Nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên

I. Tên đề tài kinh nghiệm: - Đề tài: “Nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên” - Đối tượng tác động: Cán bộ quản lý, giáo viên - Phạm vi áp dụng: Trường Mầm non Tân Thịnh, huyện Chiêm Hóa, Tỉnh Tuyên Quang. II. Mô tả ý tưởng: 1. Hiện trạng và nguyên nhân chủ yếu của hiện trạng: * Thuận lợi: Từ khi thành lập trường đến nay, nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo từ phía Phòng giáo dục đặc biệt là công tác chuyên môn, sự ủng hộ của các cấp, các ngành , các tổ chức xã hội trong huyện cả về vật chất lẫn tinh thần, đưa ra những giải pháp, chiến lược giúp nhà trường từng bước tháo gỡ những khó khăn. Được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể nhân dân địa phương, đặc biệt là hội cha mẹ học sinh đến nay tại điểm trường chính nhà trường đã có đủ phòng cho trẻ học tập và hoạt động, mua sắm được tương đối đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học như, giá đồ chơi, tủ kệ, bàn ghế, bảng biểu, đồ dùng đồ chơi theo hướng chuẩn hiện đại. Môi trường sư phạm “xanh - sạch - đẹp” có ảnh hưởng tốt đến các hoạt động vui chơi học tập của trẻ. Các cháu đến trường được học theo chương trình đúng độ tuổi, được chăm sóc giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non mới của Vụ giáo dục mầm non. Trường có đội ngũ giáo viên trẻ, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đoàn kết, nhất trí trong công tác, yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần học hỏi, chịu khó, kiên trì trong công việc. 73,4% Cán bộ giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên.

doc8 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8047 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc KINH NGHIỆM CÔNG TÁC NĂM HỌC 2010-2011 I. Tên đề tài kinh nghiệm: - Đề tài: “Nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên” - Đối tượng tác động: Cán bộ quản lý, giáo viên - Phạm vi áp dụng: Trường Mầm non Tân Thịnh, huyện Chiêm Hóa, Tỉnh Tuyên Quang. II. Mô tả ý tưởng: 1. Hiện trạng và nguyên nhân chủ yếu của hiện trạng: * Thuận lợi: Từ khi thành lập trường đến nay, nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo từ phía Phòng giáo dục đặc biệt là công tác chuyên môn, sự ủng hộ của các cấp, các ngành , các tổ chức xã hội trong huyện cả về vật chất lẫn tinh thần, đưa ra những giải pháp, chiến lược giúp nhà trường từng bước tháo gỡ những khó khăn. Được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể nhân dân địa phương, đặc biệt là hội cha mẹ học sinh đến nay tại điểm trường chính nhà trường đã có đủ phòng cho trẻ học tập và hoạt động, mua sắm được tương đối đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học như, giá đồ chơi, tủ kệ, bàn ghế, bảng biểu, đồ dùng đồ chơi… theo hướng chuẩn hiện đại. Môi trường sư phạm “xanh - sạch - đẹp” có ảnh hưởng tốt đến các hoạt động vui chơi học tập của trẻ. Các cháu đến trường được học theo chương trình đúng độ tuổi, được chăm sóc giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non mới của Vụ giáo dục mầm non. Trường có đội ngũ giáo viên trẻ, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đoàn kết, nhất trí trong công tác, yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần học hỏi, chịu khó, kiên trì trong công việc. 73,4% Cán bộ giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên. * Khó khăn: - Cơ sở vật chất: Một số phòng học chật hẹp, chưa có đủ các phòng chức năng để phục vụ cho công tác nuôi dạy các cháu. (phòng giáo dục thể chất, âm nhạc, tạo hình…) và một số trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy đặc biệt là các trang thiết bị hiện đại (máy tính, máy chiếu, các thiết bị nghe nhìn…), Phòng học ở các điểm lẻ nhà tạm, đồ dùng dạy học còn thiếu cũng ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh. - Về phía đội ngũ giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về phương pháp “lấy học sinh làm trung tâm”, còn lúng túng trong việc vận dụng chương trình giáo dục mầm non mới vào thực tế giảng dạy. Nội dung chương trình tuy đã chú ý phát triển toàn diện nhưng trong nội dung chưa gắn kết tính đồng bộ, tích hợp các môn học, các lĩnh vực vào bài dạy.Các môn học còn độc lập, tách rời, mang nặng cung cấp kiến thức cho trẻ, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động ở trẻ, giáo viên chưa biết tạo môi trường để trẻ được học tập, tham quan khám phá ở mọi lúc mọi nơi. Phương pháp tổ chức các họat động chương trình còn dựa vào bài soạn mẫu chưa sáng tạo, thực hiện mày mò cứng nhắc. - Trong công tác chỉ đạo chuyên môn bản thân tôi chưa có nhiều kinh nghiệm, chỉ đạo còn mang tính chung chung, chưa khoa học, công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên chưa đa dạng, chưa sâu, các tiết dạy mẫu còn hạn chế. Vì vậy kết quả trên cô và trẻ đạt chưa cao nên ảnh hưởng nhiều đến chất lượng chuyên môn của nhà trường. - Năm học 2010-2011 là năm đầu thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới - Hiện nay tỷ lệ giáo viên của nhà trường đạt trên chuẩn chưa cao có 2/15 giáo viên = 13,3%,Giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn 4/15 = 26,6% - Có một số giáo viên mới ra trường nên chất lượng soạn giảng chưa cao, việc tiếp cận với chương trình giáo dục mầm non mới còn chậm. - Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn, giảng còn hạn chế có 5/15 = 33,3% cán bộ giáo viên biết sử dụng công nghệ thông tin vào quản lý và giảng dạy. - Việc quan tâm chăm sóc con em của một bộ phận phụ huynh học sinh chưa đáp ứng với nhu cầu giáo dục ngày càng cao hiện nay. Nhu cầu về kinh kế, mưu sinh được quan tâm nhiều hơn về nhu cầu học tập. Phụ huynh học sinh chưa nắm rõ quan điểm giáo dục hiện nay, thái độ hợp tác giáo dục trẻ chưa rõ ràng, chưa thống nhất với nhà trường. Giáo dục trẻ ở gia đình mang tính áp đặt và chưa làm gương tốt cho trẻ noi theo. * Kết quả dự giờ khảo sát giáo viên: Thời gian khảo sát Số giáo viên được khảo sát Quy chế chuyên môn Nghiệp vụ tay nghề Tốt Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu 10/2010 10 2 3 2 3 1 * Kết quả dự giờ khảo sát chất lượng học sinh: Thời gian Tổng trẻ Bình thường SDD vừa SDD nặng TS trẻ % TS trẻ % TS trẻ % Tháng10/2010 193 166 86 25 13 2 1 2. Ý tưởng: Suất phát từ những thuận lợi, khó khăn và hiện trang chất lượng giáo viên, học sinh nêu trên tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đơn vị theo hướng đi của riêng mình nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của đơn vị. III- Nội dung công việc: 1- Tuyên truyền giáo dục tư tưởng chính trị cho đội ngũ cán bộ, giáo viên. 2- Thực hiện tốt công tác xây dựng kế hoạch chỉ đạo chuyên môn. Phát động các đợt thi đua nhằm động viên khích lệ giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. 3- Phối hợp với chính quyền, đoàn thể của nhà trường, hội cha mẹ học sinh nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2010-2011 4- Tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn. Kiểm tra, dự giờ đột xuất, việc tổ chức các hoạt động trong ngày theo thời gian biểu của từng nhóm, lớp. 5- Tham mưu kịp thời với các cấp lãnh đạo về công tác xây dựng cơ sở vật chất, mua trang thiết bị đồ dùng phục vụ cho công tác soạn giảng dạy của giáo viên. IV. Triển khai thực hiện: 1- Thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục để đội ngũ giáo viên hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của bậc học mầm non thông qua việc triển khai đầy đủ các Chỉ thị, Nghị quyết, văn bản chỉ đạo của cấp trên. Đặc biệt là chỉ thị 40/ CT/TW ngμy 15/6/2004 của Ban bí thư TW Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhμ giáo vμ cán bộ quản lý giáo dục. Bởi Chất lượng chuyên môn phụ thuộc rất lớn vμo tập thể sư phạm và yếu tố con người đóng vai trò quyết định. Người thầy cần giỏi về chuyên môn đồng thời lại phải tốt về nhân cách mới thực hiện được nhiệm vụ của mình, thực sự lμ những “ kỹ sư tâm hồn”. Để đội ngũ giáo viên an tâm công tác bản thân luôn tham mưu trong phân công chuyên môn đúng người đúng việc phù hợp với điệu kiện hoàn cảnh gia đình và năng lực chuyên môn đồng thời luôn gần gũi động viên kịp thời những giáo viên có thành tích, giúp đỡ tận tình những giáo viên còn hạn chế về chuyên môn và khó khăn trong cuộc sống. 2- Thực hiện tốt công tác xây dựng kế hoạch chỉ đạo chuyên môn. Năm học đầu tiên 100% các nhóm lớp của trường thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới. Để thực hiện tốt chương trình đồng thời nâng cao được chất lượng giảng dạy trong đơn vị. Bản thân đã nghiên cứu hướng dẫn chỉ đạo của cấp trên, tham khảo tài liệu, tham khảo các đơn vị bạn để xây dựng kế hoạch chỉ đạo chuyên môn của đơn vị phù hợp với từng độ tuổi trẻ và điều kiện của địa phương . Đồng thời để thực hiện kế hoạch có hiệu quả trong năm học tổ chức các đợt thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn của dân tộc với các tiêu chí cụ thể nhưng trú trọng thang điểm về phần thực hiện chuyên môn. Ví dụ: Trong thang điểm thi đua thì phần chuyên môn đặt cao hơn những nhiệm vụ khác ( 20/40 điểm thi đua). Các đợt thi đua đều được sơ kết đánh giá kết quả thực hiện. Tham mưu với công doàn và chính quyền khen thưởng cho những cá nhân có thành tích xuất sắc, động viên nhắc nhở những cá nhân còn hạn chế. Trong cách quản lý với đội ngũ chi thức tôi cũng lưu ý đến vấn đề đó là: Góp ý xây dựng không trì chích những sai sót của họ. Với những cá nhân mắc khuyến điểm nhẹ thường gặp riêng nhắc nhở không đưa ra tập thể sư phạm điều đó đã làm cho giáo viên phấn khởi, tự tin hơn và cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. 3- Phối hợp với chính quyền, đoàn thể của nhà trường, hội cha mẹ học sinh nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2010-2011. - Với chi bộ nhà trường: Thường xuyên tham mưu công tác phát triển Đảng trong đội ngũ giáo viên. -Với Hiệu trưởng nhà trường: Tham mưu xây dựng kế hoạch chung của nhà trường; phân công chuyên môn và các hoạt động toàn diện của đơn vị. -Với tổ chức công đoàn: Phối hợp phát động thi đua; phát triển đoàn viên; quan tâm đến đời sống của giáo viên. -Với đoàn thanh niên: Phát động thi đua trong tổ chức đoàn thanh niên. -Với giáo viên: Tổ chức họp lấy ý kiến của giáo viên về việc phân công giảng dạy về kế hoạch chỉ đạo chuyên môn trong năm học. Hướng dẫn giáo viên xác định mục tiêu của từng lĩnh vực sao cho phù hợp với nhận thức của từng nhóm, lớp. Từ đó giáo viên tự xây dựng kế hoạch chủ đề, chủ điểm của lớp phụ trách. Hàng tuần, hàng tháng thường xuyên kiểm tra kế hoạch cá nhân kịp thời chỉnh sửa những nội dung chưa phù hợp. - Với hội cha mẹ học sinh: Thường xuyên thăm dò qua ý kiến nhận xét của phụ huynh về chất lượng đội ngũ giáo viên của nhà trường, sự giao tiếp của đội ngũ giáo viên với phụ huynh học sinh thông qua các buổi họp phụ huynh và giờ đón trả trẻ hàng ngày. 4- Tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn. Kiểm tra, dự giờ đột xuất, việc tổ chức các hoạt động trong ngày theo thời gian biểu của từng nhóm, lớp. Để thực hiện tốt kế hoạch chung của đơn vị đã đề ra là: Tập thể tiên tiến; công đoàn vững mạnh xuất sắc; có đội tuyển đạt giải cấp huyện, cấp tỉnh. Ngoài việc tuyên truyền để giáo viên nắm được Chủ trương của Đảng và Pháp luật của Nhà nước thì cần phải chú ý đến công tác bồi dưỡng về chuyên môn cho đội ngũ giáo viên bởi khi đội ngũ giáo viên có lập trường tư tưởng vững vàng, có trình độ chuyên môn và tay nghề giỏi thì chất lượng giáo dục sẽ được cải thiện. Để làm được điều này ngay từ đầu năm học tôi đã tham mưu với đồng chí Hiệu trưởng bố trí tạo điều kiện cho giáo viên đi học các lớp Cao đẳng, trung cấp để nâng cao trình độ trên chuẩn và chuẩn, bố trí tạo điều kiện cho 100% giáo viên đứng lớp đi học bồi dưỡng chuyên môn do Sở và phòng tổ chức nhằm đáp ứng với yêu cầu giáo dục mầm non mới hiện nay. Đồng thời tổ chức cho giáo viên được sinh hoạt chuyên môn vào các chiều thứ 6 của tuần 2 và tuần 4 hàng tháng với các nội dung phong phú như: dự giờ chuyên đề theo nội dung “ Một đổi mới” tại các lớp điểm ở trường chính, nghe phản ánh và giải quyết những thắc mắc của giáo viên trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới và tổ chức các hoạt động cho trẻ. Ngoài ra việc bồi dưỡng cho giáo viên tại lớp sau mỗi lần dự giờ, góp ý để giáo viên thấy những ưu điểm cần phát huy và những tồn tại cần khắc phục, gợi ý cho giáo viên một số biện pháp hình thức tổ chức hoạt động cũng được thực hiện thường xuyên. Thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra theo kế hoạch; kiểm tra đột xuất tại các lớp nhóm, kịp thời chỉnh sửa những sai phạm và điều chỉnh, giải quyết những vướng mắc của giáo viên trên nhóm, lớp. 5- Tham mưu kịp thời với các cấp lãnh đạo về công tác xây dựng cơ sở vật chất, mua trang thiết bị đồ dùng phục vụ cho công tác soạn giảng dạy của giáo viên. Cùng với Hiệu trưởng nhà trường rà soát, tổng hợp, kịp thời trình cấp trên trong việc xây dựng cơ sở vật chất và trang cấp thiết bị phụ vụ cho quản lý và giảng dạy. * Để thực hiện có hiệu quả đề tài kinh nghiệm bản thân đã làm theo quy trình lần lượt với nội dung công việc đã xây dựng như trên. * Đề tài được thực hiện từ tháng 10/2010 đến 20 tháng 5 năm 2011 * Thực hiện đề tài có sự phối hợp của các đồng chí trong ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn, Ban chấp hành công đoàn, đoàn thanh niên, Hội phụ huynh học sinh nhà trường. Được sự giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương. V. Kết quả đạt được: Với sự cố gắng trong công tác chỉ đạo và tham mưu, sự phối hợp chặt chẽ của các đoàn thể trong nhà trường đồng thời được sự ủng hộ nhiệt tình của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên Năm học 2010-2011 bản thân và nhà trường đã đạt được những kết quả cụ thể như sau: - 100% cán bộ , giáo viên, nhân viên có phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề mến trẻ. không có cán bộ giáo viên, nhân viên vi phạm kỷ luật. - 100% giáo viên thực hiện nghiêm túc chương trình, kế hoạch năm học, không có giáo viên vi phạm quy chế chuyên môn. Kết quả soạn, giảng của giáo viên đạt 76.9 % khá, giỏi. - Nhà trường được cấp mua được 1 bộ máy vi tính phục vụ cho công tác soạn giảng dạy của giáo viên tổng số tiền: 25.000.000đ Từ đó việc ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng đem lại kết quả hồ sơ của giáo viên sạch sẽ, rõ ràng, khoa học. Đối với giờ dạy giáo viên đã khai thác được trên mạng những hình ảnh đẹp, mầu sắc phù hợp để làm đồ dùng dạy học đưa vào các tiết dạy rất sinh động, một số giáo viên đã biết ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học làm cho giờ học thêm sinh động, hứng thú giúp cho trẻ tiếp thu bài tốt. Kết quả đã có 3/13 = 23,1% giáo viên soạn bài trên vi tính; 1/13 = 7,7% giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào một số tiết dạy. - Tạo điều kiện cho 3 giáo viên đi học để đạt trình độ chuẩn và 01 giáo viên đi học để đạt trình độ chuyên môn trên chuẩn, đến nay tỷ lệ trên chuẩn của nhà trường đạt = 23%. - 100% giáo viên thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua do ngành và các cấp tổ chức đặc biệt là phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", - Giới thiệu kết nạp được 2 đảng viên mới trong năm học. - Cơ sở vật chất được cải tạo và trang thiết bị đầy đủ để phục vụ cho các hoạt động chăm sóc nuôi dạy các cháu. - Kết quả dự giờ khảo sát giáo viên: Thời gian khảo sát Số giáo viên được khảo sát Quy chế chuyên môn Nghiệp vụ tay nghề Tốt Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu 03/2011 12 1 3 1 2 4/2011 12 2 3 1 4 - Duy trì sĩ số học sinh: 194/194 cháu đạt 100%. - Chất lượng giáo dục 3 mặt đạt: Bé chăm = 194/194 cháu đạt 100% Bé sạch = 194/194 cháu đạt 100% Bé ngoan = 194/194 cháu đạt 100% Chăm sóc sức khỏe: Thời gian Tổng trẻ Bình thường SDD vừa SDD nặng TS trẻ % TS trẻ % TS trẻ % Học kỳ II 194 181 93,3 12 6 1 0,7 - Tổ chức thành công Hội thi "bé nhanh trí"; Hội thi " bé khéo tay" cấp trường với 30 cháu đạt giải /50 cháu tham gia dự thi. - Thành lập đội tuyển tham gia Hội thi "Bé nhanh trí" cấp tỉnh Đạt giải khuyến khích. - 13 /15 cán bộ giáo viên đủ điều kiện đề nghị UBND huyện công nhận danh hiệu Lao động tiên tiến trong đó có 5 Chiến sỹ thi đua cơ sở. Việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhà trường đã đươc các bậc phụ huynh tin tưởng và ủng hộ. * Bài học kinh nghiệm: Muốn “ Nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên” cần: 1-Làm tốt công tác giáo dục tư tưởng chính trị cho đội ngũ cán bộ, giáo viên. Triển khai, quán triệt kịp thời các Chỉ thị, Nghị Quyết của Đảng và các văn bản chỉ đạo của các cấp và ngành, các kế hoạch của nhà trường tới cán bộ giáo viên. 2- Thường xuyên thăm dò qua ý kiến nhận xét của phụ huynh về chất lượng đội ngũ giáo viên của nhà trường, sự giao tiếp của đội ngũ giáo viên với phụ huynh học sinh thông qua các buổi họp phụ huynh và giờ đón trả trẻ hàng ngày. 3- Đã phối hợp tốt với chi bộ, chính quyền, các đoàn thể của nhà trường động viên giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ. 4- Thực hiện tốt công tác công khai dân chủ trong đơn vị. 5- Tăng cường công tác kiểm tra, đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên. 6- Tổ chức cho giáo viên đi học hỏi kinh nghiệm tại các trường có chất lượng cao. 7- Kịp thời tham mưu với các cấp về công tác xây dựng cơ sở vật chất, trang cấp thiết bị phục vụ cho giảng dạy. Công tác xã hội hóa giáo dục. VI. Khả năng tiếp tục phát huy, mở rộng sáng kiến đã thực hiện. Kinh nghiệm công tác của bản thân tôi trong năm học 2010-2011 đã thu được kết quả đáng kể. Tuy nhiên công tác giáo dục nói chung và công tác chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non nói riêng vẫn cần được tiếp tục đổi mới và phát huy hơn nữa để đáp ứng yêu cầu của thời đại hiện nay. Là một cán bộ quản lý trường học tôi xác định cần tiếp tục học hỏi đồng nghiệp, nghiên cứu, khắc phục những hạn chế tồn tại và phát huy những nội dung kinh nghiệm đã đạt được để tiếp tục triển khai, chỉ đạo nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại đơn vị đồng thời chia sẻ cùng các đơn vị bạn ở các năm học tiếp theo. Tôi rất mong được sự giúp đỡ và đóng góp của các đồng chí để công tác quản lý “ Nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên” trường Mầm non Tân Thịnh của tôi ngày càng đạt kết quả cao hơn, góp phần vào xây dựng phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục mầm non của huyện nói riêng./. XẾP LOẠI CỦA HĐKH NHÀ TRƯỜNG Ngày 27 tháng 5 năm 2011 Ng­êi viÕt Nông Thị Tiên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.doc
Luận văn liên quan