Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa

MỤC LỤC A-MỞ ĐẦU B- NỘI DUNG I . Khái quát chung về pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa: 1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa 2. Phân loại hợp đồng mua bán hàng hoá 3. Các văn bản pháp luật điều chỉnh II. Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa 1. Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa 2. Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa 3. Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa 4. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa 5.Giao kết hợp đồng của mua bán hàng hóa 5.1. Nguyên tắc giao kết 5.2. Trình tự, thủ tục giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá 6. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng C- KẾT LUẬN

doc14 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6207 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC A-MỞ ĐẦU B-  NỘI DUNG  I . Khái quát chung về pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa:   1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa 2. Phân loại hợp đồng mua bán hàng hoá 3. Các văn bản pháp luật điều chỉnh  II.  Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa 1. Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa 2.  Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa 3. Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa 4. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa 5.Giao kết hợp đồng của mua bán hàng hóa 5.1. Nguyên tắc giao kết 5.2. Trình tự, thủ tục giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá 6. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng  C- KẾT LUẬN A-MỞ ĐẦU            Hoạt động mua bán hàng hoá là một hoạt động trung tâm trong giao lưu thương mại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước cũng như phát triển quan hệ kinh tế giữa các quốc gia.Quan hệ mua bán hàng hoá được thể hiện dưới hình thức pháp lý là hợp đồng mua bán hàng hoá. Hiện nay, Khi bước vào nên kinh tế thị trường,trong bối cảnh toàn cấu hóa dần mở rộng nhiều quan hệ mua bán hàng hóa,việc mua bán hàng hóa không chỉ diễn ra trong lãnh thổ một nước với nhau mà còn thực hiện các quan hệ trao đổi mua bán hàng hóa quốc tế. Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá trong thương mại nói riêng là một yêu cầu cấp bách của thực tiễn. Chính vì vậy việc đi sâu tìm hiểu các vấn đề pháp lý cơ bản về hợp đồng mua bán hàng hoá để từ đó đưa ra các phương hướng hoàn thiện pháp luật là rất cần thiết. B- NỘI DUNG  I . Khái quát chung về pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa: Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa Giống như các hợp đồng nói chung, hợp đồng mua bán hàng hoá cũng được xác lập và thực hiện trên cơ sở thuận mua,vừa bán, tức là trên cơ sở thống nhất ý chí của các bên. Luật thương mại năm 2005 không đưa ra định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa,nhưng chúng ta có thể xác định hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại dựa vào quy định của Bộ luật dân sự về hợp đồng mua bán tài sản. Theo Điều 428 Bộ luật dân sự 2005 “hợp đồng mua bán tài sản” là “sự thoả thuận giữa các bên, theo đó, bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán”. Như vậy,hợp đồng mua bán hàng hóa chính là một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản. Dù là mua bán tài sản trong dân sự hay mua bán hàng hóa trong thương mại thì bản chất của nó cũng không có gì đổi khác mà vẫn có nội dung là: người bán phải giao đối tượng được bán và quyền sở hữu đối tượng đó cho người mua và nhận tiền,còn người mua thì nhận đối tượng được mua và trả tiền . Hàng hoá được mua bán trong thoả thuận có thể tồn tại ở hiện tại hoặc một thời điểm nào đó trong tương lai. Khi một người mua hàng hoá bằng tiền hoặc phương tiện thanh toán khác ,đồng thời nhận quyền sở hữu hàng hoá thì một quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá được hình thành.. Phân loại hợp đồng mua bán hàng hoá Căn cứ vào phạm vi của hợp đồng có thể chia hợp đồng mua bán hàng hoá thành hai loại : Hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước: chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam, cụ thể là luật thươngmại 2005 và các văn bản pháp luật chuyên ngành khác. Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế: chịu sự điều chỉnh của hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau, do đó các bên trong quan hệ hợp đồng có thể thoả thuận lựa chọn áp dụng pháp luật Việt Nam hoặc của phía đối tay hay cũng có thể là một nước thứ ba. Căn cứ vào cách thức thực hiện hợp đồng, có thể chia làm hai loại: Hợp đồng mua bán hàng hoá qua sở giao dịch hàng hoá Hợp đồng mua bán hàng hoá không qua sở giao dịch hàng hoá Các văn bản pháp luật điều chỉnh Thứ nhất, hợp đồng mua bán hàng hóa là một loại hợp đồng trong thương mại nên trươc hết hợp đồng mua bán hàng hóa chịu sự điều chỉnh của Luật thương mại năm 2005 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành như : Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12/2/2007; Thông tư số 09/2007/TT-BTM ngày 17/7/2007; Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/1/2006; Thông tư số 48/2006/TT-BVHTT ngày 5/5/2006; Thông tư số 04/2006/TT-BTM ngày 6/4/2006… Thứ hai, vì hợp đồng muabán hàng hoá là một dạng của hợp đồng mua bán tài sản trong dân sự do vậy bên cạnh luật thương mại, hợp đồng mua bán hàng hóa còn chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự năm 2005. Thứ ba, các đối tượng khác nhau lại chịu sự điều chỉnh của các ngành luật riêng biệt, nên hợp đồng muabán hàng hoá cũng chịu sự điều chỉnh của các văn bản luật chuyên ngành. Ví dụ, đối với hợp đồng mua bán đối với tài sản là nhà ở phải chịu sự đìều chỉnh của Luật nhà ở 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Thứ tư, các hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Do đó, nó còn chịu sự điều chỉnh bởi các điều ước quốc tế mà Việt Nam gia nhập hoặc ký kết, các tập quán quốc tế… Ví dụ hợp đồng mua bán hàng hoá giữa pháp nhân Việt Nam và pháp nhân Hoa Kỳ chịu sự điều chỉnh của Hiệp định thương mại Việt –Mỹ 2001 và công ước Viên năm 1980. II. Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa Hợp đồng mua bán hàng hóa được thiết lập giữa các chủ thể chủ yếu là thương nhân hoặc một trong hai bên phải là thương nhân.Do đó việc xác định tư cách thương nhân là một việc làm hết sức cần thiết để xác định chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá. Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá là thương nhân Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của luật thương mại năm 2005,thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp,cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập,thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Như vậy, một thương nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam phải có đầy đủ các dấu hiệu sau: Thương nhân phải hoạt động thương mại (theo Điều 3-khoản 1 Luật Thương Mại 2005), tức là thương nhân phải có các hoạt động mua bán hàng hoá nhằm mục đích sinh lợi. Thương nhân phải hoạt động một cách độc lập. Độc lập nghĩa là nhân danh chính mình, tự chịu trách nhiệm trực tiếp cho các hành bi của mình, có trụ sở, văn phòng riêng… Thương nhân phải hoạt động thương mại một cách thường xuyên. Luật thương mại không giải thích thế nào là “thường xuyên” , nhưng có thể hiểu thường xuyên nghĩa là hoạt động một cách liên tục, có tính chất lặp đi lặp lại trên cơ sở kế hoạch lâu dài. Thương nhân phải có đăng ký kinh doanh. Pháp luật Việt Nam cũng quy định những điều kiện cụ thể đối với những loại hình thương nhân.. Thương nhân là cá nhân :Luật yêu cầu phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không bị pháp luật cấm kinh doanh thương mại. Pháp nhân: Pháp nhân có đủ điều kiện thì có quyền đăng ký kinh doanh để trở thành thương nhân. Tuy nhiên không phải mọi tổ chức có tư cách pháp nhân đều có thể trở thành thương nhân. Hộ gia đình, tổ hợp tác: Nếu hộ gia đình, tổ hợp tác có đủ điều kiện và có yêu cầu hoạt động thương mại thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhạn đăng ký kinh doanh và trở thành thương nhân. Tuy nhiên hiện nay luật thương mại vẫn chưa có quy định nào về cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh cho tổ hợp tác. 1.2. Chủ thể không phải là thương nhân Trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá, một bên là thương nhân, còn bên kia là chủ thể không cần các điều kiện nói trên. Bên không phải là thương nhân có thề là mọi chủ thể có năng lực hành vi để tham gia giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá theo quy định của pháp luật, Đó có thể là cá nhân, cơ quan tổ chức , hộ gia đình, tỏ hợp tác không hoạt động thương mại độc lập thường xuyên như một nghề. Ví dụ: hợp đồng mua bán 100 chiếc bàn học được ký kết giữa một bên là trường đại học luật, còn bên kia là công ty TNHH X có đăng ký kinh doanh phân phối bàn ghế. Hợp đồng này cũng được coi là hợp đồng mua bán hàng hoá dù bên chủ thể đại học Luật không phải là thương nhân. Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hoá Đối tượng của hợp đồng là vấn đề được quan tâm hàng đầu của một hợp đồng mua bán hàng hóa. Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hoá là hàng hóa. Theo khoản 2 Điều 3 luật Thương mại hàng hoá bao gồm : tất cả các động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; những vật gắn liền với đất đai. Như vậy hàng hoá trong định nghĩa này là những tài sản hữu hình tồn tại ở hiện tại hoặc tương lai. Khái niệm này vẫn chưa đề cập đến các loại tài sản vô hình như :quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ…cũng có thể là đối tượng của một hợp đồng mua bán hàng hoá. Đồng thời nếu đói tượng của hợp đồng mua bán tài sản là hàng hoá bị cấm kinh doanh ( vũ khí, đạn dược, hiện vật là di tích lịch sử- văn hoá…), kinh doanh có điều kiện ( xăng dầu các loại, thuốc phòng và chữa bệnh cho người khác…) hoặc hạn chế kinh doanh ( hàng hoá có chứa chất phóng xạ, rượu từ trên 30 độ cồn trở lên…) thì phải thoả mãn các điều kiện để kinh doanh hàng hoá đó Điều 25 luật Thương Mại 2005 . Danh mục các hàng hoá này được quy định chi tiết tại Nghị định số 59/2006/NĐ-CP và sửa đổi bổ sung tại Nghị định 43/2009/NĐ-CP, Nghị định 39/2009 về vật liệu nổ công nghiệp. Như vậy, không phải mọi hàng hoá đều được coi là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa mà chỉ những hàng hoá bằng hiện vật theo quy định của Luật thương mại và được phép kinh doanh mới là đối tượng của hợp đồng. Hình thức của hợp đồng Hình thức là biểu hiện ra bên ngoài ý chí thoả thuận giữa các bên tham gia quan hệ hợp đồng. Nêu một hợp đồng không tuân thủ các quy định của pháp luật về hình thức, hợp đồng đó sẽ bị vô hiệu. Chính vì vậy để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt đồng mua bán hàng hoá của các chủ thể, Điều 11 Công ước Viên đã quy định “ Hợp đồng mua bán không cần phải được ký kết bằng văn bản hay phải tuân thủ một yêu cầu nào khác về hình thức của hợp đồng. Hợp đồng có thể được chứng minh bằng mọi cách, kể cả lời khai của nhân chứng”. Trên cơ sở đó,theo quy định tại Đìều 24 luật thương mại Việt Nam 2005, hình thức của hợp đồng mua bán hàng hoá có thể là lời nói, văn bàn hoặc hành vi cụ thể, trừ những trường hợp pháp luật quy định bắt buộc phải bằng văn bản như :hợp đồng xuất khẩu gạo giữa công ty IMEX Tra Vinh( Việt Nam) với một công ty của Indonesia phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản Điều 27- khoản 2 Luật Thương Mại 2005 . Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hoá Một hợp đồng mua bán hàng hoá bao gồm các điều khoản do hai bên thoả thuận cam kết thực hiện, thể hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng .Do đó để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện hợp đồng, một hợp đồng có nội dung rõ ràng, chi tiết là rất quan trọng. Luật thương mại 2005 không có quy định bắt buộc nội dung của một hợp đồng mua bán hàng hoá. Nhưng xuất phát là một dạng của hợp đồng mua bán tài sản. Hợp đồng mua bán hàng hoá có thể có các nội dung sau Điều 402 Bộ luật dân sự 2005 : (1)Đối tượng của hợp đồng; (2)Số lượng, chất lượng; (3)Giá, các phương thức thanh toán; (4)Thời hạn, địa điểm, phương thức thựchiện hợp đồng; (5)Phạt vi phạm hợp đồng. Như vậy,xuất phát từ nguyên tắc tự do hợp đồng, pháp luật chỉ quy định các điều khoản mang tính khuyến nghị để định hướng cho các bên trong việc thỏa thuận.. Giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá trong thương mại 5.1. Nguyên tắc giao kết Để đảm bảo tính pháp lý và khả năng thực hiện trên thực tế của một hợp đồng mua bán hàng hoá, hợp đồng này phải được giao kết dựa trên những nguyên tắc nhất đinh. Các nguyên tắc này được quy định tại Điều 389 Bộ luật dân sự với hai nội dung sau: Thứ nhất, tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. Nguyên tắc này là cơ sở pháp lý để các chủ thể có quyền tự do bày tỏ ý chí của mình khi thoả thuận giao kết hợp đồng, đồng thời đảm bảo sự bình đẳng giữa các bên chủ thể. Tuy nhiên sự tự đó phải nằm trong khuôn khổ nhất định do pháp luật quy định. Điều này đảm bảo cho quyền, lợi ích của các bên chủ thể hợp đồng không xâm hại tới lợi ích của những người khác trong xã hội. Thứ hai, tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng. Như vậy, một hợp đồng chỉ được pháp luật thừa nhận khi nó phản ánh khách quan, trung thực ý chí của người giao kết phù hợp với ý chí được thể hiện trong nội dung của hợp đồng . Bên cạnh đó, các bên tham gia quan hệ hợp đồng phải hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau, tạo điều kiện cho nhau thực hiện các quyền, nghĩa vụ để hợp đồng được kết, thực hiện một cách nhanh chóng, thuận tiện nhất. 5.2. Trình tự, thủ tục giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá a) Đề nghị giao kết hợp đồng Đề nghị giao kết hợp đồng chính là chào hàng được thừa nhận trong các thông lệ quốc tế về mua bán hàng hoá. Theo quy định tại Điều 390 Bộ luật dân sự, đề nghị giao kết hợp đồng được hiểu là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng mua bán và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã xác định cụ thể . Tr 25- Giáo trình Luật Thương Mại tập II- đại học Luật Hà Nội,Nxb.CAND, 2006 Chủ thể tiến hành đề nghị giao kết hợp đồng: bên bán hoặc bên mua đều có quyền đề nghị hợp đồng. Pháp luật không quy định rõ về hình thức của đề nghị nhưng có thể dựa vào hình thức của hợp đồng mua bán để xác định hình thức của đề nghị hợp đồng. Theo Điều 24 luật thương mại thì đề nghị hợp đồng có thể được thể hiện bằng văn bản, lời nói hoặc hành vi cụ thể hoặc kết hợp giữa các hình thức này. Đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá gắn liền với trách nhiệm của người đề nghị. Chính vì vậy, một đề nghị hợp đồng phải được gửi đến cho một hay nhiều chủ thể đã xác định. Đồng thời nội dung của đề nghị phải rõ ràng, tức là xác định cụ thể hàng hoá, giá cả…của hợp đồng. Hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng mua bán thông thường được bên đề nghị ấn định. Trường hợp bên đề nghị không ấn định thời điểm có hiệu lực của đề nghị hợp đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó (khoản 1 Điều 391 bộ luật dân sự). Căn cứ xác định bên được đề nghị đã nhận được đề nghị Căn cứ vào khoản 2 Điều 391 bộ luật dân sự : (1) đề nghị được chuyển đến nơi cư trú (bên được đề nghị là cá nhân) hoặc trụ sở của bên được đề nghị (nếu là pháp nhân) ; (2) đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị; (3)bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác. Trong thời hạn đề nghị hợp đồng có hiệu lực,nếu bên được đề nghị thông báo chấp nhận vô điều kiện đề nghị hợp đồng thì hợp đồng mua bán hàng hóa được hình thành và có giá trị ràng buộc các bên. Nếu các bên không thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng thì phải chịu các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng. Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi hoặc rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong các trường hợp (1) bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng thời điểm nhận được đề nghị; (2) điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên dề nghị có nêu rõ về viẹc được thay đôi hoạc rút lại đè nghị khi điều kiện đó phát sinh. Nếu bên đề nghị thay đổi nội dung của đề nghị thì đề nghị đó được coi là đề nghị mới Điều 392 Bộ luật dân sự 2005 . Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau (1) bên nhận được đề nghị trả lời không chấp nhận; (2) hết thời hạn trả lời cháp nhận; (3)thông báo về việc rút lại đề nghị có hiệu lực; (4)thông báo về việc hủy bỏ đề nghị có hiệu lực; (5)theo thỏa thuận của bên đề nghị và bên nhận được đề nghị trơngthi hạn chờ bên được đề nghị trả lời. b) Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng Sau khi nhận được đề nghị hợp đồng của bên đề nghị, nếu bên được đề nghị trả lời chấp thuận toàn bộ nội dung đã nêu trong đề nghị giao kết hợp đồng thì đó được coi là “chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng”. Sự chấp thuận đề nghị của người nhận được đề nghị phải được thể hiện ra bên ngoài bằng một hành động nào đó mang tính tích cực, thái độ im lặng hoặc không hành động không được coi là bên được đề nghị đã đồng ý với lời đề nghị giao kết hợp đồng. Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng được xác định khác nhau trong các trường hợp sau: - Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được sự chấp nhận đề nghị khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời. Trong trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông báo chấp nhận giao kêt hợp đồng vẫn có hiệu lực ,trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị. - Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau,kể cả trong trường hợp qua điện thoại hoặc qua các phương tiện khác thì bên đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc không chấp nhận,trừ trường hợp có thỏa thuận về thời hạn trả lời. Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng, nếu thông báo này đến trước hoặc cùng với thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng. c) Thời điểm giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá Hợp đồng dân sự được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết. Đó là thời điểm các bên đạt được sự thoả thuận. Theo Điều 404 bộ luật dân sự , thời điểm giao kết hợp đồng được quy định khác nhau phụ thuộc vào cách thức giao kết và hình thức của hợp đồng. Hợp đồng được giao kết bằng lời nói: thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng. Các bên có thể sử dụng những biện pháp chứng cứ hợp pháp để chứng minh việc các bên thỏa thuận nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa bằng lời nói. Hợp đồng được giao kết trực tiếp bằng văn bản : thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên sau cùng kí vào văn bản Hợp đồng được giao kết gián tiếp bằng văn bản thì hợp đồng mua bán hàng hóa có hiêu lực khi đủ 2 điều kiện sau đây: Bên đề nghi nhận được thông báo chấp nhận toàn bộ các điều kiện ghi trong đề nghi giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị đó phải được nhận trong thời hạn trả lời do người đề nghị đưa ra. Hợp đồng cũng được xem như được giao kết nếu có thoả thuận im lặng là chấp nhận giao kết mà bên được đề nghị vẫn im lặng, thì thời điểm hết thời hạn trả lời chính là thời điểm giao kết. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hoá Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hoá được xác định dựa trên các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự. Theo quy định của Bộ luật dân sự từ các Điều 122 đến Điều 135, hợp đồng mua bán hàng hoá có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau: Một là ,điều kiện về chủ thể. Đối với các chủ thể không phải là thương nhân:các chủ thể tham gia hợp đồng mua bán phải có năng lực chủ thể để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. Đối với các chủ thể là thương nhân: khi tham gia hợp đồng mua bán với mục đích lợi nhuận, các thương nhân phải đáp ứng điều kiện có đăng kí kinh doanh hợp pháp đối với hàng hóa được mua bán, và điều kiện theo quy định của pháp luật nếu muabán hàng hoá có điều kiện. Hai là, đại diện của các bên giao kết hợp đồng mua bán phải đúng thẩm quyền. Đại diện hợp pháp của chủ thể hợp đồng có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền. +Trường hợp người không có thẩm quyền đại diện giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá. Theo quy định tại điều 145 BLDS, người không có quyền đại diện giao kết, thực hiện mua bán sẽ không làm phát sinh quyền,nghĩa vụ đối với bên hợp đồng được đại diện, trừ trường hợp được người đại diện hợp pháp của bên được đại diệnđồng ý. +Trường hợp người đại diện xác lập, thực hiện hợp đồng vượt quá phạm vi đại diện: căn cứ vào Điều 146 BLDS thì hợp đồng được giao kết vượt quá thẩm quyền của người đại diện sẽ không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của bên chủ thể được đại diện đối với phần hợp đồng vượt quá phạm vi đại diện ( trừ trường hợp được người đại diện hợp pháp đồng ý). Ba là, mục đích và nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa không vi phạm điều cấm của pháp luật,không trái với đạo đức xã hội. Cụ thể là hàng hoá kinh doanh phải phù hợp với quy định của pháp luật về hàng hoá cấm kinh doanh, hạn chế và kinh doanh có điều ,danh mục hàng hoá này được quy định là khác nhau. Hiện nay danh mục hàng hoá cấm kinh doanh thương mại được quy định trong Nghị định số 59/2006/NĐ-CP và sửa đổi bổ sung tại Nghị định 43/2009/NĐ-CP. Bốn là, hợp đồng mua bán hàng hóa được giao kết đảm bảo các nguyên tắc ký kết hợp đồng theo quy định của pháp luật. Đây là điều kiện đảm bảo sự thoả thuận của các bên phù hợp với ý chí đích thực họ, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc ký kết và thực hiện hợp đồng. Năm là, hình thức hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật. Nếu các bên không tuân thủ hình thức văn bản của hợp đồng khi pháp luật bắt buộc phải tuân theo hình thức văn bản thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, tòa án hay cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc các bên thực hiện quy định về hình thức trong một thời hạn,quá thời hạn đó mà không thực hiện thì hợp đồng sẽ vô hiệu vì hình thức Điều 134 Bộ luật dân sự 2005 . C- KẾT LUẬN Như vậy, pháp luật Việt Nam đã có những điều chỉnh căn bản về hợp đồng mua bán hàng hoá. Những quy định của pháp luật được thể hiện trong hợp đồng đã xác định rõ ràng các quyền, nghĩa vụ và các điều khoản cơ bản để các bên có thể giao kết với nhau. Bên cạnh những quy định về cơ sở tạo lập một hợp đồng mua bán hàng hoá, pháp luật còn đưa ra những quy định miễn trách nhiệm hợp đồng hay phạt vi phạm hợp đồng để đưa ra hướng giải quyết cho các chủ thể khi phát sinh vi phạm mà không phải lỗi của bên vi phạm hay có lỗi của bên vi phạm nhưng thuộc các trường hợp miễn trách nhiệm.Từ đó pháp luật còn đưa ra các quy định,các chế tài phù hợp, góp phần thực thi pháp luật có hiệu quả.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số vấn đề pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa.doc