Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức Đội viên - Thiều niên - Nhi đồng

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: - Đạo đức là một nhân tố quan trọng của nhân cách và được xem là khái niệm về luân thường đạo lý của con người, nó thuộc về vấn đề đánh giá tốt-xấu, đúng-sai, lành-ác, hiền-dữ trong phạm vi lương tâm con người. Đạo đức gắn liền với văn hoá, chủ nghĩa nhân văn, triết học và luật pháp của một xã hội, hay nói cách khác dễ hiểu, đạo đức là những khuynh hướng tốt trong tâm hồn con người, mà những khuynh hướng đó tạo nên những lời nói, hành vi bộc lộ ra bên ngoài phù hợp với những quy tắc xử sự của cộng đồng xã hội khiến cho mọi người xung quanh được an vui và chuyển hoá hành vi của mình. Do vậy nên giáo dục đạo đức cho Đội viên, Thiếu niên và Nhi đồng ở Tiểu học là nhiệm vụ trọng tâm và hết sức cần thiết của người làm công tác phụ trách Đội trong trường tiểu học. - Mục đích giáo dục của nước ta nói chung và Nhà trường nói riêng hiện nay là giáo dục con người toàn diện để trở thành người có ích cho xã hội và gia đình. Thực hiện đúng theo lời Bác Hồ dạy: “ Vì lợi ích mười năm trồng cây- vì lợi ích trăm năm trồng người ” hơn thế nữa ngày nay chúng ta đều phải thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là nhiệm vụ cốt lỏi của toàn Đảng toàn dân trên con đường phát triển và hội nhập hiện nay. - Giáo dục đạo đức là sự tổng hoà các mối quan hệ tốt đẹp, đúng đắn, phù hợp với vai trò, vị trí ý thức, lương tâm trách nhiệm của mỗi con người trong cộng đồng xã hội. - Thực hiện đúng theo lời dạy sâu sắc của Bác: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn- Phần nhiều do giáo dục mà nên” là Cán bộ phong trào phải thực hiện tốt giáo dục đạo đức cho các em song song với việc cung cấp kiến thức kỹ năng mới. Muốn thực hiện được tốt việc này Tổng phụ trách phải là người tổ chức các phương pháp và hoạt động như thế nào cho phù hợp với tâm lý lứa tuổi, để giáo dục các em trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, mai sau lớn lên là người công dân có đầy đủ đức, tài, khoẻ mạnh và là người có đủ các yếu tố: “Phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể lực, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”, nhạy bén với tình hình thực tế, để hoà nhập cùng với sự phát triển chung của đất nước hiện nay trên con đường hội nhập Quốc tế. - Quá trình thực hiện “Giáo dục đạo đức cho Đội viên, Thiếu niên, Nhi đồng” là việc làm có ý nghĩa thực tiễn to lớn và là vấn đề xảy ra liên tục trong môi trường giáo dục cũng như trong cuộc sống hàng ngày cho trẻ trong xã hội hiện nay. - Việc giáo dục đạo đức cho trẻ là việc làm không phải một sớm một chiều mà phải nhẫn nại, bền chí, khéo léo, hoà nhập, nhập cuộc cùng các em, thâm nhập vào thực tế và chớ nóng vội để giải quyết mọi vấn đề. Như vậy giáo dục mới đi đến kết quả tốt đẹp. - Giáo dục đạo đức cho trẻ Tiểu học có những thuận lợi song cũng không ít phần khó khăn ảnh hưởng bởi lẽ trẻ Tiểu học dễ học được những điều tốt nhưng cũng dễ dàng nhiễm ngay những điều xấu tác động đến các em. * Khó khăn: - Do chịu nhiều tác động xấu của xã hội ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, đến suy nghĩ và việc làm của trẻ em. - Một số em đua đòi về cách ăn mặc, tác phong chưa chuẩn theo qui định của người Đội viên, Thiếu niên, Nhi đồng. - Một số trẻ ăn nói thiếu văn hoá, “Thích làm đàn anh, đàn chị”. - Một số phụ huynh mãi lo làm kinh tế nên ít quan tâm giáo dục con em mình, phó mặc việc giáo dục cho nhà trường. - Xã hội phát triển, những gia đình giàu có lại ít con nên con cái của họ được coi như là những “quý tử” trong gia đình, được nâng niu cưng chiều quá mức không quan tâm đến những người xung quanh. - Cơ sở vật chất của trường còn nghèo chưa có đủ điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động lớn như: Tham quan dã ngoại, các hoạt động tập thể Từ những khó khăn chung hiện nay trong việc đạo đức của trẻ đang xuống cấp trầm trọng, là cán bộ phong trào, với những trăn trở trước tình hình trên, để góp chung tiếng nói trong công tác giáo dục hiện nay nên tôi chọn đề tài này. Nhằm tạo được bước chuyển mới trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ Tiểu học.

doc6 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3752 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức Đội viên - Thiều niên - Nhi đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC ĐỘI VIÊN - THIỀU NIÊN - NHI ĐỒNG I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: - Đạo đức là một nhân tố quan trọng của nhân cách và được xem là khái niệm về luân thường đạo lý của con người, nó thuộc về vấn đề đánh giá tốt-xấu, đúng-sai, lành-ác, hiền-dữ trong phạm vi lương tâm con người. Đạo đức gắn liền với văn hoá, chủ nghĩa nhân văn, triết học và luật pháp của một xã hội, hay nói cách khác dễ hiểu, đạo đức là những khuynh hướng tốt trong tâm hồn con người, mà những khuynh hướng đó tạo nên những lời nói, hành vi bộc lộ ra bên ngoài phù hợp với những quy tắc xử sự của cộng đồng xã hội khiến cho mọi người xung quanh được an vui và chuyển hoá hành vi của mình. Do vậy nên giáo dục đạo đức cho Đội viên, Thiếu niên và Nhi đồng ở Tiểu học là nhiệm vụ trọng tâm và hết sức cần thiết của người làm công tác phụ trách Đội trong trường tiểu học. - Mục đích giáo dục của nước ta nói chung và Nhà trường nói riêng hiện nay là giáo dục con người toàn diện để trở thành người có ích cho xã hội và gia đình. Thực hiện đúng theo lời Bác Hồ dạy: “ Vì lợi ích mười năm trồng cây- vì lợi ích trăm năm trồng người ” hơn thế nữa ngày nay chúng ta đều phải thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là nhiệm vụ cốt lỏi của toàn Đảng toàn dân trên con đường phát triển và hội nhập hiện nay. - Giáo dục đạo đức là sự tổng hoà các mối quan hệ tốt đẹp, đúng đắn, phù hợp với vai trò, vị trí ý thức, lương tâm trách nhiệm của mỗi con người trong cộng đồng xã hội. - Thực hiện đúng theo lời dạy sâu sắc của Bác: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn- Phần nhiều do giáo dục mà nên” là Cán bộ phong trào phải thực hiện tốt giáo dục đạo đức cho các em song song với việc cung cấp kiến thức kỹ năng mới. Muốn thực hiện được tốt việc này Tổng phụ trách phải là người tổ chức các phương pháp và hoạt động như thế nào cho phù hợp với tâm lý lứa tuổi, để giáo dục các em trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, mai sau lớn lên là người công dân có đầy đủ đức, tài, khoẻ mạnh và là người có đủ các yếu tố: “Phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể lực, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”, nhạy bén với tình hình thực tế, để hoà nhập cùng với sự phát triển chung của đất nước hiện nay trên con đường hội nhập Quốc tế. - Quá trình thực hiện “Giáo dục đạo đức cho Đội viên, Thiếu niên, Nhi đồng” là việc làm có ý nghĩa thực tiễn to lớn và là vấn đề xảy ra liên tục trong môi trường giáo dục cũng như trong cuộc sống hàng ngày cho trẻ trong xã hội hiện nay. - Việc giáo dục đạo đức cho trẻ là việc làm không phải một sớm một chiều mà phải nhẫn nại, bền chí, khéo léo, hoà nhập, nhập cuộc cùng các em, thâm nhập vào thực tế và chớ nóng vội để giải quyết mọi vấn đề. Như vậy giáo dục mới đi đến kết quả tốt đẹp. - Giáo dục đạo đức cho trẻ Tiểu học có những thuận lợi song cũng không ít phần khó khăn ảnh hưởng bởi lẽ trẻ Tiểu học dễ học được những điều tốt nhưng cũng dễ dàng nhiễm ngay những điều xấu tác động đến các em. * Khó khăn: - Do chịu nhiều tác động xấu của xã hội ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, đến suy nghĩ và việc làm của trẻ em. - Một số em đua đòi về cách ăn mặc, tác phong chưa chuẩn theo qui định của người Đội viên, Thiếu niên, Nhi đồng. - Một số trẻ ăn nói thiếu văn hoá, “Thích làm đàn anh, đàn chị”. - Một số phụ huynh mãi lo làm kinh tế nên ít quan tâm giáo dục con em mình, phó mặc việc giáo dục cho nhà trường. - Xã hội phát triển, những gia đình giàu có lại ít con nên con cái của họ được coi như là những “quý tử” trong gia đình, được nâng niu cưng chiều quá mức không quan tâm đến những người xung quanh. - Cơ sở vật chất của trường còn nghèo chưa có đủ điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động lớn như: Tham quan dã ngoại, các hoạt động tập thể… Từ những khó khăn chung hiện nay trong việc đạo đức của trẻ đang xuống cấp trầm trọng, là cán bộ phong trào, với những trăn trở trước tình hình trên, để góp chung tiếng nói trong công tác giáo dục hiện nay nên tôi chọn đề tài này. Nhằm tạo được bước chuyển mới trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ Tiểu học. II. NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: - Giáo dục đạo đức cho Đội viên, Thiếu niên, Nhi đồng là một nhân tố cơ bản của quá trính giáo dục, nó hệ thống những ý thức, thái độ, hành vi, thói quen liên quan đến những chuẩn mực về đạo đức, về lao động thể chất và thẫm mỹ đây là vấn đề rất cần thiết, giáo dục cho các em. Vậy vai trò của giáo viên TPT trong trường học cực kì quan trọng góp phần làm cho các em phát triển toàn diện về: Đức, trí, thể, mỹ nhằm phục vụ tốt việc thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo - Giáo dục đạo đức cho Đội viên, Thiếu niên, Nhi đồng là một quá trình hoạt động có mục đích, có kế hoạch, có nội dung, có phương pháp tối ưu và diễn ra liên tục trong thời gian dài. Nhờ đó hình thành những phẩm chất tính cách ổn định và bền vững nơi người được giáo dục, được rèn luyện. Đó là cả một quá trình phát triển và giải quyết hàng loạt các mâu thuẩn đan chéo nhau trong đời sống nội tâm của trẻ Bậc Tiểu học, - Giáo dục đạo đức với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học không thể nào là thuyết giảng hay nhồi nhét các bài học đạo đức trên lớp mà cần phải sử dụng nhiều phương pháp trong sinh hoạt, lao động, vui chơi hằng ngày. Từ những hoạt động này giúp trẻ hình thành các biểu tượng, chuẩn mực đạo đức cũng như việc rèn luyện kỹ năng thể hiện hành vi đạo đức cho các em. - Để việc tuyên truyền giáo dục đạt kết quả cao TPT phải rèn luyện đạo đức chính bản thân mình và là tấm gương cho các em noi theo. Ngoài việc chuẩn bị kĩ năng và phương pháp giáo dục sao cho phù hợp với trình độ mà còn phải có cái tâm và lòng nhiệt huyết, coi các em như là người thân trong gia đình, phải biết lắng nghe, tôn trọng những ý kiến thắc mắc chia sẻ cùng các em những buồn vui của cuộc sống phù hợp với tâm lý lứa tuổi. - Tận dụng 15 phút đầu giờ, giờ sinh hoạt, chào cờ hàng tuần để gặp gỡ nhắc nhở, trao đổi với các em nhờ đó dễ dàng nắm bắt, giải quyết được những thắc mắc của các em kịp thời. Đồng thời tạo thành thói quen rèn luyện chuẩn mực đạo đức. - Giáo dục đạo đức cho trẻ không thể nhắc nhở một cách chung chung, trừu tượng mà phải có biện pháp cụ thể phù hợp với lứa tuổi, tâm lý, nhân cách, hoàn cảnh và điều kiện sống của từng em cụ thể. Có nắm đầy đủ các vấn đề về hoàn cảnh tâm tư, nguyện vọng của từng cá nhân thì mới có biện pháp giáo dục phù hợp và đạt hiệu quả cao. - Đầu năm học cho các em đăng kí cam kết thực hiện việc rèn luyện và đạo đức tác phong của người Đội viên học sinh dưới mái trường xã hội chủ nghĩa trong thời đại mới. Vì đó là những yêu cầu hợp lý về năng lực, phẩm chất, ý thức tổ chức kĩ luật về lối sống tình cảm và niềm tin vì đó chính là. Những yêu cầu đó phù hợp với mục tiêu và nội dung giáo dục hiện nay. - Triển khai tổ chức phong trào “Nói lời hay, làm nhiều việc tốt” rộng khắp toàn trường để các em lấy đó mà rèn luyện bản thân, từng tháng, từng đợt có đánh giá, tuyên dương công khai cụ thể, khách quan. - Tổ chức hoạt động tập thể tại trường, lớp, ngoài xã hội qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp như: Tham quan dã ngoại, lao động, thể thao, văn nghệ, tham quan các di tích v.v, hoặc tổ chức các hoạt động từ thiện như : Giúp đỡ Mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình chính sách, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ các trường ở vùng sâu, vùng xa. - Phải có biện pháp cứng rắn đối với trẻ đựơc coi là những “quý tử” trong những gia đình giàu có muốn làm việc tuỳ theo ý thích, nói năng không tôn trọng kẻ trên người trước, bởi vì được bố mẹ cưng chiều quá mức nên trẻ không muốn đi học, đi sinh hoạt, vì đi học đi sinh hoạt thì phải vào khuôn khổ nề nếp.Phụ huynh thì lại chiều chuộng theo sở thích của con mình nên đôi lúc cha mẹ không đồng tình với việc giáo dục của thầy cô và TPT không chìu theo những việc làm của các em mà phải giải thích cặn kẻ, uốn nắn dần dần đưa các em vào khuôn phép, để các em phải biết tôn trọng người khác khi muốn thực hiện những điều theo ý thích của mình. Không dễ dàng mà các em có được thói quen nói trên. Nên việc giáo dục các em phải mất thời gian và chịu khó, không nản chí phải khéo léo, trực tiếp đến thăm hỏi gia đình để phân tích cặn kẻ, dần dần thuyết phục gia đình của các em cùng chung tay với nhà trường tạo điều kiện giáo dục con em mình. - Với một số trẻ cá biệt, cách ăn mặc, đầu tóc, tác phong không đúng qui định của người Đội viên học sinh thì phải chỉ ra cho các em thấy những điều không hợp với tác phong chung của người học sinh và tìm cách giải thích cho các em hiểu cách ăn mặc đó không phù hợp với lứa tuổi của người Đội viên, học sinh. Tạo nhiều tình huống và nhiều điều kiện cần thiết để cho trẻ được xem những tranh ảnh và chỉ ra những trang phục phù hợp với lứa tuổi. Từ đó trẻ mới có ý thức được cách ăn mặc, mới thấy mình bị lạc lỏng, nổi trội không theo nề nếp chung của trường mà dần dần từ bỏ thói quen đua đòi. Bồi dưỡng cho trẻ những cảm xúc, tình cảm, những thị hiếu thẫm mỹ đúng đắn trước những vẻ đẹp muôn hình, muôn vẻ trong thiên nhiên và trong cuộc sống. Từ đó giáo dục cho trẻ thái độ đúng đắn khi nhận xét, đánh giá bản chất cái đẹp Chân, Thiện, Mỹ trong cuộc sống cũng như trong nghệ thuật và trong vẻ đẹp của mỗi con người. - Đối với một số trẻ có lối sống ích kỉ chỉ biết riêng mình, không quan tâm đến bạn bè xung quanh thì giáo dục các em qua những bài học đạo đức, kể cho nghe những câu chuyện về gương người tốt việc tốt và sau đó cho các em nhận xét, đánh giá, suy nghĩ về việc làm của các nhân vật trong truyện, cần thiết có thể đưa trẻ vào tình huống thực tế trong học tập và sinh hoạt như: trò chơi phân vai, đóng kịch và cho nhập vai đúng với thực tế mà các em đang thể hiện mình. Để qua đó trẻ cảm nhận được từ thực tế việc làm của mình trong cuộc sống hàng ngày và sẽ hiểu. Khi đi học thiếu dụng cụ thì phải nhờ có bạn bè giúp đỡ mới học và làm bài được, nếu không có bạn bè thì em chơi đùa cùng với ai. Từ đó các em thấy được trong cuộc sống là cần phải biết quan tâm đến những người xung quanh. - Đời sống kinh tế của phụ huynh phát triển thì cuộc sống cũng ngày được nâng cao, gia đình có đủ điều kiện về vật chất nhưng lại ít có thời gian để quan tâm, nhắc nhở giáo dục con em mình. Các em bị hấp thụ tính bạo lực của phim ảnh, chơi games, muốn làm “đàn anh, đàn chị” trong lớp, trong trường, trong sinh hoạt, ăn nói thiếu văn hoá. Phải phân tích cho các em thấy được sự nguy hiểm, tác hại khi dùng bạo lực với bạn bè mình, gây cho bạn những thiệt thòi về sức khoẻ, ảnh hưởng đến học tập và sinh hoạt (có thể bạn sẽ nghỉ học hay không tham gia được hoạt động tập thể) hay nguy hại hơn là sự ẩu đả giữa hai gia đình. Từ đó giúp đỡ trẻ khắc phục những sai phạm, biết nhận ra khuyết điểm, tác hại mà mình đã gây ra và hướng dẫn cho trẻ tự sửa chữa, tự rèn luyện tu dưỡng đạo đức của mình. Đặc biệt trong các trường hợp này giáo viên TPT là người không thể nóng vội để giải quyết vấn đề bằng những hình phạt nặng nề vì như vậy sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của các em, phải cân nhắc, tìm hiểu kĩ nguyên nhân để có biện pháp giải quyết tạo sự công bằng và niềm tin ở trẻ. - Song song với việc hướng dẫn trẻ sửa chữa, phải kịp thời thăm hỏi gia đình phụ hunh để tìm hiểu hoàn cảnh gia đình trẻ và cho họ biết tính cách của con em mình để có biện pháp phối hợp cùng với nhà trường giáo dục các em. - Muốn thành công nên chú ý lựa chon đội ngũ Cán bộ phong trào để làm nòng cốt nhân rộng cho toàn trường, đối tượng để chọn là những Đội viên học sinh có năng lực trong học tập, có khả năng tổ chức, biết tự quản và nhiệt tình trong công việc, biết chia sẻ quan tâm đến lợi ích của mọi người. Qua đó cũng cố mối quan hệ bạn bè với nhau, tình cảm đồng đội bền vững. Tạo cho các em có niềm tin vào tập thể cũng như bạn bè và coi trường lớp là ngôi nhà thứ hai để quyết tâm đoàn kết, xây dựng ngôi nhà chung ngày càng tốt đẹp và tình cảm bạn bè ngày càng thân thiết, gắn bó. - Muốn trẻ phát triển tốt, toàn diện không chỉ đòi hỏi ở người giáo viên TPT phải là người có đủ các đức tính: Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng. Mà còn là tấm gương sáng, là người gương mẫu cho các em noi theo. Song song với điều đó giáo viên TPT phải nhiệt tình , yêu nghề tha thiết, có tình thương yêu trẻ thơ luôn độ lượng tha thứ. Ngoài ra còn phải có năng lực tổ chức, biết xây dựng kế hoạch dựa trên cơ sở, mục tiêu, nội dung giáo dục chung của Hội Đồng Đội các cấp và nhà trường đề ra trong năm học, biết đưa ra những biện pháp, phương hướng cụ thể cho từng tuần, từng tháng và từng Đội viên, học sinh cá biệt sao cho phù hợp với khả năng thực hiện của các em. - Khi đi vào thực tế của việc thực hiện còn có nhiều trở ngại. Người giáo viên TPT phải biết hi sinh nhẫn nại, bền chí, khéo léo, biết nhập cuộc cùng các em, thâm nhập vào thực tế và chớ nóng vội để giải quyết mọi vấn đề như vậy mới đi đến kết quả tốt đẹp. * Chú ý: Không nên lấy việc trách phạt làm mục đích để giáo dục mà chỉ coi nó là phương tiện để giáo dục, ngăn ngừa những sai phạm đáng tiếc xảy ra mà thôi, nhằm góp phần hình thành vào việc phát triển những phẩm chất, hành vi, thói quen và nếp sống văn minh cho các em theo đúng mục tiêu đã đề ra. III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC – HIỆU QUẢ PHỔ BIẾN ỨNG DỤNG NỘI DUNG VÀO THỰC TIỄN: 1. Kết quả: - Trong thời gian qua việc áp dụng theo đề tài tổ chức giáo dục đạo đức cho Đội viên, Thiếu niên, Nhi đồng đã đạt được một số kết quả sau: - Việc tu dưỡng đạo đức của các em ngày được nâng cao cụ thể là: Thực hiện đầy đủ toàn trường 100%. - Giảm hẳn tỉ lệ học sinh cá biệt chưa ngoan. 2. Hiệu quả phổ biến: - Trẻ cá biệt, chưa ngoan đã thay đổi được hành vi, thói quen xấu và có hướng sửa chữa tốt, các em đã có tinh thần trách nhiệm hơn với trường, lớp, ý thức được từng việc làm và lời nói của mình. Hoà nhập tốt cùng bạn bè. - phát huy tốt tinh thần đoàn kết thương yêu nhau, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn. Biết góp sức mình vào việc xây dựng nề nếp tác phong và làm đẹp trường, đẹp lớp. - Công tác từ thiện được đông đảo các em tham gia và đạt hiệu quả cao. - Gương điển hình, người tốt, việc tốt được nhân rộng và đạt hiệu quả. - Trẻ biết tôn trọng, lễ phép với thầy cô, người lớn, biết bảo vệ của công, tham gia tốt việc phát hiện báo cáo các hành vi xấu lên thầy cô để xử lý kịp thời. -Thực hiện tốt 3 môi trường giáo dục : Nhà trường, gia đình và xã hội, đảm bảo công tác xã hội hoá giáo dục. * Qua thời gian thực hiện việc giáo dục đạo đức cho Đội viên, Thiếu niên, Nhi đồng tôi rút ra được những kinh nghiệm sau: - Để thực hiện việc giáo dục đạo đức cho Đội viên, học sinh thì đòi hỏi người giáo viên TPT phải là người có đầy đủ các chuẩn mực trong cuộc sống đó là: Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Chí công vô tư. - Biết thực hiện theo kế hoạch chỉ đạo của HĐĐ các cấp và nhà trường đề ra. - Nhạy bén với tình hình thực tế, biết tận dụng những điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho việc giáo dục. - thực hiện tốt việc phối hợp nhịp nhàng giữa ba môi trường: Gia đình, nhà trường và xã hội. - Phải biết học hỏi, lắng nghe, tiếp thu ý kiến và những kinh nghiệm ở đồng nghiệp. - Luôn gần gũi thương yêu Đội viên, học sinh và có trách nhiệm trong việc giáo dục các em cũng như lương tâm nghề nghiệp. - Kịp thời giải quyết những vấn đề vướn mắc, khéo léo trong công tác tuyên truyền, không nóng vội mà phải cân nhắc kỹ lưỡng khi thực hiện. - Luôn tự học tự rèn để nâng cao năng lực trong công tác phong trào, phấn đấu bền bỉ, liên tục vì sự nghiệp giáo dục. Gia An, ngày 04 tháng 4 năm 2010 Người viết Lê Văn Minh Hội đồng khoa học trường đánh giá, xếp loại ……...……………………………………………………….. ………………………………………………………………. ………………………………………………………………. ………………………………………………………………. ………………………………………………………………. xếp loại chung ………… Gia An, ngày …tháng …năm 2010 HIỆU TRƯỞNG Kiêm Chủ tịch HĐKH trường

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao chất lượng giáo dục đạo đức đội viên - thiều niên - nhi đồng.DOC
Luận văn liên quan