LỜINÓIĐẦU
Thời đại hiện nay kà thời đại của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệđiện tử, với xu hướng quốc tế hoá mạnh mẽ các dòng vốn đầu tư và sự phân công lao động quốc tế ngày càng sâu sắc. Các quốc gia muốn phát triển kinh tế không thể thực hiện chính sách "Đóng cửa" mà phải đề ra chính sách kinh tế hợp lý, kết hợp một cách tối ưu các yếu tố phát triển bên ngoài và bên trong, đưa nền kinh tế hoà nhập với nền kinh tế thế giới. Trong đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một nhân tố hết sức quan trọng, là xu hướng tất yếu khách quan đối với tất cả các nước trong đó có Việt Nam.
Trên cơ sở phân tích lý luận và thực trạng em xin trình bầy đề tài "Một số giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay". Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng vì khả năng có hạn nên đềán không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong sự chỉ bảo của các thầy vàý kiến đóng góp của các bạn đọc.
MỤCLỤC
Trang
Lời nói đầu 4
CHƯƠNG 1: TẦMQUANTRỌNGCỦAVẤNĐỀTHUHÚTĐẦUTƯTR� ��CTIẾPNƯỚCNGOÀIỞVIỆTNAMTRONGGIAIĐOÀNP HÁTTRIỂNKINHTẾHIỆNNAY
I. Mục tiêu của việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay
1. Các khái niệm cơ bản
2. Các nguồn hình thành vốn đầu tư của Việt Nam
3. Mục đích của việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay
II. Vai trò của việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay
1. Vai trò
2. Các yếu tố của việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn phát triển hiện nay
CHƯƠNG II. THỰCTRẠNGCỦAVIỆCTHUHÚTĐẦUTƯNƯỚCNGO ÀIỞ VIỆT NAM
I. Quá trình hình thành va phát triển của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam (chủ yếu từ năm 1988 đến nay)
1. Tình hình cấp giấy phép đầu tư nước ngoài từ 1988 đến nay
2. Tình hình thực hiện
II. Những tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến quá trình phát triển nền kinh tế Việt Nam
1. Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, tăng xuất khẩu, tăng thu nhập choa ngân sách
2. Tăng thêm việc làm và thu nhập cho người lao động
3. Chuyển giao công nghệ một cách nhanh chóng
4. Tác động tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá
III. Một số tồn tại của hoạt động thu hút FDI vào Việt Nam
1. Những hạn chế của hệ thống pháp luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
2. Bộ máy quản lý
3. Cơ sở hạ tầng
4. Những hạn chế của quá trình thực hiện
CHƯƠNG III: PHƯƠNGHƯỚNGVÀMỘTSỐKIẾNNGHỊĐỂTHỰ CHIỆNVIỆCTHUHÚTVỐNĐẦUTƯNƯỚCNGOÀIỞ VIỆT NAMTRONGGIAIĐOẠNTỚI
I. Phương hướng và mục tiêu của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới
1. Phương hướng
2. Mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
II. Một số kiến nghị về giải pháp nhằm thu hút có hiệu quảđầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
1. Hoàn thiện hơn nữa luật đầu tư nước ngoài và các văn bản dưới luật, xây dựng hệ thống quản lýđầy đủ vàđồng bộ
2. ổn định kinh tế vĩ mô
3. Về bộ máy quản lýđầu tư nước ngoài, công tác đào tạo đội ngũ cán bộ
4. Xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật
5. Bảo vệ môi trường
III. Kết luận
44 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3586 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
Nếu như năm 1988 - năm đầu tiên thực hiện luật đầu tư nước ngoài chỉ có 37 dự án với tổng số vốn đầu tư là 366 triệu USD thì đến hết năm 1999 Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã câp 1984 dự án với tổng số vốn đầu tư hơn 28 tỉ USD cho hơn 900 công ty, tập đoàn từ hơn 50 nước và lãnh thổ thế giới, cho đến hết tháng 9 năm 1997 MPI đã cấp thêm 95 dự án với số vốn 1070 triệu USD và tổng số vốn đầu tư từ 1998 đến nay đã lên trên 29 tỷ USD với 1634 dự án trong hoạt động.
Trong thời gian từ 1998 - 1996 nhịp độ và quy mô thu hút vốn đầu tư trực tiếp tăng khá nhanh, bình quân tăng hàng năm là trên 50% vốn bình quân một dự án qua 9 năm hoạt động đạt 14,1 triệu USD hơn hẳn Trung Quốc (1,3 triệu USD), Malaysia (3,5 triệu USD) Ấn Độ (7,2 triệu USD) trong thời kỳ (1987 - 1994).
Nhìn một cách tổng quát thì các dự án có quy mô nhỏ (dưới 5 triệu USD) tuy chiếm số lượng lớn về dự án (72%) nhưng chiếm tỷ lệ nhỏ về số vốn đầu tư (12%) bên cạnh đó có một số côg trình có quy mô rất lớn, có ý nghĩa then chốt như dự án Bắc Thủ Thiêm có tổng số vốn đầu tư 2,231 tỷ USD vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị ở thành phố Hồ Chí Minh. Việc phát triển hàng loạt các xí nghiệp có quy mô vừa và nhỏ trong một số lĩnh vực vẫn là hướng đi thích hợp, vừa vận dụng có hiệu quả các cơ sỏ hiện có, tổ chức quản lý, đổi mới thiết bị và phương pháp sản phẩm để thích nghi với những thay đổi của thị trường.
2.2. Cơ cấu đầu tư
Về cơ cấu ngành: Qua các năm, có cấu đầu tư theo các ngành có sự chuyển dịch lớn ngày càng phù hớp so với yêu cầu, nếu như trong những năm đầu khi LĐTNN mới ra đời thì vốn tập trung vào các ngành dầu khí (32,5%), khách sạn (20,6%) thì từ 1991, nhất là trong năm 1994, 1995, đầu tư vào công nghiệp tăng đáng kể (21,07%) lên 46% (tính riêng quí I năm 1996). Nếu tính cả ngành dầu khí đạt 52,4%, năm 1996 cơ cấu đầu tư vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp, cơ sở hạ tấng chiếm 80% tổng số vốn trong khi năm 1995 chỉ có 64%. Theo báo cáo của Bộ công nghiệp, toàn ngành tăng trưởng 14,1%/ năm trong đó riêng khu vực đầu tư nước ngoài đã tăng 21,7%.
Bảng 4: Phân bố FDI theo ngành - lĩnh vực
(Tính đến ngày 15 - 4 - 1996)
STT
Ngành - Lĩnh vực
Số dự án
Tổng vốn ĐT (triệu USD
1
Công nghiệp và dầu khí
929
65,7
11.090
56,6
2
GTVT và Bưu chính
47
3,3
1.100
5,6
3
Nông - Lâm - Ngư
60
4,2
372
1,9
4
Khách sạn và văn phòng
21
19,2
6,87
33,6
5
Các ngành khác
168
7,6
450
2,3
Tổng số
1.415
100
19.600
100
PHÂN BỔ VỐN FDI THEO NGÀNH
CN &
DK56.6%
GTT và bưu
điện
Nông - Lâm
- Ngư
Khách sạn
và văn
phòng
Các ngành
khác
CN & DK 56,6%
Các ngành ¹ 2,3%
KS & VP 33,6%
N-L-N 1,9%
GTVT & BĐ 5,6%
Về cơ cấu lãnh thổ: Ngày càng được cân đối hơn, phần lớn các dự án với 84% tổng số vốn đầu tư ở 3 vùng kinh tế trọng điểm là: Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bà Rìa - Vũng Tầu - Hải Phòng - Quảng Ninh; Đà Nẵng - Quảng Ngãi.
Bảng 5: Phân bố vốn FDI theo 3 miền Bắc - Trung - Nam
Số dự án
Tồng vốn
Tổng số
Đầu tư (USD)
% so với TS
Tổng số
% so với TS
Miền Bắc
389
26,9
6.010,2
32
Miền Trung
145
30,8
1.522,6
8
Miền Nam
907
63,0
11.309,7
60
Tổng số cả nước
1.441
100
18.842,7
100
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (tính hết ngày 31/5/1996)
Nếu như trong những năm đầu thực hiện LĐTNN (từ 1988 - 1991), các tỉnh phía Bắc có 25 dự án với 20% tổng số vốn đầu tư của cả nước thì đến hết ngày 31/5/1996 các tỉnh phía Bắc đã thu hút được 26,9% số dự ánv ới 32% tổng số vốn đầu tư của cả nước. Sở dĩ như vậy là do mỗi địa phương đều có những thế mạnh riêng, nhưng quan trọng là do Nhà nước có những điều chỉnh kịp thời về chính sách, biện pháp khuyến khích đầu tư vào những vùng cần đầu tư theo hướng của Chính phủ.
Bảng 6: Mười địa phương có số vốn đầu tư lớn nhất
(tính đến ngày 15 - 05 - 1996)
Đơn vị: Triệu
STT
Địa phương
Số DA
Tổng số vốn đầu tư
Vốn pháp định
1
Tp Hồ Chí Minh
518
6000
3000
2
Hà Nội
226
3700
2000
3
Đồng Nai
149
2600
990
4
Bà Rịa - Vũng Tầu
47
774
486
5
Hải Phòng
51
827
350
6
Sông Bé
72
568
262
7
Quảng Nam- Đà Nẵng
38
527
239
8
Hải Dương
18
472
199
9
Kiên Giang
4
337
137
10
Thanh Hoá
6
420
137
2.3. Về đối tác đầu tư nước ngoài:
Tính từ năm 1988 đến nay có hơn 50 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới có dự án đầu tư và Việt Nam.
Bảng 7: 10 Nước có vốn đầu tư lớn nhất vào Việt Nam (1988 - 1996)
STT
Nước và vùng lãnh thổ
Số dự án
Vốn đầu tư
1
Singapre
148
4.735,18
2
Đài Loan
253
4.060,68
3
Hồng Kông
176
3.137,26
4
Hàn Quốc
176
2.391,08
5
Nhật Bản
158
2.279,90
6
Plitish nepin island
57
1.585,08
7
Malaysia
51
1.064,13
8
Mỹ
54
772,79
9
Thái Lan
70
735,34
10
Autralia
53
685,77
* Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư - MPI
Có thể thấy rằng Singapore, Đài Loan, Hồng Kông là những đối tác đầu tư quan trọng, song bên cạnh đó phải kể đến Nhật Bản đã vươn lên vị trí thứ 5 trong khi trước đây các nhà đầu tư Nhật Bản rất dè dặt khi đầu tư vào Việt Nam. Điều này chứng tỏ họ đã từng bước chấp nhận môi trường đầu tư ở Việt Nam.
Đối với đối tác Mỹ cũng tăng lên đáng kể từ khi có bình thường hoá quan hẹ Việt - Mỹ và trong tương lai cùng với đối tác Nhật Bản là đối tác góp phần lớn tăng vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.
2.4. Các hình thức đầu tư thực hiện.
Luật ĐTNN tại Việt Nam quy định 3 hình thức đầu tư chủ yếu là: Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng kinh doanh, xí nghiệp liên doanh, xí nghiệp có 100% vốn nước ngoài, thì đến nay cả 3 hình thức đều được các nhà đầu tư chấp nhận và vận dụng. Tính từ 1988 đến năm 1996, xí nghiệp liên doanh chiếm 67,09% tổng số dự án với 79,68 số vốn đầu tư . Xí nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm 26.58% số dự án với 16,34% tổng số vốn đầu tư
Bảng 8: Các loại hình đầu tư (tính đến hết 1996)
Đơn vị: Triệu USD
Hình thức đầu tư
Số DA
Tỷ lệ %
Vốn ĐT (Triệu USD)
Tỷ lệ %
1. Xí nghiệp liên doanh
1.268
67.09
20.489,016
79,68
2. Xí nghiệp 100% vốn nước ngoài
500
26,58
4.234,431
16,34
3. Hợp đồng hợp tác kinh doanh
119
6,33
1.184,181
4,58
Tổng số
1.881
100
25.907,628
100
* Nguồn: SCC1 đổi mới kinh tế và chính sách kinh tế đối ngoại, viện kinh tế thế giới 1997
2.4.1. Hình thức xí nghiệp liên doanh:
Được áp dụng phổ biến nhất nhưng có xu hướng bớt dần về tỷ trọng. Hiện có khoảng 1300 xí nghiệp liên doanh được cấp giấy phép đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 20.489,016 triệu USD. Sở dĩ các nhà đầu tư nước ngoài thích áp dụng hình thức liên doanh vì:
+ Họ thấy được ưu thế của hình thức xí nghiệp liên doanh so với xí nghiệp 100% vốn nước ngoài là tranh thủ được sự hiểu biết và hỗ trợ của đối tác Việt Nam trong tất cả các khâu hình thành, thẩm định và thực hiện dự án, rộng hơn xí nghiệp 100% vốn nước ngoài.
+ Phạm vi, lĩnh vực và địa bàn hoạt động của xí nghiệp liên doanh
Tuy nhiên, hiện nay hình thức nào có xu hướng giảm đi là do nhữg nguyên nhân chủ yếu sau:
+ Sau một thời gian tiếp cận với thị trường Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư Châu á đã hiểu rõ hơn về luật pháp, chính sách và thủ tục đầu tư tại Việt Nam có những bất lợi cho họ.
+ Thực tiễn phát sinh nhiều tranh chấp việc quản lý điều hành xí nghiệp, một phần do sự yếu kém về trình độ của bên đối tác Việt Nam. Mặt khác, bên nước ngoài thường góp vốn nhiều nhưng lại không quyết định được vấn đề chủ chốt của xí nghiệp vì nguyên tắc nhất trí trong hội đồng quản trị.
+ Khả năng tham gia liên doanh của Việt Nam cơ bản là thiếu cán bộ quản lý, chuyên gia, thiếu vốn đóng góp (vốn đối ứng), phần vốn góp chủ yêú là đất (chiếm 90%) giá trị.
+ 98% đối tác Việt Nam tham gia xí nghiệp liên doanh là các doanh nghiệp nhà nước, 2% còn lại thuộc các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh bao gồn các hợp tác xã, công ty cô phẩn, công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân. Do vậy, có nhiều trường hợp cơ quan quản lý nhà nước đã có tác động sẵn vào quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
Các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đều thừa nhận quy định về xí nghiệp liên doanh của LĐTNN tại Việt Nam là rõ ràng và chấp nhận được. Tuy nhiên, một số đối tác nước ngoài cho rằng nguyên tắc nhất trí trong hội đồng quản trị là không phù hợp với hệ thống quốc tế, và trong thực tế có nhiều trường hợp bên Việt Nam có thể cố tình hoặc do thiếu hiểu biết đã vận dụng sai những nguyên tắc này, áp dụng những vấn đề không phải chủ chốt, gây lên khó khăn ách tắc đối với hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.4.2. Xí nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Đầu tư nhà nước theo theo hình thức này ngày càng tăng từ 6% về tổng số vốn đăng ký trog 4 năm từ 1988 đến 1991 lên 21,1% năm 1996. Tính từ năm 1988 đến năm 1966 đã có 500 dự án đầu tư với tổng số vốn là 4.234,431 triệu USD. Nguyên nhân giảm sút công nghiệp liên doanh cũng là nguyên nhân tăng tỷ trọng các xí nghiệp 100% vốn nước ngoài. Uỷ ban nước ngoài và hợp tác đầu tư trước đây đã không cấp giấy phép cho nhiều dự án 100% vốn nước ngoaì rọng những ngành, lĩnh vực quan trọng hoặc có tính đặc thù như: Bưu chính, viễn thông, xây dựng kinh doanh khách sạn và phòng cho thuê, sản xuất xi măng, dịch vụ xuất nhập khẩu …. Nhưng trong những năm gần đây các địa phương phía Nam đặc biết là các tỉnh: Đồng Nai, Sông Bé, Bà Rịa - Vũng Tầu đã ủng hộ mạnh các dự án 100% vốn nước ngoài vì họ cho rằng các nhà đầu tư nước ngoài thuê đất lập xí nghiệp 100% vốn nước ngoài có lợi thế nhiều hơn là việcc giao đất cho bên Việt Nam góp phần bằng giá trị quyền sử dụng đất để tham gia liên doanh.
Xu hướng xí nghiệp 100% vốn nước ngoài tăng lên nói đến tính hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam, thể hiện sự yên tâm của các nhà nước ngoài ki hoàn toàn bỏ vốn ra kinh doanh chứ không phải liên doanh hay ký kết hợp đồng hợp tác để vừa kinh doanh vừa thăm dò tình hình nước sở tại.
2.4.3. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Là hình thúc được áp dụng phổ biến trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí và trong lĩnh vực bưu chính viễn thông. Hai lĩnh vực này chỉ chiếm 30% số dự án (nhưng trong đó có tới 90% tổng số vốn cam kết thực hiện). Phần còn lại chủ yếu thuộc lĩnh vực công nghiệp gia công chế biến và dịch vụ, tính từ 1988 đến hết năm 1996 chúng ta có tất cả 119 trường hợp hợp đồng hợp tác kinh doanh với tổng số vốn là 1.184.181 triệu USD. Qua thực hiện quản lý hợp đồng, hợp tác kinh doanh thường có phát sinh hai vấn đề phức tạp sau:
+ Một là, có sự nhầm lẫmn giữa hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa các hợp đồng khác không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật đầu tư nước ngoài như: Hợp đồng mua bán thiết bị trả chậm…Do vậy một số nhà đầu tư đã lợi dụng để đầu tư chui, trốn tránh sự quản lý của nhà nước về đầu tư.
+ Hai là, khi thực hiện các dự án lớn, các bên hợp doanh thường gặp khó khăn trong việc phân phối điều hành dự án. Một số hợp doanh đã đề xuất thành lập ban điều hành chung và đề bghị tổ chức ban điều hành đó như một pháp nhân và thực tế đã có hợp doanh tổ chức thành pháp nhân, có con dấu hoạt động tại Việt Nam.
Về hình thức đầu tư và các phương thức tổ chức khác đến nay đã có 5 công ty liên doanh xây dựng kết cấu hạ tầng, khu chế xuất và hai công ty liên doanh xây dựng kết cấu hạ tầng công nghiệp được cấp giấy phép hoạt động. Hình thức hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT) mới bắt đầu triển khai thực hiệ đã có một dự án. Xử lý và cug cấp nước sạch ở thành phố Hồ Chí Minh với tổng số vốn là 30 triệu USD, trong năm 1996 Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) đã cấp thêm 3 giấy phép cho dự án BDT với tổng số vốn đầu tư là 673.000.000 USD. Nhìn chung theo đánh giá của các đối tác nước ngoài thì hệ thống luật pháp về BOT được xem là đầy đủ, hoàn chỉnh so với nhiều nước trong khu vực.
II. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM.
Trong hơn 10 năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua những thay đổi quan trọng do những tác động của đổi mới kinh tế, sự thay đổi cơ thể và các chính sách, đặc biết là sự mở của của nền kinh tế. Nên kinh tế đã và đang đi dần vào thế ổn định và tăng trưởng; thực tế thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam cho ta thấy rõ vai trò không thể thiếu của nó đối với quá trình phát triển kinh tế diễn ra ngày càng sôi động. Vai trò đó thể hiện trên các mặt: Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, tăng xuất khẩu, tăng thêm việc làm và thu nhập nhanh chóng; tác động tích cực tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, tăng thu nhập quốc dân, tăng thu ngân sách.
1. Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, tăng xuất khẩu, tăng thu cho ngân sách.
Cán cân thanh toán quốc tế là bảng đối chiếu giữa những khoản tiền mà nước ngoài trả cho một nước trong moọt thời kỳ nhất định. Cán cân thanh toán đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, tình trạng của nó ảnh hưởng quyêt định đến sự thay đổi của tỷ giá hối đoái, tình trạng ngoại hối của đất nước.
Hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam trước 1986 phần lớn là với khối Comecon, đặc biệt là ngoại thương với Liên Xô (cũ) chiếm 44% tỉ trọng xuất khẩu và 67,1% nhập khẩu của Việt Nam. Cán cân thanh toán của Việt Nam trong một thời gian dài thường thâm hụt, năm 1976 thânm hụt 801,4 triệu rúp, nưm 1980là 975 triệu, năm 1985 là 1158,9 triệu và 1986 thâm hụt là 1332,1 triệu.
Kể từ năm 1988 tình hình cán cân thanh toán có những cải thiện đáng kể, về doanh thu của xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến ngày 30/9/1997 là 4.983 riệu USD (không kể dầu khí), trong đó kim ngạch xuất khẩu chiếm 1/3. Còn nếu cộng cả dầu khí, tỉ trọng xuất khẩu của FDI khoảng 60 - 65%, điều này có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Về thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước năm 1988 - 1992 đạt 91 triệu USD, năm 1993 đạt 195 triệu USD (không kể dầu khí) và cho đến năm 1997 đạt trên 300 triệu USD. Đàu tư trực tiếp còn tác động tích cực tới đẩy mạnh sản xuất, tạo ra những năng lực sản phẩm mới, nâng cao chẩt lượng sản phẩm cao mặt hàng may mặc, dệt kim đồ dùng bằng da, thực phẩm, dầu thô…
2. Tăng thêm việc làm và thu nhập cho người lao động.
Từ khi thực hiện LĐTNN tại Việt Nam năm 1988 chúng ta đã khắc phục được phần nào tỷ lệ thất nghiệp trước đó, bước đầu tạo thêm việc làm cho người lao động, theo số liệu của Tổng cục thống kê cho biết: từ năm 1998 đến nay tổng số lao động Việt Nam làm cho các xí nghiệp đầu tư vốn nước ngoài là 166.984 người. Ngoài ra FDI còn gián tiếp tạo ra việc làm và thu nhập cho hàng trục vạn lao động bao gồm công nhân xây dựng, lao động các dịch vụ khác cũng như đi lao động ở nước ngoài. Nhiều cán bộ đã phát huy được nămg lực vươn lên đảm đương được những vị trí quan trọng, có uy tín với đối tác nước ngoài.
Làm việc trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, người lao động Việt Nam có mức thu nhập khá cao. Kết quả khảo xát nhiều xí nghiệp liên doanh ở thành phố Hồ Chí Minh và ở Hà Nội vào cuối năm 1994 của Bộ Lao động thươn binh và xã hội cho thấy mức lương cán bộ cấp phòng vào khoảng 200 - 300 USD/ tháng, 80 - 100 USD/ tháng cho viên chức sự nghiệp, 60 - 80 USD/ tháng cho công nhân làm tại phân xưởng. Đối với khối văn phòng đại diện, mức lương tạp vụ thống nhất là 80 USD/tháng, nhân viên thừa hành 200 - 300 USD/ tháng. Ngoài lương công nhân các xí nghiệp liên doanh còn hưởng các khoản phụ cấp trách nhiệm, tiền ăn trưa, tiền thưởng…
Những con số nêu trên chưa lớn và cách đây đã mấy năm trời như kết quả ban đầu đã cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của FDI đối với việc giải quyết công ăn trong thời gian vừa qua. Tuy vậy, vấn đề cần giải quyết là bố trí được giữa đầu tư xây dựng mới và đầu tư chiều sâu, giữa các ngành có trình độ kỹ thuật cao và phải kết hợp hài hoà cả hai lợi ích; giải quết việc làm cho người lao động và nâng cao trình độ kỹ thuật trong nước, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
3. Chuyển giao công nghệ một cách thuận lợi và nhanh chóng.
Đổi mới thiết bị công nghệ là nhu cầu tất yếu của bất kỳ nễn sản xuất nào, vì đó là nhân tố quyết định sự phát triển của sản xuất thông qua nâng cao năng suất, chất lượng lao động xã hội, mở rộng chủng loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của con người. Về mặt lý thuyết, thông qua trực tiếp công nghệ được chuỷen giao dưới nhiều hình thức: máy móc thiết bị, kinh nghiệm quản lý, thiết bị kỹ thuật, nhãn hiệu hàng hoá, đào tạo cán bộ hoạt động nghiên cứu và triển khai.
Nhu cầu về thiết bị và công nghệ của Việt Nam xuất phát từ thực trạng của đất nước trong quá trình công nghiệp hoá. Sau nhiều năm xây dựng, chúng ta có nhiều cơ sở công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải quan trọng nhưng nói chung đang được vận hành trong điều kiện thiết bịo kinh tế lạc hậu rất nhiều so với các nước trên thế giới.
Dù dưới hình thức nào thì việc triển khai công nghệ không qua đàu tư trực tiếp cũng có nhiều ưu điểm. Do lợi ích của chủ đầu tư nước ngoài nên họ thường chú trọng đưa vào công nghệ tiên tiến nâng cao sản xuất, chất lượng lao động để cạnh tranh và thu lợi nhuận cao. Nhưng cũng nhờ đó mà nước sở tại cũg thu được nhiều thiết bị công nghệ hiện đại, hơn nữa sự xuất hiện của các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với những kỹ thuật công nghệ ưu việt đã tạo ra một áp lực cạnh tranh buộc các xí nghiệp trong nước phải cải tiến kỹ thuật, công nghệ. Chính điều này đã góp phần nâng cao trình độ chung của nền kinh tế quốc dân.
Tại Việt Nam, trong nhiều lĩnh vực kết quả cuyển giao công nghệ được đánh giá cao như các dự án về thăm dò và khai thác dầu khí, lắp ráp và sản xuất Ôtô, xe may, công nghễ thép, đặc biệt là công nghệ Bưu chính viễn thông, sản xuất các linh kiện và trang thiết bị điện tử.
4. Tác động tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá.
Nội dung của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt Nam trong thời gian tới là đưa nhanh tién bộ khoa học công nghệ, các phương pháp công nghệ hiện đại; các phương pháp tổ chức sản xuất, kinh doanh và quản lý tiên tiến vào các ngành, các lĩnh vực của nề kinh tế quốc dân. Muốn như vậy cần phải phát triển cơ khí hoá, điện khí hoá, hoá học hoá, và sinh học hoá trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế quốc dân. ưu tiên cho các ngành , lĩnh vực các thành phần kinh tế, các vùg lãnh thổ, các doanh nghiệp trọng điểm.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu đang được tiến hành ngày càng hợp lý, và có hiệu quả hơn. Thực tế, vốn FDI đã tác động không ít (cả trực tiếp lẫn gián tiếp) đến các bộ phận của nền kinh tế quốc dân theo những định hướng do Chính phủ điều hành (trực tiếp hoặc gián tiếp). Điều này đã một phần đã được chứng minh qua các số liệu ở mục I chương II và hãy so sánh 2 bảng sau:
Bảng 9: Tốc độ tăng trưởng GDP và các ngành chủ yếu
Đơn vị: %
Hạng mục
91
91,95
92
93
94
95
96
97
GDP
6,0
8,2
8,6
8,1
8,8
9,5
8,5
8,7
1. Công nghiệp
9,9
12,5
12,6
12,1
12,9
13,0
13,2
12,9
2. Nông nghiệp
2,2
4,3
66,3
3,8
3,9
4,0
5,2
5,34
3. SXVC khác
3,8
-
6,3
6,2
6,7
-
8,1
8,1
4. Dịch vụ
8,3
11,0
8,6
9,2
9,7
9,1
10,3
9,8
Bảng 10: Cơ cấu kinh tế giữa các ngành
Đơn vị: %
Hạng mục
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
GDP
100
100
100
100
100
100
100
1. Công nghiệp
23,8
27,3
28,9
29,6
30,3
31,9
33,9
2. Nông nghiệp
35,5
33,0
28,8
28,7
27,2
25,2
23,2
3. SXVC khác
1,0
0,9
1,1
-
-
-
-
4. Dịch vụ
35,7
38,8
41,2
41,7
42,5
45,8
47,4
* Nguồn: Niên giám thống kê 1995, 1997. NXB Thống kê
III. MỘT SỐ TỒN TẠI CỦA HOẠT ĐỘNG THU HÚT FDI VÀO VIỆT NAM.
1. Những vấn đề hạn chế của hệ thống pháp luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
Hệ thống pháp luật kinh tế chưa đồng bộ, chưa đầy đủ và tính pháp lý của nhiều văn bản pháp luật chưa cao.
Nhiều các vấn đề trong LĐTNN còn chưa cụ thể như: Lao động tiền lương xuất nhập khẩu, thuế đát đai trong xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, một số lĩnh vực liện quan tuy có luật điều chỉnh nhưng không có văn bản hướng dẫn kịp thời, nên không thực hiện được, thậm chí vẫn còn tình trạng các văn bản có sự mâu thuẫn nhau nên không thể hướng dẫn thực hiện được. Trong khi đó, các cá biệt có những điều khoản chưa phù hợp với thông lệ quốc tế gây khó khăn cho quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, phải đề cập đến mặt thứ 2 của vấn đề này là thực trạng chấp hành luật xử lý vi phạm luật. Do ở quá lâu trong cơ chế cũ nên ý thức tôn trọng pháp luật ở Việt Nam còn rất thấp, thể hiện ở cả hai phía. Người quản lý và người chấp hành.
Về phía người quảnt lý thì có nhiều quyết địn quản lý đưa ra không phù hợp với các quy định của luật, thậm chí mâu thuẫn trái ngược với luật.
Về phía người chấp hành thì hàu như chưa có tói quen hành động trong khuôn kổ pháp luật nên ít người biết tới luật, trừ khi họ vi phạm bị phát hiện xử lý. ở đây việc tuyên truyền, phổ biến luật đã có những thiếu sót, khe hở của pháp luật nói chung và LĐTNN nên nhiều các cá nhân, tổ chức đã lợi dụng để hoạt động.
2. Bộ máy quản lý.
Hiện nay, Việt Nam đã và đang song vẫn chưa thoát gỡ được những thủ tục quá rắc rối, thủ tục hành chính trong quá trình ký kết còn kéo dài, cách klàm việc thiếu khẩn chương, không giữ đúng thời gian quy định. Từ việc xin VISA vào Việt Nam thăm dò đầu tư; chọn đối tác, lập dự án cho đến việc mở văn phòng, đăng ký con dấu, thuê mướn lao động các nhà đầu tư phải mất 6 tháng đến 1 năm, khoảng thời gian đó có thể mấ 1/2 cơ hội. Cung các làm ăn còn quan liêu, chưa phù hợp.
Một vấn đề nữa là thiếu cán bộ năng lực phù hợp để đối tác với nước ngoài và cán bộ quản lý. Thường khi đàm phán phía nước ngoài hỏi rất nhiều và do sự hạn chế về trình độ của cán bộ ta mà dẫn đến nhiều dự án phá sản. Thiếu sót nghiêm trọng là việc hiểu biết và nắm vững luật háp còn yếu. Mặt khác do nôn nóng muốn có vốn đầu tư nước ngoài mà vội vàng "đầu tư với bất cứ giá nào" đã dẫn đến chọn nhầm đối tác. Trong việc đánh giá chất lượng và đánh giá tài sản cố định thiết bị mà hai bên đóng góp vào liên doanh có hiện tượng thiếu trung thực, do ta không nắm được chất lượng và giá cả của thiết bị nên có trường hợp phải nhận thiêt bị cũ, lạc hậu, giá bị đẩy lên cao.
3. Cơ sở hạ tầng.
Cơ sở hạ tầng của ta còn chậm phát triển so với yêu cầu, đặc biệt là trong lĩnh vực giao thông, rất nhiều hệ thống công trình bị hư hỏng và cần được sửa chữa. Hệ thống cảng của ta hiệ nay chỉ đủ sức bốc rỡ một khối lượng hàng hoá khoảng gần 20 triệu tấn mỗi năm và hầu hết các cảng còn quá đông đối với tầu lớn. Mạng lưới truyền tải điện còn chắp vá, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của sản xuất và tiêu dùng. Hệ thống cấp thoát nước ở nhiều nơi (Trung tâm kinh tế đô thị, thành phố…) cũng chưa đảm bảo được nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. Hệ thống Bưu chính viễn thông tuy có phát triển phần nào đáp ứng được yêu cầu, song cước phí lại cao so với nhiều nước trong khu vực.
4. Những hạn chế của quá trình thực hiện.
Cụ thể ở Việt Nam, sau 10 năm thu hút vốn đầu tư trực tiếpcho nhiều vấn đề cẩn phải xem xét; tỷ trọng vốn đầu tư kinh tế cần phải tăng đều qua các năm nhưng có thể nói mức tăng đó chưa phải là cao, đặc biệt là tỷ lệ vốn thực hiện tăng chậm; vấn đề cần đầu tư; đối tác đầu tư kỹ thuật công nghệ…
4.1. Về quy mô và tốc độ thu hút vốn đầu tư.
Nhìn chung trong thời gian qua lượng vốn đầu tư vào nước ta còn ít, tốc độ luân chuyển nước ta còn chậm chạp kém hiệu quả, quy mô bình quân mỗi dự án còn nhỏ. Trong nửa cuối năm 1977 và đầu năm 1998 trở lại đây tốc độ đầu tư trực tiếp có xu hướng "chựng lại" so với các năm trước. Có nhiều nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp, nhưng chủ yếu có 3 nguyên nhân cơ bản sau:
- Thứ nhất, trên phạm vi cả nước chúng ta đã cấp giấy phép đầu tư nước ngoài với số vốn gần 30 tỉ USD, trong đó có khoảng 2/3 số vố theo giấy phép chưa được triển khai đi vào hoạt động. Vì vậy thị trường đầu tư tại Việt Nam cuối năm 1997 và những năm sau không còn mang tính chất củamột thị trường sơ khai, từ đó đòi hỏi các nhà đầu tư nước ngoài phải tính toán kỹ lưỡng để tìm cơ hội đầu tư.
- Thứ hai, do ảnh hưởng sâu sắc của cuộc khủng hoảng tài chính Châu á và đang lan truyền khắp toàn cầu. Nó ảnh hưởng tới tỉ giá hối đoái, giá cả các yếu tố đầu vào, giá cả không ổn định tâm lý các nhà đầu tư và người tiêu dùng thiếu vốn đầu tư … Là những yếu tố gây cản trở rất lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Thứ ba, trong chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của chúng ta có sự định hướng đầu tư nghiêm ngặt hơn theo mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hoá, lĩnh vực chúng ta cần đầu tư thì không hấp dẫn và ngược lại. Chúng ta muốn nhà đầu tư nước ngoài tận dụng lợi thế so sánh về các yếu tố sản xuất của Việt Nam để sản xuất hàng xuất khẩu, chứ không phải để cạnh tranh bất lợi đối với các doanh nghiệp trong nước trên chính thị trường của mình.
Thứ tư, chúng ta định hướng chính sách từ chỗ tiếp nhận "cái họ có" sang chỗ tiếp nhận "cái mình cần", trong khi đó chưa có một hệ thống tốt các định chế yểm trợ đông bộ, bao gồnm về chính sách, cơ chế vận hành, môi trường đầu tư dịch vụ hành chính thuận lợi…
4.2 Về cơ chế đầu tư
Tuy những tiến bộ đạt được và có sự chuyển biến tích cực so với những năm đầu thực hiện LĐTNN, song qua phân tích kỹ cơ cấu từng ngành, từng vùng ta vẫn thấy chưa hợp lý. Các dự án chủ yếu tập chung vào các ngành công nghiệp nhẹ, sản xuất gia công, lắp ráp… Còn các ngành kinh tế then chốt, các vùng kinh tế trọng điểm đặc biết là các ngành quan trọng nhưng lợi nhuận ít, thời gian hoạt động dài, thu hồi vốn chậm…Còn có số dự án và tỉ lệ thấp.
Tất cả những vấn đề trên- những khó khan tồn đọng cần phải được sửa đổi, chấn chỉnh và thực hiện nghiêm túc, tốt hơn về sau này. Bên cạnh những vấn đề đó cần phải đề cập tới một số những thuận lợi sau:
* Tình hình chính trị ổn định. Đây là một trong những điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài nói chung và đầu tư trực tiếp nói riêng. Việt Nam được coi là một nước rất ổn định về chính trị, dưới con mắt của các nhà đầu tư, ổn định chính trị luôn là vấn đề họ quan tâm xem xét đầu tiên khi quyết định đầu tư vào bất cứ nước nào. Quan hệ đối ngoại của Việt Nam đối với tât cả các nước trên thế giới ngày càng tốt hơn.
* Môi trường pháp lý thuận lợi: Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam áp dụng rộng rãi cho các tổ chức cá nhân đầu tư vào Việt Nam, không phân biệt chế độ chính trị, kinh tế, xã hội ở các nước đó. Nguyên tắc cơ bản là tôn trọng độc lập chủ quyền của Việt Nam tuân thủ pháp luật của Việt Nam trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Khi tính toán về lợi ích luật đầu tư nước ngoài, ta cho nhà đầu tư những điều kiện tương đối rộng rãi về lợi nhuận cũng như đảm bảo an toàn cho các quyền sở hữu chính đág của họ.
* Những nguồn lực và lợi thế của Việt Nam. Đó là vị trí địa lý quan trọng ở Đông á, nằm trên con đường chiến lược từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam hơn nữa Việt Nam lại nằm trên con đường độc nhất lối liền Đông á và Đông Nam á. Trong khí đó tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú (về dầu khí, than, sắt ….) và nhiều loại khoáng sản quý hiếm khác. Đó là những tiềm năng rất lớn phát triển đồng thời cũng là yếu tố hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
* Tiềm năng lao động.
Nguồn lao động Việt Nam rất dồi dào trong đó phần lớn là lao động trẻ> Hiệ nay ở Việt Nam có khoảng 36.000.000 nguời đang ở độ tuổi lao động, trong đó có hàng triệu người tốt nghiệp Đại học và trên Đại học, hàng triệu công nhân kỹ thuật. Đặc biệt là lưu lượng lao động của Việt Nam chưa đòi hỏi phải có thu nhập cao, giá trả công nhân lao động ở Việt Nam còn thấp (thấp hơn 5 đến 10 lần so với các nước trong khu vực). Đây là một yếu tố giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận siêu ngạch
CHƯƠNG III
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ THỰC HIỆN VIỆC THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TỚI
I. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG THỜI GIAN TỚI .
1. Phương hướng.
Phương hướng chung cho đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là:
+ Hướng đầu tư nước ngoài vào những mục tiêu: Tậo ra năng lực sản xuất mới, hoàn thiện đổi mới các cơ cấu kinh tế, đổi mới công nghệ, hiện đại hoá nền kinh tế, ưu tiên sử dụng vốn vay ưu đãi nước ngoài để xây dựng hạ tầng kinh tế, trong đó dành một phần số vốn lớn cho các dự án có kả năng thu hồi vốn vay.
+ Cải thiện môi trường đầu tư bằng mọi hệ thống các chính sách và biện pháp khuyênd khích đồng bộ, chánh xu hướng nặng nề về các biện pháp ưu đãi về tài chính. Phải hoàn thiện luật pháp về đầu tư theo hướng bổ xung những quy định cần thiết, chỉnh lý những quy định chưa roc hoặch mâu thuẫn với nhau, khắc phục các hiện tượng phân tán cục bộ trong quản lý nhà nước và đầu tư nước ngoài. Đơn giản hoá các thủ tục hành chính.
Đối với FDI được cụ thể như sau:
1.1. Thu hút đầu tư theo ngành và vùng kinh tế.
Ưu tiên cho các dự án trog lĩnh vực nôg nghiệp, trồng rừng xây dựng các vùng nguyên liệu, chế biến lương thực - thực phẩm và các dự án đầu tư vào các tỉnh trung du, miền núi, tây nguyên, Duyên Hải miền trung và miền Tây Nam Bộ. Trong đó đặc biệt là nông nghiệp - với vai trò ngành chủ yếu của nền kinh tế Việt Nam, tạo nhiều công ăn việc là, có lợi thế lớn… Nên càn phải thu hút vào nông nghiệp với mức độ hợp lý nhằm khai thác, tận dụng những thế mạnh của ngành. Đồng thời còn góp phần nâng cao mạng lưới giao thông nông thôn (đường - trường - trạm). Đó là điều căn bản để hiện đại hoá khu vực nông nghiệp và bảo đảm một số mẫu hình phát triển kinh tế cân đối.
Đối với ngành công nghiệp - một ngành có nhiều hứa hẹn, cần phải đảm bảo xây dựng tốt, có hiệu quả nhằm tạo có sở vũng chắc cho nền kinh tế bước vào giai đoạn "cất cánh" phương hướng xác định.
Phát triển rộng khắp công nghiệp công ghiệp chế biến nông - lâm thủ sản, kết hợp nhiềuc hình thức , trình độ công nghệ hợp tác liên doanh với nước ngoài, nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng sức cạnh tranh.
+ Thu hút đầu tư nhằm phát triển mạnh công nghiệp hàng tiêu dùng bằng nhiều hình thức, quy mô với công nghệ thích hợp. Đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất khai thác, chế bioến khoáng sản.
+ Trong sự chuyển dịch có cấu nông nghiệp có thê chia làm 2 thời kỳ lớn:
- Thời kỳ đầu; các gành có lợi thế tương đối về lao động và tà nguyên sẽ phát triển mạnh và chiếm tỷ trọng áp đảm trong cơ cấu ngành.
- Thời kỳ sau là thời kỳ của ngành kỹ thuật cao, hàm lượng khoa học công nghệ lớn. Chín vì vậy trước mắt cần thu thút đầu tư vào các ngành công nghiệp cần nhiều lao động tương đối đơn giản, dễ huấn luyện (như dệt may, chế biến lương thực, thực phẩm…).
Đối với ngành dịch vụ, phương hướng đầu tư đặt ra là cần tập trung đến đầu tư dịch vụ và vận tải biển. Việt Nam có tiềm năng du lịch lớn với trên 300 km đường biển, nhiều phong cảnh đẹp, nhiều di tích lịch sửnổi tiếng….
Tất cả tạo nên sức hấp dẫn ngành du lịch với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ngoài ra cần phải có sự quan tâm thích đáng với các dự án vào lĩnh vực dịch vụ vận tải như : Cảng, sân bay và vào lĩnh vực liên lạc viễn thông.
1.2. Tranh thủ đối tác:
Thứ nhất, tiếp tục mở rộng hợp tác đầu tư với các nước, tranh thủ các đối tác đầu tư duới mọi hình thức thích hợp trong khuôn khổ luật định.
Thứ hai, Việt Nam cần quan tâm tới các đối tác nước ngoài có điều kiện cùng các ậc điểm nhất định, phù hợp vơí đòi hỏi về phát triển những ngành kinh tế ưu tiên trong nước.
Thứ ba, với các đối tác trong nước, phương hướng chung là xây dựng các tập đoàn kinh tế và tiến hành kinh doanh xuyên quốc gia. Đây là vấn đề mới mẻ (tuy đã và đang thực hiện) song không thể chậm trễ và càng không thể bỏ qua và không có tập đoàn mạnh thì sẽ không có nhưngx đối tác có tiềm lực để quan hệ và rơi vào hế bât lợi trong đàm phán, hợp tác.
2. Mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Trích trog nghị định phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong kế hoạch 5 năm 1996 - 2000
Bảng 11: Mục tiêu chiến lược kinh tế dến năm 2000
Chỉ tiêu
1992
1995
2000
Bình quân tăng trưởng 92-2000
Bình quân tăng trưởng 96-2000
GDP (tỷ USD)
16,21
20,07,
31,85
8,5
9,0
Cơ cấu GDP (%)
Nông nghiệp
31,8%
33,1
25,2
3,5
3,2
Công nghiệp
20,7
22,8
29,8
12
15
Dịch vụ
41,2
44,1
45
11
9,4
GDP/ ngành khác
234
281
395
6,3
7
Bảng 12: Dự kiến mức độ tăng GDP từ 1996 - 2000
Năm
1996
1997
1998
1999
2000
Tăng trưởng GDP(%)
8
8,5
9
9,5
10
Tăng trưởng vố đầu tư
24
25,5
27
28,5
30
Bảng 13: Dự kiến tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Chỉ tiêu
Bình quân năm 1996 -2000
1. Tăng trưởng GDP (%)
8,5
2. Nhịp độ tăng trưởng công nghiệp
14 - 15
3. Tổng vốn đầu tư (tỷ USD)
+) Vốn trong nước
+) Vốn ngoài nước
34,5
20
14,5
Mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài được nhà nướcdự kiến như sau:
Chỉ tiêu dự báo là 12 tỷ USD thực hiện trong 10 năm (1991 - 2000), trong đó trong những năm còn lại của thập kỷ Việt Nam càn thu hút với tổng số vốn từ 23 đến 24 tỷ USD, trong đó FDI dự kiến khoảng 15 - 17 tỷ USD thưỵ hiện trong 4 năm còn lại (1996 - 2000). Theo dự tính trong " Báo cáo về FDI và ODA" của văn phòng chính phủ đên năm 2000 các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ xuất khẩu khoảng 4 - 5 tỷ USD giá trị hàng hoá, cung ứng 1,5 - 2 tỷ USD giá trị hàng hoá cho thị trường nội địa. Do vậy đi liền với xí nghiệp quy mô vừa và nhỏ thì cần xây dựng một số công trình then chốt có ý nghĩa thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá với mục tiêu cụ thể đặt ra như sau:
+ Tăng cường các hợp đồng tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí nhằm đưa trữ lượng khai thác lên 20 - 25 triệu tấn vào năm 2000
+ Xây dựng nhà máy lọc dầu và phát triển ngành công nghiệp hoá dầu. Xây dựng một số công trình dẫn dầu, khí đốt từ biển vào bờ để cung cấp khí hoá lỏng cho phát điện và sản xuất phân đạm……
+ Xây dựng thêm các nhà máy xi măng, mỗi nhà máy phải đạt cô g xuất 1,5 triệu tấn / năm. Nhanh chóng tăng công suất của các nhà máy thép cán để đạt được 1 triệu tấn thép cán trong vòng 2 - 3 năm trước mắt. Khuyến khích đầu tư vào các dự án khai thác và chế biến mỏ sắt, đồng, than….
+ Mở rộng, nâng cao chất lượng liên doanh lắp ráp, sản xuất Ôtô, xe may, điện tử. Đầu tư chiều sâu vào một nhà máy cơ khí, xây dựng các nhà máy chế biến nông lâm, hải sản, một số nhà máy điện tử và điện tử quy mô vừa và lớn; xây dựng một số công trình hoá chất, trước hết là các nhà máy phân đạm, xút, chế biến cao su kỹ thuật; xây dựng các công trình cư sở hạ tầng theo hình thức BOI.
Tóm lại, từ tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong thời gian qua cùng với những phương hướng, mục tiêu đặt ra đối với đất nước, chúng ta có thể đặt lòng tin vào việc thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài và tăng cường hơn nữa những tác động tích cực của nó với tăng trưởng và phát triển nền kinh tế .
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT CÓ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM.
Có rất nhiều các giải pháp trong hệ thống các giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp, trong phạm vi đề án xin đề xuất một số giải pháp như sau:
1. Hoàn thiện hơn nữa luật đầu tư nước ngoài và các văn bản dưới luật, xây dựng hệ thống quản lý đầy đủ và đồng bộ.
1.1. Vấn đề thuế.
Các doanh nghiệp Việt Nam và cãcông nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện đang áp dụng hệ thống thuế, áp dụng hệ thống thuế bao gồm 10 loại thuế và mộ số loại lệ phí, như thuế môn bài, thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khâỉu, thuế tài nguyên, thuế nhà đất, lệ phí tước bạ, lệ phí chứng thư…. Nhưng theo quy định của luật đầu tư nước ngoài, có sự khác biệt đáng kể giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài về thuế lợi tức, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, thuế nhập khẩu và tiền thuê đất.
a. Thuế lợi tức.
Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chịu thuế xuất là 25% (khôn áp dụng đối với đầu khí và các tài nguyên khác). Đối với một số dự án cần khueyến khích đầu tư thì được giảm thuế lợi tức trong thời gian tối đa là 4 năm, khi kinh doanh có lãi được giảm 50% trong thời hạn là 4 năm tiếp theo. Đối với những trường hợp đặc biệt, thời gian miễn giảm huế lợi tức tối đa là 8 năm. Tuỳ thuộc lĩnh vực đầu tư mà một số dự án được hưởng thuế suất lợi tức ưu đãi là 10%, 15% và 20%. Cũng trên địa bàn và lĩnh vực này, tối đa các doanh nghiệp trong nước phải chịu với mức thuế bình quân cao hơn 5 - 10%. Như vậy ở đây có dự chênh lệch khá lớn.
Bên cạnh đó những quy mô về thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài còn chung chung, chưa cụ thể cho các khối lượng giá trị của tiền áp dụng mức thuế còn cao (3%) và không linh hoạt.
Từ hai thực tế trên, nhà nước cần điều chỉnh lại mức thuế lợi tức giữa đầu tư nước ngoài với đầu tư trong nước (tức doanh nghiệp trong nước và xí nghiệp có vốn nước ngoài) sao cho chênh lệch thấp hơn đồng thời oghiảm thuế lợi nhuận chuyển ra nước ngoài là 2% (của mộ số nước trong khu vực từ 1,5 đến 2%). Đối với những xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nếu sử dụng giá trị lợi nhuận để tái đầu tư thì nhà nước và các cơ quan chức năng cần kịp thời có chính sách ưu đãi khác.
b. Thuế xuất nhập khẩu.
Khi xuất nhập khẩu, các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần phải nộp thuế xuất nhập khẩu theo luật xuất nhập khẩu. Điều 47 của LĐTNN quy định " chính phủ quy định việc miễn, giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với các hàng hoá dặc biệt cần khuyến khích đầu tư khác", và điều 63 ND12/CP đac hướng dẫn chi tiết của điều 47 trong luật xuất nhập khẩu. Hiện nay việc nhập khẩu máy móc, thiết bị công nghệ, phương tiện vận tải để xây dựng cơ bản thành xí nghiệp của các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được miễn giảm thuế nhập khẩu hoặc chịu thuế từ 0,5 3%. Kiến nghị và Nhà nước cần phải điều chỉnh định kỳ (thường là 1 năm) về danh mục nhập khẩu được miễn giảm thuế, đồng thời phải nâng cao hơn nữa thuế nhập khẩu.
Đối với những loại trong nước đã sản xuất được, có khả năng đáp ứng cả về số lượng lẫn chất lượng.
1.2. Biện pháp bảo đảm đầu tư.
Pháp luật về đầu tư của Việt Nam quy định các đảm bảo đối với đầu tư nước ngoài phù hợp với thông lệ quốc tế như: Không quốc hữu hoá, trưng thu, trừ những trường hợp đựac biệt do vi phạm nghiêm trọng về an ninh quốc gia, lợi ích công cộng. Việt Nam không cam kết đảm bảo đối với rủi ro không chuyển đổi được các khoản thu nhập từ đồng tiền Việt Nam ra đồng tiền nước ngoài và không công nhận và không đảm bảo quyền sở hữu về đất như các nước khác.
Tóm lại, Vấn đề là phải hoàn thiện hơn nữa hệ tjống luật đầu tư, các văn bản pháp lý, tăng cường hiệu lực cảu các cơ quan nhà nước liên quan đến luật đầu tư nước ngoài. Trước tình hình đó xin đề xuất thêm một số biện pháp sau:
+ Rà soát lại việc phân bổ trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan nhà nước đối với các công đoạn thẩm định và được cấp giấy phép đầu tư cùng các giấy tờ có liên quan đặc biết là giữa Bộ kế hoạch và đầu tư (MPI) và UBND các cấp, các địa phương.
+ Thể chế hoá chính sách đầu tư trực tiếp của ngành và địa phương, ban hành các tài liệu hướng dẫn đầu tư của từng ngành, từng địa phương cụ thể.
+ Chấn chỉnh lại các hợt động xúc tiến đầu tư , coi đây là loại hình kinh doanh độc lập. Nên tìm hiểu sâu về các đối tác nước ngoài và tuyên truyền giới thiệu về các đối tác Việt Nam.
+ Đẩy mạnh công tác ghiên cứu, tham khảo luật đầu tư nước ngoài của các nước trên thế giới đặc biệt là các nước trong khu vực.
+ Tăng cường kiểm soát về việc thực hiện pháp luật, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm luật, nhằm khác phục tình trạng thực hiện luật còn tuỳ tiện theo cảm hứng và cố tình sai phạm.
2. ổn định kinh tế vĩ mô.
ổn định kinh tế vĩ mô là điều kiện tiền đề cơ bảnm cho sự tăng trưởng và phát triển của đất nước, cho việc thu hút FDI.
2.1. Đổi mới và hoàn thiện đồng bộ các chính sách và cơ chế quản lý tài chính - tín dụng
a. Kiểm soát khối lượng tiền cung ứng, đổi mới chính sách lãi suất và tỷ giá, phát triển thị trường tài chính
- Đổi mới cơ chế phát hành trên cơ sở căn cứ vào mức cầu về phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, và khả năng cung vèe phương tiện thanh toán của ngân hàng trung ương. Việc điều hành cung ứng tiền cho nền kinh tế phải linh hoạ dựa vào "Tín hiệu thị trường".
-Đổi mới lãi suất theo hướng tự do hoá lãi suất và tôn trọng nguyên tắc lãi suất tín dụng cao hơn mức lạm phát, lãi suất tiền vay cao hơn lãi suất tiền gửi, bảo đảm cho ngân hàng trung ương thống chế mức tối đa lãi suất cho vay và mức tối thiểu về lãi suất huy động vốn. áp dụng đấu thầu qua việc bán các loại chứng khoán của chính phủ.
- Thực hiện chế độ tỷ giá linh hoạt có sự quản lý của nhà nước. Phải tính đến cung - cầu ngoại tệ trên thị trường hối đoái, tính đến sức mua của đồng tiền Việt Nam và của ngoại tệ liên quan.
Quản lý ngoại hối chặt chẽ trên cơ sở xác định tỷ giá hối đoái hợp lý, quản lý ngoại tệ, xây dựng quy chế quản lý ngoại hối, quản lý nợ nước ngoài theo dõi cán cân thanh toán.
b. Đổi mới chính sách quản lý giá theo nguyên tắc thị trường với các giải pháp sau:
- Xử lý tốt mối quan hệ hợp lý giữa giá trong nước và giá quốc tế trên cơ sở áp dụng các hình thức tác động gián tiếp điều chỉnh quan hệ cung cầu hàng xuất, nhập khẩu như chính sách thuế quản lý hạn ngạch nhập khẩu, bảo hộ giá đối với những nông sản phẩm xuất khẩu quan trọng với kim ngạch lớn và thường xuyên. Đảm bảo mối tương quan hợp lý giữa giá hàng hoá và dịch vụ.
- Xác định danh mục hoá cần thực hiện chính sách giá bảo hộ để có biện pháp hình thức phù hợp.
3. Về bộ máy quản lý đầu tư nước ngoài, công tác đào tạo đội ngũ cán bộ.
Đội ngũ công tác đầu tư là chìa khoá để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến đầu tư. Đây là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của hoạt động sản xuất và kinh doanh của các chủ đầu tư. quá trình thực hiện luật đầu tư trong thời gian đã bộc lộ rất nhiều yếu tố kém về hiểu biết của cán bộ, công nhânViệt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đây là vấn đề hết sức cấp bách để giải quyết theo các biện pháp sau:
- Tăng cường mở các lớp bồi dưỡng dưới nhiều hình thức và quy mô khác nhau để đào tạo và bồi dưỡng kiến thức và đầu tư nước ngoài, cho cán bộ công nhân Việt Nam.
- Chú trọng đào tạo cán bộ quản lý các cấp, đặc biệ là cấp nhà nước, kết hợp đào tạo trong và ngoài nước.
- Cán bộ chuyển ngành phối hợp với các địa phương và với sự giúp đỡ của UBNN về hợp tác và đầu tư , mở rộng các lớp đào tạo cán bộ tham gia hội đồng quản trị và các cán bộ chủ chốt của xí nghiệp liên doanh.
- Coi trong biện pháp khuyến khích thích đáng , kịp thời đối với cán bộ công nhân, đặc biệt là các lao động lành nghề.
- Phải chuẩn bị đào tạo hướng nghiệp cho cán bộ từ trước trên cơ hình thành các chuyên đề và môn học về đầu tư nước ngoài giảg dạy ở một số trường đại học.
- Sớm thống nhất tiêu chuẩn hoá trình độ cán bộ làm việc ở các chức vụ khác nhau trong các doanh nghiệp liên doanh.
Đối với bộ máy quản lý đầu tư nước ngoài tập trùng vào 2 vấn đề lớn là thẩm định dự án và quản lý các dự án đực cấp giất phép, các biện pháp cụ thể là:
- Phân cấp và quy trách nhiệm cụ thể đối với các ngành liên quan , giảm bớt các đầu mối phê chuẩn cấp giấy phép đầu tư kinh doanh.
Xây dựng quy trình thẩm định dự án bảo đảm chất lượng và thông lệ quốc tế
- Trển khai và hướng dẫn cách thức xây dựng dự án đầu tư và phát hành mẫu hồ sơ cho một ngành trọng trách.
Tăng cường kiểm tra theo dõi quá trình triển khai các dự án, các báo cáo thường kỳ của doanh nghiệp liên doanh, xử lý các sai phạm sảy ra.
4. Xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật.
Bước vào thực hiện mở của kinh tế , cơ sở vật chất hạ tầng của Việt Nam còn yếu kém và chưa đầy đủ.
Sau hơn 10 khôi phục, Việt Nam bước đầu đã có những kết quả khả quan, tuy nhiên so với hiện nay còn chưa đạt với yêu cầu đặt ra. Có hai giải pháp khả thi giải quyết vấn đề này:
Thứ nhất, cố gắng giải quyết tốt mối quan hệ kinh tế - chính trị với các quốc gia, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức tài chính quốc tế để có được những khoản viện trợ, khoản vay với chế độ ưu đãi để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Bên cạnh đó huy động các nguồn lực trong nước (ngân hàng nhà nước, tiêt kiệm dân cư) để đưa vào giải quyết các công trình trọng điểm.
Thứ hai, tìm ra những vị trí địa lý, kinh tế xã hội thuân lợi đề quy hoạch, xây dựng với quy mô thích hợp nhằm tiếp nhận nguồn vốn và công nghệ cao của nước ngoài, từ đó xây dựng kết cấu hạ tầng vật chất hoàn chỉnh và hiện đại. Đặc khu kinh tế được coi là thích hợp với Việt Nam hiện nay là: Khu chế xuất , khu thương mại tự do, khu công nghiệp kỹ thuật cao.
5. Bảo vệ môi trường.
Đây là vần đề rất lớn cần được quan tâm từ đầu vì nếu không có những biện pháp bảo vệ ngay từ đầu thì sau này sẽ phải trả giá rất lớn. Những giải pháp cụ thể là:
Trước hết không thể ảo tưởng về sự tự nguyện của các chủ đầu tư trong việc bảo vệ môi trường. Đối với họ, lợi ích kinh tế là trên hết và nơi đầu tư không phải là nơi họ sinh sống thường xuyên, lâu dài. Từ đó cần gắn vấn đề bảo vệ môi trường ở mức độ phù hợp thành điều kiện kiên quyết khi xét duyệt cấp giấy phép đầu tư, tiế tới xây dựng và thông qua luật về môi trường để buộc nhà đầu tư thực hiện.
Thứ hai, cần nhanh chóng thiết lập các cơ quan chuyên môn về kiển ttra môi trường tạt địa bàn trung tâm các dự án đầu tư nước ngoài để theo dõi thường xuyên và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm hoặc quá giới hạn cho phép.
Thứ ba, về mặt nhà nước cần sớm phê chuẩn những công ước quốc tế về bảo vệ môi trường, tgên cơ sở đó vận dụng phù hợp với thực tiễn Việt Nam .
Thứ tư, tăng cường kiểm xoát việc nhập khẩu và chuyển giao công nghệ trong hợp tác đầu tư. Đối với những công nghệ độc hại cần có danh mục cấm hoặc chỉ số giới hạn cho phép để kiểm tra.
Những giải pháp để bảo vệ môi trường thuộc loại có tính chiến lược lâu dài và nhìn chung không mâý tốn kém trong tổ chức thực hiện nhưng nó lại rất dễ bị các ngành, các cấp và các nhà doanh nghiệp coi nhẹ. Trong khi đó môi trường cũng là một lợi thế so sánh của những nước đi sau trong phát triển kinh tế, chính vì vậy chúnh ta cần thực sự coi trọng hơn nữa tới các giải pháp nhằm bảp vệ môi trường.
Nhìn chung, Toàn bộ những giait pháp coi việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn tới được đề suất trong khuôn khổ một tổng thể cấu trúc bao gồm cả ở cấp độ vĩ mô và cả vi mô, cả những giải pháp dài hạn lẫn những giải pháp tương đối ngắn hạn. Tất cả tạo ra một hệ thống đồng bộ với tính cách mà là môi trường thuận lợi cho sự vận động của don vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
IV. KÊT LUẬN.
Vấn đề thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tổng thể chiến lược phát triển và tăng trưởng kinh tế ở nước ta hiện nay là một trong những nhiệm vụ chiến lược rất quan trọng, ở một góc độ nào đó có thê nói rằng việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhanh, lau bền mà Việt Nam đang theo đuổi phụ thuộc rất nhiều vào năng lực giải quyết nhiệm vụ nói trên.
Thực tế trong quá trình triển khai khai thác thực hiện ở những năm qua đã không tránh khỏi những thiếu sót, yếu kém cả trong quản lý cũng như điều kiện về cơ sở hạ tầng, trình độ sản xuất và các dụng cụ sinh hoạt khác …điều này gây không ít khó khăn trong quá trình hợp tác và đầu tư. Tuy nhiên, các vấn đề này nảy sinh bao giờ cũng từ nguyên nhân của nó. Vấn đề là tìm các nguyên nhân như thế nào? đồng thời, nếu phân tích đánh giá tình hình một cách đúng đắn thì chúng ta sẽ có những giải pháp hữu hiệu. Vì vậy tạo môi trường pháp lý thuận lợi, làm mạnh ổn đinh Kinh tế - Chính trị, đổi mới và hoàn thiện các chính sách cơ chế quản lý tài chính tín dụng … là công việc thường xuyên luôn luôn tạo sức hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài và tạo ưu thế cạnh tranh với các nước trong khu vực.
Hy vọng rằng trong thời gian tới, hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ góp phần không nhỏ tới quá trình tăng trưởng kinh tế, tránh nguy cơ tụt hậu tạo tiền đồ vững chắc cho nền kinh tế phát triển, thực hiện thành công công việc đổi mới đất nước theo hướng công nghiệp hoá do đảng và nhà nước đề ra
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Một số vấn đề mới về FDI tại Việt Nam - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - 1996
2. Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam - cơ sở pháp lý, hiện trạng, cơ hội, triển vọng.
(Nguyễn Anh Tuấn, Phan Hữu Thắng, Hoàng Anh Tuấn) 1994
3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
(Vũ Trường Sơn) -1997
4. Thời báo kinh tế Việt Nam 1996, 1997,1998,1999.
5. Đầu tư 1994 - 1999.
6. Giáo trình Kinh tế Quốc tế - Trường Đại học kinh tế quốc dân
7. Một số chuyên đề khác
MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu
4
CHƯƠNG 1: TẦM QUAN TRỌNG CỦA VẤN ĐỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOÀN PHÁT TRIỂN KINH TẾ HIỆN NAY
I. Mục tiêu của việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay
1. Các khái niệm cơ bản
2. Các nguồn hình thành vốn đầu tư của Việt Nam
3. Mục đích của việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay
II. Vai trò của việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay
1. Vai trò
2. Các yếu tố của việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn phát triển hiện nay
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM
I. Quá trình hình thành va phát triển của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam (chủ yếu từ năm 1988 đến nay)
1. Tình hình cấp giấy phép đầu tư nước ngoài từ 1988 đến nay
2. Tình hình thực hiện
II. Những tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến quá trình phát triển nền kinh tế Việt Nam
1. Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, tăng xuất khẩu, tăng thu nhập choa ngân sách
2. Tăng thêm việc làm và thu nhập cho người lao động
3. Chuyển giao công nghệ một cách nhanh chóng
4. Tác động tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá
III. Một số tồn tại của hoạt động thu hút FDI vào Việt Nam
1. Những hạn chế của hệ thống pháp luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
2. Bộ máy quản lý
3. Cơ sở hạ tầng
4. Những hạn chế của quá trình thực hiện
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ THỰC HIỆN VIỆC THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TỚI
I. Phương hướng và mục tiêu của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới
1. Phương hướng
2. Mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
II. Một số kiến nghị về giải pháp nhằm thu hút có hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
1. Hoàn thiện hơn nữa luật đầu tư nước ngoài và các văn bản dưới luật, xây dựng hệ thống quản lý đầy đủ và đồng bộ
2. ổn định kinh tế vĩ mô
3. Về bộ máy quản lý đầu tư nước ngoài, công tác đào tạo đội ngũ cán bộ
4. Xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật
5. Bảo vệ môi trường
III. Kết luận
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay.docx