Hiện tượng kết hôn với người nước ngoài và xuất cảnh ra sinh sống ở nước ngoài vốn dĩ được nhìn nhận như một hiện tượng tất yếu của chuyển dịch nhân khẩu trong xu thế toàn cầu hóa. Tuy nhiên, sự gia tăng nhanh chóng, có thời kỳ tăng đột biến, tạo thành một hiện tượng xã hội bất thường. Cùng với hiện tượng trên là tình ly hôn có yếu tố nước ngoài cũng theo đó mà gia tăng. Tình hình này trở thành một hiện tượng xấu của xã hội. Thực trạng của tình hình này xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Pháp luật nước ta hiện nay đã quy định tương đối cụ thể về cách thức giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoài nhưng trên thức tế việc giải quyết ly hôn vẫn còn gặp phải những khó khăn nhất định. Trong thời gian qua đã có nhiều cá nhân, tập thể và cơ quan nhà nước nghiên cứu về hiện tượng này. Trong quá trình làm bài, em cũng đã tìm được rất nhiều tài liệu của các chuyên gia và các công trình nghiên cứu của cơ quan nhà nước về vấn đề này. Tuy nhiên nhận xét chung được đưa ra là nước ta vẫn chưa quan tâm đúng mức đối với một hiện tượng xấu này. Về vấn đề “thực trạng, nguyên nhân và cách thức giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoài” cần phải làm được tiếp tục nghiên cứu để có thể trước tiên đưa ra các biện pháp là để phòng tránh tình trạng ly hôn có yêu tố nước ngoài có số lượng lớn như hiện này. Sau đó là những hoàn thiện quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình để có thể giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoài một cách khoa học và đạt được hiệu.
14 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3239 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số nét về thực trạng, nguyên nhân và cách thức giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoàii, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài: Tìm hiểu một số nét về thực trạng, nguyên nhân và cách thức giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoài.
NỘI DUNG
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với xu thế toàn cầu là sự vận động và phát triển không ngừng của các môi quan hệ xã hội. Trong đó có quan hệ hôn nhân và gia đình mà việc “tự do kết hôn” đã trở thành một giá trị cơ bản của quyền con người. Luật hôn nhân và gia đình đầu tiên của nước ta (năm 1959) đã ghi nhận quyền tự do kết hôn là một nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình. Nguyên tắc này tiếp tục được ghi nhận trong Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 và năm 2000. Quy định này của pháp luật thể hiện được cái nhìn khoa học của Đảng và nhà nước về quan hệ hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên từ nhiều năm nay đã xảy ra một hiện tượng, đó là việc lợi dụng nguyên tắc này để hướng đến quan hệ lợi ích. Lấy chồng nước ngoài đã trở thành xu hướng của một bộ phận không nhỏ phụ nữ Việt Nam. Phần lớn trong bộ phận này là những cô gái ở vùng nông thôn, có trình độ văn hoá thấp, có hoàn cảnh khó khăn. Họ hướng tới những chàng rể nước ngoài không phảỉ vì tình yêu mà vì những mục đích khác nhau, điển hình như mục đích về kinh tế. Khi quan hệ hôn nhân không được xây dựng trên nền tảng của “tình yêu” thì nó sẽ rất dễ bị đổ vỡ. Từ đó dẫn đến một thực trạng về ly hôn người Việt Nam và người ngoài ngày càng gia tăng. Đây thực sự trở thành một vấn đề xã hội phức tạp. Điều chúng ta cần phải làm là tích cực nghiên để tìm ra nguyên nhân vì đâu dẫn đến thực trạng trên? và khi nó đã xảy ra thì phải giải quyết như thế nào cho phù hợp với quy định của pháp luật. Sau đó sẽ có những giải pháp để ngăn chặn “vấn đề xã hội” này cũng như hoàn thiện các quy định của pháp luật về giải quyết ly hôn nói riêng và chế độ hôn nhân gia đình nói chung. Nhận thấy được tầm quan trọng của vần đề em đã chọn đề tài: “Tìm hiểu một số nét về thực trạng, nguyên nhân và cách thức giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoài”.
B. THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH THỨC GIẢI QUYẾT VIỆC LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI.
I. Một số vấn đề lý luận chung.
Điều 104 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về ly hôn có yếu tố nước ngoài:
“1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam được giải quyết theo quy định của Luật này.
2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì theo pháp luật Việt Nam.
3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
4. Bản án, quyết định ly hôn của Toà án hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài được công nhận tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.”
Điều 9 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP giải thích một số từ ngữ sử dụng trong nghị đình cũng như trong luật hôn nhân và gia đình năm 2000:
“1. Người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam, bao gồm công dân nước ngoài và người không quốc tịch.
2. Người nước ngoài thường trú tại Việt Nam là công dân nước ngoài và người không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam.
3. Công dân nước ngoài là người có quốc tịch nước ngoài; quốc tịch nước ngoài là quốc tịch của một nước khác không phải là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4. Người không quốc tịch là người không có quốc tịch Việt Nam và cũng không có quốc tịch nước ngoài.”
Như vậy căn cứ vào các quy định nêu trên ly hôn có yếu tố nước là việc ly hôn giữ công dân Việt Nam với người nước ngoài với nhau (bao gồm công dân nước ngoài và người không quốc tịch) và giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam (bao gồm giữa những người nước ngoài với nhau, người không quốc tịch với nhau và người nước ngoài với người không quốc tịch).
II. Thực trạng việc ly hôn có yếu tố nước ngoài.
Trong nhiều năm qua nước ta rộ lên một xu thế kết hôn, lấy chồng nước ngoài (chủ yếu là nguời Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc) của nhiều chị em phụ nữ. Kết hôn giữa người Việt Nam với người nước ngoài có số lượng lớn và có xu hướng ngày càng tăng. Theo thống kê từ năm 1993 đến năm 2004, thành phố Hồ Chí Minh đã đăng ký 46. 914 trường hợp kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc trên 55 quốc gia khác nhau.
- Kết hôn giữa công dân Việt Nam trong nước với người nước ngoài chiếm 40, 82%
- Kết hôn giữa công dân Việt Nam trong nước với người Việt Nam định cư ở nước ngoài là 58,79%
- Kết hôn giữa công dân Việt Nam với người không quốc tịch đang sinh sống, thường trú tại thành phố và công dân của nước có chung biên giới với Việt Nam là 46 trường hợp (0.39%)
Đặc biệt, từ năm 1993 đến 2004 chỉ có 03 trường hợp đăng ký kết hôn giữa người nước ngoài với nhau đang sinh sống, làm việc tại thành phố.
Đối tượng đa số là người Việt Nam ở trong nước lấy chồng nước ngoài hoặc là người Việt Nam định cư ở nước ngoài chiếm 92%, trong đó có 13 318 trường hợp kết hôn với người Việt Nam ở trong nước lấy chồng Đài Loan giảm dần. Từ năm 2005 tới nay, số cô gái đăng ký kết hôn với người Đài Loan đã giảm chỉ bằng 1/4 so với những năm 2003, 2004. Nguyên nhân chính là do Đài Loan đã có những quy định mới về đăng ký kết hôn với người nước ngoài. Tuy nhiên ngược lại phụ nữ Việt Nam lấy chồng là người Hàn Quốc có xư hướng tăng lên rõ rệt. Số lượng phụ nữ kết hôn với người nước ngoài chủ yếu tập trung tại 12 tỉnh thành phố phía Nam: Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Tây Ninh, Đồng Lai, An Giang, Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Sóc Trăng. Đến nay tình hình phụ nữ Việt Nam kết hôn với người Đài Loan, Hàn Quốc…có xu hướng giảm ở thành phố Hồ Chính Minh nhưng vẫn tiếp tục tăng tại một số tỉnh Cần Thơ, Tây Ninh, Đồng Tháp, Bạc Liêu.
Cùng thời thực trạng kết hôn với người nước ngoài nêu trên là số lượng các trường hợp ly hôn cũng theo đó tăng mạnh. Theo thống kê của Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1998 đến năm 2001, đã thụ lý 3487 vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài, năm sau đều cao hơn năm trước. Ở địa bàn khác như cần Cần Thơ, trung bình một năm, tòa án tỉnh thụ lý gần 100 vụ án xin ly hôn với người nước ngoài, trong đó trường hợp lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc chiếm đa số.
Có một thực tế là đa số trường hợp xin ly hôn là do công dân Việt Nam mà phần lớn là phụ nữ Việt Nam. Khi xét xử thường vắng mặt những chàng rể nước ngoài. Nội dung giải quyết hầu hết giải quyết quan hệ hôn nhân, không yêu cầu giải quyết về vấn đề con cái hoặc tài sản, có lẽ do các bên nhận thấy nếu giải quyết thì cũng khó thi hành nên không yêu cầu.
Những số liệu trên đây cho chúng ta thấy được phần nào thực trạng của tình hình ly hôn có yếu tố nước ngoài. Thực trạng ly hôn có yếu tố ngoài chưa được chúng ta quan tâm đúng mức. Chứng minh cho nhận định trên là nước ta chưa có thống kê về số vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài trên cả nước. Những thống kê còn mang tính nhỏ lẻ ở từng địa phương địa phương, do đó vẫn chưa thể nhận định hết được thực chất của tình hình này. Có thể con số những vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài trên cả nước còn xa so với mức tưởng tượng của chúng ta.
III. Nguyên nhân của thực trạng trên.
Thông qua thông kê nêu trên, thực trạng của kết hôn có yếu tố nước ngoài chủ yếu là trường hợp người Việt Nam trong nước lấy chồng nước ngoài hoặc với người Việt Nam ly hôn ở nước ngoài. Tuy nhiên tình trạng ly hôn có yêu tố nước ngoài lại chủ yếu thuộc các trường hợp người Việt Nam trong nước lấy chồng nước ngoài. Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.
Xuất phát điểm dẫn đến quyết định kết hôn của nhiều cô gái Việt Nam là vì mục đích kinh tế. Đối tượng này phần lớn là những cô gái ở vùng nông thôn có học vấn thấp, hoàn cảnh gia đình khó khăn, không có việc làm hoặc việc làm không ổn định vì lợi ích kinh tế, vì những ảo tưởng “hão huyền” khi lấy chồng nước ngoài có thể thoát khỏi cuộc sống khổ cực hiện tại. Do đó mà những cô gái này đã hướng tới những chàng rể nước ngoài. Tuy một số nước như Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc có nền kinh tế phát triển hơn chúng ta nhưng ở những nước đó cũng còn nhiều người có cuộc sống khó khăn. Tâm lý của cô dâu Việt là muốn “đổi đời”, khi đã kết hôn và sang bên nhà chồng thì họ mới biết rằng sự thực không như họ mơ ước. Đây là nguyên nhân dân đến quyết định ly hôn của cô dâu Việt chỉ sau một thời gian ngăn bên nhà chồng ở nước ngoài.
Quyết định kết hôn được đưa ra một cách nhanh chóng, hai bên không có thời gian để tìm hiểu lẫn nhau. Tuy rằng có nhiều cô gái Việt Nam khi lấy chồng nước ngoài đã có được cuộc sống yên ấm, hạnh phúc bên nhà chồng. Nhưng chúng ta cần nhìn vào mặt trái của vấn đề. Đó là xuất phát điểm của hôn nhân giữa họ không phải là tình yêu. Như vậy việc kết hôn giữa họ được xây dựng đã đạt được mục đích đích thực của kết hôn. Khi đó hôn nhân sẽ rất dễ dẫn đến đổ vỡ như một hệ quả tất yếu.
Người phụ nữ sau khi kết hôn thường theo chồng về nước chung sống cùng gia đình chồng. Trong số đó, cũng có không ít những cặp vợ chồng hạnh phúc, cô dâu Việt có thể tiếp cận và hoà nhập với nền văn hoá mới, môi trường sống và nếp sống của gia đình chồng. Nhưng phần đa các chị em phụ nữ là những người con gái lam lũ chốn quê nghèo mong muốn kết hôn, lấy chồng nước ngoài để có một cuộc sống tươi sáng hơn trong khi họ không được trang bị các kiến thức cần thiết để có thể hoà nhập với môi trường sống mới. Sự bất đồng về ngôn ngữ, sự khác biệt về truyền thống, văn hoá ứng xử, sự lệch nhau về nếp sống… những điều đó đã khiến rất nhiều cô gái Việt Nam phải hứng chịu những bất hạnh trong đời sống hôn nhân với người chồng ngoại quốc. Nhiều chị người phải chịu cảnh đòn roi, đánh đập, ngược đãi của chồng và gia đình chồng, nhiều trường hợp phải bỏ trốn về Việt Nam sinh sống mà không có sự thoả thuận ly hôn với chồng hoặc không có phán quyết cho ly hôn từ phía nước ngoài.
IV. Cách thức giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoài.
1. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 102 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định.
“Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương huỷ việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ có yếu tố nước ngoài, xem xét việc công nhận hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của nước ngoài theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.
Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi cư trú của công dân Việt Nam huỷ việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam”.
Căn cứ vào quy định trên có quan có thẩm quyền giải quyết vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài là:
- Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoài.
- Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi cư trú của công dân Việt Nam giải quyết việc ly hôn giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam.
2. Quy định chung về cách thức giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài.
Điều 104 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về ly hôn có yếu tố nước ngoài:
“1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam được giải quyết theo quy định của Luật này.
2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì theo pháp luật Việt Nam.
3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
4. Bản án, quyết định ly hôn của Toà án hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài được công nhận tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.”
Ngoài ra Nghị quyết 01/2003/NQ/HĐTP ngày 16/4/2003 của HĐTP- TANDTC hướng dẫn giải quyết đối với trường hợp người Việt Nam ở nước ngoài kết hôn với người nước ngoài mà việc kết hôn đó được công nhận tại Việt Nam, nay người Việt Nam và người nước ngoài xin ly hôn thì:
- Nếu người nước ngoài là công dân của nước mà Việt Nam ký hiệp định tương trợ tư pháp với nước đó mà trong hiệp định tương trợ tư pháp đó có quy định khác với luật hôn nhân gia đình năm 2000 thì áp dụng quy định của hiệp định tương trợ tư pháp để giải quyết. Nếu hiệp định tương trợ tư pháp không có quy định khác thì áp dụng luật hôn nhân gia đình năm 2000.
- Nếu người nước ngoài là công dân của nước mà Việt Nam không ký hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam thì áp dụng luật hôn nhân gia đình năm 2000.
3. Trình tự, thủ tục giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài
Về trình tự, thủ tục ly hôn, tranh chấp về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài giống như trình tự, thủ tục ly hôn theo quy định tại bộ luật tố tụng dân sự. Còn việc giải quyết cụ thể được thực hiện theo quy định của luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
Để xin ly hôn trước tiên phải hoàn tất hồ sơ xin ly hôn như sau:
3.1 Hồ sơ xin ly hôn gồm:
Đơn xin ly hôn theo mẫu, trong đó phải trình bày đầy đủ các vấn đề như: mâu thuẫn trong thời gian sống chung và mâu thuẫn đó là không thể giải quyết được; tài sản chung yêu cầu toà giải quyết (nếu có); vấn đề nuôi dưỡng con chung sau ly hôn (nếu có); địa chỉ liên lạc chính xác của người ở nước ngoài; Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (Bản chính); Giấy khai sinh các con (nếu có); Hộ khẩu, CMND hoặc hộ chiếu của người xin ly hôn (photo).
3.2 Trình tự, thủ tục và cách thức giải quyết xin ly hôn:
Sau khi hoàn tất hồ sơ phải liên hệ Toà án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đăng ký nhân khẩu thường trú để nộp hồ sơ xin ly hôn. Gửi hồ sơ đến tòa án có thể thực theo hai phương thức là nộp trực tiếp tại tòa hoặc gửi đến tòa án qua bưu điện (Điều 166 BLTTDS năm 2004). Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày Toà án nhân dân có thẩm quyền nhận được hồ sơ xin ly hôn hợp lệ, thì Toà án sẽ có thông báo yêu cầu đương sự thực hiện việc nộp tạm ứng án phí xin giải quyết ly hôn. (Điều 171 BLTTDS 2004). Sau khi nộp lại biên lai tạm ứng án phí ly hôn cho toà, thì thời điểm nộp lại biên lai này được xem là thời điểm Toà án đã thụ lý hồ sơ xin ly hôn đương sự. Thời hạn chuẩn bị xét xử là bốn tháng kể từ ngày thụ lý vụ án (Khoản a điểm 1 Điều 179 BLTDS 2004). Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì chánh án tòa án có thể quyết định gia hạn thêm, nhưng không quá hai tháng. Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu tòa án tiến hành hòa giải tại tòa theo quy định của luật tố tụng dân sự (Điều 88 Luật HN&GĐ). Sau khi tiến hành hòa giải mà không thành thì Toà án xem xét, giải quyết việc ly hôn. Tòa dựa trên những căn cứ được quy định tại điều 89 Luật HN&GĐ để cho ly hôn:
- Toà án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà án quyết định cho ly hôn.
- Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn.
Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn được giải quyết theo quy định tại điều 92 Luật HN&GD năm 2000. Vấn đề chia tài sản được thực hiện theo quy định tại điều 95, 96, 97, 98 Luật HN&GĐ năm 2000.
V. Khó khăn trong thực tiễn giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoài.
Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP của TAND TC về giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình được ban hành hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp về hôn nhân. Nghị quyết đã hướng dẫn cách giải quyết những khó khăn, vướng mắc tồn tại trước đây trong việc ly hôn có yếu tố nước ngoài. Văn bản này được ban hành tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên khi tiến hành giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam xuất hiện rất nhiều khó khăn trong thực tiễn, đặc biệt là trong hoạt động ủy thác tư pháp trong một số công việc như ghi lời khai, tống đạt giấy tờ, thu thập chứng cứ, xác minh địa chỉ, trưng cầu giám định… Ngoài ra còn gặp phải khó khăn như:
Đối với các vụ án hôn nhân gia đình, bị đơn thường là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài, công dân nước ngoài, hoặc người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đang định cư ở nước ngoài. Việc ủy thác tư pháp để ghi lời khai của những người đang ở những nước mà Việt Nam chưa ký hiệp định tương trợ tư pháp thì hầu như không có kết quả.
Đương sự cố tình kéo dài thời gian giải quyết vụ án thậm trí cố tình làm cho vụ án không thể giải quyết được. Ví dụ: bị đơn cố tình vắng mặt tại phiên tòa thì phải hoãn phiên tòa theo Điều 200 BLTTDS năm 2004: “Bị đơn phải có mặt tại phiên toà theo giấy triệu tập của Toà án; nếu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên toà” hoặc bị đơn cố tình để mình không nhận được quyết định mở phiên tòa gây rất nhiều khó khăn cho quá trình giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
VI. Một số kiến nghị nhằm giảm thiểu tình trạng ly hôn có yếu tố nước ngoài.
1. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các đoàn thể, tổ chức xã hội:
Vấn đề kết hôn với người nước ngoài đã có từ lâu, và thực sự rầm rộ trong khoảng mươi năm trở lại đây. Tuy nhiên, từ phía cộng đồng, xã hội chưa thật sự quan tâm đúng mức. Ở Việt Nam “Cục thống kê dường như “không thèm nắm mấy con số lặt vặt” đó. Bộ Tư pháp cũng không phân tích số liệu phụ nữ Việt Nam lấy chồng các nước. Toà án tối cao không thống kê tỷ lệ ly hôn với người nước ngoài, phân tích nguyên nhân. Sở Tư pháp cấp giấy kết hôn với người nước ngoài, nhưng đến xin số liệu phải đợi tách ra từng nước”(Phụ nữ, 28.4.2006). Qua đó có thể thấy, các tổ chức xã hội, các ngành chức năng còn thiếu quan tâm đến hiện tượng hôn nhân có yếu tố nước ngoài của phụ nữ Việt Nam, và chưa có đơn vị xã hội nào coi đó là nhiệm vụ và trách nhiệm của mình.
2. Tăng cường vai trò của gia đình:
Giáo dục gia đình, nếp sống và gia phong của mỗi nhà rất quan trọng không chỉ với việc hình thành nhân cách của con cái, mà còn trang bị cho con cái sự hiểu biết, bản lĩnh sống, khả năng thích ứng trước những biến động, rủi ro của cuộc đời. Với con gái, nếu người mẹ không quan tâm giáo dục con mình về “công, dung, ngôn, hạnh” về “nữ công gia chánh” mà lại chỉ mong gả bán con gái cho người ngoại quốc, thì nguy cơ với con gái họ thật khó lường.
3. Hành trang cho các thôn nữ kết hôn với người nước ngoài.
Có một thực tế, “làn sóng” hôn nhân với người nước ngoài những năm gần đây đa số là những cô gái từ các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, học vấn thấp, ít hiểu biết. Cần chuẩn bị cho họ hành trang thật tốt để đi làm dâu xứ người.
3.1 Thông tin về thực trạng đời sống hôn nhân của những cô dâu Việt Nam ở nước ngoài: Cần cung cấp cho các em và cha mẹ những thôn nữ có mong muốn lấy chồng nước ngoài về thực trạng đời sống của hôn nhân với người nước ngoài. Để gia đình và các em có suy nghĩ chín chắn trước khi quyết định. Cần cho họ biết những thông tin đầy đủ và chính xác về người chồng tương lai, về gia cảnh người chồng, về địa phương mà các em sẽ đến sinh sống với vai trò người vợ, người con dâu trong gia đình cũng sẽ góp phần giúp các em và gia đình cân nhắc trước khi quyết định lấy chồng nước nào, ở đâu cho phù hợp với mình.
3.2 Phải được đào tạo, được học về làm vợ, làm dâu ở nước ngoài
Cần phải trang bị cho người phụ nữ Việt những hiểu biết nhất định về Luật pháp, phong tục, tập quán của các vùng, miền của nước mà họ sẽ đến làm dâu. Lời khuyên của tuỳ viên báo chí và thông tin đại sứ quán HQ đối với phụ nữa Việt Nam: “Tôi nghĩ trước khi có quyết định lấy chồng HQ họ nên chuẩn bị cho những cách biệt văn hoá, ngôn ngữ và suy nghĩ. HQ tuy phát triển hơn Việt Nam, nhưng cũng có những người phải sống rất khó khăn. Các cô gái trẻ mang giấc mơ lấy chồng HQ để đổi đời cần suy nghĩ chín chắn, vì thực tế không phải lúc nào cũng vậy” (Lao động, 27.4.2006)
Về kỹ năng nội trợ, sử dụng các đồ dùng trong gia đình: cần được học sử dụng các đồ dùng, tiện nghi trong gia đình nước ngoài, biết nấu các món ăn cho người nước ngoài, nơi mà các thôn nữ sẽ đến làm dâu.
Về ngôn ngữ: Cần phải học ngôn ngữ của quốc gia mà phụ nữ Việt có ý định lấy chồng. Đây là tiền đề cho cô dâu Việt có thể dần dần vượt qua được rào cản ngôn ngữ, dần dần hội nhập vào cuộc sống gia đình ở nước ngoài.
4. Tăng cường phòng chống môi giới hôn nhân với người nước ngoài trái pháp luật
Hiện nay có rất nhiều tổ chức môi giới hôn nhân bất hợp hợp pháp. Những tổ chức này hướng tới những cô gái ở vùng nông thôn có hoàn cảnh gia đình khó khăn, vấn thấp, ít hiểu biết. Đây là nguyên nhân dẫn đến thực trạng về kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài như đã phân tích. Chúng ta đã đưa ra nhiều biện pháp đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm chống môi giới hôn nhân với nước ngoài trái với pháp luật. Thực tế vần tồn tồn tại nhiều tổ chức như vậy âm thầm hoạt động. Chúng ta cần tiếp tục tăng cường quản lý, thanh kiểm tra chặt chẽ hoạt động môi giới hôn nhân với người nước ngoài.
C. KẾT LUẬN
Hiện tượng kết hôn với người nước ngoài và xuất cảnh ra sinh sống ở nước ngoài vốn dĩ được nhìn nhận như một hiện tượng tất yếu của chuyển dịch nhân khẩu trong xu thế toàn cầu hóa. Tuy nhiên, sự gia tăng nhanh chóng, có thời kỳ tăng đột biến, tạo thành một hiện tượng xã hội bất thường. Cùng với hiện tượng trên là tình ly hôn có yếu tố nước ngoài cũng theo đó mà gia tăng. Tình hình này trở thành một hiện tượng xấu của xã hội. Thực trạng của tình hình này xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Pháp luật nước ta hiện nay đã quy định tương đối cụ thể về cách thức giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoài nhưng trên thức tế việc giải quyết ly hôn vẫn còn gặp phải những khó khăn nhất định. Trong thời gian qua đã có nhiều cá nhân, tập thể và cơ quan nhà nước nghiên cứu về hiện tượng này. Trong quá trình làm bài, em cũng đã tìm được rất nhiều tài liệu của các chuyên gia và các công trình nghiên cứu của cơ quan nhà nước về vấn đề này. Tuy nhiên nhận xét chung được đưa ra là nước ta vẫn chưa quan tâm đúng mức đối với một hiện tượng xấu này. Về vấn đề “thực trạng, nguyên nhân và cách thức giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoài” cần phải làm được tiếp tục nghiên cứu để có thể trước tiên đưa ra các biện pháp là để phòng tránh tình trạng ly hôn có yêu tố nước ngoài có số lượng lớn như hiện này. Sau đó là những hoàn thiện quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình để có thể giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoài một cách khoa học và đạt được hiệu.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dư luận xã hội về hôn nhân có yếu tố nước ngoài TS. Hoàng Bá Thịnh – Bộ môn Xã hội học Giới và Gia đình – Trường Đại học KHXH và NV, ĐHQG Hà Nội.
2. Nghị quyết 32/2004/QH11 về việc thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự do Quốc hội ban hành
3. Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP của TAND TC về giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình
4. Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP, ngày 12 tháng 05 năm 2006 hướng dẫn thi hành các quy định trong phần thứ hai “thủ tục giải quyết vụ án tại toà án cấp sơ thẩm” của bộ luật tố tụng dân sự.
5. Webside:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số nét về thực trạng, nguyên nhân và cách thức giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoàii.doc