Trước các yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
với phương châm phát huy tối đa nguồn nội lực, tín dụng ngân hàng là một giải
pháp quan trọng về vốn. Sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của Thị trường chứng
khoán đã tạo ra một kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, là một sự
bổ sung tốt cho hệ thống ngân hàng thương mại. Tuy vậy, cho vay ngắn hạn của
ngân hàng đối với khách hàng luôn giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Trong quá
trình cạnh tranh và phát triển, các ngân hàng nhận thấy chất lượng của khoản cho
vay còn quan trọng hơn việc mở rộng quy mô cho vay một cách ồ ạt.
Vì vậy, nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn luôn là nội dung quan trọng
hàng đầu trong chiến lược phát triển của các ngân hàng. Để nâng cao chất lượng
cho vay, vai trò của bản thân ngân hàng thương mại là quan trọng nhất, tuy nhiên
vẫn không thể tách rời các bên có liên quan như : khách hàng, ngân hàng nhà nước
và môi trường kinh tế
79 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3322 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m này có ý nghĩa quan trọng trong công tác
quản lý cho vay ngắn hạn và thực tế kết quả đã đạt được khẳng định.
Kết quả kiểm tra cho thấy, hầu như không có vụ việc nào ảnh hưởng tới
chất lượng tín dụng do khách quan hoặc chủ quan cán bộ ngân hàng gây ra.
Sau khi kiểm tra tín dụng, chi nhánh luôn tổ chức kiểm điểm lại những việc
chưa làm được, những việc còn sai sót, từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời. Kết
quả kiểm tra cũng cho thấy rằng, những sai sót trong công tác tín dụng tại Ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội chủ yếu là sai sót
nhỏ về mặt hồ sơ và thường được hoàn thiện, bổ sung ngay khi được phát hiện ra,
hoàn toàn không có những sai sót do cố ý làm trái của cán bộ ngân hàng.
Bùi Thanh Tùng – Ngân hàng 46B
Bảng 4: Tình hình dư nợ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội
Đơn vị : Tỷ đồng
(Nguồn Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2003-2007 của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội)
STT Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Tổng dư nợ 1.278 100 1.571 100 2.130 100 3.746 100 2.474 100
Dư nợ TW 668 52,3 698 44,4 1.011 47,5 2145 57,3 536 21,7
Dư nợ địa phương (ĐP) 610 47,7 873 55,6 1.119 52,5 1601 42,7 1938 78,3
1 Dư nợ ĐP theo thời gian 610 100 873 100 1.119 100 1601 100 1938 100
Ngắn hạn 398 65,2 580 66,4 805 67,2 952 59,5 862 44,5
Trung hạn 31 5,1 132 15,2 129 17,8 305 19 108 5,6
Dài hạn 181 29,7 161 18,4 185 15,0 344 21,5 968 49,9
2 Dư nợ ĐP theo thành phần kinh tế 610 100 873 100 1.119 100 1601 100 1938 100
Doanh nghiệp nhà nước 521 85,4 672 77,0 876 78,3 840 52,5 1207 62,3
DN ngoài quốc doanh 61 10,0 152 17,4 182 16,3 572 35,7 475 24,5
Hợp tác xã, hộ gia đình cá thể 28 4,6 49 5,6 61 5,4 189 11,8 256 13,2
3 Dư nợ ĐP phân theo ngành kinh tế 610 100 873 100 1.119 100 1601 100 1938 100
Công nghiệp và tiểu thủ CN 167 27,4 244 27,9 341 30,5 382 23,9 545 28,1
Thương mại, dịch vụ 279 45,7 436 49,9 574 51,3 1082 67,6 1094 56,4
Dự án đầu tư 164 26,9 193 22,2 204 18,2 137 8,5 299 15,5
Bùi Thanh Tùng – Ngân hàng 46B
Tổng dư nợ tăng dần qua các năm 2003 -2006 là do số lượng khách hàng
ngày càng tăng lên và các khoản vay đối với các khách hàng có uy tín được tăng
lên : Năm 2003 : 1.278 tỷ; năm 2004 : 1.571 (tăng 22,93%); năm 2005 : 2.130 tỷ (
tăng 35,58%); năm 2006 : 3.746 tỷ ( tăng 75,87%) . Riêng năm 2007, tổng dư nợ là
2.474 tỷ , giảm 33,96% so với năm 2006 là do ngân hàng đã thu hồi hết nợ cho vay
Công ty chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp, đầu năm dư nợ là 3.000 tỷ đồng,
cuối năm dư nợ bằng không. Xét về cơ cấu tổng dư nợ thì dư nợ trung ương ( gồm
có : Công ty chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp, công ty in…) luôn chiếm tỷ lệ
cao hơn so với dư nợ địa phương ( dư nợ khách hàng tại chi nhánh).
Đối với dư nợ địa phương theo thành phần kinh tế, dư nợ của doanh nghiệp
nhà nước chiếm tỷ trọng lớn: năm 2003 : 85,4% ; năm 2004 : 77%; năm 2005 :
78,3%; năm 2006 : 52,5%; năm 2007 : 62,3%. Tỷ trọng cho vay đối với các doanh
nghiệp nhà nước giảm dần là do càng ngày có thêm nhiều doanh nghiệp ngoài quốc
doanh và các hộ kinh tế tìm đến ngân hàng để vay vốn hơn.
Đối với dư nợ địa phương phân theo ngành kinh tế, tỷ lệ cho vay với các
ngành thương mại, dịch vụ lớn hơn tỷ lệ cho vay với các doanh nghiệp công
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Tỷ lệ vốn đầu tư cho các dự án cũng không cao và
thường là các dự án nhỏ do chi nhánh mới thành lập, nhưng tỷ lệ này đang có xu
hướng tăng lên do ngân hàng đã bắt đầu đầu tư vào nhiều dự án lớn.
2.2.2. Thực trạng chất lượng cho vay ngắn hạn của Ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội
Hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng trước hết được thể hiện qua
doanh số cho vay và doanh số thu nợ cho vay ngắn hạn :
Bùi Thanh Tùng – Ngân hàng 46B
Bảng 5: Doanh số cho vay và doanh số thu nợ cho vay ngắn hạn
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Tổng doanh số cho vay 10.541.245 100 11.735.020 100 14.215.547 100
Doanh số cho vay ngắn hạn 4.215.461 40 3.424.214 29,18 5.021.564 35,32
Tổng doanh số thu nợ 9.303.157 100 10.135.154 100 11.741.215 100
Doanh số thu nợ ngắn hạn 3.110.514 36,65 3.320.641 32,77 4.025.635 34,28
(Nguồn : Báo cáo kết quả công tác tín dụng của phòng tín dụngcác năm 2005, 2006, 2007 –
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội)
Trong 3 năm trở lại đây, doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội liên tục tăng lên: tỷ lệ tăng
trưởng năm 2006 là 11,1%, năm 2007 là 21% . Đây là mức tăng trưởng cho vay
ngắn hạn ấn tượng của ngân hàng từ khi thành lập cho đến nay. Đó là nhờ ngân
hàng đã chủ động được nguồn vốn, nhận được hỗ trợ lớn từ Ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam nên chi nhánh luôn đáp ứng được tất cả
các nhu cầu cho vay hợp lý của khách hàng. Điều đó đòi hỏi ngân hàng đã phải nỗ
lực rất lớn vì việc huy động vốn trong thời gian gần đây rất khó khăn, nhất là
nguồn vốn VND. Trong đó, doanh số cho vay ngắn hạn cũng duy trì sự ổn định và
phát triển qua các năm : năm 2005 là 4.215 tỷ đồng; năm 2006 là 3.424 tỷ đồng;
năm 2007 là 5.021 tỷ đồng. Nguyên nhân là do nguồn huy động của ngân hàng đã
đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp và cũng do ngân hàng đã đưa ra nhiều
hình thức tăng cường huy động vốn hợp lý. Tuy vậy, ngân hàng cần phải chú ý hơn
Bùi Thanh Tùng – Ngân hàng 46B
tới việc lãi suất cao làm mất cân đối giữa lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay
của ngân hàng.
Trong những năm gần đây, doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội không chiếm tỷ trọng lớn
hơn so với tín dụng trung và dài hạn, đặc biệt là năm 2006, tỷ trọng của cho vay
ngắn hạn chỉ là 29,18% - mức thấp nhất kể từ khi ngân hàng được thành lập.
Nguyên nhân là do các khoản vay trung hạn từ các năm trước đã bắt đầu đến hạn
trả nợ. Các khoản vay trung hạn này chiếm tỷ trọng lớn nên làm cho tỷ trọng thu
nợ của cho vay ngắn hạn giảm xuống. Ngân hàng cần phải cân đối lại giữa cho vay
ngắn hạn với cho vay trung và dài hạn vì thời hạn cho vay càng dài thì rủi ro xảy ra
cho ngân hàng càng lớn..
Doanh số thu nợ của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi
nhánh Nam Hà Nội tăng trưởng ổn định với tốc độ tăng khá cao. Cùng với sự tăng
trưởng của tổng doanh số thu nợ, doanh số thu nợ cho vay ngắn hạn cũng duy trì sự
ổn định. Cụ thể, doanh số thu nợ cho vay ngắn hạn năm 2005 là 3.110 tỷ đồng;
năm 2006 là 3.320 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 6,7%; năm 2007 là 4.025 tỷ đồng, tỷ lệ
tăng là 21,2%. Sự tăng trưởng ổn định của doanh số thu nợ cho vay ngắn hạn qua
các năm là do ngân hàng đã làm tốt công tác thẩm định tín dụng. Điều đó cho thấy
chất lượng cho vay ngắn hạn của ngân hàng là tương đối tốt. Tỷ trọng thu nợ cho
vay ngắn hạn trong tổng doanh số thu nợ của ngân hàng qua các năm cũng chiếm
tỷ lệ không cao so với doanh số thu nợ tín dụng trung và dài hạn.
Khi xem xét quy mô cho vay ngắn hạn thì không thể không xem xét chỉ tiêu
dư nợ ngắn hạn. Tình hình dư nợ cho vay ngắn hạn của Ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội được thể hiện trong bảng sau:
Bùi Thanh Tùng – Ngân hàng 46B
Bảng 6: Tình hình dư nợ địa phương theo thời gian
Đơn vị : tỷ đồng
STT Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Dư nợ ĐP theo
thời gian
610 100 873 100 1.119 100 1601 100 1938 100
Ngắn hạn 398 65,2 580 66,4 805 67,2 952 59,5 862 44,5
Trung hạn 31 5,1 132 15,2 129 17,8 305 19 108 5,6
Dài hạn 181 29,7 161 18,4 185 15,0 344 21,5 968 49,9
(Nguồn: Báo cáo đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh năm 2004, 2005, 2006 – Phòng nguồn
vốn Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội).
Nhìn vào bảng trên ta thấy : tình hình dư nợ tín dụng nói chung và cho vay
ngắn hạn nói riêng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh
Nam Hà Nội có sự tăng lên đáng kể qua các năm :
- Dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2003 : 398 tỷ đồng;
- Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay năm 2004 so với năm 2003 là : 45,72%
- Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay năm 2005 so với năm 2004 là : 38,79%
- Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay năm 2006 so với năm 2005 là : 18,26%
- Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay năm 2007 là -9,5% ( giảm so với năm
2006)
Bùi Thanh Tùng – Ngân hàng 46B
Dư nợ cho vay ngắn hạn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
chi nhánh Nam Hà Nội chủ yếu là cho các khách hàng quen thuộc, các doanh
nghiệp nhà nước có mối quan hệ truyền thống, lâu dài như : Công ty Enzo Việt,
Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Vilexim…
Trong sự tăng trưởng của dư nợ tín dụng, dư nợ cho vay ngắn hạn tăng đều
trong những năm đầu thành lập và có xu hướng chiếm tỷ trọng ngày càng giảm
dần trong những năm gần đây: năm 2003 là 65,2%; năm 2004 là 66,4%; năm
2005 là 67,2%; năm 2006 là 59,5%; năm 2007 là 44,5%. Sở dĩ dư nợ cho vay
ngắn hạn giảm dần trong 2 năm trở lại đây là do ngân hàng tăng cho vay trung ,
dài hạn và đầu tư vào các dự án lớn. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn càng giảm đồng
nghĩa với việc tỷ trọng dư nợ tín dụng trung và dài hạn càng cao đi kèm với nguy
cơ rủi ro cao. Do vậy, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh
Nam Hà Nội luôn luôn quan tâm tới công tác nâng cao chất lượng cho vay ngắn
hạn.
Qua nghiên cứu quy mô cho vay ngắn hạn của Ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội, ta thấy hoạt động tín dụng luôn
được coi trọng từ khi ngân hàng được thành lập cho tới nay, đóng vai trò vô
cùng quan trọng trong sự phát triển của ngân hàng. Để có được kết quả trên, Ban
Giám đốc cùng toàn thể nhân viên đã chấp hành nghiêm túc sự chỉ đạo của Ngân
hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam , đồng thời xây dựng được
chiến lược hoạt động kinh doanh hợp lý đảm bảo phát triển bền vững. Mặt khác,
ngân hàng cũng chủ động xích lại gần các doanh nghiệp để cùng nhau xây dựng
mối quan hệ an toàn, hiệu quả và bền vững, cùng năm lấy cơ hội kinh doanh,
cùng chia sẻ và vượt qua khó khăn, thách thức của nền kinh tế thị trường.
Bùi Thanh Tùng – Ngân hàng 46B
Bảng 7: Dư nợ cho vay ngắn hạn theo loại tiền
Đơn vị : tỷ đồng
(Nguồn : Báo cáo nguồn vốn năm 2005,2006,2007 – Ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội)
Trong năm 2005, dư nợ cho vay ngắn hạn bằng nội tệ ( VND) đạt 521 tỷ
đồng; Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay ngắn hạn của năm 2006 so với năm 2005
là 2,5%; năm 2007 đạt 14,2%. Quy mô cho vay ngắn hạn bằng VND tăng là phù
hợp với cơ cấu vốn huy động, có thể thấy rằng, tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn
bằng nội tệ tăng đều qua các năm trong khi dư nợ cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ
lại giảm trong năm 2007. Điều này là phù hợp với tình hình tỷ giá trên thị trường
hối đoái trong năm qua : đồng USD liên tục mất giá khiến cho lượng vốn USD
huy động được giảm đáng kể. Đồng USD chiếm tỷ trong lớn trong tổng vốn
ngoại tệ nên khi lượng USD giảm đi thì tổng vốn ngoại tệ cũng giảm đáng kể.
Chỉ tiêu
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Dư nợ
Tỷ
trọng
(%)
Dư nợ
Tỷ
trọng
(%)
Dư nợ
Tỷ
trọng
(%)
TD ngắn hạn 805 100 952 100 862 100
Nội tệ 521 64,7 534 56,1 610 70,8
Ngoại tệ 284 35,3 418 43,9 252 29,2
Bùi Thanh Tùng – Ngân hàng 46B
2.2.3.Phân tích thực trạng chất lượng cho vay ngắn hạn của Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội
2.2.3.1.Mức tăng trưởng dư nợ cho vay ngắn hạn
Bảng 8 : Tình hình tăng trưởng dư nợ cho vay ngắn hạn
Đơn vị : tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Dư nợ cho vay ngắn hạn
398 580 805 952 862
Mức chênh lệch tuyệt đối
0 182 225 147 - 90
Mức chênh lệch tương đối
Đơn vị : %
100 145,7 138,8 118,3 90,5
(Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2003-2007 của Ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội)
Tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn tăng liên tục qua các năm, mức tăng
trưởng tương đối cao nhất là năm 2004 : 145,7%, mức tăng trưởng tuyệt đối cao
nhất là năm 2005 : 225 tỷ đồng, chỉ có năm 2007 là mức chênh lệch âm do dư nợ
tín dụng năm 2007 giảm so với năm 2006. Tương ứng với sự tăng lên của dư nợ
cho vay ngắn hạn là sự tăng lên của tín dụng trung và dài hạn. Mặc dù vậy, tuy tỷ
trọng doanh số cho vay trong năm của cho vay ngắn hạn thấp hơn tỷ trọng doanh
số cho vay trong năm của tín dụng trung và dài hạn, nhưng tỷ trọng dư nợ của cho
vay ngắn hạn lại lớn hơn tỷ trọng dư nợ của tín dụng trung và dài hạn hàng năm.
Quy mô dư nợ cho vay ngắn hạn là một chỉ tiêu định lượng để đánh giá chất
lượng của hoạt động tín dụng, qua bảng trên ta thấy, hoạt động cho vay ngắn hạn
Bùi Thanh Tùng – Ngân hàng 46B
qua các năm tăng trưởng ổn định về mức dư nợ. Mức dư nợ này vẫn luôn chiếm đa
số tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng. Điều này chứng tỏ hoạt động cho vay có
chất lượng, không giảm sút về dư nợ, các doanh nghiệp được vay vốn vẫn coi ngân
hàng là nguồn cung cấp vốn hiệu của quả họ. Mặt khác, các doanh nghiệp đó cũng
phải hoạt động hiệu quả, là khách hàng có uy tín thì ngân hàng mới cung cấp vốn
vay, nâng hạn mức tín dụng…
2.2.3.2. Hiệu suất sử dụng vốn ngắn hạn
Bảng 9: Hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn
Đơn vị : tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Dư nợ cho vay ngắn hạn 398 580 805 952 862
Nguồn vốn huy động ngắn hạn 639 1.444 1.890 1.488 1.591
Hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn 62,3% 40,2% 42,6% 64% 54,2%
(Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh 2003-2007 của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn chi nhánh Nam Hà Nội)
Hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội được duy trì khá ổn định, cụ thể, hiệu quả sử
dụng vốn của : năm 2003 là 62,3%; năm 2004 là 40,2%; năm 2005 là 42,6%, năm
2006 là 64% và năm 2007 là 54,2%. Những con số trên là hoàn toàn hợp lý vì ngân
hàng hoàn toàn không phải dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Nguồn
vốn ngắn hạn mà ngân hàng huy động được khá là dồi dào và ổn định nên ngân
hàng đang hướng tới các hoạt động tín dụng trung và dài hạn để có thêm nguồn
vốn trung và dài hạn cung cấp cho các dự án dầu tư.
Bùi Thanh Tùng – Ngân hàng 46B
2.2.3.3.Vòng quay vốn cho vay ngắn hạn
Bảng 10 : Vòng quay vốn cho vay ngắn hạn
Đơn vị : tỷ đồng
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
Doanh số thu nợ ngắn hạn 3.110 3.320 4.025
Dư nợ ngắn hạn bình quân 692 878 907
Vòng quay vốn cho vay ngắn hạn 4,5 3,8 4,4
(Nguồn : Báo cáo kết quả tín dụng năm 2005,2006,2007 – phòng Tín dụng)
Số liệu trên cho thấy, vòng quay vốn ngắn hạn của Ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội đã duy trì được sự ổn định qua các
năm : năm 2005 là 4,5 vòng; năm 2006 là 3,8 vòng; năm 2007 là 4,4 vòng. Vòng
quay vốn thể hiện vòng quay của vốn huy động được, hay nói cách khác là số lần
mà một đồng vốn huy động được đem ra cho vay. Một đồng vốn bỏ ra nếu cho vay
càng quay vòng nhiều lần thì càng thu được nhiều lợi nhuận, do đó, chỉ sô này
càng cao càng tốt.
Thực trạng vòng quay vốn ngắn hạn của Ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội cho thấy vòng quay ngắn hạn không thấp,
hiệu suất sử dụng vốn ngắn hạn khá hiệu quả. Nguyên nhân là do dư nợ bình quân
của các băn tăng trưởng ổn định, thấp hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay ngắn
hạn. Ngoài ra, nhiều khách hàng là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gặp
thuận lợi trong việc tiêu thụ sản phẩm, thời gian vay vốn ngân hàng ngắn.
Bùi Thanh Tùng – Ngân hàng 46B
2.2.3.4. Nợ xấu
Bảng 11: Tình hình nợ xấu của cho vay ngắn hạn năm 2006, 2007
Đơn vị : triệu đồng
Nhóm nợ
Năm 2006 Năm 2007
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Nhóm 3 28.512 1,84 1.827 0,07
Nhóm 4 98 0,01 21.302 0,86
Nhóm 5 120 0,01 2.230 0,09
(Nguồn : Báo cáo kết quả tín dụng năm 2005,2006,2007 – phòng Tín dụng)
Nợ xấu của cho vay ngắn hạn tính đến 31/12/2007 là 25 tỷ đồng, so với năm
2006 thì tỷ lệ này đã giảm 3,3 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu của năm 2007 cũng giảm so
với năm 2006 và thấp hơn mức cho phép của trụ sở chính ( năm 2007 thực hiện là
1,3% ; kế hoạch giao là 2%). Số nợ đã xử lý rủi ro trong năm 2007 là 23 tỷ đồng,
dư nợ đã xử lý rủi ro năm 2007 là 18 tỷ đồng.
2.2.3.5. Các chỉ tiêu định tính
Ngay từ khi bắt đầu thành lập, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn chi nhánh Nam Hà Nội đã thực hiện rất nghiêm túc các quy chế, quy trình cho
vay của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và thực hiện
nghiêm chỉnh theo pháp luật. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi
Bùi Thanh Tùng – Ngân hàng 46B
nhánh Nam Hà Nội đã mở rộng quy mô cho vay, nâng cao chất lượng các khoản
cho vay bằng việc thực hiện nghiêm túc hơn các điều kiện, kiểm soát trong cho
vay. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội cũng
có những khách hàng trung thành, với quy mô vốn vay lớn như : Công ty Vilexim,
Công ty Enzo Việt… Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh
Nam Hà Nội đã thường xuyên cung cấp vốn kịp thời, chính xác và hiệu quả, tạo
được niềm tin đối với khách hàng. Từ đó, khách hàng có thể tin tưởng vào ngân
hàng, thực hiện kinh doanh có hiệu quả, thực hiện việc hoàn trả các khoản vay một
cách đầy đủ.
2.3.Đánh giá thực trạng chất lượng cho vay ngắn hạn của Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội
2.3.1.Kết quả đạt được
Trong những năm qua, cho vay ngắn hạn của ngân hàng đã đạt được nhiều
kết quả khả quan. Cho vay ngắn hạn không chỉ tăng trưởng về quy mô mà còn
nâng cao dần về chất lượng . Điều này thể hiện rõ rệt qua quy mô dư nợ cho vay
ngắn hạn tăng, vòng quay vốn cho vay tăng, tỷ lệ nợ ngắn hạn và tỷ lệ nợ khó đòi
giảm nhanh chóng qua các năm. Điều này chứng tỏ rằng, vốn vay của ngân hàng
đã phát huy được tác dụng, doanh nghiệp vay vốn sản xuất kinh doanh có hiệu quả
và còn cho thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển, đem lại lợi nhuận
ngày càng cao. Để đạt được những kết quả trên, ngân hàng đã thực hiện nhiều biện
pháp, chính sách tích cực, phù hợp với từng thời kỳ phát triển.
Từ những chỉ tiêu trên đây có thể thấy, về cơ bản, hoạt động tín dụng tại
phòng tín dụng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đa số các chỉ tiêu đều
hoàn thành đúng kế hoạch. Cụ thể :
Bùi Thanh Tùng – Ngân hàng 46B
- Về tăng trưởng tín dụng : tốc độ tăng trưởng nhanh, năm 2003 dư nợ cho
vay ngắn hạn chỉ là 398 tỷ đồng, đến hết năm 2007, dư nợ cho vay ngắn hạn
là 862 tỷ đồng.
- Tỷ lệ nợ quá hạn tính tới hết 31/12/2007 là 35 tỷ, chỉ chiếm 1,3%, thấp hơn
mức kế hoạch đề ra là 2%.
2.3.2.Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1.Hạn chế
Trong những năm vừa qua, hoạt động cho vay của ngân hàng đã có những
thành công lớn. Doanh số cho vay tăng dần theo các năm, các chỉ số tài chính cũng
từng bước đạt chuẩn. Tuy vậy, ngân hàng vẫn còn một số hạn chế nhất định khiến
chất lượng cho vay vẫn chưa được như kế hoạch đề ra.
Những hạn chế đó là :
+ Doanh số cho vay và dư nợ cho vay chưa cao. Mặc dù so sánh với các
ngân hàng mới thành lập, các chi nhánh khác trong cùng hệ thống trên địa bàn, dư
nợ cho vay ngắn hạn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi
nhánh Nam Hà Nội có cao hơn nhưng so sánh với mặt bằng chung, với các ngân
hàng khác thì dư nợ cho vay vẫn ở mức trung bình. Dư nợ cho vay ngắn hạn và
doanh số cho vay ngắn hạn trong năm 2007 có xu hướng giảm so với năm 2006.
Điều này làm giảm đi phần nào chất lượng cho vay của ngân hàng.
+ Tốc độ tăng trưởng của cho vay ngắn hạn xét theo tỷ lệ tương đối thì tăng
cao nhưng xét theo tỷ lệ tuyệt đối thì vẫn còn thấp, chưa đáng kể.
+ Cơ cấu vốn cho vay chưa hợp lý : khách hàng của ngân hàng chủ yếu là
những doanh nghiệp nhà nước. Thực tế cho thấy, những doanh nghiệp nhà nước
thường có kết quả kinh doanh không được tốt, tình hình nợ quá hạn, nợ khó đòi
trầm trọng, xin gia hạn nợ nhiều lần. Trong khi đó, các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh có tính năng động cao hơn, hiệu quả hoạt động cao hơn các doanh nghiệp
Bùi Thanh Tùng – Ngân hàng 46B
Nhà nước lại khó tiếp cận được với nguồn vốn của ngân hàng, doanh số cho vay
còn thấp. Cơ cấu cho vay bất hợp lý này không chỉ làm ảnh hưởng đến doanh
nghiệp mà còn trực tiếp tác động đến ngân hàng, làm cho hiệu quả cho vay thấp,
nguy cơ mất vốn cao.
+ Tăng trưởng dư nợ ổn định nhưng còn tiềm ẩn rủi ro. Dư nợ cho vay ngắn
hạn tăng ổn định qua các năm là điều đáng mừng, tuy nhiên, có nhiều khách hàng
xin gia hạn nợ. Dư nợ quá hạn và nợ quá đòi tuy có cải thiện qua các năm nhưng
vẫn còn là một vấn đề nhức nhối. Một số khoản nợ khó đòi hiện nay gần như
không còn có khả năng thu hồi vốn. Điều này sẽ khiến cho ngân hàng phải tăng chi
phí để xử lý các trường hợp này, ngân hàng có thể sẽ bị mất vốn và phải trích một
phần lợi nhuận để bổ sung vào quỹ dự phòng tổn thất, rủi ro tín dụng.
+ Vòng quay vốn của ngân hàng còn thấp, chưa đạt được mục tiêu đề ra.
Đây là một chỉ tiêu quan trọng, không chỉ phản ánh khả năng thu hồi nợ từ khách
hàng mà còn cho thấy một nguồn vốn đầy đủ, sẵn sàng cho việc mở rộng tín dụng.
Các chỉ số của ngân hàng cho thấy, ngân hàng vẫn còn hạn chế trong khâu tính
toán kỳ hạn trả nợ, chưa xác định được chính xác tốc độ quay vòng vốn của các
doanh nghiệp để có thể thiết lập nên một cơ cấu vốn tối ưu. Vòng quay vốn thấp
còn cho thấy công tác thu hồi nợ vẫn còn chưa tốt.
2.3.2.2.Nguyên nhân
a)Nguyên nhân chủ quan
- Hạn chế về năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ
tín dụng : trước đây, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh
Nam Hà Nội có phòng thẩm định tín dụng nhưng hiện nay đã ghép chung vào với
phòng tín dụng. Cán bộ tín dụng kiêm nhiệm luôn cả nhiệm vụ thẩm định. Các cán
bộ tín dụng tuy có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực của mình phụ trách nhưng để
làm tốt khâu thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng thì những
kiến thức cần phải có là rất rộng. Điển hình là việc xem xét tài sản đảm bảo, quyền
Bùi Thanh Tùng – Ngân hàng 46B
sở hữu và quyền sử dụng, những khía cạnh liên quan đến luật pháp thì không phải
ai cũng có thể nắm vững được, vì đây không phải là chuyên môn của họ. Có thể
nói, những cán bộ tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi
nhánh Nam Hà Nội là những người có trình độ chuyên môn cao nhưng những hạn
chế nêu trên vẫn không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó, có những cán bộ còn chưa coi
trọng trách nhiệm của mình trong công việc, thực hiện không tốt các quy trình
nghiệp vụ cần thiết, gây ra những tổn thất cho ngân hàng.
+ Chiến lược hỗ trợ khách hàng khi vay vốn chưa tốt : Hiện nay, mối quan
hệ giữa cán bộ tín dụng và khách hàng còn chưa tốt. Sau khi cho vay xong, các cán
bộ tín dụng thường ít quan tâm đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mà chỉ
lo tìm kiếm những khách hàng mới. Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện
nay, việc khách hàng vay vốn gặp phải những khó khăn là điều thường xuyên xảy
ra nếu cán bộ không nắm rõ được tình hình tài chính của khách hàng, không trợ
giúp họ trong việc giải quyết những khó khăn thì nguy cơ chậm trả lãi, vốn sẽ xảy
ra. Ngân hàng thường bị động trong việc giải quyết các vấn đề khó khăn với khách
hàng. Các cán bộ tín dụng thường chỉ gọi điện cho khách hàng để nhắc nhở trả nợ
chứ không quan tâm đến khó khăn mà khách hàng gặp phải.
+ Công tác kiểm tra, kiểm soát còn chưa tốt : chịu trách nhiệm về một khoản
vay không chỉ thuộc về một minh cán bộ tín dụng mà còn ở bộ phận quản lý và
giám sát tín dụng. Công tác kiểm tra, kiểm soát là rất quan trọng, nó đảm bảo cho
các món vay có được hiệu quả, chất lượng tốt. Khi thực hiện tốt công tác nay, sẽ
phát hiện được nhanh chóng và có biện pháp xử lý sớm những sai phạm, thiếu sót
của cán bộ tín dụng và khách hàng. Thời gian qua đã cho thấy, công tác kiểm tra,
kiểm soát các khoản cho vay ngắn hạn vẫn chưa tốt, mặc dù thời hạn cho vay ngắn
nhưng tình trạng quá hạn, nợ xấu xảy ra.
- Quy trình thẩm định thực tế còn nhiều thiết sót : Ngân hàng Nông nghiệp
và phát triển nông thôn Việt Nam đã có quy trình tín dụng thống nhất trên toàn hệ
Bùi Thanh Tùng – Ngân hàng 46B
thống. Quy trình tín dụng được lập trên cơ sở để đảm bảo chất lượng của khoản
vay là tốt và phù hợp với toàn hệ thống ngân hàng nông nghiệp. Tuy vậy, việc áp
dụng các chi tiết của quy trình cho vay nhiều khi mới chỉ ở trên lý thuyết. Trong
quá trình thực hiện, nhiều cán bộ vẫn chưa tuân thủ hoàn toàn chặt chẽ, hoặc do áp
lực thời gian nên không tuần thủ một cách triệt để quy trình tín dụng, nhiều bước
thực hiện hoàn toàn dựa trên kinh nghiệm. Một số bước thẩm định đôi khi bị bỏ
qua làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng thẩm định, từ đó làm chất lượng món vay bị
giảm
b) Nguyên nhân khách quan:
- Môi trường cạnh tranh gay gắt trong hệ thống các ngân hàng thương mại
Việt Nam : Số lượng các ngân hàng thương mại cổ phần ngày càng gia tăng với
chất lượng tốt, cơ chế cho vay thông thoáng đã tạo áp lực cho hệ thống các ngân
hàng thương mại quốc doanh, làm ảnh hưởng đến các hoạt động, quy trình tín dụng
của các ngân hàng, dẫn đến việc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
chi nhánh Nam Hà Nội không thực hiện được đầy đủ và thường xuyen các yêu cầu
về chất lượng cho vay.
- Môi trường pháp lý còn có những trở ngại cho hoạt động của ngân hàng:
Một trong những vướng mắc đối với ngân hàng khi thực hiện những hoạt động của
mình là việc mâu thuẫn giữa những văn bản pháp luật. Hệ thống các văn bản pháp
luật nói chung và văn bản liên quan đến hoạt động ngân hàng nói riêng còn chưa
đầy đủ, thiếu tính thống nhất, vẫn còn kẽ hở để cán bộ tín dụng có thể lợi dụng để
trục lợi. Hàng loạt vụ bê bối, lừa đảo của các cán bộ ngân hàng trong vài năm trở
lại đây đã cho thấy rõ điều đó.
- Tình trạng thiếu thông tin, hoặc thông tin không chính xác : trong thời đại
xã hội hiện nay, vấn đề thông tin trở thành một trong những yếu tố chính trong
cạnh tranh. Những ai nắm được càng nhiều thông tin chính xác, kịp thời thì càng
Bùi Thanh Tùng – Ngân hàng 46B
có nhiều cơ hội thành công. Ngân hàng thương mại hoạt động trong lĩnh vực tài
chính tiền tệ - một lĩnh vực dịch vụ mà thông tin là yếu tố cạnh tranh chủ yếu, nó
quyết định sự thành công hay thất bại của ngân hàng. Muốn thực hiện tốt công việc
kinh doanh, ngân hàng phải tìm kiếm thông tin về khách hàng từ mọi nguồn có thể.
Tuy nhiên hiện nay, ngân hàng vẫn chưa có được một cơ chế, một cách thức tối ưu
để tìm kiếm thông tin. Những thông tin chủ yếu là do khách hàng cung cấp, ngân
hàng rất thụ động và khó tìm được cách nào để xác định được tính chân thật của
những thông tin đó. Hiện nay, ngân hàng nhà nước cũng đã thiết lập một trung tâm
thông tin rộng lớn để đáp ứng nhu cầu thông tin của các ngân hàng. Tuy nhiên, do
không được cập nhật thường xuyên nên những thông tin này đã lạc hậu, chỉ phản
ánh những mặt trong quá khữ, không phản ánh được những thay đổi trong hiện tại
của khách hàng. Do thiếu thông tin nên việc thẩm định khách hàng gặp rất nhiều
khó khăn, khó đảm bảo tính đúng đắn và chính xác
Tóm lại, trong thời gian qua, bên cạnh nhiều kết quả, thành tựu đã đạt được,
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội vẫn còn có
những tồn tại nhất định làm ảnh hưởng tới chất lượng cho vay ngắn hạn. Trong
thời gian tới, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà
Nội cần phải có những biện pháp để nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn , từ đó
đóng góp và sự phát triển chung của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông
thôn Việt Nam.
Bùi Thanh Tùng – Ngân hàng 46B
Chương 3
Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn
tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
chi nhánh Nam Hà Nội
3.1. Định hướng nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội
3.1.1. Định hướng phát triển Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn chi nhánh Nam Hà Nội
- Cùng với mục tiêu chung của toàn ngành , Ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn Việt Nam xác định mục tiêu tổng quát: “Tập trung sức toàn hệ
thống, thực hiện bằng được những nội dung cơ bản theo tiến độ Đề án cơ cấu
lại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam giai đoạn 2001 –
2010 đã được phê duyệt và tập trung xây dựng Ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn Việt Nam trở thành tập đoàn tài chính mạnh, tiếp tục duy trì tốc
độ tăng trưởng ở mức hợp lý, đảm bảo cân đối, an toàn và khả năng sinh lời,
đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp nông thôn, mở
rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng đủ năng lực, cạnh tranh. Tập
trung đầu tư vào tạo nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ ngân hàng phù hợp với
hiện đại hoá, nâng cao năng lực tài chính và phát triển giá trị Thương hiệu trên
cơ sở đẩy mạnh và kết hợp thực hiện Văn hoá doanh nghiệp”.
- Mục tiêu cụ thể của Chi nhánh là “Phấn đấu được nâng hạng Chi nhánh”.
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị trong các năm, cố gắng đưa Chi nhánh
vươn lên ngang tầm với những đơn vị “mạnh” trên địa bàn Hà Nội. Thực hiện
Bùi Thanh Tùng – Ngân hàng 46B
tốt các chỉ tiêu đã đăng ký với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Việt Nam.
3.1.2.Định hướng nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn của Ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội
Căn cứ vào kết quả đạt được những năm qua và tình hình thực tiễn, những
xu hướng triển vọng trong thời gian tới, kế hoạch hoạt động kinh doanh của chi
nhánh dự kiến năm 2008 có những mục tiêu sau :
- Tổng nguồn vốn tăng 18% : đạt 9.450 tỷ đồng.
- Tổng dư nợ địa phương tăng 23% : đạt 2400 tỷ, trong đó, dư nợ cho vay
ngắn hạn là 960 tỷ đồng, chiếm 40% tổng dư nợ.
- Nợ xấu ( nhóm 3 – nhóm 5) : dưới 3% dư nợ.
- Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng tín dụng : Coi trọng công tác kiểm
tra sau, quản lý chặt dư nợ, kiên quyết giảm thấp nợ xấu và thu hồi các
khoản nợ tồn đọng, nợ xấu đã được xử lý từ quỹ dự phòng rủi ro.
- Mở rộng tín dụng trên cơ sở an toàn và hiệu quả. Kế hoạch tín dụng vẫn dc
giao trên cơ sở đăng ký và tuỳ thuộc vào khả năng quản lý nợ của từng đơn
vị.
- Mở rộng thêm khách hàng , nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, kinh tế hộ
gia đình. Định kỳ phân loại nợ, tổ chức đánh giá, phân tích các khoản nợ,
xếp hạng khách hàng tín dụng, nâng cao chất lượng công tác thông tin khách
hàng , thông tin phòng ngừa rủi ro.
- Có chính sách khách hàng phù hợp : phân loại khách hàng , ưu đãi về lãi
suất cho vay , phí dịch vụ... đối với khách hàng truyền thống, khách hàng
đem lại nhiều lợi ích cho ngân hàng.
- Tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ.
Bùi Thanh Tùng – Ngân hàng 46B
3.2.Giải pháp
3.2.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng
3.2.1.1. Chính sách tuyển dụng
Đội ngũ cán bộ tín dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng
trong Ngân hàng, vì vậy, ngay từ khâu tuyển dụng, Ngân hàng cần xem xét kỹ, lựa
chọn chính xác đúng người đúng việc. Có như thế mới giúp Ngân hàng hoạt động
tốt được. Một cán bộ tín dụng có đủ năng lực và trình độ luôn biết mình phải làm
gì, không phải làm gì trong từng tình huống cụ thể. Trong khâu tuyển dụng, Ngân
hàng nên đưa ra các tình huống thực tế để kiểm tra trình độ của các ứng viên, kiểm
tra cả về nghiệp vụ lẫn trình độ ngoại ngữ và tin học.
Ngoài ra, trong khâu tuyển dụng, Ngân hàng cũng nên kiểm tra cả những
kiến thức về thực tế, về giao tiếp, khả năng thuyết phục khách hàng vì đây là
những kỹ năng không thể thiếu ở một người cán bộ tín dụng.
3.2.1.2. Chính sách đào tạo
Bên cạnh việc chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ tín dụng, Ngân hàng phải
không ngừng nâng cao kiến thức cho cán bộ tín dụng bằng cách định kỳ mở các
lớp huấn luyện bồi dưỡng cán bộ về nghiệp vụ, thị trường, công nghệ . . . Để đáp
ứng nhu cầu phát triển kinh tế nói chung, và của ngành Ngân hàng nói riêng thì yêu
cầu cần thiết với các cán bộ tín dụng là ngoại ngữ và tin học, đây là hai yếu tố rất
quan trọng, giúp họ tự tin hơn trong công việc, vì thế Ngân hàng cần tạo điều kiện,
khuyến khích cán bộ tín dụng nâng cao trình độ, tạo điều kiện cho họ học tập và
nghiên cứu.
Hoạt động tín dụng có liên quan hầu hết đến các ngành, các thành phần kinh
tế. Do vậy cũng liên quan đến hầu hết các ngành luật của hệ thống pháp luật Việt
Nam và quốc tế. Để tránh mâu thuẫn, chồng chéo đảm bảo vừa đúng pháp luật, vừa
phù hợp với thông lệ quốc tế, các cán bộ tín dụng phải am hiểu pháp luật một cách
Bùi Thanh Tùng – Ngân hàng 46B
sâu sắc. Để làm được điều này, Ngân hàng cần thường xuyên có những cuộc hội
thảo về những lĩnh vực luật pháp có liên quan.
Đối với cán bộ quản lý điều hành hoạt độn tín dụng, ngoài những kiến thức
cơ bản về nghiệp vụ, cần:
- Nắm chắc kiến thức pháp luật cả về kinh tế nói chung và ngành Ngân hàng
nói riêng.
- Có khả năng phân tích chỗ sai, chỗ đúng của chính sách chế độ từ đó biết
cần làm gì và tránh gì
- Có kiến thức về ngoại ngữ và tin học.
Đối với cán bộ trực tiếp tham gia giao tiếp với khách hàng và tiến hành thẩm
định dự án có trách nhiệm đề xuất lãnh đạo ra quyết định đồng thời giám sát dự án
này. Quyết định đúng hay sai của ban lãnh đạo phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ
này. Do vậy, ngoài các yêu cầu chung, đòi hỏi họ phải là người trung thực, khách
quan, kiên định rõ ràng, bảo vệ cái đúng, đấu tranh với những cái sai, có ý thức bảo
vệ tài sản của Ngân hàng. Ngoài trình độ chuyên môn về nghiệp vụ, đối với các
cán bộ này yêu cầu phải sâu sát thực tế, hiểu biết nhất định về kinh tế thị trường,
nắm vững pháp luật và các vấn đề có liên quan. Trong điều kiện hiện nay, tồn tại
tiêu cực là tất yếu, khó tránh khỏi khách hàng dùng thủ đoạn tinh vi lừa đảo, lập hồ
sơ giả, thế chấp giả . . . Để phát hiện các hành vi sai trái này cán bộ cần có năng
lực nghề nghiệp trong kiểm tra, thẩm định dự án. Cần có thái độ đúng mực khi giao
tiếp với khách hàng lầm đầu. Định kỳ, Ngân hàng nên kiểm tra các cán bộ tín dụng
trên một số lĩnh vực: Nghiệp vụ, pháp luật, tiếng anh, tin học.
Ngân hàng cần nâng cao trách nhiệm cá nhân, đối với các dự án nhỏ, cán bộ
có thể tự quyết định sau khi đã xem xét. Có như thế sẽ nâng cao hơn trách nhiệm
của từng cán bộ tín dụng đối với Ngân hàng.
3.2.2.Tăng cường công tác kiểm tra sau khi giải ngân
Bùi Thanh Tùng – Ngân hàng 46B
Giám sát quá trình sử dụng tiền vay của khách hàng được coi là một biện
pháp hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro đạo đức. Việc giám sát sẽ giúp Ngân hàng
kiểm soát được hành vi của khách hàng, đảm bảo đồng vốn sẽ được sử dụng đúng
hiệu quả và đúng mục đích. Việc giám sát tiền vay hiện nay ở Ngân hàng mới tập
chung chủ yếu vào việc xem xét các báo cáo tài chính mới nhất, một số giấy tờ hóa
đơn liên quan . . . định kỳ cán bộ tín dụng đến cơ sở kiểm tra, tuy nhiên việc gián
sát như vậy sẽ khó phát hiện kịp thời các biến cố xảy ra trong doanh nghiệp, nhất là
tính trung thực của các báo cáo tài chính mà doanh nghiệp đưa ra. Vì vậy, việc
giám sát tiền vay cần phải được thực hiện như sau:
- Tổ chức quá trình kiểm soát cẩn thận nghiêm túc để đảm bảo việc đánh giá,
xem xét được tất cả những đặc tính quan trọng nhất đối với mỗi khoản vay, bao
gồm:
+ Đánh giá quá trình thanh toán của khách hàng để đảm bảo rằng khách
hàng không vi phạm kế hoạch thanh toán
+ Đánh giá chất lượng và tình hình của tài sản thế chấp
+ Xem xét đầy đủ khía cạnh pháp lý của hợp đồng tín dụng để đảm bảo rằng
Ngân hàng có quyền hợp pháp sở hữu một phần hay toàn bộ tài sản thế chấp của
khách hàng trong trường hợp khách hàng không trả được nợ
+ Đánh giá sự thay đổi trong tình hình tài chính của khách hàng và sự thay
đổi trong các dự báo, đánh giá những yếu tố làm tăng hoặc giảm nhu cầu tín dụng
của người vay.
- Kiểm soát và theo dõi thường xuyên các khoản vay lớn (bằng cách Ngân
hàng sẽ tiến hành cho vay theo phương thức cho vay từng lần) bởi vì việc không
tuân thủ hợp đồng tín dụng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài chính
của Ngân hàng
- Tiến hành theo dõi thường xuyên hơn với các khoản cho vay có vấn đề.
Bùi Thanh Tùng – Ngân hàng 46B
3.2.3.Xây dựng chính sách cho vay ngắn hạn hợp lý
Chính sách cho vay ngắn hạn phản ánh cương lĩnh tài trợ ngắn hạn của Ngân
hàng, trở thành hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và các nhân viên trong Ngân
hàng, tăng cường chuyên môn hóa trong phân tích tín dụng, tạo sự thống nhất trong
hoạt động cho vay ngắn hạn nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời.
Toàn bộ các vấn đề có liên quan đến cấp cho vay ngắn hạn, đều được xem
xét và đưa ra trong chính sách tín dụng của mỗi Ngân hàng, như: Quy mô, lãi xuất,
kỳ hạn, đảm bảo, phạm vi các khoản tín dụng có vấn đề và các nội dung khác. Như
vậy, một chính sách cho vay ngắn hạn hợp lý phải đáp ứng được các yêu cầu: Lãi
suất cạnh tranh đảm bảo lợi nhuận cho Ngân hàng, kỳ hạn nhiều thoả mãn được
các yêu cầu của khách hàng, về tài sản đảm bảo: Vừa đáp ứng được yêu cầu của
Ngân hàng, đồng thời cũng đảm bảo an toàn đối với khoản cho vay của Ngân hàng
. . . Để làm được điều đó, hiện nay Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
chi nhánh Nam Hà Nội cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Phân loại khách hàng
Hiện nay, phương pháp chấm điểm tín dụng để phân loại khách hàng đang
được áp dụng khá phổ biến tại các Ngân hàng ở Việt Nam, cũng như trên thế giới.
Theo phương pháp này, Doanh nghiệp xin vay vốn sẽ được đánh giá trên các mặt:
Khả năng tài chính, khả năng quản lý - điều hành kinh doanh, hiệu quả sản xuất
kinh doanh, ngành nghề chính mà doanh nghiệp kinh doanh . . . Mỗi chỉ tiêu sẽ
được gán cho một trong số thể hiện mức độ quan trọng của nó đối với việc đánh
giá khách hàng. Tổng số điểm của khách hàng sẽ là tổng điểm của các chỉ tiêu trên
với trọng số tương ứng. Trên cơ sở so sánh tổng điểm với tiêu chuẩn cụ thể, Ngân
hàng có thể đưa ra nhận xét về doanh nghiệp theo các mức: A, B, C và D từ đó
Ngân hàng có biện pháp xử lý phù hợp. Đây là một biện pháp hay mà Ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội nên tham khảo và áp
dụng. Như vậy, sẽ nâng cao tính hiệu quả của công tác thẩm định tín dụng, tạo sự
Bùi Thanh Tùng – Ngân hàng 46B
khách quan trong đánh giá khách hàng, đồng thời góp phần rút ngắn thời gian thẩm
định của cán bộ tín dụng. Điểm mấu chốt của phương pháp này là phải xây dựng
được hệ thống chỉ tiêu đánh giá doanh nghiệp trên các mặt một cách chính xác,
đồng thời phải xây dựng được vai trò của mỗi chỉ tiêu trong việc quyết định các chỉ
tiêu khác cũng như quyết định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên,
có một điều cần lưu ý, đó là: Ngân hàng phải thường xuyên điều chỉnh trọng số của
các chỉ tiêu cũng như việc thêm hay bớt các chỉ tiêu trong việc đánh giá sao cho
phù hợp với tình hình của Ngân hàng nói riêng cũng nhu tình hình kinh tế cả nước
nói chung. Thực tế hiện nay cho thấy, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn chi nhánh Nam Hà Nội nói riêng và các Ngân hàng khác thường chỉ quan tâm
đến chỉ tiêu đánh giá tài sản đảm bảo và khả năng thanh toán hiện hành, trong khi
đó lại quên rằng nguồn trả nợ lấy từ thu nhập do sử dụng khoản vay đem lại.
- Hạn mức tín dụng
Ngân hàng sẽ tài trợ cho khách hàng là doanh nghiệp hay cá nhân theo hạn
mức nhất định. Số lượng tài trợ có thể được chia nhỏ trong các khoảng thời gian
khác nhau dưới các hình thức tiền tệ khách nhau, như vậy sẽ góp phần giảm bớt rủi
ro cho Ngân hàng, nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng.
- Lãi suất và phí suất cho vay ngắn hạn
Ngân hàng nên thực hiện chính sách đa dạng hóa lãi suất tuỳ theo kỳ hạn,
tuỳ theo loại tiền và tuỳ theo loại khách hàng. Bên cạnh khung lãi xuất định trước,
Ngân hàng nên cung cấp các mức lãi suất thỏa thuận đối với từng khách hàng cụ
thể. Lãi suất có thể cố định trong suốt kỳ hạn tín dụng, hoặc biến đổi tuỳ theo sự
thay đổi của lãi suất trên thị trường.
3.2.4.Nâng cao chất lượng thẩm định các khoản vay
Một trong những nguyên nhân lớn nhất làm hạn chế chất lượng cho vay cụ
thể là cho vay ngắn hạn, là chất lượng thẩm định. Thẩm định các khoản vay là
khâu thẩm tra khách hàng và hồ sơ xin vay trên nhiều tiêu chí, từ đó mới là cơ sở
Bùi Thanh Tùng – Ngân hàng 46B
đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay, cho vay như thế nào. Do vậy chất
lượng khoản vay phụ thuộc rất lớn vào chất lượng thẩm định. Một số giải pháp
nâng cao chất lượng thẩm định là
Một là : Nâng cao chất lượng thu thập thông tin. Thông tin là đầu vào của
việc thẩm định . Thông tin không chính xác , không đầy đủ thì thẩm định sẽ không
đúng, Ngân hàng không thực sự hiểu biết khách hàng thì khó tránh khỏi việc cho
vay không hiệu quả. Để nâng cao chất lượng thông tin, cần có nhiều giải pháp, có
thể kể đến là:
Thu thập thông tin từ bên trong doanh nghiệp thông qua các hình thức
phỏng vấn trực tiếp người vay và gặp gỡ tại cơ sở để tìm hiểu chặt chẽ về ngành
nghề sản xuất kinh doanh , tiềm năng của sản phẩm khách hàng sản xuất trên thị
trường, mục đích vay vốn, tình hình tài chính của người vay. Một số thông tin khác
liên quan đến doanh nghiệp như lịch sử và xu hướng phát triển, đội ngũ cán bộ,
trình độ quản lý, quan hệ đối tác đều tiết lộ khả năng , triển vọng của doanh nghiệp
. một yêu cầu quan trọng khác trong việc thu thập thông tin là phải phân biệt được
các thông tin trọng yếu và không trọng yếu, đánh giá được mức độ tin cậy của
thông tin từ đó mới có hướng thu thập những thông tin thực sự cần thiết
Thu thập thông tin từ bên ngoài qua nhiều nguồn chính thức hoặc
không chính thức. Nguồn thông tin chính thức là thông tin của các cơ quan
chức năng như kiểm toán độc lập, trung tâm thông tin tín dụng, các cơ quan
hữu quan như cơ quan thuế, hải quan, công an, toà án... Nguồn thông tin cũng
có thể là không chính thức đã cơ quan hệ tín dụng từ mối quan hệ khác, từ dư
luận xã hội, phương tiện thông tin đại chúng.
Thu thập thông tin của Ngân hàng còn phải hướng tới xây dựng một hệ
thống thông tin đầy đủ về thị trường, giá cả, các dự báo, xây dựng các tiêu quan
trọng từng và trong toàn ngành và trong toàn nền kinh tế để làm căn cứ so sánh,
đánh giá khi phân tích, chấm điểm tín dụng .
Bùi Thanh Tùng – Ngân hàng 46B
Trong việc thu thập thông tin phải tính đến không chỉ yếu tố chính xác tin
cậy, mà còn phải tính đến chi phí để có các thông tin đó. Có như vây, hoạt động tín
dụng mới mang lại được thu nhập cho Ngân hàng.
Hai là, nâng cao chất lượng xử lý thông tin. Từ những thông tin thu thập
được, cần phải xử lý theo nhiều cách thức để đưa ra kết luận hợp lý, đúng đắn.
Thông tin thu thập được có rất nhiều, song cần phải sàng lọc được những thông tin
quan trong và tin cậy.
Các thông tin thu thập được đều là số liệu trong quá khứ và mang tính thời
điểm. Nhưng Ngân hàng không chỉ cần quan tâm đến kết quả hoạt động của khách
hàng trong trạng thái tĩnh ở một thời điểm nào, mà cần phân tích khách hàng trong
trạng thái động. Do đó, khi xử lý thông tin, không chỉ phân tích đơn thuần các chỉ
tiêu thời điểm, còn cần phải phân tích tỷ lệ giữa các năm, giữa các doanh nghiệp
trong cùng ngành, tìm hiểu được xu hướng phát triển của doanh nghiệp. Qua đó,
Ngân hàng cũng đánh giá được rủi ro của doanh nghiệp xem xét tính khả thi của
hồ sơ xin vay.
Khi thẩm đinh, Ngân hàng tập trung vào phân tích tài chính khách hàng và
tài chính hồ sơ xin vay. Ngân hàng cần đưa ra hệ thống tiêu chuẩn để thẩm định,
như tiêu chuẩn 5C (Capability – năng lực hoạt động, Capital – vốn. Character – uy
tín. Condition - điều kiện và Collateral- thế chấp), hoặc tiêu chuẩn 5P( Purpose-
mục đích, Payment – trả nợ, Protection – bảo vệ, Policy – chính sách và Pricing -
định giá).
Việc chấm điểm tín dụng là một cách xử lý thông tin hiệu quả. Tuy nhiên,
với các thang điểm rời rạc như hiện nay, còn nhiều chỉ tiêu chung chung cho mọi
doanh nghiệp thì việc phân tích định lượng chưa mang lại hiệu quả cao. Nếu chỉ
lấy đó làm căn cứ chính để xem xét cấp tín dụng thì rõ ràng, Ngân hàng chịu rủi
ro rất lớn. Do vậy, khi phân tích tín dụng không nên phân tích mọi chỉ tiêu vừa
không cần thiết vừa có thể không mang lại chất lượng khoản hay thậm chí các con
số tính toán được lại phản ánh sai lệch. Việc phân tích định tính là rất quan trọng.
Bùi Thanh Tùng – Ngân hàng 46B
3.3.Kiến nghị
3.3.1.Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt
Nam
- Ban hành Quy chế huy động vốn trong toàn Hệ thống ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thông Việt Nam để phù hợp với quá trình hiện đại hoá
Ngân hàng, tạo thêm nhiều sản phẩm tiện ích cho người gửi tiền và sử dụng dịch
vụ của Ngân hàng nông nghiệp.
- Đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốn, bám sát lãi suất thị trường để thu
hút khách hàng nâng cao tính cạnh tranh với các Ngân hàng khác.
- Có biện pháp quản lý lãi suất huy động của các đơn vị trong cùng hệ thống.
- Xem xét lại tỷ lệ dự trữ thanh toán và lãi suất điều vốn dự trữ thanh toán để
đảm bảo tính cạnh tranh.
- Mở rộng hơn các lớp đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ, cử cán bộ đi đào tạo
tại nước ngoài để đáp ứng yêu cầu mới khi Ngân hàng hội nhập thế giới.
- Cải tiến hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu kinh doanh đối
ngoại
3.3.2.Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước
Ngân hàng nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ mô đối với các Ngân
hàng khác, do đó, để tạo điều kiện tốt hơn cho hoạt động của Ngân hàng thương
mại nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng, trong thời gian tới Ngân hàng Nhà
nước cần:
- Hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực tín dụng, nhất là
cho vay ngắn hạn để áp dụng thống nhất chung cho tất cả các Ngân hàng thương
mại.
- Đối với các quy định về vay vốn, cần nới lỏng hơn, như vậy mới tạo điều
kiện cho các Ngân hàng thương mại phát huy hiệu quả sử dụng vốn của mình
Bùi Thanh Tùng – Ngân hàng 46B
- Trong điều kiện tỷ giá diễn biến phức tạp, gây khó khăn cho hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp, ảnh hưởng đến các hoạt động nói chung và hoạt
động cho vay nói riêng của các Ngân hàng thương mại. Ngân hàng Nhà nước nên
có biện pháp điều chỉnh linh hoạt phù hợp với diễn biến của thị trường và giảm bớt
khó khăn cho các Ngân hàng thương mại.
- Hoàn thiện và phát triển hệ thống thông tin tín dụng của ngành Ngân hàng,
nâng cao chất lượng thông tin phục vụ cho Ngân hàng và doanh nghiệp.
3.3.3.Kiến nghị đối với Nhà nước
Để tạo một môi trường tốt hơn cho các hoạt động của các Ngân hàng nói
chung, Ngân hàng thương mại nói riêng cũng như hoạt động của các doanh nghiệp,
trong thời gian tới, Nhà nước cần:
- Tạo điều kiện để các công ty mua bán nợ đi vào hoạt động. Việc hình thành
các công ty này là rất cần thiết để giải quyết nợ tồn đọng cho các Ngân hàng
thương mại.
- Đối với các doanh nghiệp nhà nước hoạt động không hiệu quả, đề nghị nhà
nước cần có biện pháp tổ chức, cơ cấu lại doanh nghiệp, tiến hành cổ phần hóa.
Các doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa có thể sẽ là một trong những đối tượng
khách hàng của các Ngân hàng.
- Hoàn thiện chính sách tiền tệ quốc gia.
- Tăng cường các biện pháp để giữ ổn định tình hình chính trị, kinh tế, tạo
môi trường tốt cho các Ngân hàng hoạt động và cạnh tranh lành mạnh.
Bùi Thanh Tùng – Ngân hàng 46B
KẾT LUẬN
Trước các yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
với phương châm phát huy tối đa nguồn nội lực, tín dụng ngân hàng là một giải
pháp quan trọng về vốn. Sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của Thị trường chứng
khoán đã tạo ra một kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, là một sự
bổ sung tốt cho hệ thống ngân hàng thương mại. Tuy vậy, cho vay ngắn hạn của
ngân hàng đối với khách hàng luôn giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Trong quá
trình cạnh tranh và phát triển, các ngân hàng nhận thấy chất lượng của khoản cho
vay còn quan trọng hơn việc mở rộng quy mô cho vay một cách ồ ạt.
Vì vậy, nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn luôn là nội dung quan trọng
hàng đầu trong chiến lược phát triển của các ngân hàng. Để nâng cao chất lượng
cho vay, vai trò của bản thân ngân hàng thương mại là quan trọng nhất, tuy nhiên
vẫn không thể tách rời các bên có liên quan như : khách hàng, ngân hàng nhà nước
và môi trường kinh tế
Chuyên đề đã phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về cho vay ngắn hạn và
chất lượng cho vay ngắn hạn, phân tích thực trạng hoạt động của Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội trong những năm gần đây,
để từ đó, dưới góc độ là nhà quản lý ngân hàng, đưa ra một số giải pháp chủ yếu
nhằm nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn của ngân hàng thương mại. Do điểm
nghiên cứu chỉ là Chi nhánh của một ngân hàng và quy mô nghiên cứu của chuyên
đề thực tập nên các giải pháp đưa ra mới chỉ mang tính đề xuất.
Bùi Thanh Tùng – Ngân hàng 46B
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Ngân hàng Thương mại – PGS.TS. Phan Thị Thu Hà, ĐHKTQD –
NXB Thống kê
2. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – PGS.TS. Lưu Thị Hương, ĐHKTQD –
NXB Giáo dục
3. Giáo trình Lý thuyết Tài chính tiền tệ – PGS.TS. Nguyễn Hữu Tài, ĐHKTQD –
NXB Thống kê
4. Thời báo kinh tế
5. Thời báo ngân hàng
6. Website : www.vietnamnet.vn
7. Website : www.vbard.com.vn
Bùi Thanh Tùng – Ngân hàng 46B
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- _2719_6722.pdf