Một số quy định về cấu trúc và cách trình bày một luận văn tốt nghiệp

Không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước là một mục tiêu lớn của ngành Giáo dục và Đào tạo. Muốn thực hiện tốt mục tiêu này đòi hỏi các cơ sở đào tạo phải năng động sáng tạo vận dụng tốt các chủ trương, chính sách của Nhà nước vào tình hình cụ thể của đơn vị mình. Luật Giáo dục năm 2005 chỉ ra mục tiêu giáo dục Đại học là “ Đào tạo trình độ Đại học giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành về một số ngành nghề, có khả năng phát hiện, giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành được đào tạo. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục Đại học phải có tính hiện đại và phát triển.” Nâng cao chất lượng đào tạo bao gồm nhiều nội dung từ quá trình đào tạo cho đến quản lý đầu ra của sinh viên.

doc14 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 9614 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số quy định về cấu trúc và cách trình bày một luận văn tốt nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ CẤU TRÚC VÀ CÁCH TRÌNH BÀY MỘT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BIÊN SOẠN: PHẠM THẾ TRI Không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước là một mục tiêu lớn của ngành Giáo dục và Đào tạo. Muốn thực hiện tốt mục tiêu này đòi hỏi các cơ sở đào tạo phải năng động sáng tạo vận dụng tốt các chủ trương, chính sách của Nhà nước vào tình hình cụ thể của đơn vị mình. Luật Giáo dục năm 2005 chỉ ra mục tiêu giáo dục Đại học là “ Đào tạo trình độ Đại học giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành về một số ngành nghề, có khả năng phát hiện, giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành được đào tạo. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục Đại học phải có tính hiện đại và phát triển.” Nâng cao chất lượng đào tạo bao gồm nhiều nội dung từ quá trình đào tạo cho đến quản lý đầu ra của sinh viên. I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Luận văn tốt nghiệp Luận văn tốt nghiệp là một công trình quan trọng của sinh viên nhằm đánh giá khả năng vận dụng tổng hợp các kiến thức đã tiếp thu trong lĩnh vực chuyên ngành để giải quyết những yêu cầu về ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn các hoạt động sản xuất kinh doanh đặt ra. . Luận văn tốt nghiệp được tổ chức sau thời gian thực tập của sinh viên. Tiêu chuẩn sinh viên được chọn làm Luận văn tốt nghiệp có thể thay đổi tuỳ theo từng năm và phụ thuộc vào qui chế hiện hành, số lượng giáo viên trong Khoa có thể đảm nhận hướng dẫn. Mục đích: Giúp cho sinh viên hệ thống kiến thức chuyên ngành đã học. Giải quyết một phần những vướng mắc trong thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh tại cơ sở sinh viên thực tập. Là tài liệu khoa học có thể ứng dụng trong thực tiển. Bồi dưỡng cho sinh viên có tư duy sáng tạo và làm quen với hoạt động nghiên cứu khoa học. Yêu cầu về nội dung: Đề tài phải gắn với chuyên ngành. Số liệu thu thập để làm đề tài tốt nghiệp đối với Luận văn tốt nghiệp tối thiểu là 3 năm và tối thiểu là 2 năm. Cấu trúc của đề tài: Nội dung của Luận văn tốt nghiệp được cấu trúc thành 3 phần chính: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận. Nội dung luận văn tốt nghiệp tối thiểu là 60 trang và tối đa là 80 trang. Mở đầu: Tính cấp thiết của đề tài. Mục tiêu nghiên cứu. Nội dung nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu. Nội dung: Trình bày theo các chương. Cấu trúc chung của phần nội dung bao gồm 3 chương sau: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng. - Giới thiệu về cơ sở thực tập Phân tích thực trạng, Đánh giá thực trạng: rút ra ưu điểm và nhược điểm. Xác định nguyên nhân. Chương 3: Phương hướng và giải pháp. - Phương hướng - Giải pháp. - Kiến nghị (nếu có) Kết luận II. MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC TRÌNH BÀY Đề tài phải được trình bày rõ ràng, sạch sẽ, không được tẩy xoá, trình bày theo thứ tự sau: bìa chính, bìa phụ, lời cảm tạ, nhận xét của cơ quan thực tập, nhận xét của Giáo viên hướng dẫn, nhận xét của Giáo viên phản biện, mục lục, danh mục bảng, danh mục hình, nội dung đề tài và cuối cùng là tài liệu tham khảo, phụ lục. 2.1. Khổ giấy và chừa lề Giấy có khổ A4 (21x 29,7cm) trắng và chất lượng tốt. Nội dung chỉ in trên một mặt giấy. Lề trái: 4cm, lề trên 3cm, lề dưới và lề phải: 2cm. Đánh số trang ở giữa lề trên. 2.2. Kiểu và cỡ chữ Đề tài phải được đánh máy vi tính và sử dụng font chữ Times New Roman, bộ mã Unicode, cỡ chữ 13. 2.3. Khoảng cách dòng Bài viết có khoảng cách dòng là 1,5. Khi chấm xuống dòng không được nhảy thêm hàng. Không để mục ở cuối trang mà không có ít nhất 02 dòng ở dưới đó. Trước và sau mỗi bảng hoặc hình phải bỏ 01 hàng trống. 2.4. Tên đề tài Tên đề tài ngắn gọn, dễ hiểu và đầy đủ, xác định rõ nội dung, giới hạn và địa bàn nghiên cứu. Tựa đề tài không được viết tắt, không dùng ký hiệu hay bất kỳ chú giải nào. Tựa đề tài phải được viết in hoa và trên một trang riêng gọi là trang bìa, tựa được đặt giữa theo trái, phải, trên, dưới của khổ giấy. Cỡ chữ thông thường là 22, có thể thay đổi cỡ chữ tuỳ theo độ dài của tên đề tài nhưng phần chính của tên đề tài dao động trong khoảng từ 20 – 24, phần phụ của đề tài (tên cơ quan thực tập, giới hạn đề tài, …) cỡ chữ từ 14 – 24. Không quy định font chữ nhưng tựa đề tài phải dễ đọc, không quá cầu kỳ. 2.5. Chương, mục và đoạn Không nên chia đề tài thành quá nhiều cấp tiểu mục. Tối đa không quá 04 mức độ, thường là chương, mục cấp 1, mục cấp 2, mục cấp 3. Trong mỗi nhóm tiểu mục thường có ít nhất 02 tiểu mục. Chương: Mỗi chương phải được bắt đầu bằng một trang mới. Tựa chương được đặt ở bên dưới chữ chương. Chữ “chương” được viết hoa, in đậm và số chương là số Ả rập (1,2…) đi ngay theo sau và được đặt giữa. Tựa chương phải viết hoa, in đậm, cỡ chữ 14, đặt cách chữ chương 1 hàng trống và được đặt giữa. Mục cấp 1: Được đánh theo số thứ tự Ả rập, chữ thường, in đậm. Mục cấp 2: Được đánh số theo mục cấp 1, số thứ tự Ả rập, chữ thường, in đậm. Mục cấp 3: Được đánh số theo mục cấp 1, mục cấp 2, số thứ tự Ả rập, chữ thường, in đậm. Đoạn: Có thể dùng dấu gạch ngang, hoa thị hoặc theo mẫu tự thường, cách lề 1cm, chữ thường, in nghiêng. Ví dụ: CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI TỈNH KIÊN GIANG …. 1.1. …. 1.1.1. …. …. 2.1. …. 2.1.1 … * ………… Đánh số trang Có hai hệ thống đánh số trang trong một đề tài. Những trang đầu được đánh số La Mã thường (i, ii, iii, ….) được đặt ở giữa cuối trang và được tính từ sau bìa phụ. Những trang đầu được xếp thứ tự như sau: bìa phụ, lời cảm tạ, nhận xét của cơ quan thực tập, nhận xét của Giáo viên hướng dẫn, nhận xét của Giáo viên phản biện, mục lục, danh mục bảng, danh mục hình. Phần bài viết được đánh số Ả rập. Trang 1 được tính từ trang đầu tiên của Mở đầu đến hết đề tài kể cả hình, bảng ….Số trang được đánh số ở giữa, cuối trang. 2.7. Hình Hình vẽ, hình chụp, đồ thị, bản đồ, sơ đồ … phải được đặt theo ngay sau phần mà nó được đề cập trong bài viết lần đầu tiên. Tên gọi chung các loại trên là hình, được đánh số Ả rập theo thứ tự. Nếu trong hình có nhiều phần nhỏ thì mỗi phần được đánh ký hiệu a,b,c ... Số thứ tự hình vẽ, hình chụp, đồ thị, bản đồ, sơ đồ và tựa đề được đặt ở phía dưới hình. Tựa đề hình được viết ngắn gọn, nhưng phải dễ hiểu. Nếu hình được trình bày theo khổ giấy nằm ngang, thì đầu hình phải quay vào chỗ đóng bìa. Thường thì hình được trình bày gọn trong một trang riêng. Nếu hình nhỏ thì có thể trình bày chung với bài viết. Bảng Sinh viên phải chịu trách nhiệm về sự chính xác của những con số trong bảng. Bảng phải được đặt tiếp ngay sau phần mà nó được đề cập trong bài viết lần đầu tiên. Nguyên tắc trình bày bảng theo nguyên tắc thống kê. Đánh số bảng: Mỗi bảng phải được bắt đầu bằng chữ “Bảng” sau đó là số Ả Rập theo thứ tự của chương, rồi đến số thứ tự bảng), được đặt giữa, chữ thường, in đậm. Tên bảng: Yêu cầu ngắn gọn, đầy đủ, rõ ràng và phải chứa đựng nội dung, thời gian, không gian mà số liệu được thể hiện trong bảng. Tựa bảng được đặt ngay sau số bảng, chữ hoa, in đậm. Đơn vị tính: (chữ nghiêng) Đơn vị tính dùng chung cho toàn bộ số liệu trong bảng thống kê, trường hợp này đơn vị tính được ghi góc trên, bên phải của bảng. Đơn vị tính theo từng chỉ tiêu trong cột, trong trường hợp này, đơn vị tính được đặt dưới chỉ tiêu của cột. Đơn vị tính theo từng chỉ tiêu trong hàng, trong trường hợp này đơn vị tính sẽ được đặt sau chỉ tiêu theo mỗi hàng hoặc có thêm cột đơn vị tính. Cách ghi số liệu trong bảng: Số liệu trong từng hàng (cột) có cùng đơn vị tính phải nhận cùng một số lẻ. Số liệu ở các hàng (cột) khác nhau không nhất thiết có cùng số lẻ với hàng (cột) tương ứng. Một số ký hiệu quy ước: + Nếu không có tài liệu thì trong ô ghi dấu gạch ngang “-” + Nếu số liệu còn thiếu, sau này sẽ bổ sung sau thì trong ô ghi dấu “…” + Ký hiệu gạch chéo “x” trong ô nào đó thì nói lên hiện tượng không có liên quan đến chỉ tiêu đó, nếu ghi số liệu vào đó sẽ vô nghĩa hoặc thừa. Phần ghi chú ở cuối bảng là “Nguồn”: được dùng để giải thích rõ các nội dung chỉ tiêu trong bảng, nói rõ nguồn tài liệu đã sử dụng hoặc các chỉ tiêu cần thiết khác. Phần ghi chú được đặt giữa, chữ thường và in nghiêng, cỡ chữ 11. Thường thì bảng được trình bày chung với bài viết. Không được cắt một bảng trình bày ở 2 trang. Trường hợp bảng quá dài không trình bày đủ trong một trang thì có thể qua trang, trang kế tiếp không cần viết lại tựa bảng nhưng phải có tựa của các cột. Nếu bảng được trình bày theo khổ giấy nằm ngang thì đầu bảng phải quay vào chỗ đóng bìa. Cột trong một bảng thường được chia nhỏ xuống tối đa ba mức độ. Tựa cột mức độ 1 viết hoa, in đậm. Tựa cột mức độ 2, 3 viết chữ thường, in đậm. Tựa cột có thể viết tắt, nhưng phải được chú giải ở cuối bảng. 2.9. Viết tắt Nguyên tắc chung trong đề tài là hạn chế tối đa viết tắt. Nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, cụm từ quá dài và được lặp đi lặp lại nhiều lần trong đề tài thì ta có thể viết tắt. Tất cả những chữ viết tắt, không phải là chữ thông dụng thì phải được viết nguyên ra lần đầu tiên và có chữ viết tắt kèm theo trong ngoặc đơn. Chữ viết tắt lấy ký tự đấu tiên của các từ, bỏ giới từ, viết hoa. Không được viết tắt ở đầu câu. 2.10. Trích dẫn và chỉ dẫn trong bài viết. Dấu ngoặc vuông [ ] dùng để chỉ dẫn từ Mục lục tài liệu tham khảo. Nếu trích dẫn nguyên văn thì dùng ngoặc kép kèm theo: “…..” [4,tr.17], có nghĩa là nguyên văn đó được trích từ mục lục tài liệu tham khảo thứ 4, trang 17. Nếu dẫn ý hoặc mượn biểu bảng thì chỉ cần chỉ dẫn tài liệu [3,tr.30]. Dấu ngoặc đơn ( ) dùng để chỉ dẫn trong nội dung đề tài. Ví dụ: (xem trang 15), có nghĩa đọc giả cần xem trang 15 sẽ rõ hơn. Trong phần liệt kê tài liệu tham khảo, thì tất cả tài liệu được đề cập đến trong bài viết phải có trong danh sách và được sắp xếp thứ tự theo mẫu tự tên tác giả. Cách viết một tài liệu tham khảo theo thứ tự sau: 1. Tên tác giả: Viết chữ thường, in đậm. Trường hợp có nhiều tác giả thì ta dựa vào tác giả đầu tiên để xếp thứ tự, ta phải liệt kê tất cả các tác giả và cách nhau bằng dấu phẩy. Trường hợp chỉ có tên cơ quan thì ta xem như là tên của tác giả. Sau tên tác giả ta sử dụng dấu chấm. 2. Năm xuất bản: Ngay sau tên tác giả là năm xuất bản được đặt trong ngoặc đơn, sau là dấu chấm 3. Tên của tài liệu: Viết chữ thường, đặt trong ngoặc kép, sau tên tài liệu là dấu chấm. 4. Tên của nhà xuất bản: Viết chữ thường, sau tên nhà xuất bản dùng dấu phẩy. 5. Nơi xuất bảnban Sau nơi xuất bản là dấu chấm. 2.11. Biểu mẫu (xem phụ lục) Bìa chính của đề tài: làm bằng giấy cứng không có hoa văn được dùng làm bìa của đề tài. Khi đóng cuốn phía ngoài có giấy nhựa trong để bảo vệ. Bìa phụ: được bố cục như bìa chính nhưng được in trên giấy trắng thông thường. Lời cảm tạ. Nhận xét của cơ quan thực tập. Nhận xét của Giáo viên hướng dẫn. Nhận xét của Giáo viên phản biện. Mục lục: chỉ liệt kê đến mục cấp 2. Danh mục bảng biểu: (nếu có). Danh mục hình: (nếu có). Phụ lục: là nhằm minh họa nội dung chính của đề tài như: số liệu, biểu bảng, đồ thị, hình vẽ …. BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH (Cỡ chữ 13) HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN Mã số SV: LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP (Cỡ chữ 16) ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY DU LỊCH SÀI GÒN (Cỡ chữ 22) NGÀNH:………………………………………… Giáo viên hướng dẫn: TP. HỒ CHÍ MINH – 2011 LỜI CẢM TẠ NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN MỤC LỤC —– MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài 1 NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. 2.1. 2.1.1. 2. 2.1. 2.1.1. KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN 1. Kết luận 2. Kiến nghị Tài liệu tham khảo MỤC LỤC BẢNG —– Bảng 1.1: Doanh thu năm 2005 – 2006 của Công ty du lịch Sài Gòn ………………1 MỤC LỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ —– Hình 1.1: Qui trình………………………………….. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình (2000) - Kinh tế Du lịch và Du lịch học - NXB Trẻ - TP. Hồ Chí Minh. 2. Nguyễn Văn Đính, Phạm Hồng Chương (1998) - Quản trị kinh doanh lữ hành - NXB Thống Kê, Hà Nội. 3. Nguyễn Văn Đính, Phạm Hồng Chương (2000) - Hướng dẫn du lịch - NXB Thống Kê, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHướng dẫn làm báo cáo - luận văn tốt nghiệp đây !.doc
Luận văn liên quan