Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân - Từ lý luận đến thực tiễn, đánh giá, kiến nghị hoàn thiện pháp luật

Tác giả bài viết lưu ý: có một bài tiểu luận cũng nghiên cứu về vấn đề năng lực chịu trách nhiệm bồi thương thiệt hại của cá nhân trong Bộ luật dân sự 2005 với nội dung tương tự nhưng mức xu hơi cao (do trước đó tác giả cho rằng bài viết là công sức của tác giả) nên có thể sẽ có nhiều bạn đọc khó tiếp cận được với bài tiểu luận này, do đó tác giả muốn post lại với mức xu thấp hơn để bạn đọc có thể dễ dàng tiếp cận bài tiểu luận này. Những nội dung triển khai trong bài: I. Một vài nét về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 1 1, Căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. 1 2, Nguyên tắc BTTH: 2 II. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân. 2 1. Trách nhiệm BTTH của người đã thành niên, có năng lực hành vi dân sự 3 2. Trách nhiệm BTTH của người hạn chế năng lực hành vi dân sự. .3 3. Trách nhiệm BTTH của người chưa thành niên và người bị mất năng . .4 3.1, Trách nhiệm BTTH trong trường hợp người chưa thành niên gây ra . 4 3.1.1, Cha mẹ có trách nhiệm BTTH .5 3.1.1.1, Đối với trường hợp người con chưa thành niên dưới 15 tuổi gây ra 5 3.1.1.2, Đối với trường hợp người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại 6 3.1.2. Người giám hộ có trách nhiệm BTTH 8 3.2. Trách nhiệm BTTH trong trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại 10 4. Trường hợp BTTH do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại 11 III. Một số vấn đề thực tiễn về NLCTNBTTH của cá nhân 13 1. Vấn đề trách nhiệm BTTH đặt ra trong trường hợp người gây thiệt hại là đối tượng đang theo học tại các trường trung cấp, cao đẳng đại học . .13 2. Quy định của pháp luật về BTTH do người dưới 15 tuổi gây ra trong 14 3. Trách nhiệm BTTH trong trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 17 4. Về trách nhiệm liên đới BTTH ngoài hợp đồng do người từ đủ 15 tuổi 18 IV. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện thêm quy định của pháp luật về NLCTNBTTH của cá nhân. 19 V. Kết luận 20

doc20 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4065 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân - Từ lý luận đến thực tiễn, đánh giá, kiến nghị hoàn thiện pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụ bổ sung, vì khi đề cập đến nghĩa vụ bổ sung là đề cập đến chủ thể của nghĩa vụ đó. Trong trường hợp này, việc lấy tài sản của con để bồi thường bổ sung phần còn thiếu hoặc toàn bộ trong trường hợp cha, mẹ không có tài sản hoặc không đủ tài sản là xét về việc khắc phục phần còn thiếu về tài sản, mà không phải là trường hợp xác định chủ thể thực hiện nghĩa vụ bổ sung. Nghĩa vụ bổ sung là nghĩa vụ của người phải thực hiện nghĩa vụ bổ sung bằng tài sản của mình với tư cách là người thực hiện nghĩa vụ bổ sung trong trường hợp người có nghĩa vụ chính không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, đầy đủ nghĩa vụ với bên có quyền khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ. Trong quan hệ BTTH thì cha, mẹ của người dưới mười lăm tuổi có trách nhiệm bồi thường, còn người con trực tiếp gây thiệt hại không phải là chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ BTTH. Trách nhiệm BTTH của cha, mẹ do con dưới mười lăm tuổi gây ra là trách nhiệm trực tiếp, trách nhiệm pháp lý do pháp luật quy định. Còn hành vi của người con dưới 15 tuổi gây thiệt hại là nguyên nhân trực tiếp của thiệt hại, nhưng trách nhiệm BTTH lại thuộc về cha, mẹ của họ. Việc lấy tài sản của người con dưới 15 tuổi trực tiếp gây thiệt hại để bồi thường bổ sung phần còn thiếu là nhằm bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại và nhằm bảo vệ nguyên tắc BTTH là toàn bộ và kịp thời. Người con dưới 15 tuổi gây thiệt hại thì cha, mẹ của người này có trách nhiệm bồi thường nhưng cha mẹ lại không có đủ hoặc không có tài sản để bồi thường, mà lấy tài sản của con để bồi thường là việc pháp luật quy định về điều kiện kinh tế có thể giải quyết được, dùng để BTTH. Việc cha, mẹ dùng tài sản của con để bồi thường phần còn thiếu không làm chấm dứt trách nhiệm BTTH của cha, mẹ. Bởi vì việc cha, mẹ dùng tài sản của con để bồi thường phần còn thiếu thì cha mẹ vẫn là chủ thể có trách nhiệm bồi thường, việc dùng tài sản của con để bồi thường không phải là căn cứ xác định tư cách người phải bồi thường từ cha, mẹ được chuyển sang cho con và trách nhiệm của cha, mẹ không thể triệt tiêu trong trường hợp này. Như vậy, từ những phân tích trên, chúng ta nhận thấy cơ sở trách nhiệm pháp lý luôn thuộc về cha, mẹ kể cả trong trường hợp con dưới 15 tuổi trực tiếp gây thiệt hại mà không có tài sản riêng để cha, mẹ có thể dùng vào việc BTTH do người con đó gây ra, mà trách nhiệm luôn thuộc về cha, mẹ của người con dưới 15 tuổi gây thiệt hại cho dù cha, mẹ của người đó có hoặc không có đủ tài sản để BTTH do con dưới 15 tuổi gây ra. 3.1.1.2, Đối với trường hợp người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại Tại đoạn 2 khoản 2 Điều 606 BLDS quy định: “Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình”. Như vậy, theo như quy định tại khoản 2 Điều 606 BLDS 2005 nêu trên thì cá nhân từ đủ 15 tuổi tới dưới 18 tuổi gây thiệt hại thì phải có trách nhiệm tự BTTH bằng tài sản riêng của mình, nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của họ. Sở dĩ Điều 606 quy định như vậy cũng là phù hợp với tinh thần Điều 20 Bộ luật Dân sự 2005. Luật quy định cá nhân từ đủ 15 tuổi tới dưới 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự không đầy đủ nhưng khả năng nhận thức của họ đã phát triển cho nên ngoài các giao dịch dân sự nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày, họ còn có thể tự mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự nếu có tài sản riêng đủ để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi tài sản riêng đó. Tuy nhiên nếu người đó có những tài sản có giá trị lớn và đặc biệt như nhà ở, quyền sử dụng đất thì sự định đoạt các tài sản này vẫn còn có những người đại diện theo pháp luật của họ đồng ý. Tại Điều 606 Bộ luật dân sự 2005 quy định độ tuổi là đủ 15 tuổi trở lên nếu có hành vi gây thiệt hại thì phải có trách nhiệm BTTH cho người đó là căn cứ vào điều kiện thực tế xã hội. Bởi vì những người trong độ tuổi này nhận thức của họ tương đối trưởng thành và đã có khả năng lao động tao ra thu nhập. Theo quy định của bộ luật lao động Việt Nam được sửa đổi bổ sung năm 2006 thì họ đã có quyền tham gia vào các quan hệ lao động và có tư cách tố tụng đối với những tranh chấp liên quan đến quan hệ lao động đó. Độ tuổi này cũng phù hợp và thống nhất với một số quy định của các ngành luật khác, chẳng hạn như khoản 1 Điều 45 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lí tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lí” hay khoản 2 Điều 46: “Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng; nếu định đoạt tài sản có giá trị lớn hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý của cha mẹ”. Như vậy con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể có tài sản và thu nhập riêng, phần nào ý thức được nghĩa vụ và trách nhiệm tham gia, đóng góp vào đời sống gia đình, được quyền định đoạt tài sản của riêng mình. Khoản 2 Điều 109 BLDS cũng quy định: “Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ 18 tuổi trở lên đồng ý”. Rõ ràng người ở độ tuổi này đã nhận thức được hành vi của mình và phần nào cũng tự định đoạt ý chí khi tham gia vào các quan hệ dân sự phổ biến trong cuộc sống. Hơn nữa, theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam năm 2004 thì người từ đủ 15 tuổi đã có năng lực hành vi tố tụng dân sự nên họ có thể tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự, tham gia với tư cách nguyên đơn hoặc bị đơn dân sự trước tòa án. Tuy nhiên khi giải quyết tranh chấp liên quan đến những người ở độ tuổi này trong trường hợp họ là bị đơn dân sự, thì tòa án có quyền triệu tập người đại diện hợp pháp của những người đó tham gia tố tụng. Xét về tư cách chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự, thì cá nhân từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có một phần năng lực hành vi dân sự nên họ có khả năng chịu trách nhiệm về hành vi của mình trước pháp luật. Pháp luật đã căn cứ vào những cơ sở này để quy định trách nhiệm BTTH của cá nhân từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi gây thiệt hại phải bồi thường bằng tài sản của mình. Theo đoạn 2 khoản 2 điều 606 Bộ luật dân sự 2005 thì người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi gây thiệt hại là chủ thể có trách nhiệm bồi thường nên họ có tư cách là bị đơn dân sự còn cha mẹ chỉ là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (Mục 1, phần 3.1 Nghị quyết 03 của HĐTP TAND tối cao ngày 08/07/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của bộ luật dân sự 2005 về BTTH ngoài hợp đồng). Tuy nhiên, luật cũng quy định thêm trách nhiệm bồi thường bằng tài sản của cha mẹ thay cho con gây thiệt hại trong trường hợp con không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường. Nghĩa vụ này của cha mẹ được hiểu là nghĩa vụ bổ sung. 3.1.2. Người giám hộ có trách nhiệm BTTH Khoản 3 Điều 606 bộ luật dân sự 2005 quy định: “Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường”. Khoản 1 Điều 58 BLDS quy định: “Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự”. Việc quy định chế định giám hộ là hình thức bảo vệ pháp luật cho người chưa thành niên, người bị mất năng lực hành vi dân sự. Người được giám hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 58 bao gồm: “a) Người chưa thành niên không còn cha mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha mẹ có yêu cầu; b) Người mất năng lực hành vi dân sự”. Theo quy định tại khoản 3 Điều 58 BLDS thì: “Người chưa đủ mười lăm tuổi được quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và người được quy định tại điểm b khoản 2 Điều này phải có người giám hộ”. Theo những quy định trên, người được giám hộ gây thiệt hại cho người khác, thì người giám hộ dùng tài sản của người được giám hộ để BTTH. Trong trường hợp người được giám hộ gây thiệt hại mà không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường, thì người giám hộ phải BTTH bằng tài sản của mình nếu người giám hộ có lỗi trong khi thực hiện việc giám hộ. Địa vị pháp lí của người giám hộ hoàn toàn khác so với địa vị pháp lí của người là cha, mẹ của người chưa thành niên khác. Người giám hộ thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được giám hộ, do đó họ cũng phải gánh chịu trách nhiệm pháp lí trong khi thực hiện việc giám hộ của mình, trong đó có trách nhiệm BTTH cho hành vi trái pháp luật của người được giám hộ trước tòa. Nhưng nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường. Như vậy, người giám hộ có trách nhiệm BTTH nếu có lỗi trong việc thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ mà để người được giám hộ gây thiệt hại cho người khác. Nhưng nếu người giám hộ hoàn toàn không có lỗi trong việc giám hộ và người được giám hộ gây thiệt hại thì người giám hộ không phải BTTH. Trách nhiệm BTTH chỉ phát sinh trong trường hợp có lỗi để cho người được giám hộ gây thiệt hại cho người khác. Trường hợp này, cha, mẹ phải BTTH cho con dưới 15 tuổi (con đủ 15 tuổi gây thiệt hại phải bồi thường bằng tài sản của con; cha, mẹ chỉ bồi thường bổ sung nếu con không có tài sản riêng) hoặc mất năng lực hành vi dân sự gây ra. Theo quy định này, nếu người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà không còn cha, mẹ và do một lý do nào đó cũng không có người giám hộ thì thiệt hại được giải quyết bồi thường bằng biện pháp nào? Về bản chất, người chưa thành niên và người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác thì trách nhiệm bồi thường vẫn thuộc về người đó. Còn việc người nào có nghĩa vụ dùng tài sản của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại để bồi thường cho người bị thiệt hại chỉ được xem như một biện pháp thực hiện việc bồi thường, mà không thể hiểu đó là trách nhiệm dân sự về tài sản của người thực hiện việc bồi thường đó. Còn trong trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại là có người giám hộ, nhưng người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong giám hộ thì không phải lấy tài sản của người giám hộ để bồi thường thì đương nhiên trách nhiệm BTTH vẫn thuộc về cha, mẹ của người được giám hộ, nếu căn cứ xác lập quan hệ giám hộ trong những trường hợp cha, mẹ của người được giám hộ bị tòa án hạn chế quyền của cha mẹ, hoặc cha mẹ không đủ điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó hoặc cha, mẹ yêu cầu chỉ định người giám hộ cho con vị thành niên và con mất năng lực hành vi dân sự. Nhưng trong trường hợp người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự mà cũng không có người giám hộ hoặc người giám hộ hoàn toàn không có lỗi trong việc giám hộ, mà người chưa thành niên gây thiệt hại thì người bị thiệt hại không được bồi thường, và trong trường hợp này được xem là trường hợp người bị thiệt hại chịu rủi ro – yêu cầu bồi thường không thể thực hiện được. Như vậy, khác vơi người giám hộ là cha, mẹ, người giám hộ khác không phải bồi thường thiệt hại do người được giám hộ gây ra nếu họ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ. Quy định như vậy nhằm giải phóng trách nhiệm dân sự của người giám hộ và khuyến khích cá nhân, tổ chức nhận giám hộ những người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự khi những người này không còn cha mẹ và không còn người thân thích khác. Trách nhiệm BTTH do hành vi trái pháp luật của người được giám hộ là người dưới 15 tuổi gây ra Do trường hợp con dưới 15 tuổi có hành vi gây ra thiệt hại tính chất đặc trưng hơn cho nên trách nhiệm BTTH đặt ra trong trường hợp này theo pháp luật hiện hành cũng có những điểm cần lưu ý sau đây: Căn cứ vào quy định tại Điều 61 BLDS thì trong trường hợp con dưới 15 tuổi gây thiệt hại cho người khác thì trách nhiệm BTTH thuộc về trước tiên là cha mẹ, tại Nghị quyết số 03/2006 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn: “Trong trường hợp quy định tại đoạn 1 khoản 2 Điều 606 BLDS thì cha, mẹ của người gây thiệt hại là bị đơn dân sự”. Trong trường hợp cha mẹ đều không có hoặc cha mẹ còn sống nhưng không đủ điều kiện làm giám hộ cho con thì trách nhiệm BTTH được xác định trước tiên là trách nhiệm của anh cả, chị cả đã thành niên, có đủ điều kiện làm người giám hộ; nếu anh cả, chị cả không đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh chị, tiếp theo tiếp theo đã thành niên có đủ điều kiện phải là người giám hộ và chịu trách nhiệm BTTH. Trong trường hợp không có anh ruột, chị ruột hoặc có anh ruột, chị ruột nhưng đều không đủ điều kiện làm người giám hộ thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại có đủ điều kiện phải là người giám hộ và chịu trách nhiệm BTTH. Trường hợp nếu không có ai trong số những người thân thích này có đủ điều kiện làm người giám hộ thì bác, chú, cậu, cô, dì là người dám hộ và chịu trách nhiệm BTTH. Vậy theo khoản 3 Điều 606 bộ luật dân sự 2005 thì anh cả hoặc chị cả hoặc ông, bà nội; ông, bà ngoại hoặc bác, chú, cậu, cô, dì là người giám hộ thì họ được quyền dùng tài sản riêng của người đươc giám hộ để BTTH. Trong trường hợp người được giám hộ gây thiệt hại mà không có tài sản riêng hoặc không đủ tài sản riêng để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản riêng của mình nếu người giám hộ có lỗi trong việc giám hộ dẫn đến hành vi gây thiệt hại của người được giám hộ. Khi đó, nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì họ cũng không phải lấy tài sản của mình để bồi thường khi người được giám hộ gây thiệt hại. 3.2. Trách nhiệm BTTH trong trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự gây ra thiệt hại Tại Khoản 3 Điều 606 BLDS đã đề cập đến trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự gây ra thiệt hại và trách nhiệm BTTH đặt ra trong trường hợp này. Như đã phân tích ở mục 3.1.2 ở trên, người chưa thành niên và người mất năng lực hành vi dân sự gây ra thiệt hại và vấn đề trách nhiệm BTTH đặt ra đều được quy định chung trong một khoản của Điều luật (khoản 3 Điều 606 BLDS). Điều này thể hiện nguyên tắc chịu trách nhiệm BTTH đặt ra đối với hai đối tượng này có cùng một điểm chung đó là nếu họ gây ra thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của họ để bồi thường, nếu họ không có tài sản hoặc không có đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường. Tuy nhiên, đối với trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự gây ra thiệt hại thì vấn đề trách nhiệm bồi thường đặt ra theo pháp luật hiện hành, có những điểm đặc trưng mà chúng ta cần phân tích làm rõ: Trước tiên, nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ mất năng lực hành vi dân sự được quy định tại Điều 67 BLDS: “1. Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ; 2. Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự; 3. Quản lý tài sản của người được giám hộ; 4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.” Căn cứ vào quy định trên và Điều 62 BLDS cùng những quy định khác liên quan của pháp luật hiện hành thì chúng ta thấy: người mất năng lực hành vi dân sự đang do cha, mẹ chăm sóc, quản lí, giáo dục mà gây thiệt hại thì cha, mẹ phải bồi thường bằng tài sản của mình. Trong trường hợp họ được giám hộ theo quy định tại Điều 62 bộ luật dân sự 2005 thì trách nhiệm BTTH được xác định như sau: - Người mất năng lực hành vi dân sự đã có vợ hoặc chồng mà vợ hoặc chồng mất năng lực hành vi dân sự thì người vợ hoặc chồng có đủ điều kiện là người giám hộ đương nhiên, có quyền lấy tài sản riêng của người mất năng lực hành vi dân sự để bồi thường. Nếu tài sản riêng của người được giám hộ không đủ thì lấy tài sản chung của vợ chồng để bồi thường, sau đó mới lấy tài sản riêng của người vợ hoặc chồng để bồi thường phần còn thiếu nếu có lỗi trong việc quản lí người được giám hộ. - Trong trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả đã thành niên có đủ điều kiện phải làm người giám hộ. Nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo đã thành niên có đủ điều kiện phải là người giám hộ. Trong những trường hợp này, người giám hộ được lấy tài sản của cha, mẹ để bồi thường cho người bị thiệt hại. Nếu tài sản của cha, mẹ không đủ thì người giám hộ phải lấy tài sản riêng của mình để bồi thường phần còn thiếu nếu có lỗi trong việc quản lí người được giám hộ. - Người đã thành niên bị mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ. Trong trường hợp như vậy, cha mẹ có quyền lấy tài sản riêng của người được giám hộ để bồi thường, chỉ khi tài sản riêng của người được giám hộ và tài sản chung của vợ chồng không đủ thì cha, mẹ mới phải bồi thường bằng tài sản riêng của mình nếu có lỗi trong việc quản lí người được giám hộ. 4. Trường hợp BTTH do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý Khi người dưới 15 tuổi đang trong thời gian chịu sự quản lí của trường học, người mất năng lực hành vi dân sự đang chịu sự quản lí của bệnh viện, cơ sở chữa bệnh khác thì trường học, bệnh viện cũng như các tổ chức này phải có trách nhiệm quản lí, theo dõi những người mà mình quản lí. Xuất phát từ sự nhận thức còn hạn chế (người dưới 15 tuổi) hoặc không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình (người mất năng lực hành vi dân sự), do đó Điều 621, BLDS quy định: “1. Người dưới 15 tuổi trong thời gian học ở trường mà gây thiệt hại thì trường học phải BTTH xảy ra. 2. Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong thời gian bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lí thì bệnh viện, tổ chức khác phải BTTH xảy ra”. Quy định trên đây của bộ luật dân sự sửa đổi năm 2005 có sự khác biệt cơ bản so với quy định tại Điều 625, Bộ luật dân sự năm 1995: Chủ thể mới phải là người BTTH trong trường hợp người chưa thành niên dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, các tổ chức khác trực tiếp quản lí thì bộ luật dân sự 1995 xác định trường học, bệnh viện, các tổ chức khác nếu có lỗi trong việc quản lí thì phải liên đới cùng cha mẹ, người giám hộ BTTH; còn bộ luật dân sự 2005 sửa đổi năm 2005 thì quy định chủ thể BTTH là trường học, bệnh viện, tổ chức quản lí người gây thiệt hại. Quy định của bộ luật dân sự sửa đổi năm 2005 nhằm buộc trường học, bệnh viện, tổ chức xã hội phải tăng cường công tác quản lí người chưa thành niên dưới 15 tuổi, người bị mất năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên, không phải bao giờ trường học, bệnh viện, tổ chức xã hội khác đang quản lí người chưa thành niên dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự cũng có lỗi trong việc quản lí khi những người này gây thiệt hại. Do đó, pháp luật quy định: trường học, bệnh viện, tổ chức xã hội khác khi thực hiện nhiệm vụ quản lí người chưa thành niên dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự để họ gây thiệt hại và “nếu trường học, bệnh viện, tổ chức khác chứng minh được mình không có lỗi trong quản lí thì cha, mẹ, người giám hộ của người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự phải bồi thường”. Quy định này cho thấy mặc nhiên nếu người chưa thành niên dưới 15 tuổi, người bị mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà những người này đang chịu sự quản lí của trường học, bệnh viện, tổ chức xã hội thì các tổ chức này phải bồi thường và việc chứng minh không có lỗi để làm cơ sở cho việc giải thoát trách nhiệm bồi thường thuộc về chính tổ chức đó. Nếu các tổ chức này chứng minh được mình không có lỗi thì trách nhiệm BTTH thuộc về cha mẹ, người giám hộ của người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra thiệt hại đó. Tuy nhiên, việc chứng minh không có lỗi để giải thoát khỏi trách nhiệm BTTH thuộc về chủ thể nào là một vấn đề rất phức tạp và khó khăn trong việc xét xử của các cấp Tòa án: - Đối với những trường hợp người dưới 15 tuổi có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại ngoài giờ học tại trường hoặc đang trong thời gian từ trường về nhà, từ nhà tới trường thì chưa thuộc nghĩa vụ quản lí của nhà trường. Trong khoảng thời gian trước hoặc sau buổi học ở trường mà họ gây thiệt hại thì sẽ là căn cứ nhà trường chứng minh không có lỗi trong việc quản lí và trách nhiệm BTTH không thuộc về nhà trường mà thuộc về phía cha mẹ của người gây ra thiệt hại. Người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện tổ chức khác có nghĩa vụ trực tiếp quản lý nhưng những người này đã vượt hàng rào, tường bao bọc xung quanh trường học, bệnh viện hoặc cổng trường, bệnh viện, cơ sở quản lý người đó và gây ra thiệt hại cho người khác, thì nhà trường, bệnh viện, tổ chức khác có nghĩa vụ quản lý những người đó phải BTTH xảy ra. Trách nhiệm BTTH được xác định dựa trên yếu tố lỗi của nhà trường, bệnh viện, tổ chức khác được thể hiện trong nghĩa vụ quản lý những người này không cẩn trọng, chu đáo, thiếu biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn...đã để họ gây thiệt hại. - Đối với người mất năng lực hành vi dân sự đang được bệnh viện, tổ chức khác có nghĩa vụ quản lí mà theo yêu cầu của những người thân thích, bệnh viện hay tổ chức có trách nhiệm trực tiếp quản lí đã đồng ý cho người mất năng lực hành vi dân sự về thăm gia đình; trong khoảng thời gian đó, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác thì bệnh viện, tổ chức quản lí được loại trừ trách nhiệm bồi thường hoặc trong những trường hợp không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan (bố, mẹ, vợ, chồng, các con của người đó), Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người mất năng lực hành vi dân sự mà ngay tại thời điểm đó, người này đã trực tiếp gây thiệt hại cho người khác thì họ có trách nhiệm phải bồi thường bằng tài sản của mình. - Trường hợp do lỗi cố ý của chính người bị thiệt hại mà dẫn đến việc người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự vi phạm pháp luật gây ra thiệt hại cho chính người đó hoặc gây thiệt hại cho người thứ ba thì trường học, bệnh viện, tổ chức khác dù đang trong thời gian trực tiếp quản lý những người trực tiếp gây thiệt hại, cũng không có trách nhiệm bồi thường .Trách nhiệm BTTH thuộc về người bị thiệt hại có lỗi cố ý. III. Một số vấn đề thực tiễn về NLCTNBTTH của cá nhân 1. Vấn đề trách nhiệm BTTH đặt ra trong trường hợp người gây thiệt hại là người đã thành niên, đầy đủ năng lực hành vi dân sự và đang là đối tượng theo học tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học Như đã trình bày ở phần trên, theo quy định tại điều 606 BLDS, thì người từ đủ 18 tuổi trở lên không tâm thần, không mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình khi gây thiệt hại cho người khác thì phải tự bồi thường bằng tài sản của mình. Trong tố tụng dân sự thì người gây thiệt hại có đủ năng lực hành vi dân sự, cũng đồng thời là người có đầy đủ năng lực tố tụng dân sự, do vậy người này phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình trước pháp luật. Nhưng trên thực tế, có trường hợp người gây thiệt hại là những người đang theo học tại các trường đào tạo nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học; họ không có tài sản riêng, toàn bộ tiền ăn ở, học phí đều do cha, mẹ chu cấp. Vậy, họ gây thiệt hại thì giải quyết thế nào? Ví dụ: A là sinh viên năm thứ 2 của một trường đại học X. A yêu một nữ sinh viên tên là H. A vốn là người hiền lành, là một sinh viên hiếu học. Tuy nhiên, do bị tình yêu làm mất lý trí, một hôm, thấy người yêu mình là H đang ngồi trên xe của một người đàn ông khác là C, A liền đuổi theo, chặn lại rồi xông vào đánh tới tấp vào mặt anh C, khiến C chảy máu mũi rất nhiều và ngất trên đường, phải đưa đến bệnh viện cấp cứu. Sau đó, C đã kiện lên Tòa án đòi A bồi thường. Tất nhiên theo quy định của pháp luật thì trách nhiệm BTTH phải thuộc về A, dù cho A không có hay không có đủ tài sản để bồi thường, thì trong bản án tuyên vẫn phải là A chịu trách nhiệm BTTH cho C. Bởi vì về nguyên tắc bất kỳ một cá nhân nào không phụ thuộc vào điều kiện sống, điều kiện kinh tế, thu nhập, có hay không có khả năng tạo dựng tài sản, khả năng tạo dựng tài sản nhiều hay ít…thì khi có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho người khác, đều có trách nhiệm phải bồi thường như nhau. A là người đã thành niên, đầy đủ năng lực hành vi dân sự, do đó phải chịu trách nhiệm dân sự theo quy định tại khoản 1 Điều 606 BLDS. Còn việc thực tế số tiền A dùng để BTTH có thể do bố mẹ A lo thì do A và người nhà bàn bạc. Khi quyết định BTTH do A gây ra, nếu như cha, mẹ của A tự nguyện bồi thường thì ghi nhận sự tự nguyện đó, còn nguyên tắc là không buộc cha mẹ của A phải bồi thường thay cho A. Trên thực tế, khi quyết định buộc bồi thường đối với những người có năng lực chịu trách nhiệm BTTH tương tự như A thì có thể động viên cha mẹ của họ bồi thương thay họ. Nhưng cũng chỉ có thể làm một việc đó là “khuyết khích”, “động viên” cha, mẹ những người này bồi thường. Pháp luật hiện hành cũng chưa có một giải pháp nào thật thỏa đáng để giải quyết trường hợp này. Xin so sánh với 1 trường hợp khác: N là sinh viên trường X, đi làm thêm ở một quán cafe, công việc là trông xe và giắt xe cho khách; trong một lần đang giắt xe cho khách (giả sử là xe SPACY trị giá hơn 100 triệu), qua cái cầu bắc từ quán ra đường, không may A làm ngã và rơi chiếc xe xuống cầu, phía dưới nước nông và có nhiều đá nên xe hư hỏng nặng. Trường hợp này của N, nếu người khách có kiện yêu cầu BTTH thì luật cũng có một căn cứ để giải quyết đó là khoản 2 Điều 605 BLDS (người gây thiệt hại do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình thì có thể được giảm mức bồi thường). Nhưng đối vơi trường hợp của A trên đây, A gây ra thiệt hại là hoàn toàn do lỗi cố ý. Với quy định tại khoản 2 thì chúng ta hiểu người gây ra thiệt hại muốn được áp dụng khoản 2 thì phải thoản mãn cả hai yếu tố là lỗi vô ý và gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình thì người đó mới có thể được giảm mức bồi thường. Liệu có đảm bảo chắc chắn rằng mọi trường hợp cha, mẹ những người này đều “hợp tác” tích cực. Trong khi đó, những người bị thiệt hại có thể tạm dùng một từ là “đen đủi” khi rơi vào trường hợp như thế. Rõ ràng một nghịch lý là: pháp luật cũng đành “bó tay”, khi mà một nguyên tắc luôn được xem là áp dụng nhất quán trong BTTH ngoài hợp đồng là bồi thường toàn bộ và kịp thời lại không được tuân thủ trong trường hợp này. Về vấn đền này, em xin nêu quan điểm của mình: Nếu pháp luật không có giải pháp nào để giải quyết cho thỏa đáng trong trong trường hợp A gây thiệt hại, nhưng không có tài sản để bồi thường, bố mẹ của A không chịu bồi thường hoặc cũng lấy lý do gia đình nghèo không có tài sản (mặc dù họ có thể có đủ tài sản để bồi thường thay cho con mình), còn người bị thiệt hại có thể là người có hoàn cảnh khó khăn, thuốc thang không có tiền trả...Vô hình chung, pháp luật có vẻ như không bảo vệ được người bị thiệt hại trong trường hợp này. Vì vậy, Trong bản án, để đảm bảo nguyên tắc về NLCTNBTTH của cá nhân trong luật, đương nhiên là không được tuyên bố, mẹ của A phải bồi thường, nhưng cần phải áp dụng những biện pháp hợp lý để ràng buộc trách nhiệm của họ đối với con mình, đối với người bị thiệt hại. Mà để thực hiện được thì luật lại cần phải có thêm một quy định dự liệu về trường hợp này để làm căn cứ pháp lý. 2. Quy định của pháp luật về BTTH do người dưới 15 tuổi gây ra trong thời gian trường học quản lý Trong trường hợp người dưới 15 tuổi trong thời gian học tại trường mà gây thiệt hại thì quy định của BLDS hiện hành trách nhiệm BTTH thì trường học phải BTTH xảy ra. Nếu trường học chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý thì cha, mẹ, người giám hộ của người dưới 15 tuổi phải bồi thường. Tuy nhiên, trong thực tế đời sống diễn ra hằng ngày cũng như thực tiễn công tác xét xử tại các Tòa án, vấn đề này lại không đơn giản như Luật quy định. Bởi một khi có thiệt hại xảy ra do người dưới 15 tuổi gây ra thì về phía cha, mẹ, người giám hộ của người gây thiệt hại luôn muốn phía nhà trường phải chịu trách nhiệm, còn phía nhà trường mà có trách nhiệm quản lý người gây thiệt hại đó tất nhiên cũng không muốn nhận trách nhiệm về mình. Đặc biệt là khi mức thiệt hại mà người dưới 15 tuổi đó gây ra quá lớn. Sau đây là một ví dụ cụ thể mà trên thực tế không phải quá hiếm: A là học sinh lớp 3 trường tiểu học X, B là bạn học cùng lớp với A. Do chị H là mẹ của A, có hiềm khích với chị P là mẹ của B. Chị H tức chị P nhưng không biết làm cách nào, bèn xúi A lên lớp xô B là con của chị P ngã cho đập đầu xuống nền nhà, chấn thương sọ não. Chị P kiện yêu cầu gia đình chị H phải bồi thường. Chị H cho rằng nhà trường cũng phải có trách nhiệm. Khi cô giáo N hỏi A vì sao đẩy ngã B thì A bảo là vì mẹ bảo làm thế. Nhưng khi tiến hành xét xử, Tòa án có hỏi A thì A không nói gì. Còn về phía chị H thì kiên quyết phủ nhận việc mình đã xúi con. Trong trường hợp này, rõ ràng phía phụ huynh của A cũng có lỗi, nhưng việc chứng minh của phía nhà trường trong trường hợp này lại gặp khó khăn, vì bằng chứng duy nhất phục thuộc vào A, nếu A nói lúc nhà trường gọi lên hỏi nhưng lúc ra tòa, A không nói gì thì liệu bằng chứng mà nhà trường đưa ra có thể thuyết phục được không. Trong khi chi H là mẹ của A vẫn kiên quyết phủ nhận. Như vậy, một thực tế diễn ra là người dưới 15 tuổi đang trong thời gian trường học có trách nhiệm quản lý gây thiệt hại cho người khác, nhưng rõ ràng lỗi chủ yếu là từ phía cha, mẹ của người đó, nhà trường biết đó, nhưng khi chứng minh trước tòa thì khó có thể thuyết phục được. Đó là chưa nói A mới chỉ là học sinh lớp 3, những gì nó trình bày trong trạng thái tâm lý sợ hãi khó để thuyết phục cơ quan xét xử. Còn giả sử A là một học sinh lớp 8, đã phần nào nhận thức được cái gì cần làm để có lợi cho bố, mẹ thì rất có thể là A không những không nói gì mà còn phủ nhận những lời mà đã nói khi phía nhà trường hỏi lý do đẩy ngã bạn. Rõ ràng nếu trong trường hợp này, xử trường học phải chịu trách nhiệm BTTH thì sẽ bỏ qua lỗi của phụ huynh trong việc cố ý xui con mình gây thiệt hại trong thời gian học tại trường. Như vậy, Luật quy định là một chuyện, nhưng tiến hành giải quyết các vụ việc theo luật trong thực tiễn xét xử thì không hề đơn giản. Về vấn đề này, em xin có quan điểm rằng: cơ quan xét xử nên xem xét, đánh giá thêm chứng cứ của phía nhà trường đưa ra khi trình bày rằng A là học sinh nghịch ngợm, nhà trường đã nhiều lần mời phụ huynh lên gặp trực tiếp, bằng cách đánh giá kết quả hạnh kiểm, học lực,...của A ở trường. Từ đó đánh giá lỗi của bố, mẹ A thiếu trách nhiệm phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục A, rồi xác định trách nhiệm bồi thường cụ thể của mỗi bên. Xung quanh vấn đề về BTTH do người dưới 15 tuổi gây ra trong thời gian trường học quản lý, còn một trường hợp trên thực tế khi xảy ra mà vẫn còn khó khăn trong công tác xét xử, vì vấn đề là tồn tại các quan điểm trái chiều đưa ra để giải quyết trách nhiệm BTTH. Em xin lấy nguyên một ví dụ của cô giáo, TS. Trần Thị Huệ như sau: Trường Trung học cơ sở X tổ chức cho các em thiếu nhi lớp 7 đi thăm quan và cắm trại tại Ao Vua. Hùng (12 tuổi) cố tình trêu đùa, đã đẩy Nga – một bạn gái cùng lớp ngã xuống suối , không ngờ đầu Nga đập vào đá dẫn đến trấn thương não. Nga phải đi cấp cứu và nằm điều trị trong bệnh viện nhiều ngày. Bố mẹ Nga đã làm đơn kiện Hùng ra tòa. Bố, mẹ Hùng cho rằng nhà trường cũng phải có trách nhiệm (1). Trường hợp này, Hùng gây thiệt hại trong thời gian thuộc sự quản lý của nhà trường, vì () Lấy từ trang web: trường tổ chức cho các cháu đi tham quan, vì vậy, trách nhiệm BTTH thuộc về trường trung học cơ sở X. Sau đó cô giáo đã nói: “nếu trường học chứng minh được mình không có lỗi trong việc quản lý (ví dụ Hùng đã không chấp hành quy định chung, trốn thầy cô ra suối chơi, rồi gây thiệt hại cho Nga) thì bố mẹ Hùng phải bồi thường”. Có nghĩa là, nếu trường hợp này nếu Hùng đã không chấp hành quy định chung, trốn thầy cô ra suối chơi, rồi gây thiệt hại cho Nga thì nhà trường có thể lấy đó làm chứng cứ chứng mình nhà trường không có lỗi, và cha, mẹ Hùng phải chịu trách nhiệm bồi thường. Tuy nhiên, cũng là tình huống mà học sinh (dưới 15 tuổi) gây thiệt hại đang trong thời gian trường học quản lý: N là học sinh trường trung học cơ sở T. Trong buổi học, N đã trèo tường ra ngoài và gây thiệt hại cho người khác. Thì với trường hợp này, thầy giáo, TS. Phùng Trung Tập cho rằng trách nhiệm bồi thường thuộc về trường học; vì thầy cho rằng trách nhiệm BTTH được xác định dựa trên yếu tố lỗi của nhà trường, bệnh viện, tổ chức khác được thể hiện trong nghĩa vụ quản lý những người này không cẩn trọng, chu đáo, thiếu biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn...đã để họ gây thiệt hại (TS. Phùng Trung Tập, BTTH ngoài hợp đồng, Nxb Hà Nội – 2009). Cũng có ý kiến cho rằng hai trường hợp trên là hai trường hợp khác nhau nên quan điểm đưa ra tất nhiên sẽ khác nhau. Nhưng theo em, hai trường hợp trên là hai trường hợp tương tự nhau, vì đều là trường hợp người dưới 15 tuổi gây thiệt hại trong thời gian trường học quản lý, về chủ thể, khách thể, nội dung quan hệ pháp luật trong hai trường hợp không khác nhau, nên không có lý do gì để nói là hai trường hợp trên là khác nhau. Nếu trên thực tế, xảy ra vụ án tranh chấp BTTH tương tự như hai trường hợp trên thì liệu cơ quan xét xử sẽ giải quyết theo quan điểm nào, hay giải quyết bằng một con đường khác...Điều này là do sự quy định chưa chặt chẽ của pháp luật, quy định của BLDS hiện hành về vấn đề này mới chỉ dừng lại ở mức khái quát nhưng lại không bao quát được hết các tình huống có thể xảy ra trên thực tế. Do đó sẽ gây không ít khó khăn trong công tác xét xử. Về vấn đề này, em xin nêu quan điểm: như trong lý luận (phần I. 4), em đã trình bày thì em ủng hộ quan điểm thứ hai của thầy giáo, TS. Phùng Trung Tập, vì ba lý do: thứ nhất: người dưới 15 tuổi có thể leo được qua tường hay trốn được ra bờ suối là trong thời gian trường học có trách nhiệm quản lý họ, do đó nếu để họ trốn được khỏi sự quản lý thì đó là lỗi của trường học. Thứ hai, nếu để trường học lấy việc học sinh trốn ra ngoài làm chứng cứ chứng mình là nhà trường không có lỗi thì sẽ không tăng cường được trách nhiệm của trường học trong việc quản lý học sinh của mình. Thứ ba, nếu chấp nhận lấy đó làm chứng cứ chứng minh trường học không có lỗi thì một nghịch lý đặt ra là cha, mẹ những người dưới mười lăm tuổi này đã gửi gắm con cái họ cho nhà trường trong thời gian học, còn nhà trường không có trách nhiệm quản lý trong việc con cái họ trốn ra bên ngoài trường gây thiệt hại cho người khác. Tuy nhiên, trong việc áp dụng quy định tại Điều 621 BLDS thì cần thống nhất rằng: Nếu trường hợp trường học đã áp dụng mọi biện pháp mà người dưới 15 tuổi vẫn cứ trốn ra ngoài thì trách nhiệm BTTH không thuộc về trường học. 3. Trách nhiệm BTTH trong trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại cho người khác Trách nhiệm dân sự phát sinh kể từ thời điểm người gây thiệt hại gây ra thiệt hại. Nếu người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi mà có tài sản thì họ phải tự bồi thường. Nếu họ không có tài sản hoặc có nhưng không đủ để bồi thường thì cha, mẹ, phải bồi thường. Vậy đến đây, một vấn đề đặt ra trên thực tế là: sẽ có trường hợp cha, mẹ những người này không có tài sản để thực hiện nghĩa vụ bồi thường, có nghĩa là cả con, cả cha, mẹ đều không có tài sản để bồi thường, do đó dẫn đến vấn đề tiếp theo đặt ra là nếu sau này khi người con đã đủ 18 tuổi và có tài sản nhưng cha, mẹ vẫn chưa có tài sản để bồi thường cho người bị thiệt hại thì người con đó có phải lấy tài sản của mình ra để bồi thường không? Và liệu cha, mẹ của người đó có được lấy tài sản của người con để BTTH hay không? Những giả định đó đặt ra không phải là không bao giờ có trên thực tế. Em xin lấy một ví dụ: A (17 tuổi rưỡi), đang học cấp 3, mượn xe máy của ông B, sau đó bị trộm mất. A không có tài sản để bồi thường; cha, mẹ của A cũng nghèo không có tài sản để bồi thường cho ông B. Sau đó, đến năm 18 tuổi (đủ 18 tuổi), chú ruột của A đi nước ngoài về, hứa sẽ cho A một chiếc xe máy và 10 triệu đồng tiền mặt nếu A thi đỗ vào đại học. Sau đó, A đã thi đỗ và được chú ruột thực hiện đúng lời hứa. Ông B thấy A có tài sản, đã yêu cầu cha, mẹ A lấy tài sản đó của A để bồi thường. Có hai quan điểm khác nhau trong trường hợp trên. Quan điểm thứ nhất cho rằng: trong trường hợp này, A phải dùng tài sản đó để bồi thường cho ông B, vì A gây thiệt hại thì A phải có trách nhiệm bồi thường chính, cha, mẹ chỉ có trách nhiệm bổ sung, khi A đã có tài sản thì phải thực hiện trách nhiệm bồi thường. Còn quan điểm thứ hai cho rằng, trường hợp này A không phải chịu trách nhiệm BTTH và cha, mẹ của A cũng không thể lấy tài sản của A để bồi thường cho ông B, vì cho rằng: kể từ thời điểm gây thiệt hại, do A không có tài sản để BTTH nên trách nhiệm BTTH đã được xác định thuộc về cha, mẹ của A nên sau này khi A đã đủ 18 tuổi và có tài sản nhưng cha, mẹ A vẫn chưa có tài sản để bồi thường cho ông B thì A cũng không phải chịu trách nhiệm bồi thường và cha, mẹ cũng không thể lấy tài sản của A để bồi thường trừ trường hợp A đồng ý (() Nguyễn Minh Tuấn – trách nhiệm BTT ngoài hợp đồng do người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây ra, Tạp chí luật học số 1-5/1998. ). Trường hợp đặt ra trên đây không phải là không có khả năng xảy ra trên thực tế, khi mà ở các vùng quê nghèo, thường có thói quen mượn xe hàng xóm đi đi công việc do nhà nghèo không có xe. Khi mất xe thì trong nhà cũng không có tài sản gì đáng giá mà bồi thường...Do đó, nếu đặt ra vấn đề thực tiễn xét xử đối với các vụ án kiện đòi BTTH kiểu này thì thực sự sẽ là một vấn đề không đơn giản cho cơ quan xét xử, mà theo em, thường thì công tác thi hành án vẫn là nan giải nhất. Với trường hợp trên, sở dĩ tồn tại các quan điểm khác nhau về đường lối giải quyết là do pháp luật quy định vấn đề này còn bỏ ngõ, chưa cụ thể. Luật không quy định được đường lối giải quyết cụ thể, và cũng chưa có hướng dẫn cụ thể cho đường lối giải quyết tranh chấp những trường hợp dạng như thế này. Về phần mình, em xin nêu quan điểm rằng, trường hợp đó phải giải quyết theo hướng lấy tài sản của A để bồi thường cho ông B. Bởi vì, theo tinh thần của quy định tại đoạn 2 khoản 2 Điều 606 BLDS thì trách nhiệm bồi thường của cha, mẹ trong trường hợp người con từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại là trách nhiệm bổ sung. Cha, mẹ vơi tư cách là người có quyền và nghĩa vụ liên quan, còn người gây thiệt hại là bị đơn dân sự trước Tòa án. Do đó, không thể ràng buộc tuyệt đối trách nhiệm BTTH đối với cha, mẹ A trong trường hợp này được. Khi A đã có tài sản thì nếu lấy tài sản đó để bồi thường thì sẽ giải quyết được tranh chấp, đồng thời cũng đúng với đạo lý, con cái gây thiệt hại nếu có tài sản thì phải bồi thường, phải chăng lại để cha, mẹ không có tài sản phải cố để bồi thường thay con trong khi con đã có đủ điều kiện để thực hiện trách nhiệm bồi thường. Trên thực tế đời sống, nếu xảy ra trường hợp như thế thì thường con cái cũng tự có trách nhiệm đối với hành vi của mình gây ra, khi đã có sức lao động và làm ra tiền. Do đó, thiết nghĩ pháp luật cũng nên thuận theo thực tiễn để đảm bảo tính khả thi của Luật. Hơn nữa, giải quyết theo hướng này thì công tác thi hành án trên thực tế cũng có cơ sở và dễ dàng được thực hiện hơn. Còn nếu như một số quan điểm cho rằng : cha, mẹ không có tài sản thì người bị thiệt hại phải chờ đến khi họ có tài sản mới yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bồi thường thì giả sử rằng, trong trường hợp thiệt hại xảy ra là sức khỏe của một người thì nguyên tắc bồi thường toàn bộ và kịp thời càng bị xâm hại; hơn nữa quan điểm này cũng không đúng với tinh thần của Điều luật 606 BLDS. 4. Về trách nhiệm liên đới BTTH ngoài hợp đồng do người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây ra Trong trách nhiệm liên đới của nhiều người cùng gây thiệt hại, hành vi của họ cùng là nguyên nhân làm phát sinh thiệt hại. Vì vậy, họ phải cùng nhau khắc phục hậu quả đó. Trách nhiệm liên đới bồi thường được áp dụng đối với người gây thiệt hại có đầy đủ năng lực hành vi. Nhưng trên thực tế lại đặt ra một vấn đề là, nếu những người chưa thành niên cùng gây thiệt hại và họ đều không có tài sản để bồi thường thì cha, mẹ của họ có phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thay cho các con hay không? Về vấn đề này, thực tiễn công tác xét xử cũng như bình luận khoa học pháp lý, tồn tại các ý kiến trái chiều. Em xin lấy một ví dụ như sau: A, B, C là bạn thân của nhau và đều đang học lớp 10. Một lần, trên đường đi học về, cả ba xảy ra xích mích với D học ở một lớp khác cùng trường, dẫn đến cãi vả và A, B, C đã cùng nhau lao vào đánh tới tấp vào mặt, mũi của D, làm D phải nhập viện. Kết quả giám định cho biết D bị gãy xương hàm, bầm dập xoang mũi và nhiều vết rách trên đầu. Bố, mẹ D đã kiện gia đình của A, B, C bồi thường. A, B, C không có tài sản riêng để bồi thường. Trong trường hợp này, tồn tại hai quan điểm hiện nay: Quan điểm thứ nhất cho rằng: bố, mẹ của A, B, C phải liên đới chịu trách nhiệm BTTH thay cho A, B, C. Bởi vì trên thực tế A, B, C cùng có hành vi gây thiệt hại cho người khác, hành vi của họ cùng là nguyên nhân làm phát sinh thiệt hại, nhưng cả ba đều không có tài sản để bồi thường; do đó, bố, mẹ của những người này sẽ có trách nhiệm liên đới bồi thường thay con để đảm bảo tính kịp thời trong việc bồi thường cho D. Quan điểm thứ hai cho rằng, trong trường hợp này cha, mẹ của A, B, C không phải chịu trách nhiệm liên đới; bởi vì họ cho rằng nếu các con không có tài sản để bồi thường thì trách nhiệm BTTH của cha mẹ là trách nhiệm theo phần thiệt hại do con mình gây ra. Sở dĩ tồn tại các quan điểm khác nhau này là do pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể, chi tiết về vấn đề này, dẫn đến việc áp dụng pháp luật trên thực tiễn lại có các quan điểm không thống nhất. Về vấn đề này, em xin có quan điểm rằng, em đồng ý với quan điểm thứ hai. Bởi vì: ở đây chúng ta hiểu từ “liên đới” trong trường hợp trách nhiệm liên đới tức là có người trong những người gây thiệt hại phải bồi thường, nhưng không có hoặc chưa có đủ khả năng kinh tế, người bị thiệt hại có quyền đòi một người hay một số người cùng chung gây thiệt hại có khả năng kinh tế, bồi thường toàn bộ thiệt hại; sau đó, những người này có quyền đòi những người chưa nộp hoặc chưa đủ tiền bồi thường, phải hoàn trả lại cho họ đúng phần mà từng người phải chịu trách nhiệm riêng trong tổng số thiệt hại. Nhưng về mặt pháp lý và cả trên thực tế, khi xác định trách nhiệm bồi thường người ta thường xét đến mức độ bồi thường của mỗi người theo mức độ lỗi của họ, nếu không xác định được mức độ lỗi của mỗi người thì Tòa án chia đều mức bồi thường cho mỗi người. Như vậy, về bản chất thì trách nhiệm liên đới BTTH trên thực tế thường là trách nhiệm dân sự theo phần (phần trách nhiệm tương ứng với thiệt hại do chính mình gây ra). Mặt khác, Luật quy định trách nhiệm liên đới phát sinh khi nhiều người cùng gây thiệt hại, có nghĩa là chính hành vi của họ gây thiệt hại, giữa họ có sự thống nhất về mặt ý chí, hành vi và hậu quả. Như vậy, trong trường hợp trên, theo em trách nhiệm BTTH của cha, mẹ A, B, C là trách nhiệm theo phần thiệt hại do con mình gây ra; nếu người cha, người mẹ nào đã bồi thương thiệt hại thay cho con mình thì trách nhiệm dân sự chấm dứt đối với người cha người mẹ đó. Tức là trong trường hợp này, cha, mẹ của A,B, C (những người chưa thành niên cùng gây thiệt hại) không chịu trách nhiệm liên đới và cũng không bao giờ đặt ra vấn đề trách nhiệm liên đới trong trường hợp này. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện thêm quy định của pháp luật về chế định BTTH ngoài hợp đồng Qua những phân tích về lý luận và thực tiễn về vấn đề năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trên đây, chúng ta thấy, quy định của pháp luật hiện hành về chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói riêng còn bộc lộ một số bất cập và thiếu sót. Những bất cập và thiếu sót của Luật chủ yếu được nhìn nhận và đánh giá khách quan thông qua cái nhìn vào thực tiễn áp dụng pháp luật. Vơi việc nghiên cứu kết hợp vấn đề lý luận và thực tiễn, em xin nêu một số ý kiến nhằm hoàn thiện thêm quy định của pháp luật dân sự về vấn đề năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và một số vấn đề liên quan đến quy định này như sau: Thứ nhất, về vấn đề BTTH do người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý quy định tại Điều 621, hiện nay, đường lối giải quyết các tranh chấp trong những trường hợp phức tạp mà liên quan đến việc các bên chứng minh mình không có lỗi trong việc để người chưa thành niên gây ra thiệt hại thì chủ yếu cũng là xuất phát từ các quan điểm của các nhà khoa học, cơ quan xét xử, dựa trên các lập luận khác nhau. Hiện tại vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào quy định chi tiết hơn đường lối giải quyết về vấn đề này. Vì vậy, theo em cần quy định cụ thể hơn trong Luật hoặc phải có văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Điều luật này, theo đó thiết lập các nguyên tắc chung để xác định căn cứ trong việc chứng minh trường học, bệnh viện, tổ chức khác không có lỗi. Bên cạnh đó cũng cần đưa ra hướng dẫn về các trường hợp cụ thể có thể phát sinh trong thực tiễn, chẳng hạn như các trường hợp nêu ra ở mục III.2...để có sự thống nhất trong công tác áp dụng pháp luật. Thứ hai, đối với trường hợp trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại cho người khác, Luật cần quy định rõ thêm trách nhiệm BTTH trong trường hợp người còn cha, mẹ gây thiệt hại và người đó không có tài sản để bồi thường, cha, mẹ người đó cũng không có tài sản để bồi thường, người bị thiệt hại phải chờ đến khi cha, mẹ của người đó có tài sản để thực hiện nghĩa vụ bồi thường, nhưng nếu trong trường hợp người con đã đủ 18 tuổi và có tài sản nhưng cha, mẹ vẫn chưa có tài sản để bồi thường cho người bị thiệt hại thì người con đó có phải lấy tài sản của mình ra để bồi thường. Để tránh có những quan điểm không thống nhất Thứ ba, về vấn đề trách nhiệm liên đới BTTH trong trường hợp nhiều người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây ra, luật cần quy định rõ để thống nhất trong áp dụng pháp luật rằng: trường hợp nhiều người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi cùng gây thiệt hại mà họ đều không có tài sản để bồi thường, thì cha, mẹ của họ cũng không phải liên đới chịu trách nhiệm BTTH, mà nguyên tắc chung là cha, mẹ của những người này phải chịu trách nhiệm dân sự theo phần. Vì về mặt pháp lý, trách nhiệm liên đới và trách nhiệm theo phần hoàn toàn khác nhau, nên dẫn đến việc áp dụng gisải quyết tranh chấp trên thực tế sẽ khác nhau. Do đó, Luật cần quy định rõ hoặc có hướng dẫn cụ thể. Ngoài ra, liên quan đến vấn đề kỹ thuật lập pháp, Điều 606, khoản 1 và khoản 3 quy định về NLCTNBTTH của cá nhân của cá nhân như sau: “1 Người từ đủ mời tám tuổi trở lên gây thiệt hại, thì phải tự bồi thường. 3. Khi người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có cá nhân, tổ chức giám hộ, thì cá nhân, tổ chức đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường, thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ, thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường”. Về mặt kỹ thuật lập pháp, quy định này chưa thống nhất, vì khoản 1 đã khẳng định rằng “người từ đủ 18 tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường”, tức là mọi người từ đủ 18 tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường; trong khi đó, khoản 3 lại quy định trường hợp bồi thường đối với người mất năng lực hành vi dân sự (bất kể ở độ tuổi nào, tức là bao gồm cả độ tuổi thành niên). Do đó, khoản 1 Điều 595 cần bổ sung như sau: “người từ đủ 18 tuổi trở lên và không bị mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại thì phải tự bồi thường”. V. Kết luận Chế định BTTH ngoài hợp đồng trong pháp luật dân sự có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân, cả khi họ là người gây thiệt hại và người bị thiệt hại. Trong đó, quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường của cá nhân có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xác định năng lực chủ thể (mà chủ yếu là năng lực hành vi) của một người, từ đó để đi xác định chính xác người chịu trách nhiệm dân sự trong việc BTTH, đảm bảo không bỏ lọt những hành vi gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức một cách trái pháp luật. Từ lý luận cho đến thực tiễn, vấn đề NLCTNBTTH của cá nhân luôn được nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau, trong đó quan trọng hơn hết là dưới góc độ lập pháp và công tác áp dụng quy định này vào trong thực tiễn xét xử, xuất phát từ tính trực tiếp liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, hay nói sát hơn đó là vấn đề liên quan trực tiếp đến tài sản của các bên một khi xác định được năng lực chịu trách nhiệm BTTH của người gây thiệt hại. Vì vậy, pháp luật sẽ còn phải hoàn thiện thêm trong việc quy định chế định về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nói chung và quy định về NLCTNBTTH của cá nhân nói riêng cả về mặt nội dung lẫn kết cấu của các điều luật. Và một trong những đòi hỏi đó là nhận thức tốt vấn đề lý luận về NLCTNBTTH của cá nhân để hoạt động áp dụng quy định của pháp luật về vấn đề này vào thực tiễn được đúng đắn và có những ý kiến đóng góp vào việc hoàn thiện quy định của pháp luật dân sự về chế định BTTH ngoài hợp đồng nói chung và quy định về NLCTNBTTH của cá nhân nói riêng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNăng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân - từ lý luận đến thực tiễn, đánh giá, kiến nghị hoàn thiện pháp luật.doc
Luận văn liên quan