Một số kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả giờ hoạt động ngoài giờ lên lớp

Lời mở đầu : Trong quá trình phát triển của loài người, học tập là một việc rất quan trọng mà bất cứ ai cũng nên làm. Vì bản thân mỗi người muốn hoàn thành được tốt mọi công việc trong cuộc sống thì tự bản thân mỗi người phải không ngừng nâng cao năng lực một cách toàn diện về mọi mặt. Là một nước nông nghiệp nghèo nàn và lạc hậu, muốn phát triển cho kịp với các nước trên thế giới thì chúng ta phải không ngừng học tập. Đặc biệt là rèn luyện khả năng thực hành. Chính vì điều đó mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những điều chỉnh về chương trình và cơ cấu môn học chính thức đưa giờ HĐNGLL thành một giờ học chính khoá của người học sinh THCS. Chính vì lẽ đó mà giờ HĐNGLL trở thành một tiết học quan trọng góp phần hỗ trợ cho các môn học khác và mặt khác rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho mỗi học sinh. Như chúng đã biết học sinh các trường THCS là một lứa tuổi hiếu động và thích thể hiện những khả năng và năng khiếu vốn có của mình. Là một giáo viên chủ nhiệm đồng thời cũng là một Tổng phụ trách đội được trực tiếp hướng dẫn cho học sinh trong các giờ HĐNGLL và được dự nhiều giờ các lớp khác, tôi thấy hiệu quả mà học sinh thu được từ các giờ hoạt động này chưa cao. Chính vì vậy, với khả năng của bản thân cùng với sự giúp đỡ của các đồng nghiệp trong Nhà trường tôi quyết định làm đề tài: "Một số kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả giờ HĐNGLL".

doc6 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 10811 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả giờ hoạt động ngoài giờ lên lớp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả giờ HĐNGLL A.ĐẶT VẤN ĐỀ : I . Lời mở đầu : Trong quá trình phát triển của loài người, học tập là một việc rất quan trọng mà bất cứ ai cũng nên làm. Vì bản thân mỗi người muốn hoàn thành được tốt mọi công việc trong cuộc sống thì tự bản thân mỗi người phải không ngừng nâng cao năng lực một cách toàn diện về mọi mặt. Là một nước nông nghiệp nghèo nàn và lạc hậu, muốn phát triển cho kịp với các nước trên thế giới thì chúng ta phải không ngừng học tập. Đặc biệt là rèn luyện khả năng thực hành. Chính vì điều đó mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những điều chỉnh về chương trình và cơ cấu môn học chính thức đưa giờ HĐNGLL thành một giờ học chính khoá của người học sinh THCS. Chính vì lẽ đó mà giờ HĐNGLL trở thành một tiết học quan trọng góp phần hỗ trợ cho các môn học khác và mặt khác rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho mỗi học sinh. Như chúng đã biết học sinh các trường THCS là một lứa tuổi hiếu động và thích thể hiện những khả năng và năng khiếu vốn có của mình. Là một giáo viên chủ nhiệm đồng thời cũng là một Tổng phụ trách đội được trực tiếp hướng dẫn cho học sinh trong các giờ HĐNGLL và được dự nhiều giờ các lớp khác, tôi thấy hiệu quả mà học sinh thu được từ các giờ hoạt động này chưa cao. Chính vì vậy, với khả năng của bản thân cùng với sự giúp đỡ của các đồng nghiệp trong Nhà trường tôi quyết định làm đề tài: "Một số kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả giờ HĐNGLL". II- Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: 1. Thực trạng: Từ cơ sở lý luận trên và qua thực tế giảng dạy cũng như dự giờ hoạt động của nhiều giáo viên trong trường THCS Cao Thịnh, tôi thấy được những vấn đề sau: a- Về phía giáo viên: Nhìn chung đa số giáo viên quan niệm rằng giờ HĐNGLL là một tiết học chỉ có tác dụng hỗ trợ, không quan trọng. Mặt khác, giáo viên cho rằng tiết học này không thuộc về chuyên môn của mình nên không cần phải chú tâm nhiều về chuyên môn. Xuất phát từ những quan niệm đã dẫn đến thực trạng giáo viên giảng dạy một cách hời hợt, thiếu sự chuẩn bị (soạn giáo án sơ sài, không hướng dẫn học sinh chuẩn bị một cách đầy đủ thậm chí cho học sinh hoạt động sai lệch về chủ đề theo quy định từng tuần, từng tháng…). Bởi vậy, dẫn đến giờ HĐNGLL không có hiệu quả và không có tác dụng rèn luyện kỹ năng cho học sinh. b- Về phía học sinh: Bản thân nhiều học sinh cũng xem đây là một tiết học không quan trọng nên không hoạt động nghiêm túc. Ngoài ra do sự thiếu trách nhiệm và tâm huyết của giáo viên nên giờ học không thu hút được học sinh. Học sinh cảm thấy nhàm chán trong các tiết HĐNGLL và không có hứng thú hoạt động một cách sôi nổi. Thậm chí có nhiều học sinh tỏ ra bàng quan trong các tiết HĐNGLL (làm việc riêng, nói chuyện không tập trung chú ý…). c- Về cơ sở vật chất: Do đặc thù của môn học nên giờ HĐNGLL rất cần những sự chuẩn bị về phương tiện (máy Caset, nhạc cụ…) và những giáo viên chuyên ngành về nhạc, hoạ. Tuy nhiên, những nhân tố trên ở trường THCS Cao Thịnh vẫn chưa được trang bị đầy đủ. Bởi vậy, cơ sở vật chất cũng ảnh hưởng nhiều đến sự sôi nổi của một tiết HĐNGLL và có nhiều hoạt động không thể tiến hành được vì thiếu phương tiện phục vụ. 2 . Kết quả , hiệu quả thực trạng trên : Để tiến hành nghiên cứu được một đề tài thì chúng ta phải đảm bảo những điều kiện, thời gian, địa điểm, cơ sở vật chất, đối tượng nghiên cứu, tài liệu tham khảo cùng với sự giúp đỡ của các đồng nghiệp giáo viên có kinh nghiệm lâu năm. Dựa vào cơ sở lý luận và thực trạng của vấn đề cụ thể, để đề ra các giải pháp cụ thể giải quyết các vấn đề đó. Trong đề tài của mình tôi đưa ra một số kinh nghiệm được rút ra từ các giờ HĐNGLL. B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ : I-Các giải pháp thực hiện : Để đề tài của mình hoàn thành có kết quả tốt, trong quá trình làm đề tài tôi có sử dụng các phương pháp sau để tiến hành. 1- Phương pháp trực quan: Cũng như những môn văn hoá, HĐNGLL không thể xa rời phương pháp trực quan, không những thế phương pháp này còn rất quan trọng. 2- Phương pháp thảo luận nhóm: Trong giờ HĐNGLL phương pháp này rất cần thiết vì nó rèn luyện kỹ năng liên kết cộng tác của học sinh. 3- Phương pháp thực nghiệm: Phương pháp này chủ yếu dùng để xâm nhập thực tế, để kiểm tra chất lượng giờ dạy và hiệu quả thu được của học sinh sau mỗi tiết HĐNGLL, từ đó rút ra những kinh nghiệm. 4- Thời gian nghiên cứu: Đề tài mà tôi tiến hành nghiên cứu được chia thành 3 giai đoạn cụ thể như sau: a- Giai đoạn I: Nhận nhiệm vụ làm sáng kiến kinh nghiệm, tiến hành chọn đề tài nghiên cứu. b- Giai đoạn II: Tiến hành tham khảo tài liệu, thực trạng của vấn đề cần giải quyết, tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp. Tiến hành tổng hợp ý kiến xâm nhập thực tế giảng dạy của nhiều giáo viên khác và tiến hành viết đề tài. c- Giai đoạn III: Hoàn thành đề tài và nộp cho cấp trên . II- Các biện pháp tổ chức thực hiện : Từ cơ sở lý luận và thực trạng ở trường THCS Cao Thịnh, tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm sau: Trước hết muốn có một tiết học HĐNGLL thành công và hiệu quả thì mỗi giáo viên phải xem xét lại quan điểm của mình đối với tiết học này. Từ đó có những điều chỉnh hợp lý đề giảng dạy một tiết HĐNGLL đảm bảo được mục tiêu đã đề ra. 1- Bước 1: Chuẩn bị Giáo viên là người chủ động trong bước chuẩn bị cho các tiết HĐNGLL. Muốn như vậy giáo viên phải: - Xây dựng kế hoạch các tiết HĐNGLL dựa trên cơ sở chủ điểm của từng tháng, từng tuần. - Soạn giáo án nghiêm túc trước khi hướng dẫn học sinh hoạt động trên lớp. - Trong mỗi tiết học phải xác định chủ điểm và tìm hình thức hoạt động cho phù hợp với nội dung chủ điểm. - Sau mỗi tiết học phải hướng dẫn học sinh chuẩn bị đầy đủ cho tiết hoạt động sau. - Phải tìm được những học sinh có khả năng về dẫn chương trình, văn nghệ… bố trí vai trò chủ đạo trong các tiết HĐNGLL. - Tích cực nghiên cứu để tìm ra những hình thức tổ chức hay sáng tạo để tạo hứng thú cho học sinh. 2- Bước 2: Tiến hành hoạt động - Trong bước tiến hành hoạt động thì vai trò của giáo viên vẫn vô cùng quan trọng, vì chúng ta chịu trách nhiệm hướng dẫn học sinh hoạt động đúng trình tự. Tuy nhiên, giáo viên phải biết cách phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh để tạo tâm lý tự tin cho học sinh khi tham gia hoạt động. - Khi tiến hành hoạt động giáo viên phải quan sát và nhắc nhở để đảm bảo tất cả học sinh trong lớp đều tham gia hoạt động. - Lưu ý, để tránh tâm lý nhàm chán cho học sinh giáo viên cần xây dựng nội dung các hình thức hoạt động phong phú xen lẫn với nhau. - Ngoài ra giáo viên cần rèn luyện kỹ năng để tổ chức trò chơi cho học sinh, tạo những cảm giác thư giãn, sôi nổi. - Trong khi tiến hành hoạt động không thể thiếu phần khi khán giả và giao lưu với đại biểu đến dự. 3- Bước 3: Kết thúc hoạt động Giáo viên cần quan sát tiết hoạt động để rút ra những điều đã làm được, những điều chưa làm được để đưa ra những nhận xét rút kinh nghiệm khác, phục vụ cho tiết hoạt động sau tốt hơn. C- KẾT LUẬN 1. Kết quả nghiên cứu : Việc học tập các môn văn hoá là một nhiệm vụ quan trọng đối với mỗi học sinh, tuy nhiên muốn phát triển một cách toàn diện về mọi mặt thì học sinh không thể thiếu được những kỹ năng có được từ các tiết HĐNGLL. Trên cơ sở lý luận và quan trọng hơn từ thực tế giảng dạy môn học này ở trường THCS Cao Thịnh. Tôi xin được mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm nhằm mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả của môn học này đối với học sinh. Tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý chân thành từ các đồng nghiệp để từng bước nâng cao hiệu quả giáo dục ở trường THCS Cao Thịnh. 2. Kiến nghị đề xuất : Dựa trên cơ sở điều kiện thực tế ở trường THCS Cao Thịnh, tôi xin được kiến nghị như sau: * Giáo viên: Cần phải nhận thức đúng đắn hơn về tiết HĐNGLL và xem nó quan trọng như các tiết học khác. * Nhà trường: Cần phải tích cực đề nghị với cấp trên để trang bị về cơ sở vật chất. Đặc biệt trong những năm tới cần xin thêm 01 giáo viên nhạc và 01 giáo viên hoạ. Cao Thịnh,Ngày 20 tháng 04 năm 2008 Người viết Hồ Xuân Thành

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả giờ HĐNGLL.doc
Luận văn liên quan