Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hệ thống giao thông đô thị trên địa bàn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hệ thống giao thông đô thị trên địa bàn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội Hệ thống giao thông là xương sống, là huyết mạch của cả hệ thống kinh tế, xã hội. Phát triển và đảm bảo hệ thống giao thông vận hành thông suốt là điều kiện tiên quyết, là tiền đề phát triển nền kinh tế, văn hóa, xã hội. Xã hội càng văn minh, yêu cầu càng cần một hệ thống đồng bộ cơ sở hạ tầng kĩ thuật nói chung và hệ thống giao thông nói riêng. Trong chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, quan điểm phát triển của Đảng đã chỉ rõ “Giao thông vận tải là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, cần ưu tiên đầu tư phát triển đi trước một bước với tốc độ nhanh, bền vững nhằm tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.” Trong điều kiện nước nhà đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc phát triển hệ thống giao thông có vai trò đặc biệt quan trọng. Thực tế cho thấy những vùng, những điểm có tốc độ đô thị hóa càng nhanh thì tốc độ phát triển kinh tế càng mạnh, mật độ dân cư càng đông, mật độ xây dựng càng nhiều và hệ thống giao thông càng bộc lộ nhiều yếu kém. Như thế vai trò của các nhà quản lý càng được đề cao như là nhân tố không thể thiếu để phát triển và đảm bảo hệ thống giao thông vận hành thông suốt. Cầu Giấy nằm ở cửa ngõ phía Tây của thủ đô Hà Nội, là một trong những quận có tốc độ đô phát triển mạnh mẽ nhất, là nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng của thủ đô. Nhận thấy tầm quan trọng của hệ thống giao thông đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, công tác quản lý và phát triển hệ thống giao thông đã được Quận đẩy mạnh. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển không ngừng và phức tạp của nền kinh tế, công tác quản lý còn bộc lộ nhiều yếu kém. bài làm bao gồm: Chương 1. Cơ sở lý luận của công tác quản lý hệ thống giao thông đô thị Chương 2. Thực trạng hệ thống giao thông đô thị và công tác quản lý hệ thống giao thông đô thị trên địa bàn Quận Cầu Giấy Chương 3. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao công tác quản lý hệ thống giao thông đô thị trên địa bàn Quận

doc74 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3071 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hệ thống giao thông đô thị trên địa bàn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiện công tác duy tu bảo dưỡng, cải tạo nâng cấp các tuyến đường liên Phường. - Phòng Quản lý đô thị: Thực hiện công tác quản lý việc khai thác sử dụng các tuyến đường vào mục đích kinh doanh như thuê vỉa hè đỗ xe, vận chuyển vật liệu, thuê lắp đặt các trạm BTS…và quản lý việc xâm hại hạ tầng giao thông như đào đường. - Thanh tra nhà nước Quận và thanh tra xây dựng: Phối hợp để thực hiện công tác quản lý hệ thống giao thông, thực hiện thanh tra, tuần tra và xử lý các vi phạm về xây dựng, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường… 2.3.2 Thực trạng công tác quản lý hệ thống giao thông đô thị trên địa bàn Quận 2.3.2.1 Công tác quản lý quy hoạch Quận Cầu Giấy đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 43/1999/QĐ - UB ngày 29/5/1999 quy hoạch tỉ lệ 1/2000. Trong những năm qua, UBND Quận tiếp tục được thành phố phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng 13 dự án và một số dự án quy hoạch các khu đô thị bản đồ tỉ lệ 1/500. Thực hiện quyết định số 48/2006/QĐ - UB ngày 11/4/2006 của thành phố Hà Nội và quyết định số 3237/QĐ - UBND ngày 20/9/2007 về việc phân cấp thẩm quyền lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị và xây dựng điểm dân cư nông thôn, UBND Quận Cầu Giấy đã lập được 3 đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 với diện tích khoảng 110ha. Các tuyến đường dân sinh, trục đường lớn và các bến bãi đỗ xe được thể hiện trong từng bản quy hoạch. - Năm 2007: Cắm mốc các tuyến đường quy hoạch trong dự án “Quy hoạch chi tiết phường Yên Hòa tỷ lệ 1/500 điểm dân cư đô thị hóa khu vực làng Cót” - Năm 2008: Cắm mốc các tuyến đường quy hoạch trong dự án “Quy hoạch chi tiết phường Quan Hoa tỷ lệ 1/500 điểm dân cư đô thị hóa”. - Năm 2009: Quy hoạch trong dự án “Quy hoạch chi tiết phường Dịch Vọng Hậu tỷ lệ 1/500 điểm dân cư đô thị hóa”. - Hiện nay đang tiến hành lập dự án quy hoạch 2 khu chức năng đô thị phường Mai Dịch và phường Dịch Vọng. Các công trình xây dựng do Phường và Quận làm chủ đầu tư đều được thực hiện theo quy hoạch đã được phê duyệt. Các quy hoạch được lập theo tỷ lệ 1/500 đều được cắm mốc và bàn giao cho phường quản lý, làm cơ sở để cấp giấy phép xây dựng cũng như việc quản lý xây dựng các công trình trên địa bàn theo đúng quy hoạch. 2.3.2.2 Công tác quản lý đầu tư phát triển Đầu tư phát triển là công tác cần thiết để phát triển hệ thống giao thông đô thị hiện đại nhất là đối với Quận mới phát triển như Quận Cầu Giấy. Tính riêng giai đoạn 2005 – 2010, nhiều dự án các tuyến đường đã được khởi công xây dựng và đưa vào sử dụng như đường Doãn Kế Thiện kéo dài, đường chợ xanh kéo dài, đường Tô Hiệu kéo dài, đường Yên Hòa – vành đai 3, đường Doãn Kế Thiện – đường 32, đường Nguyễn Phong Sắc kéo dài – đường vành đai 3, đường Nguyễn Phong Sắc kéo dài… Riêng năm 2009, Quận đầu tư xây dựng 78 dự án trong đó có 12 công trình kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, kinh phí thực hiện 228,3 tỷ đồng. Bảng 2.6 Tổng hợp số liệu hạ tầng giao thông do Quận Quản lý giai đoạn 2005 - 2010 TT Tuyến đường Phần đường Phần hè Tình trạng Chiều dài (m) Bề mặt (m) Nền (m) Chiều dài (m) Diện tích (m2) 1 Đ.Doãn Kế Thiện kéo dài 157 15 0,52 157 1250 Đang thi công 2 Đường chợ xanh kéo dài 574 10,5 17,5 574 574 x 7 Đang thi công 3 Đường Tô Hiệu kéo dài 997 15 30 997 997 x 15 Đang thi công 4 Đ.Yên Hòa – vành đai 3 1381 15 30 1381 1381 x 15 Đang thi công 5 Đ.Nguyễn Phong sắc kéo dài 1556 22,5 40 1556 1556x14,5 Đang thi công 6 Đ.Nguyễn Phong Sắc – vành đai 3 765 22,5 40 765 765 x 14,5 Đang thi công 7 Đ. Doãn Kế Thiện – đường 32 Chưa phê duyệt dự án 8 Đ. BT Dân tộc học – chùa Hà 439 15 39 439 x 2 6772 Đã thi công xong 9 Đường nối từ đường 32 đến đường Hoàng Quốc Việt kéo dài 900 40 Đã cơ bản xây dựng xong phần đường 10 Đ. BT Dân tộc học -Yên Hòa – Phú Đô 300 50 Giai đoạn I của dự án là xây dựng đoạn đường từ vành đai 3 đến KĐT mới Dịch Vọng 11 Đ. Phan Văn Trường đến Hoàng Quốc Việt 285 7,5 17,5 2677 Chưa thi công, đang GPMB 12 Đường từ công nhân cơ điện đến xóm Đồng Xa 380 5 ÷ 7,3 0,32 165 Đang thi công 13 Đường vành đai 2,5 Phần còn lại trên địa bàn Quận Cầu Giấy, chưa phê duyệt dự án (Nguồn: Tổng hợp Phòng Quản lý đô thị) 2.3.2.3 Công tác quản lý duy tu, cải tạo Công tác duy tu, cải tạo các tuyến đường được thành phố và Quận thường xuyên đẩy mạnh. Kinh phí duy tu do Thành phố cấp hàng năm khoảng 1,3 tỷ đồng, thanh quyết toán kinh phí năm 2007 là 700 triệu đồng, đạt 61% so với kế hoạch, năm 2009 là 1,3 tỷ đồng, đạt 100% so với kế hoạch. Năm 2007 đã triển khai thi công dự án duy tu thường xuyên vỉa hè đợt 2 quận Cầu Giấy trên các tuyến đường Nguyễn Văn Huyên, Hoàng Quốc Việt, Phạm Hùng, Nghĩa Tân, Tô Hiệu với kinh phí 818 triệu đồng. Công tác duy tu thường xuyên hè đợt 3 năm 2007 là 1,1 tỷ đồng, năm 2008 là 2,1 tỷ đồng, năm 2009 là 3,2 tỷ đồng. Khối lượng duy trì hè đường với 23 tuyến đường phố với tổng diện tích là 273.056 m2. Đặc biệt, năm 2010, để phục vụ đại lễ Nghìn năm Thăng Long – Hà Nội, công tác chỉnh trang các tuyến đường càng được đẩy mạnh. - Đối với các dự án của thành phố, Quận phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành thành phố đang thực hiện hiệu quả các dự án chỉnh trang hạ tầng, hạ ngầm cáp, trang trí đèn, hoa tại tuyến đường Phạm Văn Đồng, đường Trần Duy Hưng, đường Cầu Giấy-Xuân Thuỷ, phố Lê Văn Lương. Đặc biệt, Quận có kết quả đột phá trong công tác GPMB , điển hình là các dự án trọng điểm của Thành phố được nhân dân quan tâm, trông đợi nhiều năm nay như:  nút Mai Dịch, mở rộng dải Bắc đường Hồ Tùng Mậu, đường bờ sông Tô Lịch, đường vành đai 2,5... liên quan tới hàng nghìn hộ dân, nhưng do làm tốt công tác dân vận nên toàn bộ các hộ dân đã tự nguyện bàn giao mặt bằng, không phải thực hiện cưỡng chế. Do đó, Quận đã bàn giao mặt bằng kịp thời cho các chủ đầu tư thi công góp phần làm sạch đẹp, thông thoáng tại các tuyến đường cửa ngõ. - Các dự án do quận, các đơn vị trực thuộc thực hiện: Dự án chỉnh trang đồng bộ hạ tầng kỹ thuật đường Hoàng Quốc Việt: là dự án trọng điểm do quận thực hiện với tổng kinh phí 73,3 tỷ đồng bao gồm các hạng mục: hạ ngầm các tuyến cáp và đường dây thông tin, viễn thông; cải tạo hệ thống chiếu sáng công cộng; chỉnh trang đồng bộ đường, hè, dải phân cách, thoát nước, cây xanh; thu hồi cáp, đường dây thông tin viễn thông. Sau 4 tháng thi công khẩn trương, công trình đã hoàn thành, là tuyến đường xanh, sạch, đẹp,  điểm nhấn đẹp của Quận. Bảng 2.7 Dự án duy tu các tuyến đường phố trên địa bàn Quận giai đoạn 2005 - 2010 Năm Dự án Tổng kinh phí (đồng) Ban QLDA làm chủ đầu tư Các phường làm chủ đầu tư 2005 5 94 41.662.588.000 2006 4 90 39.722.164.000 2007 4 93 41.528.765.000 2008 5 97 42.915.762.000 2009 7 103 45.457.218.000 2010 15 114 58.973.256.000 (Nguồn: Báo cáo thẩm định hàng năm phòng Quản lý đô thị) 2.3.2.4 Công tác quản lý sử dụng - Công tác quản lý sử dụng hè phố theo QĐ số 227/QD-UBND ngày 12/12/2006 của UBND thành phố Hà Nội ban hành về quản lý và sử dụng hè phố, lòng đường trên địa bàn Thành Phố Hà Nội, phòng Quản lý đô thị đã phối hợp với UBND các phường rà soát, thống kê, đề xuất các địa điểm trên địa bàn đủ điều kiện có thể sử dụng tạm thời làm nơi trông giữ xe đạp, xe máy. Trên cơ sở đó, xây dựng quy hoạch các điểm trông giữ xe đạp, xe máy trên địa bàn Quận. Công tác cấp phép thuê sử dụng lòng đường, vỉa hè theo đúng thủ tục hành chính. Hồ sơ xin cấp phép bao gồm: + Đơn xin phép, sơ đồ vị trí thuê vỉa hè có xác nhận của UBND phường; +Giấy phép xây dựng công trình (bản công chứng) +Hồ sơ thiết kế (bản phô tô) 2 bản +Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản công chứng) Thời gian giải quyết: 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Mức phí áp dụng: Hiện nay trên địa bàn áp dụng mức phí 40.000đồng/m2/tháng đối với mục đích thuê xe, 50.000đồng/m2/tháng đối với mục đích thuê vận chuyển vật liệu xây dựng. Năm 2007, Quận cấp được 7 giấy phép sử dụng hè phố, đạt 236,5% so với năm 2006, đến năm 2008, số giấy phép tăng lên đến 22 giấy phép với diện tích 208m2. Năm 2010, số giấy phép được cấp là 19 với diện tích 254m2. Chỉ trong vòng 3 tháng đầu năm 2011, số giấy phép được cấp là 5 giấy phép. Bảng 2.8 Công tác cấp phép sử dụng vỉa hè giai đoạn 2005 - 2010 2005 2006 2007 2008 2009 2010 3 tháng đầu năm 2011 Giấy phép 5 3 7 22 25 19 5 Diện tích (m2) 97 83,3 197 208 285 254 172 (Nguồn: Báo cáo cấp phép hàng năm phòng Quản lý đô thị) - Hiện nay trên địa bàn Quận tồn tại các trạm BTS của các đơn vị như Viettel, Mobie, Vinaphone, hãng taxi. Công tác cấp phép lắp đặt trạm thu phát sóng loại II – BTS tuân theo thủ tục hành chính. Hồ sơ hành chính bao gồm: + Đơn xin phép theo mẫu; + Hợp đồng thuê đặt trạm với chủ công trình; + Bản vẽ sơ đồ vị trí công trình, bản vẽ các mặt đứng điển hình của trạm và cột ăngten lắp đặt vào công trình (2 bản) + Giấy phép xây dựng công trình (bản công chứng). Thời gian giải quyết: 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. - Công tác quản lý sử dụng hệ thống cầu vượt và hầm dành cho dành cho người đi bộ vẫn chưa được chú trọng. Tuy số lượng cầu vượt và hầm dành cho người đi bộ trên địa bàn không nhiều nhưng vẫn không phát huy tính hiệu quả. Một số hầm ở trong tình trạng “Khóa cửa bỏ hoang” mà vẫn không có quyết định quản lý của cơ quan chức năng. Một số cây cầu và hầm ít người sử dụng, và sử dụng không đúng mục đích. 2.3.2.5 Công tác quản lý việc xâm hại hạ tầng giao thông Thực hiện kế hoạch 96/KH – UBND của UBND Quận Cầu Giấy ngày 24/9/2010 về việc ra quân đảm bảo vệ sinh môi trường và tăng cường trật tự trên các tuyến phố chính trên địa bàn Quận, công tác quản lý việc đào đường, đào hè được Quận thực hiện chặt chẽ theo quy chế mới. Việc đào đường – sử dụng vỉa hè phải được xin phép trước khi thực hiện. Hồ sơ xin phép đào hè đường bao gồm: Đơn xin phép và sơ đồ vị trí đào vỉa hè có xác nhận của UBND phường; Hợp đồng vận chuyển phế thải; Hồ sơ thiết kế (bản phô tô) 2 bản. Thời gian giải quyết: 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Việc đào đường, đào hè phải tuân thủ theo đúng quy định của cơ quan chức năng, và chịu sự giám sát của thanh tra phường, thanh tra xây dựng Quận. Nếu việc thực hiện không đúng, chủ đầu tư phải tạm dừng thi công công trình và chịu phí thiệt hại. Tổ chức lực lượng ra quân đảm bảo trật tự đường đô thị gồm công an phường và thanh tra xây dựng Quận, hàng loạt các vi phạm trật tự đô thị bị xử phạt. Cụ thể như xử lý việc đỗ xe trái phép, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm mất mỹ quan đô thị trên các tuyến đường Xuân Thủy – Cầu Giấy, đường Phạm Văn Đồng, đường Phạm Hùng, đường Nguyễn Văn Huyên, khu vực chợ Xanh…, xử lý việc tập trung vật liệu xây dựng làm cản trở đến giao thông và mất vệ sinh môi trường trê các tuyến đường Bờ Sông Tô Lịch, khu chợ Cầu Giấy… 2.3.3 Đánh giá chung 2.3.3.1 Thành tích đạt được 13 năm hình thành và phát triển, từ một vùng nông thôn ngoại thành, Cầu Giấy trở thành một đô thị có tốc độ đô thị hóa và tốc độ phát triển mạnh nhất thủ đô. Các điểm đô thị hóa được Quận phê duyệt tỷ lệ 1/500, các khu chung cư, khu đô thị đua nhau mọc lên làm thay đổi bộ mặt đô thị Quận, quản lý trật tự xây dựng đô thị theo quy hoạch cũng được đẩy mạnh. Đi cùng với đó là một hệ thống giao thông đang ngày một hiện đại, mạng lưới đường bộ, cầu hầm, cầu vượt được chú trọng đầu tư đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, phần nào giải quyết vấn đề ùn tắc trên địa bàn Quận. - Công tác quản lý hạ tầng kĩ thuật đô thị theo phân cấp là nhiệm vụ mới, khối lượng công việc nhiều, phòng Quản lý đô thị đã chủ động trong việc tiếp nhận quản lý, không để gián đoạn, phát huy tích cực, năng động, sáng tạo của lực lượng cán bộ trẻ đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần thiết thực vào công cuộc xây dựng đô thị của Quận và phục vụ đời sống dân sinh. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, Quận đã chủ động đề xuất Thành phố bổ sung nguồn kinh phí đảm bảo công tác duy tu hiệu quả, hoàn thành kế hoạch năm. - Thực hiện đầy đủ và đúng các quyết định của Thành phố về công tác lập, thẩm đinh, phê duyệt quy hoạch, công tác thẩm định dự án duy tu hạ tầng kĩ thuật, công tác cấp phép sử dụng hệ thống đường bộ, duy trì trật tự đường phố và đạt được nhiều thành tích. - Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý đô thị, UBND Quận đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn, phổ biến và thông báo nội dung được phân cấp đến cán bộ chủ chốt, các phường, các tổ chức và các phòng ban liên quan. - Theo hướng dẫn của Sở quy hoạch kiến trúc, UBND Quận đã rà soát, thống kê toàn bộ danh mục, bổ sung phân loại các đồ án quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt và bàn giao, lưu trữ tại Quận làm cơ sở quản lý và lập bản đồ phân vùng, phân cấp quy hoạch. - Đã kiện toàn bộ máy phòng quản lý đô thị về nhân sự đủ năng lực thực hiện lập, thẩm định nhiệm vụ, đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị và quy hoạch điểm dân cư, đảm bảo đủ điều kiện để nhận chuyển giao công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch từ Sở quy hoạch kiến trúc Hà Nội. - Do làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, tuần tra, xử lý kiên quyết tình hình trật tự đô thị, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, nhìn chung hầu hết các tuyến đường trên địa bàn toàn Quận đều đã sạch đẹp, phong quang, có sự chuyển biến rõ rệt. Đặc biệt là 3 tuyến Cầu Giấy, Xuân Thủy, Trần Duy Hưng đảm bảo ngăn nắp, sạch đẹp gần như không có hiện tượng để, đỗ xe ô tô, xe máy trên vỉa hè, dưới lòng đường. Khu vực chùa Hà, Đình Mai Dịch, Chùa Dâu, Bảo tàng Dân tộc học không có người bán hàng rong, đảm bảo các yêu cầu thành phố, quận đã đề ra. Ngoài ra, một số tuyến đường, phố khác có nhiều chuyển biến như Hồ Tùng Mậu, Trần Đăng Ninh, Nghĩa Tân, Nguyễn Khánh Toàn, Hoàng Quốc Việt, Hoàng Đạo Thúy… 2.3.3.2 Khó khăn, tồn tại Giao thông đô thị trên địa bàn Quận tuy có nhiều chuyển biến tích cực nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại nhiều vấn đề mà các cấp chính quyền cần chú trọng giải quyết để góp phần làm nên những tuyến đường đô thị hiện đại. - Công tác đầu tư cho phát triển hạ tầng khung còn chậm, hạ tầng kĩ thuật giữa các khu đô thị mới với khu vực dân cư cũ còn nhiều bất cập. Công tác giải phóng mặt bằng, triển khai thực hiện các dự án trọng điểm chưa đảm bảo tiến độ theo kế hoạch đề ra. Nhiều dự án xây dựng, cải tạo mở rộng các tuyến đường kéo dài thời gian gây ảnh hưởng đến đời sống dân cư và tình hình giao thông. Điển hình là dự án mở rộng dải bắc tuyến Hồ Tùng Mậu, các công trình chỉnh trang tuyến đường tại cầu vượt Mai Dịch phục vụ Đại lễ nghìn năm Thăng Long – Hà Nội... Nhiều tuyến đường là huyết mạch giao thông của Quận và có vị trí rất quan trọng nhưng không được đầu tư xứng đáng, vì thế gây khó khăn cho việc đi lại và thường xuyên xảy ra ùn tắc. Điển hình là đường Phạm Văn Đồng đi cầu Thăng Long, đường Láng, đường Bưởi, đường Xuân Thủy, Cầu Giấy… mật độ giao thông rất lớn nhưng mặt cắt đường hẹp, chất lượng kém, thường xuyên xảy ra ùn tắc vào giờ cao điểm. Bụi, bẩn, ô nhiễm môi trường và ngập úng là tình trạng phổ biến ở nhiều tuyến đường trên địa bàn Quận như Hồ Tùng Mậu, Phạm Văn Đồng, đường bờ sông Tô Lịch Hệ thống cầu vượt còn ít, trên toàn địa bàn Quận có một cầu vượt Mai Dịch, hầm và cầu dành cho người đi bộ chưa được bố trí hợp lý nên xảy ra tình trạng bỏ hoang, ít người sử dụng. Công tác bố trí bến bãi đỗ xe tại các tuyến phố Cầu Giấy, Xuân Thủy, Trần Duy Hưng, Nguyễn Văn Huyên chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. Trên các tuyến phố này, tình trạng xe ô tô, xe máy đỗ dưới lòng đường còn nhiều, gây ảnh hưởng đến giao thông. Tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để kinh doanh nhỏ lẻ còn diễn ra ở một vài tuyến phố như khu vực Chợ Nhà Xanh, khu vực chợ Đêm sinh viên, đường Hoàng Quốc Việt, ngõ 232 Yên Hòa… 2.3.3.3 Nguyên nhân Những thành tựu mà Quận đạt được trong những năm vừa qua là do: Nằm ở cửa ngõ phía Tây của Thành phố, hướng phát triển chủ yếu trong tương lai nên Quận Cầu Giấy được Thành phố tập trung đầu tư hạ tầng giao thông hiện đại. Cũng nhờ vị trí đó mà Quận thu hút được nhiều đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển kết cấu hạ tầng đô thị. Hơn nữa, do mới hình thành nên việc quy hoạch, xây mới được diễn ra thuận lợi và đồng bộ. Bộ máy hành chính Quận nói chung và bộ máy hành chính thực hiện công tác quản lý hệ thống giao thông nói riêng thường xuyên được kiện toàn, đổi mới, thu hút nhiều cán bộ trẻ, có năng lực, giỏi về chuyên môn, vững về tư tưởng. Những khó khăn, tồn tại mà Quận gặp phải có nhiều nguyên nhân, tập trung vào một số nguyên nhân chính sau: Nguyên nhân khách quan: + Tốc độ đô thị hóa của Quận và dân số cơ học tăng nhanh. Trong khi đó việc xây dựng và quản lý hệ thống hạ tầng kĩ thuật của quận có nơi chưa theo kịp, thiếu đồng bộ và bất cập. + Do đặc điểm Quận Cầu Giấy được hình thành từ các làng xóm cũ, hệ thống kĩ thuật hạ tầng và cốt cao độ thấp, không đồng đều, khi các dự án mới được cấp đất và triển khai xây dựng đều có cốt san nền cao hơn so với các khu dân cư nên gây ra tình trạng úng ngập cục bộ (mặc dù các trục đường chính do Thành phố xây dựng đã có hệ thống thoát nước). + Cơ chế, chính sách thiếu đồng bộ, việc phối hợp giữa các cơ quan Trung Ương, Thành phố trong chỉ đạo quản lý trật tự xây dựng, quản lý quy hoạch có thời điểm chưa kịp thời, thống nhất, tạo nên nhiều khó khăn cho quận trong quá trình phát triển. Nguyên nhân chủ quan + Do ý thức của người dân, cố tình làm liều, họp chợ, kinh doanh, buôn bán, đỗ xe trái phép + Một số cấp ủy, chính quyền cơ sở còn lúng túng trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thiếu tập trung kiên quyết, dứt điểm nhất là trong công tác định giá tài sản và giải phóng mặt bằng còn chậm, dẫn đến các dự án treo, không theo kịp tiến độ. + Vẫn còn tình trạng tham ô, tham nhũng trong công tác thực hiện các dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông gây nên chất lượng các công trình kém. CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN QUẬN ĐẾN NĂM 2015 3.1.1 Dự báo khái quát tình hình 5 năm tới Quận Cầu Giấy được hình thành và phát triển với thời gian chưa lâu (13 năm), là địa bàn có nhiều khu chung cư cao tầng hiện đại, là đầu mối giao thông quan trọng ở phía Tây của thủ đô Hà Nội, mật độ, cơ cấu dân cư, lưu lượng giao thông trên địa bàn trong thời gian tới tiếp tục tăng nhanh. Công tác quản lý đất đai, giải phóng mặt bằng, xây dựng và phát triển đô thị tiếp tục sôi động. Tình hình thế giới và khu vực có những diễn biến phức tạp. Việc xây dựng và phát triển Quận (giai đoạn 2010 – 2015) cần tính đến những biến động chủ yếu trên địa bàn: về đô thị hóa, về kết cấu hạ tầng, về sản xuất (cơ cấu kinh tế, các đơn vị sản xuất, kinh doanh). Quy hoạch tổng thể, phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 - 2015 3.1.2.1 Phát triển kinh tế Xác định cơ cấu kinh tế giai đoạn 2010 – 2015 là: dịch vụ - công nghiệp – xây dựng – nông nghiệp. Tiếp tục chuyển dịch và nâng cao chất lượng các ngành kinh tế theo cơ cấu. Cải thiện môi trường đầu tư, môi trường sản xuất kinh doanh nhằm thu hút và thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển trên địa bàn. Tăng cường quản lý Nhà nước về kinh tế. Xây dựng cơ chế đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư phát triển dịch vụ công cộng. Phát huy vai trò định hướng, quản lý của Nhà nước trong thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN. Mục tiêu đến năm 2015: - Tốc độ tăng của giá trị tăng thêm các ngành kinh tế do Quận quản lý bình quân 13 -15%/năm. - Tốc độ tăng của giá trị tăng thêm các ngành dịch vụ - thương mại bình quân 15 – 18%/năm. - Tốc độ tăng của giá trị tăng thêm các ngành công nghiệp và xây dựng binhg quân 13 – 15%/năm. - Thu ngân sách hàng năm vượt chỉ tiêu từ 3 – 5%/năm. 3.1.2.2 Xây dựng, phát triển và quản lý đô thị Nhiệm vụ chủ yếu phát triển đô thị giai đoạn 2010 – 2015: Lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch tỷ lệ 1/500 đạt 100% địa bàn Quận. Hoàn thiện toàn bộ hạ tầng phần còn lại khu đô thị mới Cầu Giấy và hạ tầng khu bắc Mai Dịch, tập trung chuẩn bị xây dựng các đơn vị hành chính cơ sở đảm bảo gắn giữa đầu tư phát triển hạ tầng kĩ thuật với đảm bảo an sinh xã hội. Mục tiêu đến năm 2015: - Hoàn thành quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 các điểm dân cư phường. - Tỷ lệ các công trình xây dựng có phép và đúng phép đạt 93 – 95%. - Hoàn thành cơ bản công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu đất ở. 3.1.2.3 Phát triển văn hóa – xã hội Đẩy mạnh phát triển Giáo dục – đào tạo nhất là giáo dục, đào tạo chất lượng cao, tích cực ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ cao vào quản lý, điều hành và các lĩnh vực đời sống xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 47, chỉ thị 49 của Trung ương và chỉ thị 02/2005/CT – QU về “Tăng cường lãnh đạo thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình và xây dựng gia đình thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn Quận Cầu Giấy” nhằm duy trì bền vững xu thế giảm sinh, thực hiện mục tiêu gia đình ít con (mỗi cặp vợ chồng chỉ một hoặc 2 con”. Mục tiêu đến năm 2015: + Xây dựng 10 trường mới đạt chuẩn Quốc gia của giai đoạn II, trong đó có từ 1 – 2 trường đạt chuẩn khu vực, xây dựng 8 trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở mới. Hàng năm hỗ trợ giải quyết việc làm 4.700 – 5000 lao động (Trong đó qua đào tạo 55%) Giảm hết số hộ nghèo theo chuẩn hiện tại (Thu nhập bình quân từ 730.000/người/tháng trở xuống). Tỷ suất sinh bình quân giảm 0,005%/năm. Tỷ lệ sinh con thứ 3+ bình quân giảm 0,05%/năm. Phấn đấu đến năm 2015 tỷ suất sinh là 1,486%. Duy trì chuẩn Quốc gia về y tế, và giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi không quá 7,3%. Đến năm 2015, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng 7,3% Tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 87% trên tổng số hộ gia đình. Định hướng phát triển hệ thống giao thông đô thị trên địa bàn Quận đến năm 2015 Tiếp tục phát triển đồng bộ và từng bước hiện đại hóa kết cấu hạ tầng kĩ thuật, hạ tầng xã hội nhất là hệ thống giao thông công cộng. Quan tâm việc khớp nối hạ tầng kĩ thuật của các khu đô thị, các dự án với các khu chung cư cũ. Tập trung xây dựng hệ thống hạ tầng kĩ thuật khung đồng bộ hoàn chỉnh theo quy hoạch được duyệt, đồng thời tăng cường quản lý và khai thác sử dụng có hiệu quả hệ thống cơ sở hạ tầng đã có nhằm từng bước phấn đấu để đạt các chỉ tiêu, tiêu chuẩn cơ bản của đô thị theo quy hoạch. Hoàn thiện hệ thống giao thông để tiếp tục xây dựng, phát triển các dự án tiếp theo trong giai đoạn 2010 – 2015. Phấn đấu đầu tư xây dựng hệ thống giao thông, nâng tỷ lệ đất dành cho giao thông: 12 – 14%. Bảng 3.1 Tổng hợp các tuyến đường + mương phải mở theo quy hoạch Quận đến năm 2015 A. Đường TT Tuyến Kí hiệu đoạn Dài (m) Rộng (m) Diện tích (m2) Ghi chú Diễn giải Đường làm mới 1 Đường Nguyễn Văn Huyên – Phú Đô NVH1 1.500 50 75.000 Đoạn BT dân tộc học đến Yên Hòa Thông tuyến sẽ giảm tải cho đường Phạm Hùng và đường Láng 2 Đường Nguyễn Văn Huyên nối dài NVH2 200 50 10.000 Từ Hoàng Quốc Việt đi KĐT mới Tây Hồ Tây 3 Đường Hoàng Quốc Việt nối dài HQV 1000 50 50.000 Đang được nghiên cứu chỉnh tuyến theo trục Thăng Long 4 Đoạn đường 32 – mương Mai Dịch LDT 1000 30 30.000 Phía tây nghĩa trang Mai Dịch Hiện là đường đất, hai bên là ruộng nên thuận lợi GPMB 5 Đường Bưởi đi cầu Nhật Tân B-NT 500 68 34.000 6 Đường Trung Kính TK 700 40 28.000 Đoạn nối ra Lê Văn Lương 7 Đường Trần Cung TC 350 50 17.500 Đoạn Hoàng Quốc Việt đi Cổ Nhuế 8 Đường ven sông Tô Lịch TL 5.400 17,5 94.500 Từ Nghĩa Đô đến Trung Hòa Nhiều phường ráp gianh dự án đã đến bù GPMB xong 9 Ngã ba Nguyễn Văn Huyên - Phú Đô ra Láng (phường Yên Hòa) A1 400 50 20.000 Thông tuyến sẽ giảm tải cho Cầu Giấy và cầu Lê Văn Lương 10 Nguyễn Văn Huyên – Phú Đô ra sông Tô Lịch A2 350 22 7.700 Đoạn qua K83 11 Nguyễn Văn Huyên – Phú Đô ra sông Tô Lịch (qua chùa Tăng, phường Quan Hoa) A3 730 22 16.060 Tuyến đi qua nhiều đất nông nghiệp 12 Phùng Chí Kiên ra sông Tô Lịch C1 260 13,5 3.510 Cạnh NM kẹo Tràng An 14 Phùng Chí Kiên ra sông Tô Lịch C2 240 13,5 3.240 15 Phùng Chí Kiên nối dài ra Nguyễn Khánh Toàn C3 260 13,5 3.510 16 Phan Văn Trường nối sang Nguyễn Phong Sắc D1 400 11 4400 Phía sau Phân viện báo chí tuyên truyền Một phần qua phân viện báo chí, một phần là mương nước, thuận lợi cho GPMB Tổng 13.290 379.420 Đường khớp nối, mở rộng 1 Đoạn Nguyễn Văn Huyên nối Hoàng Quốc Việt 300 2 Đoạn Trần Quốc Hoàn nối sang Phạm Văn Đồng 300 3 Đoạn Nguyễn Phong Sắc, Trần Quốc Hoàn nối với Hoàng Quốc Việt 500 (Số liệu trên chưa thống kê các tuyến đường được thực hiện theo dự án các khu) B. Mương 1 Mương trong công ty xe buýt Hà Nội M1 100 Chưa được cống hóa hoặc kè hóa 2 Mương trong KĐT mới Cầu Giấy M2 1.800 Chưa được cống hóa hoặc kè hóa (Nguồn: Tổng hợp Phòng quản lý đô thị) 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 3.2.1 Giải pháp về quy hoạch Đây là giải pháp đầu tiên, quan trọng nhất, giữ vai trò quyết định đối với hệ thống giao thông đô thị trước mắt cũng như lâu dài. Sự thành công của quy hoạch giao thông đô thị là chìa khóa dẫn tới thành công của phát triển bền vững đô thị đó. Do vậy, việc xây dựng quy hoạch giao thông đô thị có tính chất bền vững phù hợp với sự phát triển của thành phố là điều đặc biệt quan trọng. Hệ thống giao thông Quận Cầu Giấy đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 57/QĐ – UB ngày 12/4/2003 của UBND Thành phố về quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 làm cơ sở để thực hiện quản lý hệ thống giao thông đô thị. Quy hoạch giao thông đô thị trên địa bàn Quận không thể tách rời với quy hoạch chung của Thành phố. Nằm ở cửa ngõ phía Tây, là một trong những đầu mối giao thông quan trọng, quy hoạch giao thông Quận cần tính đến hướng di chuyển chủ yếu trên địa bàn, những điểm ùn tắc thường xuyên xảy ra và dự báo được tốc độ tăng dân số cơ học trong tương lai để từ đó quy hoạch xây mới các tuyến đường, cải tạo nâng cấp, mở rộng các tuyến đường cũ, hình thành và xây dựng nhiều điểm chung chuyển, các bến bãi đỗ xe, hệ thống đường hầm, cầu vượt hợp lý phục vụ việc đi lại của cư dân trong đô thị Quận, cư dân trong thành phố cũng như cư dân ngoại thành di chuyển vào nội thị. Là một Quận mới hình thành trên cơ sở làng xóm cũ và vì thế việc phát triển theo hướng xây mới là điều tất yếu. Việc xây mới ngay từ đầu là một lợi thế rất lớn để hình thành hệ thống giao thông đô thị đồng bộ, hiện đại tiến đến phù hợp với tiêu chuẩn trên thế giới. Cần tiến hành quy hoạch giao thông và xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị đi trước một bước và kết hợp động bộ với quy hoạch các ngành điện lực, bưu chính viễn thông… để tính đến khả năng đào đường, lắp đặt thiêt bị, tránh tình trạng đào lên lấp xuống nhiều lần gây lãng phí thời gian, tiền bạc của xã hội, đồng thời tránh gay cản trở giao thông. Đối với các trục giao thông chính, các tuyến đường vành đai liên quận, thuộc quy hoạch giao thông chung của Thành phố, Quận cần phối hợp thực hiện, tạo điều kiện cho việc xây dựng, cải tạo được diễn ra nhanh chóng. Công tác tuyên truyền, đền bù giải phóng mặt bằng, trong một số trường hợp cần thực hiện cưỡng chế đối với các hộ dân…để phục vụ công tác xây dựng chung của thành phố. Trong quá trình thực hiện cần phối hợp với Bộ giao thông để quản lý việc xây dựng theo đúng quy hoạch và đảm bảo chất lượng công trình. Đối với các trục giao thông nội quận, cần căn cứ vào quy hoạch giao thông chung của thành phố, hoàn thiện quy hoạch điểm dân cư phường, điểm dân cư đô thị hóa tỷ lệ 1/2000, 1/500 để kết hợp với khung giao thông chính hình thành một mạng lưới đường giao thông hợp lý. Cần công bố quy hoạch sâu rộng đến quần chúng nhân dân để tiếp thu ý kiến đóng góp, những điểm quy hoạch chưa hợp lý, các tuyến đường vi phạm vào chỉ giới các khu di tích…tránh xảy ra việc kiện, tụng khi bắt đầu khởi công xây dựng gây tốn kém và cán bộ quản lý mất lòng tin của nhân dân. Đối với việc khai thác, sử dụng công trình giao thông công cộng như lắp đặt trạm BTS, khai thác vỉa hè, lòng đường để đỗ xe, vận chuyển vật liệu cũng cần tính toán đến sự hợp lý giữa các tuyến đường. Tránh tình trạng vì lợi nhuận của việc cho thuê vỉa hè, lòng đường mà làm mất mỹ quan của đường đô thị. Trong nội thành, nội thị, đặc biệt là Quận Cầu Giấy, dân số tập trung với mật độ đông, lại tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng, việc phát triển hệ thống xe bus rất hiệu quả và thuận lợi vì học sinh, sinh viên là đối tượng sử dụng phương tiện xe bus nhiều nhất. Tuy trên địa bàn, hệ thống xe bus được phân bổ khá dầy so với các khu vực khác trong thành phố, nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu của người dân đặc biệt vào giờ tan tầm. Vì thế bên cạnh việc quy hoạch hệ thống giao thông cần tính đến phát triển giao thông công cộng một cách hợp lý. 3.2.2 Giải pháp về cơ chế, chính sách - Hoàn thiện hệ thống pháp luật và các quy định dưới luật về quản lý đô thị nói chung và quản lý kết cấu hạ tầng đô thị nói riêng là một công việc cấp bác nhất. Như đã phân tích, công tác quản lý chịu tác động của nhân tố pháp lý. Nếu hệ thống các văn bản pháp luật chặt chẽ, rõ ràng và minh bạch sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho các cán bộ quản lý thực hiện nhiệm vụ. Sẽ không có trường hợp lách luật để xâm phạm và sử dụng trái phép hệ thống giao thông. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban chức năng, giữa Bộ giao thông, UBND thành phố Hà Nội và UBND Quận Cầu Giấy quy định tính hiệu quả của công tác quản lý. Hiện nay, trên địa bàn còn nhiều dự án xây dựng dở dang, không theo kịp tiến độ, một phần nguyên nhân do thiếu sự đôn đốc chỉ đạo của các cán bộ quản lý, thiếu sự phối hợp giữa Thành phố và Quận. Việc quản lý hệ thống giao thông trên địa bàn Quận chưa thực sự được chú trọng và quan tâm vì trên thực tế hệ thống văn bản pháp luật quy định về đầu tư phát triển hệ thống giao thông, quy định về quản lý bảo trì, bảo vệ hạ tầng giao thông đô thị, quy định các mức phạt hành chính đối với các hành vi vi xâm phạm, phá hoại hạ tầng giao thông vẫn chưa cụ thể, chưa quy định rõ chức năng, quyền hạn của đối tượng có liên quan. - Có chính sách tiền lương và các chế độ ưu đãi đối với người lao động trong điều kiện lao động đặc thù của ngành giao thông vận tải, đặc biệt là công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi xâm hại hạ tầng giao thông. Bất kì một hoạt động nào dù được cơ quan chính quyền cấp giấy phép xây dựng, sửa chữa thì cũng cần phải tiến hành thanh tra, kiểm tra, nhanh chóng phát hiện các sai phạm và kịp thời xử lý. Việc xử lý các hành vi xâm hại hạ tầng giao thông như trộm, cắp, phá hoại các hệ thống đèn tín hiệu, thanh chắn, rào bảo vệ, biển báo, cây xanh…đào đường, đào hè không có giấy phép, việc sử dụng lòng đường, hè phố không tuân theo giấy phép, cố tình làm liều cần đánh vào tài chính của đối tượng vi phạm. Việc xử lý phải nghiêm minh, đúng người, đúng tội và tuân theo pháp luật. - Đổi mới chính sách và cơ chế đầu tư phát triển KCHTĐT cũng như hệ thống giao thông trên địa bàn Quận. Ban hành nhiều cơ chế chính sách để thu hút đầu tư tư nhân trong nước và nguồn vốn nước ngoài vào đầu tư phát triển, xây dựng hệ thống giao thông đường bộ, bến bãi, cầu hầm, trang thiết bị phục vụ giao thông là biện pháp cần được chú trọng. Nguồn vốn cho phát triển giao thông đô thị là yếu tố rất quan trọng mang tính quyết định cần phải được tính toán kỹ lưỡng. Về vấn đề này, có thể có hai nguồn: Một là từ ngân sách Nhà nước; hai là nguồn vốn tài trợ. Quá trình làm việc với các tổ chức quốc tế đã mở ra triển vọng về việc tài trợ cho phát triển hệ thống giao thông. Bên cạnh đó, chúng ta phải đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư theo phương thức BOT (xây dựng, khai thác, chuyển giao), BT (xây dựng, chuyển giao), BO (xây dựng, khai thác), PPP (hợp tác nhà nước, tư nhân) … của nhà đầu tư trong và ngoài nước. Để làm được điều này Quận phải có cơ chế thật hấp dẫn tạo điều kiện cho các nhà đầu tư như hạ thấp tỷ suất vốn vay ngân hàng đối với những dự án giao thông, áp dụng rỗng rãi mô hình đổi đất lấy hạ tầng trên cơ sở tính toán kĩ những lợi ích thu được và chi phí bỏ ra. Áp dụng rộng rãi đấu thầu trong xây dựng để lựa chọn nhà thầu tốt nhất thực hiện dự án.  3.2.3 Giải pháp về tổ chức quản lý Cần phải kiện toàn bộ máy quản lý hành chính Quận thực hiện công tác quản lý hệ thống giao thông và tăng sự phối hợp giữa các bộ phận. - Kiện toàn bộ máy và nâng cao năng lực của cán bộ quản lý. Quản lý là công việc mang tính tổng hợp của nhiều ngành, không những kiến thức chuyên môn, kiến thức kinh tế - xã hội và kiến thức quản lý nhà nước về đô thị. Hiện nay, đa số cán bộ quản lý trong Quận đều thuộc chuyên ngành kĩ thuật, như vậy khả năng phân tích, lý luận và đưa ra quyết định bộ quản lý kiến thức về quản lý Nhà nước, thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo cho các cán bộ quản lý Quận. Tinh giản bộ máy hành chính, đơn giản - Cần thay đổi tư duy trong quản lý. Bộ mặt đô thị Quận đang có sự chuyển biến một cách rõ rệt. Từ một vùng đất nông nghiệp ngoại thành, Quận trở thành nơi phát triển chính của thành phố với những tòa nhà chung cư cao tầng, các khu đô thị, những tuyến đường mới khang trang, hiện đại. Theo quan điểm của Đảng “Quan hệ sản xuất phải thay đổi phù hợp với lực lượng sản xuất”. Vì thế, để phù hợp với xã hội văn minh đô thị, tư duy của các nhà quản lý cũng cần phải thay đổi. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong việc quản lý, phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, tuy nhiên, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, vai trò đó đã thay đổi. Nhà nước đóng vai trò là nhà phát triển, người hỗ trợ, người điều phối, người khuyến khích khi làm việc với khối tư nhân. Quán triệt nguyên tắc tổ chức bộ máy theo chế độ một thủ trưởng, nhưng phải đảm bảo tính dân chủ trong quyết định quản lý. - Bên cạnh việc nâng cao kiến thức và tư duy, cần thiết phải nâng cao phẩm chất đạo đức của các cán bộ quản lý. Xây dựng một bộ máy quản lý trong sạch, không tiêu cực, tham ô hối lộ. - Do nằm trên vùng đệm giữa nội thành và ngoại thành thủ đô nên mật độ tham gia giao thông và các hướng di chuyển chủ yếu trên địa bàn Quận thường xuyên xuất hiện những điểm ùn tắc. Vì thế, các cán bộ quản lý cần xác định những điểm ùn tắc để bố trí tổ chức phân luồng giao thông, bố trí lực lượng cảnh sát giao thông, bố trí hệ thống đèn tín hiệu, biển báo một cách hợp lý. - Phối hợp các ngành như: Công an, quản lý đô thị, thanh tra xây dựng…từ cấp phường, xã, quận, huyện, thành phố cùng thống nhất các nội dung quản lý hệ thống giao thông và đảm công tác an toàn giao thông. 3.2.4 Tuyên truyền, giáo dục và nâng cao ý thức của người dân. Tích cực công tác tuyên truyền trên các loa phát thanh của phường để nâng cao ý thức của người dân trong quản lý và sử dụng lề đường, hè phố. Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền với nhiều hình thức khác nhau phong phú sinh động nhằm nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của mỗi người dân đối với công việc chỉnh trang đường đô thị. Nâng cao ý thức nhân dân trong việc hợp tác giải phóng mặt bằng phục vụ việc cải tạo, mở rộng và xây dựng những tuyến đường mới. Muốn vậy phải thường xuyên tổ chức cuộc họp, gặp gỡ giữa lãnh đạo và nhân dân thuộc khu vực quy hoạch để thuyết phục, cho họ biết tầm quan trọng và ý nghĩa của việc hợp tác phát triển hệ thống giao thông. 3.2.5 Giải pháp về kĩ thuật, công nghệ trong quản lý HTGTĐT HTGTĐT ở nước ta nói chung và các đô thị nói riêng vẫn còn đơn giản và lạc hậu so với thế giới. Ngoài hệ thống đường bộ truyền thống, nước ta mới chỉ bắt đầu có hệ thống hầm, cầu vượt, mà số lượng vẫn còn rất hạn chế, chưa giải quyết được vấn đề giao thông đang ngày càng bất cập. Do đó công tác quản lý HTGTĐT của ta vẫn còn nhiều yếu kém. Theo xu thế phát triển chung của thế giới, HTGTĐT phát triển ngày càng phức tạp và hiện đại, không chỉ có hệ thống cũ mà thêm vào đó là hệ thống đường trên không 2 tầng, 3 tầng, tàu điện ngầm…Một HTGTĐT như vậy yêu cầu công tác quản lý phải có nhiều đổi mới hiện đại. Việc ứng dụng kĩ thuật, công nghệ trong quản lý HTGTĐT là vô cùng cần thiết và cấp bách Ứng dụng GIS trong quản lý HTGTĐT: Với nhu cầu phát triển như hiện nay và xu thế phát triển trong tương lai, việc áp dụng phương pháp quy hoạch và quản lý đô thị nói chung và quy hoạch giao thông nói riêng cần phải có sự trợ giúp của GIS. Đó là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc xây dựng và chuẩn hóa cấu trúc cơ sở dữ liệu các đối tượng hạ tầng giao thông như: đường, cầu, cây xanh, biển báo, hệ thống tín hiệu giao thông và hệ thống chiếu sáng. Từ đó ứng dựng trong quản lý và lập kế hoạch duy tu nâng cấp, xây mới hạ tầng giao thông. Ứng dụng công nghệ ITS (Hệ thống giao thông thông minh) trong việc quản lý và khai thác HTGTĐT: Việc ứng dụng các công nghệ hiện tại về kỹ thuật điện tử và công nghệ thông tin trong công tác điều hành và quản lý giao thông đô thị trong những năm gần đây đang có bước phát triển mạnh mẽ. Việc áp dụng ITS có vai trò rất lớn trong việc quản lý HTGTĐT, mô hình ITS bao gồm 11 lĩnh vực dịch vụ trong đó có vai trò lớn nhất trong quản lý và khai thác giao thông. ITS giúp điều hành chuyển động các xe, người tham gia giao thông và người đi bộ trong mạng lưới giao thông đường bộ. Nhóm dịch vụ này liên quan đến việc quản lý và điều khiển giao thông thông qua sử dụng các công nghệ ITS. Nó bao gồm các vấn đề điều khiển giao thông đô thị (các tuyến phố, các khu vực trung tâm thương mại...) và giữa các đô thị (đường bộ, đường cao tốc...). Các chiến lược điều khiển có thể là đặt chu kỳ đèn trực tuyến, điều khiển các đường nhánh ra vào đường cao tốc, phân luồng động tránh khu vực xảy ra tai nạn, ùn tắc... Ngoài ra nó còn cung cấp khả năng kiểm tra và giải quyết các sự cố trong mạng lưới giao thông, ứng dụng và phát triển các chiến lược quản lý, điều khiển đáp ứng nhu cầu giao thông như quản lý lối vào, đặt biểu giá từng khu vực theo chất lượng không khí, đặt biểu giá theo ách tắc, đặt biểu giá bến đỗ, quản lý giá vé vận tải công cộng. Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ này có thể giúp hoàn thiện kết cấu hạ tầng đường bộ và xử lý khẩn cấp các sự cố giao thông, hiện đại hoá các trạm thu phí tự động và trạm cân điện tử, quản lý các đường trục giao thông chính, điều tiết việc đi lại của phương tiện trên đường bằng biển báo điện tử. Hiện công nghệ này đang được sử dụng rất thành công tại Nhật Bản. Chiều 11/03, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) thành phố Hà Nội tổ chức Hội thảo “Ứng dụng CNTT và viễn thông trong quản lý giao thông đô thị”. Hội thảo đã tập trung bàn về hợp tác và phát triển hệ thống giao thông thông minh (ITS) tại Việt Nam. - Ứng dụng máy tính công nghiệp trong hệ thống giám sát kỹ thuật số điều khiển đèn giao thông: Đó là một hệ thống điều khiển trung tâm với sự kết hợp sử dụng 2 card thu tín hiệu Video 4 kênh chuẩn PCI – Express và 2 card thu tín hiệu Video 4 kênh chuẩn PCI nhằm mục đích xử lý hình ảnh ở tốc độ cao và thu được tín hiệu hình ảnh tốt nhất. Hệ thống giám sát đèn giao thông kỹ thuật số là một giải pháp công nghệ cao ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại như: sử dụng bus băng thông rộng – PCI – Express, các tính năng điều khiển hiện đại và các giao thức quản lý thông minh. Hệ thống giám sát này được đặt ngoài trời tại các nút giao thông có đèn tín hiệu. Hệ thống có một camera chuyên dụng chụp ảnh các ô tô hoặc xe máy đi sai luật, những phương tiện cố tình tham gia giao thông khi đã có tín hiệu đèn đỏ - báo dừng lại. Hệ thống đã được đưa vào thử nghiệm tại hiện trường và bắt đầu được ứng dụng hàng loạt tại các trạm điều khiển giao thông ở Trung Quốc, với độ chính xác chụp ảnh phương tiện lên đến 90%. Ngoài ra còn nhiều kĩ thuật công nghệ hiện đại trên thế giới đang được sử dụng rất thành công tại các nước phát triển. Tuy chưa thể áp dụng ngay những kĩ thuật, công nghệ hiện đại vào quản lý HTGTĐT nhưng chúng ta cần nhìn nhận vai trò rất to lớn của chúng đối với việc quản lý một HTGTĐT hiện đại. Bộ giao thông vận tải và các đơn vị chức năng cần phải tổ chức nhiều buổi hội thảo để học tập và chuyển giao công nghệ vào trong nước. 3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 3.3.1 Đối với nhà nước Trung ương và Thành phố - Nhà nước cần nghiên cứu hệ thống giao thông đáp ứng được với sự phát triển kinh tế, xã hội sau 50 năm nữa để không phải phá đi, làm lại. - Đưa vào các chương trình giảng dạy ở bậc phổ thông, Đại học về ý thức khi tham gia giao thông, về đảm bảo an toàn giao thông, về công tác quản lý hệ thống giao thông, việc ứng dụng kĩ thuật công nghệ hiện đại trong công tác quản lý HTGTĐT - Thành phố cần sớm thực hiện quy hoạch giao thông thành phố Hà Nội 2020, tầm nhìn đến năm 2030, các tuyến đường vành đai và các trục xuyên tâm cần được thực hiện quy hoạch rõ ràng ngay từ đầu và có kế hoạch đầu tư kịp thời. Có như thế mới tạo được điều kiện thuận lợi để Quận thực hiện quy hoạch chi tiết giao thông các phường, các điểm dân cư đô thị hóa. - Thành phố cần tập trung đầu tư xây dựng, quy hoạch các bến bãi đỗ xe tĩnh trong đô thị, tận dụng các diện tích đất, xã hội hóa các loại hình đầu tư xây dựng bãi đỗ xe. - Phê duyệt danh mục các điểm đỗ xe công cộng, các điểm sử dụng tạm thời hè phố, lòng đường đủ điều kiện làm nơi đỗ xe để Quận có cơ sở cấp giấy phép. - Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án trọng điểm của Thủ đô trên địa bàn Quận như dự án mở rộng phía bắc đường Hồ Tùng Mậu… - Không chỉ tập trung xây dựng mạng lưới các tuyến đường bộ mà cần nghiên cứu thêm các loại hình giao thông khác như đường sắt trên không, đường hầm, cầu vượt…để giảm áp lực cho các tuyến đường chính, các điểm nút giao thông. - Đầu tư xây dựng cầu vượt cho người đi bộ tại khu vực Cầu Giấy, trường Đại học Sư phạm, trường Đại học Thương mại, các tuyến đường có mật độ giao thông cao và các tuyến đường huyết mạch. - Phân luồng giao thông và đèn tín hiệu tại các nút: + Ngã tư Cầu Giấy + Ngã tư Trần Duy Hưng và Phạm Hùng + Ngã ba đường Hoàng Quốc Việt và Phạm Văn Đồng + Ngã ba đường Cầu Giấy và đường Trần Đăng Ninh Đề nghị thành phố đầu tư toàn bộ kinh phí chỉnh trang, cải tạo hạ ngầm các đường dây, cải tạo vỉa hè, lòng đường tại hai tuyến phố Trần Duy Hưng, Cầu Giấy – Xuân Thủy với tổng kinh phí khoảng 39 tỷ đồng. Đề nghị Thành Phố làm chủ đầu tư tuyến đường Trần Duy Hưng có kinh phí là 24,6 tỷ đồng. Giao cho UBND Quận làm chủ đầu tư tuyến đường Cầu Giấy – Xuân Thủy có kinh phí là 14,4 tỷ đồng. Kiến nghị Thành phố sớm thực hiện mở rộng tuyến đường Phạm Văn Đồng. - Nhà nước cần tổ chức phong trào thi đua cấp Thành phố để các Quận, Huyện thi đua cùng nhau quản lý hệ thống giao thông đô thị và đảm bảo công tác an toàn giao thông, có thưởng phạt trong phong trào thi đua để biểu dương khen thưởng các đơn vị làm tốt, phê bình các đơn vị chưa làm tốt. - Nhà nước cần tổ chức thường xuyên hơn nữa các buổi hội thảo với các chuyên gia nước ngoài để học tập, và chuyển giao công nghệ trong quản lý HTGTĐT vào trong nước, góp phần nâng cao năng lực quản lý. 3.3.2 Kiến nghị với chính quyền Quận Cầu Giấy - Trên căn cứ quy hoạch chung của Thành Phố và quy hoạch chung của quận đến năm 2020, quận cầu giấy đẩy nhanh công tác phê duyệt quy hoạch điểm dân cư các phường còn lại trên địa bàn Quận như Mai Dịch, Dịch Vọng, Nghĩa Tân, Nghĩa Đô. - Kiến nghị UBND Quận điều thanh tra giao thông phối hợp với cảnh sát giao thông tham gia điều tiết giao thông tại các điểm nút giao thông vào giờ cao điểm. - Kiến nghị UBND Quận tăng mức phạt hành chính đối với hành vi sử dụng lòng đường, vỉa hè sai mục đích. - Kiến nghị UBND Quận thường xuyên tổ chức lớp đào tạo cho các cán bộ trong Quận về lĩnh vực quản lý đô thị. - Đề nghị UBND các phường phải lên kế hoạch cụ thể và dài hơi cho công tác chỉnh trang đường đô thị trong đó phải có sự phân công rõ ràng đối với các ban ngành, đoàn thể, hội phụ nữ, hội phụ lão… - Cần tổ chức các tổ tuần tra ban đêm ngăn chặn các xe đổ phế thải ra đường và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp đổ phế thải ra đường. - Cần phối hợp các ngành như: Công an, Quản lý đô thị, Thanh tra xây dựng…từ cấp các phường, quận cùng thống nhất các nội dung quản lý hệ thống giao thông và đảm bảo công tác an toàn giao thông. - Cần có phân công nhiệm vụ cho quản lý giao thông cấp phường, xã vì là cấp cơ sở sát nhất với các đoạn đường nằm trên địa bàn mà xã, phường quản lý toàn diện mọi mặt cả về hành chính, xã hội và giao thông. - Cần tổ chức phong trào thi đua cấp Quận để các phường thi đua cùng nhau quản lý hệ thống giao thông và đảm bảo công tác an toàn giao thông, có thưởng phạt trong phong trào thi đua để biểu dương khen thưởng các đơn vị làm tốt, phê bình các đơn vị chưa làm tốt. KẾT LUẬN Hệ thống giao thông có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế. Một hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại góp phần kéo gần khoảng cách giữa các khu vực với nhau, tạo sự phát triển đồng bộ và bền vững cho thủ đô Hà Nội nói riêng và cả khu vực miền Bắc nói chung. Nằm ở vị trí quan trọng, là cửa ngõ phía Tây của Thành Phố, từ khi hình thành, Quận Cầu Giấy đã được đầu tư phát triển một hệ thống hạ tầng giao thông hiện đại nhất thủ đô Hà Nội với những tuyến phố quan trọng, là huyết mạch, vành đai của cả Thành phố. Đầu tư nhiều, nhưng hiệu quả của công tác đầu tư phụ thuộc vào công tác quản lý của cơ quan chức năng. Đó là công tác đầu tư phát triển, công tác duy tu, sửa chữa thường xuyên, là công tác bảo vệ…Tuy bộ máy hành chính Quận có nhiều đơn vị cùng phối hợp thực hiện công tác này nhưng do thiếu đồng bộ và phối hợp nên trong quá trình quản lý còn nhiều yếu kém tồn tại, đó là công tác giải phóng mặt bằng, công tác xử lý các vi phạm…Một nguyên nhân không nhỏ khiến cho giao thông trên Quận vẫn còn gặp nhiều khó khăn đó là công tác quy hoạch chung của Thành Phố chưa rõ ràng, chi tiết và được triển khai. Quy hoạch giao thông của Thủ đô vẫn chưa xác định được tuyến đường khung, cần đầu tư phát triển ngay từ đầu để từ đó hình thành nên mạng lưới đường đô thị. Dự án đầu tư xây dựng đường sắt trên không, có đoạn qua địa phận Cầu Giấy vẫn còn đang trên bàn tranh cãi. Thiết nghĩ, một hệ thống giao thông đô thị đồng bộ cần có sự đồng bộ của cả Thành phố, đồng bộ thống nhất ngay từ trong quy hoạch. Chỉ sau khi bố cục tổ chức không gian đô thị và hệ thống giao thông chính được xác định, bộ xương cốt của đô thị mới được hình thành và đó là căn cứ để người ta xác lập những quy hoạch trong phạm vi nhỏ hơn. Theo quy luật, trong các quy hoạch của các phạm vi nhỏ hơn, quy hoạch giao thông với các cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác kèm theo phải đi trước một bước, rồi sau đó mới có thể tiến hành lập các quy hoạch chi tiết 1/500 cho các khu ở hoặc các khu chức năng nhỏ khác. Lâu nay ta thường làm ngược quy trình này nên hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật không đồng bộ, không hoàn chỉnh. Diện tích giao thông quá nhỏ, nhiều tuyến đường quá chật hẹp và hàng ngàn con hẻm nhỏ, không có chỗ đậu xe… là hiện trạng mạng lưới giao thông của thành phố Hà Nội nói chung và quận Cầu Giấy nói riêng. Vì vậy cần mở rộng đường theo đúng lộ giới đã quy định. Tuy nhiên không phải tất cả tuyến đường đã có lộ giới quy định đều phải mở rộng, mà hết sức cần thiết ở một số tuyến quan trọng hoặc quá tải. Nghiên cứu xây dựng cầu vượt hoặc hầm chui ở các ngã tư, ngã năm, vòng xoay… Việc cải tạo các con hẻm phải đồng thời với việc chỉnh trang từng cụm dân cư, từng ô phố. Ngoài ra việc chỉnh trang cải tạo các khu dân cư nhếch nhác hiện nay cũng như việc mở rộng các tuyến đường lớn, rất cần có quy hoạch dành đất cho những bãi đậu xe kể cả xe cá nhân và xe công cộng. Việc kêu gọi đầu tư xây dựng những bãi đậu xe ngầm cũng rất cần thiết. Về lâu dài rất cần thiết phải thay đổi phương thức vận tải riêng lẻ đơn giản này thành phương thức vận tải công cộng hiện đại. Việc thay đổi thói quen sử dụng xe 2 bánh phải đồng thời với việc thay đổi cấu trúc đô thị bằng những chung cư tập trung, bằng một lối sống đô thị mới và bằng những phương tiện vận chuyển văn minh hơn, thuận tiện hơn. Ngay từ bây giờ Thành Phố Hà Nội phải sớm xây dựng hệ thống tàu điện ngầm, nổi và có những chính sách hạn chế dần xe 2 bánh. Giao thông đô thị là vấn đề lớn, cần sự quan tâm và phối hợp của các bộ, ngành. Trong giới hạn chuyên để, với kiến thức và thời gian có hạn nên em chỉ đưa ra khía cạnh rất nhỏ của vấn đề giao thông hiện nay. Em rất mong sự đóng của quý thầy cô để và các bạn để có thể đưa ra một giải pháp đồng bộ hoàn chỉnh nhất, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý hệ thống giao thông đô thị, cải thiện được tình trạng giao thông trong các đô thị lớn hiện nay. Một lần nữa em xin cảm ơn thầy TS. Nguyễn Kim Hoàng đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo công tác hàng năm phòng Quản lý đô thị Quận. 2. Nghị định của Chính phủ số 11/2010NĐ-CP ngày 24/2/2010: Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. 3. Nghị định 11/2010/NĐ – CP ngày 24/2/2010: Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ 4. Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/05/2009 về việc phân loại đô thị. 5. Thông tư 10/2010/TT – BGTVT ngày 29/4/2010: Quy định về quản lý và bảo trì đường bộ 6. Thông tư số 04/2008/TT – BXD ngày 20/2/2008: Hướng dẫn quản lý đường đô thị. 7. Quyết định số 39/2007/QĐ – UB ngày 30/3/2007 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê phê duyệt Quy hoạch chi tiết 1/500 phần còn lại khu đô thị mới Cầu Giấy. 8. Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, quy hoạch xây dựng - QCXDVN01-2008. 9. GS.TS. Nguyễn Đình Hương và Th.S Nguyễn Hữu Đoàn (đồng chủ biên) – Năm 2005 - Giáo trình Kinh tế đô thị - NXB Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân. 10. GS.TS. Nguyễn Đình Hương và Th.S Nguyễn Hữu Đoàn (đồng chủ biên) – Năm 2005- Giáo trình Quản lý đô thị - NXB Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân. 11. GS.TSKH. Nguyễn Xuân Trục – Giáo trình Quy hoạch Giao thông vận tải và thiết kế công trình đô thị - NXB Giáo dục. 12. GS.TS. Từ Sỹ Sùa và ThS. Trần Hữu Minh (đồng chủ biên) – Năm 2005 - Khai thác cơ sở vật chất kỹ thuật Giao thông vận tải đô thị - NXB GTVT Hà Nội. 13. TS. Hồ Ngọc Hùng – Giao thông trong quy hoạch đô thị - Năm 2009 - NXB Khoa học và Kỹ thuật. 14. Văn kiện đại hội đại biểu lần thứ IV Đảng Bộ quận Cầu Giấy nhiệm kì 2010 – 2015. 15. Website:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hệ thống giao thông đô thị trên địa bàn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.doc
Luận văn liên quan