MỤC LỤC
Trang
Mở đầu 05
Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức 12
1.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về trí thức 12
1.2. Nội dung xây dựng đội ngũ trí thức theo quan điểm của Hồ Chí Minh 22
Chương 2: Xây dựng đội ngũ trí thức huyện Quảng Xương - Thanh Hoá
dưới sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh 43
2.1. Tinh hình xây dựng đội ngũ trí thức huyện Quảng Xương - Thanh Hoá 43
2.2. Định hướng và một số giải pháp xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức
Quảng Xương - Thanh Hóa hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh 62
Kết luận 80
Danh mục tài liệu tham khảo 83
Phụ lục 84
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức là một nội dung quan trọng trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá rất cao vai trò của đội ngũ trí thức. Người luôn quan tâm đến công tác giáo dục, bồi dưỡng và tạo điều kiện để trí thức tham gia tích cực và có hiệu quả vào sự nghiệp cách mạng. Theo Người: “Trí thức không bao giờ thừa, chỉ có thiếu trí thức mà thôi”[26; 36]. Tuỳ theo yêu cầu nhiệm vụ của từng giai đoạn cách mạng cụ thể, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên mục tiêu, nội dung của công tác xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ trí thức cho phù hợp. Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, hơn 80 năm qua, Đảng ta luôn quan tâm, chú trọng xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức. Đảng ta khẳng định: “Trong mọi thời đại, trí thức luôn là nền tảng tiến bộ xã hội, đội ngũ trí thức là lực lượng nòng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức”[04; 81].
Trước tình hình thế giới đang có những biến chuyển nhanh chóng, phức tạp. Khoa học - công nghệ phát triển như vũ bão, quá trình quốc tế hoá và toàn cầu hoá diễn ra ngày một nhanh chóng, luôn đặt ra những thuận lợi cơ bản và những thách thức to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia - dân tộc. Ở nước ta, toàn Đảng, toàn dân đang đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, phát triển nền “kinh tế tri thức”, xem khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo là thành phần quan trọng, quyết định trong chiến lược phát triển đất nước nhanh và bền vững. Tình hình đó đặt ra yêu cầu ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực nói chung và yêu cầu, trách nhiệm của mỗi trí thức đối với sự nghiệp đổi mới đất nước lại trở nên bức thiết hơn bao giờ hết.
Đảng ta nhận định: “Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đội ngũ trí thức trở thành nguồn lực đặc biệt quan trọng, tạo nên sức mạnh của mỗi quốc gia trong chiến lược phát triển”[04; 81]. Chính vì vậy, một trong những mục tiêu cơ bản Đảng ta đề ra trong Hội nghị Trung ương 7, khoá X là: “Đến năm 2020, xây dựng đội ngũ trí thức lớn mạnh, đạt chất lượng cao, số lượng và cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, từng bước tiến lên ngang tầm với trình độ của trí thức các nước trong khu vực và trên thế giới. Gắn bó vững chắc giữa Đảng và Nhà nước với trí thức, giữa trí thức với Đảng và Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh công - nông - trí”[04; 90].
Hưởng ứng và thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, trong thời gian qua, công tác xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức tại huyện Quảng Xương - Thanh Hoá luôn được các cấp, các ngành, các tổ chức quan tâm thực hiện và đã đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, công tác xây dựng đội ngũ trí thức ở huyện Quảng Xương - Thanh Hoá trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá còn có nhiều vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu: một số cán bộ đảng và chính quyền chưa nhận thức đúng về vai trò, vị trí của trí thức, đánh giá sử dụng trí thức không đúng năng lực và trình độ, coi trọng vốn tiền, vật chất mà chưa coi trọng nguồn nhân lực có trình độ cao Đồng thời, cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu khoa học đồng bộ về công tác xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức huyện Quảng Xương - Thanh Hoá. Vì vậy mà việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức chưa đúng với tiềm năng, chưa đầy đủ, không thường xuyên, thiếu sáng tạo và có khi mang tính chất hình thức.
Nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng, vai trò của đội ngũ trí thức cũng như công tác đào tạo con người mới trong xã hội mới - xã hội chủ nghĩa, cùng với việc bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau trong tư tưởng Hồ Chí Minh, xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ mới của các h mạng, từ chủ trương của Đảng và Nhà nước thì việc học tập, quán triệt sâu sắc và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng đội ngũ trí thức Quảng Xương - Thanh Hóa nhằm đáp ứng yêu cầu mới của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước có ý nghĩa lý luận, thực tiễn, cấp thiết và lâu dài.
Với những lý do cơ bản trên, tôi chọn vấn đề: “Nâng cao chất lượng đội ngũ trí thức ở huyện Quảng Xương (Thanh Hoá) hiện nay dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu cho khoá luận của mình.
111 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3211 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ trí thức ở huyện Quảng Xương (Thanh Hoá) hiện nay dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n, trình độ khoa học và công nghệ còn thấp, nhu cầu áp dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống của xã hội của huyện chưa cao… Cơ sở vật chất còn thiếu thốn nhiều, kể cả về giáo dục đào tạo và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Do đó, chưa tạo được tiền đề, không đủ đáp ứng về cơ sở vật chất để trí thức có thể vận dụng và sử dụng tay nghề, trình độ của bản thân… nên về làm việc và cống hiến cho huyện nhà là rất khó khăn.
Ngoài ra, trí thức Quảng Xương còn một số hạn chế như: Số lao động trí óc có đào tạo cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ còn đạt tỷ lệ thấp; cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý, số lượng trí thức chủ yếu tập trung trong một số lĩnh vực như y tế, giáo dục - đào tạo; phương pháp tư duy sáng tạo, năng lực tổ chức, điều hành công việc, trình độ ngoại ngữ, mối quan hệ hợp tác với các đồng nghiệp nước ngoài… là chưa cao; một bộ phận trí thức của huyện, ở những mức độ khác nhau, còn chịu ảnh hưởng các mặt hạn chế của hệ tư tưởng phong kiến, của nền kinh tế tiểu nông và cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp kéo dài, của mặt trái cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn kinh tế đang chuyển đổi; một số trí thức không thường xuyên học hỏi, tìm tòi, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, rèn đúc chí khí và hoài bão; một số người có trình độ chuyên môn cao, có khả năng sử dụng ngoại ngữ đã bỏ việc tại các cơ quan nhà nước để đi tìm việc làm tại các cơ sở nước ngoài hoặc tư nhân, có thu nhập cao và phương thức quản lý hiện đại; nhiều trí thức làm việc trái ngành nghề đào tạo.
Tiếp đó là việc huyện Quảng Xương chưa có một nghị quyết hay chính sách, giải pháp cụ thể nào, mà chủ yếu là hưởng ứng và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác trí thức; nội dung của công tác xây dựng đội ngũ trí thức của huyện cũng chưa được hình thành cụ thể cho phù hợp. Vì vậy, những tồn tại khó khăn trong công tác này cũng chưa được nhìn nhận rõ và giải quyết thỏa đáng. Đồng thời, các đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước nói chung, tỉnh Thanh Hóa nói riêng về công tác trí thức thì rõ ràng và đúng đắn, nhưng quá trình cụ thể hoá và tổ chức thực hiện thì chậm và ít hiệu quả.
Bên cạnh đó, các khuyết điểm của các cấp ủy, lãnh đạo như: tư duy, quan điểm đối với trí thức chưa chuyển biến thật sự kịp thời so với sự vận động của thực tiễn phát triển của huyện; việc phát huy vai trò của đội ngũ trí thức vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của huyện chưa ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ, cũng như chưa ngang tầm với vai trò, vị trí của trí thức huyện nhà…
Đặc biệt, công tác tổ chức cán bộ, công tác quản lý, nhất là khâu đánh giá, sử dụng trí thức còn nhiều yếu kém, nhiều điểm không còn phù hợp; thiếu cơ chế phát hiện, tiến cử, tuyển chọn, bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài; còn thiếu chính sách, biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho trí thức chuyên tâm cống hiến, phát triển và được xã hội tôn vinh bằng chính kết quả hoạt động nghề nghiệp của mình. Qua trao đổi với một số cán bộ trong Ban chấp hành Đảng bộ huyện Quảng Xương thì được biết rằng, việc thu hút trí thức huyện nhà về công tác và cống hiến tại huyện là rất khó khăn và có nhiều bất cập, về cơ chế chính sách, chế độ lương, chuyên ngành không phù hợp hoặc là có những vị trí mà cán bộ đã cao tuổi, trình độ có phần không thể đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới nhưng cũng rất khó để thay đổi. Theo thống kê ở Bảng 3 về trí thức là con em Quảng Xương theo độ tuổi, trí thức có độ tuổi từ 50 trở lên, công tác ở huyện Quảng Xương khá nhiều (chiếm 15%, trong cơ cấu trí thức Quảng Xương theo độ tuổi)…
Các nguyên nhân dân tới tình trạng trên một phần là do định kiến và chủ nghĩa kinh nghiệm trong một bộ phận cán bộ, đảng viên đã dẫn đến thái độ thiếu tin tưởng, thiếu dân chủ, thậm chí xem thường trí thức, chưa thấy hết vai trò, vị trí của trí thức trong sự phát triển của đất nước, phát triển khoa học, công nghệ, giáo dục và văn hóa, trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; chưa nhận thức một cách sâu sắc rằng, nếu không xây dựng được đội ngũ trí thức vững vàng về tư tưởng, gắn bó với giai cấp công nhân và nông dân, có tài năng, có trình độ khoa học, công nghệ và văn hóa cao thì huyện nhà sẽ tụt hậu về mặt trí tuệ, không thể thực hiện thắng lợi những mục tiêu kinh tế - xã hội của huyện.
Trước thực trạng trên, để tạo được sự chuyển biến rõ nét và bứt phá của công tác trí thức cũng như về chất lượng, số lượng của đội ngũ trí thức Quảng Xương, thì các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, cá nhân có liên quan phải thực sự nghiên cứu vấn đề này kỹ lưỡng, nghiêm túc và đưa ra những chính sách, giải pháp đúng đắn, phù hợp với đặc điểm của trí thức huyện nhà.
2.2. Định hướng và một số giải pháp xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức Quảng Xương - Thanh Hóa hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
2.2.1. Dự báo xu hướng vận động của trí thức Quảng Xương đến 2020
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, những biến đổi trên thế giới có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của một quốc gia nói chung, mỗi địa phương nói riêng, tạo nên thời cơ và thách thức mới. Trong bối cảnh khoa học - công nghệ luôn phát triển với tốc độ nhanh chóng và đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Những thành tựu công nghệ hiện đại chủ yếu dựa vào nguồn lực trí tuệ, thông qua công nghệ thông tin, tác động mạnh mẽ vào sự hình thành và phát triển của xã hội và nền kinh tế tri thức, thúc đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa kinh tế. Trước thực trạng đó, năng lực cạnh tranh của các nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào năng lực sáng tạo và tiếp thu công nghệ mới. Sản phẩm hàng hóa có hàm lượng trí tuệ cao đóng vai trò quyết định trong quá trình cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường. Do đó, nguồn nhân lực có trình độ và trí tuệ cao ngày càng trở thành lợi thế so sánh mang tính quyết định.
Thế kỉ XXI được nhiều nhà khoa học đánh giá là: “Thế kỷ của nền kinh tế tri thức” - nền kinh tế mà khoa học và công nghệ được xem là lực lượng sản xuất hàng đầu, đội ngũ trí thức là lực lượng nòng cốt của sức sản xuất mới, tác động toàn diện và sâu sắc tới sự phát triển chung của tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội. Do đó, tầng lớp trí thức với tri thức của mình càng trở nên quan trọng, góp phần to lớn vào sự phát triển nhanh và bền vững của huyện Quảng Xương nói riêng và quốc gia nói chung.
Với nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân đang dốc mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhằm hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào năm 2020: “…đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản, vị thế nước ta trên trường quốc tế được nâng cao”[06; 89]; “…huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát triển văn hóa; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội... Về giáo dục và đào tạo, chúng ta phấn đấu để lĩnh vực này cùng với khoa học và công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, thông qua việc đổi mới giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam”[07; 34].
Trong bối cảnh đó, Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá cũng đưa ra phương hướng chung của tỉnh trong giai đoạn 2011 - 2015 là: “Nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tạo bước đột phá về tốc độ, chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kình tế; tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; tạo sự chuyển biến rõ nét về chất lượng nguồn nhân lực…, đến năm 2020 trở thành một trong những tỉnh tiên tiến”[11; 36].
Bắt nhịp với xu thế phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hoá và cả nước, huyện Quảng Xương đã và đang từng bước đổi mới tư duy, thay đổi cơ chế, chính sách để thu hút và sử dụng các nguồn lực trong đó có nguồn lực trí thức nhằm đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Chính vì vậy, trong tương lai, trí thức Quảng Xương sẽ có điều kiện phát triển hơn nữa về số lượng và chất lượng, đảm bảo hơn về mặt cơ cấu, có vai trò quyết định tới công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn của huyện nhà, đảm bảo cho huyện nhà phát triển nhanh và bền vững trong thời kỳ mới, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2.2.2. Mục tiêu xây dựng đội ngũ trí thức Quảng Xương trong giai đoạn 2010 - 2020
Lịch sử lâu dài dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước, cha ông ta đã đúc kết và để lại nhiều bài học sâu sắc và quý giá. Cùng với việc khẳng định bài học lớn lao nhất “dân vi bản” (dân là gốc), cha ông ta đồng thời xác định và nhấn mạnh về vai trò to lớn của những người hiền tài của đất nước. Vì vậy, các đấng thánh đế, minh vương thường lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên để đưa đất nước phát triển vững mạnh và lâu bền. Vì: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, tiếp thu tinh hoa của dân tộc và thời đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc. Ở nước khác như thế, ở Việt Nam càng như thế...”[24; 156]. Rõ ràng, dân và những người hiền tài của dân, của nước đã tạo nên sức mạnh quyết định sự hưng thịnh của dân tộc ta, Tổ quốc ta.
Do đó, trong suốt cuộc đời mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặc biệt quan tâm tập hợp, đào tạo, tìm kiếm, thu hút và trọng dụng nhân tài. Di sản tư tưởng quý báu của Người phải được chúng ta nối tiếp, phát huy và phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ mới.
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991), Đảng ta đặt vấn đề “xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo”; “Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh là trực tiếp nâng tầm trí tuệ của dân tộc, sức mạnh của đất nước, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị. Đầu tư cho xây dựng đội ngũ trí thức là đầu tư cho phát triển bền vững… Xây dựng đội ngũ trí thức là trách nhiệm chung của toàn xã hội, của cả hệ thống chính trị, trong đó, trách nhiệm của Đảng và Nhà nước giữ vai trò quyết định. Trí thức có vinh dự và bổn phận trước Tổ quốc và dân tộc, không ngừng phấn đấu nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực chuyên môn, đóng góp nhiều nhất cho sự nghiệp phát triển đất nước và bảo vệ tổ quốc”; …“Trọng dụng trí thức trên cơ sở dánh giá đúng phẩm chất, năng lực và kết quả cống hiến; có chính sách đặc biệt đối với nhân tài của đất nước”.
Phát triển quan điểm cơ bản trên, trong văn kiện các Đại hội VIII, IX, X, Đảng ta tiếp tục nghiên cứu, phát huy để công tác trí thức đạt nhiều kết quả cao, đặc biệt là Nghị quyết số 27-NQ/TƯ (2008), Đảng và Nhà nước xác định: “Ðến năm 2020, xây dựng đội ngũ trí thức lớn mạnh, đạt chất lượng cao, số lượng và cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, từng bước tiến lên ngang tầm với trình độ của trí thức các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới. Gắn bó vững chắc giữa Ðảng và Nhà nước với trí thức, giữa trí thức với Ðảng và Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh công - nông - trí.
Trong những năm trước mắt, hoàn thiện các cơ chế, chính sách đã ban hành, xây dựng cơ chế, chính sách mới nhằm phát huy có hiệu quả tiềm năng của đội ngũ trí thức; xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ trí thức đến năm 2020”.
Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá cũng xác định: Bước vào thực hiện nhiệm vụ 2011 - 2015, tỉnh Thanh Hoá cũng có nhiều thuận lợi cơ bản do kinh tế thế giới từng bước phục hồi; các nguồn vốn vào Châu Á - Thái Bình Dương có xu hướng tăng; kinh tế trong nước có chuyển biến tích cực. Thế và lực của tỉnh mạnh hơn so với thời kỳ trước; tiềm năng tăng trưởng còn lớn và có thể phát huy. Bên cạnh đó, Đảng bộ Thanh Hoá cũng xác định một số khó khăn như: Thách thức do khủng hoảng tài chính thế giới, suy giảm kinh tế trong nước, tiếp tục ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống nhân dân; lạm phát có nguy cơ tái phát; xu hướng bảo hộ mậu dịch gây khó khăn cho xuất khẩu; thực hiện cam kết mở cửa thị trường, cắt giảm thuế quan làm cho cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, trong khi quy mô nền kinh tế của Tỉnh còn nhỏ, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và sản phẩm còn thấp; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém…
Do đó, Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá chủ trương: “Đẩy mạnh xã hội hoá, huy động tối đa các nguồn lực để mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Trước mắt, tập trung đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển các ngành: lọc hoá dầu, sản xuất thép, quản lý và vận hành các nhà máy nhiết điện, thuỷ điện, sản xuất, lắp ráp linh kiện thiết bị điện tử, sản xuất phần mềm tự động hóa…; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giai đoạn mới; hình thành đội ngũ doanh nhân có kiến thức kinh doanh giỏi, hiểu biết pháp luật, năng động, bản lĩnh và có văn hoá kinh doanh; bồi dưỡng nhân tài, đào tạo chuyên gia đầu ngành giỏi trên các lĩnh vực”[11; 41].
Đảng bộ huyện Quảng xương cũng đã đề cao vai trò của trí thức cũng như công tác trí thức thông qua việc đưa ra các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của huyện: “Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, tăng cường công tác khuyến học khuyến tài; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của quê hương”[10; 32].
Bên cạnh đó, về xây dựng đội ngũ trí thức Quảng Xương, chúng ta cũng có thể tiếp cận về các mục tiêu trong các lĩnh vực khác của huyện trong giai đoạn mới (2011 - 2015):
“Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 15 -16%; Giá trị xuất khẩu đạt 33 triệu USD; GDP bình quân đầu người đạt 25 triệu đồng; Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong 5 năm đạt 4.800 tỷ đồng; Có 620 doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn huyện; 60% số trường học đạt chuẩn quốc gia, 100% số xã trong huyện đạt chuẩn quốc gia về ý tế; 85% số làng, cơ quan đơn vị được khai trương đơn vị văn hóa, trong đó 70% được công nhận văn hóa cấp huyện trở lên; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50%; Giải quyết việc làm bình quân hàng năm được 7.000 lao động; Có trên 80 tổ chức cơ sở đảng đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh mỗi năm, không có tổ chức đảng trung bình và yếu; đảng viên đủ tư cách, hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đạt 87% trở lên…”[10; 16 - 17].
Các chủ trương, đường lối, chính sách về công tác trí thức ở tầm vĩ mô đã được Đảng và Nhà nước cùng Tỉnh ủy quan tâm, giải quyết. Là một huyện nông nghiệp nghèo, nên công tác tổ chức hay thành lập một chuyên ban riêng về công tác trí thức là một điều khó khăn đối với huyện Quảng Xương. Do đó, việc thực hiện nghiêm túc, chính xác các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và của Tỉnh ủy cũng là một điều đáng khích lệ đối với huyện Quảng Xương hiện nay. Bên cạnh đó, để đạt được được những mục tiêu nêu trên thì cơ bản và quan trọng là trách nhiệm của những người trí thức: Những nhà trí thức trong hệ thống chính trị, những nhà trí thức trong giáo dục và đào tạo, những nhà trí thức trong lĩnh vực y tế, những nhà trí thức trong kinh doanh, những nhà trí thức trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh…
2.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ trí thức Quảng Xương - Thanh hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Có thể nói, về các giải pháp để công tác trí thức cũng như nâng cao số lượng và chất lượng của đội ngũ trí thức đã được Đảng, Nhà nước, các ban ngành và các cấp lãnh đạo quan tâm, nghiên cứu và đưa ra nhiều giải pháp đồng bộ, mang tính định hướng cao như: Hoàn thiện môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động của trí thức; thực hiện chính sách đãi ngộ, trọng dụng và tôn vinh trí thức; tạo chuyển biến căn bản trong đào tạo, bồi dưỡng trí thức; đề cao trách nhiệm của trí thức, cũng cố và nâng cao chất lượng hoạt động các hội của trí thức; nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo của Đảng đối với đội ngũ trí thức.
Trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức và thực tiễn công tác trí thức cũng như thực trạng đội ngũ trí thức Quảng Xương - Thanh Hoá hiện nay, khoá luận xin đưa ra một số giải pháp sau:
2.2.3.1. Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức
Để nâng cao chất lượng và xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức huyện Quảng Xương - Thanh Hóa, trước tiên, toàn thể ban lãnh đạo, Đảng viên, các cấp, ban, ngành và nhân dân trong toàn huyện và đặc biệt là đội ngũ trí thức trên địa bàn huyện cần phải nhận thức và hiểu rõ vai trò, vị trí của đội ngũ trí thức cũng như công tác xây dựng, phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ trí thức đối với sự nghiệp phát triển của đất nước nói chung, huyện Quảng Xương nói riêng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng nền kinh tế tri thức, đặc biệt là vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức đối với yêu cầu, nhiệm vụ của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, cuộc cách mạng giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người.
Mặc dù, hầu hết cán bộ công chức, nhân viên cũng như đội ngũ trí thức và toàn dân của huyện Quảng Xương đều nhận thức được vai trò quan trọng của trí thức và công tác trí thức. Tuy nhiên, những kiến thức đó hầu như mang tính chất cảm tính và kinh nghiệm là nhiều mà chưa được học hỏi, nghiên cứu cụ thể, sâu sát. Điều đó là dễ hiểu bởi nhìn chung, sự nghiệp giáo dục - đào tạo huyện Quảng Xương - Thanh Hóa nói riêng đang còn phát triển chậm, dân trí thực sự chưa cao, điều kiện kinh tế toàn xã hội còn thấp nên điều kiện tìm hiểu về các vấn đề trên là rất khó.
Trong khi đó, toàn Đảng và toàn dân tộc ta có tài sản quý giá là tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó có tư tưởng về xây dựng đội ngũ trí thức toàn diện, khoa học, tiên tiến. Tuy nhiên, việc nắm bắt rõ những tư tưởng về xây dựng đội ngũ trí thức của Người không phải ai cũng làm được. Để quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức, huyện Quảng Xương phải thực hiện một số giải pháp cụ thể sau:
Thứ nhất, đẩy mạnh công tác thực hiện Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh toàn diện cả về nội dung, hình thức, phương pháp và đối tượng. Trong đó, tăng cường các chuyên đề về xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức về mọi mặt. Từ đó, mỗi người đều hiểu được rằng một đất nước muốn phát triển cùng thời đại hôm nay và mai sau, thì phải có những con người có tri thức, trí tuệ ngang tầm thời đại chứ không phải chỉ là có nhiều tài nguyên, khoáng sản; hiểu được rằng, thời nào đất nước ta cũng cần trí thức và tiến lên chủ nghĩa xã hội lại càng cần, đặc biệt là đối với việc xây dựng nền kinh tế tri thức và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, từ đó người Đảng viên, người cán bộ mới tôn trọng, hiểu biết, lắng nghe người trí thức, có như thế, người trí thức mới không tự ti, e ngại và sẵn sàng cống hiến tài năng và trí tuệ cho huyện nhà nói riêng, đất nước nói chung.
Đồng thời, phải đẩy mạnh Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đi vào chiều sâu, chuyển trọng tâm từ “học tập” sang “làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, đặc biệt là chú trọng về nội dung xây dựng và phát triển trí thức.
Thứ hai, Trung tâm chính trị của huyện Quảng Xương phải tăng cường mở các lớp bồi dưỡng với các chuyên đề về công tác xây dựng và phát triển trí thức theo tư tưởng Hồ Chí Minh cho các cấp lãnh đạo, cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân trong huyện.
Thứ ba, các trường trên địa bàn huyện phải lồng ghép giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ trí thức cũng như trọng dụng, sử dụng đội ngũ trí thức vào giảng dạy tại các trường học, hoặc thông qua các buổi ngoại khoá cho học sinh trong hệ thống giáo dục của huyện.
Thứ tư, công tác thông tin tuyên truyền phải đẩy mạnh việc tuyên truyền phổ biến tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài truyền thanh của huyện, kết hợp với tuyên truyền trên báo chí…
Để thực hiện được việc đó, đòi hỏi những cán bộ chuyên ngành liên quan phải là những tấm gương sáng đi đầu, phải có trình độ và kỹ năng chuyên môn cao, đặc biệt là với đội ngũ cán bộ, đảng viên, chuyên viên trong Ban Tuyên giáo Huyện ủy Quảng Xương.
2.2.3.2. Nâng cao nhận thức, tư tưởng của đội ngũ trí thức và toàn dân về xây dựng đội ngũ trí thức
Truyền thống của dân tộc ta là tinh thần đoàn kết cộng đồng. Trong đấu tranh dựng nước và giữ nước, cũng như trong xây dựng xã hội chủ nghĩa ngày nay, tinh thần ấy lại càng cần phát huy hơn cả. Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy rằng: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công đại thành công”. Bài học đó đã được thực tiễn chứng minh về sức mạnh của nó hàng ngàn năm qua, cụ thể hơn nữa là trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ trong thế kỷ XX và những thành tựu to lớn mà toàn Đảng, toàn dân ta đã thực hiện được sau hơn 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991 - 2011). Và để xây dựng đội ngũ trí thức thì cũng phải cần đoàn kết là điều tất yếu, đoàn kết toàn Đảng, toàn dân cùng thực hiện chính sách và chiến lược nâng cao chất lượng đội ngũ trí thức. Đặc biệt là với đội ngũ trí thức Quảng Xương, tinh thần đoàn kết lại cần phải phát huy hơn nữa. Ở đây không phải muốn nói là tinh thần đoàn kết của trí thức Quảng Xương chưa cao, mà thực tiễn về tư tưởng, một bộ phận trí thức, kể cả những người có trình độ học vấn cao còn thiếu tự tin, còn e ngại, sợ bị quy kết về quan điểm, né tránh những vấn đề có liên quan nhiều đến chính trị; một bộ phận, do ý thức tự tu dưỡng, rèn luyện kém, cộng với tác động của mặt trái cơ chế kinh tế thị trường, những luận điểm tuyên truyền, xuyên tạc và sự lôi kéo của các thế lực thù địch... đã có những biểu hiện lệch lạc, sai trái về quan điểm, thiếu say mê, tâm huyết với nghề nghiệp, thiếu ý thức trách nhiệm công dân và xa rời lý tưởng của Đảng. Vì vậy, đã gây chia rẽ, làm mất đoàn kết nội bộ khối đại đoàn kết trên địa bàn huyện, ảnh hưởng tới phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, trật tự an ninh trên địa bàn huyện.
Do đó, cần phải cũng cố khối đại đoàn kết trên địa bàn huyện, phải lôi kéo các trí thức đó về phục vụ quê hương; làm thức tỉnh tinh thần dân tộc của họ, thức tỉnh tinh thần, trách nhiệm của chính họ đối với quê hương, biết trung thành với sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước nói chung, sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Quảng Xương nói riêng. Do đó, huyện Quảng Xương cần triển khai một số giải pháp cụ thể sau:
Thứ nhất, Đảng bộ, các ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội có lien quan phải tổ chức bồi dưỡng, giáo dục trí thức, nhằm trang bị thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng cho trí thức, đó chính là: Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh - hệ thống khoa học định hướng cho quá trình tư duy, hoạt động sáng tạo của trí thức. Con đường mà Đảng ta, dân tộc ta đã lựa chọn là con đường dựa trên nền tảng của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chính Minh. Mục đích cao cả của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà Đảng ta đưa ra là: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trí thức làm khoa học là để phục vụ con người, vì con người. Khoa học phải mang giá trị thực tiễn, phải có tính nhân văn cao cả. Do đó, để xây dựng đội ngũ trí thức Quảng Xương, nhất định phải trang bị thế giới quan, phương pháp luận khoa học cho họ.
Bài học về kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh luôn được Đảng và nhà nước ta khẳng định qua các kỳ đại hội và được thực tiễn chứng minh trong suốt thời kỳ đấu tranh cách mạng và phát triển đến ngày nay của nước ta.
Thứ hai, Đảng bộ Quảng Xương cần liên tục bám sát quá trình phát triển tư tưởng, bản lĩnh chính trị của trí thức, nếu có những biểu hiện sai trái, lệch lạc chuẩn mực, không vững vàng bản lĩnh chính trị, bản lĩnh cách mạng thì nhanh chóng đưa ra những giải pháp giúp đỡ, uốn nắn kịp thời đưa họ về với giai cấp và phục vụ nhân dân và quê hương.
Thứ ba, đối với trí thức Quảng Xương, phải thường xuyên rèn luyện nhân cách của người trí thức trong chế độ xã hội chủ nghĩa, có tinh thần yêu nước theo quan điểm mới, gắn bó với dân tộc, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân trong mọi hoàn cảnh. Phải xác định quan điểm: mình đã làm gì cho dân tộc, cho đất nước trước khi đưa ra đòi hỏi đất nước, dân tộc phải cho mình những gì; mỗi trí thức muốn tự hào và vinh dự đứng vào hàng ngũ trí thức Quảng Xương với bề dày truyền thống đấu tranh cách mạng và hiếu học, thì người trí thức cũng cần nhận thức được vai trò trách nhiệm của mình đối với huyện nhà; phải biết tự trau dồi đạo đức, tài năng, tự giác góp phần xây dựng quên hương đất nước trên tất cả các mặt văn hóa, chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng; trí thức Quảng Xương phải ra sức học tập tấm gương của những người trí thức đàn anh thật sự tài năng. Những người trí thức dân tộc, chân chính, thực sự tài năng ở nước ta rất nhiều, không chỉ trong lịch sự mà trong hiện tại cũng thế, đặc biệt là trên mảnh đất Quảng Xương cung không thiếu gì những tấm gương sáng.
Thứ tư, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ trí thức và làm công tác trí thức. Tạo điều kiện cho trí thức của huyện nhà ở khắp mọi miền đất nước và trên thế giới có thể nắm bắt được những tình hình cụ thể, thuận lợi, khó khăn đối với phát triển huyện nhà nói chung và đội ngũ trí thức nói riêng, từ đó mới tập trung được nguồn lực tổng hợp bên trong và bên ngoài để nâng cao chất lượng đội ngũ trí thức.
2.2.3.3. Coi trọng đầu tư, phát triển giáo dục và đào tạo
Để xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức, phải chăm lo sự nghiệp giáo dục. Đó cũng là nội dung cơ bản và xuyên suốt tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, và sự nghiệp trồng người của toàn dân tộc ta. Giáo dục, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, không chỉ là giáo dục trên ghế nhà trường, mà như Người đã từng nói: Học ở trường, học ở lớp, học ở sách vở, học ở bạn bè và học ở nhân dân. Tức là cả xã hội đều thực hiện giáo dục - xã hội hóa giáo dục. Với một huyện nông nghiệp nghèo như huyện Quảng Xương, nếu không phát huy tinh thần tự học, tự nghiên cứu, sáng tạo, cố gắng vượt qua thử thách của cuộc sống, vượt lên chính mình thì công tác xây dựng đội ngũ trí thức, cũng như chất lượng đội ngũ trí thức Quảng Xương khó có thể phát triển trong những năm tới. Do đó, vấn đề giáo dục trên địa bàn huyện trở nên bức thiết và quan trọng.
Đào tạo và giáo dục là vấn đề liên quan trực tiếp tới chất lượng nguồn nhân lực. Theo “Báo cáo giám sát toàn cầu về giáo dục cho mọi người - mục tiêu có đạt được vào năm 2015 hay không?” đã được UNESCO công bố ngày 03/11/2008, thì Việt Nam đang đứng thứ 79/129 nước được điều tra về chỉ số phát triển giáo dục (EDI). Dư luận báo chí nước ngoài cho rằng, hệ thống giáo dục Việt Nam dường như không có khả năng cung cấp những lao động có tay nghề cần thiết cho nền kinh tế hiện đại. Trong khi đó, nền giáo dục Quảng Xương hiện nay vẫn còn tồn tại một số yếu kém như tình trạng dạy thêm, học thêm chưa được giải quyết dứt điểm, tình trạng thừa - thiếu giáo viên đang tồn tại, việc chuyển đổi phương pháp giảng dạy thì chậm,… các chỉ tiêu và kết quả đạt được xét về mặt bằng chung là chưa theo kịp các huyện bên cạnh như huyện Hoằng Hoá, hay huyện Nga Sơn, không đáp ứng được nhu cầu, đòi hỏi của người học nói riêng và thời đại nói chung. Do đó, nền giáo dục Quảng Xương cần phải:
Thứ nhất, linh động trong việc đưa ra chỉ tiêu đến việc triển khai và hoàn thành chỉ tiêu giáo dục của huyện. Vì, chỉ tiêu đó, kế hoạch đó có thể đúng với hiện tại, năm này, hoặc kỳ này mà có thể sẽ không phù hợp trong giai đoạn nhất định xa hơn và ngược lại.
Do đó, các nhà giáo dục và các ban ngành liên quan luôn phải tư duy, sáng tạo, bám sát tình hình thực tiến, vận dụng lý luận để cải cách triệt để, sâu sắc cả về mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, từ hệ thống giáo dục đến phương thức tổ chức quản lý giáo dục - đào tạo trong nhà trường cũng như ngoài xã hội.
Thứ hai, chuyển đổi trọng tâm, mục tiêu giáo dục cho phù hợp. Mục tiêu của giáo dục phải nhằm vào đào tạo những con người có bản lĩnh và năng lực, có tư duy độc lập, năng động và sáng tạo, có tiềm năng phát triển, không ngừng vươn lên đóng góp nhiều nhất cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và toàn cầu hóa. Mục tiêu giáo dục phải toàn diện: Học là để xây dựng nhân cách, xây dựng năng lực cho con người; học để có thể làm việc trong cộng đồng, có cống hiến cho xã hội, để có thể tự khẳng định mình trong cuộc sống. Học để thực sự trở thành người trí thức, tức là đem lý luận gắn liền với thực tiễn, thực hành trên thực tiễn chứ không phải học để có bằng cấp,… mà học là để xây dựng đất nước, quê hương giàu mạnh.
Chuyển trọng tâm của giáo dục từ trang bị kiến thức sang bồi dưỡng rèn luyện phương pháp tư duy, phương pháp giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, khả năng tự đào tạo, thích nghi sự phát triển. Kiên quyết khắc phục phương pháp giảng dạy cũ kỹ lạc hậu. Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản nhất, để các em có thể vận dụng năng động sáng tạo trong cuộc sống cũng như trong học tập: “dĩ bất biến ứng vạn biến”; giúp người học biết nhân lên vốn tri thức cho mình, hướng dẫn người học phương pháp tiếp thu tri thức mới, tự tìm đến chân lý, phát triển tư duy độc lập, tính tự tin, biết phân tích phê phán, có trí sáng tạo, phương pháp tự đào tạo, phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề.
Thứ ba, chuyển nhận thức của cán bộ và trí thức về giáo dung là học không phải là chỉ đào tạo kỹ năng để ra làm việc cho đến nghỉ hưu, mà còn phải học tập suốt đời, phát triển nghề nghiệp liên tục. Theo đó nhà trường đào tạo những kỹ năng cơ bản để người học ra trường vừa lao động vừa học tập suốt đời. Theo mô hình này, người lao động bất cứ lúc nào, ở trình độ nào cũng có thể về trường (hoặc qua mạng) học tiếp. Hệ thống giáo dục trở nên linh hoạt hơn, đa dạng hơn, mở cửa hơn cho mọi người, nó cũng gắn bó hơn với cuộc sống, với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt, để chuẩn bị nguồn nhân lực cho tương lai, việc xây dựng chất lượng nguồn nhân lực Quảng Xương theo các tiêu chí cần phải quan tâm và đánh giá chặt chẽ. Vấn đề là phải xác định rõ nguồn nhân lực là tài nguyên quý giá nhất của dân tộc Việt Nam nói chung, huyện Quảng Xương nói riêng trong công cuộc đổi mới và phát triển. Một huyện nghèo, ít tài nguyên, lại đang phải đối mặt với một số thách thức, khó khăn trong bối cảnh mới như huyện Quảng Xương, nếu không chú trọng giáo dục đào tạo, không khai thác được nguồn tài nguyên trí thức thì khó có thể đảm bảo cho mục tiêm và chiến lược phát triển của huyện.
Thứ tư, phải đầu tư thêm cơ sở vật chất, xây dựng trường học và các phòng thí nghiệm, có cơ chế phù hợp trợ giúp học sinh nghèo vượt khó, hoặc quá xa trường học; phải có những chính sách khuyến khích để trí thức Quảng Xương có điều kiện học tập, thực hành, tiếp xúc với các lĩnh vực khoa học tại những nước tiên tiến.
Thứ năm, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục trên địa bàn huyên. Đây là giải pháp rất quan trọng. Vì theo Hồ Chủ tịch, người giáo viên có tầm ảnh hưởng quan trọng tới sự trưởng thành về nhân cách cũng như tài năng của học sinh - trí thức sau này. Do đó, người cán bộ làm công tác giáo dục, đặc biệt là người giáo viên, nếu chỉ đạt chuẩn, hay trên chuẩn về mặt bằng cấp là chưa đủ, mà cán bộ làm công tác giáo dục phải có tâm huyết với nghề, hết mình vì sự nghiệp trồng người của cả nước nói chung và huyện nhà nói riêng.
2.2.3.4. Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, đào tạo, lựa chọn và bố trí công việc hợp lý cho trí thức
Nguồn lực tự nhiên, nguồn lực về vốn có thể sẽ cạn kiệt, nhưng nguồn lực con người là vô tận. Tính vô tận của nguồn lực con người chính là yếu tố trí tuệ. Chỉ có trí tuệ con người là không bao giờ cạn kiệt và “trí thức có tính chất lấy không bao giờ hết”[30; 41]. Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác-Lênin coi con người là yếu tố quan trọng nhất, là “Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại”[16; 130].
Xét về tổng thể, công tác trí thức, xây dựng và phát triển trí thức Quảng Xương cả về số lượng và chất lượng đang còn yếu kém, từ việc chưa có những chính sách, giải pháp để phát triển trí thức cho tới việc nhận thức một cách rõ ràng, cụ thể về công tác này cũng như trọng dụng, lôi kéo, phát huy tiềm năng của đội ngũ trí thức. Đó là một thiếu sót lớn, như Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh: “không một lúc ngơi nghỉ liên lạc và đoàn kết với trí thức, phải nhìn nhận, đánh giá trí thức một cách khách quan, khoa học, phải đưa trí thức vào phục vụ cách mạng một cách hiệu quả nhất”. Như người đã từng cảm hoá, nhìn nhận trí thức và đưa trí thức góp phần to lớn váo sự nghiệp cách mạng của dân tộc, từ trí thức tư sản đến trí thức đã từng làm việc cho chế độ cũ…
Vì vậy, để huyện Quảng Xương đạt được những thành tựu to lớn hơn nữa, tạo ra những bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội như trong Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá XVII (2010) và Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Quảng Xương lần thứ XXIV (2010) đề ra thì cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác bồi dưỡng, đào tạo lựa chọn trí thức toàn diện, tin tưởng đưa họ vào đảm nhiện những công việc xứng đáng với khả năng, đúng với vai trò là lưc lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể xã hội.
Huyện Quảng Xương cần phải đề ra mục tiêu xây dựng bồi dưỡng đội ngũ trí thức của huyện với nội dung: bồi dưỡng, đào tạo nên những tri thức thực sự theo tư tưởng Hồ Chí Minh với đúng nghĩa, đúng bản chất là trí thức hoàn toàn chứ không phải là trí thức một nửa. Trí thức Quảng Xương được đào tạo phải có tri thức chuyên môn giỏi, có kiến thức tổng hợp; không chỉ biết nghiên cứu sáng tạo, mà còn phải biết quản lý, sử dụng kết quả nghiên cứu đó vào cuộc sống thực tiễn. Nói cách khác, trí thức trong các ngành khoa học xã hội và nhân văn của Quảng Xương đều phải có vốn hiểu biết thực tế rộng lớn, biết khái quát và tổng kết thực tiễn.
Tiếp đó phải lựa chọn cho đúng, cho sáng suốt những người đủ sức, đủ trình độ và khả năng để giao việc phù hợp, không để lãng phí một chút trí tuệ nào của trí thức. Vì trí tuệ của trí thức có được không chỉ là công sức của chính cá nhân trí thức, mà còn là mồ hôi máu mủ của nhân dân, của cộng đồng, của nhân loại. Tài năng của trí thức cũng chỉ có thể phát triển được và chỉ có thể có ích lợi tối đa khi được tạo điều kiện làm việc đầy đủ, được đãi ngộ thoả đáng, được hỗ trợ cho nghiên cứu, phát minh tìm tòi dưới hình thức này hay hình thức khác.
Quảng Xương thực sự có nhiều người tài, người giỏi nhưng chưa thể sử dụng hết, không có chính sách hợp lý đối với họ nên họ ra đi, mặc dù trong đó có rất nhiều trí thức thực sự tha thiết muốn đóng góp, cống hiến sức lực và trí tuệ cho huyện, cho quê hương của mình.
Trong các cơ quan và doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn huyện Quảng Xương thì con đường thăng tiến vẫn còn bị chi phối nhiều bởi yếu tố quan hệ, thâm niên công tác mà ít dựa vào tài năng và đóng góp thực sự. Nhiều trí thức rơi vào tình trạng “ngồi chơi xơi nước”, “dao sắc thời gian, cắt gọt tâm hồn”, nhiều trí thức đầy kỹ năng, đầy nhiệt huyết nhưng không có cơ chế để họ phát huy.
Do đó, Huyện Quảng Xương phải đẩy mạnh công tác xây dựng đội ngũ những người làm công tác cấp ủy, những người là công tác tổ chức nhân sự thật giỏi, bảo đảm phải phát hiện được những con người tài thật, đức thật và những con người tài giả đức giả để gạt bỏ hay trọng dụng. Phương thức “gạt bỏ và trọng dụng” là phương thức cần được áp dụng trong công tác nhân sự đối với trí thức. Hiện nay, huyện Quảng Xương đang trong tình trạng dùng người chưa hợp lý, chưa đánh giá đúng đội ngũ trí thức của huyện, ảnh hưởng rất nhiều đến tâm tư, tình cảm của trí thức. Mặc dù là khó thực hiện công tác này, song chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thật, và phải làm thật, phải thật sự cương quyết vì sự phát triển của huyện nhà nói riêng, đất nước nói chung trong thời kỳ đổi mới.
2.2.3.5. Có các chính sách, giải pháp phù hợp, đồng bộ để phát triển và sử dụng đội ngũ trí thức của huyện
Việc hoạch định chính sách, đường lối, cơ chế đãi ngộ để phát triển, nâng cao chât lượng đội ngũ trí thức của cả nước đã và đang được nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu và đã có rất nhiều kết quả không giống nhau. Vì mỗi địa phương, mỗi khu vực, mỗi nền văn hoá khác nhau thì đội ngũ trí thức ở các nơi đó là không giống nhau. Cho nên không thể áp dụng chung những chủ trương, chính sách, giải pháp để xây dựng đội ngũ trí thức được. Mà phải nắm vững lý luận, đặc biệt là lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để nắm rõ được cái bản chất của vấn đề và vận dụng vào thức tiễn một cách linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp: “Thiến bất biến, ứng vạn biến”.
Để làm được điều đó đối với đội ngũ trí thức cũng như công tác trí thức của huyện Quảng Xương, trước tiên Đảng bộ, các ban ngành, các cấp lãnh đạo của huyện Quảng Xương cần phải thành lập một chuyên ban riêng chịu trách nhiệm, đảm đương công tác này, gắn liền với một đội ngũ cán bộ nhân viên đủ đạo đức, năng lực, vững vàng lập trường chính trị…; đủ khả năng nhìn nhận ra những người tài thật, đức thật để lôi kéo, sử dụng và nhìn nhận đánh giá những nhân tố yếu kém, lạc hậu cần phải được sửa chữa hoặc thay đổi. Vì: “Nghiên cứu con người, cần phát hiện những cán bộ có bản lĩnh. Hiện nay, then chốt là ở đây: nếu không thế thì tất cả mọi mệnh lệnh và quyết định chẳng qua chỉ là một mớ giấy lộn”[17; 449]. Yêu cầu nhìn nhận đúng, đánh giá đúng, tôn trọng và phát triển trí thức là điều mà Hồ Chủ tịch luôn nhắc nhở mỗi người cán bộ, đảng viên phải thực hiện để đoàn kết, để tập hợp được sức mạnh của toàn dân tộc, tạo động lực chắc chắn, mạnh mẽ đưa đất nước đi lên.
Do đó, chính sách phát triển đội ngũ trí thức Quảng Xương không phải là khác, hay đi ngược lại chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước hay của tỉnh Thanh Hoá. Mà là trên cơ sở chủ trương chính sách có tầm vĩ mô cơ bản đó, huyện Quảng Xương phải xây dựng được một hệ thống chủ trương, giải pháp vừa mang tính đồng bộ cho phát triển trí thức của huyện, vừa phù hợp với từng khu vực, địa phương nhất định.
Bên cạnh đó, việc nâng cao chất lượng, phát triển và thu hút đội ngũ trí thức đã được Đảng và Nhà nước nói chung, tỉnh Thanh Hóa nói riêng ban hành Nghị quyết, chính sách để thực hiện, song, việc phổ biến cũng như chấp hành các đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như của Tỉnh là chưa triệt để, chưa phù hợp. Từ đó, trí thức mất niềm tin vào Đảng, vào Chính quyền. Vì vậy, quán triệt, thực hiện nghiêm đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước cũng như có những biện pháp xử lý mạnh đối với những đối tượng vi phạm là điều quan trọng, cần đảm bảo thực hiện để trí thức Quảng Xương có điều kiện góp sức và trí tuệ cho huyện nhà được nhiều hơn.
Kết luận chương 2
Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn của huyện Quảng Xương nói riêng, công nghiệp hoá - hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế của cả nước nói chung, trí thức Quảng Xương đã đóng một phần không nhỏ vào những thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội của huyện nhà nói riêng, cả nước nói chung. Trí thức Quảng Xương có quyền tự hào về những đóng góp xứng đáng với xứ Thanh (Thanh Hoá) anh hùng, đất “địa linh nhân kiệt”.
Trong thời kỳ mới, trước yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện Quảng Xương nói riêng, yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng của cả nước nói chung, công tác xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức về số lượng và chất lượng của huyện có vai trò, vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển nhanh và bền vững của huyện. Với những thành tựu to lớn đạt được của huyện trong những năm qua, đã tạo tiền đề và thuận lợi cơ bản cho công tác trí thức trên địa bàn huyện đạt được những thành tựu mới. Bên cạnh đó, các thách thức, khó khăn đối với công tác trí thức cũng là không nhỏ mà nếu không giải quyết ổn thoả thì không nói tới phát triển kinh tế được. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Bây giờ xây dựng kinh tế, không có cán bộ không làm được. Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế - văn hóa”.
Trên cơ sở nghiên cứu sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ trí thức, nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, văn hoá chính trị của huyện Quảng Xương, khoá luận đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác trí thức trên địa bàn huyện Quảng Xương. Với hệ giải pháp trên, việc vận dụng vào thực tiễn xây dựng đội ngũ trí thức huyện Quảng Xương giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới là rất cần thiết và quan trọng.
KẾT LUẬN
Trí thức là nguồn lực đóng vai trò quan trọng đối với sự tiến bộ xã hội. Bất cứ xã hội nào đều không tôn vinh, coi trọng trí thức đều chịu hậu quả nghiêm trọng là khoa học - kỹ thuật không phát triển, kinh tế trì trệ và xã hội rơi vào tình trạng bảo thủ. Mặc dù trí thức không tồn tại với tư cách là một giai cấp, và trong chiều dài lịch sử, đội ngũ trí thức luôn phụ thuộc vào giai cấp cầm quyền, nhưng cần nhận thức rằng, những đóng góp của họ vào sự tiến bộ xã hội là rất lớn. Những phát minh, sáng chế trong khoa học cơ bản và trong khoa học công nghệ, những dự báo trong khoa học xã hội, cũng như biết bao tri thức trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đã đưa lại cho nhân loại những giá trị khổng lồ trong đời sống vật chất và tinh thần của xã hội loài người.
Mỗi giai đoạn của lịch sử cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn giải quyết đúng đắn vấn đề trí thức, quan tâm xây dựng đội ngũ trí thức trung thành với sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ vai trò quan trọng về nhiều mặt của trí thức nước ta, đó là “một bộ phận trong lực lượng cách mạng” và là “vốn quý báu của dân tộc”, “Địa vị những người trí thức ái quốc Việt Nam sẽ là cùng với toàn thể đồng bào, kiến thiết một nước Việt Nam mới, một nước Việt Nam thống nhất và độc lập, dân chủ, tự do, hạnh phúc”…
Tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức là một bộ phận quan trọng trong kho tàng tư tưởng của Người. Và có thể khẳng định rằng, chính nhờ vận dụng tư tưởng đó của Người một cách chính xác, khoa học mà cách mạng Việt Nam trước kia cũng như hiện nay đã và đang thu được những thành tựu to lớn trên con đường xây dựng một nước Việt Nam độc lập, giàu mạnh, dân chủ, văn minh đậm đà bản sắc dân tộc theo hướng xã hội chủ nghĩa.
Trên cơ sở đó, huyện Quảng Xương cần phải đúc rút các bài học kinh nghiệp, khái quát thực tiễn, lấy đó làm tiền đề, nền tảng để xây dựng đội ngũ trí thức của huyện nhà trong những năm tới. Hiện nay, Đảng bộ huyện Quảng Xương, cùng toàn thể nhân dân nói chung, đội ngũ trí thức nói riêng trên địa bàn huyện đang cố gắng phấn đấu thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trên địa bàn huyện, góp phần chung tay thực hiện mục tiêu của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đề ra: đưa tỉnh Thanh Hóa trở thành một trong những tỉnh tiên tiến vào năm 2020; đó cũng là sự đóng góp to lớn vào thắng lợi của cả nước trên con đường hội nhập hôm nay và tương lai.
Trước những thuận lợi, thách thức trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện Quảng Xương trong giai đoạn mới (2010 - 2015 và hướng tới 2020), việc khai thác hết mức nguồn lực trí thức có vai trò to lớn; đồng thời, để tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển nhanh và bền vững của huyện nhà thì việc nâng cao chất lượng và số lượng đội ngũ trí thức trên địa bàn huyện cũng như việc phát huy tiềm năng, vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trên địa bàn huyện hiện có và thu hút trí thức là con em Quảng Xương đang công tác ngoài huyện về công tác, làm việc và cống hiến cho huyện nhà là việc thiết yếu. Vì vậy, các cấp lãnh đạo, ban ngành, tổ chức chính trị - xã hội cũng như các cơ quan quyền lực: Huyện ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận đặc biệt là tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức, tổng kết thực tiễn, nhanh chóng ban hành các chính sách nhằm xây dựng đội ngũ trí thức đông về số lượng, mạnh về chất lượng, đủ sức nghiên cứu và giải quyết tốt những yêu cầu trong quá trình phát triển của một nền kinh tế, xã hội huyện nhà đặt ra.
Ở góc độ khác, thực tiễn sự nghiệp Công nghiệp hóa - hiện đại hóa cũng yêu cầu và đặt ra cho trí thức Quảng Xương nhiệm vụ phải phấn đấu vượt mình, hiểu được những khó khăn của một huyện đang trong quá trình vực dậy để phát triển, từ đó chủ động sáng tạo và cống hiến cho quê hương. Chỉ có như vậy trí thức là con em thức Quảng Xương mới không phụ lòng mong mỏi của Đảng bộ và nhân dân huyện nhà.
Tin rằng, trong những năm tới, trí thức Quảng Xương sẽ có sự lớn mạnh vượt bậc, tương xứng với một huyện có vị thế lớn về tiềm lực, xứng đáng với sự anh dũng, trí tuệ của nhân dân huyện nhà trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, tích cực vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trên nhiều phương diện - trong đó có những tư tưởng về xây dựng đội ngũ trí thức và quá trình nâng cao chất lượng đội ngũ trí thức huyện Quảng Xương góp phần đẩy nhanh sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của toàn huyện.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phan Anh, Tôi đã tham gia Chính phủ liên hiệp kháng chiến như thế nào?, Tạp chí Lịch sử quân sự, 12/1998.
ThS.Bùi Thị Cần, Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệ trẻ và sự vận dụng vào công tác bồi dưỡng sinh viên ở Đại học Vinh hiện nay, Luận văn thạc sĩ Khoa học chính trị, Hà Nội, 2007.
Thành Duy, Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 7 (khoá X), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008.
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998.
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.
Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo cáo tổng kết 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010.
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, 1998.
Đảng bộ huyện Quảng Xương, Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Quảng Xương lần thứ XXIV, 2010.
Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá, Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ XVII, Nxb Công ty TNHH một thành viên In báo Thanh Hoá, 2010.
TS.Đoàn Minh Duệ, Trí thức Nghệ An trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Nghệ An, 2005.
Trần Đương, Bác Hồ Với Nhân Sĩ, Trí Thức, Nxb Thông Tấn, 2007.
GS.Đặng Xuân Kỳ, Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.
V.I.Lênin, Toàn tập, tập 8, Nxb Tiến bộ, Maxcơva, 1978.
V.I.Lênin, Toàn tập, tập 38, Nxb Tiến bộ, Maxcơva, 1977.
V.I.Lênin, Toàn tập, tập 44, Nxb Tiến bộ, Maxcơva, 1979.
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,1995.
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.
Hoàng Tuấn Phổ, Địa Chí huyện Quảng Xương, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2010
GS,TS.Đỗ Nguyên Phương, Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.
Alvin Toffer, Thăng trầm quyền lực, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội, 1992.
TS.Nguyễn Thành Tuấn, Một số vấn đề trí thức Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998.
PHỤ LỤC
Bảng 1. Thống kê trí thức là con em người Quảng Xương
(đơn vị: người)
Trình độ đào tạo
Giai đoạn 2000 - 2010
Tiến sĩ
3
Thạc sĩ
35
Cao đẳng
2205
Đại học
5598
Cộng
7841
(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Quảng Xương, tháng 7/2010)
Bảng 2. Thống kê trí thức hiện đang sinh sống và làm việc tại Quảng Xương
(đơn vị: người)
Trình độ đào tạo
Số lượng tính đến tháng 05/2010
Tiến sĩ
1
Thạc sỹ
15
Đại học
350
Cao đẳng
612
Cộng
978
(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Quảng Xương, tháng 7/2010)
Bảng 3. Thống kê trí thức là con em Quảng Xương theo độ tuổi (2000 - 2010)
Nhóm tuổi
Tổng số
Tỷ lệ so với tổng số trí thức (%)
20 – 29
4900
62,5
30 – 39
1019
13
40 – 49
744
9,5
50 tuổi +
1178
15
Cộng
7841
100
(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Quảng Xương, tháng 7/2010)
Bảng 4: Thống kê trí thức là con em Quảng Xương theo đơn vị hành chính
Xã, thị trấn
Dân số
Trí thức
Thị trấn Quảng Xương
2721
353
Quảng Bình
5710
210
Quảng Cát
5004
197
Quảng Châu
8138
239
Quảng Chính
6430
134
Quảng Đại
5587
129
Quảng Định
5230
133
Quảng Đông
5089
210
Quảng Đức
5622
214
Quảng Giao
4124
164
Quảng Hải
8250
137
Quảng Hoà
5121
129
Quảng Hợp
5589
166
Quảng Hùng
5277
134
Quảng Khê
6357
120
Quảng Lĩnh
3739
103
Quảng Lộc
6654
109
Quảng Lợi
5919
210
Quảng Long
4904
160
Quảng Lưu
7524
141
Quảng Minh
4223
133
Quảng Ngọc
8598
327
Quảng Nham
13190
109
Quảng Nhân
6435
133
Quảng Ninh
5715
207
Quảng Phong
6408
245
Quảng Phú
7054
180
Quảng Phúc
2720
70
Quảng Tâm
9619
443
Quảng Tân
8583
445
Quảng Thạch
6110
81
Quảng Thái
8936
100
Quảng Thịnh
7918
417
Quảng Thọ
7210
329
Quảng Trạch
4905
207
Quảng Trung
6127
119
Quảng Trường
5300
119
Quảng Văn
4832
157
Quảng Vinh
8301
328
Quảng Vọng
8019
125
Quảng Yên
5901
175
Cộng
259093
7841
(Tổng hợp của người thực hiện khoá luận trên cơ sở số liệu của Phòng Thống kê Quảng Xương và Phòng Giáo dục - đào tạo Quảng Xương, tháng 7, năm2010).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nâng cao chất lượng đội ngũ trí thức ở huyện Quảng Xương (Thanh Hoá) hiện nay dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh.doc