Năng lực chủ thể ký kết hợp đồng trong tư pháp quốc tế

Hợp đồng theo quy định của Tư pháp quốc tế Việt Nam là hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài: hoặc các bên chủ thể ký kết hợp đồng có quốc tịch khác nhau, hoặc hợp đồng ký kết ở nước ngoài, hoặc đối tượng của hợp đồng là tài sản ở nước ngoài. Cả 3 trường hợp trên đều nảy sinh hiện tượng xung đột pháp luật. Theo Điều 410 BLDS thì điều kiện có hiệu lực của Hợp đồng dân sự cũng tương tự điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, và một trong các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự là phải thỏa mãn điều kiện về năng lực chủ thể ký kết hợp đồng.

docx6 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4467 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Năng lực chủ thể ký kết hợp đồng trong tư pháp quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích năng lực chủ thể ký kết hợp đồng theo quy định của Tư pháp Quốc tế Việt Nam: Hợp đồng theo quy định của Tư pháp quốc tế Việt Nam là hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài: hoặc các bên chủ thể ký kết hợp đồng có quốc tịch khác nhau, hoặc hợp đồng ký kết ở nước ngoài, hoặc đối tượng của hợp đồng là tài sản ở nước ngoài. Cả 3 trường hợp trên đều nảy sinh hiện tượng xung đột pháp luật. Theo Điều 410 BLDS thì điều kiện có hiệu lực của Hợp đồng dân sự cũng tương tự điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, và một trong các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự là phải thỏa mãn điều kiện về năng lực chủ thể ký kết hợp đồng. Chủ thể ký kết hợp đồng theo quy định của Tư pháp quốc tế gồm có cá nhân là người nước ngoài và pháp nhân là người nước ngoài. Về năng lực chủ thể ký kết hợp đồng của cá nhân là người nước ngoài: Năng lực chủ thể ký kết hợp đồng của cá nhân bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Hầu hết luật pháp của các nước quy định việc xác định năng lực pháp luật và năng lực hành vi của các bên chủ thể của hợp đồng có yếu tố nước ngoài sẽ căn cứ vào luật nhân thân của họ ( việc áp dụng luật quốc tịch hay luật nơi cư trú sẽ được xem xét trong từng trường hợp cụ thể). Bộ luật dân sự 2005 cũng như Nghị định số 138/2006/NĐ-CP ngày 15/11/2006 quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật dân sự về việc áp dụng pháp luật Việt Nam, pháp luật nước ngoài, điều ước quốc tế và tập quán quốc tế đối với các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài có quy định về cách xác định năng lực pháp luật và năng lực hành vi của cá nhân là người nước ngoài như sau: Năng lực pháp luật: theo Điều 761 BLDS và Điều 6 Nghị quyết thì NLPLDS của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nc mà người đó mang quốc tịch; người nước ngoài cư trú tại VN có NLPLDS tại VN, trừ trường hợp pháp luật CHXHCNVN quy định khác; trường hợp người nước ngoài không có quốc tịch hoặc có hai hay nhiều quốc tịch, thì việc áp dụng pháp luật để xác định năng lực pháp luật dân sự của người đó tuân theo quy định tại Điều 760 của Bộ luật dân sự, Điều 5 và khoản 1 Điều 6 Nghị định 138. Như vậy, một công dân nước ngoài sống trên đất Việt ký kết hợp đồng với một người Việt Nam thì năng lực pháp luật ký kết hợp đồng được xác định theo luật dân sự Việt Nam. Từ điều 14 đến điều 16 BLDS quy định về vấn đề này. Năng lực hành vi: NLHVDS của cá nhân giao kết hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi người đó cư trú hay pháp luật nước nơi người đó có quốc tịch tùy theo quan điểm của mỗi hệ thống pháp luật. Ví dụ: Anh – Mỹ áp dụng luật cư trú ( xác định năng lực hvds của cá nhân giao kết hợp đồng theo nơi mà người đó đang cư trú khi giao kết); EU áp dụng luật quốc tịch ( xác định theo pháp luật nước mà người giao kết hợp đồng mang quốc tịch. Theo điều 762 BLDS và Điều 7 Nghị định 138 thì NLHVDS của cá nhân là người nước ngoài thì được xác định theo pháp luật của nước mà người đó là công dân; trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực HVDS của người nước ngoài được xác định theo pháp luật nước CHXHCNVN; trường hợp người nước ngoài không có quốc tịch hoặc có hai hay nhiều quốc tịch, thì việc áp dụng pháp luật để xác định năng lực hành vi dân sự của người đó tuân theo quy định tại Điều 760 của Bộ luật dân sự, Điều 5 và khoản 1 Điều 7 Nghị định 138. Như vậy, pháp luật Việt Nam xác định năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài trong giao kết hợp đồng bằng cách kết hợp cả hai yếu tố luật quốc tịch và luật nơi giao dịch. Vậy nếu một người nước ngoài khi tham gia ký kết hợp đồng tại Việt Nam thì phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn về độ tuổi được quy định từ điều 18 đến điều 21 BLDS ( vd: đủ 18 tuổi trở lên có thể tham gia ký kết mọi hợp đồng; từ đủ 6 đến chưa đủ 18 khi ký kết hợp đồng phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ những giao dịch phục vụ nhu cầu sinh hoạt và phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy đinh khác…), đồng thời phải là người không bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định tại điều 22, 23 BLDS. Ví dụ: Luật Singapore qui định công dân có năng lực hành vi dân sự phải đủ 21 tuổi trong khi luật Việt nam chỉ qui định đủ 18 tuổi. Như vậy, nếu cá nhân người Singapore tham gia giao kết hợp đồng trên đất nước VN thì chỉ cần từ đủ 18 tuổi trở lên là đáp ứng đủ tiêu chuẩn về năng lực hvds khi tham gia kí kết hợp đồng. Về năng lực chủ thể ký kết hợp đồng của pháp nhân nước ngoài: Khi nhắc đến năng lực chủ thể ký kết hợp đồng của pháp nhân nước ngoài thì ta chỉ xét về năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân đó. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự phù hợp với mục đích hoạt động của mình. Điều 765 BLDS 2005 có quy định về năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài: “ 1. Năng lực plds của pháp nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân đó được thành lập, trừ TH quy định tại khoản 2 điều này. 2. Trong trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân được xác định theo pháp luật nước CHXHCNVN” Như vậy, theo luật dân sự VN thì cách thức xác định năng lực chủ thể ký kết hợp đồng của pháp nhân nước ngoài cũng tuân thủ nguyên tắc quốc tịch và nơi cư trú. Như vậy, một pháp nhân nước ngoài sang Việt Nam để ký kết hợp đồng thì năng lực chủ thể ký kết hợp đồng của họ phải tuân thủ theo pháp luật dân sự Việt Nam và cụ thể ở đây là Điều 86 BLDS: Năng lực PLDS của pháp nhân này khi tham gia ký kết hợp đồng tại Việt Nam phát sinh từ thời điểm pháp nhân được thành lập và chấm dứt từ thời điểm chấm dứt pháp nhân, và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của pháp nhân nhân danh pháp nhân trong quan hệ dân sự. Điều 762 luật dân sự Việt nam xác định năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài bằng cách kết hợp cả 2 yếu tố luật quốc tịch và luật nơi thực hiện giao dịch thế nào là ký kết hợp đồng theo quy định của Tư pháp quốc tế ( chứa đựng 3 yếu tố nước ngoài). các chủ thể ký kết hợp đồng ds có yếu tố nước ngoài gồm: cá nhân là người nước ngoài; pháp nhân nước ngoài; (quốc gia). phân tích từng loại: + Cá nhân là người nước ngoài: chủ yếu căn cứ vào luật nhân thân. NLCT gồm NLPL và NLHV; nêu luật, giải quyết vấn đề trong hợp đồng, ví dụ tại VN. + Pháp nhân nước ngoài: NLCT chỉ là NLPL…điều luajatl giải quyết trong hợp đồng. Điều 6. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài 1. Việc áp dụng pháp luật để xác định năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo Điều 761 của Bộ luật dân sự. Trong trường hợp cá nhân là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, thì năng lực pháp luật dân sự của cá nhân đó được xác định theo các quy định từ Điều 14 đến Điều 16 của Bộ luật dân sự. 2. Trong trường hợp người nước ngoài không có quốc tịch hoặc có hai hay nhiều quốc tịch, thì việc áp dụng pháp luật để xác định năng lực pháp luật dân sự của người đó tuân theo quy định tại Điều 760 của Bộ luật dân sự, Điều 5 và khoản 1 Điều 6 Nghị định này. Điều 7. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài 1. Việc áp dụng pháp luật để xác định năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo Điều 762 của Bộ luật dân sự. Trong trường hợp cá nhân là người nước ngoài xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam, thì năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài đó được xác định theo quy định từ Điều 17 đến Điều 23 của Bộ luật dân sự. 2. Trong trường hợp người nước ngoài không có quốc tịch hoặc có hai hay nhiều quốc tịch, thì việc áp dụng pháp luật để xác định năng lực hành vi dân sự của người đó tuân theo quy định tại Điều 760 của Bộ luật dân sự, Điều 5 và khoản 1 Điều 7 Nghị định này. Năng lực chủ thể và năng lực hành vi của các bên chủ thể trong hợp đồng thì hầu hết luật pháp của các nước quy định việc xác định năng lực pháp luật và năng lực hành vi của các bên chủ thể của hợp đồng có yếu tố nước ngoài sẽ căn cứ vào luật nhân thân của họ ( việc áo dụng luật quốc tịch hay luật nơi cư trú sẽ được xem xét trong từng trường hợp cụ thể). Theo quy định pháp luật Việt Nam, năng lực chủ thể ký kết hợp đồng có yếu tố nước ngoài được quy định như sau: Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau và năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết. Theo pháp luật Việt Nam, việc xác định năng lực pháp luật dân sự của người nước ngoài được quy định tại điều 761 BLDS như sau: Điều 761. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài 1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch. 2. Người nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự tại Việt Nam như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.Về năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật nước mà người đó là công dân; trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự của họ được xác định theo pháp luật Việt Nam. Vấn đề này được quy định cụ thể trong BLDS VN, tại: Điều 762. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài 1. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó là công dân, trừ trường hợp pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác. 2. Trong trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” Ngoài ra, đối với các tổ chức, pháp nhân nước ngoài tham gia vào giao kết hợp đồng dân sự, pháp luật Việt Nam có quy định về năng lực Như vậy, theo pháp luật Việt Nam (tùy theo từng trường hợp), năng lực hành vi ký kết hợp đồng của các bên chủ thể được xác định theo luật quốc tịch của họ ( Lex nationnalis) hoặc theo luật nơi thực hiện hành vi ( Lex Lori Actus) Điều 765. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài 1. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân đó được thành lập, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Trong trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân được xác định theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxNăng lực chủ thể ký kết hợp đồng trong tư pháp quốc tế.docx
Luận văn liên quan