Mức trọng yếu và thực tế vận dụng mức trọng yếu trong công ty kiểm toán và tư vấn chuẩn Việt

Đề tài: Mức trọng yếu và thực tế vận dụng mức trọng yếu trong công ty kiểm toán và tư vấn chuẩn việt MỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRỌNG YẾU TRONG KIỂM TOÁN 1.1 Khái niệm trọng yếu và vai trò của khái niệm trọng yếu trong kiểm toán. 2 1.1.1 Khái niệm2 1.1.2 Vai trò của khái niệm trọng yếu trong kiểm toán. 2 1.2 Các chuẩn mực kiểm toán liên quan đến trọng yếu. 3 1.2.1 Chuẩn mực VSA 320. 3 1.2.2 Chuẩn mực ISA 320 và Dự thảo ISA 320 (mới)7 1.2.3 Chuẩn mực VSA 530/ISA 530. 9 1.3 Những vấn đề vận dụng khái niệm trọng yếu trong kiểm toán. 11 1.3.1 Xác định mức trọng yếu. 11 1.3.1.1 Mức trọng yếu của báo cáo tài chính. 12 1.3.1.2 Mức trọng yếu cho khoản mục. 13 1.3.1.3 Mức sai lệch có thể bỏ qua (Tolerable Error)13 1.3.2 Sự vận dụng trọng yếu trong kiểm toán. 13 1.3.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán. 14 1.3.2.2 Đánh giá kết quả kiểm toán. 14 1.3.2.3 Xem xét dưới góc độ định tính. 14 1.3.3. Kết quả nghiên cứu của các tác giả có đề tài tương tự15 1.3.3.1. Mức trọng yếu kế hoạch. 16 1.3.3.2. Mức trọng yếu cho từng khoản mục. 18 1.3.3.3. Sử dụng trọng yếu để đánh giá kết quả kiểm toán. 19 CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH THỰC TẾ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN CHUẨN VIỆT 2.1. Khái quát về công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn Chuẩn Việt 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển. 2.1.1.1. Sơ lược về công ty 2.1.1.2. Lịch sử ra đời và phát triển của công ty 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực, hoạt động 2.1.2.1. Chức năng. 2.1.2.2. Nhiệm vụ 2.1.2.3. Lĩnh vực hoạt động 2.1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy của công ty 2.1.3.1. Giới thiệu một số phòng ban chính của công ty 2.1.3.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty 2.1.4. Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 2.2. Quy trình kiểm toán chung được áp dụng tại công ty 2.2.1. Chuẩn bị kiểm toán 2.2.1.1Tiếp nhận khách hàn 2.2.1.2. Lập kế hoạch kiểm toán 2.2.2. Thực hiện kế hoạch và chương trình kiểm toán 2.2.3. Hoàn thành kiểm toán 2.3. Vấn đề vận dụng khái niệm trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn Chuẩn Việt 2.3.1.Quy trình xác lập mức trọng yếu 2.3.2. Xác lập mức trọng yếu. 38 2.3.3. Vận dụng mức trọng yếu và tính trọng yếu trong qui trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn Chuẩn Việt 2.3.3.1. Vận dụng mức trọng yếu và tính trọng yếu trong qui trình lập kế hoạch kiểm toán CHƯƠNG 3 NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 48 3.1. Nhận xét về quy trình kiểm toán chung tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn Chẩn Việt 3.2. Nhận xét về thực tế xác lập mức trọng yếu và việc vận dụng khái niệm trọng yếu ở công ty TNHH kiểm toán và tư vấn Chuẩn Việt 3.2.1. Xác lập mức trọng yếu 3.2.2. Vận dụng mức trọng yếu và tính trọng yếu ở công ty 3.2.2.1. Trong quy trình lập kế hoạch 3.2.2.2. Vận dụng mức trọng yếu và tính trọng yếu trong thử nghiệm chi tiết - Qui trình lấy mẫu 3.2.2.3. Đánh giá sai lệch phát hiện và đưa ra ý kiến kiểm toán 3.3.1. Kiến nghị quy trình kiểm toán chung của công ty 3.3.2. Kiến nghị cho việc vận dụng khái niệm trọng yếu trong việc kiểm toán báo cáo tài chính 53 3.3.2.1. Đối với quá trình xác lập mức trọng yếu kế hoạch (MPP) 3.3.2.2. Đối với quá trình xác lập mức trọng yếu cho từng khoản mục(SMT)54 3.3.2.3. Kiến nghị cho việc vận dụng mức trọng yếu và tính trọng yếu trong việc kiểm toán báo cáo tài chính KẾT LUẬN

doc59 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4025 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Mức trọng yếu và thực tế vận dụng mức trọng yếu trong công ty kiểm toán và tư vấn chuẩn Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh chóng của các siêu thị trong những năm gần đây, các trung tâm mua sắm cao cấp chỉ mới bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam như: Diamond Plaza, Zen Plaza, … ABC Plaza ra đời là một dấu hiệu tốt chứng tỏ mức sống của người Việt Nam đang dần tốt lên và số lượng du khách nước ngoài vào Việt Nam cũng đang tăng lên. Hơn nữa ABC là thương hiệu nổi tiếng trong khu vực Châu Á nên không phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh từ đối thủ. Mối quan hệ với nhà cung cấp: Tốt. Khách hàng then chốt: Hình thức kinh doanh của công ty là cho thuê mặt bằng và bán lẻ sản phẩm tới người tiêu dùng. Không có khách hàng then chốt nào có tác động đến công ty. Nguồn tài chính/ khả năng tín dụng: Nguồn tài chính duy nhất của công ty trong năm đầu hoạt động nguồn vốn được đóng góp. Công ty không dựa vào bất kì nguồn tài chính bên ngoài nào. Tuy nhiên, công ty đang có kế hoạch vay khoản vay 2.5 triệu USD tại ngân hàng trong nước. Ảnh hưởng của thuế: Các khoản thuế mà công ty phải nộp: thuế thu nhập cá nhân, thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 28%. Công ty được miễn thuế trong 2 năm kể từ năm đầu tiên hoạt động có lợi nhuận và được giảm 50% trong 3 năm tiếp theo. Ảnh hưởng của tiến bộ khoa học công nghệ: không có sự ảnh hưởng đáng kể. Ảnh hưởng của các nhân tố xã hội, chính trị: không có sự ảnh hưởng đáng kể. Ảnh hưởng của các cổ đông then chốt Hội đồng quản trị: Ông Chen Yoong Choong Chủ tịch Hội đồng quản trị Ông Toh Peng Koon Thành viên Hội đồng quản trị Ông Tham Tuck Choy Thành viên Hội đồng quản trị Ban giám đốc: Ông Tham Tuck Choy Tổng giám đốc Ông Cheong Yuck Yee Phó tổng giám đốc Ông Lam Ah Poon Phó tổng giám đốc Ông Tony Ng Kok Siong Phó tổng giám đốc Các mục tiêu, chiến lược và các nhân tố thành công chủ chốt của doanh nghiệp Sự mong đợi của người tiêu dùng: Đáp ứng sự mong đợi của người tiêu dùng, các sản phẩm mà công ty cung cấp là các sản phẩm chất lượng cao, tuy nhiên giá vẫn còn cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Do đó, để khắc phục cũng như thu hút thêm khách hàng, công ty đã liên tục tiến hành chiến dịch giảm giá trong suốt năm qua. Sự mong đợi của công ty: Công ty dự định sẽ mở rộng kinh doanh trong năm tới. Sự mong đợi của các cổ đông: Công ty đang có kế hoạch đạt được mức lợi nhuận tăng cao trong năm tới. Tìm hiểu cách ban lãnh đạo quản lý và giám sát hoạt động tài chính Việc theo dõi hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa vào các chỉ tiêu: Lợi nhuận, chi phí, doanh thu và các tỉ số tài chính. Hằng năm, công ty sẽ tiến hành đánh giá lại các rủi ro kinh doanh mà công ty đang đối mặt. Các nhà đầu tư đang muốn tăng doanh thu và giảm chi phí. Từ việc tìm hiểu những thông tin trên, kiểm toán viên sẽ tiến hành nhận diện những rủi ro trọng yếu có thể xảy ra: BẢNG 2.4: BẢNG NHẬN DIỆN RỦI RO TIỀM TÀNG Rủi ro tiềm tàng Cơ sở dẫn liệu và tài khoản liên quan Việc áp dụng chính sách của Tập đoàn có thể không phù hợp với những quy định trong nước. Tất cả các tài khoản và cơ sở dẫn liệu Doanh thu có thể bị khai khống để đạt được mục tiêu mà hội đồng quản trị đề ra. Doanh thu (M), (O) Hoạt động trong lĩnh vực có rủi ro cao (các mẫu thiết kế thời trang và các mặt hàng có tiêu chuẩn cao) có thể dẫn đến việc hàng tồn kho bị khai khống và việc kiểm tra các hư hỏng không được thực hiện đầy đủ. Hàng tồn kho (V), (E) Với các cơ sở dẫn liệu: (E) – Hiện hữu, (O) – Phát sinh, (C) – Đầy đủ, (V) – Đánh giá, (M) – Đo lường, (R&O) – Quyền và nghĩa vụ, (P&D) – Trình bày và công bố. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro có gian lận Tìm hiểu năm bộ phận Các thủ tục mà kiểm toán viên nhận thấy có thực hiện tại doanh nghiệp sau khi tiến hành bảng câu hỏi ICFC: BẢNG 2.5 : CÁC THỦ TỤC KIỂM SOÁT Ở MỨC ĐỘ TỔNG THỂ Thủ tục kiểm soát ở mức độ tổng thể mà kiểm toán viên cho là quan trọng Thủ tục mà kiểm toán viên thực hiện để đưa ra kết luận Môi trường kiểm soát Doanh nghiệp có chuẩn mực về đạo đức hay chính sách tương đương được truyền đạt, thực hiện và giám sát. Thu thập tài liệu liên quan đến chính sách của công ty và thảo luận với ban giám đốc. Văn hóa của doanh nghiệp nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tính chính trực và các ứng xử. Quan sát thái độ làm việc của nhân viên. Việc thực hiện công việc đánh giá, xem xét định kỳ đối với mỗi nhân viên. Xem xét lại biên bản đánh giá của trưởng phòng cho các nhân viên. Có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng giữa các phòng ban trong doanh nghiệp. Xem xét sơ đồ cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp. Doanh nghiệp thường xuyên xem xét lại các thủ tục và chính sách để xác định liệu chúng có còn phù hợp với tình hình hiện tại. Xem xét thủ tục và chính sách mới nhất. Đánh giá rủi ro Quy trình đánh giá rủi ro được thực hiện định kỳ nhằm đánh giá lại các rủi ro mà công ty đang đối mặt do sự thay đổi của các điều kiện Xem xét các báo cáo liên quan. Phòng kế toán có phương pháp để nhận diện và đánh giá những thay đổi trong khuôn mẫu báo cáo tài chính được áp dụng, môi trường hoạt động hay môi trường luật pháp cũng như phê chuẩn những thay đổi trong chính sách kế toán áp dụng để phù hợp với những thay đổi đó. Thu thập những hướng dẫn của công ty mẹ liên quan đến báo cáo tài chính và kiểm tra sự phù hợp của báo cáo với những quy định đó. Mục tiêu của doanh nghiệp được thiết lập, thông báo và giám sát việc thực hiện. Thu thập giấy phép kinh doanh, thủ tục của doanh nghiệp, biên bản họp hội đồng cổ đông. Kế hoạch chiến lược được xem xét và phê duyệt bởi hội đồng quản trị. Xem xét biên bản họp hội đồng cổ đông. Ngân sách/ dự báo được cập nhật liên tục trong năm để phù hợp với những điều kiện thay đổi. Thu nhập bảng ngân sách hàng năm và những dự báo mới nhất. Hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông Có chế độ bảo mật đảm bảo không có sự thâm nhập của người ngoài vào hệ thống cũng như sự phân quyền truy cập vào hệ thống. Quan sát việc quét thẻ của nhân viên. Doanh nghiệp có chính sách, thủ tục đầy đủ cho thực hành kế toán và được áp dụng nhất quán trong năm cũng như thời điểm cuối năm. Xem xét báo cáo tài chính giữa báo cáo tài chính giữa niên độ và báo cáo cuối năm. Có chính sách, thủ tục để (1) phân chia nhiệm vụ hợp lý, (2) đảm bảo an toàn cho tài sản, (3) phê chuẩn đầy đủ các nghiệp vụ, (4) giám sát việc kiểm kê tài sản trong doanh nghiệp. Cập nhật và tìm hiểu thông tin về hệ thống, chu trình kinh doanh và những thủ tục kiểm soát nội bộ. Ban giám đốc xây dựng, truyền đạt và giám sát việc thực hiện mục tiêu về ngân sách, lợi nhuận và những mục tiêu hoạt động tài chính khác. Xem xét việc thực hiện mục tiêu của nhân viên do ban giám đốc đề ra trên cơ sở những thành tích và đóng góp cho mục tiêu của công ty. Báo cáo tài chính được trình lên ban giám đốc để phân tích những chỉ số. Hệ thống thông tin cung cấp đầy đủ các báo cáo cần thiết cho doanh nghiệp. Xem xét các báo cáo quản trị hàng tháng Doanh nghiệp xây dựng và duy trì hướng dẫn nghề nghiệp và những chỉ dẫn mô tả nhiệm vụ của nhân viên. Thu nhập bảng mô tả công việc của nhân viên và những hướng dẫn nghề nghiệp. Ban giám đốc xem xét các chỉ số hoạt động quan trọng và nhận diện những thay đổi trọng yếu và hành động phù hợp với sự thay đổi đó. Xem xét báo cáo quản trị hàng tháng. Trong đó có những chú giải chi tiết trên các khía cạnh trọng yếu và có kế hoạch hành động phù hợp. Hệ thống thông tin cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin cho người sử dụng tạo điều kiện cho người sử dụng thực hiện trách nhiệm của mình một cách hiệu quả. Thông qua quan sát, kiểm toán viên nhận thấy công ty ứng dụng hệ thống ERP, người dùng có thể truy cập vào hệ thống theo đúng chức năng của mình. Có những hướng dẫn công việc, phương pháp làm việc và những cách truyền đạt khác cho nhân viên về nhiệm vụ của họ. Thu thập những tài liệu hướng dẫn của nhân viên. Doanh nghiệp có sự phân quyền và trách nhiệm giữa các thành viên một cách chặt chẽ nhằm giảm thiểu rủi ro. Thu thập những tài liệu hướng dẫn của nhân viên. Giám sát Ban giám đốc có hành động phù hợp và kịp thời để khắc phục những thiết sót được báo cáo bởi kiểm toán độc lập. Xem xét báo cáo của kiểm toán nội bộ và báo cáo của ban giám đốc về việc khắc phục khuyết điểm. Kết quả hoạt động của công ty được giám sát chặt chẽ bởi tập đoàn. Xem xét báo cáo mà công ty sẽ gửi sang tập đoàn. Phạm vi hoạt động của kiểm toán nội bộ phù hợp với bản chất, quy mô, cấu trức của công ty. Xem xét kế hoạch công việc của kiểm toán nội bộ. Kết quả hoạt động của kiểm toán nội bộ được báo cáo lên giám đốc cấp cao, hội đồng quản trị và ủy ban kiểm toán. Xem xét báo cáo của kiểm toán nội bộ. Kiểm toán nội bộ xây dựng kế hoạch hằng năm để cân nhắc rủi ro liên quan đến việc phân bổ nguồn lực công ty. Xem xét kế hoạch công việc của kiểm toán nội bộ. [ Kết luận của kiểm toán viên: Môi trường kiểm soát: Giá trị đạo đức, tính chính trực và thái độ của ban giám đốc: Ban giám đốc đầy đủ năng lực trong việc quản lý các hoạt động hằng ngày và luôn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tính chính trực và giá trị đạo đức. Bất kì một vấn đề trở ngại nào đều được thảo luận và giải quyết kịp thời. Triết lý quản lý và phong cách điều hành của ban giám đốc: Ban giám đốc luôn chú ý đến hệ thống kiểm soát tại công ty, liên quan đến các vấn đề về bảo vệ tài sản, quy trình phê duyệt, phân chia chức năng và nhiệm vụ giữa các bộ phận, … Đối với các khoản ước tính kế toán như trích trước, … ban giám đốc luôn dựa vào kinh nghiệm của kế toán và thực tế đã xảy ra. Năng lực của đội ngũ nhân viên: Các nhân viên được huấn luyện tốt và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Cấu trúc tổ chức và sự phân chia quyền hạn, trách nhiệm: Công ty luôn tuân thủ theo những thủ tục và cấu trúc hoạt động do tập đoàn đề ra. Có sự phân chia rõ ràng giữa các phòng ban và chính sách trong việc đăng nhập vào hệ thống, phê duyệt và ghi nhận. Việc tham gia của Hội đồng quản trị và Ủy ban kiểm toán: Hiện tại công ty không có Ủy ban kiểm toán Chính sách nhân sự: không có thủ tục chính thức trong việc tuyển dụng, đào tạo, đánh giá khen thưởng nhân viên. Quá trình làm việc của nhân viên sẽ được đánh giá mỗi 6 tháng bởi cấp trên của từng phòng. Đánh giá rủi ro: Mỗi năm, tập đoàn sẽ tiến hành đánh giá lại các rủi ro mà tập đoàn và công ty đang đối mặt. Các dự toán luôn được cập nhật trong năm để phản ánh sự thay đổi trong nền kinh tế, thông thường, ban giám đốc sẽ dựa vào tình hình thực tế của tháng trước để lập dự toán cho tháng sau. Hoạt động kiểm soát, truyền thông và thông tin: Doanh nghiệp có những chính sách và thủ tục hướng dẫn trong việc phân chia chức năng và nhiệm vụ; kiểm soát và bảo vệ tài sản đầy đủ; quy trình phê duyệt được thực hiện hợp lý cũng như các hướng dẫn trong việc thực hiện các khoản ước tính kế toán. Ban giám đốc luôn duy trì việc theo dõi, giám sát các kết quả đạt được so với dự toán đã đề ra nhằm xác định các chênh lệch quan trọng. Các khác biệt này đều được điều tra và tiến hành các thay đổi cần thiết. Báo cáo tài chính được trình lên ban giám đốc để xem xét và phân tích. Các thủ tục bảo vệ tài sản được thực hiện đầy đủ. Các dữ liệu quan trọng trong máy tính đều được sao dự phòng hằng tuần. Các bảng mô tả công việc được thực hiện đầy đủ nhằm giúp cho nhân viên có thể hiểu rõ và thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Thực hiện tốt các kênh thông tin, giám sát theo thủ tục đã đề ra và theo yêu cầu của công ty. Giám sát: Hiện tại công ty không có Ủy ban kiểm toán hay kiểm toán nội bộ. Tuy nhiên, Ủy ban kiểm toán và kiểm toán nội bộ tại tập đoàn sẽ giám sát hoạt động của ABC Việt Nam. Vào mỗi quý, kiểm toán nội bộ của tập đoàn sẽ tiến hành việc kiểm tra các hoạt động tại công ty. Năm 2008, ABC Việt Nam đang tiến hành xây dựng phòng kiểm toán nội bộ. Kết quả làm việc của phòng kiểm toán nội bộ sẽ được báo cáo trực tiếp lên ủy ban kiểm toán của tập đoàn. Tìm hiểu ảnh hưởng của tin học đến kiểm soát nội bộ ở mức độ tổng thể Mức độ ảnh hưởng của tin học là rất lớn vì hiện nay ABC đang áp dụng ERP, chỉ có thể thay đổi từ Tập đoàn (Malaysia) cùng với các hệ thống phần mềm đã được trình bày ở phần trên. Do đó việc kiểm tra các dữ liệu trên hệ thống là rất phức tạp và sẽ được thực hiện bởi bộ phận hệ thống thông tin của Ernst & Young. Nhận diện rủi ro có sai lệch trọng yếu do gian lận Thảo luận với các thành viên trong nhóm kiểm toán: theo kết quả thu được từ cuộc thảo luận, không có vấn đề trọng yếu nào cần có sự cân nhắc. Những nhân tố rủi ro liên quan đến việc trình bày không trung thực báo cáo tài chính và rủi ro của việc thất thoát tài sản: kiểm toán viên không nhận ra sự hiện diện của bất cứ nhân tố rủi ro nào như đã trình bày trong phần phụ lục. Kết quả từ thủ tục phân tích được thực hiện trong quá trình lập kế hoạch không chỉ ra bất kỳ yếu tố bất thường nào. Phỏng vấn ban giám đốc cấp cao: kiểm toán viên không nhận thấy vấn đề trọng yếu gì cần cân nhắc. Những nguồn thông tin khác không giúp kiểm toán viên nhận diện được bất cứ rủi ro có gian lận nào. Từ kết quả của những thủ tục giúp nhận diện rủi ro có sai lệch trọng yếu do gian lận như đã trình bày ở trên, cùng với thái độ hoài nghi nghề nghiệp, kiểm toán viên kết luận “không có rủi ro xảy ra gian lận nào được nhận diện”. Do đó, kiểm toán viên không phải đưa ra phản ứng trước rủi ro có gian lận. Đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ Hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty hoạt động hiệu quả. Xác lập mức trọng yếu Cơ sở để thiết lập mức trọng yếu là lợi nhuận trước thuế, cụ thể như sau: PM = 6.7% * Lợi nhuận trước thuế = 6.7% * 28.838.730= 1.930.000.000 (VND) TE = 50% * PM = 50% * 1.930.000.000 = 965.000.000(VND) SAD = 5% * PM = 5% * 1.930.000.000 = 96.500.000 (VND) Nhận diện các tài khoản hoặc nhóm tài khoản trọng yếu BẢNG 2.6: NHẬN DIỆN CÁC TÀI KHOẢN HOẶC TÀI KHOẢN TRỌNG YẾU Tài khoản Trên mức TE Dưới mức TE Đánh giá rủi ro tiềm tàng là cao? Trọng yếu? Khoản phải thu ü O ü ü Khoản phải trả ü O ü ü Trích trước và phải trả khác ü O ü ü Tiền và các khoản tương đương tiền ü O ü ü Các khoản chi phí ü O ü ü Tài sản cố định ü O ü ü Hàng tồn kho ü O ü ü Các khoản đầu tư ü O ü ü Các khoản trả trước và tài sản ngắn hạn khác ü O ü ü Doanh thu ü O ü ü Thuế ü O ü ü Vốn chủ sở hữu O ü O O Nợ và các khoản vay O ü O O Ghi chú: ü : có ; O ; không Tìm hiểu, đánh giá các nghiệp vụ chính và các thủ tục kiểm soát liên quan Do sự hạn chế trong quá trình tìm hiểu, sinh viên chỉ trình bày một trong những chu trình chính của công ty là chu trình doanh thu, cụ thể là quá trình ghi nhận doanh thu bán hàng tại trung tâm mua sắm ABC Các tài khoản liên quan: Khoản phải thu khách hàng. Hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán. Dự phòng phải thu nợ khó đòi. Doanh thu. Các bước tiến hành Được thực hiện bởi Sự phụ thuộc công nghệ thông tin Đơn đặt hàng của khách hàng được nhập vào hệ thống. POS POS Kiểm tra hạn mức tín dụng của khách hàng. DGD/GD Xử lý đơn đặt hàng và chuẩn bị hàng giao. N/A Giao hàng cho khách hàng. N/A Lập hóa đơn bán hàng. POS, kế toán POS Phê chuẩn giá bán. Trưởng phòng thương mại Kiểm tra tính chính xác của hóa đơn và gửi hóa đơn cho khách hàng. POS, kế toán Ghi nhận vào nhật kí bán hàng. Tự động Tính tổng các khoản doanh thu trong nhật kí bán hàng và ghi nhận vào sổ cái và sổ chi tiết các khoản phải thu. Tự động Ghi chú: POS (point of sales) : điểm ghi nhận doanh thu DGD (Deputy General Director) : Phó tổng giám đốc GD (General Director) : Tổng giám đốc Tìm hiểu chung về doanh thu Doanh thu được chia làm 3 loại chính: Doanh thu bán hàng gồm: Doanh thu hàng gửi bán. Doanh thu hàng thuộc sở hữu của ABC. Doanh thu cho thuê mặt bằng gồm: Doanh thu cố định (chỉ dành cho một vài văn phòng và quầy hàng thuê). Doanh thu tính theo mức doanh thu (dành cho hầu hết các quầy hàng gửi bán và quầy hàng thuê). Được tính bằng cách lấy mức cao hơn giữa mức phí tối thiểu và mức phí tính theo tỷ lệ phần trăm nhân với tổng doanh thu của quầy hàng (thông thường tỷ lệ này là 25%, và được xem xét lại mỗi năm). Doanh thu khác gồm: Doanh thu phí sử dụng điện, nước, điện thoại, POS, … Hiện tại có 113 quầy bán tại trung tâm mua sắm ABC gồm: Quầy hàng gửi bán: 35 Quầy hàng thuê: 73 Quầy hàng của công ty: 5 (3 quầy mỹ phẩm, 1 quầy đồ chơi, 1 quầy đồ dùng văn phòng) Các mặt hàng chính tại trung tâm mua sắm ABC: Mỹ phẩm. Quần áo thời trang nam, nữ và trẻ em. Đồ dùng gia đình. Túi xách, giày dép. Quần áo thể thao. Dụng cụ thể thao. Đồ chơi. Đồ dùng văn phòng. Sản phẩm điện tử. Siêu thị (quầy hàng thuê) Bowling và nhà hàng (quầy hàng thuê). ABC sẽ tập hợp doanh thu của hầu hết các quầy bán hàng tại các điểm ghi nhận doanh thu (POS). Mỗi 2 tháng, ABC sẽ hoàn trả lại cho các chủ quầy hàng sau khi đã trừ đi phí thuê mặt bằng và các phí khác. Tại trung tâm mua sắm ABC có tổng cộng 6 POS: 2 POS đặt tại tầng trệt, 2 POS đặt tại tầng 1 và số còn lại đặt tại tầng 2. Tại tầng 3 là tầng siêu thị không có bất kì một POS nào, thay vào đó, có 4 quầy thu ngân đặt tại siêu thị, tuy nhiên các máy này không kết nối với hệ thống của ABC. Tại tầng 2 có quầy dịch vụ khách hàng, tại đây thực hiện việc tư vấn cho khách hàng và xuất hóa đơn giá trị gia tăng theo yêu cầu, đây cũng là một điểm ghi nhận doanh thu. Mỗi POS có 4 máy thu ngân, tuy nhiên thông thường chỉ có 2 máy hoạt động; vào giờ cao điểm số máy hoạt động là 3. Phần này, sinh viên chỉ trình bày chu trình bán hàng trực tiếp tại trung tâm mua sắm ABC Bán hàng Khi khách hàng muốn mua hàng, nhân viên quầy hàng sẽ lập Phiếu báo giá (2 liên). Các thông tin trên Phiếu báo giá gồm: mã quầy hàng (dành cho các quầy hàng thuê), mã sản phẩm (dành cho các mặt hàng gửi bán) hoặc mã SKU (dành cho các sản phẩm của ABC), thông tin sản phẩm, giá bán, số lượng và thành tiền. Nếu như sản phẩm quá nhỏ không thể dán được mã vạch thì nhân viên quầy hàng sẽ đính kèm mã vạch của sản phẩm vào Phiếu báo giá. Phiếu mua hàng cùng hàng hóa sẽ được nhân viên quầy hàng đem đến POS gần nhất để tiến hành việc thanh toán, nhận hàng. Khi nhận được Phiếu báo giá, nhân viên thu ngân tại POS sẽ tiến hành quét mã sản phẩm, đồng thời đối chiếu các thông tin xuất hiện trên màn hình với Phiếu báo giá, hệ thống sẽ tự động truy xuất giá bán, mô tả sản phẩm, mã hàng, mã SKU, số lượng, …, và tính tổng thành tiền. Nếu không thể quét mã sản phẩm, nhân viên thu ngân có thể nhập tay vào hệ thống mã hàng, mã SKU, khi đó hệ thống sẽ tự động cập nhật giá bán và tính tổng tiền thanh toán. Sau đó, tiền hàng sẽ được thu bằng tiền mặt hoặc bằng thẻ tín dụng. Hệ thống sẽ tự động in hóa đơn bán hàng cho khách hàng. Ngoài ra, để đảm bảo việc thanh toán đã được hoàn thành, thu ngân sẽ in biên lai, biên lai này cùng với Phiếu báo giá sẽ gửi trả lại cho nhân viên quầy hàng để lưu trữ. Việc lập Phiếu báo giá tại quầy là không bắt buộc. Phiếu báo giá chỉ có tác dụng hỗ trợ cho chủ quầy hàng hay nhà cung cấp của các gian hàng gửi bán đối chiếu vào cuối tháng. Do đó, ở quầy hàng đồ thơi và đồ dùng văn phòng (quầy hàng của ABC) thì không cần lập Phiếu báo giá. Nhân viên thu ngân không được phép thay đổi bất kì thông tin nào trên hệ thống, chỉ có giám sát viên mới quyền hạn này. Khi có hóa đơn bị hủy hay hàng hóa bị trả, …, giám sát viên sẽ quét thẻ nhân viên của mình để truy nhập vào hệ thống thay đổi các thông tin. Tất cả các sự thay đổi này đều được ghi nhận trong Báo cáo các nghiệp vụ bất thường. Đối chiếu và nộp tiền cho trụ sở: Sau khi kết thúc ca bán hàng, nhân viên quầy sẽ được giám sát viên in báo cáo doanh thu bán hàng của ca trực thông qua việc quét thẻ vào hệ thống (chỉ có giám sát viên mới có quyền in báo cáo này) Độc lập với việc in báo cáo doanh thu của giám sát viên, thu ngân cũng sẽ lập Báo cáo bán hàng hằng ngày của thu ngân gồm các thông tin: doanh thu bán hàng bằng tiền mặt, doanh thu bán hàng thu qua thẻ tín dụng, hàng hóa bị trả lại hay trao đổi, các hóa đơn bị hủy bỏ, … Báo cáo doanh thu bán hàng và Báo cáo bán hàng hằng ngày của thu ngân và tiền sẽ được nộp cho trưởng thu ngân sau mỗi ca bán hàng. Trưởng thu ngân sẽ đối chiếu để kiểm tra 2 bảng báo cáo này, nếu có bất kì một sự chênh lệch nào giữa 2 báo cáo, trưởng thu ngân sẽ đối chiếu với bảng kê chi tiết được in ra từ hệ thống POS. Nếu không có chênh lệch nào, trưởng thu ngân sẽ lập Bảng tóm tắt doanh thu hằng ngày. Ngoài ra, trưởng thu ngân cũng sẽ in Báo cáo hiệu quả làm việc của thu ngân và Báo cáo các nghiệp vụ bất thường từ POS để đối chiếu với số tiền thật thu được. Tất cả các báo cáo này sẽ được nộp cho cô Hồng – quản lý trung tâm để kiểm tra. Sau khi kiểm tra Báo cáo bán hàng hằng ngày của thu ngân, Bảng tóm tắt doanh thu hằng ngày, Báo cáo hiệu quả làm việc của thu ngân và Báo cáo các nghiệp vụ bất thường, quản lý trung tâm sẽ ký vào Báo cáo bán hàng hằng ngày của thu ngân và bảng tóm tắt doanh thu hằng ngày. Tất cả các báo cáo này sau đó sẽ được gửi lại trưởng bán hàng để lưu trữ. Hôm sau, trưởng bán hàng sẽ nộp tiền mặt vào ngân hàng và lập Báo cáo tiền gửi ngân hàng hằng ngày. Báo cáo này sẽ được gửi cho cô Hồng để kiểm tra và sau đó sẽ được gửi cho kế toán doanh thu – cô Thanh để đối chiếu và nhập vào hệ thống ghi nhận tiền RCB (receiving cash book). Hóa đơn Sau khi thanh toán tiền hàng, nhân viên thu ngân sẽ in hóa đơn bán hàng giao cho khách hàng. Nếu khách hàng yêu cầu xuất hóa đơn giá trị gia tăng, khách hàng sẽ tới quầy dịch vụ khách hàng. Tại đây, nhân viên sẽ nhập thông tin khách hàng (tên công ty, mã thuế, địa chỉ, …), số hóa đơn và in hóa đơn giá trị gia tăng cho khách hàng. Trung tâm mua sắm ABC chỉ xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho hàng thuộc quyền sở hữu của ABC và hàng hóa gửi bán, hàng hóa của các quầy thuê, hóa đơn giá trị gia tăng sẽ được xuất bởi chủ quầy hàng. Cuối tháng, kế toán doanh thu sẽ in Báo cáo doanh thu từ hệ thống, ghi rõ những hóa đơn giá trị gia tăng đã được xuất. Số còn lại chưa xuất hóa đơn giá trị gia tăng, kế toán sẽ in hoặc viết một hóa đơn giá trị giá tăng cho từng ngày bán hàng. Hàng bán bị trả lại và các hình thức khác: Hoàn tiền cho khách: chỉ những khách hàng còn giữ lại hóa đơn bán hàng mới được trả lại hàng. Sản phẩm bị trả lại là những sản phẩm bị các lỗi kĩ thuật hoặc là các sản phẩm có thời gian sử dụng thử. Giám sát viên phải lập Phiếu trả hàng/trao đổi/hoàn tiền cho khách để quản lý trung tâm hoặc cấp trên duyệt. Nhân viên thu ngân chỉ được hoàn trả lại tiền cho khách khi Phiếu trả hàng/trao đổi/hoàn tiền cho khách đã được duyệt. Trao đổi hàng: chỉ những khách hàng còn giữ lại hóa đơn bán hàng mới được đổi hàng, giá trị hàng đổi phải bằng hoặc cao hơn giá trị của hàng bị trả lại, nếu giá trị hàng trao đổi thấp hơn, khách hàng vẫn không được nhận tiền thối. Việc trao đổi hàng sẽ được thực hiện khi được sự chấp nhận của giám sát viên thông qua việc kí duyệt trên Phiếu trả hàng/trao đổi/hoàn tiền cho khách. Phiếu quà tặng: Khi khách hàng có nhu cầu mua phiếu quà tặng, khách hàng sẽ đến phòng ngân quỹ để thực hiện thanh toán bằng tiền mặt hay chuyển khoản, sau đó kế toán sẽ xuất hóa đơn cho khách hàng. Nhân viên thu ngân sẽ ghi nhận số phiếu quà tặng này vào hệ thống như là phiếu quà tặng chưa thực hiện. Khi khách hàng sử dụng phiếu quà tặng để mua hàng, nhân viên thu ngân sẽ quét hay nhập mã vào hệ thống. Các phiếu quà tặng đã sử dụng sẽ được ghi nhận doanh thu. Giảm giá: khi hàng bán được giảm giá, nhân viên quầy sẽ ghi chú vào Phiếu báo giá tỉ lệ giảm hoặc số tiền giảm, nhân viên thu ngân khi quét mã sản phẩm sẽ nhấp vào nút “Discount” trên máy thu ngân và nhập số tiền được giảm hay tỉ lệ giảm. Nhân viên mua hàng: các nhân viên có thể mua hàng với tỉ lệ giảm tối đa là 20%. Khi nhân viên mua hàng, nhân viên sẽ xuất trình thẻ nhân viên của mình cho thu ngân để quét mã nhân viên, hệ thống sẽ tự động cập nhật số tiền được giảm. Tuy nhiên, nhân viên cần phải trả đầy đủ tiền hàng đã mua, số tiền được giảm sẽ được tính vào lương hàng tháng của nhân viên. Ghi nhận Khi nhân viên thu ngân quét mã vạch vào hệ thống POS, hệ thống sẽ xác định loại hàng nào đã được bán. Cuối mỗi ngày, các dữ liệu về doanh thu trong hệ thống POS sẽ được chuyển về mạng chính của công ty, và được xử lý thông qua hệ thống thương mại (Merchandising system). Các thông tin được xử lý sẽ được lưu trữ trên mạng chính. Vào ngày hôm sau, khi chuyển dữ liệu từ mạng chính vào hệ thống kế toán, cô Thanh sẽ nhập thêm số của ngày bán hàng và các thông tin phụ khác. Doanh thu được ghi nhận vào thời điểm doanh thu được thực hiện. Sau khi nhận Báo cáo tiền gửi ngân hàng, cô Thanh sẽ nhập các thông tin vào hệ thống RCB, bao gồm: Số tiền gửi tại ngân hàng dựa trên giấy báo của ngân hàng. Số tiền thu được bằng USD và VND. Số tiền trả thông qua thẻ tín dụng. Tổng phiếu khuyến mãi đã nhận. Doanh thu hoặc chi phí khác: khấu trừ doanh thu của quầy hàng điện tử, chênh lệch tỉ giá hối đoái giữa tỉ giá ghi sổ và tỷ giá ngân hàng. Kiểm tra các giao dịch hằng ngày trên hệ thống với Báo cáo tiền gửi ngân hàng. Kiểm tra nếu số tiền nhận được khác với doanh thu ghi nhận trên hệ thống. Các dữ liệu sẽ tự động được cập nhật vào tài khoản: Ghi nợ tài khoản tiền gửi ngân hàng – VND. Ghi nợ/có tài khoản phiếu khuyến mãi chưa xử lý. Ghi nợ tài khoản thẻ tín dụng (nếu có). Ghi có tài khoản thuế VAT phải nộp. Ghi có tài khoản doanh thu hàng công ty. Ghi có tài khoản doanh thu hàng gửi bán. Ghi có tài khoản doanh thu của quầy hàng thuê. Ghi có/nợ tài khoản doanh thu thiếu hoặc thừa. Ghi có/nợ tài khoản chênh lệch tỉ giá hối đoái. Ghi chú: Bởi vì hệ thống sẽ ghi nhận doanh thu và tiền gửi ngân hàng vào ngày doanh thu được thực hiện, do đó sẽ có sự chênh lệch thời gian giữa hệ thống và báo cáo của ngân hàng. Tuy nhiên, ABC sẽ thực hiện đối chiếu vào mỗi tháng phục vụ cho mục đích kiểm soát. Các sai sót có thể xảy ra và cơ sơ dẫn liệu liên quan BẢNG 2.7: XÁC ĐỊNH CÁC SAI SÓT CÓ THỂ XẢY RA Các sai sót có thể xảy ra Tài khoản và cơ sở dẫn liệu liên quan Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Doanh thu bán hàng không được ghi nhận Khoản phải thu: (C) Doanh thu: (C) Sai sót về số lượng hàng hóa trên hóa đơn Khoản phải thu: (V), (C), (E) Doanh thu: (M), (C) Sai sót về giá bán và các thông tin khác Khoản phải thu: (V), (C) Doanh thu: (M) Doanh thu được ghi không đúng vào tài khoản khách hàng và khoản phải thu Khoản phải thu: (E), (V) Dự phòng nợ phải thu khó đòi: (V) Các khoản doanh thu đặc biệt ngoài các hoạt động thông thường không được ghi nhận Khoản phải thu: (E), (C) Doanh thu: (O), (C) Ghi nhận các khoản doanh thu không có thật hoặc ghi nhận doanh thu 2 lần Khoản phải thu: (E) Doanh thu: (O) Ghi nhận tỉ giá hối đoái không chính xác Khoản phải thu: (V) Doanh thu: (M) Các chứng từ ghi có ghi nhận sai số tiền Khoản phải thu: (V) Doanh thu: (M) Các chứng từ ghi có được lập mà không có sự chấp thuận của người có thẩm quyền Khoản phải thu: (C) Doanh thu: (C) Các chứng từ ghi có không được lập khi tiến hành trả hay trao đổi hàng Khoản phải thu: (E) Doanh thu: (O) Xem xét các thủ tục kiểm soát được thực hiện tại công ty: BẢNG 2.8: CÁC THỦ TỤC KIỂM SOÁT TẠI CÔNG TY Có Không Danh sách các khoản phải thu có thường xuyên được đối chiếu với sổ cái và được soát xét bởi nhân viên quản lý hay không? ü Có nhân viên chịu trách nhiệm phê duyệt và xây dựng hạn mức tín dụng cho khách hàng hay không? ü Có nhân viên chịu trách nhiệm đảm bảo việc ghi nhận doanh thu đúng kì hay không? (ví dụ: doanh thu được ghi nhận khi hàng đã được trao cho khách hoặc khi dịch vụ đã được thực hiện) ü Các hóa đơn có được đánh số trước khi sử dụng trong các nghiệp vụ hay không? ü Sự thay đổi giá bán có được phê chuẩn bởi cấp có thẩm quyền hay không? ü Thực hiện Walk – through: Kiểm toán viên sẽ tiến hành thực hiện lại chu trình nghiệp vụ bán hàng thông qua việc lần theo từng bước của chu trình và soát xét lại các chứng từ có liên quan, cụ thể như sau: Bán hàng Hóa đơn bán hàng cho Dunhill (hàng gửi bán) POS: 00901, thu ngân viên: Lê Anh Thư Ngày: 13/05/08 Tổng tiền thanh toán (không VAT): 5.381.818 VND Tổng tiền thanh toán (VAT): 5.920.000 VND Hóa đơn giá trị gia tăng Ngày 13/05/08, số 5763 Tổng tiền thanh toán (không VAT): 5.381.818 VND Tổng tiền thanh toán (VAT): 5.920.000 VND Báo cáo bán hàng ca 1 Thu ngân: Nguyễn Ngọc Thanh Thảo, POS 00987 Tổng số: 21.820.000 VND Hóa đơn bị hủy: 580.000 VND Thẻ tín dụng: 6.830.000 VND Phiếu trả hàng/trao đổi/hoàn tiền cho khách: có chữ ký của thu ngân, được phê duyệt bởi giám sát viên – cô Trâm Thu ngân: Nguyễn Ngọc Thanh Thảo Ngày: 13/05/08 Ghi chú: trao đổi hàng Tổng tiền: 580.000 VND Hóa đơn hủy đính kèm: 580.000 VND, duyệt bởi giám sát viên – cô Trâm Ghi chú hóa đơn bị hủy in ra từ hệ thống: 580.000 VND Báo cáo bán hàng hằng ngày của thu ngân Thu ngân: Nguyễn Ngọc Thanh Thảo, POS 987 Tổng số: 21.820.000 VND Hóa đơn bị hủy: 580.000 VND Thẻ tín dụng: 6.830.000 VND Bảng tóm tắt doanh thu hằng ngày Tổng số tiền: 922.471.410 VND Trong đó: thu ngân 987: 21.820.000 VND Được phê duyệt bởi quản lý trung tâm Báo cáo gửi tiền hằng ngày Số tiền trình bày: 922.471.410 VND Báo cáo doanh thu Tổng số tiền bán hàng (VAT): 922.471.410 VND Tổng số tiền bán hàng hóa của ABC và hàng gửi bán (VAT): 314.032.400 VND Hóa đơn Ngày 13/05/08, số 5764 Tổng số tiền (chưa VAT): 282.958.019 VND Tổng số tiền (VAT): 308.112.400 VND (không bao gồm hóa đơn đã xuất cho Dunhill) Báo cáo hiệu quả bán hàng in ra từ hệ thống Thu ngân: Nguyễn Ngọc Thanh Thảo, POS 987: doanh số: 21.820.000 VND và hóa đơn hủy: 580.000 VND Báo cáo nghiệp vụ bất thường Thu ngân: Nguyễn Ngọc Thanh Thảo, POS 987 Hóa đơn hủy: 580.000 VND Giám sát viên: Đàm Thị Thanh Trâm (ID 22) Báo cáo doanh thu thu từ thẻ tín dụng Nguyễn Ngọc Thanh Thảo: Visa Card: 2.800.000 VND 4.030.000 VND Tổng: 5.230.000 VND Tổng thẻ tín dụng: 159.782.400 VND Các số liệu trên sẽ được cập nhật vào tài khoản liên quan. [ Kết luận: phép thử Walk – through đã củng cố sự hiểu biết của kiểm toán viên về chu trình doanh thu và khoản phải thu. Thực hiện thử nghiệm kiểm soát – TOC: Nguồn tài liệu: Phòng kế toán, Phòng ngân quỹ Mục đích của thủ tục kiểm soát: Nhằm đảm bảo doanh thu được ghi nhận phù hợp với Bảng tổng hợp tiền bán hàng. Nhằm đảm bảo các khoản giảm trừ doanh thu được xét duyệt theo yêu cầu của công ty. Nhằm đảm bảo các khoản doanh thu được ghi nhận sự thực phát sinh. Nhằm đảm bảo các khoản doanh thu được ghi nhận đúng kì. Các rủi ro có thể xảy ra: Doanh thu không được ghi nhận đúng kì. Số tiền doanh thu bị ghi nhận sai, không thể đối chiếu với Bảng tổng hợp tiền bán hàng. Ghi nhận các khoản doanh thu không có thật. Doanh thu không được ghi nhận. Phạm vi kiểm tra: doanh thu hằng ngày từ hệ thống POS trong năm kiểm toán hiện hành. Phương pháp thực hiện: kiểm toán viên chọn ngẫu nhiên 25 Báo cáo bán hàng hằng ngày của thu ngân trong 25 ngày của năm tài chính kết thúc ngày 30 tháng 06 năm 2008 để đối chiếu với Bảng tóm tắt doanh thu hằng ngày, Báo cáo tiền gửi ngân hàng và Báo cáo doanh thu. Mục tiêu thực hiện thử nghiệm kiểm soát: Phát hiện các sai phạm trong việc ghi nhận doanh thu Định nghĩa các ký hiệu: A: Báo cáo bán hàng hằng ngày của thu ngân phù hợp với bảng báo cáo được in ra từ hệ thống POS. Sự chênh lệch (nếu có) sẽ được giám sát trong Bảng tóm tắt doanh thu hằng ngày. B: Báo cáo bán hàng hằng ngày có chữ ký của thu ngân, trưởng thu ngân, giám sát viên và được phê duyệt bởi giám sát trung tâm. C: Thẻ tín dụng, phiếu quà tặng trong Báo cáo bán hàng hằng ngày của thu ngân phù hợp với bảng kiểm tra. D: Các hóa đơn bị hủy, hàng bán trả lại, trao đổi được phê duyệt bởi người có thẩm quyền (giám sát viên hoặc cấp trên) trong Phiếu trả hàng/trao đổi/ hoàn tiền cho khách hàng. E: Các hóa đơn bị hủy, sửa đổi, hàng bán trả lại, trao đổi được ghi nhận Báo cáo các nghiệp vụ bất thường hằng ngày cùng với tên người phê duyệt. F: Báo cáo bán hàng hằng ngày của thu ngân phù hợp với với các chi tiết trên Bảng tóm tắt doanh thu hằng ngày của trưởng thu ngân. G: Bảng tóm tắt doanh thu hằng ngày được có chữ ký của trưởng thu ngân/ trợ lý trưởng thu ngân và được phê duyệt của quản lý trung tâm. H: Báo cáo tiền gửi ngân hàng phù hợp với Bảng tóm tắt doanh thu hằng ngày được lập bởi trưởng thu ngân. I: Báo cáo tiền gửi ngân hàng đã đối chiếu các khoản chênh lệch với Bảng tóm tắt doanh thu hằng ngày và Báo cáo doanh thu được in ra từ hệ thống. J: Báo cáo tiền gửi ngân hàng được phê duyệt bởi quản lý trung tâm. K: Báo cáo tiền gửi ngân hàng phù hợp với Báo cáo doanh thu và Báo cáo doanh thu phi thương mại. L: Các khoản doanh thu thiếu, thừa, … trên Báo cáo tiền gửi ngân hàng phù hợp với Báo cáo phân phối tiền. R : thỏa mãn, không có ngoại lệ nào được phát hiện. Q : không thỏa mãn, phát hiện được ngoại lệ. Ngày Tên nhân viên Mã NV A B C D E F G H I J K L Ghi chú 01/07/07 QUOC PHUONG 963 R R R R R R R R R R R R 02/07/07 NGOC THUY 833 R R R R R R R R R R R R 03/08/07 QUOC PHUONG 963 R R R N/A N/A R R R R R R R 04/08/07 PHUONG LOAN 819 R R R Q R R R R R R R R [1] 05/09/07 CAM LINH 1045 R R R R R R R R R R R R 06/09/07 KIM HUONG 871 R R R N/A N/A R R R R R R R 07/10/07 NHU NHU 2462 R R R N/A N/A R R R R R R R 08/10/07 NGOC HANH 970 R R R R R R R R R R R R 09/11/07 THU PHUONG 1021 R R R R R R R R R R R R 10/11/07 TRUNG HIEU 2516 R R R R R R R R R R R R 11/12/07 THANH THAO 987 R R R R R R R R R R R R 12/12/07 HONG DUNG 2134 R R R Q R R R R R R R R [1] 13/01/08 THUY HANG 1014 R R R Q R R R R R R R R [2] 14/01/08 THANH TRUC 2127 R R R N/A N/A R R R R R R R 15/02/08 HONG DIEM 864 R R R R R R R R R R R R 16/02/08 TRUC LINH 772 R R R R R R R R R R R R 17/03/08 THU HA 789 R R R N/A N/A R R R R R R R 18/03/08 TUYET HONG 949 R R R N/A N/A R R R R R R R 19/04/08 ANH THU 2141 R R R R R R R R R R R R 20/04/08 THU PHUONG 1021 R R R Q R R R R R R R R [1] 21/05/08 TUYET HONG 949 R R R Q R R R R R R R R [1] 22/05/08 ANH THU 901 R R R N/A N/A R R R R R R R 23/06/08 THU QUYNH 4725 R R R Q R R R R R R R R [2] 24/06/08 THU NGA 4923 R R R N/A N/A R R R R R R R 25/06/08 MINH PHUONG 4756 R R R R R R R R R R R R Ghi chú: [1] không có chứng từ chứng minh do hóa đơn chưa được in ra. Nhân viên thu ngân có thể tự sửa số sai sau khi giám sát viên quét thẻ nhân viên của mình. Do đó, chứng từ chứng minh sự chấp thuận không cần thiết. [2] trường hợp khai khống doanh thu: khách hàng thay đổi ý kiến sau khi hóa đơn được in ra (việc thanh toán chưa được thực hiện). Trong trường hợp này, giám sát viên chỉ cần viết lý do và ký tên trên hóa đơn. Chứng từ chứng minh sự chấp thuận không cần thiết. Kết luận: Tất cả các ngoại lệ nêu trên đều được giải thích và kiểm soát bởi ABC. Thủ tục kiểm soát tại ABC hữu hiệu. Đánh giá rủi ro kết hợp Từ kết quả của tất cả các giai đoạn trên, kiểm toán viên tiến hành nhận diện những yếu tố cần cân nhắc khi đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, ảnh hưởng của rủi ro đến các tài khoản và cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính. Đánh giá rủi ro tiềm tàng: BẢNG 2.9: ĐÁNH GIÁ RỦI RO TIỀM TÀNG Tài khoản, nhóm tài khoản Những nhân tố cần cân nhắc cho việc đánh giá Cơ sơ dẫn liệu liên quan Đánh giá rủi ro tiềm tàng Các khoản phải trả Các khoản mua hàng/phải trả không được ghi nhận. (C), (R&O) Cao Các khoản phải thu - Ghi nhận các khoản doanh thu không có thật hoặc ghi nhận doanh thu 2 lần. - Các khoản tiền thuê không được tính chính xác và chuyển lên sổ cái. (E), (R&O) Cao Lập dự phòng khoản phải thu khó đòi không hợp lý (V) Cao Các khoản trích trước và phải trả khác - Các khoản tiền nhận được không được ghi nhận đúng niên độ. - Các khoản tiền chi trả được ghi nhận không có thật - Số tiền nhận trước được ghi lần 2 trên sổ cái (C), (E) Cao Các bút toán nhật ký được ghi nhận nhưng không có chứng từ chứng minh (R&O) Cao Giá trị ghi nhận khác với giá trị thực nhận (V) Cao Tiền và các khoản tương đương tiền - Các khoản doanh thu ghi nhận không có thực hoặc được ghi nhận 2 lần - Ghi nhận các khoản tiền nhận được không đúng kỳ (E), (V),(R&O) Cao Chi phí Giá trị ghi nhận khác với giá trị thực trả (C), (M) Thấp Các khoản chi phí ghi nhận không thực sự phát sinh. (O) Cao Tài sản cố định Các bút toán nhật kí ghi nhận nhưng không có chứng từ chứng minh. (C),(E), (R&O), (V) Cao Hàng tồn kho - Các khoản hàng mua được ghi nhận 2 lần. - Các khoản điều chỉnh sau khi kiểm kê không được ghi nhận. - Không ghi nhận những mặt hàng đã xuất ra. (E), (R&O) Cao - Lập dự phòng hàng tồn kho không hợp lý. - Giá vốn hàng bán của các sản phẩm thuộc ABC không chính xác. (V) Cao Các khoản đầu tư Các bút toán nhật kí được ghi nhận nhưng không có chứng từ chứng minh. (E) Cao Lập dự phòng các khoản đầu tư không hợp lý. (V) Cao Các khoản trả trước và tài sản ngắn hạn khác Các bút toán nhật kí được ghi nhận nhưng không có chứng từ chứng minh. (E), (R&O), (V) Cao Giao dịch với các bên liên quan Các bút toán nhật kí được ghi nhận nhưng không có chứng từ chứng minh. (C), (E), (R&O), (V) Cao Doanh thu - Tiền cho thuê mặt bằng chuyển vào sổ cái được tính toán không chính xác. - Các bút toán nhật kí chung không được chuyển vào sổ cái. - Doanh thu hàng bán các sản phẩm thuộc sở hữu của ABC không được ghi nhận đúng kì. (C), (M), (O) Cao Doanh thu và các khoản hàng bán bị trả lại ghi nhận không đúng giá trị thực tế (M) Cao Thuế Các bút toán nhật kí được ghi nhận nhưng không có chứng từ chứng minh. (C), (E) Cao Đánh giá rủi ro kiểm soát: Việc đánh giá rủi ro kiểm soát được dựa trên sự kết luận của kiểm toán viên về mức độ hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như sự hiểu biết về các quy trình chính tại công ty. Mức độ rủi ro trên từng cơ sở dẫn liệu sẽ được trình bày trong bảng đánh giá rủi ro kết hợp sau đây. Đánh giá rủi ro kết hợp BẢNG 2.10 : BẢNG ĐÁNH GIÁ RỦI RO KẾT HỢP Tài khoản Cơ sở dẫn liệu Rủi ro tiềm tàng Rủi ro kiểm soát Rủi ro kết hợp Khoản phải thu Đầy đủ - (C) Cao Trung bình Trung bình Quyền và nghĩa vụ - (R&O) Cao Trung bình Trung bình Khoản phải trả Hiện hữu – (E) Cao Thấp Thấp Quyền và nghĩa vụ - (R&O) Cao Trung bình Trung bình Đánh giá – (V) Cao Thấp Thấp Trích trước và phải trả khác Đầy đủ - (C) Cao Cao Cao Hiện hữu – (E) Cao Cao Cao Quyền và nghĩa vụ - (R&O) Cao Cao Cao Tiền và các khoản tương đương tiền Hiện hữu – (E) Cao Thấp Thấp Quyền và nghĩa vụ - (R&O) Cao Trung bình Trung bình Đánh giá – (V) Cao Trung bình Trung bình Các khoản chi phí Đầy đủ - (C) Thấp Trung bình Thấp Đo lường – (M) Cao Thấp Thấp Phát sinh – (O) Cao Thấp Thấp Tài sản cố định Đầy đủ - (C) Cao Trung bình Trung bình Hiện hữu – (E) Cao Trung bình Trung bình Quyền và nghĩa vụ - (R&O) Cao Trung bình Trung bình Đánh giá – (V) Cao Trung bình Trung bình Hàng tồn kho Hiện hữu – (E) Cao Trung bình Trung bình Quyền và nghĩa vụ - (R&O) Cao Trung bình Trung bình Đánh giá – (V) Cao Trung bình Trung bình Các khoản đầu tư Hiện hữu – (E) Cao Trung bình Trung bình Đánh giá – (V) Cao Trung bình Trung bình Các khoản trả trước và tài sản ngắn hạn khác Hiện hữu – (E) Cao Trung bình Trung bình Quyền và nghĩa vụ - (R&O) Cao Trung bình Trung bình Đánh giá – (V) Cao Trung bình Trung bình Giao dịch với các bên liên quan Đầy đủ - (C) Cao Cao Cao Hiện hữu – (E) Cao Cao Cao Quyền và nghĩa vụ - (R&O) Cao Cao Cao Đánh giá – (V) Cao Cao Cao Doanh thu Đầy đủ - (C) Cao Thấp Thấp Đo lường – (M) Cao Trung bình Trung bình Phát sinh – (O) Cao Thấp Thấp Thuế Đầy đủ - (C) Cao Trung bình Trung bình Hiện hữu – (E) Cao Trung bình Trung bình Dựa vào đánh giá rủi ro kết hợp cho từng cơ sở dẫn liệu trên báo cáo tài chính, kiểm toán viên sẽ thiết lập chương trình kiểm toán phù hợp cho từng tài khoản và nhóm tài khoản trọng yếu. Trong suốt cuộc kiểm toán, kiểm toán viên luôn cập nhật những yếu tố hay sự kiện làm thay đổi đánh giá của kiểm toán viên về rủi ro và nếu sự thay đổi đó là trọng yếu thì cần thay đổi nội dung, phạm vi và thời gian của các thủ tục kiểm toThực hiện kiểm toán Đánh giá rủi ro và thiết lập chiến lược kiểm toán Thiết lập mục tiêu, gặp mặt án. Chương 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN ERNST & YOUNG VIỆT NAM NHẬN XÉT Nhận xét về việc tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) và chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA) đối với quy trình đánh giá rủi ro tại công ty kiểm toán Ernst & Young Việt Nam Toàn bộ quy trình đánh giá rủi ro của Ernst & Young đã tuân thủ yêu cầu của các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và quốc tế, cụ thể là: Tìm hiểu thông tin về khách hàng, ngành nghề kinh doanh và xu hướng của nền kinh tế để đánh giá rủi ro Tuân thủ VSA 310 và VSA 400: Ernst & Young yêu cầu kiểm toán viên phải thu thập thông tin về khách hàng, các nhân tố bên trong và bên ngoài tác động tới doanh nghiệp, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng để từ đó xác định các tài khoản hay nhóm tài khoản trọng yếu. Trong quá trình đánh giá rủi ro tiềm tàng, kiểm toán viên luôn giữ thái độ hoài nghi nghề nghiệp. Tuân thủ ISA 315: một trong những đặc điểm nổi bật của EY GAM là việc nhấn mạnh vào việc tìm hiểu thông tin về khách hàng để đánh giá rủi ro kinh doanh. Do đó, trong quy trình đánh giá rủi ro của khách hàng, kiểm toán viên chú trọng thực hiện việc thu thập thông tin về khách hàng. Các thủ tục và EYGAM đưa ra để các kiểm toán viên thực hiện gần giống với các thủ tục mà ISA 315 chú trọng. Việc nhấn mạnh đến rủi ro kinh doanh của khách hàng cho thấy Ernst & Young rất chú trọng đến việc tiếp cận những kỷ thuật kiểm toán mới, nâng cao chất lượng của những hoạt động kiểm toán. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và xem xét rủi ro xảy ra gian lận Tuân thủ VSA 400: Theo yêu cầu của EY GAM, các kiểm toán viên phải xem xét đến hệ thống kiểm soát nội bộ, được thực hiện thông qua bảng câu hỏi ICFC nhằm hỗ trợ cho việc đánh giá rủi ro kiểm soát cũng như quyết định chiến lược tiếp cận. Các mẫu biểu, bảng câu hỏi được thiết kế rõ ràng và khoa học để phục vụ cho quy trình đánh giá rủi ro. Theo quan sát của người viết, kết quả được lưu rõ ràng và được tham chiếu cẩn thận trong hồ sơ kiểm toán nhằm chứng minh cho ý kiến của kiểm toán viên. Tuân thủ ISA 315: Việc tuân thủ ISA 315 được thể hiện rõ nét thông qua việc EY GAM yêu cầu các kiểm toán viên cần phải tìm hiểu 5 bộ phận của hệ thống kiểm soát nội bộ thay vì 3 bộ phận theo hướng dẫn của VSA 400 gồm: môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát. Tuân thủ ISA 330: Những yêu cầu của chuẩn mực này được áp dụng rất cụ thể. Theo EY GAM, sau khi đã tiến hành đánh giá rủi ro, kiểm toán viên sẽ xác định các thủ tục để đối phó với rủi ro đã được xác định. Tùy theo mức độ rủi ro, kiểm toán viên sẽ quyết định dùng thử nghiệm kiểm soát hay thử nghiệm cơ bản để mang lại hiệu quả cao cho cuộc kiểm toán. Đánh giá rủi ro kết hợp Khi đánh giá rủi ro, giữa VSA 400 và EY GAM có sự khác biệt trong phương pháp đánh giá. Theo VAS 400: Đánh giá của kiểm toán viên về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được chia làm 3 mức: cao, trung bình, thấp. Rủi ro phát hiện được đánh giá thông qua ma trận được trình bày ở phần 1.1.1.2.4 Theo EY GAM: Cũng như VAS 400, rủi ro kiểm soát được đánh giá ở 3 mức độ: cao, trung bình, thấp. Tuy nhiên, rủi ro tiềm tàng lại được kiểm toán viên đánh giá ở 2 mức: cao và thấp. Rủi ro kết hợp được đánh giá thông qua ma trận được trình bày ở phần 2.2.2.7 Dựa vào 2 ma trận trên, sinh viên nhận thấy có sự khác nhau trong việc đánh giá rủi ro phát hiện và rủi ro kết hợp, dẫn đến bản chất của hai loại rủi ro này là trái ngược nhau, ví dụ: Phương pháp đánh giá rủi ro phát hiện (VSA 400): nếu rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đều cao thì rủi ro phát hiện ở mức tối thiểu nhằm duy trì rủi ro kiểm toán thấp ở mức chấp nhận được, do đó sẽ phải mở rộng các thử nghiệm cơ bản. Phương pháp đánh giá rủi ro kết hợp (EY GAM): nếu kiểm toán đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đều cao thì mức rủi ro kết hợp sẽ cao. Khi đó, kiểm toán viên cũng sẽ mở rộng thử nghiệm cơ bản. Nói cách khác, rủi ro phát hiện tỷ lệ nghịch với rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, còn rủi ro kết hợp lại tỷ lệ thuận. Tuy nhiên, dù cách đánh giá rủi ro có sự khác nhau nhưng đều đáp ứng các yêu cầu của quy trình đánh giá và đều là cơ sở của việc thiết kế các thử nghiệm cơ bản. Nhận xét về quy trình đánh giá rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán tại công ty kiểm toán Ernst & Young Việt Nam Các thủ tục được thiết kế trong EY GAM rõ ràng và khoa học. Tuy nhiên, thời gian thực tế dành cho việc đánh giá rủi ro và chấp nhận khách hàng trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán là rất ít. Việc đánh giá này chủ yếu dựa vào khả năng xét đoán và hoài nghi nghề nghiệp của kiểm toán viên cấp cao (partner) Quy trình đánh giá rủi ro chỉ được thực hiện bởi các kiểm toán viên cấp cao, các trợ lý kiểm toán không được tham gia. Những thông tin tìm hiểu do kiểm toán cấp cao thực hiện chỉ được thể hiện trên giấy làm việc khi kết thúc việc kiểm toán tại khách hàng. Dó đó, các trợ lý kiểm toán không có sự hiểu biết đầy đủ về khách hàng để thực hiện công việc kiểm toán. Các mẫu biểu, bảng câu hỏi được thiết kế rõ ràng và khoa học để phục vụ cho quy trình đánh giá rủi ro. Tuy nhiên, các bảng câu hỏi này được áp dụng thống nhất cho tất cả các doanh nghiệp, Ernst & Young chưa thiết kế được bảng câu hỏi riêng cho từng loại hình doanh nghiệp. Hiện nay, khách hàng của công ty phần nhiều hoạt động trên các lĩnh vực nhạy cảm như: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, … đòi hỏi cần có sự tham gia của các chuyên gia trong việc đánh giá rủi ro của khách hàng nhưng trên thực tế, việc tham gia của các chuyên gia còn rất hạn chế. Khi tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ, theo tìm hiểu của sinh viên,việc sử dụng lưu đồ để mô tả công việc theo từng chức năng đối với các loại nghiệp vụ chính, đối với trình tự luân chuyển của chứng từ còn rất hạn chế. Cách đánh giá về việc xác lập mức trọng yếu chủ yếu dựa trên kinh nghiệm cũng như xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên dẫn đến việc đánh giá còn mang tính chủ quan khi xác lập mức trọng yếu, mặc dù trên lý thuyết có hướng dẫn cụ thể, đầy đủ. Sau khi xác định được tài khoản hay nhóm tài khoản trọng yếu, kiểm toán viên tiến hàng đánh giá rủi ro và xây dựng thủ tục kiểm toán cho các tài khoản này mà không quan tâm nhiều đến những tài khoản không trọng yếu. Trong khi những tài khoản này có thể gây ra sai lệch trọng yếu trên báo cáo tài chính khi tổng hợp sai sót. 3.1.3 Nguyên nhân của các tồn tại Do giới hạn về thời gian và khối lượng công việc phải thực hiện quá lớn nên việc thu thập thông tin thật sự đầy đủ và hiệu quả là một công việc khó khăn. Vào mùa kiểm toán, khối lượng công việc của kiểm toán rất lớn nên thời gian cho phép tiếp xúc khách hàng rất ít. Thêm vào đó, về phía khách hàng cũng đòi hỏi kiểm toán viên sớm đưa ra các bút toán điều chỉnh để có báo cáo tài chính nộp hội đồng quản trị và hoàn thành các kế hoạch khác của công ty. Vì vậy, áp lực thời gian phần nào đã ảnh hướng đến hiệu quả công việc. Các thủ tục kiểm toán được thực hiện bị chi phối ít nhiều bởi quan điểm cá nhân của mỗi kiểm toán viên. Việc phân nhóm kiểm toán viên thực hiện hợp đồng chưa theo hướng chuyên môn hóa cao khiến kiểm toán viên gặp nhiều khó khăn trong việc cập nhật thông tin về các ngành nghề hoạt động của khách hàng. 3.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN ERNST & YOUNG VIỆT NAM Giảm áp lực công việc cho kiểm toán viên cấp cao. Đây là một vấn đề cốt lõi vì nếu giải quyết được vấn đề này thì sẽ khắc phục được nhiều nhược điểm cho quy trình đánh giá rủi ro. Kiểm toán viên cấp cao sẽ có nhiều thời gian làm việc với khách hàng, thu thập đầy đủ hơn những thông tin cần thiết cho việc đánh giá rủi ro. Tăng cường sự tham gia của các chuyên gia nhất là khi kiểm toán cho những khách hàng hoạt động trong lĩnh vực nhạy cảm để họ có thể giúp kiểm toán viên nhận diện những rủi ro của khách hàng. Thường xuyên đào tạo và cập nhật kiến thức về lĩnh vực, ngành nghề hoạt động, xu hướng kinh tế, … cũng như cập nhật những kiến thức mới nhất của Ernst & Young Global cho các kiểm toán viên để họ có thể nhận diện và đánh giá chính xác hơn rủi ro của khách hàng. Khi tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ và những chu trình chính trong doanh nghiệp, kiểm toán viên nên dùng kết hợp với lưu đồ để có thể hình dung rõ nét về hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát theo như hướng dẫn của EY GAM. Việc nghiên cứu để thiết kế các loại mẫu biểu để phù hợp với tình hình thị trường, hình thức kinh doanh, quy mô doanh nghiệp là rất cần thiết vì việc sử dụng chung một biểu mẫu cho nhiều loại hình kinh doanh là không phù hợp. Bổ sung thủ tục kiểm toán cho các tài khoản hay nhóm tài khoản không trọng yếu nhằm tránh việc bỏ sót các biến động bất thường. KẾT LUẬN Đề tài đã khẳng định được tầm quan trọng không thể thiếu trong bất cứ cuộc kiểm toán nào của việc đánh giá rủi ro, đây là một quy trình cần thiết để hoạt động kiểm toán được thuận lợi và đem lại kết quả đáng tin cậy nhất là trong điều kiện nền kinh tế đang khủng hoảng hiện nay. Đồng thời, việc nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài cũng giúp sinh viên hiểu rõ hơn về các quy định hướng dẫn, các chuẩn mực kiểm toán và thực tế áp dụng những chuẩn mực, hướng dẫn đó tại công ty kiểm toán Ernst & Young Việt Nam. Với các nhận xét và kiến nghị trên, sinh viên hy vọng sẽ góp phần khắc phục một số tồn tại chủ yếu trong quy trình đánh giá rủi ro của Ernst & Young Việt Nam. Tuy nhiên, do sự hạn chế về trình độ lý luận, các giải pháp được trình bày chắc chắn còn nhiều điểm chưa mang tính thực tiễn cao, do đó, cần phải nghiên cứu thêm trước khi áp dụng vào thực tế. HẾT

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docde tai final.doc
  • docdetainopthaythu3.doc
Luận văn liên quan