Một số vấn đề về góp vốn thành lập doanh nghiệp

Công ty là doanh nghiệp trong đó các thành viên cùng góp vốn, cùng chia nhau lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chịu các khoản nợ của công ti trong phạm vi phần vốn của mình góp vào công ti”. công ty muốn thành lập, muốn phát triển, muốn mở rộng thì yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất là phải có vốn. Luật doanh nghiệp 2005 đã có nhiều qui định cụ thể về vấn đề hình thức vốn góp, định giá vốn góp, chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn vào công ti. Nội dung bài làm sẽ góp phần làm rõ hơn về những qui định của pháp luật về vấn đề này.

doc14 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7447 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề về góp vốn thành lập doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỤC LỤC 1 I- Mở đầu 2 II – Nội dung 2 A – Khái quát chung về công ty 2 B – Phân tích 4 a) Hình thức góp vốn vào công ti 4 b) Định giá vốn góp vào công ty 8 c) chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn vào công ty 11 III – KẾT LUẬN 13 I – MỞ ĐẦU “Công ty là doanh nghiệp trong đó các thành viên cùng góp vốn, cùng chia nhau lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chịu các khoản nợ của công ti trong phạm vi phần vốn của mình góp vào công ti”. ( giáo trình luật thương mại tập I) Vào khoảng thế kỉ XIII, ở các thành phố châu âu đã xuất hiện các công ty thương mại đối nhân đầu tiên. Bước vào thời kì đổi mới nước ta cũng đã thừa nhận loại hình công ty và ban hành luật công ty 1990 nay được thay thế bằng luật doanh nghiệp 2005. Trong một công ty vấn đề vốn là vấn đề quan trọng nhất. công ty muốn thành lập, muốn phát triển, muốn mở rộng thì yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất là phải có vốn. Luật doanh nghiệp 2005 đã có nhiều qui định cụ thể về vấn đề hình thức vốn góp, định giá vốn góp, chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn vào công ti. Nội dung bài làm sẽ góp phần làm rõ hơn về những qui định của pháp luật về vấn đề này. II – NỘI DUNG A - Khái quát chung về công ty Pháp luật Việt Nam ghi nhận 3 loại hình công ty trong nền kinh tế đó là công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty cổ phần, và công ty hợp danh - Công ty TNHH là một pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy đăng ksi kinh doanh, là loại hình công ty với số lượng thành viên không quá 50 người “a) Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi” (điểm a khoản 1 điều 38 LDN 2005) đây là điểm phân biệt giữa công ty TNHH với công ty cổ phần, công ty TNHH chủ yếu là loại hình công ty vừa và nhỏ nên việc quy định số lượng thành viên tối đa nhằm giúp cho công việc quản lý của công ty trở nên dễ dàng hơn. Giống như theo tên gọi công ty TNHH chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty, tại đây có sự phân tách tài sản giữa tài sản của công ty và tài sản của cá nhân “Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp”(điểm b khoản 1 điều 38 LDN 2005) Công ty TNHH không được phát hành cổ phiếu ra công chúng để huy động vốn quy định tại khoản 3 điều 38 LDN 2005. Phần vốn góp của các thành viên chỉ được chuyển nhượng theo qui định của pháp luật. Có hai loại hình công ty TNHH đó là công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên. - Công ty cổ phần là một pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy đăng kí kinh doanh. Khác với công ty TNHH công ty cổ phần có số lượng thành viên tối thiểu là 3 và không quy định thành viên tối đa “Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa” (điểm b khoản 1 điều 77 LDN 2005). Việc quy định thành viên tối thiểu của công ty cổ phần đã trở thành thông lệ quốc tế. cũng giống như công ty TNHH cá thành viên của công ty cổ phần cũng chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp “c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp” (điểm c khoản 1 điều 77 LDN 2005). Theo điển d khoản 1 điều 77 LDN 2005 cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần cho người khác trừ một số trường hợp quy định tại khoản 3 điều 81 và khoản 5 điều 84 LDN 2005 - Công ty hợp danh là một pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh . theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 130 LDN 2005 công ty hợp danh phải có tối thiểu 2 thành viên trở lên không qui định số thành viên tối đa “a) Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn” theo qui định của pháp luật thành viên hợp danh phải là cá nhân. Về chế độ chịu trách nhiệm công ty hợp danh khác với công ty TNHH và công ty cổ phần, công ty hợp danh có hai loại thành viên là thành viên hợp danh và thành viên góp vốn nên vì thế chế độ chịu trách nhiệm của các thành viên của công ty hợp danh cũng khác nhau. Thành viên hợp danh theo quy định tại điểm b khoản 1 điều 130 LDN 2005 phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty “b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty” Còn thành viên góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty “c) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty”. (điểm c khoản 1 điều 130 LDN 2005) Công ty hợp danh không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào. B – PHÂN TÍCH a) Hình thức góp vốn vào công ti: Vốn góp của các thành viên vào công ty có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, tài sản bằng hiện vật… các tài sản khác theo qui định của pháp luật. Theo điều 163 bộ luật dân sự Việt Nam thì tài sản mà chủ thể có thể đem góp vốn vào doanh nghiệp đó là “tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Đối với cách thức góp vốn bằng tiền: Theo qui định của pháp luật việc cá nhân hay tổ chức đem chuyển một khoản tiền ( đồng, ngoại tệ) hay những giấy tờ có giá trị như ngân phiếu, trái phiếu vào công ty hành vi chuyển dịch chỉ thực hiện xong khi mà các thành viên góp vốn hoàn thành nghĩa vụ góp tiền. Đối với loại hình CTTNHH (công ty không phát hành cổ phiếu) phương thức góp vốn bằng tiền mặt đòi hỏi những người tham gia đăng kí góp vốn phải phải đóng góp đủ phần của mình trước khi công ty được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh “Thực hiện góp vốn và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp 1. Thành viên phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn bằng loại tài sản góp vốn như đã cam kết. Trường hợp thành viên thay đổi loại tài sản góp vốn đã cam kết thì phải được sự nhất trí của các thành viên còn lại; công ty thông báo bằng văn bản nội dung thay đổi đó đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày chấp thuận sự thay đổi. Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thông báo bằng văn bản tiến độ góp vốn đăng ký đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày cam kết góp vốn và phải chịu trách nhiệm cá nhân về các thiệt hại cho công ty và người khác do thông báo chậm trễ hoặc thông báo không chính xác, không trung thực, không đầy đủ. 2. Trường hợp có thành viên không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp được coi là nợ của thành viên đó đối với công ty; thành viên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết” ( điều 39 luật doanh nghiệp 2005) Đối với công ty hợp danh các thành viên cũng phải đóng góp đủ phần của mình trước khi công ty được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. “Thực hiện góp vốn và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp 1. Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết. 2. Thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty. 3. Trường hợp có thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty; trong trường hợp này, thành viên góp vốn có liên quan có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên” (điều 131 luật doanh nghiệp 2005) Đối với công ty cổ phần (công ty phát hành cổ phiếu phương thức góp vốn bằng tiền mặt không đòi hỏi người tham gia đăng kí góp vốn phải đóng góp đủ ngay phần của mình trước khi công ty được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, mà chỉ cần đóng góp trước một phần “Thanh toán đủ số cổ phần cam kết mua trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. Trường hợp có cổ đông rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định tại khoản này thì thành viên Hội đồng quản trị và người đại diện theo pháp luật của công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút” (điều 80 luật doanh nghiệp 2005) Góp vốn bằng hiện vật hoặc bản quyền sở hữu trí tuệ: là việc một cá nhân hay tổ chức đem chuyển một tài sản nhất định bằng hiện vật hoặc bản quyền sở hữu công nghiệp cho công ty. Những tài sản đấy có thể là: máy móc, vật tư, thiết bị, nhà xưởng, trụ sở làm việc, của hàng, của hiệu, đất đai, tài nguyên, vật liệu, hàng hóa hay các bí quyết công nghệ, các phát minh, sáng chế, cổ phần, cổ phiếu… các tài sản đó phải là tài sản mà công ty có nhu cầu sử dụng và mang lại lợi ích cho công ty. Tài sản này phải đảm bảo tính hợp pháp của nó trong lưu thông. Sở hữu trí tuệ bao gồm sở hữu công nghiệp và sở hữu trí tuệ. Sở hữu công nghiệp dùng để chỉ quyền của chủ thể đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ hàng hóa, tên thương mại, bí quyết công nghệ… Bản quyền là quyền của chủ thể đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học…. Sở hữu trí tuệ dùng để chỉ quyền của chủ thể gồm đầy đủ 3 quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và định đoạt. Tài sản trí tuệ là loại tài sản vô hình nhưng lại có giá trị và có khả năng sinh ra lợi nhuận. Phần vốn góp bằng hiện vật hoặc bản quyền sở hữu công nghiệp phải nộp đủ ngay sau khi công ty chính thức được thành lập. Phần tài sản phải chuyển quyền sở hữu thì phải được chuyển quyền sở hữu như quyền sử dụng đất, đăng kí xe …phần vốn góp bằng hiện vật phải góp đủ ngay tại vì khi công ty được thành lập cần có ngay trụ sở để giao dịch, nguyên vật liệu để sản xuất hay là tài sản để cầm cố vay vốn ngân hàng…trong quá trình lưu giữ bảo quản tài sản bằng hiện vật có thể sẽ bị hao mòn nên cần thiết phải nộp đủ để công ty bảo quản sử dụng ngay. b) Định giá vốn góp vào công ty. Định giá vốn góp là đánh giá hoặc đánh giá lại giá trị của tài sản phù hợp với thị trường tại một thời điểm, địa điểm nhất định theo tiêu chuẩn của Việt Nam hay thông lệ quốc tế. Mục đích của việc định giá tài sản giúp công ty có thể biết được giá trị của tài sản sau đó có thể xác định được việc sử dụng tài sản để cầm cố, thế chấp để vay vốn, xác định khả năng, tiềm lực để thực hiện đầu tư, hay để xác định giá trị của doanh nghiệp. Các loại tài sản được định giá phải là các tài sản đang được sử dụng hoặc được giả định sử dụng trong những điều kiện có thực, việc sử dụng tài sản phải được phép về mặt pháp lý, phù hợp với thông lệ và tập quán xã hội Căn cứ vào quyết định 06/2005/QĐ-BTC của bộ trưởng bộ tài chính về việc ban hành quy chế tính giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ thì để định giá vốn góp vào công ty có thể dùng các phương pháp như: Phương pháp so sánh là phương pháp xác định giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ thông qua việc tiến hành phân tích mức giá mua hoặc giá bán phổ biến của hàng hóa, tài sản dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên thị trường trong nước, khu vực và quốc tế. Phương pháp chi phí là phương pháp xác định giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ dựa trên cơ sở chi phí thực tế hợp lý sản xuất, kinh doanh (sau đây gọi chung là kinh doanh) tài sản, hàng hóa, dịch vụ và mức lợi nhuận dự kiến. Các thành viên có thể góp vốn bằng tiền, hiện vật. Nếu là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng thì không phải định giá và được phép góp trực tiếp vào vốn điều lệ và phải được quy đổi ra tiền Việt Nam để ghi vào giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh Nếu là ngoại tệ khác căn cứ vào khoản 1 điều 30 luật doanh nghiệp (LDN) “định giá tài sản vốn góp tài sản góp vốn không phải là tiền việt nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá ...” Thì phải tiến hành định giá, xác định giá phải đảm bảo nguyên tắc trung thực, chính xác sau khi đánh giá được ghi bằng tiền Việt Nam để ghi vào chứng nhận đăng kí kinh doanh. Với các loại tài sản là hiện vật, có thể so sánh mức giá bán hoặc giá mua phổ biến của tài sản đó hoặc tài sản cùng loại hoặc tương tự trong thị trường trong nước, khu vực hay quốc tế. Với tài sản là loại bản quyền sở hữu công nghiệp, sở hữu trí tuệ, thương hiệu, các phát minh sáng chế... đây là loại tài sản vô hình và mang tính khan hiếm tức là không có vật để so sánh. Việc định giá tài sản dựa chủ yếu trên phương pháp chi phí, thu nhập và thặng dư. Loại tài sản trí tuệ này chỉ thể hiện giá trị qua thời gian và mức độ chấp nhận của xã hội. Xác định giá trị của loại tài sản này phụ thuộc vào thời gian, địa điểm và tính sinh lời của loại tài sản này. ở Việt Nam hiện nay loại tài sản trí tuệ này có thị trường chuyển nhượng nhỏ, ít người quan tâm vì thế khó có thể tìm ra được giá trị thật của tài sản này trên thực tế giá trị của loại tài sản này được xác định bằng mức độ quan tâm của người mua và mức mà người bán chấp nhận tại thời điểm chuyển nhượng. Theo quy định tại điều 30 LDN “Định giá tài sản góp vốn 1. Tài sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. 2. Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí; nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá. 3. Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do doanh nghiệp và người góp vốn thoả thuận định giá hoặc do một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận; nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn hoặc tổ chức định giá và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá.” (điều 30 LDN) Các tài sản không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng thì đều phải được các thành viên sáng lập định giá, theo nguyên tắc nhất trí. Trong quá trình hoạt động hội đồng quản trị của công ty cổ phần, hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn, tất cả cá thành viên của công ty hợp danh là người định giá tài sản vốn góp. Những người định giá phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác đối với giá trị tài sản vốn góp Trường hợp tài sản vốn góp được định giá cao hơn so với giá trị thực tế của nó tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn và người, tổ chức định giá phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm kết thúc định giá. c) chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn vào công ty Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn vào công ty được quy định tại điều 29 LDN “Chuyển quyền sở hữu tài sản 1. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây: a) Đối với tài sản có đăng ký hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ; b) Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản. Biên bản giao nhận phải ghi rõ tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty; họ, tên, địa chỉ thường trú, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập hoặc đăng ký của người góp vốn; loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty; ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc đại diện theo uỷ quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty; c) Cổ phần hoặc phần vốn góp bằng tài sản không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty. 2. Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp” Những tài sản phải đăng kí quyền sở hữu như là ô tô…hay như quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải chuyển quyền sở hữu hay quyền sử dụng cho công ti tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. với những tài sản không phải đăng kí quyền sở hữu như là nguyên vật liệu để sản xuất, máy móc… thì việc chuyển quyền sở hữu phải được giao nhận có xác nhận bằng biên bản bàn giao tài sản biên bản có nội dung đầy đủ theo quy định tại khoản 2 điều 29 LDN còn đối với các loại tài sản là cổ phần hoặc phần vốn góp không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng thì phải chuyển quyền sở hữu hợp pháp cho công ty. III – KẾT LUẬN Trong thời buổi kinh tế thị trường tầng lớp kinh tế tư nhân rất nhanh nhạy và năng động trong việc đầu tư, kinh doanh, sản xuất. Pháp luật đã có nhiều quy định rõ ràng về vấn đề này để này để những cá nhân, tổ chức có năng lực thành lập các cơ sở sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên pháp luật cũng cần phải có những hướng dẫn cụ thể nhất là về vấn đề định giá tài sản trí tuệ trong bối cảnh Việt Nam còn nhiều vấn đề liên quan tới việc vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ như hiện nay. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình luật thương mại tập I, trường đai học luật Hà Nội, Nxb CAND, Hà nội, 2006 Luật doanh nghiệp 2005 Luật dân sự Việt Nam Quyết định 06/2005/QĐ-BTC của bộ trưởng bộ tài chính về việc ban hành quy chế tính giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doclon thuong mai 1.doc
  • docDs Hk.doc
  • docth432417ng m7841i nhm 1.doc