Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thỏa thuận trọng tài đối với giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài Thương mại tại Việt Nam

LỜI NÓI ĐẦU Trong điều kiện nền kinh tế - xã hội phát triển như hiện nay, Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại được các thương nhân sử dụng một cách phổ biến. Đã xuất hiện trên thế giới từ lâu, nhưng tại Việt Nam, các chủ thể kinh doanh chỉ biết đến phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại từ những năm 1960[1]. Trong suốt hơn 40 năm tồn tại, các tổ chức trọng tài thương mại Việt Nam cũng như phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài dần trưởng thành theo sự chuyển đổi, phát triển của đất nước. Từ những năm 1990, Việt Nam phát triển kinh tế thị trường, mở rộng giao lưu thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội giao dịch thương mại với các đối tác nước ngoài nên đã làm quen và sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nhiều hơn trước. Nhưng các doanh nghiệp vẫn còn e ngại khi chọn trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp thuộc lĩnh vực thương mại, một mặt do hiểu biết hạn chế, mặt khác do hệ thống pháp luật về trọng tài thương mại của Việt Nam còn nhiều bất cập. Mặc dù vậy, với tốc độ phát triển như hiện nay của kinh tế thị trường, giới luật gia quốc tế và trong nước đều cho rằng giải quyết tranh chấp thương mại qua Trọng tài thương mại là một phương thức có nhiều ưu điểm, ngày càng ưa chuộng và phát triển. Cũng vì vậy mà hoàn thiện hành lang pháp lý về trọng tài thương mại đang được coi là một trong những mục tiêu hàng đầu trong nỗ lực tạo điều kiện để phát triển trọng tài thương mại nói riêng và hỗ trợ có hiệu quả hoạt động kinh doanh thương mại nói chung ở nước ta. Thỏa thuận trọng tài là yếu tố cơ bản cần thiết, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ hoạt động trọng tài kể từ lúc khởi đầu trọng tài cho đến khi công nhận và thi hành phán quyết trọng tài. Hiệu quả của hoạt động tố tụng trọng tài phụ thuộc một phần không nhỏ vào thỏa thuận trọng tài. Sự cần thiết hoàn thiện các chế định pháp lý về thỏa thuận trọng tài do đó cũng là một yêu cầu tất yếu và là hạt nhân quan trọng trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý về Trọng tài thương mại. Thực tiễn pháp luật và áp dụng pháp luật về Trọng tài thương mại ở Việt Nam cho thấy, nhiều doanh nghiệp còn chưa đánh giá đúng vai trò của thỏa thuận trọng tài nên trong quá trình soạn thảo, ký kết thỏa thuận trọng tài còn nhiều thiếu sót dẫn đến những tranh chấp không đáng có về thỏa thuận trọng tài. Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành về thỏa thuận trọng tài còn có nhiều hạn chế, bất cập nên đã gây nhiều cản trở cho hoạt động đưa tranh chấp ra giải quyết tại trọng tài thương mại và làm giảm tính hấp dẫn của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại. Đây cũng chính là lý tôi lựa chọn đề tài “ Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thỏa thuận trọng tài đối với giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài Thương mại tại Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI VÀ THỎA THUẬN TRỌNG TÀI 3 1.1 Khái quát chung về trọng tài thương mại 3 1.1.1. Khái niệm trọng tài thương mại 3 1.1.2 Ưu điểm và hạn chế của việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại 8 1.2 Khái quát chung về thoả thuận trọng tài thương mại 10 1.2.1. Khái niệm , đặc điểm của thỏa thuận trọng tài 10 1.2.1. Ý nghĩa của thỏa thuận trọng tài trong giải quyết tranh chấp thương mại 15 CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THỎA THUẬN TRỌNG TÀI VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG THỎA THUẬN TRỌNG TÀI TRÊN THỰC TẾ Ở VIỆT NAM 17 2.1. Thực trạng quy định pháp luật Việt Nam về thỏa thuận trọng tài 17 2.1.1. Hệ thống quy định của pháp luật Việt Nam về thỏa thuận trọng tài 17 2.1.2. Những quy định cụ thể liên quan đến thỏa thuận trọng tài thương mại 18 2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam 31 2.2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam thông qua một số vụ việc điển hình. 31 2.2.2. Một số đánh giá và bài học kinh nghiệm từ thực tiễn áp dụng các quy định của thỏa thuận trọng tài 35 CHƯƠNG III : MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THỎA THUẬN TRỌNG TÀI Ở VIỆT NAM 41 3.1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về thoả thuận trọng tài ở Việt Nam 41 3.1.1. Về định nghĩa thỏa thuận trọng tài 41 3.1.2. Về hình thức của thoả thuận trọng tài 41 3.1.3. Về quan hệ giữa hiệu lực của điều khoản trọng tài với hiệu lực của hợp đồng liên quan 43 3.1.4. Về thỏa thuận trọng tài vô hiệu do không xác định rõ tên tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết 44 3.1.5. Về nguyên tắc “thẩm quyền của thẩm quyền”. 44 3.1.6. Về thỏa thuận trọng tài không thực hiện hoặc không thể thực hiện được. 45 3.1.7. Về luật điều chỉnh đối với thỏa thuận trọng tài 46 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật thỏa thuận trọng tài trong thực tiễn ở Việt Nam 47 3.2.1. Thỏa thuận trọng tài đơn giản và chính xác. 47 3.2.2. Lựa chọn hình thức trọng tài phù hợp. 47 3.2.3. Lựa chọn Địa điểm tiến hành trọng tài 48 3.2.4. Lựa chọn Luật áp dụng cho nội dung vụ tranh chấp. 48 3.2.5. Sử dụng ngôn ngữ trọng tài 49 3.2.6. Sử dụng các điều khoản trọng tài mẫu. 50 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

doc57 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4942 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thỏa thuận trọng tài đối với giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài Thương mại tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nam và Tòa án Trọng tài Quốc tế ICC” v.v… Theo quy định của PLTTTM 2003, các điều khoản trọng tài nêu trên không thuộc trường hợp vô hiệu vì đã chỉ rõ tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp. Tuy nhiên, những điều khoản trọng tài này không thể thực hiện được trong thực tiễn bởi thỏa thuận có sự mâu thuẫn giữa tổ chức trọng tài và quy tắc tố tụng được lựa chọn; các bên không thừa nhận tính chung thẩm của phán quyết trọng tài...v.v. Bên cạnh đó, nguyên nhân dẫn tới điều khoản trọng tài không thực hiện được hoặc không thể thực hiện được còn xuất phát từ một lý do khách quan là trọng tài được lựa chọn lại từ chối thụ lý giải quyết tranh chấp. Đó là trường hợp thỏa thuận trọng tài đáp ứng đầy đủ các điều kiện có hiệu lực, làm phát sinh thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài, nhưng vì một lý do chủ quan nào đó trọng tài đã từ chối thụ lý giải quyết tranh chấp. Ví dụ như: các bên thỏa thuận lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp là trọng tài vụ việc, lựa chọn đích danh một trọng tài viên duy nhất. Nhưng trọng tài viên đó lại từ chối giải quyết tranh chấp do không có đủ kiến thức chuyên môn đối với loại tranh chấp này. Hiện nay, pháp luật không cấm trọng tài được các bên lựa chọn từ chối thụ lý giải quyết tranh chấp. Mặc dù trọng tài được xác định là không hoạt động vì mục đích lợi nhuận, nhưng vẫn nằm ngoài hệ thống các cơ quan xét xử mang quyền lực Nhà nước, vì vậy trọng tài có quyền từ chối thụ lý vụ án tranh chấp. Vậy nên, khi bị trọng tài từ chối giải quyết tranh chấp thì thỏa thuận trọng tài cũng không thể thực hiện được. Vậy với những thỏa thuận trọng tài không thực hiện được hoặc không thể thực hiện được thì các bên sẽ đưa tranh chấp ra cơ quan nào để giải quyết? Nếu đưa tranh chấp ra các Trung tâm trọng tài thì họ hoàn toàn có thể từ chối thụ lý vì không thể thực hiện được. Còn nếu đưa ra Tòa án thì Tòa án cũng sẽ từ chối vì Điều 5 PLTTTM 2003 quy định “trong trường hợp vụ tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài, nếu một bên khởi kiện ra Tòa án thì Tòa án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu”. Như vậy, PLTTTM 2003 mới chỉ giải quyết vấn đề thỏa thuận trọng tài vô hiệu, chưa giải quyết vấn đề thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được. Do đó, sẽ có nhiều vụ tranh chấp phát sinh nhưng không được cơ quan nào giải quyết. Vấn đề này nếu không được điều chỉnh kịp thời sẽ tạo ra hậu quả xấu làm giảm tính hấp dẫn của Trọng tài. Quy định về luật điều chỉnh đối với thỏa thuận trọng tài Hiện nay pháp luật Việt Nam cũng chưa có quy định về vấn đề luật áp dụng đối với thỏa thuận trọng tài. Vấn đề này liên quan trước hết đến việc xác định hiệu lực của thỏa thuận trọng tài. Điều đầu tiên phải khẳng định là thỏa thuận trọng tài phải tuân thủ luật của nước áp dụng đối với thỏa thuận trọng tài (dù là một điều khoản trọng tài hay một thỏa ước trọng tài). Nhìn chung, trong trường hợp này Hội đồng trọng tài đều tôn trọng luật điều chỉnh thỏa thuận trọng tài do các bên thống nhất lựa chọn để từ đó xác định tính hợp pháp của thỏa thuận trọng tài. Nguyên tắc thỏa thuận trọng tài độc lập cho phép các bên có quyền thỏa thuận một luật riêng để điều chỉnh thỏa thuận trọng tài mà không phải dựa vào luật điều chỉnh nội dung hợp đồng. Nếu muốn một luật riêng như vậy, họ cần thỏa thuận rõ về việc áp dụng luật đó trong hợp đồng hoặc một văn bản riêng. Tuy nhiên, trên thực tế, hiếm khi các bên thỏa thuận áp dụng luật riêng cho thỏa thuận trọng tài mà mặc nhiên sử dụng ngay luật điều chỉnh nội dung hợp đồng (thường được thỏa thuận dưới dạng một điều khoản hợp đồng). Vấn đề đặt ra là nếu các bên đã không có bất kỳ sự thỏa thuận chọn luật nào như vậy thì luật sẽ được áp dụng đối với thỏa thuận trọng tài là luật hợp đồng, luật nơi tiến hành trọng tài, hay luật của nơi thi hành quyết định trọng tài? Như vậy, pháp luật trọng tài cần có một quy định riêng, cụ thể về luật điều chỉnh đối với thỏa thuận trọng tài. 2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam 2.2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam thông qua một số vụ việc điển hình Với việc lựa chọn phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin và phương pháp thu thập thông tin để giải quyết những vấn đề đặt ra làm kim chỉ nam cho quá trình nghiên cứu đề tài, vậy nên khi tìm hiểu về thực tiễn áp dụng pháp luật về thỏa thuận trọng tài tại Việt Nam, tôi xin đưa ra một số vụ việc điển hình trên thực tế, qua đó có cái nhìn khái quát, sinh động và có cơ sở về vấn đề này. Vụ việc thứ nhất . : Một công ty Đài Loan và chi nhánh của một công ty kinh doanh hải sản có trụ sở tại Bà Rịa - Vũng Tàu ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Hai bên đã thỏa thuận và đưa ra điều khoản trọng tài: “nếu có tranh chấp sẽ nhờ trọng tài Việt Nam giải quyết”. Khi tranh chấp xảy ra, một bên đã gửi đơn khiếu kiện lên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) yêu cầu giải quyết tranh chấp. Nhưng VIAC đã phải từ chối giải quyết tranh chấp vì trong điều khoản trọng tài việc lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp, tên của tổ chức trọng tài đã không được thể hiện cụ thể mà chỉ ghi nhận một cách chung chung. Thỏa thuận trên không đủ cơ sở để xác định thẩm quyền giải quyền giải quyết tranh chấp cho VIAC vì ở Việt Nam hiện nay ngoài Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam còn có sáu Trung tâm Trọng tài khác là: Trung tâm Trọng tài Thương mại Hà Nội, Trung tâm Trọng tài Thương mại Tp.HCM, Trung tâm Trọng tài Thương mại Cần Thơ và Trung tâm Trọng tài Thương mại Á Châu, Trung tâm trọng tài Viễn Đông và Trung tâm trọng tài Thái Bình Dương. Sau khi xảy ra tranh chấp hai bên lại không có thỏa thuận bổ sung nên theo Khoản 4, Điều 10 PLTTTM 2003 thì thỏa thuận trọng tài trên bị vô hiệu. Do mất nhiều thời gian để nhờ tòa án phân xử, cuối cùng vụ việc được đưa ra Tòa án Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giải quyết nhưng cũng bị đình chỉ vì đã quá thời hiệu khởi kiện. b.Vụ việc thứ hai (Theo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn) : Vụ việc điển hình thứ hai liên quan tới thỏa thuận trọng tài đó là vụ việc giữa Công ty Dâu tơ tằm Việt Nam (Viseri) và Công ty Kyunggi Silk (Hàn Quốc). Hai công ty ký đã hợp đồng trao đổi hàng hóa, nhưng khi ký hợp đồng ,Viseri do không hiểu luật và đánh giá đúng tầm quan trọng của thỏa thuận trọng tài nên đã không chú trọng đến việc: chọn luật, chọn trọng tài, chọn nơi giải quyết tranh chấp (nếu xảy ra). Sau đó, tranh chấp được đưa ra trọng tài Geneva ( Thụy Sỹ) giải quyết. Phán quyết của trọng tài Geneva ngày 4/4/2001 buộc Viseri thanh toán cho Kyunggi khoản tiền gần 425.900 USD với lãi suất 7,5%/năm (trong đó gần 21.000 USD tính lãi từ tháng 10/1992, hơn 405.000 USD tính lãi từ giữa tháng 3/1994). Và mức lãi suất này tăng lên 11,5%/năm kể từ 9/1999. Kèm theo đó, Công ty Dâu tằm tơ Việt Nam phải thanh toán gần 40.000 USD tiền phí trọng tài. Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã công nhận phán quyết trọng tài tại phiên tòa xét xử ngày 18/12/2001. Tại phiên tòa, Viseri đề nghị Hội đồng xét xử xem xét lại nội dung vụ việc, với lý do công ty không hiểu pháp luật mà họ lựa chọn giải quyết tranh chấp, không hiểu hết những gì mà trọng tài quốc tế yêu cầu họ cung cấp trong quá trình tố tụng... Tuy nhiên, phạm vi phiên tòa chỉ xét việc công nhận phán quyết của trọng tài chứ không xem lại nội dung vụ việc, nên yêu cầu của Viseri không được tòa chấp nhận. Hội đồng xét xử cho rằng phán quyết của Geneva phù hợp với thông lệ quốc tế, với Luật Thương mại Việt Nam, với Pháp lệnh Thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam... nên được công nhận thi hành tại Việt Nam. Nguyên nhân thua kiện của Viseri bên cạnh việc không hiểu luật giải quyết tranh chấp mà chính mình lựa chọn khi ký hợp, mà họ còn không hiểu các thủ tục phải làm sau khi nhận được phán quyết của trọng tài Geneva, nên đã để tuột mất cơ hội khiếu nại và chính họ làm mất hồ sơ, trong khi phía nước ngoài có tài liệu đầy đủ để chứng minh. Đây là một bài học đắt giá cho các doanh nhiệp khi ký kết các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, đặc biệt là vấn đề thỏa thuận trọng tài. c. Vụ việc thứ ba 1. _content&task=view&id=275&Itemid=84 2. 3. Bản án số: 102/2006/KTPT, ngày 09/5/2006 về việc tranh chấp hợp đồng cho thuê tài chính giữa công ty TNHH quảng cáo và hội chợ Thái Bình Dương và công ty cho thuê tài chính - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. 4. Quyết định số 10/03 công bố ngày 3/6/2004 của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) : Công ty TNHH quảng cáo và hội chợ Thái Bình Dương và công ty cho thuê tài chính (Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam) đã ký hợp đồng cho thuê tài chính số 44/2002/HD-CTTC. Đối tượng cho thuê tài chính là màn màn hình LED do công ty Kumgang sản xuất. Theo nguyên tắc mà các bên đã thỏa thuận, công ty cho thuê tài chính đã ký “ Hợp đồng ủy thác nhập khẩu” để ủy thác cho cho công ty Thái Bình Dương ký kết hợp đồng mua bán với nhà cung ứng là Công ty Kumgang và làm các thủ tục nhập khẩu. Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa công ty Kumgang và công ty Thái Bình Dương được ký kết ngày 12/4/2002 và tại Điều 15.3 của hợp đồng các bên đã thỏa thuận là “nếu hai bên không đạt được thỏa thuận dàn xếp tranh chấp sẽ do Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam ở 33 phố Bà Triệu - Hà Nội giải quyết. Quyết định của Trung tâm sẽ là cuối cùng và hai bên có nghĩa vụ tuân theo”. Trong quá trình thực hiện hợp đồng xảy ra những thiệt hại cho công ty Thái Bình Dương do chất lượng hàng cung cấp bởi công ty Kumgang không đảm bảo. Ngày 30/7/2003 Công ty Thái Bình Dương đã tiến hành khởi kiện công ty Kumgang ra Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam. Ngày 03/6/2004 Trung tâm trọng tài quốc tế đã ra phán quyết vụ kiện số 10/03 theo đó công ty Kumgang phải hoàn trả số tiền mua màn hình là 280.755 USD và bồi thường thiệt hại thực tế cho Công ty Thái Bình Dương là 573.837.593 VNĐ. Công ty Kumgang đã gửi đơn đến Tòa án nhân dân tối cao xin hủy phán quyết của Trọng tài với lý do thỏa thuận trọng tài vô hiệu. Nguyên nhân dẫn tới thỏa thuận trọng tài vô hiệu là người ký thỏa thuận trọng tài bên phía công ty Kumgang không có thẩm quyền ( theo Khoản 2, Điều 10 PLTTTM 2003). Công ty Kumgang cho rằng người ký thỏa thuận là ông Hong Kun Yun - Trưởng Văn phòng đại diện của Công ty Kumgang tại Hà Nội chỉ được Tổng giám đốc Công ty Kumgang ủy quyền cho ký hợp đồng mua bán hàng hóa với công ty thuê tài chính chứ không phải là công ty Thái Bình Dương. Ngày 10/01/2004 Tòa phúc thẩm tòa án nhân dân tối cao đã xử bác đơn yêu cầu xin hủy quyết định trọng tài của công ty Kumgang. Theo Tòa án, “trong quá trình thực hiện hợp đồng Chủ tịch tập đoàn Kumgang không hề phản đối tư cách bên mua trong hợp đồng là Công ty Thái Bình (Công ty Kumgang đã chấp nhận L/C do người mở là Công ty Thái Bình, bản thân ông Chủ tịch tập đoàn đã trực tiếp gửi các công văn từ Hàn Quốc cho Công ty Thái Bình để trao đổi việc bảo hành, sửa chữa màn hình LED cũng như thực hiện các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng...). Như vậy, Công ty Kumgang đã chấp nhận hợp đồng mua bán và đã được hưởng lợi từ hợp đồng này. Vì thế họ phải có nghĩa vụ thực hiện các quy định của hợp đồng trong đó có cả Điều 15.3 (điều khoản về trọng tài nêu trên). Hơn nữa, theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 04/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì hợp đồng mua bán hàng hóa nêu trên có hiệu lực pháp luật. Việc VIAC thụ lý giải quyết tranh chấp là hoàn toàn đúng thẩm quyền”. Ở đây, người ký thỏa thỏa thuận trọng tài không phải là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp mà theo giấy ủy quyền và người ký dường như không được ủy quyền để ký kết. Mặc dù vậy, theo Tòa án, thỏa thuận trọng tài vẫn có giá trị pháp lý và Tòa án đã áp dụng pháp luật Việt Nam. Bởi, theo Tòa án, hợp đồng mua bán có điều khoản trọng tài đã được bên được đại diện chấp nhận nên họ cũng phải chấp nhận điều khoản trọng tài. Có thể nói, quá trình tố tụng trọng tài của các vụ việc trên đều gặp phải những vướng mắc liên quan tới thỏa thuận trọng tài. Hầu hết những vướng mắc đó đều phát sinh từ những vi phạm của các bên khi soạn thảo, ký kết thỏa thuận trọng tài: đối với vụ việc thứ nhất, khi ký kết thỏa thuận trọng tài hai bên đã không lựa chọn một tổ chức trọng tài cụ thể để giải quyết tranh chấp; với vụ việc thứ hai, phía doanh nghiệp Việt Nam đã không hiểu luật và chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của thỏa thuận trọng tài khi ký kết thỏa thuận trọng tài; còn với vụ việc thứ ba thì các bên trong quan hệ hợp đồng đã chủ quan với vấn đề thẩm quyền khi ký kết thỏa thuận trọng tài. Có thể thấy rằng, việc chưa hiểu đúng và đầy đủ vai trò, bản chất của thỏa thuận trọng tài và những vi phạm trong quá trình soạn thảo, ký kết thỏa thuận trọng tài là những vấn đề chủ yếu trong thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về thỏa thuận trọng tài tại Việt Nam hiện nay. 2.2.2. Một số đánh giá và bài học kinh nghiệm từ thực tiễn áp dụng các quy định của thỏa thuận trọng tài Qua những vụ việc điển hình đã đưa ra ở phần 2.2.1 và quá trình tìm hiểu thực tiễn ta có thể thấy thực tiến ký kết và thực hiện các thỏa thuận trọng tài tại Việt Nam còn nhiều hạn chế. Mà nguyên nhân chủ yếu là do các bên chưa thực sự hiểu rõ về phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài cũng như chưa hiểu rõ thế nào là một thỏa thuận thỏa thuận trọng tài khi ký kết. Các biểu hiện khá phổ biến phổ biến là: Thứ nhất, các bên chưa có một thói quen đặt ra câu hỏi là cần lựa chọn trọng tài hay tòa án khi ký kết hợp đồng và tại sao lại như vậy? Do đó, khi có tranh tranh chấp phát sinh trong các vụ kiện có yếu tố nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam luôn ở tình thế bị động, không thể lựa chọn được cho mình một phương án giải quyết tranh chấp tối ưu nhất. Trọng tài luôn là phương án giải quyết tranh chấp tốt nhất nhưng khi đã xảy ra tranh chấp, việc hai bên ngồi lại với nhau cùng thỏa thuận lựa chọn trọng tài là điều không dễ dàng. Nếu chọn Tòa án nước ngoài (của đối tác) thì doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp phải rất nhiều bất lợi vì không am hiểu thủ tục pháp luật của nước ngoài. Còn nếu chọn Tòa án Việt Nam thì việc phán quyết của Tòa án Việt Nam được Tòa án nước ngoài công nhận và cho thi hành cũng không dễ dàng, nhanh chóng. Thứ hai, các bên trong quan hệ hợp đồng đã có ý thức lựa chọn trọng tài làm phương án giải quyết tranh chấp, nhưng họ không hiểu rõ, hiểu chính xác về bản chất của trọng tài, về tổ chức trọng tài mà mình lựa chọn. Bên cạnh đó, các bên còn khá chủ quan trong việc thỏa thuận lựa chọn trọng tài, chọn quy tắc, chọn địa điểm trọng tài và luật áp dụng vì quan niệm rằng tranh chấp sẽ không xảy ra, mà nếu xảy ra thì vẫn có thể thương lượng tiếp. Điều này khiến cho khi tranh chấp xảy ra nhiều doanh nghiệp bị bất ngờ, lúng túng vì họ không thực sự hiểu hết về những gì mình đã lựa chọn trong thỏa thuận trọng tài và hậu quả là quá trình trọng tài có thể bị kéo dài hoặc gặp nhiều rủi ro. Minh chứng cụ thể cho trường hợp này là bài học đắt giá của công ty Dâu tơ tằm Việt Nam (vụ việc thứ hai, phần 2.2.1). Thứ ba, các bên trong quan hệ hợp đồng đã lựa chọn trọng tài làm phương thức giải quyết tranh chấp, nhưng trong điều khoản trọng tài họ chỉ quy định một cách chung chung hoặc không chính xác về tên của tổ chức trọng tài, hoặc có sự mâu thuẫn giữa tổ chức trọng tài với quy tắc tố tụng hoặc đồng thời lựa chọn cả tòa án và trọng tài...v.v. Những điều khoản trọng tài như vậy thường gây ra tranh chấp về tính hiệu lực. Việc xác định sự tồn tại của thỏa thuận trọng tài cũng như thẩm quyền của trọng tài phải thông qua sự giải thích của các trọng tài viên hoặc tòa án. Trong trường hợp tốt nhất, những thỏa thuận này dẫn đến hậu quả là vụ tranh chấp sẽ liên quan tới cả tòa án và trọng tài (tòa án giải quyết tranh chấp về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài), tạo điều kiện cho một bên cố gắng tránh việc đưa tranh chấp ra trọng tài và làm cho toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp trở nên mất thời gian và tốn kém chi phí. Còn trong trường hợp xấu nhất, điều khoản trọng tài sẽ bị vô hiệu, dẫn đến hệ quả phức tạp, quyết định trọng tài có thể bị hủy, vụ tranh chấp sẽ bị kéo dài không cần thiết. Minh chứng cụ thể cho trường hợp này là vụ việc của công ty Đài Loan và chi nhánh của một công ty kinh doanh hải sản có trụ sở tại Bà Rịa - Vũng Tàu (vụ việc thứ nhất, phần 2.2.1). Thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc không có khả năng thi hành khiến cho mỗi năm các trung tâm trọng tài Việt Nam mà điển hình là VIAC đã phải từ chối thụ lý hàng chục đơn kiện. Đây là một trong các lý do khiến số lượng vụ việc được giải quyết tại các trung tâm trọng tài Việt Nam còn hạn chế. Có thể lấy số liệu sau để chứng minh: Vào năm 2008, trong khi bình quân mỗi thẩm phán ở Tòa kinh tế Hà Nội phải xử trên 30 vụ, mỗi thẩm phán ở Tòa kinh tế thành phố Hồ Chí Minh xử 50 vụ thì mỗi trọng tài viên của VIAC là tổ chức trọng tài lớn nhất và có số vụ kiện thụ lý nhiều nhất Việt Nam chỉ xử… 0,25 vụ. So với các Trung tâm Trọng tài quốc tế trên thế giới trung bình mỗi năm các Trung tâm Trọng tài Việt Nan chỉ giải quyết khoảng 30 vụ, trong khi đó, Trung tâm Trọng tài quốc tế Singapore (119 vụ), Hiệp hội Trọng tài Mỹ (621 vụ); Toà án Trọng tài Quốc tế bên cạnh Phòng Thương mại Quốc tế ICC (599 vụ); Hội đồng Trọng tài Thương mại và Kinh tế Trung Quốc (1.118 vụ); Trung tâm Trọng tài Quốc tế Hồng Kông (448 vụ). Số liệu trích từ : Bài phát biểu trả lời phỏng vấn báo Diễn đàn doanh nghiệp của TS Nguyễn Minh Chí - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế VN ( Trên thực tế, những thỏa thuận trọng tài mang những khiếm khuyết, không cho phép triển khai tố tụng như trên được biết đến dưới tên gọi “ thỏa thuận trọng tài khuyết tật” (pathological clause). Để khắc phục tình trạng các bên tiếp tục ký kết các “ thỏa thuận trọng tài khuyết tật” thì giải pháp tốt nhất là nghiên cứu chính các khiếm khuyết để từ đó rút kinh nghiệm, hạn chế và loại trừ những sai sót tương tự. Qua quá trình nghiên cứu thực tiễn ta có thể phân nhóm các “thỏa thuận trọng tài khuyết tật” như sau: Một là, thỏa thuận trọng tài “trắng” Thỏa thuận trọng tài “trắng” là thỏa thuận trọng tài chỉ nhằm bày tỏ ý chí của các bên trong việc đưa tranh chấp ra trọng tài, mà không chỉ rõ việc chỉ định trọng tài viên hoặc không dẫn chiếu tới một quy tắc trọng tài hoặc một tổ chức trọng tài nào. Thỏa thuận trọng tài được nêu trong vụ việc thứ nhất (trong phần 2.2.1) được coi là một thỏa thuận trọng tài trắng. Để điều khoản trọng tài này được thực hiện thì hai bên phải tiếp tục đàm phán nhưng khi tranh chấp đã xảy ra, việc đàm phán sẽ không dễ dàng, một bên có thể lợi dụng việc đàm phán để kéo dài hay trì hoãn thỏa thuận trọng tài. Điều này có thể dẫn tới hậu quả là vụ việc bị hết thời hiệu khởi kiện như là vụ việc thứ nhất giữa công ty Đài Loan và chi nhánh của một công ty kinh doanh hải sản có trụ sở tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Hai là, thỏa thuận trọng tài lựa chọn một tổ chức trọng tài không tồn tại hay chỉ định không chính xác tổ chức trọng tài Trong thực tế, các bên có thể do sơ ý hoặc thiếu thông tin đã chỉ định sai tổ chức trọng tài, cụ thể là điều khoản trọng tài đưa đến một tổ chức trọng tài không hề tồn tại trên thực tế. Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam đã nhận được rất nhiều các thỏa thuận trọng tài như: “ Tranh chấp sẽ được giải quyết bởi trọng tài Việt Nam theo quy tắc tố tụng Trọng tài của VCCI, Việt Nam” hoặc “Tranh chấp sẽ được giải quyết tại Trọng tài kinh tế bên cạnh Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh”... Với những thỏa thuận này các Trung tâm trọng tài sẽ dựa vào quy định của Điều 409 Bộ luật Dân sự 2005, khi hợp đồng có điều khoản không rõ ràng thì không chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí chung của các bên để giải thích điều khoản đó, từ đó vẫn có thể thụ lý giải quyết tranh chấp với từng trường hợp cụ thể. Ba là, thỏa thuận trọng tài lựa chọn đồng thời tòa án và trọng tài Bản chất của thỏa thuận trọng tài là sự loại trừ thẩm quyền xét xử của Tòa án. Tuy nhiên, có không ít trường hợp trên thực tế các bên thỏa thuận đồng thời chọn cả Tòa án và Trọng tài giải quyết tranh chấp, ví dụ: “ tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này sẽ được giải quyết tại Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam và Tòa án có thẩm quyền”. Sự quy định thiếu rõ ràng này khiến thỏa thuận trọng tài có khả năng bị loại bỏ do sự xung đột về thẩm quyền giữa hai phương thức giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, trên thực tế, nhằm đáp ứng ý chí muốn giải quyết tranh chấp của các bên, nếu như Trung tâm Trọng tài thụ lý và xét xử tranh chấp, trong suốt thời gian đó không có bên nào phản đối thẩm quyền của Trung tâm Trọng tài thì Trung tâm Trọng tài đó vẫn có thẩm quyền giải quyết. Bốn là, thỏa thuận trọng tài xác định một tổ chức trọng tài nhưng lại lựa chọn quy tắc tố tụng của một Trung tâm Trọng tài khác Đây là trường hợp các bên lựa chọn tổ chức trọng tài thường trực nhưng không chọn quy tắc tố tụng của tổ chức này mà lại lựa chọn quy tắc tố tụng của tổ chức trọng tài khác. Khi quy tắc tố tụng được lựa chọn và quy tắc tố tụng của tổ chức trọng tài không tương đồng nhau hay tổ chức trọng tài được lựa chọn không chấp nhận áp dụng quy tắc tố tụng của tổ chức khác thì thỏa thuận có thể sẽ không có khả năng thi hành. Ví dụ : “Tranh chấp phát sinh giải quyết tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam theo quy tắc tố tụng của Ủy ban Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL)” hoặc “ Mọi tranh chấp, tranh cãi hoặc bất đồng có thể phát sinh giữa các bên, từ hoặc liên quan tới hợp đồng này hoặc sự vi phạm hợp đồng này mà không thể thương lượng, sẽ được giải quyết tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam theo quy tắc của Phòng Thương mại Quốc tế. Phán quyết do các trọng tài viên đưa ra sẽ ràng buộc các bên có liên quan”. Năm là, hai bên chọn tổ chức trọng tài để xét xử nhưng lại thỏa thuận phán quyết trọng tài không được coi là chung thẩm Trong trường hợp này, các bên đã thỏa thuận lựa chọn trọng tài để xét xử nhưng lại không thừa nhận tính chung thẩm của phán quyết trọng tài. Điều này trái với quy định của PLTTM 2003 cũng như luật trọng tài quốc tế. Ví dụ như : “Mọi tranh chấp, bất đồng có thể phát sinh từ trọng tài liên quan tới hợp đồng của các bên theo đây, sẽ được giải quyết bởi Trung tâm Trọng tài Việt Nam theo Quy tắc trọng tài của VCCI, Việt Nam. Phán quyết của trọng tài sẽ là chung thẩm và ràng buộc các bên liên quan, và việc xét phán quyết đó có thể bị đưa ra bất cứ tòa án nào hoặc ủy ban có thẩm quyền xét xử việc đó”. Sáu là, người ký thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền Đây là trường hợp thường liên qua tới việc người ký kết thỏa thuận trọng tài được ủy quyền. Có thể là trường hợp người ký kết không đươc ủy quyền trực tiếp trong hợp đồng này nhưng được ủy quyền ký kết hợp đồng liên quan tới hợp đồng này; hoặc người ký kết chỉ được ủy quyền ký kết hợp đồng thương mại nhưng khi xảy ra tranh chấp họ lại tiếp tục ký kết thỏa thuận trọng tài mặc dù không được ủy quyền. Những thỏa thuận này có thể bị vô hiệu theo Khoản 2, Điều 10 PLTTTM 2003 hoặc vẫn có thể có hiệu lực nhưng cần có sự can thiệp của Tòa án để xem xét tính hiệu lực. Ví dụ điển hình là vụ việc gữa công ty TNHH quảng cáo và hội chợ Thái Bình Dương và công ty Kumgang ( vụ việc thứ ba, phần 2.2.1) Việc biết và hiểu rõ các dạng thỏa thuận trọng tài khuyết tật sẽ giúp các bên có được những kinh nghiệm thiết thực để tránh được những sai lầm không đáng có và tránh được những hậu quả bất lợi do những thỏa thuận trọng tài khuyết tật gây ra. CHƯƠNG III : MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THỎA THUẬN TRỌNG TÀI Ở VIỆT NAM 3.1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về thoả thuận trọng tài ở Việt Nam Về định nghĩa thỏa thuận trọng tài Pháp luật nên quy định rõ ràng các tranh chấp phát sinh từ quan hệ thuộc phạm vi giải quyết tranh chấp của trọng tài thương mại thì dù là quan hệ hợp đồng hay không phải là quan hệ hợp đồng vẫn có thể được giải quyết bằng trọng tài. Điều này hoàn toàn phù hợp với luật trọng tài quốc tế. Ví dụ tại Điều 7 Khoản Luật Mẫu quy định : “Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận mà các bên đưa ra Trọng tài mọi tranh chấp nhất định phát sinh hoặc có thể phát sinh giữa các bên về quan hệ pháp lý xác định, dù là quan hệ hợp đồng hay không phải là quan hệ hợp đồng …” hay Điều II Công ước New York 1958 về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài cũng quy định “Mỗi quốc gia thành viên sẽ công nhận một thỏa thuận bằng văn bản, theo đó các bên cam kết đưa ra trọng tài xét xử mọi tranh chấp đã hoặc có thể phát sinh giữa các bên từ một quan hệ pháp lý xác định, dù là quan hệ hợp đồng hay không, liên quan đến một đối tượng có khả năng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài”. Luật Trọng tài của hầu hết các nước trên thế giới như Luật Trọng tài Anh, Luật Trọng tài Đức, Luật Trọng tài Hàn Quốc, Luật Trọng tài Nga, Luật Trọng tài Nhật Bản v.v… đều quy định các tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng đều được giải quyết bằng Trọng tài. Về hình thức của thoả thuận trọng tài Pháp luật về trọng tài nên quy định theo hướng mở rộng hình thức đối với thỏa thuận trọng tài, tránh trường hợp các bên rõ ràng là có thỏa thuận trọng tài nhưng thỏa thuận đó lại không được công nhận về mặt hình thức, làm mất quyền yêu cầu trọng tài giải quyết tranh chấp của các bên tranh chấp. Tuy nhiên, xét ở góc độ nào đó, hình thức của thỏa thuận trọng tài cũng không nên quy định quá rộng và không có những giới hạn cần thiết, nếu không sự kiện này có thể bị một số bên lợi dụng để phủ nhận thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án, nhất là trong trường hợp các quy định đưa ra chung chung, không có tính cụ thể. Vì vậy, đối với những hình thức khác được coi là thỏa thuận trọng tài được xác lập dưới dạng văn bản gồm : thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên; hoặc trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận thỏa thuận trọng tài như các hợp đồng mẫu, các chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu khác tương tự...thì thiết nghĩ pháp luật về trọng tài cần làm rõ hơn thời điểm được coi là thỏa thuận trọng tài được “xác lập” và hiệu lực của các “văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài” được dẫn chiếu tới. Liên quan tới vấn đề này luật Trọng tài quốc tế đã có những quy định chặt chẽ hơn. Ví dụ như, tại Khoản 2, Điều 7, Luật mẫu UNCITRAL quy định: “Thỏa thuận trọng tài phải được lập thành văn bản. Thỏa thuận là văn bản nếu nó nằm trong một văn bản được các bên ký kết hoặc bằng sự trao đổi qua thư từ, Telex, telegrams hoặc các hình thức trao đổi viễn thông khác mà ghi nhận thỏa thuận đó hoặc qua trao đổi về đơn kiện và bản biện hộ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thỏa thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận. Việc dẫn chiếu trong hợp đồng tới một văn bản ghi nhận điều khoản trọng tài lập nên thỏa thuận trọng tài với điều kện hợp đồng này phải là văn bản và sự dẫn chiếu đó là một bộ phận của hợp đồng này”. Quy định như trên của luật Mẫu UNCITRAL là hoàn toàn hợp lý, không phải trong mọi trường hợp một văn bản chứa đựng thỏa thuận trọng tài được hợp đồng giữa các bên dẫn chiếu tới cũng được coi là một thỏa thuận trọng tài có hiệu lực để giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng. Chỉ khi nào hợp đồng này bằng văn bản và sự dẫn chiếu từ hợp đồng làm cho thỏa thuận trọng tài trở thành một bộ phận của hợp đồng (tất nhiên, bộ phận này vẫn độc lập với hợp đồng) thì nó mới được coi là một thỏa thuận trọng tài đáp ứng về mặt hình thức. 3.1.3. Về quan hệ giữa hiệu lực của điều khoản trọng tài với hiệu lực của hợp đồng liên quan Các vấn đề pháp luật liên quan tới tính độc lập của thỏa thuận trọng tài được trình bày trong phần 2.1.2 nên được giải quyết theo phương hướng như sau: Thứ nhất, pháp luật về trọng tài nên đưa ra một quy định độc lập về thẩm quyền của người ký thỏa thuận trọng tài. Pháp luật trọng tài quốc tế đều đã có những quy định độc lập về thẩm quyền của người ký kết thỏa thuận trọng tài, ta có thể tham khảo kinh nghiệm quốc tế liên quan tại Điều VI.2 Công ước Geneve 1961 như sau : “ Năng lực chủ thể tham gia thỏa thuận trọng tài được xác định theo luật mà các bên đã lựa chọn để áp dụng cho thỏa thuận trọng tài, nếu không có lựa chọn chung về vấn đề này thì áp dụng cho thỏa thuận trọng tài, nếu không có lựa chọn chung về vấn đề này thì áp dụng luật nơi tuyên phán quyết trọng tài, hoặc nếu không xác định được nơi trọng tài ra phán quyết thì xác định theo luật được chỉ định bởi các quy tắc xung đột pháp luật mà tòa án thụ lý áp dụng.” Thứ hai, pháp luật về trọng tài nên bổ sung quy định trọng tài có quyền tuyên thỏa thuận trọng tài vô hiệu trong trường hợp khi giải quyết tranh chấp mà phát hiện ra cả hợp đồng và thỏa thuận trọng tài đều vô hiệu. Bởi thỏa thuận trọng tài này tuy nằm trong hợp đồng nhưng nó có tính độc lập với hợp đồng chứa đựng nó hoặc liên quan tới nó. Hơn nữa, trong trường hợp tranh chấp phát sinh ngoài hợp đồng thì thỏa thuận trọng tài càng tỏ rõ tính độc lập của nó. Thứ ba, đối với trường hợp hợp đồng vô hiệu nhưng thỏa thuận trọng tài không vô hiệu, thiết nghĩ để đảm bảo sự nhất quán của các quy định pháp luật thì pháp luật về trọng tài nên quy định Hội đồng trọng tài không có thẩm quyền giải quyết các vấn đề liên quan đến hợp đồng vô hiệu. Bởi các vấn đề này chỉ phát sinh sau khi hợp đồng bị tuyên vô hiệu, các chủ thể của hợp đồng được xác định là không ràng buộc về các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng, như vậy không thể có tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này. Tranh chấp chỉ có thể phát sinh từ việc giải quyết các vấn đề liên quan đến các nghĩa vụ của các bên với nhau xuất phát từ hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu. Vì vậy, Hội đồng trọng tài không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng vô hiệu nếu sau khi hợp đồng bị tuyên vô hiệu, các bên không có thỏa thuận trọng tài khác thay thế. Về thỏa thuận trọng tài vô hiệu do không xác định rõ tên tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết Mặc dù quan điểm cá nhân không đồng ý với một số ý kiến cho rằng không cần thiết phải buộc các bên chỉ rõ tên Trung tâm trọng tài (đối với trọng tài quy chế) trong thỏa thuận trọng tài, nhưng để tránh trường hợp một trung tâm Trọng tài duy nhất được lựa chọn lại từ chối thụ lý vụ tranh chấp thì tôi xin đưa một số một số giải pháp để khắc phục tình trạng trên : Một là, pháp luật về trọng tài có thể đưa ra một giới hạn, ví dụ như hai hoặc ba Trung tâm, và yêu cầu các bên nộp đơn giải quyết tranh chấp tại trọng tài theo thứ tự, và nếu tất cả các Trung tâm trọng tài được dẫn chiếu đều từ chối thụ lý giải quyết tranh chấp thì tại thời điểm này, thỏa thuận trọng tài coi như hết hiệu lực pháp luật nếu như các bên không có thỏa thuận trọng tài khác thay thế. Hai là, khi Trung tâm trọn tài được lựa chọn từ chối giải quyết vụ tranh chấp, các bên phải thỏa thuận chọn Trung tâm trọng tài khác giải quyết. Nếu các bên không lựa chọn hoặc không thống nhất chọn được Trung tâm trọng tài nào khác, thỏa thuận trọng tài đương nhiên hết hiệu lực pháp luật, vì rơi vào trường hợp thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được, và như vậy, các bên tranh chấp phát sinh quyền yêu cầu Tòa án giải quyết vụ tranh chấp. 3.1.5. Về nguyên tắc “thẩm quyền của thẩm quyền” Nguyên tắc “thẩm quyền của thẩm quyền” cần được ghi nhận một cách rõ ràng trong luật trọng tài, theo đó, Hội đồng trọng tài có thẩm quyền xem xét thẩm quyền của chính mình, về sự tồn tại hoặc hiệu lực của thỏa thuận trọng tài khi có đơn khiếu nại hay không có đơn khiếu nại. Thiết nghĩ, theo nguyên tắc, một khi các bên đã thể hiện ý chí lựa chọn trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp thì dù có đơn khiếu nại hay không thì Hội đồng trọng tài vẫn luôn có thẩm quyền giải quyết mọi vấn đề nảy sinh và liên quan đến vụ tranh chấp. Sự ghi nhận rõ ràng về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài sẽ là sự khẳng định một cách dứt khoát thẩm quyền tuyệt đối của Hội đồng trọng tài đối với vụ tranh chấp. Ta có thể tham khảo quy định của Luật Mẫu UNCITRAL về quy định này như sau: “Hội đồng trọng tài có thể quyết định trong phạm vi thẩm quyền xét xử của chính mình, kể cả những ý kiến phản đối về sự tồn tại hoặc giá trị pháp lý của thỏa thuận trọng tài. Vì mục đích này, một điều khoản trọng tài là một phần của hợp đồng sẽ được coi là một thỏa thuận độc lập với các điều khoản khác của hợp đồng. Quyết định của hội đồng trọng tài về việc hợp đồng bị vô hiệu không làm cho điều khoản trọng tài bị vô hiệu theo” (Điều 16 Khoản 1) 3.1.6. Về thỏa thuận trọng tài không thực hiện hoặc không thể thực hiện được Pháp luật về trọng tài Việt Nam nên bổ sung các quy định về trường hợp thỏa thuận trọng tài không thực hiện hoặc không thể thực hiện được và có thể quy định cho Tòa án có thẩm quyền xét xử nếu thỏa thuận trọng tài rơi vào tình trạng đó. Luật mẫu UNCITRAL và Pháp luật trọng tài các nước đều quy định rất rõ về vấn đề này và ta có thể tham khảo. Ví dụ Khoản 1 Điều 8 Luật mẫu UNCITRAL quy định “Tòa án, nơi có khiếu kiện về vấn đề đối tượng của thỏa thuận được đưa ra, nếu một bên yêu cầu không muộn hơn thời gian khi nộp bản giải trình đầu tiên của mình về nội dung tranh chấp, sẽ chuyển tranh chấp ra trọng tài trừ khi thấy rằng thỏa thuận trọng tài vô hiệu, không có hiệu lực hoặc không thể thực hiện được”. Hay Điều II.3 Công ước New York quy định “Tòa án của một quốc gia thành viên, khi nhận được một đơn kiện về một vấn đề mà vấn đề đó các bên đã có thỏa thuận theo nội dung của điều này, sẽ, theo yêu cầu của một bên, đưa các bên ra trọng tài , trừ khi Tòa án thấy rằng thỏa thuận nói trên không có hiệu lực hoặc không thể thực hiện được”. Việc pháp luật trọng tài ghi nhận đối với trường hợp này một mặt tạo điều kiện cho trọng tài được phát triển vì Tòa án sẽ không can thiệp vào vụ việc nếu như các bên đã có thỏa thuận trọng tài, mặt khác còn tạo điều kiện cho việc hỗ trợ nếu như thỏa thuận trọng tài đó có sai sót khiến cho thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được. Tuy nhiên, trong trường hợp này, ý chí đích thực của các bên vẫn là muốn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Do đó, pháp luật nên ấn định một thời gian nhất định để các bên cùng bàn bạc xác lập thỏa thuận trọng tài mới, nếu hết thời hạn trên mà không có thỏa thuận mới thì Tòa án sẽ thụ lý giải quyết tranh chấp. Bên cạnh đó, đối với trường hợp thỏa thuận trọng tài không thực hiện được do trọng tài từ chối thụ lý giải quyết tranh chấp thì pháp luật trọng tài cũng cần có một quy định cụ thể về thời điểm kết thúc hiệu lực của thỏa thuận trọng tài. Theo quan điểm cá nhân tôi, thời điểm kết thực hiệu lực của thỏa thuận trọng tài hợp lý nhất là ngay sau khi trọng tài từ chối thụ lý giải quyết tranh chấp. Về luật điều chỉnh đối với thỏa thuận trọng tài Pháp luật trọng tài của Việt Nam nên bổ sung quy định về luật điều chỉnh thỏa thuận trọng tài. Đây là nội dung rất quan trọng đối với việc giải quyết các tranh chấp có liên quan đến thương mại quốc tế. Trên thực tế, Hội đồng trọng tài nhìn chung xác định luật điều chỉnh thỏa thuận trọng tài do các bên thỏa thuận. Do vậy, căn cứ xác định luật điều chỉnh thỏa thuận trọng tài nên được quy định rõ trong văn bản pháp luật là thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên, nếu các bên không có sự thỏa thuận về vấn đề này thì pháp luật hiện hành không có bộ quy tắc nào về chọn luật điều chỉnh thỏa thuận trọng tài được sử dụng chung cho các trọng tài viên trong Hội đồng trọng tài. Thực tiễn cho thấy, việc xem xét luật điều chỉnh hiệu lực của thỏa thuận trọng tài phụ thuộc vào từng giai đoạn tố tụng trọng tài mà sẽ có những quyết định riêng rẽ, chẳng hạn, luật nơi tiến hành trọng tài, luật nơi phán quyết được tuyên, luật điều chỉnh nội dung tranh chấp. Vì vậy, để tránh những rắc rối có thể xảy ra trong quá trình trọng tài, thiết nghĩ, nên quy định khi không có thỏa thuận thì luật điều chỉnh thỏa thuận trọng tài nên là luật quốc gia nơi ra phán quyết. Sự ghi nhận như vậy cũng là phù hợp với nội dung pháp luật trọng tài quốc tế. Ví dụ tại Điều V.1 Công ước NewYork quy định : Việc công nhận và thi hành quyết định có thể bị từ chối, theo yêu cầu của các bên phải thi hành, chỉ khi nào bên đó chuyển tới cơ quan có thẩm quyền nơi việc công nhận và thi hành được yêu cầu, bằng chứng rằng các bên của thỏa thuận...theo luật áp dụng đối với các bên, không có đủ năng lực, hoặc thỏa thuận nói trên không có giá trị theo luật mà các bên chịu sự điều chỉnh, nếu không có chỉ dẫn về điều này, theo luật của Quốc gia nơi ra quyết định. Nội dung tương tự cũng được ghi nhận tại Điều 103.2.b Luật Trọng tài Anh: “Công nhận và thi hành phán quyết trọng tài có thể bị từ chối nếu bị đơn chứng minh được rằng, thỏa thuận trọng tài không hợp pháp theo luật của nước các bên đã chấp thuận nó, nếu không có điều này, theo luật của nước nơi phán quyết trọng tài được tuyên”. 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật thỏa thuận trọng tài trong thực tiễn ở Việt Nam Qua quá trình tìm hiểu về thực tiễn ký kết các thỏa thuận trọng tài ta có thể thấy rằng điều khoản trọng tài là điều khoản luôn bị các bên tham gia hợp đồng coi nhẹ, không để ý hoặc nếu có thì chỉ xem xét qua loa vì tại thời điểm ký kết hợp đồng, các bên thường không dự liệu hay không nghĩ đến tranh chấp sẽ phát sinh cũng như cách thức giải quyết tranh chấp đó. Điều này dẫn tới hệ quả xấu là khi có tranh chấp, bên bị vi phạm sẽ gặp phải những khó khăn, bất lợi. Do đó, khi tham gia ký kết, soạn thảo điều khoản trọng tài như sau các bên cần chú ý các vấn đề sau : Thỏa thuận trọng tài đơn giản và chính xác Để đạt được tính khả thi và hiệu quả, một điều khoản trọng tài không nhất thiết phải dài và chi tiết. Hai nguyên tắc cơ bản mà bất kỳ người soạn thảo điều khoản trọng tài nào cũng nên biết là tính đơn giản và tính chính xác, cụ thể là đơn giản trong soạn thảo và chính xác khi tập hợp các nội dung để đưa vào điều khoản. Theo đó, điều khoản trọng tài nên quy định khái quát một cách tối đa các tranh chấp không chỉ liên quan đến việc thực hiện hợp đồng, mà còn cả những vấn đề về sự tồn tại, hiệu lực của hợp đồng, vi phạm và chấm dứt hợp đồng và các hệ quả tài chính của hợp đồng. Cách diễn đạt sau đây có thể là thích hợp: “Tất cả các tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan tới hợp đồng này ...”. 3.2.2. Lựa chọn hình thức trọng tài phù hợp Khi soạn thảo điều khoản trọng tài, các bên cần cân nhắc các điều kiện về tài chính, sự thuận tiện hay bản chất của tranh chấp sẽ phát sinh để lựa chọn một hình thức trọng tài phù hợp. Trọng tài quy chế thích hợp với những tranh chấp phức tạp, hợp đồng có giá trị lớn còn trọng tài vụ việc thích hợp với những tranh chấp đơn giản, cần giải quyết nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. 3.2.3. Lựa chọn địa điểm tiến hành trọng tài Thông thường, mỗi bên tham gia hợp đồng đều mong muốn địa điểm trọng tài được tiến hành tại quốc gia nơi mình đặt trụ sở hoạt động. Bởi vậy, việc quyết định địa điểm tiến hành trọng tài ở đâu tùy thuộc vào khả năng đàm phán của mỗi bên. Trong trường hợp không đạt được việc lựa chọn địa điểm trọng tài tại quốc gia mình và phải lựa chọn địa điểm trọng tài tại quốc gia khác, các bên cần cân nhắc kỹ xem pháp luật nơi tiến hành trọng tài có hoàn thiện không, phạm vi và vai trò của các Tòa án liên quan đến tố tụng trọng tài như thế nào, ủng hộ hay phản đối trọng tài. Tốt nhất nên chọn địa điểm tiến hành trọng tài tại quốc gia đã thông qua Luật Mẫu UNCITRAL vì Luật Mẫu được coi là “tiêu chuẩn vàng” về trọng tài thương mại quốc tế. Khi đó, các bên sẽ hoàn toàn yên tâm. Một vấn đề cần đặc biệt chú ý tới việc xác định nơi tiến hành trọng tài là khả năng thi hành quyết định trọng tài. Các bên cần kiểm tra xem quốc gia được chọn xét làm nơi diễn ra quá trình xét xử trọng tài đã phê chuẩn Công ước NewYork năm 1958 về công nhận và thi hành các quyết định trọng tài nước ngoài hay chưa. Nếu quốc gia đó là thành viên của Công ước thì quyết định trọng tài sẽ được bảo đảm công nhận và thi hành tại một quốc gia thành viên khác của Công ước. Ngược lại, nếu quốc gia được chọn làm địa điểm trọng tài không phải là thành viên của Công ước này thì sẽ gặp khó khăn cho việc thi hành quyết định trọng tài sau này. 3.2.4. Lựa chọn luật áp dụng cho nội dung vụ tranh chấp Luật áp dụng sẽ xác định giá trị pháp lý của các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Khi thực hiện hợp đồng, các bên cần phải biết luật nào áp dụng cho hợp đồng bởi các điều khoản hợp đồng không phải lúc nào cũng quy định đầy đủ các quyền và nghĩa vụ tương ứng của các bên. Các bên cũng cần lưu ý rằng luật điều chỉnh nội dung hợp đồng có thể khác với luật điều chỉnh quá trình tố tụng trọng tài. Thông thường luật điều chỉnh quá trình tố tụng trọng tài là luật nơi tiến hành trọng tài. Trong thương mại quốc tế, luật áp dụng hoàn toàn do các bên tự do lựa chọn. Tùy theo khả năng đàm phán, luật áp dụng có thể là luật của quốc gia của một bên, ví dụ như luật của nước bên bán hoặc bên mua hoặc là luật của một nước trung lập. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng Trọng tài sẽ quyết định luật phù hợp nhất với quan hệ hợp đồng. Tuy nhiên, giải pháp tốt nhất là các bên nên quyết định trước luật áp dụng cho hợp đồng vì như vậy sẽ chủ động hơn trong việc thực hiện hợp đồng. Bên cạnh đó, để chọn luật phù hợp, một yêu cầu quan trọng là luật áp dụng phải dễ tiếp cận, phải được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong thương mại quốc tế và phù hợp với quan hệ thương mại cụ thể của các bên. Do vậy, khi quyết định chọn luật, các bên cần chủ động tìm hiểu để lường trước được các rủi ro hoặc bất lợi có thể xẩy ra. Nếu không tìm hiểu kỹ mà đặt bút ký một cách vô tư, khi tranh chấp phát sinh có thể gánh chịu những hậu quả bất lợi. Sử dụng ngôn ngữ trọng tài Nếu trong khi soạn thảo hợp đồng, các bên sử dụng ngôn ngữ mà họ dùng để giao tiếp hàng ngày thì không có vấn đề gì xảy ra. Tuy nhiên, trong thương mại quốc tế, các bên thường được sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau để soạn thảo văn bản. Các bên thường có quan niệm sai lầm cho rằng ngôn ngữ của hợp đồng sẽ chính là ngôn ngữ trọng tài và không dự đoán được rằng một bên, dù có thiện ý hay dụng ý, có thể đưa vấn đề này ra tranh cãi. Vấn đề tương tự cũng có thể phát sinh nếu hợp đồng được soạn thảo bằng hai ngôn ngữ khác nhau (ngôn ngữ của mỗi bên) với nội dung tương đương. Một khi tranh chấp đã phát sinh, hoặc vào thời điểm bắt đầu tố tụng, các bên rất khó thỏa thuận về ngôn ngữ chung bởi mỗi bên đều muốn đạt được lợi ích của mình từ việc lựa chọn đó. Vì vậy, để tránh những khó khăn nói trên, ngôn ngữ được dùng trong quá trình xét xử trọng tài nên được quy định trong điều khoản trọng tài. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới việc lựa chọn Trọng tài viên trong quá trình tố tụng trọng tài. Luật trọng tài của hầu hết các quốc gia và các quy tắc của các tổ chức trọng tài thường trực tôn trọng quyền tự do của các bên khi chọn ngôn ngữ trọng tài, ngoại trừ một vài tiếng địa phương không phổ biến. Vì vậy, tốt hơn hết là nên theo thông lệ chung: ngôn ngữ dùng trong xét xử trọng là ngôn ngữ thường được các bên sử dụng trong liên lạc với nhau và là ngôn ngữ được dùng trong quá trình đàm phán và soạn thảo hợp đồng. Sử dụng các điều khoản trọng tài mẫu Một điều khoản trọng tài rõ ràng, đầy đủ và chặt chẽ sẽ đảm bảo tranh chấp phát sinh được giải quyết nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện để tìm hiểu sâu về nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Để tiết kiệm thời gian, giải pháp tốt nhất là nên sử dụng các điều khoản trọng tài mẫu. Đối với trọng tài quy chế, tất cả các tổ chức trọng tài đều đưa các các điều khoản trọng tài mẫu để các bên xem xét, lựa chọn. Ví dụ như Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam(VIAC) đưa ra điều khoản trọng tài mấu để các bên tham khỏa như sau: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này”. Ngoài ra, các bên có thể bổ sung các nội dung sau: a) Số lượng trọng tài viên là (1 hoặc 3) … b) Địa điểm tiến hành trọng tài tại … c) Luật áp dụng cho hợp đồng này là luật của … d) Ngôn ngữ dùng trong tố tụng trọng tài là... Model Arbitration Clause Of the Vietnam International Arbitration Centre At the Vietnam Chamber of Commerce and Industry The Vietnam International Arbitration Centre at the Vietnam Chamber of Commerce and Industry (the “VIAC”) recommends that all parties wishing to make reference to VIAC arbitration in their contracts use the following model clause. “All disputes arising out of or in relation to this contract shall be finally settled by the Vietnam International Arbitration Centre at the Vietnam Chamber of Commerce and Industry in accordance with its Rules of Arbitration”. Additionally, the parties may add the following provisions to the arbitration clause: (a)   The number of arbitrators shall be ......... (one or three); (b)   The place of the arbitration shall be ......... ; As to disputes involving a foreign element, the parties may also make addtions: (c)   The applicable law shall be ......... ; (d)   The language of the arbitration shall be ......... . Đối với trường hợp các bên lựa chọn trọng tài vụ việc các bên có thể tham khảo điều khoản trọng tài dưới đây: “ Tất cả các tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan tới hợp đồng này cũng như các thỏa thuận khác đã được ký kết hoặc sẽ được ký kết liên quan tới hợp đồng này được giải quyết chung thẩm bởi một trọng tài viên duy nhất theo quy tắc tố tụng của...Trọng tài diễn ra [địa điểm], [nước]. Ngôn ngữ trọng tài là...”. KẾT LUẬN Qua việc nghiên cứu tìm hiểu các vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng thỏa thuận trọng tài tại Việt Nam, có thể khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của thỏa thuận trọng tài đối với phương thức trọng tài. Thỏa thuận trọng tài đóng vai trò là “ sợi chỉ đỏ” xuyên suốt và là “hòn đá tảng” đặt nền móng cho sự tồn tại và hoạt động của trọng tài. Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 ra đời đã hình thành một khuôn khổ pháp lý mới cho tổ chức và hoạt động của trọng tài thương mại nói chung và vấn đề thỏa thuận trọng tài nói riêng. Pháp lệnh đã kế thừa được những thành tựu của các văn bản pháp luật trước đây về trọng tài đồng thời xây dựng những điểm mới hoàn thiện hơn dựa trên cơ sở luật mẫu UNCITRAL và thông lệ luật pháp quốc tế. Tuy vậy, những quy định về thỏa thuận trọng tài sau một thời gian được áp dụng cũng đã bộc lộ những hạn chế nhất định, chưa thực sự phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường hiện nay. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại quốc tế WTO, đòi hỏi về sự hoàn thiện hành lang pháp lý về trọng tài nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các nhà kinh doanh là vô cùng cấp thiết. Pháp luật về trọng tài cần có những sự xem xét, phát hiện ra những khiếm khuyết trong hệ thống pháp luật, đặc biệt là vấn đề thỏa thuận trọng tài, từ đó sửa đổi bổ sung phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Bên cạnh đó, cần tuyên truyền nâng cao ý thức, hiểu biết của các doanh nghiệp về phương thức trọng tài cũng như năng cao năng lực, kiến thức, đạo đức của các trọng tài viên. Có như vậy, trọng tài mới có thể làm mới mình, hoàn thiện mình để sớm trở thành một phương thức giải quyết tranh chấp thương mại phổ biến, được các nhà kinh doanh tin dùng ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế hiện nay. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu trong nước 1. Bản án số: 102/2006/KTPT, ngày 09/5/2006 về việc tranh chấp hợp đồng cho thuê tài chính giữa công ty trách nhiệm hữu hạn quảng cáo và hội chợ Thái Bình Dương và công ty cho thuê tài chính - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. 2. Báo cáo đánh giá tác động dự kiến của Luật Trọng tài (Dự thảo 4) Trường đại học Luật Hà Nội, Trọng tài kinh tế - một hình thức giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta - Đề tài nghiên cứu cấp trường. 3. Dương Đăng Huệ “Một điển hình của việc xây dựng pháp luật theo hướng hội nhập”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 06/2003, tr. 60. 4. Giáo trình Luật Thương mại, Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân 2008. 5. Lê Hồng Hạnh "Hoàn thiện pháp luật trọng tài trước yêu cầu phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế", Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số chuyên đề về trọng tài thương mại tháng 6/2007, tr. 5 6. Quy tắc tố tụng trọng tài VIAC 7. Tạp chí nghiên cứu lập pháp số (119) năm 2008. 8. Vũ Đặng Hải Yến. “Một số vấn đề về Luật Trọng tài”-TS 9. Công ước New York 1958 về Công nhận và Thi hành các Quyết định của Trọng tài nước ngoài mà Việt Nam là thành viên 10. Bộ luật tố tụng Dân sự được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 15/06/2004 có hiệu lực từ ngày 01/01/2005 10. Luật thương mại 2005 được Quốc hội khóa XI ngày 14/05/2005 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2006 quy định việc giải quyết tranh chấp với hình thức trọng tài tại Điều 317. 11. Nghị quyết số 05/2003/ HĐTP/TANDTC của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 31/07/2003 hướng dẫn thi hành một số quy định Pháp lệnh Trọng tài Thương mại. 12. Nghị định số 25/2004/NĐ-CP ngày 5/01/2004 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Pháp lệnh Trọng tài thương mại. 13. Pháp lệnh Thi hành án dân sự số 13/2004/PL-UBTVQH11 được Ủy ban thường vụ quốc hội thông qua ngày 14/01/2004 có hiệu lực từ ngày 01/07/2004. 14. Pháp lệnh Trọng tài thương mại số 08/2003/PL-UBTVQH11 được UBTVQH khóa XI thông qua ngày 25/02/2005 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2003. B. Tài liệu nước ngoài 1. Công ước Châu Âu về Trọng tài Thương mại Quốc tế, Geneva ngày 21/4/1961. 3. Luật Mẫu của UNCITRAL về Trọng tài Thương mại Quốc tế. Ủy ban Liên Hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế, ngày 21/6/1985. 4. Luật Trọng tài quốc tế Singapore. 5. Quy tắc tố tụng trọng tài ICC. 6. Quy tắc tố tụng trọng tài UNCITRAL. C. Một số website 1. 2. 3. (Theo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn 4. 5.Pháp lệnh Thi hành án dân sự số 13/2004/PL-UBTVQH11 được Ủy ban thường vụ quốc hội thông qua ngày 14/01/2004 có hiệu lực từ ngày 01/07/2004. 4. Pháp lệnh Trọng tài thương mại số 08/2003/PL-UBTVQH11 được UBTVQH khóa XI thông qua ngày 25/02/2005 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2003. 6. 7. (Copyright báo người đại biểu nhân dân) 8. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số vấn đề lý luận và thực tiễn về thỏa thuận trọng tài đối với giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài Thương mại tại Việt Nam.doc