Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới cơ cấu kinh tế của Việt Nam trong thời kỳ mới - Tiếp cận từ thực tiễn thế giới

Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo, theo sát xu hướng tái cơ cấu kinh tế của các nước để từ đó thấy được cơ hội, thách thức đặt ra đối với quá trình đổi mới cơ cấu kinh tế ở Việt Nam, trong đó thách thức lớn nhất là tái cơ cấu kinh tế ở nhiều nước sẽ có xu hướng đưa công nghệ cũ, tiêu hao nhiều tài nguyên - năng lượng ra bên ngoài, do đó cần có định hướng, chính sách phù hợp để giảm thiểu tác động tiêu cực của xu hướng này. Đổi mới cơ cấu kinh tế cần lấy đổi mới về thể chế và cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước làm trung tâm, phát triển các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao. Muốn vậy, cần tiếp tục tập trung tháo gỡ các vướng mắc về thể chế, cơ sở hạ tầng, nhân lực nhằm tạo môi trường thuận lợi và có chính sách đòn bẩy thúc đẩy các doanh nghiệp tự tái cơ cấu doanh nghiệp, theo đuổi phát triển các sản phẩm có năng lực cạnh tranh cao, đổi mới công nghệ, quy trình sản xuất, chủ động tham gia tích cực vào chuỗi giá trị toàn cầu, chú trọng phát triển thị trường xuất khẩu song song với phát triển thị trường nội địa.

pdf8 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2207 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới cơ cấu kinh tế của Việt Nam trong thời kỳ mới - Tiếp cận từ thực tiễn thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TIẾP TỤC ĐỔI MỚI CƠ CẤU KINH TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ MỚI - TIẾP CẬN TỪ THỰC TIỄN THẾ GIỚI CVC. Nguyễn Hữu Hải Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế Văn phòng Trung ương Đảng 1-Tái cấu trúc nền kinh tế đang là yêu cầu cấp thiết đối với các nền kinh tế trên thế giới hiện nay. Cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính vừa qua dẫn đến suy thoái kinh tế với mức độ và quy mô lớn trên phạm vi toàn cầu hiện nay vừa mang tính cơ cấu vừa mang tính thể chế đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với việc tái cơ cấu nền kinh tế ở các nước nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cao hơn và hướng tới sự phát triển bền vững hơn ở thời kỳ sau khủng hoảng và suy thoái. Khác với các đợt tái cơ cấu kinh tế sau khủng hoảng trước đây, đợt tái cơ cấu kinh tế trên thế giới trong và sau khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu hiện nay đang diễn ra theo một số xu hướng cơ bản sau : Thứ nhất, xanh hoá nền kinh tế theo hướng giảm dần các ngành, công nghệ tiêu hao nhiều năng lượng, tài nguyên là một hướng ưu tiên trong kế hoạch tái cơ cấu kinh tế ở nhiều nước, bởi khủng hoảng kinh tế- tài chính toàn cầu cùng với những thách thức về an ninh tài chính, lương thực, năng lượng1 và biến đổi khí hậu làm bộc lộ rõ tính thiếu bền vững của mô hình và phương thức "tăng trưởng trước, làm sạch sau", bởi càng tăng trưởng nhanh càng tiêu hao nhiều tài nguyên, năng lượng và tổn hại môi trường. Do đó, các gói kích thích kinh tế cũng như chiến lược phát triển dài hạn của một số nước (Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…) dành ưu tiên cao cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang các ngành công nghiệp "xanh". Đầu tư phát triển xanh hiện chiếm tới 14% tổng giá trị kích thích kinh tế toàn cầu2 (ví dụ Mỹ đầu tư khoảng 100 tỉ USD trong 4 năm cho phát triển nhà ở sử dụng hiệu quả năng lượng; Trung Quốc đầu tư vào năng lượng thay thế nhằm tạo 1 triệu việc làm; Ấn Độ đầu tư năng lượng sinh học tạo 900 nghìn việc làm đến năm 2025, v.v…). Các nước chú trọng sử dụng các chính sách đòn bẩy, đặc biệt là thuế và mua bán hạn ngạch khí thải, để khuyến khích chuyển dịch cơ cấu sản 1 Thách thức đối với khủng hoảng 3F 2 Ước tính của Viện nghiên cứu toàn cầu của Ngân hàng HSBC. xuất và tiêu dùng sang các ngành, lĩnh vực và sản phẩm xanh (ví dụ, để khuyến khích tiết kiệm năng lượng trong giao thông, nhiều nước hiện đang áp dụng thuế nhiên liệu, hạn ngạch giấy phép giao thông, giảm hoặc miễn thuế phương tiện tiết kiệm nhiên liệu). Thứ hai, khủng hoảng kinh tế- tài chính toàn cầu đã làm bộc lộ rõ khiếm khuyết của mô hình kinh tế-tài chính tự do Âu-Mỹ, buộc nhiều nước phải có những điều chỉnh khắc phục các khiếm khuyết theo hướng tiết kiệm nhiều hơn, cân bằng hơn phát triển tài chính và nền kinh tế thực, tự do hoá và vai trò điều tiết của nhà nước. Qua xử lý khủng hoảng vừa qua của nhiều nước cho thấy mô hình "CNTB xã hội nhà nước" được quan tâm hơn, tái cơ cấu kinh tế đi đôi với cải cách thể chế, tăng cường vai trò điều tiết của Nhà nước nhằm khắc phục khiếm khuyết của thị trường (ví dụ tăng cường quy định quản lý kinh tế- tài chính, quốc hữu hoá nhiều tập đoàn lớn, v.v…), nâng cao năng lực theo dõi và ứng phó với khủng hoảng, chú trọng giải quyết các vấn đề an sinh xã hội (tạo việc làm, giáo dục, y tế...). Thứ ba, nhiều nước, đặc biệt là các nền kinh tế hướng xuất khẩu, đang tái cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển hài hoà cả thị trường trong nước và xuất khẩu. Cuộc khủng hoảng lần này cho thấy phát triển dựa quá nhiều vào xuất khẩu và đầu tư nước ngoài dễ tổn thương trước biến động bên ngoài. Nhiều ý kiến cho rằng các nền kinh tế nhỏ ở Đông Á có thể tiếp tục dựa vào xuất khẩu, nhưng các nền kinh tế lớn cần có mô hình phát triển mới cân bằng hơn giữa xuất khẩu và thị trường nội địa bởi Đông Á có thể không còn "bán nhiều, mua ít" như trước do các nước phương Tây tiết kiệm hơn. Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương (PECC) khuyến nghị để điều chỉnh sang mô hình phát triển hướng về như cầu thị trường nội địa nhiều hơn, Châu Á cần đầu tư nhiều cho việc củng cố hệ thống an sinh xã hội để người dân an tâm về tương lai, từ đó tiết kiệm ít hơn và tiêu dùng nhiều hơn. Thực tế trong các gói kích cầu kinh tế, nhiều nước Đông Á (Trung Quốc, Hàn Quốc...) đều dành ưu tiên cao hơn cho giáo dục, y tế và an sinh xã hội. Tuy nhiên, việc phát triển hướng nhiều hơn vào thị trường nội địa có thể làm gia tăng chủ nghĩa bảo hộ, gây khó khăn cho quá trình tự do hoá thương mại quốc tế. Thứ tư, với việc những yếu kém về quản lý, giám sát tài chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến khủng hoảng kinh tế- tài chính toàn cầu, vấn đề cải cách hệ thống tài chính-ngân hàng là một trọng tâm trong tái cơ cấu kinh tế của nhiều nước, nhất là Mỹ và Châu Âu. Các đề xuất về cải cách tài chính- ngân hàng gần đây chủ yếu tập trung quy định chặt chẽ toàn bộ hệ thống tài chính, hạn chế tỉ lệ đòn bẩy, tăng cường giám sát các định chế tài chính phi ngân hàng có chức năng hoạt động ngân hàng3. Các nước G-8 đã thông qua Khung khổ Lê-xê (Lecce) để tăng cường phối hợp quản lý các định chế tài chính lớn, các tổ chức đánh giá tín nhiệm, tiêu chuẩn kế toán, thuế. Các nước G-20 cũng thống nhất nhiều biện pháp tăng cường chế tài và quản lý tài chính-ngân hàng quản lý lương thưởng, giám sát chặt chẽ vốn, tính thanh khoản của các tổ chức tài chính..v..v… Bên cạnh tăng cường vai trò của Ngân hàng TW, Giáo sư Joseph Stiglitz khuyến nghị các nước nên có thêm một Cơ quan Quản lý Tài chính đặc trách theo dõi, quản lý và giám sát các lĩnh vực tài chính như chứng khoán, bảo hiểm, các sản phẩm tài chính, cảnh báo rủi ro, bảo đảm ổn định hệ thống. Đáng lưu ý, vấn đề quản lý và tái cơ cấu các tổ chức tài chính lớn (too- big-to-fail) hiện đang thu hút sự quan tâm lớn của chính giới và học giả quốc tế. Giáo sư Joseph Stiglitz cho rằng việc để cho các định chế tài chính-ngân hàng phát triển tới quy mô quá lớn tiềm tàng nhiều rủi ro hệ thống và khuyến nghị cần khống chế quy mô các định chế này. Giáo Roubini (Đại học New York) cho rằng bên cạnh việc chia các định chế tài chính lớn thành những định chế nhỏ hơn, cần khôi phục lại việc tách chức năng ngân hàng đầu tư ra khỏi chức năng ngân hàng thương mại4. Uỷ ban Cạnh tranh EC đang xem xét áp dụng việc tái cơ cấu là tiêu chí bắt buộc để nhận cứu trợ của Chính phủ đối với các định chế tài chính- ngân hàng lớn5. 2- Định hướng mô hình tăng trưởng của Việt Nam từ những vấn đề chung của khu vực châu Á trong bối cảnh mới Từ những xu hướng tái cơ cấu kinh tế sau thời kỳ khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu như đã phân tích ở trên cho thấy tính cầp thiết phải tái cơ cấu nền kinh tế của mỗi quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh mặc dù các nền kinh tế lớn trên thế giới đã ra khỏi suy thoái và từng bước được cải thiện tích cực hơn nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, bất ổn thể hiện qua sự tăng giảm đan xen của thị trường bất động sản, nguy cơ lạm phát cao, bong bóng tài sản mới đang hình thành do thực hiện các chính sách kích thích kinh tế và nới lỏng tiền tệ với quy mô lớn trong suốt hơn 1 năm qua. Tình trạng thâm hụt ngân 3 Ví dụ, Anh đang xem xét tách chức năng phục vụ công ích ra khỏi chức năng ngân hàng thương mại. 4 Việc chính quyền Clinton bỏ Đạo luật Glass-Steagall 1935 để xóa nhòa ranh giới chức năng NH đầu tư và NHTM là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến khủng hoảng hiện nay. 5 Ví dụ, gần đây tập đoàn Lloyds và RBS (Anh) chấp nhận từ bỏ một số hoạt động kinh doanh để nhận cứu trợ 25 tỷ Bảng của Chính phủ Anh. sách nghiêm trọng ở nhiều quốc gia6 dẫn đến nguy cơ khủng hoảng nợ công rất lớn cùng với sự thiếu ổn định của hệ thống tài chính - tiền tệ quốc tế7. Các nước ở châu Á được đánh giá là đang trên con đường phục hồi kinh tế nhanh chủ yếu nhờ sự phục hồi đầu tư tư nhân và tiêu dùng do hiệu ứng kích thích kinh tế của Chính phủ. Tuy nhiên, những vấn đề bản chất vẫn chưa được giải quyết. Châu Á đã trải qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997- 1998, là khủng hoảng nợ, việc thoái vốn tác động sâu sắc đến nhiều nền kinh tế. Khi thương mại phát triển, phần lớn nước châu Á tự bảo vệ mình bằng cách xuất siêu và tích được dự trữ ngoại tệ lớn, tích cực mở rộng thương mại với nước ngoài. Có thể nói, các nước châu Á đã đi rất đúng hướng, dù vậy vẫn đang chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng mạnh hơn các nước phương Tây. Nguyên nhân chính đằng sau những vấn đề kinh tế hiện nay của châu Á cũng như của Việt Nam, lại chính là mô hình phát triển đã đưa châu Á ra khỏi cuộc khủng hoảng trước đây và mang lại nhiều thành công về kinh tế, đó là mô hình tăng trưởng phụ thuộc vào xuất khẩu. Bằng việc phát triển định hướng vào sản xuất hàng hoá xuất khẩu, các nước châu Á để nền kinh tế rơi vào thế chịu ảnh hưởng và phụ thuộc vào việc nhu cầu tiêu thụ hàng hoá của châu Âu và Mỹ. Tăng trưởng kinh tế châu Á được xây dựng trên nền tảng thiếu đầu tư vào giáo dục công, y tế, dịch vụ xã hội, quản trị nền kinh tế kém và hệ thống luật pháp chưa hoàn chỉnh. Hầu hết các nền kinh tế châu Á, trong lúc đang tự hào sự thành công về kinh tế, đã không có sự quan tâm đúng mức những vấn đề trên. Cho đến năm 2008, người ta vẫn tin vào một thế kỷ của châu Á, tốc độ tăng trưởng khắp khu vực vượt mức 8%. Các nước châu Á vì thế cũng giành được vị thế đáng nể mới về chính trị, thương mại liên vùng tăng trưởng mạnh, dẫn đến niềm tin kinh tế châu Á đã vượt qua phương Tây để trở thành động lực tăng trưởng mới của kinh tế toàn cầu nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm tan vỡ những thành tựu tăng trưởng kinh tế thần kỳ của châu Á. Thay vì nổi lên trên thế giới, cả khu vực đang đi xuống nghiêm trọng. Sự co cụm của các hoạt động thương mại toàn cầu, tiêu dùng của các nước phương Tây sẽ không hồi phục trong một sớm một chiều, năng lực sản xuất khu vực 6 Theo IMF, thâm hụt ngân sách bình quân của các nước phát triển trong Nhóm G-20 năm 2009 tăng lên gần 10% GDP, nợ công tương đương 98,9% GDP và có thể tăng lên 106,7% GDP năm 2010. 7 Năm 2009, Mỹ đóng cửa 140 ngân hàng, tăng gấp 4 lần so với năm 2008. Nợ công của Chính phủ Mỹ hơn 12.000 tỷ USD, mức cao nhất trong hơn 50 năm qua. trở nên dư thừa, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về tài chính, tỉ lệ thất nghiệp tăng cao khắp châu Á. Như vậy, kinh tế châu Á đang gặp vấn đề về cấu trúc kinh tế chứ không phải mang tính chu kỳ. Kế hoạch kích thích kinh tế tập trung chủ yếu vào giải quyết vấn đề ngắn hạn trong một môi trường mà chất lượng của các khoản chi tiêu cũng quan trọng như số lượng. Mô hình kinh doanh của châu Á đang dần suy yếu và hiện chưa rõ mô hình nào sẽ thay thế. Điều đó đặt ra cho các nền kinh tế châu Á phải tiến hành những thay đổi cần thiết về kinh tế, cân bằng lại các nguồn lực tăng trưởng kinh tế bao gồm : giảm sự mất cân bằng về thương mại, đẩy mạnh tiêu dùng nội địa, phát triển hệ thống phúc lợi xã hội. Hệ quả của cuộc khủng hoảng hiện nay sẽ gây ra nhiều vấn đề rất lớn : một thế hệ mới thoát ra khỏi đói nghèo nay lại rơi vào đói nghèo, thời kỳ kinh tế suy giảm kéo dài gây ra nhiều vấn đề xã hội và chính trị. Đối với Việt Nam cũng không ngoại lệ so với các nước trong khu vực châu Á, mặc dù trong suốt hơn 20 năm thực hiện đổi mới, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội nhưng Việt Nam vẫn chưa trở thành một trung tâm sản xuất thay thế trong khu vực, năng suất lao động thấp, giá trị gia tăng trong các sản phẩm xuất khẩu thấp, tăng trưởng chủ yếu dựa vào đầu tư và các ngành khai thác tài nguyên nhưng hiệu quả thấp. Do vậy, trong bối cảnh hiện nay, cần đi theo hướng một mô hình phát triển đa dạng hơn, tăng trưởng phải dựa trên sự phát triển cân bằng của các nguồn lực, vượt lên trên giới hạn của mô hình tăng trưởng dựa trên xuất khẩu, có sự quan tâm đầu tư tập trung nhiều hơn vào phát triển nền kinh tế nội địa. Kết hợp hài hoà giữa phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu. Trong ngắn hạn trước mắt, nền kinh tế Việt Nam vẫn cần định hướng xuất khẩu, tiếp tục là động cơ thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, vì đây là giai đoạn phát triển tuần tự mà nhiều nước phải trải qua trước khi đạt tới trình độ một nền kinh tế có cơ cấu đa dạng dựa vào thị trường nội địa. Tuy nhiên, song song với quá trình đó, cũng cần chú trọng phát triển thị trường trong nước, coi đây là một động lực "nội sinh" giúp nền kinh tế có thể kháng chịu tốt hơn trước những biến động bất thường của kinh tế thế giới. Để có thể đạt được mục tiêu này thì rất cần một giai đoạn tập trung ưu tiên hơn cho phát triển hạ tầng thương mại, các ngành phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong nước, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, tăng cường quản lý chất lượng hàng hoá-dịch vụ. 3- Một số vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển của Việt Nam theo định hướng mô hình tăng trưởng mới Để có thể phát triển theo định hướng mô hình tăng trưởng mới như phân tích trên và cũng phù hợp với xu thế phát triển chung của các nền kinh tế trên thế giới hiện nay thì vấn đề tiên quyết đầu tiên đối với nền kinh tế Việt Nam là phải đẩy mạnh hơn quá trình đổi mới cơ cấu kinh tế. Đổi mới cơ cấu kinh tế là nền tảng cơ bản để có thể điều chỉnh mô hình phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh cao hơn cho nền kinh tế sau thời kỳ suy giảm. Trong nhiều năm qua, chúng ta đã có rất nhiều nỗ lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, song kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, còn nhiều hạn chế, cần tiếp tục điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng tăng trưởng, tính bền vững trong điều kiện hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Quá trình hội nhập sâu rộng vào khu vực và thế giới, kể cả hướng tới Cộng đồng kinh tế ASEAN của Việt Nam cũng đặt ra yêu cầu đối với quá trình xây dựng cơ cấu kinh tế mới ở nước ta sao cho tận dụng được tốt nhất lợi thế cũng như hạn chế bất lợi của ta trong kinh tế khu vực và quốc tế. Điều chỉnh, đổi mới cơ cấu kinh tế là vấn đề lớn, lâu dài, rất khó khăn và phức tạp. Hiện nay, chúng ta đang xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020, nhiều vấn đề lớn liên quan đến định hướng đổi mới cơ cấu kinh tế đang trong quá trình làm rõ (như mục tiêu, tiêu chí công nghiệp hoá đến 2020, những đột phá trong cơ cấu đầu tư, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội..v..v…). Đổi mới cơ cấu kinh tế cần có sự gắn kết chặt và phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội trong thời kỳ 2011-2020 và cần có lộ trình phù hợp cho từng giai đoạn, trên cơ sở đó xác định cụ thể hơn các nhóm giải pháp, nhất là các giải pháp có tính đột phá nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cho quá trình đổi mới cơ cấu kinh tế trên các lĩnh vực về thể chế kinh tế, hành chính, vùng, ngành kinh tế. Trong định hướng phát triển cần lấy ổn định kinh tế vĩ mô làm trọng tâm và mục đích chủ yếu của điều hành nền kinh tế nhằm tạo một môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi, linh hoạt với các chỉ số kinh tế sát nhất với giá trị thị trường để định hướng đúng cho các nỗ lực đổi mới cơ cấu kinh tế, trong đó có sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề tỉ giá và chính sách tiền tệ. Tái cơ cấu kinh tế ở một số nước Đông Á đều hướng tới phát triển các ngành mũi nhọn chiến lược có hàm lượng tri thức và giá trị gia tăng cao thông qua phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Đối với Việt Nam, rất cần sự chủ động chuyển dần sang chiến lược phát triển các ngành dựa vào lợi thế lao động chất lượng cao (công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, vật liệu mới, luyện kim, hoá dầu, cơ khí chế tạo, v.v...). Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo, theo sát xu hướng tái cơ cấu kinh tế của các nước để từ đó thấy được cơ hội, thách thức đặt ra đối với quá trình đổi mới cơ cấu kinh tế ở Việt Nam, trong đó thách thức lớn nhất là tái cơ cấu kinh tế ở nhiều nước sẽ có xu hướng đưa công nghệ cũ, tiêu hao nhiều tài nguyên - năng lượng ra bên ngoài, do đó cần có định hướng, chính sách phù hợp để giảm thiểu tác động tiêu cực của xu hướng này. Đổi mới cơ cấu kinh tế cần lấy đổi mới về thể chế và cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước làm trung tâm, phát triển các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao. Muốn vậy, cần tiếp tục tập trung tháo gỡ các vướng mắc về thể chế, cơ sở hạ tầng, nhân lực nhằm tạo môi trường thuận lợi và có chính sách đòn bẩy thúc đẩy các doanh nghiệp tự tái cơ cấu doanh nghiệp, theo đuổi phát triển các sản phẩm có năng lực cạnh tranh cao, đổi mới công nghệ, quy trình sản xuất, chủ động tham gia tích cực vào chuỗi giá trị toàn cầu, chú trọng phát triển thị trường xuất khẩu song song với phát triển thị trường nội địa. 4- Một số luận điểm cần được tiếp tục làm rõ hơn trong quá trình đổi mới cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay -Đổi mới cơ cấu kinh tế thì điều kiện tiên quyết là cần đổi mới về thể chế hành chính và kinh tế được nhìn nhận từ ba lĩnh vực cơ bản là luật pháp, bộ máy điều hành và phương thức điều hành. -Đổi mới cơ cấu kinh tế nhà nước thì vai trò của kinh tế nhà nước có còn đóng vai trò chủ đạo hay là : kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể cùng kinh tế tư nhân và các thành phần kinh tế khác tạo thành nền tảng cơ bản trong nền kinh tế quốc dân. -Cơ cấu công nghiệp chuyển dịch theo hướng phát triển công nghiệp dựa trên lợi thế nông nghiệp. -Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng phải hướng phát triển về nông thôn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_van_de_ve_tiep_tuc_doi_moi_co_cau_kinh_te_cua_viet_nam_trong_t_.pdf
Luận văn liên quan