MỤC LỤC
Trang
Mở đầu . 1
Chương 1 : Tổng quan về lý thuyết chiến lược kinh doanh và ngành khai thác đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai . . 3
1.1. Tổng quan về lý thuyết chiến lược kinh doanh 3
1.1.1. Phân loại các nhóm chiến lược 3
1.1.2. Các bước nghiên cứu hoạch định chiến lược 5
1.2. Tổng quan về ngành khai thác đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai . 10
1.2.1. Giới thiệu khái quát tỉnh Đồng Nai .10
1.2.2. Ngành khai thác, chế biến và kinh doanh đá xây dựng ở Đồng Nai .11
1.2.3. Các mỏ đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai 12
Chương 2: Phân tích môi trường hoạt động và tình hình khai thác, chế biến và kinh doanh đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai 17
2.1. Môi trường kinh doanh .17
2.1.1. Khách hàng .17
2.1.2. Phân tích đối thủ cạnh tranh trên thị trường đá xây dựng .20
2.2. Tình hình sản xuất – kinh doanh đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai 23
2.2.1. Quy trình và đặc điểm sản xuất – kinh doanh đá xây dựng 23
2.2.2. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh đá xây
dựng ở Đồng Nai .29
2.2.3. Vai trò của các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh đá xây dựng ở tỉnh
Đồng Nai trong khu vực Nam Bộ .37
2.3. Dự báo nhu cầu đá xây dựng khu vực Nam Bộ đến năm 2015 40
2.3.1. Phương pháp dự báo 41
2.3.2. Dự báo nhu cầu đá xây dựng đến năm 2015 .41
2.4. Ứng dụng ma trận đánh giá kết quả dự báo nhu cầu của các doanh nghiệp
khai thác đá ở tỉnh Đồng Nai .42
2.4.1. Ứng dụng ma trận đánh giá yếu tố môi trường bên ngoài (EFE) 42
2.4.2. Ứng dụng ma trận hình ảnh cạnh tranh .44
Chương 3 : Các giải pháp nâng cao năng lực sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai . 46
3.1. Quan điểm khi đề ra giải pháp chiến lược 46
3.2. Các giải pháp chiến lược của các doanh nghiệp khai thác đá ở tỉnh Đồng
Nai 46
3.2.1. Lập ma trận SWOT .46
3.2.2. Các giải pháp chiến lược cần triển khai 49
3.2.3. Các giải pháp chiến lược của BBCC .51
3.3. Các giải pháp vĩ mô .56
3.3.1. Tăng cường quản lý Nhà nước về giá và đo lường .56
3.3.2. Hỗ trợ vốn đầu tư để áp dụng công nghệ mới, hiện đại 57
3.3.3. Sửa đổi bổ sung một số điều trong Luật Khoáng sản 57
3.3.4. Thành lập Hiệp hội các doanh nghiệp khai thác đá khu vực Nam Bộ
.58
Kết luận . 60
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
MỞ ĐẦU
19 năm đổi mới kể từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, chuyển nền kinh
tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực
hiện chính sách mở cửa thị trường trong nước, thu hút vốn đầu tư nước ngoài đã đưa
nền kinh tế nước ta phát triển nhanh. Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm luôn đạt ở
mức cao so với thế giới (trung bình đạt 8%/năm, riêng năm 2004 đạt 7,7%). Theo dự
báo của các tổ chức trong nước và quốc tế, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam
trong những năm tiếp theo vẫn tiếp tục giữ vững ở mức cao.
Ngành xây dựng cơ bản có mối quan hệ mật thiết với tốc độ tăng trưởng GDP ;
khi tốc độ tăng GDP nhanh thì tỷ lệ đầu tư cho ngành này cũng tăng nhanh và ngược
lại. Việc tăng vốn đầu tư cho ngành xây dựng cơ bản có liên quan đến việc tăng khối
lượng tiêu thụ VLXD, trong đó đá xây dựng chiếm khối lượng tương đối lớn.
Trong những năm qua, theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, việc xây dựng
cơ sở hạ tầng quan trọng như đường sá, cầu cống, bệnh viện phải đi trước một bước
để làm nền tảng phát triển kinh tế. Do đó, nhu cầu sử dụng đá xây dựng cũng tăng
nhanh, năm sau cao hơn năm trước về số lượng cũng như chất lượng. Trước tình hình
đó, nhiều doanh nghiệp khai thác đá đầu tư khai thác mỏ đá mới hoặc nâng cao công
suất khai thác chế biến, đầu tư máy móc thiết bị mới, đặc biệt là ở các tỉnh, thành phố
thuộc khu vực Miền Đông Nam Bộ có nguồn tài nguyên đá xây dựng rất lớn như
Đồng Nai, Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh. Sự phát triển tự phát này đã dẫn đến tình
trạng sản xuất dư thừa đá xây dựng, giá bán ngày càng giảm bất hợp lý. Tình hình cạnh
tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp này đã gây nên lãng phí nguồn tài
nguyên thiên nhiên vốn không thể tái tạo.
Tìm kiếm hướng đi chung cho các doanh nghiệp khai thác, chế biến và kinh
doanh đá xây dựng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cho sự nghiệp công nghiệp hóa -
hiện đại hóa đất nước trong tình hình mới sao cho hiệu quả cao nhất là việc làm cần
thiết và cấp bách. Đó là lý do chúng tôi chọn đề tài :
«
Nâng cao năng lực sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng tỉnh Đồng Nai đến năm
2015»
.
Mục đích nghiên cứu :
Mục đích của đề tài là phân tích môi trường sản xuất - kinh doanh, thực trạng
các doanh nghiệp khai thác đá ở Đồng Nai. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao
năng lực sản xuất - kinh doanh cho các doanh nghiệp khai thác đá cũng như đề ra các
biện pháp quản lý Nhà nước về hoạt động sản xuất - kinh doanh đá xây dựng ở tỉnh
Đồng Nai.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
Đề tài này tập trung nghiên cứu các doanh nghiệp khai thác, chế biến và kinh
doanh đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai, chủ yếu là các doanh nghiệp lớn : Công ty Xây
dựng và sản xuất VLXD Biên Hòa, Công ty cổ phần Đá Hóa An, Công ty Đồng Tân
(chiếm trên 70% sản lượng sản xuất và tiêu thụ đá trong tỉnh).
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài :
Ý nghĩa của đề tài là nâng cao năng lực sản xuất – kinh doanh của các doanh
nghiệp khai thác đá ở tỉnh Đồng Nai nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển
kinh tế - xã hội nhưng vẫn tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp sau đây :
- Phép duy vật biện chứng ;
- Phương pháp thống kê ;
- Phương pháp phân tích - tổng hợp, kết hợp lý thuyết với thực tiễn.
Kết cấu luận án : gồm 3 chương
Chương 1: Tổng quan về lý thuyết chiến lược kinh doanh và ngành khai thác đá
xây dựng tỉnh Đồng Nai.
Chương 2: Phân tích môi trường hoạt động và tình hình khai thác, chế biến và
kinh doanh đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai.
Chương 3 : Các giải pháp nâng cao năng lực sản xuất - kinh doanh của các
doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai.
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Mọi thắc mắc xin liên hệ yahoo : Tuvanluanvan
67 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3710 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng tỉnh Đồng Nai đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
b) Nguồn nhân lực : nguồn nhân lực của các doanh nghiệp khai thác đá trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai được phân tích dựa trên số liệu thực tế của ba doanh nghiệp có hình
thức sở hữu khác nhau (Bảng 14).
Bảng 14, cho chúng ta thấy lao động gián tiếp của DNNN chiếm tỷ lệ cao hơn
các loại hình doanh nghiệp khác. Sử dụng nhiều lao động gián tiếp sẽ có một số bất lợi
như chi phí tiền lương cao làm giá thành sản phẩm cao giảm đi tính cạnh tranh của
doanh nghiệp. Trong thời gian qua, tại BBCC sử dụng nhiều lao động gián tiếp để làm
tạp vụ do họ chưa được đào tạo mặc dù số lượng lao động trực tiếp lại thiếu. Vì vậy, để
nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trong thời gian tới, BBCC cần phải đào tạo số tạp
vụ này để bổ sung cho lực lượng lao động trực tiếp.
Bảng 14. Lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá ở tỉnh Đồng Nai
S Tên doanh Loại Số lượng lao động Trình độ
t
t
nghiệp hình
doanh
Tổng
số
Trong đó,
lao động
Đại học
và trên
Đào tạo
thấp hoặc
nghiệp lao
động
Trực
tiếp
Gián
tiếp
Đại học chưa qua
đào tạo
1 BBCC
Tỷ lệ (%):
DNNN 560 450
80%
110
20%
57
10%
503
90%
2 DHA
Tỷ lệ (%):
Công ty
cổ phần
143 117
82%
26
18%
16
11%
127
89%
3 Xí nghiệp khai thác
đá Vĩnh Hải
Tỷ lệ (%):
Doanh
nghiệp
tư nhân
103 88
86%
15
14%
5
5%
98
95%
(Nguồn : Số liệu thống kê tại các doanh nghiệp - Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai)
Về trình độ của đội ngũ lao động, qua bảng 14, chúng ta thấy, tỷ lệ lao động đã
qua đào tạo có trình độ cao tại các doanh nghiệp tư nhân thấp hơn hẳn so DNNN hoặc
công ty cổ phần. Việc sử dụng lao động đào tạo thấp hoặc chưa qua đào tạo sẽ có bất
lợi cho doanh nghiệp : hạn chế áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thiếu
công nhân có đủ trình độ, năng lực vận hành máy móc thiết bị hiện đại …Vì vậy, để
38
phát triển mạnh và vững chắc, các doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao trình độ cho
nhân viên trong doanh nghiệp mình.
c) Công nghệ khai thác, chế biến : khoảng 80% sản lượng đá xây dựng sản xuất
ở tỉnh Đồng Nai được khai thác, chế biến bằng công nghệ tiên tiến trong khu vực Nam
Bộ, do đó sản phẩm đá đạt chất lượng cao và đáp ứng yêu cầu khách hàng. Từ năm
2000 đến nay, tốc độ đổi mới công nghệ diễn ra tương đối nhanh, nhất là các doanh
nghiệp có vốn đầu tư lớn như BBCC, DHA... Nhờ áp dụng công nghệ hiện đại, các
doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đá xây dựng này đã đáp ứng kịp thời nhu cầu của
thị trường về sản phẩm đá, tăng khả năng thu hồi vốn đầu tư, giảm tiêu hao năng lượng
điện, nguyên, nhiên liệu và bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, cũng trong các doanh nghiệp này vẫn còn sử dụng nhiều thiết bị cũ,
lạc hậu, công suất thấp, thường xuyên hư hỏng, chi phí sửa chữa cao… Vì vậy, để đáp
ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, các doanh nghiệp này cần đầu tư máy móc
thiết bị hiện đại.
d) Hoạt động marketing : đây là khâu được xem là yếu nhất của môi trường nội
bộ doanh nghiệp, bộ phận marketing trong các doanh nghiệp khai thác đá ở tỉnh Đồng
Nai chưa được quan tâm đúng mức để phát huy hết vai trò, chức năng của mình. Ngay
cả tại các doanh nghiệp khai thác có quy mô lớn cũng chưa có nhân sự riêng và chi phí
cho hoạt động marketing của doanh nghiệp mình. Vì thế, trong thời gian tới, môi
trường cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp cùng ngành nghề, hoạt
động marketing tại các doanh nghiệp cần phải được chú trọng và có vị trí trong doanh
nghiệp.
e) Giá thành sản phẩm đá xây dựng bình quân của các doanh nghiệp trong và
ngoài tỉnh Đồng Nai năm 2004:
Bảng 15. So sánh giá thành sản phẩm giữa các doanh nghiệp sản xuất – kinh
doanh đá xây dựng khu vực Miền Đông Nam Bộ
Đvt : đồng/m3 đá thành phẩm
S
tt
Chỉ tiêu BBCC DHA Công ty
Đồng Tân
M&C
1 Vật liệu nổ, nhiên liệu 5.991 5.400 4.500 5.500
2 Tiền lương,bảo hiểm xã hội 5.955 4.300 3.500 5.230
3 Khấu hao 1.576 1.300 900 1.400
39
4 Điện 1.175 900 600 1.550
5 Phụ tùng, gia công sửa chữa 3.654 2.500 1.000 3.520
6 Thuê ngoài 21.844 29.500 33.500 22.500
7 Thuế tài nguyên, thuế đất 999 1.000 1.000 1.000
8 Chi phí phân xưởng 8.073 4.000 3.500 7.500
Giá thành công xưởng 49.267 48.900 48.500 48.200
(Nguồn : Bảng tính giá thành sản phẩm đá xây dựng của các doanh nghiệp)
Giá thành sản phẩm đá xây dựng được tính theo 8 thành phần chính được liệt kê
ở bảng 15, chúng ta thấy cần phải so sánh giá thành của BBCC, một công ty mạnh nhất
trong lĩnh vực sản xuất – kinh doanh đá xây dựng ở Nam Bộ, với các công ty mạnh
khác. Bảng 15 cho chúng ta thấy, giá thành công xưởng của BBCC đều cao hơn DHA,
M&C và Đồng Tân. Giá thành thấp nhất là của M&C, tiếp theo là Đồng Tân và DHA.
Sở dĩ giá thành của BBCC cao là do tỷ lệ thuê gia công ngoài thấp, chi phí nhiên liệu,
phụ tùng, gia công, tiền lương, khấu hao… cao hơn.
2.2.3. Vai trò của các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh đá xây dựng ở tỉnh
Đồng Nai trong khu vực Nam Bộ
2.2.3.1. So sánh sản lượng sản xuất đá xây dựng
Bảng 16. So sánh sản lượng sản xuất đá xây dựng ở khu vực Nam Bộ
(từ năm 2001 đến năm 2005 (ước))
Đvt : triệu m3 đá xây dựng
Năm 2001 2002 2003 2004 Ước 2005
Sản lượng
sản xuất
7,81 11,12 12,03 14,79 16,04
Sản
lượng
Tỷ lệ
(%)
Sản
lượng
Tỷ lệ
(%)
Sản
lượng
Tỷ lệ
(%)
Sản
lượng
Tỷ lệ
(%)
Sản
lượng
Tỷ lệ
(%)
Tốc độ tăng
hàng năm
- - 3,31 42% 0,91 8% 2,76 23% 1,25 8%
Chia ra :
Đồng Nai 4,51 58% 7,18 65% 7,74 64% 9,92 67% 9,87 62%
Bình Dương 3,18 41% 3,8 34% 4,14 35% 4,69 32% 6,01 37%
TP.Hồ Chí
Minh
0,12 1% 0,14 1% 0,15 1% 0,18 1% 0,16 1%
Các tỉnh
ĐBSCL
0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
(Nguồn : Thị phần đá xây dựng của các doanh nghiệp khu vực Nam Bộ)
40
Nhìn vào bảng 16, chúng ta thấy rằng, từ năm 2001 đến 2005 : với lợi thế về trữ
lượng mỏ và chất lượng đá xây dựng và có nhiều doanh nghiệp lớn nên sản lượng sản
xuất đá của các doanh nghiệp ở tỉnh Đồng Nai chiếm tỷ lệ cao nhất, từ 58% đến 67%
tổng sản lượng sản xuất đá khu vực Nam Bộ (không tính tỉnh Tây Ninh và Bà Rịa –
Vũng Tàu) ; các doanh nghiệp tỉnh Bình Dương chiếm tỷ lệ khá cao, từ 32% đến 41% ;
TP.Hồ Chí Minh chiếm tỷ lệ 1% và các tỉnh ĐBSCL thì hoàn toàn không sản xuất đá
xây dựng. Sản lượng sản xuất hàng năm của khu vực này tăng từ 8% đến 42%/năm.
2.2.3.2. So sánh sản lượng tiêu thụ đá xây dựng
Nhìn vào bảng 17, chúng ta thấy rằng các tỉnh ĐBSCL tiêu thụ đá cao nhất,
chiếm tỷ lệ từ 34% đến 48% tổng sản lượng tiêu thụ đá ở các tỉnh Nam Bộ ; TP.Hồ Chí
Minh chiếm tỷ lệ khá cao, từ 21% đến 26% ; tiếp đến là các tỉnh Đồng Nai 16% đến
22% ; Bình Dương từ 17% đến 24%. Hiện nay, sản lượng đá tiêu thụ tại các tỉnh
ĐBSCL có xu hướng tăng nhanh, do đó các doanh nghiệp khai thác đá ở Đồng Nai cần
chú ý khai thác thị trường lớn này.
Bảng 17. So sánh sản lượng tiêu thụ đá xây dựng (từ năm 2001 đến năm 2005
(ước))
Đvt : triệu m3 đá xây dựng
Năm 2001 2002 2003 2004 Ước 2005
Sản lượng
tiêu thụ
7,81 11,12 12,03 14,79 16,04
Chia ra : Sản
lượng
Tỷ lệ
(%)
Sản
lượng
Tỷ lệ
(%)
Sản
lượng
Tỷ lệ
(%)
Sản
lượng
Tỷ lệ
(%)
Sản
lượng
Tỷ lệ
(%)
Đồng Nai 1,25 16% 1,85 17% 2,36 20% 3,19 22% 2,43 15%
Bình Dương 1,91 24% 1,99 18% 2,09 17% 2,52 17% 2,85 18%
TP.Hồ Chí
Minh
2,0 26% 2,92 26% 2,57 21% 2,84 19% 3,06 19%
Các tỉnh
ĐBSCL
2,64 34% 4,36 39% 5,01 42% 6,24 42% 7,7 48%
Thị phần
của Đồng
Nai tại
TP.Hồ Chí
Minh và các
tỉnh ĐBSCL
3,26 70% 5,33 73% 5,38 71% 6,73 74% 7,44 69%
(Nguồn : Thị phần đá xây dựng của các doanh nghiệp khu vực Nam Bộ)
41
Với số liệu trên bảng 16 và bảng 17, chúng ta thấy rằng, năm 2004 với sản lượng sản
xuất đá ở tỉnh Đồng Nai là 9,92 triệu m3, lớn hơn nhu cầu sử dụng của tỉnh (3,19 triệu
m3), nên ngành khai thác đá tỉnh Đồng Nai dôi dư 6,73 triệu m3 (chiếm 68% sản lượng
sản xuất) để cung ứng cho thị trường TP.Hồ Chí Minh và đặc biệt là các tỉnh ĐBSCL.
Nói cụ thể hơn, các doanh nghiệp của tỉnh Đồng Nai chiếm 69% đến 75% thị phần tiêu
thụ đá của TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh ĐBSCL.
2.2.3.3. So sánh giá bán đá xây dựng
a) Giá bán đá xây dựng (tại mỏ đá)
Trong thời gian qua, giá đá xây dựng trên thị trường tỉnh Đồng Nai được bán
theo cách định giá riêng của từng doanh nghiệp khác nhau. Các doanh nghiệp định giá
bán căn cứ vào :
- Giá thành, lợi nhuận dự kiến của doanh nghiệp.
- Giá bán của đối thủ cạnh tranh, nhu cầu của thị trường.
- Chất lượng đá xây dựng, vị trí mỏ nằm gần hay xa thị trường tiêu thụ, phương thức
thanh toán và chiến lược kinh doanh.
Nhìn vào Bảng 18, chúng ta thấy giá bán đá xây dựng tại mỏ của các doanh
nghiệp tỉnh Đồng Nai cao hơn các doanh nghiệp tỉnh Bình Dương từ 286 đồng đến
6.634 đồng/m3 (đá 0x4). Giá bán đá ở mức cao của các doanh nghiệp tỉnh Đồng Nai sẽ
làm giảm đi tính cạnh tranh so với các doanh nghiệp tỉnh Bình Dương.
Bảng 18: Giá bán đá xây dựng (tại mỏ) (có thuế giá trị gia tăng)
Đvt : đồng/m3
Sản phẩm BBCC DHA Công ty
Đồng Tân
M&C Công ty Tân
Đông Hiệp
Đá 1x2 89.816 89.057 89.000 86.000 85.000
Đá 4x6 72.937 - 68.000 68.500 67.000
Đá 5x7 70.034 - 68.000 65.000 -
Đá 0x4 55.134 53.997 55.000 48.500 53.000
Đá mi 34.286 34.642 35.000 34.000 34.000
(Nguồn : Bảng báo giá bán đá xây dựng – tháng 6/2005 của các công ty)
b) Giá bán đá xây dựng (giao lên phương tiện đường sông)
42
Bảng 19. Giá bán đá xây dựng (giao lên phương tiện đường sông)
(có thuế giá trị gia tăng)
Đvt : đồng/m3
Loại sản phẩm BBCC DHA Đồng Tân M&C Tân Đông
Hiệp
Bến bãi bốc dỡ xuống
sà lan
Hóa An –
Biên Hòa
Bửu Hòa –
Biên Hòa
Tân Hạnh –
Biên Hòa
Bình An
- Dĩ An
Hóa An –
Biên Hòa
Cự ly vận chuyển từ mỏ
- bến bốc dỡ
2,5 km 4 km 2,5 km 4 km 6 km
Giá cước vận chuyển,
bốc dỡ
6.000 9.500 8.000 9.000 15.000
Phương tiện bốc dỡ Băng tải Cẩu cạp Cẩu cạp Cẩu cạp Cẩu cạp
Quyền sở hữu bến bãi BBCC Thuê ngoài Thuê ngoài M&C Thuê ngoài
Đá 1x2 95.816 98.557 97.000 95.000 100.000
Đá 4x6 78.937 - 76.000 77.500 82.000
Đá 5x7 76.034 - 76.000 74.000 -
Đá 0x4 61.134 63.497 63.000 57.500 68.000
Đá mi 40.286 44.142 43.000 43.000 49.000
(Nguồn : Bảng báo giá bán đá xây dựng – tháng 6/2005 của các công ty)
Nhìn vào bảng 19, chúng ta thấy giá bán đá xây dựng giao lên phương tiện
đường sông của các doanh nghiệp tỉnh Đồng Nai thấp hơn từ 443 đồng đến 7.214
đồng/m3 (đá mi), mặc dù vậy, giá bán của BBCC vẫn cao hơn M&C từ 316 đồng đến
3.134 đồng/m3. Trong thời gian qua, BBCC vẫn thu hút được một số lượng lớn khách
hàng đường sông do có các lợi thế về khả năng cung ứng, chủng loại sản phẩm đa
dạng, thời gian giao hàng…
c) Giá cước vận chuyển đến TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh ĐBSCL
Nhìn vào bảng 20, chúng ta thấy giá cước vận chuyển bằng đường sông từ Biên
Hòa đến TP.Hồ Chí Minh và trung tâm các tỉnh ĐBSCL thấp hơn rất nhiều so với các
phương tiện vận chuyển đường bộ. Ví dụ : chi phí vận chuyển đá bằng đường sông từ
Biên Hòa đến Quận 7 (TP.Hồ Chí Minh) (có bốc lên bến bãi) bằng 41% chi phí vận
chuyển đá bằng đường bộ, tương ứng vận chuyển đá đến thị xã Tân An, tỉnh Long An
bằng 26%. Do đó, có thể nói vận chuyển đá bằng đường sông có chi phí thấp nhất và là
phương thức vận chuyển mà các doanh nghiệp ở Đồng Nai phát huy được lợi thế cạnh
tranh của mình.
43
Bảng 20. Giá cước vận chuyển đá từ Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
đến TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh ĐBSCL
Đvt : 1.000 đồng/m3
Phương
tiện
Tỉnh
Chi phí
TP. Hồ
Chí Minh
Long
An
Tiền
Giang
Bến
Tre
Vĩnh
Long
Đồng
Tháp
Cần
Thơ
An
Giang
Cước vận
chuyển
23 30 34 36 39 42 45 56
Bốc dỡ 3 3 3 3 3 3 3 3
Đường
sông
Cộng 26 33 37 39 42 45 48 59
Đường
bộ
Cước vận
chuyển
64 128 - - - - - -
So sánh cước phí(%)
Đường sông/
Đường bộ
41% 26% - - - - - -
(Nguồn : Báo giá của các chủ phương tiện vận chuyển đường sông và đường bộ)
2.3. DỰ BÁO NHU CẦU ĐÁ XÂY DỰNG KHU VỰC NAM BỘ ĐẾN NĂM 2015
Việc dự báo chính xác nhu cầu đá xây dựng tỉnh Đồng Nai nói riêng và khu vực Nam
Bộ nói chung có ý nghĩa rất quan trọng giúp cho Nhà nước có cơ sở điều hành nền
kinh tế và các doanh nghiệp định hướng được chiến lược sản xuất kinh doanh của
mình.
Căn cứ tình hình sản xuất và tiêu thụ đá xây dựng từ năm 2001 đến năm 2005
(ước) và tình hình phát triển kinh tế - xã hội, chúng tôi đưa ra dự báo nhu cầu đá xây
dựng đến năm 2015. Dự báo này không bao hàm nhu cầu đá xây dựng ở các tỉnh Tây
Ninh và Bà Rịa – Vũng Tàu, vì các tỉnh này tự sản xuất và cung ứng đủ trong tỉnh và
không cạnh tranh với nơi khác.
2.3.1. Phương pháp dự báo
2.3.1.1. Bản chất của phương pháp dự báo
Khi chúng ta tiến hành dự báo, phải căn cứ trên các số liệu phản ánh tình hình
thực tế hiện tại, quá khứ, căn cứ vào xu thế phát triển của tình hình, dựa vào các mô
hình toán học để dự đoán tình hình cơ bản sẽ xảy ra trong tương lai.
Nhu cầu thị trường luôn biến động theo thời gian và trong những điều kiện nhất
định nó thường biến động theo một xu hướng nào đó và để phát hiện được xu hướng
44
phát triển của nhu cầu, chúng ta cần thu thập các số liệu trong quá khứ để có được một
dãy số thời gian.
Qua số liệu nhu cầu thực tế đá xây dựng từ năm 2001 đến năm 2005 (Bảng 16),
ta nhận thấy các số liệu tăng tương đối điều đặn, vì vậy ta có thể sử dụng phương pháp
dự báo đường thẳng thống kê.
2.3.1.2. Công thức dùng để dự báo
Sử dụng phương trình đường thẳng có dạng :
Y = aX + b
Trong đó : X : thứ tự thời gian ;
Y : số liệu nhu cầu thực tế trong quá khứ ;
n : số lượng các số liệu có được trong quá khứ ;
Yc : nhu cầu dự báo trong tương lai.
2.3.2. Dự báo nhu cầu đá xây dựng đến năm 2015
2.3.2.1. Ở tỉnh Đồng Nai
Theo phụ lục 11, phương trình dự báo có dạng : Yc = 0,371X + 2,214
Từ phương trình này, chúng ta dự báo nhu cầu đá xây dựng như bảng 21
Nhìn vào bảng 21, chúng ta thấy nhu cầu đá xây dựng tăng đến năm 2010 là
4,811 triệu m3, năm 2015 là 6,666 triệu m3 tức là tăng 2,7 lần so với hiện nay.
Bảng 21. Dự báo nhu cầu đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai đến năm 2015
Năm dự báo Nhu cầu đá xây
dựng (triệu m3)
Tỷ lệ tăng so với
2005 (%)
2006 3,327 37%
2007 3,698 52%
2008 4,069 67%
2009 4,440 83%
2010 4,811 98%
………….. ………….. …………..
2015 6,666 174%
2.3.2.2. Ở các tỉnh Nam Bộ
Theo phụ lục 11, phương trình dự báo có dạng : Yc = 2,015X + 12,356
45
Từ phương trình này, chúng ta dự báo nhu cầu đá xây dựng như Bảng 22
Nhìn vào bảng 22, chúng ta thấy nhu cầu đá xây dựng tăng, đến năm 2010 là
trên 26 triệu m3, năm 2015 là 36,536 triệu m3 tức là tăng hơn gấp đôi so với hiện nay.
Bảng 22. Dự báo nhu cầu đá xây dựng ở các tỉnh Nam Bộ đến năm 2015
Năm dự báo Nhu cầu đá xây
dựng (triệu m3)
Tỷ lệ tăng so với
2005 (%)
2006 18,401 15%
2007 20,416 27%
2008 22,431 40%
2009 24,446 52%
2010 26,461 65%
………….. ………….. …………..
2015 36,536 128%
2.4. ỨNG DỤNG MA TRẬN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DỰ BÁO NHU CẦU CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP KHAI THÁC ĐÁ Ở TỈNH ĐỒNG NAI
2.4.1. Ứng dụng ma trận đánh giá yếu tố môi trường bên ngoài (EFE)
Bảng 23. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)
Thứ
tự
Các yếu tố bên ngoài Mức độ
quan
trọng của
các yếu tố
Phân
loại
Số
điểm
quan
trọng
1 Chính trị ổn định, Nhà nước chủ trương khuyến
khích phát triển các thành phần kinh tế
0,1 3 0,3
2 Dự báo nhu cầu về đá xây dựng tiếp tục tăng
mạnh ở thị trường khu vực Nam Bộ trong
những năm sắp tới
0,14 3 0,42
3 Nhiều công trình trọng điểm có nhu cầu rất lớn
về sản phẩm đá có chất lượng cao, sản phẩm đa
dạng
0,12 3 0,36
4 Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp đầu
tư máy móc thiết bị để sản xuất bằng cách cho
vay với lãi suất ưu đãi (thông qua Quỹ phát triển
sản xuất Đồng Nai)
0,1 3 0,3
5 Nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn
kiệt dần
0,05 2 0,1
46
6 Những quy định về khai thác tài nguyên khoáng
sản, về an toàn, môi trường và sử dụng vật liệu
nổ ngày càng chặt chẽ và chi phí phục hồi môi
trường sau khi khai thác nhiều hơn
0,15 2 0,3
7 Chi phí đền bù đất, nhà cửa, cây cối cho dân để
thành lập, mở rộng mỏ khai thác ngày càng cao
làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các
doanh nghiệp
0,14 3 0,42
8 Các đối thủ cạnh tranh tiếp tục đầu tư máy móc
thiết bị có công suất lớn, hiện đại để nâng cao
sản lượng
0,1 3 0,3
9 Giá nhiên liệu, điện có xu hướng ngày càng tăng
ảnh hưởng hoạt động sản xuất - kinh doanh
0,05 2 0,1
10 Ô nhiễm môi trường sống do bụi khói từ hoạt
động sản xuất
0,05 2 0,1
Tổng cộng 1,00 2,70
Theo bảng 23, tổng cộng số điểm quan trọng là 2,70. Số điểm này xấp xỉ mức
trung bình là 2,50 cho thấy các doanh nghiệp khai thác đá ở Đồng Nai phản ứng ở mức
trung bình đối với các cơ hội và đe dọa từ môi trường bên ngoài. Bảng 23 cũng chỉ ra
rằng, các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến hoạt động của ngành khai thác đá ở Đồng Nai
trong thời gian tới là : nhu cầu về VLXD, những quy định về khai khoáng, chi phí đền
bù.
2.4.2. Ứng dụng ma trận hình ảnh cạnh tranh
Song song với việc ứng dụng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE), để
có thể đánh giá và phân tích một cách đầy đủ hơn về những ưu thế và nhược điểm của
đối thủ cạnh tranh, chúng ta sử dụng công cụ ma trận hình ảnh cạnh tranh. Ở đây,
chúng tôi xin đề cập đến hai đối thủ cạnh tranh mạnh và đáng ngại nhất của BBCC là
hình ảnh hai công ty : DHA và M&C.
Bảng 24. Ma trận hình ảnh cạnh tranh
S Các yếu tố thành công Mức BBCC DHA M&C
tt độ
quan
trọng
Hạng Điểm
quan
trọng
Hạng Điểm
quan
trọng
Hạng Điểm
quan
trọng
1 Chất lượng sản phẩm 0,12 4 0,48 3 0,36 3 0,36
2 Có đội ngũ công nhân 0,08 4 0,32 4 0,32 4 0,32
47
kỹ thuật có tay nghề
3 Cạnh tranh về giá cả 0,12 2 0,24 2 0,24 3 0,36
4 Năng lực cung cấp 0,08 4 0,32 2 0,16 3 0,24
5 Thị phần 0,06 4 0,24 2 0,12 3 0,18
6 Lợi thế về vị trí 0,10 4 0,40 2 0,20 3 0,30
7 Khả năng về tài chính 0,07 4 0,28 3 0,21 4 0,28
8 Chủ động về thiết bị 0,04 3 0,12 2 0,08 3 0,12
9 Máy móc hiện đại 0,08 3 0,24 2 0,16 3 0,24
10 Hiểu biết về khách
hàng truyền thống
0,04 3 0,12 2 0,08 3 0,12
11 Đa dạng hóa sản phẩm 0,08 4 0,32 2 0,16 3 0,24
12 Cơ cấu tổ chức 0,08 2 0,16 3 0,24 3 0,24
13 Chi phí sản xuất 0,05 2 0,10 3 0,15 4 0,20
Tổng cộng 1,00 3,34 2,48 3,20
Bảng 24 cho thấy, tổng số điểm quan trọng của BBCC là 3,34, cao nhất so với
DHA và M&C. Như vậy, BBCC được xếp vị trí thứ nhất, tiếp theo sau là M&C và
cuối cùng là DHA. Tuy nhiên, tổng số điểm quan trọng của M&C xấp xỉ với BBCC
cho thấy đây là đối thủ đáng lo ngại nhất của BBCC. Do vậy, việc xây dựng chiến lược
của BBCC cần tiếp tục phát huy những mặt mạnh, hoàn thiện những điểm yếu của
mình so với M&C là việc rất cần thiết trong thời gian tới như giảm chi phí sản xuất và
về giá bán.
Tóm lại, chúng ta rút ra một số nhận xét như sau :
- Nhu cầu về đá xây dựng từ nay đến năm 2015 tăng lên rất nhanh, đến năm 2015 tỉnh
Đồng Nai tăng 174% và khu vực Nam Bộ tăng 128% so với năm 2005.
- Các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh đá xây dựng ở Đồng Nai có năng lực sản
xuất kinh doanh cao nhất, chiếm 58% đến 67% tổng sản lượng của toàn khu vực và
chiếm 69% đến 74% thị phần tiêu thụ ở TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh ĐBSCL.
- Ngành sản xuất – kinh doanh đá xây dựng ở Đồng Nai có lợi thế so sánh về giá vận
chuyển thấp vì các mỏ đá lớn của tỉnh đều nằm gần các tuyến giao thông thủy mà cước
vận chuyển đường sông thấp hơn nhiều so với vận chuyển đường bộ.
- Đối thủ cạnh tranh chủ yếu của các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh đá xây dựng
ở tỉnh Đồng Nai là các doanh nghiệp cùng ngành nghề ở tỉnh Bình Dương.
48
- Các yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngành khai thác
đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới là nhu cầu về vật liệu xây dựng, các
quy định về khai khoáng, chi phí đền bù.
- Quy mô các doanh nghiệp khai thác đá ở tỉnh Đồng Nai còn nhỏ, có vốn thấp (dưới
10 tỷ đồng chiếm đến 74%). Các DNNN bố trí lao động chưa hợp lý, dư thừa lao động
làm tạp vụ nhưng thiếu lao động sản xuất trực tiếp ; hầu hết lao động tại các doanh
nghiệp tư nhân có trình độ thấp hoặc chưa qua đào tạo.
- Công nghệ sản xuất đá chưa đồng bộ.
- Giá bán và chi phí sản xuất của các doanh nghiệp ở tỉnh Đồng Nai còn cao so với các
doanh nghiệp ở tỉnh Bình Dương.
- Tồn tại tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp khai thác đá
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Công tác marketing tại các doanh nghiệp còn thiếu và yếu.
Như vậy, tìm giải pháp để nâng cao năng lực sản xuất – kinh doanh của các
doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở tình Đồng Nai trong thời gian tới là nhiệm vụ
hết sức cần thiết và cấp bách.
Chương 3
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC SẢN XUẤT -
KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KHAI
THÁC ĐÁ XÂY DỰNG Ở TỈNH ĐỒNG NAI
3.1. QUAN ĐIỂM KHI ĐỀ RA GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC
Các chiến lược đề ra phải phù hợp với đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và
Nhà nước theo chủ trương :
- Xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
49
- Tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng giữa các doanh nghiệp
cùng ngành nghề. Bảo đảm hài hòa lợi ích doanh nghiệp và lợi ích xã hội.
- Phù hợp tình hình chung của ngành như : cung - cầu, định hướng phát triển
chung theo quy hoạch ngành khai thác VLXD, áp dụng các tiến bộ của khoa
học kỹ thuật vào các khâu chủ yếu như khai thác, sản xuất … đáp ứng nhu
cầu xã hội về VLXD.
3.2. CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KHAI
THÁC ĐÁ Ở TỈNH ĐỒNG NAI
Các giải pháp chiến lược để năng cao năng lực sản xuất – kinh doanh các doanh
nghiệp khai thác đá ở tỉnh Đồng Nai được lập theo ma trận SWOT, ma trận được lập
trên cơ sở kết quả nghiên cứu ở các chương 1 và 2 (Khung 1).
3.2.1. Lập ma trận SWOT
Khung 1. Sơ đồ SWOT
Các cơ hội (O)
1) Nhu cầu về
sản phẩm đá tiếp
tục tăng mạnh ở
khu vực Nam Bộ
trong thời gian
sắp tới
2) Nhiều công
trình có nhu cầu
lớn về đá xây
dựng, chất lượng
cao, sản phẩm đa
dạng
3) Nhà nước
khuyến khích
đầu tư máy móc
thiết bị để sản
xuất bằng cách
cho vay với lãi
suất ưu đãi
(thông qua Quỹ
phát triển sản
xuất Đồng Nai)
4) Cự ly vận
chuyển xuống
phương tiện
Các đe dọa (T)
1) Nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày
càng cạn kiệt và mở rộng việc quy
hoạch các khu công nghiệp, khu dân
cư … làm nguồn khai thác đá mỏ bị
thu hẹp.
2) Những quy định về khai thác tài
nguyên khoáng sản, về an toàn, môi
trường và sử dụng vật liệu nổ ngày
càng chặt chẽ và chi phí phục hồi môi
trường sau khi khai thác nhiều hơn
3) Chi phí đền bù đất, nhà cửa, cây cối
cho dân để thành lập, mở rộng mỏ khai
thác ngày càng cao ảnh hưởng đến
hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp
4) Việc bán hàng (đá) không qua cân
định lượng (bán theo xe) của đối thủ
cạnh tranh làm ảnh hưởng đến sản
lượng tiêu thụ của các doanh nghiệp
5) Các đối thủ cạnh tranh tiếp tục đầu
tư máy móc thiết bị có công suất lớn,
hiện đại để nâng cao sản lượng
6) Giá nhiên liệu, điện có xu hướng
ngày càng tăng ảnh hưởng hoạt động
sản xuất – kinh doanh
7) Ô nhiễm môi trường do bụi khói
50
đường sông của
các doanh
nghiệp tỉnh Bình
Dương xa hơn.
phát sinh từ việc sản xuất đá làm ảnh
hưởng cuộc sống người dân xung
quanh mỏ.
Các điểm mạnh (S)
1) Đội ngũ công nhân kỹ thuật có
tay nghề cao, nhiều năm kinh
nghiệm trong ngành khai thác
2) Sản phẩm đá có chất lượng
cao và uy tín trên thị trường
3) Có bến bãi bốc dỡ đá dọc sông
Đồng Nai nên việc giao hàng cho
khách hàng rất chủ động, thuận
lợi và nhanh chóng với chi phí
vận chuyển xuống sà lan thấp
4) Có mối quan hệ thân thiện và
lâu dài với nhiều đơn vị vừa là
khách hàng tiêu thụ sản phẩm
vừa là nhà cung ứng máy móc
thiết bị, vật tư và dễ dàng huy
động sản xuất khi nhu cầu sản
phẩm đá tăng
5) Máy móc thiết bị phục vụ cho
sản xuất hiện đại, có đủ năng lực
đáp ứng cho thị trường
6) Nhiều mỏ đá nguyên liệu có
trữ lượng lớn và chất lượng tốt
Đặc điểm riêng của
BBCC :
7) Sản phẩm đá đa dạng đáp ứng
nhiều đối tượng khách hàng khác
nhau.
8) Khả năng về vốn và tài chính
lớn, đủ khả năng đáng ứng nhu
cầu mở rộng sản xuất.
9) Việc khép kín qui trình sản
xuất làm tăng chủng loại sản
phẩm cung ứng ra thị trường (bê
tông nhựa nóng, công trình giao
thông xây dựng) và làm tăng
kênh tiêu thụ đá.
10) Chất lượng sản phẩm được
kiểm soát theo tiêu chuẩn ISO
9001 : 2000.
Kết hợp S-O :
1. S1→ S8,S10 +
+ O1→ O4 :
Tăng cường hơn
nữa đầu tư máy
móc thiết bị để
nâng cao năng
lực sản xuất và
mở rộng thị phần
→ Chiến lược
thâm nhập thị
trường.
2.
S1,S4,S5,S6,S8
+ O1→ O4 :
Tìm kiếm mỏ
mới có chất
lượng tốt.
3. S1 → S8+O2 :
Đáp ứng yêu cầu
khách hàng bằng
chất lượng tốt,
sản phẩm đa
dạng → Chiến
lược phát triển
sản phẩm.
Kết hợp S-T :
S1, S5 + T7 :
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
S1, S3, S4, S5 + T6 :
Tiết kiệm nhiên liệu , điện : Giảm giá
thành sản phẩm.
Các điểm yếu (W) Kết hợp W-O Kết hợp W-T
51
1) Cơ cấu tổ chức nặng nề,
chồng chéo, nhiều bộ phận thừa
nhưng các bộ phận khác lại
thiếu người nên hoạt động kém
hiệu quả.
2) Thiếu bộ phận marketing để
nghiên cứu thị trường, đặc biệt là
tổng nhu cầu của thị trường về
VLXD.
3) Máy móc thiết bị phần lớn
phải thuê ngoài nên khó có thể
hoàn toàn chủ động trong việc
sản xuất.
4) Một số máy nghiền sàng cũ,
lạc hậu, năng suất thấp, cho ra
sản phẩm có chất lượng kém,
không ổn định nhưng chi phí sản
xuất cao hơn máy có năng suất
cao.
5) Trình độ và năng lực điều
hành của một số cán bộ quản lý
còn yếu về nghiệp vụ nên chưa
đáp ứng được yêu cầu thực tế
của hoạt động kinh doanh khi thị
trường mở rộng
6) Mỏ khai thác ngày càng sâu,
cự ly vận chuyển xa hơn, hiệu
quả kinh tế không cao
7) Chi phí sản xuất tính trên
một đơn vị sản phẩm còn cao
8) Đa số các doanh nghiệp có
vốn ít nên việc đầu tư máy móc
thiết bị hiện đại gặp khó khăn.
W1,W4+O1,O2 :
Chú trọng công
tác đào tạo nhân
viên marketing,
đặc biệt nâng cao
trình độ cán bộ
chủ chốt →
Chiến lược hội
nhập về phía
trước.
W1,W7+T2,T3,T6 :
Chiến lược cắt giảm chi phí (Chiến
lược suy giảm)
W1,W2+T5 :
Sắp xếp lại tổ chức theo hướng tinh
gọn, hiệu quả → Chiến lược sắp xếp
lại tổ chức.
Từ các tổng hợp và phân tích ở khung 1, chúng ta rút ra được các giải pháp
chiến lược áp dụng cho ngành đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai đến năm 2015 là :
3.2.2. Các giải pháp chiến lược cần triển khai
Căn cứ vào ma trận SWOT được trình bày ở khung 1, chúng ta rút ra các giải
pháp chiến lược cần thiết cho các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh đá xây dựng ở
Đồng Nai trong những năm tiếp theo được trình bày như sau :
3.2.2.1. Chiến lược thâm nhập thị trường
52
Cần tăng cường đầu tư máy móc thiết bị để nâng cao năng lực sản xuất và mở
rộng thị phần, cần triển khai các nội dung sau :
- Huy động vốn để đầu tư máy móc thiết bị, từ các nguồn sau :
+ Vốn tự có của doanh nghiệp.
+ Vay vốn từ Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Đồng Nai với lãi suất ưu đãi.
+ Huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân dưới nhiều hình thức.
+ Vay ngân hàng.
- Tăng cường nỗ lực tiếp thị :
+ Mở rộng có chọn lọc các kênh phân phối tại các đại lý VLXD ở các tỉnh ĐBSCL và
TP.Hồ Chí Minh qua việc ưu đãi về giá bán, ưu đãi trong thanh toán, giới thiệu khách
hàng mua sản phẩm.
+ Giới thiệu sản phẩm qua pa-nô, áp phích, báo, đài, in catalogue, khuyến mãi.
+ Tổ chức Đại hội khách hàng truyền thống hàng năm để tìm hiểu những thắc mắc, ý
kiến đóng góp của khách hàng.
+ Thu thập thông tin từ thị trường và làm thỏa mãn yêu cầu khách hàng.
3.2.2.2. Chiến lược phát triển sản phẩm
Đáp ứng yêu cầu khách hàng bằng chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt, sản phẩm
đa dạng.
- Tìm hiểu các yêu cầu của khách hàng về loại sản phẩm cần được đáp ứng.
- Áp dụng công nghệ hiện đại để sản xuất sản phẩm đúng quy cách, đúng yêu cầu kỹ
thuật phù hợp nhu cầu sử dụng của khách hàng.
- Tổ chức Đại hội khách hàng truyền thống hàng năm nhằm tìm hiểu những thắc mắc,
ý kiến đóng góp của khách hàng.
- Giao hàng đến tận chân công trình khi khách hàng yêu cầu.
- Chú trọng công tác khảo sát, thăm dò mỏ để gia tăng trữ lượng đáp ứng nhu cầu về
sản lượng, chủng loại sản phẩm đá cung ứng ra thị trường.
3.2.2.3. Chiến lược cắt giảm chi phí
- Các doanh nghiệp cần rà soát để cắt giảm chi phí nhất là chi phí gia công sản xuất đá.
- Bán hoặc thanh lý một số máy móc thiết bị, máy nghiền sàng cũ có năng suất thấp và
cho sản phẩm kém, sử dụng nhiều lao động. Điều này sẽ làm tăng lượng tiền để tập
trung đầu tư máy móc thiết bị mới, hiện đại có hiệu quả hơn.
53
- Doanh nghiệp tự đầu tư hệ thống bến bãi và phương tiện bốc dỡ đá để giảm chi phí
phải thuê ngoài và chủ động trong việc giao hàng.
3.2.2.4. Chiến lược sắp xếp lại tổ chức
- Các doanh nghiệp cần sắp xếp lại bộ máy tổ chức, chọn lọc và thuyên chuyển nhân
viên tạp vụ (thừa) sang bộ phận sản xuất (thiếu).
- Tinh giảm những người có năng lực kém, thuyên chuyển, bố trí lại nhân viên làm
việc kém hiệu quả.
- Đề ra chính sách khen thưởng, động viên, đào tạo... hợp lý nhằm nâng cao năng lực
làm việc, giảm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh.
3.2.2.5. Chiến lược hội nhập về phía trước
- Các doanh nghiệp cần chú trọng công tác marketing bằng cách tuyển chọn, đào tạo và
có chể độ đãi ngộ nhân viên một cách xứng đáng.
- Cần xây dựng và phát triển thương hiệu riêng cho doanh nghiệp mình.
- Các doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001 : 2000. Hệ thống quản lý chất lượng mang lại lợi ích cho doanh nghiệp như :
giảm chi phí sản xuất, làm rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng thành viên trong công
ty, vì vậy ISO mang lại uy tín cho doanh nghiệp trên thương trường.
- Đào tạo để nâng cao trình độ cán bộ quản lý trong điều kiện mới là hết sức quan
trọng trong chiến lược này.
3.2.3. Các giải pháp chiến lược của BBCC
Ngoài việc áp dụng các giải pháp chiến lược chung cho các doanh nghiệp cùng
ngành ở tỉnh Đồng Nai, BBCC là công ty sản xuất – kinh doanh đá xây dựng hàng đầu,
có thể lựa chọn các giải pháp chiến lược ưu tiên cho mình. Các giải pháp này được xây
dựng trên cơ sở sử dụng ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (QSPM). Ma
trận QSPM cho phép chúng ta có thể đánh giá khách quan các chiến lược có thể thay
thế để từ đó lựa chọn chiến lược phù hợp.
Lựa chọn ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (QSPM) –
nhóm S-O
Theo khung 1, nhóm SO có hai chiến lược có thể thay thế là phát triển thị
trường và phát triển sản phẩm. Dùng kỹ thuật ma trận QSPM để lựa chọn một cách
khách quan chiến lược thay thế nào là tốt nhất thông qua số điểm hấp dẫn (Khung 2).
54
Nhìn vào khung 2 chúng ta thấy, tổng số điểm hấp dẫn của chiến lược thâm
nhập thị trường (190) lớn hơn chiến lược phát triển sản phẩm (169). Như vậy, BBCC
nên ưu tiên áp dụng chiến lược thâm nhập thị trường.
Khung 2. Ma trận QSPM – nhóm S-O
Các yếu tố quan trọng Chiến lược có thể thay thế Cơ
sở
Phân
loại
Thâm
nhập thị
trường
Phát
triển sản
phẩm
của
số
điểm
AS
TAS
AS
TAS
hấp
dẫn
Lựa chọn ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (QSPM) –
nhóm W-T
Theo khung 1, nhóm W-T có hai chiến lược có thể thay thế là cắt giảm chi phí
và sắp xếp lại tổ chức. Dùng kỹ thuật ma trận QSPM để lựa chọn một cách khách quan
chiến lược thay thế nào là tốt nhất thông qua số điểm hấp dẫn (Khung 3).
Khung 3. Ma trận QSPM – nhóm W-T
Chiến lược có thể thay thế
Các yếu tố quan trọng
Phân
loại
Cắt giảm
chi phí
Sắp xếp lại
tổ chức
AS
TAS
AS
TAS
Tổng cộng 157 171
Nhìn vào khung 3 chúng ta thấy, tổng số điểm hấp dẫn của chiến lược sắp xếp
lại tổ chức (171) lớn hơn chiến lược cắt giảm chi phí (157). Như vậy, BBCC nên ưu
tiên áp dụng chiến lược sắp xếp lại tổ chức.
3.3. CÁC GIẢI PHÁP VĨ MÔ
Bên cạnh các giải pháp chiến lược của các doanh nghiệp, Nhà nước cần áp dụng
một số giải pháp sau đây để nâng cao năng lực sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp
khai thác đá ở tỉnh Đồng Nai.
3.3.1. Tăng cường quản lý Nhà nước về giá và đo lường
55
Cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh đá
xây dựng ở Đồng Nai đã và đang diễn ra gay gắt. Nhiều doanh nghiệp xuất bán hàng
không qua cân định lượng mà chỉ ước lượng theo xe hoặc theo mét khối để giao hàng
nhiều hơn so thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng hoặc xuất bán hàng không đúng chủng
loại sản phẩm.
Do đó, để ổn định và đưa hoạt động sản xuất – kinh doanh của các doanh
nghiệp khai thác đá tỉnh Đồng Nai vào nề nếp, chúng tôi kiến nghị các cơ quan quản lý
nhà nước cần thực hiện các biện pháp sau :
- Một là, các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh đá xây dựng phải trang bị và sử dụng
cân định lượng đã được kiểm định theo quy định.
- Hai là, các cơ quan quản lý nhà nước mà chủ yếu là Sở Tài nguyên và Môi trường và
Cục thuế Đồng Nai cần tăng cường công tác thanh, kiểm tra hoạt động sản xuất – kinh
doanh đá xây dựng của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Ba là, đối với các doanh nghiệp bị phát hiện có sai phạm thì tùy mức độ sai phạm mà
có biện pháp xử lý thích hợp : phạt tiền, đình chỉ khai thác hoặc thu hồi giấy phép khai
thác khoáng sản.
- Bốn là, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước của các tỉnh lân cận nhằm thực hiện
có hiệu quả chức năng quản lý nhà nước về khoáng sản.
3.3.2. Hỗ trợ vốn đầu tư để áp dụng công nghệ mới, hiện đại
Việc đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, năng suất cao phải nhập từ nước ngoài
cần đòi hỏi vốn lớn. Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách cho vay với lãi suất ưu đãi
(thấp hơn lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại) để các doanh nghiệp mạnh dạn
đầu tư để nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh.
3.3.3. Sửa đổi bổ sung một số điều trong Luật Khoáng sản
3.3.3.1. Về quyền thăm dò đối với khu vực cấp giấy phép khai thác
Qua thực tế 8 năm thi hành Luật Khoáng sản đã phát sinh một số vấn đề bức
xúc trong công tác quản lý :
- Tại điểm 2 điều 32 trong Luật Khoáng sản, có quy định 9 quyền cơ bản của tổ chức
cá nhân được phép khai thác khoáng sản, trong đó có quyền “được phép thăm dò trong
khu vực đã được phép cấy giấy phép khai thác khoáng sản”. Tuy nhiên, Nghị định số
76/2000/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Khoáng sản và các văn bản dưới luật
56
không đề cập, hướng dẫn cụ thể các tổ chức cá nhân thực hiện quyền hợp pháp này. Do
vậy trong thực tế doanh nghiệp muốn thăm dò thêm phần sâu, các thủ tục phải bắt đầu
lại từ đầu rất nhiêu khê và tốn kém rất nhiều thời gian.
Vì vậy, Luật Khoáng sản sửa đổi cần được bổ sung thêm điểm 1 - Điều 41 như
sau : Đối với trường hợp thăm dò phần sâu trong khu vực đã được cấp giấy phép khai
thác không cần lập thủ tục để cấp giấy phép thăm dò.
3.3.3.2. Về giấy phép khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường
Theo Luật Khoáng sản, doanh nghiệp chỉ được phép khai thác trong khuôn khổ
công suất cho phép. Điều này sẽ dẫn đến một số khó khăn sau đây:
Doanh nghiệp muốn tăng công suất khai thác phải làm lại các thủ tục: lập đề án
nâng công suất, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, thiết kế kỹ thuật trình các
cơ quan chức năng thẩm định, phê duyệt rồi mới trình lên UBND tỉnh cấp lại giấy phép
với công suất mới. Những công việc này thường gây cho doanh nghiệp mất rất nhiều
thời gian, công sức và tốn kém và mất cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.
Có trường hợp, khi nhu cầu vật liệu xây dựng thông thường trên thị trường tăng
lên đúng vào lúc mỏ cung ứng loại vật liệu xây dựng đó hết hạn ngạch khai thác thì sẽ
đẩy thị trường vào tình trạng khan hiếm loại VLXD thông thường đó. Việc này sẽ dẫn
đến tình trạng là các công trình đành phải ngưng thi công chờ năm sau xây dựng tiếp.
Trường hợp khác, khi doanh nghiệp khai thác và tiêu thụ hết sản phẩm trước thời hạn
của năm thì toàn thể công nhân phải nghỉ chờ việc, đợi hạn ngạch của năm sau mới đi
làm. Các trường hợp này sẽ gây khó khăn trong quản lý kinh tế - xã hội.
Như vậy, việc sử dụng hạn ngạch “công suất khai thác” không phản ảnh đúng như tinh
thần của Luật Khoáng sản là khuyến khích phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản
(điểm 1 - Điều 5) và của Luật Doanh nghiệp là tạo điều kiện cho doanh nghiệp được
phép làm những gì mà pháp luật không cấm. Do đó, nhiều doanh nghiệp trong tỉnh bị
phạt do phải “xé rào” khai thác vượt quá công suất trên giấy phép khai thác nhưng vẫn
tái phạm.
Vì vậy, trước khi Luật sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản có
hiệu lực thi hành, các cơ quan quản lý Nhà nước cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoàn
thiện các văn bản pháp qui sao cho thông thoáng để các doanh nghiệp dễ thực thi hơn.
57
Có như vậy mới thúc đẩy được nền công nghiệp khai khoáng phát triển bền vững, đáp
ứng yêu cầu của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Nhà nước chỉ nên sử dụng công cụ “hạn ngạch công suất” để quản lý theo kế
hoạch, quy hoạch và nguồn tài nguyên quốc gia đối với khoáng sản quý hiếm có giá trị
cao như kim loại vàng, thiếc, đồng, nhôm, sắt… hoặc đá quý, than đá…còn đối với
nguồn tài nguyên khoáng sản làm VLXD thông thường Nhà nước chỉ nên quản lý theo
quy hoạch vùng nguyên liệu khai thác sao cho phù hợp với quy hoạch chung, không
ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp khai thác, chế
biến và cung ứng sản phẩm theo nhu cầu xã hội. Do đó, xin đề nghị bỏ “hạn ngạch
công suất” đối với khoáng sản làm VLXD thông thường.
3.3.4. Thành lập Hiệp hội các doanh nghiệp khai thác đá khu vực Nam Bộ
Xuất phát từ nguồn tài nguyên khoáng sản có giới hạn, không thể tái tạo và tình
hình cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp cùng ngành nghề rất gay gắt
trên địa bàn trong thời gian qua, trong phạm vi đề tài này, chúng tôi xin mạnh dạn đề
xuất thành lập Hiệp hội các doanh nghiệp khai thác đá khu vực Nam Bộ. Mục tiêu của
Hiệp hội là nhằm kiểm soát các doanh nghiệp về giá cả, bảo vệ tài nguyên môi trường,
ngăn ngừa cạnh tranh không lành mạnh làm thiệt hại đến lợi ích chung của các doanh
nghiệp thành viên, hỗ trợ về công nghệ khai thác, huấn luyện đào tạo công nhân đối
với các doanh nghiệp có nhu cầu… Việc thành lập Hiệp hội cần phải có sự hỗ trợ
mạnh mẽ từ phía Nhà nước, sự hợp tác tích cực các ban ngành liên quan giữa các tỉnh
để có biện pháp chế tài thích hợp để tránh trường hợp doanh nghiệp khai thác đá “xé
rào” làm tổn hại đến lợi chung của Hiệp hội.
KẾT LUẬN
Các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh đá xây dựng ở Đồng Nai trong thời
gian qua đã có nhiều cố gắng trong việc cung ứng các loại đá xây dựng đáp ứng nhu
cầu xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam, vùng kinh tế năng động nhất trong cả nước và các tỉnh ĐBSCL. Tuy
nhiên, các doanh nghiệp vẫn không tránh được một số nhược điểm như trang bị máy
móc chưa đồng bộ, một số máy móc thiết bị còn lạc hậu, cạnh tranh không lành mạnh,
58
trình độ lao động còn thấp, trình độ quản lý chưa cao, chưa lựa chọn được chiến lược
phát triển. Bên cạnh đó, công tác quản lý Nhà nước chưa thực hiện nghiêm minh, các
điểm chưa phù hợp trong văn bản Nhà nước chưa được điều chỉnh kịp thời.
Để khắc phục được những nhược điểm nói trên và đẩy mạnh năng lực sản xuất
kinh doanh của toàn ngành đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai nhằm đáp ứng nhu cầu đá xây
dựng cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Nam Bộ từ nay đến năm
2015 rất lớn về số lượng và khắt khe về chất lượng, cần áp dụng các giải pháp chủ yếu
sau đây :
Các giải pháp chiến lược cần triển khai :
- Chiến lược thâm nhập thị trường
- Chiến lược phát triển sản phẩm
- Chiến lược sắp xếp lại tổ chức
- Chiến lược cắt giảm chi phí
- Chiến lược hội nhập về phía trước.
Các giải pháp vĩ mô :
- Tăng cường quản lý Nhà nước về giá và đo lường
- Hỗ trợ vốn đầu tư để áp dụng công nghệ mới, hiện đại
- Sửa đổi bổ sung một số điều trong Luật Khoáng sản
- Thành lập Hiệp hội các doanh nghiệp khai thác đá khu vực Nam Bộ.
Phụ lục 1. Bảng thống kê các mỏ đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai
Stt
Tên mỏ đá
xây dựng
Địa điểm
Loại đá
Cường độ kháng n
- độ nguyên khối
(1) (2) (3) (4) (5)
1 Phú An Xã Phú An, Huyện Tân Phú Geanodioxit-geanit
59
2 Phú Hiệp Thị Trấn Định Quán, Huyện Định Quán Granit Kém
3 Thanh Tùng 1 Xã Phú Hiệp, Huyện Định Quán Gabrodioxit Kém
4 Thanh Tùng 2 Xã Phú Hiệp, Huyện Định Quán Geanodioxit-geanit 933-1550 kg/cm
5 Đông Bắc Huyện Định Quán Bazan
6 Nam Đông Bắc Huyện Định Quán Geanit Cao
7 Xuân Bắc Xã Xuân Bắc, Huyện Xuân Lộc Gabrodioxit Thấp
8 Cây Gáo Thị Trấn Vĩnh An Huyện Vĩnh Cửu Bazan 1152-1258 kg/cm
9 Sóc Lu(2) Xã Quang Trung, Huyện Thống Nhất Tranchiandezit 1244-1595 kg/cm
10 Sóc Lu(3) Xã Quang Trung Huyện Thống Nhất Tranchiandezit
11 Xuân Trường Xã Xuân Trường Huyện Xuân Lộc Tranchiandezit
12 Sóc Lu (1) Xã Quang Trung Huyện Thống Nhất Tranchiandezit 1351-1541 kg/cm
Trang 1/3
(1) (2) (3) (4) (5)
13 Sóc Lu (4) Xã Quang Trung, Huyện Thống Nhất Tranchiandezit
14 Xuân Thành Huyện Xuân Lộc Tranchiandezit
15 Sóc Lu (5) Xã Quang Trung, Huyện Thống Nhất Tranchiandezit 985-1432 kg/cm
16 Bình Hòa Xã Bình Hòa, Huyện Vĩnh Cửu Andezit
17 Thiện Tân xã Thiện Tân, Huyện Vĩnh Cửu Cát bột kết 500-1130 kg/cm
18 Trảng Bom 2 Thị Trấn Trảng Bom, Huyện Trảng Bom Bazan
19 Trảng Bom 1 Xã Sông Trầu, Huyện Trảng Bom Bazan 598-1181 kg/cm
20 Bửu Long Phường Bửu Long, TP. Biên Hòa Cát kết acko
21 Tân Hạnh Xã Tân Hạnh, TP. Biên Hòa Tufdaxit 805-1850 kg/cm
22 Bình Hóa Xã Hóa An, TP. Biên Hòa Tufdaxit 770-1294 kg/cm
23 Chứa Chan Xã Xuân Trường, Huyện Xuân Lộc Granit
24 Hoá An Xã Hóa An, TP Biên Hòa Andezit
60
25 Tân Bản Phường Bửu Hòa, TP Biên Hòa Tufdaxit 920-1019 kg/cm
26 Sông Che Xã Đồi 61, Huyện Trảng Bơm Bazan
Trang 2/3
(1) (2) (3) (4) (5)
27 Núi Le Huyện Xuân Lộc Granit Trung bình
28 Đồi Mai Huyện Xuân Lộc Granit Cao
29 Long Bình Tân Phường Long Bình Tân, TP. Biên Hòa Anderittobazan -
30 Cẩm Tiên Huyện Cẩm Mỹ Bazan -
31 Xuân Hòa 1 Xã Xuân Hòa Huyện Xuân Lộc Granit -
32 Xuân Hòa 2 Xã Xuân Hòa Huyện Xuân Lộc Granodioxit -
33 Suối Trầu 1 Xã Suối Trầu Huyện Long Thành Bazan 1139 -1335
34 Suối Trầu 2 Xã Suối Trầu Huyện Long Thành Bazan -
35 Cẩm Đường Xã Cẩm Đường, Huyện Long Thành Bazan -
36 Long An Xã Long An, Huyện Long Thành Bazan 800 - 1010
37 Phước Bình Xã Phước Bình, Huyện Long Thành Bazan -
38 Gò Xã Hoàng Xã Long An Huyện Long Thành Bazan -
39 Hang Nai Xã Phước An, Huyện Nhơn Trạch Bazan
Cộng
(Nguồn: Sở Công nghiệp, Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Đồng Nai)
Trang3/3
Phụ lục 2. Bảng thống kê mỏ đá xây dựng ở TP.Hồ Chí Minh
61
Stt Tên mỏ đá
xây dựng
Địa điểm Loại đá Cường độ kháng
nén - độ nguyên
khối
Trữ lư
(triệu
Đến 31/1
1 Long Bình Phường Long Bình, Quận 9, Tp.HCM Andezit 1.153 – 2.049 kg/cm3
25
(Nguồn: Sở Tài nguyên – Môi trường TP.Hồ Chí Minh)
Phục lục 3. Bảng thống kê các mỏ đá xây dựng ở tỉnh Bình Dương
Stt
Tên mỏ đá
xây dựng
Địa điểm
Loại đá
Trữ lượ
(triệu m
Đến 31/12
1 Định Thành TT Dầu Tiếng, Bến Cát Cát kết
2 Giốc Cầy Lạc An ,Tân Uyên Cát kết
3 Kỳ Lân Thường Tân, Tân Uyên Cát kết
4 Thường Tân Thường Tân, Tân Uyên Cát kết
5 Núi Châu Thới Bình An, Thuận An Cát kết
6 Đông An Tân Đông Hiệp, Thuận An Đá phun trào
7 Núi Nhỏ Bình An, Thuận An Đá phun trào
8 Bình An Bình An, Thuận An Đá phun trào
Cộng
(Nguồn: Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Bình Dương)
Phụ lục 4. Các doanh nghiệp khai thác đá ở tỉnh Đồng Nai
Đvt: mét khối
62
S Tên và địa chỉ của Giấy phép khai thác Sản
tt Tên doanh nghiệp mỏ đá xây dựng Số Ngày cấp Năm
2001
Năm 2002
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)
1 Công ty Khoáng sản
Đồng Nai
Núi Le (xã Xuân Tâm,
huyện Xuân Lộc)
4572/QĐ.
UBT 18/12/’98 3.920 10.550
Công ty Khoáng sản
Đồng Nai
Núi Sóc Lu (xã Quang
Trung và Gia Kiệm, huyện
Thống Nhất)
3241/QĐ.
UBT 29/09/’97 71.200 106.700
2 Công ty Đồng Tân Đồng Tân (ấp II, xã Tân Hạnh, Biên Hòa)
914/QĐ.
QLTN 16/09/’95 476.000 1.200.000
Công ty Đồng Tân Suối Trầu (ấp III, xã Suối Trầu, huyện Long Thành)
3505/1998/
QĐ.QLTN
25/09/’98 Chuẩn bị
khai thác
Chuẩn bị
khai thác
3 Công ty Khai thác đá
Đồng Nai
Núi Sóc Lu (xã Quang
Trung và Gia Kiệm, huyện
Thống Nhất)
84/QĐ.
UBT
11/01/’00 95.250 132.548
Công ty Khai thác đá Đồng Nai
Đồi Chùa (xã Thiện Tân,
huyện Vĩnh Cửu)
1229/QĐ.
UBT
16/05/’00 Chuẩn bị
khai thác
Chuẩn bị
khai thác
Công ty Khai thác đá
Đồng Nai
Đồi Khỉ (núi Sóc Lu, Gia
Kiệm, huyện Thống Nhất)
2764/QĐ.
UBT
19/10/’00 19.987 24.888
4 Công ty Xây dựng và sản xuất vật liệu xây
dựng Biên Hòa
Ấp Bình Hóa, xã Hóa An
(TP.Biên Hòa)
44QĐ/
QLTN
27/01/’94 861.871 1.008.764
Công ty Xây dựng và sản xuất vật liệu xây
dựng Biên Hòa
Xã Hóa An (TP.Biên Hòa) 204/QĐ.
CT.UBT
16/01/’03 1.056.988 1.281.177
Công ty Xây dựng và sản xuất vật liệu xây
dựng Biên Hòa
Tân Bản (phường Bửu
Hòa, TP.Biên Hòa)
873/QĐ.
QLTN
27/03/’96 385.000 1.435.000
Trang
1/3
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)
Công ty Xây dựng và sản xuất vật liệu xây
dựng Biên Hòa
Thiện Tân II (xã Thiện
Tân, huyện Vĩnh Cữu)
26/QĐ.
UBT
06/01/’99 268.945 358.836
5 Công ty cồ phần đá Hóa An
Xã Hóa An (TP.Biên Hòa) 256/QĐ.
CT.UBT
22/01/’01 958.392 1.094.135
Công ty cổ phần đá Hóa An
Suối Trầu (huyện Long
Thành)
3321/QĐ.
UBT
22/09/’97 6.600 3.200
6 Công ty cổ phân Đầu tư và Xây dựng Cao su
Sóc Lu (xã Gia Kiệm,
huyện Thống Nhất)
3138/QĐ.
UBT
13/09/’97 121.500 60.000
7 Công ty TNHH Quán Quân
TT.Vĩnh An, huyện Vĩnh
Cữu
3502/QĐ.
UBT
29/09/’97 Ngưng
khai thác
Ngưng
khai thác
8 Công ty TNHH XD-TM Hồng Phát
Xã Long An, huyện Long
Thành
550/1999/
QĐ.UBT
12/02/’99 Bốc đất Bốc đất
63
9 Xí nghiệp khai thác đá Vĩnh Hải
Thiện Tân I (xã Thiện Tân,
huyện Vĩnh Cữu)
4407/QĐ.
UBT
01/12/’97 75.150 140.630
10 Công ty Xây lắp Hóa chất
Sóc Lu (xã Gia Kiệm,
h.Thống Nhất)
3503/QĐ.
UBT
29/09/’97 33.137 35.157
11 Công ty xây dựng và sản xuất VLXD (thuộc
TCT Xây dựng số 1)
Xã Sông Trầu, huyện
Trảng Bom
790/QĐ/Q
LTN
10/08/’95 54.137 64.277
12 Xí nghiệp khai thác đá và sản xuất VLXD Mai
Phong
ấp 8, xã Gia Canh, huyện
Quán
4612/QĐ.
UBT
18/12/’98 5.000 Ngưng
khai thác
Xí nghiệp khai thác đá và sản xuất VLXD Mai
Phong
ấp 8, xã Gia Canh, h.Định
Quán
1106/QĐ.
UBT
12/04/’02
13 Xí nghiệp sản xuất VLXD Xuân Thành
Xã Xuân Thành, h.Xuân
Lộc
4610/QĐ.
UBT
18/12/’98 16.236 5.676
14 Công ty cơ khí và khai thác cát đá sỏi-TP.Hồ
Chí Minh
Hang Nai, xã Phước An,
huyện Nhơn Trạch
4611/QĐ.
UBT
18/12/’98 Chuẩn bị
khai thác
119.981
Trang 2/3
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)
15 Công ty TNHH Hiệp Phong
ấp 2, xã Tân Hạnh, Biên
Hòa
2763/QĐ.
UBT
18/10/’00 Bốc đất 102.000
16 Công ty Cơ khí và Xây dựng Tân Định
Xã Sông Trầu, huyện
Trảng Bom
1104/QĐ.
CT.UBT
12/04/’02 - Chưa khai
thác
17 Công ty TNHH An Phú
Bình Hóa (xã Hóa An,
TP.Biên Hòa)
2029/QĐ.
CT.UBT
22/01/’01 - Bốc tầng
phủ
18 Công ty Công trình Giao thông 610
ấp Miễu, xã Phước Tân,
huyện Long Thành
513/QĐ.
CT.UBT
26/02/’01 - Đang đền
bù
19 Công ty CP xây dựng và sản xuất VLXD
Đồng Nai
Hang Nai (xã Phước An,
huyện Nhơn Trạch)
113/QĐ.
UBT
13/01/’03 - -
Công ty CP xây dựng
và sản xuất VLXD
Đồng Nai
Huyện Trảng Bom - -
Công ty CP xây dựng
và sản xuất VLXD
Đồng Nai
Xã Phước Tân, huyện
Long Thành
- -
Cộng 4.509.313 7.183.519
(Nguồn : Sở Công nghiệp, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai)
64
Trang 3/3
Phụ lục 5. Các doanh nghiệp khai thác đá ở TP. Hồ Chí Minh
Đvt: mét khối
S
Tt
Tên doanh nghiệp Tên và địa chỉ Giấy phép khai thác Sản
của mỏ đá xây dựng Số Ngày cấp Năm
1 Xí nghiệp khai thác
và sản xuất VLXD
Thủ Đức
Long Bình (phường
Long Bình, Quận 9,
TP.Hồ Chí Minh)
216/UB-GP 08/08/2000
(Nguồn : Sở Tài nguyên và Môi trường TP.Hồ Chí Minh)
Phụ lục 6. Các doanh nghiệp khai thác đá ở tỉnh Bình Dương
Đvt: mét khối
S Tên doanh nghiệp Tên và địa
chỉ của mỏ đá xây
Giấy phép khai thác
tt dựng Số Ngày c
1 Công ty vật liệu và xây
dựng Bình Dương
(M&C)
Bình An, Thuận An 193/GP-UB 30/7/19
2 Công ty khai thác và
xuất khẩu khoáng sản
Tân Đông Hiệp, Thuận An 1110/QĐ-QLTN 26/10/19
3 Công ty khai thác và
xuất khẩu khoáng sản
Bình An, Thuận An 165/GP-UB 7/5/19
4 Công ty Xây dựng Bình
Dương
Tân Đông Hiệp, Thuận An 462/GP-UB 18/12/19
5 Công ty Trung Thành Thường Tân, Tân Uyên 2484/QĐ-QLTN 9/9/19
6 Công ty thương mại
tổng hợp Thuận An
Bình An, Thuận An 40/GP-UB 25/2/19
7 Xí nghiệp khai thác cát
đá sỏi TP.HCM
Bình An, Thuận An 78/GP-UB 3/3/19
Cộng
65
(Nguồn : Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương)
Ph? l? c 7. Th? ph?n c? a các doanh nghi?p khai thác đá ? t?nh Đ?ng Nai năm 2004
Các công ty khác
29%
Công ty Đ?ng Tân
14%
BBCC
45%
DHA
12%
66
Không
(Gởi Sở, Ban ngành, Bộ Quốc phòng, UBND tỉnh)
Không đạt
(Cục Địa chất - Khoáng sản)
Không đạt
(thuộc Bộ Tài nguyên - Môi trường)
(thuê đơn vị tư vấn có chức năng thực hiện)
Tìm mỏ nguyên liệu
Khảo sát
Kiểm tra mỏ
có triển vọng
không
Lập tờ trình xin chủ
trương thăm dò
Lập đề án thăm dò
Bộ Tài
nguyên - MT
xem xét
Cấp phép thăm dò
Tiến hành thăm dò và lập
báo cáo kết quả thăm dò
Hội đồng phê
duyệt trữ
lượng
Lập dự án đầu tư
Lập báo cáo ĐTM và
trình phê chuẩn
Ngừng khảo sát
Có
Đạt
Đạt
Phụ lục 9. Quy trình cấp giấy phép
khai thác mỏ đá ở tỉnh Đồng Nai
67
(từ 500.000 m3/năm trở lên (Bộ Tài nguyên-MT),
dưới 500.000 m3/năm (UBND tỉnh phê duyệt)
Giấy phép khai thác mỏ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng tỉnh Đồng Nai đến năm 2015.pdf