Năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu của các Doanh nghiệp Việt Nam

MỤC LỤC Lêi nãi ®Çu 1 ch­¬ng I:lý luËn chung vÒ xuÊt khÈu vµ n¨ng lùc c¹nh tranh trong xuÊt khÈu 2 I. XUẤT KHẨU. 2 1. Khái niệm. 2 2. Vai trò của xuất khẩu đối với quá trình phát triển kinh tế 2 II. NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG XUẤT KHẨU 4 1. Khái niệm chung về năng lực cạnh tranh. 4 1.1. Khái niệm. 4 1.2. Phân loại năng lực cạnh tranh. 4 2. Khái niệm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong xuất khẩu. 5 2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 5 2.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu. 5 3. Các yếu tố cấu thành nên năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu. 6 3.1. Chất lượng sản phẩm và công nghệ. 6 3.2. Các nghành sản xuất và dịch vụ trợ giúp cho doanh nghiệp. 8 3.3. Chất lượng và khả năng cung ứng yếu tố đầu vào. 10 3.4. Vị thế của doanh nghiệp. 10 3.5. Chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu. 11 4. Vai trò của năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu. 11 4.1. Vai trò của năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu. 11 4.2. Ý nghĩa của năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu. 11 ch­¬ng II: Thùc tr¹ng vÒ n¨ng lùc c¹nh tranh trong xuÊt khÈu cña c¸c doanh nghiÖp viÖt nam. 13 I. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM. 13 1 . Mặt hàng xuất khẩu. 13 2 . Thị trường xuất khẩu. 14 3 . Xu hướng xuất khẩu trong những năm tới. 16 3.1. Xu hướng về mặt hàng. 16 3.2. Xu hướng về thị trường. 18 II. THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG XUẤT KHẨU 18 1. Khả năng cạnh tranh về chất lượng sản phẩm và công nghệ. 18 1.1. Chất lượng sản phẩm và công nghệ. 18 1.2. Tiêu chuẩn chất lượng. 20 1.3. Thị hiếu tiêu dùng. 20 2. Dịch vụ trợ giúp cho doanh nghiệp xuất khẩu. 21 2.1. Dịch vụ thanh toán tín dụng. 21 2.2. Hoạt động xúc tiến thương mại trong xuất khẩu. 22 2.3. Hệ thống phân phối hàng xuất khẩu. 23 3. Chất lượng và khả năng cung ứng các yếu tố đầu vào. 23 3.1. Vốn đầu tư cho hoạt động xuất khẩu. 23 3.2. Chất lượng nguyên liệu đầu vào. 24 3.3. Trình độ lao động. 24 4. Vị thế của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế. 25 4.1. Quy mô của doanh nghiệp Việt Nam. 25 4.2. Thương hiệu Việt trên thị trường quốc tế. 26 5. Chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu. 27 Ch­¬ng III: ®¸nh gi¸ n¨ng lùc c¹nh tranh vµ ph­¬ng h­íng ®Ó n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh trong xuÊt khÈu cña c¸c doanh nghiÖp viÖt nam 28 I. ĐÁNH GIÁ THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG NĂNG LỰC CẠNH TRANH 28 1. Thành tựu. 28 2. Hạn chế. 28 2.1. Chất lượng và khả năng cạnh tranh về mặt quản lý còn yếu kém 29 2.2. Năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cao. 29 2.3. Năng lực cạnh tranh về tài chính vẫn còn rất yếu kém. 29 2.4. Sự yếu kém về thương hiệu. 30 3. Nguyên nhân của hạn chế. 30 II. MỘT VÀI PHƯƠNG HƯỚNG ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM. 31 1. Cần phải tăng cường năng lực quản trị kinh doanh của các giám đốc và cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp. 32 2. Phát triển năng lực quản trị chiến lược của cán bộ quản lý trong các DNVVN 33 3. Xây dựng hệ thống kế toán quản trị cho các DN Việt Nam và khuyến khích các DN áp dụng 33 4. Bồi dưỡng khả năng kinh doanh quốc tế và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp Việt. 34 5. Tăng cường sự hỗ trợ của Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình thúc đẩy sự phát triển của các DNVVN. 34 6. Hỗ trợ tư vấn về thiết bị, công nghệ mới hiện đại, thích hợp 35 KẾT LUẬN 36 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 37

doc41 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2879 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu của các Doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lêi nãi ®Çu Năng lực cạnh tranh là yếu tố quyết định sự phồn thịnh hay suy thoái, phát triển hay tụt hậu của đất nước. Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển, những bước phát triển mới về hội nhập của Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng và nhanh chóng đòi hỏi nền kinh tế phải nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh. Mặt khác, Đảng và Nhà nước ta cũng đã chủ trương: mở cửa kinh tế thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hướng về xuất khẩu, coi hoạt động xuất khẩu là mục tiêu phát triển của nền kinh tế quốc dân. Vì thế việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu là vấn đề cần thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Trước tình hình trên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu là: Năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Với cái nhìn tổng quát về tình hình xuất khẩu cũng như năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây. Từ đó đưa ra những phương hướng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Để có được bài nghiên cứu này tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hương đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề án ! ch­¬ng I lý luËn chung vÒ xuÊt khÈu vµ n¨ng lùc c¹nh tranh trong xuÊt khÈu I. XUẤT KHẨU. Khái niệm. Xuất khẩu hàng hoá là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào lành thổ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. Vai trò của xuất khẩu đối với quá trình phát triển kinh tế Thứ nhất xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá đất nước. Ở Việt Nam, thời kỳ 1986-1990 nguồn thu về xuất khẩu hàng hoá đảm bảo trên 75% nhu cầu ngoại tệ cho nhập khẩu; Tương tự thời kỳ 1991-1995 là 66% và năm 1996-2000 là 50%(đó là thống kê thông qua xuất khẩu dịch vụ). Thứ hai xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất và phát triển. Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có điều kiện phát triển. Ví dụ ngành dệt may xuất khẩu tạo điều kiện cho ngành sản xuất nguyên liệu như bông, sợi hay thuốc nhuộm …Sự phát triển của ngành công nghiệp thực phẩm xuất khẩu, dầu thực vật chè có thể kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp chế tạo thiết bị phục vụ cho nó. Xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho sản xuất phát triển và ổn định. Xuất khẩu tạo điều kiện cho mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Xuất khẩu còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công việc quản trị sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sản xuất mở rộng thị trường. Thứ ba xuất khẩu có tác dụng giải quyết công ăn việc làm cải thiện đời sống nhân dân. Việc sản xuất, chế biến và dịch vụ hàng xuất khẩu trực tiếp thu hút hàng triệu người lao động vào làm việc và có thu nhập không thấp. Nó tác động tới sản xuất làm cho cả quy mô lẫn tốc độ sản xuất tăng lên, sự phân công lao động mới đòi hỏi lao động được sử dụng nhiều hơn, năng suất lao động cao hơn và đời sống nhân dân được cải thiện . Thứ tư xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta. Xuất khẩu và quan hệ kinh tế có tác động qua lại với nhau, hoạt động xuất khẩu có sớm hơn hoạt động kinh tế đối ngoại khác và tạo điều kiện thúc đẩy các mối quan hệ này phát triển. Ví dụ xuất khẩu và công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư, mở rộng quan hệ quốc tế. NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG XUẤT KHẨU. Khái niệm chung về năng lực cạnh tranh. Khái niệm. Năng lực cạnh tranh là khả năng giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh của những hàng hoá cùng loại trên cùng một thị trường tiêu thụ. Theo từ điển bách khoa Việt Nam, cạnh tranh là cuộc ganh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thỉtường, bị chi phối bởi quan hệ cung cầu, nhằm giành điều kiện sản xuất, tiêu thụ sản phẩm , thị trường một cách có lợi nhất. Trong nền kinh tế thị trường, các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ vô cùng phong phú và đa dạng. Đặc biệt, trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế, công nghệ ngày càng phát triển sản phẩm hàng hoá, dịch vụ ngày càng trở nên thừa, nhu cầu của con người ngày một cao hơn thì việc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ ngày càng trở nên khó khăn hơn. Hàng hoá, dịch vụ chỉ được tiêu thụ khi nó thực sự nổi bật hơn các hàng hoá và dịch vụ khác. sự nổi bật ấy tạo nên khả năng giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh giành quyền tiêu thụ. Phân loại năng lực cạnh tranh. Trong nền kinh tế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, năng lực cạnh tranh là điều kiện sống còn để tồn tại và phát triển trên thị trường trong nước và quốc tế. Năng lực cạnh tranh có ba loại cơ bản: năng lực cạnh tranh quốc gia; năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh sản phẩm dịch vụ. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng ta đi sâu nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong xuất khẩu. Khái niệm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong xuất khẩu. Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp. Đây là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp, không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức doanh nghiệp… một cách riêng biệt mà cần được đánh giá, so sánh với các đối thủ cạnh tranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh vực thị trường. Trên cơ sở đó, muốn tạo nên năng lực cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo lập được lợi thế so sánh với đối tác của mình. Nhờ lợi thế này, doanh nghiệp có khả năng thoả mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối tác cạnh tranh. Thực tế cho thấy, không một doanh nghiệp nào có khả năng thỏa mãn đầy đủ tất cả những yêu cầu của khách hàng. Thường thì doanh nghiệp có lợi thế về mặt này và có hạn chế về mặt khác. Vần đề cơ bản là, doanh nghiệp phải nhận biết được điều này và cố gắng phát huy tốt những điểm mạnh mà mình đang có để đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của khách hàng. Những điểm mạnh và điểm yếu bên trong một doanh nghiệp được biểu hiện thông qua các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp như marketing, tài chính, sản xuất, nhân sự, công nghệ, quản trị, hệ thống thông tin… Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu. Năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường quốc tế trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao trên thị trường quốc tế. Các yếu tố cấu thành nên năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu. 3.1. Chất lượng sản phẩm và công nghệ. 3.1.1. Chất lượng sản phẩm Hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về chất lượng sản phẩm. Mỗi khái niệm đều có những cơ sở khoa học nhằm giải quyết những mục tiêu, nhiệm vụ nhất định trong thực tế. Đứng trên những góc độ khác nhau và tùy theo mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh mà các doanh nghiệp có thể đưa ra những quan niệm về chất lượng xuất phát từ người sản xuất, người tiêu dùng, từ sản phẩm hay từ đòi hỏi của thị trường. Quan niệm xuất phát từ sản phẩm: Chất lượng sản phẩm được phản ánh bởi các thuộc tính đặc trưng của sản phẩm đó. Quan niệm này đồng nghĩa chất lượng sản phẩm với số lượng các thuộc tính hữu ích của sản phẩm. Tuy nhiên, sản phẩm có thể có nhiều thuộc tính hữu ích nhưng không được người tiêu dùng đánh giá cao. Theo quan niệm của các nhà sản xuất: Chất lượng sản phẩm là sự hoàn hảo và phù hợp của một sản phẩm với một tập hợp các yêu cầu hoặc tiêu chuẩn, quy cách đã xác định trước. Xuất phát từ người tiêu dùng: Chất lượng sản phẩm là sự phù hợp của sản phẩm với mục đích sử dụng của người tiêu dùng. Ngày nay người ta thường nói đến chất lượng tổng hợp bao gồm: chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ sau khi bán và chi phí bỏ ra để đạt được mức chất lượng đó. Quan niệm này đặt chất lượng sản phẩm trong mối quan niệm chặt chẽ với chất lượng của dịch vụ, chất lượng các điều kiện giao hàng và hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực. Còn nhiều định nghĩa khác nhau về Chất lượng sản phẩm xét theo các quan điểm tiếp cận khác nhau. Để giúp cho hoạt động quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp được thống nhất, dễ dàng, Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa (ISO) trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000, phần thuật ngữ 9000 đã đưa ra định nghĩa: "Chất lượng sản phẩm là mức độ thỏa mãn của một tập hợp các thuộc tính đối với các yêu cầu". Yêu cầu có nghĩa là những nhu cầu hay mong đợi được nêu ra hay tiềm ẩn. Chất lượng sản phẩm không chỉ thể hiện ở đặc tính cơ lí hoá của bản thân sản phẩm mà nó còn là chất lượng của bao bì, mẫu mã, kiểu dáng và thị hiếu tiêu dùng cùa khách hàng. Trong hoạt động xuất khẩu, chất lượng sản phẩm của mặt hàng xuất khẩu rất khó xác định chính xác. Nó bị chi phối bởi các yếu tố chủ yếu sau: sự chênh lệch về khoa học công nghệ và thị hiếu tiêu dùng của khách hàng ở từng khu vực địa lí khác nhau, đúng tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Việc tạo ra một sản phẩm có chất lượng cao, độc đáo và phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người tiêu dùng ở mỗi vùng địa lí khác nhau và đạt điều kiện tiêu chuẩn quốc tế có thể tạo ra một lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động xuất khẩu. 3.1.2. Công nghệ. Có thể nói công nghệ là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất sản phẩm dịch vụ. Công nghệ là khả năng ứng dụng khoa học kĩ thuật hiện đại vào sản xuất, làm cho quá trình sản xuất diễn ra nhanh chóng, hao phí ít nhân công và nguyên liệu, tạo ra các sản phẩm mới và độc đáo. Do đó, công nghệ là một yếu tố cơ bản tạo nên năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp. Trình độ ứng dụng công nghệ vào sản xuất kinh doanh thể hiện ở hệ thống máy móc thíêt bị công nghệ được sử dụng. Sự lạc hậu về công nghệ và kĩ thuật sẽ tạo ra chất lượng sản phẩm thấp và không ổn định, năng suất thấp. Điều ấy không chỉ hạn chế năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là các doanh nghiệp ở các nước phát triển có công nghệ hiện đại, họ có chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi phí nhằm đầu tư nghiên cứu công nghệ kĩ thuật mới nâng cao chất lượng và năng suất lao động hay tạo ra các sản phẩm mới độc đáo, hiện đại, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Nó còn hạn chế doanh nghiệp trong việc lựa chọn mặt hàng kinh doanh, hạn chế khả năng cạnh tranh bằng giá. 3.2. Các nghành sản xuất và dịch vụ trợ giúp cho doanh nghiệp. Hoạt động xuất khẩu là một lĩnh vực rộng lớn và phức tạp. Nó bị chi phối bởi thị trường xuất khẩu và tập quán thương mại quốc tế. Để tiến hành hoạt động xuất khẩu phải tiến hành rất nhiều các công đoạn từ xin giấy phép xuất khẩu, đăng kí hạn ngạch, đăng kí dịch vụ thanh toán theo tập quán thương mại quốc tế hay thoả thuận giữa các bên, đến tìm hiểu thị trường, lựa chọn kênh phân phối phù hợp. Để đi từ nghiên cứu phát hiện nhu cầu thị trường đến việc đưa sản phẩm vào thị trường là cả một quá trình lâu dài. Nhưng nhu cầu của người tiêu dùng dù ở bất cứ quốc gia nào cũng luôn có sự thay đổi theo thời gian.Và thị trường dù ở bất cứ quốc gia nào cũng có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp, và yếu tố thời gian, dịch vụ khách hàng kèm theo, khả năng hợp tác lâu dài, sự thuận tiện trong thanh toán có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh cho bất cứ doanh nghiệp nào. Mặt khác, hoạt động xuất khẩu không chỉ hoạt động sản xuất kinh doanh của một ngành mà nó còn là sự liên doanh, liên kết giữa nhiều ngành, nhiều lĩnh vực sản xuất nhằm tận dụng lợi thế cạnh tranh trong nước để tiến hành hoạt động xuất khẩu. Hoạt động xúc tiến thương mại cũng đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động xuất khẩu. Bởi kinh doanh xuất khẩu, doanh nghiệp luôn phải đối đầu với các rào cản ra nhập thị trường mới. Đặc biệt khi các doanh nghiệp Việt Nam năng lực sản xuất còn yếu thì xúc tiến thương mại thực sự trở thành công cụ hữu ích để quảng bá hình ảnh thương hiệu Việt trên thị trường quốc tế. Điều quan trọng là các doanh nghiệp Việt Nam tiến hành hoạt động xúc tiến như thế nào cho thật hiệu quả. Các công cụ xúc tiến chủ yếu mà các doanh nghiệp có thể sử dụng là: hội chợ triển lãm, trưng bày hàng hoá dich vụ, quảng cáo thương mại,… Bên cạnh đó, việc xây dựng một hệ thống kênh phân phối cho các mặt hàng xuất khẩu trên thị trường quốc tế đang là một đòi hỏi cấp bách. Việc thiết lập một hệ thống kênh phân phối hàng hoá đến từng đại lí hoặc người tiêu dùng cuối cùng sẽ giúp các doanh nghiệp kiểm soát đước quá trình phân phối và tiêu thụ sản phẩm và có thể nắm bắt được trực tiếp những thông tin thị trường. Do đó, hệ thống kênh phân phối sản phẩm cũng tạo nên năng lực cạnh tranh cho sản phẩm dịch vụ. 3.3. Chất lượng và khả năng cung ứng yếu tố đầu vào. Chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào chất lượng các yếu tố đầu vào và khả năng cung ứng các yếu tố đó. Trong thương mại quốc tế, chất lượng các yếu tố đầu vào thể hiện lợi thế cạnh tranh của một quốc gia. Lợi thế cạnh tranh này thường là lợi thế tự nhiên như nguồn nguyên liệu sẵn có, nguồn nhân công rẻ, chi phí vận chuyển, công nghệ, … Ở Việt Nam, nguồn nguyên liệu chủ yếu cho ngành xuất khẩu thường là có sẵn trong tự nhiên, các nguồn khoảng sản dồi dào, nhân công rẻ mạt, do đó giá thành sản xuất rẻ. Điều này tạo nên khả ăng cạnh tranh về giá cho sản phẩm xuất khẩu. 3.4. Vị thế của doanh nghiệp. Vị thế cạnh tranh thể hiện “ vị trí tương đối” của doanh nghiệp trên thị trường tại một thời điểm nhất định. Ngoài các chỉ tiêu quy mô vốn kinh doanh, lượng hàng tiêu thụ, doanh thu…, vị thế của doanh nghiệp thường được thể hiện rõ nhất thông qua chỉ tiêu thị phần tuyệt đối và tương đối tính theo công thức dưới đây: Thị phần tuyệt đối= (Lượng hàng hoá(hoặc doanh thu) tiêu thụ của doanh nghiệp / Tổng hàng hoá (hoặc doanh thu) trên thị trường)*100% Thị phần tương đối= (Thị phần tuyệt đối của doanh nghiệp / Thị phần tuyệt đối của đối thủ cạnh tranh lớn nhất hoặc trực tiếp nhất)*100% Vị thế cạnh tranh giống như một bức ảnh chụp doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh ở một thời điểm cụ thể. Do đó vị thế cạnh tranh mang bản chất “tĩnh” 3.5. Chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh của các nước trong hoạt động xuất khẩu. Chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh doanh thu có được từ hoạt động xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu mà càng lớn chứng tỏ khả năng tiêu thụ hàng hoà xuất khẩu trên thị trường quốc tế, qua đó phản ánh năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây không phải là chỉ tiêu toàn diện vì không phản ánh được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác trên cùng một thị trường tiêu thụ. Vai trò của năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu. 4.1. Vai trò của năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu. Năng lực cạnh tranh, đặc biệt là năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu thúc đẩy các doanh nghiệp thường xuyên cải tiến kĩ thuật, áp dụng công nghệ mới, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, nhạy bén, năng động, tổ chức quản lí có hiệu quả… để giành được ưu thế so với đối thủ cạnh 4.2. Ý nghĩa của năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu. Hội nhập kinh tế quốc tế trở thành xu hướng không thể đảo ngược của tất cả các quốc gia. Lợi ích của hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu không khỏi khiến tất cả các quốc gia, các doanh nghiệp đầu tư để thu lợi. Đặc biệt ở những thị trường rộng lớn như EU, Mỹ,… hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra rất sôi động. Hàng hoá trên các thị trường này rất phong phú và đa dạng, do đó các cuộc cạnh tranh diễn ra rất gay gắt. Và để có thể tồn tại được bất kì một doanh nghiệp khi tham gia thị trường cũng phải tạo ra năng lực cạnh tranh phù hợp. Vì thế việc nâng cao năng lực cạnh tranh trở thành nhu cầu cấp thiết, đặc biệt đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi tiến hành hoạt động xuất khẩu trong điều kiện năng lực xuất khẩu còn yếu kém. ch­¬ng II Thùc tr¹ng vÒ n¨ng lùc c¹nh tranh trong xuÊt khÈu cña c¸c doanh nghiÖp viÖt nam. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM. . Mặt hàng xuất khẩu. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu Đơn vị 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Sơ bộ 2006 Crôm Triệu đô la Mỹ 4.5 3.4 2.9 8.1 9.0 1.9 Dầu thô Nghìn tấn 15423.5 16731.6 16876.0 17142.5 19500.6 17966.6 16418.9 Than đá  Nghìn tấn 3251.2 4291.6 6047.3 7261.9 11636.1 17987.8 29307.1 Thiếc Tấn 3301.0 2233.0 1668.0 1953.0 1843.0 2533.0 Hàng điện tử, máy tính và linh kiện Triệu đô la Mỹ 788.6 709.5 605.4 854.7 1062.4 1427.4 1708.2 Xe đạp và phụ tùng " 66.6 129.4 122.7 155.4 235.2 158.4 116.7 Giày, dép " 1471.7 1587.4 1875.2 2260.5 2691.1 3038.8 3591.6 Hàng dệt, may " 1891.9 1975.4 2732.0 3609.1 4429.8 4772.4 5834.4 Hàng mây tre " 92.5 103.1 113.2 141.2 171.7 157.3 191.6 Hàng gốm sứ " 108.4 117.1 123.5 135.9 154.6 255.3 274.3 Hàng rau, hoa, quả " 213.1 344.3 221.2 151.5 177.7 235.5 259.1 Hạt tiêu  Nghìn tấn 36.4 57.0 78.4 73.9 110.5 110.0 116.7 Cà phê " 733.9 931.1 722.2 749.4 976.2 912.7 980.9 Cao su  " 273.4 308.1 454.8 432.3 513.4 554.1 708.0 Gạo " 3476.7 3720.7 3236.2 3810.0 4063.1 5254.8 4643.4 Hạt điều nhân " 34.2 43.6 61.9 82.2 104.6 109.0 126.8 Lạc nhân " 76.1 78.2 106.1 82.4 46.0 54.7 14.2 Chè  " 55.7 67.9 77.0 58.6 104.3 91.7 105.6 Gỗ và sản phẩm gỗ Triệu đô la Mỹ 311.4 343.6 460.2 608.9 1101.7 1561.4 1932.8 Hàng thủy sản " 1478.5 1816.4 2021.7 2199.6 2408.1 2732.5 3358.1 . Thị trường xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu có ý nghĩa lớn đối với việc tăng trưởng xuất khẩu, nếu năm 2000 mói có 7 nước và vùng lãnh thổ đạt trên 500 triệu USD (Nhật Bản, Trung Quốc, Ôtrâylia, Xingapo, Đài Loan, Đức, Mỹ), thì đên năm 2004 đã cao gấp đôi,lên 13 (thêm Anh, Hàn Quốc,Malaysia, Hà Lan, Pháp, Bỉ). Mỹ hiện là nước nhập kiếm 18.8% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, đồng thời cũng là nước có tốc độ tăng rất cao: năm 2004 gấp trên 6.8 lần năm 2000, bình quân 1 năm tăng 61.6%, cao gấp nhiều lần tốc độ tăng chung. Nhật Bản là nước nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam sau Mỹ. Năm 2004 đạt 3.502,4 triệu USD, tăng 36% so với năm 2000. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản chiếm 13,2% tổng kim ngạch xuầt khẩu của Việt Nam. Mặt hàng chủ yếu mà Việt Nam xuất sang Nhật Bản là thủy sản, dệt may, dầu thô, dây điện,cáp điện, điện tử vi tính và linh kiện, sản phẩm gỗ, giày dép, than đá, hàng thủ công mỹ nghệ, cà phê, rau quả, cao su, gỗ… Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của việt Nam. Năm 2004 đã đạt 3725,5 triệu USD, tăng 78% so với năm 2000, chiếm 10,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trung Quốc là thị trường đầy tiềm năng, do đây là thị trường gần, có số dân đông nhất thế giới. Mặt hàng chủ yếu mà Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc là dầu thô, cao su, thuỷ sản, hạt điều, than đá, rau hoa quả, cao su… Ôxtrâylia là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam. Nếu năm 1995 mới đạt 55,4 triệu USD thì năm 2000 đã đạt 1.272,5 triệu USD và năm 2004 đạt 1.821,7 triệu USD. Tỷ trọng xuất khẩu sang Ôxtrâylia chiếm 6,9%. Mặt hàng chủ yếu là dầu thô, thuỷ sản, hạt điều nhân, sản phẩm gỗ, giày dép, dệt may, thủ công mỹ nghệ, cà phê… Xingapo là thị trường khẩu lớn thứ 5 của Việt Nam đồng thời cũng là thị trương khá sớm. Năm 1995 đạt 689,8 triệu USD, năm 2004 đạt 1.370 triệu USD. Mặt hàng chủ yếu là dầu thô, hàng thuỷ sản, điện tử, máy tính và linh kiện, cao su, gạo, hàng dệt may, cà phê, hạt tiêu, giày dép, lạc nhân, hạt điều, hàng rau quả… Đức là thị trường xuất khẩu lớn thứ 6 của Việt Nam. Năm 1995 đạt 218 triệu USD, năm 2000 đạt 730,3 triệu USD, năm 2004 đạt 1.066,2 triệu USD. Mặt khác xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang đây bao gồm giày dép, dệt may, cà phê, xe đạp và phụ tùng, sản phẩm gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ, thuỷ sản, cao su, điện tử máy tính và linh kiện, hạt tiêu… Anh là thị trường xuất khẩu lớn thứ 7 của Việt Nam. Năm 1995 mới đạt 74,6 triệu USD, năm 2000 đạt 479,1 triệu USD, năm 2004 đạt 1.011,4 triệu USD. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Anh là giày dép, hàng dệt may, sản phẩm gỗ, xe đạp và phụ tùng, cà phê, hàng thuỷ sản, hạt điều nhân, hàng thủ công mỹ nghệ, cao su… Ngoài 7 đại gia đạt trên 1 tỷ USD như trên, còn có 6 nước và vùng lãnh thổ khác đạt trên 500 triệu USD là Đài Loan 905,9 triệu USD, Hàn Quốc 603,5 tiệu USD, Malaysia 601,1 triệu USD, Hà Lan 581,8 triệu USD, Pháp 557 triệu USD, Bỉ 512,8 triệu USD. triển vọng có thêm Philippin, Indonesia, Thái Lan … . Xu hướng xuất khẩu trong những năm tới. Xu hướng về mặt hàng. Dự kiến cơ cấu hàng hoá xuất khẩu 2001-2010 như sau: Tên Hàng 2000 2005 2010 Lượng (nghìn tấn) Trị giá (Triệu USD) Lượng (nghìn tấn) Trị giá (Triệu USD) Lượng (nghìn tấn) Trị giá (Triệu USD) 1. Khoáng sản 3296 2520 1750 Tỷ trọng khoáng sản (%) 24, 4 9, 3 3, 5 2. Nông lâm thuỷ sản chính 3158 5845 8600 Tỷ trọng NLTS chính(%) 23, 4 21, 6 17, 2 3. Hàng chế biến chính 4240 11500 20600 Tỷ trọng hàng chế biến chính (%) 31, 4 42, 6 41, 2 4. Hàng chế biến cao 750 2500 7000 Tỷ trọng hàng chế biến cao(%) 5, 6 9, 3 14, 0 Hàng khác 2056 4635 12050 Tỷ trọng các mặt hàng khác 15 17 24 Dự kiến tổng kim ngạch 13500 27000 50000 (Nguồn chiến lược và phát triển xuất nhập khẩu thời kì 2001-2010 của Bộ Thương mại 3/10/2000.) Xu hướng về thị trường. Dự kiến cơ cấu thị trường tới năm 2010 Thị trường Cơ cấu năm 2010(%) Châu Á 45, 5 ASEAN 11, 5 Trung Quốc 10, 7 Nhật Bản 12, 4 Châu Âu 22, 0 EU-25 20, 5 Châu Mỹ 24, 0 Hoa kỳ 23, 1 Châu Phi 2, 8 Châu Đại Dương 7, 7 (Nguồn: Bộ Thương Mại, đề án phát triển xuất khẩu 2006-2010) THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG XUẤT KHẨU. Khả năng cạnh tranh về chất lượng sản phẩm và công nghệ. Chất lượng sản phẩm và công nghệ. 1.1.1. Chất lượng sản phẩm. Trước yêu cầu của thị trường ngày càng cao, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm đến yếu tố chất lượng sản phẩm và xây dựng chiến lược sản phẩm để đáp ứng nhu cầu khách hàng và thị trường. Tuy nhiên các sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam có đặc điểm là: yếu tố tư bản vốn trong cấu thành sản phẩm thấp, hàm lượng tri thức và công nghệ trong sản phẩm không cao, chủ yếu dựa vào yếu tố lao động (gạo, thuỷ sản) hoặc điều kiện tự nhiên, chất lượng sản phẩm chưa thực sự có ưu thế rõ rệt trên thị trường thế giới, năng suất lao động thấp. Tính độc đáo của sản phẩm không cao, trừ số ít sản phẩm mang đậm bản sắc tự nhiên và văn hóa đặc thù như hàng thủ công mỹ nghệ… các sản phẩm khác còn lại hầu như luôn đi sau các nước khác về kiểu dáng, tính năng, thậm chí nhiều sản phẩm tiêu dùng và công nghiệp lạc hậu so với thế giới nhiều thế hệ, giá trị gia tăng sản phẩm trong tổng giá trị của sản phẩm nói chung còn thấp hơn nhiều so với mức trung bình của thế giới. 1.1.2. Công nghệ. Trong những năm qua, nhiều doanh nghiệp đã có những đổi mới, nhiều máy móc thiết bị và công nghệ mới được chuyển giao từ các nước công nghiệp phát triển. Song tốc độ đổi mới công nghệ và trang thiết bị còn chậm, chưa đồng đều và chưa theo một định hướng phát triển rõ rệt. Hiện vẫn còn tồn tại đan xen trong nhiều doanh nghiệp các loại thiết bị công nghệ từ lạc hậu, trung bình đến tiên tiến, do vậy đã làm hạn chế hiệu quả vận hành thiết bị và giảm mức độ tương thích, đồng nhất giữa sản phẩm đầu vào, đầu ra. Phần lớn các doanh nghiệp nước ta đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới 2 - 3 thế hệ. 80% - 90% công nghệ nước ta đang sử dụng là công nghệ ngoại nhập. Có 76% máy móc, dây chuyền công nghệ nhập thuộc thế hệ 1950 - 1960, 75% số thiết bị đã hết khấu hao, 50% là đồ tân trang. Rất nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang sử dụng máy móc, thiết bị do các doanh nghiệp nước ngoài đã thải bỏ. Tính chung cho các doanh nghiệp, mức độ thiết bị hiện đại chỉ có 10%, trung bình 38% lạc hậu và rất lạc hậu 52%. Đặc biệt ở khu vực sản xuất nhỏ, thiết bị ở mức lạc hậu và rất lạc hậu chiếm 75%. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư đổi mới công nghệ ớ mức thấp, chi phí chỉ khoảng 0,2 - 0,3% doanh thu, so với mức 5% ở Ấn Độ hay 10% ở Hàn Quốc. Theo đánh giá của Bộ KH&CN thì đổi mới công nghệ thuộc loại năng lực yếu nhất của các doanh nghiệp Việt Nam. Sự lạc hậu về công nghệ và kỹ thuật sẽ tạo ra chất lượng sản phẩm thấp và không ổn định làm cho doanh nghiệp khó khăn trong việc lựa chọn mặt hàng kinh doanh, hạn chế khả năng cạnh tranh bằng giá (giá thành các sản phẩm trong nước cao hơn các sản phẩm nhập khẩu từ 20% - 40%). 1.2. Tiêu chuẩn chất lượng. Bên cạnh đó, việc quản lý chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu kém, đặc biệt yếu kém trong việc áp dụng công nghệ thông tin vào việc quản lí chất lượng. Hơn nữa việc cung cấp thông tin về các tiêu chuẩn Việt Nam cũng rất hạn chế, hiện nay chỉ có một cơ quan thực hiện công việc này đó là Tổng cục tiêu chuẩn – đo lường chất lượng mà cơ quan này cũng chỉ thực hiên việc cung cấp thông tin qua mạng Internet hoặc dưới hình thức phát hành sách về bộ tiêu chuẩn. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam có rất ít thông tin về tiêu chuẩn chất lương sản phẩm của Việt Nam. Qua khảo sát 200 doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam thì có 150 doanh nghiệp cho biết không quan tâm và không biết các quy định về tiêu chuẩn chất lượng. . Thị hiếu tiêu dùng. Muốn có khả năng cạnh tranh cao hơn thì doanh nghiệp cần phải xác định rõ thị hiếu của người tiêu dùng, từ đó thoã mãn tốt hơn nhu cầu khách hàng so với đối thủ cạnh tranh. Khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng của doanh nghiệp dược thể hiện trên nhiều khía cạnh: Khả năng cung cấp cho khách hàng đúng hàng hóa, dịch vụ mà họ cần, vào đúng thời điểm mà họ muốn. Cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao hơn, tính năng ưu việt hơn so với các sản phẩm hiện có trên thị trường với mức giá chấp nhận được. Danh mục sản phảm của doanh nghiệp phải đa dạng, đáp ứng được nhu cầu khách hàng và do đó có khả năng cạnh tranh cao hơn. Thời gian đáp ứng nhu cầu của khách hàng phải nhanh chóng và kịp thời bởi thời gian đáp ứng nhu cầu khách hàng càng được rút ngắn thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp càng cao. Sự hoàn hảo của các dịch vụ trước, trong và sau bán hàng đang càng trở thành nhân tố quan trọng thu hút sự trở lại của khách hàng, tăng uy tín cho doanh nghiệp, nuôi dưỡng sự trung thành của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp và doanh nghiệp. Liên hệ với các doanh nghiệp Việt Nam mà cụ thể là trong xuất khẩu thấy rằng hoạt động đầu tư cho việc nghiên cứu thị hiếu khách hàng ở các thị trường mà ta hướng đến để xuất khẩu chưa được chú trọng. Qua điều tra, có 69,1 % doanh nghiệp đầu tư chi phí cho R & D Dịch vụ trợ giúp cho doanh nghiệp xuất khẩu. Dịch vụ thanh toán tín dụng. Dịch vụ thanh toán tín dụng được sử dụng thường xuyên nhất trong buôn bán quốc tế là thư tín dụng. Thư tín dụng cung cấp cho người xuất khẩu sự đảm bảo tốt nhất đối với khả năng thanh toán cho hàng hóa bán trên thị trường quốc tế. Một thư tín dụng chủ yếu là một “lá thư’ trong đó một ngân hàng thay thế tính tin cậy trong thanh toán của người mua bằng của mình. Một thư tín dụng có thể được coi như một sự bảo lãnh có điều kiện cấp bởi ngân hàng đại diện cho người mua tới người bán đảm bảo việc thanh toán nếu người bán tuân theo những điều khoản đã được xác định trước trong L/C. Hoạt động xúc tiến thương mại trong xuất khẩu. Hoạt động xúc tiến thương mại trong những năm qua như sau: Năm 2005 có 169 chương trình xúc tiến thương mại (XTTM) với tổng kinh phí là 321,88 tỷ đồng do 28 đơn vị chủ trì thực hiện, tập trung cho các hoạt động XTTM tại các thị trương Mỹ, EU, Nhật Bản, Nga về đồ gỗ, hải sản, dệt may, giày dép… là những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn. Năm 2006, có 155 chương trình XTTTM được phê duyệt, với kinh phí hỗ trợ của nhà nước là 144,77 tỷ đồng; thực hiện được 88%, cao hơn nhiều mức 50-60% của những năm trước. Những chương trình XTTM này đã góp phần tích cực trong tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu. Chẳng hạn, xuất khẩu tăng tới 22% so với năm 2005, đầu tư nước ngoài đột biến với hơn 10 tỷ USD, có phần đóng góp quan trọng từ hoạt động XTTM mà 27 đầu mối hiệp hội ngành hàng thực hiện trong năm 2006. Năm 2007, phê duyệt 158 đề án với kinh phí 174,26 tỷ đồng và công tác XTTM đã thay đổi cơ bản cách làm. Các chương trình XTTM đã được phê duyệt từ tháng 9/2006 đã thuận tiện do việc triển khai thực hiện, đồng thời tăng thêm đầu mối cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế thì mức chi cho XTTM của Việt Nam đang ở mức thấp nhất thế giới. Đơn cử như tại Anh có hơn 200 tập đoàn đa quốc gia nhưng chi phí nước này vẫn chi tới 90 triệu bảng/năm cho XTTM; hay tập đoàn đa quốc gia như tập đoàn LG chi mỗi năm tới 120 tỷ đồng tại Việt Nam cho việc giới thiệu quảng bá hình ảnh, tiếp cận thị trường Việt Nam. Hệ thống phân phối hàng xuất khẩu. Do các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ là chủ yếu đã làm hạn chế tầm hoạt động và mạng lưới phân phối. Nhiều doanh nghiệp vẫn áp dụng các hình thức các kênh phân phối qua các trung gian thương mại nên chưa thiết lập được hệ thống phân phối hàng hóa đến đại lý hoặc người tiêu dùng cuối cùng. Với phương thức này các doanh nghiệp Việt Nam không thể kiểm soát được quá trình phân phối và tiêu thụ sản phẩm của họ và không thể nắm bắt trực tiếp những thông tin phản ánh tình hình thị trường. Vì thế có thể thấy một thực tế đáng buồn của các sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế là hầu hết các sản phẩm đó đều không mang thương hiệu Vịêt. Hiện nay, có một số doanh nghiệp đã tận dụng được các đại lý để phân phối bán lẻ, mà chưa chú trọng nghiên cứu đến đặc điểm thị trường gồm đặc tính của các khách hàng, đặc tính của sản phẩm, đặc tính môi trường. Xác lập hệ thống này còn mang tính chất “phi vụ’ chứ chưa hình thành được chiến lược về kênh phân phối chuẩn. Chất lượng và khả năng cung ứng các yếu tố đầu vào. Vốn đầu tư cho hoạt động xuất khẩu. Để có nguồn vốn cho hoạt động xuất khẩu, ngoài phần vốn tự có các doanh nghiệp chủ yếu sử dụng các nguồn vốn vay từ bên ngoài như tín dụng ngân hàng.Ngoài ra doanh nghiệp xuất khẩu còn có thể vay từ quỹ hỗ trợ xuất khẩu của nhà nước với chế độ ưu đãi. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp là doanh ngiệp vừa và nhỏ, rất hạn chế về nguồn vốn đầu tư nên các doanh nghiệp gặp trở ngại rất lớn trong việc nâng cao năng lực sản xuất và xuất khẩu. Ngoài ra các doanh nghiệp còn gặp phải những khõ khăn rất lớn trong việc vay tín dụng để mở rộng sản xuất kinh doanh. Mặt khác, nguồn vốn vay sử dụng chủ yếu của các doanh nghiệp là sử dụng vốn vay thương mại, vì vậy thường chịu sức ép về mặt tài chính là rất lớn. Chất lượng nguyên liệu đầu vào. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là hàng khoáng sản, nông lâm thuỷ sản và các mặt hàng công nghiệp nhẹ chủ yếu sử dụng nguyên liệu tại chỗ. Đó là các nguồn nguyên liệu tự nhiên, nguồn tài nguyên quốc gia. Do sử dụng được nguồn lợi thế tự nhiên mà giá thành nguyên vật liệu khá rẻ. Tuy nhiên chất lượng nguồn nguyên liệu lại không cao do khả năng chế biến hạn chế, chủ yếu mới chỉ qua sơ chế ở dạng thô do đó giá thành không cao. Một mặt mạnh khác là nguồn nguyên liệu khá dồi dào, phong phú nhưng công tác bảo quản không đảm bảo. Ví dụ như nguyên liệu cà phê không được hái, ủ, phơi theo đúng quy chuẩn chất lượng cần thiết do đó dẫn đến tình trạng cà phê thành phẩm có mùi mốc mặc dù đã qua chế biến nhiều lần. Trình độ lao động. Giá nhân công rẻ là một trong những lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Song một thực tế cho thấy là nhân lực Việt Nam khá dồi dào nhưng lao động có tay nghề và có trình độ cao không nhiều. Lao động chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Trong khi lợi thế chủ yếu của các doanh nghiệp nước ngoài là lao động có trình độ, phù hợp với phương thức quản lí hiện đại, khá ổn định và được đào tạo. Do đó, họ tiêu hao ít lao động sống mà hiệu quả lao động vẫn cao. Vị thế của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế. Quy mô của doanh nghiệp Việt Nam. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tính đến ngày 01/01/2004, cả nước có 72.012 doanh nghiệp thực tế hoạt động với tổng số vốn là 1.724.558 tỷ đồng (nếu quy đổi ra đô la Mỹ (thời điểm năm 2003) thì quy mô vốn của các doanh nghiệp ở Việt Nam chỉ tương đương với một tập đoàn đa quốc gia cỡ trung bình trên thế giới). Trong đó doanh nghiệp Nhà nước chiếm 59,0/% tổng vấn của doanh nghiệp cả nước (1.018.615 tỷ đồng), doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 19,55% (337.155 tỷ đồng), doanh nghiệp có vấn đầu tư nước ngoài chiếm 21,44% tổng vốn các doanh nghiệp cả nước (868.788 tỷ đồng). Xét riêng đối với mỗi doanh nghiệp, vốn của từng doanh nghiệp rất nhỏ (năm 2004, bình quân mỗi doanh nghiệp là 23,95 tỷ đồng), trong đó số doanh nghiệp có quy mô dưới 0,5 tỷ đồng có 18.790 doanh nghiệp (chiếm 26,09% tổng số doanh nghiệp), doanh nghiệp có quy mô vốn từ 0,5 đến 1 tỷ đồng là 12.954 doanh nghiệp (chiếm 17,99%), số doanh nghiệp có vốn từ 1 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng là 24.737 doanh nghiệp (chiếm 34,35%), số doanh nghiệp có vốn từ 5 đến 10 tỷ đồng là 5.496 doanh nghiệp (chiếm 7,63%), số doanh nghiệp có số vốn từ 10 đến 50 tỷ là 6.648 doanh nghiệp (chiếm 9,23%), số doanh nghiệp có số vốn từ 50 đến 200 tỷ đồng là 2.491 doanh nghiệp (chiếm 8,46%), số doanh nghiệp có vốn từ 200 đến 500 tỷ đồng là 586 doanh nghiệp (chiếm 0,81%), số doanh nghiệp cọ vốn trên 500 tỷ đồng là 310 doanh nghiệp (chiếm 0,48% tổng số). Như vậy, có thể thấy đại đa số các doanh nghiệp đang hoạt động trong tình trạng không đủ vốn cần thiết, đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế. Đây là điều đáng lo khi các chính sách - bảo hộ của Nhà nước đến năm 2006 hầu như không còn nữa vì theo lịch trình giảm thuế quan cho khu vực mậu dịch tự do ASEAN - AFTA. Khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ dễ dàng bị các tập đoàn lớn của các nước trong khu vực đánh bại. Những khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn của các doanh nghiệp là rất lớn, trong khi vốn tồn đọng còn nhiều trong các nguồn và việc huy động vốn trong dân vào đầu tư sản xuất, kinh doanh chưa được cải thiện. Các doanh nghiệp Nhà nước được ưu đãi hơn về vốn trước hết là được cấp vốn ban đầu từ ngân sách, cấp đất xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh... Còn các doanh nghiệp ngoài Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu dựa vào vốn tự có của cá nhân. Với khả năng tiếp cận nguồn vốn hạn chế, các doanh nghiệp có tình trạng phổ biến là chiếm đụng vốn lẫn nhau, làm lây nhiễm rủi ro giữa các doanh nghiệp. Thương hiệu Việt trên thị trường quốc tế. Kết quả điều tra của Cục xúc tiến thương mại - Bộ Thương mại cho thấy, một số doanh nghiệp đã quan tâm đến việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu, tuy nhiên mới chỉ có 4,2% doanh nghiệp cho rằng thương hiệu là vũ khí trong cạnh tranh, 5,4% cho rằng thương hiệu là tài sản của doanh nghiệp, còn 30% cho rằng thương hiệu sẽ giúp bán được hàng với giá cao hơn và đem lại tự hào cho người tiêu dùng. Trong khi đó có đến 90% người tiêu dùng lại cho rằng thương hiệu là yếu tố quyết định khi họ lựa chọn mua sắm. Mặc dù vậy, việc đầu tư cho thương hiệu của doanh nghiệp còn quá ít, có 80% doanh nghiệp chưa có bộ phận chức năng lo quản lý nhãn hiệu, 74% doanh nghiệp đầu tư dưới 5% doanh thu cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu, 20% không hề chi cho việc xây dựng thương hiệu. Việc xây dựng và phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp cũng gặp phải những khó khăn: 23% doanh nghiệp cho rằng có khó khăn về vốn và tài chính, nạn hàng giả và vi phạm bản quyền (19%), cơ chế, chính sách, thủ tục... (14%), nguồn nhân lực (11,8%), xây dựng chiến lược và cách thực hiện (8%), thủ tục hành chính (7,2%), giá dịch vụ (6,3%). Nhiều doanh nghiệp thường xem nhẹ vai trò của thương hiệu sản phẩm hoặc thương hiệu doanh nghiệp nên không đăng ký thương hiệu tại nước nhập khẩu. Điều đó đã làm cho doanh nghiệp bị mất thương hiệu trên thị trường thế giời đối với một số sản phẩm như: nước mắm Phú Quốc, bia Sài Gòn, may Việt Tiến, khóa Việt Tiệp, cà phê Trung Nguyên, Vinataba, Bia Hà Nội, Vifon... Chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu năm 2008 đạt tốc độ tăng trưởng 22% với kim ngạch xuất khẩu đạt 58,6 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu nhóm nông lâm, thuỷ sản đạt 10,65 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng 8,2%. Nhóm khoáng sản đạt 9,7 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng 3,3%. Nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 28 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng 30,8%. Nhóm hàng hóa khác đạt 10,25 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng 39,5%. Năm 2009, chỉ tiêu quốc hội đề ra cho ngành thương mại là phấn đấu tăng trưởng xuất khẩu đạt 13% so với năm 2008, tương đương với kim ngạch xuất khẩu khoảng 72 tỷ USD. Ch­¬ng III ®¸nh gi¸ n¨ng lùc c¹nh tranh vµ ph­¬ng h­íng ®Ó n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh trong xuÊt khÈu cña c¸c doanh nghiÖp viÖt nam ĐÁNH GIÁ THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG NĂNG LỰC CẠNH TRANH. Thành tựu. Theo xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế rhế giới, năm 2007 Việt Nam đứng thứ 68 trong số 131 nền kinh tế được xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh tổng hợp và thứ 76 trong số 127 nền kinh tế được xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh doanh nghiệp. Cũng theo diễn đàn kinh tế thế giới,so với năm 2006, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam đã tăng 4 hạng. Trong số 102 chỉ số được tính toán cho 2 năm 2006 và 2007, Việt Nam tăng hạng ở 40 chỉ số. Các chỉ số có thứ hạng tăng nhanh chủ yếu liên quan đến công nghệ thông tin. Hạn chế. Tình trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt còn yếu kém so với các doanh nghiệp nước ngoài là do các doanh nghiệp nước nhà còn tồn tại những hạn chế sau: Chất lượng và khả năng cạnh tranh về mặt quản lý còn yếu kém Đội ngũ chủ doanh nghiệp (DN), giám đốc và cán bộ quản lý DN còn nhiều hạn chế về kiến thức và kỹ năng quản lý. Số lượng doanh nghiệp có chủ doanh nghiệp, giám đốc giỏi, trình độ chuyên môn cao và năng lực quản lý tốt chưa nhiều. Một bộ phận lớn chủ DN và giám đốc DN tư nhân chưa được đào tạo bài bản về kinh doanh và quản lý, còn thiếu kiến thức kinh tế - xã hội và kỹ năng quản trị kinh doanh, đặc biệt là yếu về năng lực kinh doanh quốc tế. Năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cao. Làm yếu khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt. So sánh giữa sản phẩm trong nước với các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philipines,... thì các sản phẩm sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam có giá thành cao hơn từ 1,58 đến 9,25 lần mặc dù giá nhân công lao động thuộc loại thấp so với các nước trong khu vực. Năng lực cạnh tranh về tài chính vẫn còn rất yếu kém. Quy mô vốn và năng lực tài chính (kể cả vốn của chủ sở hữu và tổng nguồn vốn) của nhiều DN còn rất nhỏ bé, vừa kém hiệu quả, vừa thiếu tính bền vững. Số lượng DN nhỏ và vô cùng nhỏ chiếm tỷ lệ khá cao. Việt Nam có hơn 72. 000 DN đang hoạt động, số lượng có tăng lên nhưng quy mô chủ yếu là nhỏ và siêu nhỏ. Số DN có vốn dưới 1 tỷ đồng chiếm tới 44,1%, quy mô lao động dưới 10 người chiếm 46,6%. Nếu so sánh năm 2004 với năm 2000, số vốn và số lượng lao động bình quân trong mỗi DN đã giảm từ 26 tỷ đồng và 84 lao động xuống còn 24 tỷ đồng và 72 lao động (theo số liệu của Tổng cục Thống kê). Sự yếu kém về thương hiệu. Hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam chưa xây dựng được các thương hiệu mạnh, chưa khẳng định được uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế. Theo số liệu khảo sát của VCCI, chỉ có gần 10% số doanh nghiệp là thường xuyên tìm hiểu thị trường nước ngoài và trong số này chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu; Khoảng 42% doanh nghiệp tìm hiểu thị trường nước ngoài không thường xuyên và khoảng 20% doanh nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, không có các hoạt động tìm hiểu thị trường. Nguyên nhân của hạn chế. Cạnh tranh không phải là một vấn đề, năng lực cạnh tranh yếu mới là một vấn đề đáng bàn. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Viêt Nam hầu hết còn yếu kém. Nên vấn đề trở nên vô cùng cấp thiết là tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng này để tìm cách khắc phục, các nguyên nhân đó là: 3.1. Do các doanh nghiệp Việt còn "trẻ người, non dạ” trong nền kinh tế thị trường mà chứng ta đang trong quá trình xây dựng: năng lực tài chính thấp, kinh nghiệm kinh doanh chưa nhiều,... ngoài ra các truyền thống kinh doanh cha truyền con nối đã bị đứt đoạn và mới chỉ được chắp nối một phần. 3.2. Do cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước thế hiện ở các mặt: Các doanh nghiệp Nhà nước thường vừa bị thiếu động lực chú sớ hữu, vừa bị gò bó bới những quy định lỗi thời chậm được thay đổi, làm cho chúng thường rất kém hiệu năng. Hệ thống hành chính giải quyết công việc chậm chạp, phiền hà làm tăng các chi phí không đáng có cả về mặt thời gian lẫn về mặt tài chính cho các doanh nghiệp. Các đầu tư công kém hiệu quả làm cho hệ thống cơ sở hạ tầng không phát huy được tác dụng (hoặc ít phát huy tác dụng) trong việc hỗ trợ nền kinh tế... 3.3.Do hệ thống giáo dục và đào tạo còn nhiều bất cập. Tình trạng thừa thầy, thiếu thợ, tình trạng có bằng cấp nhưng không có kiến thức và kỹ năng phản ánh những bất cập rất lớn về nguồn nhân lực mà chúng ta đang có. Trong lúc đó, cỗ máy đào tạo vẫn tiếp tục chạy theo quán tính và tiếp tục cho "ra lò" những sản phẩm mà thị trường ít có nhu cầu. Điều này bắt buộc nhiều doanh nghiệp phải tổ chức đào tạo lại nhưng người đã qua đào tạo. Rõ ràng chúng ta đang chi phí hai lần cả về thời gian và cả về tài chính cho một việc. Mà như vậy thì năng lực cạnh tranh của cả quốc gia là không thể cao. Cải cách hệ thống giáo dục và đào tạo theo đòi hỏi của thị trường lao động là rất cần thiết để loại bỏ những nguyên nhân loại này. MỘT VÀI PHƯƠNG HƯỚNG ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM. Các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những thách thức và cơ hội to lớn, đòi hỏi phải đáp ứng yêu cầu ngày càng gay gắt của cơ chế kinh tế thị trường và sức ép hội nhập quốc tế. Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNVVN Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, các DN cần phải giải quyết một số vấn đề sau: . Cần phải tăng cường năng lực quản trị kinh doanh của các giám đốc và cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp. Tăng khả năng cạnh tranh của các DN bằng cách nâng cao năng lực lãnh đạo của các chủ DN là yếu tố thiết yếu. Hai yếu tố thiết yếu hình thành năng lực tổng hợp của một doanh nhân đó là tố chất nghiệp chủ và năng lực quản lý.Tuy nhiên, ở nước ta trong nhiều trường hợp, một doanh nhân có được yếu tố thứ nhất lại thiếu yếu tố thứ hai; hoặc phát triển các yếu tố đó không đồng đều, không theo kịp sự phát triển nhanh chóng và sự đòi hỏi khắc nghiệt của hoạt động kinh doanh với mức độ cạnh tranh quốc tế hoá ngày càng cao. Để phát triển các năng lực nói trên, cần có sự nỗ lực của bản thân DN và sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức hữu quan; nhưng sự chủ động, tích cực phấn đấu của bản thân mỗi giám đốc và nhà kinh doanh phải là nhân tố quyết định. Doanh nhân cần được chú trọng nâng cao những kỹ năng cần thiết và cập nhật những kiến thức hiện đại để đủ sức bước vào nền kinh tế tri thức. Một số kiến thức và kỹ năng có thể đã có nhưng cần được hệ thống hoá và cập nhật, trong đó, cần đặc biệt chú ý những kỹ năng hữu ích như: Kỹ năng quản trị hiệu quả trong môi trường cạnh tranh; kỹ năng lãnh đạo của nghiệp chủ và giám đốc DN; kỹ năng quản lý sự thay đổi; kỹ năng thuyết trình, đàm phán, giao tiếp và quan hệ công chúng; kỹ năng quản lý thời gian. Những kỹ năng này kết hợp với các kiến thức quản trị có hiệu quả sẽ có tác động quyết định đối với các doanh nhân, các nghiệp chủ và các nhà quản lý DN trong đó có DNVVN, qua đó làm tăng khả năng cạnh tranh của các DN. . Phát triển năng lực quản trị chiến lược của cán bộ quản lý trong các DNVVN. Sự yếu kém về tầm nhìn chiến lược trong phát triển kinh doanh là một trong những nguyên nhân của sự thất bại trong phát triển dài hạn. Có DN hoạt động rất thành công ở quy mô nhỏ nhưng thất bại ngay khi bước vào giai đoạn mở rộng quy mô. Để bồi dưỡng, phát triển năng lực quản lý chiến lược và tư duy chiến lược cho đội ngũ giám đốc và cán bộ kinh doanh trong các doanh nghiệp Việt, cần chú trọng đặc biệt những kỹ năng: Phân tích kinh doanh, dự đoán và định hướng chiến lược, lý thuyết và quản trị chiến lược, quản trị rủi ro và tính nhạy cảm trong quản lý. Về mặt chiến lược cạnh tranh, các DN Việt Nam còn rất yếu về liên kết nhóm, đặc biệt là trên phạm vi quốc gia. Vừa cạnh tranh vừa hợp tác, hợp tác để tăng cường khả năng cạnh tranh; nếu các DN chỉ thuần tuý chú ý đến mặt cạnh tranh mà bỏ qua mặt hợp tác thì rất sai lầm. Phải biết hợp tác đi đôi với cạnh tranh để giảm bớt căng thẳng và tăng cường năng lực cạnh tranh của DN. . Xây dựng hệ thống kế toán quản trị cho các DN Việt Nam và khuyến khích các DN áp dụng. Hệ thống kế toán quản trị có thể giúp cho DN đánh giá được năng lực cạnh tranh của mình, giúp cho các chủ DN đưa ra các quyết định ngắn hạn và dài hạn một cách khoa học. Đồng thời có thể chỉ ra các nguyên nhân yếu kém trong khâu sản xuất, đánh giá được trách nhiệm quản lý của các bộ phận quản lý. Nó cho phép doanh nghiệp lập các dự toán sản xuất và kinh doanh, cung cấp thông tin cho việc ra quyết định của nhà quản trị nhanh chóng. Khi DNVVN phát triển mở rộng phạm vi hoạt động thì việc xây dựng hệ thống kế toán quản trị giúp các DN này dể dàng thích nghi. Và việc quản lý theo kiểu gia đình sẽ không còn phù hợp nữa, việc phát triển này là một tất yếu và phù hợp với xu thế phát triển của các DN. . Bồi dưỡng khả năng kinh doanh quốc tế và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp Việt. Hiện nay, mặc dù đã có những bước tiến lớn nhưng nếu so với trình độ quốc tế thì hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam còn tụt hậu một khoảng cách đáng kể. Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN trên thương trường quốc tế thì chính bản thân các giám đốc và cán bộ quản lý DN trước hết cần tăng cường khả năng đó. Đối với giám đốc và nhà quản lý DN, để nâng cao khả năng làm việc và giao dịch quốc tế, tiếp cận các tiêu chuẩn, các thông lệ của thế giới thì cần chú trọng phát triển những kiến thức, kỹ năng chủ yếu như: - Năng lực về ngoại ngữ: mặc dù có thể sử dụng người phiên dịch nhưng cần có ngoại ngữ tối thiểu và nên hạn chế sự phụ thuộc hoàn toàn vào phiên dịch. - Kiến thức cơ bản về văn hoá, xã hội, lịch sử trong kinh doanh quốc tế. - Giao tiếp quốc tế và xử lý sự khác biệt về văn hoá trong kinh doanh. - Thông lệ quốc tế trong lĩnh vực /ngành kinh doanh. . Tăng cường sự hỗ trợ của Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình thúc đẩy sự phát triển của các DNVVN. Chính phủ và các cơ quan nhà nước cần góp phần mạnh mẽ hơn nữa trong việc xây dựng và hỗ trợ phát triển các DNVVN. Các công cụ chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ trên các mặt khác nhau là rất cần thiết. Môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý và các nhân tố xã hội có ảnh hưởng rất lớn đối với doanh nhân và nền kinh tế của đất nước. Do đó, thông qua chủ trương chính sách cụ thể, Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hiệu quả và phát triển bền vững. . Hỗ trợ tư vấn về thiết bị, công nghệ mới hiện đại, thích hợp và cung cấp thông tin công nghệ, thị trường cho các DNVVN, tạo lập và phát triển thị trường công nghệ, tạo điều kiện để các DN này tăng cường cạnh tranh trong sản xuất, chế biến sản phẩm. Chính phủ cần thành lập một số tổ chức hỗ trợ tư vấn (bằng những hình thức đa dạng) trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, giúp các DNVVN nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, có thêm một tiềm lực mới trong công cuộc hội nhập quốc tế. KẾT LUẬN Qua bài nghiên cứu trên, có thể thấy trong những năm qua Việt Nam đã có mức tăng trưởng xuất khẩu đáng khích lệ; năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong xuất khẩu ngày càng được cải thiện và nâng cao. Các doanh nghiệp Việt Nam đã biết chú trọng đầu tư về vốn, công nghệ, năng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại… nhằm tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như là trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, trong xu thế mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới, Việt Nam có nhiều cơ hội mới nhưng cũng sẽ gặp không ít những thách thức. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải quan tâm tích cực hơn nữa đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh nhất là trong hoạt động xuất khẩu. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu. GS.TS. Võ Thanh Thu. Nhà xuất bản Lao động xã hội. Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu trên cơ sở cắt giảm chi phí. TS. Đình Văn Ân và TS. Lê Xuân Bá.Nhà xuất Bản Tài Chính. Giáo trình Quản trị chiến lược - Đại học Kinh tế quốc dân. Chủ biên: PGS.TS. Lê Văn Tâm. Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội 2005. Giáo trình Marketing quốc tế - Đại học Kinh tế quốc dân. Xúc tiến thương mại trong kinh doanh thương mại ở Việt Nam. TS. Nguyễn Thị Xuân Hương. Nhà xuất bản thống kê. Trang Web: www.vneconomy.vn Trang Web: www.baothuongmai.com.vn Trang Web: www.vnn.vn Trang Web: www.doanhnghiep24h.com.vn Trang Web: www.vietnambranding.com Trang Web: www.vietbao.com MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNăng lực cạnh tranh trong xuất khẩu của các Doanh nghiệp Việt Nam.DOC
Luận văn liên quan