Chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với tư cách là một chế định dân sự độc lập có một vai trò quan trọng trong toàn bộ hệ thống luật dân sự. Thông qua chế định này mà các nhà thực thi và áp dụng pháp luật đã có cơ sở để đảm bảo quyền lợi cho từng cá nhân trong xã hội cũng như cả cộng đồng trước nguy cơ xâm phạm của các hành vi gây thiệt hại trái pháp luật.
Việc thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là nhằm khôi phục lại các quyền tài sản và các quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, tổ chức, pháp nhân, nhà nước. Để việc tiến hành bồi thường thiệt hại được diễn ra thuận lợi và bảo đảm quyền lợi cho chủ thể bị thiệt hại yêu cầu cần xác định được đúng người có trách nhiệm, có khả năng để thực hiện nghĩa vụ bồi. Do vậy, xác định năng lực bồi thường thiệt hại của cá nhân là một vấn đề quan trọng trong xác định đúng năng lực bồi thường thiệt hại của người gây ra thiệt hại và người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại để tạo ra tính khả quan cho công tác thực thi trách nhiệm bồi thường thiệt hại và đảm bảo được nguyên tắc của bồi thường thiệt hại là phải kịp thời và toàn bộ.
Chương XXI của BLDS 2005 quy định về “trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” đã được các nhà làm luật quy định một cách khá chi tiết về những vấn đề liên quan đến trách nhiệm bồ thường thiệt hại nói chung cũng như năng lực bồi thường thiệt hại nói riêng. Tuy nhiên khi đi nghiên cứu về năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ngoài việc nghiên cứu các quy định tại chương XXI còn phải nghiên cứu các quy định khác của pháp luật dân sự như các quy định về năng lực hành vi dân sự của cá nhân, các quy định của pháp luật về giám hộ để đưa ra được những quyết định chính xác về trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Mặc dù pháp luật dân sự đã có những quy định về năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân nhưng một số vấn đề về năng lực bồi thường thiệt hại còn quy định chung chung và chưa rõ cho nên khi đi vào giải quyết các vụ việc cụ thể vẫn còn gây ra nhiều vướng mắc hoặc giải quyết chưa được thống nhất. Đó là trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi nếu đang được giám hộ mà gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ phải được giải quyết như thế nào? Sẽ áp dụng theo quy định của khoản 2 hay là khoản 3 điều 606 của BLDS 2005; và trường hợp người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường như thế nào không thấy được quy định trong luật.
56 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2726 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo pháp luật dân sự Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i dân sự thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về những thiệt hại mà mình đã gây ra cho người khác. Khẳng định này được ghi nhận tại khoản 1 Điều 606 “Người từ đủ 18 tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường”. Theo quy định này khi gây ra thiệt hại thì trách nhiệm chính về việc bồi thường là của chính người đã gây ra thiệt hại.
Người từ đủ 18 tuổi nếu không rơi vào các trường hợp quy định tại Điều 22 và Điều 23 của Bộ luật Dân sự 2005 thì xét về cơ bản tâm sinh lý của họ đều đã phát triển một cách hoàn thiện. Họ hoàn toàn có đầy đủ khả năng để nhận thức về sự vật, sự việc và tự quyết định về hành động của mình, hay nói một cách khác nhận thức của họ đã phát triển và đạt đến một mức độ nhất định để có thể nhận biết về thế giới khách quan. Họ có nghĩa vụ phải biết trước những hành vi của mình sẽ đem lại những hậu quả như thế nào, đó là hành vi có lợi cho xã hội hay gây hậu quả bất lợi cho người khác và hậu quả xấu cho xã hôi. Nhận thức được những việc mình làm, họ có quyền lựa chọn cách xử sự trước những sự kiện xảy ra trong xã hội, nếu họ lựa chọn hành vi gây thiệt hại cho người khác trong khi hoàn toàn có thể hành động theo một cách khác không gây bất lợi cho người khác và cho xã hội thì họ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Việc quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người từ đủ 18 tuổi gây ra là trách nhiệm của họ là hoàn toàn hợp lý và phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật. Người từ đủ 18 tuổi là người đã thành niên và có đủ điều kiện tham gia vào các quan hệ pháp luật do vậy, họ hoàn toàn đủ năng lực để tham gia và trở thành chủ thể của quan hệ bồi thường thiệt hại và nếu là người gây ra thiệt hại thì họ hoàn toàn có đủ năng lực để thực hiện trách nhiệm bồi thường. Ở độ tuổi này họ đã có đầy đủ năng lực tham gia vào các quan hệ lao động nên xét trên một bình diện chung nhất thì những người này đã có thu nhập và cũng có khả năng tạo ra thu nhập để thực hiện nghĩa vụ của mình.
Xác định trách nhiệm chính thuộc về người gây thiệt hại (từ đủ 18 tuổi) có nghĩa là dù người gây thiệt hại bị rơi vào tình trạng tài sản như thế nào đi nữa thì cũng không thể loại trừ được nghĩa vụ của mình. Có rất nhiều trường hợp sau khi gây ra thiệt hại và phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường thì người gây ra thiệt hại lại không có tài sản để thực hiện nghĩa vụ của mình, nhưng đây là trách nhiệm của họ nên không thể chuyển giao cho người khác và người khác cũng không có nghĩa vụ phải thực hiện thay cho họ (trừ trường hợp người nhà của họ hoặc có người khác tự nguyện thay họ thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại). Do vậy nếu người gây thiệt hại tại thời điểm hiện tại không có khả năng về tài sản để thực thi nghĩa vụ của mình thì nghĩa vụ này sẽ phải tiếp tục thực hiện sau khi họ có tài sản. Nhưng một vấn đề được đặt ra là nguyên tắc của bồi thường thiệt hại là phải bồi thường kịp thời và toàn bộ, mục đích của nguyên tắc này là nhằm bảo đảm quyền lợi cho người bị thiệt hại, là nhằm làm sao để khắc phục một cách nhanh chóng và kịp thời thiệt hại đã xảy ra. Vậy nếu người gây ra thiệt hại không có đủ khả năng tài chính để bồi thường thì nguyên tắc này cũng khó mà thực hiện được. Và nếu như tình trạng này của người gây thiệt hại cứ kéo dài mãi thì đâu là giải pháp tốt nhất để đảm bảo quyền lợi cho người bị thiệt hại. Khi quyết định trách nhiệm bồi thường đối với trường hợp này nên chăng hãy động viên người thân của những người này thay họ đứng ra thực hiện trách nhiệm bồi thường và sự bồi thường này phải dựa trên tinh thần tự nguyện của họ, cơ quan có thẩm quyền không được ép buộc người thân của người gây thiệt hại phải bồi thường vì đây không phải là trách nhiệm của họ.
2.2. Năng lực bồi thường thiệt hại của người chưa thành niên
Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi theo quy định của pháp luật thì đây là những người hoặc chưa có năng lực hành vi dân sự (người dưới 6 tuổi) hoặc chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hay nói cách khác là chỉ có năng lực hành vi dân sự một phần (người từ đủ 6 đến dưới 18 tuổi). Những người này không có hoặc không đủ năng lực để tham gia vào quan hệ bồi thường thiệt hại dù rằng thiệt hại đó là do bản thân họ gây. Trong độ tuổi này các chủ thể chưa có khả năng nhận thức hoặc chưa nhận thức một cách đầy đủ và chính xác về những việc mình đã làm cũng như chưa nhận thức được một cách sâu sắc về những thiệt hại có thể xảy ra do hành vi của mình. Do vậy, nếu những người này gây ra thiệt hại thì phải có người đứng ra đại diện cho họ để thực hiện nghĩa vụ bồi thường.
Mặc dù cùng nằm trong nhóm tuổi người chưa thành niên nhưng việc quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người dưới 18 tuổi gây ra lại không giống nhau trong mọi trường hợp. Trong nhóm tuổi này việc quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại có sự phân biệt giữa hai độ tuổi khác nhau là người chưa thành niên dưới 15 tuổi và người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.
2.2.1. Năng lực bồi thường thiệt hại của người dưới 15 tuổi
Như đã nói ở trên, người chưa thành niên dưới 15 tuổi là người chưa có năng lực hành vi dân sự (dưới 6 tuổi) hoặc năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ (từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi). Về nguyên tắc thì những người chưa thành niên dưới 15 tuổi gây ra thiệt hại và người chưa thành niên đó còn cha mẹ thì cha mẹ buộc phải bồi thường toàn bộ thiệt hại và tham gia tố tụng dân sự với tư cách là bị đơn. Trong trường hợp này thì người có trách nhiệm chính và chủ yếu phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường chính là cha, mẹ của người đã gây ra thiệt hại, vì theo quy định của pháp luật “người chưa thành niên từ đủ 6 đến chưa đủ 18 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ trường hợp giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác” (Điều 20 khoản 1 BLDS 2005) còn “người chưa đủ 6 tuổi không có năng lực hành vi dân sự. Giao dịch dân sự của người chưa đủ 6 tuổi phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện” (Điều 21 BLDS 2005). Những người chưa thành niên dưới 15 tuổi không những chưa có năng lực hành vi dân sự và năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ mà những người này còn chưa có năng lực hành vi lao động để tham gia vào các quan hệ lao động để tạo ra thu nhập và có tài sản riêng. Vì vậy, phần lớn những người nằm trong độ tuổi này không có tài sản và khả năng kinh tế độc lập để tự chịu trách nhiệm bồi thường những thiệt hại do mình gây ra. Việc quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về cha, mẹ của người gây ra thiệt hại được quy định rõ tại khoản 2 Điều 606 BLDS 2005 “Người chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha mẹ thì cha mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại”. Thực tiễn xét xử của cơ quan Tòa án có thẩm quyền là những minh chứng xác thực cho quy định này:
Ví dụ: Vụ án hình sự xét xử các bị cáo Nguyễn Tuấn Anh sinh ngày 24/4/1992; Hoàng Văn Lê sinh năm 1987; Nguyễn Thế Trung sinh năm 1982; Nguyễn Văn Việt sinh năm 1988 về tội cướp giật tài sản và tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có của Tòa án nhân dân thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Nội dung vụ án như sau: Khoảng 15 giờ ngày 05/12/2006 Hoàng Văn Lê sinh năm 1987 ở Sóc Sơn - Hà Nội đi xe máy Dream BKS 99H2 - 7863 trở Nguyễn Tuấn Anh sinh ngày 24/4/1992 cùng ở Sóc Sơn - Hà Nội, còn Nguyễn Thế Trung sinh năm 1982 ở Đông Anh - Hà Nội đi xe máy WAVE BKS 12F6 - 4436 trở Nguyễn Văn Việt sinh ngày 06/6/1988 ở Sóc Sơn - Hà Nội đi từ Đông Anh đến thị xã Phúc Yên với mục đích trộm cắp xe máy. Khoảng 16 giờ 30 phút cùng ngày cả bốn tên đi trên đoạn đường 301 từ trung tâm thị xã Phúc Yên đi phường Xuân Hòa - thị xã Phúc Yên. Tuấn Anh quan sát thấy chị Đàm Thị Hà sinh năm 1969 ở phường Trưng Trắc, thị xã Phúc Yên trả tiền mua xăng ở xã Nam Viên và ngồi sau xe máy do anh Nguyễn Xuân Cương sinh năm 1961 ở phường Hùng Vương, thị xã Phúc Yên điều khiển xe chạy cùng chiều vào Xuân Hòa. Quan sát thấy chiếc túi xách của chị Hà để trên yên xe giữa chị Hà và anh Cương, Tuấn Anh nảy sinh ra ý định cướp giật và bảo Lê điều khiển xe máy đi chậm lại phía sau xe anh Cương, Lê đồng ý. Khi đến khu vực hồ Tam Giác phường Xuân Hòa, Tuấn Anh bảo Lê ép sát xe máy của anh Cương rồi Tuấn Anh dùng tay giật chiếc túi xách của chị Hà, trong túi xách có một chiếc điện thoại Nokia 6110, 2.300.000 đồng, một đăng ký xe máy … và một số giấy tờ tuỳ thân khác. Giật được tài sản Lê cho xe chạy với tốc độ cao vào hồ Đại Lải, còn Trung điều khiển xe máy chạy theo. Lê đi đến hồ Đại Lải thì dừng xe kiểm tra túi xách, lúc này xe của Trung cũng vừa đến, kiểm tra túi xách xong cả bọn đi về phía Đông Anh - Hà Nội. Tại đây, Tuấn Anh chia cho Nguyễn Thế Trung 500.000 đồng chia cho Việt và Lê mỗi người 300.000 đồng, còn lại Tuấn Anh tiêu hết.
Đến ngày 7/12/2006 Tuấn Anh cùng Việt đem chiếc điện thoại bán cho một cửa hàng ở Đông Anh được 1.000.000 đồng Tuấn Anh và Việt tiêu hết
Ngày 15/6/2007 Hội đồng giám định thị xã Phúc Yên đã xác định trị giá chiếc điện thoại của chị Hà là 2.000.000 đồng
Đối với chiếc xe máy BKS 99H2 - 7863 xác định là xe máy do Lê cùng Tuấn Anh trộm cắp mà có. Còn chiếc xe máy BKS 12F6 - 4436 là do Việt trộm cắp mà có.
Tại bản án hình sự sơ thẩm 57/2007/HSST ngày 31/8/2007 của Tòa án sơ thẩm đã quyết định và tuyên bố các bị cáo Tuấn Anh và Lê phạm tội “cướp tài sản” Thế Trung và Việt phạm tội “tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” và áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự để quyết định hình phạt cho các bị cáo.
Bên cạnh trách nhiệm hình sự mà các bị cáo phải chịu Tòa án cũng quyết định mức bồi thường thiệt hại (ở phần bồi thường này chì nhắc đến vấn đề bồi thường thiệt hại của Nguyễn Tuấn Anh vì khi phạm tội Nguyễn Tuấn Anh mới chỉ có 14 tuổi, 7 tháng, 6 ngày - đang trong độ tuổi của người chưa thành niên dưới 15 tuổi).
` Hội đồng xét xử đã áp dụng khoản 1 Điều 42 của Bộ luât hình sự, điểm b khoản 2 Điều 76 của Bộ luật tố tụng hình sự, khoản 1 Điều 605 và khoản 2 Điều 606 của Bộ luật Dân sự 2005 buộc ông Nguyễn Văn Lê - bố đẻ của Nguyễn Tuấn Anh, người đại diện hợp pháp cho bị cáo Nguyễn Tuấn Anh phải bồi thường thiệt hại về tài sản cho chị Đàm Thị Thu Hà 2.200.000 đồng.
Quyết định bồi thường thiệt hại trên của Tòa án đã cụ thể hóa quy định về năng lực bồi thường thiệt hại tại khoản 2 Điều 606 của Bộ luật Dân sự. Rõ ràng người gây ra thiệt hại là Nguyễn Tuấn Anh nhưng do Nguyễn Tuấn Anh mới có 14 tuổi, 7 tháng, 6 ngày đang ở độ tuổi của người chưa thành niên dưới 15 tuổi, nên cha, mẹ của Tuấn Anh phải là người có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con của mình gây ra cho người khác, do lỗi không thực hiện trách nhiệm quản lý của mình. Cụ thể ở đây Tòa án đã tuyên buộc ông Nguyễn Văn Lê (bố của Nguyễn Tuấn Anh) phải bồi thường mà không phải là bị cáo - người đã gây ra thiệt hại. Trong vụ án này bị cáo chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự trước hành vi phạm tội của mình còn trách nhiệm bồi thường thì thuộc về cha bị cáo.
Như vậy, tuy người gây ra thiệt hại là Nguyễn Tuấn Anh nhưng ông Nguyễn Văn Lê là cha của bị cáo là người đại diện hợp pháp cho bị cáo và phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra. Điều này hoàn toàn hợp lý và có căn cứ pháp luật. Mặc dù ông Nguyễn Văn Lê không phải là người trực tiếp gây ra thiệt hại nhưng lại có lỗi trong việc để thiệt hại xảy ra. Lỗi của ông Lê ở đây là lỗi gián tiếp, lỗi suy đoán, do ông Lê đã không làm tròn bổn phận quản lý, giáo dục con cái của mình để con chưa thành niên gây ra thiệt hại cho người khác.
Nghiên cứu về năng lực bồi thường thiệt hại của người chưa thành niên dưới 15 tuổi ngoài việc pháp luật quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về cha mẹ của người gây thiệt hại thì tại khoản 2 Điều 606 Bộ luật Dân sự 2005 cũng quy định “nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu”. Về nguyên tắc người chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường thuộc về cha, mẹ của người đã gây ra thiệt hại. Việc pháp luật quy định cho phép cha, mẹ có thể dùng tài sản của con chưa thành niên để bồi thường phần còn thiếu là nhằm mục đích thực hiện nguyên tắc bồi thường thiệt hại phải “toàn bộ và kịp thời” để đảm bảo quyền lợi cho người bị thiệt hại, bởi trong nhiều trường hợp người chưa thành niên tuy chưa tự làm được ra tài sản nhưng lại được thừa kế, được tặng cho tài sản. Và việc cho phép cha, mẹ của người chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại được phép lấy tài sản của con họ để bù vào phần bồi thường còn thiếu không có nghĩa người chưa thành niên phải “liên đới” cùng cha, mẹ để bồi thường thiệt hại.
Một vấn đề nữa được đặt ra là thời điểm mà pháp luật quy định cho cha, mẹ của người chưa thành niên được lấy tài sản của họ để bồi thường phần còn thiếu là thời điểm nào? Là thời điểm người chưa thành niên gây thiệt hại hay là thời điểm Tòa án quyết định trách nhiệm bồi thường. Đặt giả sử vào thời điểm mà người chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại thì họ không có tài sản riêng đồng thời cha, mẹ của những người này cũng không có hoặc không đủ tài sản để bồi thường. Đến thời điểm mà Tòa án quyết định trách nhiệm bồi thường thì người chưa thành niên đã có tài sản riêng nhưng cha, mẹ họ lại không có tài sản để bồi thường thì có thể lấy tài sản của người chưa thành niên để bồi thường hay không? Điều này Bộ luật dân sự không quy định rõ, nhưng nên hiểu rằng nghĩa vụ bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi người chưa thành niên gây thiệt hại, nếu như sau khi thiệt hại xảy ra ngay lập tức cha, mẹ của người chưa thành niên thực hiện việc khắc phục, bù đắp một cách đầy đủ thiệt hại đã xảy ra thì sẽ không làm phát sinh trách nhiệm của người chưa thành niên. Do vậy, việc quy định “nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản thì lấy tài sản đó bồi thường phần còn thiếu” (khoản 2 Điều 606) là thời điểm Tòa quyết định trách nhiệm bồi thường mà không phải là thời điểm người chưa thành niên gây ra thiệt hại. Nếu ở thời điểm mà Tòa án quyết định trách nhiệm bồi thường nhưng cha, mẹ không đủ tài sản để bồi thường đồng thời người chưa thành niên cũng không có tài sản riêng để bồi thường thì trách nhiệm bồi thường sẽ vẫn thuộc về cha, mẹ của người đã gây ra thiệt hại. Trong mọi trường hợp, dù người chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại có hay không có tài sản bồi thường thì trách nhiệm bồi thường vẫn phải được xác định là của cha, mẹ của người chưa thành niên đã gây ra thiệt hại mà không phải là của họ.
Việc người chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại thì không phải trong mọi trường hợp cha, mẹ của người gây ra thiệt hại đều phải chịu trách nhiệm bồi thường, đó là trường hợp “người dưới 15 tuổi trong thời gian học tại trường mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra” (khoản 1 Điều 621). Thời gian mà ngươi dưới 15 tuổi học tại trường học chính là thời gian mà theo quy định của nghề nghiệp trường học phải có trách nhiệm quản lý, giáo dục người chưa thành niên dưới 15 tuổi, do vậy trong thời gian người người dưới 15 tuổi học tại trường học mà gây ra thiệt hại thì nhà trường sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường vì nhà trường đã không hoàn thành nhiệm vụ của mình trong việc quản lý và giáo dục học sinh. Tuy nhiên, nếu trường học chứng minh được mình không có lỗi trong việc quản lý và trong việc để thiệt hại xảy ra thì trường học sẽ không phải bồi thường và trong trường hợp này thì cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Việc chứng minh không có lỗi để giải trừ trách nhiệm bồi thường là nghĩa vụ của nhà trường và việc chứng minh này không dễ chút nào vì thông thường lỗi trong các trường hợp này là lỗi suy đoán. Trong thời gian học tại trường mà người dưới 15 tuổi gây thiệt hại thì suy đoán là nhà trường đã không thực hiện tốt chức năng quan lý của họ.
Một trường hợp nữa, là nếu như người dưới 15 tuổi gây thiệt hại trên đường đi học về thì trách nhiệm thuộc về ai? Trong khoảng thời gian này, trường hợp không có trách nhiệm quản lý vì học sinh đã ra khỏi trường nên trách nhiệm không thuộc về họ, nhưng trong thời gian đó người gây thiệt hại cũng chưa về đến nhà, vậy cha mẹ có trách nhiệm gì trước thiệt hại mà con họ gây ra không? Khoản3 Điều 621 quy định “Nếu trường học … chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý thì cha, mẹ, người giám hộ của người dưới 15 tuổi… phải bồi thường”. Theo cách hiểu của điều luật này thì, nếu trường học không có lỗi trong việc quản lý thì cha mẹ phải bồi thường. Từ đây có thể suy ra nếu người dưới 15 tuổi gây thiệt hại trên đường đi học về, thì trách nhiệm không thuộc về trường học mà cha mẹ của người gây thiệt hại phải bồi thường cho con họ. Mặc dù người dưới 15 tuổi chưa về đến nhà. Nhưng theo quy định của khoản 3 Điều 621 chỉ cần chứng minh được họ không có lỗi thì ngay cả khi người dưới 15 tuổi đang học ở trường mà gây thiệt hại thì cha mẹ họ cũng phải bồi thường.
2.2.2. Năng lực bồi thường thiệt hại của người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi
Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi cũng là người trong độ tuổi chưa thành niên, nhưng khi quyết định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì đây lại là một trường hợp đặc biệt đối với người chưa thành niên. Sở dĩ như vậy là vì tuy trong cùng độ tuổi chưa thành niên nhưng việc quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người dưới 15 tuổi lại khác với người từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi. Người dưới 15 tuổi nếu gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường sẽ thuộc về cha, mẹ của họ, pháp luật quy định rõ ràng “Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại” nhưng người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà gây thiệt hại thì pháp luật quy định “Phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha mẹ phải bồi thường bằng tài sản của mình”. Như vậy, trong trường hợp này trách nhiệm chính lại thuộc về người gây thiệt hại mà không phải cha, mẹ của họ. Chỉ khi nào người gây thiệt hại không đủ tài sản để bồi thường thì mới làm phát sinh trách nhiệm của cha, mẹ họ.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi dường như ngược hẳn với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người dưới 15 tuổi gây ra. Lý do để pháp luật quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi như vậy là vì: Mặc dù ở trong độ tuổi chưa thành niên chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nhưng so với người dưới 15 tuổi về mặt nhận thức họ đã phát triển hơn, mặt khác, người từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi theo quy định của luật Lao động đã có thể tham gia vào quan hệ pháp luật lao động. Chính vì vậy họ có thể phát sinh thu nhập và có tài sản riêng, nên có thể thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mình.
Mặc dù quy định trách nhiệm chính thuộc về người gây thiệt hại, nhưng xét về mặt năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì họ chưa có, nên họ cần phải có người đại diện cho mình trong việc xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự. Do vậy, cha mẹ của người gây thiệt hại vẫn không thể loại trừ hoàn toàn trách nhiệm của mình. Họ có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại cho con mình khi nó gây ra thiệt hại cho người khác mà không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường.
Xác định trách nhiệm bồi thường trước hết là trách nhiệm chính của người đã gây ra thiệt hại được thực tiễn xét xử các vụ án chứng minh một cách cụ thể.
Ví dụ: Vụ án hình sự xét xử các bị cáo Ngô Duy Thông sinh ngày 02.9.1990; Trần Ngôn Tuân sinh ngày 21.4.1990; Đào Khánh Hoàng sinh ngày 20.1.1992; Trần Huy Hoàng sinh ngày 19.06.1992; Vũ Đức Đại sinh ngày 15.11.1992; Hoàng Ngọc Chiến sinh ngày 10.10.1992 (tất cả các bị cáo đều có đăng ký nhân khẩu thường trú tại thành phố Hải Phòng) về tội giết người và tội cướp tài sản của Tòa án nhân dân Thành phố Hải Phòng (trong ví dụ này chỉ nêu ra phần tội giết người mà không nêu ra tội cướp tài sản).
Nội dung vụ án như sau:
Về hành vi giết người ngày 02.3.2007: Khoảng 21h ngày 02.3.2007 Trần Ngôn Tuân, Hoàng Ngọc Chiến, Vũ Đức Đại, Trần Huy Hoàng, Ngô Duy Thông, Đào Khánh Hoàng đang ngồi chơi tại vỉa hè đường Lê Hồng Phong, phường Đông Khê, quận Ngô Quyền thì Nguyễn Anh Tuấn cùng các bạn đi xe đạp qua. Thông nhặt một hòn đá ném về phía của Tuấn, Tuấn chửi lại Thông, sau đó Thông rủ cả mấy người bạn đuổi theo Tuấn. Khi đi được 100 m thì Thông gặp Huy (cùng là bạn của Thông) đi xe đạp ngược chiều, Thông bảo Huy quay lại đuổi theo và chặn đầu nhóm của Tuấn, Huy đồng ý. Huy dùng xe đạp đuổi kịp nhóm của Tuấn và yêu cầu Tuấn và các bạn dừng xe lại. Khi đuổi đến gần nhóm của Tuấn thì Tuân và Huy Hoàng nhảy xuống xe, Tuân chạy vào vỉa hè nhặt hai viên gạch. Khánh Hoàng cùng Huy chặn xe đạp trở Tuấn làm cho xe của Tuấn bị đổ, Khánh Hoàng chạy đến túm được Tuấn rồi cùng Huy Hoàng đấm vào mặt vào người Tuấn. Tuân dùng một viên gạch đập vào vùng thái dương bên phải của Tuấn. Lúc đó Chiến trở Thông gần đến chỗ Tuấn thì Thông bảo Chiến trở sang quán Phượng Chi “lấy đồ”, đến nơi Chiến dừng xe còn Thông chạy vào đám đất trống lấy một tuýp sắt dài khoảng 1m đường kính 2,5 cm. Sau đó Thông chạy bộ qua dải phân cách sang chỗ Tuấn đang bị đánh và hai tay cầm tuýp sắt vụt một nhát vào bên phải đầu của Tuấn làm Tuấn ngã ra thảm cỏ. Sau đó Đại chạy đến giật lấy tuýp sắt vụt một nhát vào tay Tuấn. Thông giằng lại tuýp sắt định vụt tiếp thì Huy nói trong nhóm bạn của Tuấn có người quen nên cả bọn không đánh nữa. Chiến cũng đạp xe đến chỗ đánh nhau nhưng không hành động. Sau đó cả bọn về, Nguyễn Anh Tuấn được đưa đi cấp cứu nhưng chết.
Tại bản giám định pháp y số 130/PY - 2007 ngày 08/3/2007 của tổ chức giám định pháp y thành phố Hải Phòng kết luận: “Nạn nhân Nguyễn Anh Tuấn bị trấn thương vùng trán đỉnh phải gây vỡ xương hộp sọ, chảy máu trong hộp sọ dẫn đến tử vong.
Tại bản án hình sự sơ thẩm 138/2007 ngày 25/9/2007 của tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên bố các bị cáo Ngô Duy Thông, Trần Ngôn Tuân, Đào Khánh Hoàng, Trần Huy Hoàng, Vũ Đức Đại, Hoàng Ngọc Chiến đồng phạm tội giết người và áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự để quyết định hình phạt cho các bị cáo. Bên cạnh trách nhiệm hình sự mà các bị cáo phải chịu thì căn cứ vào các Điều 42 Bộ luật hình sự và Điều 610 Bộ luật Dân sự 2005 các bị cáo phải liên đới bồi thường cho cho anh Nguyễn Viết Hiệp (bố của Nguyễn Anh Tuấn) số tiền là 35.000.000 đồng, trong đó: Ngô Duy Thông bồi thường 3.167.000 đồng; Trần Ngôn Tuân bồi thường 5.167.000 đồng; Đào Khánh Hoàng bồi thường 5.167.000 đồng; phần còn lại là của các bị cáo khác ở đây chỉ nói đến phần bồi thường của ba bị cáo nêu trên vì khi thực hiện hành vi gây thiệt hại Ngô Duy Thông mới 16 tuổi 6 tháng; Trần Ngôn Tuân 16 tuổi 10 tháng; Đào Khánh Hoàng 15 tuổi 1 tháng 12 ngày. Theo quy định của khoản 2 Điều 606 BLDS 2005 “ Người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình”. Cụ thể ở đây như Tòa án đã tuyên án trách nhiệm bồi thường thuộc về Thông, Tuân, Khánh Hoàng. Như vậy, rõ ràng đều là người chưa thành niên nhưng trong vụ án của Nguyễn Tuấn Anh (trình bày ở mục 2.2.1) do Tuấn Anh chưa đủ 15 tuổi nên người phải đứng tên trong bản án để chịu trách nhiệm bồi thường là ông Nguyễn Văn Lê, bố của Tuấn Anh còn trong vụ án này thì người đứng tên chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại lại chính là những người đã gây ra thiệt hại mà không phải là cha, mẹ của họ. Cha, mẹ của người gây ra thiệt hại chỉ phải bồi thường nếu tài sản của người gây ra thiệt hại không đủ để bồi thường hoặc người gây thiệt hại không có tài sản để bồi thường.
Việc quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây ra là trách nhiệm chính và chủ yếu của người gây ra thiệt hại và nếu người gây ra thiệt hại không đủ hoặc không có tài sản để bồi thường thì cha mẹ phải bồi thường bằng tài sản của mình (nghĩa vụ bắt buộc của cha, mẹ) sẽ xác định được một cách cụ thể trách nhiệm là của ai trong trường hợp khi tòa án quyết định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì cả người gây thiệt hại và cha, mẹ của họ cũng không có tài sản để thực hiện nghĩa vụ bồi thường. Nếu xảy ra trường hợp này thì chính người chưa thành niên từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây ra thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường khi có tài sản vì trách nhiệm bồi thường đầu tiên thuộc về họ. Tuy nhiên theo quy định của Điều 606 khoản 2 vì nghĩa vụ bồi thường thiệt hại phần còn thiếu của người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 của cha mẹ là nghĩa vụ bắt buộc nên nếu hiện tại cả con họ và họ không đủ tài sản để bồi thường thì sau này ai là người có tài sản trước thì sẽ lấy tài sản đó để bồi thường cho người bị thiệt hại để đảm bảo một cách tốt nhất quyền lợi cho người bị hại.
2.3. Năng lực bồi thường thiệt hại của người được giám hộ
Giám hộ là một vấn đề có ý nghĩa thiết thực trong đời sống xã hội. Bộ luật dân sự 2005 của nước ta quy định khá đầy đủ và chi tiết về: đối tượng được giám hộ, người giám hộ, quyền và nghĩa vụ của người giám hộ. Song một nghĩa vụ quan trọng của người giám hộ là trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản do hành vi trái pháp luật của người được giám hộ gây ra lại không được quy định trong phần này. Có phải trong mọi trường hợp người giám hộ cũng đều có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản do người mà mình giám hộ gây ra không? Và cách thức bồi thường như thế nào?
Điều 58 của BLDS 2005 quy định “ Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức (sau đây gọi là người giám hộ) được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự (sau đây gọi chung là người được giám hộ)”. Như vậy, giám hộ là một hình thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người chưa thành niên và người mất năng lực hành vi dân sự. Người giám hộ phải đáp ứng đủ những điều kiện nhất định và phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo luật định để bảo vệ quyền lợi cho người được giám hộ, đồng thời họ cũng có thể phải gánh chịu những hậu quả bất lợi về tài sản trong khi thực hiện việc giám hộ của mình trong đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người mà mình giám hộ gây ra cho người khác.
2.3.1. Trường hợp người được giám hộ là người chưa thành niên gây thiệt hại
Theo quy định của pháp luật thì “người chưa thành niên mà không còn cha mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không đủ điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu” (điểm a khoản 2 Điều 58 BLDS) thì cần có người giám hộ. Do vậy, với người chưa thành niên vẫn còn cha, mẹ và cha, mẹ của họ không rơi vào các trường hợp nêu trên thì đương nhiên họ là ®¹i diÖn của con họ và thiệt hại do người chưa thành niên gây ra họ sẽ và phải bồi thường còn cách thức bồi thường thì như đã phân tích ở mục 2.2.
Trong trường hợp cha mẹ của người chưa thành niên rơi vào các trường hợp nêu ở điểm a khoản 2 điều 58 BLDS 2005 thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ được thực hiện như sau:
Trước hết là trách nhiệm của anh cả, chị cả đã thành niên đủ điều kiện để làm người giám hộ. Nếu anh cả, chị cả không đủ điều kiện để làm người giám hộ thì người tiếp theo đã thành niên phải làm người giám hộ. Trong trường hợp không có anh, chị hoặc anh, chị không đủ điều kiện để làm người giám hộ thì ông, bà nội, ông, bà ngoại là người giám hộ. Nếu những người nêu trên không có hoặc không đủ điều kiện để làm người giám hộ thì bác, chú, cậu, cô, dì là người giám hộ. Tất cả những người nêu trên là người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên. Và nếu không có người làm giám hộ đương nhiên thì sẽ phải cử giám hộ. Tuy nhiên, dù là giám hộ đương nhiên hay là giám hộ cử thì đều có quyền dùng tài sản riêng của người được giám hộ để bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người được giám hộ gây ra, chỉ trong trường hợp người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải lấy tài sản của mình để bồi thường. Cho phép người giám hộ được sử dụng tài sản của người được giám hộ để bồi thường nếu người giám hộ gây ra thiệt hại phải chăng là nhằm khuyến khích hoạt động giám hộ, đặc biệt là đối với giám hộ cử. Và việc quy định cho người giám hộ trước tiên được sử dụng tài sản của người được giám hộ để bồi thường là một điểm khác biệt so với bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên dưới 15 tuổi gây ra mà còn cha mẹ, trường hợp này trách nhiệm đầu tiên và trách nhiệm chính là thuộc về cha, mẹ của người chưa thành niên dưới 15 tuổi. Bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên được giám hộ gây ra lại gần giống với trường hợp người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại nhưng khác một điểm là trong trường hợp người được giám hộ gây thiệt hại thì trách nhiệm thuộc về người giám hộ còn người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi mà gây thiệt hại thì trách nhiệm chính đầu tiên thuộc về họ, sau đó nếu họ không đủ tài sản để bồi thường thì mới lấy tài sản của cha, mẹ họ. Như vậy, giả sử người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi mà đang được giám hộ gây thiệt hại thì trách nhiệm chính thuộc về ai? Điều 606 khoản 3 BLDS quy định chung cho người chưa thành niên đang được giám hộ gây thiệt hại cho người khác mà không có sự phân biệt độ tuổi như trường hợp người chưa thành niên gây thiệt hại mà còn cha mẹ. Theo điều luật này thì trách nhiệm thuộc về người được giám hộ chỉ khác chỗ là đầu tiên họ được lấy tài sản của người gây thiệt hại để bồi thường nhưng nếu người này không có tài sản hoặc tài sản không đủ để bồi thường thì trách nhiệm lại thuộc về họ. Có gì đó không được thỏa đáng trong trường hợp bồi thường thiệt hại do người chưa thành từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây ra khi người này ở vào hai địa vị khác nhau: một là còn cha, mẹ, hai là họ đang được người khác giám hộ? Một điểm khác biệt nữa khi quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra mà người gây thiệt hại còn cha, mẹ và người gây thiệt hại đang là người được giám hộ đó là: người giám hộ có thể giải trừ trách nhiệm của mình bằng cách chứng minh mình không có lỗi trong việc giám hộ, khoản 3 Điều 606 quy định rõ “nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình ra để bồi thường” vậy trong trường hợp này trách nhiệm bồi thường sẽ thuộc về ai? Người được giám hộ sẽ phải tiếp tục bồi thường khi có tài sản hay không? Điều này pháp luật không có quy định cho nªn ph¶i ¸p dông nguyªn t¾c chung lµ: NÕu ngêi ®îc gi¸m hé lµ ngêi tõ ®ñ 15 tuæi ®Õn cha ®ñ 18 tuæi th× tr¸ch nhiÖm båi thêng thuéc vÒ ngêi ®îc gi¸m hé; NÕu ngêi ®îc gi¸m hé lµ ngêi díi 15 tuæi th× kh«ng ai ph¶i båi thêng, v× vËy ngêi bÞ thiÖt h¹i ph¶i chÞu rñi ro. Ngược lại việc chứng mình rằng mình không có lỗi không đặt ra đối với cha, mẹ của người chưa thành niên gây thiệt hại, trong mọi trường hợp họ không thể loại trừ được trách nhiệm bồi thường của mình nếu con của họ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thiệt hại đã gây ra.
2.3.2. Trường hợp người được giám hộ là người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác
Mất năng lực hành vi dân sự là “khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định” (Điều 22 BLDS 2005). Theo quy định của điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều 58 của Bộ luật Dân sự thì người mất năng lực hành vi dân sự là người cần phải có người giám hộ, người giám hộ sẽ là người đại diện cho họ trong các giao dịch dân sự. Người mất năng lực hành vi dân sự có thể là bất kỳ ai và ở bất kỳ độ tuổi nào, do vậy mà tuỳ từng trường hợp khác nhau mà việc quy định bồi thường thiệt hại do ngêi được giám hộ là người mất năng lực hành vi dân sự gây ra cũng khác nhau. Và việc quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người mất năng lực hành vi dân sự gây ra theo pháp luật dân sự Việt Nam được quy định như sau:
Nếu người mất năng lực hành vi dân sự là người chưa thành niên mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ chính là người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự, họ có trách nhiệm phải chăm sóc và quản lý người mất năng lực hành vi dân sự. Trong quá trình chăm sóc và quản lý người mất năng lực hành vi dân sự mà để những người này gây thiệt hại về tài sản cho người khác thì họ phải có trách nhiệm bồi thường bằng tài sản của mình. Vì là cha, mẹ của người mất năng lực hành vi dân sự nên trách nhiệm bồi thường trong trường hợp này được tiến hành như trường hợp người chưa thành niên gây thiệt hại mà còn cha mẹ.
Trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự đã có vợ (hoặc có chồng) thì người vợ (hoặc chồng) có đủ điều kiện sẽ phải làm người giám hộ (khoản 1 Điều 62 BLDS 2005). Ở trong trường hợp này, người giám hộ được lấy tài sản của người được giám hộ để thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Nếu như tài sản hiÖn cã của người được giám hộ không đủ để bồi thường thì ph¶i ph©n ®Þnh tµi s¶n chung cña vî chång sau ®ã míi x¸c ®Þnh tr¸ch nhiÖm båi thêng. Sau khi ph©n tµi s¶n chung råi mà tµi s¶n cña ngêi ®îc gi¸m hé vẫn kh«ng ®ñ ®Ó båi thêng thì người giám hộ mới phải lấy tài sản của mình để thực hiện nghĩa vụ bồi thường phÇn còn thiếu.
Trường hợp cả cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người bị mất năng lực hành vi dân sự nhưng người kia không đủ điều kiện để làm người giám hộ thì người con cả phải là người giám hộ nếu người con cả không đủ điều kiện để là giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện là người giám hộ. Nếu cha, mẹ mà gây thiệt hại cho người khác thì người con đang giám hộ cha, mẹ sẽ lấy chính tài sản của cha, mẹ để thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho người bị tổn thất. Sau khi lấy tài sản của cha, mẹ để bồi thường mà còn thiếu thì người con với tư cách là người giám hộ sẽ phải lấy tài sản của mình để thực hiện nốt nghĩa vụ bồi thường còn thiếu.
Trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự là người đã thành niên và đã có vợ, chồng, con nhưng vợ, chồng, con đều không đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ có đủ điều kiện phải làm người giám hộ cho họ. Nếu họ gây thiệt hại về tài sản cho người khác thì cha, mẹ sẽ lấy tài sản riêng của người được giám hộ để thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại và nếu tài sản đó không đủ để bồi thường thì người giám hộ mới phải lấy tài sản của mình để bồi thường. X¸c ®Þnh tr¸ch nhiÖm båi thêng nèt phÇn cßn thiÕu do thiÖt h¹i cña ngêi ®îc gi¸m hé g©y ra cña ngêi gi¸m hé ë ®©y cÇn ph¶i ph©n lµm hai trêng hîp: NÕu c¶ cha cha, mÑ cïng lµ ngêi gi¸m hé th× sÏ lÊy tµi s¶n chung vî chång cña cha, mÑ ®Ó thùc hiÖn nghÜa vô båi thêng phÇn cßn thiÕu cho ngêi ®îc gi¸m hé; nÕu chØ cã cha hoÆc mÑ lµm ngêi gi¸m hé th× sÏ kh«ng lÊy tµi s¶n chung mµ lÊy phÇn tµi s¶n riªng trong khèi tµi s¶n chung cña vî chång ®Ó thùc hiÖn nghÜa vô båi thêng phÇn cßn thiÕu cña ngêi ®îc gi¸m hé.
Người mất năng lực hành vi dân sự nếu gây thiệt hại cho người khác trong thời gian bệnh viện hay tổ chức khác quản lý thì tổ chức, bệnh viện phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà không phải là người giám hộ (Điều 621 khoản 2 BLDS 2005). Bệnh viện và tổ chức có trách nhiệm phải bồi thường vì họ đã không thực hiện tốt chức năng quản lý của mình đã để người mất năng lực hành vi dân sự do mình đang quản lý gây thiệt hại. Quy định này của BLDS 2005 là điểm khác biệt so với BLDS 1995 quy định “…bệnh viện, các tổ chức khác nếu có lỗi trong việc quản lý, thì phải liên đới cùng với cha, mẹ, người giám hộ bồi thường thiệt hại…”. Việc BLDS 2005 quy định trách nhiệm thuộc hoàn toàn về bệnh viện và tổ chức có trách nhiệm quản lý nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cơ sở này trong việc chăm sóc và quản lý người bị mất năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên cũng theo quy định của Điều 621 của BLDS 2005 tại khoản 3 bệnh viện và các tổ chức này chứng minh được mình không có lỗi trong việc quản lý thì có thể giải trừ được trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mình và cha, mẹ, người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự phải bồi thường thiệt hại.
Trong tất cả các trường hợp giám hộ cho người mất năng lực hành vi dân sự nêu trên nếu không có người giám hộ đương nhiên thì sẽ cử giám hộ và trách nhiệm của người giám hộ trong việc người được giám hộ gây thiệt hại sẽ áp dụng tương tự như các trường hợp trên đó là trước tiên dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường và nếu không đủ thì mới lấy tài sản của mình để bồi thường. Việc quy định lấy tài sản của người được giám hộ để bồi thường và nếu thiếu thì người giám hộ phải dùng tài sản của mình để bồi thường được quy định tại khoản 3 Điều 606 của BLDS 2005, và điều luật này cũng quy định rõ nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ đối với người mất năng lực hành vi dân sự để gây ra thiệt hại thì không phải dùng tài sản của mình để bồi thường và trong trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự không có tài sản để bồi thường và người giám hộ không có lỗi thì coi đây là trường hợp rủi ro đối với người bị thiệt hại.
2.4. Một số trường hợp riêng biệt về năng lực bồi thường thiệt hại
2.4.1. Năng lực bồi thường thiệt hại của cá nhân là người của pháp nhân gây ra
Pháp nhân theo quy định của pháp luật dân sự có đầy đủ tư cách là chủ thể của một quan hệ pháp luật dân sự độc lập. Tuy nhiên, tất cả các hoạt động của pháp nhân lại được tiến hành và thực hiện thông qua hành vi của các cá nhân là người đại diện hoặc là thành viên của pháp nhân và khi đó các quyền và nghĩa vụ của các cá nhân này đem lại trong khi thực hiện nhiệm vụ do pháp nhân giao sẽ thuộc về pháp nhân và đương nhiên thiệt hại họ gây ra khi thực hiện những công việc của pháp nhân sẽ do pháp nhân bồi thường (Điều 618 BLDS). Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng ta chỉ đi nghiên cứu năng lực bồi thường thiệt hại của cá nhân mà không đi vào nghiên cứu năng lực bồi thường của các chủ thể khác. Do vậy trong phần này chỉ nêu ra trường hợp người của pháp nhân gây thiệt hại nhưng trách nhiệm lại thuộc về người của pháp nhân mà không phải là trách nhiệm của pháp nhân.
Theo Điều 618 BLDS 2005 “Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao”, theo điều luật này thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại của pháp nhân chỉ phát sinh khi thiệt hại xảy ra là do người của pháp nhân thực hiện công việc mà pháp nhân giao cho họ. Như vậy nếu thiệt hại xảy ra khi người của pháp nhân thực hiên công việc không phải do pháp nhân giao thì trách nhiệm bồi thường không thuộc về pháp nhân mặc dù đó là người của pháp nhân. Vậy trách nhiệm sẽ thuộc về ai? Để trở thành người của pháp nhân và tham gia quan hệ hợp đồng lao động với pháp nhân thì yêu cầu cá nhân tham gia quan hệ hợp đồng phải có đầy đủ năng lực chủ thể. Do vậy mà người của pháp nhân hoàn toàn có đầy đủ năng lực để tham gia vào quan hệ pháp luật trong đó có quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Điều này có nghĩa là nếu người của pháp nhân gây thiệt hại nhưng không phải là do thực hiện công việc mà pháp nhân giao cho hay vượt quá phạm vi của nhiêm vụ được giao thì trách nhiệm bồi thường sẽ thuộc về chính cá nhân - người đã gây ra thiệt hại. Ví dụ A là người của pháp nhân C được giao nhiệm vụ đi ký kết hợp đồng cho pháp nhân. Trên đường đi A lại rẽ vào nhà bạn chơi và đâm vào người đi bộ trên đoạn đường vào nhà bạn chơi gây ra thiệt hại cho người đi đường. Rõ ràng A là người của pháp nhân C và đang đi làm nhiệm vụ nhưng A lại gây thiệt hại cho người khác trong quá trình đi vào nhà bạn chơi mà không phải là đi ký hợp đồng do vậy mà thiệt hại A gây ra cho người đi bộ kia A phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Từ đây cho thấy tuy là người của pháp nhân gây thiệt hại nhưng trách nhiệm bổi thường do gây thiệt hại cho người khác lại là của chính bản thân người đã gây thiệt hại mà không phải là của pháp nhân trong những trường hợp nhất định. Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khi xem xét các vụ việc liên quan đến vấn đề này cần phải xác định rõ các trường hợp gây thiệt hại cụ thể để quy trách nhiệm bồi thường cho chính xác để đảm bảo quyền lợi cho các chủ thể có liên quan.
2.4.2. Năng lực bồi thường của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo Điều 23 của BLDS 2005 quy định “Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự”. Hạn chế năng lực hành vi dân sự theo đó được hiểu là một người đã thành niên và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự nhưng vì rơi vào trường hợp nêu trên nên bị hạn chế một phần năng lực hành vi dân sự của mình. Về hình thức thì năng lực hành vi dân sự của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự giống như người chưa thành niên có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ (năng lực hành vi dân sự một phần) nhưng bản chất lại khác nhau hoàn toàn. Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự dẫn đến năng lực hành vi dân sự không đầy đủ phải thông qua quyết định của Tòa án và theo trình tự tố tụng dân sự. Chế định này được áp dụng đối với những người nghiện mà túy và các chất kích thích khác dẫn đến nguy cơ phá tán tài sản. Do vậy mà khi những người này gây ra thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường không thể giống với người chưa thành niên có năng lực hành vi dân sự một phần được.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của BLDS 2005 thì người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự cũng cần có người đại diện theo pháp luật và các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người này phải được người đại diện theo pháp luật thông qua. Như vậy, nếu người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà gây thiệt hại phải bồi thường bằng tài sản thì việc lấy tài sản để bồi thường cần phải có sự giám sát của người đại diện theo pháp luật. Mặc dù người gây thiệt hại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ do bị hạn chế nhưng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do họ gây ra là thuộc về họ mà không phải là trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật như trường hợp đối với người có năng lực hành vi dân sự một phần là người chưa thành niên. Bëi v× về thực chất thì người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoàn toàn có đầy đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi chỉ vì họ nghiện các chất kích thích và có nguy cơ sẽ phá tán tài sản nên mới bị hạn chế nhằm đảm bảo quyền lợi cho những người có quyền và lợi ích về tài sản liên quan đến họ. Do vậy, nếu người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà không đủ tài sản để bồi thường thì người đại diện theo pháp luật cho họ cũng không có nghĩa vụ phải lấy tài sản của mình để bồi thường thay cho người gây ra thiệt hại vì đây không phải là trách nhiệm của họ. Nếu hiện tại người gây thiệt hại không có đủ tài sản để bồi thường thì sẽ phải tiếp tục thực hiện trách nhiệm sau khi có tài sản mà không thể bắt người khác thay họ thực hiện trách nhiệm bồi thường.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với tư cách là một chế định dân sự độc lập có một vai trò quan trọng trong toàn bộ hệ thống luật dân sự. Thông qua chế định này mà các nhà thực thi và áp dụng pháp luật đã có cơ sở để đảm bảo quyền lợi cho từng cá nhân trong xã hội cũng như cả cộng đồng trước nguy cơ xâm phạm của các hành vi gây thiệt hại trái pháp luật.
Việc thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là nhằm khôi phục lại các quyền tài sản và các quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, tổ chức, pháp nhân, nhà nước. Để việc tiến hành bồi thường thiệt hại được diễn ra thuận lợi và bảo đảm quyền lợi cho chủ thể bị thiệt hại yêu cầu cần xác định được đúng người có trách nhiệm, có khả năng để thực hiện nghĩa vụ bồi. Do vậy, xác định năng lực bồi thường thiệt hại của cá nhân là một vấn đề quan trọng trong xác định đúng năng lực bồi thường thiệt hại của người gây ra thiệt hại và người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại để tạo ra tính khả quan cho công tác thực thi trách nhiệm bồi thường thiệt hại và đảm bảo được nguyên tắc của bồi thường thiệt hại là phải kịp thời và toàn bộ.
Chương XXI của BLDS 2005 quy định về “trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” đã được các nhà làm luật quy định một cách khá chi tiết về những vấn đề liên quan đến trách nhiệm bồ thường thiệt hại nói chung cũng như năng lực bồi thường thiệt hại nói riêng. Tuy nhiên khi đi nghiên cứu về năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ngoài việc nghiên cứu các quy định tại chương XXI còn phải nghiên cứu các quy định khác của pháp luật dân sự như các quy định về năng lực hành vi dân sự của cá nhân, các quy định của pháp luật về giám hộ để đưa ra được những quyết định chính xác về trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Mặc dù pháp luật dân sự đã có những quy định về năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân nhưng một số vấn đề về năng lực bồi thường thiệt hại còn quy định chung chung và chưa rõ cho nên khi đi vào giải quyết các vụ việc cụ thể vẫn còn gây ra nhiều vướng mắc hoặc giải quyết chưa được thống nhất. Đó là trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi nếu đang được giám hộ mà gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ phải được giải quyết như thế nào? Sẽ áp dụng theo quy định của khoản 2 hay là khoản 3 điều 606 của BLDS 2005; và trường hợp người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường như thế nào không thấy được quy định trong luật.
Tóm lại để đảm bảo hơn nữa quyền lợi cho những người bị thiệt hại cũng như xác định chính xác thiệt hại do ai bồi thường và trách nhiệm bồi thường như thế nào pháp luật cần có các quy định cụ thể hơn nữa về vấn đề xác định năng lực bồi thường thiệt hại nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho công tác áp dụng và thực thi pháp luật.
Từ nghiên cứu trên, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị nh»m hoµn thiÖn ph¸p luËt vÒ båi thêng thiÖt h¹i. C¬ quan nhµ níc cã thÈm quyÒn cÇn ph¶i cã nh÷ng híng dÉn cô thÓ c¸c vÊn ®Ò sau:
Người hạn chế năng lực hành vi dân sự khi gây ra thiệt hại thì ai sẽ là người có trách nhiệm bồi thường, là chính người đã gây ra thiệt hại hay là người đại diện trong các giao dịch liên quan đến tài sản của họ.
Người có hành vi xúi giục trẻ em dưới 15 tuổi gây ra thiệt hại pháp luật chưa có quy định nào về vấn đề này trong việc quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Người dưới 15 tuổi gây thiệt hại mà không có người giám hộ thì cơ quan nào phải có trách nhiệm bồi thường. Vì theo quy định của pháp luật thì người dưới 15 tuổi phải có người giám hộ nhưng trên thực tế có rất nhiều trường hợp những người này vì những lý do nào đó mà không có người giám hộ.
MỤC LỤC
Trang
1.1.
1.1.1.
1.1.2.
1.1.3.
1.2.
1.2.1.
1.2.2.
1.3.
1.3.1.
1.3.2.
1.3.3.
2.1.
2.2.
2.2.1.
2.2.2.
2.3.
2.3.1.
2.3.2.
2.4.
2.4.1.
2.4.2.
MỞ ĐẦU
Chương1: Khái quát về trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng
Khái niệm và các điều kiện phát sinh trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng
Khái niệm trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng
Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Phân biệt trách nhiệm dân ngoài hợp đồng và trách nhiệm dân sự theo hợp đồng
Cá thể hóa trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Khái niệm cá thể hóa trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng
Điều kiện để cá thể hóa trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng
Năng lực bồi thường thiệt hại theo pháp luật Việt Nam trước năm 1995
Theo pháp luật phong kiến
Thời pháp thuộc
Thời kỳ từ 1959 đến 1995
Chương 2: Năng lực bồi thường thiệt hại của cá nhân theo luật dân sự Việt Nam
Năng lực bồi thường thiệt hại của người từ đủ 18 tuổi
Năng lực bồi thường thiệt hại của người chưa thành niên
Năng lực bồi thường thiệt hại của người dưới 15
Năng lực bồi thường thiệt hại của người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18
Năng lực bồi thường thiệt hại của người được giám hộ
Trường hợp người được giám hộ là người chưa thành niên gây thiệt hại
Trường hợp người được giám hộ là người mất năng lực hành vi dân sự
Một số trường hợp riêng biệt về năng lực bồi thường thiệt hại
Năng lực bồi thường thiệt hại của cá nhân là người của pháp nhân
Năng lực bồi thường của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
3
3
3
5
17
19
19
20
24
24
26
27
30
30
32
32
38
42
43
45
47
47
49
51
Danh môc tµi liÖu tham kh¶o
Bé D©n luËt B¾c kú 1931
Bé D©n luËt Trung kú 1936
Bé D©n luËt Sµi Gßn 1972
Bé luËt D©n sù Céng hßa Ph¸p
Bé luËt D©n sù ViÖt Nam 1995, Nxb chÝnh trÞ quèc gia
Bé luËt D©n sù ViÖt Nam 2005, Nxb chÝnh trÞ quèc gia
Bé luËt Lao ®éng
HiÕn ph¸p 1992 (söa ®æi), Nxb chÝnh trÞ quèc gia
Hoµng ViÖt luËt lÖ, Nxb V¨n hãa th«ng tin, thµnh phè Hå ChÝ Minh
LuËt h«n nh©n vµ gia ®×nh n¨m 2000, Nxb chÝnh trÞ quèc gia
Quèc triÒu h×nh luËt, Nxb chÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi
NghÞ quyÕt sè 01/2004/NQ – H§TP ngµy 28 th¸ng 04 cña Héi ®ång ThÈm ph¸n Tßa ¸n Nh©n d©n tèi cao híng dÉn ¸p dông mét sè quy ®Þnh cña BLDS 1995 vÒ båi thêng thiÖt h¹i ngoµi hîp ®ång
NghÞ quyÕt sè 03/2006/NQ – H§TP ngµy 08 th¸ng 07 cña Héi ®ång ThÈm ph¸n Tßa ¸n Nh©n d©n tèi cao híng dÉn ¸p dông mét sè quy ®Þnh cña BLDS 2005 vÒ båi thêng thiÖt h¹i ngoµi hîp ®ång
Th«ng t 173/UBTP – TANDTC ngµy 23/3/1997
Gi¸o tr×nh luËt D©n sù trêng §¹i häc luËt Hµ Néi, Nxb C«ng an nh©n d©n
NguyÔn Minh TuÊn: Tr¸ch nhiÖm liªn ®íi båi thêng thiÖt h¹i ngoµi hîp ®ång do ngêi tõ ®ña 15 tuæi ®Õn cha ®ñ 18 tuæi g©y ra (T¹p chÝ luËt häc sè 3/2002, tr 53 - 59)
NguyÔn V¨n C¬ng – Chu ThÞ Hoa: Båi thêng thiÖt h¹i ngoµi hîp ®ång (T¹p chÝ nghiªn cøu lËp ph¸p sè 4/2005, tr 61 -66)
Phïng Trung TËp: CÇn hoµn thiÖn chÕ ®Þnh båi thêng thiÖt h¹i ngoµi hîp ®ång trong dù th¶o BLDS (söa ®æi) (T¹p chÝ nhµ níc vµ ph¸p luËt sè 4/2005, tr 28 - 55)
Phïng Trung TËp: Lçi vµ tr¸ch nhiÖm båi thêng thiÖt h¹i ngoµi hîp ®ång (T¹p chÝ T ßa ¸n nh©n d©n sè 5/2004, sè 10, tr 2 - 5)
Phïng Trung TËp: YÕu tè lçi trong tr¸ch nhiÖm liªn ®íi båi thêng thiÖt h¹i ngoµi hîp ®ång (T¹p chÝ luËt häc sè 5/1997, tr 23)
TiÕn sÜ Lª ThÞ S¬n: Quèc triÒu h×nh luËt – lÞch sö ph¸t triÓn h×nh thµnh néi dung vµ gi¸ trÞ, Nxb Khoa häc x· héi Hµ Néi 2004
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo pháp luật dân sự Việt Nam.doc