột xác. Trứng có thời gian phát triển trung bình 3,13 0,34 ngày, đường kính trung bình 0,86  0,04 mm. Nhộng có chiều dài trung bình 30,57 0,50 mm, chiều rộng trung bình 5,57  0,50 mm. Thời gian từ khi hóa nhộng đến khi vũ hóa thành bướm là 6-7 ngày (Bảng 3.3). Bảng 3.3 Chỉ tiêu kích thƣớc (mm) các giai đoạn phát triển của sâu cuốn lá lớn, Pelopidas agna agna Moore T = 28,5- 34 0 C; RH = 52- 82% 39 Các giai đoạn Kích thước trung bình (mm) Dài Rộng Trứng (đường kính) 0,86 0,04 Ấu trùng tuổi 1 1,49 0,37 0,43 0,11 Ấu trùng tuổi 2 4,24 0,67 0,84 0,22 Ấu trùng tuổi 3 7,61 0,45 1,61 0,45 Ấu trùng tuổi 4 14,22 0,83 2,78 0,25 Ấu trùng tuổi 5 21,74 1,13 3,77 0,25 Nhộng 30,57 0,50 5,57 0,50 Thành trùng đực: Dài thân Sải cánh 18,3 0,47 30,85 1,18 Thành trùng cái: Dài thân Sải cánh 17,45 0,51 34,35 1,39 2.1.1 Trứng Sau khi cho thành trùng đực và thành trùng cái bắt cặp thì trứng được đẻ rải rác từng trứng một bên trong hộp nhựa và trên lá lúa. Trên lá lúa trứng được đẻ ở mặt dưới lá và gần gân chính. Trứng hình bán cầu, trên bề mặt trứng có nhiều lỗ như hình tổ ong, đỉnh hơi lõm ở giữa, đường kính 0,8-0,95 mm (đường kính trung bình 0,86 0,04 mm). Trứng mới đẻ màu trắng, 1-2 ngày sau ở đỉnh của trứng có màu vàng phần còn lại của vỏ trứng có màu vàng nhạt hơn, 3-4 ngày ở đỉnh vỏ trứng có màu đen đó là đầu của sâu khoảng vài tiếng sau là trứng nở ra sâu tuổi 1. Giai đoạn trứng từ 3-4 ngày (thời gian phát triển trung bình 3,13  0,34 ngày). Trứng có tỷ lệ nở rất cao từ 85-100%. Hình 3.4 Trứng đẻ rải rác ở mặt dƣới và gần gân chính của lá lúa 40 2.1.2 Ấu trùng Qua quá trình nhân nuôi, khảo sát và theo dõi trong điều kiện phòng thí nghiệm (T = 28,5-34 0 C; RH = 52-82%), kết quả cho thấy giai đoạn ấu trùng có 5 tuổi, mỗi tuổi có kích thước và màu sắc khác nhau, thời gian phát triển của ấu trùng từ 16-21 ngày. Ấu trùng ít di chuyển, chỉ di chuyển nhiều ở tuổi 1 và tuổi 4. Ngoài 3 đôi chân ở ngực ấu trùng còn có chân ở một số đốt bụng khác, mỗi đốt bụng có một đôi lỗ thở. Trên thân có nhiều lông tơ màu trắng, lỗ chân lông to và có màu xanh rất rõ ở tuổi 4 và tuổi 5. Miệng thuộc kiểu miệng nhai gặm. Đầu màu đen bóng ở sâu tuổi nhỏ, từ tuổi 4 đến tuổi 5 đầu có màu vàng- xanh và mỗi bên mảnh đầu có vệt màu đỏ đậm viền trắng. Qua mỗi tuổi sâu bắt đầu lột xác, chuẩn bị lột xác sâu sẽ nằm yên không di chuyển. Sau khi lột xác xong sâu sẽ để lại một vỏ đầu và da. Hình 3.6 Các mảnh vỏ đầu để lại sau khi ấu trùng lột xác và hóa nhộng Trứng sâu mới đẻ Trứng sau 1 -2 ngày Trứng sau 4 ngày Trứng sau 3- 4 ngày Hình 3.5 Các giai đoạn phát triển của trứng sâu cuốn lá lớn 41 Sâu mới lột xác ít di chuyển, đầu màu xám nhạt và bóng, khoảng vài tiếng sau thì đầu sẽ trở nên đen bóng hay trắng nâu có vài vệt màu đỏ. * Ấu trùng tuổi 1 Sau khi sâu nở, sâu tuổi 1 sẽ gặm ăn vỏ trứng, sau đó di chuyển tìm thức ăn (lá lúa) sâu bắt đầu nhả tơ cuốn mép lá lại và nằm bên trong ăn chất xanh của lá. Sâu mới nở thân có màu trắng xanh, đầu đen to và bóng. Kích thước 1-2 mm (trung bình 1,49 0,37 mm). Giai đoạn sâu tuổi 1 là 3-4 ngày. Sau 3-4 ngày sâu bắt đầu lột xác. . * Ấu trùng tuổi 2 Sau 3-4 ngày sâu tuổi 1 lột xác thành sâu tuổi 2. Mới lột xác đầu sâu tuổi 2 có màu xám trắng và bóng. Một thời gian sau thì đầu sâu chuyển sang màu đen và có 2 vệt màu trắng mờ kéo dài từ 2 bên mảnh đầu nối nhau ở phần đỉnh đầu giống như hình chữ V. Thân sâu có màu vàng xanh và có 3 sọc chạy dài từ đốt ngực đầu tiên tới phần đuôi của sâu. Với sọc ở giữa màu xanh đậm, 2 sọc ở 2 bên thân có màu trắng. Mới lột xác sâu ít di chuyển sau vài phút sâu mới bắt đầu hoạt động. Giai đoạn sâu tuổi 2 kéo dài khoảng 2-3 ngày. Kích thước từ 3-5 mm (trung bình 4,24 0,67 mm). Hình 3.8 Ấu trùng tuổi 2, Pelopidas agna agna Moore nuôi trong PTN Hình 3.7 Ấu trùng tuổi 1, Pelopidas agna agna Moore 42 * Ấu trùng tuổi 3 Sâu tuổi 3 có màu xanh vàng (xanh nhiều hơn vàng). Trên thân có 3 sọc hiện rõ với sọc ở giữa có màu xanh đậm và to, 2 sọc ở 2 bên thân màu trắng. Phần đầu có màu nâu đen, 2 vạch tạo nên hình chữ V nhìn thấy rõ và có màu nâu nhạt. Kích thước 7-8 mm (kích thước trung bình 7,61 0,45 mm). Thời gian sâu tuổi 3 phát triển từ 3-4 ngày. * Ấu trùng tuổi 4 Sâu tuổi 4 mới lột xác đầu màu trắng đục 2 vạch chữ V có màu trắng sữa. Thân màu vàng, 3 sọc dọc trên thân cũng giống như 3 sọc ở sâu tuổi 3 nhưng to hơn. Phần đầu có màu trắng, 2 vạch chữ V có màu đỏ lớn dần và hơi tách ra ở phần giao nhau. Ở sâu tuổi 3 phần da đầu gần miệng có màu đen nhưng ở sâu tuổ 4 thì phần da đầu gần miệng có màu trắng nhưng vẫn còn xen kẻ các vệt màu nâu nhạt và đặc biệt Hình 3.10 Ấu trùng tuổi 4, Pelopidas agna agna Moore nuôi trong PTN Hình 3.9 Ấu trùng tuổi 3, Pelopidas agna agna Moore nuôi trong PTN 43 có thể thấy rõ 4 vạch màu đen tạo nên hình chữ V hoa. Ở tuổi 4, sâu hoạt động đặc biệt nhanh nhẹn hơn các tuổi khác, bò nhanh và hay ngốc đầu (phần đầu rất linh hoạt). Trên thân sâu thấy rõ các lỗ chân lông có màu xanh đậm. Phần bụng của sâu có màu xanh lá cây. Phần giao nhau giữa phần lưng và phần bụng có màu trắng. Sâu tuổi 4 có kích thước từ 13-15 mm (trung bình 14,22 0,83 mm). Giai đoạn sâu tuổi 4 phát triển từ 4-5 ngày. * Ấu trùng tuổi 5 Đến giai đoạn tuổi 5 sâu đã phát triển đầy đủ cả về kích thước và trọng lượng. Thân sâu tuổi 5 có màu vàng- xanh lá cây hay màu xanh- xanh lá cây, phần cổ nhỏ nhưng phần bụng to và phần đuôi thì dẹp. Trên thân có 3 sọc, sọc ở giữa có màu xanh đậm và to nhất, mỗi bên thân có một sọc màu vàng. Phần đầu có màu vàng- xanh, mỗi bên đầu có một vạch màu đỏ đậm và rộng có viền màu trắng. Sâu ít di chuyển, ăn rất nhiều 1 ngày sâu tuổi 5 có thể ăn hết 2 lá lúa. Thời gian sâu tuổi 5 phát triển kéo dài từ 4-5 ngày. Kích thước từ 20-23 mm. Sâu tuổi 5 lớn đủ sức dài khoảng 44 mm, rộng khoảng 5 mm. 2.1.3 Nhộng Hình 3.12 Các giai đoạn của nhộng, Pelopidas agna agna Moore Hình 3.11 Ấu trùng tuổi 5, Pelopidas agna agna Moore nuôi trong PTN 44 Khi mới chuyển hóa nhộng có màu xanh trong, trên bụng có nhiều sọc màu trắng. Sau 1 ngày phần đầu nhộng kéo dài và nhọn về phía trước, phần bụng to tròn và nhọn dần về phía đuôi. Nhộng ngày thứ 6 có 2 mắt màu đỏ, qua ngày thứ 7 khi sắp vũ hóa thành bướm thì phần đầu nhộng có màu nâu phần bụng có màu nâu xen lẫn xanh. Giai đoạn nhộng kéo dài 6-7 ngày. Nhộng có kích thước 30-31 mm. 2.1.4 Thành trùng Toàn thân thành trùng SCLL có màu nâu, cơ thể phủ đầy lông nhưng nhiều nhất là nửa cánh sau trở về phía sau và hai bên của phần ngực. Đầu và ngực to bằng nhau đuôi hơi thon nhỏ hơn. Râu đầu màu nâu sậm, mọc gần mắt kép và phía cuối râu đầu có dạng hình móc câu, hai ổ chân râu thường cách xa nhau. Mắt kép to màu đen nằm ở hai bên. Miệng dạng hút, bình thường vòi hút sẽ cuộn tròn ngắn lại, khi hút mật sẽ dũi ra dạng hình đầu gối. Cánh trước: mặt trên cánh màu nâu, khoảng giữa cánh có 8 đốm trắng xếp thành hình vòng cung. Mặt dưới cánh trước có màu nâu xám, rìa trên cánh trước có màu nâu vàng. Cả 5 mạch R thường xuất phát chung từ buồng giữa cánh. Buồng cánh thuộc dạng buồng cánh hở. Hình 3.13 Gân cánh trƣớc của thành trùng sâu cuốn lá lớn, P. agna agna Moore Hình 3.14 Gân cánh sau của thành trùng sâu cuốn lá lớn, P. agna agna Moore 45 Cánh sau: màu nâu đen, 2/3 cánh trở về phía sau phủ đầy lông dài và mịn có màu xám xanh. Mặt dưới cánh sau có màu nâu vàng, gần cạnh ngoài có 4 đốm màu trắng. Gần gốc cánh hai gân Sc+R1 và gân Sc bắt chéo với nhau 1 đoạn nhỏ rồi phân thành 2 nhánh riêng biệt. Mạch M2, M3 và Cu1 xuất phát cùng một điểm đến khoảng gần ½ cánh mạch Cu1 tách riêng còn lại chung 2 mạch M2 và M3. Đến khoảng ½ cánh thì mạch M2 và M3 tách riêng ra. Thành trùng đực và thành trùng cái ngoài những đặc điểm chung được miêu tả ở trên thì còn khác nhau ở một số điểm. Điểm khác nhau của thành trùng đực và thành trùng cái là về phần cuối bụng, ngoài ra có thể phân biệt được đực và cái còn dựa vào đặc điểm bên ngoài. + Phần cuối bụng: phần cuối bụng của thành trùng cái phình to, lỗ sinh dục tròn và rộng. Thành trùng đực có phần cuối bụng thon nhỏ hơn và có đường chẻ đôi tạo ra 2 nhánh nhỏ. Phần bụng của thành trùng đực thì có vệt đen và trắng xen kẽ, còn phần bụng của thành trùng cái có vệt đen và màu trắng hơi vàng xen kẽ. + Mặt trên cánh  Mặt trên cánh trước ở thành trùng cái có 8 đốm trắng xếp hình dòng cung to hơn 8 đốm trắng trên cánh trước của thành trùng đực. Ngoài 8 đốm trắng trên cánh trước thì thành trùng cái có thêm 1 đốm trắng ở khoảng giữa mạch Cu2 và 2A (Hình 3.16 (B)), đốm trắng nằm gần mạch 2A hơn mà thành trùng đực thì không có đốm trắng này. Ngược lại trên cánh trước của thành trùng đực có 1 vạch màu trắng nghiên 1 góc khoảng 600 (Hình 3.16 (A)), vạch này nằm giữa 2 mạch Cu2 và 2A, mà ở thành trùng cái không có.  Mặt trên cánh sau của thành trùng đực phủ nhiều lông hơn thành trùng cái nên không thấy được đốm trắng. Ở thành trùng cái mặt trên cánh sau phủ lông ít hơn nên có thể thấy được từ 3-4 đốm trắng nằm gần mép cánh. A B Hình 3.15 Phần cuối bụng của thành trùng đực (A) và thành trùng cái (B) 46 + Mặt dưới cánh  Mặt dưới cánh trước cả thành trùng đực và thành trùng cái đều giống nhau chỉ khác nhau một điểm là số lượng đốm trắng hiện diện trên cánh. A B Hình 3.16 Mặt trên của thành trùng đực (A) và thành trùng cái (B) A B Hình 3.18 Mặt dƣới của thành trùng đực (A) và thành trùng cái (B) A B Hình 3.17 Cánh trƣớc của thành trùng đực (A), thành trùng cái (B) 47  Mặt dưới cánh sau của thành trùng đực số đốm trắng ít và nhỏ hơn so với thành trùng cái, mặt dưới cánh sau của thành trùng cái có màu nâu vàng còn ở thành trùng đực có màu nâu tối. + Hai bên ngực của thành trùng cái phủ đầy lông dài và màu xám, thành trùng đực ngoài hai bên ngực phủ đầy lông còn có chùm lông phủ kín đốt bụng kế ngực. * Thành trùng đực Thành trùng đực có chiều dài sải cánh từ 30-33 mm (trung bình 30,85  1,18 mm); chiều dài thân từ 18-19 mm (trung bình 18,3 0,47 mm); thời gian sống từ 4-5 ngày (trung bình 4 0,5 ngày). * Thành trùng cái Thành trùng cái có chiều dài sải cánh từ 33-36 mm (trung bình 34,35  1,39 mm); chiều dài thân từ 17-18 mm (trung bình 17,45  0,51 mm); thời gian sống từ 5-7 ngày (trung bình 5,95 0,83 ngày). Bướm thường vũ hóa vào buổi sáng, sau khi vũ hóa khoảng 1 ngày sau bướm đực và bướm cái bắt cặp. Sau khi bắt cặp khoảng nữa ngày sau là bướm đẻ trứng. Trứng được đẻ rải rác từng trứng một. Bướm hoạt động mạnh vào ban ngày, ban đêm ít hoạt động hơn. Khả năng đẻ trứng của thành trùng cái Bảng 3.4 Khả năng sinh sản của thành trùng cái sâu cuốn lá lớn, Pelopidas agna agna Moore trong điều kiện phòng thí nghiệm Số mẫu quan sát Số lƣợng trứng đẻ Số lƣợng trứng nở Tỷ lệ trứng nở (%) Thời gian đẻ trứng (ngày) 1 25 25 100 3 2 38 36 94,74 6 3 29 28 96,55 4 4 46 42 91,30 6 5 32 32 100 5 6 28 27 96,43 3 7 43 41 95,35 6 8 33 30 90,91 5 9 30 30 100 4 10 41 35 85,37 6 Trung bình 34,5 7,07 32,6 5,78 95,07 4,75 4,8 1,23 T = 28,5- 34 0 C; RH = 52- 82% 48 Quan sát 10 cặp bướm đẻ trứng. Mỗi bướm cái đẻ trứng từ 25-46 trứng (trung bình 34,5 7,07 trứng), số trứng được đẻ nhiều vào ngày đầu và giảm dần cho đến khi chết. Tỷ lệ trứng nở trung bình là 95,07  4,75%. Thời gian một bướm cái đẻ trứng từ 3-6 ngày (trung bình 4,8  1,23 ngày). 2.2 Triệu chứng và cách gây hại của sâu cuốn lá lớn, P. agna agna Sau khi vũ hóa ngày hôm sau bướm bắt đầu bắt cặp, khoảng vài giờ sau bướm bắt đầu đẻ trứng. Trứng được đẻ rải rác từng trứng một. Trứng nở sau 3-4 ngày. Sau khi trứng nở ấu trùng tuổi 1 bắt đầu gặm ăn vỏ trứng, sau đó phân tán và di chuyển đến đầu lá lúa hoặc 2 bên mép lá nhả tơ cuốn tròn đầu lá lúa hay mép lá lúa lại và ở bên trong ăn hết phần biểu bì. Sâu tuổi lớn sẽ ăn mạnh hơn. Sâu gây hại nặng ăn hết phần biểu bì chỉ chừa lại phần gân chính của lá lúa. Sâu tiếp tục di chuyển sang lá kế cận nhả tơ ghép các lá lúa lại thành một ống tròn và ăn phá. Sâu tuổi 5 một ngày có thể ăn từ 2-3 lá lúa. Khi lớn đủ sức sâu nhả tơ trộn với chất bột trắng giống bột phấn ở 2 bên bụng cuốn lá lúa lại và hóa nhộng trong đó. Qua việc khảo sát một số đặc điểm sinh học và cách gây hại của sâu cuốn lá lớn loài P. agna agna. Ta nhận thấy, thành trùng đực và thành trùng cái của sâu cuốn lá lớn loài P. agna agna có hình dạng bên ngoài tương tự nhau và phân biệt đực cái dựa vào một số đặc điểm: phần cuối bụng, các đốm trên cánh, và mỗi cánh có 1 vạch màu trắng (chỉ có ở con đực). Vòng đời của sâu cuốn lá lớn loài P. agna agna trong điều kiện phòng thí nghiệm (T = 28,5-34 0 C; RH = 52-82%) từ 30-34 ngày (trung bình 32,3  1,42 ngày). Triệu trứng Hình 3.19 Triệu chứng gây hại của sâu cuốn lá lớn, P. agna agna 49 gây hại: lá lúa bị sâu tuổi 1 ăn phá có triệu chứng là đầu lá và 2 bên mép lá bị cuốn lại. Sâu tuổi 2 đến tuổi 3 cắn khuyết lá lúa ngay vị trí bị cuốn. Sâu tuổi 4 và tuổi 5 ăn nhiều hơn, chúng ăn hết phần biểu bì của lá chỉ chừa lại phần gân chính hoặc ăn cụt cả đầu lá, sau đó ghép các lá kế cận lại và nằm bên trong tiếp tục ăn phá và hóa nhộng. Về thành trùng của sâu cuốn lá lớn, bướm hoạt động mạnh vào lúc sáng sớm và chiều mát. Khoảng 1 ngày sau thì bướm đẻ trứng. Dựa vào những kết quả ở trên, khi thấy bướm nở rộ khoảng 7-8 ngày sau thì bắt đầu phun thuốc sẽ có hiệu quả cao hơn và tiết kiệm được lượng thuốc . Theo Phạm Văn Lầm (2000) ở Việt Nam sâu cuốn lá lớn gây hại trên ruộng lúa có 6 loài nhưng qua kết quả điều tra trên một số ruộng lúa ở tỉnh An Giang thì sâu cuốn lá lớn gây hại phổ biến nhất trên ruộng lúa thuộc 2 loài P. guttata và P. agna agna. 3. KHẢ NĂNG HẤP DẪN CỦA PHEROMONE GIỚI TÍNH TỔNG HỢP ĐỐI VỚI BƢỚM, P. agna agna TRONG ĐIỀU KIỆN NGOÀI ĐỒNG 3.1 Thí nghiệm 1 Bảng 3.5 Số lƣợng bƣớm, P. agna agna bị hấp dẫn trong thí nghiệm 1 tại huyện Châu Phú - An Giang; từ ngày 01/07/2011 đến ngày 28/07/2011 Nghiệm thức Thành phần mồi pheromone (mg/tuýp) Số lƣợng TT (con/bẫy/tuần) E10,E12-16:Ald E10,E12-16:OH E10-16:Ald E12-16:Ald A-1 100 0 0 0 6,33 a A-2 100 5 0 0 4,33 ab A-3 100 5 5 0 5,33 ab A-4 100 0 5 0 5,67 ab A-5 100 5 5 300 4,00 ab A-6 100 0 0 300 3,33 ab A-7 0,00 0 0 0 0,33 b Mức ý nghĩa * CV (%) 70,03% Ghi chú: Trong cùng một cột các số có cùng chữ số theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa 5% qua phép thử Duncan. Kết quả được trình bày ở Bảng 3.5 cho thấy các nghiệm thức từ A-1 đến A-6 đều cho hiệu quả hấp dẫn bướm sâu cuốn lá lớn. Chứng tỏ các hợp chất trong mỗi nghiệm thức đều có khả năng hấp dẫn đối với loài bướm này. Tuy nghiệm thức A-1 chỉ điều chế từ một thành phần đơn lẻ là E10,E12-16:Ald với tỷ lệ 100% lại không khác biệt so với các nghiệm thức có sự phối hợp giữa 2 thành phần như: kiểu mồi được điều chế từ E10,E12-16:Ald và E10,E12-16:OH với tỷ lệ 100:5 50 (nghiệm thức A-2), E10,E12-16:Ald và E10-16:Ald với tỷ lệ 100:5 (nghiệm thức A- 4), E10,E12-16:Ald và E12-16:Ald với tỷ lệ 100:300 (nghiệm thức A-6) với số bướm vào bẫy lần lượt là (4,33, 5,67 và 3,33 con/bẫy/tuần). Bên cạnh đó nghiệm thức A-1 không khác biệt so với nghiệm thức A-3 (kiểu mồi được điều chế từ 3 thành phần E10,E12-16:Ald, E10,E12-16:OH và E10-16:Ald với tỷ lệ 100:5:5) hay nghiệm thức A-5 (kiểu mồi được điều chế từ 4 thành phần E10,E12-16:Ald, E10,E12-16:OH, E10- 16:Ald và E12-16:Ald với tỷ lệ 100:5:5:300) với số lượng bướm vào bẫy lần lượt là (5,33 và 4,00 con/bẫy/tuần). Đối với các nghiệm thức từ A-2 đến A-6 tuy được phối trộn từ nhiều thành phần hợp chất nhưng không làm giảm cũng như không làm tăng số lượng bướm vào bẫy. Cho thấy thành phần pheromone của loài P. agna agna có thể có hoặc không là thành phần phụ mà thành phần phụ này cũng không phải là chất ức chế. Điều này cho thấy thành phần phụ có thể là một chất khác. Do đó cần phân tích bằng kỹ thuật GC-MS để xác định lại hợp chất pheromone giới tính của loài này cũng như chọn ra hợp chất phụ cho hiệu quả hấp dẫn cao hơn. Theo Adati (1999) pheromone giới tính của sâu đục trái đậu loài Maruca vitrata Fabricius chỉ có một thành phần duy nhất là E10,E12-16:Ald. Hợp chất này có khả năng thu hút được thành trùng đực của loài Maruca vitrata Fabricius ở vùng Tây Phi. Nhưng trong thí nghiệm trên, khi sử dụng hợp chất này để đặt bẫy thì không hấp dẫn được thành trùng của sâu đục trái đậu. Điều này chứng tỏ rằng quần thể thành trùng sâu đục trái đậu ở tỉnh An Giang nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung không bị hấp dẫn bởi thành phần hợp chất E10,E12-16:Ald như ở vùng Tây Phi. Do đó có thể nhận định loài sâu đục trái ở 2 vùng địa lý này không cùng 1 loài. 3.2 Thí nghiệm 2 Bảng 3.6 Số lƣợng bƣớm sâu cuốn lá lớn, P. agna agna bị hấp dẫn trong thí nghiệm 2 tại quận Thốt Nốt - Cần Thơ; từ 02/07/2011 đến 04/08/2011 Nghiệm thức Thành phần mồi pheromone (mg/tuýp) Số lƣợng TT (con/bẫy/tuần) E10,E12-16:Ald E10,E12-16:OH E10-16:Ald B-1 100 5 5 6,33 ab B-2 300 15 15 7,33 ab B-3 500 25 25 11,00 a B-4 700 35 35 13,33 a B-5 1.000 50 50 6,67 ab B-6 0 0 0 0,00 b Mức ý nghĩa * CV (%) 50,72% 51 Trong Bảng 3.6 cho thấy các nghiệm thức từ B-1 đến B-5 là sự phối trộn giữa các hợp chất E10,E12-16:Ald, E10,E12-16:OH, E10-16:Ald ở tỷ lệ 100:5:5 với nồng độ lần lượt là 1, 3, 5, 7 và 10 lần, đều cho hiệu quả hấp dẫn đối với loài P. agna agna với số lượng bướm vào bẫy lần lượt là (6,33, 7,33, 11,00, 13,33, 6,67 con/bẫy/tuần). Trong đó nghiệm thức B-3 và B-4 với liều lượng nồng độ tăng gấp 5 và 7 lần so với nghiệm thức B-1 cho hiệu quả hấp dẫn cao nhất với số lượng bướm vào bẫy lần lượt là (11,00 và 13,33 con/bẫy/tuần) và khác biệt có ý nghĩa 5% về mặt thống kê so với nghiệm thức đối chứng (nghiệm thức B-6). Bên cạnh đó nghiệm thức B-2, B-3, B-4, B-5 có liều lượng nồng độ tăng gấp 3, 5, 7, 10 lần so với nghiệm thức B-1 (tỷ lệ 100:5:5) và có số lượng bướm vào bẫy cao hơn so với nghiệm thức B-1 nhưng không khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê. Chứng tỏ rằng thành phần pheromone giới tính tổng hợp của loài sâu cuốn lá lớn P. agna agna ngoài 3 hợp chất trên còn có thêm 1 chất nào đó hoặc tỷ lệ phối trộn giữa 3 hợp chất có thể thay đổi khác đi sẽ mang lại hiệu quả hấp dẫn cao nhất đối với loài sâu này. Qua kết quả của 2 thí nghiệm trên chứng tỏ rằng E10,E12-16:Ald là thành phần chính trong hợp chất pheromone giới tính của loài sâu cuốn lá lớn, Pelopidas agna agna Moore. Khi E10,E12-16:Ald kết hợp với các thành phần phụ như: E10,E12-16:OH, E10-16:Ald, E12-16:Ald có tỷ lệ lần lượt khác nhau và có bướm sâu cuốn lá lớn vào bẫy nhưng số lượng còn thấp. Vì vậy cần nghiên cứu thêm về tỷ lệ phối trộn giữa các thành phần phụ và tìm thêm thành phần phụ có hiệu quả hấp dẫn được loài sâu này. Hình 3.20 Bẫy dính thành trùng đực, P.agna agna Ghi chú: Trong cùng một cột các số có cùng chữ số theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa 5% qua phép thử Duncan. 52 CHƢƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. KẾT LUẬN Qua việc khảo sát trên một số ruộng lúa ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, sâu cuốn lá lớn hiện diện và gây hại phổ biến trên ruộng thuộc 2 loài: Parnara guttata Bremer et Grey và Pelopidas agna agna Moore. Ấu trùng loài P. agna agna chiếm tỷ lệ 58,33%, P. guttata là 41,67%. Thành trùng loài P. agna agna chiếm tỷ lệ 61,29%, loài P. guttata là 38,71%. Vòng đời của sâu cuốn lá lớn loài P. agna agna trong điều kiện phòng thí nghiệm (T = 28,5-34 0 C; RH = 52-82%) từ 30-34 ngày (trung bình 32,3  1,42 ngày). Sau khi vũ hóa bướm bắt cặp đẻ trứng, trứng nở thành sâu non và gặm ăn vỏ trứng, sau đó di chuyển ra mép lá hoặc đầu lá cuốn lá lại và gặm ăn bên trong lá, sâu tuổi lớn ăn hết phần biểu bì chỉ còn lại gân chính của lá. Sâu lớn đủ sức sâu nhả tơ hóa nhộng. Thành phần chính trong pheromone giới tính của sâu cuốn lá lớn, P. agna agna là E10,E12-16:Ald. Khi phối trộn với các thành phần phụ khác E10,E12-16:OH và E10- 16:Ald với tỷ lệ phối trộn là 700:35:35 cho hiệu quả hấp dẫn bướm vào bẫy cao nhất với số lượng 13,33 con/bẫy/tuần. 2. ĐỀ NGHỊ Tiếp tục khảo sát và nghiên cứu sự gây hại của loài sâu cuốn lá lớn trên để đưa quy trình quản lý loài sâu này một cách hiệu quả trên vùng trồng lúa thâm canh. Cần nghiên cứu thêm và xác định thành phần pheromone giới tính của bướm sâu cuốn lá lớn, P. agna agna trên các ruộng lúa tại vùng ĐBSCL. Ứng dụng mồi pheromone giới tính tổng hợp (E10,E12-16:Ald, E10,E12-16:OH và E10-16:Ald ở tỉ lệ 700:35:35) để dự báo dự tính loài sâu cuốn lá lớn P. agna agna và đưa ra quy trình quản lý loài sâu này một cách hiệu quả. 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO Adati T. and S. Tatsuki. 1999. Identification of female sex pheromone of the legume pod borer, Maruca vitrata and antagonistic effects of geometrical isomers. Journal of Chemical Ecology 25: 105-115. Ando T., S. Inomata., and M. Yamamoto. 2004. Lepidoptera sex pheromones. Topics Current Chem, 239: 51- 96. Châu Nguyễn Quốc Khánh và Trương Thị Mỹ Lộc. 2008. Nghiên cứu ứng dụng pheromone giới tính của bướm sâu vẽ bùa, Phyllocnistis citrella Stainton. Luận văn tốt nghiệp đại học. Trường Đại học Cần Thơ, 58 trang. Đào Văn Hoằng. 2005. Kỹ thuật tổng hợp các hóa chất bảo vệ thực vật. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật – TP Hồ Chí Minh, 141-153. El Sayed. 2008. The pherobase. Internet database, Gibb A. R., L. E. Jamieson., D. M. Suckling., P. Ramankutty., and P.S. Stevens. 2005. Sex pheromone of the citrus flower moth Preys nephelomima: Pheromone Identification, Field Trapping Trials, and Phenology. Journal of Chemical Ecology 31 (7): 1633-1644. Internet database: agna Internet database: Internet database: Internet database: Internet database: Internet database: Internet database: Internet database: Michael F Braby. 2000. Butterflies of Australia, Austrailian National Insect Collection, CSIRO Entomology. 1004 p. Nguyễn Hữu Doanh. 2005. Phòng trừ sâu bệnh hại lúa. Nhà xuất bản Thanh Hóa, 56 trang. Nguyễn Thị Thu Cúc. 2010. Giáo trình côn trùng đại cương. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ, 239 trang. Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen. 2011. Côn trùng gây hại cây trồng. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, 39-40. 54 Nguyễn Văn Tuất. 2003. Atlat côn trùng hại cây trồng nông nghiệp ở Việt Nam. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội, 212 trang. Pathak M. D. and Z. R. Khan. 1994. Insect pests of Rice. International rice research Institute. pp. 100 – 105. Phạm Văn Lầm. 2000. Danh mục các loài sâu hại lúa và thiên địch của chúng ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, 190 trang. Sternlicht. M., I. Bazarkay, and M. Tammin. 1990. Management of Prays citri in lemon orchards by mass trapping of males. Entomol. Exp. Appl. 55 (l): 59-67. Vang. L. V., S. Inomata., M. Kinjo., F. Komai, and T. Ando. 2005. Sex pheromone of five Olethreutine species (Lepidoptera: Tortricidae) associated with the seedlings and fruits of mangrove plants in the Ryukyu Islands, Japan: Identification and field evaluation. Journal of Chemical Ecology, Vol. 31, No. 4, pp. 859-878. Vang L. V. 2006. Studies on the sex pheromones of Lepidoptera species distributed in Japan and Vietnam: Identtification, field test, and application for plant protection, Ph. D thesis. Tokyo University of Agriculture and Technology, Japan. Võ Tòng Xuân, Tống Hữu Thuần, Trương Thị Minh Đức. 1993. Hướng dẫn biện pháp tổng hợp phòng trừ dịch hại trên lúa ở Châu Á nhiệt đới. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. 408 trang. Wakamura S. and N. Arakaki. 2004. Sex pheromone components of pyralid moths Terastia subjectalis and Agathodes ostentalis feeding on coral tree, Erithrina variegate: Two sympatric species share common components in differents ratios. Chemoecology 14: 181-185. 55 PHỤ CHƢƠNG CÁC BẢNG PHÂN TÍCH PHƢƠNG SAI Thí nghiệm 1: Khả năng hấp dẫn của pheromone giới tính tổng hợp đối với bƣớm P. agna agna trong điều kiện ngoài đồng; tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang A N A L Y S I S O F V A R I A N C E T A B L E K Degrees of Sum of Mean F Value Source Freedom Squares Square Value Prob ----------------------------------------------------------------------------- 1 Replication 2 178.667 89.333 10.3742 0.0024 2 Factor A 6 71.238 11.873 1.3788 0.0298 -3 Error 12 103.333 8.611 ----------------------------------------------------------------------------- Total 20 353.238 ----------------------------------------------------------------------------- Coefficient of Variation: 70.03% Thí nghiệm 2: Khả năng hấp dẫn của pheromone giới tính tổng hợp đối với bƣớm P. agna agna trong điều kiện ngoài đồng; tại quận Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ A N A L Y S I S O F V A R I A N C E T A B L E K Degrees of Sum of Mean F Value Source Freedom Squares Square Value Prob ----------------------------------------------------------------------------- 1 Replication 2 192.111 96.056 6.7381 0.0140 2 Factor A 5 313.778 62.756 4.4022 0.0222 -3 Error 10 142.556 14.256 ----------------------------------------------------------------------------- Total 17 648.444 ----------------------------------------------------------------------------- Coefficient of Variation: 50.72% 56 Bảng 1. Khả năng sinh sản của thành trùng cái sâu cuốn lá lớn trong điều kiện phòng thí nghiệm Số mẫu quan sát Số lượng trứng đẻ Số lượng trứng nở Tỷ lệ trứng nở(%) Thời gian từ vũ hóa đến đẻ trứng đầu tiên (ngày) Thời gian đẻ trứng (ngày) Thời gian sống (ngày) 1 25 25 100 2 3 5 2 38 36 94,74 1 6 7 3 29 28 96,55 2 4 6 4 46 42 91,30 1 6 7 5 32 32 100 1 5 6 6 28 27 96,43 2 3 5 7 43 41 95,35 1 6 7 8 33 30 90,91 1 5 6 9 30 30 100 2 4 6 10 41 35 85,37 1 6 7 Trung bình 34,5 32,6 95,07 1,4 4,8 6,2 Độ lệch chuẩn 7,07 5,78 4,75 0,52 1,23 0,79 Bảng 2. Thời gian ủ trứng và đƣờng kính trứng của sâu cuốn lá lớn Số mẫu quan sát Đường kính (mm) Thời gian ủ trứng (ngày) 1 0,8 3 2 0,9 3 3 0,88 3 4 0,94 3 5 0,86 3 6 0,85 4 7 0,85 3 8 0,84 3 9 0,88 3 10 0,86 3 11 0,89 3 12 0,84 3 13 0,85 3 14 0,86 3 15 0,9 3 16 0,83 4 17 0,82 4 18 0,81 3 57 19 0,85 3 20 0,83 3 21 0,89 3 22 0,91 3 23 0,92 3 24 0,84 3 25 0,92 3 26 0,95 3 27 0,9 3 28 0,8 3 29 0,8 3 30 0,95 3 31 0,86 3 32 0,85 4 33 0,87 3 34 0,8 3 35 0,8 3 36 0,88 3 37 0,83 3 38 0,9 4 39 0,84 3 40 0,87 3 41 0,92 3 42 0,95 3 43 0,86 3 44 0,8 3 45 0,85 3 46 0,82 4 47 0,91 3 48 0,9 3 49 0,86 3 50 0,85 3 51 0,94 3 52 0,89 3 53 0,8 3 54 0,87 3 55 0,82 3 56 0,8 4 57 0,91 3 58 0,92 3 59 0,84 4 60 0,88 3 61 0,8 3 62 0,9 3 63 0,88 3 58 64 0,94 3 65 0,86 3 66 0,85 4 67 0,85 3 68 0,84 3 69 0,88 3 70 0,86 3 71 0,89 3 72 0,84 3 73 0,85 3 74 0,86 3 75 0,9 3 76 0,83 4 77 0,82 4 78 0,81 3 79 0,85 3 80 0,83 3 81 0,89 3 82 0,91 3 83 0,92 3 84 0,84 3 85 0,92 3 86 0,95 3 87 0,9 3 88 0,8 3 89 0,8 3 90 0,95 3 91 0,86 3 92 0,85 4 93 0,87 3 94 0,8 3 95 0,8 3 96 0,88 3 97 0,83 3 98 0,9 4 99 0,84 3 100 0,87 3 Thời gian trung bình 0,86 3,13 Độ lệch chuẩn 0,04 0,34 59 Bảng 3. Kích thƣớc các tuổi của sâu cuốn lá lớn Số mẫu quan sát Dài (mm) Rộng (mm) Tuổi 1 Tuổi 2 Tuổi 3 Tuổi 4 Tuổi 5 Tuổi 1 Tuổi 2 Tuổi 3 Tuổi 4 Tuổi 5 1 1,5 4,5 - - - 0,5 1 - - - 2 2 5 8 15 23 0,5 1 2 3 4 3 2 5 8 15 23 0,5 1 2 3 4 4 1 - - - - 0,25 - - - - 5 1,5 4,5 - - - 0,5 1 - - - 6 2 5 8 15 - 0,5 1 2 3 - 7 1,5 4 7,5 14 21 0,5 0,75 1,5 2,5 3,5 8 1,5 4 7,5 14,5 22 0,5 0,75 1,5 3 4 9 1 3 7 13 20 0,25 0,5 1 2,5 3,5 10 2 5 8 15 22,5 0,5 1 2 3 4 11 1,5 4,5 8 14,5 22 0,5 1 2 3 4 12 1 3,5 7 13,5 21 0,25 0,5 1 2,5 3,5 13 1,5 - - - - 0,5 - - - - 14 1 3,5 7 13 20,5 0,25 0,5 1 2,5 3,5 15 1 3 7 13 20 0,25 0,5 1 2,5 3,5 16 2 5 8 - - 0,5 1 2 - - 17 1,5 4,5 - - - 0,5 1 - - - 18 1,5 4,5 - - - 0,5 1 - - - 19 1,5 4 7,5 14 - 0,5 0,75 1,5 2,5 - 20 1 3,5 7 13,5 21,5 0,25 0,5 1 2,5 3,5 21 2 5 8 15 23 0,5 1 2 3 4 22 1,5 4,5 8 - - 0,5 1 2 - - 23 2 5 8 15 23 0,5 1 2 3 4 24 2 5 8 15 23 0,5 1 2 3 4 25 1 3 7 13 20 0,25 0,5 1 2,5 3,5 26 1,5 4 - - - 0,5 0,75 - - - 27 2 5 8 15 22,5 0,5 1 2 3 4 28 1,5 4,5 - - - 0,5 1 - - - 29 1,5 4 - - - 0,5 1 - - - 30 1 3,5 7 13 20,5 0,25 0,5 1 2,5 3,5 31 2 5 8 15 23 0,5 1 2 3 4 32 1,5 4,5 8 15 - 0,5 1 2 3 - 33 1 3,5 - - - 0,5 1 - - - 34 1,5 4,5 - - - 0,5 1 - - - 35 1 3 - - - 0,25 0,5 - - - 36 1 3,5 7 13,5 21 0,25 0,5 1 2,5 3,5 37 2 5 8 15 23 0,5 1 2 3 4 38 1,5 4,5 8 15 23 0,5 1 2 3 4 39 1,5 4,5 8 15 22,5 0,5 1 2 3 4 60 40 1,5 4 - - - 0,5 0,75 - - - 41 1,5 4,5 - - - 0,5 1 - - - 42 2 5 8 15 23 0,5 1 2 3 4 43 2 5 8 15 23 0,5 1 2 3 4 44 1 - - - - 0,25 - - - - 45 1,5 4,5 - - - 0,5 1 - - - 46 2 5 8 15 - 0,5 1 2 3 - 47 1,5 4 7,5 14 21 0,5 0,75 1,5 2,5 3,5 48 1,5 4 7,5 14,5 22 0,5 0,75 1,5 3 4 49 1 3 7 13 20 0,25 0,5 1 2,5 3,5 50 2 5 8 15 22,5 0,5 1 2 3 4 51 1,5 4,5 8 14,5 22 0,5 1 2 3 4 52 1 3,5 7 13,5 21 0,25 0,5 1 2,5 3,5 53 1,5 - - - - 0,5 - - - - 54 1 3,5 7 13 20,5 0,25 0,5 1 2,5 3,5 55 1 3 7 13 20 0,25 0,5 1 2,5 3,5 56 2 5 8 - - 0,5 1 2 - - 57 1,5 4,5 - - - 0,5 1 - - - 58 1,5 4,5 - - - 0,5 1 - - - 59 1,5 4 7,5 14 - 0,5 0,75 1,5 2,5 - 60 1 3,5 7 13,5 21,5 0,25 0,5 1 2,5 3,5 Trung bình 1,49 4,24 7,61 14,22 21,74 0,43 0,84 1,61 2,78 3,77 Độ lệch chuẩn 0,37 0,67 0,45 0,83 1,13 0,11 0,22 0,45 0,25 0,25 Bảng 4. Thời gian phát triển các tuổi của sâu cuốn lá lớn Số mẫu quan sát Thời gian quan sát (ngày) Tuổi 1 Tuổi 2 Tuổi 3 Tuổi 4 Tuổi 5 1 4 3 - - - 2 3 2 4 4 4 3 3 3 4 4 4 4 4 - - - - 5 3 3 - - - 6 3 3 3 5 - 7 4 2 3 4 5 8 4 2 3 4 4 9 4 2 3 4 5 10 3 3 4 4 4 11 3 2 3 4 4 12 4 2 3 5 5 13 4 - - - - 61 14 4 2 3 4 5 15 4 2 3 4 5 16 3 3 4 - - 17 3 3 - - - 18 4 3 - - - 19 4 2 3 5 - 20 4 2 3 4 5 21 3 3 3 4 4 22 3 3 4 - - 23 3 3 4 5 4 24 3 3 4 4 4 25 4 2 3 5 5 26 4 3 - - - 27 3 3 3 5 4 28 3 3 - - - 29 4 3 - - - 30 4 2 3 4 5 31 3 2 3 5 4 32 3 3 4 5 - 33 4 3 - - - 34 3 3 - - - 35 4 3 - - - 36 4 2 3 4 5 37 3 2 4 5 4 38 3 2 3 4 4 39 3 3 4 4 5 40 4 3 - - - 41 4 3 - - - 42 3 2 4 4 4 43 3 3 4 4 4 44 4 - - - - 45 3 3 - - - 46 3 3 3 5 - 47 4 2 3 4 5 48 4 2 3 4 4 49 4 2 3 4 5 50 3 3 4 4 4 51 3 2 3 4 4 52 4 2 3 5 5 53 4 - - - - 54 4 2 3 4 5 55 4 2 3 4 5 56 3 3 4 - - 57 3 3 - - - 58 4 3 - - - 62 59 4 2 3 5 - 60 4 2 3 4 5 Trung bình 3,53 2,54 3,34 4,32 4,48 Độ lệch chuẩn 0,50 0,50 0,48 0,47 0,51 Bảng 5. Kích thƣớc của nhộng và thời gian làm nhộng cho đến khi vũ hóa thành thành trùng của sâu cuốn lá lớn Số mẫu quan sát Kích thước (mm) Thời gian làm nhộng đến khi vũ hóa (ngày) Dài (mm) Rộng (mm) 1 31 6 7 2 31 6 7 3 30 5 7 4 31 6 6 5 30 5 7 6 31 6 7 7 30 5 7 8 30 5 7 9 31 6 7 10 31 6 6 11 30 5 7 12 31 6 7 13 30 5 6 14 31 6 7 15 30 5 7 16 31 6 7 17 31 6 7 18 31 6 7 19 31 6 7 20 30 5 7 21 31 6 6 22 30 5 7 23 31 6 7 24 30 5 7 25 30 5 7 26 31 6 7 27 31 6 6 28 30 5 7 29 31 6 7 30 30 5 6 Trung bình 30,57 5,57 6,80 Độ lệch chuẩn 0,50 0,50 0,41 63 Bảng 6. Kích thƣớc và thời gian sống của thành trùng của sâu cuốn lá lớn Số mẫu quan sát Chiều dài sải cánh (mm) Chiều dài thân (mm) Thời gian sống (ngày) Đực Cái Đực Cái Đực Cái 1 30 34 18 17 4 5 2 30 36 18 18 4 7 3 32 33 19 17 4 6 4 33 35 19 18 5 7 5 30 33 18 17 4 6 6 31 33 18 17 4 5 7 33 36 19 18 5 7 8 30 36 18 18 5 6 9 30 33 18 17 5 6 10 30 33 18 17 5 7 11 33 35 19 18 4 6 12 30 33 18 17 4 5 13 32 36 19 18 5 5 14 30 36 18 18 4 6 15 30 33 18 17 5 7 16 30 33 18 17 4 7 17 32 33 19 17 4 5 18 30 33 18 18 4 5 19 31 36 18 18 4 5 20 30 33 18 17 5 6 Trung bình 30,85 34,35 18,3 17,45 4,4 5,95 Độ lệch chuẩn 1,18 1,39 0,47 0,51 0,5 0,83 Bảng 7. Nhiệt độ và ẩm độ Tháng Ngày Thời gian đo Nhiệt độ Ẩm độ 10 5 S 28,2 71 6 S 30 78 C 31,5 64,5 7 S 30 73,5 64 C 31,5 68 8 S 31,5 71,5 9 S 30 63 C 31 71 10 S 30,5 73,5 11 S 30,5 71,5 12 S 30,5 74,5 C 32,5 61 13 S 30 82 C 28,5 72 14 S 30 80,5 15 S 31 69,5 16 S 29,5 75,5 17 S 30,5 71 18 S 30 77 19 S 30,5 70 20 S 30,5 70 21 S 29 76 22 S 30 69 23 S 32 60 24 S 30 75,5 25 S 30 63 26 S 33 55 27 S 33 52 28 S 32,5 56,5 29 S 31,5 63,5 30 C 34 67 31 S 31,5 63,5 1 S 33 63 11 2 S 32 66 3 S 33 68 4 S 31,5 63,5 5 S 28,2 71 6 S 30 78 C 31,5 64,5 7 S 30 73,5 C 31,5 68 8 S 31,5 71,5 9 S 30 63 C 31 71 10 S 30,5 73,5 11 S 30,5 71,5 12 S 30,5 74,5 C 32,5 61 13 S 30 82 65 C 28,5 72 14 S 30 80,5 15 S 31 69,5 16 S 29,5 75,5 17 S 30,5 71 18 S 30 77 19 S 30,5 70 20 S 30,5 70 21 S 29 76 22 S 30 69 23 S 32 60 24 S 30 75,5 25 S 30 63 26 S 33 55 27 S 33 52 28 S 32,5 56,5 29 S 31,5 63,5 30 C 34 67 Trung bình 30,9 68,9 Độ lệch chuẩn 1,33 7,08 Chú thích: Sáng (9-10 giờ) Chiều (15- 16 giờ)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_sau_cuon_la_lon_3044.pdf
Luận văn liên quan