LỜI MỞ ĐẦU
Ngân sách nhà nước là công cụ tài chính quan trọng không thể thiếu để Nhà nước thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. Sự phân cấp quản lý NSNN phù hợp với sự phân cấp của bộ máy chính quyền, tạo ra những đòn bẩy tích cực nhằm phát triển mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội .Xã là cấp chính quyền nhỏ nhất, gắn bó mật thiết đến người dân và là đại diện của Nhà nước giải quyết trực tiếp mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước và nhân dân. Ngân sách xã – phương tiện vật chất đảm bảo sự hoạt động bình thường của chính quyền cấp xã, đồng thời là công cụ tài chính giúp chính quyền cấp xã thực hiện chức năng và nhiệm vụ được giao. Cùng với sự phát triển về kinh tế và đời sống của người dân ngày càng cao, thì viêc thu – chi NSX cũng không ngừng tăng lên. Vì vậy đòi hỏi công tác quản lý NSX phải có sự điều chỉnh để phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế đáp ứng được yêu cầu hoạt động của chính quyền nhà nước cấp xã đạt hiệu quả cao, đảm bảo công bằng xã hội. Có thể nói NSX là tiền đề đồng thời là hệ quả trong quá trình quản lý kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước. Sự nghiệp đổi mới của nước ta xuất phát từ mục tiêu là làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh theo định hướng XHCN.
Song mọi cơ chế chính sách quản lý kinh tế - xã hội không có khuôn mẫu sẵn mà chúng không ngừng phát triển, hoàn thiện trong quá trình vận động. Muốn cho ngân sách thực sự trở thành động lực phát triển của nền kinh tế thì hơn bao giờ hết việc tăng cường công tác quản lý NSX phải được đặt ra là mục tiêu hàng đầu của công tác quản lý NSNN. Trong công cuộc xây dựng và phát triển nông thôn mới hiện nay, song song với việc củng cố chính quyền cấp xã, Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng công tác quản lý NSX để nó thực sự là môt phương tiện vật chất bằng tiền giúp chính quyền xã hoàn thành tốt những nhiệm vụ, chức năng của mình theo quy định của pháp luật. Qua quá trình thực tập tại phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Nghĩa Hưng em thấy thu chi NSX trên địa bàn huyện cần có những định hướng mới trong công tác quản lý, để đạt được những kết quả rõ nét hơn, vì thế em đã chọn đề tài “ Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý Ngân sách xã trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay ” để viết Luận văn tốt nghiệp cho mình.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Ngân sách xã và sự cần thiết phải hoàn thiện công tác quản lý Ngân sách xã.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý Ngân sách xã trong những năm gần đây trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý Ngân sách xã trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay.
Đây không phải là một đề tài mới song cùng với quá trình phát triển kinh tế, công tác quản lý NSNN cũng không ngừng thay đổi nhằm tạo ra cơ chế phù hợp với tiến trình phát triển như hiện nay. Với kiến thức của một sinh viên về lý luận và thực tế còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót khi nhìn nhận, đánh giá các vấn đề. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để có sự nhận thức đúng đắn hơn.
Em xin chân thành cảm ơn Th.S Ngô Thanh Hoàng – giáo viên trực tiếp hướng dẫn em và các thầy cô giáo trong bộ môn Quản lý Tài chính công, cùng các cô chú trong phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Nghĩa Hưng đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành tốt bài luận văn này.
CHƯƠNG 1
NGÂN SÁCH XÃ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ.
1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN SÁCH XÃ.
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của Ngân sách xã.
Nhà nước ra đời là kết quả của cuôc đấu tranh giai cấp trong xã hội. Bằng công cụ tài chính là Ngân sách nhà nước, Nhà nước đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình nhằm thúc đẩy phát triển toàn diện nền kinh tế xã hội của đất nước. Thông qua tổ chức bộ máy theo các cấp chính quyền, Nhà nước kiểm soát chặt chẽ trật tự xã hội cũng như kịp thời can thiệp vào nền kinh tế theo chiều hướng khuyến khích phát triển. Gắn với cấp chính quyền trong tổ chức bộ máy Nhà nước là một cấp ngân sách. Sự tồn tại của cấp xã kéo theo sự xuất hiện của Ngân sách xã, chính vì vậy NSX tồn tại là một tất yếu khách quan.
Trải qua một quá trình lịch sử lâu dài, NSNN từ chỗ chỉ nhằm phục vụ chủ yếu cho nhu cầu hưởng thụ của vua chúa và nuôi dưỡng quân đội cho đến khi thực dân Pháp xâm lược đã bắt đầu hình thành ngân sách độc lập của các tỉnh và huyện. Đến năm 1967, chế độ phân cấp quản lý ngân sách ra đời với hệ thống NSNN bao gồm Ngân sách trung ương và Ngân sách địa phương ( ở các tỉnh, thành phố phía Bắc ). Đến năm 1972, khi chưa có Ngân sách cấp huyện, Hội đồng chính phủ đã ra Nghị định số 64/CP chính thức ban hành Điều lệ NSX vào ngày 8/4/1972. Tiếp đó, Bộ Tài Chính đã ra thông tư số 13/TC – TDT ban hành chế độ kế toán NSX. Hai văn bản trên cơ bản đã hoàn thiện chế độ quản lý NSX. Sau ngày đất nước thống nhất 30/4/1975, chấp hành chủ trương của Nhà nước về việc triển khai công tác quản lý NSX ở các tỉnh, thành phố phía Nam, phong trào xây dựng NSX trong cả nước đã phát triển rộng khắp và mạnh mẽ. Sau giải phóng, thời kỳ khôi phục và xây dựng cơ sở vật chất XHCN ở nông thôn trong cả nước, NSX cũng góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng nông thôn mới. Nghị quyết 138/HĐBT ra ngày 19/11/1983 đã khẳng định thêm phần quan trọng của NSX. Như vậy Ngân sách Nhà nước gồm:
- Ngân sách trung ương.
- Ngân sách địa phương.
Trong đó ngân sách địa phương gồm:
+ Ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ( Ngân sách cấp tỉnh )
+ Ngân sách thành phố, thị xã, quận, huyện trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ( Ngân sách cấp huyện )
+ Ngân sách xã, phường, thị trấn ( Ngân sách xã )
1.1.1.1 Khái niệm Ngân sách xã.
Ngân sách xã là một cấp ngân sách cơ sở trong hệ thống NSNN, nó đại diện và đảm bảo tài chính cho chính quyền xã có thể chủ động khai thác những thế mạnh có sẵn để phát triển kinh tế, thực hiện các chính sách xã hội, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn xã.
Ngân sách xã trực tiếp gắn với người dân, trực tiếp giải quyết toàn bộ mối quan hệ về lợi ích giữa Nhà nước với dân. Chính vì vậy, NSX là tiền đề đồng thời là hệ quả trong quá trình quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước.
Có thể hiểu một cách khái quát nhất về NSX như sau: NSX là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ của chính quyền Nhà nước cấp xã nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng của Nhà nước cấp cơ sở trong khuôn khổ đã được phân công, phân cấp quản lý.
1.1.1.2 Đặc điểm Ngân sách xã.
Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hệ thống NSNN ngày càng được hoàn thiện và nền tài chính quốc gia đã và đang được nâng cao hiệu quả. Song song với quá trình đó, NSX ngày càng chứng minh tầm quan trọng, tính hiệu quả trong hoạt động của mình góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế. Là một cấp ngân sách trong hệ thống NSNN nên NSX cũng mang đầy đủ các đặc điểm chung của ngân sách các cấp chính quyền địa phương, đó là:
- Được phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi theo quy định của pháp luật.
- Được quản lý và điều hành theo dự toán và theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền quy định.
Bên cạnh các đặc điểm chung, NSX còn có các đặc điểm riêng:
Một là, NSX là một loại quỹ tiền tệ của cơ quan chính quyền Nhà nước cấp cơ sở. Hoạt động của quỹ được thể hiện trên hai phương diện: huy động nguồn thu vào quỹ gọi là thu NSX, phân phối và sử dụng quỹ gọi là chi NSX.
Hai là, các chỉ tiêu thu chi NSX luôn mang tính pháp lý (nghĩa là các chỉ tiêu này được quy định bằng văn bản pháp luật và được pháp luật đảm bảo thực hiện).
Ba là, đằng sau quan hệ thu chi NSX là quan hệ lợi ích phát sinh trong quá trình thu chi NSX giữa hai chủ thể: một bên là lợi ích chung của cộng đồng cấp cơ sở mà đại diện là chính quyền cấp xã, một bên là các chủ thể kinh tế xã hội
Bốn là, NSX vừa là một cấp ngân sách, lại vừa là một đơn vị dự toán đặc biệt (dưới nó không có đơn vị dự toán trực thuộc). Đặc điểm này có ảnh hưởng chi phối lớn đến quá trình tổ chức lập, chấp hành và quyết toán NSX.
Xã là đơn vị cơ sở trong hệ thống tổ chức bộ máy Nhà nước, gắn bó trực tiếp với người dân và nền kinh tế xã hội. Chính vì vậy, nghiên cứu công tác quản lý NSX tuy không phải là công việc mới đặt ra song lại vô cùng cần thiết để tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách trong điều kiện hiện nay.
Ngân sách xã mang tính chất “ lưỡng tính ”, vừa là một cấp tự cân đối thu chi, vừa là đơn vị trực tiếp chi tiêu. Hay nói cách khác, NSX vừa là một cấp ngân sách, vừa là đơn vị dự toán, nó không có đơn vị dự toán trực thuộc nào, nó vừa tạo nguồn thu vừa phải phân bổ nhiệm vụ chi.
1.1.1.3 Vai trò của Ngân sách xã.
Ngân sách xã vừa là một cấp trong hệ thống NSNN, vừa là một cấp ngân sách cơ sở, nó có vai trò hết sức quan trọng đối với chính quyền cấp xã. Để thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã thì đòi hỏi phải có chính sách đủ mạnh mẽ để điều chỉnh các hoạt động ở xã đi đúng hướng, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước. Cụ thể:
154 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 14968 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý Ngân sách xã trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và có 1 bệnh viện tuyến huyện. Khi chính quyền cấp xã được tăng quyền tự
chủ, số chi cho y tế cũng tăng lên. Tuy nhiên chính sách thu hút cán bộ có
năng lực, trách nhiệm về công tác ở đơn vị vẫn chưa được quan tâm, đồng
thời chế độ đối với những người đang công tác tại cơ sở chưa phù hợp, dễ
làm cho họ mất đi lòng yêu nghề và tinh thần làm việc. Vì thế cần phải có
những chính sách đãi ngộ đối với cán bộ làm công tác y tế để người dân tin
tưởng và yên tâm hoạt động trong các lĩnh vực khác.
*Đối với khoản chi cho sự nghiệp kinh tế.
Trong điều kiện nguồn thu trên địa bàn của NSX có giới hạn nhất định,
bên cạnh những khoản chi cho hoạt động sự nghiệp, chi cho hoạt động văn
xã thì chi sự nghiệp kinh tế nhằm thực hiện những nhiệm vụ kinh tế, chính
trị của địa phương do Đảng và Nhà nước giao cũng chiếm một vị trí khá
quan trọng trong cơ cấu chi thường xuyên của NSX. Sự nghiệp kinh tế có
thể coi là sự nghiệp bồi dưỡng nguồn thu cho NSX bởi tác động của nó ảnh
hưởng trực tiếp đến nền kinh tế. Số chi sự nghiệp kinh tế trong 2 năm 2007,
2008 tương ứng là 3,840180 tỷ đồng và 3,202955 tỷ đồng, đến năm 2009 số
chi tăng lên đáng kể, tăng gấp 1,57 lần so với năm 2008 (tương ứng số tuyệt
đối là 1,837055 tỷ đồng). Hiện nay một số xã đã ý thức được tầm quan trọng
của việc chi sự nghiệp kinh tế nên đã tập trung cho khoản chi này mục đích
là để hỗ trợ cho các dự án phát triển nông - lâm - ngư nghiệp... Tạo điều kiện
khai thác triệt để mọi tiềm năng của xã. Xuất phát từ nội dung của khoản chi
này gồm: chi cho sự nghiệp giao thông, sự nghiệp nông nghiệp,… Đặc biệt
là sự nghiệp giao thông năm 2009 đã có sự đầu tư khá lớn, khoảng trên
2,356457tỷ đồng, chủ yếu là chi cho xây mới và cải tạo các con đường trên
địa bàn các xã để 100% đường làng, ngõ xóm được bê tông hóa. Song trên
thực tế số chi này chưa đáp ứng được nhu cầu, số lượng các con đường được
bê tông hoá khá nhiều nhưng chất lượng chưa thật đảm bảo. Để có thể tạo ra
động lực cho sự nghiệp khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư,… phục vụ
cho các chiến lược, nhiệm vụ phát triển kinh tế của địa phương, chính quyền
Nhà nước cấp cơ sở cần quan tâm nhiều hơn đến khoản chi này.
*Đối với các khoản chi khác: chi cho sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp văn
hoá thể thao, kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị nhìn chung được
thực hiện tốt. Trong những năm qua, giáo dục được ưu tiên đầu tư, nhất là
giáo dục mầm non, sửa chữa trường học được quan tâm nhằm đáp ứng tốt
nhất nhu cầu dạy và học, nâng cao dân trí cho người dân, phát triển toàn diện
con người. Hoạt động của các tổ chức chính trị (Mặt trận Tổ quốc, kinh phí
Đảng, Đoàn thanh niên, hội phụ nữ,…) được tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp
thời.
Các xã đã chú trọng tới việc duy tu, sửa chữa hệ thống giao thông nông
thôn, kết cấu hạ tầng, chi cho các dự án kinh tế nhỏ để giải quyết việc làm
cho các hộ nông dân trong xã và chú ý đến việc mua sắm các trang thiết bị y
tế phục vụ việc khám chữa bệnh cho nhân dân. Nhìn chung cơ cấu chi
thường xuyên đã dần dần hợp lý. Các khoản chi cho sự nghiệp kinh tế, sự
nghiệp văn hoá xã hội tăng, chi quản lý hành chính đặc biệt chi cho hoạt
động văn phòng giảm xuống đáng kể.
2.2.2.2 Chi đầu tư phát triển.
Chi đầu tư phát triển của NSX là quá trình phân phối nguồn vốn đã được
tập trung vào NSX để đáp ứng cho các nhu cầu đầu tư nhằm thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế trong những năm tiếp theo. Trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng,
chi đầu tư phát triển của ngân sách các xã, thị trấn để xây dựng các công
trình công cộng thuộc về cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội như: xây dựng nhà
mẫu giáo, trường tiểu học, trung học cơ sở, xây dựng trạm y tế, trụ sở,
đướng xá, cầu cống, đường điện kênh mương, xây dựng chợ,… Chi đầu tư
phát triển là khoản chi mang tính chất tương lai, nó làm giàu cơ sở vật chất
làm tăng trưởng kinh tế cho xã vì vậy cần khai thác khoản chi này một cách
triệt để, thực hành tiết kiệm chống lãng phí để phát huy tính tích cực của nó.
Để nhận thấy rõ hơn nội dung các khoản chi đầu tư phát triển ta có thể theo
dõi thông qua biểu sau:
Bảng 2.9: Tình hình các khoản chi đầu tư phát triển trong 3 năm
(2007, 2008, 2009) trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
Đơn vị: 1000 đồng
Tổng số 3 năm Trong đó
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
S
T
T
Nội dung chi đầu tư
phát triển Tổng số % Tổng số % Tổng số % Tổng số %
1
Chi đầu tư xây
dựng cơ bản 73.186.950 92,74 19.982.990 90,43 24.769.280 93,39 28.434.680 93,85
2
Chi mua sắm tài
sản 5.730.252 7,26 2.114.688 9,57 1.752.507 6,61 1.863.057 6,15
Tổng cộng 78.917.202 100 22.097.678 100 26.521.787 100 30.297.737 100
Nguồn: Phòng TC-KH huyện Nghĩa Hưng
Khoản chi này là chi đầu tư lâu dài cho tương lai. Tổng số chi đầu tư phát
triển trong 3 năm là: 78,917202 tỷ đồng. Con số này đã cho chúng ta thấy
rằng các xã đã đầu tư rất nhiều cho việc phát triển kết cấu hạ tầng. Có thể
nói NSX đã chú trọng và ưu tiên vào lĩnh vực này. Đây là một sự thay đổi
đồng bộ tạo điều kiện cho kinh tế của các xã phát triển, nhằm tạo nguồn thu
cho sau này. Cụ thể năm 2007 ngân sách các xã đã chi cho đầu tư phát triển
khoảng 22,1 tỷ đồng; năm 2008 là 26,5 tỷ đồng tăng 4,4 tỷ đồng; năm 2009
là 30,3 tỷ đồng tăng so với năm 2008 là trên 3,8 tỷ đồng. Những năm trước
đây NSX không chú ý vào vấn đề này mà chủ yếu chờ vào trợ cấp có mục
tiêu của cấp trên dẫn đến kết cấu hạ tầng, của các xã còn nghèo nàn. Đến nay
do nhận thức đúng đắn được vấn đề các xã đã triển khai và chú trọng vào
đầu tư phát triển lâu dài, tạo tiền đề cơ sở để tăng thu cho ngân sách.
Nhìn về tổng thể, chi đầu tư phát triển cho xây dựng cơ bản chiếm tỷ
trọng chủ yếu. Về xây dựng công trình y tế giáo dục có những chuyển biến
rõ rệt. Chiếm 22% trong tổng số chi cho đầu tư phát triển. Hiện nay 25 xã,
thị trấn đều có nhà mẫu giáo, nhà Văn hoá và các trường học được nâng cấp
từ 2 tầng trở lên, trạm y tế đã được trang bị tương đối khang trang. Chi xây
dựng công trình kinh tế xem là cao nhất trong 3 năm qua chiếm 33,4% trong
tổng số chi đầu tư phát triển cụ thể là: Năm 2007 chi cho khoản này là: 7,4
tỷ đồng, năm 2008 là 8,9 tỷ đồng, năm 2009 là 10,1 tỷ đồng. Những khoản
chi này tập trung chủ yếu cho các xã nghèo, nguồn thu ít như Nghĩa Đồng,
Nghĩa Châu, Nghĩa Hùng... để tạo điều kiện cho kinh tế của các xã phát triển
bổ sung nguồn thu NSX. Về chi cho giao thông nói chung là ổn định, trong 3
năm qua chiếm 31,5% trong tổng số chi cho đầu tư phát triển cụ thể là: Năm
2007 là: 6,96 tỷ đồng, năm 2008 là 8,4 tỷ đồng, năm 2009 là 9,5 tỷ đồng,
đến nay đã đạt được những kết quả nhất định, đó là hầu hết các đường liên
thôn, liên xã đều được rải bê tông và trải nhựa...
Nhìn chung trong 3 năm qua công tác quản lý chi có nhiều tiến bộ. Chính
quyền các xã đã nhận thức đúng đắn trong việc sử dụng quản lý quỹ NSX,
hoạt động ngân sách của các xã đã đảm bảo theo kế hoạch được duyệt đúng
chế độ và chính sách, nhiều xã đã chú trọng vào việc chi cho con người, chi
đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, chi sự nghiệp kinh tế. Bên cạnh những kết
quả đã đạt được thì công tác quản lý chi cũng còn bộc lộ những tồn tại sau:
- Sử dụng chi tiêu cho ngân sách chưa thưc sự tiết kiệm và hiệu quả,
mặc dù NSX đã cố gắng cắt giảm những khoản chi không cần thiết.
- Công tác quản lý chi còn thiếu chặt chẽ, nhất là những khoản chi cho
chính sách, chi cho chế độ chưa cụ thể, chưa phù hợp với tình hình thay đổi
của xã hội hiện nay dẫn đến tình trạng sử dụng nguồn chi chưa hợp lý. Tính
hiệu quả của đầu xây dựng cơ bản chưa cao, vẫn còn tồn tại tình trạng nợ
đọng vốn xây dựng cơ bản.
2.2.3.Cân đối thu chi ngân sách.
Ngân sách xã phải đảm bảo thực hiện cân đối theo nguyên tắc tổng số chi
không vượt quá tổng số thu. Quán triệt nguyên tắc trên, công tác quản lý
ngân sách trên địa bàn huyện trong những năm qua đã thực hiện tương đối
tốt việc cân đối thu chi NSX. Quyết toán năm nào cũng có kết dư. Cân đối
NSX được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.10: Tình hình cân đối NSX trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng
trong 3 năm 2007, 2008, 2009.
Đơn vị: 1000 đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Thu NSX 66.942.169 76.081.554 91.103.473
Chi NSX 59.461.732 69.499.898 79.433.544
Kết dư 7.480.437 6.581.656 11.669.929
Nguồn: Phòng TC-KH huyện Nghĩa Hưng
Như vậy, công tác quản lý NSX thực hiện tốt nguyên tắc cân đối ngân
sách địa phương song thực tế nhiệm vụ chi thường xuyên cân đối với các
nguồn thu được phân cấp vẫn thiếu, số bổ sung từ ngân sách cấp trên còn
khá lớn. Để chủ động tài chính trong quá trình chấp hành NSX, chính quyền
Nhà nước cấp cơ sở cần năng động trong việc sử dụng các hình thức thu
ngân sách và bố trí các khoản chi một cách phù hợp, tiến tới giảm bớt nguồn
thu từ Ngân sách cấp trên. Có thể nhận thấy rõ năm 2007 khoản kết dư NSX
khá lớn (gần 7,5 tỷ đồng), năm 2008 có giảm xuống còn gần 6,6 tỷ đồng,
nhưng đến năm 2009 lại tăng lên (trên 11,5 tỷ đồng). Chủ yếu đây là nguồn
vốn dành cho đầu tư xây dựng cơ bản nhưng chưa được xử lý hết trong năm.
Công tác quản lý thu chi NSX vẫn còn nhiều hạn chế, nợ trong xây dựng cơ
bản vẫn còn tồn tại trong khi khoản kết dư lại quá lớn. Đây là vấn đề cần
phải được giải quyết ngay trong năm tiếp theo.
Công tác thực hiện công khai tài chính được thực hiện nghiêm túc. Các
số liệu dự toán, quyết toán NSX đựơc công khai và phản ánh cho đông đảo
tầng lớp nhân dân thông qua hình thức niêm yết tại trụ sở UBND các xã.
Hình thức này nhằm giúp nhân dân kiểm tra, xem xét tính hợp lý, hợp lệ
trong công tác thu chi từ đó có những ý kiến đóng góp thiết thực nhằm ngày
càng hoàn thiện công tác này. Tuy nhiên thực tế cho thấy, trình độ của người
dân còn nhiều hạn chế nên việc công khai tài chính hầu như chưa phát huy
được hiệu quả, số lượng người dân theo dõi các bảng số liệu niêm yết không
nhiều, hầu như không quan tâm. Chính vì vậy, cần đẩy mạnh công tác giáo
dục tuyên truyền đến người dân thông qua các phương tiện thông tin đại
chúng để người dân nhận thức rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình.
2.3. MỘT SỐ NHẬN XÉT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ
NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHĨA HƯNG TRONG
THỜI GIAN VỪA QUA.
2.3.1 Những thành tựu đạt được.
2.3.1.1 Về mặt nhận thức tư tưởng.
Các xã tổ chức quán triệt chủ trương thực hiện quản lý thu, chi chuyển
đổi theo cơ chế mới cho đội ngũ cán bộ trưởng các ban ngành, đoàn thể,
trưởng các thôn, xóm. Do vậy, về tư tưởng đã có sự chuyển biến: khẳng định
việc đưa NSX vào hệ thống NSNN và quản lý qua KBNN là một chủ trương
đúng đắn, có hiệu quả và đúng quy định của luật NSNN.
Đội ngũ cán bộ xã yên tâm hơn trong công việc quản lý thu chi NSX, qua
đó phát huy được tính chủ động, sáng tạo vai trò trách nhiệm của cán bộ xã
trong quản lý NSX tại cơ sở.
2.3.1.2 Công tác quản lý Ngân sách xã được củng cố và tăng cường.
Nhờ phân cấp quản lý cho xã, NSX đã có dự toán thực sự và điều hành
theo dự toán, từng bước khắc phục được tình trạng thả nổi NSX, NSX chủ
động hơn.
Việc quản lý nguồn thu NSNN và NSX trên địa bàn được quan tâm, chỉ
đạo có ý thức, tận dụng khai thác tốt các nguồn thu. Thực hiện thu đúng, thu
đủ, từng khoản thu theo đúng chính sách, chế độ của Nhà nước.
Việc quản lý, điều hành chi NSX được chỉ đạo bám sát dự toán năm và
các chương trình mục tiêu được HĐND xã phê duyệt.
Việc thu chi tài chính của các tổ chức sự nghiệp ở xã hầu hết đã được tập
trung vào NSNN và phản ánh qua KBNN.
2.3.1.3 Thực hiện quy chế dân chủ về tài chính Ngân sách xã.
Công tác phân cấp quản lý NSX khá rõ ràng đã tăng cường quyền hạn và
trách nhiệm cho chính quyền cấp xã, làm cho NSX trở thành một cấp ngân
sách hoàn chỉnh. Đây là đòn bẩy có tác động mạnh mẽ tới chính quyền xã
trong việc quản lý khai thác nguồn thu bố trí các khoản chi một cách linh
hoạt, hợp lý, phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội của từng xã, thị trấn. Bên
cạnh đó cơ chế phân cấp nguồn thu và số bổ sung từ Ngân sách cấp trên
được ổn định trong 3 năm khuyến khích chính quyền xã tăng thu, giảm các
khoản chi không cần thiết, sử dụng ngân sách một cách tiết kiệm, có hiệu
quả.
Vấn đề công khai tài chính được các xã hưởng ứng thực hiện theo chế độ
quy định và được sự ủng hộ, đồng tình của cán bộ và nhân dân trong xã. Đặc
biệt là vấn đề công khai dự toán NSX, công khai các khoản đóng góp, các
quỹ, các hoạt động XDCB, tăng cường hoạt động giám sát của HĐND, đoàn
thể và nhân dân trong việc chấp hành dự toán NSX, đầu tư XDCB.
2.3.2 Những mặt hạn chế cần khắc phục.
2.3.2.1 Trong công tác lập, chấp hành, quyết toán dự toán:
Công tác lập dự toán, chấp hành, quyết toán còn mang nặng tính hình
thức, công tác ghi chép sổ sách chưa rõ ràng, phân chia không đúng khoản
mục, nội dung chưa chi tiết.
2.3.2.2 Trong công tác tổ chức thu.
Tuy nguồn thu các xã đã tăng lên đáng kể song còn bị phân tán, chưa tận
thu được cho NSNN.
- Trong quá trình tổ chức thu vẫn còn có hiện tượng gian lận và chiếm
dụng nguồn thu của NSNN thành nguồn thu NSX bằng cách lợi dụng sự
kiểm soát thiếu chặt chẽ của KBNN.
- Tùy tiện tạo thu, tạo chi ngay tại xã các khoản thu NSX đã thực hiện
bằng tiền mặt, trốn tránh sự kiểm soát của KBNN gây khó khăn cho công tác
quản lý tài chính và hạch toán kế toán.
- Việc điều hành, xử lý các công việc thuộc lĩnh vực tài chính NSX còn
nhiều yếu kém, nhất là khâu khai thác các khoản thu cho NSNN nói chung
và NSX nói riêng. Có những xã có nguồn thu mà biện pháp khai thác chưa
được chú ý, công tác quản lý thiếu năng động, chưa tận dụng được hết các
nguồn thu và chính sách bồi dưỡng nguồn thu chưa được quan tâm.
2.3.2.3 Trong công tác điều hành chi.
- Cơ cấu các khoản chi vẫn chưa thực sự hợp lý, các khoản chi cho sự
nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế còn thấp, trong khi số chi cho quản lý nhà
nước, Đảng, Đoàn thể lại tương đối lớn.
- Vẫn còn tồn tại một số xã chi vượt dự toán được giao, chi sai mục đích,
việc sử dụng các khoản thu theo tỷ lệ điều tiết dành cho chi XDCB chưa
được thực hiện đúng chủ trương.
2.3.2.4 Về đội ngũ cán bộ.
Chính quyền cấp xã với số lượng mỏng, trình độ cán bộ không đồng đều
và còn nhiều hạn chế, công tác bồi dưỡng trình độ chuyên môn đã và đang
từng bước được quan tâm nhưng hiệu quả đạt được vẫn chưa thực tốt. Trong
điều kiện hiện nay, công nghệ thông tin gắn bó mật thiết với sự phát triển
kinh tế kéo theo sự cần thiết phải áp dung tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
quản lý ngân sách. Chủ trương của huyện là bồi dưỡng cán bộ tài chính kế
toán xã, thị trấn, đưa vào sử dụng máy vi tính nhưng hầu hết các cán bộ đều
chưa sử dụng thành thạo máy vi tính. Cán bộ xã còn lúng túng trong triển
khai hoạt động, thụ động chờ đợi hướng dẫn của cấp trên do đó giải quyết
công việc kém hiệu quả.
Những vướng mắc còn tồn tại một phần xuất phát từ nguyên nhân khách
quan là do chính quyền cấp xã được giao thêm quyền chủ động, đang dần
thoát khỏi sự bao cấp quá nhiều từ ngân sách cấp trên nên không tránh khỏi
lúng túng ban đầu. Hơn nữa thời gian vừa qua, nền kinh tế không chỉ riêng
địa bàn mà nền kinh tế của cả nước phải chịu ảnh hưởng cuộc suy thoái kinh
tế gây khó khăn không nhỏ cho việc huy động nguồn lực tài chính vào ngân
sách. Nguyên nhân chủ yếu và mang tính quyết định là thuộc về yếu tố chủ
quan. Mặc dù được sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền các cấp nhưng việc
khai thác nguồn thu chưa triệt để. Vai trò kiểm tra kiểm soát của cơ quan tài
chính chưa phát huy được hết hiệu quả từ đó dẫn tới việc chấp hành chính
sách chế độ nói chung cũng như việc chấp hành các chứng từ sổ sách nói
riêng tại các xã, thị trấn chưa được chấn chỉnh kịp thời. Bên cạnh đó công
tác tuyên truyền tập huấn nghiệp vụ bồi dưỡng chuyên môn mới chỉ dừng lại
ở hình thức, tính chủ động thấp, chưa bắt nhịp được với những quy định
mới.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN
LÝ NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHĨA HƯNG, TỈNH
NAM ĐỊNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
3.1 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY CỦA HUYỆN NGHĨA HƯNG.
Cùng hòa nhịp với xu thế phát triển liên tục, nhanh chóng và ổn định về
kinh tế của đất nước, phát huy sức mạnh tổng hợp, truyền thống đoàn kết,
lao động cần cù, tính năng động sáng tạo của Đảng bộ và nhân dân trong
huyện; khai thác tiềm năng thế mạnh của một huyện ven biển; thúc đẩy phát
triển kinh tế với tốc độ cao và bền vững góp phần đưa tỉnh Nam Định tiến
nhanh trên con đường CNH – HĐH; toàn Đảng, toàn dân huyện Nghĩa Hưng
nỗ lực phấn đấu thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện đã đề ra: Phấn
đấu năm 2010 huyện Nghĩa Hưng trở thành vùng trọng điểm sản xuất lương
thực của tỉnh Nam Định, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.
Tập trung khai thác mọi nguồn lực trong và ngoài huyện, tiếp tục đẩy mạnh
sự nghiệp đổi mới CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn, phát triển CN -
TTCN – XDCB và thương mại, dịch vụ, giữ vững truyền thống thâm canh
lúa, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, tạo sự chuyển biến tích cực về cơ cấu kinh
tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông
nghiệp. Phát triển văn hóa – xã hội đồng bộ với phát triển kinh tế, nâng cao
chất lượng giáo dục – đào tạo và nguồn nhân lực, cải thiện đời sống vật chất
tinh thần của nhân dân, giữ vững an ninh chính trị trong huyện, xây dựng
quê hương ngày càng giàu đẹp văn minh. Đặt mục tiêu đầu tư, phát triển con
người là nhiệm vụ chiến lược trong giai đoạn hiện nay.
3.2 PHƯƠNG HƯỚNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐIA
BÀN HUYỆN NGHĨA HƯNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
Xã là một cấp chính quyền cơ sở trong bộ máy quản lý Nhà nước thực
hiện các chức năng nhiệm vụ đã được giao đồng thời xã cũng là đại diện của
Nhà nước tại địa phương giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước với
nhân dân. Để đảm bảo hoạt động bình thường của chính quyền cấp xã cũng
như thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, chính quyền cấp xã được bố trí
một công cụ tài chính quan trọng là NSX. Chỉ khi nào NSX đủ mạnh mới có
thể điều chỉnh các hoạt động của xã theo đúng chủ trương, đường lối và
phương hướng nhiệm vụ được giao, góp phần hoàn thiện mục tiêu phát triển
kinh tế, xã hội của địa phương.
Để phát huy hiệu quả vai trò của NSX trong giai đoạn hiện nay, khi nền
kinh tế đang có những bước phát triển nhanh và mạnh, quản lý NSX trên địa
bàn huyện trong thời gian tới cần đảm bảo mục tiêu, yêu cầu sau:
3.2.1 Thực hiện quản lý Ngân sách xã theo đúng luật Ngân sách Nhà
nước.
Thực hiện quản lý NSX theo Luật NSNN, phù hợp với quyền hạn và
trách nhiệm được giao theo đúng chủ trương đường lối và đặc điểm trên địa
bàn. Đây là yêu cầu cơ bản và quan trọng nhất trong công tác quản lý NSX.
Dựa trên các nguồn thu và nhiệm vụ chi đã được quy định, xác định và phân
cấp trong quản lý, điều hành NSX; dựa vào quyền hạn, trách nhiệm của
chính quyền cấp xã, công tác quản lý thu chi NSX không chỉ dừng lại ở mức
độ đúng luật mà cần phải có những phát huy năng động sáng tạo quyền tự
chủ của NSX.
3.2.2 Kết hợp quản lý Ngân sách xã với thị trường.
Hoạt động quản lý NSNN nói chung và NSX nói riêng không thể tách
khỏi hoạt động của thị trường bởi lẽ thị trường phản ánh tình hình phát triển
kinh tế xã hội một cách chân thực nhất. Trên cơ sở những biến động đó để
có thể điều hành hoạt động thu chi ngân sách cho phù hợp. Đồng thời quản
lý NSX phải thực hiện quán triệt các nguyên tắc, quan điểm, chính sách tài
chính quốc gia, chính sách kinh tế đảm bảo thực hiện công khai tài chính,
thu chi ngân sách qua hệ thống KBNN, đúng chế độ tiêu chuẩn định mức
theo quy định. Bên cạnh đó, công tác quản lý thu chi phải được phản ánh
qua biên lai, chứng từ theo mẫu đã quy định, nghiêm cấm mọi việc ghi sổ
mà không có chứng từ thu chi hoặc thu, chi ngoài ngân sách; phải tính toán
đầy đủ các khoản thu, kể cả các khoản thu từ huy động đóng góp trong quần
chúng nhân dân.
3.2.3 Thực hiện thu Ngân sách xã đạt hiệu quả cao nhất.
- Phải tận thu tối ưu nguồn thu ngân sách để đáp ứng nhu cầu chi ngày
càng lớn.Việc tăng thu phải được thực hiện đúng pháp luật, tạo ra môi
trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn,
đồng thời mức độ động viên phải cao nhất, tuy nhiên cũng phải hợp lý. Tức
là khai thác nguồn thu một cách triệt để, chú trọng đến các nguồn thu nội địa
và có thế mạnh trên địa bàn. Đồng thời thông qua hoạt động chi cho đầu tư
phát triển để nuôi dưỡng nguồn thu. Tất cả các chính sách chế độ của Nhà
nước ban hành đều được thực tế chứng minh tính hợp lý hay không hợp lý.
Và người dân là đối tượng thi hành trực tiếp nhất. Chính vì vậy, để nhận
được sự quan tâm ủng hộ của người dân thì đi đôi với công tác thu ngân sách
cần động viên tuyên truyền, thực hiện tốt công tác dân vận để gây dựng lòng
tin trong nhân dân.
- Đối với tổ chức thực thi công tác thu NSX như các đội thu thuế xã phải
được củng cố thêm về bộ máy tổ chức cả về số lượng và chất lượng. Với
mục tiêu đặt ra trong thời gian tới là cán bộ thuế sẽ không trực tiếp thu mà
các đơn vị nộp thuế phải tự tính, tự kê khai và nộp thuế thì tất yếu cần có sự
quan tâm hơn nữa từ các cơ quan, ban ngành liên quan để thực hiện chỉ đạo,
giám sát kiểm tra chặt chẽ nhằm tăng cường hiệu quả thu ngân sách.
3.2.4 Thực hiện chi Ngân sách xã hiệu quả, tiết kiệm.
- Song song với quá trình thu ngân sách, chi NSX cũng phải đảm bảo
thực hiện theo đúng chế độ, tiêu chuẩn và các khoản chi phải có đủ điều kiện
chi theo quy định. Các nội dung chi phải được theo dõi sát sao và phản ánh
kịp thời. Ngay từ khâu lập dự toán, chi NSX cũng cần phải được phản ánh
đầy đủ, đúng mục lục ngân sách và trong quá trình sử dụng các khoản chi
phải đảm bảo đúng mục đích, đúng nội dung. Đặc biệt trong điều kiện nguồn
thu còn hạn chế thì chi ngân sách phải thật tiết kiệm, hiệu quả. Việc thực
hiện chi ngân sách phải căn cứ vào tồn quỹ của NSX, ưu tiên chi cho con
người trong mục chi thường xuyên. Đây là khoản chi "cứng", chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng chi nên phải chú ý tránh tình trạng nợ sinh hoạt phí, phụ cấp
của cán bộ xã. Đối với các khoản chi mua sắm, hội nghị, hội họp,… cần hạn
chế, thực hành tiết kiệm để dành cho các khoản chi khác.
- Một vấn đề cũng không kém phần quan trọng được đặt ra là phải bố trí
hợp lý các nhu cầu chi tiêu, tạo ra cơ cấu thu chi phù hợp với đặc điểm của
địa phương, đảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm vụ của chính quyền cấp
xã và góp phần xây dựng xã, thị trấn ngày càng phát triển. Việc xác định tỷ
lệ đầu tư đủ, hợp lý cho các lĩnh vực về y tế, giáo dục nhằm phát triển nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài, nâng cao dân trí, thúc đẩy quá trình đô thị hoá đang
diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn. Khoản chi cho đầu tư XDCB đang được nâng
lên song công tác quản lý còn thiếu chặt chẽ. Chính vì vậy, cần phải áp dụng
những biện pháp cứng rắn để công tác quản lý trong lĩnh vực này được hiệu
quả hơn, tránh thất thoát cho NSX. Tỷ trọng chi cho đầu tư phát triển cố
gắng nâng cao trong thời gian tới, phù hợp với sự phát triển kinh tế. Thông
qua việc cân đối, bố trí cơ cấu chi hàng năm phù hợp nhằm hoàn thiện cơ
cấu kinh tế trên địa bàn huyện đảm bảo phát triển kinh tế ổn định, vững
chắc. Trong lĩnh vực nông nghiệp tiến hành nông nghiệp hoá sản xuất,
khuyến khích áp dụng các phương pháp tiên tiến hiện đại vào sản xuất.
- Mọi khoản chi chỉ được thực hiện khi có đủ điều kiện và tiến hành qua
hệ thống KBNN. Cán bộ quản lý theo dõi sát sao chi đầu tư XDCB cần xem
xét nội dung chi có hợp lý không? Cần có sự phối hợp đánh giá giữa các cơ
quan liên quan đến chất lượng công trình, các tài sản được mua sắm để đảm
bảo đúng giá trị đã chi ra. Đây là khâu vẫn còn bị xem nhẹ và chưa được
thực hiện tốt trong công tác quản lý ngân sách.
3.2.5 Cân đối Ngân sách xã.
Thực hiện theo nguyên tắc chi không được vượt quá số thu, kể cả các
khoản thu bổ sung từ Ngân sách cấp trên. Cân đối NSX phải đảm bảo tính
vững chắc, cân đối giữa tích luỹ với tiêu dùng, giữa nguồn thu và nhiệm vụ
chi được giao. Trong thời gian tới phấn đấu 100% các xã, thị trấn thực hiện
tốt chính sách chế độ về thu chi NSX, hạn chế sai phạm trong công tác quản
lý, đảm bảo thực hiện đúng dự toán và vượt mức dự toán thu ngân sách được
HĐND xã phê chuẩn.
3.2.6 Bộ máy tổ chức.
Cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước ở chính quyền cấp xã cần hoàn thiện
theo hướng đủ số lượng phù hợp với khối lượng công việc, nâng cao trình độ
cán bộ thích ứng với sự vận động của nền kinh tế xã hội trên địa bàn. Cơ
quan Tài chính cần có sự phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền, tránh
sự chồng chéo trong quản lý.
Trên cơ sở những phương hướng như trên, em xin đưa ra một số ý kiến
nhằm hoàn thiện công tác quản lý NSX trong giai đoạn hiện nay.
3.3 MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN
LÝ NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHĨA HƯNG
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
Rút kinh nghiệm từ những bài học thực tế, một khi các chính sách chế độ
ban hành đúng đắn, phù hợp thì sẽ là động lực thúc đẩy phát triển. Chính vì
vậy các cơ quan ra chính sách phải nắm vững thực tế và có cái nhìn tổng
quan về đặc điểm tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Cơ
quan quản lý cũng chính là đại diện cho các tầng lớp nhân dân để điều hành
hoạt động kinh tế xã hội diễn ra bình thường, là chính quyền của nhân dân,
bảo vệ lợi ích của nhân dân. Trong thời gian qua công tác quản lý NSX đã
được coi trọng nhưng vẫn không tránh khỏi những tồn tại cần sửa đổi. Bởi
suy cho cùng thu chi ngân sách cũng nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, tạo
lập một cuộc sống hạnh phúc cho người dân, kinh tế có phát triển thu ngân
sách mới cao và chi ngân sách mới thúc đẩy được phát triển kinh tế và đảm
bảo công bằng xã hội. Trong thời gian tới công tác quản lý thu chi ngân sách
xã cần quan tâm đến các vấn đề sau:
3.3.1 Về chu trình quản lý Ngân sách xã.
3.3.1.1 Về công tác lập dự toán.
Do tốc độ phát triển không đồng đều giữa các xã tạo sự phân biệt giầu,
nghèo. Vì vậy cần phải phân loại xã để định ra các chế độ quản lý cho phù
hợp. Xã có nguồn thu lớn và ổn định như Nghĩa Sơn, Nghĩa Phong, Liễu Đề,
Nghĩa Hải, Nghĩa Trung… thì có biện pháp tận thu, phát triển nguồn thu. Xã
có nguồn thu không ổn định, có số thu thấp như Nam Điền thì phải ưu tiên
đầu tư khuyến khích phát triển kinh tế để tăng nguồn thu. Đồng thời phải
chú ý đến chi tiêu một cách hợp lý, phải biết “lường thu mà chi”. Từ cơ sở
đó để xây dựng dự toán hợp lý, không những khai thác tối đa nguồn thu của
các xã mà còn có kế hoạch chi thích hợp nhằm phát triển tiềm năng về kinh
tế, xã hội trên địa bàn.
3.3.1.2 Về công tác chấp hành dự toán.
3.3.1.2.1 Về quản lý thu ngân sách xã.
Để tận thu các khoản thu phát sinh trên địa bàn các xã, thị trấn, tránh bỏ
sót các nguồn thu và có thể đầu tư xây dựng nguồn thu lâu dài cho NSX thì
các xã, thị trấn có nhiệm vụ tổ chức, tạo điều kiện cho cán bộ làm nhiệm vụ
thu một cách tốt nhất, có sự phối hợp chặt chẽ giữa ban tài chính xã, đội
thuế, chi cục thuế thị xã,…
Đối với các khoản thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản
Đây là khoản thu mang tính chất tương đối ổn định và lâu dài, chiếm tỷ
trọng khá lớn trong tổng thu NSX. Vì vậy cần chú trọng đến việc bồi dưỡng
nguồn thu thông qua việc ban hành các chính sách ưu đãi cho thuê diện tích
đất công, diện tích mặt nước. Có thể áp dụng hình thức khoán thu theo mùa
vụ hoặc xã tự đứng ra tổ chức thu. Để tránh tình trạng thu NSX một lần và
sử dụng hết trong một năm. Có thể đấu thầu nhiều năm và nguồn thu chia ra
trả theo hàng năm để đảm bảo nguồn thu thường xuyên cho NSX. Căn cứ
vào đặc điểm của từng xã, thị trấn để lập kế hoạch và giao chỉ tiêu cụ thể
đến từng xã, thị trấn thật chính xác. Trên cơ sở đánh giá, phân tích tình hình
thực tế để xác định thời điểm thu hợp lý nhất. Trong điều kiện quá trình đô
thị hoá đang diễn ra nhanh chóng như hiện nay thì nguồn thu này trong
tương lai có xu hướng giảm do diện tích quỹ đất công, diện tích mặt nước bị
thu hẹp thì chính quyền cấp xã cần có những tìm tòi để phát hiện các nguồn
thu mới thay thế.
Đối với các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí.
Thu NSNN chủ yếu từ thuế, phí, lệ phí nên tính ổn định của khoản thu
này cao, lại nhận được sự quan tâm lớn của các xã, thị trấn trên địa bàn song
để có thể tận thu các khoản này cần quán triệt hơn nữa tư tưởng quản lý chặt
chẽ, nhất là đối với nội dung thu từ lệ phí địa chính, lệ phí chứng thực,.. Cần
tiến hành thu đúng thu đủ, chính xác nếu có phát sinh. Đặc biệt đối với các
khoản thu từ lệ phí chợ, trông giữ xe đạp, xe máy có thể thay thế việc thực
hiện giao khoán và nộp tiền một lần vào ngân sách như hiện nay bằng việc
giao khoán trong thời gian không quá 5 năm và nộp tiền vào ngân sách theo
từng năm. Điều này vừa tạo ra mối quan hệ thường xuyên giữa chính quyền
xã với các ban quản lý chợ, vừa tạo lập được nguồn thu ổn định hàng năm
cho NSX, vừa kịp thời can thiệp những hoạt động trái quy định đối với các
ban quản lý chợ. Cùng với nhân dân, chính quyền xã cũng cần quan tâm xây
dựng khu trông giữ xe hợp lí để vừa tăng thu ngân sách, vừa đảm bảo trật tự
xã hội. Để tránh tình trạng lãng phí ở chợ Quần Liêu (xã Nghĩa Sơn) như
hiện nay có thể khuyến khích các hộ kinh doanh thuê chỗ bằng việc giảm
thuế. Tuy nhiên, các dịch vụ thu phí và lệ phí, mức thu do xã lập ra nhất thiết
phải dựa trên mức cung và cầu. Sử dụng hình thức đấu thầu cho người có
trình độ đảm nhận và trả thù lao hợp lý. Chính quyền các xã, thị trấn cũng
phải có những kiểm tra người trúng thầu trong quá trình thực hiện có chấp
hành nghiêm chỉnh quy định thu đúng thu đủ hay không.
Đối với các khoản huy động đóng góp.
Cần phải nhận thấy rõ rằng đây không phải là khoản thu chính, số thu
không lớn nhưng là một trong những khoản thu thể hiện sự gắn bó mật thiết
giữa Nhà nước và nhân dân. Chính vì vậy, việc sử dụng các khoản thu này
như thế nào sẽ có tác động trực tiếp đến người dân. Thực hiện thu các khoản
này chủ yếu thông qua công tác tuyên truyền rộng rãi, gắn với ý thức trách
nhiệm người dân để huy động mức động viên cao nhất. Có thể động viên
tuyên truyền người dân bằng việc kêu gọi các chủ phương tiện cơ giới kinh
doanh vận tải đóng góp thêm cho xây dựng đường giao thông của xã, thị
trấn; kêu gọi đóng góp ngày công lao động bắt buộc hoặc đóng góp bằng
tiền đối với người trong độ tuổi lao động; kêu gọi nhân dân đóng góp xây
dựng chợ, trường học nhằm tăng cường giao thương buôn bán, phát triển
văn minh xã, thị trấn; vận động các cơ quan trên địa bàn đóng góp để xây
dựng các công trình phúc lợi xã hội khác. Công tác quản lý các khoản chi
này phải đảm bảo đúng mục đích, đúng nội dung, công khai cho nhân dân
biết và giao trách nhiệm rõ ràng đối với những người được uỷ quyền.
Đối với các khoản thu khác.
Trên địa bàn các xã, thị trấn cần thiết phải có tổ chức quản lý thu toàn bộ
các khoản thu bắt buộc của Nhà nước. Đội thu NSNN phải là một bộ phận
cấu thành trong bộ máy quản lý của xã, thị trấn. Đội thu này phải làm tốt các
nhiệm vụ: quản lý, đôn đốc thu nộp kịp thời các khoản thu, kiểm soát diễn
biến sản xuất kinh doanh làm căn cứ tính thuế và đôn đốc thu nộp kịp thời.
Tuyên truyền chính sách chế độ để mọi người chấp hành, hướng dẫn các thủ
tục nộp, cung cấp tài liệu có liên quan đến tính thuế, thực hiện thu theo biện
pháp nghiệp vụ quy định, xử lý các vi phạm về thuế trong phạm vi cho phép,
xem xét đề nghị cấp trên trong việc miễn giảm thuế, xác định thời điểm thu
phù hợp nhằm tiến tới tận thu.
3.3.1.2.2. Về công tác quản lý chi Ngân sách xã
Trong những năm qua mặc dù tốc độ thu NSX có sự gia tăng liên tục
song tình hình chi NSX vẫn còn là vấn đề căng thẳng vì tiềm lực của NSX
còn nhiều hạn chế, lại phải chịu sức ép tăng chi cả chi đầu tư phát triển và
chi thường xuyên (nhất là khoản chi cho con người trong nội dung chi
thường xuyên đang thực hiện tăng lương cho cán bộ công chức viên chức).
Điều quan trọng và cần có sự quan tâm của tất cả các cấp ngân sách là trong
điều kiện nguồn thu còn hạn hẹp, chi NSX phải biết “lường thu mà chi” đảm
bảo cân đối NSX, thực hiện chi tiết kiệm, hiệu quả, chi đúng đối tượng,
đúng dự toán trong phạm vi trách nhiệm của xã. Bố trí cơ cấu chi hợp lý, sắp
xếp các khoản chi theo thứ tự ưu tiên phù hợp với tình hình thực tế. Để tăng
cường cho công tác quản lý chi NSX kịp thời, hiệu quả, cần chú trọng những
vấn đề sau:
Về chi thường xuyên.
- Trong những năm tới, chi NSX trước hết phải ưu tiên thực hiện chiến
lược phát triển con người (giáo dục, y tế,…) Với chính sách cải cách tiền
lương thì trước mắt nhu cầu chi cho quản lý Nhà nước có xu hướng tăng lên,
lại càng đặt ra vấn đề chi NSX phải hết sức tiết kiệm và hợp lý, có hiệu quả.
Chiến lược con người luôn được coi trọng và yêu cầu đầu tư cho chính sách
này là vô tận bởi lẽ các chính sách về văn hoá, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ
người dân là vô cùng cần thiết đối với bất kì một quốc gia nào. Chính vì vậy
khoản chi này càng phải được chú trọng bố trí hợp lý. Đặc biệt là khoản chi
về lương và phụ cấp cho cán bộ xã. Trên cơ sở định mức tiêu chuẩn theo quy
định, NSX phải đảm bảo chi lương cho cán bộ tài chính xã, thị trấn theo
đúng kế hoạch đề ra, đúng thời gian quy định nhằm đảm bảo mức sống tối
thiểu và ngày càng nâng cao đời sống của cán bộ.
- Sự nghiệp văn xã là sự nghiệp cho phát triển giáo dục, văn hoá, nâng
cao dân trí, chăm sóc sức khoẻ người dân, tạo cơ hội cho người dân phát huy
được tính năng động, sáng tạo tránh tụt hậu so với tốc độ phát triển khoa học
kĩ thuật của thời đại. Bên cạnh đó, công tác xã hội đối với các gia đình có
công với cách mạng, những người không nơi nương tựa, trẻ mồ côi,…cần
được giải quyết tốt để tạo nên một cuộc sống ấm no hạnh phúc cho người
dân. Vì vậy, khoản chi này phải được HĐND xã đưa ra thảo luận, duyệt và
đi đến thống nhất công khai mỗi khoản chi nhằm đảm bảo chế độ quản lý tài
chính, kế toán.
- Đối với các khoản chi cho việc quản lý chính quyền cấp xã cần phải tổ
chức chặt chẽ, tiết kiệm đảm bảo đúng chế độ định mức theo quy định và chi
kịp thời. Sắp xếp các khoản chi theo thứ tự ưu tiên hợp lý, trước hết là chi
lương, sinh hoạt phí và các khoản nghiệp vụ phí cho cán bộ, sau đó mới thực
hiện chi cho mua sắm, sửa chữa và xây mới. Khi chuẩn bị mua sắm, sửa
chữa hay xây mới cần phải có sự cân nhắc kĩ lưỡng, thận trọng, hạn chế tối
đa những khoản chi không cần thiết. Cán bộ xã có quan hệ mật thiết, gắn bó
với nhân dân nên phải gương mẫu trong việc chấp hành chính sách chế độ,
chống mọi biểu hiện đặc quyền, đặc lợi, xâm tiêu công quỹ của xã.
Về chi đầu tư phát triển.
- Đối với ngân sách xã, thị trấn chi đầu tư phát triển vẫn chiếm tỷ trọng
thấp, nội dung chi chủ yếu là xây dựng trụ sở, trường học, đường xá, cầu
cống, mua sắm tài sản,… Để có nguồn thu lâu dài và ngày càng tăng thì
Ngân sách cấp trên cùng với NSX phải dành một khoản chi nhằm nuôi
dưỡng nguồn thu, thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng
làm”. Trong giai đoạn hiện nay, khi đời sống người dân được cải thiện thì
nhu cầu về đời sống tinh thần ngày càng nâng lên, NSX cũng đảm nhận
những vai trò mới, phát huy tính chủ động trong việc thực hiện đầu tư của
mình. Song sự đầu tư không thể thực hiện dàn trải mà phải tập trung có
trọng tâm trọng điểm trên cơ sở phân loại các công trình đầu tư. Gắn chặt
trách nhiệm quản lý đến từng xã, thị trấn để có thể phát huy tính làm chủ từ
đó có chế độ khen thưởng kịp thời. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã,
thị trấn với nhu cầu đầu tư từ NSX chỉ có thể đáp ứng một phần nào đó.
Chính vì vậy cần có hình thức tổ chức cung ứng tài chính khác thông qua tín
dụng ngân hàng. Trước mắt, NSX cần giải quyết ngay và triệt để tình trạng
nợ đọng trong đầu tư XDCB ở các xã, thị trấn. Các dự án đầu tư phải được
thẩm định kĩ lưỡng bằng các thẩm định viên có trình độ chuyên môn, chỉ
đưa vào thực hiện những dự án có tính khả thi cao, tránh tình trạng đầu tư
dàn trải vừa tốn kém, vừa không hiệu quả. Cùng với NSX, ngân sách huyện
cũng cần bố trí nguồn để hỗ trợ cho trả nợ XDCB cho các công trình xây
dựng thuộc nguồn vốn NSNN. Chính quyền cấp xã phải có sự quản lý chặt
chẽ đến từng công trình, không cho phép xây dựng khi chưa bố trí được
nguồn và việc chi trả thanh toán, quyết toán được tiến hành theo hạng mục
công trình hoàn thành bàn giao.
3.3.1.3 Về công tác quyết toán.
Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị như: cơ quan Tài chính
ở địa phương, cơ quan Thuế, KBNN, Ngân hàng… để có báo cáo quyết toán
Ngân sách chính xác, phù hợp tạo điều kiện cho phòng TC-KH huyện thực
hiện công việc của mình thuận lợi, nhanh chóng. Quyết toán là khâu cuối
cùng của chu trình quản lý Ngân sách. Đồng thời với khâu lập và chấp hành
dự toán thì thực hiện tốt công tác quyết toán là đã kết thúc một chu trình
quản lý hiệu quả, thành công.
3.3.2 Về bộ máy tổ chức.
Hiện nay mỗi xã, thị trấn chỉ có một cán bộ tài chính quản lý thu chi ngân
sách. Để phù hợp với nguồn thu và nhiệm vụ chi ngày càng tăng lên như
hiện nay thì với một biên chế như vậy không thể nào bao quát được toàn bộ
công việc. Chính vì vậy, ở những xã, thị trấn có nguồn thu và nhiệm vụ chi
lớn có thể tăng số lượng biên chế để đảm bảo thực hiện tốt nghiệp vụ quản
lý thu chi NSX, cán bộ kế toán xã không được kiêm nhiệm công tác thủ quỹ.
Các xã, thị trấn phải có 1 cán bộ chuyên trách công tác quản lý tài chính, kế
toán. Cán bộ này vừa phải thông thạo công việc cụ thể, vừa nắm vững được
chế độ quản lý tài chính xã, tài chính hành chính sự nghiệp và phải qua đào
tạo nghiệp vụ kế toán, giúp xã, mở sổ sách ghi chép kế toán chính xác theo
luật NSNN và chế độ quy định. Đặc biệt cán bộ này cần có tinh thần không
ngừng học hỏi, nhất là trong điều kiện vi tính hoá công việc kế toán thì đòi
hỏi phải có những nắm vững cơ bản về kĩ năng sử dụng máy vi tính. Biết
chuyển từ cách làm thủ công sang ứng dụng công nghệ thông tin, phục vụ
cho công tác quản lý được tiến hành nhanh, gọn.
- Trưởng ban tài chính xã không nhất thiết phải do dân bầu, trình độ
chuyên môn nghiệp vụ tối thiểu phải là trung cấp tài chính kế toán.
- Cán bộ tài chính, kế toán ngân sách xã về chuyên môn phải có trình độ
từ trung cấp trở lên thì mới cập nhật được tình hình tài chính hiện nay. Cán
bộ về quản lý chuyên môn nghiệp vụ đòi hỏi phải được đào tạo và có hiểu
biết về kinh tế.
Để có thể thực hiện những yêu cầu và mục đích trên thì các cơ quan
chính quyền cấp tỉnh, huyện phải có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại cho các
cán bộ thông qua tập huấn hội thảo, tuyên truyền luật NSNN nhằm nâng cao
trình độ quản lý, đưa chính sách vào thực tiễn. Sự quan tâm của các cấp
chính quyền phải thường xuyên, liên tục nhằm thực hiện thống nhất các quy
định trong luật, tạo điều kiện cho chính quyền cấp xã tăng tính chủ động,
phát huy tính năng động sáng tạo. Đồng thời cần hướng dẫn cụ thể cách làm
kế toán xã trên phần mềm máy tính, để có sự thống nhất giúp công tác quản
lý NSX thuận lợi.
Bên cạnh đó cần có những chính sách ưu đãi về tài chính nhằm tăng hiệu
quả làm việc của cán bộ công chức viên chức và thay đổi về mặt nhận thức
của họ. Sự phát triển kinh tế nhiều thành phần đang có xu hướng gia tăng và
phát triển mạnh mẽ dẫn tới nguồn thu của NSX ngày càng phong phú, đa
dạng. Chính vì vậy, đối với cơ cấu chính quyền xã thì Chủ tịch xã ngoài
những tiêu chuẩn của một cán bộ quản lý hành chính pháp luật cần phải có
sự am hiểu nhất định về quản lý kinh tế, quản lý tài chính. Bộ máy quản lý
NSX phải được củng cố và thực hiện theo chuyên trách, được đào tạo
chuyên môn theo biên chế phục vụ lâu dài. Ngoài việc tuyên truyền giáo dục
nghiệp vụ chuyên môn còn phải tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến về pháp
luật khác như pháp luật thuế,…
3.3.3 Hoàn thiện chính sách quản lý Ngân sách xã.
- Ngân sách xã là một bộ phận của NSNN do UBND xã xây dựng, quản
lý và HĐND xã quyết định, giám sát. Vì vậy NSX phải được xây dựng, thực
hiện theo đúng luật NSNN, các xã không được tùy tiện đặt ra các quy định
thu, chi trái với quy định của pháp luật hoặc lập quỹ ngoài NSX, chi ngoài
kế hoạch. Xây dựng dự toán NSX phải theo luật NSNN năm 2002, theo mục
lục NSNN, bố trí nhu cầu hợp lý đảm bảo thực hiện chức năng nhiệm vụ của
chính quyền xã, đồng thời đảm bảo sự phát triển kinh tế xã hội của địa
phương. Tìm mọi biện pháp thích hợp để thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các
khoản thu đã có trong dự toán, phấn đấu thu vượt dự toán năm được duyệt
và cần có các chế độ thưởng vượt thu cho các xã. Việc cân đối NSX cũng
được thực hiện theo quy định của nhà nước về điều chỉnh, bổ sung ngân
sách.
- Cùng với xu thế phát triển chung của đất nước, hoạt động tài chính nói
chung và hoạt động NSX nói riêng cũng có những biến đổi mạnh mẽ đòi hỏi
quản lý NSX ngày càng phải hoàn thiện hơn. Riêng đối với NSX, để đạt
được hiệu quả trong quản lý, bên cạnh sự lỗ lực của những người làm quản
lý NSX còn đòi hỏi sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của chính quyền các cấp,
các ban ngành, đoàn thể và toàn dân tích cực đưa nông thôn ngày càng đổi
mới.
3.4 KIẾN NGHỊ
Nhiệm vụ của NSX khá phức tạp vì nó liên quan trực tiếp đến lợi ích của
người dân. Để thực hiện có hiệu quả chức năng nhiệm vụ của mình, NSX
nhất thiết phải có hệ thống kế toán thống nhất, phù hợp với thực tế và phải tổ
chức tốt bộ máy quản lý cũng như công tác ghi chép kế toán, báo cáo, cụ thể
như:
- Ban Tài chính xã, thị trấn là cơ quan của chính quyền cấp xã thực hiện
dự toán, quyết toán NSX. Để thực hiện công việc này đòi hỏi phải có một số
cán bộ chuyên trách có trình độ, có kinh nghiệm thực tế, nắm vững chính
sách chế độ từ đó giúp các xã, thị trấn mở hệ thống sổ sách ghi chép kế toán
ngân sách theo chế độ hiện hành.
- Hàng tháng, Chủ tịch UBND xã, thị trấn nghe cán bộ Tài chính báo cáo
tình hình số tồn quỹ NSX, tình hình quản lý các biên lai chứng từ, đối chiếu
số tổng hợp để lập các báo cáo cuối tháng, cuối quý. Sau mỗi lần nghe báo
cáo, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn phải có nhận xét và cho ý kiến chỉ đạo
thực hiện trong những tháng tiếp theo. Cán bộ Tài chính có nhiệm vụ lập hệ
thống các khoản thu, chương trình thu cụ thể để thông báo công khai trước
nhân dân. Mọi khoản thu phải được thực hiện đúng chính sách chế độ, có
biên lai chứng từ theo mẫu quy định, người tiến hành trực tiếp công tác thu
phải có tinh thần trách nhiệm cao, tránh tình trạng nể nang dẫn tới không
hoàn thành nhiệm vụ.
- Công tác xây dựng dự toán NSX hàng năm phải phản ánh được tương
đối đầy đủ các nguồn thu, lường hết các khoản chi và đảm bảo đúng pháp
luật, phù hợp với điều kiện thực tế. Không ngừng nâng cao ý thức của các
cấp chính quyền về công tác lập dự toán, lập kế hoạch thực hiện dự toán và
quyết toán NSX đúng chế độ. Đi đôi với công tác này là không ngừng trau
dồi kiến thức về vi tính để thực hiện chế độ kế toán NSX trên máy vi tính
vừa tiết kiệm thời gian, vừa phải đảm bảo phù hợp với chế độ quản lý hiện
hành. Cố định mục lục NSNN để tiện cho việc quản lý, kế toán và quyết
toán NSX.
- Để đảm bảo cho các hoạt động thu chi NSX đạt kết quả tốt, cần có chủ
trương tăng cường pháp chế đảm bảo pháp luật nghiêm minh tới từng quan
hệ tài chính. Đồng thời có những biện pháp xử lý đối với những người
không chấp hành chính sách chế độ, không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà
nước, có hành vi chống đối người thi hành công vụ.
3.5 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN.
3.5.1 Luật Ngân sách nhà nước được thực hiện nghiêm chỉnh.
Việc thực hiện nghiêm chỉnh luật NSNN và các văn bản hướng dẫn sẽ là
điều kiện đầu tiên để hạn chế những sai sót xảy ra trong công tác quản lý.
3.5.2 Đánh giá đúng vị trí, vai trò của NSNN.
Một là, huyện cần có biện pháp tuyên truyền, vận động thích hợp để mỗi
cán bộ và từng người dân nhận thấy rõ được vị trí vai trò của NSX trong giai
đoạn hiện nay, tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền cơ sở và NSX thực
hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình.
Hai là, hệ thống pháp luật phải ngày càng hoàn thiện để tăng cường hiệu
lực pháp lý của chính quyền Nhà nước cấp xã với nhân dân. Cần cải cách
mạnh mẽ bộ máy quản lý hành chính cấp xã, quy định rõ ràng chức năng
nhiệm vụ của HĐND và UBND và các cấp chính quyền khác trong tổ chức
điều hành NSX.
Ba là, công tác đào tạo đội ngũ cán bộ phải thực hiện một cách thường
xuyên, liên tục phù hợp với những biến động của thị trường và của nền kinh
tế. NSX cần phối hợp với ngân sách các cấp để từng bước nâng cao trình độ,
nhận thức của cán bộ quản lý nhằm đạt được những hiệu quả cao nhất trong
quản lý NSX.
3.5.3 Công tác quản lý phải công khai, minh bạch.
Thực hiện công khai, dân chủ là một trong những nguyên tắc quan trọng
trong quản lý NSNN. Nó sẽ phát huy được tinh thần, trí tuệ của nhân dân,
tạo nội lực mạnh mẽ thúc đẩy CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn ngày
nay.
3.5.4 Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo nhanh.
Khi báo cáo nhanh, thông tin kịp thời về số liệu thu, chi NSX và các hoạt
động liên quan đến quản lý NSX sẽ giúp UBND xã và cơ quan Tài chính các
cấp nắm được thông tin và đưa ra những quyết định chính xác, kịp thời, đảm
bảo tính hiệu quả trong chấp hành Ngân sách.
Nói tóm lại, thực tế công tác quản lý NSX đòi hỏi phải làm thế nào để
NSX thực sự trở thành một cấp ngân sách hoàn chỉnh gắn với những quyền
hạn và trách nhiệm cụ thể, tránh tình trạng các cấp chính quyền khác coi cấp
xã là công cụ để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình. Chính quyền
cơ sở với bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ còn hạn chế về nhiều phương diện,
ngân sách không có khả năng cân đối lại phải hứng chịu gánh nặng của các
hoạt động nhằm thực hiện các chỉ thị, mệnh lệnh và cả trách nhiệm của cấp
trên nên khó có thể hoàn thành được nhiệm vụ một cách thực tế và hiệu quả.
Chính vì vậy, chính quyền cấp xã cần được khẳng định là một cấp chính
quyền độc lập tương đối, được chủ động sử dụng ngân sách cấp mình nhằm
hoàn thành các chức năng, nhiệm vụ được giao và tiến tới là một phương
thức để nhân dân thực hiện tự quản cộng đồng chứ không hoàn toàn là hình
ảnh thu nhỏ của Nhà nước, công cụ đảm bảo lợi ích của Nhà nước. Có như
vậy chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm” mới được thực thi và có ý
nghĩa quan trọng trong việc gắn bó giữa cộng đồng dân cư với Nhà nước,
thúc đẩy quá trình phát triển chung của cả nước.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………….1
CHƯƠNG I: NGÂN SÁCH XÃ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN
THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ……………………...3
1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN SÁCH XÃ…………………………
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của Ngân sách xã……………………
1.1.1.1 Khái niệm Ngân sách xã…………………………………………
1.1.1.2 Đặc điểm Ngân sách xã…………………………………………
1.1.1.3 Vai trò của Ngân sách xã………………………………….
1.1.2 Nguồn thu, nhiệm vụ chi của Ngân sách xã.
1.1.2.1 Nguồn thu của Ngân sách xã.
1.1.2.2 Nhiệm vụ chi của Ngân sách xã.
1.1.3 Chu trình quản lý Ngân sách xã và sự cần thiết hoàn thiện công tác
quản lý Ngân sách xã.
1.1.3.1 Chu trình quản lý Ngân sách xã.
1.1.3.1.1 Lập dự toán Ngân sách xã.
1.1.3.1.2 Chấp hành dự toán Ngân sách xã.
1.1.3.1.3 Quyết toán Ngân sách xã.
1.2 SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NGÂN SÁCH XÃ TRONG THỜI GIAN TỚI.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NSX TRONG NHỮNG NĂM
GẦN ĐÂY TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHĨA HƯNG TỈNH NAM
ĐỊNH.
2.1 VÀI NÉT VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN
NGHĨA HƯNG.
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội huyện Nghĩa Hưng.
2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội huyện Nghĩa Hưng.
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN NGHĨA HƯNG TỈNH NAM ĐỊNH.
2.2.1 Công tác quản lý thu Ngân sách xã.
2.2.1.1 Các khoản thu Ngân sách xã hưởng 100%.
2.2.1.2 Các khoản thu Ngân sách xã phân chia theo tỷ lệ %.
2.2.1.3 Các khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên.
2.2.2.Công tác quản lý chi ngân sách xã.
2.2.2.1 Chi thường xuyên.
2.2.2.2 Chi đầu tư phát triển.
2.2.3.Cân đối thu chi Ngân sách.
2.3. MỘT SỐ NHẬN XÉT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NGÂN
SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHĨA HƯNG TRONG THỜI
GIAN VỪA QUA.
2.3.1 Thuận lợi.
2.3.2 Hạn chế.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG
TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHĨA
HƯNG, TỈNH NAM ĐỊNH TRONG THỜI GIAN TỚI.
3.1 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG THỜI
GIAN TỚI CỦA HUYỆN NGHĨA HƯNG.
3.2 PHƯƠNG HƯỚNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐIA
BÀN HUYỆN NGHĨA HƯNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
3.2.1 Thực hiện quản lý Ngân sách xã theo đúng luật Ngân sách Nhà
nước.
3.2.2 Kết hợp quản lý Ngân sách xã với thị trường.
3.2.3 Thực hiện thu Ngân sách xã đạt hiệu quả cao nhất.
3.2.4 Thực hiện chi Ngân sách xã hiệu quả, tiết kiệm.
3.2.5 Cân đối Ngân sách xã.
3.2.6 Bộ máy tổ chức.
3.3 MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN
LÝ NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHĨA HƯNG TRONG
THỜI GIAN TỚI.
3.3.1 Về chu trình quản lý Ngân sách xã.
3.3.1.1 Về công tác lập dự toán.
3.3.1.2 Về công tác chấp hành dự toán.
3.3.1.2.1 Về quản lý thu ngân sách xã
3.3.1.3 Về công tác quyết toán.
3.3.2 Về bộ máy tổ chức.
3.3.3 Hoàn thiện chính sách quản lý ngân sách xã.
3.4 KIẾN NGHỊ
3.5 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN.
3.5.1 Luật ngân sách nhà nước được thực hiện nghiêm chỉnh.
3.5.2 Đánh giá đúng vị trí, vai trò của NSNN.
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Quản lý Tài chính công – NXB Tài chính
2. Luật ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/2/2002
3. Thông tư 60/2003/TT – BTC quy định về quản lý NSX và các hoạt
động tài chính khác của xã , phường, thị trấn.
4. Văn bản pháp quy về quản lý Tài chính đối với xã, phường, thị trấn –
NXB Tài chính
5. Dự toán NSX được duyệt của huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
(2007-2010)
6. Quyết toán NSX của huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định (2007-2009)
7. Một số tài liệu tham khảo khác
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý Ngân sách xã trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay.pdf