Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với mặt hàng rau an toàn trên địa bàn Hà Nội

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1.2. Xác lập vấn đề nghiên cứu 1.3. Mục tiêu nghiên cứu 1.4. Các câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu 1.5. Phạm vi nghiên cứu 1.6. Những nghiên cứu có liên quan 1.7. Phương pháp nghiên cứu 1.8. Kết cấu của đề tài CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RAU AN TOÀN VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỊ TRƯỜNG RAU AN TOÀN 2.1. Một số lý luận về rau an toàn 2.1.1. Khái niệm rau an toàn 2.1.2. Nguyên tắc trong sản xuất rau an toàn 2.1.3. Tiêu chuẩn đánh giá rau an toàn 2.2. Một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với thị trường rau an toàn 2.2.1. Quản lý nhà nước về thị trường rau an toàn 2.2.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với thị trường rau an toàn 2.2.3. Nội dung của quản lý nhà nước về thị trường RAT 2.2.3.1. Ban hành các văn bản, chính sách, chiến lược và quy hoạch liên quan đến thị trường rau an toàn 2.2.3.2. Quản lý chấp hành chế độ quy định và luật pháp trong hoạt động sản xuất và kinh doanh RAT 2.2.3.3. Quản lý cơ sở hạ tầng và hệ thống kênh phân phối 2.2.3.4. Quản lý, kiểm tra chất lượng RAT cung cấp trên thị trường CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG RAU AN TOÀN VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỊ TRƯỜNG RAU AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI HIỆN NAY 3.1. Thực trạng thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội hiện nay 3.1.1. Nguồn cung RAT trên địa bàn Hà Nội hiện nay 3.1.2. Tình hình cung - cầu, giá cả, cạnh tranh trên thị trường RAT Hà Nội hiện nay 3.1.2.1. Tình hình cung RAT trên thị trường Hà Nội hiện nay 3.1.2.2. Tình hình cầu về RAT trên thị trường Hà Nội hiện nay 3.1.3. Mối quan hệ cung - cầu RAT trên thị trường Hà Nội 3.1.4. Tình hình giá cả RAT trên thị trường Hà Nội hiện nay 3.1.5. Tình hình cạnh tranh trên thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội 3.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội 3.2.1. Tình hình ban hành các văn bản, chính sách, chiến lược và quy hoạch liên quan đến thị trường RAT 3.2.2. Quản lý việc chấp hành chế độ quy định và luật pháp trong hoạt động sản xuất và kinh doanh rau an toàn trên địa bàn Hà Nội 3.2.3. Tình hình quản lý, kiểm tra chất lượng RAT cung cấp trên thị trường Hà Nội 3.2.4. Tình hình tổ chức và quản lý đội ngũ cán bộ làm công tác thanh kiểm tra 3.3. Đánh giá sự QLNN đối với thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội hiện nay 3.3.1. Kết quả đạt được trong QLNN đối với thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội 3.3.2. Hạn chế trong QLNN đối với thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội 3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong QLNN đối với thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỊ TRƯỜNG RAU AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI HIỆN NAY 4.1. Mục tiêu, chiến lược phát triển thị trường RAT của ngành nông nghiệp; phương hướng kế hoạch phát triển sản xuất và quản lý thị trường RAT 4.1.1. Mục tiêu, chiến lược phát triển thị trường RAT của ngành nông nghiệp 4.1.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà Nước về phát triển thị trường RAT 4.1.1.2. Mục tiêu, chiến lược phát triển thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội của ngành nông nghiệp 4.1.2. Phương hướng kế hoạch phát triển sản xuất RAT trên địa bàn Hà Nội 4.1.3. Phương hướng kế hoạch quản lý thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội 4.2. Giải pháp quản lý nhà nước về thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội hiện nay 4.2.1. Một số đề xuất đối với nhà quản lý các cấp trên địa bàn Hà Nội 4.2.2. Giải pháp đối với doanh nghiệp kinh doanh RAT trên địa bàn Hà Nội 4.2.3. Giải pháp đối với người nông dân và các HTX sản xuất RAT 4.2.4. Giải pháp đối với nhà khoa học 4.2.5. Giải pháp đối với người tiêu dùng

docx70 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2786 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với mặt hàng rau an toàn trên địa bàn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hững trường hợp, đối tượng, lĩnh vực kinh doanh và phạm vi thị trường cụ thể, chưa cân đối các mục đích và phương tiện, các nguồn lực sử dụng. Hiện nay, việc thực hiện các thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh RAT khá thuận lợi và dễ dàng. Trong câu hỏi số 1 khi được hỏi: “Ông (bà) cho biết quá trình làm thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh RAT như thế nào?” Có 53,33% các chủ cơ sở kinh doanh RAT cho biết họ không gặp khó khăn trong việc đăng ký. Có 33,33% cho biết quá trình làm thủ tục đăng ký bình thường không phải mất nhiều thời gian. Chỉ có 13,34% cơ sở kinh doanh RAT gặp khó khăn trong việc đăng ký. Đó là do các cơ sở này còn chưa nắm rõ được các quy định và chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn đã đề ra. Chình điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức muốn tham gia cung ứng RAT trên thị trường được dễ dàng hơn. Từ năm 1996, đề án RAT tại Hà Nội đã được thai nghén. Thế nhưng đến nay Hà Nội vẫn chưa có được một dự án khả thi nào. Mặc dù, nếu xét về lượng, Hà Nội đã nỗ lực phát triển các vùng sản xuất RAT với diện tích trồng RAT lên đến trên 5.600 ha với sản lượng 125.000 tấn/năm (tức có trên 70% sản lượng rau của Hà Nội sản xuất là RAT). Tuy nhiên, hiện toàn thành phố mới chỉ có 42 ha nhà lưới trồng RAT và chỉ có 3 cơ sở được đầu tư hệ thống giếng khoan công suất lớn có xử lý nước để tưới rau. Hiện UBND TP Hà Nội đã ban hành “Quy định về quản lý sản xuất và kinh doanh RAT trên địa bàn thành phố Hà Nội” (Ban hành kèm theo Quyết định số 104/2009/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2009 của UBND TP Hà Nội). Quy định này quy định về điều kiện và chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế, kinh doanh RAT; thanh kiểm tra và xử lý vi phạm trong sản xuất, sơ chế, kinh doanh RAT trên địa bàn thành phố Hà Nội. Quy định áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh RAT và các tổ chức, cá nhân liên quan trên địa bàn thành phố Hà Nội. 2.2.2. Quản lý việc chấp hành chế độ quy định và luật pháp trong hoạt động sản xuất và kinh doanh rau an toàn trên địa bàn Hà Nội Hiện nay, việc quản lý các điểm sản xuất và kinh doanh RAT còn gặp nhiều khó khăn. Đó là việc quản lý việc đăng ký kinh doanh của các cửa hàng kinh doanh RAT. Chi cục BVTV Hà Nội đã cấp giấy phép cho nhiều vùng sản xuất và địa điểm kinh doanh RAT đủ điều kiện. Thống kê từ Chi cục BVTV Hà Nội cho thấy, hiện chi cục đã cấp 45 giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT cho các hộ, HTX sản xuất RAT với tổng diện tích hơn 260ha. Bên cạnh đó, cũng đã cấp 1 giấy chứng nhận sản xuất RAT theo VietGAP và 13 giấy chứng nhận đủ điều kiện sơ chế RAT cho các cơ sở. Trong khi đó, theo thống kê của Sở Công Thương Hà Nội, đến thời điểm hiện tại, sở này đã cấp 137 giấy chứng nhận kinh doanh RAT cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố. Song, cũng theo danh sách, trong tổng số 137 cơ sở được cấp giấy phép, có đến hơn 100 cơ sở đã hết thời hạn, chỉ một số ít mới đăng ký vào năm 2009 còn thời hạn. Với câu hỏi điều tra thứ 6 “Ông (bà) cho biết việc kiểm soát hoạt động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh RAT hiện nay như thế nào?” 20% phiếu cho rằng đã kiểm soát được toàn bộ, 50% kiểm soát được một phần, 30% là chưa kiểm soát được. Thực tế cho thấy, hầu hết các cửa hàng dù đã hết hạn đăng ký vẫn tiếp tục kinh doanh. Theo ghi nhận của chúng em, tại một số cửa hàng như số 5 Ngô Thì Nhậm giấy phép đăng ký kinh doanh đã hết hạn từ 31-7-2008, song thời điểm hiện tại cửa hàng này vẫn tiếp tục kinh doanh RAT. Hay, cửa hàng kinh doanh RAT số 2 Phạm Ngọc Thạch, giấy phép kinh doanh đã hết hạn từ 31-12-2008, nhưng trên thực tế vẫn tiếp tục kinh doanh RAT... Từ thực trạng trên cho thấy việc quản lý các cửa hàng hiện đang kinh doanh cũng chưa chặt chẽ. Số cửa hàng trên thực tế đang hoạt động so với số cửa hàng đăng ký trên giấy tờ do Sở quản lý không trùng khớp. Trên thị trường có nhiều cửa hàng kinh doanh RAT mà không có giấy phép kinh doanh. Thêm vào đó có những cơ sở sản xuất, kinh doanh sau một thời gian không làm được, họ tự đóng cửa, không báo cáo lại cho Sở nên khó có thể nắm được chính xác hiện còn bao nhiêu đơn vị vẫn đang kinh doanh. Như vậy, việc quản lý các cửa hàng kinh doanh RAT có giấy phép kinh doanh hay không cũng đã gặp nhiều khó khăn nhưng việc quản lý các cửa hàng hiện đang hoạt động cũng không mấy dễ dàng. Lợi dụng kẽ hở trong việc đăng ký, quản lý kinh doanh RAT, khi mang hồ sơ đến đăng ký, các cơ sở chỉ trình một bộ hồ sơ cung cấp nơi sản xuất đủ điều kiện. Còn trên thực tế, lượng rau cung cấp cho cửa hàng từ nhiều nguồn khác nhau mà không được khai báo trong hồ sơ đăng ký kinh doanh. 2.2.3. Tình hình quản lý, kiểm tra chất lượng RAT cung cấp trên thị trường Hà Nội Thời gian qua, Chi cục BVTV Hà Nội đã chủ động phối hợp với Chi cục Quản lý thị trường tổ chức các đợt kiểm tra tại các cửa hàng, siêu thị, lấy mẫu rau, quả để kiểm định chất lượng. Tuy nhiên, việc kiểm tra chất lượng rau thực hiện còn sơ sài, chưa thực sự hiệu quả, chủ yếu dựa vào cảm quan, tần suất kiểm tra còn ít. Một xã chỉ có khoảng 0,2 lượt đoàn đi thanh kiểm tra ATTP/năm (năm 2007, con số này tăng lên 0,73 lượt đoàn). Hệ thống phòng thí nghiệm kiểm nghiệm thực phẩm chưa đáp ứng kịp với yêu cầu thực tế. Kinh phí đầu tư cho công tác quản lý quá ít… Do vậy mà hiện tại, chất lượng RAT tại nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh vẫn chưa được kiểm soát hoặc còn thả nổi. Bên cạnh đó, Bộ NN và PTNT đã có một số giải pháp kiểm tra chất lượng rau quả ngay tại cửa khẩu. Đối với lô hàng thuộc diện kiểm dịch trước khi thông quan, cơ quan hải quan chỉ thực hiện thông quan khi có kết quả kiểm dịch đạt yêu cầu nhập khẩu. Với những lô hàng thuộc diện thông quan trước kiểm dịch sau, được thông quan khi chủ hàng nộp giấy đăng ký kiểm dịch, có xác nhận của cơ quan kiểm dịch. Trong quá trình làm thủ tục, chủ lô hàng nhập khẩu có trách nhiệm bảo quản hàng hóa chờ kiểm dịch. Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị trực thuộc phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng trong việc kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm những sai phạm trong quá trình kiểm dịch hàng nhập khẩu theo đúng quy định hiện hành. Rất nhiều những trường hợp do không được kiểm soát chặt chẽ nên đã không tránh khỏi việc trong rau có dư lượng thuốc BVTV có nồng độ cao hơn mức độ cho phép. Thuốc này chủ yếu nhập từ Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch. Vì vậy các cơ quan chức năng như hải quan cần quản lý chặt chẽ ngay từ nơi cửa khẩu. Để tăng cường kiểm soát chặt mặt hàng thực phẩm nhập khẩu, sắp tới Bộ NN và PTNT sẽ thành lập một tổ công tác đặc biệt xây dựng văn bản hợp tác với Trung Quốc trong việc kiểm tra nguồn thực phẩm nhập khẩu. Việc quản lý, kiểm tra chất lượng RAT ngay tại nơi sản xuất đóng vai trò quan trọng đối với việc cung ứng và tiêu thụ RAT trên thị trường. Năm 2009 trên cả nước có 22.000ha RAT trên tổng số 450.000ha trồng rau. Ngoài 5% diện tích trồng rau được áp dụng theo quy trình sản xuất RAT, 80% nước tưới cho rau là nước mặt chưa qua kiểm nghiệm, 60% diện tích trồng rau vẫn sử dụng phân hữu cơ, điều này làm cho rau nhiễm hóa chất và kim loại nặng vượt mức cho phép, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng rau được sản xuất ra. Vấn đề sử dụng thuốc BVTV không đúng cách đang là vấn đề đáng lo ngại, làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng rau. Khi được hỏi câu hỏi thứ 2 “Ông (bà) thấy việc quản lý kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hiện nay như thế nào? Có 20% cán bộ quản lý cho rằng việc quản lý kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV tốt, 70% là quản lý được một phần, 10% còn lại cho rằng chưa quản lý được. Thật vậy, vấn đề quản lý việc sử dụng thuốc BVTV ở nơi sản xuất RAT còn lỏng lẻo, chưa kiểm soát được. Theo kết quả điều tra, chỉ có khoảng 10% nông dân hỏi ý kiến tư vấn của cơ quan quản lý về sử dụng thuốc BVTV, 90% còn lại sử dụng thuốc theo tư vấn của người bán thuốc. Một mặt hầu hết những người trồng RAT hiện nay đều chưa được hướng dẫn cụ thể cách sử dụng thuốc BVTV. Mặt khác, do người nông dân vẫn giữ thói quen sử dụng thuốc BVTV tùy tiện, chưa tuân thủ nghiêm hướng dẫn sử dụng. Cục BVTV thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra việc buôn bán, sử dụng thuốc BVTV trên rau tại các tỉnh trong vùng trồng rau trọng điểm. Chỉ đạo thanh tra chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật các tỉnh, thành phố đồng loạt tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra việc buôn bán, sử dụng thuốc BVTV tại các vùng sản xuất rau, lấy mẫu thuốc kiểm tra chất lượng thuốc BVTV, lấy mẫu rau kiểm tra dư lượng; xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các trường hợp vi phạm. Tại các vùng trồng rau tập trung, đại diện chính quyền địa phương, Chi cục BVTV và hộ nông dân sản xuất rau ký kết cam kết về việc: chỉ sử dụng thuốc BVTV được phép sử dụng trên rau, bảo đảm thời gian cách ly trước khi thu hoạch... 2.2.4. Tình hình tổ chức và quản lý đội ngũ cán bộ làm công tác thanh kiểm tra Công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm nói chung và về RAT trên địa bàn Hà Nội nói riêng còn chồng chéo, dẫn đến có những “vùng trắng” không có cơ quan quản lý. Đặc biệt hệ thống tổ chức mạng lưới cán bộ làm công tác an toàn vệ sinh thực phẩm thiếu về số lượng, yếu về chất lượng. Kết quả thu được từ câu hỏi thứ 3 của phiếu điều tra “Ông (bà) đánh giá về số lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực quản lý thị trường hiện nay?” như sau: Có 30% cán bộ quản lý cho rằng đã hợp lý, 70% là còn thiếu, và 0 % chọn nhiều. Trên thực tế 2.100 ha diện tích trồng RAT trên địa bàn Hà Nội mới chỉ có 5 cán bộ kỹ thuật chỉ đạo, giám sát sản xuất. Do vậy, việc kiểm tra, giám sát trong quá trình sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, không thể đảm rằng các sản phẩm RAT sản xuất ra là được sản xuất đúng kỹ thuật. Thực tế đó cho thấy đội ngũ cán bộ kiểm tra còn thiếu nhiều cần được bổ sung trong thời gian tới. Với câu hỏi số 4: “Ông (bà) đánh giá trình độ nguồn nhân lực trong lĩnh vực quản lý thị trường RAT như thế nào?” Có 20% phiếu cho rằng có trình độ chuyên môn tốt, 50% cho rằng có trình độ chuyên môn trung bình, còn lại là trình độ chuyên môn kém. Theo Sở NN và PTNN, một năm Sở chỉ có 140 triệu đồng cho công tác an toàn vệ sinh thực phẩm. Các chốt kiểm định chất lượng an toàn rau quả vì thế không đủ số người đảm nhiệm, thậm chí những địa bàn trọng điểm cũng chưa tổ chức được ban thanh tra, kiểm tra đủ mạnh. Theo Sở Công thương, cơ quan này có 2 phòng chuyên môn liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, nhưng chưa có tổ chuyên trách. Không những thế, việc kiểm tra chủ yếu dựa vào cảm quan, vì kinh phí cho mảng an toàn vệ sinh thực phẩm còn ít mà chi phí để tiến hành kiểm tra chất lượng lại lớn. Trong khi thuốc BVTV đang được nhập lậu và sử dụng một cách khó kiểm soát thì hiện này, nhân lực kiểm tra của chi cục BVTV cũng như trang thiết bị phân tích chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm còn rất hạn chế. Toàn thành phố Hà Nội năm 2009 có 875 tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc BVTV với 74 công ty và 801 cửa hàng nhưng chỉ có 7 cán bộ làm công tác thanh kiểm tra. Trong số 801 cửa hàng trên, mới có 496 cửa hàng được cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc BVTV. Hơn 300 cửa hàng còn lại chưa được cấp chứng chỉ nhưng vẫn hành nghề. Đó là chưa kể đến việc mỗi lần cần xét nghiệm phân tích chất lượng VSATTP, chi cục đều phải đi thuê bên ngoài. 2.3.1. Kết quả đạt được trong QLNN đối với thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội Những cố gắng của Bộ Nông nghiệp và các cơ quan chuyên môn trong việc cấm, thuốc ngoài danh mục là không thể phủ nhận. Theo số liệu thu thập được về các hoạt động sản xuất hàng ngày của 32 hộ dân trồng rau tại vùng rau Đông Anh (Hà Nội) từ tháng 8/2002 – 3/2003, lượng thuốc không xác định được hoạt chất chiếm 7,7% trong tổng số 84,84 kg lượng thuốc thương phẩm được sử dụng. Tuy nhiên, từ tháng 8/2006 – 3/2007, lượng thuốc không xác định được hoạt chất chỉ còn chiếm 1,2% trong tổng số 106,78 kg lượng thuốc thương phẩm được sử dụng. Năm 2006, Hà Nội đã bắt đầu xây dựng thí điểm mô hình RAT theo nguyên tắc GAP (thực hành nông nghiệp tốt) tại Đông Anh. Các mô hình được nông dân, chính quyền địa phương đánh giá cao và hiện đang được nhân rộng. Chi cục đã phối hợp và tư vấn cho các quận, huyện, doanh nghiệp xây dựng được 3 thương hiệu RAT mang tên Năm Sao, Bảo Hà, Yên Mỹ. Hiện rau Năm Sao chỉ cung cấp cho các bếp ăn, RAT Bảo Hà, Yên Mỹ đang bán thị trường Hà Nội Cùng với việc đẩy mạnh diện tích trồng RAT, ngành nông nghiệp Hà Nội cũng thường xuyên cử cán bộ kỹ thuật chỉ đạo, giám sát sản xuất RAT, ngoài ra, tổ chức nhiều đợt thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy trình sản xuất, sơ chế RAT tại các cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận. Kết quả các mẫu kiểm tra về dư lượng thuốc BVTV, hàm lượng nitrat, hàm lượng kim loại nặng và vi sinh vật đều đạt chất lượng. Hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội đã cấp 45 giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT với tổng diện tích hơn 260ha. Bên cạnh đó, cũng đã cấp 13 giấy chứng nhận đủ điều kiện sơ chế RAT cho các cơ sở. Nhà nước cũng đã phối hợp với nhiều cơ quan chức năng tổ chức các hội chợ RAT, các phiên giao dịch hàng nông sản thực phẩm an toàn khu vực phía Bắc với các nhà phân phối, trung tâm thương mại, siêu thị Hà Nội. Hội nghị giao thương giữa các nhà cung ứng nông sản thực phẩm khu vực phía Bắc với các đơn vị tiêu thụ bán lẻ Hà Nội… Hỗ trợ các doanh nghiệp tổ chức các hội nghị, xây dựng các trang web để quảng bá thương hiệu cho nông sản, cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh RAT… như: Năm Sao, Bảo Hà, Yên Mỹ...Thông qua các hội nghị này, người sản xuất và nhà phân phối sẽ có thêm cơ hội tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường nội địa. Nằm trong khuôn khổ Hội chợ Thực phẩm và Đồ uống, từ ngày 7-11/11/2007 tại Cung văn hoá Lao động Hữu Nghị, Trung tâm khuyến nông Hà Nội sẽ tổ chức phiên chợ "Rau an toàn và Nông sản thực phẩm chất lượng cao". Tham gia có 50 gian hàng bày bán các chủng loại rau của các cơ sở RAT thuộc 6 vùng sản xuất rau nổi tiếng ở Hà Nội: Vân Nội, Lĩnh Nam, Văn Đức, Đặng Xá, Duyên Hà và Đông Dư. Đặc biệt, trong các ngày diễn ra phiên chợ sẽ có các đoàn kiểm tra của Sở Khoa học Công nghệ - Môi trường và Chi cục BVTV thành phố đi kiểm định chất lượng RAT tại các gian trưng bày. Các cơ quan chức năng cũng đã hợp tác với Đài truyền hình thành phố trong mục thời sự nông nghiệp để tuyên truyền về tác hại của rau không an toàn trên thị trường… 2.3.2. Hạn chế trong QLNN đối với thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội Khi nói về những hạn chế của công tác quản lý hiện nay, trên thực tế cho thấy, hiện chưa có quy định hoặc văn bản nào cấm trồng rau không an toàn. Chức năng của Chi cục BVTV thành phố là cấp phép cho những đơn vị trồng RAT. Nghĩa là chúng ta chỉ có thể làm được việc xây dựng vùng RAT chứ chưa thể loại bỏ những vùng trồng rau không an toàn. Công tác quản lý và sử dụng thuốc BVTV mặc dù đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ nhưng tình trạng sử dụng thuốc ngoài danh mục, không đảm bảo thời gian cách ly... vẫn phổ biến ở nhiều địa phương. Bên cạnh những địa phương triển khai tốt cơ chế khuyến khích sản xuất RAT cũng có không ít vùng chưa đầu tư để quy hoạch vùng sản xuất RAT, sản xuất vẫn mang tính nhỏ lẻ, phân tán, áp dụng quy trình kỹ thuật chưa cao, chưa đồng nhất, chưa có cán bộ kỹ thuật, nhà khoa học hướng dẫn nông dân cách trồng, chăm sóc RAT,…Nhà khoa học chưa nghiên cứu ra các giống rau mới có năng suất cao, chịu được thời tiết khắc nghiệt, chi phí thấp…Công tác quản lý sản xuất RAT ở các địa phương chưa thực sự chặt chẽ, chưa chủ động phối hợp với các cơ quan chuyên môn. Việc đầu tư xây dựng hạ tầng cho vùng sản xuất RAT còn thiếu và yếu. Cơ chế chính sách cho sản xuất RAT chưa hoàn thiện nên chưa khuyến khích được nông dân tham gia. Công tác quản lý kinh doanh RAT của ngành thương mại còn lỏng lẻo, chưa làm tốt công tác hậu kiểm chính là những khó khăn trong phát triển sản xuất RAT. 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong QLNN đối với thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội Trước hết phải nói rằng trình độ chuyên môn của một số cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật chưa đáp ứng với sự phát triển của sản xuất và đòi hỏi của xã hội về RAT. Bên cạnh đó sự phân cấp chức năng quản lý giữa các cơ quan liên quan đến quản lý thị trường RAT còn chưa rõ ràng, chồng chéo. Khi được hỏi câu hỏi số 5: “Ông (bà) thấy sự phân cấp chức năng giữa các cơ quan quản lý thị trường RAT đã rõ ràng chưa?” 30% là cán bộ quản lý cho rằng đã phân cấp rõ ràng, 70% là còn có sự chồng chéo, 0% là chưa phân cấp. Nhiều khi giữa Sở NN và PTNN với Sở Thương Mại lại có những kết luận trái ngược nhau gây hoang mang cho cả người sản xuất và người tiêu dùng. Do không phân định rõ chức năng nên nhiều cơ quan không nhận trách nhiệm về mình mà lại nói rằng đó là trách nhiệm của cơ quan khác. Chi cục Kiểm dịch thực vật nói rằng họ chỉ có chức năng kiểm dịch côn trùng gây hại trên rau quả còn trong rau, quả có dư lượng thuốc trừ sâu, chất bảo quản ra sao… là phần việc của các trung tâm Kiểm dịch y tế. Khi được hỏi thì trung tâm Kiểm dịch y tế nói rằng đã giao cho Trung tâm Y tế dự phòng và Chi cục Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Cứ như vậy, nên hiện nay vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm soát chất lượng rau trên thị trường vẫn chưa được giải quyết. Tình trạng sử dụng thuốc BVTV ngoài danh mục, không đảm bảo thời gian cách ly... vẫn còn tồn tại ở một số nơi, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và môi trường sinh thái. Hiện tượng thuốc BVTV, đặc biệt thuốc ngoài danh mục nhập lậu tại các cửa khẩu vẫn diễn ra phức tạp, chưa quản lý được, đang tràn vào các tỉnh và Hà Nội, gây khó khăn cho công tác quản lý ở địa phương. Điều này còn tồn tại là do thị trường trong nước vẫn chưa cung cấp đủ lượng thuốc BVTV đảm bảo chất lượng cần thiết cho người dân sử dụng trong quá trình sản xuất. Ngoài ra do ý thức của người sản xuất còn kém. Họ muốn thu được nhiều lợi nhuận mà không quan tâm đến việc sử dụng các thuốc BVTV cấm sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người tiêu dùng. Công tác quản lý sản xuất RAT chưa thực sự chặt chẽ. Trách nhiệm quản lý sản xuất RAT của chính quyền địa phương ở một số nơi chưa cao, chưa chủ động thực hiện và phối hợp với cơ quan chuyên môn. Công tác quản lý kinh doanh RAT của ngành thương mại đã triển khai nhưng chưa chặt chẽ, chưa làm tốt công tác hậu kiểm. Cơ chế chính sách cho sản xuất RAT chưa hoàn thiện, chưa khuyến khích được nông dân sản xuất RAT. Sở dĩ dẫn đến những bất cập trong quản lý thị trường RAT thì phần lớn các cán bộ quản lý khi trả lời câu hỏi 7: “Ông (bà) cho biết những khó khăn gặp phải trong công tác quản lý thị trường RAT hiện nay?” cho rằng: ngân sách nhà nước chi cho việc quản lý thị trường còn hạn hẹp, vì thế việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho sản xuất RAT còn thiếu và yếu. Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý còn hạn chế, số lượng cán bộ ít. Mặt khác, nhận thức từ người mua, người sản xuất, người kinh doanh còn chưa đầy đủ về RAT. Trong khi rau đại trà lại chiếm tỷ trọng lớn, tình trạng chợ cóc, chợ tạm phổ biến phân bố rộng khắp rất tiện lợi cho người tiêu dùng. Tại Hà Nội, đâu đâu, bất kỳ chỗ nào cũng có chợ. Người tiêu dùng với thói quen truyền thống là tiện đâu mua đấy. Phần lớn họ cho rằng rau ở đâu thì cũng giống nhau, cơ bản là mình rửa có sạch hay không. Do vậy, họ thường xuyên mua rau của những người bán rau ngồi rải rác quanh ngõ gần nhà hoặc nơi làm việc. Mặc dù đã nghe nói về nhiều vụ ngộ độc do rau có thuốc sâu nhưng nếu quanh khu vực họ sống chưa thấy có hiện tượng gì thì dường như họ yên tâm về độ an toàn rau ở khu vực mình. Hơn nữa tác hại của rau không an toàn không biểu lộ ngay nên người dân chủ quan. Có đong đếm thì được bao nhiều phần trăm vào siêu thị, hay các cửa hàng kinh doanh RAT để mua bó rau. Nên khi cầu vẫn có thì cung sẽ đáp ứng. Rau đại trà vẫn được người tiêu dùng ủng hộ qua hành động thì chuyện RAT bị lép vế là đương nhiên. Thói quen xuề xòa, thế nào cũng được, cứ tiện đâu mua đấy là một trong những nguyên nhân gây ra những khó khăn rất lớn trong công tác quản lý. Còn người sản xuất thấy rau nào cũng bán được, thậm chí rau đại trà còn dễ bán hơn. Người làm kinh doanh thì vì mục tiêu lợi nhuận, trà trộn rau đại trà với RAT che mắt người tiêu dùng. Có khi chỉ mua một ít sản phẩm RAT về làm mẫu, còn lại là lấy rau đại trà cho rẻ”. Thực tế, khó khăn cơ bản nhất trong phát triển diện tích sản xuất RAT vẫn là vấn đề tiêu thụ do chưa có bất kỳ cơ chế nào cho người sản xuất để sản phẩm của họ đến được dễ dàng với người tiêu dùng. Khi ngày một nhiều dự án sản xuất, tiêu thụ RAT ở Hà Nội đang đứng trước nguy cơ bị "phá sản". Nghe có vẻ vô lý, nhưng điều khiến các dự án này đi vào bế tắc là bởi chúng ta quá chú trọng vào việc sản xuất RAT mà lại bỏ ngỏ khâu thị trường khiến người tiêu dùng còn chưa tin tưởng. Có công ty sản xuất kiêm luôn việc tiêu thụ RAT mỗi tháng thua lỗ từ 10 đến 30 triệu đồng nhưng vẫn gắng gượng cầm cự với hy vọng một ngày không xa nó sẽ được người tiêu dùng đón nhận thường xuyên. Trong số những dự án sản xuất RAT đang được Chi cục BVTV Hà Nội hướng dẫn về mặt kỹ thuật, có một dự án đứng trước nguy cơ phá sản nhiều năm nay nhưng vẫn cầm cự là RAT của thương hiệu Hà An. Điều khá đặc biệt là RAT của Công ty cổ phần Sản xuất và Dịch vụ nông sản an toàn Hà An (RAT Hà An) được sản xuất và tiêu thụ trên dây chuyền khép kín: sản xuất kiêm luôn việc tiêu thụ tại cửa hàng ở 17T9 Trung Hòa, Nhân Chính và qua đại lý tại Văn Quán, Thành Công, Hồ Tùng Mậu và mô hình đưa rau đến tận nhà nhưng vẫn lỗ. RAT Hà An có mặt trên thị trường Hà Nội từ tháng 9/2007. Ban đầu, RAT Hà An do một nhóm cộng sự nhiệt huyết bắt tay vào sản xuất trên mô hình 5ha ở thôn Quán Tình, phường Giang Biên do Chi cục BVTV hỗ trợ làm mô hình điểm và UBND quận Long Biên đầu tư cơ sở hạ tầng. Nhưng RAT Hà An ra đời vào đúng thời điểm người tiêu dùng không mặn mà, thậm chí còn tẩy chay RAT vì những nhập nhằng, trà trộn của người kinh doanh, nên RAT đã không có thị trường và nhanh chóng bị thất bại Sự mập mờ giữa RAT và không an toàn đối với người tiêu dùng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của những người sản xuất RAT. Chẳng hạn, một số khách sạn lớn ở Hà Nội từ lâu đã không dùng rau trong nước mà toàn dùng rau ngoại nhập. Hy vọng một thời gian nữa, càng nhanh càng tốt, các vùng sản xuất rau đều là vùng an toàn. Nhờ đó mà các khách sạn, nhà hàng của Việt Nam mới xứng đáng trở thành bếp ăn an toàn của thế giới Bên cạnh đó, các điều kiện khác về trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về RAT, công tác thông tin tuyên truyền về sản xuất, kinh doanh RAT còn hạn chế, chưa được thường xuyên, kịp thời nên một bộ phận cán bộ và số đông nông dân còn thiếu thông tin về quản lý, sản xuất, tiêu thụ RAT. PHẦN III: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỊ TRƯỜNG RAU AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI HIỆN NAY Quá trình nghiên cứu cho thấy rằng, tình hình cung-cầu RAT là bài toán khá nan giải và việc QLNN về thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội vẫn tồn tại những “khoảng trắng”, nhà nước cần phải đề ra các mục tiêu, chiến lược, phương hướng và giải pháp để mở rộng thị trường RAT, khắc phục những hạn chế trong quản lý trong thời gian tới để RAT có thể chiếm lĩnh được thị trường, đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của người dân thủ đô, và nâng cao niềm tin của người dân vào sức mạnh quản lý của nhà nước. 3.1. Mục tiêu, chiến lược phát triển thị trường RAT của ngành nông nghiệp; phương hướng kế hoạch phát triển sản xuất và quản lý thị trường RAT Do nhu cầu sử dụng RAT của người dân ngày một tăng đòi hỏi phải có sản phẩm đáp ứng nhu cầu đó. Hiện nay, việc mở rộng diện tích trồng RAT là điều cần thiết. Thực tế này đòi hỏi các cơ quan quản lý của Nhà Nước có những định hướng và giúp đỡ người sản xuất RAT để họ có thể phát triển sản xuất tăng cung RAT cho thị trường. Mặt khác khi đã tạo điều kiện để cho người nông dân mở rộng sản xuất thì cần có những biện pháp để quản lý thị trường, mở rộng thị trường nhằm đảm bảo quyền lợi cho người sản xuất lẫn người tiêu dùng. Do vậy song song với việc xây dựng định hướng phát triển sản xuất cần xác định được phương hướng quản lý và phát triển thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội trong thời gian tới. 3.1.1. Mục tiêu, chiến lược phát triển thị trường RAT của ngành nông nghiệp 3.1.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà Nước về phát triển thị trường RAT Kinh doanh RAT phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường. Thúc đẩy phát triển RAT trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của từng sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh . Thúc đẩy phát triển RAT trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ với công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm. Thúc đẩy phát triển RAT trên cơ sở khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, chế biến và kinh doanh RAT. Thúc đẩy phát triển RAT cần có sự hỗ trợ của Nhà Nước và các ngành có liên quan. 3.1.1.2. Mục tiêu, chiến lược phát triển thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội của ngành nông nghiệp Thành phố Hà Nội đã đề ra một số mục tiêu cụ thể phát triển thị trường RAT trên toàn thành phố. Cụ thể như sau: Hoàn thiện nghiên cứu xác định vùng và cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở đủ điều kiện sản xuất RAT, đề xuất quy hoạch và đầu tư vùng sản xuất RAT tập trung trên các vùng nông nghiệp ổn định của thành phố. Xây dựng và triển khai các dự án kết cấu hạ tầng vùng, khu sản xuất RAT tập trung. Xây dựng và triển khai mô hình của thành phố về sản xuất và tiêu thụ RAT tập trung (hệ thống tưới phun, nhà lưới, đường bê tông…). Chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất, đảm bảo sản xuất RAT có hiệu quả. Hoàn thiện trung tâm phân tích, kiểm định chất lượng rau quả Hà Nội. Phối hợp với các tỉnh bạn nhằm sản xuất, cung ứng và quản lý chất lượng RAT từ các tỉnh cung cấp cho Hà Nội. 3.1.2. Phương hướng kế hoạch phát triển sản xuất RAT trên địa bàn Hà Nội Uỷ ban nhân thành phố Hà Nội phê duyệt đề án mang tên “ sản xuất và tiêu thụ RAT giai đoạn 2009-2015” đến năm 2015, thành phố sẽ có khoảng 5.000 - 5.500ha RAT được đầu tư về cơ sở hạ tầng, có cán bộ kỹ thuật hướng dẫn nông dân trong quá trình sản xuất. Tổng số vốn đầu tư cho đề án này dự kiến lên đến hơn 900 tỷ đồng. Các vùng sản xuất RAT tập trung, ưu tiên các vùng ven sông Hồng, sông Đuống, sông Đáy và sông Tích; trong đó, thành phố sẽ lựa chọn những vùng có quy mô lớn, thuộc các huyện như Đông Anh, Mê Linh, Gia Lâm, Chương Mỹ, Đan Phượng nhằm đầu tư khép kín tạo thành các vùng RAT trọng điểm. Dự kiến, đến năm 2020, diện tích sản xuất RAT của Hà Nội sẽ đạt 16.267,7ha, trong đó các vùng sản xuất rau tập trung là 151 vùng với tổng diện tích 6.644,7ha; các vùng sản xuất rau phân tán do nông dân trồng tự phát khoảng 2.190 vùng, tổng diện tích 9.632ha. Hà Nội cũng sẽ tập trung hình thành các vùng sản xuất RAT tập trung phù hợp với định hướng quy hoạch, đồng thời ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các vùng sản xuất RAT tập trung theo Đề án sản xuất và tiêu thụ RAT giai đoạn 2009 - 2015 đã được UBND TP phê duyệt. 3.1.3. Phương hướng kế hoạch quản lý thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội Một đề án liên quan trực tiếp đến RAT cho người tiêu dùng Hà Nội mang tên ''Lưu thông, tiêu thụ rau an toàn, thực phẩm sạch trên địa bàn thành phố Hà Nội'' với mục đích bảo vệ sức khỏe cộng đồng, do Sở Công Thương đệ trình và đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt. Đề án này đã đặt ra tiêu chí RAT cũng như các thực phẩm sạch khác cung ứng cho các cửa hàng, siêu thị, khách sạn, nhà hàng, bếp ăn tập thể... phải đảm bảo 100% các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Không chỉ vậy, các cửa hàng, các điểm bán RAT, thực phẩm sạch sẽ được tổ chức, sắp xếp thành mạng lưới một cách có hệ thống, hợp lý và rộng khắp địa bàn Thủ đô, ngoài tiêu chí về văn minh thương mại. Để củng cố niềm tin của người tiêu dùng về chất lượng RAT, trong thời gian tới Chi cục BVTV Hà Nội cần tăng cường phối hợp với các ngành thương mại, y tế để quản lý chặt chẽ RAT từ sản xuất đến tiêu thụ ở các khâu thủ tục, nguồn gốc, chất lượng, nâng cao năng lực, tăng cường công tác thanh kiểm tra việc kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV, đặc biệt tại các vùng RAT. Tổ chức các đội thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng rau tại các cửa hàng kinh doanh RAT và việc đăng ký kinh doanh RAT. Một trong những điểm yếu nhất của thị trường RAT hiện nay là khâu tiêu thụ. RAT sản xuất ra còn khó tìm nơi tiêu thụ hơn cả rau đại trà. Vấn đề đặt ra là phải có hệ thống cửa hàng kinh doanh RAT thống nhất trên toàn địa bàn vừa đảm bảo đầu ra cho người sản xuất vừa đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Để khắc phục điều này, Chi cục BVTV thành phố Hà Nội có định hướng là thực hiện quy hoạch các chợ đầu mối RAT gắn với các vùng sản xuất lớn và các trục đường giao thông chính. Tùy theo quy mô khu dân cư, Hà Nội bố trí từ 1- 3 cửa hàng bán rau an toàn ở mỗi khu. Tổng số cửa hàng kinh doanh RAT sẽ được hỗ trợ lên đến 520. 3.2. Giải pháp quản lý nhà nước về thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội hiện nay 3.2.1. Một số đề xuất đối với nhà quản lý các cấp trên địa bàn Hà Nội Nhà nước cần thành lập ban chỉ đạo sản xuất RAT các cấp từ thành phố đến cấp xã, phường; đồng thời giám sát sản xuất RAT cũng như kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn. Chi cục BVTV cử cán bộ kỹ thuật chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát nông dân sản xuất RAT ở tất cả các vùng sản xuất rau. Siết chặt hơn nữa công tác giám sát sản xuất, tiêu thụ RAT, giám sát chặt chẽ các cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận (áp dụng quy trình sản xuất, nguồn gốc, sản lượng, địa chỉ cung ứng rau…), phối hợp các cơ quan chức năng xử lý nghiêm, công khai các cơ sở vi phạm, tuyên truyền và khen thưởng những cơ sở làm tốt. Hiện nay, cơ chế chính sách của Nhà Nước cho sản xuất RAT chưa hoàn thiện, chưa khuyến khích được nông dân, và người kinh doanh RAT. Do đó, UBND TP cần đưa ra các văn bản hướng dẫn cụ thể tới các địa phương, cơ sở sản xuất và kinh doanh RAT. Thành phố Hà Nội nên xây dựng, ban hành, quản lý quy trình sản xuất RAT cho từng loại cụ thể bằng những văn bản pháp lý cụ thể, phù hợp với điều kiện từng vùng, hướng dẫn nông dân thực hiện chặt chẽ các quy trình, tăng cường kiểm tra việc sử dụng thuốc BVTV, phân bón, thuốc kích thích để kịp thời ngăn chặn các hành vi gian dối làm “bẩn” RAT…Phải gắn tên các hộ sản xuất chịu trách nhiệm với từng luống rau cụ thể. Kiểm tra đột xuất và ngẫu nhiên nhiều diện tích trồng rau và cửa hàng kinh doanh. Mạng lưới các cửa hàng, các điểm bán RAT cần được tổ chức, sắp xếp có hệ thống, hợp lý và rộng khắp địa bàn thủ đô, đồng thời đảm bảo văn minh thương mại. Tùy theo quy mô khu dân cư để bố trí từ 1-3 cửa hàng bán RAT ở mỗi khu, cần quy hoạch các chợ tạm, chợ cóc, tránh tình trạng tiện đâu bán đấy. Hơn nữa cần quy hoạch các khu sản xuất RAT không để người dân sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, không có chiến lược cụ thể. Cần phải xây dựng hệ thống sản xuất RAT theo hướng chuyên nghiệp, đồng bộ, góp phần vào việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm vì sức khỏe người tiêu dùng. Việc quy hoạch cần phải chú trọng đến vấn đề môi trường, thậm chí cả phát triển du lịch sinh thái tại những vùng trồng rau. TP Hà Nội nên đầu tư cơ sở hạ tầng cho sản xuất RAT, để khuyến khích người nông dân trồng RAT. Cùng với đó là xây dựng những khu trồng rau công nghệ cao đã được triển khai thành công ở Trung Quốc, Singapore… Nhà nước cần có những ưu đãi cho các doanh nghiệp, các HTX, các hộ nông dân trong việc vay vốn sản xuất và kinh doanh RAT. Thành phố cần chỉ đạo các ngành chức năng xem xét cho nông dân vay vốn sản xuất ưu đãi cả về số lượng và thời gian vay. Các doanh nghiệp và HTX đầu tư sản xuất kinh doanh hàng nông sản chất lượng cao với mô hình hiện đại, quy mô lớn cũng cần được xem xét cho vay với những ưu thế hợp lý để các doanh nghiệp này có thể đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu và đầu tư cho các hộ nông dân qua việc cung cấp giống, thuốc BVTV, từ những nguồn cung cấp đáng tin cậy. Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, các HTX, các hộ nông dân tiếp tục với công nghệ tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp như mô hình trồng rau nhà kính, trồng rau trong nhà lưới, trồng rau không cần đất… để có thể hội nhập với ngành nông nghiệp thế giới. Ngoài ra, do chi phí sản xuất RAT cao hơn chi phí sản xuất rau đại trà nên nhà nước phải xem xét miễn thuế VAT và thủy lợi phí cho người nông dân. Cùng với đó, sở công thương, sở tài chính phải duyệt giá thành sản phẩm tránh kiểu mua đứt bán đoạn, nảy sinh rất nhiều vấn đề như: lúc giá cao thì người sản xuất bán ra bên ngoài, lúc giá rẻ thì lại bán vào siêu thị, hoặc rau không sơ chế, không đảm bảo chất lượng… Có sự phân cấp rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan quản lý theo các cấp tránh tình trạng trùng lặp. Tránh tình trạng bỏ ngỏ thị trường do trông chờ, ỷ lại, không có trách nhiệm. Hội khuyến nông thành phố Hà Nội nên phối hợp với đài phát thanh- truyền hình Hà Nội, mỗi ngày có một chương trình chuyên nói về RAT (cung cấp địa chỉ sản xuất và cung ứng RAT tin cậy, uy tín, tư vấn cách chọn mua RAT…). Thời gian của mỗi ngày phát sóng chỉ cần 5 - 10 phút là đủ. Nội dung của mỗi chương trình được nói đến dưới dạng một tiểu phẩm gần gũi như trong cuộc sống thực hàng ngày của chúng ta. Như vậy, người tiêu dùng sẽ nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng. 3.2.2. Giải pháp đối với doanh nghiệp kinh doanh RAT trên địa bàn Hà Nội Hiện nay, số lượng các doanh nghiệp kinh doanh RAT trên địa bàn Hà Nội không nhiều. Tuy nhiên, vẫn còn có tình trạng các doanh nghiệp kinh doanh RAT bị thua lỗ phải đóng cửa. Do vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp này phải có chiến lược kinh doanh mới. Trước khi mở cửa hàng kinh doanh phải đăng ký kinh doanh RAT theo các quy định của Nhà Nước. Đảm bảo việc kinh doanh là hợp pháp theo quy định của pháp luật. Có giấy phép kinh doanh do Cục quản lý thị trường cấp để đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp và của hàng. Kiên quyết chỉ kinh doanh các loại RAT đảm bảo chất lượng, không bán rau đại trà lẫn RAT. Chỉ nhập RAT của các HTX đã đạt tiêu chuẩn về sản xuất RAT, không nhập rau không rõ nguồn gốc. Chọn lựa các cơ sở cung cấp rau uy tín, đảm bảo thời gian giao hàng đúng hạn, đúng chủng loại đảm bảo chất lượng. Từ đó xây dựng lên một thương hiệu uy tín của cửa hàng được nhiều người biết đến. Do RAT cũng như các loại nông sản khác là mặt hàng có tính đặc thù là khó bảo quản trong thời gian dài, đòi hỏi sự tươi ngon nên vấn đề bảo quản là rất quan trọng. Các doanh nghiệp kinh doanh lớn hay các siêu thị thì vấn đề này đã được giải quyết khá tốt. Tuy nhiên, với các cửa hàng nhỏ thì việc bảo quản còn là vấn đề khá khó khăn. Do quy mô cửa hàng nhỏ nên không có điều kiện bảo quản tốt, rau nhập về rất dễ bị hỏng do chưa bán hết trong vài ngày. Do vậy, các cửa hàng này nên thu mua với số lượng vừa đủ, phù hợp với quy mô cửa hàng của mình và để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Đồng thời đầu tư thiết bị để bảo quản rau tốt hơn. Bên cạnh đó, các cửa hàng kinh doanh RAT cần sơ chế, đóng gói, dán tem, nhãn trên từng sản phẩm và tuân theo các quy định hiện hành của Nhà Nước. Đồng thời phải có nơi giao nhận, sơ chế bao gói, bảo quản, có đầy đủ biển hiệu, bảng giá, niêm yết kinh doanh…Đảm bảo rằng RAT được bày bán phải luôn tươi, ngon và đảm bảo chất lượng. Một điều rất quan trọng là các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh RAT phải nâng cao hơn nữa sức cạnh tranh của mình trên thị trường. Việc đảm bảo chất lượng rau là quan trọng hàng đầu. Nhưng chỉ có rau chất lượng tốt thì chưa đủ mà cần có nhiều yếu tố khác. Đầu tiên là đội ngũ nhân viên kinh doanh phải có kiến thức về RAT để có thể giải thích cho người tiêu dùng biết về sự khác nhau năng suất, đặc điểm, tính chất của RAT so với các sản phẩm rau khác. Nhân viên bán hàng có thái độ phục vụ thân thiện, nhiệt tình với phương châm “khách hàng là thượng đế”. Ngoài ra, mỗi cơ sở kinh doanh nên có đồng phục riêng cho nhân viên của mình nhằm tạo nên sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh. Thứ hai, nhu cầu của người tiêu dùng đa dạng và đặc biệt đối với rau thì thay đổi theo từng bữa ăn. Do vậy, các cơ sở kinh doanh RAT phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu đó. Cần kinh doanh nhiều loại rau khác nhau đa dạng và phong phú về chủng loại làm tăng sự lựa chọn cho người tiêu dùng. Các loại rau được đóng gói với khối lượng khác nhau phù hợp với quy mô của từng gia đình và nhu cầu của người tiêu dùng. Thứ ba là dịch vụ trước, trong và sau bán hàng cần được tăng cường hơn nữa. Nếu các dịch vụ này làm tốt sẽ tăng tỷ lệ quay trở lại của khách hàng. Hơn nữa còn có thể có mở rộng uy tín và tên tuổi của cửa hàng thông qua kênh truyền tin từ phía khách hàng. Họ không chỉ trở thành khách hàng quen thuộc mà còn giới thiệu cho bạn bè của họ. Khách hàng đến mua rau tại cửa hàng có chỗ để xe và trông xe miễn phí. Đối với những khách hàng ở cùng một khu phố mua với khối lượng lớn cửa hàng có thể giao hàng đến từng nhà theo yêu cầu của khách hàng... Tất cả những yếu tố đó sẽ là lý do mà cửa hàng thu hút được khách hàng đến với cửa hàng của mình mà không phải đến với cửa hàng khác. Hiện nay, số lượng cửa hàng kinh doanh RAT còn ít và thưa nên việc mua RAT vẫn chưa thuận tiện cho người tiêu dùng. Do vậy, cần phát triển mạng lưới tiêu thụ RAT qua các siêu thị, đại lý, cửa hàng bán lẻ có gắn chứng nhận RAT đến từng khu phố tùy thuộc vào mật độ dân cư. Ngoài ra, các doanh nghiệp và cửa hàng kinh doanh RAT có thể cho thông tin về cửa hàng của mình lên các trang Web. Hiện nay, việc mua bán qua mạng đã trở nên khá phổ biến nên đây cũng là hướng kinh doanh mới mà các doanh nghiệp nên hướng tới trong tương lai. Khách hàng không cần phải đến tận cửa hàng để mua mà có thể tiến hành mua bán, thanh toán qua mạng, sau đó sẽ giao hàng đến nhà cho khách hàng. Giúp giảm chi phí và tiết kiệm thời gian cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng. 3.2.3. Giải pháp đối với người nông dân và các HTX sản xuất RAT Trong quá trình sản xuất RAT, người nông dân cần tuân thủ các nguyên tắc sản xuất của GAP. RAT phải được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn quy định. Phải có hệ thống kiểm dịch chặt chẽ, công khai, tạo sự tin tưởng cho người tiêu dùng. Việc sơ chế, đóng gói, dán tem, nhãn sẽ phải thực hiện trên từng sản phẩm và tuân theo các quy định hiện hành của nhà nước. Người sản xuất phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm RAT, củng cố lòng tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm RAT. Muốn vậy trong sản xuất, người sản xuất RAT phải sử dụng thuốc BVTV theo đúng hướng dẫn trong kỹ thuật sản xuất. Không vì lợi nhuận mà sử dụng các loại thuốc BVTV không rõ nguồn gốc, các loại thuốc BVTV nằm trong danh mục đã bị Nhà Nước cấm. Đặc biệt không dùng các loại thuốc kích thích tăng trưởng rau nhập từ Trung Quốc. Các loại thuốc này giúp cho rau tăng trưởng nhanh chóng, cho năng suất cao, mẫu mã đẹp, rút ngắn thời gian thu hoạch rau xuống chỉ bằng một nửa so với trồng rau khi không sử dụng thuốc kích thích. Tuy nhiên, chất lượng của loại rau do sử dụng thuốc kích thích thấp, thậm chí nguy hại đến sức khỏe con người, không được người tiêu dùng ưa chuộng. Người sản xuất phải sản xuất ra những sản phẩm RAT thực sự an toàn. Tham gia các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật của các nhà khoa học để hiểu rõ và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất một cách tốt nhất. Không ngừng nâng cao trình độ, hiểu biết nhằm sản xuất ra những sản phẩm RAT đảm bảo chất lượng, đạt tiêu chuẩn về dư lượng thuốc hóa học (thuốc sâu, bệnh, thuốc cỏ), số lượng vi sinh vật, ký sinh trùng gây bệnh, dư lượng đạm nitrat, dư lượng các kim loại nặng (chì, thủy ngân, kẽm, đông, asenic..) theo mức cho phép. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh nhằm nâng cao chất lượng RAT và năng suất. Muốn vậy các vùng trồng RAT cần được quy hoạch cụ thể về đất đai, thủy lợi, có nguồn nước sạch không bị nhiễm chất độc hại. Các HTX sản xuất RAT phải xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình. Do vậy, người nông dân nên tham gia vào các HTX sản xuất RAT tránh sản xuất manh mún, nhỏ lẻ. Với quy mô lớn tạo điều kiện đầu tư áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thực hiện thâm canh tổng hợp, tạo ra vùng nguyên liệu gắn với công nghệ sau thu hoạch, gắn với hệ thống tiêu thụ. Đồng thời dễ dàng trao đổi thông tin giữa các thành viên. Mỗi thành viên trong HTX phải tích cực tham gia sản xuất, tiêu thụ theo quy hoạch của HTX. Cùng nhau xây dựng HTX vững mạnh có thương hiệu riêng cho sản phẩm RAT của mình để ngày càng được nhiều người biết đến. Mặt khác, phải đăng ký nhãn mác, mã vạch, đóng gói, logo… cho riêng sản phẩm của mình. Tạo nên một thương hiệu mạnh và người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận biết mà không lẫn với các sản phẩm của các HTX khác. Chỉ có như vậy mới tạo được sức cạnh tranh và nâng cao uy tín trên thị trường. Các HTX chịu trách nhiệm tìm đầu ra cho sản phẩm của các hội viên hạn chế tối đa việc các xã viên phải mang RAT ra chợ bán như rau đại trà. Liên hệ với các cơ sở kinh doanh RAT có ký hợp đồng cụ thể về việc cung cấp RAT đảm bảo chất lượng, thời gian giao hàng đúng hạn với khối lượng như yêu cầu. Bên cạnh đó xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất RAT gần các cơ sở, các nhà máy chế biến rau quả tại, gần đường giao thông, thuận tiện cho khâu vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm tới nơi phân phối và tiêu thụ. Ngoài ra còn giúp cho mặt hàng rau có thể bảo quản được lâu hơn, có thể vận chuyển đến những địa bàn xa hơn, không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cũng như sức khỏe con người. Đối với RAT, trong tương lai nhu cầu còn tăng mạnh do vậy cần đầu tư tốt cho công nghệ bảo quản và chế biến. Nâng cấp các nhà máy chế biến hiện có, mở rộng quy mô tương xứng với nhu cầu chế biến. Xây dựng một số nhà máy chế biến tại vùng nguyên liệu đã được quy hoạch tùy quy mô chế biến lớn hay nhỏ mà ứng dụng công nghệ chế biến từ thủ công tới hiện đại. Hơn nữa, làm tốt công tác bảo quản rau sau thu hoạch là điều rất cần thiết. Giúp cho đảm bảo chất lượng rau, giảm tỷ lệ hư hao, hạ giá thành sản phẩm. Cần áp dụng rộng rãi các kinh nghiệm cổ truyền về bảo quản rau quả, kết hợp với từng bước áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại (xử lý hóa học, lý sinh hóc…) trong bảo quản rau để đảm bảo chất lượng sản phẩm trong khi thời gian cung cấp rau cho thị trường đòi hỏi kéo dài. Mỗi huyện nên tập trung các HTX lại và thành lập được website riêng của huyện mình. Trên website công bố cụ thể các loại rau cung cấp cho thị trường, giá bán của từng loại, các địa chỉ phân phối rau của các HTX… Từ đó giúp cho người tiêu dùng có thể tìm hiểu thông tin nhanh chóng về nguồn gốc của RAT và các địa chỉ mua RAT đáng tin cậy phù hợp với mình hơn. Bên cạnh đó, trong website của mỗi huyện có liên kết với website của các địa phương khác nhằm giúp cho xã viên của mình có cơ hội giao lưu và học hỏi kinh nghiệm từ các hội viên khác cùng huyện và các địa phương khác trên cả nước và trên thế giới. Các HTX chịu trách nhiệm tìm đầu ra cho sản phẩm của các hội viên, hạn chế tối đa việc các xã viên phải mang rau an toàn ra chợ bán như rau đại trà. Bên cạnh đó, cần xây dựng các cơ sở, các nhà máy chế biến rau quả tại các vùng chuyên canh sản xuất RAT. Bởi các mặt hàng rau có thể bảo quản được lâu hơn, có thể vận chuyển đến những địa bàn xa hơn, không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cũng như sức khỏe con người. 3.2.4. Giải pháp đối với nhà khoa học Các nhà khoa học cần tích cực nghiên cứu ra các loại giống rau mới cho năng suất cao, chi phí thấp, quản lý và ứng dụng giống mới, nâng cao chất lượng giống; có văn bản hướng dẫn cụ thể việc gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản đối với các loại giống mới; tham gia các buổi tập huấn phổ biến kỹ thuật, hướng dẫn người nông dân sản xuất theo đúng quy trình, đúng nguyên tắc của sản xuất RAT; đưa ra các cách để người tiêu dùng phân biệt RAT hay rau không an toàn để người tiêu dùng biết để mua. Bên cạnh việc nghiên cứu giống mới thì nhiệm vụ của các nhà khoa học còn phải nghiên cứu và cho ra các loại thuốc BVTV tốt cho sinh trưởng của rau và đảm bảo không độc hại đối với sức khỏe của người tiêu dùng. Đồng thời có các loại thuốc bảo quản rau tươi hơn trong thời gian lâu hơn để có thể vận chuyển đi các vùng xa hơn. Giúp nông dân nâng cao kiến thức về quản lý dịch hại tổng hợp trong sản xuất như việc sử dụng thuốc BVTV, các biện pháp canh tác cây trồng một cách hợp lý, chăm bón tưới tiêu, chủ động điều khiển thời gian thu hoạch... Phổ biến ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong chu trình sản xuất tươi, bảo quản lâu, vận chuyển xa và tuổi thọ tiêu thụ kéo dài (vải, thanh long đường biển, nhãn…). Từ đó góp phần bảo vệ môi trường, sức khoẻ người sản xuất cũng như người tiêu dùng, tăng lượng RAT cung cấp cho thị trường Hà Nội. 3.2.5. Giải pháp đối với người tiêu dùng Người tiêu dùng là những người trực tiếp tiêu thụ các sản phẩm sản xuất ra. Để quản lý tốt thị trường cũng cần phải có cách tác động đến người tiêu dùng. Do đặc điểm thị trường Hà Nội hiện nay còn tồn tại rất nhiều chợ cóc, chợ tạm ở khắp nơi, nó len lỏi trong từng hẻm, từng góc phố. Do thói quen mua sắm hàng ngày của người dân là tiện đâu mua đó, lại chưa yêu cầu cao về chất lượng. Thói quen này gây không ít khó khăn cho hoạt động quản lý thị trường. Bên cạnh đó hiện nay các cửa hàng kinh doanh RAT còn ít nên hầu hết người dân phải đi rất xa mới có thể mua được RAT. Do vậy, dù biết rau mình mua là không phải là RAT nhưng họ vẫn mua. Một cách truyền thống mà các bà nội trợ vẫn thường làm là mua rau ở chợ về ngâm nước muối khoảng 10 - 15 phút là sử dụng để chế biến thành món ăn cho gia đình. Cách này chỉ giúp loại bỏ được những chất hại bên ngoài còn không thể loại bỏ dư lượng thuốc BVTV còn trong rau. Rõ ràng đây không phải là giải pháp an toàn đối với người tiêu dùng. Họ cần sử dụng những sản phẩm thực sự an toàn đảm bảo chất lượng. Bản thân mỗi người tiêu dùng cần ý thức được tác hại của việc sử dụng các sản phẩm không an toàn. Sự mở rộng của hệ thống thống cung cấp RAT trên toàn thành phố có thể thực hiện được thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào người tiêu dùng. Chỉ khi nào người tiêu dùng thực sự tin tưởng và hình thành được thói quen chỉ tiêu dùng những sản phẩm RAT thì việc cung cấp RAT đến từng khu phố mới có thể thực hiện được. Do vậy, vì sức khỏe của bản thân và gia đình mình, mỗi người tiêu dùng hãy trở thành người tiêu dùng thông minh, không chấp nhận những sản phẩm không đạt chất lượng. MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1.2. Xác lập vấn đề nghiên cứu 1.3. Mục tiêu nghiên cứu 1.4. Các câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu 1.5. Phạm vi nghiên cứu 1.6. Những nghiên cứu có liên quan 1.7. Phương pháp nghiên cứu 1.8. Kết cấu của đề tài CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RAU AN TOÀN VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỊ TRƯỜNG RAU AN TOÀN 2.1. Một số lý luận về rau an toàn 2.1.1. Khái niệm rau an toàn 2.1.2. Nguyên tắc trong sản xuất rau an toàn 2.1.3. Tiêu chuẩn đánh giá rau an toàn 2.2. Một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với thị trường rau an toàn 2.2.1. Quản lý nhà nước về thị trường rau an toàn 2.2.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với thị trường rau an toàn 2.2.3. Nội dung của quản lý nhà nước về thị trường RAT 2.2.3.1. Ban hành các văn bản, chính sách, chiến lược và quy hoạch liên quan đến thị trường rau an toàn 2.2.3.2. Quản lý chấp hành chế độ quy định và luật pháp trong hoạt động sản xuất và kinh doanh RAT 2.2.3.3. Quản lý cơ sở hạ tầng và hệ thống kênh phân phối 2.2.3.4. Quản lý, kiểm tra chất lượng RAT cung cấp trên thị trường CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG RAU AN TOÀN VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỊ TRƯỜNG RAU AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI HIỆN NAY 3.1. Thực trạng thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội hiện nay 3.1.1. Nguồn cung RAT trên địa bàn Hà Nội hiện nay 3.1.2. Tình hình cung - cầu, giá cả, cạnh tranh trên thị trường RAT Hà Nội hiện nay 3.1.2.1. Tình hình cung RAT trên thị trường Hà Nội hiện nay 3.1.2.2. Tình hình cầu về RAT trên thị trường Hà Nội hiện nay 3.1.3. Mối quan hệ cung - cầu RAT trên thị trường Hà Nội 3.1.4. Tình hình giá cả RAT trên thị trường Hà Nội hiện nay 3.1.5. Tình hình cạnh tranh trên thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội 3.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội 3.2.1. Tình hình ban hành các văn bản, chính sách, chiến lược và quy hoạch liên quan đến thị trường RAT 3.2.2. Quản lý việc chấp hành chế độ quy định và luật pháp trong hoạt động sản xuất và kinh doanh rau an toàn trên địa bàn Hà Nội 3.2.3. Tình hình quản lý, kiểm tra chất lượng RAT cung cấp trên thị trường Hà Nội 3.2.4. Tình hình tổ chức và quản lý đội ngũ cán bộ làm công tác thanh kiểm tra 3.3. Đánh giá sự QLNN đối với thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội hiện nay 3.3.1. Kết quả đạt được trong QLNN đối với thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội 3.3.2. Hạn chế trong QLNN đối với thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội 3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong QLNN đối với thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỊ TRƯỜNG RAU AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI HIỆN NAY 4.1. Mục tiêu, chiến lược phát triển thị trường RAT của ngành nông nghiệp; phương hướng kế hoạch phát triển sản xuất và quản lý thị trường RAT 4.1.1. Mục tiêu, chiến lược phát triển thị trường RAT của ngành nông nghiệp 4.1.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà Nước về phát triển thị trường RAT 4.1.1.2. Mục tiêu, chiến lược phát triển thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội của ngành nông nghiệp 4.1.2. Phương hướng kế hoạch phát triển sản xuất RAT trên địa bàn Hà Nội 4.1.3. Phương hướng kế hoạch quản lý thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội 4.2. Giải pháp quản lý nhà nước về thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội hiện nay 4.2.1. Một số đề xuất đối với nhà quản lý các cấp trên địa bàn Hà Nội 4.2.2. Giải pháp đối với doanh nghiệp kinh doanh RAT trên địa bàn Hà Nội 4.2.3. Giải pháp đối với người nông dân và các HTX sản xuất RAT 4.2.4. Giải pháp đối với nhà khoa học 4.2.5. Giải pháp đối với người tiêu dùng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxNâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với mặt hàng rau an toàn trên địa bàn Hà Nội.docx
Luận văn liên quan