MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề.
Trong bối cảnh cạnh tranh khu vực và cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt,
có thể khẳng định rằng chất lượng đang đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong
việc hình thành ưu thế cạnh tranh của các nhà sản xuất kinh doanh.
Sự hội nhập kinh tế của Việt Nam vào khu vực và thế giới đang đặt ra những
thách thức to lớn cho chúng ta khi hàng rào thuế quan dần dần được bãi bỏ và thay
vào đó là hàng rào phi thuế quan ngày càng khắt khe hơn. Các doanh nghiệp Việt
Nam không thể tiếp tục trông chờ vào sự bảo hộ của Nhà nước mà phải chủ động tạo
thế cạnh tranh cho doanh nghiệp mình. Nếu không đặt vấn đề chất lượng một cách
nghiêm túc ngay từ bây giờ thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó có thể cạnh tranh
và tồn tại chứ chưa nói đến sự phát triển bền vững.
Tình hình mới đã và đang đặt ra nhiều khó khăn, thử thách cho hầu hết các
ngành sản xuất kinh doanh trong nước, trong đó có ngành thép Việt Nam nói chung
và ngành thép khu vực miền Nam nói riêng – một trong những ngành công nghiệp
đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Cùng với ngành thép, các doanh nghiệp nhà nước sản xuất thép trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua đã có nhiều nỗ lực và đóng góp nhất định
cho sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh hiện
tại của các doanh nghiệp này nói riêng và của ngành thép nói chung vẫn còn rất thấp.
Một trong những điểm yếu cơ bản làm hạn chế năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp này là chất lượng sản phẩm thấp, không ổn định, giá thành cao. Vậy thì, liệu
có giải pháp nào để quản lý chất lượng tốt hơn sao cho đảm bảo liên tục cải tiến,
nâng cao chất lượng sản phẩm với hiệu quả kinh tế cao, tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp nhà nước sản xuất thép tại thành phố Hồ Chí Minh có đủ sức cạnh tranh để
tồn tại và phát triển bền vững.
Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm hoàn
thiện hoạt động quản lý chất lượng tại các doanh nghiệp nhà nước sản xuất thép
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” làm luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành
kinh tế quản lý với mong muốn đi tìm câu trả lời cho vấn đề này.
2. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu của luận án là tìm ra một số giải pháp hợp lý để hoàn
thiện hoạt động quản lý chất lượng tại các doanh nghiệp nhà nước sản xuất thép trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh theo một mô hình quản lý mới, năng động hơn, hiệu
quả hơn. Đó là mô hình quản lý chất lượng hướng vào khách hàng và các bên quan
tâm với sự huy động hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp tập trung vào việc liên
tục cải tiến chất lượng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các hoạt động quản lý chất lượng của các
doanh nghiệp nhà nước sản xuất thép trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Nội dung luận án tập trung hệ thống hóa về mặt lý luận, làm sáng tỏ và cụ thể
một số luận cứ khoa học về quản lý chất lượng. Trên cơ sở quan điểm của quản lý
chất lượng hiện đại, luận án tiến hành phân tích thực trạng hoạt động quản lý chất
lượng trong các doanh nghiệp nhà nước sản xuất thép tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ
đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý chất lượng, tạo điều
kiện tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp này trong thời gian tới.
Những giải pháp đề xuất trong luận án nằm trong giới hạn giải quyết vấn đề ở
góc độ ứng dụng phương pháp quản lý chất lượïng hiện đại, có giá trị trong giai đoạn
từ nay đến năm 2010. Những giải pháp xuất phát từ những cách nhìn ở góc độ khác
và có giá trị dài hạn hơn không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án.
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn thông tin, số liệu sử dụng trong luận
án.
Đề tài luận án thuộc loại nghiên cứu ứng dụng, được thực hiện bằng cách vận
dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp khảo sát thực
địa, phương pháp thu thập và xử lý thông tin, phương pháp chuyên gia, phương pháp
mô tả, phân tích và tổng hợp
Cụ thể là, các phương pháp diễn giải, hệ thống hóa
được sử dụng để tập hợp và hệ thống những vấn đề cơ bản về quản lý chất lượng
trong chương 1.
Các phương pháp khảo sát thực địa, mô tả, điều tra, phân tích số liệu
thống kê được dùng để mô tả và phân tích thực trạng quản lý chất lượng tại các
doanh nghiệp nhà nước sản xuất thép trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong
chương 2.
Các phương pháp dự báo, phương pháp chuyên gia và suy luận logic được
sử dụng để xác định mục tiêu phát triển và đề xuất các giải pháp trong chương 3.
Thông tin và số liệu được sử dụng trong luận án bao gồm:
− Thông tin, số liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn như: sách, báo,
mạng Internet, các hội thảo chuyên đề về quản lý chất lượng, các báo cáo
liên quan đến ngành thép được công bố chính thức.
− Thông tin, số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách tự điều tra và phỏng vấn
trực tiếp các nhà quản lý có nhiều kinh nghiệm trong ngành thép.
Các số liệu phân tích được sử dụng trong luận án được thu thập chủ yếu trong
giai đoạn 1995 – 2003.
5. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp mới của luận án.
Luận án đã khảo sát và phân tích thực trạng hoạt động quản lý chất lượng tại
các doanh nghiệp nhà nước sản xuất thép trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh qua
các thời kỳ trước năm 1998 và từ năm 1998 đến năm 2003. Từ đó, đề xuất bốn nhóm
giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý chất lượng tại các doanh nghiệp này là:
- Giải pháp huy động nguồn nhân lực vào hoạt động quản lý chất lượng.
- Giải pháp về phương pháp quản lý.
- Giải pháp đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu.
- Giải pháp đổi mới và cải tiến công nghệ, thiết bị.
Ngoài ra, luận án cũng đề đạt một số kiến nghị đối với các cấp quản lý có liên
quan nhằm tăng tính khả thi cho các giải pháp đã đề xuất.
Qua quá trình nghiên cứu, luận án có một số đóng góp mới như:
1. Tổng quan những vấn đề cơ bản về quản lý chất lượng, đặt trong bối cảnh
khu vực hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế và có chú ý đến xu hướngï phát triển của
nền kinh tế tri thức.
2. Phân tích thực trạng quản lý chất lượng tại các doanh nghiệp nhà nước sản
xuất thép trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (DNNNTHCM) nhằm xác định trình
độ quản lý chất lượng của các DNNNTHCM, nhận diện những mặt yếu kém về quản
lý chất lượng cũng như những nguyên nhân chủ yếu, làm nền tảng cho việc đề xuất
các giải pháp và kiến nghị.
3. Nghiên cứu, tổng hợp kinh nghiệm quản lý chất lượng của một số nước trên
thế giới và liên hệ với hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam, rút ra một số bài học kinh
nghiệm làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm hoàn thiện hoạt
động quản lý chất lượng vừa sát với tình hình thực tế của các DNNNTHCM vừa phù
hợp với xu hướng của thời đại.
4. Đề xuất một số quan điểm chung trong việc hoàn thiện hoạt động quản lý
chất lượng tại các DNNNTHCM.
5. Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý
chất lượng tại các DNNNTHCM theo mô hình quản lý năng động, hiệu quả và gắn
với thị trường hơn.
168 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3329 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý chất lượng tại các doanh nghiệp nhà nước sản xuất thép trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bảo chất lượng nguyên liệu và
chất lượng sản phẩm thép.
3.4.2 Kiến nghị đối với các doanh nghiệp nhà nước sản xuất thép trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Các DNNNTHCM cần hoạch định và thực hiện chiến lược chất lượng nhằm
củng cố và mở rộng thị trường trong nước song song với chiến lược chất lượng hướng
137
vào xuất khẩu (trước mắt là xuất khẩu sang các nước trong khu vực như Campuchia,
Lào, Myanmar) để tăng vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp và đẩy mạnh lượng hàng
tiêu thụ trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt cả trong nước và trên thế giới.
Ban lãnh đạo của các DNNNTHCM cần nhận thức đúng đắn về trách nhiệm to
lớn của mình đối với hoạt động quản lý chất lượng của doanh nghiệp, từ đó cam kết
thực hiện các chiến lược chất lượng cũng như cam kết theo đuổi lâu dài các mục tiêu
về chất lượng và quản lý chất lượng. Nếu thiếu sự cam kết này, các giải pháp trên dù
có khả năng mang lại hiệu quả cao cũng không thể triển khai thực hiện được.
Trong quá trình triển khai thực hiện các giải pháp trên, các DNNNTHCM cần
đảm bảo tính hệ thống, nhất quán của các giải pháp; đồng thời định hướng vào phòng
ngừa sai sót bằng cách thực hiện theo chu trình PDCA (Plan – Do – Check – Action)
để có thể mang lại hiệu quả cao. Cụ thể là, sau khi lập kế hoạch và thực hiện các giải
pháp, qua kiểm tra nếu thấy giải pháp thực sự mang lại hiệu quả thì cần chuẩn hóa
chúng để đảm bảo cho các giải pháp này được thực hiện thường xuyên và lâu dài
nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý chất lượng của doanh
nghiệp. Trong trường hợp giải pháp chưa mang lại hiệu quả như mong muốn thì cần
tiến hành hiệu chỉnh và có những tác động quản lý thích hợp và sau đó lại bắt đầu
một chu trình mới trên cơ sở kinh nghiệm thu được của chu trình trước.
Các DNNNTHCM cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, kết hợp với
tổ chức tốt hệ thống phân phối và các chương trình chăm sóc khách hàng. Qua đó, thu
thập ý kiến khách hàng và tích cực phân tích các ý kiến đó để làm cơ sở cải tiến chất
lượng sản phẩm cũng như cải tiến hoạt động quản lý chất lượng trong doanh nghiệp.
138
KẾT LUẬN
Cùng với xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, công nghiệp phát triển
nhanh, cung lớn hơn cầu, các DNNNTHCM đã và đang đứng trước những thách thức,
khó khăn hết sức to lớn khi trình độ quản lý nói chung và quản lý chất lượng nói
riêng còn thấp và kém hiệu quả, công nghệ sản xuất thép lạc hậu hàng chục năm so
với các nước trong khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, bước vào thế kỷ XXI – thế kỷ
mà cả thế giới đang hướng về sự phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa –
những yêu cầu về chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn cho người sử dụng và môi
trường sống, giá cả, phương thức phục vụ… ngày càng khắt khe hơn. Trong bối cảnh
đó, để tồn tại và phát triển, các DNNNTHCM nhất thiết phải liên tục hoàn thiện hoạt
động quản lý chất lượng của mình hướng vào khách hàng và các bên quan tâm.
Nhìn lại thực trạng quản lý chất lượng của các DNNNTHCM trong thời gian
qua, mặc dù đã gặt hái được những lợi ích nhất định khi các DNNNTHCM áp dụng
hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 nhưng nhìn chung hệ
thống quản lý chất lượng của các DNNNTHCM vẫn còn ở trình độ thấp, hiệu quả
chưa cao. Việc kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm còn nhiều
hạn chế, thiếu tính tích cực và chủ động trong việc đổi mới, hoàn thiện hoạt động
quản lý chất lượng. Các nguồn lực trong doanh nghiệp chưa được khai thác một cách
hợp lý, nhất là nguồn nhân lực – nền tảng cho quản lý chất lượng có hiệu quả. Chính
vì vậy, sản phẩm thép cao cấp hầu như không có, chủng loại sản phẩm ít chưa đáp
ứng được nhu cầu đa dạng về sản phẩm thép, giá thành lại cao so với các doanh
nghiệp liên doanh với nước ngoài và so với các nước trong khu vực nên khả năng
cạnh tranh kém. Thực trạng trên chịu tác động bởi nhiều nguyên nhân mà nguyên
nhân cơ bản vẫn thuộc về yếu tố con người, đặt biệt là cấp lãnh đạo của các
DNNNTHCM. Cách nghĩ, cách làm theo kiểu của nền kinh tế bao cấp vẫn còn ăn sâu
trong tiềm thức của mỗi người, gây trở ngại trong quá trình đổi mới phương pháp
139
quản lý chất lượng của các DNNNTHCM theo hướng năng động, sáng tạo, chủ động
trước những biến đổi của môi trường sản xuất kinh doanh.
Với vai trò quan trọng trong sự nghiệp CNH và HĐH đất nước, việc tập trung
phát triển ngành thép trong 10 – 20 năm tới là hết sức cấp thiết, nhất là sự phát triển
của các doanh nghiệp nhà nước trong ngành thép, khi mà doanh nghiệp nhà nước vẫn
tiếp tục được xác định là thành phần kinh tế chủ đạo của nền kinh tế. Tuy nhiên, với
năng lực cạnh tranh còn thấp, để giữ vững vai trò chủ đạo và đủ sức cạnh tranh trong
điều kiện môi trường kinh doanh luôn thay đổi, đòi hỏi các doanh nghiệp nhà nước
trong ngành thép nói chung và các DNNNTHCM nói riêng phải định hướng phát triển
tập trung vào “chất” chứ không phải tập trung vào “lượng”. Theo đó, đòi hỏi các
DNNNTHCM phải có những giải pháp thích hợp nhằm liên tục hoàn thiện hoạt động
quản lý chất lượng của mình sao cho luôn đảm bảo nâng cao hiệu quả của nó để tạo
ra những sản phẩm thỏa mãn được những nhu cầu, mong đợi ngày càng cao của
khách hàng, thị trường và xã hội.
Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý chất lượng tại các DNNNTHCM, kết
hợp với những kinh nghiệm trong quản lý chất lượng của các nước trên thế giới,
chúng tôi đã đề xuất một số nhóm giải pháp như:
• Giải pháp huy động nguồn nhân lực vào hoạt động quản lý chất lượng.
• Giải pháp về phương pháp quản lý.
• Giải pháp đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu.
• Giải pháp đổi mới và cải tiến công nghệ, thiết bị.
Những giải pháp trên tập trung vào việc huy động hiệu quả các nguồn lực của
các DNNNTHCM, đặc biệt là nguồn lực con người nhằm liên tục cải tiến, hoàn thiện
hoạt động quản lý chất lượng của các DNNNTHCM hướng tới sự thỏa mãn ngày càng
cao của khách hàng và các bên quan tâm, tạo điều kiện cho các DNNNTHCM phát
triển bền vững.
140
Bên cạnh sự nỗ lực của bản thân các DNNNTHCM là chính, cũng cần có sự hỗ
trợ đắc lực của Nhà nước, của các ban ngành có liên quan nhằm tạo điều kiện thuận
lợi cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý chất lượng của các DNNNTHCM,
góp phần giữ vững và từng bước nâng cao vị thế cạnh tranh của các DNNNTHCM nói
riêng và ngành thép Việt Nam nói chung trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay và
tương lai.
Với công trình nghiên cứu này, tác giả chỉ mong đóng góp một phần nhỏ bé
vào việc nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng của các DNNNTHCM, nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh của các DNNNTHCM cả trên thị trường trong nước lẫn trên
thị trường thế giới. Mặc dù đã hết sức cố gắng trong quá trình nghiên cứu nhưng do
thời gian cũng như khả năng, kinh nghiệm của tác giả có hạn nên luận án khó tránh
khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý quý giá của các
Thầy, Cô và các nhà khoa học.
141
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Tạ Thị Kiều An, Ngô Thị Ánh, Nguyễn Hoàng Kiệt, Đinh Phượng Vương (1998),
Quản trị chất lượng, NXB Giáo dục, Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Tạ Thị Kiều An, Ngô Thị Ánh, Nguyễn Hoàng Kiệt, Đinh Phượng Vương (2000),
Quản lý chất lượng toàn diện, NXB Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Tạ Thị Kiều An (2001), Một số giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng trong các
công ty dệt phía Nam của Vinatex, Luận án tiến sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế
Thành phố hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Phan Chí Anh, Nguyễn Xuân Khôi, Nguyễn Khắc Kim (2002), 6 sigma – Phương
pháp tiếp cận mới về quản lý, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
5. TS. Ngô Trần Ánh (2000), Kinh tế quản lý doanh nghiệp, NXB Thống Kê, Thành
phố Hồ Chí Minh.
6. Công ty Thép Miền Nam (1997 – 2004), Báo cáo công tác kỹ thuật năm và phương
hướng nhiệm vụ, Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Công ty Thép Miền Nam (1996 – 2004), Báo cáo tổng kết năm và phương hướng
nhiệm vụ, Thành phố Hồ Chí Minh.
8. TS. Đặng Đình Cung (2002), Bảy công cụ quản lý chất lượng, NXB Trẻ, Thành
phố Hồ Chí Minh.
9. PGS.TS. Nguyễn Quốc Cừ (2000), Quản lý chất lượng sản phẩm, NXB Khoa học
và Kỹ thuật, Hà Nội.
10. Phạm Chí Cường (2000), “Những căn cứ khoa học kỹ thuật chủ yếu được vận
dụng trong quy hoạch phát triển ngành Thép đến năm 2010 của Tổng công ty
Thép Việt Nam”, Tạp chí Công nghiệp, Chuyên san Công nghiệp Thép Việt Nam
trên đường hội nhập, tr. 5 – 6.
142
11. Phạm Bá Cứu (1998), “Tiến tới áp dụng TQM – Bước phát triển tất yếu của các
doanh nghiệp Việt Nam”, Thông tin Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng,
(1/1998), tr. 11 – 13.
12. Philip B. CROSBY (1989), Chất lượng là thứ cho không, Biên tập: Mai Huy Tân,
Nguyễn Bình Giang, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
13. TS. Lê Đăng Doanh (2001), “Hàng hóa “Made in Vietnam” – Khả năng cạnh
tranh hiện tại và triển vọng”, Hội nghị Chất lượng Việt Nam lần thứ tư, Hà Nội.
14. Trần Kim Dung (2000), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Đại học Quốc gia, Thành
phố Hồ Chí Minh.
15. Nguyễn Minh Đình, Nguyễn Trung Tín, Phạm Phương Hoa (1996), Quản lý có
hiệu quả theo phương pháp Deming, NXB Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.
16. Nguyễn Kim Định (1996), Quản lý chất lượng và ISO 9000, Tủ sách Đại học Tổng
hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
17. TS. Nguyễn Kim Định (2001), Thiết lập hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn quốc
tế ISO 9000, NXB Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.
18. Business Edge (2003), Tìm hiểu chất lượng – Có phải như bạn nghĩ không, NXB
Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
19. Business Edge (2003), Đạt chất lượng bằng các phương pháp và công cụ nào?,
NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
20. Rowan GIBSON (biên tập) (2002), Tư duy lại tương lai, Người dịch: Vũ Tiến
Phúc, Dương Thủy, Phi Hoành, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
21. Michael HAMMER, James CHAMPY (1996), Tái lập công ty – Tuyên ngôn của
cuộc cách mạng trong kinh doanh, Người dịch: Vũ Tiến Phúc, NXB Thành phố Hồ
Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
22. TS. Lê Thanh Hà, Hoàng Lâm Tịnh, ThS. Nguyễn Hữu Nhuận (1998), Ứng dụng
lý thuyết hệ thống trong quản trị doanh nghiệp, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí
Minh.
143
23. Hiệp hội thép Việt Nam (5 – 12/ 2002), Bản tin nội bộ, Hà Nội.
24. Hiệp hội thép Việt Nam (1 – 12/ 2003), Bản tin nội bộ, Hà Nội.
25. Bùi Nguyên Hùng (Chủ biên) (1997), Quản lý chất lượng toàn diện, NXB Trẻ,
Thành phố Hồ Chí Minh.
26. Trần Quốc Hùng, Đỗ Tuyết Khanh (2002), Nhận diện nền kinh tế mới toàn cầu
hóa, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
27. Masaaki IMAI (1992), Kaizen – Chìa khóa của sự thành công về quản lý của Nhật
bản, Biên soạn: Nguyễn Khắc Thìn, Trịnh Thị Ninh, NXB Thành phố Hồ Chí
Minh.
28. Sud INGLE (1994), Hướng dẫn thực hành nhóm chất lượng, Biên dịch: Tập thể
sinh viên Quản trị kinh doanh K16 Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, NXB Thế
giới, Hà Nội.
29. Kaoru ISHIKAWA (1990), Quản lý chất lượng theo phương pháp Nhật, NXB
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
30. TS. Nguyễn Thị Luyến (1996), Kinh nghiệm phát triển kinh tế thị trường ở các
nước ASEAN và khả năng vận dụng vào Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
31. PGS.TS. Ngô Quang Minh (2001), Kinh tế nhà nước và quá trình đổi mới doanh
nghiệp nhà nước, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
32. John S. OAKLAND (1994), Quản lý chất lượng đồng bộ, NXB Thống kê, Hà Nội.
33. GS.TS. Nguyễn Đình Phan (1997), Kinh tế và quản lý công nghiệp, NXB Giáo
dục, Hà Nội.
34. GS.TS. Nguyễn Đình Phan (2002), Quản lý chất lượng trong các tổ chức, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
35. Richard J. SCHONBERGER (1989), Người Nhật quản lý sản xuất như thế nào,
Người dịch: Chu Tiến Ánh, Bùi Biên Hòa, Ngô Thế Phúc, NXB Khoa học Xã hội,
Hà Nội.
144
36. Sở khoa học công nghệ và môi trường thành phố Hồ Chí Minh, Hội tiêu chuẩn và
bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (2000 – 2001), Quản lý chất lượng và các quy
định về chất lượng hàng hóa, Thành phố Hồ Chí Minh.
37. Đinh Huy Tam (2000), “Cần có giải pháp tốt cho bài toán cung vượt cầu trên thị
trường Thép Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Công nghiệp, Chuyên san Công nghiệp
Thép Việt Nam trên đường hội nhập, tr. 14 – 16.
38. TS. Lưu Thanh Tâm (2003), Quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, NXB
Đại học Quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh.
39. TS. Nguyễn Thanh (2002), Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
40. PGS.TS. Hoàng Đức Thân (2003), “Tăng cường khả năng cạnh tranh của ngành
thép Việt Nam”, Nhịp sống Công nghiệp, (3/2003), tr. 30 – 32.
41. Ths. Hồ Thêm (2001), Cẩm nang áp dụng ISO 9001:2000, NXB Trẻ, Thành phố
Hồ Chí Minh.
42. Nguyễn Văn Thông (2000), “Những suy nghĩ về việc tạo nguồn nguyên liệu cho
chiến lược phát triển ngành Thép Việt Nam đến năm 2010”, Tạp chí Công nghiệp,
Chuyên san Công nghiệp Thép Việt Nam trên đường hội nhập, tr. 11 – 13.
43. Khiếu Thiện Thuật (2002), Quản lý chất lượng để nâng cao lợi thế cạnh tranh,
NXB Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.
44. Tiêu chuẩn Việt Nam (2000), TCVN ISO 9000:2000 Hệ thống quản lý chất lượng
– Cơ sở và từ vựng, Hà Nội.
45. Tiêu chuẩn Việt Nam (2000), TCVN ISO 9001:2000 Hệ thống quản lý chất lượng
– Các yêu cầu, Hà Nội.
46. Tiêu chuẩn Việt Nam (2000), TCVN ISO 9004:2000 Hệ thống quản lý chất lượng
– Hướng dẫn cải tiến, Hà Nội.
47. Tiêu chuẩn Việt Nam (1998), TCVN ISO 14001:1998 Hệ thống quản lý môi trường
– Quy định và hướng dẫn sử dụng, Hà Nội.
145
48. Tiêu chuẩn Việt Nam (1997), TCVN ISO 14004:1997 Hệ thống quản lý môi trường
– Hướng dẫn chung về nguyên tắc, hệ thống và kỹ thuật hỗ trợ, Hà Nội.
49. Tiêu chuẩn Việt Nam (2000), TCVN ISO 14050:2000 Quản lý môi trường – Từ
vựng, Hà Nội.
50. Nguyễn Quang Toản (1991), Quản lý chất lượng, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí
Minh.
51. GS. Nguyễn Quang Toản (1992), Quản trị chất lượng, Đại học Mở – Bán công,
Thành phố Hồ Chí Minh.
52. Nguyễn Quang Toản (1999), Thiết lập hệ thống chất lượng ISO 9000 trong các
doanh nghiệp, NXB Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.
53. Nguyễn Quang Toản (1999), ISO 9000 và TQM - Thiết lập hệ thống quản lý hướng
vào chất lượng, NXB Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.
54. Nguyễn Quang Toản (2001), ISO 9000 và TQM - Thiết lập hệ thống quản lý tập
trung vào chất lượng và hướng vào khách hàng, NXB Đại học quốc gia thành phố
Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
55. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (1999), Cơ sở tiêu chuẩn hóa, Trung
tâm đào tạo, Hà Nội.
56. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (1999), Quản lý chất lượng – Những
vấn đề cơ bản, Trung tâm đào tạo, Hà Nội.
57. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (1999, 2000), “Các bậc thầy về quản
lý chất lượng trên thế giới”, Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, (1 – 6/1999, 1 –
6/2000), Hà Nội.
58. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (2003), Chất lượng – cạnh tranh và
hội nhập, Xí nghiệp in Á Phi, Hà Nội.
59. Tổng công ty Thép Việt Nam (2002), Quy hoạch phát triển ngành thép Việt Nam
đến năm 2010, Hà Nội.
146
60. Tổng công ty Thép Việt Nam (1996 – 2004), Báo cáo tổng kết năm và phương
hướng nhiệm vụ, Hà Nội.
61. Đặng Minh Trang (1997), Quản lý chất lượng trong doanh nghiệp, NXB Giáo dục,
Thành phố Hồ Chí Minh.
62. Trung tâm thông tin thương mại (2003), Kỷ yếu ISO Việt Nam 2002 – 2003, Thành
phố Hồ Chí Minh.
63. Trung tâm chất lượng quốc tế – IQC (2003), Đào tạo đánh giá viên nội bộ hệ
thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000, Thành phố Hồ Chí Minh.
64. Trung tâm chất lượng quốc tế – IQC (2004), Đào tạo đánh giá viên nội bộ hệ
thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 trong các cơ sở giáo dục, Thành phố Hồ
Chí Minh.
65. Phó Đức Trù, Phạm Hồng (2002), ISO 9000:2000, NXB Khoa học và Kỹ thuật,
Hà Nội.
66. TS. Vũ Anh Tuấn (2002), “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp
trong xu thế hội nhập”, Tạp chí Phát triển Kinh tế, (146), tr.25 – 27.
67. Hoàng Mạnh Tuấn (1997), Đổi mới quản lý chất lượng sản phẩm trong thời kỳ
mới, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
68. Trần Quang Tuệ (biên dịch) (2000), Nhân sự – Chìa khóa của sự thành công,
NXB Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
69. GS.TS. Nguyễn Thanh Tuyền, PGS.TS. Đào Duy Huân, TS. Lương Minh Cừ
(2003), Hướng tới nền kinh tế tri thức ở Việt Nam, NXB Thống kê, Thành phố Hồ
Chí Minh.
70. Nguyễn Thu Tuyết (2002), “SA 8000 – Tiêu chuẩn đạo đức trong kinh doanh”,
Báo Sài gòn giải phóng, (14/12/2002).
71. ThS. Lưu Hoàng Vân (2003), “Kinh tế tri thức – Thách thức về chất lượng”, Kỷ
yếu ISO Việt Nam 2002 – 2003, Trung tâm Thông tin Thương mại, Thành phố Hồ
Chí Minh.
147
72. Lê Đình Vĩnh (sưu tầm, tuyển chọn) (2002), Quy định pháp luật về quản lý chất
lượng hàng hóa, sản phẩm, NXB Lao động, Hà Nội.
73. Đức Vương (2003), “Thừa công suất nhưng vẫn đầu tư”, Thời báo Kinh tế Việt
Nam, (144).
74. Nguyễn Minh Xuân (2000), “Cần tổ chức tốt nguồn thép thứ phế liệu phục vụ cho
sản xuất”, Tạp chí Công nghiệp, Chuyên san Công nghiệp Thép Việt Nam trên
đường hội nhập, tr. 33 – 34.
Tiếng nước ngoài
75. Sime CURKOVIC, Mark PAGELL (1999), “A Critical Examination of the Ability
of ISO 9000 Certification to Lead to a Competitive Advantage”, Jornal of Quality
Management, Vol. 4, No. 1, pp. 51 – 67.
76. H.P.A. GERAEDTS et al. (2001), “The benefits of total quality management”,
Computerized Medical Imaging and Graphics 25, pp. 217 – 220.
77. Takashi OSADA (1991), The 5S’s – Five Keys to a Total Quality Environment,
Asian Productivity Organization, Japan.
78. Daniel I. PRAJOGO, Amrik S. SOHAL (2001), “TQM and innovation: a literature
review and research framework”, Technovation 21, pp. 539 – 558.
79. Shmuel STASHEVSKY, Dov ELIZUR (2000), “The effect of quality
management and participation in decision – making on individual performance”,
Journal of Quality Management 5, pp. 53 – 65.
80. Ashok RAO, Lawrence P. CARR, Ismael DAMBOLENA, Robert J. KOPP, John
MARTIN, Farshad RAFII, Phyllis Fineman SCHLESINGER (1996), Total Quality
Management: A Cross Functional Perspective, John Wiley & Sons, USA.
81. Jean NOLLET, Joseph KÉLADA, Mattio O. DIORIO (1992), La gestion des
opérations et de la production – Une approche Systémique, 518 – 550, Gặtan
morin éditeur, France.
Websites
82.
148
83.
84.
85.
86.
87.
88.
89.
90.
91.
92.
93.
94.
95.
96.
97.
98.
99.
100.
101.
102.
103.
104.
69_072.pdf
149
PHỤ LỤC 1: KINH NGHIỆM QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA MỘT SỐ
NHÀ SẢN XUẤT THÉP LỚN TRÊN THẾ GIỚI
1. Kinh nghiệm của các nhà sản xuất thép ở Nhật
Ngành công nghiệp thép ở Nhật phát triển mạnh từ những năm 1970 và nổi
tiếng trên thế giới về sản phẩm thép có chất lượng cao. Đến nay, sản lượng thép của
Nhật đứng hàng thứ 3 trên thế giới, sau Trung Quốc và Nga. Năm 2003, sản lượng
thép của Nhật là 110,5 triệu tấn, chiếm khoảng 11,45% sản lượng thép thế giới.
Các tập đoàn sản xuất thép lớn ở Nhật như Nippon, NKK, Kawasaki cũng là
những doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực quản lý chất lượng ở Nhật. Hoạt động quản
lý chất lượng của các tập đoàn này dựa trên cơ sở định hướng vào khách hàng; cải
tiến liên tục ở từng công việc, từng quá trình; phát triển hoạt động theo nhóm nhỏ;
phát triển sự hợp tác giữa giới quản lý và công nhân dựa vào sự tin tưởng lẫn nhau,
tôn trọng nhau. Công tác đào tạo, huấn luyện được chú trọng và áp dụng cho mọi đối
tượng trong doanh nghiệp, từ lãnh đạo cấp cao đến người công nhân. Các hội thảo về
năng suất, chất lượng nằm trong chương trình huấn luyện hàng năm và được xem là
một phần trong chương trình đào tạo giới lãnh đạo. Công nhân cũng được giáo dục
rằng tất cả mọi việc đều đòi hỏi phải có sự cố gắng kiên trì của mỗi người. Công
nhân được đào tạo để làm tốt công việc hiện tại và được đào tạo nghề mới nhằm tăng
tính linh hoạt và sẵn sàng nhận sự thay đổi công việc cũng như thúc đẩy sự tự phát
triển của họ, làm cơ sở cho việc cải tiến liên tục trong mọi hoạt động.
Ngày nay, để tiếp tục duy trì sức cạnh tranh mạnh mẽ của mình, các tập đoàn
sản xuất thép ở Nhật luôn chú trọng vào việc nghiên cứu và phát triển công nghệ
mới, vật liệu mới và sản phẩm mới nhằm tạo ra các loại thép đặc biệt có chất lượng
cao, sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất và thân thiện với môi trường.
150
2. Kinh nghiệm của các nhà sản xuất thép ở Trung Quốc
Những năm gần đây, ngành công nghiệp thép Trung Quốc phát triển rất
nhanh và là nước đứng đầu thế giới về sản lượng thép. Tốc độ tăng sản
lượng thép bình quân của Trung Quốc từ năm 2001 đến năm 2003 là
19%. Năm 2003, sản lượng thép của Trung Quốc là 220,1 triệu tấn,
chiếm khoảng 22,8% sản lượng thép thế giới. Năm 1996, Trung Quốc có
4 xí nghiệp có công suất sản xuất trên 5 triệu tấn/năm. Đến năm 2003,
Trung Quốc có 13 xí nghiệp có công suất sản xuất trên 5 triệu tấn/năm.
Các tập đoàn sản xuất thép như Baosteel, Angang, Wugang, Shougang,
Bengang là những nhà sản xuất thép nằm trong nhóm 30 nhà sản xuất
thép lớn nhất trên trên giới.
Chiến lược phát triển của ngành công nghiệp thép Trung Quốc là:
Nâng cao năng lực cạnh tranh.
Tăng cường sự hợp tác vững chắc trong nội bộ doanh nghiệp và bên
ngoài doanh nghiệp.
Chú ý nhiều đến sự phát triển bền vững, giảm thiểu sự tác động xấu
đến môi trường.
Với định hướng phát triển như trên, trong hoạt động quản lý chất lượng,
các nhà sản xuất thép lớn ở Trung Quốc đi theo các quan điểm chủ yếu
sau:
- Luôn coi chất lượng là chìa khóa quan trọng để tăng năng lực cạnh
tranh và mở rộng thị phần.
- Đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của khách hàng là mục tiêu để
cải tiến liên tục mọi hoạt động của doanh nghiệp.
- Hiệu quả của quá trình hoạt động được coi là quan trọng hơn mức sản
xuất.
- Đẩy mạnh quản lý theo quá trình và sự đồng bộ giữa các quá trình với
sự tham gia của mọi người trên cơ sở phát triển hợp tác nhóm là cách
tốt nhất để nâng cao hiệu quả hoạt động.
151
- Đạt lợi thế cạnh tranh theo cách tiếp cận win – win (các bên đều có
lợi), tạo mối quan hệ tốt với khách hàng và người cung cấp nhằm
nâng cao chất lượng, giảm chi phí và tăng lợi nhuận.
- Chú trọng cải tiến các quá trình và thiết bị sản xuất nhằm tạo sản
phẩm có chất lượng cao với mức tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng
thấp hơn.
- Phù hợp với những luật lệ và quy định trong ngành sản xuất thép về
việc bảo vệ môi trường, trước mắt là cố gắng sử dụng tiết kiệm
nguyên liệu thô và giảm sự tác động xấu đến môi trường.
Nguồn: Thông tin tổng hợp từ Steel Markets Asia Conference –
Tháng 11/2004
và Internet
152
PHỤ LỤC 2: PHÂN LOẠI KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÁC SẢN
PHẨM VIỆT NAM
STT Nhóm có khả năng
cạnh tranh
Nhóm có khả năng cạnh
tranh có điều kiện
Nhóm có khả năng
cạnh tranh thấp
1 Thủy sản Chè Mía đường
2 Trái cây đặc sản Cao su Bông
3 Một số đặc sản nông
nghiệp (mè, măng khô)
Thực phẩm chế biến (thịt,
cá chế biến, kẹo dừa…)
Cây có dầu
4 Điều Hoa tươi Đỗ tương
5 Tiêu Rau Ngô
6 Gạo Lắp ráp điện tử dân dụng Sữa bò
7 Cà phê Một số sản phẩm cơ khí
nhỏ
Gà chăn nuôi công
nghiệp
8 May mặc Một số hóa chất Thép
9 Da giày Xi măng
10 Đồ uống (rượu đặc sản…) Thịt heo
11 Động cơ Diesel công
suất thấp (dưới 32 sức
ngựa)
Dịch vụ ngân hàng
12 Du lịch Dịch vụ viễn thông
13 Dịch vụ xây dựng Vậân tải hàng không
14 Khoáng sản Vận tải hàng hải
15 Hàng thủ công, mỹ nghệ Kiểm toán
16 Công nghệ phần mềm
17 Dịch vụ bảo hiểm
18 Dịch vụ tư vấn
19 Dịch vụ chữa bệnh
Nguồn: Hội nghị chất lượng Việt Nam lần 4 – năm 2001
153
PHỤ LỤC 3: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT THÉP CỦA CÁC DNNNTHCM
Tình hình sản xuất thép cán của các DNNNTHCM qua các năm.
Đơn vị tính: Ngàn tấn
Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003
Sản lượng của các
DNNNTHCM
208 280 258 285 291 319 365 423 485
Sản lượng của Tổng
công ty thép Việt
Nam (VSC)
390 453 442 464 465 518 650 751 857
Sản lượng của
ngành thép Việt
Nam
450 864 976 1.150 1.302 1.570 1.930 2.400 2.800
Tỷ lệ sản lượng của
các DNNNTHCM
so với VSC (%)
53,33 61,81 58,37 61,42 62,58 61,58 56,15 56,32 56,59
Tỷ lệ sản lượng của
các DNNNTHCM
so với ngành thép
Việt Nam (%)
46,22 32,41 26,43 24,78 22,35 20,32 18,91 17,63 17,32
Tổng nhu cầu thép
cán (dài và dẹt)
1.100 1.810 1.783 2.066 2.447 2.970 3.230 4.900 5.200
Tỷ lệ đáp ứng nhu
cầu của ngành thép
(%)
40,91 47,73 54,74 55,66 53,21 52,86 59,75 48,98 53,85
Tỷ lệ đáp ứng nhu
cầu của các
DNNNTHCM (%)
18,91 15,47 14,47 13,82 11,89 10,74 11,30
8,63 9,33
Thị phần của các
DNNNTHCM (%)
18,91 15,47 14,92 13,31 11,81 10,84 10,80 8,71 9,54
Nguồn: Hiệp hội thép Việt Nam
Tình hình sản xuất thép thỏi của các DNNNTHCM qua các năm.
154
Đơn vị tính: Ngàn tấn
Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003
Sản lượng của các
DNNNTHCM
171 178 173 205 217 209 201 234 278
Sản lượng của Tổng
công ty thép Việt
Nam (VSC)
341 304 294 305 308 306 318 408 543
Tổng nhu cầu thép
thỏi trong nước
540 997 1.127 1.300 1.445 1.727 2.123 2.616 3.038
Tỷ lệ sản lượng của
các DNNNTHCM so
với VSC (%)
50,14 58,55 58,84 67,21 70,45 68,30 63,21 57,35 51,20
Tỷ lệ đáp ứng nhu
cầu trong nước của
các DNNNTHCM
(%)
31,67 17,85 15,35 15,77 15,02 12,10 9,47 8,94 9,15
Nguồn: Hiệp hội thép Việt Nam
155
PHỤ LỤC 4: CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM ĐƯỢC ÁP
DỤNG TẠI CÁC DNNNTHCM GIAI ĐOẠN TRƯỚC NĂM 1998
THÀNH PHẦN HÓA HỌC (%):
Tiêu chuẩn Mác thép C Si Mn P S
BCT 34 0,09 – 0,15 0,12 – 0,30 0,25 – 0,50 0,04 max 0,05 max
BCT 38 0,14 – 0,22 0,12 – 0,30 0,40 – 0,65 0,04 max 0,05 max
BCT 42 0,18 – 0,27 0,12 – 0,30 0,40 – 0,70 0,04 max 0,05 max
TCVN 1765 - 75
BCT 51 0,28 – 0,37 0,15 – 0,35 0,50 – 0,80 0,04 max 0,05 max
CT2 0,09 – 0,15 0,12 – 0,30 0,25 – 0,50 0,04 max 0,05 max
CT3 0,14 – 0,22 0,12 – 0,30 0,40 – 0,65 0,04 max 0,05 max
CT4 0,18 – 0,27 0,12 – 0,30 0,40 – 0,70 0,04 max 0,05 max
ΓOCT 380 - 71
CT5 0,28 – 0,37 0,15 – 0,35 0,50 – 0,80 0,04 max 0,05 max
SD 24 0,05 max 0,05 max JIS – G.3112
SD 30 0,05 max 0,05 max
TÍNH CHẤT CƠ LÝ:
Tiêu chuẩn Mác thép Giới hạn
chảy
Kg/mm2
Giới hạn
đứt
Kg/mm2
Độ giãn dài
(%)
Góc uốn Đường
kính gối
uốn
BCT 34 22 min 34 – 44 31 min 180° 0
BCT 38 24 min 38 – 49 25 min 180° 0,5d
BCT 42 26 min 42 – 54 23 min 180° 2d
TCVN 1765 - 75
BCT 51 28 min 51 - 64 19 min 180° 3d
CT2 22 min 34 – 44 31 min 180° 0
CT3 24 min 38 – 49 25 min 180° 0,5d
CT4 26 min 42 – 54 23 min 180° 2d
ΓOCT 380 - 71
CT5 28 min 51 - 64 19 min 180° 3d
SD 24 24 min 39 – 53 18 min 180° 3d JIS – G.3112
SD 30 30 min 49 - 63 14 min 180° 4d
156
ĐƯỜNG KÍNH VÀ KHỐI LƯỢNG:
Thép vằn (Theo TCVN – 85, ΓOCT 5781 – 82) Thép vằn (Theo JIS G 3112)
Đường kính
danh nghĩa
(mm)
Tiết diện
danh nghĩa
(cm2)
Khối lượng đơn vị
(Kg/m)
Quy
cách
Đường kính
danh nghĩa
(mm)
Tiết diện
danh nghĩa
(cm2)
Khối lượng
đơn vị
(Kg/m)
9 0,636 0,499 D10 9,53 0,713 0,560
10 0,785 0,617 D13 12,7 1,267 0,995
12 1,131 0,888 D16 15,9 1,986 1,560
14 1,54 1,21 D19 19,1 2,865 2,250
16 2,01 1,58 D22 22,2 3,871 3,040
18 2,54 2,00 D25 25,4 5,067 3,980
20 3,14 2,47
22 3,80 2,98
25 4,91 3,85
Thép tròn trơn (Theo TCVN 1650 – 85) Thép tròn trơn (Theo TCVN 1650 – 85)
Đường kính
danh nghĩa
(mm)
Tiết diện
danh nghĩa
(cm2)
Khối lượng
đơn vị (Kg/m)
Đường kính
danh nghĩa
(mm)
Tiết diện
danh nghĩa
(cm2)
Khối lượng
đơn vị (Kg/m)
6 0,2827 0,222 16 2,010 1,58
7 0,3848 0,302 17 2,270 1,78
8 0,5027 0,395 18 2,545 2,00
9 0,6362 0,499 19 2,835 2,23
10 0,7854 0,616 20 3,142 2,47
11 0,9503 0,746 21 3,464 2,72
12 1,131 0,888 22 3,802 2,98
13 1,327 1,04 23 4,143 3,25
14 1,539 1,21 24 4,524 3,55
15 1,767 1,39 25 4,909 3,85
Nguồn: Công ty Thép Miền Nam, năm 1998
157
PHỤ LỤC 5: CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM ĐƯỢC ÁP
DỤNG TẠI CÁC DNNNTHCM HIỆN NAY
THÀNH PHẦN HÓA HỌC (%):
Tiêu chuẩn Mác thép C Si Mn P S
SD 295A - - - 0,05 max 0,05 max
SD 390 0,29 max 0,55 max 1,80 max 0,04 max 0,04 max
JIS G 3112
SD 490 0,32 max 0,55 max 1,80 max 0,04 max 0,04 max
CT 38 0,14 – 0,22 0,12 – 0,30 0,40 – 0,65 0,04 max 0,05 max
CT 38n 0,14 – 0,22 0,05 – 0,17 0,40 – 0,65 0,04 max 0,05 max
CT 51 0,28 – 0,37 0,15 – 0,35 0,50 – 0,80 0,04 max 0,05 max
TCVN 1651 – 85
(TCVN 1765 – 75)
CT 51n 0,28 – 0,37 0,05 – 0,17 0,50 – 0,80 0,04 max 0,05 max
Gr 40 - - - 0,035 max 0,04 max ASTM
A615/A615M Gr 60 0,30 max 0,50 max 1,50 max 0,035 max 0,04 max
Gr 250 0,25 max - - 0,06 max 0,06 max BS 4449
(Reference) Gr 460 0,25 max - - 0,05 max 0,05 max
ĐƯỜNG KÍNH VÀ KHỐI LƯỢNG: (Theo TCVN 1651 – 85)
Chủng loại Đường kính danh nghĩa (mm) Tiết diện danh nghĩa (cm2) Khối lượng đơn vị (Kg/m)
D10 10,0 0,785 0,616
D12 12,0 1,131 0,888
D13 (*) 12,7 1,267 0,994
D14 14,0 1,540 1,210
D16 16,0 2,010 1,580
D18 18,0 2,540 2,000
D19 (*) 19,1 2,865 2,235
D20 20,0 3,140 2,470
D22 22,0 3,800 2,980
D25 25,0 4,910 3,850
D28 28,0 6,160 4,830
D29 (*) 28,7 6,424 5,060
D32 32,0 8,040 6,310
D36 36,0 10,180 7,990
Ghi chú: (*) Theo JIS G 3112, ASTM A615/A615M – 96a
158
TÍNH CHẤT CƠ LÝ:
Tiêu chuẩn Mác
thép
Giới hạn
chảy
(N/mm2)
Giới hạn
đứt
(N/mm2)
Độ giãn dài (%) Góc
uốn
Đường kính gối
uốn
C I 240 min 380 min 25 min 180° 0,5d
C II 300 min 500 min 19 min 180° 3d
TCVN
1651 - 85
C III 400 min 600 min 14 min 180° 3d
JIS G 3101 SS 400 235 min 400 – 510 20 min (d < 25)
24 min (d ≥ 25)
180° 3d
SD 295A
(SD 30)
295 min 440 – 600 16 min (d < 25)
18 min (d ≥ 25)
180° 3d (d ≤ 16)
4d (d > 16)
SD 295B 295 min 440 min 16 min (d < 25)
18 min (d ≥ 25)
180° 3d (d ≤ 16)
4d (d > 16)
SD 390
(SD 40)
390 – 510 560 min 16 min (d < 25)
18 min (d ≥ 25)
180° 5d
JIS G 3112
SD 490
(SD 50)
490 – 625 625 min 12 min (d < 25)
14 min (d ≥ 25)
180° 5d (d ≤ 25)
6d (d > 25)
Gr 40
(300)
300 min
(Mpa)
500 min
(Mpa)
11 min (d = 10)
12 min (d > 10)
180° 3,5d (d ≤ 16)
5d (d > 16)
ASTM A 615/
A 615M - 94
Gr 60
(400)
400 min
(Mpa)
600 min
(Mpa)
9 min (d ≤ 20)
8 min (20 < d ≤ 25)
7 min (d > 25)
180° 3,5d (d ≤ 16)
5d (16 < d < 30)
7d ( d> 30)
Gr 40
(300)
300 min
(Mpa)
500 min
(Mpa)
11 min (d = 10)
12 min (d > 10)
180° 3,5d (d ≤ 16)
5d (d > 16)
ASTM A 615/
A 615M –
96a Gr 60
(420)
420 min
(Mpa)
625 min
(Mpa)
9 min (d ≤ 19)
8 min (19 < d ≤ 25)
7 min (d > 25)
180° 3,5d (d ≤ 16)
5d (16 < d ≤ 25)
7d ( d> 25)
Gr 250 250 min 287 min 22 min 180° 3d BS 4449
(Reference) Gr 460 460 min 483 min 12 min 180° 5d (d ≤ 16)
7d ( d> 16)
Nguồn: Công ty Thép Miền Nam, năm 2003
159
PHỤ LỤC 6: DANH SÁCH GIẤY CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM PHÙ HỢP
TIÊU CHUẨN CỦA CÔNG TY THÉP MIỀN NAM
STT Tên sản phẩm Tiêu chuẩn Số giấy chứng
nhận
1 THÉP CỐT BÊ TÔNG CÁN NÓNG
Mác Grade 300, đường kính từ 10mm đến 32mm
ASTM A 615/
A 615M – 96a
SP. 115. 01. 17
2 THÉP CỐT BÊ TÔNG CÁN NÓNG
Mác CT5 (Nhóm A – II), đường kính đến 32mm
ΓOCT 5781- 82 SP. 116. 01. 17
3 THÉP CỐT BÊ TÔNG CÁN NÓNG
Mác SD 295A, SD 390, đường kính từ 10mm đến 32mm
JIS G 3112
(1987)
SP. 120. 01. 17
4 THÉP CỐT BÊ TÔNG CÁN NÓNG
Mác CT51 (Nhóm CII), đường kính đến 32mm
TCVN 1651- 85 SP. 122. 01. 17
5 THÉP CỐT BÊ TÔNG - THÉP THANH VẰN
Mác RB 300, đường kính đến 32mm
TCVN
6285:1997
SP. 114. 01. 17
6 THÉP GÓC CẠNH ĐỀU CÁN NÓNG
Nhóm A, kích thước đến 75x75x8mm
TCVN 1765- 75
TCVN 1656- 93
SP. 123. 01. 17
7 THÉP DÙNG CHO KẾT CẤU CHUNG
Mác ST 37 – 2, kích thước đến 75x75x8mm
DIN 17100
(1 – 1980)
SP. 116. 01. 17
8 THÉP GÓC CẠNH ĐỀU CÁN NÓNG
Mác CT3, kích thước đến 75x75x8mm
ΓOCT 380 – 71
ΓOCT 8509 - 93
SP. 117. 01. 17
9 THÉP CÁN DÙNG CHO KẾT CẤU CHUNG
Mác SS 400, thép tròn đường kính đến 18mm, thép góc
cạnh đều kích thước đến 75x75x9mm
JIS G 3101
(1987)
SP. 119. 01. 17
10 THÉP CUỘN CÁCBON THÁP
Mác SWRM6, SWRM8, SWRM 10, SWRM 12, đường
kính đến 18mm
JIS G 3505
(1980)
SP. 121. 01. 17
11 THÉP TRÒN CÁN NÓNG
Mác CT 34 và CT 38, đường kính đến 18mm
TCVN 1765- 75
TCVN 1650- 85
SP. 126. 01. 17
12 THÉP TRÒN CÁN NÓNG
Mác C 10, đường kính đến 18mm
TCVN 1766- 75
TCVN 1650- 85
SP. 124. 01. 17
13 DÂY MẠ KẼM THÔNG DỤNG
Nhóm 2, đường kính đến 5mm
TCVN 2053- 93 SP. 114. 01. 17
14 THÉP CỐT BÊ TÔNG CÁN NÓNG
(Nhóm CIII, đường kính đến 32mm
TCVN 1651- 85 SP. 214. 02. 17
15 THÉP CỐT BÊ TÔNG CÁN NÓNG
Mác Grade 60 (420), đường kính từ 10mm đến 32mm
ASTM A 615/
A 615M – 96a
SP. 115. 02. 17
Nguồn: Công ty thép Miền Nam, năm 2003
160
PHỤ LỤC 7: XÁC ĐỊNH TỔN THẤT CHẤT LƯỢNG TRONG QUÁ
TRÌNH SẢN XUẤT THÉP TẠI CÁC DNNNTHCM NĂM 2003
1. Tổn thất do sản phẩm hỏng (Chỏng).
Chỏng = Số lượng sản phẩm hỏng x Giá thành – Giá trị vật liệu thu hồi + Chi phí
thu hồi
Với: Giá trị vật liệu thu hồi = Số lượng sản phẩm hỏng x Giá phế liệu
Chi phí thu hồi = Số lượng sản phẩm hỏng x Đơn giá thu hồi
Ước tính tổn thất do sản phẩm hỏng năm 2003
Khoản mục Đơn vị tính Khâu luyện thép Khâu cán thép
Tổng lượng thép hỏng Tấn 973 1.116
Giá thành trung bình Ngàn đồng/Tấn 3.691 5.084
Giá thép phế liệu trung bình Ngàn đồng/Tấn 1.830 1.830
Đơn giá thu hồi vật liệu TB Ngàn đồng/Tấn 70 70
Tổn thất do sản phẩm hỏng Ngàn đồng 1.878.863 3.709.584
Vậy, tổng tổn thất do sản phẩm hỏng là:
Chỏng = 1.878.863 + 3.709.584 = 5.588.447 ngàn đồng.
2. Tổn thất do phải làm lại sản phẩm (Hồi lò) (Chlò).
Ước tính chi phí luyện lại 1 tấn thép năm 2003
(Tính trung bình)
1)
Tổn thất này được tính đối với những mẻ thép luyện sai thành phần hóa
học hoặc bị các dạng khuyết tật khác khi chưa thành thỏi (thép lỏng
không đủ nhiệt độ, thép bị đặc không rót được, bị tắt dòng, bị ngắt điện,
khuôn bị hỏng, lệch…) được xử lý bằng cách luyện lại.
Chlò = Số lượng thép hồi lò x Chí phí luyện lại 1 tấn thép
161
Với: Số lượng thép hồi lò năm 2003 là 417 tấn.
==> Chlò = 417 x 894,034 = 372.812 ngàn đồng.
3. Tổn thất do sửa chữa lại sản phẩm(Cschữa).
Tổn thất này được tính cho những sản phẩm có khuyết tật phải sửa chữa lại.
Hoạt động sửa chữa lại được thực hiện chủ yếu đối với thép thỏi loại hai. Thường có
hai dạng khuyết tật phải sửa chữa lại:
- Vết nứt bề mặt thỏi có độ sâu nhỏ hơn 1mm và chiều rộng vết nứt nhỏ hơn
5 lần độ sâu của nó, phải xử lý bằng cách mài thủ công để xóa vết nứt.
- Lõm co đầu thỏi lớn hơn 50mm phải xử lý bằng cách cắt bỏ đoạn co.
Theo số liệu năm 2003, tổng lượng thép thỏi có khuyết tật được sửa chữa là
9.730 tấn; ước tính chi phí sửa chữa trung bình là 25,446 ngàn đồng/tấn.
Vậy, Cschữa = 9.730 x 25,446 = 247.590 ngàn đồng
4. Tổn thất do tạo ra sản phẩm loại hai (Cloại 2).
Cloại 2 = Số lượng thép cán loại 2 x Chênh lệch giá bán đơn vị thép cán giữa
loại 1 và loại 2
Theo số liệu năm 2003:
- Số lượng thép cán loại 2 : 9.167 tấn
- Đơn giá trung bình thép cán loại 1 : 5.560 ngàn đồng/tấn
- Đơn giá trung bình thép cán loại 2 : 3.670 ngàn đồng/tấn
Ta tính được: Cloại 2 = 9.167 x (5.560 – 3.670) = 17.325.630 ngàn đồng
5. Tổn thất do sử dụng vượt định mức vật tư (Cvđm).
Tổn thất này được tính cho một số vật tư chủ yếu, tạm thời bỏ qua những
vật tư có giá trị nhỏ, sử dụng ít.
Mặc dù các chỉ tiêu tiêu hao vật tư chủ yếu có giảm qua các năm nhờ có sự
đầu tư lớn về máy móc thiết bị, nhưng so với định mức tiêu hao vật tư năm 2003 thì
tình hình sử dụng vật tư trong năm còn gây ra một lượng tổn thất được tính như sau:
Ước tính tổn thất do vượt định mức vật tư
cho 1 tấn thép thỏi năm 2003 (Tính trung bình)
162
Tên vật tư ĐVT Định
mức
Thực
hiện
Chênh lệch
TH/ĐM
Đơn giá
(Ngàn đồng)
Thành tiền
(Ngàn đồng)
(A) (B) (1) (2) (3) = (2) – (1) (4) (5) = (3)*(4)
Thép phế liệu Tấn 1,160 1,170 + 0,01 1.830 + 18,300
FeMn Kg 7,165 7,48 + 0,315 6,530 + 2,060
FeSi Kg 6,15 6,07 - 0,08 9,650 - 0,772
Điện cực Kg 3,4 3,7 + 0,3 23,070 + 6,921
Điện năng Kwh 687 700 + 13 0,765 + 9,945
Khuôn thỏi Kg 17,737 15,474 - 2,263 2,440 - 5,522
Tổng cộng + 30,932
Ước tính tổn thất do vượt định mức vật tư
cho 1 tấn thép cán năm 2003 (Tính trung bình)
Tên vật tư ĐVT Định
mức
Thực
hiện
Chênh lệch
TH/ĐM
Đơn giá (Ngàn
đồng)
Thành tiền
(Ngàn đồng)
(A) (B) (1) (2) (3) = (2) – (1) (4) (5) = (3)*(4)
Phôi thép Tấn 1,09 1,09 - 3.691 -
Dầu FO Lít 43 50 + 7 3 + 21,000
Điện năng Kwh 105 110 + 5 0,765 + 3,825
Tổng cộng + 24,825
• Khâu luyện:
Cvđm – luyện = Sản lượng thép thỏi x Tổn thất do vượt định mức/tấn thép thỏi
Với: Tổng sản lượng thép thỏi năm 2003 là 278.000 tấn.
==> Cvđm – luyện = 278.000 x 30,932 = 8.599.096 ngàn đồng
• Khâu cán:
Cvđm – cán = Sản lượng thép cán x Tổn thất do vượt định mức/tấn thép cán
Với: Sản lượng thép cán năm 2003 là 485.000 tấn.
==> Cvđm – cán = 485.000 x 24,825 = 12.040.125 ngàn đồng
Vậy, Cvđm = Cvđm – luyện + Cvđm – cán = 8.599.096 + 12.040.125 = 20.639.221 ngàn đồng
6. Tổn thất do hoạt động không hết công suất (Ccs).
Việc hoạt động không hết công suất là do các nguyên nhân chủ yếu như
máy móc thiết bị có sự cố, hư hỏng, thời gian sửa chữa kéo dài do nhiều
nguyên nhân; tai nạn lao động; thiếu nguyên vật liệu…
Ước tính tổn thất do hoạt động không hết công suất thiết bị
năm 2003 (Tính trung bình)
163
Sản phẩm Công suất
(Tấn/năm)
Thực hiện
(Tấn/năm)
Chênh lệch
TH/CS
Đơn giá
(Ngàn đồng)
Thành tiền
(Ngàn đồng)
(A) (1) (2) (3) = (1) – (2) (4) (5) = (3) * (4)
Thép thỏi 300.000 278.000 22.000 3.691 81.202.000
Thép cán 500.000 485.000 15.000 5.084 76.260.000
Tổng cộng 157.462.000
Vậy, Ccs = 157.462.000 ngàn đồng
7. Tổn thất do ngừng sản xuất (Cnsx).
Tổn thất do ngừng sản xuất gồm 2 dạng: tiêu hao năng lượng để khởi
động lại máy móc thiết bị và tổn thất do mất sản lượng trong thời gian
ngừng sản xuất. Trong đó, dạng tổn thất do mất sản lượng đã được tính
trong tổn thất do hoạt động không hết công suất. Vì vậy, phần này chỉ
xét đến dạng tổn thất do tiêu hao năng lượng khi khởi động lại máy móc
thiết bị.
Sau thời gian ngừng sản xuất, khi khởi động lại máy móc thiết bị năng lượng
sẽ bị tiêu hao nhiều ở khâu đốt nóng lò hồ quang (luyện), còn ở các khâu khác năng
lượng tiêu hao không đáng kể.
Theo số liệu tổng hợp năm 2003:
- Thời gian trung bình để đốt nóng lò: 8 giờ
- Lượng điện năng tiêu hao trung bình trong 1 giờ đốt lò: 245 Kwh
- Đơn giá điện: 0, 765 ngàn đồng/ Kwh
- Số lần lò luyện ngừng hoạt động trong năm: 19 lần
Ta tính được: Cnsx = 8 x 245 x 0,765 x 19 = 28.489 ngàn đồng
8. Chi phí tồn kho (Ctkho).
Đặc điểm của sản phẩm là không đòi hỏi những yêu cầu cao về chế độ
bảo quản. Sự hao hụt và xuống cấp chất lượng của sản phẩm là không
đáng kể qua thời gian. Do đó, chi phí tồn kho ở đây chỉ tính đến chi phí
kho bãi, chi phí nhân công cho giám sát và quản lý.
Theo điều tra, chi phí lưu kho sản phẩm thép tính trung bình là 9,5 ngàn
đồng/tấn/tháng; lượng hàng tồn kho trung bình một tháng của các
DNNNTHCM trong năm 2003 là 26.855 tấn.
Ta tính được: Ctkho = 26.855 x 9,5 x 12 = 3.061.470 ngàn đồng
164
9. Chi phí do tai nạn lao động (Ctnlđ).
Năm 2003, tổng số tai nạn lao động tại các DNNNTHCM là 19 vụ, gây
tai nạn cho 19 người lao động. Trong đó, có 8 người bị tai nạn nặng và 1
người chết do nhiều nguyên nhân như bị máy cuốn, té ngã, vật đổ… Chi
phí bồi thường do tai nạn lao động là 131.886 ngàn đồng và số ngày công
bị mất là 418 ngày.
Theo ước tính, năng suất lao động bình quân của một người trong một
ngày là 1.367 ngàn đồng. Như vậy, thiệt hại do mất ngày công lao động
là: 418 ngày x 1.367 ngàn đồng = 571.406 ngàn đồng.
Tổng thiệt hại do tại nạn lao động là:
Ctnlđ = 131.886 + 571.406 = 703.292 ngàn đồng.
165
PHỤ LỤC 8: HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ Ở CÁC DNNNTHCM (TÍNH
ĐẾN NĂM 1999)
A. CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ LUYỆN, ĐÚC PHÔI THÉP.
Nhà máy Tên và đặc tính thiết bị Nguồn
gốc
Năm
lắp
đặt
Trình độ
Thép Biên Hòa - Lò điện 20 tấn, máy biến áp 12.500 KVA.
- Dây chuyền đúc liên tục 70.000 tấn/năm.
- Máy sản xuất oxy 300 m3/giờ.
- Hệ thống xử lý khí thải.
Trung Quốc
Aán Độ
Trung Quốc
Aán Độ
1994
1992
1994
1995
Trung bình
Trung bình
Trung bình
Thép Nhà Bè - Lò điện 12 tấn, máy biến áp 9.000 KVA.
- Lò điện 10 tấn, máy biến áp 9.000 KVA.
- Dây chuyền đúc liên tục 70.000 tấn/năm.
- Máy sản xuất oxy 300 m3/giờ.
Tự chế tạo
Tự chế tạo
Aán Độ
Trung Quốc
1994
Trước
1975
1995
1997
Trung bình
Lạc hậu
Trung bình
Trung bình
Thép Thủ Đức - Lò điện 12 tấn, máy biến áp 6.500 KVA.
- Lò điện 8 tấn, máy biến áp 6.000 KVA.
- Dây chuyền đúc liên tục 70.000 tấn/năm.
- Máy sản xuất oxy 150 m3/giờ và
300m3/giờ.
- Hệ thống xử lý khí thải.
Tự chế tạo
Tự chế tạo
Trung Quốc
Trung Quốc
Aán Độ
1994
1990
1994
1995
1995
Trung bình
Lạc hậu
Trung bình
Trung bình
Thép Tân
Thuận
- Lò điện 10 tấn, máy biến áp 5.000 KVA.
- Lò điện 3 tấn, máy biến áp 4.000 KVA
Đài Loan
Tự chế tạo
Trước
1975
1990
Lạc hậu
Lạc hậu
Cơ khí luyện
kim
- Lò điện 8 tấn, máy biến áp 6.000 KVA.
- Lò điện 5 tấn, máy biến áp 4.000 KVA.
Tự chế tạo
Đài Loan
1992
Trước
1975
Lạc hậu
Lạc hậu
166
B. CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ CÁN THÉP.
Nhà máy Tên và đặc tính thiết bị Nguồn
gốc
Năm
lắp đặt
Trình độ
Thép Biên
Hòa
- Dây chuyền cán thép dây và thanh, công suất 70.000
tấn/năm.
Đài Loan 1975 Bán tự động
Thép Nhà Bè - Dây chuyền cán thép tròn và thép góc, công suất
40.000tấn/năm
- Dây chuyền cán thép dây và thanh, công suất 120.000
tấn/năm.
Đài Loan
Đài Loan
Trước
1975
1995
Thủ công, lạc
hậu
Tự động, hiện
đại
Thép Thủ
Đức
- Dây chuyền cán thép dây, công suất 40.000 tấn/năm.
- Dây chuyền cán thép thanh, công suất 120.000 tấn/năm.
Đài Loan
Đài Loan
Trước
1973
1994
Thủ công, lạc
hậu
Tự động, hiện
đại
C. CÁC CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ KHÁC.
Nhà máy Tên và đặc tính thiết bị Nguồn gốc Năm
lắp đặt
Trình độ
Cơ khí luyện
kim
- Lò điện 1,5 tấn, máy biến áp 1.000 KVA
- Lò quibilô φ 600, công suất 2 tấn/năm.
Đài Loan
Tự chế tạo
Trước
1975
1990
Lạc hậu
Lạc hậu
Thép Tân
Thuận
- Lò điện, máy biến áp 2.000 KVA.
- Lò điện, máy biến áp 2.000 KVA.
- Lò điện, máy biến áp 1.000 KVA.
- Lò quibilô φ 600, công suất 2 tấn/năm.
- Dây chuyền cán mini, công suất 30.000 tấn/năm.
Đài Loan
Tự chế tạo
Tự chế tạo
Tự chế tạo
Tự chế tạo
Trước
1975
1992
1985
1989
1996
Lạc hậu
Lạc hậu
Lạc hậu
Lạc hậu
Trung bình
Lưới thép
Bình Tây
Máy kéo, máy dập đinh, bể mạ, máy dệt kẽm gai, máy
dệt lưới rào (công suất nhà máy là 15.000 tấn/năm)
Thiết bị cũ,
tự chế tạo
Trước
1975
Lạc hậu
Nguồn: Công ty Thép Miền Nam, 1999
167
PHỤ LỤC 9: BIỂU MẪU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐÀO
TẠO
BẢNG TỰ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG KIẾN THỨC
ĐƯỢC ĐÀO TẠO VÀO CÔNG VIỆC.
Tên nhân viên : ------------------------------- Mã số nhân viên: ------------------------
Bộ phận công tác : -----------------------------------------------------------------------------
Khóa đào tạo : -----------------------------------------------------------------------------
Nơi đào tạo : -----------------------------------------------------------------------------
STT Các nội dung được đào tạo Ứng dụng vào công việc Ghi chú
Ngày tháng năm
Nhân viên ký tên
Ý kiến của lãnh đạo bộ phận:
Ngày tháng năm
Lãnh đạo bộ phận ký tên
168
BẢNG ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÀNH THẠO CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN
Bộ phận: ----------------------------------------------------------------------------------------
Trước khi được đào tạo Sau khi được đào tạo Công việc
Nhân viên CV1 CV2 CV3 CV4 CV1 CV2 CV3 CV4
Ý kiến của lãnh đạo bộ phận:
Ngày tháng năm
Lãnh đạo bộ phận ký tên
Chú thích:
CV1: -------------------------------- CV3: --------------------------------
CV2: -------------------------------- CV4: --------------------------------
Các mức độ đánh giá:
Thành thạo (Ký hiệu: TT): Thực hiện tốt công việc, có khả năng giải quyết tốt
các vấn đề phát sinh và hướng dẫn công việc cho người khác.
Khá (Ký hiệu: K): Thực hiện tốt công việc được giao nhưng chưa đủ khả năng giải
quyết tốt các vấn đề phát sinh.
Trung bình (Ký hiệu: TB): Thực hiện được công việc nhưng phải có sự hướng dẫn
cụ thể và sự giám sát thường xuyên.
Không đạt (Ký hiệu: 0): Thực hiện công việc thường bị sai sót.
Không liên quan (Ký hiệu: -): Nhân viên không được phân công hoặc không có
trách nhiệm thực hiện công việc này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý chất lượng tại các doanh nghiệp nhà nước sản xuất thép trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.pdf