Một số vấn đề về thuế Giá trị gia tăng theo quy định mới
Ngày 16/4/2008, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 30/2008/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 32/2007/TT- BTC ngày 9/4/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 158/2003/NĐ- CP ngày 10/12/2003, Nghị định số 148/2004/NĐ- CP ngày 23/7/2004 và Nghị định số 156/2005/NĐ- CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế GTGT và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT. Đây là văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn một trong những sắc thuế rất quan trọng là thuế GTGT, xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn cuộc sống.
Thông tư đã giải quyết một số vướng mắc về thuế GTGT
Thông tư số 30/2008/TT-BTC đã giải quyết được vướng mắc của các doanh nghiệp về thuế GTGT đối với hàng khuyến mại, quảng cáo. Theo Thông tư 32/2007/TT-BTC, đơn vị có xuất hàng khuyến mại, quảng cáo phải ghi hoá đơn và tính thuế GTGT như hàng xuất bán thông thường. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện quy định này, phát sinh một số vấn đề rất phức tạp, đó là:
Thứ nhất, việc tính thuế hàng khuyến mại, quảng cáo dẫn đến việc hạch toán kế toán rất khó khăn và thực sự điều này không được hướng dẫn trong chế độ kế toán. Nhiều đơn vị lúng túng khi kế toán nhận hàng khuyến mại cũng như khi xuất khuyến mại tiếp theo. Đó là chưa kể nếu giá tính thuế hàng khuyến mại (theo quy định là giá theo giá bán tại thời điểm tương ứng) có thay đổi so với giá hàng nhận về.
3 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2586 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề về thuế Giá trị gia tăng theo quy định mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số vấn đề về thuế Giá trị gia tăng theo quy định mới
Nguyễn Bá Phú (Cục thuế Thanh Hóa) 20/11/2008 02:30:17 PM
Ngày 16/4/2008, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 30/2008/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 32/2007/TT- BTC ngày 9/4/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 158/2003/NĐ- CP ngày 10/12/2003, Nghị định số 148/2004/NĐ- CP ngày 23/7/2004 và Nghị định số 156/2005/NĐ- CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế GTGT và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT. Đây là văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn một trong những sắc thuế rất quan trọng là thuế GTGT, xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn cuộc sống.
Thông tư đã giải quyết một số vướng mắc về thuế GTGT
Thông tư số 30/2008/TT-BTC đã giải quyết được vướng mắc của các doanh nghiệp về thuế GTGT đối với hàng khuyến mại, quảng cáo. Theo Thông tư 32/2007/TT-BTC, đơn vị có xuất hàng khuyến mại, quảng cáo phải ghi hoá đơn và tính thuế GTGT như hàng xuất bán thông thường. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện quy định này, phát sinh một số vấn đề rất phức tạp, đó là:
Thứ nhất, việc tính thuế hàng khuyến mại, quảng cáo dẫn đến việc hạch toán kế toán rất khó khăn và thực sự điều này không được hướng dẫn trong chế độ kế toán. Nhiều đơn vị lúng túng khi kế toán nhận hàng khuyến mại cũng như khi xuất khuyến mại tiếp theo. Đó là chưa kể nếu giá tính thuế hàng khuyến mại (theo quy định là giá theo giá bán tại thời điểm tương ứng) có thay đổi so với giá hàng nhận về.
Thứ hai, việc tính thuế GTGT hàng khuyến mại, quảng cáo cũng gây khó khăn trong thực thi chính sách thuế. Chi phí khuyến mại, quảng cáo là khoản chi phí theo quy định được tính là chi phí hợp lệ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp (tất nhiên có bị khống chế 10% trên tổng chi phí). Thông tư 32/2008/TT-BTC đã hướng dẫn: Trường hợp hàng khuyến mại, quảng cáo chỉ phải lập hoá đơn, trên hoá đơn ghi tên và số lượng hàng hoá, ghi rõ là hàng khuyến mại, quảng cáo, hàng vu không thu tiền không phải tính thuế GTGT, dòng thuế GTGT không ghi, gạch chéo.
Bên cạnh đó, Thông tư số 30/2008/TT-BTC ngày 16/4/2008 đã sửa đổi quy định tại Thông tư số 32/2007/TT-BTC về dịch vụ cung cấp cho doanh nghiệp chế xuất như dịch vụ vận chuyển đưa đón công nhân cung cấp suất ăn... từ chỗ không được áp dụng thuế suất GTGT 0% sang được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%.
Đối với cơ sở tính doanh nhận tiền tài trợ của các cơ sở kinh doanh khác theo Thông tư số 32/2007/TT- BTC ngày 09/4/2007, khi nhận tiền tài trợ, nếu khoản tài trợ này để thực hiện các dịch vụ phục vụ cho bán sản phẩm của bên tài trợ thì lập hoá đơn GTGT tính thuế GTGT theo quy định. Trường hợp khoản tài trợ này không liên quan đến việc bán sản phẩm của bên tài trợ thì không tính thuế GTGT, chỉ lập chứng từ thu tiền.
Thông tư số 30/2008/TT-BTC ngày 16/4/2008 hướng dẫn: Khi nhận tiền, cơ sở kinh doanh lập chứng từ thu (không phân biệt nhận tiền tài trợ có liên quan đến việc bán sản phẩm) và xác định là khoản thu nhập khác để kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định.
Ngoài ra, để thực hiện thống nhất, Thông tư số 30/2008/TT-BTC ngày 16/4/2008 quy định: đối với hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng nội bộ không phân biệt có phục vụ sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT hay không chịu thuế GTGT đấu phải lập hoá đơn GTGT (hoặc hoá đơn bán hàng), trên hoá đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hoá đơn xuất bán hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng.
Cần hướng dẫn thấu đáo hơn
Nhiều vấn đề về thuế GTGT tại các Thông tư của Bộ Tài chính đã được hướng dẫn rõ ràng. Tuy nhiên, cần phải giải quyết thấu đáo hơn một số trường hợp về thuế GTGT, đó là:
Một là, về khấu trừ, hoàn thuế GTGT của tài sản cố định (TSCĐ) tham gia vào sản xuất kinh doanh. Điểm 2, Mục II, Phần A, Thông tư 32/2007/TT-BTC, quy định: "Cơ sở kinh doanh không được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGTnêu tại mục II này mà phải tính vào nguyên giá TSCĐ, giá trị nguyên vật liệu hoặc chi phí kinh doanh".
Điểm c 2, Khoản 1.2, Mục II, Phần B, Thông tư 32/2007/TT -BTC, nêu: "Riêng đối với TSCĐ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thì được khấu trừ toàn bộ số thuế GTGT đầu vào. Đối với TSCĐ đầu tư mua sắm hoặc được tặng, cho để sử dụng vào các mục đích dưới đây thì thuế GTGT tương ứng ghi trên hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá, dịch vụ tạo thành TSCĐ đó không tính vào thuế GTGT đầu vào được khấu trừ mà tính vào nguyên giá của TSCĐ: TSCĐ chuyên dùng để sản xuất vũ khí, khí tài phục vụ quốc phòng, an ninh;…”
Điểm 2.1 , Mục II, Phần C, Thông tư 32/2007/TT-BTC, hướng dẫn: "Trường hợp cơ sở kinh doanh vừa có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT vừa có hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT nhưng không hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ thì thuế GTGT đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh số bán ra của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và tổng doanh số bán hàng hoá, dịch vụ trong kỳ". Như vậy, nếu áp dụng các quy định trên đây, vấn đề đặt ra là việc khấu trừ thuế GTGT đối với TSCĐ tham gia vào sản xuất kinh doanh thực hiện như thế nào cho thống nhất: có được khấu trừ toàn bộ hay phân bổ; trong trường hợp TSCĐ này chỉ tham gia vào sản xuất kinh doanh một loại hàng hoá không chịu thuế thì có được khấu trừ thuế GTGT hay không? Đây là vấn đề mà nhiều đơn vị gặp phải trong thực tiễn và không phải bao giờ cũng xử lý thống nhất như nhau.
Hai là, về kê khai thuê GTGT. Có thể nói, Thông tư 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 Của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế và Nghị định 85/2007/NĐ- CP của Chính phủ là văn bản tập hợp và quy định thống nhất các thủ tục khai thuế, trong đó có khai thuế GTGT. Tuy nhiên, với đặc thù là sắc thuế gián thu và độ biến động của nó rất lớn nên việc khai thuế có nhiều vấn đề cần phải giải quyết cụ thể và đảm bảo thật sự hợp lý. Chẳng hạn, việc khai bổ sung, điều chỉnh về thuế GTGT trong trường hợp giảm số thuế được khấu trừ nhưng kỳ khai bổ sung đơn vị đang âm thuế (còn thuế GTGT khấu trừ được chuyển sang kỳ sau), còn nhiều cách hiểu và xử lý trong trường hợp này.
Có ý kiến cho rằng đơn vị đã thực hiện tự khai, tự nộp nên trong trường hợp đó phải nộp riêng khoản chênh lệch này và tiền phạt chậm nộp vào NSNN; hoặc lại cho rằng, trong trường hợp như vậy, vì chưa phát sinh số thuế phải nộp Ngân sách nên càn được bù trừ vào số thuế âm kỳ hiện tại. Trường hợp khác, đơn vị khai thuế GTGT cho dự án đầu tư (chưa có thuế GTGT đầu ra) khi phải điều chỉnh thuế GTGT tương tự như trên thì xử lý như thế nào mới hợp lý. Đó là những vấn đề tuy không lớn nhưng doanh nghiệp thường xuyên gặp phải và càn được hướng dẫn thấu đáo hơn.
Ngoài ra, các bảng kê về thuế GTGT (đặc biệt là bảng kê hàng hoá, dịch vụ, mua vào không có hoá đơn) với tư cách là các hồ sơ kèm theo tờ khai thuế định kỳ với quy định mới khi thực hiện Luật Quản lý thuế cũng cần được quy định rõ ràng và thống nhất hơn để tiện trong khai thuế cũng như theo dõi, quản lý thuế.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT đã được Quốc hội khoá XH, kỳ họp thứ 3 thông qua. Nhiều vấn đề mới có liên quan đã được ban hành và điều chỉnh theo hướng phù hợp với tình hình phát triển đa dạng và hội nhập của nền kinh tế đất nước. Việc điều chỉnh khung pháp lý về thuế cho phù hợp hơn với thực tiễn là điều cần thiết khách quan. Tuy nhiên, những vấn đề cụ thể sẽ còn nảy sinh, cần được các cơ quan ban hành văn bản dưới luật cân nhắc và giải quyết, hướng dẫn để quá trình thực hiện Luật được hiệu quả, thiết thực.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số vấn đề về thuế Giá trị gia tăng theo quy định mới.doc