Nâng cao hiệu quả giáo dục - Đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Từ thực tiễn các tỉnh miền núi phía Bắc)

Đề tài: Nâng cao hiệu quả giáo dục - đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Từ thực tiễn các tỉnh miền núi phía Bắc) Đề tài tốt nghiệp dài 57 trang: Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích làm rõ tầm quan trọng của công tác giáo dục - đào tạo trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số. - Phân tích thực trạng công tác giáo dục - đào tạo ở các tỉnh miền núi phía Bắc, từ đó nêu ra và luận chứng một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục - đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. MỤC LỤC Mở đầu Chương 1: Tầm quan trọng của công tác giáo dục - đào tạo trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số 1.1.Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nước ta 1.1.1.Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và kinh tế nông thôn 1.1.2.Những yêu cầu đặt ra đối với sự phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi 1.2.Thực hiện tốt công tác giáo dục - đào tạo, tạo nguồn động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số 1.2.1.Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác giáo dục - đào tạo 1.2.2.Vai trò của công tác giáo dục - đào tạo trong công nghiệ hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số Chương 2: Công tác giáo dục - đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi - thực trạng và giải pháp (Từ thực tiễn các tỉnh miền núi phía Bắc) 2.1.Thực trạng công tác giáo dục - đào tạo vùng dân tộc thiểu số và miền núi nước ta hiện nay 2.1.1.Hiệu quả của công tác giáo dục - đào tạo còn thấp 2.1.2.Thiếu trường, lớp, giáo viên còn diễn ra ở các làng bản, vùng cao, vùng sâu, vùng xa 2.1.3.Phương tiện phục vụ cho giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh còn thiếu 2.1.4.Nội dung giáo dục đặc thù như giáo dục văn hóa dân tộc, dạy chữ dân tộc, còn lúng túng trong tổ chức thực hiện 2.2.Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục - đào tạo 2.2.1.Tiếp tục phát triển quy mô xây dựng mạng lưới trường lớp thích hợp 2.2.2.Bồi dưỡng nghiệp vụ và nâng cao trình độ cho các giáo viên đang công tác tại thôn, bản của đồng bào dân tộc ít người 2.2.3.Có chính sách thỏa đáng đối với giáo viên công tác tại miền núi, vùng dân tộc thiểu số 2.2.4.Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, đổi mới nội dung và phương pháp dạy học 2.2.5.Nâng cao nhận thức về vai trò của giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Kết luận Tài liệu tham khảo

doc57 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 9485 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nâng cao hiệu quả giáo dục - Đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Từ thực tiễn các tỉnh miền núi phía Bắc), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CNH, HĐH. Quá trình xây dựng con người mới XHCN cũng là quá trình tạo ra động lực cho xã hội phát triển. Vì vậy chủ động, tích cực xây dựng con người Việt Nam hiện đại từ con người cũ, những con người mang theo những "vết tích của xã hội cũ đã đẻ ra nó" về mọi phương diện: Kinh tế, đạo đức, trí tuệ. Nói chủ động, tích cực là nói tới việc tổ chức và lãnh đạo quá trình hình thành và phát triển con người hiện đại một cách tự giác, gắn liền với quá trình xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH. Con người mới XHCN không thể hình thành bên ngoài CNH, HĐH, tách rời khỏi thực tiễn đấu tranh cách mạng. Trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH chúng ta phải tạo mọi điều kiện, thu hút tối đa quần chúng tham gia vào hoạt động cách mạng, đấu tranh cải tạo xã hội, xây dựng xã hội mới. Cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để mỗi cá nhân, mỗi thành viên phát triển tài năng sáng tạo và lợi ích của xã hội, của bản thân mình. Thông qua đó, những lớp người mới, hiện đại, với những phẩm chất mới được hình thành và phát triển. Vì thế, xây dựng con người mới XHCN có phẩm chất, năng lực nhất thiết phải được coi là yêu cầu cấp bách trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH. Con người mới XHCN phải phát triển toàn diện cả đức, trí, thể, mĩ. Con người có ý thức lao động mới là con người có tri thức khoa học, con người năng động, lời nói đi đôi với việc làm... Đảng ta đã định hướng phát triển con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới là xây dựng con người Việt Nam với những đức tính sau: "Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. - Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung. - Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương, phép nước, quy ước của cộng đồng, có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái. - Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội. - Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực" [5, tr. 58 - 59]. Để thực hiện được mục tiêu trên, giáo dục - đào tạo đóng một vai trò rất quan trọng. Bởi giáo dục - đào tạo không chỉ là lực lượng hàng đầu để phát triển kinh tế, mà còn tạo ra nhân cách con người và có ảnh hưởng lớn đến thể lực, trí lực và đạo đức của con người. Nó có tác dụng trực tiếp đến việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Vì vậy, nếu phát triển con người và từng bước xây dựng con người mới XHCN là động lực, là mục tiêu nhân văn, là nền tảng, là cơ sở lâu bền, tạo đà cho bước phát triển tiếp theo để hoàn thành sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, thì giáo dục đào tạo phải thực sự là "quốc sách hàng đầu". Chương 2 Công tác giáo dục - đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi - Thực trạng và giải pháp (Từ thực tiễn các tỉnh miền núi phía Bắc) Các tỉnh vùng cao và miền núi phía Bắc gồm 14 tỉnh, trong đó có 6 tỉnh vùng cao là: Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Cạn, Lai Châu, Sơn La và 8 tỉnh miền núi là: Tuyên Quang, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hòa Bình, Phú Thọ, Yên Bái, Bắc Giang. Đây là vùng kinh tế sinh thái lớn, có vị trí chiến lược, là vùng giàu tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cùng với sự nỗ lực cố gắng của nhân dân các dân tộc, các tỉnh miền núi phía Bắc đã đạt được những bước phát triển mới trên nhiều lĩnh vực trong đó có giáo dục - đào tạo. Chất lượng giáo dục cả trong dạy và học đã được nâng cao rõ rệt. Giáo dục mầm non từ chỗ hầu như không phát triển hoặc chỉ phát triển ở các thị trấn, thị xã, thì nay đa số vùng cao đã có lớp mẫu giáo, nhóm trẻ gắn với trường tiểu học. Tất cả các xã đều có trường tiểu học, số bản "trắng" về giáo dục tiểu học hầu như không còn. Phần lớn các xã và cụm xã có trường trung học cơ sở. Huyện nào cũng có ít nhất một trường phổ thông. Bên cạnh đó còn có hàng trăm trường bán trú dân lập hoặc trường nội trú dân nuôi tại xã và cụm xã. Hệ thống cơ sở vật chất của các trường cấp xã, huyện đều được tăng cường đáng kể và trở thành các hạt nhân đối với phong trào xây dựng văn hóa, nông thôn mới ở miền núi. Đội ngũ giáo viên đã được củng cố và phát triển cả về số lượng và chất lượng. Từ chỗ phải chờ sự chi viện giáo viên từ các tỉnh miền xuôi, nay nhiều tỉnh đã tự túc được giáo viên do tỉnh nào cũng có trường trung cấp sư phạm để đào tạo giáo viên tiểu học, nhiều tỉnh có trường cao đẳng sư phạm. Tuy nhiên, nằm trong tình trạng chung của miền núi, kinh tế các tỉnh miền núi, vùng cao phía Bắc nhìn chung vẫn còn lạc hậu, sản xuất mang tính tự nhiên, du canh du cư và phát nương làm rẫy. Đường giao thông do địa hình hiểm trở, chia cắt nên còn nhiều khó khăn, gây trở ngại cho đầu tư phát triển tại khu vực này cũng như cho sinh hoạt của đồng bào. Những hạn chế đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giáo dục đào tạo. 2.1. Thực trạng công tác giáo dục - đào tạo vùng dân tộc thiểu số và miền núi nước ta hiện nay 2.1.1. Hiệu quả của công tác giáo dục - đào tạo còn thấp Học sinh là những chủ nhân tương lai quyết định sự phát triển của đất nước, cho nên việc đầu tư để có được đội ngũ trí thức có chất lượng, nhất là trong thời đại khoa học - công nghệ, được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm. Riêng đối với các vùng dân tộc thiểu số và miền núi, mặc dù được sự chỉ đạo sát sao của Đảng, Nhà nước và các cấp, nhưng do điều kiện kinh tế - xã hội ở các vùng này còn gặp rất nhiều khó khăn nên công tác giáo dục - đào tạo kết quả đạt được vẫn chưa cao. Năm học 1998 - 1999 chỉ tính riêng bậc tiểu học, ở khu vực miền núi phía Bắc những tỉnh có hiệu suất đào tạo dưới 50% là: Hà Giang 21,76%, Lai Châu 37,6%, Sơn La 42,67%, Cao Bằng 47,33% [10, tr. 254]. Tuy số lượng học sinh hàng năm tăng lên đáng kể, số học sinh giỏi đạt giải quốc gia cũng tăng, nhưng chất lượng như vậy vẫn chưa cao, bởi số học sinh thi vào trường chuyên, lớp chọn và thi đỗ vào Đại học vẫn ở mức hạn chế, điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: công tác quản lý của hiệu trưởng các trường, của các phòng giáo dục huyện, thị, của trường sư phạm, chất lượng giảng dạy của thầy, điều kiện phục vụ cho việc học tập và sự cố gắng chăm chỉ của trò, chất lượng tuyển sinh đầu vào của các lớp... dẫn tới nhiều học sinh, nhất là học sinh ở các vùng sâu, vùng xa, vùng cao còn yếu. Do điều kiện kinh tế - xã hội của các tỉnh miền núi còn chưa phát triển, cho nên cơ sở vật chất của ngành giáo dục vẫn còn đầu tư ở mức hạn chế. Bên cạnh đó đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, do vậy để nâng cao trình độ, nâng cao chất lượng giáo dục là một thách thức lớn. Tình trạng lớp học ghép, lớp học dồn, lớp học ca ba... làm cho học sinh tiếp thu kiến thức rất khó khăn. Đồng thời việc dạy của thầy cũng không kém phần vất vả. Vì trong một lớp học ghép tất nhiên sẽ có nhiều độ tuổi khác nhau, dẫn đến việc tiếp thu tri thức cũng khác nhau. Mặt khác, do trình độ học sinh trong một lớp khác nhau, người học lớp 1, người học lớp 2... cho nên trong quá trình giảng dạy giáo viên phải truyền đạt rất nhiều kiến thức trong một tiết dạy, do đó mà giáo viên không thể chú ý đến từng học sinh, đặc biệt là những học sinh khá, giỏi hoặc yếu, kém để có biện pháp giáo dục thích hợp nhằm đem lại kết quả cuối cùng là chất lượng học sinh cao. Cũng do điều kiện kinh tế còn khó khăn, nên học sinh vừa phải đi học lại phải tranh thủ làm thêm phụ giúp gia đình, ngoài giờ đi học học sinh còn phải lên rừng kiếm củi, bẻ măng, săn thú... thậm chí còn bỏ học nếu trong nhà hôm nay chưa có củi đun, chưa có thức ăn. Chính đặc điểm này đã dẫn đến chất lượng giáo dục của các vùng dân tộc thiểu số và miền núi đang còn thấp, vì học sinh hôm nay bỏ học thì ngày mai đến lớp giáo viên không có điều kiện giảng lại cho học sinh đó, mỗi lần như vậy là mỗi lần hổng kiến thức, như vậy hiệu quả giáo dục thấp là điều không tránh khỏi. Chất lượng đào tạo luôn là vấn đề đặt ra nếu không nâng cao được tri thức, chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên. Bởi như chúng ta đã biết, giáo viên là người quyết định chất lượng giáo dục, có được kết quả như thế nào là tùy thuộc vào vai trò của người giáo viên. Học sinh sẽ có hứng thú học tập nếu người thày luôn đưa ra những tri thức mới để học sinh tự tìm tòi, khám phá làm phong phú vốn hiểu biết. Tình trạng học sinh lớp 2 chưa thuộc hết bằng chữ cái, học sinh lớp 4, lớp 5 chưa đọc thông, viết thạo vẫn còn rất phổ biến. Tỷ lệ học sinh ở các vùng cao bỏ học còn diễn ra rất nhiều. Theo điều tra sơ bộ năm 1999, ở các huyện Hoàng Su Phì và Bắc Quang, tỉnh Hà Giang số người mù chữ là 64%, số dân chỉ học hết cấp I là 28%, riêng dân tộc Cơ ho ở Hà giang chưa có ai học đến trung học chuyên nghiệp, các huyện Trùng Khánh, Quảng Hòa của Cao Bằng có số người mù chữ chiếm tới 20%, số học sinh học hết cấp I là 36,7%, học hết cấp III chỉ có 13,3%. Những số liệu trên nói chung chỉ thể hiện ở diện rộng, còn đi vào từng bản làng ở vùng sâu, vùng cao, vùng xa, tỷ lệ mù chữ của người dân còn cao hơn rất nhiều, chẳng hạn số người H'Mông còn mù chữ ở Sơn La là 86,93% - 96%. (Số liệu điều tra của Viện CNXHKH, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tháng 3-1999). Do đời sống của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn, chưa có điều kiện để con em họ đi học, hoặc do trường lớp quá xa so với địa bàn cư trú, nên việc đi lại không được thuận lợi. Giáo viên có nơi phải quyên góp tiền, đến tận nhà trao sách, vở, bút... động viên học sinh đi học, nhưng cũng chỉ được một thời gian, sau đó tình trạng bỏ học vẫn tiếp tục diễn ra. Một phần do dân cư ở đây chủ yếu là người dân tộc thiểu số, giao tiếp với nhau bằng tiếng dân tộc, cho nên nhiều gia đình, bố mẹ còn tư tưởng cổ hủ, lạc hậu nghĩ rằng: học chỉ để biết cái chữ là được rồi, ở nhà đi cày, đi cuốc, lên nương làm rẫy còn có miếng cơm mà ăn... do đó làm nhụt chí học tập của học sinh, họ không còn hứng thú đến trường nữa. Vì vậy tỷ lệ học sinh mù chữ và có trình độ học vấn thấp là tất yếu. Nhìn chung, hiệu quả giáo dục - đào tạo của các tỉnh miền núi còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục trên cả nước nói chung. Vấn đề đặt ra đòi hỏi phải giải quyết làm sao để nâng cao hiệu quả giáo dục, tiến tới mục tiêu phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2010 và trung học phổ thông vào năm 2020. Góp phần vào thắng lợi chung của cả nước, đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 2.1.2. Thiếu trường, lớp, giáo viên còn diễn ra ở các làng bản, vùng cao, vùng sâu, vùng xa Có thể nói, giáo dục - đào tạo là một mắt khâu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nó quyết định tốc độ và chiều hướng phát triển trong việc thực hiện chiến lược ấy. Đánh giá về vai trò của giáo dục - đào tạo. Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) khẳng định: "Giáo dục - đào tạo đã góp phần quan trọng nâng cao dân trí, đào tạo đội ngũ lao động có trình độ học vấn tiểu học, trung học và đội ngũ cán bộ đông đảo phục vụ các nhu cầu kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng" [4, tr. 21]. ở các vùng sâu, vùng xa, vùng cao của các tỉnh miền núi đến nay đã có mạng lưới rộng khắp các trường tiểu học. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận một thực tế là, trong những năm gần đây, công tác giáo dục - đào tạo nâng cao dân trí các tỉnh miền núi, vùng cao phía Bắc chưa đáp ứng kịp thời với những đòi hỏi của công cuộc CNH, HĐH đất nước. Cơ sở vật chất trong ngành giáo dục rất thiếu thốn, nhiều nơi xuống cấp tới mức báo động: trường không ra trường, lớp không ra lớp, bàn ghế thiếu thốn... Còn nhiều xã, nhiều bản ở vùng núi cao chưa có trường hoặc chưa có lớp học. Nhiều lớp học ở vùng cao thậm chí chỉ là 4 cột nhà và mái lợp, xung quanh không có phên che, tường chắn, bàn ghế là những cây tre ghép lại mà thành. Số trường được tu sửa, nâng cấp, xây dựn, lại phần lớn tập trung ở thị xã và các trung tâm huyện. Nhìn chung ở các làng bản vùng cao, vùng sâu, vùng xa tình trạng trường lớp còn thiếu thốn khá nhiều, nếu có trường thì chủ yếu là tranh, tre, nứa, lá. Việc thiếu trường, thiếu lớp đã dẫn tới tình trạng có trường phải học ca ba, trong trường có lớp phải học ghép, thậm chí có nơi phải tranh thủ học buổi tối. Sự thiếu hụt đó cũng đang được Đảng và Nhà nước quan tâm, khắc phục, tháo gỡ dần những khó khăn trước mắt, dần đi vào ổn định, phấn đấu hạn chế tới mức thấp nhất không để xảy ra những hiện tượng nêu trên. Đội ngũ giáo viên vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng. Tình trạng này kéo theo một loạt các vấn đề khác như không thu hút được trẻ em tới trường, chất lượng giáo dục và đào tạo kém. Thực tế cho thấy năm 1997, mặc dù số lượng giáo viên đã được tăng cường ở các cấp tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông trung học trên phạm vi cả nước là 576.000 người, song so với nhu cầu thực tế vẫn còn thiếu 71.000 giáo viên. ở các tỉnh miền núi phía Bắc, tình trạng thiếu giáo viên có phần nặng nề hơn. Theo số liệu điều tra của tỉnh Sơn La thì sự thiếu hụt về giáo viên ở ba huyện như sau: huyện Mường la thiếu 241 người, huyện Mai Sơn thiếu 97 người, huyện Phù Yên thiếu 56 người. Đến đầu năm 1997, tỉnh Lai Châu vẫn còn thiếu 700 giáo viên tiểu học [21, tr. 23]. Theo số liệu thống kê về đội ngũ giáo viên trong năm học 2000 - 2001 của tỉnh Tuyên Quang cho thấy. - ở cấp trung học cơ sở: Số lượng giáo viên cả tỉnh có 3.800 giáo viên trực tiếp giảng dạy, nhưng số lượng đó vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu. còn thiếu khoảng 400 giáo viên: huyện Nà Hang thiếu 52 giáo viên, huyện Sơn Dương thiếu 119 giáo viên. - ở cấp phổ thông trung học: Cả tỉnh có 642 giáo viên đang trực tiếp giảng dạy, hiện nay thiếu khoảng trên 500 giáo viên. Nhiều trường phổ thông trung học chỉ bố trí được 1,1 giáo viên cho một lớp, trong khi đó tỷ lệ quy định là 2,1 giáo viên một lớp. Nhìn chung ở các làng bản vùng cao, vùng sâu, vùng xa tình trạng giáo viên còn thiếu rất nhiều, đặc biệt là thiếu giáo viên dạy các môn: chính trị, kỹ thuật, ngoại ngữ... Một trong những nguyên nhân là thiếu nguồn đào tạo giáo viên, nhất là giáo viên người dân tộc thiểu số, lại chưa có chính sách và biện pháp thu hút giáo viên lên công tác ở miền núi, sự tự vươn lên của giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ còn rất hạn chế, dẫn đến bất cập về năng lực giảng dạy. 2.1.3. Phương tiện phục vụ cho giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh còn thiếu Các vùng dân tộc thiểu số và miền núi, do đặc điểm và địa bàn cư trú, sự đan xen ngôn ngữ và trình độ phát triển kinh tế - xã hội còn thấp, làm cho giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số gặp rất nhiều khó khăn. Muốn phát triển được giáo dục, một trong những điều kiện tiên quyết là cơ sở vật chất, mà ở các vùng cao, vùng sâu, vùng xa cơ sở vật chất thiếu thốn, nghèo nàn và lạc hậu. Bên cạnh vấn đề không chỉ thiếu trường, thiếu lớp, thiếu giáo viên, mà những trang thiết bị thiết yếu nhất phục vụ cho giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh như: bảng, đồ dùng trực quan, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, vở, bút, mực... có thể nói là rất thiếu. ở huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) mặc dù giáo viên đã ủng hộ 2 ngày lương để mua đồ dùng học tập cho học sinh, nhưng sự giúp đỡ đó chỉ khắc phục giải quyết được bước đầu, mà tình trạng thiếu thốn vẫn tiếp tục diễn ra chưa khắc phục được. Giáo viên lên lớp hầu như phải dạy chạy, không có đồ dùng giảng dạy để dạy học. Sách giáo khoa là vật dụng học tập quan trọng nhất của học sinh, nhưng đến nay số học sinh không có sách không phải là ít, nên việc học tập rất khó khăn. Hiện nay, ở các làng bản, vùng cao, vùng sâu, vùng xa ở các trường học hầu như không có thư viện, nếu có thì chỉ có ở thị xã hoặc thị trấn, thư viện ở thị xã thì sách vở cũng chỉ mới là tương đối, chủng loại sách, tài liệu tham khảo nghiên cứu chưa phong phú, đa dạng. Thư viện ở các huyện cũng chỉ phục vụ được cho số ít độc giả. Trong mỗi trường đã có những thư viện, tủ sách nhưng vẫn còn ở mức hạn chế. Đặc biệt ở những làng bản vùng cao, vùng sâu, vùng xa, có trường ngay đến bảng của giáo viên cũng mang tính chất tạm bợ, phải lấy cánh cửa để làm bảng viết. Bàn giáo viên thậm chí không có. ở những nơi đồng bào dân tộc thiểu số sống theo kiểu du canh, du cư, lớp học gần như phải "du cư" theo, nên việc xây dựng trường, lớp kiên cố gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù được sự chú trọng, quan tâm, đầu tư xây dựng nâng cấp chất lượng lớp học, trường học, nhưng do điều kiện khách quan và chủ quan, nên ở các vùng này vẫn còn sự thiếu thốn về cơ sở vật chất cho cả việc dạy và học. Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất cho trường học là một vấn đề đang đặt ra nhằm đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục - đào tạo đòi hỏi các cấp, bộ giáo dục cần phải nghiên cứu, tìm tòi, vạch ra những giải pháp, bước đi thích hợp đem lại hiệu quả. 2.1.4. Nội dung giáo dục đặc thù như giáo dục văn hóa dân tộc, dạy chữ dân tộc, còn lúng túng trong tổ chức thực hiện Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, dân tộc nào cũng có tiếng nói riêng tồn tại cùng với tiếng nói trong vùng và tiếng phổ thông, nhưng không phải dân tộc nào cũng có ký tự ghi lại tiếng nói của dân tộc mình, trong 31 dân tộc đang sinh sống ở các tỉnh phía Bắc chỉ có 4 dân tộc có chữ viết: Tày, Thái, Nùng, H'Mông. Do đặc điểm về địa bàn cư trú, trình độ dân trí không đồng đều, sự đan xen ngôn ngữ và phát triển kinh tế xã hội còn thấp làm cho giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số gặp rất nhiều khó khăn. Trong quá trình phát triển giáo dục ở vùng này có những yếu tố đặc thù riêng. Như là giáo dục văn hóa dân tộc, dạy chữ dân tộc, còn đang lúng túng trong khâu tổ chức thực hiện. Nhiều nội dung dạy học mang tính địa phương tuy được bổ sung, nhưng mới dừng ở các tài liệu tham khảo, đọc thêm, chứ chưa đưa vào dạy học chính khóa. Việc dạy chữ dân tộc cho đồng bào các dân tộc thiểu số chưa được tiến hành liên tục, chưa theo một kế hoạch chương trình đồng bộ, thống nhất, mới tập trung ở những nơi thuận lợi, những dân tộc đông người. Đối với các dân tộc có dân số ít, địa bàn khó khăn chưa làm được nhiều. Nội dung sách giáo khoa, tài liệu dạy học về tiếng dân tộc chưa được chỉnh lý, bổ sung cho phù hợp với đặc điểm học sinh dân tộc. Đối với ngành học mầm non chưa có chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ 5 tuổi bằng nội dung phù hợp với điều kiện giáo viên, cơ sở vật chất và đối tượng là trẻ em vùng cao, vùng sâu, vùng hẻo lánh. Nội dung dạy nói tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi ở vùng này chưa được tăng cường. Việc triển khai dạy học tiếng nói, chữ viết dân tộc trong các trường tiểu học ở những vùng dân tộc không đồng bộ, mới chỉ tập trung ở thị trấn, thị xã. Dạy tiếng dân tộc xen kẽ với tiếng phổ thông trong tất cả các môn học trong chương trình còn lúng túng và thiếu các loại tài liệu dạy học song ngữ dân tộc - Việt, kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt... chưa thực hiện được theo nguyên tắc không lấy việc dạy học tiếng dân tộc thay cho việc dạy học ngôn ngữ phổ thông ngày càng thuận lợi và có hiệu quả. Trong nhiều năm, ngành giáo dục đã triển khai việc dạy chữ dân tộc đối với các dân tộc đã có chữ viết. Nhưng công cuộc này trong những năm qua đạt hiệu quả chưa cao, vì tài liệu tham khảo, sách giáo khoa dạy tiếng dân tộc còn thiếu, nội dung chưa được điều chỉnh cho phù hợp. Đội ngũ giáo viên ở miền núi và vùng dân tộc thường ở tình trạng mất ổn định, bởi phần lớn giáo viên là người Kinh từ các nơi khác đến, không biết tiếng dân tộc và thiếu hiểu biết về tập quán, phong tục của đồng bào địa phương, sau một vài năm công tác lại có nhu cầu chuyển vùng. Việc giáo dục văn hóa dân tộc thông qua chữ viết, và các bài giảng chưa được phát huy. Qua đó chất lượng dạy tiếng Việt và chất lượng giáo dục văn hóa, giáo dục nhân cách chưa được nâng cao. Một số tài liệu học thêm và đọc thêm được biên soạn chưa khai thác hết theo hướng các tinh hoa văn hóa dân tộc nhằm giúp học sinh dân tộc hiểu biết và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Việc giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh dân tộc trong các trường phổ thông chưa được chú trọng, vì vậy ở trong nước các dân tộc thiểu số có xu hướng ngày một "Kinh hóa". Đã có nhiều bài viết đăng trên một số báo báo động tình trạng này. Ví dụ: Người Mường ở Hòa Bình và một số dân tộc ở Trường Sơn đang từ bỏ kiểu nhà sàn truyền thống làm nhà đất kiểu dáng như nhà ở của người Kinh. Lễ cưới của nhiều dân tộc đang bị "Kinh hóa" từ nghi thức, ăn mặc cho đến các món ăn trên mâm cỗ. Chữ viết là tài sản vô giá của một số dân tộc có nguy cơ trở thành "đồ cổ" cất giữ trong bảo tàng. Đặc biệt ở một số dân tộc như: Phù Lá, Lô Lô, Chứt, Rục, Brâu... có nguy cơ mất tiếng mẹ đẻ. Do vậy, trong những năm tới, cần tiếp tục triển khai nghiên cứu các đề tài khoa học về giáo dục song ngữ để tìm ra phương pháp giảng dạy thích hợp, cải tiến tài liệu, cách đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, tạo điều kiện tốt hơn cho người dạy và học. Tiếp tục đào tạo đội ngũ chuyên gia giỏi về tiếng dân tộc có tri thức sâu về giáo dục làm nòng cốt trong đội ngũ tác giả biên soạn các tài liệu giáo khoa và giảng dạy song ngữ. Ngành giáo dục tiếp tục khai thác tinh hoa văn hóa truyền thống đang được lưu giữ trong cộng đồng, soạn thành tài liệu đọc có hình ảnh minh họa giúp học sinh dân tộc học tiếng Việt, học tiếng dân tộc có hiệu quả, giúp các em thêm yêu, thêm hiểu biết về cộng đồng mình và có ý thức giữ gìn, phát huy các tinh hoa văn hóa ấy. 2.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục - đào tạo 2.2.1. Tiếp tục phát triển quy mô xây dựng mạng lưới trường lớp thích hợp Muốn phát triển được giáo dục một trong những điều kiện tiên quyết là cơ sở vật chất. Vì vậy, tiếp tục xây dựng và phát triển mạng lưới trường, lớp cho các đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đang là một vấn đề cấp thiết đặt ra, luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2 khóa VIII đã nêu: "Đối với miền núi, vùng sâu, vùng khó khăn, xóa "điểm trắng' về giáo dục ở cấp, bản. Mở thêm các trường dân tộc nội trú và các trường bán trú cụm xã, các huyện..." [4, tr. 23]. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng ta đã khẳng định "xây dựng hệ thống trường chuyên, trường trọng điểm, trung tâm chất lượng cao ở các bậc học. Coi trọng việc dạy ngoại ngữ và tin học từ cấp phổ thông. Mở thêm các trường phổ thông nội trú ở những vùng khó khăn, vùng đồng bào thiểu số. coi trọng giáo dục gia đình" [3, tr. 108]. Quán triệt tình thần ấy, càng ở những nơi khó khăn, giáo dục phát triển chậm, càng phải tập trung đầu tư, đầu tư đủ mạnh. Đặc biệt chú trọng đầu tư từ cơ sở, hệ thống trường lớp phải được tới tận bản làng, trên cơ sở đó triệt để thanh toán nạn mù chữ, hoàn thiện phổ cập giáo dục tiểu học. Kinh nghiệm cho thấy ở miền núi những sự đầu tư nửa vời, thiếu đồng bộ không kích thích được sự phát triển, không đủ sức tồn tại trước mọi khó khăn. Đồng bào miền núi còn nghèo, khả năng đóng góp rất hạn chế. Do vậy sự đầu tư của Nhà nước phải là sự đầu tư cơ bản, toàn bộ và triệt để, bao gồm: - Xây dựng kiên cố và trang bị ở mức cao nhất cho các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở. - Cấp sách giáo khoa cho học sinh tiểu học, đồ dùng giảng dạy cho giáo viên, xây dựng phòng đọc sách báo, tủ sách, thư viện, cung cấp trang thiết bị dạy học để từng bước đổi mới phương pháp giáo dục và đào tạo. - ở các vùng cao, xa xôi hẻo lánh, ngành học mầm non chưa có điều kiện phát triển, thì tập trung ưu tiên tạo điều kiện cho trẻ 5 tuổi được hưởng chương trình giáo dục mẫu giáo ở các lớp mẫu giáo gắn liền với tiểu học. Từng bước mở các trường mẫu giáo, lớp mẫu giáo ở các xã, cụm xã, thôn bản có điều kiện. - Củng cố các lớp cắm bản, mở các lớp ghép, lớp treo để thu hút phần lớn số trẻ đến học. - Mở các lớp bán trú ở xã, cụm xã theo hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm để trẻ ở xa có điều kiện học tại lớp. - Củng cố các trung tâm giáo dục thường xuyên thành cơ sở vừa dạy chữ vừa dạy nghề cho thanh niên các dân tộc. - Tiếp tục củng cố các trường phổ thông dân tộc nội trú các cấp, gắn công tác tuyển sinh với quy hoạch đào tạo, tạo ra sự liên thông giữa các tuyến dưới với tuyến trên, quan tâm tuyển các đối tượng người dân tộc thiểu số, học sinh nữ. - Đa dạng hóa hệ thống mạng lưới trường lớp và hình thức dạy học để huy động mọi người đi học, xây dựng mạng lưới trường lớp phủ kín, xóa bản "trắng", xây dựng các trường tiểu học hoàn chỉnh, mở trường trung học cơ sở cho các cụm xã... Ngoài ra còn phải mở các loại hình trường chuyên nghiệp từ sơ cấp đến đại học, còn có những trường lớp có hình thức đặc thù như: trường phổ thông lao động, trường thanh niên dân tộc, trường thiếu nhi vùng cao, trường dự bị đại học Trung ương (Việt Trì) để tạo nguồn học sinh người dân tộc vào bậc đại học. - Phát triển hơn nữa hệ thống các trường dân tộc nội trú, mở các lớp xóa mù chữ, lớp học linh hoạt, các trung tâm giáo dục trẻ em gái và phụ nữ để trở thành hình thức giáo dục mang tính đặc thù phù hợp với đối tượng học tập. Các loại trường lớp này không chỉ nhằm học chữ mà còn cung cấp thêm các tri thức xã hội, kỹ năng sống và nghề nghiệp. Trường, lớp là cơ sở ban đầu, là một trong những điều kiện cần thiết giúp cho công tác giáo dục - đào tạo có hiệu quả. Chính vì vậy cần phải phát huy nguồn lực ở đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, họ không có tiền nhưng lại có hiện vật: Tre, đất, nứa... và có thể đóng góp công sức xây dựng. Song bên cạnh đó cần sự hỗ trợ của các đơn vị kinh tế, các tổ chức xã hội của Nhà nước đầu tư về xi măng, tiền bạc... như thế sẽ đảm bảo lớp học cho học sinh. Trường lớp ổn định, sạch đẹp sẽ tạo cho học sinh có hứng thú, có nhu cầu và thiết tha với học tập, do học sinh không phải nghỉ học vì trời mưa hoặc có giông bão, các em sẽ được đến trường và nghỉ hè theo đúng quy định không phải học bù, học thêm... 2.2.2. Bồi dưỡng nghiệp vụ và nâng cao trình độ cho các giáo viên đang công tác tại thôn, bản của đồng bào dân tộc ít người Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Người giáo viên có trình độ chuyên môn cao, sẽ đào tạo ra những học sinh có tài năng lao động và nghiên cứu giỏi. Do vậy, đây là vấn đề lớn của ngành Giáo dục. Trong Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII khi nêu ra những giải pháp chủ yếu cho chiến lược phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa có ghi: Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh. Giáo viên phải có đủ đức, tài. Hội nghị cũng đặt ra nhiệm vụ: - Củng cố và tập trung đầu tư nâng cấp các trường sư phạm. Xây dựng một số trường Đại học sư phạm trọng điểm để vừa đào tạo giáo viên có chất lượng cao, vừa nghiên cứu khoa học giáo dục đạt trình độ tiên tiến. - Thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuẩn hóa, nâng cao phẩm chất và năng lực cho đội ngũ giáo viên để năm 2000 có ít nhất 50% giáo viên phổ thông và 30% giáo viên đại học đạt tiêu chuẩn quy định. Với tinh thần đó tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng ta đã khẳng định: "Phát triển đội ngũ giáo viên, coi trọng chất lượng và đạo đức sư phạm, cải thiện chế độ đãi ngộ. Bảo đảm về cơ bản đội ngũ giáo viên đạt chuẩn quốc gia và tỷ lệ giáo viên so với học sinh theo yêu cầu của từng cấp học. Có cơ chế, chính sách bảo đảm đủ giáo viên cho các vùng miền núi cao, hải đảo" [6, tr. 204]. Vì vậy, ngành giáo dục xác định phương châm: "dân tộc nào có giáo viên người dân tộc đó" coi đào tạo giáo viên tại chỗ là giải pháp quan trọng, lâu dài có ý nghĩa chiến lược. Nhiều năm, đội ngũ giáo viên ở miền núi và vùng dân tộc thiểu số phải lên tới tận thôn, bản nên bị dàn mỏng, mất ổn định. Không đủ về số lượng và yếu về chất lượng. Vì vậy ngành giáo dục phải song song thực hiện hai giải pháp: - Giải pháp tình thế (đào tạo cấp tốc, ngắn hạn). - Giải pháp lâu dài (đào tạo chính quy theo yêu cầu chuẩn hóa). Với những giáo viên được đào tạo theo hệ dưới chuẩn, sau một vài năm công tác được ưu tiên bồi dưỡng thêm, đào tạo lại để đạt chuẩn. Theo tinh thần của giáo dục cộng đồng, việc đào tạo giáo viên ở miền núi cần phải linh hoạt và đa dạng: có hệ chuẩn, có hệ dưới chuẩn, có hệ chính quy, có hệ cấp tốc. Vừa đảm bảo yêu cầu đào tạo chung, lại vừa đảm bảo các yêu cầu có tính đặc thù ở vùng dân tộc thiểu số, trong đó có yêu cầu về trang bị phương pháp dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc. Phải tiếp tục đánh giá đội ngũ giáo viên vùng dân tộc thiểu số, đánh giá từng người, đánh giá từng cấp học theo yêu cầu của chức danh chuẩn. Từ đó tiến hành bồi dưỡng thường xuyên, khuyến khích tự bồi dưỡng, tự cập nhật kiến thức. Những giáo viên không đạt chuẩn về trình độ, năng lực và phẩm chất sư phạm sẽ phải chuyển sang làm việc khác. Trong những năm qua, phần lớn đội ngũ giáo viên ở miền núi và vùng dân tộc là người Kinh từ các nơi khác đến, không biết tiếng dân tộc và thiếu hiểu biết về tập quán, phong tục của đồng bào địa phương. Vì vậy việc giảng dạy và truyền đạt tri thức cho học sinh dân tộc còn nhiều hạn chế, cần phải khuyến khích và có chế độ động viên giáo viên ở những vùng này tự trang bị cho mình về tiếng và chữ dân tộc để giảng dạy và thâm nhập vào cộng đồng đồng bào dân tộc. Hàng năm vào dịp hè cần tổ chức thường xuyên hơn nữa những lớp: "Bồi dưỡng hè" cho tất cả đội ngũ giáo viên. Như vậy, để cho giáo viên chưa có điều kiện đi học cao hơn vẫn có thể học thêm, bổ sung những kiến thức mới, những vấn đề chính trị cập nhật... Đối với những giáo viên chưa đạt chuẩn ở tất cả các cấp học, cần có biện pháp để giúp giáo viên này đạt được trình độ chuẩn, không nên để trình độ tri thức giữa các giáo viên chênh lệch quá xa, khoảng cách này cần phải được rút ngắn, càng sớm, càng tốt. Nâng cao chất lượng giáo viên đồng thời cũng nâng cao chất lượng học sinh. Hơn nữa, khối lượng tri thức của nhân loại ngày một nhiều, học sinh càng có nhu cầu được hiểu biết, được khám phá, tìm tòi, do đó việc nâng cao trình độ cho giáo viên lại càng phải đặt ra cần phải giải quyết hơn bao giờ hết. Nhưng không chỉ chú ý đến nâng cao chất lượng mà quên việc tăng số lượng. Nếu chất lượng giáo viên cao mà phải dạy chồng chéo thì kết quả giáo dục thu được cũng không cao, bản thân học sinh tiếp thu kiến thức cũng vất vả. Yêu cầu giáo viên phải đạt chuẩn đào tạo là hoàn toàn đúng đắn. Song ở miền núi và vùng dân tộc thiểu số cần phải được tiến hành từng bước. ở miền núi và vùng dân tộc thiểu số không thể đào tạo một lần mà có ngay đội ngũ giáo viên giỏi. Vì vậy, công tác đào tạo giáo viên phải gắn chặt với công tác đào tạo - bồi dưỡng thường xuyên. Vì vậy Bộ Giáo dục phải có chương trình, mục tiêu củng cố, nâng cấp trường sư phạm, dành kinh phí thích đáng cho việc nâng tỷ lệ giáo viên miền núi được chuẩn hóa (kể cả sau đại học). Đồng thời tiếp tục đầu tư chỉ đạo chất lượng, các hình thức đào tạo ngắn hạn ở các tỉnh miền núi để thực hiện giải pháp tình thế bước đầu đáp ứng số lượng giáo viên thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ ở một số vùng đặc biệt khó khăn. Để phát triển, nâng cao hiệu quả giáo dục - đào tạo ở các vùng dân tộc thiểu số và miền núi đáp ứng sự nghiệp CNH, HĐH, thì vấn đề bồi dưỡng nghiệp vụ và nâng cao trình độ cho các giáo viên đang công tác tại đây luôn luôn phải được đề ra và phải có biện pháp thích hợp nhằm thực hiện có hiệu quả. 2.2.3. Có chính sách thỏa đáng đối với giáo viên công tác tại miền núi, vùng dân tộc thiểu số Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo, không chỉ thể hiện trong việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất như: trường, lớp, thư viện, nhà ở... Một nhân tố vô cùng quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học đó là mối quan hệ gắn bó giữa giáo viên và học sinh. Muốn vậy phải có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với đội ngũ giáo viên công tác ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Trong Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đề ra nhiệm vụ: - Không thu học phí và thực hiện chế độ học bổng ưu đãi đối với giáo viên, học sinh ngành sư phạm. Có chính sách thu hút học sinh khá, giỏi, tốt vào ngành sư phạm, đồng thời giao nhiệm vụ đào tạo giáo viên một số môn học phù hợp cho các trường đại học và cao đẳng khác. - Lương giáo viên được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm chế độ phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng do Chính phủ quy định. Có chế độ ưu đãi và quy định hợp lý tuổi nghỉ hưu đối với giáo viên cũng như các trí thức khác có trình độ cao. Trong những năm qua, nguồn giáo viên đang công tác tại miền núi và vùng dân tộc thiểu số chủ yếu dựa vào miền xuôi lên. Nhưng do đường xá giao thông đi lại khó khăn cách trở, điều kiện sinh hoạt vật chất cũng như tinh thần thiếu thốn, lại không am hiểu phong tục, tập quán cũng như ngôn ngữ của đồng bào dân tộc địa phương, thêm vào đó sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thông qua chính sách đãi ngộ chưa thỏa đáng, nên không tạo được tâm lý yên tâm công tác của đội ngũ giáo viên này. Đa số họ đến đây làm nghĩa vụ vài ba năm rồi lại có nhu cầu chuyển vùng. Vì vậy cần phải xây dựng, ban hành một số chế độ, chính sách với cơ chế khuyến khích đối với đội ngũ giáo viên đang công tác tại đây như: - Động viên, điều chuyển các giáo viên cho vùng cao, vùng sâu, có chế độ đãi ngộ thích đáng với người dạy, người học bằng ngân sách, xác định ưu tiên và tăng chi ngân sách cho các tỉnh đặc biệt khó khăn, đưa các định mức chi cho đầu người làm công tác xóa mù chữ, phát không sách giáo khoa và xây dựng tủ sách, cho phép ký hợp đồng bổ sung giáo viên ngoài biên chế. - Nhằm thu hút được giáo viên lên công tác tại vùng cao cần phải có công tác, chính sách đãi ngộ thỏa đáng, chẳng hạn như về tiền lương, giáo viên đang công tác tại miền xuôi lương là 1, thì giáo viên đang công tác tại miền núi là 1,5, còn giáo viên đang công tác tại vùng sâu, vùng xa là 2. Qua tìm hiểu ở tỉnh Tuyên Quang là một tỉnh miền núi thì tỉnh Tuyên Quang đã có những chính sách đối với giáo viên đang công tác tại đây như là: - Giáo viên đang dạy ở điểm trường chính trợ cấp 20.000đ/người/tháng. - Giáo viên dạy ở thôn bản 40.000 đ/ người / tháng. - Giáo viên dạy ở lớp ghép 40.000 đ/ người / tháng. - Giáo viên dạy trường chuyên: 15.000 / người / tháng. - Giáo viên giỏi cấp tỉnh trợ cấp 1 lần: 250.000 đ/người. - Giáo viên giỏi cấp huyện trợ cấp 1 lần: 150.000 đ/người. Mặc dù mức trợ cấp chưa cao nhưng đã có tác dụng động viên, thể hiện sự quan tâm của Đảng, chính quyền đối với đội ngũ giáo viên. Qua đó đối với các tỉnh miền núi, vùng dân tộc thiểu số phải có các chính sách thỏa đáng nhằm thu hút giáo viên miền xuôi lên đây công tác, giáo viên đang công tác tại đây thì yên tâm công tác. Ngoài các chính sách hỗ trợ về tiền lương và phụ cấp thì cần phải có các chính sách khác như: - Có chế độ ưu đãi và quy định hợp lý tuổi nghỉ hưu đối với giáo viên công tác tại đây. - Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất cho các trường lớp. - Tạo điều kiện cho các giáo viên ở đây bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ và học cao hơn nữa. Như vậy, để thực hiện các chính sách trên phải được sự quan tâm của các cấp, các ngành, thực hiện với phương châm tạo ra một "xã hội học tập" đưa nền giáo dục nước ta bước lên tầm cao mới. 2.2.4. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi dân cư thưa thớt, làng bảng lại ở rất xa nhau. Nhiều làng bản không đủ học sinh để mở một lớp học bình thường. Trong những năm tới tiếp tục triển khai hình thức lớp ghép. Do đặc điểm cư trú xen kẽ các dân tộc đều là cộng đồng song ngữ hoặc đa ngữ, bên cạnh việc sử dụng tiếng mẹ đẻ, học sinh dân tộc có quyền lợi và nghĩa vụ học tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ phổ thông. Thế nhưng, tâm lý tiếp nhận, cơ chế lĩnh hội tiếng Việt của học sinh dân tộc còn có những mặt hạn chế. Do vậy, trong những năm tới cần tiếp tục triển khai nghiên cứu các đề tài khoa học về giáo dục song ngữ để tìm ra phương pháp giảng dạy thích hợp, cải tiến tài liệu, cách đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, xây dựng chế độ chính sách, tạo điều kiện tốt hơn cho người dạy và người học. Tiếp tục đào tạo đội ngũ chuyên gia giỏi về tiếng dân tộc, có tri thức sâu về giáo dục làm nòng cốt trong đội ngũ tác giả biên soạn các tài liệu, sách giáo khoa và giảng dạy song ngữ. Trẻ em gái ở vùng dân tộc là đối tượng bị thiệt thòi nhất, được đặt thành trọng tâm lưu ý trong việc huy động trở ra lớp hàng năm. Với những em gái đã lớn tuổi được vận động ra lớp xóa mù chữ mở tại các thôn bản. Trong thời gian tới ngành giáo dục sẽ phát triển một số trung tâm giáo dục trẻ em gái. Trong các trung tâm này, các em vừa được học chữ vừa được học nghề, vừa được cung cấp các tri thức cập nhật về giới giúp các em làm tốt chức năng làm vợ, làm mẹ, quản lý và làm kinh tế hộ gia đình trên nền tảng đặc thù kinh tế địa phương. Nền văn hóa của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam rất đa dạng. Trong những năm tới, ngành giáo dục tiếp tục khai thác tinh hoa văn hóa truyền thống đang được lưu giữ trong cộng đồng, soạn thành học liêu dưới hình thức tài liệu đọc có hình ảnh minh họa giúp học sinh học tiếng Việt, tiếng dân tộc có hiệu quả, giúp các em thêm hiểu biết về cộng đồng mình và có ý thức giữ gìn, phát huy các tinh hoa văn hóa ấy. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo nhằm huy động được tối đa số lượng người tham gia học tập, mở rộng các cơ hội học tập cho mọi người. Trước mắt, cần chú trọng hình thức đào tạo tại chức cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để đáp ứng kịp thời những đòi hỏi trước mắt của vùng này là thiếu đội ngũ cán bộ cơ sở, chất lượng của đội ngũ này hiện nay đang còn thấp. Đầu tư vào việc giảng dạy bằng song ngữ cho học sinh. Đâylà một việc tương đối khó khăn, song nó giúp cho việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của từng dân tộc, từng vùng dân tộc, mặt khác nó giúp cho việc học quốc ngữ có hiệu quả hơn. Đây là một kinh nghiệm quý mà Thái Lan áp dụng khá thành công trong những năm qua. Ban đầu có thể khó khăn, do nhu cầu giao tiếp mà một số dân tộc đã không sử dụng tiếng của dân tộc mình. Nhưng nếu giải quyết tốt một số thao tác cơ bản như giáo trình bằng tiếng dân tộc, giáo viên sử dụng được tiếng dân tộc thì dần dần ngôn ngữ của từng dân tộc sẽ là cầu nối rất hiệu quả giữa các chính sách nhà nước với nhân dân. Trong những năm gần đây, trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm của trẻ em các dân tộc thiểu số về tâm sinh lý, nhu cầu học tập, khả năng ngôn ngữ, điều kiện tham gia học tập... ở các địa bàn miền núi, vùng dân tộc thiểu số cần phải áp dụng nhiều loại chương trình giáo dục đào tạo khác nhau. - Đối với ngành học mầm non: Cần phải áp dụng chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ 5 tuổi bằng nội dung phù hợp với điều kiện giáo viên, cơ sở vật chất và đối tượng là trẻ em vùng cao, xa xôi hẻo lánh. Tăng cường nội dung dạy nói tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi để chuẩn bị cho các cháu vào học tốt ở lớp một. - Đối với bậc tiểu học: Cần áp dụng nhiều loại chương trình khác nhau: Chương trình 165 tuần, chương trình 120 tuần, chương trình 100 tuần áp dụng cho từng đối tượng học sinh có điều kiện về địa lý, khí hậu và khả năng khác nhau. Cụ thể như chương trình 100 tuần là để áp dụng cho trẻ thất học, lớn tuổi (15 tuổi trở lên) để xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học cho đối tượng này. - Đối với bậc trung học cơ sở và phổ thông trung học: Chủ yếu phải áp dụng chương trình chung của cả nước, tùy từng địa phương, từng dân tộc mà bổ sung các loại tài liệu dạy học mang tính địa phương như: văn hóa dân tộc, đặc điểm lịch sử, địa lý, kinh tế địa phương. Từng bước chỉnh lý nội dung sách giáo khoa, tài liệu dạy học và bổ sung cho phù hợp với đặc điểm học sinh dân tộc, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phương. Nội dung chương trình hướng vào việc dạy cho học sinh những kiến thức phổ thông tối thiểu, thiết thực, gần gũi với đời sống sinh hoạt hàng ngày của các em. Từng bước đổi mới phương pháp giáo dục: Trong xu hướng đổi mới phương pháp giáo dục chung của cả nước, giáo dục vùng dân tộc thiểu số và miền núi cũng đang có cơ hội tiếp cận với phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm và hướng học sinh vào các hoạt động tự học tập là chủ yếu. Một số biện pháp về đổi mới phương pháp giáo dục ở đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi cần được áp dụng: - Từng bước đổi mới phương pháp dạy học lớp ghép thông qua việc xây dựng các mô hình bồi dưỡng giáo viên, biên soạn các tài liệu như: phiếu bài tập, sách song ngữ, cùng đồ dùng dạy học... - Tiến hành nghiên cứu và bồi dưỡng giáo viên về phương pháp giảng dạy song ngữ, phương pháp dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, cách làm đồ dùng dạy học bằng nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương... tạo tiền đề cho việc đổi mới phương pháp dạy học. - Tổ chức cho học sinh hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh, tham gia sinh hoạt văn nghệ, thể dục thể thao ở những cơ sở trường học có nội trú, tạo tâm thế hứng khởi trong học tập cho học sinh. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là một vấn đề đang đặt ra nhằm đẩy mạnh phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, đòi hỏi các cấp, các ngành và Bộ giáo dục phải nghiên cứu và vạch ra những giải pháp để giải quyết những vấn đề trên. 2.2.5. Nâng cao nhận thức về vai trò của giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Hồ Chủ tịch đã dạy: "Mục đích giáo dục bây giờ là phục vụ nhân dân, phục vụ tổ quốc, đào tạo lớp người, lớp cán bộ mới [19, tr. 450]. Vì vậy việc nâng cao nhận thức của đồng bào dân tộc về vai trò của giáo dục là một việc làm cần thiết. Đảng ta coi "giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu" là điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, là động lực thúc đẩy mọi mặt của đời sống. Nền giáo dục phát triển sẽ đem lại cho con người những hiểu biết, cung cấp cho con người khối lượng kiến thức phong phú, đa dạng, giúp con người có tầm nhìn xa, trông rộng, đón bắt được thời cuộc, đi tắt đón đầu, tiếp nhận những khoa học tiến bộ của nhân loại. Với vai trò của giáo dục như vậy, việc nâng cao nhận thức cho đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi về vị trí của giáo dục lại càng cấp thiết hơn. Bởi vì đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao, vùng sâu, vùng xa chưa có ý thức, chưa hiểu được tầm quan trọng của giáo dục. Từ trước tới nay đồng bào quan niệm không cần cái chữ vẫn có cái để ăn. Do đó, phải làm sao nâng cao nhận thức cho đồng bào từ đó họ tự nguyện, họ cảm thấy đó là nhu cầu cần thiết không thể thiếu được trong cuộc sống, có như vậy mới tạo được động lực, nội lực phát triển giáo dục. Hơn nữa, khi chúng ta đang tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, khi thế giới đang chứng kiến việc phát triển như vũ bão của khoa học - kỹ thuật, nếu không đẩy mạnh phát triển giáo dục để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng với yêu cầu của thời đại, thì khó lòng mà thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển lên được. Không thể cứ mãi "con trâu đi trước, cái cày theo sau", không áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất để nâng cao năng suất trong khi nhu cầu cuộc sống của con người ngày một tăng. Muốn vậy, không có con đường nào khác là phải học tập, phải có kiến thức để trở thành những người có trình độ cao, có tay nghề lao động thành thạo khi sử dụng những công cụ lao động tiên tiến, có thế mới kịp tốc độ phát triển giữa các vùng trong nước, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, cùng cả nước tiến lên: "Sánh vai cùng với các cường quốc năm châu". Điều quan trọng là phải tuyên truyền cho nhân dân thấy được, hiểu được để có quyết tâm cùng ngành giáo dục phấn đấu vượt qua những khó khăn trở ngại, thi đua lập nhiều thành tích mới. Song, bên cạnh đó, việc nâng cao nhận thức về người thầy giáo để tạo ra môi trường xã hội biết tôn trọng người thầy, cũng là vấn đề được quan tâm chú ý tới. Trong sự nghiệp đào tạo, vai trò của người thầy giáo là rất quan trọng, "một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy" và "không thầy đố mày làm nên". Thầy là người truyền đạt kiến thức, đem những kiến thức của mình để dạy học sinh. Người thầy giỏi sẽ đào tạo, dạy dỗ ra những trò giỏi, con ngoan, những công dân có ích cho xã hội. Người học có phát huy được tài năng và nâng cao được trình độ hay không là tùy thuộc vào sự dạy bảo của người thầy. Lúc này, người thầy là người mẹ thứ hai, nâng từng bước đi của học sinh, giúp cho học sinh có được kiến thức để bước vào đời vững vàng, tự tin, mạnh dạn. Có thể nói trong tương lai của người học có một phần đóng góp không nhỏ của người thầy. Cho nên, tôn trọng người thầy chính là tôn trọng bản thân, có tôn trọng thầy mới thấy hết được những gì quý giá ẩn náu trong tri thức. Kết luận Cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại, cùng với xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới là thời cơ thuận lợi để phát triển, đồng thời cũng là một thách thức gay gắt đối với các nước, nhất là những nước còn chậm phát triển về kinh tế như nước ta. Trong bối cảnh đó, nước ta muốn nhanh chóng tiến hành CNH, HĐH nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội phải phát triển mạnh giáo dục đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển chung và bền vững. Trong lịch sử phát triển xã hội loài người, giáo dục được xem là một hiện tượng xã hội đặc biệt, đóng một vai trò đặc biệt. Giáo dục thực hiện chức năng truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội, giúp cho mỗi cá nhân tích lũy kiến thức, phát triển trí tuệ, hình thành văn hóa đạo đức, giúp cho xã hội bảo tồn phát triển nền văn minh của mình. Giáo dục tham gia đào tạo nguồn nhân lực, tái sản xuất sức lao động xã hội, tạo ra lực lượng sản xuất trực tiếp và quản lý xã hội, phát triển tiềm năng trí tuệ và khả năng lao động sáng tạo của con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định: "Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế, văn hóa", "Vì lợi ích trăm năm phải trồng người". Chủ tịch Hồ Chí Minh còn cho rằng, sự nghiệp giáo dục gắn bó chặt chẽ với sự nghiệp giải phóng dân tộc, một dân tộc được độc lập, tự do, giáo dục có điều kiện phát triển, mặt khác giáo dục mạnh làm cho dân tộc mạnh. Người chỉ rõ: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu". Kế thừa tư tưởng trên, trong những năm gần đây Đảng ta luôn xác định rõ quan điểm: "giáo dục là quốc sách hàng đầu", "Giáo dục đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc". Bước vào thời kỳ mới, tại Đại hội IX Đảng ta đã chỉ rõ: "Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững" [6, tr. 108 - 109]. Quán triệt quan điểm trên của Đảng và để thực hiện chủ trương của Đảng là tạo ra "một xã hội học tập", trong những năm qua giáo dục đã giữ một vai trò quan trọng đối với các vùng dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần tạo nên những chuyển biến tích cực về mọi mặt, nâng cao đời sống của đồng bào. Trong giai đoạn hiện nay, sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đã và đang đặt ra những yêu cầu mới đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số nói chung và sự nghiệp giáo dục đào tạo nói riêng. Để đáp ứng yêu cầu ấy, công tác giáo dục, đào tạo phải không ngừng đổi mới, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục, tạo nguồn động lực đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số. Nhằm góp phần thực hiện nhiệm vụ trên, khóa luận đã đi vào phân tích thực trạng,c hỉ ra những khó khăn, hạn chế trong công tác giáo dục đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, từ đó tìm ra nguyên nhân và mạnh dạn đưa ra một số giải pháp cơ bản. Mặc dù rất tâm đắc với đề tài, nhưng do trình độ và khả năng có hạn nên khóa luận mới chỉ dựng lại là những nghiên cứu bước đầu, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn. Tài liệu tham khảo Phạm Như Cương (chủ biên), Về vấn đề xây dựng con người mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1978. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, Tập II, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1982. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. Võ Nguyên Giáp, Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con người mới, Tạp chí Cộng sản, Số 6/1990. Thu Hà, Ngành Giáo dục tăng cường công tác thanh tra nâng cao hiệu quả giáo dục - đào tạo, Báo Tuyên Quang số 2906, ngày 23/3/2001. Phạm Minh Hạc (chủ biên), Vấn đề con người trong sự nghiệp CNH, HĐH, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995. Hội đồng biên tập, Các dân tộc thiểu số Việt Nam thế kỷ XX, Nxb CTQG, Hà Nội, 2001. Nguyễn Chí Huyên, Đôi nét về thực trạng trình độ học vấn của cư dân các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Tạp chí Dân tộc học, Số 4/1995. Tương Lai, Hiểu thêm về xã hội học, Báo Sài Gòn giải phóng, ngày 25/2/2001. Mác - Ăngghen, Toàn tập, tập I, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập I, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995. Mác - Ăngghen, Toàn tập, tập 3, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập IV, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập V, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập VI, Nxb CTQG, Hà Nội, 1996. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập VII, Nxb CTQG, Hà Nội, 1996. Nguyễn Quốc Phẩm - Trịnh Quốc Tuấn, Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội, 1999. Lê Du Phong - Hoàng Văn Hoa, Phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc và miền núi theo hướng CNH, HĐH, Nxb CTQG, Hà Nội, 1998. Nguyễn Thanh, Mục tiêu con người trong sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta hiện nay, Tạp chí Triết học, Số 5/1996. Đặng Hữu Toàn, Gắn phát triển con người Việt Nam hiện đại với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, Tạp chí Triết học, số 4/2000. Vũ Thiện Vương, Vai trò, vị trí của người thầy giáo trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực vì sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, Báo cáo Khoa học thuộc đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Hà Nội, 1999.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhoaluan tot nghiepkilobooks.doc
  • docBia 1kilobooks.doc
  • docTom tatkilobooks.doc
Luận văn liên quan