Nâng cao chất lượng dạy học tác phảm văn hoc nước ngoài trong nhà trường trung học phổ thông

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu được tâm trạng buồn rầu của nhà thơ trong cảnh đất nước loạn li: nỗi nhớ quê hương và nỗi nhớ ngậm ngùi xót xa cho thân phận của người xa quê - Biết thêm một khía cạnh và đặc điểm của thơ đường luật: kết cấu chặt chẽ, tính cô đọng, hàm súc của hình ảnh và ngôn ngữ thơ B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG,THÁI ĐỘ 1. Kiến thức - Cảnh buồn mùa thu và tâm trạng con người cũng buồn như cảnh - Qua việc tiếp nhận văn bản, củng cố những kiến thức đã học về hình thức và đặc điểm nghệ thuật của thơ Đường luật

doc56 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 2156 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nâng cao chất lượng dạy học tác phảm văn hoc nước ngoài trong nhà trường trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h mình. Muốn làm được như vậy người giáo viên dạy văn phải hết sức tâm huyết với nghề và không ngừng trao dồi để tự nâng cao mình trong hoạt động nghệ thuật giảng dạy. 4. Thiết kế giáo án giảng dạy các tác phẩm cụ thể và đúc rút kinh nghiệm qua bài dạy 4.1. Sử thi UY-LIT-XƠ TRỞ VỀ (Trích “Ôđixê”-Sử thi Hi Lạp) - Homerơ- A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức: - Cảm nhận được vẻ đẹp trí tuệ và tình yêu của Uy-lit-xơ và Pênêlôp, biểu tượng của những phẩm chất cao đẹp mà người cổ đại Hi Lạp khát khao vươn tới. - Đặc sắc của nghệ thuật sử thi Homerơ: miêu tả tâm lí, lối so sánh, sử dụng ngôn từ, giọng điệu kể chuyện. 2. Về kĩ năng: - Kĩ năng nhập vai nhân vật kể chuyện. - Phân tích nhân vật qua đối thoại. 3. Về thái độ: - Nhận thức được sức mạnh của tình cảm vợ chồng, tình cảm gia đình cao đẹp là động lực giúp con người vượt qua khó khăn. - Tự nhận thức, xác định giá trị chân chính và sâu sắc nhất trong cuộc sống chính là quê hương, gia đình, tình yêu và lòng chung thuỷ. - Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. B.CHUẨN BỊ BÀI HỌC: 1. Giáo viên: - Tổ chức học sinh đọc diễn cảm văn bản. - Hướng dẫn học sinh đọc sáng tạo, tái hiện, gợi tìm và đặt câu hỏi. - Nêu vấn đề cho học sinh phát hiện và phân tích. - Giao tiếp: học sinh trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về ý nghĩa, mục tiêu cuộc sống thể hiện qua hành động và ngôn ngữ của các nhân vật qua tác phẩm. + SGK, sách chuẩn kiến thức ngữ văn 10. + Sách tham khảo. 2. Học sinh: - Chủ động tìm hiểu về tác phẩm từ các nguồn thông tin khác nhau. Sưu tầm tư liệu về tác phẩm. - Đọc kĩ tác phẩm.Xác định đặc điểm thể loại để lựa chọn con đường phân tích,tìm hiểu tác phẩm.Phân tích tác phẩm theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài. C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ Gáo viên kiểm tra BT1/46 (về nhà) của Học sinh lấy điểm. 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt * Họat động 1: GV yêu cầu HS đọc phần tiểu dẫn và nêu những nét chính về tác giả tác phẩm. (GV: Có luồng ý kiến cho rằng Hơmerơ chỉ do người đời sau tưởng tượng.Tác giả là tập thể nhân dân Hi Lạp). - Tác phẩm thuộc thể loại gì? Vị trí của đoạn trích? - Tóm tắt ngắn gọn nội dung tác phẩm? (GV cho HS gạch chân những điểm cần lưu ý trong SGK) HS đọc văn bản (chú ý nhịp đọc chậm rãi,trang trọng trừ mấy câu nói của Têlêmác) - Nêu bố cục của đoạn trích? - Trình bày đại ý văn bản? * Họat động 2: Tìm hiểu văn bản. - Trước lời tác động của nhủ mẫu Ơriclê, Pênêlốp (P) có diễn biến tâm trạng như thế nào? - Tại sao rất nhớ chồng, mong chồng mà nghe tin Uylitxơ trở về nàng lại không tin? - Khi nhũ mẫu đưa ra bằng chứng và đem tính mạng mình ra đánh cược thì phản ứng của Pênêlôp như thế nào? (Pênêlốp không phải là người có trái tim sắt đá mà nàng tự gìn những tình cảm của mình để trấn an mình và nhũ mẫu) - Nếu dùng từ ngữ để chỉ về phẩm chất nhân vật Pênêlôp, em sẽ dùng từ gì? - Tâm trạng pênêlôp như thế nào khi nghe con mình trách cứ? - Qua đó, em có nhận xét gì về con người Pênêlốp? Phải chăng đúng như Têlêmac nhận xét “bao giờ lòng dạ mẹ cũng rắn như đá”? (GV nhắc lại: Trước khi vào đoạn trích, nghe nhũ mẫu báo tin Uylitxơ trở về, Pênêlốp đột ngột “ mừng rỡ cuống cuồng nhảy ra khỏi giường ôm lấy bà nước mắt chan hòa” → Biểu thị lòng chung thủy, hạnh phúc tột độ, niềm vui khôn cùng) - Qua câu trả lời của Pênêlốp khi con trai trách cứ ta thấy thêm điều gì trong tính cách của nàng? (khôn ngoan, thận trọng của một người đã trải qua nhiều thử thách) - Khi đối diện với Uylitxơ (U), Pênêlốp có cử chỉ, dáng điệu như thế nào? - Trước tình thế Têlêmac trách mẹ gay gắt làm nổi bật phẩm chất gì của Uylitxơ? (nhẫn nại) - Lời lẽ của P đối với con có gì đặc biệt? Thái độ của U lúc ấy như thế nào? Ý nghĩa của thái độ ấy?. - Khi U tắm ra, đẹp như một vị thần, P vẫn không nhận ra chồng? Em nghĩ gì về điều này? (nhận ra nhưng vẫn thử thách) - Sau khi trách cứ về trái tim sắt đá của P, U nói với nhũ mẫu “Già..lâu nay”, em có nhận xét gì về lời lẽ ấy? (gợi ý cho vợ) - P thử thách như thế nào? Tại sao P lại thử thách chồng bằng hình ảnh chiếc giường? - Trước lời nói của Pênlốp, Uylitxơ phản ứng như thế nào? - Bộc lộ phẩm chất gì của Pênêlốp và Uylitxơ?. - Khi nhận ra nhau, tâm trạng của Pênêlốp và Uylitxơ như thế nào? Tình cảm ấy được khắc họa tập trung nhất trong hình ảnh nào? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ở đoạn cuối? (so sánh, mở ra nhiều tầng bậc) - Phát biểu ý kiến về vẻ đẹp tình yêu và lòng chung thuỷ của Pênêlốp và Uylitxơ ? - Nêu cảm nhận của em về khát vọng mãnh liệt được trở về quê hương xứ sở của Uylitxơ? * Họat động 3: Tổng kết - Ý nghĩa của đoạn trích là gì?. - Qua phân tích, em có nhật xét gì về nghệ thuật của đoạn trích.? I/ Tìm hiểu chung: 1. Tác giả và xuất xứ đoạn trích: a) Tác giả: - Hômerơ, người được coi là tác giả của hai sử thi nổi tiếng Iliat và Ôđixê là một ca sĩ hát rong, nhà thơ mù, sinh trưởng trong một gia đình nghèo bên dòng sông Mêlet vào khoảng TK IX-VIII (trước CN). b) Xuất xứ đoạn trích: - Trích khúc ca 23 của bộ sử thi Ôđixê - Tóm tắt nội dung: SGK 2.Bố cục: gồm hai đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu.... “kém gan dạ” Tâm trạng của Pênêlốp khi nghe tin chồng trở về, và khi gặp chồng. + Đoạn 2: Phần còn lại Thử thách và sum họp của hai người. 3. Đại ý: Thể hiện tâm trạng của Pê-Nê-Lốp trước tác động của nhũ mẫu, Têlêmac và trong cuộc đấu trí với Uy-Lit-Xơ. Cảnh gia đình đoàn tụ sau 20 năm xa cách. II. Đọc- hiểu văn bản 1. Tâm trạng Pênêlôp : a. Trước tác động của nhũ mẫu: - Không tin vì: + Cho rằng có thần linh giúp đỡ. + Cuộc đối dầu quá chênh lệch, một mình Uylitxơ không thể giết 108 tên vương tôn công tử. + Thời gian xa cách quá lâu (20 năm), hết hi vọng về sự sống của Uylitxơ. => thần bí hóa câu chuyện,hoài nghi và tự trấn an mình suy tư, thận trọng, tỉnh táo, không vội vàng hấp tấp b. Trước tác động của con trai: - Kinh ngạc quá đỗi, đến mức không nói nên lời. - Tin chắc cha mẹ sẽ nhận ra nhau dễ dàng vì cha mẹ có những dấu hiệu riêng . Thông minh, khôn ngoan. 2. Cuộc đấu trí giữa P và Uylitxơ: Pênêlôp Uylitxơ - phân vân, lúng túng trong ứng xử → tình cảm >< lí trí. - Sáng suốt đưa ra ý định thử thách với chồng qua đối thoại với con trai con người thận trọng, biết kìm nén tình cảm. -Sai nhũ mẫu khiêng chiếc giường bí mật ra khỏi giường . → Thử phản ứng của Uylitxơ Khôn khéo, thông minh, nặng về lí trí, rất kiên định. - Mắt nhìn xuống đất đợi xem vợ mình nói gì. - Nhẫn nại mỉm cười: + Hiểu ý định của vợ +Chấp nhận thử thách. + Tin vào trí tuệ của mình. - Gợi ý chiếc giường bí mật. - Giật mình và miêu tả lại tỉ mỉ đặc điểm, quá trình hình thành chiếc giường → Dụng ý để vợ nhận ra mình. Cao quí và nhẫn nại, tài trí thâm trầm. 3. Gia đình đoàn tụ: - Pênêlốp: Nước mắt chan hòa, ôm lấy chồng, hôn lên trên chồng. - Uylitxơ: Ôm vợ khóc dầm dề. - Hình ảnh so sánh: “Mặt đất” và “ Người đi biển bị đắm tàu mà được gặp đất liền”. Thể hiện cao độ nỗi niềm, khát khao, sung sướng của P và U khi gặp nhau. III/ Ghi nhớ: SGK 1. Nội dung: Đề cao, khẳng định sức mạnh của tâm hồn trí tuệ của con người Hi Lạp. Đồng thời làm rõ giá trị hạnh phúc gia đình khi người Hi Lạp chuyển từ chế độ thị tộc sang chế độ chiếm hữu nô lệ. 2. Nghệ thuật: - Miêu tả tâm lí nhân vật bằng thái độ, cử chỉ, dáng điệu. - Nhân vật mang đậm tâm lí sử thi: ngây thơ, chất phát nhuốm màu huyền bí, nặng về lí trí. - Giàu kịch tính. - So sánh dài đuôi, mở ra nhiều tầng bậc. D. Củng cố, dặn dò: - Qua câu chuyện này, tác giả muốn nêu lên điều gì? (Đề cao khẳng định sức mạnh của tâm hồn và trí tuệ con người HyLạp và làm rõ giá trị hạnh phúc gia đình khi người Hy Lạp chuyển đổi từ chế độ thị tộc sang chế độ chiếm hữu nô lệ.) - Theo em trong xã hội hiện nay, đoạn trích trên có ý nghĩa giáo dục đối với chúng ta không? Ý nghĩa đó là gì? (giáo dục con người lòng thủy chung, sự thận trọng, bài học về trí tuệ. Hạnh phúc thực sự chỉ đến sau thử thách) - Học bài cũ :Tìm trong bài chi tiết mà em thích nhất, giải thích vì sao? - Lập lại dàn ý cho bài làm văn số 1. E. Rút kinh nghiệm: Sử thi là loại hình văn học dân gian ra đời khi xã hội đã thoát thai bầy đàn nguyên thủy, nó có cách tư duy và xây dựng lại hình tượng nhân vật khác với các loại hình văn học dân gian ra đời sau này. Vì vậy khi giảng sử thi, chúng ta phải xuất phát từ đặc trưng tư duy của nó. Giảng sử thi không chỉ giảng về văn hóa dân gian mà còn phải giảng cả những vấn đề nghệ thuật có trong tác phẩm. Muốn làm được điều này chúng ta phải cố gắng sưu tầm tài liệu để có sự so sánh đối chiếu giữa các loại tư duy với nhau để rút ra cái chung trong sử thi nhưng cũng biết cái riêng trong từng sử thi của mỗi nước. “Mọi vấn đề chỉ bộc lộ trong so sánh và chỉ trong so sánh nó mới bộc lộ hết bản chất của nó là gì”. Tìm hiểu bối cảnh lịch sử và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm: Tác phẩm văn chương bao giờ cũng mang trên mình dấu ấn của một thời lịch sử nhất định. Vì vậy việc tìm hiểu bối cảnh lịch sử và hoàn cảnh sáng tác bao giờ cũng là một yêu cầu có tính nguyên tắc. Tóm tắt toàn bộ tác phẩm, đi sâu phân tích đặc điểm của từng nhân vật trong tác phẩm. Nhấn mạnh đặc điểm của sử thi. Trong quá trình giảng dạy có thể cho học sinh hiểu thêm về sử thi và đặc điểm của sử thi: - Thể hiện những bức tranh xã hội rộng lớn cùng với những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc. - Biểu dương chiến tích của những anh hùng dũng cảm, có phẩm chất tốt đẹp, đại diện cho lợi ích cộng đồng. - Có ngôn ngữ trang trọng, ngợi ca, gọi chung là phong cách cao cả. Trên cơ sở các đặc điểm của thể loại sử thi trên, giáo viên tiếp tục giúp học sinh soi vào các tác phẩm văn học.Phân tích khuynh hướng sử thi trong một nền văn học hay một tác phẩm văn học. Trong quá trình giảng dạy giáo viên có thể kết hợp phân tích cho học sinh khuynh hướng sử thi trong tác phẩm Đặc biệt trong tác phẩm này giáo viên phải giải thích được các thuật ngữ, điển tích để học sinh hiểu rõ hơn và đi sâu vào phân tích mổ xẻ tác phầm dễ dàng hơn. Có thể so sánh giữa cách miêu tả tâm lí nhân vật giữa sử thi Đam Săn của Việt Nam và sử thi cổ điển Ô-đi-xê của Hi Lạp qua hai đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây và đoạn trích Uy-lít-xơ trở về để thấy được sự giống nhau và khác nhau về bút pháp sử thi giữa hai tác phẩm, hai truyền thống văn học, qua đó nắm được những đặc điểm tiêu biểu của bút pháp sử thi 4.2. Kịch TÌNH YÊU VÀ THÙ HẬN (Trích Rô-mê-ô và Giu-li-et) _ U. Sêch-xpia_ A/. MỤC TIÊU: 1/. Kiến thức: - Tình yêu chân chính và mãnh liệt của tuổi trẻ vượt lên thù hận của dòng tộc. - Đặc sắc của thiên tài nghệ thuật Sêch-xpia: miêu tả tâm trạng qua ngôn ngữ độc thoại, đối thoại. 2/. Kĩ năng: - Đọc – hiểu theo đặc trưng thể loại. - Nhận biết được một vài đặc điểm cơ bản của thể loại kịch: ngôn ngữ, hành động, bố cục và xung đột kịch. - KNS: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tư duy sáng tạo. 3/. Thái độ: - Trân trọng tình yêu chân chính và cảm thương cho tấn bị kịch tình yêu vượt lên mọi ngăn cách của về thù hận của họ. B. CHUẨN BỊ: GV: SGK, SGV, thiết kế bài giảng, ảnh tác giả. HS: SGK; Đọc hiểu bài “Tình yêu và thù hận ”; tập soạn, tập học. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện học sinh 2. Kiểm tra miệng: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC * Hoạt động 1: - Tìm hiểu chung về văn hóa Phục hưng,Tác giả Seeschxpia , tác phẩm Rômeoo và Juliet. - GV giới thiệu văn hóa Phục hưng. - Căn cứ vào SGK, giới thiệu ngắn gọn những nét chính về Sếch-xpia? Nêu xuất xứ vở kịch? - Vở kịch được sáng tác theo thể loại kịch gì? - GV gọi HS đọc tóm tắt tác phẩm. - Xác định nội dung và vị trí của đoạn trích? * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản. - Tìm hiểu hình thức của các lời thoại? (6 lời đầu và 10 lời sau). GV phân nhóm cho học sinh thảo luận những câu hỏi sau: *.Tìm những cụm từ chứng minh tình yêu của Rô-mê-ô và giu-li-ét diễn ra trong bối cảnh hai dòng họ thù địch? Nỗi ám ảnh hận thù xuất hiện ở ai nhiều hơn? Vì sao? Cả hai đều nhắc đến hận thù trong khi tỏ tình để làm gì? *. Lời đối thoại, độc thoại nội tâm của Rô-mê-ô và Giu-li-ét diến ra trong bối cảnh thời gian,không gian như thế nào? Phân tích diễn biến tâm trạng của Rô-mê-ô trong đoạn trích (đặc biệt qua lời thoại đầu tiên) *. Phân tích diễn biến tâm trạng của Giu-li-ét? ( Đặc biệt qua lời thoại “Chỉ có tên họ ) - Chứng minh rằng “ tình yêu và thù hận” đã được giải quyết xong trong mười sáu lời thoại này? GV phân lớp thành 4 nhóm cho học sinh thảo luận. Các nhóm lần lượt trình bày, GV cho HS nhận xét bổ sung và chốt lại những nội dung chính. GV yêu cầu HS đi sâu vào các lời thoại để phân tích. Em có nhận xét gì về ngôn ngữ được tác giả sử dụng ở đây? * Nhưng diễn biến nội tâm của Giu-li-ét nói lên tài năng gì của nhà văn? * Hoạt động 3: Qua đoạn trích em có thể rút ra được gì về gia trị nội dung và nghệ thuật? I. Tìm hiểu chung: 1. Thời đại Phục hưng: Phong trào Phục hưng, mà cốt lõi là chủ nghĩa nhân văn: giải phóng tinh thần, tình cảm con người khỏi sự kìm hãm và trói buộc của giáo hội phong kiến, đề cao những giá trị tốt đẹp, cao quí của con người -> văn hóa phục hưng là một bước tiến kì diệu trong lịch sử văn minh Tây Âu. Những gương mặt tiêu biểu của văn hóa Phục hưng: Leônađơvanhxi, Đantê, Rabơle, Xecvantet, Sêchxpia 2. Sêch-xpia: (1564 - 1614) - Sinh ra ở một thị trấn thuộc miền Tây nam nước Anh. - Sớm vào đời kiếm sống vì hoàn cảnh gia đình sa sút. - 1585 lên Luân Đôn làm chân giữ ngựa, nhắc tuồng, diễn viên trước khi trở thành nhà viết kịch thiên tài của nước Anh. * Tác phẩm: 37 vở kịch. Một số truyện thơ dài. 154 bài Xon – nê. 3. Vở kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét: a. Xuất xứ: - Được viết khoảng 1594 - 1595. - Lấy bối cảnh tại thành Vê-rô-na ( Ý ). b. Thể loại: Kịch thơ xen lẫn văn xuôi, có 5 hồi. c. Tóm tắt: SGK/198 4. Đoạn trích: a. Vị trí đoạn trích: Lớp 2, hồi II. b. Nội dung đoạn trích: Cảnh Rô-mê-ô gặp Giu-li-ét tại vườn nhà Ca-piu-lét sau đêm vũ hội hoá trang. II. Đọc – hiểu văn bản: 1. Hình thức các lời thoại: * 6 lời thoại đầu, về hình thức là những lời thoại của từng người. Họ nói về nhau chứ không nói với nhau-> lời độc thoại nội tâm bày tỏ nỗi lòng suy nghĩ của nhân vật. - Lời độc thoại nội tâm: bày tỏ thành thật, không cần giấu diếm, chứa đựng cảm xúc chân thành, đằm thắm. - Độc thoại có hàm chứa đối thoại: làm cho lời độc thoại thêm sinh động, nhiều màu sắc. * 10 lời thoại sau là lời đối thoại thông thường. 2. Tình yêu trên nền thù hận. - Sự thù hận của hai dòng họ cứ ám ảnh cả hai người trong suốt cuộc gặp gỡ. + Rô-mê-ô: Tôi thù ghét cái tên tôi... Chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta-ghiu... Từ nay tôi sẽ không bao giờ còn là Rô- mê- ô nữa... + Giu-li-ét: Chàng hãy khước từ cha chàng và từ chối dòng họ của chàng đi, Chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thô . Nơi tử địa..họ mà bắt gặp anh.. - Nỗi ám ảnh thù hận xuất hiện ở Giu-li-ét nhiều hơn. Nàng lo lắng day dứt không chỉ cho mình mà còn cả người yêu. - Thái độ Rô-mê-ô quyết liệt hơn, chàng sẵn sàng từ bỏ dòng họ mình để đến với tình yêu. Cái chàng sợ là không có được, không chiếm được tình yêu của Giu- li- ét, sợ nàng nhìn mình bằng ánh mắt của sự thù hận ... => Cả hai đều nhắc đến thù hận song không phải để khơi dậy hay khoét sâu hận thù mà chỉ để vượt lên thù hận, bất chấp thù hận -> Quyết tâm xây đắp tình yêu. 3. Tâm trạng của Rô-mê-ô. - Đêm khuya, trăng sáng. Màn đêm thanh vắng với vầng trăng trên trời cao tạo chiều sâu cho sự bộc lộ tình cảm của đôi tình nhân-> Thiên nhiên được nhìn qua các điểm nhìn của chàng trai đang yêu do đó thiên nhiên là thiên nhiên hoà đồng, chở che, trân trọng. - Trăng trở thành đối tượng để Rô-mê-ô so sánh với vẻ đẹp không sánh được của Giu- li-ét.: + “Vừng dương” lúc bình minh. + Sự xuất hiện của “vừng dương” khiến “ả Hằng Nga” trở nên “héo hon”, nhợt nhạt... + “Nàng Giu-li-ét là mặt trời” - Mạch suy nghĩ của Rô-mê-ô hướng vào đôi mắt: “Đôi mắt nàng lên tiếng”. Đôi môi lấp lánh của Giu-li-ét cảm nhận như sự mấp máy của làn môi khi nói-> liên tưởng. - “Hai ngôi sao đẹp nhất trên bầu trời”-> so sánh được đẩy lên cấp độ cao hơn bằng sự tự vấn “Nếu mắt nàng...thế nào nhỉ?” -> khẳng định vẻ đẹp của đôi mắt, của các nét đẹp trên khuôn mặt...-> khát vọng yêu đương hết sức mãnh liệt “Kìa! Nàng tì má...gò má ấy!” - Cảm xúc của Rô-mê-ô là cảm xúc của một con người đang yêu và đang được tình yêu đáp lại, đây cũng là sự cộng hưởng kì lạ của những tâm hồn đang yêu... 4. Tâm trạng của Giu-li-ét - Qua lời độc thoại nội tâm: + Vừa gặp Rô-mê-ô, trở về phòng đứng bên cửa sổ thổ lộ nỗi lòng của mình “Chàng hãy khước từhãy thề yêu em đi” “chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi”-> Tình yêu mãnh liệt không chút che dấu, không chút ngượng ngùng, suy nghĩ chín chắn, cảm nhận được mối tình có thể sẻ trở ngại bởi sự thù hận của hai dòng họ. - Qua lời đối thoại với Rô-mê-ô. +"  Anh làm thế nào... và tới làm gì? Câu hỏi để giải toả băn khoăn vì chưa thật tin vào tình yêu mới bất ngờ của chàng. +  « Anh làm thế nào tới được chốn này..người nhà em bắt gặp nơi đây ». Câu hỏi hướng tới Rô-mê-ô cũng là để thể hiện nỗi lo lắng giằng xé tâm can Giu-li-ét. Liệu tình yêu của Rô-mê-ô có đủ sức mạnh để vượt qua bức tường rào hữu hình ở gia đình Ca-pu-lét hay không? Tình yêu của chàng có đủ sức mạnh vượt qua bức tường thù hận ở hai gia đình hay không? + «  Em chẳng đời nào muốn họ bắt gặp anh nơi đây » tế nhị chấp nhận tình yêu của Rô-mê-ô, trái tim nàng đã hoàn toàn hướng về Rô-mê-ô. => Qua ngôn ngữ sống động và đầy chất thơ nhà văn đã thể hiện được diễn biến nội tâm đầy phức tạp nhưng phù hợp với tâm trạng của người đang yêu. Thể hiện một tình yêu mãnh liệt trong trắng vượt lên trên sự hận thù truyền kiếp của hai dòng họ. 5. Tình yêu bất chấp thù hận. - Thù hận không xuất hiện như một thế lực cản trở tình yêu mà thù hận chỉ hiện qua dòng suy nghĩ của các nhân vật, song không phải là động lực chi phối hành động của nhân vật. - Tình yêu trong sáng diễn ra trên cái nền của thù hận. thù hận bị đẫy lùi chỉ còn lại tình đời, tình người bao la, phù hợp với lí tưởng nhân văn. III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: - Miêu tả tâm lí và diễn biến tâm lí nhân vật. - Ngôn ngữ độc thoại và đối thoại thể hiện sự phát triển của xung đột nhân vật. 2. Ý nghĩa văn bản: - Khẳng định vẻ đẹp của tình đời, tình người. - Thể hiện lí tưởng nhân văn qua sự chiến thắng của tình yêu chân chính trước mối thù của dòng tộc. D. Củng cố dặn dò * Bài ở tiết học này:Đọc với giọng điệu phù hợp với lời thọai của cả hai nhân vật. * Bài ở tiết học tiếp theo: Ôn tập phần văn học theo hệ thống câu hỏi ôn tập. E. Rút kinh nghiệm: Đầu tiên, người dạy phải đọc kỹ tác phẩm, bằng nhiều giọng điệu. Từ đó, nhìn nhận tác phẩm từ nhiều góc độ: đâu là dấu vết của bước đi tác giả, đâu là thái độ của nhà văn, đâu là những ý nghĩa khách quan của tác phẩm, đâu là nhận thức của cá nhân về hình tượng nghệ thuật. Khi giảng thể loại này giáo viên cần chú ý đến đặc trưng thể loại của loại hình nghệ thuật này để học sinh tránh rơi vào tình trạng học kịch mà chẳng khác gì học tác phẩm văn xuôi hay truyện ngắn.bài giảng chủ yếu dựa trên văn bản kịch nhưng đồng thời phải giúp học sinh hình dung được phần nào ánh đèn trên sân khấu kịch. Phân tích tác phẩm phải gắn liền với kết cấu, với bối cảnh, không gian, thời gian, lời thoại nhân vật, hành động, xung đột xảy ra xuyên suốt tác phẩm. Tìm hiểu khái niệm kịch và đặc trưng của thể loại này Phải xây dựng hệ thống câu hỏi. Xác định cái “tạng nghệ sĩ” của tác giả, thi pháp của tác giả biểu hiện trong tác phẩm, so sánh với các tác phẩm cùng đề tài. Xây dựng đề cương chi tiết của giáo án phải tóm tắt được, kể diễn cảm được với nhiều giọng điệu. Việc làm không thể thiếu sau khi dạy một tác phẩm là phải củng cố dặn dò cho học sinh 4.3.Tiểu thuyết HỒI TRỐNG CỔ THÀNH (Trích hồi 28- Tam quốc diễn nghĩa) - La Quán Trung - A. Mục tiêu bài học: - Hiểu được tính cách bộc trực, nóng nảy, ngay thẳng - một biểu hiện của lòng trung nghĩa của Trương Phi, sự khẳng định lòng trung nghĩa của Quan Công cũng như tình anh em kết nghĩa vườn đào của họ. - Nghệ thuật kể chuyện đặc sắc, cảm nhận được ko khí chiến trận của tác phẩm qua đoạn trích hay và tiêu biểu- Hồi trống Cổ Thành. B. Sự chuẩn bị của thầy trò: - Sgk, SGV và một số tài liệu tham khảo. - Thiết kế dạy- học. C. Cách thức tiến hành: Gv tổ chức giờ dạy- học theo cách kết hợp các hình thức đọc diễn cảm, trao đổi thảo luận. D. Tiến trình dạy- học: 1. Ổn định tổ chức lớp.: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tim hiểu phần Tiểu dẫn Thao tác 1: Tìm hiểu tác giả -Gv: Em hãy trình bày những nét chính về tác giả La Quán Trung? Thao tác 2: Tìm hiểu tác phẩm GV:Hãy nêu những hiểu biết của em về tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa ( nguồn gốc, thể loại, nội dung, giá trị của tác phẩm) Hs: Gv bổ sung: Trong ba người cầm đầu, tác giả tập trung làm nổi bật Tào Tháo là kẻ đại gian hung, Lưu Bị hiền từ nhân đức. Âm vang trong tác phẩm là cuộc chiến đấu về cả sức mạnh trí tuệ và trí tuệ của cả hai bên. GV chốt lại những ý chính cho HS nắm rõ hơn. Thao tác 3: Tìm hiểu đoạn trích GV: Hướng dẫn học sinh đọc sáng tạo (Chú ý giọng điệu Quan Công từ tốn, bình tĩnh, giọng điệu Trương Phi hấp tấp, nóng nảy). HS đọc bài Gv: Đoạn trích nằm ở vị trí nào trong tác phẩm? Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc – hiểu văn bản tác phẩm Thao tác 1: tìm hiểu nhân vật Trương Phi GV: Khi nghe Tôn Càn nói việc Quan Công dẫn hai chị đến thành của mình, Trương Phi có những phản ứng, hành động ntn? Nó cho thấy tính cách gì của Trương Phi? Vì sao Trương Phi lại có những cử chỉ và hành động như vậy? GV: Trương Phi đã buộc tội Quan Công như thế nào? Tại sao Trương Phi ko nghe lời thanh minh cho Quan Công của Tôn Càn, Cam phu nhân và Mi phu nhân? HS: GV: Việc Sái Dương xuất hiện đóng vai trò gì? Đây là chi tiết tình cờ, ngẫu nhiên hay có sự xếp đặt của tác giả? GV: Tại sao khi đầu Sái Dương đã rơi mà Trương Phi vẫn còn nghi ngờ, vẫn chưa chịu nhận anh? Trương Phi còn làm những việc gì để nhận rõ sự thực về Quan Công? Chi tiết Trương Phi khóc, lạy Vân Trường cho ta biết thêm tính cách gì của Trương Phi? Thao tác 2: Tìm hiểu nhân vật Quan Công GV: Quan Công rơi vào hoàn cảnh bất ngờ và khó khăn ntn? Vì sao nói đây là cửa quan thứ 6 với viên tướng thứ 7 đặc biệt nhất? Vì sao Quan Công chỉ một mực né tránh mũi mâu và thanh minh trong sự lúng túng? GV: Vì sao có thể đặt tên cho đoạn trích là Hồi trống Cổ Thành? (Những ý nghĩa đặc biệt của hồi trống Cổ Thành?) + Hồi trống thách thức: TP nghi ngờ QC phản bội, lệnh trong ba hồi trống phải chém đầu Sái Dương. Đây là hồi trống để thử thách lòng trung thành của QC, thử thách tài năng của QC. Hồi trống vang lên cũng có nghĩa là QC phải lao vào một cuộc chiến đối mặt với kẻ thù, đối mặt với hiểm nguy và cái chết. Tiếng trống giục giã như hối thúc nhân vật hành động. + Hồi trống minh oan: QC đã không ngần ngại chấp nhận lời thách thức của TP để khẳng định lòng trung thành của mình. Bản thân sự dũng cảm đó đã thể hiện được tấm lòng QC. Hơn thế nữa, ngay khi chưa dứt một hồi trống, đầu Sái Dương đã rơi xuống đất, và những tiếng trống tiếp theo đó chính là để minh oan cho QC. + Hồi trống đoàn tụ: Kết thúc ba hồi trống, QC giết tướng giặc, mọi nghi ngờ được hóa giải, và đó là lúc mà các anh hùng đoàn tụ. Hồi trống còn có ý nghĩa như là sự ngợi ca tình nghĩa huynh đệ, ngợi ca tấm lòng trung nghĩa của các anh hùng. Tiếng trống lúc này không còn thúc giục, căng thẳng, vội vã mà tiếng trống như reo vui chúc mừng cuộc hội ngộ của ba anh em. => Hồi trống thể hiện không khí hào hùng của chiến trận, là hồi trống thúc giục tinh thần chiến đấu, ca ngợi tài đức của các anh hùng. Đó là hồi trống thể hiện niềm vui, khẳng định niềm tin và ngợi ca chiến thắng. Thao tác 3: Tìm hiểu nghệ thuật Trình bày những đặc sắc nghệ thuật qua đoạn trích? Họat động 3: Tổng kết Em hãy nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ trong đoạn trích? HS: 1. Nội dung: 2. Nghệ thuật I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả La Quán Trung: (1330?-1400?) - Tên: La Bản, hiệu: Hồ Hải tản nhân. - Quê: Thái Nguyên (Sơn Tây- Trung Quốc). - Con người: tính cách cô độc, lẻ loi, thích ngao du. - Viết nhiều tiểu thuyết dã sử. 2. Tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa: - Tác phẩm ra đời vào đầu đời Minh (1368-1644) gồm 120 hồi. a. Nguồn gốc: - La Quán Trung căn cứ vào lịch sử, truyện kịch dân gian(thoại bản) để viết lên Tam quốc diễn nghĩa. Đến đời Thanh, Mao Tôn Cương chỉnh lí, viết lời bình..thành 120 hồi và lưu truyền đến nay b. Thể loại: -Tiểu thuyết lịch sử chương hồi(120 hồi) c. Nội dung - Kể lại quá trình hình thành và diệt vong của ba tập đoàn phong kiến Ngụy(Tào Tháo) – Thục ( Lưu Bị) – Ngô( Tôn Quyền) - Thể hiện khát vọng hòa bình, thống nhất của nhân dân d. Giá trị - Tư tưởng: + Vạch trần bản chất tàn bạo, giả dối của giai cấp thống trị + Cuộc sống loạn li, bi thảm của nhân dân và thể hiện mơ ước về một xã hội với những vua hiền, tướng giỏi -Nghệ thuật + Giá trị lịch sử, quân sự + Tài kể chuyện đặc sắc của tác giả, đặc biệt là nghệ thuật miêu tẩ các trận chiến sinh động và hấp dẫn. 3. Đoạn trích “ Hồi trống Cổ Thành” - Vị trí đoạn trích:Thuộc hồi 28 của tác phẩm. Có tiêu đề là hai câu thơ: “Chém Sái Dương anh em hòa giải Hồi Cổ Thành tôi chúa đoàn viên”. -Tóm tắt: SGK II. Đọc- hiểu văn bản: a. Hình tượng nhân vật Trương Phi: - Phản ứng của Trương Phi khi nghe xong lời Tôn Càn: + Chẳng nói chẳng rằng + Lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa + Dẫn một nghìn quân, đi tắt ra cửa bắc => tức giận, hành động bột phát, trong tâm thế chiến đấu với kẻ thù - Khi gặp Trương Phi: + Diện mạo:Mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược + Hành động: hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm QC -> dữ dội, sôi sục. + Xưng hô: mày (5 lần) – tao (3 lần) + Lập luận buộc tội Quan Công: bỏ anh => bất nghĩa hàng Tào => bất trung được phong hầu tứ tước đến đây đánh lừa tao; - đâu có bụng tốt; - đến để bắt ta đó => bất nhân => Trương Phi là người cứng cỏi, ngay thẳng, không dung thứ cho kẻ hai lòng Khi Sái Dương đến: + Nghĩ QC đem theo quân đến bắt mình + Hành động: múa bát xà mâu hăm hở xông lại đâm QC + Yêu cầu: đánh ba hồi trống, chém đầu tướng giặc “ thẳng cánh đánh trống” -> thái độ mạnh mẽ và dứt khoát của con người trung thực. => Tấm lòng trong sáng, một lòng một dạ trung nghĩa, vì lí tưởng của người anh hùng. - Khi nhận ra tấm lòng của Quan Công Trương Phi đã “ rỏ nước mắt khóc, thụp lạy Vân Trường”. => Trương Phi là người giàu tình cảm, biết chịu nghe điều phải. Dũng cảm, cương trực, trung nghĩa, nóng nảy đến thô lỗ mà lại thận trọng, khôn ngoan, hết lòng phục thiện b. Nhân vật Quan Công: - Khi gặp Trương Phi : vô cùng mừng rỡ “giao long đao, tế ngựa lại đón” - Khi bị Trương Phi hiểu lầm: + Gọi Trương Phi là “ hiền đệ” “ em”. + Lời lẽ mềm mỏng “em không biết, ta cũng khó nói” + Nhờ hai chị dâu giải thích hộ - Để minh oan: Chấp nhận thử thách => chứng tỏ lòng thực. - Chém Sái Dương khi chưa dứt một hồi trống của Trương Phi. => Quan Công là người bản lĩnh, dũng cảm, khí phách oai phong. 3. Ý nghĩa hồi trống Cổ Thành: - Biểu dương tính tình cương trực của Trương Phi. - Ca ngợi lòng trung nghĩa của Quan Công. - Ca ngợi tình nghĩa vườn đào của ba anh em: Lưu – Quan – Trương. - Hồi trống thách thức, minh oan và đoàn tụ của các anh hùng. 4. Nghệ thuật: - Tính cách nhân vật được khắc họa rõ nét - Đoạn văn giàu kịch tính, đậm đà không khí chiến trận. - Ngôn ngữ truyện sinh động, sôi nổi. - Lối kể chuyện giản dị, hấp dẫn. III. Tổng kết: 1. Nội dung - Xây dựng hình tượng các anh hùng thời tam quốc với những nét đẹp của lòng trung nghĩa, trọng chữ tín. Đặc biệt là nhân vật Trương Phi. - Hồi trống chứa đựng linh hồn đoạn trích, đó là hồi trống thách thức, minh oan, đoàn tụ. - Biểu dương lòng trung nghĩa, khí phách anh hùng của Trương Phi và Quan Công. 2. Nghệ thuật - Xây dựng tính cách nhân vật độc đáo, đặc sắc; - Xung đột kịch rõ nét. - Sử dụng nhiều từ cổ, lối văn biền ngẫu - Xây dựng nhân vật điển hình mang tính tượng trưng, tính cách nhân vật được bộc lộ qua hành động E.Củng cố, dặn dò: Yêu cầu học sinh : - Làm phần luyện tập. - Soạn đoạn trích: Tào Tháo uống rượu luận anh hùng. F. Rút kinh nghiệm: - Tìm hiểu rõ đặc trưng thể loại, giới thiệu tác giả tác phẩm. - Tóm tắt được tác phẩm và rút ra nội dung của toàn bài. - Tìm hiểu bối cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm. Mỗi tác phẩm văn học nói chung đều hình thành trong một hoàn cảnh cụ thể, trong đó các yếu tố: lịch sử, xã hội, văn hoá đều ít nhiều chi phối tới nội dung tư tưởng của tác phẩm. - Nắm vững giá trị nội dung và nghệ thuật mà tác phẩm đã gửi gắm. 4.4. Văn xuôi Tiết:76-77 - Đọc văn Ngày soạn: 25/4/2016 THUỐC (Lỗ Tấn) A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức : Giúp học sinh: - Hiểu được thái độ của Lỗ Tấn trước thực trạng mê muội của người Trung Hoa trước Cách mạng Tân Hợi (1911) cũng như mong mỏi của tác giả về sự thức tỉnh của họ; - Nắm được đặc sắc cơ bản của truyện ngắn Lỗ Tấn : cô đọng, súc tích, giàu tính biểu tượng. 2. Kỹ năng: Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại (văn bản tự sự, truyện dịch). 3. Thái độ: Giáo dục thái độ yêu mến, trân trọng nhà văn Lỗ Tấn và những sáng tác của ông. Bồi dưỡng các em có nhận thức đúng đắn trong cuộc sống, biết phân biệt nỗi niềm đau thương mất mát với những mê muội, có tinh thần lạc quan tin tưởng vào cuộc sống. B/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS : 1.Chuẩn bị của GV: SGK,SGV,Gíao án, tranh ảnh về tác giả , tác phẩm. 2.Chuẩn bị của HS: Đọc SGK, Tài Liệu Tham Khảo chuẩn bị cho bài mới theo hướng dẫn học bài trong SGK. C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: ( 1’) 2. Kiểm tra bài cũ : (5’) Câu 1: Tại sao Nguyễn Khải đặt tên cho tác phẩm của mình là “Một người Hà Nội”? Nêu nội dung chính của truyện? Câu 2: Nhân vật bà Hiền được thể hiện qua cái nhìn của ai? Giới thiệu vài nét về bà Hiền? Vì sao tác giả gọi bà Hiền là "một hạt bụi vàng của Hà Nội"? 3. Bài mới : Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức ?: Trình bày một vài nét về tác giả Lỗ Tấn - GV yêu cầu HS tự đọc phần Tiểu dẫn để trả lời câu hỏi sau: Buổi tìm đường, nhận đường để đến với văn chương của Lỗ Tấn là một hành trình rất dài . Phần Tiểu dẫn đã cho anh (chị) biết gì về hành trình đó? Vì sao Lỗ Tấn lại chọn nghề văn?Quan điểm sáng tác văn chương của Lỗ Tấn? ?: Cho biết hoàn cảnh ra đời truyện ngắn “Thuốc”? I. ĐỌC –TÌM HIỂU CHUNG: 1. Tác giả - Tên thật: Chu Thụ Nhân, Lỗ Tấn là bút danh (lấy từ họ mẹ và chữ Tấn hành). Quê tỉnh Chiết Giang, miền Đông Nam Trung Quốc. - Trước khi trở thành nhà văn, Lỗ Tấn đã nhiều lần đổi nghề với những động cơ khác nhau (hàng hải, khai thác mỏ, y, văn nghệ). - Mục đích sáng tác: Dùng ngòi bút để phanh phui các "căn bệnh tinh thần" của quốc dân và lưu ý mọi người tìm phương thuốc chữa chạy. - Quan điểm sáng tác: Phê phán những căn bệnh tinh thần khiến quốc dân mê muội, tự thoả mãn, "ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ". - Tác phẩm chính: AQ chính truyện, Gào thét, Bàng hoàng, Truyện cũ viết theo lối mới Þ Là nhà văn CM xuất sắc của Trung Quốc, có tư tưởng yêu nước tiến bộ. 2. Tác phẩm. * Hoàn cảnh sáng tác - Truyện ngắn “Thuốc” được viết vào năm 1919, vào lúc cuộc vận động Ngũ Tứ bùng nổ. Tác phẩm tập trung vạch rõ nguyên nhân căn bệnh “đớn hèn” của dân tộc Trung Hoa, đó là do nhân dân chìm đắm trong mê muội lạc hậu, những người cách mạng thì hoàn toàn xa lạ với nhân dân. Từ đó nhà văn cảnh báo: Người Trung Quốc cần suy nghĩ nghiêm túc về một phương thuốc để cứu dân tộc. GV hướng dẩn HS đọc- hiểu văn bản. Thuốc (Bánh bao tẩm máu người) Con bệnh lao Người tử tù Gia đình Hoa Thuyên và đám đông quần chúng Pháp trường Quán trà Bãi tha ma Vòng hoa trên mộ Hạ Du Đêm thu gần về sáng Buổi sớm mùa xuân ? Anh chị hãy trình bày phần tóm tắt tác phẩm “Thuốc” ? ?: Vậy mối quan hệ giữa “Thuốc” với đám đông quần chúng và con bệnh lao tiểu Thuyên cho anh chị biết điều gì về ý nghĩa tác phẩm? +Thuốc ở đây được làm từ những vị gì? Để chữa bệnh cho ai? Tại sao mọi người đều tin thuốc đó có khả năng chữa bệnh? “Thuốc” đã chứng tỏ công hiệu của nó như thế nào? Qua kết cục ấy, tác phẩm muốn nói điều gì ? + Con bệnh có được tự lựa chọn thuốc cho mình không ? Ai là người áp đặt phương thuốc cho con bệnh? Phương thuốc họ áp đặt cho con bệnh rốt cuộc có phải là thuốc chữa được bệnh thật sự không? ?: Vậy từ đó anh (chị) hiểu được thông điệp gì nhà văn gửi gắm phía sau ?). ?: Vị thuốc chữa bệnh cho tiểu Thuyên đã được “pha chế” như thế nào? Thái độ của đám đông quần chúng trước nhân vật người tử tù gợi cho anh chị hiểu gì về tầng nghĩa thứ ba của tác phẩm? - Sau khi HS trả lời,GV nhận xét, bổ sung, chốt lại vấn đề. ?: Qua những lời bàn luận của các nhân vật trong quán trà Hoa Thuyên, anh (chị) hiểu gì về nhân vật Hạ Du? ?: “ Thuốc” còn bộc lộ niềm tin tưởng mãnh liệt vào tiền đồ tươi sáng của cách mạng . Anh (chị )đã đọc thấy điều đó như thế nào ở chi tiết vòng hoa trên mộ Hạ Du ? Sau khi HS phân tích ý nghĩa chi tiết vòng hoa trên mộ Hạ Du. GV nhận xét, bổ sung, chốt lại vấn đề. ?: Thử nêu ý nghĩa văn bản “Thuốc”? II- ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: Đọc và tóm tắt tác phẩm: 2 . Phân tích a. Hình tượng “Thuốc” – Bánh bao tẩm máu người và ý nghĩa nhan đề tác phẩm * Đám đông quần chúng - Thuốc – Con bệnh: + Vị thuốc trong tác phẩm được làm nên từ những yếu tố rất kì quái, thiếu khoa học. Để chữa bệnh lao cho tiểu Thuyên, vợ chồng lão Hoa Thuyên và tất cả đám đông quần chúng đều thật bụng và ngu dốt tin rằng máu người có thể có công hiệu . Cho nên mới có một vị thuốc để chữa bệnh lao được gọi là bánh bao tẩm máu người.Câu chuyện tìm thuốc và chữa bệnh gợi ấn tượng cho người đọc nhớ lại không khí thời trung cổ, nhưng chính thực lại đang diễn ra ở nước Trung Hoa thời Lỗ Tấn, một Trung Hoa đình đốn trì trệ, tự thỏa mãn. Cho nên tầng nghĩa thứ nhất trong tác phẩm là: tác giả nói với người đọc về câu chuyện chữa bệnh lao.Bài thuốc mà cha mẹ tiểu Thuyên nâng niu như nhà hiếm muộn mười đời độc đinh nâng niu con rốt cuộc đã không cứu được mạng con . Ở tầng nghĩa này tác phẩm có chủ đề chống mê tín dị đoan. + Mọi người trong “Thuốc” đều đặt hết tin tưởng , “cam đoan thế nào cũng khỏi”, “lao gì mà ăn chả khỏi”. Và họ đem cái ngu dốt, thiếu khoa học ấy áp đặt cho con bệnh. Một người như tiểu Thuyên không được phép lựa chọn và tìm lấy phương thuốc cho căn bệnh trầm trọng của mình . Bệnh nhân chỉ có thể thụ động chấp nhận phương thuốc mà cha mẹ và những người khác đem đến, dù kết quả rất đau xót là phải trả bằng tính mạng. Cho nên tầng ý nghĩa thứ hai mang tính chất khai sáng của tác phẩm: mọi người phải giác ngộ ra thứ thuốc vốn được sùng bái này là thuốc độc. Đừng có nhắm mắt dùng liều thứ thuốc độc đó.Thế hệ trẻ phải độc lập suy nghĩ, có quyền quyết định tương lai của mình. Người Trung Quốc cần phải tỉnh giấc, không được ngủ mê mãi “trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”. * Người tử tù - Thuốc – Đám đông quần chúng: Liều thuốc trong tác phẩm trớ trêu là được pha chế bởi máu của người cách mạng Hạ Du - một người đã dám dũng cảm hiên ngang, xả thân vì nghĩa lớn, ngã xuống vì sự nghiệp giải phóng nhân dân, trong đó có cả những người như bố mẹ tiểu Thuyên, ông Ba, bác Cả Khang, Thế nhưng quần chúng lại dửng dưng mua máu của người cách mạng về chữa bệnh chẳng khác nào mua máu súc vật. Họ còn điềm nhiên bàn tán, cười cợt về hành động của Hạ Du khi anh ở trong ngục. Họ phàn nàn vì không kiếm chác được trong vụ này so với số tiền hai mươi lạng bạc trắng xóa cụ Ba được thưởng vì đã có thành tích tố giác cháu ruột Sự trớ trêu đó gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ, đặt ra câu hỏi đầy ám ảnh với chúng ta:Vì đâu quần chúng lại mê muội đến như vậy? Phải chăng vì người cách mạng còn xa rời quần chúng? Phải chăng vì sự ngu dốt, rã rời ? Cho nên ở tầng nghĩa thứ ba, tác giả đặt vấn đề : Phải tìm một phương thuốc để làm cho quần chúng giác ngộ cách mạng và làm cho cách mạng gắn bó với quần chúng. Phương thuốc ấy là gì,là như thế nào thì chính Lỗ Tấn cũng chưa có câu trả lời. b. Hạ Du – Hình ảnh tượng trưng cho những người cách mạng Tân Hợi * Người bị chết chém ở pháp trường đêm thu gần về sáng hôm ấy, theo như lời bác Cả Khang, chính là Hạ Du. Anh đã dũng cảm , dám xả thân vì sự nghiệp chung. Câu tuyên truyền của Hạ Du với lão Nghĩa mắt cá chép “Thiên hạ nhà Mãn Thanh chính là của chúng ta” cho thấy lý tưởng cao đẹp về độc lập tự do cho đất nước, hạnh phúc cho đồng bào mình ở Hạ Du. Bị bắt vào ngục, Hạ Du vẫn tỏ rõ khí tiết vững vàng của người cách mạng, “nằm trong tù rồi mà còn dám rủ lão đề lao làm giặc”... * Nhưng Hạ Du cũng là người rất cô đơn . Đây là con người giác ngộ sớm giữa cái cộng đồng đang còn ngái ngủ của anh ta. Bi kịch cô đơn của người cách mạng giác ngộ sớm cũng là nội dung quen thuộc trong tác phẩm Lỗ Tấn . Họ là những người “đi trước buổi bình minh ”. Cho nên quần chúng ngủ mê gọi họ là điên (Nhật ký người điên, Đèn không tắt ). Trong “Thuốc”, mặc dù lý tưởng lật đổ ngai vàng, đánh đuổi ngoại tộc , giành lại độc lập của Hạ Du cao cả và đẹp đẽ như thế nhưng quần chúng tỏ ra chẳng hiểu gì về anh.Họ gọi anh là “thằng qủi sứ ”, “thằng nhãi con” , cho việc anh làm đơn giản là của một người khùng “không muốn sống nữa thế thôi” . Họ bực tức vì không kiếm được “nước mẹ gì” từ cái chết của anh . Anh chịu án chém , đến áo Hạ Du cởi ra lão Nghĩa cũng lấy mất .Cụ Ba xem cháu là giặc nên đem thằng cháu ra đầu thú để tránh thảm họa “cả nhà mất đầu” và chiếm 20 lạng bạc trắng xóa bỏ túi chẳng phải cho ai một đồng kẽm. Lão Nghĩa mắt cá chép đánh anh ta vì tội dám rủ đề lao làm giặc . người râu hoa râm bình luận đánh cái đồ ấy thì thương hại gì. Tất cả mọi người đều có nét mặt “ngơ ngác” không hiểu gì cả , cùng hùa nhau mà phụ họa rằng anh điên , điên thật rồi. Đến người thân thiết nhất trong gia đình là mẹ của anh ta cũng không hiểu việc làm của con mình . Người mẹ cũng cho rằng anh chết oan (oan con lắm Du ơi ).Thế nên quần chúng mua máu của anh ta để chữa bệnh cũng là lẽ tự nhiên . à Hạ Du chính là hình ảnh tượng trưng cho những người cách mạng Tân Hợi . Cuộc cách mạng này trên thực tế đã đánh đổ được chế độ phong kiến. Nhưng nhược điểm của nó là xa rời quần chúng, quần chúng không được giác ngộ; mặt khác lại mang tính chất nửa vời , thay thang nhưng không đổi thuốc, cội rễ của chế độ phong kiến không bị đánh bật , đời sống xã hội không có gì thay đổi . Qua nhân vật Hạ Du , tác giả bày tỏ sự kính trọng và lòng thương cảm sâu xa đối với những chiến sĩ của cách mạng Tân Hợi . Một chi tiết thấp thoáng ở trong tác phẩm đó là cái nhà bia mục nát ở ngã ba đường gắn với không gian pháp trường khi lão Hoa Thuyên đi lấy thuốc về chữa bệnh cho con, nhà bia có bốn chữ thiếp vàng đã nhạt màu: Cổ Đình Khẩu . Chi tiết này gợi ký ức về người anh hùng liệt sĩ Thu Cận. Thu Cận là một nhà nữ cách mạng tiên phong, từng du học ở Nhật, tham gia cách mạng, bị trục xuất về nướ. Bà là người lập tờ Trung Quốc nữ báo đầu tiên tuyên truyền bình đẳng nam nữ.Thu Cận tham gia chuẩn bị khởi nghĩa với Từ Tích Lân, bị bắt và hành hình lúc 32 tuổi , nơi hành hình là Cổ Hiên Đình Khẩu. Thu cận là biểu tượng của lớp thanh niên giác ngộ sớm lúc bấy giờ. Truy điệu Hạ Du, cũng là truy điệu Thu Cận và cả một lớp người cách mạng giác ngộ sớm , những dũng sĩ “bôn ba trong vắng lặng” . c. Vòng hoa trên mộ Hạ Du - niềm tin mãnh liệt của tác giả vào tiền đồ của cách mạng . - Trong “Tựa viết lấy”, Lỗ Tấn tâm sự: () có lúc không thể không gào thét lên mấy tiếng, để an ủi những kẻ dũng sĩ đang bôn ba trong chốn quạnh hiu, mong họ ở nơi tiền khu được vững tâm hơn. () Nhưng đã gào thét thì phải gào thét theo mệnh lệnh của chủ tướng. Cho nên đôi khi tôi không ngại viết những điều xa với sự thực. Trong truyện “Thuốc” bỗng dưng tôi thêm một vòng hoa trên nấm mộ anh Du”. à Như vậy chi tiết vòng hoa trên mộ Hạ Du gửi gắm niềm lạc quan của tác giả, là tấm lòng ông gửi đến những người liệt sĩ. - Vòng hoa nhỏ thôi, được xếp khum khum, có hoa trắng hoa hồng đang xen với nhau. Hoa không có gốc, không phải dưới đất mọc lên. Vậy ai đã đến đây? Thế là thế nào? Câu hỏi đầy băn khoăn, nghi hoặc của người mẹ, vừa bàng hoàng, vừa sửng sốt vì có người đã hiểu con mình. Có người đã hiểu sự hi sinh cao cả của Hạ Du, lí tưởng đẹp đẽ của anh và bày tỏ lòng cảm phục thương tiếc anh bằng một vòng hoa kia. Nhà văn vẫn vững tin vào tiền đồ cách mạng. à Những bông hoa trắng, hoa hồng trên mộ Hạ Du đã gửi đến người đọc thông điệp: máu của người tử tù đã thức tỉnh một bộ phận quần chúng; đã có người hiểu được cái chết vinh quang của họ và tâm nguyện bước theo những bước chân khai phá mở đường của họ. - Cùng với chi tiết vòng hoa trên đầu mộ Hạ Du, chi tiết về bước chân vượt qua con đường mòn ngăn cách hai bên nghĩa địa của bà mẹ tiểu Thuyên và sự vận động biến chuyển của thời gian nghệ thuật trong tác phẩm, từ đêm thu lạnh lẽo tăm tối, đến buổi sớm mùa xuân thanh minh trong sáng, cũng nói lên nhiều điều đối với độc giả về niềm lạc quan trước tương lai cách mang ở nhà văn Lỗ Tấn. 3 . Ý nghĩa văn bản: - Người Trung Quốc cần có một thứ thuốc để chữa trị tận gốc căn bệnh mê muội về tinh thần. - Nhân dân không nên “ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt” và người cách mạng thì không nên “bôn ba trong chốn quạnh hiu”, mà phải bám sát quần chúng để vận động, giác ngộ họ. Hướng dẫn HS tổng kết bài học: - Anh (chị) hãy tổng kết về nội dung và những đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn “Thuốc”. - GV mời một vài em đọc lời tổng kết, sau đó nhắc HS mở sách giáo khoa và đọc phần Ghi nhớ. III- TỔNG KẾT: Nội dung:  Thuốc là hồi chuông cảnh báo về sự mê muội, đớn hèn của người Trung Hoa vào cuối thế kỉ XIX và sự cấp thiết phải có phương thuốc chữa bệnh cho quốc dân: làm cho người dân giác ngộ cách mạng và cách mạng gắn bó với nhân dân. Với cốt truyện đơn giản, cách viết cô đọng, giàu hình ảnh mang tính biểu tượng, Thuốc của Lỗ Tấn thể hiện một nội dung sâu sắc: một dân tộc chưa ý thức được bệnh tật của mình và chưa có được ánh sáng tư tưởng cách mạng, dân tộc đó vẫn chìm đắm trong mê muội. Nghệ thuật: + Không gian : Tù hãm, ẩm mốc, bế tắc → bức tranh điển hình của nước Trung Hoa nghèo nàn, lạc hậu, u ám, nặng nề.  + Thời gian nghệ thuật có tiến triển: Từ mùa thu trảm quyết đến mùa xuân hi vọng. Mạch tư duy lạc quan của tác giả hướng về tương lai đất nước Trung Quốc. Văn phong: Cốt truyện dung dị, trầm lắng, sâu sắc. Truyện cô đọng, hàm súc mang kích thước của một truyện dài. - Xây dựng nhiều hình ảnh mang ý - Thời gian và không gian nghệ thuật đặc sắc. D/ Luyện tập - Củng cố bài học: (3’) Ý nghĩa của chi tiết: nghĩa địa người chết chém bên trái, nghĩa địa người chết bệnh, chết nghèo bên phải, chia cắt bởi một con đường mòn? E/ Hướng dẫn tự học: (1’) Lỗ Tấn đã cảm nhận được “căn bệnh” của người dân Trung Hoa như thế nào trong truyện ngắn Thuốc ? F/. Kinh nghiệm: Đối với tác phẩm truyện, cốt truyện đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Nắm được cốt truyện với các trình tự: mở đầu, vận động, kết thúc tức là đã nắm được “quá trình đời sống cụ thể tạo nên nội dung của truyện Phân tích tình huống truyện Tình huống là “cái tình thế nảy ra truyện”, là “lát cắt” của đời sống mà qua đó có thể thấy được cả trăm năm của đời thảo mộc, là “một khoảnh khắc mà trong đó sự sống hiện ra rất đậm đặc”, “khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người, thậm chí cả một đời nhân loại”(Nguyễn Minh Châu). Nhiều nhà nghiên cứu còn cho rằng tình huống là hạt nhân của truyện ngắn, “chọn được tình huống hấp dẫn coi như việc viết truyện đã xong”(Nguyễn Minh Châu). Phân tích nhân vật theo diễn biết cốt truyện, tức là theo các tình tiết, sự kiện, biến cố đang diễn ra. “Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ước lệ, không thể bị đồng nhất với con người có thật, ngay cả khi tác giả xây dựng nhân vật với những nguyên mẫu có thật. Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người. Phân tích hành động, nội tâm, ngôn ngữ nhân vật. Hành động, hành vi, cử chỉ của nhân vật là những tín hiệu quan trọng cung cấp thêm những thông tin cho bức tranh toàn diện về nhân vật. Vì vậy, khi giảng chúng tôi luôn chú trọng cho học sinh tìm hiểu những chi tiết này. Phân tích mối quan hệ giữa các nhân vật, giữa nhân vật với hoàn cảnh xung quanh. Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật. Phân tích kết cấu của tác phẩm. Xác định giá trị tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm. 4.5. Thơ Tuần 16 Ngày soạn: 25/04/2016 Tiết PPCT: 47 CẢM XÚC MÙA THU Đỗ Phủ ) A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu được tâm trạng buồn rầu của nhà thơ trong cảnh đất nước loạn li: nỗi nhớ quê hương và nỗi nhớ ngậm ngùi xót xa cho thân phận của người xa quê - Biết thêm một khía cạnh và đặc điểm của thơ đường luật: kết cấu chặt chẽ, tính cô đọng, hàm súc của hình ảnh và ngôn ngữ thơ B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG,THÁI ĐỘ 1. Kiến thức - Cảnh buồn mùa thu và tâm trạng con người cũng buồn như cảnh - Qua việc tiếp nhận văn bản, củng cố những kiến thức đã học về hình thức và đặc điểm nghệ thuật của thơ Đường luật 2. Kĩ năng - Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại - Phân tích cảm hứng nghệ thuật, hình ảnh, ngôn từ và giọng điệu thơ 3. Thái độ: cảm thông chia sẻ với cuộc sống, tấm lòng của nhà thơ. C. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, gợi mở, phân tích D. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Ổn định lớp. 2. Bài cũ: Đọc thuộc lòng và phân tích bài thơ “tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” 3.Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt - Hs đọc tiểu dẫn ở sgk. ? em hãy nêu những nét chính về tác giả? ? Kể tên một vài tác phẩm tiêu biểu của Đỗ Phủ mà em biết ? ? Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ «  cảm xú mùa thu » ? ? Bố cục bài thơ? ? Cảnh mùa thu được thể hiện qua những hình ảnh nào? ? So sánh nguyên tác và dịch thơ: ? Em có nhận xét gì về cảnh đó ? bút pháp nghệ thuật. ? Nhà thơ tiếp tục miêu tả hính ảnh thiên nhiên thể hiện chính tâm trạng mình ? nhận xét hình ảnh đó? ? ở hai câu cuối là sự xuất hiện của âm thanh một cách đột ngột, tại sao lại như vậy? ? Âm thanh đó tượng trưng cho điều gì? ? ? Qua cảnh sống đó em có suy nghĩ gì về cuộc của nhà thơ. ? Hãy phát biểu những thu nhận của em về giá trị nghệ thuật và nội dung bài thơ. I. GIỚI THIỆU CHUNG: 1. Tác giả: - Đỗ Phủ ( 712 – 770) - Là nhà thơ hiện thực vĩ đại, được người Trung Quốc tôn vinh là “ Thi thánh” 2. Tác phẩm: - Sáng tác trong thời gian Đỗ Phủ đang đưa gia đình đi chạy nạn ở Qùy Châu (766). - Là bài mở đầu của tập thơ Thu hứng ( 8 bài) và được xem như “ Cương lĩnh sáng tác” của cả chùm thơ. 3. Bố cục: (2 phần) + Cảnh thu (4 câu đầu). + Tâm trạng của nhà thơ (4 câu sau). II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1. Đọc – hiểu chú thích 2. Tìm hiểu văn bản a. Cảnh mùa thu: - Hình ảnh: Rừng phong: sương móc trắng xoá: Sắc thu tiêu điều, bi thương, tàn tạ - Địa danh: Núi Vu, kẽm Vu: vùng núi hùng vĩ, hiu hắt, hiểm trở - Lòng sông: sóng dữ dội - Cửa ải : mây âm u sà giáp mặt đất. -> Hình ảnh vận động đối lập, cường điệu =>Ngòi bút chấm phá, tả cảnh ngụ tình, bằng những yếu tố gợi buồn khiến lòng người cũng buồn như cảnh + Câu 1: Nguyên tác: trắng xoá- dày đặc Dịch thơ: lác đác- mật độ thưa thớt, ít ỏi. " Dịch thơ làm mất sắc thái tiêu điều của rừng phong. + Câu 2: So với nguyên tác, bản dịch làm mất các địa danh cụ thể b. Nỗi niềm của nhà thơ: - Khóm cúc nở hoa hai lần, con thuyền lẻ loi, tiếng chày đập vải -> Gắn với mối tình nhà khiến lòng khách xa sứ thêm sầu não - Hai động từ + khai tha nhật lệ: nở ra nước mắt + hệ cố viên tâm: buộc vào trái tim - Hai số từ: + lưỡng: hai, số nhiều + nhất: một, duy nhất, mãi mãi -> Tầm nhìn thay đổi từ xa đến gần, tâm trạng cô đơn lẻ loi buồn nhớ của tác giả - Hai câu cuối : đột ngột, dồn dập âm thanh của tiếng dao, thước, tiếng chày -> nỗi buồn nhớ quê, nhớ người khiến lòng thêm ảo não, lo âu cho đất nước => Bài thơ không miêu tả trực tiếp xã hội nhưng vẫn mang ý nghĩa hiện thực sâu sắc và chan chứa tình đời III. TỔNG KẾT a. Nghệ thuật : - Bút pháp chấm phá, tả cảnh ngụ tình. - Kết cấu chặt chẽ, hình ảnh đặc trưng, ngôn từ nhiều tầng nghĩa, giọng điệu và âm hưởng thơ thể hiện đúng tâm trạng u buồn b. Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện nỗi buồn riêng thấm thía và tâm sự chứa chan lòng yêu nước thương đời của tác giả E. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC : - Học thuộc lòng bài thơ - Kể tên một vài bài thơ cùng đề tài mùa thu của nhà thơ Việt Nam. - Chuẩn bị bài «  Thơ Hai-cư » bài 1,2,3,6 + Soạn, trả lời theo câu hỏi trong sách giáo khoa + Nắm đặc điểm thể loại. F. Kinh nghiệm: - Trong thơ Đường cũng cần được học sinh hiểu biết trước khi đi sâu vào tìm hiểu những bài thơ của Lý Bạch, Đỗ Phủ, Hạ Tri Chương. Đặt tác phẩm trong mối tương quan văn hoá của hai dân tộc sẽ giúp cho việc nghiên cứu tác phẩm cụ thể nhận ra và làm phong phú hơn đời sống tâm hồn và tình cảm dân tộc của mỗi người khi tiếp xúc với tác phẩm. - Nắm được đặc trưng thi pháp thơ Đường. - Ngôn ngữ thơ Đường: - Luật thơ Đường: - Muốn giảng dạy thơ Đường phải cảm thụ đúng mà muốn thế phải hiểu nguyên tắc cảm hứng một chiều và song song với nó phải hiểu thi pháp mà nhà thơ đã vận dụng để triển khai cảm hứng ấy. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ sách giáo khoa Ngữ Văn THCS, Nxb giáo dục Việt Nam 2. Bộ sách giáo khoa Ngữ Văn THPT, Nxb giáo dục Việt Nam 3. Lê Nguyên Cẩn (chủ biên, 2006), Tác gia tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 4.Tạ Đức Hiền (1998), Thơ văn nước ngoài trên trang sách phổ thông trung học, Nxb Hải Phòng. 5. Nguyễn Thị Lan (2010), Văn học nước ngoài trong nhà trường, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 6. Nhiều tác giả (2000), Những chân trời văn chương, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 7. Phùng Văn Tửu (2008), Cảm thụ giảng dạy văn học nước ngoài, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 8. Tham khảo trên thông tin mạng internet. 9. Nguyễn Văn Hạnh, (2011), Giảng dạy văn học nước ngoài ở trường trung học phổ thông - Thực trạng và giải pháp , Mã số: B 2010 - 27 - 93. 10. Nhiều tác giả (2014), Văn học và ngôn ngữ- những góc nhìn mới, Nxb Đại học Vinh. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnang_cao_chat_luong_day_hoc_tac_pham_van_hoc_nuoc_ngoai_trong_nha_truong_trung_hoc_pho_thong_9873.doc
Luận văn liên quan