Một số vấn đề về pháp luật điều chỉnh quyền sở hữu tài sản của vợ chồng ở Việt Nam hiện nay

LỜI NÓI ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tàiGia đình là tế bào của xã hội, sự ổn định và phát triển lành mạnh của gia đình sẽ góp phần vào sự phát triển chung của toàn bộ xã hội. Mỗi gia đình được xây dựng dựa trên những sợi dây liên kết của hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng trong đó quan hệ hôn nhân có thể xem là quan hệ nền tảng. Nhận định được vị trí của gia đình trong xã hội, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng quan tâm đến việc xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc qua việc ban hành, hoàn thiện các quy phạm pháp luật, điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình cho phù hợp với sự phát triển của xã hội. Trong quan hệ vợ chồng, bên cạnh đời sống tình cảm, tình yêu thương lẫn nhau, không thể không quan tâm tới đời sống vật chất. Quan hệ tài sản giữa vợ chồng là một vấn đề hết sức quan trọng, nó là một trong những tiền đề giúp cho vợ chồng xây dựng cuộc sống hạnh phúc, đáp ứng những nhu cầu về vật chất, tinh thần cho gia đình. Bản chất của quan hệ hôn nhân và gia đình là các yếu tố nhân thân và tài sản gắn liền với các chủ thể nhất định, không thể tách rời và không có tính đền bù ngang giá do đó đã làm nảy sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa họ với nhau mà quyền sở hữu tài sản của vợ chồng là một vấn đề không thể thiếu trong pháp luật hôn nhân và gia đình. Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, các quy định của pháp luật hiện nay nói chung và Luật hôn nhân và gia đình nói riêng ở nước ta ngày càng được hoàn thiện, đáp ứng được đòi hỏi của quá trình toàn cầu hóa. Các quy định đó từng bước đi vào cuộc sống, phát huy được hiệu quả điều chỉnh, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì việc áp dụng quy định của pháp luật vào thực tiễn không tránh khỏi những vướng mắc, khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản ở các cấp Tòa án. Do vậy, việc nghiên cứu vấn đề quyền sở hữu tài sản của vợ chồng ở Việt Nam hiện nay có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc nhằm đảm bảo cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống. Với mong muốn góp phần vào việc làm sáng tỏ về lý luận và thực tiễn của quyền sở hữu tài sản của vợ chồng, em đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số vấn đề về pháp luật điều chỉnh quyền sở hữu tài sản của vợ chồng ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG 4 1.1. Khái niệm tài sản và quyền sở hữu tài sản của vợ chồng. 4 1.1.1. Khái niệm tài sản. 4 1.1.2. Khái niệm quyền sở hữu tài sản của vợ chồng. 5 1.2. Đăng ký tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng. 7 1.3. Khái quát về quyền sở hữu tài sản của vợ chồng trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 và Luật hôn nhân và gia đình năm 1986. 10 1.3.1. Quyền sở hữu tài sản của vợ chồng theo quy định của Luật HN&GĐ năm 1959 10 1.3.2. Quyền sở hữu tài sản của vợ chồng theo quy định của Luật HN&GĐ năm 1986 11 CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 13 2.1. Quyền sở hữu tài sản chung của vợ chồng. 13 2.1.1. Căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng. 13 2.1.2. Quyền của vợ chồng đối với tài sản chung. 21 2.1.3. Các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng. 24 2.1.4. Nghĩa vụ tài sản chung của vợ chồng. 32 2.2. Quyền sở hữu tài sản riêng của vợ, chồng. 34 2.2.1. Căn cứ xác lập tài sản riêng của vợ chồng. 34 2.2.2. Quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản riêng. 37 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VƯỚNG MẮC VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 42 3.1. Một số vướng mắc. 42 3.2. Kiến nghị hoàn thiện. 47 3.2.1. Tài sản chung của vợ chồng. 47 3.2.2. Tài sản riêng của vợ, chồng. 54 KẾT LUẬN 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

doc60 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2694 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số vấn đề về pháp luật điều chỉnh quyền sở hữu tài sản của vợ chồng ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à nợ chung) có thể được hiểu là nghĩa vụ phát sinh khi một hoặc cả hai bên vợ chồng thực hiện hành vi vì lợi ích gia đình hoặc nghĩa vụ phát sinh theo thỏa thuận của vợ chồng. Để đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của vợ chồng, các thành viên khác trong gia đình, bảo đảm nghĩa vụ chăm sóc lẫn nhau giữa vợ, chồng, nghĩa vụ nuôi dưỡng giáo dục con cái... thì vợ chồng cần phải tạo lập khối tài sản chung. Nhiều khi tài sản chung của vợ chồng không đủ đáp ứng nhu cầu của gia đình, vợ chồng đã phải vay mượn tiền bạc, tài sản của người khác. Đó chính là những khoản nợ mà vợ chồng phải có nghĩa vụ thanh toán, trả cho người chủ nợ Điều 25 Luật hôn nhân và gia đình 2000: “Vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình”. Đây là quy định mới của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 khi dự liệu về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung của vợ chồng, khi đó tài sản chung của vợ chồng phải được đảm bảo cho các món nợ đó vì: Tài sản chung của vợ chồng được chi dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng (khoản 2 Điều 28 Luật hôn nhân và gia đình 2000). Như vậy, nếu một bên vợ, chồng vay nợ nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì món nợ đó được bảo đảm thanh toán bằng tài sản chung của vợ chồng, nghĩa là cả hai vợ chồng đều có nghĩa vụ trả nợ khoản nợ đó. Ví dụ: A, B kết hôn năm 2000 và có một con chung là C. Năm 2003, A đi xuất khẩu lao động tại Malayxia, B ở nhà nuôi con nhỏ. Năm 2004, C phải nhập viện để phẫu thuật tim bẩm sinh. Tài sản chung của gia đình không đáp ứng đủ nhu cầu, B đã phải vay thêm 50 triệu đồng để chữa bệnh cho con. Như vậy, 50 triệu đồng mà B vay là nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình nên được xác định là khoản nợ chung của vợ chồng và vợ chồng A, B phải liên đới thực hiện nghĩa vụ trả nợ đó. Mặt khác, khoản 5 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: Trong trường hợp tài sản riêng của vợ hoặc chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải được sự thỏa thuận của cả vợ chồng.  Quy định này đã gắn kết trách nhiệm của gia đình đối với các khoản nợ phát sinh trong quá trình khai thác hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng của một bên. Do đó, cần xác định chúng là khoản nợ chung của gia đình, xác định như vậy mới bảo đảm được lợi ích chính đáng của người có tài sản riêng, khuyến khích họ tạo ra nhiều của cải, vật chất hơn nữa cho gia đình. Đồng thời tăng cường sự gắn bó trong quan hệ gia đình, để gia đình thực sự là chỗ dựa vững chắc cho các thành viên của mình. Theo quy định khoản 3 Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình 2000: Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Từ những phân tích trên có thể rút ra những khoản nợ chung của vợ chồng phải được thanh toán bằng tài sản chung của vợ chồng gồm: nợ phát sinh nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; nợ liên quan đến việc tạo lập, sử dụng khối tài sản chung; nợ liên quan đến tài sản riêng của vợ chồng đã được đưa vào sử dụng chung, mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình; nợ phát sinh có liên quan đến công việc mà cả hai vợ chồng cùng thực hiện; nợ theo thỏa thuận của hai vợ chồng. 2.2. Quyền sở hữu tài sản riêng của vợ, chồng 2.2.1. Căn cứ xác lập tài sản riêng của vợ chồng Kế thừa và phát triển Điều 16 Luật hôn nhân và gia đình 1986, Điều 32 Luật hôn nhân và gia đình 2000 quy định: Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của Luật này; đồ dùng, tư trang cá nhân. Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung. Thời điểm tài sản phát sinh trước khi kết hôn, sự định đoạt của chủ sở hữu tài sản và sự kiện chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là căn cứ xác định tài sản riêng của vợ chồng. Theo quy định của pháp luật, tài sản riêng của vợ chồng bao gồm: - Tài sản mà vợ, chồng có từ trước khi hôn nhân Trước khi kết hôn: là thời điểm chưa phát sinh quan hệ vợ chồng của hai bên nam nữ, giữa họ chưa có mối quan hệ về tài sản. Do đó, họ có toàn quyền sở hữu khối tài sản mà họ có được do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc được tặng cho, thừa kế (đó là quyền cơ bản của công dân được quy định tại Điều 58 Hiến pháp 1992) Tài sản riêng của vợ chồng bao gồm những tài sản vợ chồng có từ trước khi kết hôn là một trong những quy định được pháp luật hôn nhân và gia đình nhiều nước trên thế giới ghi nhận (Pháp, Thái Lan, Nhật Bản...). Pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam có quy định như vậy là phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, góp phần bảo vệ quyền sở hữu cá nhân của vợ, chồng, là căn cứ vững chắc bảo vệ khối tài sản riêng của vợ chồng khi có tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng trong thực tế. - Tài sản mà vợ chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân Nhằm đảm bảo ý chí tự định đoạt của người tặng cho tài sản và người để lại di sản thừa kế, đồng thời cũng bảo đảm quyền của người được tặng cho, người thừa kế có quyền sở hữu hợp pháp đối với những tài sản được thừa kế, được tặng cho được quy định tại BLDS năm 2005, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã ghi nhận: Vợ chồng có quyền sở hữu riêng đối với tài sản được thừa kế riêng, tặng cho riêng. Trong thực tế, khi hôn nhân còn tồn tại vợ, chồng có thể được người thân, bạn bè tặng cho, để lại thừa kế tài sản cho mỗi bên vợ, chồng. Ví dụ: Cha mẹ tặng quà riêng con trong ngày cưới, cha mẹ để lại di chúc chỉ định cho con trai hoặc con gái mình hưởng khối di sản đó. Hoặc có trường hợp chủ sở hữu tuyên bố cho chung hai vợ chồng khối tài sản nào đó nhưng xác định rõ tỷ lệ giá trị tài sản từ trước cho mỗi bên vợ chồng được hưởng thì về nguyên tắc tỷ lệ tài sản mà mỗi bên được hưởng đó thuộc quyền sở hữu riêng, là tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng. - Tài sản là đồ dùng, tư trang cá nhân Theo từ điển tiếng Việt: đồ dùng là vật do con người tạo ra để dùng trong sinh hoạt, trong hoạt động hàng ngày; tư trang là các thứ quý giá đi theo người của một cá nhân. Đó là những đồ dùng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, nhu cầu hoạt động hàng ngày của một cá nhân, đó có thể là tài sản có giá trị nhỏ hoặc giá trị lớn đối với khối tài sản chung vợ chồng. Theo Luật hôn nhân và gia đình 2000, đồ dùng tư trang cá nhân là tài sản riêng của vợ chồng- đây là một quy định mới. Việc quy định như vậy là cần thiết đảm bảo quyền tự do cá nhân và cuộc sống riêng tư của vợ chồng. Tuy nhiên, pháp luật không có hướng dẫn cụ thể nên hiện nay liên quan đến việc xác định đồ dùng tư trang cá nhân có phải là tài sản riêng hay tài sản chung của vợ chồng còn xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau: + Quan điểm thứ nhất: tất cả đồ dùng tư trang của vợ chồng đều là tài sản riêng của vợ chồng. + Quan điểm thứ hai: hoặc đồ dùng tư trang cá nhân mà vợ chồng có được từ tài sản riêng của vợ chồng mới thuộc tài sản riêng của vợ chồng [22, tr55]. Song nếu hiểu theo hai cách trên thì hoặc là đã tuyệt đối hóa quyền sở hữu của vợ chồng mà đã quên mất lợi ích chung của gia đình và mục đích sử dụng của các tài sản đó hoặc không phù hợp với thực tế cuộc sống chung vợ chồng: đời sống gia đình ngày càng được nâng cao, đồ dùng tư trang cá nhân trở nên đa dạng, phong phú về hình thức và giá trị; nhu cầu chuyển những thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc những thu nhập hợp pháp khác thành đồ dùng tư trang cá nhân để sử dụng hoặc coi đó là tài sản tích lũy cho cá nhân, gia đình càng trở nên phổ biến. Do đó, trong giai đoạn hiện nay, đồ dùng tư trang cá nhân thường có giá trị rất lớn nếu xác định đó là tài sản riêng của vợ chồng sẽ ảnh hưởng đến lợi ích chung của gia đình cũng như lợi ích của vợ chồng, của người có đồ dùng tư trang cá nhân đó. Vì vậy, cần phải xác định thế nào để bảo vệ quyền lợi cho cả vợ, chồng trong trường hợp có xảy ra tranh chấp? - Tài sản được chia khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân Theo Điều 30 Luật hôn nhân và gia đình 2000 và Điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP: sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, những tài sản mà vợ, chồng đã được chia; hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản đó; thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng sau khi đã chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, đều thuộc tài sản riêng của vợ chồng. - Tài sản mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản riêng của một bên Nhằm tạo điều kiện thuận lợi khi chia tài sản giữa vợ chồng, cũng như đảm bảo quyền tự định đoạt đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của vợ chồng, pháp luật quy định trên nguyên tắc việc chia tài sản khi ly hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân sẽ do vợ chồng tự thỏa thuận với nhau, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết (khoản 1 Điều khoản 1 Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000). Cho nên, vợ chồng có thể thỏa thuận với nhau về một tài sản cụ thể nào đó là tài sản riêng của một bên nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành án; bên có tài sản riêng theo thỏa thuận có quyền lấy lại tài sản đó vì vợ chồng đã thỏa thuận tài sản đó thuộc quyền sở hữu của bên đó (khoản 1 Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000). Như vậy, Điều 32 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định cụ thể những tài sản được coi là tài sản riêng của vợ chồng qua đó góp phần bảo vệ được đúng đắn quyền sở hữu hợp pháp của vợ chồng đối với tài sản của mình, đồng thời tạo cơ sở pháp lý vững chắc khi giải quyết các tranh chấp phát sinh. 2.2.2. Quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản riêng - Quyền của vợ, chồng đối với tài sản riêng Với tư cách chủ sở hữu tài sản vợ, chồng có toàn quyền sở hữu đối với tài sản riêng của mình mà không phụ thuộc ý chí của người chồng, vợ kia. Mỗi bên sẽ tự quản lý tài sản riêng của mình. Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên người chồng, người vợ kia có quyền quản lý tài sản riêng đó (khoản 2 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000). Trong việc quản lý tài sản riêng của vợ, chồng mình, người chồng, vợ có nghĩa vụ bảo quản, giữ gìn các tài sản đó như tài sản của mình, nếu làm hư hại, thất thoát mà không có lý do chính đáng thì có nghĩa vụ phải bồi thường (khi có yêu cầu). Trường hợp một bên đã tự ý định đoạt tài sản riêng của vợ chồng mình, thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu. Đối với tài sản riêng, vợ, chồng có quyền nhập hay không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng (khoản 2 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000). Tuy nhiên, vấn đề vợ, chồng đã nhập hay chưa nhập tài sản riêng của mình vào khối tài sản chung của vợ chồng khi có tranh chấp về tài sản của vợ chồng rất phức tạp. Vì trong thời kỳ hôn nhân, để đáp ứng nhu cầu của gia đình vợ, chồng thường sử dụng tài sản riêng của mình vì lợi ích chung mà không nghĩ đến lợi ích riêng của mình từ việc sử dụng tài sản đó, họ thường không để ý đến việc cần phải để lại chứng cứ cho việc chứng minh việc sử dụng tài sản riêng của mình, hoặc có trường hợp khi sử dụng tài sản riêng, họ đã thông báo cho người kia biết và coi đó là việc họ đã tự nguyện nhập vào khối tài sản chung. Cho nên, hầu hết tài sản riêng của vợ chồng được sử dụng trong thời kỳ hôn nhân vì nhu cầu của gia đình đã bị tiêu tán không còn nữa. Vậy khi ly hôn, người vợ, chồng đó có được yêu cầu bên kia đền bù hay được coi là có công sức đóng góp lớn hơn nên được chia phần tài sản lớn hơn không? Ví dụ: trước khi kết hôn với anh T, chị A có 50 triệu đồng, và một số tài sản: xe máy, máy tính xách tay...anh T đi làm ăn xa nhà rồi rơi vào cảnh cờ bạc không có tiền gửi về cho gia đình, chị A ở nhà chăm sóc con nhỏ và bố mẹ T. Cuộc sống khó khăn, chị A đã sử dụng tài sản riêng của mình để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình khi tài sản chung không đủ để đáp ứng được nhu cầu đó, thậm chí A đã phải bán xe máy và máy tính của mình để lấy tiền chữa bệnh cho mẹ T. Vậy khi ly hôn, có thể coi là A đã tự nguyện nhập khối tài sản riêng của vợ chồng vào khối tài sản chung hay không? Hoặc A có quyền yêu cầu T trả lại phần tài sản mà A đã sử dụng vì cuộc sống chung gia đình mà lẽ ra T cũng phải đóng góp ½ không? Hay A có được yêu cầu được chia phần tài sản lớn hơn không? Theo khoản 4 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000: “tài sản riêng của vợ chồng cũng được sử dụng vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình trong tường hợp tài sản chung không đủ đáp ứng”. Như vậy, trong trường hợp trên, A phải sử dụng tài sản riêng để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình là đúng và theo nghị quyết số 01/NQ- HĐTP ngày 20/01/1988: đối với tài sản riêng của vợ, chồng mà đã đưa vào sử dụng chung không còn nữa thì không được thanh toán, không được đền bù.... Hướng dẫn này khá hợp lý, vì cuộc sống chung của vợ chồng luôn đặt lợi ích chung gia đình lên trên hết. Để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống chung, khi người vợ, chồng có tài sản riêng mà đã sử dụng cho nhu cầu đời sống chung của gia đình thì phải coi vợ, chồng đã đương nhiên nhập khối tài sản riêng của mình vào khối tài sản chung của vợ chồng. Tài sản chung của vợ chồng được sử dụng vì cuộc sống chung, khi có tranh chấp họ không có quyền đòi lại các tài sản riêng đó. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đã không bảo vệ được quyền lợi của một bên, vì nếu trong ví dụ trên, khi ly hôn chị A không còn tài sản riêng nào nữa, trong khi T không có chút đóng góp gì cho cuộc sống gia đình. Vậy quyền lợi của chị A sẽ được bảo vệ như thế nào? Pháp luật cần phải có quy định bổ sung về vấn đề này theo hướng: khi sử dụng tài sản riêng của vợ, chồng mà được đưa vào sử dụng chung không còn nữa thì họ phải có nghĩa vụ chứng minh, họ có thể được chia phần tài sản chung nhiều hơn (dựa vào công sức đóng góp), nếu khối tài sản riêng đó có giá trị lớn so với khối tài sản chung của vợ chồng. Hiện nay, theo khoản 1 Điều 13 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP quy định: việc nhập tài sản là nhà ở, quyền sử dụng đất và các tài sản khác có giá trị lớn thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng vào tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 phải được lập thành văn bản và có chữ ký của cả vợ chồng. Văn bản đó có thể được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật. Quy định trên là căn cứ pháp lý rõ ràng tạo cơ sở để giải quyết khi có tranh chấp phát sinh. Mặt khác, việc nhập tài sản riêng của một bên vào khối tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ riêng của bên đó về tài sản thì vô hiệu (khoản 2 Điều 13 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP). Ví dụ như vợ chồng thỏa thuận nhập tài sản của mình vào khối tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại... - Nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản riêng: Tài sản riêng của vợ chồng được sử dụng vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình trong trường hợp tài sản chung không đủ đáp ứng. Trong trường hợp cuộc sống chung của gia đình gặp nhiều khó khăn, tài sản chung của vợ chồng không đủ đảm bảo cho những nhu cầu thiết yếu hàng ngày của gia đình mà người vợ hoặc người chồng có tài sản riêng thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng của mình nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu đó của gia đình, bảo đảm cuộc sống của vợ chồng và các con. Đây cũng là một trong những quy định mới của Luật hôn nhân và gia đình 2000. Bên cạnh đó, trường hợp tài sản riêng của vợ hoặc chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải được sự đồng ý, thỏa thuận của cả vợ chồng (khoản 5 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2000). Nguồn sống duy nhất của gia đình là gì? Pháp luật không có quy định cụ thể, song có thể hiểu đó là tài sản duy nhất đáp ứng được nhu cầu thiết yếu (ăn, ở, chữa bệnh...) của gia đình. Do có ảnh hưởng quan trọng như vậy đối với cuộc sống của gia đình, nên pháp luật quy định việc định đoạt đối với tài sản đó phải được sự đồng ý của cả vợ chồng là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, góp phần ổn định cuộc sống chung của vợ chồng và nghĩa vụ nuôi dưỡng giáo dục các con. + Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó. Có thể hiểu nghĩa vụ riêng về tài sản là nghĩa vụ về tài sản của vợ hoặc chồng phát sinh từ các khoản nợ mà vợ, chồng vay người khác, sử dụng vào mục đích cá nhân, mà không vì lợi ích chung của gia đình, hoặc bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của vợ, chồng hay các loại nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Khi thực hiện nghĩa vụ riêng của mình, vợ hoặc chồng phải sử dụng tài sản riêng của mình để thanh toán. Trong trường hợp tài sản riêng không đủ thực hiện nghĩa vụ đó, thì vợ hoặc chồng có thể yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân để lấy tài sản riêng của mình trong khối tài sản chung đó thực hiện nghĩa vụ riêng (theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/NQ- HĐTP ngày 20/01/1988). Tóm lại: quyền sở hữu tài sản của vợ chồng đã được Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 dự liệu và được hướng dẫn khá cụ thể tại các văn bản pháp luật. Các quy định của pháp luật hiện hành về quyền sở hữu tài sản của vợ chồng được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển các quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 1986, và có nhiều quy định mới phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, đồng thời đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế trong thời kỳ hiện nay. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VƯỚNG MẮC VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1. Một số vướng mắc Pháp luật hiện hành của Việt Nam đã dự liệu khá đầy đủ về quyền sở hữu tài sản của vợ chồng. Tuy nhiên, vẫn có một số quy định chưa cụ thể dẫn đến có nhiều cách hiểu khác nhau nên không có sự thống nhất trong việc áp dụng pháp luật vào giải quyết các vụ việc cụ thể trong thực tế tại Tòa án các cấp. Do đó, thời gian giải quyết tranh chấp kéo dài hoặc vụ việc được giải quyết nhưng quyền lợi của một trong các bên không được bảo vệ đúng đắn: Theo Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình và hướng dẫn tại điểm a mục 3 Nghị quyết số 02/2000/NQ- HĐTP thì tài sản chung của vợ chồng bao gồm những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng. Tuy nhiên, lại không quy định rõ đối với khoản tiền mà một bên vợ, chồng được bồi thường do thiệt hại về sức khỏe khi hôn nhân còn tồn tại nhưng sau khi ly hôn mới được nhận hoặc bồi thường do danh dự, uy tín bị xâm hại (những yếu tố gắn liền với nhân thân), theo pháp luật dân sự thì những tài sản gắn với nhân thân của ai sẽ là tài sản riêng của người đó. Vậy trong quan hệ hôn nhân gia đình, trên cơ sở tính chất của quan hệ hôn nhân gia đình thì khoản tiền bồi thường thiệt hại về sức khỏe, uy tín, danh dự là tài sản chung hay tài sản riêng? Có thể dựa vào thời kỳ hôn nhân để suy đoán đây là tài sản chung của vợ chồng hay không? Đây là vấn đề mà pháp luật hôn nhân gia đình nước ta chưa có quy định cụ thể. Bên cạnh đó,theo Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì tài sản chung của vợ chồng là những tài sản vợ chồng hiện có, tài sản đang thuộc quyền sở hữu của vợ chồng mà không quy định cụ thể các tài sản mà vợ chồng nợ của người thứ ba có thuộc tài sản chung của vợ chồng hay không? Do đó việc giải quyết trong thực tế gặp nhiều khó khăn. Ví dụ: A kết hôn với B tháng 10 năm 2003, sau khi kết hôn A có đầu tư kinh doanh thu được lợi nhuận cao. Đến năm 2008, công việc kinh doanh của A gặp nhiều khó khăn và bị thua lỗ nặng trở thành con nợ với số tiền 20 tỷ đồng. Vậy 20 tỷ đồng mà A mắc nợ do kinh doanh thua lỗ có thuộc tài sản chung của vợ chồng hay không? - Trong trường hợp xác định tài sản chung của vợ chồng khi vợ, chồng bị tuyên bố là đã chết mà sau đó lại trở về. Trường hợp này, pháp luật mới chỉ dự liệu quan hệ hôn nhân được khôi phục (nếu người chồng, vợ kia chưa kết hôn với người khác), còn vấn đề tài sản chung của vợ chồng chưa được dự liệu cụ thể, khi quan hê hôn nhân được khôi phục thì chế độ tài sản chung của vợ chồng có đương nhiên được khôi phục không? Tính từ thời điểm nào? Đối với những thu nhập của người chồng, vợ kia có được coi là tài sản chung của vợ chồng hay là tài sản riêng của người chồng, vợ đó? Các giao dịch dân sự do người chồng, vợ đó ký kết với người khác có thể bằng tài sản chung của vợ chồng có được coi là hợp pháp (vì không có sự đồng ý của bên mà đã bị tòa án tuyên bố là đã chết)? Khi người vợ, chồng bị tuyên bố là đã chết mà trở về thì chế độ tài sản được tái lập từ khi kết hôn hay từ khi quan hệ hôn nhân được khôi phục? Đây là vấn đề trong thực tiễn chưa có sự thống nhất khi giải quyết. Ví dụ: Năm 1990, vợ ông T mất, để lại cho ông năm người con. Năm 1991, ông kết hôn với bà Đ. Trước đó, bà Đ có một căn nhà riêng. Lấy ông T, bà đã để cho ông và các con ông về ở cùng, cho ông cùng đứng tên chung trên giấy tờ căn nhà này. Sau vài năm hai vợ chồng mua thêm được một mảnh vườn rộng hơn 3.000 m2 tại quận Ninh Kiều. Năm 1996, sau khi đã có với bà Đ ba mặt con, ông T đi làm ăn xa nhà và sau đó không rõ tung tích ở đâu, làm gì. Khi đi, ông làm giấy ủy quyền cho bà Đ được toàn quyền sử dụng, mua bán ngôi nhà và mảnh vườn mà không cần có chữ ký của ông. Suốt thời gian này, một mình bà Đ nuôi dưỡng tám người con nên người (ba con ruột và năm con riêng của ông T) và tạo dựng được khối tài sản 150 triệu đồng. Theo yêu cầu của bà Đ, trên cơ sở pháp luật tòa án đã tuyên bố ông T chết, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật từ 05/05/2001. Đến ngày 04/10/2008, ông T đã trở về. Theo yêu cầu của ông T, ngày 05/01/2009, Tòa án hủy quyết định tuyên bố ông T chết. Vậy 150 triệu đồng của bà Đ có được coi là thuộc khối tài sản chung của vợ chồng hay là tài sản riêng của bà Đ? Luật hôn nhân và gia đình hiện hành chưa có quy định cụ thể. - Đối với trường hợp vợ chồng đã ly hôn, sau đó kết hôn lại với nhau thì chế độ tài sản của vợ chồng được xác định như thế nào? Ví dụ: Năm 2002, khi vợ chồng anh T, chị C (quận 8, TP.HCM) đang sống đầm ấm thì người chị vợ là Việt kiều về nước ghé thăm. C bàn chuyện ly hôn giả để chồng có thể kết hôn với người chị vợ. Nếu mọi việc êm xuôi, anh T sẽ tìm cách bảo lãnh chị C đi định cư ở nước ngoài. Sau đó, cả hai cũng được tòa án xử cho ly hôn. Nhưng vì chỉ ly hôn trên giấy nên anh T và chị C tiếp tục chung sống. Còn việc kết hôn giả giữa anh T và người chị vợ không thành do trục trặc thủ tục. Năm 2004, anh T làm thủ tục đăng ký kết hôn lại với vợ cũ. Đến năm 2007, vợ anh T nộp đơn ra tòa xin ly hôn thật. Giữa họ nảy sinh nhiều bất đồng trong việc phân chia tài sản, trong đó có căn nhà mua năm 2003 (trước thời điểm hai người kết hôn lại) nằm ở phường 9, quận 8. Theo lời chị C, chị đã tự bỏ gần 400 triệu đồng để mua căn nhà này. Lúc đó, hai vợ chồng đang trong thời kỳ ly hôn. Hợp đồng mua nhà và giấy tờ nhà chỉ do một mình chị đứng tên. Phía anh T thì cho rằng chính anh đã chở vợ đi xem nhà, rồi cùng vợ đi giao tiền cho chủ nhà. Năm 2004, sau khi chính thức tái hôn, vợ chồng anh đã cùng đứng tên vay nợ ngân hàng để xây sửa lại nhà cho khang trang hơn. Không kể đến việc nhà đất lên giá, chỉ riêng số tiền anh góp vào ban đầu để tạo lập nhà đã là hơn 300 triệu đồng. Trong trường hợp này, chúng ta không bàn bạc đến việc họ vi phạm Luật hôn nhân và gia đình 2000 về ly hôn giả tạo...mà cần xác định rõ căn nhà mua năm 2003 là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng C và T. Tuy nhiên, theo các tình tiết của vụ việc, thì căn nhà đó được mua năm 2003, thời gian bản án ly hôn giữa C và T đang có hiệu lực pháp luật, khi đó quan hệ vợ chồng C, T đã chấm dứt. Tức là tài sản được tạo lập sau khi ly hôn sẽ thuộc tài sản riêng của mỗi bên. Ngôi nhà trên chỉ đứng tên chị C, về nguyên tắc sẽ là tài sản riêng của C. Sau khi họ đăng ký kết hôn lại với nhau cùng đứng tên vay nợ ngân hàng để xây sửa lại nhà cho khang trang hơn. Tuy nhiên, căn cứ này cũng không thể chứng minh được đó là tài sản chung của vợ chồng, vì khi đó ngôi nhà là tài sản riêng của C, nếu C muốn nhập vào tài sản chung của vợ chồng thì phải lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy, mọi lợi thế đều đứng về phía chị C. Song anh T vẫn có khả năng chứng minh việc góp tiền mua nhà bằng cách làm rõ nguồn gốc số tiền mua nhà, nhờ người làm chứng việc cùng vợ đi xem nhà, cùng đi giao tiền cho chủ nhà…Ngược lại, nếu không chứng minh được việc trên, anh T. chỉ có thể được tòa xem xét phần đóng góp của anh trong căn nhà vì việc xây mới nhà xảy ra sau khi anh đã tái hôn. Do đó, pháp luật cần phải có quy định cụ thể để có thể bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên đương sự. - Đời sống của vợ chồng luôn phát sinh nhu cầu thiết yếu hàng ngày và cần phải đáp ứng bằng tài sản chung. Tuy nhiên, pháp luật lại ghi nhận cho vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Vậy khi phát sinh nhu cầu thiết yếu của gia đình thì ai sẽ phải có trách nhiệm đáp ứng nhu cầu đó, tài sản được lấy từ đâu? Khi đó lợi ích gia đình được đặt ở vị trí nào? Nếu thỏa thuận này được thực hiện thì quan hệ hôn nhân chỉ còn tồn tại về mặt nhân thân còn quan hệ tài sản giữa vợ chồng đã được dân sự hóa, bản chất của hôn nhân xã hội chủ nghĩa có còn được coi trọng nữa hay không? Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, theo Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì chia tài sản được thực hiện theo nguyên tắc chia đôi có dựa vào công sức đóng góp của mỗi bên. Tuy nhiên, trên thực tế để xác định được chính xác công sức đóng góp của mỗi bên trong việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung trong nhiều trường hợp không hề đơn giản. Vì tài sản chung của vợ chồng được tạo dựng không phụ thuộc bởi công sức, mức thu nhập... giữa vợ chồng và nguyên tắc vợ chồng bình đẳng khi thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản chung, trong đó tỷ lệ phần quyền sở hữu tài sản của vợ chồng đối với tài sản chung luôn tính bằng nhau. Do pháp luật chưa có hướng dẫn cụ thể nên khi giải quyết vụ việc cụ thể thường gặp rất nhiều khó khăn, làm kéo dài thời gian giải quyết. Ví dụ: Năm 2008, anh T và chị A kết hôn và họ sống bằng nghề bán vé số dạo. Có tật hay ngủ quên nên anh T thường “ôm” vé số ế. Có lần vợ anh phải cầm cả đôi bông tai ngày cưới lấy tiền trả nợ cho đại lý. Nghèo nhưng gia đình nhỏ của họ vẫn ấm cúng. Ngày 25- 3- 2009, anh T nhận của đại lý 200 tờ vé số (loại 5.000 đồng/tờ) đi bán nhưng đến chiều vẫn còn 40 tờ vé số ế. Thất thểu về nhà với 40 tờ vé số ế thì anh T. hay tin mình trúng số. Trong đó có 20 tờ trúng đặc biệt và 20 tờ trúng giải khuyến khích. Tổng giá trị giải thưởng anh T. nhận là hơn 2,5 tỉ đồng. Sau đó mâu thuẫn vợ chồng phát sinh nhưng hai người vẫn sống chung. Sau khi xây mới căn nhà, còn lại 1,4 tỉ đồng anh T mang gửi ngân hàng…[27]. Vậy khi chia tài sản, công sức đóng góp của vợ chồng sẽ được xác định như thế nào? Trong nhiều trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình, khi ly hôn không xác định được cụ thể phần tài sản của mình trong khối tài sản chung của gia đình, do đó khó bảo vệ đúng đắn quyền lợi của một bên. Ví dụ: anh Tiến và chị Lan kết hôn hợp pháp từ ngày 12/08/1989 tại thôn Ninh Tào, xã Hiệp Thịnh, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang được 16 năm thì phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu xin ly hôn. Về tài sản chung, chị Lan xác định: gia đình 4 người: ông Phát, bà Định, anh Tiến, chị Lan đồng sở hữu khối tài sản đã được định giá gồm: 1 nhà ở trị giá 114 triệu, 4 gian chuồng lợn trị giá 3 triệu, sân gạch trị giá 1 triệu, 1 xe máy trị giá 20 triệu, mua của ông Quý 240 m2 đất trị giá 40 triệu 800 nghìn đồng. Lan yêu cầu chia tài sản cho chị được hưởng một phần công sức đóng góp. Ngoài ra chị không có yêu cầu khác. TAND huyện Hiệp Hòa xác định: Trong thời gian chung sống từ tháng 8/1989 đến tháng 11/ 2005 gia đình có tạo lập được khối tài sản chung trị giá 149 triệu 500 nghìn đồng, không có căn cứ xác định việc gia đình mua 240m2 đất của ông Phạm Văn Quý như chị Lan đã khai. Anh Tiến- chị Lan không xác định được phần tài sản cụ thể trong khối tài sản chung của gia đình. Do đó, Tòa án buộc gia đình ông Phát trích 40 triệu cho vợ chồng Tiến- Lan trong khối tài sản chung, sau đó chia đôi 40 triệu đồng cho hai vợ chồng mỗi bên được 20 triệu đồng. Như vậy, sau 16 năm chung sống, đóng góp công sức xây dựng gia đình, khi ra đi chị Lan chỉ được hưởng 20 triệu đồng trong khi tài sản chung của cả gia đình là 149 triệu 500 nghìn đồng có hợp lý không? Do đó, pháp luật cần phải có quy định cụ thể để bảo vệ quyền lợi ích đúng đắn của vợ chồng trong việc thực hiện quyền sở hữu đối với khối tài sản chung. - Bên cạnh đó, về tài sản riêng của vợ, chồng được quy định tại Điều 32, Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, trong đó tài sản riêng của vợ, chồng còn bao gồm dồ dùng, tư trang cá nhân. Tuy nhiên, chưa có quan điểm thống nhất trong việc xác định khi nào đồ dùng, tư trang cá nhân được coi là tài sản riêng, bởi lẽ hiện nay nhiều đồ dùng, tư trang cá nhân mà vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân có giá trị rất lớn so với khối tài sản chung của vợ chồng. Nếu xác định đó là tài sản riêng của một bên vợ, chồng thì có thể ảnh hưởng đến lợi ích của người còn lại và các thành viên khác của gia đình. Vì vậy, cần phải xác định như thế nào để bảo vệ quyền lợi đúng đắn cho các bên khi có tranh chấp phát sinh? 3.2. Kiến nghị hoàn thiện 3.2.1. Tài sản chung của vợ chồng - Căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng + Đối với thu nhập có được do được bồi thường thiệt hại về sức khỏe, về uy tín danh dự: Đây là những tài sản gắn liền với nhân thân của mỗi người, theo pháp luật dân sự là tài sản riêng của mỗi người. Tuy nhiên, xuất phát từ tính chất của quan hệ hôn nhân gia đình, pháp luật Hôn nhân và gia đình cần phải quy định rõ: khoản tiền bồi thường thiệt hại về sức khoẻ được nhận trong thời kỳ hôn nhân thì sẽ là tài sản chung của vợ chồng + Trong trường hợp xác định tài sản chung của vợ chồng khi vợ, chồng bị tuyên bố là đã chết mà sau đó lại trở về. Pháp luật mới chưa có quy định cụ thể về vấn còn vấn đề tài sản của vợ chồng. Xét trong trường hợp của ông T và bà Đ trong mục 3.1, theo chúng tôi, trong trường hợp này cần xác định: khi phán quyết của tòa án tuyên bố ông T đã chết có hiệu lực thì quan hệ hôn nhân giữa ông T và bà Đ chấm dứt. Khi ông T quay trở về quan hệ hôn nhân về nhân thân của vợ chồng giữa họ có thể được khôi phục nếu họ tiến hành đăng ký kết hôn lại theo thủ tục chung. Còn tài sản mà bà Đ có được trong thời kỳ tuyên bố ông T chết của Tòa án có hiệu lực pháp luật là 150 triệu đồng sẽ là tài sản riêng của bà T vì đó là khối tài sản mà bà Đ tạo dựng được sau khi quan hệ hôn nhân giữa bà và ông T chấm dứt. Nếu ông T và bà Đ đăng ký kết hôn lại với nhau thì 150 triệu đồng đó chỉ được coi là tài sản chung nếu có thỏa thuận. Do đó, Điều 26 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và Điều 83 BLDS cần quy định cụ thể theo hướng: khi phán quyết của Tòa án tuyên bố vợ, chồng chết có hiệu lực pháp luật, quan hệ hôn nhân chấm dứt, kể cả trường hợp sau này người vợ, chồng đã bị tuyên bố chết lại trở về cũng không thể đương nhiên phục hồi quan hệ hôn nhân được ngay cả khi người chồng, vợ đó chưa kết hôn với người khác. Nếu vợ, chồng muốn tái hôn lại với nhau cần phải đăng ký kết hôn theo thủ tục chung. Từ đó sẽ phát sinh quan hệ hôn nhân mới (chủ thể vẫn là vợ, chồng đó), chế độ tài sản mới phát sinh sẽ được áp dụng trong thời kỳ hôn nhân này. Quy định như vậy sẽ tạo được cơ sở pháp lý thống nhất khi thực hiện và áp dụng Luật hôn nhân và gia đình 2000 trong thực tế. + Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân: Vợ chồng có thể thỏa thuận hoặc yêu cầu tòa án chia một phần hoặc toàn bộ khối tài sản chung của vợ chồng. Sau khi chia tài sản chung, có trường hợp vợ chồng vẫn sống chung, có trường hợp vợ chồng ra ở riêng, khi đó, có thể lợi ích chung của gia đình sẽ không được coi trọng, sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình và của các thành viên khác. Do đó, Luật cần dự liệu, nghĩa vụ của vợ chồng với nhau, đối với con chung và nghĩa vụ đóng góp tài sản chung nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình. Bên cạnh đó, Luật cần dự liệu trường hợp sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, một thời gian sau vợ chồng mới có yêu cầu ly hôn hoặc một bên vợ,chồng chết trước, những tài sản đó thuộc khối tài sản chung của vợ chồng thì mới chia theo Điều 31 và Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Trên thực tế, tài sản chung của vợ chồng còn bao gồm cả những tài sản nợ thuộc nghĩa vụ trả nợ của vợ chồng, nhưng Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 không quy định loại tài sản. Do đó, Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 cần phải bổ sung quy định theo hướng: Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh, những thu nhập hợp pháp khác, tài sản nợ thuộc nghĩa vụ tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung - Đối với trường hợp vợ chồng đã ly hôn, sau đó kết hôn lại với nhau, Luật chưa có quy định cụ thể về chế độ tài sản của vợ chồng nên trong thực tế giải quyết nhiều trường hợp khó đảm bảo được quyền lợi của một trong các bên. Do đó, cần phải có quy định bổ sung theo hướng những tài sản của vợ chồng được chia từ khối tài sản chung khi ly hôn thuộc sở hữu riêng của mỗi bên vợ, chồng. Chế độ tài sản chung của vợ chồng được xác lập từ khi kết hôn lại với nhau. Khối tài sản chung của vợ chồng bao gồm toàn bộ những tài sản được quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình 2000, cũng có thể gồm cả những tài sản được chia riêng trước khi ly hôn được vợ chồng thỏa thuận nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng. - Việc công nhận chế độ tài sản ước định Quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình 2000 có cụm từ “và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung” có thể hiểu là pháp luật Việt Nam công nhận chế độ tài sản chung của vợ chồng theo sự thỏa thuận của vợ chồng hay không? Tuy nhiên, có thể khẳng định: Hệ thống pháp luật hôn nhân gia đình từ 1945 đến nay không dự liệu chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận giữa vợ chồng. Quy định tại Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 như vậy cần được hiểu là quy định cho phép vợ chồng linh hoạt khi thực hiện quyền sở hữu của mình, tự nguyện nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng, hoặc do tính chất của quan hệ hôn nhân được xác lập, quá trình sống chung giữa vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân sẽ phát sinh loại tài sản mà khi có tranh chấp, không thể xác định được đó là tài sản chung hay tài sản riêng, có nguồn gốc từ đâu... Vì vậy, vợ chồng có thể thỏa thuận đó là tài sản chung của vợ chồng, hoặc pháp luật suy đoán là tài sản chung của vợ chồng. Do đó, quy định theo pháp luật hiện hành không phải là công nhận chế độ tài sản theo sự thảo thuận giữa vợ chồng. Hiện nay, có một số ý kiến cho rằng pháp luật quy định như trên có thể coi là sự áp đặt của pháp luật đối với mọi quan hệ vợ chồng vì theo nguyên tắc tự do cam kết, thỏa thuận trong các quan hệ dân sự, được ghi nhận trong BLDS, đảm bảo cho các cá nhân có quyền tự do thỏa thuận để xác lập các quyền và nghĩa vụ, miễn sao các thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật và đạo đức xã hội. Quyền tài sản của vợ chồng là quyền gắn với nhân thân vợ chồng, vì vậy cần phải để cho chính họ cùng nhau thỏa thuận, quyết định lựa chọn một hình thức thực hiện hợp lý, có lợi nhất cho bản thân và cho gia đình. Mặt khác, thực tế kinh tế- xã hội Việt Nam hiện nay đã có rất nhiều thay đổi, những quan hệ kinh tế đòi hỏi vợ, chồng phải có những quyết định nhanh nhạy, nhưng muốn vậy họ phải chủ động về tài sản mà pháp luật hôn nhân gia đình hiện hành chưa theo kịp diễn biến của những quan hệ kinh tế, dân sự hiện nay. Nếu vợ, chồng thực hiện đúng theo quy định pháp luật, trong nhiều trường hợp, họ sẽ bỏ lỡ những cơ hội làm ăn. Mặt khác, việc đưa những tài sản chung của vợ chồng vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng hàm chứa những rủi ro và có thể dẫn đến nguy cơ tiêu tán tài sản của gia đình, đặt cuộc sống gia đình vào trong tình trạng bấp bênh. Cho nên, cần phải tạo điều kiện cho họ chủ động trong hoạt động kinh doanh, vừa tránh được những rủi ro có thể xảy đến cho cuộc sống gia đình [23, tr18]. Do đó, theo tác giả của quan điểm này cho rằng pháp luật về hôn nhân gia đình Việt Nam cần thay đổi lại phương thức tổ chức các chế độ tài sản của vợ chồng, theo hướng thừa nhận quyền tự do của vợ chồng trong việc chọn chế độ tài sản áp dụng. Có thể thấy quan điểm trên là phù hợp với nền kinh tế hiện nay, phù hợp với tiến trình hội nhập mà Việt Nam đang tham gia. Tuy nhiên, nếu pháp luật nước ta thừa nhận chế độ tài sản theo sự thảo thuận của vợ chồng thì đã trao cho vợ chồng có quyền hạn khá rộng, và trong nhiều trường hợp không phù hợp với quan hệ hôn nhân xã hội chủ nghĩa luôn coi trọng lợi ích của gia đình. - Xác định tài sản của vợ chồng trong quan hệ “hôn nhân thực tế Theo quy định của pháp luật hiện hành, nhà nước ta vẫn chấp nhận quan hệ hôn nhân thực tế được áp dụng đối với trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987. Tuy nhiên, với trường hợp một người sống như vợ chồng với hai người phụ nữ khác nhau trước năm 1987, thì quan hệ nào được coi là hôn nhân thực tế? Ví dụ: Năm 1977, ông B cưới bà T tại xã Long Trì (Châu Thành), sinh được hai người con. Năm 1986, ông bỏ vợ con lên thị xã Tân An sống chung với bà K, sinh thêm được hai người con nữa. 10 năm sau, ông và bà K. đi đăng ký kết hôn. Trong 21 năm chung sống, họ thành lập Công ty TNHH PN kinh doanh xe máy, khách sạn. Tuy nhiên, đến năm 2007 thì xảy ra mâu thuẫn và bà K xin ly hôn. Tòa đang thụ lý vụ ly hôn này thì bà T bất ngờ xuất hiện, bảo trước khi ông B lên thị xã, bà có đưa 200 lượng vàng cho ông đi làm ăn, giờ biết ông sắp ly hôn với bà K nên đòi lại. Từ đó, ông B một mực khẳng định vẫn sống rất hạnh phúc với bà T, việc sống với bà K chỉ là “cặp chơi”. Về phần tài sản, lúc đầu bà K là một trong những thành viên của Công ty TNHH PN nhưng sau nhiều lần chuyển đổi, công ty dần dần trở thành công ty TNHH một thành viên đứng tên một mình ông B. Bà K không biết gì về chuyện này vì mọi giấy tờ ông B bắt người con gái lớn giả chữ ký của mẹ để hợp thức hóa. Trong phiên sơ thẩm, TAND thị xã Tân An đã công nhận hôn nhân giữa ông B và bà T là hôn nhân thực tế, hủy hôn nhân giữa ông B và bà K. Gần như toàn bộ tài sản đang đứng tên ông B nên bà K không những không được hưởng đồng nào mà còn phải trả ngược cho ông B gần hai tỷ đồng. Sau đó, bà K kháng cáo, VKSND tỉnh Long An cũng kháng nghị rằng việc phân chia tài sản của tòa sơ thẩm là không có cơ sở [20]. Theo chúng tôi, để xác định là hôn nhân thực tế thì phải có đủ hai yếu tố: sống chung với nhau từ trước ngày 3-1-1987 và việc sống chung phải liên tục, không bị gián đoạn. Tuy nhiên, trong tình huống trên, theo xác minh thì giữa bà T và ông B không còn sống chung với nhau từ 1986, và giữa họ không có quan hệ gì nữa, sau khi ông B bỏ đi, gia đình ông còn đuổi bà T ra khỏi nhà... Sau đó, ông B và bà K sống chung với nhau và còn làm giấy đăng ký kết hôn nên phải công nhận quan hệ hôn nhân giữa họ. Do đó, có thể xác định khối tài sản đang hiện có là tài sản chung của ông B và bà K. Khi thụ lý yêu cầu giải quyết ly hôn, Tòa án cần phải xác định đó là tài sản chung của vợ chồng ông B và bà K và tiến hành chia tài sản theo nguyên tắc chia đôi có tính đến công sức của các bên trong quá trình tạo lập và phát triển. - Chia tài sản của vợ chồng: + Pháp luật quy định vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, nên trong nhiều trường hợp lợi ích chung của gia đình không được đảm bảo. Do đó, pháp luật cần phải có quy định nhằm ràng buộc trách nhiệm của các thành viên trong gia đình sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo hướng: sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì hôn nhân vẫn đang tồn tại trước pháp luật, các quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng vẫn phải được bảo đảm thực hiện. Trong trường hợp vợ chồng không thỏa thuận hoặc đã yêu cầu Tòa án chia tài sản chung, nhưng vợ chồng vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng lẫn nhau (nếu một bên túng thiếu, có yêu cầu cấp dưỡng và có lý do chính đáng); nghĩa vụ nuôi dưỡng các con. Đồng thời, Tòa án phải quyết định mức đóng góp của các bên trên cơ sở có nhu cầu thực tế của gia đình và khả năng kinh tế của các bên hoặc quyết định không chia tài sản toàn bộ tài sản chung, phần tài sản chung không chia được sử dụng cho nhu cầu của gia đình. + Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 quy định nguyên tắc chia đôi tài sản khi ly hôn dựa vào công sức đóng góp của mỗi bên. Tuy nhiên, trên thực tiễn giải quyết các vụ việc cụ thể, việc xác định công sức đóng góp của vợ chồng đối với tài sản chung không phải trong trường hợp nào cũng giống nhau, nên hiện nay pháp luật nước ta chưa có được quy phạm thống nhất quy định về vấn đề này. Vì vậy, việc giải quyết trong thực tế rất cần đến sự linh hoạt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhưng để có sự thống nhất trong việc áp dụng các quy định của pháp luật, Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình cần phải được hướng dẫn theo hướng: công sức đóng góp của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được coi là như nhau, trong trường hợp có một bên vợ, chồng do cờ bạc, nghiện hút, rượu chè không có đóng góp vào khối tài sản chung của vợ chồng thì cần phải xác định rõ đóng góp của người còn lại và khi chia tài sản người có đóng góp nhiều sẽ được hưởng phần quyền lợi nhiều hơn. Do đó, trong trường hợp giữa anh T và chị A dược nêu trong mục 3.1 không nhất thiết phải xác định chính xác tỷ lệ công sức đóng góp của vợ, chồng đối với khối tài sản chung, vì lao động trong gia đình được coi như lao động có thu nhập. Do đó, có thể xác định công sức đóng góp của vợ chồng A và T là như nhau. + Việc chia tài sản trong trường hợp vợ chồng chung sống với gia dình mà ly hôn nếu tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của vợ chồng căn cứ vào công sức đóng góp, việc chia tài sản khi các bên yêu cầu Tòa án giải quyết còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình áp dụng. Do đó, Điều 96 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 cần phải có quy định bổ sung theo hướng: Khi Tòa án giải quyết chia tài sản khi không xác định được tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung thì Tòa án căn cứ vào công sức đóng góp của các bên, nếu không thể xác định được chính xác công sức đóng góp của các bên do họ có thời gian chung sống trong thời gian dài thì có thể coi lao động trong gia đình là lao động có thu nhập và các thành viên trong gia đình có tỷ lệ đóng góp vào khối tài sản chung là ngang nhau. - Về nguyên tắc chia đôi tài sản chung của vợ chồng Xuất phát từ đặc điểm của sở hữu chung hợp nhất, tài sản chung của vợ chồng được tạo lập không phụ thuộc công sức đóng góp, mức thu nhập cao thấp, nhiều ít...và nguyên tắc vợ chồng bình đẳng khi thực hiện quyền sở hữu của vợ chồng đối với tài sản chung. Do đó, pháp luật cần phải có quy định cụ thể bổ sung nguyên tắc chia đôi tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân và khi một bên vợ, chồng chết trước để có được quan điểm thống nhất khi áp dụng. 3.2.2. Tài sản riêng của vợ, chồng Luật chưa quy định cụ thể khi nào được coi tài sản là đồ dùng, tư trang cá nhân của vợ, chồng là tài sản riêng nên thực tế áp dụng còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau. Do đó, Luật cần phải có quy định cụ thể theo hướng: Đồ dùng tư trang cá nhân là tài sản riêng với nguồn gốc phát sinh từ tài sản chung hay tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, phục vụ trực tiếp cho công việc, nghề nghiệp và nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của cá nhân vợ, chồng. Khi có tranh chấp phát sinh, cần phải xác định nguồn gốc và giá trị của đồ dùng tư trang đó so với khối tài sản chung của vợ chồng và mức thu nhập thực tế của vợ, chồng để xác định chính xác và hợp lý tài sản riêng của vợ chồng. - Về nghĩa vụ của vợ, chồng được thực hiện từ tài sản riêng: Pháp luật hiện hành quy định nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi bên vợ chồng được thanh toán từ tài sản riêng của người có nghĩa vụ. Vậy nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ chồng bao gồm những nghĩa vụ gì? Pháp luật chưa có quy định cụ thể, nên trong thực tiễn áp dụng còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, cần phải có quy định cụ thể, nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ chồng bao gồm: Nghĩa vụ mà vợ, chồng có từ trước khi kết hôn mà không vì nhu cầu đời sống chung của gia đình; nghĩa vụ phát sinh trong thời kỳ hôn nhân của vợ, chồng nhưng được vợ, chồng sử dụng nhằm mục đích riêng, không đáp ứng nhu cầu thiết yếu và lợi ích chung của gia đình; các khoản nợ phát sinh gắn liền với nhân thân vợ, chồng như các khoản chi phí cho con riêng của mình, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh từ hành vi trái pháp luật của vợ chồng... Như vậy, để đảm bảo cho quá trình áp dụng pháp luật được chính xác và thống nhất, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, pháp luật hôn nhân gia đình cần phải được sửa đổi bổ sung kịp thời, góp phần đảm bảo đúng đắn quyền lợi của các bên khi tham gia các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của vợ chồng. KẾT LUẬN Trong quan hệ hôn nhân, yếu tố tình cảm được đặt lên hàng đầu nhưng cũng không thể xem nhẹ yếu tố tài sản. Do đó, việc quy định quyền sở hữu tài sản của vợ chồng trong pháp luật hôn nhân và gia đình là điều kiện để nhà nước điều tiết và quản lý các quan hệ xã hội, bảo đảm các mục tiêu xây dựng và phát triển xã hội vững mạnh, công bằng dân chủ văn minh. Đây cũng là điều kiện cần thiết để bảo vệ quyền lợi của các thành viên trong gia đình, tránh những tranh chấp xảy ra làm tổn thương đến tình cảm và sự đoàn kết trong gia đình. Quy định về các căn cứ để xác định tài sản của vợ chồng còn tạo điều kiện để vợ chồng tham gia vào các quan hệ xã hội nhằm phát triển kinh tế gia đình, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích của người thứ ba khi tham gia quan hệ tài sản vợ chồng; đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng. Vấn đề quyền sở hữu tài sản của vợ chồng đã được dự liệu khá đầy đủ trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và các văn bản hướng dẫn, các quy phạm pháp luật có liên quan. Tuy nhiên, có một số Điều luật chưa được quy định cụ thể dẫn đến tình trạng không áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật vào giải quyết các tranh chấp phát sinh trong thực tế hoặc không bảo vệ kịp thời được quyền lợi ích hợp pháp của một trong các bên. Trong giai đoạn hiện nay, khi yếu tố kinh tế ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hôn nhân thì vấn đề quyền sở hữu tài sản của vợ chồng càng thu hút được sự quan tâm của nhiều người. Do đó, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, việc nghiên cứu và đưa ra phướng hướng bổ sung hoàn thiện các quy định của pháp luật về quyền sở hữu tài sản của vợ chồng ở Việt Nam hiện nay vẫn luôn là một yêu cầu cần phải đáp ứng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chính phủ (2001), Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 quy định chi tiết thi hành Luật hôn nhân và gia đình 2000. 2. Chính phủ (2001), Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22/10/2001 quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình 2000. 3. Hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 4. Hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 5. Hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), nhà xuất bản chính trị quốc gia 6. Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa năm 1959 7. Luật đất đai năm 2003 8. Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 1959 9. Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 1986 10. Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 11. Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20/01/1988 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao 12. Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 23/12/2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2000 13. Nghị quyết của Quốc hội số 35/ 2000/QH10 ngày 09/6/2000 về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình 2000 14. Nguyễn Văn Cừ và Ngô Thị Hường, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật hôn nhân và gia đình 2000, nxb chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002 15. Tòa án nhân dân Tối cao, Báo cáo tổng kết công tác năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ, công tác 2010 của ngành Tòa án nhân dân số 01/BC-TA ngày 22/01/2010 16. Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03/01/2001 17. Trường Đại học Luật Hà Nội (2001), Từ điển Luật học, nxb Công an nhân dân, Hà Nội 18. Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), giáo trình Luật dân sự Việt Nam, nxb Công an nhân dân, Hà Nội 19. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, nxb Công an nhân dân, Hà Nội 20. Thanh Tâm- Lưu Phúc, Khuất tất quanh vụ Ly hôn 54 tỷ đồng, Báo pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh 21. Ths. Đoàn Thị Phương Diệp, Nguyên tắc suy đoán tài sản chung trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam và Luật dân sự Pháp, Tạp chí nghiên cứu Lập pháp điện tử 22. Ths. Nguyễn Hồng Hải, Xác định tài sản của vợ chồng một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn Thạc sỹ Luật Học 23. TS. Bùi Minh Hồng, Chế độ tài sản của vợ chồng theo Pháp Luật Cộng hòa Pháp và pháp luật Việt Nam, Tạp chí Luật học số 11/2009 24. TS. Nguyễn Văn Cừ (2008), Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, nxb Tư pháp 25. TS. Ngô Thị Hường, Đăng ký quyền sở hữu tài sản của vợ chồng và việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng, Tạp chí Luật học số 10/2008 26.Văn Đoàn, Bỗng nhiên chồng cũ đòi chia lại đất, Báo pháp luật Thành Phố Hồ Chí Minh 27. Vĩnh Sơn- Hồng Tú, chia tài sản theo nguồn gốc, công sức đóng góp đối với tài sản chung của vợ chồng, báo pháp luật Thành Phố Hồ Chí Minh. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số vấn đề về pháp luật điều chỉnh quyền sở hữu tài sản của vợ chồng ở Việt Nam hiện nay.doc
Luận văn liên quan