Một số vấn đề lý luận và thực tế về hậu quả pháp lý của hủy việc kết hôn trái pháp luật

A.LỜI MỞ ĐẦU Với mục tiêu xây dựng mô hình gia đình văn hóa mới, phát huy những truyền tốt đẹp của gia đình Việt Nam, luật hôn nhân và gia đình đã đặc biệt chú ý đến những chuẩn mực pháp lý để đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu đó. Luật hôn nhân và gia đình đã góp phần hạn chế những tập tục lạc hậu tàn dư phong kiến. Trong đó điều kiện kết hôn được coi là yếu tố cơ bản góp phần hình thành gia đình tiến bộ, hạnh phúc và bền vững. Tuy nhiên do một số điều kiện kinh tế - xã hội mà những điều kiện đó chưa được tuân thủ triệt để gây ra hiện tượng kết hôn trái pháp luật. Việc kết hôn trái pháp luật ảnh hưởng xấu tới nhiều mặt của xã hội như vi phạm nghiêm trọng về đạo đức nhân cách, lối sống của gia đình Việt Nam phá vỡ hạnh phúc nhiều gia đình, ảnh hưởng tới sức khỏe và việc duy trì nòi giống của dân tộc. Vì vậy nhà nước ta đã thể hiện thái độ nghiêm khắc thông qua chế tài hủy việc kết hôn trái pháp luật. Việc hủy kết hôn trái pháp luật không chỉ ảnh hưởng tới hai bên kết hôn mà còn gây hậu quả cho con cái của họ. Để tìm hiểu rõ hơn về hậu quả của việc hủy việc kết hôn trái pháp luật nhóm chúng em đã chọn đề tài “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hậu quả pháp lý của hủy việc kết hôn trái pháp luật”. Hi vọng việc nghiên cứu sẽ giúp các bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề này. B.NỘI DUNG CHÍNH 1. Hủy kết hôn trái pháp luật 1.1 Khái niệm Kết hôn trái pháp luật là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định (Việc hủy kết hôn trái pháp luật được ghi nhận tại các điều 15,16 và 17 trên cơ sở các điều 9, 10 Luật Hôn nhân-Gia đình và được cụ thể hóa tại Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23-12-2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao). Khi kết hôn các bên nam, nữ phải tuân thủ các điều kiện được pháp luật quy định, không vi phạm vào các các trường hợp cấm kết hôn thì hôn nhân mới được coi là hợp pháp. Bởi vì, chỉ có tuân thủ các điều kiện kết hôn thì mới đảm bảo cho hôn nhân tồn tại phù hợp với bản chất của nó. Và chỉ có những cuộc hôn nhân phù hợp với bản chất của nó mới có giá trị pháp lý, giữa các bên mới phát sinh và tồn tại quan hệ vợ chồng theo đúng nghĩa của nó. Nếu các bên nam nữ quyết định kết hôn mà vi phạm điều cấm thì hôn nhân sẽ trái pháp luật. Sự tồn tại của quan hệ hôn nhân trái pháp luật không phù hợp với bản chất của quan hệ hôn nhân, đi trái với lợi ích mà pháp luật quan tâm bảo vệ. Vì vậy Nhà nước dùng biện pháp cưỡng chế đối với những vi phạm là buộc các bên phải chấm dứt việc chung sống trong quan hệ vợ chồng. Điều đó thể hiện thái độ nghiêm khắc của Nhà nước trước những hành vi vi phạm trong việc kết hôn và cũng khẳng định rằng trong việc kết hôn thì lợi ích của những người kết hôn phải phù hợp với lợi ích gia đình và xã hội. 1.2 Nguyên tắc xử lý đối với việc kết hôn trái pháp luật Nhà nước không thừa nhận những trường hợp nam, nữ kết hôn mà không tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn.Vì vậy, việc kết hôn trái pháp luật sẽ bị tòa án nhân dân xử hủy. Về nguyên tắc, việc kết hôn vi phạm một

doc15 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4291 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tế về hậu quả pháp lý của hủy việc kết hôn trái pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.LỜI MỞ ĐẦU Với mục tiêu xây dựng mô hình gia đình văn hóa mới, phát huy những truyền tốt đẹp của gia đình Việt Nam, luật hôn nhân và gia đình đã đặc biệt chú ý đến những chuẩn mực pháp lý để đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu đó. Luật hôn nhân và gia đình đã góp phần hạn chế những tập tục lạc hậu tàn dư phong kiến. Trong đó điều kiện kết hôn được coi là yếu tố cơ bản góp phần hình thành gia đình tiến bộ, hạnh phúc và bền vững. Tuy nhiên do một số điều kiện kinh tế - xã hội mà những điều kiện đó chưa được tuân thủ triệt để gây ra hiện tượng kết hôn trái pháp luật. Việc kết hôn trái pháp luật ảnh hưởng xấu tới nhiều mặt của xã hội như vi phạm nghiêm trọng về đạo đức nhân cách, lối sống của gia đình Việt Nam phá vỡ hạnh phúc nhiều gia đình, ảnh hưởng tới sức khỏe và việc duy trì nòi giống của dân tộc. Vì vậy nhà nước ta đã thể hiện thái độ nghiêm khắc thông qua chế tài hủy việc kết hôn trái pháp luật. Việc hủy kết hôn trái pháp luật không chỉ ảnh hưởng tới hai bên kết hôn mà còn gây hậu quả cho con cái của họ. Để tìm hiểu rõ hơn về hậu quả của việc hủy việc kết hôn trái pháp luật nhóm chúng em đã chọn đề tài “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hậu quả pháp lý của hủy việc kết hôn trái pháp luật”. Hi vọng việc nghiên cứu sẽ giúp các bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề này. B.NỘI DUNG CHÍNH 1. Hủy kết hôn trái pháp luật 1.1 Khái niệm Kết hôn trái pháp luật là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định (Việc hủy kết hôn trái pháp luật được ghi nhận tại các điều 15,16 và 17 trên cơ sở các điều 9, 10 Luật Hôn nhân-Gia đình và được cụ thể hóa tại Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23-12-2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao). Khi kết hôn các bên nam, nữ phải tuân thủ các điều kiện được pháp luật quy định, không vi phạm vào các các trường hợp cấm kết hôn thì hôn nhân mới được coi là hợp pháp. Bởi vì, chỉ có tuân thủ các điều kiện kết hôn thì mới đảm bảo cho hôn nhân tồn tại phù hợp với bản chất của nó. Và chỉ có những cuộc hôn nhân phù hợp với bản chất của nó mới có giá trị pháp lý, giữa các bên mới phát sinh và tồn tại quan hệ vợ chồng theo đúng nghĩa của nó. Nếu các bên nam nữ quyết định kết hôn mà vi phạm điều cấm thì hôn nhân sẽ trái pháp luật. Sự tồn tại của quan hệ hôn nhân trái pháp luật không phù hợp với bản chất của quan hệ hôn nhân, đi trái với lợi ích mà pháp luật quan tâm bảo vệ. Vì vậy Nhà nước dùng biện pháp cưỡng chế đối với những vi phạm là buộc các bên phải chấm dứt việc chung sống trong quan hệ vợ chồng. Điều đó thể hiện thái độ nghiêm khắc của Nhà nước trước những hành vi vi phạm trong việc kết hôn và cũng khẳng định rằng trong việc kết hôn thì lợi ích của những người kết hôn phải phù hợp với lợi ích gia đình và xã hội. 1.2 Nguyên tắc xử lý đối với việc kết hôn trái pháp luật Nhà nước không thừa nhận những trường hợp nam, nữ kết hôn mà không tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn.Vì vậy, việc kết hôn trái pháp luật sẽ bị tòa án nhân dân xử hủy. Về nguyên tắc, việc kết hôn vi phạm một trong các điều kiện kết hôn được quy định tại điều 9 và 10 luật hôn nhân và gia đình là trái pháp luật, khi có yêu cầu tòa án có quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật đó. Tuy nhiên tòa án cần phải xem xét, đánh giá thực chất mối quan hệ tình cảm giữa họ để từ đó có quyết định xử lý đúng đắn, bảo đảm thấu tình đạt lý. 1.3 Căn cứ chung để xử hủy việc kết hôn trái pháp luật ·        Chưa đến tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật mà nam nữ đã kết hôn. Khi nam chưa bước sang tuổi hai mươi, nữ chưa bước sang tuổi mười tám mà đã kết hôn đối với trường hợp này tòa án có thể hủy việc kết hôn trái pháp luật. ·        Thiếu sự tự nguyện của một trong hai bên hoặc của cả hai bên nam nữ khi kết hôn. ·        Người mất năng lực hành vi dân sự mà vẫn kết hôn ·        Người đang có vợ (có chồng) lại kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác ·        Hai người cùng giới tính kết hôn với nhau 2.Hậu quả của việc hủy kết hôn trái pháp luật- Lý luận và thực tiễn Bên cạnh ly hôn thì hủy kết hôn trái pháp luật cũng dẫn đến chấm dứt hôn nhân. Khác với ly hôn – là do có nguyên nhân phát sinh từ cuộc sống vợ chồng thì hủy kết hôn trái pháp luật là do có vi phạm về điều kiện kết hôn, tảo hôn…. Theo điều 17 luật Hôn nhân và gia đình quy định hậu quả của việc hủy kết hôn trái pháp luật gồm: 1.   Khi hủy việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên nam, nữ phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng. 2.Quyền lợi của các con được giải quyết như trường hợp cha mẹ bị ly hôn. 3.Tài sản được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì của người đó; tài sản chung được chia theo thỏa thuận của các bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con”. 2.1 Quan hệ nhân thân Về nguyên tắc, khi hôn nhân bị coi là trái pháp luật thì Nhà nước không thừa nhận hai người trong quan hệ hôn nhân đó là vợ chồng, do đó kể từ thời điểm các bên bắt đầu chung sống với nhau cho đến khi tòa hủy việc kết hôn trái pháp luật thì hai người chưa từng phát sinh và tồn tại quan hệ vợ chồng hợp pháp. Kể từ ngày quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật của tòa án có hiệu lực pháp luật “hai bên không được duy trì quan hệ vợ chồng nữa”. Như vậy, nếu trước khi tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật, hai bên đã thực hiện các quyền và nghĩa vụ nhân thân như quan hệ vợ chồng với nhau thì khi có quyết định hủy của tòa án buộc các bên phải chấm dứt quyền và nghĩa vụ nhân thân với nhau. Trên thực tế, việc chấm dứt quan hệ nhân thân sau khi hủy việc kết hôn là rất khó thực hiện. Có nhiều trường hợp quan hệ như vợ chồng vẫn được tiếp tục duy trì giữa một người có năng lực hành vi dân sự với một mất năng lực hành vi dân sự, giữa những người cùng giới tính hay giữa những người đã từng là cha mẹ nuôi…Có trường hợp khi tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật nhưng các bên vẫn duy trì quan hệ tình cảm với nhau, vẫn yêu thương chăm sóc nhau. Bởi lẽ quan hệ nhân thân là quan hệ tình cảm, là lợi ích về tinh thần. Việc tòa án buộc họ chấm dứt cuộc sống chung không có nghĩa là chấm dứt quan hệ tình cảm (trừ trường hợp bị lừa dối, cưỡng ép mà tự nguyện từ bỏ hôn nhân trái pháp luật). Vd: Năm 2000, anh Hùng thường trú tại Hòa An –Cao Bằng là chồng hợp pháp của chị Xuân, nay lại kết hôn trái pháp luật với chị Nhung. Khi bị tòa án hủy hôn nhân, anh ta về sống hợp pháp với vợ nhưng vẫn thường xuyên thăm hỏi, chăm sóc, giúp đỡ chị Nhung vì anh ta vẫn yêu thương người đó. Như vậy, khi quyết định hủy kết hôn trái pháp luật của tòa án cần tùy vào từng trường hợp mà đưa ra những chế tài cụ thể “xử lý thấu tình đạt lý”. 2.2 Quan hệ giữa cha mẹ và con  Theo khoản 2 điều 17 luật hôn nhân và gia đình thì “Quyền lợi của con được giải quyết như trường hợp cha mẹ ly hôn”. Khi ly hôn quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con được quy định tại điều 92:  “1.Sau khi ly hôn, vợ chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản tự nuôi mình. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. 2.Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con; nếu con từ đủ chin tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác”. Quan hệ giữa cha mẹ và con được luật hôn nhân và gia đình quy định không phụ thuộc vào hôn nhân của cha mẹ có hợp pháp hay không hợp pháp , tồn tại hay đã chấm dứt. Vì vậy, việc tòa án hủy hôn nhân trái pháp luật không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái.  Khi hai người còn chung sống với nhau chăm sóc nuôi dạy con chung, khi quan hệ giữa họ bị buộc phải chấm dứt, họ không thể cùng nhau nuôi dạy con chung nhưng mọi quyền và nghĩa vụ của họ đối với con chung vẫn được đảm bảo. Theo điều 92 Luật hôn nhân và gia đình thì hai bên thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ. Nếu cha mẹ không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết. Việc giao con cho một bên trực tiếp nuôi phải căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con. Nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên phải xem xét nguyện vọng của con. Về nguyên tắc con dưới 3 tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác. Người không nuôi có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con trong trường hợp này không phụ thuộc vào khả năng kinh tế của người trực tiếp nuôi con. Dù người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế để nuôi dạy con thì người không trực tiếp nuôi vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Tuy nhiên, nếu người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con là hoàn toàn tự nguyện và họ có đầy đủ khả năng điều kiện để nuôi dưỡng con thì tòa án không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con. Người không trực tiếp nuôi con có quyền được thăm con, nhưng nếu họ lạm dụng quyền thăm nom con để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom chăm sóc giaó dục nuôi dưỡng thì người trực tiếp nuôi con có yêu cầu tòa án hạn chế quyền thăm nom con của họ. Mức cấp dưỡng: Hiện nay chưa có văn bản mới hướng dẫn về mức cấp dưỡng nuôi con. Theo hướng dẫn Nghị quyết số 02/NQ-HĐTP ngày 23-12-2000 của hội đồng thẩm phám tòa án nhân dân tối cao thì tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiếu cho việc nuôi dưỡng (ăn, mặc, khám chữa bệnh) và học hành của con. Khi thỏa thuận mức cấp dưỡng nuôi con phải dựa trên chi phí thực tế và cần thiết để đảm bảo cho con được nuôi dưỡng học hành. Nếu các bên không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết. Tòa án quyết định mức cấp dưỡng phải tùy vào từng trường hợp cụ thể vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng cho con hợp lý (Mục 11 điểm b nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP). Về phương thức cấp dưỡng nuôi con do các bên thỏa thuận. Có thể cấp dưỡng định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm hoặc một lần. Việc cấp dưỡng thỏa thuận phương thức cấp dưỡng nuôi con phải xuất phát từ quyền lợi của con. Nếu không thỏa thuận được thì cấp dưỡng hành tháng. Như vậy khi hủy việc kết hôn trái pháp luật, mỗi bên vẫn phải có nghĩa vụ của mình với con chung nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, cũng chính nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thế hệ trẻ tương lai của đất nước. Trong thực tiễn xét xử cho thấy việc xác định người trực tiếp nuôi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự sau khi hủy việc kết hôn nhân pháp luật rất căng thẳng và nhiều khi dẫn tới mâu thuẫn sâu sắc. Có trường hợp chỉ có một con chung, khi hủy việc kết hôn trái pháp luật cả hai cùng thiết tha muốn được nuôi con nên họ cùng viện dẫn lý do để chứng tỏ bên kia không có điều kiện kinh tế, hoàn cảnh công tác hay tư cách đạo đức… Lại có nhiều trường hợp hai bên không ai chịu nuôi con. Trong trường hợp này vai trò của tòa án là cân nhắc đến quyền lợi về mọi mặt của con mà quyết định giao cho cha hoặc mẹ trực tiếp nuôi để đảm bảo tương lai sau này cho con. Việc xác định mức cấp dưỡng cũng gặp nhiều vướng mắc nhất định. Theo bản án số 05/2008/HNGĐ-ST của tòa án huyện Từ Liêm (Hà Nội ) hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa chị Nguyễn Thị Lan Hương và anh Nguyễn Tiến Lợi. Trong thời gian sống chung hai người đã có một con nhỏ. Tại phiên tòa sơ thẩm anh chị đã thỏa thuận về việc chị Hương sẽ nuôi con nhưng chưa thỏa thuận được mức cấp dưỡng. Chị Hương yêu cầu anh Lợi mỗi tháng cấp dưỡng cho con cới số tiền là 700.000 đồng và phương thức thực hiện 1 lần. Anh Lợi không đồng ý vì không có đủ khả năng thực hiện được yêu cầu đó. Anh Lợi cho biết tổng thu nhập hàng tháng gần 2 triệu đồng, nuôi 1 mẹ già trừ cho phí cấp dưỡng thì số tiền trên không đủ trang trải cho cuộc sống của mình. Sau khi xem xét điều kiện kinh tế của anh Lợi, tòa quyết định anh Lợi thực hiện mức cấp dưỡng là 400.000 đồng theo phương thức thực hiện hàng tháng,. Qua quyết định của tòa án huyện Từ Liêm ta thấy hoàn phù hợp với quy định của pháp luật trong khả năng cấp dưỡng của anh Lợi. Trong cuộc sống có biết bao tình huống, không phải lúc nào phán quyết của tòa cũng chính xác, có trường hợp tòa căn cứ vào thu nhập của cha mẹ quá thấp nên đã quyết định cấp dưỡng một số tiền quá nhỏ không đảm bảo quyền lợi của con như cha, mẹ chỉ cấp dưỡng 100.000  đồng/ con /tháng. Nhưng có trường hợp lại quyết định mức cấp dưỡng quá cao so với thu nhập người cấp dưỡng dẫn đến tình trạng án đã có hiệu lực nhưng không được thi hành. Có trường hợp cha mẹ tự thỏa thuận mức cấp dưỡng nhưng mức đó không phù hợp thậm chí không thể gọi là cấp dưỡng được. Hiên nay có nhiều sinh viên vừa đi học vừa đi làm để kiếm tiền lo cho việc học và cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên số tiền kiếm được không đủ trang trải mà đối tượng này đã qua tuổi được hưởng trợ cấp, nên rất ít được tòa quan tâm khi xét cấp dưỡng. 2.3 Quan hệ tài sản Khoản 2 điều 17 thì tài sản được chia theo nguyên tắc: Tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc sở hữu của người đó, tài sản chung chia theo thỏa thuận của mỗi bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và con. Tài sản riêng: Theo điều 32 tài sản riêng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kì hôn nhân; tài sản được chia cho riêng vợ chồng; đồ dùng tư trang cá nhân. Về nguyên tắc, dù người có tài sản có tồn tại hôn nhân hợp pháp hay bất hợp pháp, tài sản đó vẫn thuộc về chủ sở hữu, khi tòa án hủy hôn nhân trái pháp luật không làm ảnh hưởng tới quyền sở hữu của họ đối với tài sản riêng. Vì vậy, nếu những người trong hôn nhân trái pháp luật có tài sản riêng thì khi tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật của họ, tài sản riêng ấy vẫn thuộc về người ấy. Việc chứng minh có thể bằng sự công nhận của bên kia hoặc có thể bằng các giấy tờ như giấy chứng nhận quyền sở hữu, di chúc thừa kế tài sản. Nếu người đó không chứng minh được thì tài sản riêng đó được coi là tài sản chung và đem chia. Như vậy đối với tài sản riêng thì được giải quyết giống như trường hợp vợ chồng ly hôn. Đối với tài sản chung: Tài sản chung là tài sản mà hai bên cùng nhau góp công góp sức tạo ra trong thời kì chung sống. Do hai người trong hôn nhân trái pháp luật không phải là vợ chồng nên trong thời gian chung sống nếu họ cùng tạo ra tài sản thì tài sản đó được coi là tài sản chung.Theo khoản 1 điều 27 quy định tài sản chung là những tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp của vợ chồng trong thời kì hôn nhân; Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Tuy nhiên đó không phải là tài sản chung hợp nhất mà là tài sản chung theo phần. Theo quy định tại khoản 3 điều 17 thì chia tài sản chung trong tường hợp này chỉ áp dụng một nguyên tắc duy nhất là căn cứ vào công sức đóng góp của các bên. Các bên có thể tự thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì như luật mới quy định tòa án sẽ chia tài sản của hai bên theo nguyên tắc công sức đóng góp của mỗi bên. Theo quy định đó việc căn cứ vào công sức đóng góp là căn cứ giá trị thực tế của tài sản mà các bên đóng góp, căn cứ vào mức thu nhập, vào cường độ làm lao động của các bên để duy trì và phát triển khối tài sản chung. Căn cứ vào đó, tài sản sẽ được chia theo nguyên tắc bên nào góp nhiều tài sản, lao động nặng nhọc, thu nhập cao hơn thì sẽ được chia nhiều hơn. Việc căn cứ vào công sức đóng góp của mỗi bên để chia tài sản chung trong việc hủy kết hôn trái pháp luật khác hoàn toàn với việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn không dựa vào nguyên tắc “lao động trong gia đình được coi như lao động sản xuất”. Khi chia tài sản quyền lợi của người phụ nữ và con đã được đảm bảo vì họ thường phải làm những công việc nội trợ, chăm sóc con, nuôi con…. Như vậy luật hôn nhân và gia đình 2000 đã bảo vệ được quyền lợi của người phụ nữ khi chia tài sản. Đây chính là điểm mới trong luật hôn nhân và gia đình năm 2000 so với Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 và năm 1986. Trong quan hệ tài sản còn đề cập đến vấn đề cấp dưỡng giữa các bên. Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ phát sinh khi hai người là vợ chồng hợp pháp. Khi vợ chồng ly hôn thì các bên phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau nếu một bên túng thiếu yêu cầu và bên kia có khả năng. Trong hôn nhân trái pháp luật vì hai người không phải là vợ chồng nên nguyên tắc cấp dưỡng giữa các bên không được đặt ra khi tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật. Nhóm chúng em thấy rằng không đạt ra vấn đề cấp dưỡng là đúng luật nhưng ta thấy sau khi hủy việc kết hôn trái pháp luật thì người phụ nữ thường gặp khó khăn trong chuyện tình cảm cũng như vật chất nên nếu bên kia có khả năng thì tòa án có thể quyết định mức cấp dưỡng để đảm bảo cho cuộc sống của họ diễn ra bình thường. Trên thực tế khi hủy kết hôn trái pháp luật một bên yêu cầu tòa án xác định một tài sản nào đó là tài sản riêng thì chứng cứ đưa ra để xác định tài sản riêng không thuyết phục. Vì vậy tài sản đó vẫn thuộc tài sản chung của vợ chồng. Có trường hợp vợ hoặc chồng dùng tiền thu nhập của mình mua phương tiện đi lại trong thời kì sống chung, khi hủy việc kết hôn trái pháp luật thì họ lại cho rằng đó là tài sản riêng hoặc của bố mẹ tặng. Hay có trường hợp tòa án gặp nhiều vướng mắc khi xác định đồ tư trang cá nhân như vụ việc của anh S là giám đốc của công ty lớn. Anh đã có vợ hợp pháp nhưng vẫn đi đăng ký kết hôn với một cô gái trẻ khác tên là M. Họ sống chung tại một khu chung cư. Thời gian sống chung với nhau , anh S có mua đồ trang sức cho người con gái đó gồm một nhẫn vàng 2 chỉ, một lắc tay 3 chỉ vàng ngoài ra còn một số đồ khác. Khi biết chồng có vợ mới chị H đã yêu cầu tòa án hủy việc kết hôn đó. Khi chia tài sản tòa đã xác định số trang sức đó là tài sản của chị M nên không được đem chia cho anh S.  Có nhiều đồ tư trang cá nhân có được từ tài sản chung là những đồ vật có giá trị lớn, nếu coi những dồ tư trang này là tài sản riêng của một bên sẽ có ảnh hưởng rất lớn lợi ích của bên kia, cũng như lợi ích gia đình. Cùng với đó thì việc xác định tài sản chung cũng không phải chuyện đơn giản vì rất nhiều trường hợp không xác định được tài sản chung. 3. Đánh giá chung vấn đề Sự ra đời của luật hôn nhân và gia đình năm 2000 là nhu cầu khách quan của toàn xã hội trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đaị hóa đất nước. Trên cơ sở việc kế thừa và phát triển hệ thống luật hôn nhân và gia đình, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã có nhiều tiến bộ, khắc phục được những hạn chế trước đó. So với luật trước, luật hôn nhân và gia đình năm 2000 khi quy định về hậu quả của việc hủy kết hôn trái pháp luật đã có hai điểm mới. Đó là:có tòa án tham gia khi chia tài sản nếu hai bên không thỏa thuận được và quyền lợi của người phụ nữ đã được ghi nhận trong luật. Chính điều kiện đó giúp cho tòa án giải quyết thấu tình đạt lý hậu quả của việc hủy kết hôn trái pháp luật. Bên cạnh những mặt đạt được những quy định về hậu quả pháp lý của việc hủy hôn nhân trái pháp luật con một số điểm hạn chế sau: Thứ nhất, tại điều 16 quy định “căn cứ vào quyết định của Tòa án, cơ quan đăng ký kết hôn xóa đăng ký kết hôn trong sổ đăng ký kết hôn” nhưng đến khoản 1 điều 17 lại quy định“hai bên nam nữ phải chấm dứt quan hệ vợ chồng”. Nên có nhiều cách hiểu sai về vấn đề này. Thứ hai, phần quy định tài sản riêng của vợ chồng có quy định đồ dùng tư trang cá nhân là tài sản riêng. Việc đồ dùng tư trang cá nhân bao gồm những gì? Hiện vẫn chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể. Luật quy định một cách chung chung, phạm vi quá rộng nên có nhiều cách xác định tài sản riêng sai gây ảnh hưởng đến lợi ích của bên kia. Thứ ba, về mức cấp dưỡng. Do luật cũng như các văn bản luật chưa quy định cụ thể vấn đề này gây tình trạng không cấp dưỡng hoặc cấp dưỡng không đúng. Nhiều bậc cha mẹ đã lợi dụng tình trạng này mà trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con. Thứ tư, về đối tượng cấp dưỡng chưa thỏa đáng về có những trường hợp đã qua thành niên nhưng do đi học, không được cấp dưỡng nên nhiều em đã phải từ bỏ ước mơ học tập của mình. Từ một số điểm hạn chế trên nhóm chúng em xin đưa ra một số ý kiến sau: Biện pháp quan trọng nhất là cần hoàn thiện nâng cao chất lượng của luật hôn nhân và gia đình, cùng hệ thống văn bản hướng dẫn, đặc biệt là các quy định liên quan đến hủy kết hôn trái pháp luật. Sửa đổi ban hành luật hôn nhân và gia đình phải đảm bảo đồng bộ với luật dân sự và các luật khác có liên quan. Luật cần quy định cụ thể nguồn gốc tài sản là đồ dùng tư trang cá nhân bao gồm những gì, có nguồn gốc phát sinh từ tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng. Khi có tranh chấp từ tài sản này tùy từng trường hợp cụ thể mà xem xét giá trị của chúng so với tài sản của vợ chồng và mức thu nhập thực tế của vợ chồng để xác định chính xác và hợp lý. Cần tăng cường đội ngũ cán bộ chuyên trách giải quyết các tranh chấp về hôn nhân và gia đình, đặc biệt chú trọng đến hoạt động xét xử và chất lượng chuyên môn nghiệp vụ của thẩm phán tòa án nhân dân huyện. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật hôn nhân gia đình ở những vùng sâu vùng xa. Để hạn chế hậu quả của việc hủy kết hôn trái pháp luật cần tuyên truyền các điều kiện kết hôn để mọi người hiểu, đặc biệt là tại các cơ quan đăng ký kết hôn cần phải kiểm tra xác minh rõ về hồ sơ đăng ký kết hôn có đúng với thực tế hay không. Tăng cường trách nhiệm của các cơ quan , tổ chức cá nhân có thẩm quyền giúp đỡ hỗ trợ tòa án về cung cấp thông tin, chứng cứ, tài liệu có liên quan. Tòa án nhân tối cao cần định kỳ ban hành các tập hợp án điển hình để tòa án cấp dưới học tập và rút kinh nghiệm trong hoạt động xét xử. C. KẾT LUẬN Để đạt được hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật, khi xử lý các trường hợp kết hôn trái pháp luật tòa án cần phải điều tra làm rõ hành vi vi phạm điều kiện kết hôn, mức độ vi phạm, hoàn cảnh vi phạm, đặc biệt là phải xem xét và đánh giá thực chất mối quan hệ tình cảm giữa họ kể từ khi kết hôn của họ để từ đó tòa án có quyết định xử lý đúng đắn, bảo đảm thấu tình đạt lý. Hi vọng bài tập này của chúng tôi với những liệt kê, phân tích tổng hợp trên sẽ góp phần tích cực trong nghiên cứu lý luận và thực tiễn và hậu quả pháp luật của việc hủy kết hôn trái pháp luật. Từ đó rút ra được những bài học, những hướng giải quyết tốt hơn, sâu sắc và đầy đủ. Trong quá trình tìm hiểu vấn đề này chúng em còn nhiều thiếu sót do chưa có kĩ năng nghiên cứu thành thục. Tập thể chúng tôi hi vọng nhận được những góp ý của của thầy cô để có thể thực hiện đề tài một cách tốt hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số vấn đề lý luận và thực tế về hậu quả pháp lý của hủy việc kết hôn trái pháp luật.doc
Luận văn liên quan