Nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC tại TP. HCM là cấp bách
hiện nay, vì nó quyết định sựtồn tại và phát triển của các công ty CTTC trong hội nhập
quốc tế. Gần 20 năm hình thành và phát triển của các công ty CTTC tại TP. HCM đã
có sựphát triển nhất định. Tuy nhiên, nhìn chung sựphát triển của các công ty CTTC
tại TP. HCM chưa tương xứng với tiềm năng và sựkỳvọng của đất nước mà nguyên
nhân chủyếu là năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC còn thấp so với các ĐCTC
khác trong nước và khu vực, thếgiới. Nội dung nâng cao năng lực cạnh tranh của các
công ty CTTC rất đa dạng. Luận án đã sửdụng phương pháp ma trận do Thompson -
Strickland đềxuất. Hai công việc quan trọng được thực hiện là: đo lường năng lực cạnh
tranh của các công ty CTTC và đo lường một sốyếu tốmôi trường bên ngoài ảnh
hưởng đến năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC. Thang đo Likert 5 bậc được sử
dụng. Đối tượng khảo sát là các khách hàng, nhà quản lý và một sốchuyên gia am hiểu
vấn đề.
255 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2616 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hau căng thật rộng tấm lưới
để hứng mọi cơ hội đến từ tương lai.
+ Quan điểm của Paul Krugman
Ông đã chứng minh “lợi thế so sánh” không phải “năng lực cạnh tranh”. Trước
hết, ông cho rằng nỗi ám ảnh về năng lực cạnh tranh có thể làm cho quốc gia bị lạc
hướng, ưu tiên nguồn lực cho những công trình chưa thật cần thiết, trong khi đáng lẽ ra
phải dành nguồn lực đó cho những dự án quan trọng, cấp thiết hơn. Ở Việt Nam, việc
các tỉnh đua nhau quy hoạch khu công nghiệp, dẫn đến cạnh tranh lẫn nhau trong thu
hút đầu tư và sử dụng quỹ đất không hiệu quả là minh chứng cho luận thuyết của Paul
Krugman. Thứ hai, quá lo lắng về sự cạnh tranh cũng có thể dẫn đến các chính sách
bảo hộ và chiến tranh thương mại. Hiện nay, trên thế giới đang có xu thế tăng lên của
các hàng rào phi thuế quan, là biểu hiện khá rõ của luận thuyết Paul Krugman.
+ Quan điểm của trường phái “quản trị chiến lược”
Đây là trường phái chú trọng đến việc làm rõ nguồn lực bảo đảm cho năng lực
cạnh tranh. Các nguồn lực được quan tâm nhiều là: nhân lực, vốn, công nghệ,
5
marketing. Các nguồn lực được đo lường và so sánh giữa các công ty để xác định lợi
thế cạnh tranh. Trường phái này có các tác giả tiêu biểu như Fred David, Arthur A.
Thompson, Jr & A.J. Strickland.
+ Quan điểm của trường phái “năng lực cạnh tranh hoạt động”
Trường phái này nghiên cứu năng lực cạnh tranh chú trọng vào những chỉ tiêu
cơ bản gắn với hoạt động kinh doanh trên thực tế như: thị phần, năng suất lao động, giá
cả, chi phí…
+ Quan điểm của trường phái “năng lực cạnh tranh dựa trên tài sản”
Đây là trường phái nghiên cứu nguồn hình thành năng lực cạnh tranh trên
cơ sở sử dụng các nguồn lực như: nhân lực, công nghệ, lao động. Theo đó, các công ty
có năng lực cạnh tranh cao là những công ty sử dụng các nguồn lực hiệu quả như
nguồn nhân lực, lao động, công nghệ, đồng thời có lợi thế hơn trong việc tiếp cận các
nguồn lực này.
+ Quan điểm của trường phái “năng lực cạnh tranh theo quá trình”
Quan điểm của trường phái này là nghiên cứu năng lực cạnh tranh như các quá
trình duy trì và phát triển năng lực cạnh tranh. Các quá trình bao gồm: quản trị chiến
lược, sử dụng nguồn nhân lực, các quá trình tác nghiệp (sản xuất, chất lượng…).
+ Quan điểm của của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
Theo OECD, thì “năng lực cạnh tranh được đồng nghĩa với năng suất lao động,
là sức sản xuất cao trên cơ sở sử dụng hiệu quả yếu tố sản xuất để phát triển bền vững
trong điều kiện cạnh tranh” [34].
1.2.1.4. Quan điểm của tác giả về năng lực cạnh tranh của công ty cho thuê tài
chính
Từ các tiếp cận nêu trên, tác giả đề xuất khái niệm về năng lực cạnh tranh của
công ty cho thuê tài chính như sau: “Năng lực cạnh tranh của công ty cho thuê tài chính
là khả năng duy trì và nâng cao năng lực cung ứng sản phẩm-dịch vụ, mở rộng mạng
lưới, thu hút khách hàng và sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào và đầu tra nhằm đạt
hiệu quả kinh tế cao và bền vững. Đó là việc khai thác, sử dụng nội lực và lợi thế bên
trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm-dịch vụ hấp dẫn khách hàng, chiếm lĩnh
thị phần và nâng cao vị thế của công ty trên thị trường".
1.2.2. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của công ty cho thuê tài chính
Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của công ty CTTC được thể hiện qua
Sơ đồ 1.1.
6
Sơ đồ 1.1: Yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của công ty cho thuê tài chính
1.2.3. Yếu tố môi trường bên ngoài tác động đến năng lực cạnh tranh của công ty
cho thuê tài chính
Có rất nhiều yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty.
Vận dụng mô hình kim cương của Michael Porter, có 3 yếu tố thuộc môi trường bên
ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty, đó là: thị trường; luật pháp và
chính sách, kết cấu hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ.
1.3. MỘT SỐ MÔ HÌNH PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH
Để đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty, người ta thường sử dụng một số
phương pháp cơ bản, đó là: phương pháp ma trận SWOT; mô hình kim cương của
Michael Porter, phương pháp ma trận hình ảnh cạnh tranh và phương pháp của
Thompson - Strickland.
1.3.1. Ma trận SWOT
Ma trận SWOT là ma trận đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của công ty và ước
lượng những cơ hội, thách thức của môi trường kinh doanh bên ngoài, để từ đó có sự
phối hợp giữa năng lực của công ty với tình hình môi trường. SWOT được viết tắt từ
4 chữ: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và
Threatens (thách thức).
1.3.2. Mô hình kim cương của Michael Porter
Mô hình được diễn tả bằng khối tứ diện, 4 đỉnh là: công ty; các yếu tố cung; các
yếu tố cầu; các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan. Khối tứ diện chịu tác động bởi
các yếu tố bên ngoài. Bốn nhóm yếu tố trong mô hình kim cương của Michael Porter
NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY CTTC
Nguồn nhân
lực
Quản trị điều
hành
Sản phẩm
Tài chính
Mạng lưới
Thương hiệu
Chất lượng dịch
vụ
Marketing
Lãi suất
Công
nghệ
7
phát triển trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và tác động đến việc hình thành năng
lực cạnh tranh quốc tế của các công ty.
1.3.3. Mô hình hình ảnh cạnh tranh
Mô hình hình ảnh cạnh tranh được sử dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh của
công ty. Mô hình này cho phép so sánh trực tiếp giữa công ty được nghiên cứu với
các đối thủ cạnh tranh.
1.3.4. Mô hình đánh giá các yếu tố nội bộ
Mô hình hình đánh giá các yếu tố nội bộ do Thompson và Strickland đề xuất bao
gồm các bước như: Lập danh mục các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của
công ty trong một ngành kinh doanh; Xác định tầm quan trọng của các yếu tố đối với
ngành; Phân loại từ 1 đến 5 cho mỗi yếu tố đại diện từ yếu nhất đến mạnh nhất; Tính
điểm cho từng yếu tố bằng cách nhân mức độ quan trọng của yếu tố đó với điểm số
phân loại tương ứng; Tính tổng điểm cho toàn bộ các yếu tố được đưa vào ma trận
bằng cách cộng điểm số các yếu tố thành phần năng lực cạnh tranh của công ty. Nếu
tổng số điểm của toàn bộ các yếu tố được đưa vào ma trận từ 3,0 trở lên, thì công ty có
năng lực cạnh tranh tuyệt đối trên mức trung bình. Ngược lại, tổng số điểm trong ma
trận T < (T* = 3,0) thì năng lực cạnh tranh tuyệt đối của công ty thấp hơn mức trung
bình.
1.4. THIẾT KẾ MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÁC CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.4.1. Khung phân tích
Xuất phát từ vấn đề tồn tại của các công ty CTTC tại TP. HCM, với mục tiêu
nghiên cứu và nội dung nghiên cứu đã được xác định, tác giả xây dựng khung phân tích,
lựa chọn phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh, xác định tầm quan trọng của các
yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của công ty, tiến hành đo lường các yếu tố bên
trong và yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty
CTTC tại TP. HCM.
1.4.2. Lựa chọn phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty cho
thuê tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh
Về mặt lý luận và thực tiễn có 4 phương pháp cơ bản để đánh giá năng lực
cạnh tranh của công ty. Trong luận án này tác giả chọn mô hình phân tích đánh giá
các yếu tố bên trong của Thompson-Strickland vì mô hình này này không đòi hỏi phải
nắm rõ thông tin về đối thủ, mà chỉ cần có cái nhìn tổng quan về tình hình cạnh tranh
trên thị trường và hiểu rõ bản thân công ty được chọn làm đối tượng nghiên cứu.
8
1.4.3. Phương pháp xác định tầm quan trọng của các yếu tố cấu thành năng lực
cạnh tranh của ngành cho thuê tài chính
1.4.3.1. Lựa chọn các yếu tố quan trọng đối với năng lực cạnh tranh của ngành
cho thuê tài chính
Đối với ngành CTTC, tác giả đã tiến hành nghiên cứu, kết hợp xin ý kiến chuyên
gia cho thấy có 10 yếu tố quan trọng đối với các công ty CTTC tại TP. HCM là: Năng
lực tài chính; Năng lực quản trị, điều hành; Năng lực nguồn nhân lực; Năng lực sản
phẩm; Năng lực Marketing; Năng lực chất lượng dịch vụ; Năng lực cạnh tranh lãi suất;
Năng lực uy tín, thương hiệu; Năng lực công nghệ; Năng lực phát triển mạng lưới.
1.4.3.2. Tiến hành phỏng vấn chuyên gia
Tiến hành phỏng vấn chuyên gia về mức độ quan trọng của 10 yếu tố kể trên đối
với ngành CTTC. Kết quả được tổng hợp bằng phương pháp thống kê.
1.4.3.3. Phương pháp tính trọng số
Trọng số từng yếu tố được tính theo công thứic: Ti = Ki / ∑∑Kij (j = 1, 10),
trong đó ki là số điểm mà chuyên gia thứ j đã cho yếu tố i.
1.4.4. Phương pháp đo lường năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài
chính tại thành phố Hồ Chí Minh
1.4.4.1. Xây dựng thang đo năng lực cạnh tranh của công ty
Dựa vào phương pháp Thompson - Strickland, tác giả đã chọn ra 58 biến quan
sát để đo lường 10 yếu tố năng lực cạnh tranh và dùng hệ số Cronbach Alpha để
kiểm định thang đo. Kết quả cho thấy các thang đo đều sử dụng được. Có 6 biến
quan sát bị loại, còn lại 52 biến. Như vậy, bộ thang đo năng lực cạnh tranh của các
công ty CTTC tại TP. HCM gồm 10 nhóm yếu tố, với 52 biến quan sát.
1.4.4.2. Triển khai khảo sát
Cuộc khảo sát được tổ chức từ tháng 8/2012 đến tháng 12/2012. Đối tượng
phỏng vấn là lãnh đạo và các cán bộ quản lý của công ty CTTC tại TP. HCM, các nhà
kinh tế, các chuyên gia. Kết quả thu về với 328 phiếu hợp lệ.
1.4.4.3. Xử lý dữ liệu khảo sát
Dữ liệu từ khảo sát 328 phiếu điều tra hợp lệ đã được xử lý bằng phần mềm
SPSS. Giá trị trung bình điểm đánh giá của chuyên gia cho năng lực cạnh tranh của yếu
tố Ti được xếp hạng. Nếu Ti < 1.5 thì năng lực cạnh tranh của yếu tố « i » là rất yếu ;
Nếu 1.5 ≤ Ti < 3.0 thì năng lực cạnh tranh của yếu tố « i » là yếu; Nếu 3.0 ≤ Ti < 3.7
thì năng lực cạnh tranh của yếu tố « i » là trung bình; Nếu 3.7 ≤ Ti < 4.5 thì năng lực
cạnh tranh của yếu tố « i » là khá; Nếu 4.5 ≤ Ti ≤ 5.0 thì năng lực cạnh tranh của yếu tố
« i » là mạnh.
9
1.4.5. Phương pháp đo lường các yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến
năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính tại thành phố Hồ Chí
Minh
1.4.5.1. Thiết kế thang đo mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài
đến năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính tại thành phố Hồ Chí
Minh
Việc xác định các yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực
cạnh tranh của các công ty CTTC cơ bản dựa vào khung lý thuyết của Michael
Porter (2006), bao gồm 3 nhóm yếu tố : Môi trường kinh doanh; Sự gia tăng của nhu
cầu dịch vụ CTTC; Nhóm yếu tố phát triển của TTTC và ngành phụ trợ. Tổng hợp và
cân nhắc các yếu tố trên, tác giả đề xuất bộ thang đo 3 nhóm yếu tố với 21 biến quan
sát.
1.4.5.2. Kiểm định thang đo mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường
bên ngoài đến năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính tại thành
phố Hồ Chí Minh
Trên cơ sở thang đo trên, tác giả thiết kế bảng câu hỏi với 21 mục. Sau khi dữ
liệu được thu thập và nhập máy và chạy phần mềm SPSS, hệ số Cronbach Alpha
được sử dụng để kiểm định thang đo. Qua kiểm định, tất cả các thang đo đều đáp
ứng yêu cầu. Có 3 biến bị loại, thang đo còn lại 18 biến quan sát.
1.4.5.3. Triển khai khảo sát mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài
Đối tượng phỏng vấn là các chuyên gia kinh tế, các nhà quản lý tài chính ngân
hàng.
1.4.5.4. Phương pháp xử lý kết quả khảo sát
Giá trị trung bình điểm đánh giá của chuyên gia cho mức độ ảnh hưởng của của
yếu tố môi trường Mi được quy ước như sau: Nếu Mi < 1.5 thì ảnh hưởng của yếu tố «
i » là rất yếu; Nếu 1.5 ≤ Mi < 3.0 thì ảnh hưởng của yếu tố « i » là yếu; Nếu 3.0 ≤ Mi <
3.7 thì ảnh hưởng của yếu tố « i » là trung bình; Nếu 3.7 ≤ Mi < 4.5 thì ảnh hưởng của
yếu tố « i » là khá; Nếu 4.5 ≤ Mi ≤ 5.0 thì ảnh hưởng của yếu tố « i » là mạnh.
1.4.6. Phương pháp chuyên gia nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực cạnh
tranh của các công ty cho thuê tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh
Để thu thập ý kiến chuyên gia, tác giả đã tổ chức một cuộc tọa đàm với các
chuyên gia là các giảng viên trường Đại học Ngân hàng, Đại học Tài chính –
Marketing, Đại học Kinh tế - tài chính, các nhà quản lý tài chính ngân hàng, nhà quản
lý công ty CTTC. Những ý kiến thu được là cơ sở để tác giả nghiên cứu đề xuất các
giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC trên địa bàn TP. HCM.
10
1.5. BÀI HỌC KINH NGHIỆM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÁC CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA
1.5.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia
1.5.1.1. Tại Trung Quốc
Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy loại hình công ty CTTC rất đa dạng.
Chính phủ hỗ trợ hoạt động cho các công ty CCTC trên các khía cạnh thuế, chính sách
vốn. Ngoài ra, các công ty CTTC liên kết với các nhà sản xuất máy móc thiết. Các
công ty tài chính đầu tư, công ty tài chính tư vấn vẫn được phép thực hiện hoạt động
CTTC như là một nghiệp vụ phụ bên cạnh hoạt động kinh doanh chính.
1.5.1.2. Tại Hàn Quốc
Hoạt động CTTC ở Hàn Quốc phát triển là do có sự tham gia chỉ đạo củ Chính
phủ trong việc có định hướng rõ ràng trong cơ cấu tài sản cho thuê, có những quy định
thông thoáng của CTTC giúp ngành này trở nên hấp dẫn. Chính phủ chủ động hỗ trợ
ngành công nghiệp này phát triển bằng những chính sách thuế, hạch toán khấu hao tài
sản và quy định nhiều quyền có lợi cho bên cho thuê. Hệ thống pháp lý điều chỉnh hoạt
động cho thuê được bài bản, đưa thành luật.
1.5.1.3. Tại Indonesia
Thị trường CTTC phát triển được là do chính phủ có nhiều chính sách ưu đãi
như: Miễn giảm thuế đối với tài sản cho thuê cả khi nhập cũng như khi bán tài sản, hệ
thống tài chính và ngân hàng luôn cải cách có lợi cho công ty CTTC.
1.5.2. Bài học cho các công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam
Một là, hoàn thiện khung pháp lý để điều chỉnh hoạt động CTTC.
Hai là, tăng cường năng lực tài chính cho các công ty CTTC bằng cách thu hút
đầu tư nước ngoài, thực hiện liên doanh liên kết và gắn bó chặt chẽ với nhà sản xuất.
Ba là, đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ và nâng cao chất lượng phục vụ nhằm
thoả mãn những yêu cầu khác nhau của từng loại khách hàng.
Bốn là, đẩy mạnh vai trò của hiệp hội CTTC.
11
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC CÔNG TY CHO
THUÊ TÀI CHÍNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1.1. Khái quát sự hình thành và phát triển của các công ty cho thuê tài chính tại
thành phố Hồ Chí Minh
Sau gần 20 năm hoạt động thì số lượng công ty CTTC hoạt động tại Việt Nam
thể hiện qua biểu đồ 2.1.
Biểu đồ 2.1: Số lượng các công ty cho thuê tài chính ở Việt Nam
0 0
4
6 6
5 5 5 5 5 5 5
6 6 6
5 5
2 2
3 3 3 3 3 3
4 4
6
7 7 7 7 7 7
2 2
7
9 9
8 8 8
9 9
11
12
13 13 13
12 12
0
2
4
6
8
10
12
14
19
96
19
97
19
98
19
99
20
00
20
01
20
02
20
03
20
04
20
05
20
06
20
07
20
08
20
09
20
10
20
11
20
12
Năm
Số
c
ôn
g
ty Hà nội
Tp. HCM
Cả nước
Nguồn: Ngân hàng nhà nước chi nhánh TP. HCM.
2.1.2. Thực trạng hoạt động của các công ty cho thuê tài chính tại thành phố Hồ
Chí Minh
2.1.2.1. Thực trạng nguồn vốn hoạt động
Nguồn vốn của các công ty CTTC gồm: vốn và các quỹ, vốn huy động và nguồn
vốn vay, trong đó, nguồn vốn vay chủ yếu là vay từ các TCTD khác. Thực trạng nguồn
vốn của các công ty CTTC trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2012 phản ánh qua Bảng
2.2. Hoạt động huy động vốn của các công ty CTTC trên địa bàn thành phố chủ yếu
nhận tiền gửi của các cá nhân và tổ chức với kỳ hạn từ 01 năm trở lên và phát hành
giấy tờ có giá (có kỳ hạn trên 01 năm) để huy động vốn từ các cá nhân và tổ chức kinh
tế.
12
Bảng 2.1: Tổng nguồn vốn hoạt động của các công ty cho thuê tài chính
Đơn vị: tỷ đồng
Năm Chỉ tiêu
2008 2009 2010 2011 2012
Nguồn vốn hoạt động 9.780 14.242 15.861 16.916 18.434
Tốc độ tăng trưởng (%) 33,46 45,62 11,37 6,65 8,97
Vốn và các quỹ
Trong đó: VĐL
1.565
1.281
3.015
1.294
5.253
1.557
6.751
1.879
8.922
2.119
Huy động vốn 3.246 5.567 4.982 3.312 3.147
Tốc độ tăng trưởng (%) 124,79 71,5 -10,51 -33,52 - 4,98
Vay TCTD khác 4.969 5.660 5.626 6.853 6.365
Tốc độ tăng trưởng (%) 9,38 13,91 -0,6 21,81 -7,12
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. HCM.
2.1.2.2. Thực trạng cho thuê tài chính
Dư nợ CTTC đã có sự tăng trưởng đáng kể qua các năm và ngày tăng với tốc độ
cao. Nếu năm 2008 dư nợ cho thuê là 10.440 tỷ đồng thì năm 2009 là 11.683 tỷ đồng
đồng tăng 11,91% và đến năm 2011 tăng lên 14.249 tỷ đồng tăng 9,54% so với năm
2010 và trong năm 2012 dư nợ cho thuê có giảm xuống còn 13.986 tỷ đồng tương ứng
giảm 1,85%.
Biểu đồ: 2.2: Dư nợ của các công ty cho thuê tài chính trên địa bàn TP. HCM
Đơn vị: Tỷ đồng
10.440
11.683
13.008
14.249 13.986
0
2.000
4.000
6.000
8.000
10.000
12.000
14.000
16.000
2008 2009 2010 2011 2012
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. HCM.
Tuy nhiên, dư nợ CTTC của các công ty CTTC trên địa bàn TP. HCM còn rất
thấp so với tổng dư nợ của toàn hệ thống NHTM trên địa bàn TP. HCM. Năm 2008 dư
nợ CTTC ở TP. HCM chỉ chiếm 2,55% trong tổng dư nợ của hệ thống NHTM, năm
13
2009 là 2,09%, năm 2010 là 1,83% và năm 2011 là 1,87% và năm 2012 là 1,64%, điều
này cho thấy mức độ đóng góp của các công ty CTTC đối với nền kinh tế còn nhỏ bé
chưa tương xứng với tiềm năng phát triển và lợi thế của CTTC mang lại.
Bảng 2.2: Tình hình dư nợ của các công ty cho thuê tài chính tại TP. HCM
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Stt Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
1 Tổng dư nợ của hệ thống 409.735 559.855 709.090 764.003 850.822
2 Dư nợ cho thuê tài chính 10.440 11.683 13.008 14.249 13.986
3 Tốc độ tăng trưởng dư nợ CTTC (%) - 11,91 11,34 9,54 -1,85
4 Tỷ trọng dư nợ so với hệ thống (%) 2,55 2,09 1,83 1,87 1,64
5 Nợ xấu 553 4.323 5.984 6.412 6.434
6 Tỷ lệ nợ xấu (%) 5,3 37,0 46,0 45,0 46,0
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. HCM.
Bên cạnh sự gia tăng về quy mô dư nợ qua các năm thì điều đánh lo ngại nhất là
chất lượng của các khoản CTTC ngày càng giảm, điều này thể hiện ở tỷ lệ nợ xấu tăng
cao, cụ thể ở các năm 2010 là 46%, 2011 là 45% và năm 2012 là 46%.
2.2.2.5. Đối với các hoạt động dịch vụ khác
Các công ty CTTC mà còn thực hiện các hoạt động dịch vụ phi tín dụng như tư
vấn cho khách về những vấn đề có liên quan đến nghiệp vụ CTTC; Thực hiện các dịch
vụ uỷ thác, quản lý tài sản và bảo lãnh liên quan đến hoạt động CTTC và các dịch vụ
khác có liên quan.
2.2. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC CÔNG TY CHO THUÊ
TÀI CHÍNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.2.1. Tầm quan trọng của các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh đối với
ngành cho thuê tài chính
2.2.1.1. Tầm quan trọng của năng lực tài chính
Năng lực tài chính là một yếu tố cạnh tranh mạnh của ngành CTTC tại TP.HCM
với điểm trung bình là 3.4828 trên tổng số 5 điểm.
2.2.1.2. Tầm quan trọng của năng lực quản trị điều hành
Năng lực quản trị là một yếu tố cạnh tranh mạnh và có tầm quan trọng trong số
các yếu tố cạnh tranh của ngành CTTC tại TP. HCM với điểm số là 3.1379 trên tổng số
5 điểm.
14
2.2.1.3. Tầm quan trọng của năng lực cạnh tranh nguồn nhân lực
Yếu tố nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất của năng lực cạnh tranh đối với
ngành CTTC với số điểm trung bình là 3.7759.
2.2.1.4. Tầm quan trọng của năng lực phát triển sản phẩm
Phát triển sản phẩm là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
của ngành CTTC với điểm bình quân đạt 2.8621.
2.2.1.5. Tầm quan trọng của năng lực Marketing
Yếu tố Marketing đứng thứ 6 trong 10 yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của
ngành CTTC tại TP. HCM điểm bình quân 2.3276.
2.2.1.6. Tầm quan trọng của năng lực đáp ứng chất lượng dịch vụ
Yếu tố chất lượng dịch vụ có vị trí quan trọng và đứng vị trí thứ 5 với điểm
trung bình là 2.3621.
2.2.1.7. Tầm quan trọng của năng lực cạnh tranh lãi suất
Mức độ ảnh hưởng của yếu tố giá đến năng lực cạnh tranh của ngành CTTC
được các chuyên gia đánh giá thấp hơn so với các yếu tố thương hiệu, marketing,
công nghệ, tài chính, nhân sự, chất lượng dịch vụ và đạt điểm bình quân là 2.0862.
2.2.1.8. Tầm quan trọng của năng lực uy tín thương hiệu
Yếu tố năng lực uy tín, thương hiệu đối với ngành CTTC cũng là một yếu tố
ảnh hưởng đáng kể với số điểm đánh giá là 2.2286/5 điểm.
2.2.1.10. Tầm quan trọng của năng lực phát triển mạng lưới
Yếu tố phát triển mạng lưới được đánh giá mức độ quan trọng vối điểm điểm
bình quân là 2.2931.
2.2.1.11. Trọng số của các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh đối với ngành
cho thuê tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh
Sau khi thảo luận và lấy ý kiến chuyên gia về tầm quan trọng của 10 yếu tố
cấu thành năng lực cạnh tranh ngành CTTC tại TP. HCM được thể hiện qua Bảng 2.3.
Bảng 2.3. Trọng số của các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh ngành cho thuê
tài chính tại TP. HCM
Yếu tố Tổng điểm yếu tố Trọng số
1. Năng lực nguồn nhân lực 234 0.131
2. Năng lực tài chính 224 0.125
3. Năng lực quản trị điều hành 216 0.121
4. Năng lực phát triển sản phẩm 185 0.103
5. Năng lực chất lượng dịch vụ 171 0.095
6. Năng lực marketing 164 0.092
7. Năng lực phát triển mạng lưới 163 0.091
8. Năng lực uy tín, thương hiệu 150 0.084
9. Năng lực công nghệ 149 0.083
10. Năng lực cạnh tranh lãi suất 136 0.076
Tổng 1792 1.000
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả.
15
2.2.2. Phân tích các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê
tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh
2.2.2.1. Năng lực phát triển sản phẩm của các công ty cho thuê tài chính
Điểm số bình quân năng lực phát triển sản phẩm của các công ty CTTC tại TP.
HCM được các chuyên gia đánh giá là 2.81. So với chuẩn trung bình (3.0 ≤Ti <3.7)
thì năng lực này là dưới mức trung bình.
2.2.2.2. Năng lực công nghệ của các công ty cho thuê tài chính
Năng lực công nghệ của các công ty CTTC tại TP. HCM chỉ đạt dưới mức
trung bình yếu với điểm số bình quân là 2.80.
2.2.2.3. Năng lực quản trị điều hành của các công ty cho thuê tài chính
Các chuyên gia đã cho điểm năng lực quản trị điều hành của các công ty CTTC
tại TP. HCM ở mức độ 2.79 trên thang đo 5 điểm. Xét theo chuẩn trung bình (3 điểm)
thì năng lực quản trị điều hành của các công ty CTTC tại TP. HCM chỉ đạt dưới mức
trung bình yếu.
2.2.2.4. Nguồn nhân lực của các công ty cho thuê tài chính
Nguồn nhân lực của các công ty CTTC tại TP. HCM có sức cạnh tranh thấp.
Điểm bình quân yếu tố nguồn nhân lực được các chuyên gia đánh giá là 2.71 trên 5
điểm tối đa.
2.2.2.5. Năng lực uy tín, thương hiệu của các công ty cho thuê tài chính
Yếu tố thương hiệu của các công ty CTTC tại TP. HCM do chuyên gia đánh giá
là 2.64, phản ánh năng lực cạnh tranh của yếu tố này còn thấp.
2.2.2.6. Năng lực cạnh tranh lãi suất của các công ty cho thuê tài chính
Yếu tố cạnh tranh lãi suất của các công ty CTTC tại TP. HCM được đánh giá ở
mức trung bình yếu (điểm bình quân là 2.56/5 điểm).
2.2.2.7. Năng lực cạnh tranh chất lượng dịch vụ của các công ty cho thuê tài chính
Các chuyên gia đánh giá rất thấp năng lực cạnh tranh chất lượng dịch vụ của các
công ty CTTC tại TP. HCM. Điểm số bình quân cho yếu tố này là 2.55.
2.2.2.8. Năng lực marketing của các công ty cho thuê tài chính
Điểm số bình quân năng lực marketing của các công ty CTTC tại TP. HCM do
chuyên gia đánh giá là 2.34, phản ánh năng lực cạnh tranh của yếu tố marketing là còn
thấp.
2.2.2.9. Năng lực phát triển mạng lưới của các công ty cho thuê tài chính
Các chuyên gia đánh giá rất thấp năng lực phát triển mạng lưới chi nhánh của
các công ty CTTC tại TP. HCM. Điểm số bình quân cho yếu tố này là 2.33.
16
2.2.2.10. Năng lực tài chính của các công ty cho thuê tài chính
Năng lực tài chính của các công ty CTTC tại TP. HCM còn rất thấp so với đối
thủ cạnh tranh, với điểm trung bình là 1.82 trên 5 điểm.
2.2.3. Đánh giá tổng hợp năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính
tại thành phố Hồ Chí Minh
Tích hợp những tính toán từ kết quả khảo sát, ma trận phản ánh năng lực cạnh
tranh của các công ty CTTC tại TP. HCM được phản ánh qua Bảng 2.4 cho thấy điểm
yếu tố năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC tại TP. HCM ở mức trung bình yếu
với điểm trung bình là 2.5279.
Bảng 2.4: Ma trận năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính
tại TP. HCM
Các yếu tố năng lực cạnh tranh (xếp theo
điểm số năng lực cạnh tranh)
Trọng số
NLCT
Điểm yếu
tố NLCT
Điểm số
NLCT
(1) (2) (3=4*2) (4)
1. Năng lực nguồn nhân lực 0.131 0.3550 2.71
2. Năng lực tài chính 0.125 0.2275 1.82
3. Năng lực quản trị điều hành 0.121 0.3376 2.79
4. Năng lực phát triển sản phẩm 0.103 0.2894 2.81
5. Năng lực chất lượng dịch vụ 0.095 0.2423 2.55
6. Năng lực marketing 0.092 0.2153 2.34
7. Năng lực phát triển mạng lưới 0.091 0.2120 2.33
8. Năng lực uy tín, thương hiệu 0.084 0.2218 2.64
9. Năng lực công nghệ 0.083 0.2324 2.80
10. Năng lực cạnh tranh lãi suất 0.076 0.1946 2.56
Tổng 1.000 2.5279 -
Nguồn: kết quả khảo sát của tác giả
2.3. ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG BÊN
NGOÀI ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC CÔNG TY CHO THUÊ
TÀI CHÍNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.3.1. Ảnh hưởng của của yếu tố thị trường đến năng lực cạnh tranh của các công
ty cho thuê tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh
Yếu tố thị trường có ảnh hưởng tương đối rõ nét đến năng lực cạnh tranh của các
công ty CTTC tại TP. HCM. Các yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất phải kể đến là: Huy
động vốn cao sẻ ảnh hưởng đến hoạt động CTTC; Cầu CTTC tăng.
2.3.2. Ảnh hưởng của yếu tố luật pháp và chính sách đến năng lực cạnh tranh
của các công ty cho thuê tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh
Yếu tố luật pháp và chính sách có ảnh hưởng khá mạnh mẽ đến năng lực cạnh
17
tranh của các công ty CTTC. Trong 6 yếu tố được khảo sát thì yếu tố có ảnh hưởng tích
cực nhất là chính sách khuyến khích phát triển DNNVV; Các yếu tố môi trường khác
ảnh hưởng xấu đến hoạt động của công ty CTTC là tình trạng tham nhũng; Những hạn
chế trong điều hành chính sách tiền tệ. Bên cạnh đó, là những bất ổn của nền kinh tế
như cơ cấu kinh tế chưa hợp lý, mô hình tăng trưởng đang chú trọng chiều rộng mà
chưa chú trọng chiều sâu, đầu tư công còn dàn trải.
2.3.3. Ảnh hưởng của yếu tố kết cấu hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ đến năng lực cạnh
tranh của các công ty cho thuê tài chính
Yếu tố kết cấu hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh
tranh của công ty CTTC tại TP. HCM. Trong 7 yếu tố được khảo sát, các chuyên gia
đánh giá 5 yếu tố có ảnh hưởng mạnh.
2.4. NHẬN XÉT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC CÔNG TY CHO
THUÊ TÀI CHÍNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.4.1. Những kết quả đạt được
Hoạt động của các công ty CTTC trên địa bàn TP. HCM đã tạo thành hệ thống
tài chính hoàn chỉnh, hoạt động với các vai trò chức năng khác nhau làm đa dạng và
phong phú cung cấp vốn, dịch vụ tài chính ngân hàng cho nền kinh tế, góp phần thúc
đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và phát triển nhanh.
2.4.2. Những hạn chế
+ Năng lực tài chính yếu
+ Năng lực phát triển mạng lưới còn nhiều hạn chế
+ Năng lực marketing còn yếu
+ Năng lực cạnh tranh chất lượng dịch vụ
+ Năng lực cạnh tranh lãi suất thấp
+ Năng lực uy tín, thương hiệu còn nhiều hạn chế
+ Năng lực nguồn nhân lực thấp
+ Năng lực quản trị điều hành còn nhiều bất cập
+ Năng lực phát triển công nghệ còn hạn chế
+ Năng lực phát triển sản phẩm còn hạn chế
2.4.3. Nguyên nhân hạn chế
Thứ nhất, vẫn còn một số bất cập, vướng mắc trong cơ chế chính sách khuôn
khổ pháp luật như vấn đề về thuế, về việc thu hồi tài sản, về giới hạn cho thuê.
Thứ hai, đa phần các công ty CTTC ở Việt Nam trực thuộc các NHTM, nên hoạt
động CTTC như là một mảng hoạt động của NHTM, chiến lược kinh doanh của công
ty CTTC phụ thuộc vào chiến lược của NHTM mình trực thuộc.
18
Thứ ba, do trình độ nhân viên chủ yếu được điều động từ NHTM sang nên hạn
chế về mặt kỹ thuật. Ngoài ra, tính tuân thủ trong thực hiện quy trình ra quyết định tài
trợ còn chưa chặt chẽ dẫn tới rủi ro đạo đức.
Thứ tư, chi phí sử dụng vốn của các công ty CTTC cao do vay của các NHTM.
Thứ năm, công tác thẩm định ra quyết định cho thuê còn bất cập.
Thứ sáu, ý thức chấp hành luật pháp vẫn chưa nghiêm, sổ sách không minh bạch
của khách hàng đi thuê.
Thứ bảy, chưa có chiến lược tuyên truyền quảng bá rộng rãi về lợi ích của CTTC.
Thứ tám, hiệp hội CTTC chưa phát huy được vai trò như kỳ vọng.
19
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC CÔNG
TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3.1.1. Cạnh tranh là tất yếu của quá trình hội nhập quốc tế của các công ty cho
thuê tài chính
Quá trình phát triển và mở cửa nền kinh tế có những tác động mạnh mẽ đến hoạt
động của hệ thống các ĐCTC Việt Nam. Một mặt quá trình này tạo ra sức ép buộc các
ĐCTC phải thay đổi để thích nghi với tầm cao mới và những quy định mới khi tham
gia các tổ chức kinh tế quốc tế; mặt khác quá trình này tạo ra những cơ hội mà các
ĐCTC muốn chủ động tăng cường năng lực cạnh tranh của mình để nắm giữ.
3.1.2. Tiềm năng phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại thành phố Hồ Chí
Minh
Gia nhập WTO càng tạo một áp lực lớn hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Nhu cầu đầu tư máy móc thiết bị và cải tiến kỹ thuật để đáp ứng được yêu cầu cạnh
tranh cả trên sân nhà và tiến dần ra thế giới. Đây chính là cơ hội để phát triển hoạt động
CCTC.
3.1.3. Dự báo sự phát triển của thị trường cho thuê tài chính
Với nhu cầu ngày càng tăng của các doanh nghiệp, đặc biệt là DNNVV cùng với
việc hoàn thiện thể chế tài chính và các chính sách khuyến khích hoạt động này cho
thấy trong tương lại thị trường CTTC sẽ rất phát triển.
3.1.4. Quan điểm về nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài
chính tại thành phố Hồ Chí Minh
Một là, trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh là tất yếu
Hai là, công ty đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh
Ba là, nâng cao năng lực cạnh tranh là kết quả của quá trình phát triển lâu dài,
liên tục của công ty
Bốn là, nâng cao năng lực cạnh tranh phải được thực hiện đồng bộ
Năm là, nâng cao năng lực cạnh tranh phải dựa vào đặc thù của từng công ty
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC CÔNG TY
CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.2.1. Nâng cao năng lực tài chính
Để cải thiện năng lực này, điều quan trọng nhất là phải tự mình nỗ lực, cấu lại
nguồn vốn, trước hết, cần gia tăng khả năng huy động vốn của các công ty CTTC.
20
3.2.1.1. Đa dạng hóa nguồn vốn hoạt động
+ Tăng vốn điều lệ
+ Đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốn dài hạn
+ Phát hành trái phiếu
+ Tận dụng nguồn vốn từ các định chế tài chính ở nước ngoài
+ Liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng
+ Tận dụng nguồn vốn trả chậm trong thanh toán với nhà cung ứng
+ Cổ phần hóa các công ty cho thuê tài chính
3.2.1.2. Thực hiện các biện pháp phòng chống rủi ro
+ Phòng chống rủi ro về thiết bị
+ Công tác kiểm tra theo dõi hoạt động của tài sản thuê
+ Xây dựng các mẫu hợp đồng chặt chẽ về mặt pháp lý
3.2.1.3. Gia tăng năng lực cạnh tranh lãi suất
Công ty CTTC để thực hiện cạnh tranh lãi suất thì thực hiện tốt chính sách “xây
dựng mối quan hệ song phương với những đối tác chính”. Vì thông qua xây dựng mối
quan hệ song phương với các đối tác, công ty CTTC sẽ tận dụng được vốn và công
nghệ của các đối tác, cụ thể các công ty CCTC cần liên kết với các doanh nghiệp trong
việc bán hàng trả chậm, các nhà cung cấp còn đóng vai trò rất quan trọng trong việc
giới thiệu, tiếp thị hoạt động CTTC đến với khách hàng. Trong điều kiện thông tin về
hoạt động này còn hạn chế, việc doanh nghiệp lựa chọn nguồn tài trợ nào phần lớn là
do nhà cung cấp tư vấn. Như vậy, các công ty CTTC nên lựa chọn những nhà cung cấp
chiến lược và tạo dựng mối hợp tác chặt chẽ.
3.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Hoạt động CTTC gắn liền với tài sản là máy móc thiết bị phức tạp, tính năng kỹ
thuật ngày càng đa dạng và hiện đại. Do đó, yêu cầu chung đặt ra đối với nhân viên
công ty là bên cạnh việc phải có trình độ chuyên môn về lĩnh vực tài chính-ngân hàng
đồng thời phải có kỹ năng chuyên môn về kỹ thuật. Việc phát triển nguồn nhân lực
trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi phải thực hiện tốt từ khâu tuyển dụng, đào tạo cho đến
vấn đề giữ chân nhân sự. Vì vậy, các công ty CTTC cần chú trọng các công tác sau:
Xây dựng công tác tiêu chuẩn hóa cán bộ các cấp trong các công ty CTTC; Tăng cường
đào tạo nguồn nhân lực; Bố trí và sử dụng nhân sự hợp lý; Tạo môi trường làm việc
chuyên nghiệp.
3.2.3. Hoàn thiện tổ chức và phương thức quản trị điều hành
3.2.3.1. Phát triển mạng lưới
Để cải thiện trong thời gian tới, trước hết doanh nghiệp chú trọng nghiên cứu thị
21
trường, xác định nhu cầu. Trước hết cần tiến hành liên kết với các NHTM và thực hiện
uỷ thác cho các NHTM bán các sản phẩm dịch vụ cho công ty CTTC. Ngoài ra, cần
phải đẩy mạnh phát triển các giao dịch điện tử thông qua việc phát triển thương mại
điện tử bằng việc xây dựng cổng giao dịch trực tuyến thông qua trang web của công ty.
3.2.3.2. Gia tăng năng lực quản trị điều hành
Năng lực quản trị, điều hành ảnh hưởng đến toàn bộ các năng lực khác của công
ty. Muốn cải thiện năng lực quản trị, thì trước hết là cải thiện năng lực của nhà lãnh
đạo. Trong giải pháp gia tăng năng lực quản trị có một nội dung quan trọng là nâng cao
năng lực hoạch định chiến lược và khả năng ra quyết định chính xác và nhanh chóng.
Đồng thời, đẩy mạnh phát triển mạng lưới kinh doanh.
3.2.3.3. Nâng cao năng lực marketing
Để cho dân chúng và các nhà đầu tư biết và hiểu rõ được hoạt động của thị
trường CTTC, để kênh dẫn vốn này trở nên phổ biến đối với mọi người và các ngành
liên quan, cần phải mở rộng và tăng cường hơn nữa thông tin tuyên truyền, giới thiệu
về nghiệp vụ CTTC như: Giới thiệu rộng rãi hoạt động CTTC và những tiện ích của nó
đối với toàn xã hội trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, tập san kinh
tế-tài chính–ngân hàng, các phóng sự truyền thanh, truyền hình. Kênh thông tin này dễ
tiếp cận với đại đa số dân chúng và đặc biệt có hiệu quả đối với các khu vực, các tỉnh
thành có kế hoạch phát triển, đang thu hút được nguồn vốn đầu tư trong nước. Công ty
cũng nên chọn lựa vị trí thích hợp để làm trụ sở, có bảng hiệu rõ ràng để đảm bảo việc
dễ thấy, dễ tìm. Bên cạnh việc sử dụng các biện pháp quảng cáo truyền thống, quảng
cáo trên mạng cũng là một biện pháp hiệu quả do nhiều doanh nghiệp hiện nay đã tiếp
cận với thương mại điện tử. Vì vậy, các công ty CTTC nên đưa thông tin lên mạng
thông qua thiết lập một trang web với các thông tin cụ thể về thủ tục, qui trình nghiệp
vụ, điều kiện tài trợ và các ưu đãi nếu có…và đảm bảo thông tin luôn được cập nhật,
hữu ích cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp. Hiện tại vẫn còn một số công ty CTTC
chưa có website riêng, các công ty có website thì thông tin cũng còn khá sơ sài. Do
trong giai đoạn đầu, chưa có khả năng tạo ra các tương tác trên trang web thì việc xây
dựng trang web chỉ có các thông tin mang tính giới thiệu có thể chấp nhận được. Tuy
nhiên các công ty CTTC cần xác định rằng trong tương lai nên thiết lập trang thông tin
với các tương tác để khách hàng có thể nộp hồ sơ thuê qua mạng, thanh toán qua mạng
cũng như thăm dò ý kiến khách hàng qua mạng…
3.2.4. Phát triển sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ
3.2.4.1. Gia tăng năng lực phát triển sản phẩm
Tập trung tối đa nguồn lực để tiếp tục phát triển các sản phẩm phù hợp cho từng
đối tượng khách hàng. Để thực hiện được sách lược này, các công ty CTTC cần phát triển
dịch vụ mang tính tiện ích và hiện đại. Đối với mỗi công ty CTTC, việc đa dạng hóa
các sản phẩm, cần gắn liền với việc chuyên môn hóa các dịch vụ mà khách hàng của
22
mình sử dụng, tránh việc đầu tư dàn trải. Công ty CTTC phải xác định được sản phẩm
trọng tâm hóa của mình và tập trung phát triển chất lượng các dịch vụ đó.
+ Đa dạng hóa các phương thức cho thuê tài chính
CTTC bao gồm nhiều phương thức thuê, nhưng hiện tại 90% các giao dịch thuê
tài sản là thuê tài chính thuần. Do đó, các các công ty CTTC có thể mở rộng sang các
hình thức cho thuê khác như: Phương thức mua và cho thuê lại; Phương thức cho thuê
vận hành; Phương thức cho thuê giáp lưng.
+ Đa dạng hóa tài sản cho thuê
Cần mở rộng tài sản cho thuê sang bất động sản mà không chỉ dừng lại ở tài sản
là động sản, đồng thời và có hướng dẫn cụ thể về việc chuyển nhượng và sở hữu bất
động sản cho thuê.
+ Mở rộng đối tượng cho thuê tài chính
Cần có những hướng dẫn cụ thể về việc mở rộng đối tượng cho thuê sang các cá
nhân, hộ kinh tế gia đình, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các trang trại…
3.2.4.2. Nâng cao năng lực chất lượng dịch vụ
Để gia tăng chất lượng dịch vụ của các công ty CTTC cần thực hiện tốt việc
chăm sóc khách hàng. Cụ thể, công ty CTTC cần thực hiện các tốt các công việc như:
Tư vấn tài chính, đầu tư; Tư vấn lựa chọn máy móc, thiết bị.
3.2.5. Hiện đại hoá công nghệ
Một công ty CTTC hiện đại không thể không đầu tư công nghệ và coi trọng việc
ứng dụng các công nghệ hiện đại. Chính thông qua công nghệ mà các công ty tạo lên
sự gia tăng trong sản phẩm của mình, giảm được các chi phí trong giao dịch nhờ đó gia
tăng lợi nhuận.
3.2.6. Phát triển thương hiệu
Xây dựng sổ tay thương hiệu, trong đó xác định rõ các yếu tố cốt lõi của thương
hiệu, thiết kế hệ thống cơ bản các dấu hiệu nhận diện thương hiệu, biểu tượng thương
hiệu, cấu trúc thương hiệu,... xây dựng các văn bản quy phạm cho việc quản lý thương
hiệu nội bộ, xây dựng các hướng dẫn cơ bản cho công việc quản lý và phát triển
thương hiệu. Công ty CTTC phải tạo cho khách hàng của mình một hình ảnh tốt về
kinh doanh, không chỉ qua các tiêu chí về lợi nhuận, qui mô hoạt động, số lượng khách
hàng tăng ổn định, các sản phẩm dịch vụ được được xã hội nhanh chóng chấp nhận.
3.3. KIẾN NGHỊ
3.3.1 Đối với nhà nước
3.3.1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật
Hiện nay, hoạt động CTTC ở Việt Nam chỉ dựa trên Nghị định 16/2001/NĐ-CP
ngày 02/05/2001 và một số Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện, chưa được đưa
23
vào luật như một số nước trên thế giới nên mọi hoạt động đều chưa có nền tảng vững
chắc. Những vướng mắc về hình thức, đối tượng và tài sản cho thuê …đã xuất hiện và
tồn tại từ khi loại hình tín dụng này ra đời vẫn chưa được các cơ quan chức năng quan
tâm giải quyết. Do đó, sự hoàn thiện về môi trường pháp lý là bước đi quan trọng trong
tiến trình đưa hoạt động CTTC phát triển đúng như tiềm năng của nó tại Việt Nam.
3.3.1.2. Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển hoạt động cho thuê tài chính
Kinh nghiệm của các quốc gia có thị trường CTTC phát triển cho thấy trong giai
đoạn đầu, thị trường CTTC muốn phát triển cần phải có những chính sách hỗ trợ từ
phía Nhà nước cũng như sự quan tâm đúng mức thông qua các chính sách kinh tế vĩ
mô như tín dụng, thuế…để tạo đà cho sự phát triển.
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước
3.3.2.1. Tạo chính sách ổn định cho các công ty cho thuê tài chính phát triển
NHNN cần điều hành các công cụ, chính sách tiền tệ như tỷ giá, nghiệp vụ thị
trường mở, lãi suất, dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn một cách thận trọng, linh hoạt, đạt
được mục tiêu kiềm chế và kiểm soát được lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều
kiện thuận lợi cho hoạt động của các công ty CTTC, góp phần tăng trưởng kinh tế.
3.3.2.2. Nâng cao vai trò thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước
Công tác thanh tra, giám sát của NHNN phải đổi mới toàn diện để phù hợp với
thông lệ, chuẩn mực quốc tế và yêu cầu thực tiễn của Việt Nam trong giai đoạn tới.
3.3.2.3. Minh bạch hoá thông tin
NHNN phải đưa ra các quy định về yêu cầu các công ty CTTC công bố tài chính
một cách trung thực, đầy đủ, chính xác và kịp thời theo các chuẩn mực quốc tế. Việc
làm này nhằm giảm thiểu sự lệch lạc thông tin về các công ty CTTC và hỗ trợ việc cho
vay tới những khách hàng không truyền thống của công ty. NHNN và Bộ Tài chính cần
sớm xây dựng các cơ chế chính sách về minh bạch hóa và công khai thông tin của các
TCTD theo hướng tạo điều kiện cho các công ty CTTC tham gia vào TTCK. Một mặt,
TTCK là kênh tạo vốn quan trọng cho các công ty CTTC tăng cường khả năng tài
chính, mặt khác các công ty CTTC được niêm yết sẽ phải hoạt động minh bạch và có
hiệu quả hơn.
3.3.3. Đối với Hiệp hội cho thuê tài chính
VILEA cần xây dựng cho mình một website riêng để các thành viên có thể trao
đổi, thảo luận trực tiếp đồng thời để quảng bá hình ảnh của ngành CTTC đến với
khách hàng. Bên cạnh đó, VILEA nên có một bộ phận chuyên trách để có thể là đầu
mối tiếp nhận giải đáp các thắc mắc của các tổ chức thành viên về những quy định,
những thách thức cũng như điều kiện thuận lợi mà doanh nghiệp ngành gặp phải, nâng
cao vai trò phản biện, đóng góp ý kiến cho các chính sách của Nhà nước. Ngoài ra,
VILEA cần liên kết với hiệp hội ngành khác ở trong nước và các nước trên thế giới để
chia sẻ công nghệ, kỹ thuật đồng thời tìm những đối tác, những bạn hàng tin cậy.
24
KẾT LUẬN
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC tại TP. HCM là cấp bách
hiện nay, vì nó quyết định sự tồn tại và phát triển của các công ty CTTC trong hội nhập
quốc tế. Gần 20 năm hình thành và phát triển của các công ty CTTC tại TP. HCM đã
có sự phát triển nhất định. Tuy nhiên, nhìn chung sự phát triển của các công ty CTTC
tại TP. HCM chưa tương xứng với tiềm năng và sự kỳ vọng của đất nước mà nguyên
nhân chủ yếu là năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC còn thấp so với các ĐCTC
khác trong nước và khu vực, thế giới. Nội dung nâng cao năng lực cạnh tranh của các
công ty CTTC rất đa dạng. Luận án đã sử dụng phương pháp ma trận do Thompson -
Strickland đề xuất. Hai công việc quan trọng được thực hiện là: đo lường năng lực cạnh
tranh của các công ty CTTC và đo lường một số yếu tố môi trường bên ngoài ảnh
hưởng đến năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC. Thang đo Likert 5 bậc được sử
dụng. Đối tượng khảo sát là các khách hàng, nhà quản lý và một số chuyên gia am hiểu
vấn đề.
Kết quả khảo sát cho thấy, đối với các công ty CTTC tại TP. HCM, có một số
điểm mạnh cần phát huy nhưng cũng rất nhiều điểm yếu cần khắc phục là: năng lực
phát triển mạng lưới, năng lực phát triển sản phẩm, sức cạnh tranh thương hiệu, năng
lực marketing và nguồn nhân lực. Khảo sát cũng chỉ ra rằng, một số yếu tố môi trường
bên ngoài có ảnh hưởng tích cực đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đó là sự
phát triển nhanh về số lượng của các TCTD; chính sách khuyến khích phát triển
DNNVV. Những yếu tố ảnh hưởng xấu đến năng lực cạnh tranh của các công ty CTTC,
trước hết phải kể đến sự cạnh tranh về huy động vốn; cơ sở hạ tầng yếu kém; chất
lượng giáo dục đào tạo là những yếu tố khách quan ảnh hưởng lớn đến các hoạt động
kinh doanh của các công ty CTTC tại TP. HCM.
Trong những năm tới, bên cạnh nhiều cơ hội lớn để phát triển, các công ty
CTTC tại TP. HCM cũng gặp không ít thách thức, khó khăn. Tình hình cạnh tranh trên
thị trường ngày càng gay gắt. Để cải thiện năng lực cạnh tranh của mình, các công ty
CTTC cần phải tự thân là chính. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh là quá trình phấn
đấu lâu dài, với việc thực hiện đồng bộ nhiều khâu, tác động đến nhiều nhân tố. Để
nâng cao năng lực cạnh tranh, chúng tôi đề xuất 10 nhóm giải pháp và một số kiến nghị
nhằm giúp cho các công ty CTTC tại TP. HCM nâng cao thêm năng lực cạnh tranh của
mình trong quá trình phát triển và hội nhập. Luận án cũng chỉ ra rằng, trong môi trường
bên ngoài đang biến động hiện nay và những năm tới sẽ tác động mạnh tạo ra cơ hội –
thách thức đến năng lực cạnh tranh của công ty CTTC. Vì vậy các công ty CTTC tại
TP. HCM cần phân tích chỉ ra những mặt mạnh, mặt yếu của mình để thông qua đó
tạo ra các sách lược nâng cao năng lực cạnh tranh cho chính công ty mình.
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đề tài luận án: Năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính ở
thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng
Mã số: 62.34.02.01
Nghiên cứu sinh: Hoàng Thị Thanh Hằng Khoá: 15
Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Thị Mận
Nếu như các nghiên cứu trước đây chỉ tập trung nghiên cứu từng mảng nghiệp
vụ của công ty cho thuê tài chính và thực trạng hoạt động nói chung của các công ty
này thì trong nghiên cứu này nghiên cứu sinh đã tập trung vào nghiên cứu năng lực
cạnh tranh của công ty cho thuê tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh và đưa ra những
đóng góp mới như sau:
Những đóng góp mới về mặt lý luận
1. Luận án đã hệ thống hoá có chọn lọc những vấn đề cơ bản về công ty cho
thuê tài chính và làm rõ hơn những đặc điểm của các sản phẩm dịch vụ của công ty cho
thuê tài chính có nhiều đặc tính khác biệt với các loại hàng hoá thông thường khác như
tính vô hình, tính không đồng nhất, tính không thể tách rời và tính không thể cất trữ.
Đây là điểm quan trọng để làm cơ sở đưa ra những nhân tố tác động đến năng lực cạnh
tranh của công ty cho thuê tài chính.
2. Luận án đã hệ thống hoá lý luận năng lực cạnh tranh của công ty cho thuê tài
chính và bằng khảo sát thực nghiệm để xác định được các nhân tố cấu thành năng lực
cạnh tranh của công ty cho thuê tài chính.
3. Luận án đã đúc kết được một số kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh
của một số công ty cho thuê tài chính ở một số quốc gia trên thế giới qua đó rút ra bài
2
học nâng cao năng lực cạnh tranh cho các công ty cho thuê tài chính Việt Nam nói
chung và các công ty cho thuê tài chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
1. Bằng phương pháp tiếp cận mới trong nghiên cứu, luận án đã chỉ ra tầm ảnh
hưởng của từng nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài
chính tại thành phố Hồ Chí Minh.
2. Luận án đã có đánh giá đầy đủ về thực trạng hoạt động cho thuê tài chính của
các công ty cho thuê tài chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trên các khía cạnh
hoạt động huy động vốn, hoạt động cho thuê tài chính và các hoạt động dịch vụ khác
một cách xác đáng.
3. Thông qua khảo sát các công ty cho thuê tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh
và những số liệu thứ cấp, luận án đã làm rõ năng lực cao thấp của từng nhân tố và tổng
hợp các phân tích cho kết luận năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính
tại thành phố Hồ Chí Minh ở mức trung bình yếu, mà nổi lên trong đó là những yếu tố
như năng lực tài chính, quản trị điều hành, nhân lực,vv....
4. Bằng phương pháp tư duy hệ thống luận án đã đưa ra sáu giải pháp lớn tập
trung vào từng nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của công ty cho thuê tài chính tại
thành phố Hồ Chí Minh theo mức độ tác động từ yếu tố có năng lực cạnh tranh thấp
nhất đến yếu tố có năng lực cạnh tranh cao nhất trong các yếu tố cấu thành năng lực
cạnh tranh của công ty cho thuê tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh.
Hướng dẫn khoa học Nghiên cứu sinh
PGS. TS. Lê Thị Mận Hoàng Thị Thanh Hằng
1
THE MINISTRY OF EDUCATION TRAINING THE STATE BANK OF VIETNAM
BANKING UNIVERSITY OF HO CHI MINH CITY
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
Thesis: The competitiveness of the financial leasing companies in Ho Chi Minh
City
Research field: Banking and Finance Code: 62.34.02.01
Postgraduate student’s full name: Hoang Thi Thanh Hang Course: 15 th
Science Instructor: Associate Prof., Dr. Le Thi Man
If previous studies only focused on the operations of financial leasing
companies and the general situation, in this research postgraduate student has
concentrated researching the competitiveness of the financial leasing companies in Ho
Chi Minh City and makes new contributions as follows:
New contributions in theory
1. The thesis systematically presents the basic theory of financial leasing
companies and clarifies the product and service characteristics of the financial leasing
company has different characteristics with other types of common goods such as
invisibility, heterogeneity, the inseparable and can not be stored. It is important to
provide a basis for proposing the factors affecting the competitiveness of financial
leasing companies.
2. Thesis systematizes the theory of the competitive ability of financial leasing
companies and by experimental survey to identify the factors constituting the
competitiveness of financial leasing companies.
3. The thesis summed up some experience the competitiveness of financial
leasing companies in several nations around the world to draw lessons for improving
the competitiveness of financial leasing companies in Vietnam in general and the
financial leasing companies in Ho Chi Minh city in particular.
2
New recommendations drawn from research results
1. By a new approach in research, thesis points out the effects of each factor on
the competitiveness of the financial leasing companies in Ho Chi Minh City.
2. The thesis has adequately assessed the situation of financial leasing
companies in the area of Ho Chi Minh City on the operational aspects of capital raising,
financial leasing and other services.
3. Through the survey of financial leasing companies in Ho Chi Minh City and
the secondary data, the thesis clarifies the high or low capacity of every factor and
sums up analyses to conclude the competitiveness of financial leasing companies in Ho
Chi Minh city in the weak which factors such as the capacity of finance, administration,
human resources, etc...
4. In logical approach, thesis puts forward six large solutions focused on each
individual factor according to the impact level from the lowest competitiveness factor
to the highest competitiveness factor of all those which make up the competitive ability
of financial leasing companies in Ho Chi Minh city.
Science Instructor Postgraduate Student
Associate Prof., Dr. Le Thi Man Hoang Thi Thanh Hang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_tien_si_kinh_te_hoang_thi_thanh_hang_0848.pdf