Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

PHẦN MỘT TÓM TẮT QUÁ TRÌNH THỰC TẬP 1. Những quy định chung, mục đích và phương pháp thực tập: 1.1. Những quy định chung: - Thực hiện Quyết định số 1918/ QĐ-HVHCQG ngày 30 tháng 12 năm 2005 của giám đốc Học viện Hành chính về việc ban hành quy chế tổ chức thực tập cho sinh viên Đại học hành chính hệ chính quy. - Theo kế hoạch thực tập của Phòng Đào tạo Học viện Hành chính cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh. 1.2. Mục đích thực tập: - Tìm hiểu được cơ cấu tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước, chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ của cơ quan, đơn vị thực tập cũng như nhiệm vụ quyền hạn của cán bộ, công chức tại nơi thực tập. - Nắm vững quy trình công vụ trong cơ quan quản lý hành chính Nhà nước nơi thực tập. - Nắm được thủ tục hành chính của cơ quan nơi thực tập, thể chế hành chính liên quan đến cơ quan nơi thực tập. - Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, thực hành các kỹ năng hành chính đúng với vai trò của một công chức trong cơ quan hành chính Nhà nước, với yêu cầu cụ thể mà cơ quan đến thực tập giao cho. - Bổ sung và nâng cao kiến thức đã học thông qua sự giúp đỡ, trao đổi với cán bộ nơi thực tập 1.3. Phương pháp thực tập: Trong quá trình thực tập, sinh viên nghiên cứu các văn bản hành chính, căn quản quy phạm pháp luật, các tài liệu có liên quan đến nơi thực tập. Thu thập thông tin, thống kê, phân tích và đánh giá các số liệu, thực trạng có liên quan đến cơ quan thực tập. Thông qua sự hướng dẫn của giáo viên và cán bộ nơi thực tập kết hợp với quá trình quan sát, thử việc tại cơ quan để bổ sung và nâng cao kiến thức, tích lũy kinh nghiệm và hoàn thành báo cáo thực tập.

doc45 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3144 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đến 25 tuổi, ít học (có trường hợp không biết chữ), đa số có hoàn cảnh khó khăn, gia đình nghèo, họ đến thành phố để kiếm sống là chủ yếu; cũng có trường hợp do đua đòi ăn chơi nên đã bất chấp hậu quả lao vào làm gái ôm, và con đường dẫn đến tệ nạn xã hội chỉ trong gang tất. Trong phòng karaoke, sau khi vui vẽ thỏa thích, chỉ cần một tín hiệu riêng, một cái nháy mắt là họ có thể làm bất cứ điều gì (mại dâm tại chổ, đến nhà nghĩ, khách sạn…), miễn sao có được nhiều tiền dù biết việc làm đó là vi phạm pháp luật. Một gái ôm tâm sự: “Làm nghề này “bạc” lắm, lúc trẻ thì còn ăn khách, nhưng khi quá tuổi (từ 28 trở lên) thì không biết phải là gì nên trong sinh hoạt phải biết tiết kiệm. Sau 5 năm lăn lộn hành nghề với sự tủi nhục đến nay còn dư một số tiền nho nhỏ đủ để mua vài công ruộng để hậu thân, vì họ biết con đường làm nghề này chỉ giới hạn trong một độ tuổi nhất định mà thôi. Bất chấp những “quy định cấm” trong hoạt động kinh doanh karaoke. Vì ham lợi nhuận nên các chủ cơ sở đã cạnh tranh với nhau bằng cách bày ra nhiều thủ thuật như: cho tiếp viên mặc váy ngắn, áo mỏng để khêu gợi, xúi dục tiếp viên nữ tạo ra những hành vi khiêu dâm như: múa lửa, không mặc quần áo lót, thoát y… để câu được nhiều khách đến với quán. Về điều kiện hoạt động thường không đảm bảo ánh sáng (tắt đèn), cửa phòng che kín không nhìn thấy bên trong. Với tính chất hoạt động như trên, để cảnh giác cơ quan chức năng từ xa, hệ thống cửa bên ngoài thường được bố trí 2, 3 lớp, bên trong phòng có hệ thống đèn báo động và có người cảnh giới bên ngoài để cản trở người thi hành công vụ, tẩu tán tiếp viên bằng các lối thoát riêng, chạy trốn ra khỏi phòng hát karaoke, nên khi đoàn kiểm tra đến khó phát hiện quả tang. Còn chủ quán tìm mọi cách đối phó, né tránh cơ quan chức năng, thường chối quanh không đưa ra giấy phép vì tâm lý sợ bị thu hồi. Có chủ cơ sở nhạy bén, tinh vi hơn đã tìm hiểu, nắm bắt quy luật của các đoàn kiểm tra là thường tập kết vào ban đêm và tại một trụ sở nhất định nên đã cho “đàn em” bám sát theo đoàn kiểm tra và thông tin cho chủ bằng điện thoại di động. Nếu kiểm tra đúng vào địa bàn hoạt động thì sẽ đối phó bằng cách tẩu tán tiếp viên hay đóng cửa, tắt đèn mặc dù bên trong vẫn hoạt động. Với cách đối phó như trên, chủ quán an tâm kinh doanh mà không sợ bị phát hiện. Ngoài ra, một số quán karaoke hoạt động trá hình còn sử dụng nhiều phương thức khác nữa để tồn tại bằng cách “đi cửa sau” để được thông báo trước kế hoạch, lịch trình, ngày, giờ… nên khi đoàn đến kiểm tra thường gặp cảnh “giừơng không, nhà trống” tại các cơ sở này. Nếu có, thì chỉ là các lỗi mang tính chiếu lệ như: âm thanh, ánh sáng, độ ồn… Và đã có không ít cán bộ bị sức hút và cám giổ của đồng tiền, vi phạm nhân cách đạo đức của người thi hành công vụ, làm mất lòng tin của quần chúng nhân dân. Một số chủ kinh doanh karaoke dựa vào thế lực bao che; khi đoàn kiểm tra đến làm nhiệm vụ đã có thái độ xem thường bằng cách điện thoại “cầu cứu”. Và đã có những lúc Đội kiểm tra phải “chào thua”, tự giác trả lại số tang vật đã thu hồi và rút quân nhanh. Karaoke là một loại hình văn hoá khá nhạy cảm nên có thể dễ dàng biến tướng từ trạng thái có văn hoá sang phi văn hoá. Với những hình thức hoạt động tinh vi, thêm vào sự dung túng, bao che từ một bộ phận số cán bộ, công chức. Công tác quản lý hoạt động karaoke trong một thời gian dài bị buông lỏng, tổ chức kinh doanh hoạt động karaoke trá hình diễn ra hết sức phức tạp mà dư luận lên án, phản đối, xã hội không đồng tình đó là nổi trăn trở của của cấp Chính quyền và các cơ quan chức năng. Trước những ảnh hưởng và tác hại có tính dây chuyền của các loại hình dịch vụ đầy nhạy cảm này. UBND Quận 1 đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác quản lý đối với hoạt động karaoke. Tiến hành rà soát, kiểm tra, xử lý, ký hàng ngàn quyết định xử phạt vi phạm; tịch thu, tiêu hủy nhiều tang vật của các điểm kinh doanh dịch vụ văn hoá... Tuy nhiên, những quy định mang tính máy móc như: quản lý số phòng karaoke, diện tích, độ sáng tối thiểu, âm thanh, quy định tiếp viên nữ phải có hợp đồng lao động, không được ăn mặc hở hang khêu gợi, không được hoạt động sau 23 giờ và biện pháp chế tài, dường như chỉ là hình thức “đá ném ao bèo” tại các vũ trường, quán bar, karaoke hiện nay. Qua công tác kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa trên địa bàn Quận 1, thống kê số liệu cuối năm 2009 và Quý 1 năm 2010, đã đưa ra một số liệu như sau: Năm Cơ sở kinh doanh nhà hàng, karaoke Tổng số tiền thu phạt vi phạm hành chính Tổng số biên bản vi phạm hành chính Tổng số quyết định xử phạt vi phạm hành chính 2009 400 375 2,789,865,000đ 2010 82 44 452,270,000đ Theo số liệu thống kê tình hình kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính của phòng Văn hóa – Thông tin Quận 1 năm 2009 và Quý 1 năm 2010 Bên cạnh đó, gia đình, tổ chức xã hội, đoàn thể cũng không chú ý việc giáo dục hay đấu tranh với các hoạt động này... Tất cả dường như đều bị cơn lốc thị trường cuốn đi. Chúng ta khó có thể ngăn chặn triệt để được khi các văn bản pháp luật còn thiếu những quy định cụ thể, khó áp dụng; thậm chí còn quá nhiều kẻ hở. Dư luận xã hội cho rằng: “các quán karaoke, nhà hàng karaoke kinh doanh bất chấp pháp luật nhưng vẫn cứ tồn tại hàng chục năm nay là do có một thế lực nào đó “bảo kê” và câu hỏi “các cơ quan chức năng bấy lâu nay làm gì, mà lại để cho tệ nạn xã hội nhiểu nhiên như vậy?” Theo một quan chức trong ngành cho biết: "Các quyết định, văn bản pháp lý có cụ thể đến đâu song thiếu bộ máy thực thi có hiệu quả thì tình hình cũng không thể chuyển biến được. Trước mắt, chính quyền cấp địa phương không thể đứng ngoài cuộc...". 2.2. Thực tiễn quản lý hoạt động kinh doanh karaoke trên địa bàn Quận 1: 2.2.1. Cấp duyệt và kiểm tra các giấy phép theo quy định. Nghị định 87/CP của Chính phủ ra đời đã tạo hành lang pháp lý cho hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa phát triển. Qua 10 năm triển khai thực hiện nghị định, hoạt động dịch vụ văn hóa từng bước ổn định, công tác cấp duyệt và kiểm tra quản lý cấp giấy phép thực hiện theo đúng trình tự, đa số các chủ kinh doanh đều tuân thủ và chấp hành thực hiện đầy đủ thủ tục kinh doanh. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng còn những mặt hạn chế. Các điều kiện hoạt động dường như vẫn còn thiếu những quy định để kìm chế những tệ nạn xã hội xãy ra trong quá trình kinh doanh. Ngày 18/01/2006 Chính phủ ban hành nghị định 11/2006/NĐ-CP về quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng (thay thế cho nghị định 87/CP đã tồn tại hơn 10 năm). Tổ chức, cá nhân có giấy phép đang kinh doanh đều phải tuân thủ theo những quy định của nghị định này. So với nghị định 87/CP, những quy định trong nghị định 11/2006/NĐ-CP có phần chặt chẽ hơn như: quy định cách 200m đối trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo - tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước; địa điểm gần khu dân cư phải có ý kiến đồng ý của hộ liền kề; diện tích phòng karaoke từ 20m2 trở lên (không kể công trình phụ)… Các chủ kinh doanh dịch vụ karaoke phải có đầy đủ các loại giấy phép như theo quy định như: 1. Giấy chứng nhận hoạt động kinh doanh văn hóa do Sở văn hóa – thể thao và du lịch TP. Hồ Chí Minh cấp. (Thời hạn sử dụng 2 năm). 2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Phòng Kinh tế Quận 1 là đơn vị tham mưu cho UBND Quận 1 cấp giấy chứng nhận ĐKKD (hộ cá thể) trên cơ sở giấy chứng nhận hoạt động karaoke. Sở Kế hoạch - Đầu tư Thành phố là đơn vị cấp giấy phép đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn. 3. Bản cam kết thực hiện các quy định điều kiện về an ninh trật tự và phòng cháy chữa cháy do ngành Công an thành phố hướng dẫn theo nghị định 08/2001/NĐ-CP của Chính phủ. 4. Thực hiện ký kết hợp đồng lao động, thực hiện khai trình danh sách lao động và đăng ký lao động với Phòng Lao động Thương binh & xã hội (đối với các cơ sở có thuê mướn lao động). Trong 10 năm (1999 - 2009), Phòng Văn hóa thông tin đã xác nhận chuyển Sở VH-TT-DL cấp mới, cấp đổi và gia hạn cho hơn 1000 lượt giấy phép hoạt động dịch vụ văn hóa (trong đó karaoke gần 500 lượt giấy phép); Phòng Kinh tế Quận tham mưu UBND Quận cấp mới, chuyển đổi và gia hạn trên hơn 300 lượt giấy phép); Công an Quận và Thành phố cấp giấy an ninh trật tự cho gần 100 cơ sở (giấy không thời hạn). Qua công tác quản lý kiểm tra việc thực hiện thủ tục đăng ký giấy phép, hầu hết các cơ sở đều có ý thức chấp hành; nhưng vẫn còn không ít những hộ kinh doanh nhỏ chưa thực hiện đăng ký kinh doanh, đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm và cam kết an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ theo quy định. Nguyên nhân, một phần do các chủ cơ sở chủ quan không khai trình vì cho rằng cơ sở kinh doanh nhỏ không cần khai báo, một phần chủ cơ sở không biết phải thực hiện những thủ tục kèm theo đó và một phần Chính quyền địa phương thiếu kiểm tra, hướng dẫn, nhắc nhỡ. Theo ý kiến chỉ đạo của UBND Quận, trước mắt các cơ sở kinh doanh này chưa được xem xét gia hạn giấy chứng nhận hoạt động karaoke. Để trả lời về việc các cơ sở karaoke chưa đảm bảo thực hiện đầy đủ các thủ tục giấy phép có được tiếp tục gia hạn hay không? Hiện nay, Công an Quận 1 đang có văn bản xin chủ trương của Công an Thành phố Hồ Chí Minh về việc cấp giấy an ninh trật tự cho các cơ sở karaoke, nếu được sự chấp thuận thì các cơ sở này mới được tiếp tục gia hạn. Song song với việc kiểm tra ráo riết các tụ điểm karaoke, từ đầu tháng 6/2005, Bộ Văn hóa thông tin đã chỉ đạo thực hiện việc ngừng tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với quán bar, karaoke, vũ trường và giấy phép kinh doanh đối với hoạt động karaoke, vũ trường. Riêng những hồ sơ đã tiếp nhận trước ngày ban hành Chỉ thị nhưng chưa cấp thì cũng không giải quyết. Đây là biện pháp chỉ mang tính thời điểm, cần nghiên cứu xem xét lại. 2.2.2. Thực hiện triển khai các văn bản pháp quy - chế tài. Khi thu nhập xã hội tăng lên, một bộ phận chủ cơ sở karaoke vì hám lợi đã có những biểu hiện tiêu cực trong kinh doanh và tổ chức hoạt động trá hình, biến tướng gây nhiều bất bình trong xã hội. Nguyên nhân của những hạn chế là do công tác quản lý còn bất cập cả trong định hướng phát triển, quy hoạch và chỉ đạo thực hiện ở từng địa phương. Quản lý nhà nước vừa gò bó, vừa buông lỏng; các điều kiện hoạt động quy định chưa cụ thể, rõ ràng, thiếu đồng bộ, chưa phù hợp. Trên thực tế đòi hỏi cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy nhà nước nhằm lập lại trật tự xã hội. Từ khi Nghị định 11 của Chính phủ; thông tư 54/TT của Bộ văn hóa và nghị định 56/CP của Chính phủ vừa mới ban hành. Theo thông tin từ mạng Internet, đến nay đã có trên 72.000 ý kiến phản ảnh từ các cơ quan ngôn luận, những đặt câu hỏi của người dân quan tâm đến lĩnh vực hoạt động này… Trong nghị định 11 nổi lên một số nội dung mới như: ý kiến đồng ý của 2 hộ liền kề; cơ sở karaoke không chỉ cách trường học mà còn phải cách bệnh viện, cơ sở tôn giáo tín ngưỡng, di tích - lịch sử văn hóa và cơ quan hành chính nhà nước; mỗi phòng karaoke chỉ sử dụng 1 nhân viên phục vụ… Tuy nhiên, do quy định còn quá chung chung nên quá trình triển khai tại địa phương rất khó hoặc không thể áp dụng cho thật phù hợp. Qua thống kê tại Quận 1, đã có 07 cơ sở karaoke không đảm bảo cách trên 200m theo quy định từ trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hoá, cơ quan hành chính nhà. Công an đã thu hồi giấy an ninh trật tự vì các cơ sở này nằm trong “vùng cấm”, có thể không ít các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke sẽ phải dời đi chỗ khác hoặc ngừng hoạt động, nhưng dời đi đâu lại là một vấn đề đáng phải bàn; điều đó phụ thuộc vào quy hoạch cụ thể của từng địa phương. Còn các cơ sở có thời hạn trước ngày văn bản ban hành cũng chỉ được phép kinh doanh đến hết thời hạn trong giấy phép mà thôi. Một chủ cơ sở làm đơn “kêu cứu” vì cơ sở đang hoạt động từ năm 1995 đến nay thì nhà nước cho xây dựng trường học gần cơ sở karaoke của mình. Theo quy định khoảng cách 200m thì cơ sở này đương nhiên nằm trong vùng cấm, vậy là phải chịu chịu cảnh “treo giấy phép”. Tương tự, có nhiều ý kiến của chủ cơ sở bức xúc, vì trên thực tế họ đã bỏ vốn đầu tư hàng tỷ đồng, nay không được kinh doanh thì biết phải làm sao? Đây là vấn đề đòi hỏi cơ quan chức năng cần phải nghiên cứu, xem xét để có những điều chỉnh, hướng dẫn thực hiện đồng thời đáp ứng nguyện vọng chính đáng của người dân. Trước mắt, Nghị định thì vẫn phải chấp hành và ngành văn hóa cũng không thể làm gì khác hơn. Được biết, phòng văn hóa và thông tin Quận 1 đã kiến nghị với Sở văn hóa – thể thao và du lịch Thành phố về những trường hợp trên, có thể những cơ sở này sẽ được gia hạn thêm một thời gian nữa, nhưng thực tế vẫn chỉ là trên bàn giấy. Riêng đối với các cơ sở kinh doanh khi xác định khoảng cách chỉ thiếu 1m hoặc 2 m thì giải quyết ra sao? Về lý, về tình rất khó giải quyết. Về việc này, theo kiến nghị của Thanh tra sở Văn hóa – thể thao và du lịch Thành phố “nếu chủ cơ sở trong quá trình hoạt động đảm bảo chấp hành các quy định, không có đơn thư phản ảnh của dân thì có thể đề nghị xem xét tiếp tục gia hạn”. Cũng có nhiều ý kiến thắc mắc về khái niệm “Trường học” quy định trong Nghị định 11, và thông tư 54 cũng không thấy hướng dẫn rõ trường học gồm các trường nào trong hệ thống giáo dục? Có quan niệm cho rằng trường học là trường dạy chữ (THCS, THPT…), vậy các trường dạy nghề công nhân kỹ thuật, văn hóa nghệ thuật …có nằm trong quy định cấm hay không? Qua 3 lần văn bản nhà nước điều chỉnh quy định diện tích phòng karaoke (Nghị định 87- 88/CP là 14m2; theo Thông tư số 35/2002/TT-BVHTT ngày 20/12/2002, quy định phòng karaoke có diện tích 20m2 kể cả công trình phụ, Nghị định số 11/2006/NĐ-CP ngày 18/01/2006 quy định phòng karaoke phải có diện tích 20m2 không kể công trình phụ), đã làm cho các chủ cơ sở điêu đứng vì nếu muốn tiếp tục kinh doanh phải phá bỏ phần diện tích công trình phụ, rất tốn kém. Thiết nghĩ, quy định này không mang lại hiệu quả gì cho việc ngăn ngừa các tệ nạn xã hội trong phòng karaoke mà đáng quan tâm là ý thức của chủ trong tổ chức kinh doanh, lương tâm đạo đức của người hành nghề, sự sâu sát giáo dục gần gũi của các tổ chức đoàn thể ở địa bàn dân cư thì mới có thể làm lành mạnh hóa môi trường hoạt động karaoke. Cũng theo Nghị định 11, ngay trong thủ tục đề nghị cấp giấy phép kinh doanh karaoke phải có kèm văn bản đồng ý của các hộ liền kề trong khu dân cư. Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra là nếu các hộ liền kề có kiến nghị không chấp thuận về quán karaoke ngay trong thời gian quán karaoke đang hoạt động thì phải làm thế nào? Câu trả lời của ông Phan An Sa, Chánh Thanh tra Bộ VHTT là hộ đó chỉ việc gửi đơn khiếu nại lên cấp chính quyền cơ sở và họ sẽ có trách nhiệm phải giải quyết. Tương tự, đối với các phòng karaoke có diện tích chưa đủ 20m2 sẽ tạm thời được gia hạn thêm một thời gian nữa để chỉnh sửa. Riêng các quy định về việc dùng cửa toàn bộ bằng kính không màu, bỏ chốt cửa bên trong, không đặt thiết bị báo động, sử dụng ánh sáng điện tối thiểu 2W/m2, chỉ dùng một nhân viên duy nhất trên 18 tuổi cho một phòng karaoke ... thì phải được áp dụng ngay lập tức. Điều 42 nghị định 11 quy định: "Các cơ sở kinh doanh dịch vụ khác và tổ chức, cá nhân có tổ chức hoạt động karaoke tại nơi công cộng nhưng không kinh doanh thì không phải xin giấy phép..." thì ngay lập tức cũng xuất hiện nhiều hộ kinh doanh lợi dụng để lẩn tránh sự kiểm soát. Có trường hợp cơ sở karaoke bị rút giấy phép karaoke, đã tháo bỏ biển hiệu karaoke, trưng bày biển hiệu ăn uống, giải khát lên. Khi ghi hóa đơn thì tính tiền tăng giá các món ăn, dịch vụ và... không ghi giá tiền hát karaoke, nhưng thực chất vẫn là ăn uống, hát xướng như trước kia. Các đoàn thanh, kiểm tra biết rõ nhưng xử lý không đơn giản vì danh chính ngôn thuận họ không kinh doanh karaoke. Theo Nghị định 11 quy định không được bán rượu hoặc để cho khách uống rượu trong phòng karaoke. Nhưng Nghị định 56 quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200 đến 500 ngàn đồng đối với một trong các hành vi cho người say rượu, bia vào vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, phòng karaoke. Hai nghị định ban hành cách nhau không xa, tuy nhiên đã cho thấy sự thiếu sự đồng bộ, nên khi áp dụng trong xử phạt hành chính đã gặp không ít khó khăn. Trước những bất cập và ý nhiều ý kiến phản ảnh từ nhiều phía. Mới đây, ngày 28/8/2006, Bộ Văn hóa thông tin đã ban hành Thông tư 69/2006/TT-BVHTT, hướng dẫn thực hiện một số quy định về kinh doanh vũ trường karaoke, trò chơi điện tử quy định tại Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định 11/2006/NĐ-CP. Theo đó, một số điều còn gây thắc mắc, bức xúc trong quy chế đã được giải thích và hướng dẫn chi tiết, cụ thể hơn. Ví dụ như khoảng cách từ 200m trở lên chỉ áp dụng trong các trường hợp trường học, bệnh viện...có trước, chủ địa điểm kinh doanh, đăng ký kinh doanh hoặc xin giấy phép kinh doanh sau. Về quy định, địa điểm kinh doanh karaoke trong khu dân cư phải được sự đồng ý bằng văn bản của các hộ liền kề. Vấn đề này sẽ được hiểu và thực hiện là: hộ liền kề có quyền đồng ý cho người kinh doanh karaoke trong trường hợp hộ liền kề đã ở từ trước, người kinh doanh xin giấy phép kinh doanh sau. Trong trường hợp người kinh doanh đã được cấp giấy kinh doanh trước, hộ liền kề đến ở sau thì hộ liền kề không có quyền có ý kiến (theo quy định tại khoản 5 điều 38 của quy chế). Các đối tượng sau đây phải ngừng kinh doanh kể từ ngày Thông tư có hiệu lực: các phòng karaoke có diện tích từ 14m2 đến 20m2 trong các cơ sở lưu trú du lịch từ một sao trở lên đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trước ngày Nghị định 11/2006/NĐ-CP có hiệu lực. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy phép đầu tư, kinh doanh vũ trường, karaoke, trò chơi điện tử thì thời hạn kinh doanh và địa điểm kinh doanh thực hiện theo quy định tại giấy phép đã được cấp. Với những hướng dẫn và quy định khá cụ thể trong Thông tư 69/2006/TT-BVHTT vừa nêu, đã giải quyết một số ý kiến thắc mắc cũng như những bức xúc của dân. Do vậy, trong thời gian tới, công tác tổ chức, triển khai quản lý, cấp đổi giấy phép hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke của các cấp Chính quyền và cơ quan chuyên môn văn hóa chắc chắn sẽ có nhiều thuận lợi hơn. 2.2.3. Công tác thanh, kiểm tra. UBND Quận 1 đã ban hành quyết định thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành văn hóa xã hội bao gồm phòng văn hóa và thông tin, phòng lao động thương bình xã hội, phòng kinh tế và một số cơ quan, phòng ban có liên quan được quy định cụ thể trong quyết định. Các đội thanh, kiểm tra chuyên ngành do Công an quản lý như: Đội An ninh văn hóa, Đội cảnh sát phòng chống tệ nạn xã hội và mại dâm ma túy, Đội cảnh sát đặc doanh, Đội cảnh sát hình sự và đội quản lý thị trường cũng có chức năng kiểm tra về lĩnh vực hoạt động văn hóa. Trong những năm qua hoạt động của các Đoàn kiểm tra liên ngành, chuyên ngành của Thành phố, Quận và phường, xã đạt được kết quả đáng kể. Lực lượng kiểm tra của Công an Quận và thành phố đã tổ chức khảo sát, thâm nhập vào các địa bàn, cơ sở kinh doanh karaoke có dấu hiệu tệ nạn xã hội, có đơn thư tố giác, phản ảnh của nhân dân. Qua đó, đã triệt phá và xóa sổ hàng chục quán karaoke hoạt động trá hình với hình thức: múa thoát y, mại dâm, kinh doanh hình thức tiếp viên nữ phục vụ khách nam trong phòng karaoke có dấu hiệu không lành mạnh. Lực lượng kiểm tra liên ngành văn hóa – xã hội Quận 1, với chức năng là cơ quan quản lý nhà nước trên lĩnh vực hoạt động dịch vụ văn hóa trong đó có hoạt động karaoke. Thời gian qua đã có nhiều nổ lực và biện pháp thanh kiểm tra, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực này. Tuy nhiên lực lượng kiểm tra của ngành Văn hóa quá mỏng, chỉ có vỏn vẹn chưa đến 10 người, là cán bộ của nhiều ngành tập trung lại, không có lực lượng nghiệp vụ và phương tiện như ngành Công an, đa số làm nhiệm vụ kiêm nhiệm, trong khi ngành văn hóa có nhiều lĩnh vực nặng nề, nên chủ yếu chỉ tổ chức kiểm tra về việc chấp hành các quy định, điều kiện hoạt động như: Âm thanh, ánh sáng, độ ồn, không đăng ký hợp đồng lao động… từ đó cũng làm hạn chế phần nào trong công tác kiểm tra, phát hiện vi phạm trên địa bàn. Với các lực lượng kiểm tra của Quận 1 và 10 phường, theo kế hoạch hoạt động hàng năm đã tổ chức hơn một ngàn lượt kiểm tra các cơ sở dịch vụ văn hóa (trong đó karaoke trên 500 lượt kiểm tra); ra quyết định xử phạt nhiều trường hợp vi phạm hành chính, tịch thu nhiều phương tiện, tang vật vi phạm. Theo thống kê năm 2009 và Quý 1 năm 2010, lực lượng kiểm tra liên ngành văn hóa – xã hội trên địa bàn Quận 1 đã xử lý, thu nộp vào ngân sách Quận kinh phí hơn 4,5 tỷ đồng. STT Số lượt kiểm tra Ra quyết định xử phạt (vụ) Kinh phí nộp ngân sách Quận 1 DVVH Karaoke DVVH Karaoke DVVH 2009 941 400 767 375 4,211,480,000đ Quý 1, 2010 173 82 94 44 642,675,000đ Trước tình hình diễn biến phức tạp trong lĩnh vực hoạt động karaoke đồng thời để thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 17/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Quận ủy và UBND Quận 1 đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường công tác quản lý kiểm tra và kiên quyết xử lý nghiêm các tụ điểm karaoke có dấu hiệu tệ nạn xã hội. Phân loại đối tượng để có cơ sở quy hoạch, chấn chỉnh nội dung, hình thức hoạt động của từng loại hình nhất là hoạt động karaoke. Qua công tác rà soát cho thấy số đông chủ các cơ sở karaoke đều chấp hành các quy định về thủ tục giấy phép và điều kiện hoạt động. Tuy nhiên cũng còn một số ít chủ cơ sở chấp hành chưa nghiêm, công tác quản lý địa bàn của Chính quyền địa phương chưa sâu sát, chặt chẽ nên dẫn đến có cơ sở hoạt động nhiều năm liền nhưng vẫn không đăng ký giấy phép; có cơ sở cố tình không thực hiện quy định về điều kiện hoạt động nhưng vẫn tổ chức hoạt động kinh doanh trong thời gian dài đã làm ảnh hưởng đến công tác quản lý chung của Quận. Đội kiểm tra liên ngành Quận đã tổ chức kiểm tra tạm giữ nhiều phương tiện như: Âm ly, đầu VCD, DVD… Tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ công tác kiểm tra liên ngành cho các thành viên đội kiểm tra Quậnvà 10 phường, nhằm bồi dưỡng kiến thức trong công tác quản lý nghiệp vụ và kiểm tra. Nhìn chung bước đầu thực hiện Chỉ thị 17/2005TTg của Thủ tướng Chính phủ đã được sự hưởng ứng đồng tình, khẳng định việc thực hiện là cần thiết, đồng thời lập lại trật tự, kỹ cương trên lĩnh vực hoạt động dịch vụ văn hóa trên toàn địa bàn Quận 1. Bài toán nan giải đặt ra đối với cơ quan quản lý văn hóa, là làm sao phát huy tốt đa mặt tích cực của dịch vụ karaoke, nhưng phải ngăn chặn có hiệu quả những biến tướng phức tạp, tiêu cực của dịch vụ này. Với sự chỉ đạo kiên quyết của UBND Quận 1, cùng với những biện pháp đấu tranh, siết chặt của các lực lượng kiểm tra Quận 1. Hiện nay hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn đã từng bước được chấn chỉnh, số cơ sở hoạt động tiếp viên nữ giảm đáng kể, phần lớn do vi phạm hành chính bị thu hồi giấy phép, một số cơ sở ý thức chuyển đổi hình thức sang hoạt động lành mạnh. Qua công tác giáo dục nhận thức các chủ cơ sở cùng với hình thức xử phạt nghiêm minh mang tính răn đe như: chế tài nặng kèm hình thức phạt bổ sung là thu hồi giấy phép kinh doanh, không gia hạn cho các cơ sở hoạt động hình thức sử dụng tiếp viên nữ trong phòng karaoke… Hiện nay các chủ cơ sở đã có ý thức hơn trong việc tổ chức hoạt động kinh doanh. Các hiện tượng tiêu cực lén lút trong hoạt động karaoke trước đây như: khiêu dâm, mại dâm tại chổ, múa thóat y…giảm đáng kể. Trong thời gian tới, Quận 1 tiếp tục đấu tranh ngăn ngừa tệ nạn xã hội trong các dịch vụ văn hóa, từng bước chấn chỉnh hoạt động kinh doanh karaoke làm trong sạch môi trường văn hóa đối với loại hình kinh doanh nhạy cảm này. CHƯƠNG III: NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ KARAOKE TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 1 3.1. Tiêu chuẩn hóa cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật và đội ngũ nhân viên phục vụ. Để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn Quận 1 đảm bảo đúng định hướng của Đảng và nhà nước, đồng thời phù hợp với nhu cầu lợi ích xã hội, tạo điều kiện thuận lợi trong tổ chức quản lý và tổ chức kinh doanh đạt hiệu quả, hạn chế thấp nhất tệ nạn xã hội len lõi trong hoạt động kinh doanh karaoke làm ảnh hưởng đến môi trường văn hóa chung của thành phố. Cần xây dựng quy định điều kiện hoạt động karaoke đảm bảo các yêu cầu như sau: 3.1.1. Tiêu chuẩn hóa phòng karaoke. Phòng karaoke có diện tích 20m2 trở lên, công trình phụ bố trí bên ngoài, hợp lý để sử dụng chung cho nhiều phòng karaoke khác. Phòng hát karaoke xây dựng phải thông thoáng, bên ngoài có hàng lang đi lại rộng 1,2m trở lên, đảm bảo cách âm tường và trần phòng. Để tạo không gian lạ mắt và đa dạng, phong phú, mỗi phòng karaoke được thiết kế, trang trí theo phong cách, trường phái ấn tượng riêng (cổ điển hoặc hiện đại) gắn liền với thiết kế hệ thống ánh sáng (đèn) phù hợp, đảm bảo trên 10 lux. Màn hình Tivi (từ 29 inch trở lên), dàn máy karaoke, loa, máy điều hòa, quạt thông gió… được bố trí hài hòa, thẩm mỹ. Cửa phòng karaoke rộng 1m, lắp kính trong suốt toàn bộ cửa (trước nghị định 11 các cơ sở thường lắp kính một ô kính hình chữ nhật khoảng chiều rộng 30 cm; chiều dài 40 cm nên rất hạn chế quan sát được bên trong phòng karaoke) và thiết kế độ cách âm đạt chuẩn, 2 phòng liền kề khi hát không bị nhiễu âm thanh lẫn nhau. Không lắp chốt cửa phòng karaoke bên trong để khi có yêu cầu nhân viên phục vụ và đội kiểm tra có thể vào bên trong một cách dễ dàng. Nhằm ngăn ngừa tình trạng khách tự ý tắt đèn bên trong, phải thiết kế công tắc đèn bên ngoài phòng, do nhân viên điều khiển. Cũng cần lắp thêm hệ thống chuông hoặc nối mạng điện thoại nội bộ để thông tin giữa khách và nhân viên phục vụ được thuận tiện nhanh chóng hơn. 3.1.2. Tiêu chuẩn hóa về thiết bị âm thanh. Các thiết bị như: loa, âm ly, micro, tivi, đầu máy karaoke… cần đảm bảo chất lượng kỹ thuật cao, sử dụng đĩa hát karaoke do Bộ văn hóa thông tin cho phép lưu hành trong cả nước. 3.1.3. Tiêu chuẩn hóa đội ngũ nhân viên phục vụ. Tuyển chọn nhân viên phục vụ trong độ tuổi lao động (trên 18 tuổi), được tập huấn về kỹ năng chuyên môn, văn minh trong giao tiếp, ứng xử; đạo đức, lối sống… và được cấp chứng chỉ hành nghề theo chương trình đào tạo của ngành Lao động Thương binh và xã hội. Nhân viên phục vụ trong các quán karaoke, nhà hàng karaoke phải được trang bị đồng phục, kín đáo, có bảng tên để khách hàng dễ dàng nhận biết. Mỗi phòng karaoke chỉ sử dụng 1 nhân viên phục vụ (nam hoặc nữ) để điều chỉnh hệ thống máy hát karaoke, máy điều hòa, ánh sáng. Đặc biệt, nhân viên nữ không được ngồi chung với khách nam và lưu lại trong phòng karaoke sau khi hoàn thành xong công việc của mình. Những năm gần đây khái niệm “hội nhập” và “toàn cầu hóa” trở thành quen thuộc và không còn xa lạ với một Thành phố có nền công nghiệp phát triển như ở Thành phố Hồ Chí Minh, Quận 1 cũng nằm trong xu hướng phát triển đó. Kinh tế phát triển thì văn hóa phát triển theo. Thời gian qua, các nguồn lực đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh văn hóa phát triển khá mạnh và trong tương lai sẽ còn phát triển hơn nữa. Để đáp ứng kịp với nhu cầu phát triển đó. Nhân đây, tôi ý tưởng và nếu tôi là nhà kinh doanh tôi sẽ đề ra kế hoạch và thiết lập dự án thành lập Công ty hoặc doanh nghiệp tư nhân X, Y nào đó (hình thức giống như các Công ty vệ sĩ của ngành Công an hiện nay đang làm) chuyên đào tạo nhân viên có tay nghề và cung ứng nguồn lao động phục vụ trên lĩnh vực kinh doanh dịch vụ văn hóa. Làm được điều này cũng đồng nghĩa với việc chuẩn hóa đội ngũ nhân viên phục vụ; văn minh giao tiếp ngày được cải thiện trong xã hội văn minh hiện đại. 3.2. Thể chế hóa các văn bản pháp quy và thủ tục cấp giấy phép. Thời gian qua, hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa có dấu hiệu đi chệch hướng chỉ đạo của nhà nước và hướng dẫn của Bộ văn hóa và thông tin, đã làm nảy sinh nhiều tiêu cực về tệ nạn xã hội, có nơi “điểm nóng” kéo dài và tồn tại nhiều năm liền, nhưng chưa kịp thời dập tắt. Một mặt, do buông lỏng trong quản lý ngay từ cơ sở, phường, khu phố. Chính quyền địa phương biết nhưng xử lý chưa nghiêm. Một số cơ sở karaoke được “bảo kê” và dựa vào thế lực của những người có chức vụ, tồn tại hoạt động nhiều năm liền nhưng chưa được kịp thời giải quyết. Mặt khác, hệ thống văn bản pháp quy nhà nước về hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa (trong đó có karaoke) thực hiện trong một thời gian dài. Các quy định, điều kiện không còn phù hợp với tình hình nhưng chưa được điều chỉnh kịp thời, nên mỗi địa phương triển khai áp dụng khác nhau, không thống nhất đã làm hiệu quả thực hiện không cao. Để thể chế hóa các văn bản pháp quy nhà nước và thủ tục cấp giấy phép hành nghề kinh doanh, cần nghiên cứu thực hiện những vấn đề sau: Trên cơ sở các văn bản pháp quy của nhà nước và ngành dọc cấp trên về các điều khoản quy định hoạt động kinh doanh karaoke để vận dụng, cụ thể hóa vào tình hình, đặc điểm, điều kiện, nhu cầu thị hiếu của người dân Quận 1 trong hiện tại cũng như dự báo tương lai. Từ đó tham mưu cho Quận Ủy - UBND Quận 1 xây dựng đề án quy hoạch phát triển toàn diện các loại hình kinh doanh dịch vụ văn hóa trên địa bàn Quận mang tính chiến lược, lâu dài. Trong đó chú trọng một số loại hình văn hóa nhạy cảm nhất là hoạt động karaoke. Nghiên cứu, cụ thể hóa quan điểm chỉ đạo của Thành ủy; kế hoạch của UBND Thành phố Hồ Chí Minh theo điều kiện cụ thể và nhu cầu khách quan của nhân dân, để từ đó xây dựng một quy chế phối hợp với các ngành, địa phương trong quản lý, kiểm tra xử lý vi phạm hoạt động karaoke đúng quy định của pháp luật hiện hành. Đề ra các tiêu chí về kinh doanh dịch vụ karaoke gắn với quy ước thực hiện nếp sống văn hóa trong phong trào “Toàn dân đàn kết xây dựng đời sống văn hóa” nhất là chương trình xây dựng khu phố, ấp văn hóa, gia đình văn hóa nhằm có sự giám sát của nhân dân ở khu dân cư đối với các quán karaoke trong khu vực, địa bàn mình. Đồng thời, cũng giáo dục xây dựng ý thức làm chủ của nhân dân và gia đình trong phong trào phòng chống tệ nạn xã hội. Mặc khác, đối với chủ karaoke phải làm cam kết với khu phố về chấp hành đầy đủ các quy định, trong kinh doanh phải đảm bảo hoạt động lành mạnh. Thực hiện được điều này sẽ tạo nên quan hệ ứng xử tốt giữa chủ kinh doanh và nhân dân khu phố, phát hiện những biểu hiện vi phạm. Đồng thời để phát huy dân chủ, bình đẳng, vì lợi ích chung của xã hội nên đưa ra công khai sinh hoạt mỗi năm ít nhất 1 lần, nhằm khen thưởng những cơ sở chấp hành kinh doanh tốt, tích cực trong hoạt động kinh doanh; phê bình, nhắc nhỡ, đóng góp ý kiến với những cơ sở kinh doanh làm ảnh hưởng đến phong trào xây dựng văn hóa ở khu phố, ấp văn hóa. Về trách nhiệm của cơ quan cấp Quận chủ yếu tập trung tuyên truyền, theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn cơ sở phường thực hiện và kiểm tra xử lý vi phạm đối với cơ sở cố tình vi phạm do Chính quyền địa phương kiến nghị. Trong việc xây dựng các dự án luật cần kịp thời, phù hợp và sát với tình hình thực tế địa phương hơn. Tránh các điều khoản mang tính chung chung; rất khó triển khai hoặc triển khai sẽ gặp nhiều bất cập cho các cấp thừa hành. Trước khi ban hành luật nên công bố trên phương tiện thông tin đại chúng để mọi người được biết và tham gia đóng góp ý kiến. Thủ tục, hồ sơ cấp và gia hạn giấy phép hoạt động karaoke cần được cải cách nhanh gọn và phù hợp hơn. Theo quy định, thời hạn sử dụng giấy phép ổn định 2 năm. Nhưng trên thực tế, có lúc thời hạn gia hạn giấy phép của các cơ sở kinh doanh karaoke chỉ có giá trị chưa đến 1 tháng, chưa kịp gia hạn giấy phép đăng ký kinh doanh thì các chủ cơ sở lại phải tất bật làm lại thủ tục xin gia hạn tiếp. Vẫn biết, hoạt động karaoke hiện nay rất phức tạp, tệ nạn xã hội len lõi làm đau đầu cơ quan chức năng, vì thế công tác gia hạn giấy phép cũng cần được xem xét kỹ và có sự cân nhắc trước khi cấp. Nhưng không phải cơ sở karaoke nào cũng đều hoạt động trá hình. Theo thống kê, có trên 2/3 cơ sở karaoke hoạt động lành mạnh, nhưng nếu vì “con sâu làm sầu nồi canh” mà tất cả cơ sở karaoke đều chịu chung một số phận “treo giấy phép” thì liệu có công bằng đối với các cơ sở hoạt động kinh doanh lành mạnh không? Phần lớn các cơ sở kinh doanh karaoke thời gian qua đã chấp hành nghiêm túc các quy định của Nhà nước. Tất nhiên cũng có nhiều nơi vi phạm nhưng vi phạm nơi nào phải xử lý nơi đó, chứ không phải vì số ít không đúng mà cấm cả, để các nơi khác cũng bị vạ lây. Hàng trăm cơ sở karaoke không chỉ là nơi tạo việc làm cho hàng ngàn lao động, tạo nguồn thu cho ngân sách mà cũng là nhu cầu thực tế của người tiêu dùng. Để nâng cao năng lực quản lý nhà nước đồng thời chịu trách nhiệm và chủ động trong công tác quản lý địa bàn. Với đặc điểm Quận 1 là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của Thành phố Hồ Chí Minh. Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Thành phố cần xem xét phân cấp công tác cấp duyệt giấy phép cho cơ quan chuyên môn văn hóa cấp thành phố và cấp Quận đối với một số loại giấy phép. Cụ thể là đối với loại hình karaoke (dành cho hộ kinh doanh cá thể). Thực hiện thông tư 54/2006/TT-BVHTT của Bộ văn hóa thông tin về hướng dẫn quy hoạch nhà hàng karaoke, vũ trường; phòng Văn hóa thông tin Quận cần tham mưu UBND Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng “đề án quy hoạch tổng thể hoạt động dịch vụ văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa và một số ngành nghề nhạy cảm khác”. Căn cứ tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Quận 1 từ nay đến năm 2020, trước mắt thực hiện đề án quy hoạch đối với loại hình hoạt động karaoke, vũ trường giai đọan 2010 - 2020. Nội dung quy hoạch cần nghiên cứu, khảo sát theo tình hình đặc điểm về dân cư; phát triển kinh tế nghề nghiệp theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa; đặc điểm về đời sống văn hóa - xã hội trên cơ sở các yếu tố về văn hóa truyền thống, phong tục tập quán nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc; đảm bảo các quy định, điều kiện trong hoạt động kinh doanh karaoke. Phương án 1: Trước mắt, tổng rà soát, thống kê thực trạng hoạt động kinh doanh karaoke trên địa bàn Quận. Phân loại đối tượng kinh doanh, hình thức tổ chức hoạt động kinh doanh. Đối với cơ sở hoạt động kinh doanh lành mạnh giữ nguyên hiện trạng, hướng dẫn và tạo điều kiện để các cơ sở karaoke tham gia kinh doanh đúng định hướng. Các cơ sở không đảm bảo khoảng cách 200m đối với trường học, bệnh viện… trước mắt tạo điều kiện cho các cơ sở gia hạn thêm một thời gian nhất định để họ có điều kiện di dời sang một địa điểm khác phù hợp quy hoạch, hoặc vận động cho họ chuyển đổi ngành nghề. Đối với cơ sở hoạt động có tiếp viên nữ, giao cho Chính quyền địa phương các Phường, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể và từng địa bàn khu phố… giáo dục, vận động chủ cơ sở chuyển đổi từ hoạt động không lành mạnh sang hoạt động lành mạnh hay chuyển đổi hẳn sang làm ăn ở một ngành nghề lành mạnh khác. Bằng hình thức thuyết phục, làm việc với chủ cho thuê mặt bằng; nói rõ về những tác hại ảnh hưởng xấu đến xã hội từ hoạt động kinh doanh karaoke thiếu lành mạnh, để họ hiểu và chấm dứt hợp đồng cho thuê nhà đối với những tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh này nữa. Tăng cường đẩy mạnh công tác quản lý kiểm tra, có hình thức xử phạt nặng đối với các cơ sở kinh doanh cố tình không chấp hành, vẫn hoạt động trá hình, lén lút kèm theo hình thức phạt bổ sung và thu hồi giấy phép kinh doanh hoặc đưa ra truy tố trước pháp luật đối với cơ sở vi phạm tệ nạn xã hội nghiêm trọng. Phương án 2: Cần đưa ra kế hoạch thực hiện quy hoạch các cơ sở karaoke tập trung thành khu vực như: Khu vực có nhiều công ty, đơn vị kinh doanh, khu vực nhà trọ, khu ký túc xá sinh viên và những nơi tập trung đông đúc dân cư… để hình thành khu sinh hoạt vui chơi giải trí lành mạnh, vừa đảm bảo phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần vừa thuận lợi trong công tác quản lý nhà nước. Phương án 3: Khuyến khích, cho phép đối với các chủ doanh nghiệp có nhu cầu được bỏ vốn đầu tư mở cơ sở kinh doanh karaoke với quy mô lớn, hiện đại (từ 20 - 30 phòng trở lên), góp phần cùng các thiết chế văn hóa của nhà nước nâng cao mức hưởng thụ tinh thần cho nhân dân theo Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục, thể thao. Trong định hướng nêu rõ: “Có chính sách thu hút mọi nguồn lực, thành phần kinh tế, các tầng lớp nhân dân tham gia các hoạt động và sáng tạo văn hoá nhằm cung cấp, phổ biến và tạo ra nhiều sản phẩm, tác phẩm, công trình văn hoá có chất lượng, dân tộc và hiện đại để không ngừng nâng cao mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân. Khuyến khích khôi phục và phát triển các loại hình văn hoá nghệ thuật truyền thống, các trò chơi dân gian của các dân tộc Việt Nam”. Trước khi được xem xét cấp giấy phép, chủ đầu tư phải đảm bảo các yêu cầu như sau: - Có mặt bằng hợp pháp và hộ khẩu hợp lệ. - Có mức vốn đầu tư từ 2 tỷ trở lên (không tính vốn mặt bằng) - Xây dựng phương án đầu tư khả thi nêu rõ: mục đích, ý nghĩa; nội dung kinh doanh; nguồn vốn đầu tư và phương án thu hồi vốn; kèm theo bản vẽ thiết kế mô hình kinh doanh, thiết kế cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật hiện đại hội đủ các tiêu chuẩn, điều kiện đã được quy định trong kinh doanh karaoke. - Được các ngành chức năng thông qua và chấp nhận phương án. Theo quy luật phát triển kinh tế, nếu các tụ điểm kinh doanh karaoke mang tính quy mô được phép hình thành, đủ đáp ứng nhu cầu giải trí sinh hoạt trong cộng đồng thì đương nhiên các cơ sở kinh doanh karaoke nhỏ, lẻ nằm rãi rác cũng sẽ dần dần tự mất đi. Với phần kiến nghị trên, hy vọng các ngành chức năng và các cấp Chính quyền địa phương quan tâm xem xét. Để trong tương lai Quận 1 sẽ cho ra đời nhiều mô hình kinh doanh karaoke quy mô hiện đại với phong cách văn minh, xứng đáng ngang tầm với một thành phố phát triển theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay. 3.3. Tăng cường và nâng cao hiệu quả trong công tác thanh, kiểm tra hoạt động kinh doanh karaoke. Hiện nay chất lượng hiệu quả hoạt động của lực lượng thanh, kiểm tra chuyên ngành và liên ngành trên địa bàn Quận 1 chỉ dừng lại ở một hiệu quả nhất định, nhất là đối với Đoàn kiểm tra liên ngành cấp phường. Do vậy, việc nâng cao chất lượng công tác thanh, kiểm tra cần được các cấp Chính quyền quan tâm hơn nữa. Cơ cấu và biên chế của của lực lượng kiểm tra cần gọn nhẹ mang tính tối ưu và tin cậy. Cán bộ, thành viên thanh, kiểm tra phải được tuyển chọn và đào tạo về chuyên môn, được rèn luyện về đạo đức phẩm chất Cách mạng, nhân cách văn hóa; có tác phong nhanh nhạy, kịp thời, xử lý nghiêm minh, chính xác. Trước mắt, rà soát năng lực cán bộ tham gia công tác thanh, kiểm tra. Đặc biệt, ở những nơi để xảy ra những trò biến tướng trong kinh doanh karaoke nghiêm trọng mà dư luận lên tiếng, vì nếu không giải quyết được vấn đề con người thì cho dù chính sách tốt đến đâu cũng bị phá sản. Đối với những cán bộ không xứng đáng, thì chuyển vị trí hoặc có hình thức xử lý khác. Đồng thời tìm ra người đủ đức, đủ tài, để đưa vào quản lý. (“Đức” là không nhũng nhiễu, hối lộ, tham ô, bao che; có tâm huyết đối với công việc mà xã hội giao trọng trách... vì thực tế vẫn còn một bộ phận cán bộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn “làm luật” với các cơ sở kinh doanh; “Tài” là sự thể hiện về trình độ năng lực chuyên môn, nắm vững pháp luật. Trên thực tế còn có những cán bộ làm công tác xử lý, thi hành luật pháp nhưng chưa nắm bắt kiến thức về pháp luật). Đẩy mạnh tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; lập kế hoạch hoạt động theo chế độ định kỳ, bất thường, thường xuyên liên tục. Quy định trách nhiệm của từng thành viên trong thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm, đồng thời phát huy tính dân chủ và cùng nhau giám sát công việc. Kế hoạch tổ chức kiểm tra phải bảo mật, không thông báo trước nhằm đảm bảo yếu tố nghiêm túc, trong sạch bất ngờ. (Kế hoạch này chỉ áp dụng cho các đội kiểm tra chuyên ngành; riêng đội kiểm tra liên ngành văn hóa đa số các thành viên hoạt động kiêm nhiệm, nếu không thông báo trước rất khó điều động nhân sự, đây cũng là mặt hạn chế để nâng cao hiệu quả trong công tác thanh, kiểm tra). Xây dựng quy chế phối kết hợp giữa các lực lượng thanh, kiểm tra trên địa bàn Quận; đề ra phương án kiểm tra chéo giữa các địa bàn phường nhằm phát huy tính tích cực và nâng cao hiệu quả trong công tác thanh, kiểm tra. Nghiêm cấm và có hình thức xử lý đối với những cán bộ thanh, kiểm tra có mối quan hệ móc nối bất chính với các chủ quán karaoke, nhà hàng karaoke. Vì trên thực tế vẫn còn không ít cán bộ bao che, dung túng cho các cơ sở kinh doanh karaoke. Nếu không phải chính vì sự sai phạm của một bộ phận cán bộ đã nuôi dưỡng liệu khối ung nhọt này có thể phát triển được không? Được biết hiện nay tệ nạn xã hội không chỉ diễn ra trong hoạt động karaoke mà còn “mọc ra” ở nhiều lĩnh vực hoạt động khác mà các ngành chức năng không thể buông lỏng trong quản lý. Ngành Công an là lực lượng đi đầu trong công tác phòng chống, tấn công, triệt phá tội phạm và các tệ nạn xã hội, do đó cần có sự tăng cường chỉ đạo phối hợp lực lượng nghiệp vụ của công an từ Thành phố, Quận và phường, nhằm đảm bảo nắm chắc đối tượng, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm tệ nạn xã hội trong các hoạt động dịch vụ nói chung. 3.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nghiên cứu lý luận, nâng cao nhận thức về hoạt động karaoke. Tăng cường công tác nghiên cứu lý luận, làm rõ các vấn đề, tính chất hoạt động, về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong hoạt động kinh doanh karaoke, để từ đó tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách cho phù hợp. Tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước về các Chỉ thị, nghị định, nghị quyết, thông tư…cùng các văn bản chỉ đạo của Thành phố, Quận về những quy định trong lĩnh vực hoạt động karaoke đến các đơn vị, tổ chức và nhân dân để họ nhận thức đúng, đầy đủ nhằm thực hiện có hiệu quả chủ trương lành mạnh hóa trong kinh doanh hoạt động karaoke. Mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn ngắn ngày, thông báo các quy định, điều kiện, tiêu chuẩn cho phép hoạt động kinh doanh karaoke, những quy định nghiêm cấm và hình thức xử phạt hành chính trong hoạt động kinh doanh karaoke đến các chủ cơ sở để họ nắm bắt và kinh doanh đúng pháp luật. Quy định thái độ và biểu hiện của khách hàng như: cấm say rượu hoặc có biểu hiện thiếu văn hóa trong khi tham gia sinh hoạt tại các nơi kinh doanh dịch vụ karaoke (đã có quy định mức xử phạt trong nghị định 56/CP từ 200 ngàn đến 500 ngàn đồng); đưa thêm vào quy định chế tài nặng kèm theo hình thức giáo dục như: thông báo về cơ quan, đơn vị (đối với khách hàng là Công chức nhà nước), thông báo cho Chính quyền địa phương và gia đình, khi phát hiện khách hàng tham gia vào những hành vi thiếu lành mạnh, trái với thuần phong đạo đức của dân tộc Việt Nam. Các điều luật, quy định và nghiêm cấm trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ karaoke; văn bản cam kết cần được treo, dán phổ biến trong các quán, nhà hàng karaoke và phòng karaoke để mọi người dễ dàng nhìn thấy và chấp hành. Hàng năm tổ chức Hội nghị giao lưu với các chủ cơ sở, nhà hàng karaoke, nêu gương điển hình những điểm sáng văn hóa; kiểm điểm, nhắc nhỡ các cơ sở chưa chấp hành đúng quy định trong tổ chức hoạt động kinh doanh. Phát động thi đua, xây dựng và nhân rộng các điển hình đối với cơ sở tổ chức hoạt động kinh doanh lành mạnh, tích cực tham gia công tác xã hội… Khuyến khích, động viên khen thưởng kịp thời và đưa ra những quy định bảo mật, đảm bảo an toàn đối với tập thể, cá nhân có công khai báo, tố giác những biểu hiện vi phạm tệ nạn xã hội nghiêm trọng trong kinh doanh karaoke. Thực tế tại Quận 1 đa số người khai báo chưa dám công khai danh tánh của mình (đa số đơn thư phản ảnh, tố giác đều là nặc danh). KẾT LUẬN Karaoke là hình thức sinh hoạt văn hoá hiện đại, là công cụ rất tiện ích, karaoke là sự kết hợp tuyệt vời giữa âm nhạc và hình ảnh, giữa giải trí và đam mê. Từ trẻ đến già, từ tây đến ta hầu như ai cũng đều biết đến karaoke, một hình thức giải trí, thư giãn khá phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới. Karaoke đã sẵn sàng vào cuộc ở khắp tất cả mọi nơi. Từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng cho đến miền núi, hải đảo xa xôi; từ cơ quan trường học cho đến nhà máy, xí nghiệp, công trường… Karaoke là một phương tiện giải trí lành mạnh, hướng con người đến điều tốt đẹp. Karaoke giúp cho con người tự thể hiện mình qua tiết tấu âm thanh, giai điệu của bài hát, những ca khúc Cách mạng, những làn điệu dân ca mượt mà…đã cuốn hút con người trở về với thời gian, với cội nguồn năm tháng của lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc. Cùng chung vui ca hát thông qua sinh hoạt karaoke lành mạnh đã giúp con người tin yêu vào cuộc sống, khơi dậy niềm tự hào, khẳng định niềm tin yêu với Đảng, nhà nước, bày tỏ tình cảm trước vẽ đẹp thiêng liêng của quê hương Tổ quốc. Từ đó con người tự điều chỉnh mình, nâng cao thị hiếu thẩm mỹ, hoàn thiện nhân cách hướng tới cái chân - cái thiện - cái mỹ - cái ích. Đến với karaoke trong thời gian rỗi con người được giải tỏa bớt căn thẳng và xung đột của thần kinh, cơ bắp, cân bằng sinh thái, tái sản xuất sức lao động và sáng tạo. Tổ chức quản lý và phát triển sinh hoạt karaoke là tạo ra phong trào khắp nơi ca hát, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng đời sống văn hóa ở các khu dân cư. Tuy nhiên, karaoke là loại hình khá nhạy cảm và dễ phát sinh biến tướng. Chủ trương của nhà nước ta là ngày càng nâng cao tính chuyên môn trong quản lý. Vì vậy trong định hướng phát triển cần tăng cường công tác quản lý thanh, kiểm tra; đấu tranh chống những hiện tượng tiêu cực trong hoạt động karaoke. Đồng thời khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các chủ doanh nghiệp đầu tư kinh doanh karaoke phát triển ổn định, lâu dài theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đảm bảo lợi ích của từng cá nhân, tập thể và của toàn xã hội là nhiệm vụ tất yếu mang tính khách quan. Bằng ý thức và trách nhiệm vinh quang đầy thử thách, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân Quận 1 nổ lực phấn đấu thực hiện tốt Nghị Quyết mà Đảng bộ và Chính quyền Quận đã đề ra. Ngành văn hóa thông tin thể hiện vai trò trách nhiệm cùng các ngành chức năng trong việc quản lý, ngăn ngừa phòng chống tệ nạn xã hội trong kinh doanh dịch vụ văn hóa, góp phần lành mạnh hóa môi trường văn hóa, xứng đáng là Quận phát triển công nghiệp tiên tiến văn minh và hiện đại. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quyết định số 817/TT-PC ngày 8/5/2000 của Bộ trưởng Bộ văn hóa thông tin về việc tổ chức kiểm tra các hoạt động dịch vụ văn hóa và kinh doanh văn hóa phẩm; 2. Chỉ thị số 09/2000/CT-TTg ngày 20/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiến hành kiểm tra hoạt động dịch vụ văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa; 3. Chỉ thị 17/2005/CT-TTg ngày 25/5/2005 của Thủ tướng chính phủ về việc chấn chỉnh các hoạt động tiêu cực trong quán bar, nhà hàng, karaoke, vũ trường (bãi bỏ Chỉ thị 814/TTg); 4. Nghị định số 11/2006/NĐ-CP ngày 18/01/2006 của Chính phủ về việc ban hành quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng (bãi bỏ nghị định 87/CP); 5. Nghị định số 56/2006/NĐ-CP, ngày 06/6 /2006 của Thủ tướng Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá - thông tin; 6. Thông tư 54/2006/TT-BVHTT ngày 24/5/2006 hướng dẫn quy hoạch nhà hàng karaoke, vũ trường; 7. Thông tư 69/2006/TT-BVHTT ngày 28/8/2006 của Bộ Văn hóa thông tin, hướng dẫn thực hiện một số quy định về kinh doanh vũ trường, karaoke, trò chơi điện tử quy định tại Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định 11/2006/NĐCP; 8. Thông tư 12/2007/TT-BVHTT ngày 29/5/2007 hướng dẫn thực hiện Nghị định 56/2006/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa – thông tin; 9. Báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm tra lĩnh vực văn hóa – xã hội năm 2009 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2010; 10. Báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm tra lĩnh vực văn hóa – xã hội quý 1 và nhiệm vụ trọng tâm quý 2 năm 2010; 11. Bảng thống kê tình hình kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính năm 2009 và quý 1 năm 2010; 12. Học viện Hành chính quốc gia, giáo trình Quản lý nhà nước về văn hóa – giáo dục – y tế, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, 2007. MỤC LỤC PHẦN MỘT TÓM TẮT QUÁ TRÌNH THỰC TẬP Những quy định chung, mục đích và phương pháp thực tập 1 Những quy định chung 1 Mục đích thực tập 1 Phương pháp thực tập 1 Tình hình thực tập 2 Địa điểm thực tập 2 Thời gian thực tập 2 Nhật ký thực tập 2 PHẦN HAI GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP Giới thiệu tổng quan về Quận 1 4 Vị trí địa lý 4 Tình hình kinh tế 4 Về cơ sở hạ tầng 4 Dân số, diện tích 5 Tổ chức – hoạt động của phòng Văn hóa và Thông tin Quận 1 5 Vị trí và chức năng 5 Cơ cấu tổ chức 5 Chế độ làm việc 6 Quan hệ công tác 7 Đối với Ủy ban nhân dân Quận 1 7 Đối với Sở, Ngành Thành phố 7 Đối với Trung tâm văn hóa, Trung tâm thể dục – Thể thao 7 Đối với các phòng ban, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân Quận 1 7 Đối với Ủy ban nhân dân 10 Phường 7 PHẦN BA BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ Lý do chọn đề tài 8 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA VÀ DỊCH VỤ KARAOKE .10 Quản lý hoạt động văn hóa – sản phẩm hàng hóa văn hóa tinh thần .10 Sản phẩm hàng hóa văn hóa tinh thần .10 Quản lý hoạt động văn hóa là quản lý hệ thống sản xuất tinh thần .12 Quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke .15 Khái niệm quản lý Nhà nước .15 Hoạt động karaoke một sinh hoạt văn hóa hiện đại .15 Các văn bản pháp quy của Nhà nước về quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke .17 CHƯƠNG II: THỰC TIỄN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ KARAOKE TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 1 .20 2.1. Thực tiễn hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke .20 2.2. Thực tiễn quản lý hoạt động kinh doanh karaoke trên địa bàn Quận 1 .25 2.2.1. Cấp duyệt và kiểm tra các giấy phép theo quy định .25 2.2.2. Thực hiện triển khai các văn bản pháp quy – chế tài .27 2.2.3. Công tác thanh, kiểm tra .30 CHƯƠNG III: NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ KARAOKE TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 1, TP. HỒ CHÍ MINH .33 3.1. Tiêu chuẩn hóa cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật và đội ngũ nhân viên phục vụ .33 3.1.1. Tiêu chuẩn hóa phòng karaoke .33 3.1.2. Tiêu chuẩn hóa về thiết bị âm thanh .33 3.1.3. Tiêu chuẩn hóa đội ngũ nhân viên phục vụ .34 3.2. Thể chế hóa các văn bản pháp quy và thủ tục cấp giấy phép .34 3.3. Tăng cường và nâng cao hiệu quả trong công tác thanh, kiểm tra hoạt động kinh doanh karaoke .38 3.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nghiên cứu lý luận, nâng cao nhận thức về hoạt động karaoke .40 KẾT LUẬN .41 TÀI LIỆU THAM KHẢO .42 MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.doc
Luận văn liên quan