Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn chính tả nghe đọc lớp 3 trường tiểu học

I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1. Cơ sở lý luận Tiếng việt là bộ môn quan trọng chiếm ưu thế trong chương trình giáo dục bậc Tiểu học. Nó không độc lập mà còn là nền tảng vững chắc để giúp học sinh lĩnh hội các kiến thức khoa học khác. Trong bộ môn Tiếng việt phân môn Chính tả được luyện suốt bậc tiểu học. Vì sao vậy? Chính tả là một phân môn viết, mà viết là một trong 4 chức năng (nghe, đọc, nói, viết) của bộ môn Tiếng việt mà người giáo viên cần phải rèn luyện cho học sinh. Một bài viết có sức thuyết phục không chỉ hay và đúng về nội dung mà còn cần phải trình bày rõ ràng, viết đúng chính tả, viết đẹp, ở lớp 3 học sinh tiếp tục hoàn thiện kỹ năng viết đúng Chính tả đã học ở lớp dưới. Các tiết dạy đều nhằm một mục tiêu nói chung là làm cho học sinh có thể viết đúng mọi (âm tiết) trong Tiếng việt. Chính tả của Tiếng việt chủ yếu là các quy tắc viết đúng tiếng trong từ. Từ trong Tiếng việt có hình thức ngữ âm cố định, được biểu hiện trên chữ viết cũng luôn luôn cố định. Hệ thống quy tẵc Chính tả của Tiếng việt tương đối đơn giản do có sự tương ứng giữa các âm và chữ cái, giữa tiếng và chữ. Tuy nhiên lỗi chính tả thường mắc trong bài viết của học sinh lại là do trong Tiếng việt tồn tại sự khác biệt về phát âm của từng vùng (tiếng Phương ngữ như miền Bắc, miền Trung, miền Nam) hoặc đang có sự khác biệt về từ ngữ theo từng vùng hoặc do nguồn gốc của các từ ngữ (từ Hán việt, từ vay mượn thuật ngữ) và còn do có sự hạn chế về trình độ hiẻu biết Tiếnga việt mà kỹ năng sử dụng thành thạo chữ viết. Như vậy trong nhiều trường hợp mắc lỗi, học sinh thường không ý thức được các cơ sở để nhận diện, tự sửa chữa và hình thành thói quen viết đúng Chính tả. 2. Cơ sở thực tiễn. Nhìn lại tình hình dạy học Chính tả hiện nay ở lớp 3 tôi nhận thấy: Dạy còn qua loa, chiếu lệ, chưa nhận thức đúng đắn về vị trí nhiệm vụ của phân môn Chính tả. Nên hầu hết giáo viên ít quan tâm, không xác định được yêu cầu, kiến thức cần đạt ở lớp mình phụ trách. Dạy còn lệ thuộc vào sách giáo viên, sách giáo khoa mà chưa vận dụng tốt nguyên tắc dạy Chính tả với xu hướng là học sinh chép xong bài chính tả tự quy định với đầy đủ các buổi lên lớp rồi “thả nổi” chất lượng học sinh. Về chất lượng học sinh, ta có thể bắt gặp những trường hợp học sinh điểm số phân môn này chỉ là những điểm 3, điểm 4 lặp đi lặp lại. Học sinh lớp 3 mà chữ viết không có khuôn mẫu nào, học sinh viết đủ các kiểu chữ một cách tuỳ tiện, viết sai lỗi, viết hoa tự do Có thể nói hiện tượng này là do một phần năng lực và sự phấn đấu của học sinh còn hạn chế, song cũng có phần chất lượng giảng dạy của giáo viên kém hiệu quả, biện pháp thiếu tích cực và bỏ sót một số học sinh yếu kém. Trên đây là những tồn tại chung trong việc dạy và học Chính tả hiện nay. Để thấy được những hạn chế này rõ nét hơn, ta sẽ điểm lại những điểm cơ bản mà hầu hết lâu nay giáo viên khối 3 vẫn thường thực hiện trên một giờ chính tả nghe đọc ở các bước sau: - Việc chuẩn bị mục tiêu: giáo viên không bổ sung, điều chỉnh để phù hợp với lớp mình phụ trách mà chỉ sử dụng dạy theo bài soạn, vì thế nôi dung không thay đổi, nhất là nội dung luyện viết tiếng khó. - Ở Phần lên lớp trong bước hướng dẫn học sinh viết tiếng khó, giáo viên chỉ chú ý về mặt ngữ âm, chưa chú ý về nghĩa của từ, đây là một yêu cầu quan trọng mà giáo viên thường bỏ qua. Mà như chúng ta biết việc nắm nghĩa của từ trong viết chính tả là rất cần thiết. - Thêm một mặt hạn chế nữa là kỹ thuật đọc cho học sinh viết chưa chuẩn nhất là các tiếng, từ có thanh hỏi, ngã, nặng hoặc câu văn dài. Ngoài ra phần chữa lối cho học sinh giáo viên làm còn sơ sài chưa hướng dẫn cụ thể đến từng học sinh. Chính từ những thực trạng trên mà dẫn đến việc dạy chính tả trong nhà trường chưa có hiệu quả cao.

doc10 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5731 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn chính tả nghe đọc lớp 3 trường tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ KINH NGHIỆM NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY PHÂN MÔN CHÍNH TẢ "NGHE ĐỌC" LỚP 3 TRƯỜNG TIỂU HỌC I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1. Cơ sở lý luận Tiếng việt là bộ môn quan trọng chiếm ưu thế trong chương trình giáo dục bậc Tiểu học. Nó không độc lập mà còn là nền tảng vững chắc để giúp học sinh lĩnh hội các kiến thức khoa học khác. Trong bộ môn Tiếng việt phân môn Chính tả được luyện suốt bậc tiểu học. Vì sao vậy? Chính tả là một phân môn viết, mà viết là một trong 4 chức năng (nghe, đọc, nói, viết) của bộ môn Tiếng việt mà người giáo viên cần phải rèn luyện cho học sinh. Một bài viết có sức thuyết phục không chỉ hay và đúng về nội dung mà còn cần phải trình bày rõ ràng, viết đúng chính tả, viết đẹp, ở lớp 3 học sinh tiếp tục hoàn thiện kỹ năng viết đúng Chính tả đã học ở lớp dưới. Các tiết dạy đều nhằm một mục tiêu nói chung là làm cho học sinh có thể viết đúng mọi (âm tiết) trong Tiếng việt. Chính tả của Tiếng việt chủ yếu là các quy tắc viết đúng tiếng trong từ. Từ trong Tiếng việt có hình thức ngữ âm cố định, được biểu hiện trên chữ viết cũng luôn luôn cố định. Hệ thống quy tẵc Chính tả của Tiếng việt tương đối đơn giản do có sự tương ứng giữa các âm và chữ cái, giữa tiếng và chữ. Tuy nhiên lỗi chính tả thường mắc trong bài viết của học sinh lại là do trong Tiếng việt tồn tại sự khác biệt về phát âm của từng vùng (tiếng Phương ngữ như miền Bắc, miền Trung, miền Nam) hoặc đang có sự khác biệt về từ ngữ theo từng vùng hoặc do nguồn gốc của các từ ngữ (từ Hán việt, từ vay mượn thuật ngữ) và còn do có sự hạn chế về trình độ hiẻu biết Tiếnga việt mà kỹ năng sử dụng thành thạo chữ viết. Như vậy trong nhiều trường hợp mắc lỗi, học sinh thường không ý thức được các cơ sở để nhận diện, tự sửa chữa và hình thành thói quen viết đúng Chính tả. 2. Cơ sở thực tiễn. Nhìn lại tình hình dạy học Chính tả hiện nay ở lớp 3 tôi nhận thấy: Dạy còn qua loa, chiếu lệ, chưa nhận thức đúng đắn về vị trí nhiệm vụ của phân môn Chính tả. Nên hầu hết giáo viên ít quan tâm, không xác định được yêu cầu, kiến thức cần đạt ở lớp mình phụ trách. Dạy còn lệ thuộc vào sách giáo viên, sách giáo khoa mà chưa vận dụng tốt nguyên tắc dạy Chính tả với xu hướng là học sinh chép xong bài chính tả tự quy định với đầy đủ các buổi lên lớp rồi “thả nổi” chất lượng học sinh. Về chất lượng học sinh, ta có thể bắt gặp những trường hợp học sinh điểm số phân môn này chỉ là những điểm 3, điểm 4 lặp đi lặp lại. Học sinh lớp 3 mà chữ viết không có khuôn mẫu nào, học sinh viết đủ các kiểu chữ một cách tuỳ tiện, viết sai lỗi, viết hoa tự do…Có thể nói hiện tượng này là do một phần năng lực và sự phấn đấu của học sinh còn hạn chế, song cũng có phần chất lượng giảng dạy của giáo viên kém hiệu quả, biện pháp thiếu tích cực và bỏ sót một số học sinh yếu kém. Trên đây là những tồn tại chung trong việc dạy và học Chính tả hiện nay. Để thấy được những hạn chế này rõ nét hơn, ta sẽ điểm lại những điểm cơ bản mà hầu hết lâu nay giáo viên khối 3 vẫn thường thực hiện trên một giờ chính tả nghe đọc ở các bước sau: - Việc chuẩn bị mục tiêu: giáo viên không bổ sung, điều chỉnh để phù hợp với lớp mình phụ trách mà chỉ sử dụng dạy theo bài soạn, vì thế nôi dung không thay đổi, nhất là nội dung luyện viết tiếng khó. - Ở Phần lên lớp trong bước hướng dẫn học sinh viết tiếng khó, giáo viên chỉ chú ý về mặt ngữ âm, chưa chú ý về nghĩa của từ, đây là một yêu cầu quan trọng mà giáo viên thường bỏ qua. Mà như chúng ta biết việc nắm nghĩa của từ trong viết chính tả là rất cần thiết. - Thêm một mặt hạn chế nữa là kỹ thuật đọc cho học sinh viết chưa chuẩn nhất là các tiếng, từ có thanh hỏi, ngã, nặng hoặc câu văn dài. Ngoài ra phần chữa lối cho học sinh giáo viên làm còn sơ sài chưa hướng dẫn cụ thể đến từng học sinh. Chính từ những thực trạng trên mà dẫn đến việc dạy chính tả trong nhà trường chưa có hiệu quả cao. II. NỘI DUNG CHÍNH. 1. QUAN NIỆM VỀ VIỆC DẠY PHÂN MÔN CHÍNH TẢ. Ngoài những vấn đề nhiệm vụ, chức năng, yêu cầu, phương pháp nêu ở sách hướng dẫn và các tài liệu của Bộ, giáo viên cần phải nhận thức rằng nội dung các bài chính tả cho học sinh viết là những bài khó để dựa vào đó học sinh rèn luyện kỹ năng để biết đúng chính tả. Vấn đề đặt ra là sau những tiết học chính tả thì kỹ năng viết của học sinh được nâng lên tới mức độ nào, giải quyết được lỗi gì, chứ không chỉ là viết hết, viết xong xuôi nội dung bài học quy định. Nhận thức được điều đó một cách cụ thể, giáo viên muốn thực sự chủ động và sáng tạo khi dạy chính tả (biết rèn luyện nội dung gì, cho đối tượng nào để phù hợp với thực tiễn sinh động của lớp học). Một vấn đề không thể thiếu được là phải xác định và phân loại được trình độ năng lực của học sinh để lập kế hoạch dạy – học cho sát đối tượng. Phải nhận thức thực sự rằng khi các em viết bài chính tả là lúc đó đang được rèn luyện, đnag thực hành để thành kỹ năng viết đúng chính tả chứ không phải viết chính tả kiểm tra, thử thách các em. Mà nhiệm vụ của chúng ta là giáo dục và rèn luyện các em để dần cõ kỹ năng viết đúng theo yêu cầu đề ra trong mục tiêu đào tạo. 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÂN TÍCH NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN MÔN CHÍNH TẢ (NGHE ĐỌC) Ở LỚP 3 BẬC TIỂU HỌC. 2.1. Điều tra cơ bản để nắm vững trình độ học sinh qua các bài viết chính tả. Giáo viên thống kê lỗi, ghi những lỗi hay mắc phải của từng học sinh để tổng hợp chung cả lớp. Qua đó tiến hành phân loại các đối tượng học sinh theo năng lực để lập kế hoạch dạy – học phù hợp với từng giai đoạn học. Việc thống kê, phân loại chất lượng cần phải cụ thể, đánh giá đúng thực chất, xác định đúng nguyên nhân dẫn đến việc học sinh viết sai chính tả. Học sinh lớp 3 đã có quá trình luyện tập tương đối nhiều những cũng có nhiều sai sót hết sức non kém. Do đó khi đánh giá phải thấy được hết các nguyên nhân để không bỏ qua những biện pháp đơn giản, những kiến thức rất sơ đẳng cần phải bổ sung. Mặt khác cũng không nên hạ thấp yêu cầu, khiến cho việc luyện tập lệch trọng tâm so với trình độ chung. Qua điều tra thống kê cho thấy học sinh hay mắc lỗi phụ âm đầu, phụ âm cuối (g – gh, c – k…) và phần, thanh điệu (dấu ? ~…) rồi viết hoa tuỳ tiện do không nắm vững quy tắc. Ngoài ra cần lưu ý các trường hợp sau: - Học sinh viết thiếu chữ, bỏ trống nhiều chỗ do tốc độ viết quá chậm, không nghe rõ hoặc “đuổi theo” để viết cho kịp nên chữ nghệch ngoạc thiếu nét. - Học sinh viết sai do vô ý, lơ đãng viết sai một số vần như (vần oe thành vần eo, vần oa thành ao…). Đặc biệt ở địa phương tôi, ở lớp tôi có lỗi sai phổ biến về dấu thanh (? ~…) do phát âm sai, hoặc do hiểu sai nghĩa. Ví dụ: Ông Cản Ngũ bỗng bước hụt, mất đà, chúi xuống. Thí viết thành: Ông Cản Ngụ bỗng bước hụt, mất đà, chúi xuống. Ví dụ: Nề nếp thì viết thành nền nếp. Sau khi thống kê phân loại trình độ học sinh: Giáo viên dễ lên kế hoạch giảng dạy, các số liệu thống kê lỗi sai sẽ được sử dụng trong các tiết dạy. - Tỷ lệ phần trăm ở các lỗi cụ thể: ? , ~, phụ âm đầu, vần, các dạng khác như viết thiếu chữ, viết không ra chữ, không viết hoa theo quy định… - Phân loại và lưu ý những học sinh yếu. Cụ thể ở lớp tôi phụ trách đầu năm. Loại điểm Giỏi Khá Trung bình Yếu 9 - 10 7 - 8 5 - 6 Dưới 5 S.lượng Tỷ lệ S.lượng Tỷ lệ S.lượng Tỷ lệ S.lượng Tỷ lệ 6 em 18,8% 12 em 37,5% 12 em 37,5% 2 em 6,2% + Kết hợp với các phân môn Tập đọc, từ ngữ để đánh giá, tìm ra nguyên nhân phát hiện mối quan hệ trong chế độ –hiểu – biết của học sinh. Đọc sai dẫn đến viết sai, không hiểu nghĩa dẫn đến viết sai. Từ đó có cơ sở phân loại học sinh viết sai do không hiểu nghĩa. 2.2. Trên cơ sở nắm vững trình độ, đối tượng học sinh xây dựng kế hoạch giảng dạy và vận dụng sáng tạo nội dung sách giáo khoa, sử dụng linh hoạt các biện pháp thực hành luyện tập. + Việc xây dựng một kế hoạch dạy – học chính tả cần lưu ý đảm bảo những nguyên tắc chung. Phải đề ra những nôi dung rèn luyện từ dễ đến khó, từ những trường hợp có thể khắc phục vài tuần học đến trường hợp cần có thời gian dài hơn… Nội dung trọng tâm cần rèn luyện ở phần Chính tả nghe đọc. - ở mỗi giai đoạn, cần đặt ra yêu cầu dứt điểm từng nội dung nâng cao dần số lượng chữ viết theo tốc độ quy định. - Yêu cầu đặt ra: Tiếp tục khảo sát các lỗi, viết hoa đúng quy định, chấm dứt tình trạng viết thiếu chữ, viết cẩu thả, viết chữ biến dạng, các lỗi dấu hỏi, ngã, ở các từ thông thường, cách trình bày bài sang sửa chữ viết rõ ràng, bài viết sạch đẹp. Với yêu cầu đặt ra ở trên nên khi dạy chính tả tôi có điều chỉnh bổ sung thêm. Ví dụ: Khi viết bài chính tả nghe đọc “Hội vật” tuần 25 sách Tiếng việt lớp 3 tập 2. Tôi đã bổ sung thêm một số từ: gấp rút, giục giã, Cản Ngũ, Quắm Đen, nữa, loay hoay, nổi. - Bước hướng dẫn học sinh viết tiếng khó ở bước này giáo viên chú ý ngoài việc phát âm chuẩn cho học sinh nghe viết mẫu cho học sinh xem còn đặc biệt chú ý giải nghĩa từ cho học sinh hiểu, vì tôi nghĩ rằng chỉ có nắm được nghĩa của từ thì học sinh mới viết đúng được từ trong những hoàn cảnh khác nhau. Hơn nữa đây cũng chính là một trong những đặc trưng quan trọng của chính tả Tiếng viẹt là chính tả ngữ nghĩa. Bước điều chỉnh tiếp theo là kỹ thuật đọc cho học sinh viết, không thực hiện việc đọc trọn câu lần thứ nhất cho học sinh nghe, rồi sau mới đọc từng cụm từ cho học sinh viết mà tôi đọc ngay cho học sinh viết cụm từ đầu tiên, sau đó đọc lại lần thứ hai, thứ ba cụm từ này cho học sinh viết, xong chuyển sang cụm từ khác cho đến hết câu. Quy trình này được lặp đi lặp lại ở các câu sau cho đến hết đoạn viết. Cuối cùng đọc lại cả bài 1 lần cho học sinh soát xem có bị lôix, bị thừa thiếu hay không. Một điều lưu ý trong việc điều chỉnh kỹ thuật đọc, viết này dù chưa thành những cụm từ nhỏ đến đâu cũng phải đảm bảo không làm sai nghĩa của từ trong câu. Để chuẩn bị cho việc thực nghiệm tôi đã tiến hành kỹ thuật đọc trên bài đã chọn như sau: Viết đoạn từ: “Tiếng trống dồn lên… chân người nữa.” Tiếng trống dồn lên / gấp rút / giục giã. Ông Cản Ngũ vẫn chưa ngã / Ông vẫn đững như cây trồng giữa sới/ Còn Quắm Đen thì đang loay hoay / gò lưng lại/ không sao bè nổi cái chân ông lên./ Cái chân tựa như bằng cột sắt / chứ không phải là chân người nữa. Hoặt đến bài tuần 28: “Buổi học thể dục” chính tả nghe đọc: Viết đoạn: “Thầy giáo nói… chúng tôi”. Tiếp tục củng cố nhắc cách viết hoa danh từ riêng (tên người) của nước ngoài, chỉ viết hoa chữ cái đầu của tiếng đầu tiên, giữa các tiếng có gạch nối. Củng cố kết hợp sử dụng dấu ngoặc kép, dấu chấm than, dấu hai chấm và viết đúng: Cái xà, khuỷ tay, rạng rỡ, chiến thắng. Cần coi trọng việc chấm, chữa bài cho học sinh, phải thường xuyên, viết bài nào là chấm bài đó. Nếu lớp đông quá thì giáo viên cần có kế hoạch để ít nhất một tuần có một con điểm. Khi giáo viên chấm, chữa bài cho học sinh trong vở nhất thiết phải dùng bút mực (chì) đỏ và cần lưu ý gạch dưới những chữ viết sai chính tả, có thể ghi ra lề vở, không chữa ngay hộ học sinh: Phê lời nhận xét ngắn gọn (nếu thấy cần thiết) ví dụ khi viết hoa đầu câu, chú ý viết đúng g / gh. Tóm lại: Việc chấm chữa bài phải hết sức cẩn thận, tỷ mỹ và chuẩn mực. 2.3. Tăng cường hình thức luyện tập. Đối với phần luyện tập trước khi viết, cần tăng cường củng cố gợi mở, tạo điều kiện cho học sinh nắm chắc chữ trước khi thực hành viết. Sử dụng các phương tiện trực quan như phấn màu,… cách đọc chuẩn mực của giáo viên. - Yêu cầu mỗi học sinh có một sổ tay chính tả, để sau mỗi bài viết học sinh lại viết cho đúng những từ đã viết sai, sổ tay chính tả còn dùng để ghi tiếng khó, viết những quy tắc cần nhớ khi viết chính tả. - Trong phần bài tập giáoviên cũng cần chấm, chữa như các bài viết. Trong phần luyện tập gần như đều có bài tập “điền vào chỗ trống”, mục đích là để phân biệt giữa các phụ âm đầu, vần hoặc thanh hoặc bài tập đã cho các từ, yêu cầu học sinh đọc thầm rối viết lại cho đúng. Ví dụ: Khi cho học sinh viết bài chính tả nghe đọc: Bài “Sự tích lễ hội Chữ Đồng Tử”. Có bài tập a) r, gi, hay d Hoa….. ấy đẹp một cách…..ản…..ị. Mỗi cánh hoa…..ống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mong manh hơn va có màu sắc…..ực…..ỡ. Lớp lớp hoa ấy…..ải kín mạt sân, nhưng chỉ cần một làn…..ó thoảng, chúng tản mát bay đi mất. Theo: Trần Hoài Dương Qua bài tập trên các từ hoa ấy, giản dị, giống hệt, rực rỡ, rải kín, gió thoảng, vừa là ngữ liệu dùng để viết chính tả phân biệt r, d, gi lại vừa là các từ ngữ mà qua đó giáo viên giúp học sinh củng cố nghĩa của từ và mở rộng vốn từ ngữ đồng thời củng cố luật lại chính tả. - Đối với học sinh chưa đủ năng lực để khái quát hoá các trường hợp riêng thành “mẹo luật chính tả” nên giúp học sinh hiểu rõ từng trường hợp cụ thể, có biện pháp ghi nhớ, tốt nhất là qua thực hành mà luyện thành kỹ năng, thói quen khi viết chính tả. - Sử dụng các hình thức luyện tập ở nhà sau mỗi tiết dạy bằng cách viết lại nhiều lần các chữ sai, có kế hoạch kiểm tra nội dung bài luyện tập ở nhà, không bỏ qua một em nào, một trường hợp nào, ưu tiên đối tượng viết kém. 4. Để góp phần nâng cao chất lượng viết chính tả của học sinh lớp 3 giáo viên cần lồng nội dung này vào các môn học khác. Những sai phạm về chính tả không được bỏ qua bất kỳ ở môn học nào. - Phát động phong trào thi đua viết chữ đẹp, giữ vở sạch quy định cac “mẫu” để tạo thành một nền nếp, phong cách chung cả lớp. - Thường xuyên tổ chức sơ kết việc thực hiện giảng dạy, việc học tập để kịp thời nhận định đánh giá hiệu quả dạy, học ở môn học này. - Tổ chức học sinh tự kiểm tra, cá nhân, lớp tổ chức học tập để sơ kết, kịp thời biểu dương những học sinh viết đẹp, ít sai lỗi và nhắc nhở uốn nắn những học sinh viết yếu. III. KẾTLUẬN. Do có quan niệm đúng đắn, áp dụng những biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng dạy học phân môn chính tả nên kết quả đạt như sau: Loại điểm Giỏi Khá Trung bình Yếu 9 - 10 7 - 8 5 - 6 Dưới 5 S.lượng Tỷ lệ S.lượng Tỷ lệ S.lượng Tỷ lệ S.lượng Tỷ lệ 27 em 84,4% 5 em 16,5% 0 0 0 0 - Qua quá trình giảng dạy ở lớp 3 đối với phân môn chính tả có thể rút ra được một bài học kinh nghiệm sau: 1. Phải nhận thức đúng về việc dạy, học phân môn chính tả sao cho có hiệu quả giải quyết được những tồn tại của học sinh, chấm dứt tình trạng kéo lê chất lượng kém từ lớp dưới lên lớp trên. 2. Điều tra cơ bản để nắm vững trình độ của học sinh phân loại đối tượng theo năng lực. 3. Trên cơ sở nắm vững trình độ đối tượng học sinh xây dựng kế hoạch giảng dạy, vận dụng sáng tạo sách giáo viên, sách học sinh, có phương pháp giảng dạy phù hợp. 4. Giáo viên luyện cho mình có giọng đọc chuẩn để đọc mẫu cho học sinh nghe và viết đúng. 5. Khâu chỉ đạo của giáo viên phải thực sự chuẩn mực và quyết tâm xoá được những lối mà học sinh viết sai. 6. Phải luôn suy nghĩ, tìm tòi các biện pháp sáng tạo, linh hoạt chủ động trong kế hoạch giảng dạy để nâng cao chất lượng. 7. Trong quá trình dạy giáo viên phản tận tuỵ, kiên trì hết lòng sửa chữa uốn nắm cho học sinh từng nét chữ, tư thế ngồi, không vội vàng nóng nảy. Trong quá trình thử nghiệm và căn cứ vào chất lượng học tập của học sinh tôi thấy những biện pháp trên đã đạt được kết quả tốt và mặc dù chỉ nghiên cứu trong phạm vi lớp 3 nhưng tôi nghĩ rằng những biện pháp trên có thể áp dụng đối với những lớp học khác. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ mà bản thân đã rút ra trong quá trình giảng dạy. Rất mong sự đóng góp ý kiến của hội đồng khoa học các cấp trong Nghành giáo dục, để tôi ngày càng dạy tốt môn chính tả lớp 3 cũng như các lớp khác của bậc tiểu học.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn chính tả nghe đọc lớp 3 trường tiểu học.doc
Luận văn liên quan