ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001), Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp tối cao của Nhà nước.
Trong những năm vừa qua, tổ chức và hoạt động của Chính phủ mặc dù đã có những sự tiến bộ đáng kể nhưng vẫn chưa đáp ứng được với thực tiễn đa dạng của xã hội, nhất là từ khi nước ta thực sự có những bước chuyển, hội nhập với nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Trước những đòi hỏi bức xúc cả từ trong nước lẫn ngoài nước, yêu cầu cải cách thực sự trở nên bức thiết và cải cách chính phủ, đổi mới tổ chức cũng như hoạt động của chính phủ trở thành một nhu cầu, động lực nội sinh, thúc giục sự đổi mới.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. Khái quát tổ chức và hoạt động của chính phủ theo pháp luật hiện hành
1. Cơ cấu tổ chức
2. Các hình thức hoạt động của Chính phủ.
a. Phiên họp Chính phủ
b. Hoạt động của Thủ tướng Chính phủ
c. Hoạt động của các bộ trưởng và các thành viên khác thuộc Chính phủ.
III. Thực trạng tổ chức và hoạt động của Chính phủ
1. Về cơ cấu tổ chức
2. Về hoạt động của Chính phủ
a. Thành tựu nổi bật
b. Hạn chế
II. Kiến nghị phương pháp hoàn thiện cơ cấu và hoạt động của Chính phủ
1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức
2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Chính phủ.
a. Về phiên họp của Chính phủ
b. Về hoạt động của Thủ tướng Chính phủ
c. Một số kiến nghị khác
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
9 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6066 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của chính phủ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001), Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp tối cao của Nhà nước.
Trong những năm vừa qua, tổ chức và hoạt động của Chính phủ mặc dù đã có những sự tiến bộ đáng kể nhưng vẫn chưa đáp ứng được với thực tiễn đa dạng của xã hội, nhất là từ khi nước ta thực sự có những bước chuyển, hội nhập với nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Trước những đòi hỏi bức xúc cả từ trong nước lẫn ngoài nước, yêu cầu cải cách thực sự trở nên bức thiết và cải cách chính phủ, đổi mới tổ chức cũng như hoạt động của chính phủ trở thành một nhu cầu, động lực nội sinh, thúc giục sự đổi mới. Nắm được vấn đề này, em chọn đề tài cho bài tập lớn học kì môn Luật Hiến pháp của mình là “Tổ chức và hoạt động của Chính phủ - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện”. Trong quá trình tìm hiểu và tiếp cận đề tài chắc hẳn em không tránh khỏi những thiếu xót mong được sự góp ý của thầy cô. Em xinh chân thành cảm ơn!
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. Khái quát tổ chức và hoạt động của chính phủ theo pháp luật hiện hành
1. Cơ cấu tổ chức
Hiến pháp năm 1992 và Luật tổ chức Chính phủ 2001 quy định:
Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm có bộ và các cơ quan ngang bộ, Quốc hội có quyền thành lập hoặc bãi bỏ các bộ và cơ quan ngang bộ theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.
Mỗi bộ và cơ quan ngang bộ thực hiện chức năng quản lí đối với ngành và lĩnh vực nhất định. Theo nghị định số 86/2002/ND-CP ngày 05/11/2002 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của bộ và cơ quan ngang bộ (gọi tắt là bộ) quy định cơ cấu gồm:
Vụ, thanh tra, văn phòng bộ
Cục, tổng cục (không nhất thiết các bộ đều thành lập)
Các tổ chức sự nghiệp
Thành viên Chính phủ gồm: Thủ tướng, các phó thủ tướng, bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Số lượng phó thủ tướng, bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ do Quốc hội quyết định (Điều 3 Luật tổ chức Chính phủ).
Trên cơ sở quy định Hiến pháp năm 1992 và Luật tổ chức Chính phủ 2001, Quốc hội sẽ quyết định tổ chức của Chính phủ theo nhiệm kì cho phù hợp.
Thủ tướng Chính phủ do quốc hội bầu ra, miễn nhiệm và bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước. Thủ tướng trình quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễm nhiệm, cách chức và từ chức đối với phó thủ tướng, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
2. Các hình thức hoạt động của Chính phủ.
a. Phiên họp Chính phủ
Theo quy định của Luật tổ chức Chính phủ thì: “Chính phủ làm việc theo chế độ kết hợp trách nhiệm của tập thể với việc đề cao quyền hạn và trách nhiệm cá nhân của Thủ tướng và của mỗi thành viên Chính phủ” (điều 32). Hình thức hoạt động của tập thể Chính phủ là phiên họp của Chính phủ. Phiên họp là nơi tập trung trí tuệ của tập thể Chính phủ, những người trực tiếp nắm quyền hành chính trên phạm vi một ngành hoặc một lĩnh vực nhất định đồng thời có sự đóng góp ý kiến của các cơ quan nhà nước, các tổ chức đoàn thể khi tham dự phiên họp.
Về thời gian tiến hành: Chính phủ họp mỗi thánh một lần. Ngoài ra có thể họp bất thường theo quyết định của Thủ tướng hoặc theo yêu cầu của ít nhất 1/3 tổng số thành viên Chính phủ.
Về thành viên: Thành viên Chính phủ có trách nhiệm tham dự đầy đủ các phiên họp hoặc vắng một thời gian của phiên họp thì phải được Thủ tướng đồng ý. Ngoài các thành viên chính phủ, Chủ tịch nước có quyền tham dự phiên họp chính phủ và Chính phủ có thể mời một số người đứng đầu các tổ chức đoàn thể khác tham dự phiên họp của Chính phủ khi bàn về vấn đề có liên quan.
Tại phiên họp, Chính phủ thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng thuộc nhiệm vụ, quyền hạn như: chương trình hoạt động hàng năm của Chính phủ, các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trình Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội….
b. Hoạt động của Thủ tướng Chính phủ
Theo điều 114 Hiến pháp năm 1992 và chương III luật tổ chức Chính phủ, Thủ tướng có quyền hạn như: Lãnh đạo công tác của Chính phủ, thành viên Chính phủ, cơ quan thuộc Chính phủ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch uỷ ban nhân dân các cấp; quy định chế độ làm việc của Thủ tướng với các thành viên chính phủ, chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; chỉ đạo xây dựng dự án trình quốc hội và uỷ ban thường vụ Quốc hội, các văn bản quy phạm thuộc thẩm quyền của Chính phủ và Thủ tướng; triệu tập chỉ đạo phiên họp Chính phủ; đề nghị Quốc hội thành lập hoặc bãi bỏ các bộ, cơ quan ngang bộ; trình Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức đối với phó thủ tướng, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức thứ trưởng và chức vụ tương đương, phê chuẩn kết quả bầu cử thành viên uỷ ban nhân dân cấp tỉnh……
Để thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình, Thủ tướng Chính phủ căn cứ vào Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị quyết, nghị định của Chính phủ.
c. Hoạt động của các bộ trưởng và các thành viên khác thuộc Chính phủ.
Ngoài vai trò của Thủ tướng Chính phủ, hoạt động của bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ cũng góp phần quan trọng vào hiệu quả hoạt động của Chính phủ. Bộ trương và thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viên thuộc Chính phủ, lãnh đạo công tác của bộ và cơ quan ngang bộ, phụ trách một số công tác của Chính phủ, bộ trưởng chịu trách nhiệm trước Thủ tướng và trước Quốc hội vê hoạt động quản lí nhà nước trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công.
Để thực hiện tôt chức năng của mình, bộ trưởng và thủ trưởng cơ quang ngang bộ có nhiệm vụ và quyền hạn: trình Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch và công trình quan trọng của ngành; chuẩn bị các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác được giao; tổ chức thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học; trình Chính phủ kí kết, gia nhập phê duyệt các đề án quốc tế thuộc ngành và chỉ đạo thực hiện điều ước; tổ chức bộ máy quản lí nhà nước thuộc ngành theo quy định của Chính phủ….
III. Thực trạng tổ chức và hoạt động của Chính phủ
1. Về cơ cấu tổ chức
Theo Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và số phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ khoá XII, kỳ họp thứ nhất, thông qua ngày 31/7/2007, cơ cấu Chính phủ gồm có:
- Một thủ tướng và 5 phó thủ tướng.
- 18 bộ: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế.
- 4 cơ quan ngang bộ: Uỷ ban Dân tộc, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ.
2012)
Như vậy, chính phủ đương nhiệm có 1 Thủ tướng, 5 Phó Thủ tướng, 18 bộ, 4 cơ quan ngang bộ. Nếu so với thời kỳ bao cấp thì bộ máy của Chính phủ được tinh gọn hơn (nhưng chỉ tinh gọn hơn một chút) và nếu so sánh với các quốc gia trên thế giới thì Chính phủ Việt Nam có lẽ được xếp vào một trong số ít quốc gia có bộ máy cồng kềnh và nhiều bộ nhất
- Trong cơ cấu Chính phủ hiện tại không còn thiết chế Thường vụ Hội đồng bộ trưởng (thường trực như một cấp trong Chính phủ) và số bộ cơ quan ngang bộ được giảm đi. Tuy nhiên, việc thành lập các tổ chức tư vấn do Thủ tướng quyết định có xu hướng gia tăng. Theo quy định của Luật, Thủ tướng có quyền: “Thành lập hội đồng, uỷ ban thường xuyên, lâm thời để giúp Thủ tướng nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những vấn đề quan trọng liên ngành”. Thực tế, số lượng tổ chức có tên là hội đồng, uỷ ban không nhiều bằng các tổ chức có tên là ban chỉ đạo hoặc ban chủ nhiệm chương trình, các đoàn, tổ công tác Chính phủ. Nếu sự thành lập các tổ chức này là cần thiết, nên chăng cũng cần xem xét bổ sung quy định của Luật cho phù hợp.
Tuy vậy, có thể thấy công cuộc cải cách bộ máy hành chính nhà nước mà Đảng và Nhà nước ta phát động đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng. Điều đó thể hiện ở việc thiết lập các Bộ quản lí đa ngành, đa lĩnh vực nên số lượng các bộ giảm đi đáng kể và tập trung vào quản lí vĩ mô; vai trò của người đứng đầu Chính phủ được đề cao trên cơ sở vẫn đảm bảo tính tập thể trong hoạt động của Chính phủ; nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ và từng thành viên của Chính phủ đã được phân định rõ ràng, hợp lí hơn, hạn chế tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo về thẩm quyền. Bên cạnh đó, thủ tục hành chính đã được đơn giản hoá; chất lượng đội ngũ cán bộ công chức trong bộ máy hành chính nhà nước đã có những bước phát triển đáng kể nên đã đáp ứng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong thời kì mới.
2. Về hoạt động của Chính phủ
a. Thành tựu nổi bật
- Mặc dù quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường ở VN sinh ra nhiều khuyết tật, nhiều quá trình cải cách còn chậm nhưng những thành tựu trong hoạch định chính sách đã thể hiện được sức vóc của Chính phủ khi giúp đà tăng trưởng kinh tế của VN lên mức khá cao.
- Các đồng chí lãnh đạo Chính phủ có nhiều cố gắng để gần dân, sát dân như Thủ tướng mỗi năm vào đầu năm mới có buổi gặp mặt doanh nhân, hay có nhiều chuyến viếng thăm các nhà máy, cơ sỏ sản xuất…..
- Ngoài ra còn đạt được một số thành tựu trong xoá đói giảm nghèo, thực các mục tiêu thiên niên kỷ….
b. Hạn chế
- Một là, so với chính phủ của một số quốc gia khác thì tính chuyên nghiệp của Chính phủ nước ta chưa cao. Đây là một trong những điểm kém nhất của VN so với các nước khác mà ta phải cố gắng giải quyết vì nó rất quan trọng. Cái yếu của tính chuyên nghiệp thể hiện rõ trong năm năm qua, khi quá trình cải cách hành chính ở VN không thể hoàn thành, nếu không muốn nói một số điểm thất bại.
- Hai là, tham nhũng vẫn nặng nề.
- Ba là, nhiều bộ trưởng thời gian qua đã không hoàn thành nhiệm vụ để dư luận phải bức xúc hoặc để cấp dưới tham nhũng lãng phí kéo dài. Một trong những lý do khiến nhiều bộ trưởng không hoàn thành nhiệm vụ, không kiên quyết trong công tác là do cơ chế bổ nhiệm của ta còn khép kín và trách nhiệm chưa rõ, sâu xa hơn là do cơ chế đào thải không năng động
- Bốn là, trong quá trình xây dựng pháp luật, Chính phủ chưa khẳng định được vị trí của mình trong quá trình xây dựng pháp luật. Số lượng các văn bản quy phạm pháp luật mà Chính phủ ban hành vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Tình trạng chậm ban hành các văn bản cụ thể để đảm bảo thi hành luật và pháp lệnh, trường hợp nội dung văn bản chưa sát với thực tế đời sống hoặc còn có sự chồng chéo, mâu thuẫn với nhau và với văn bản chính còn phổ biến… Điều đó cho thấy năng lực lập quy của Chính phủ còn có những hạn chế nhất định cần phải khắc phục bởi đây là hoạt động rất quan trọng của Chính phủ và ảnh hưởng rất lớn đến việc điều hành, quản lí đất nước.
II. Kiến nghị phương pháp hoàn thiện cơ cấu và hoạt động của Chính phủ
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX xác định chủ trương xây dựng “Bộ đa năng”, “Bộ đa lĩnh vực”, “Bộ đa ngành” và giảm bớt các cơ quan trực thuộc Chính phủ, giao về cho bộ quản lý theo tính chất chuyên môn. Tinh gọn bộ máy nhà nước thì trước hết phải tinh gọn bộ máy Chính phủ vì Chính phủ là đầu tàu, là bộ não chỉ huy nền hành chính quốc gia chứ không phải là trung tâm thực hành quản lý hành chính, không phải là cơ quan trực tiếp điều hành quản lý hành chính, cơ quan giải quyết sự vụ hành chính.
Chính phủ nên được cơ cấu lại: Giảm bớt số lượng Phó Thủ tướng để tập trung quyền chỉ huy vào Thủ tướng, nâng cao quyền hạn của Thủ tướng nhưng cũng cột chặt được trách nhiệm của Thủ tướng, giảm bớt số lượng bộ và cơ quan trực thuộc Chính phủ như một số nước trên thế giới để Thủ tướng “rảnh rang” chỉ huy hành chính... Chính phủ là cơ quan đứng đầu hệ thống hành chính, bộ chỉ huy thì càng gọn nhẹ càng hiệu quả, chất lượng và hiệu quả quản lý hành chính không tỷ lệ thuận với bộ máy đông người, nhiều đầu mối mà nó phụ thuộc vào năng lực quản lý, cơ chế hoạt động và trật tự, kỷ luật quản lý.
Hơn thế nữa, theo Hiến pháp năm 1992, bộ là cơ quan có chức năng quản lí nhà nước đối với một ngành hay một lĩnh vực. Bộ không phải là tổ chức kinh doanh cho nên không phải càng nhiều ngành thì càng nhiều bộ, tổ chức của bộ không theo quy mô ngành, do đó việc giảm số lượng bộ là cần thiết.
2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Chính phủ.
a. Về phiên họp của Chính phủ
Trong hoạt động của Chính phủ nước ta, phiên họp luôn được xác định là một hình thức hoạt động quan trọng. Điều này được cụ thể hoá trong các văn bản luật như: Luật tổ chức hội đồng Chính phủ năm 1960, Luật tổ chức hội đồng bộ trưởng năm 1981 tại điều 17, Luật tổ chức Chính phủ năm 1992 và 2001 tại điều 33.
Để đảm bảo hiệu quả cho phiên họp của Chính phủ, ngoài việc hoàn thiện các quy định pháp luật, sự cần thiết phải mở rộng thành phần phiên họp, làm tốt công tác chuẩn bị (đặc biệt là chuẩn bị dự án và các nội dung đưa ra phiên họp), phiên họp cần tập trung giải quyết tốt những nhiệm vụ quan trọng của Chính phủ.
b. Về hoạt động của Thủ tướng Chính phủ
Trong bối cảnh hiện nay, vai trò của Thủ tướng phải nâng lên rất nhiều để điều hành bộ máy có hiệu quả. Nhưng hệ thống chính trị của ta có đặc thù. Phải hiểu lại phương thức và nội dung lãnh đạo của Đảng như một số phát biểu bên thềm Đại hội X.
Còn trước mắt, Thủ tướng phải có quyền cách chức, thay đổi nhân sự từ cấp thứ trưởng trở xuống để bộ máy chuyên nghiệp hơn. Vai trò của bộ trưởng hay thủ trưởng cơ quan trong việc tuyển dụng, thanh lọc cán bộ cũng phải mạnh hơn
c. Một số kiến nghị khác
- Một là,Giảm bớt việc ban hành pháp luật, tập trung vào điều hành, chỉ huy, kiểm tra, thị sát, Thực tế đến nay Quốc hội mới ban hành trên 200 luật mà luật của Quốc hội không quy định cụ thể, chi tiết và giao cho Chính phủ quy định chi tiết bằng nghị định rồi tiếp đó bộ ra thông tư quy định chi tiết các quy định trong Nghị định của Chính phủ. Như vậy luật ra đời nhưng có nhiều vấn đề không thể thi hành được nếu chưa được Chính phủ ban hành “Luật quy định luật”, thậm chí chưa có thông tư của bộ, luật của Quốc hội cũng không có hiệu lực trên thực tế. Chính phủ là cơ quan hành chính, bộ cũng là cơ quan hành chính, khi dự thảo luật cho Quốc hội, rồi khi hướng dẫn thi hành, quy định chi tiết khó tránh khỏi tâm lý đặt ra các quy định để thực hiện việc điều hành quản lý cho dễ dàng, thuận lợi (tức là tâm lý cai trị) và đương nhiên gây bất lợi cho phía công dân, tổ chức. Với tình hình này nên có những biện pháp giảm bớt việc ban hành pháp luật của Chính phủ, bộ để Chính phủ, bộ thật sự là cơ quan hành pháp, không thể là cơ quan vừa lập pháp vừa hành pháp (tức là vừa đá bóng vừa thổi còi).
- Hai là, Không can thiệp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cần đổi mới cơ chế, chính sách quản lý kinh tế ở tầm vĩ mô, cần có những chính sách, biện pháp giao cho bộ trưởng chịu trách nhiệm quản lý doanh nghiệp kể cả tổng công ty từ việc quyết định thành lập, bổ nhiệm cán bộ, theo dõi, kiểm tra, xử lý, chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp.
- Ba là, cần gần dân hơn, sát dân hơn, mỗi năm Thủ tướng, bộ trưởng cần có nhiều buổi giao tiếp trực tuyến với dân, trả lời trực tiếp các yêu cầu của dân trên mạng, trên truyền hình hay trong buổi giao lưu với dân tại chỗ lãnh đạo đến thăm, đến thị sát. Các kỳ họp của Chính phủ có liên quan đến dân sinh, liên quan đến các chính sách pháp luật về phát triển kinh tế - xã hội, đời sống văn hoá cộng đồng, đến quyền và nghĩa vụ của công dân... cần được truyền hình trực tiếp, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân được đặt câu hỏi, được thắc mắc, được nêu ý kiến kiến nghị….
- Bốn là, một Chính phủ mạnh không bao giờ là một chính phủ tham nhũng, hoặc để cơ hội cho tham nhũng trở nên nghiêm trọng. Nên thật dễ hiểu, việc cần làm ngay bây giờ để có một Chính phủ mạnh là phải cải cách bộ máy đáp ứng nhu cầu thời cuộc, chống tham nhũng thật hiệu quả.
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Tóm lại qua sự phân tích trên, ta thấy tổ chức và hoạt động của Chính phủ nước ta hiện nay tuy đã có nhiều đổi mới và hoàn thiện hơn so với các thời kì trước nhưng vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế. Đây là vấn đề cần nhận được sự quan tâm, bàn bạc của các cấp, các ngành, các thành viên có liên quan để cùng nhau hoàn thiện hơn nữa bộ máy hành pháp mà trọng tâm là Chính phủ, nhất là trong công cuộc đổi mới sâu sắc và toàn diện như hiện nay.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật hiến pháp Việt Nam, Nxb CAND, Hà Nội, 2009.
Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật hiến pháp Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội, 2005
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của chính phủ.doc