Nền dân chủ XHCN Việt Nam hiện nay

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Chúng ta biết rằng Hồ Chí Minh rất đề cao vai trò nhân dân, giác ngộ và dựa vào dân, tin dân, trọng dân, đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh vĩ đại của nhân dân, hiểu dân, phục vụ nhân dân, quan tâm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Tư tưởng nhân dân này cũng là tư tưởng dân chủ. Bao nhiêu lực lượng, bao nhiêu lợi ích đều ở nơi dân, khó bao nhiêu lần dân liệu cũng xong. Kháng chiến và kiến quốc đều nhờ nhân dân: dân lực, dân tâm, dân khí, dân trí, dân quyền, dân sinh. Trong hoạt động thực tiễn hay trong tư tưởng lý luận, trong quan điểm đường lối, trong chính sách phát triển, Hồ Chí Minh luôn luôn có ý thức sử dụng phạm trù DÂN CHỦ gắn liền với các nhiệm vụ và mô hình, thể chế phát triển, thể hiện tinh thần dân chủ pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trong những giai đoạn và hình thức phù hợp . Tư tưởng đó thể hiện ở chỗ: cách mang dân chủ nhân dân, chế độ dân chủ nhân dân, nhà nước ta là một nhà nước dân chủ, nhà nước dân chủ của dân, do dân và vì dân, Dân chủ là mục tiêu và động lực cũng như bản chất của chế độ mới xã hội chủ nghĩa. Vấn đề dân chủ cũng nhạy cảm, hệ trọng như vấn đề đoàn kết dân tộc, đoàn kết trong đảng. Chính vì vậy, trong Di chúc, Hồ Chí Minh đã rất quan tâm phải thực hành dân chủ rộng rãi, trước hết trong Đảng. Người có nói rằng phải thật thà đoàn kết thì cũng có thể nói phải thật thà dân chủ, dân chủ thật sự. Người nhắc nhở, căn dặn, “Trong đảng thực hành dân chủ rộng rãi”. Đó là vấn đề gắn liền với chỉnh đốn đảng. Nhưng điều đó có nghĩa là gì, có phải cần đổi mới hay cải cách về mặt đảng hay không, và bằng hình thức nào, quy trình nào, điều kiện cần và đủ nào để có dân chủ rộng rãi, hiện nay thật sự rộng rãi chưa, mở rộng và thực chất chưa? Đã bao giờ chúng ta thực sự thảo luận, nghiên cứu, tìm kiếm thật sự hệ thống và nghiêm túc, khoa học về điều này này chưa? Chúng ta cùng nhau đi sâu vào tìm hiểu chủ đề: “ Nền dân chủ XHCN Việt Nam hiện nay” để cùng nhau hiểu thêm về vấn đề này. MỤC LỤC Trang I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .3 II. NỘI DUNG 4 1. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa) 4 1.1 Quan niệm về dân chủ .4 1.2 Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa .5 1.3 Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa 6 2. Thế nào là nền dân chủ XHCN? Và vấn đề thể chế dân chủ 6 3. Vấn đề xu hướng dân chủ hóa chuyển từ chế độ tập quyền, chuyên chế sang chế độ dân chủ nhân dân, (dân chủ xã hội của nhân dân) vẫn còn tiếp tục .8 4. Vấn đề xây dựng nền dân chủ, cải cách, hoàn thiện thể chế dân chủ .9 5. Vấn đề cơ cấu, mô hình, cách thức thực hiện nền dân chủ ở nước ta trong bối cảnh chung của thế giới và yêu cầu của đất nước 10 6. Vấn đề bổ sung và phát huy vai trò xã hội dân sự, tức xây dựng một xã hội dân chủ từ gốc .11 7. Vấn đề bổ sung chức năng kiểm soát lẫn nhau giữa quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền, chứ không phải chỉ là phân công, phân nhiệm 13 8. Vấn đề Đảng cầm quyền và nhà nước pháp quyền 14 III KẾT LUẬN .16 TÀI LIÊU THAM KHẢO

doc17 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 24546 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nền dân chủ XHCN Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SINH VIÊN THỰC HIỆN ___O0O____ LÊ PHƯƠNG BÌNH MỤC LỤC Trang I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ……………………………………………….......................................3 II. NỘI DUNG…………………………………………………………………………………......4 1. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa)……………………………....4 1.1 Quan niệm về dân chủ……………………………………………………………….....4 1.2 Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa………………………………………….....5 1.3 Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa……………………………………………………6 2. Thế nào là nền dân chủ XHCN? Và vấn đề thể chế dân chủ……………………………………6 3. Vấn đề xu hướng dân chủ hóa chuyển từ chế độ tập quyền, chuyên chế sang chế độ dân chủ nhân dân, (dân chủ xã hội của nhân dân) vẫn còn tiếp tục……………………………….8 4. Vấn đề xây dựng nền dân chủ, cải cách, hoàn thiện thể chế dân chủ…………………………...9 5. Vấn đề cơ cấu, mô hình, cách thức thực hiện nền dân chủ ở nước ta trong bối cảnh chung của thế giới và yêu cầu của đất nước……………………………………………………....10 6. Vấn đề bổ sung và phát huy vai trò xã hội dân sự, tức xây dựng một xã hội dân chủ từ gốc…………………………………………………………………………………………….11 7. Vấn đề bổ sung chức năng kiểm soát lẫn nhau giữa quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền, chứ không phải chỉ là phân công, phân nhiệm………………………………13 8. Vấn đề Đảng cầm quyền và nhà nước pháp quyền……………………………………………14 III KẾT LUẬN………………………………………………………………………………….16 TÀI LIÊU THAM KHẢO I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Chúng ta biết rằng Hồ Chí Minh rất đề cao vai trò nhân dân, giác ngộ và dựa vào dân, tin dân, trọng dân, đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh vĩ đại của nhân dân, hiểu dân, phục vụ nhân dân, quan tâm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Tư tưởng nhân dân này cũng là tư tưởng dân chủ. Bao nhiêu lực lượng, bao nhiêu lợi ích đều ở nơi dân, khó bao nhiêu lần dân liệu cũng xong. Kháng chiến và kiến quốc đều nhờ nhân dân: dân lực, dân tâm, dân khí, dân trí, dân quyền, dân sinh. Trong hoạt động thực tiễn hay trong tư tưởng lý luận, trong quan điểm đường lối, trong chính sách phát triển, Hồ Chí Minh luôn luôn có ý thức sử dụng phạm trù DÂN CHỦ gắn liền với các nhiệm vụ và mô hình, thể chế phát triển, thể hiện tinh thần dân chủ pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trong những giai đoạn và hình thức phù hợp . Tư tưởng đó thể hiện ở chỗ: cách mang dân chủ nhân dân, chế độ dân chủ nhân dân, nhà nước ta là một nhà nước dân chủ, nhà nước dân chủ của dân, do dân và vì dân, Dân chủ là mục tiêu và động lực cũng như bản chất của chế độ mới xã hội chủ nghĩa. Vấn đề dân chủ cũng nhạy cảm, hệ trọng như vấn đề đoàn kết dân tộc, đoàn kết trong đảng. Chính vì vậy, trong Di chúc, Hồ Chí Minh đã rất quan tâm phải thực hành dân chủ rộng rãi, trước hết trong Đảng. Người có nói rằng phải thật thà đoàn kết thì cũng có thể nói phải thật thà dân chủ, dân chủ thật sự. Người nhắc nhở, căn dặn, “Trong đảng thực hành dân chủ rộng rãi”. Đó là vấn đề gắn liền với chỉnh đốn đảng. Nhưng điều đó có nghĩa là gì, có phải cần đổi mới hay cải cách về mặt đảng hay không, và bằng hình thức nào, quy trình nào, điều kiện cần và đủ nào để có dân chủ rộng rãi, hiện nay thật sự rộng rãi chưa, mở rộng và thực chất chưa? Đã bao giờ chúng ta thực sự thảo luận, nghiên cứu, tìm kiếm thật sự hệ thống và nghiêm túc, khoa học về điều này này chưa? Chúng ta cùng nhau đi sâu vào tìm hiểu chủ đề: “ Nền dân chủ XHCN Việt Nam hiện nay” để cùng nhau hiểu thêm về vấn đề này. II NỘI DUNG: 1. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa) 1.1 Quan niệm về dân chủ a) Khái lược lịch sử của vấn đề dân chủ Từ trước Công nguyên, cách đây hàng ngàn năm, con người đã biết hợp lực với nhau để sản xuất, để chống lại thiên tai, thú dữ và tự tổ chức những hoạt động chung mang tính xã hội, trong đó có việc cử ra những người đứng đầu các cộng đồng người để thực thi những quy định chung và phế bỏ những người đó nếu họ không thực hiện những quy định chung theo ý nguyện, lợi ích chung của cộng đồng . Từ thời Hy Lạp cổ đại, khi có ngôn ngữ, chữ viết thông dụng thì việc" cử ra và phế bỏ những người đứng đầu " là quyền và sức lực của dân. Khi xã hội chiếm hữu nô lệ ra đời, giai cấp chủ nô đã lập ra Nhà nước, và lấy tên là Nhà nước dân chủ – tức là Nhà nước dân chủ chủ nô thống trị đại đa số người lao động là giai cấp nô lệ. Và khi đó thì Nhà nước chủ nô mới chính thức sử dụng danh từ "dân chủ ".Có nghĩa là Nhà nước dân chủ chủ nô có “quyền lực của nhân dân”. Nhưng dân ở đây theo quy định vủa Luật pháp do giai cấp chủ nô quy định gồm giai cấp chủ nô, tăng lữ, thương gia, một số tri thức và người tự do, còn đại đa số nhân dân trở thành nô lệ thì không được gọi là dân.Về thực chất, đây là giai cấp tư hữu, áp bức bóc lột đầu tiên lập ra Nhà nước đã dùng Pháp luật và Nhà nước của nó lạm dụng khái niệm dân chủ để chiếm mất quyền lực thực sự của nhân dân lao động. Sau hàng ngàn năm, đã có nhiều Nhà nước và nhiều giai cấp được hình thành nhưng bản chất vẫn là những giai cấp chiếm mất quyền lực của nhân dân lao động Vd: g/c phong kiến, tư sản, chế độ dân chủ tư sản. Đến khi Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga (1917) thắng lợi, đã bắt đầu 1 thời đại mới - một thời đại thực sự của nhân dân lao động. Họ giành chính quyền, tư liệu sản xuất...Họ đã có được quyền dân chủ một cách thực sự và đã lập ra Nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa, thiết lập một nền dân chủ xã hội chủ nghĩa để thực hiện quyền lực của nhân dân. Tóm lại, nhân loại từ lâu đã có nhu cầu và bước đầu thực hiện dân chủ và có quan niệm về dân chủ, đó là việc thực thi quyền lực của dân. b) Quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin về dân chủ. - Chủ nghĩa Mác – Lênin kế thừa những nhân tố hợp lí những hoạt động thực tiễn và nhận thức của nhân loại về dân chủ, đặc biệt là việc tán thành dân chủ là quyền lực của nhân dân. - Mỗi chế độ dân chủ gắn với nhà nước đều mang bản chất giai cấp thống trị xã hội. Lịch sử nhân loại đã chứng minh rõ có các kiểu dân chủ : chế độ dân chủ chủ nô, chế độ dân chủ tư sản, chế độ dân chủ vô sản. Do đó, từ khi có chế độ dân chủ thì dân chủ luôn luôn với tư cách một phạm trù lịch sử, phạm trù chính trị. - Từ khi có nhà nước dân chủ , thì dân chủ còn với ý nghĩa là một hình thức nhà nước, trong đó có chế độ bầu cử, bãi miễn các thành viên nhà nước, có quản lí cã hội theo pháp luật nhà nước và thừa nhận nhà nước đó “ quyền lực thuộc về nhân dân”, gắn liền với một hệ thống chuyên chính của giai cấp thống trị xã hội. - Với một chế độ dân chủ và nhà nước tương ứng, đều do một giai cấp thống trị cầm quyền chi phối tất cả các lĩnh vực của toàn xã hội, do vậy tính giai cấp thống trị cũng gắn liền với và chi phối tính dân tộc, tính chất của chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội... ở mỗi quốc gia, dân tộc cụ thể. Sau khi tìm hiểu về thế nào là dân chủ, có từ bao giờ... bây giờ chúng ta đi nghiên cứu về bản chất của nền dân chủ xã hôi chủ nghĩa. 1.2. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa a) Bản chất chính trị Chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ rõ: Bản chất chính trị của nên dân chủ xã hội chủ nghĩa là sự lãnh đạo chính trị của giai cấp công nhân thông qua đảng của nó đối với toàn xã hội, nhưng không phải chỉ để thực hiện quyền lực và lợi ích riêng cho giai cấp công nhân mà chủ yếu là để thực hiện quyền lực và lợi ích của toàn thể nhân dân, trong đó có giai cấp công nhân. Chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhà nước xã hội chủ nghĩa do đó về thực chất là của nhân dân, do dân và vì dân. Lênin đã diễn đạt một cách khái quát về bản chất và mục tiêu của dân chủ xã hội chủ nghĩa rằng: đó là nền dân chủ"gấp triệu lần dân chủ tư sản" . Do vậy, dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa có bản chất giai cấp công nhân vừa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc. b) Bản chất kinh tế Bản chất kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dù khác về bản chất kinh tế của các chế độ tư hữu, áp bức, bóc lột, bất công, nhưng cũng như toàn bộ nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, nó không hình thành từ ‘hư vô’ theo mong muốn của bất kì ai . Kinh tế xã hôi chủ nghĩa cũng là sự kế thừa và phát triển mọi thành tựu nhân loại đã tạo ra trong lịch sử, đồng thời lọc ra những nhân tố lạc hậu, tiêu cực, kìm hãm.. của các chế độ kinh tế trước, nhất là bản chất tư hữu, áp bức bóc lột, tấn công.. đối với đa số nhân dân. c) Bản chất tư tưởng văn hoá Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lấy hệ tư tưởng Mác – Lênin – hệ tư tưởng của giai cấp công nhân làm nền tảng, chủ đạo đối với mọi hình thái ý thức xã hội khác trong xã hội mới như văn học, nghệ thuật, tôn giáo... Đồng thời, dân chủ xã hội chủ nghĩa kế thừa, phát huy những tinh hoa văn hoá truyền thống các dân tộc, tiếp thu những giá trị tư tưởng văn hoá, văn minh, tiến bộ xã hội... mà nhân loại đã tạo ra ở tất cả quốc gia, dân tộc... Do đó đời sống tư tưởng văn hoá của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa rất phong phú, đa dạng, toàn diện và ngày càng trở thành một nhân tố quan trọng hàng đầu, thành mục tiêu và động lực cho quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nền dân chủ tư sản đã hoạt động và thể hiện trên thực tế thông qua hệ thống chính trị tư sản, chủ yếu là thực hiện quyền lực và lợi ích của giai cấp tư sản. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa cũng hoạt động và thể hiện trên thực tế thông qua hệ thống chính trị của nó, hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa. Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu tiếp về hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa. 1.3. Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Quan niệm về hệ thống này: Đó là hệ thống các tổ chức chính trị căn bản, có quy mô quốc gia, có ý nghĩa chiến lược đối với sự tồn tại, ổn định và phát triển của một nước xã hội chủ nghĩa, được hình thành và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật chung, phù hợp với vai trò , nhiệm vụ, chức năng của mỗi tổ chức và mối quan hệ giữa các tổ chức đó toàn bộ hệ thống tổ chức này hoạt động là sự thể hiện trên thực tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Về cấu trúc cơ bản của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, gắn với vai trò, chức năng của từng tổ chức chính trị của nó, quan điểm của Đảng ta chỉ rõ: đó là gồm có Đảng cộng sản, Nhà nước xã hội chủ nghĩa và các đoàn thể của nhân dân.Đảng ta nêu rõ vai trò, chức năng cơ bản của hệ thống các tổ chức chính trị trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa một cách khái quát, đúng thực chất và thực tiễn, đó là : Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí và nhân dân làm chủ. Và khi đó thì hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa phải là chế độ nhất nguyên về chính trị – tức là chỉ có một giai cấp và một Đảng duy nhất lãnh đạo xã hội, đó là giai cấp công nhân và Đảng của nó. Trên đây chúng ta vừa nghiên cứu xong về Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Tiếp sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu những khía cạnh về Nhà nước xã hội chủ nghĩa. 2. Thế nào là nền dân chủ XHCN? Và vấn đề thể chế dân chủ. Chúng ta mới định nghĩa về dân chủ mà chưa có định nghĩa về nền dân chủ. Thực ra từ trước tới này ở nước ta chưa có một công trình nào nghiên cứu có hệ thống về nền dân chủ XHCN cả mà thường chỉ mới nghiên cứu một số mặt riêng lẽ. Bàn về dân chỉ, quyền làm chủ, như bản chất và mục tiêu của chế độ, nhưng về thể chế dân chủ, cơ chế dân chủ cho từng mặt hay toàn bộ nền dân chủ là chưa đủ mức cần thiết, chưa tập trung, có hệ thống. Không nghiên cứu cấu trúc và thể chế thì làm sao rõ được nền dân chủ. Chúng ta lại thường nói phát huy dân chủ XHCN nhưng thế nào là nền dân chủ XHCN thì cũng phải bàn. Phát biểu bế mạc hôi nghị TW12, khóa X, của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Ðảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới. Mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta là xây dựng xong về cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hóa phù hợp, tạo cơ sở làm cho nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh. Từ nay đến khoảng giữa thế kỷ XXI, toàn Ðảng, toàn dân ta phải ra sức phấn đấu xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Ðể thực hiện thành công các mục tiêu nói trên, cần quán triệt và thực hiện tốt các phương hướng cơ bản: Ðẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia; thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất; xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Ðảng trong sạch, vững mạnh”. Và tại doan văn nay thi có 3 điểm chung ta cần lưu ý. - Đặc trưng của CNXH có một nội dung dân chủ, “do nhân dân làm chủ”; nhưng làm chủ bằng phương thức, công cụ gì, thể chế nào? Phải chăng là mô hình kinh tế, mô hình nhà nước và mô hình xã hội, thể chế thích hợp, chứ không chỉ bằng nhà nước? Nhưng mô hình xã hội (xã hội dân sự) chưa rõ. - Các phương hướng cơ bản, có phương hướng: “Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất”. bên cạnh việc “xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Ðảng trong sạch, vững mạnh”. “Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất”, có nội dung rộng, nhưng qua đây cũng thấy liên quan tới tổ chức xã hội khi nhắc tới mặt trận dân tộc thống nhất. Hơn nữa như vậy là cùng với nền công nghiệp hiện đại, nền kinh tế thị trường, nền văn hóa tiên tiến, nền quốc phong - an ninh quốc gia, nền chính trị, là nền dân chủ XHCN. - Nhưng tại sao lại không đưa nền dân chủ vào mục tiêu, đặc trưng của CNXH như khi nói về nền kinh tế, nền văn hóa mà lại chỉ là phương hướng? Chúng ta cũng ít bàn về cấu trúc nền dân chủ cho thật sự sáng tỏ. Ở đây 2 yếu tố nhân dân làm chủ và nhà nươc pháp quyền nói tách ra. Tại sao không nói nền dân chủ XHCN là nhân dân làm chủ, nòng cốt là nhà nước pháp quyền và nền tảng là xã hội dân sự? Rồi các chủ trương ở tầm quan điểm chủ trương, thì nhấn mạnh hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, nhưng lại không đề cập đến cải cách, hoàn thiện thể chế dân chủ (tức thể chế về chính trị - xã hội). Phải chăng trong thực tế không có vấn đề này, Không phải. Nếu không có thể chế phù hợp thì làm sao mở rộng được dân chủ, phát huy được dân chủ, thực hành dân chủ, kể cả trong Đảng và ngoài xã hội? Sau đây, chúng tôi sẽ đề cập nhiều hơn đến “Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa” Nhưng xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đâu chỉ là một phương hướng cơ bản mà thực ra nó củng là một mục tiêu và động lực cơ bản của sự phát triển. 3. Vấn đề xu hướng dân chủ hóa chuyển từ chế độ tập quyền, chuyên chế sang chế độ dân chủ nhân dân, (dân chủ xã hội của nhân dân) vẫn còn tiếp tục. Nền dân chủ VN trong lịch sử cách mạng thì chúng ta thấy, nó bắt đầu từ chế độ dân chủ nhân dân như sự phủ định chế độ thực dân, phong kiến. Nhưng sau đó chuyển sang thời kỳ kháng chiến và cải tạo XHCN nên nó ảnh hưởng tính chất, mô hình phi thị trường, nặng tập thể và quan liêu bao cấp. Và rồi khi chuyển sang thời kỳ đổi mới, nó bị phủ định, trở lại dân chủ nhân dân cao hơn, rộng và mới hơn phát triển định hướng XHCN. Ở đây kinh tế thị trường tạo nền tảng kinh tế và chứa đựng dân chủ pháp quyền. Nhà nước pháp quyền hình thành. Các tổ chức quần chúng có từ thời cách mạng và kháng chiên đang được điều chỉnh, cấu trúc lại một bước về chức năng nhiệm vụ nhưng nhìn chung mới được 1/3 hay 1/2 theo mô hình xã hội dân sự. Nếu không sẽ không có nền dân chủ pháp quyền XHCN. Như vậy, là từ mô hình “CNXH quan liêu bao cấp”, “dân chủ quân sự”, chuyển sang xã hội kinh tế thị trường và cũng chuyển mô hình CNXH chuyên chế, tập trung (còn nặng tính chất, phương thức phong kiến hay kiểu phương thức sản xuất châu Á) sang dân xã hội dân chủ.với nhiều dạng thức khác nhau. Ngay ở châu Âu các mô hình, mô thức trong xu thế này cũng khác nhau, đa dạng tùy theo trình độ, tương quan lực lượng, truyền thống cụ thể. Nước ta khi cách mạng Tháng Tám thành công Hồ Chí Minh trong Hiến pháp của nước VNDCCH cho ta thấy một dạng thức đi lên, phát trển theo kiểu xã hội “dân chủ tư sản kiểu mới”. Nhưng do hoàn cảnh chiến tranh, nó biến thành nền dân chủ quân sự, dân chủ tự quản kiểu Hy Lạp xưa, nền dân chủ nhà nước. Ngày nay, khi chúng ta xây dựng đất nước “quá độ” lên CNXH theo định hướng XHCN thì có nghĩa là chúng ta vẫn chưa vượt qua dân chủ tư sản kiểu mới ấy nhưng là ở trình độ văn minh mới. Cần trở lại và nâng cao nền dân chủ tư sản kiểu mới (chế độ dân chủ nhân dân), phát triển đến cùng, thành nền dân chủ pháp quyền XHCN (điều này giống như nói nhà nước pháp quyền XHCN chứ không chỉ là nhà nước XHCN). Do vậy CNXH có một đặc trưng là có nền dân chủ pháp quyền tiến tiến trong đó bao gồm nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự thể hiện và thực hiện này càng đầy đủ và toàn diện, cao quyền làm chủ của nhân dân). Hồ Chí Minh luôn luôn nhấn mạnh nhà nước ta là một nhà nước dân chủ, do nhân dân lám chủ, xã hội ta cũng là một xã hội dân chủ, nền kinh tế nước ta cũng là nền kinh tế dân chủ. Đó là xu hướng tất yêu .Nhưng nó vận động trong hai mặt đối lập của nó với cái cũ. Và cả trong các hình thức xã hội dân chủ quá đà trong từng giai đọan của nó với trình độ khác nhau. Ngay kinh tế cũng có mô hình kinh tế tự do và kinh tế có sự điều tiết của nhà nước. 4. Vấn đề xây dựng nền dân chủ, cải cách, hoàn thiện thể chế dân chủ Nền dân chủ có cơ cấu như thế nào? Đâu chỉ là hệ thống chính trị với sự nòng cốt của nhà nước. Nền dân chủ hiện đại còn bao gồm cả nền kinh tế thị trường và xã hội dân sự. Nền kinh tế thị trường như là nền kinh tế dân chủ bởi vì nó là phương thức kinh tế tạo môi trường phát triển và phát huy dân chủ về kinh tế, ở đó cá chủ thể kinh tế tự do kinh doanh, bình đẳng trước pháp luật, được làm điều pháp luật không cấm. Xã hội dân sự, - hệ thống xã hội, cũng tức là nền dân chủ xã hội. Còn hệ thống chính trị thể hiện nền dân chủ chính trị. Nền văn hóa tiên tiến đậm đà. giàu bản sắc dân tộc là nền dân chủ văn hóa. Như vậy, nền dân chủ hiện đại, XHCN sẽ xuyên thấm trong các bộ phận cơ bản của hình thái kinh tế xã hội mà ở đó quyền dân chủ (về chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa) và hệ thống thể chế, tổ chức được xây dựng đảm bảo cho nó. Chúng ta không làm rõ mặt xã hội, hệ thống xã hội và dân chủ về mặt xã hội là một thiếu sót. Nhưng cơ cấu chung cho nền dân chủ là thể hiện vai trò cầm quyền của đảng, nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự của nhân dân trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Trên cơ sở đó hình thành hệ thống thể chế cụ thể phù hợp với trình độ phát triển cho từng dân tộc cụ thể. Do vậy, vấn đề thể chế như thế nào để thực sự có dân chủ là cực kỳ quan trọng, không kém gì thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Do vậy xây dựng nền dân chủ không chỉ là vấn đề về quyền dân chủ, về ý thức và hành vi dân chủ mà quan trọng bậc nhất là thể chế dân chủ (pháp luật và tổ chức) môi trường pháp lý của dân chủ, văn hóa dân chủ. Từ đó mới biến dân chỉ thành văn hóa. Trong bài viết này, chúng tôi quan tâm nhiều đến dân chủ chính trị, dân chủ / về xã hội. Nhưng cái trọng tâm vẫn là thể chế của nền dân chủ theo hướng XHCN ở VN. Thể chế dân chủ ở nước ta có yếu tố hình thành trong thời kháng chiến, thời kinh tế tập trung bao cấp, khi sang thời kinh tế thị trường, tuy có một số thay đổi ở mặt này hay mặt kia nhưng nhìn chung thế chế dân chủ, hay thế chế chính trị - xã hội vừa lạc hậu (chưa tiên tiến), vừa thiếu, vừa thiếu động bộ, vừa khiếm khuyết, vừa chưa phù hợp. Do vậy nó vừa cần cải cách thể chế vừa tạo đột phá, xây dựng hoàn thiện dần thể chế này phù hợp với thời kỳ đổi mới, thực hành kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Nhưng cần nhấn mạnh rằng nên dân chủ hiện đại ngày nay là nền dân chủ pháp quyền (để phân biệt với dân chủ phi pháp quyền, như dân chủ quân sự dân chủ làng xã, dân chủ lập hiến, dân chủ trong mô hình CNXH nhà nước). Theo chúng tôi, cách đây gần 20 năm (1991), đả nêu vấn đề xây dựng nên dân chủ XHCN. Và quan niệm nền dân chủ VN ngày nay là dân chủ pháp quyền XHCN. Muốn thực hiện dân chủ pháp quyền XHCN phải đổi mới thể chế dân chủ hiện nay. Đổi mới chính trị như một quá trình dân chủ hóa xã hội sâu rộng ngày càng cao vì mục tiêu CNXH, dân chủ, nhân đạo, thì trọng tâm bây giờ là đổi mới thể chế dân chủ - thể chế chính trị xa hội. Vấn đề này chưa bao giờ được nêu ra tổng quát như vậy, mặc dù có nêu ra cải cách hành chính, cải cách tư pháp, cải cách lập pháp, đổi mới phuương thức lãnh đạo và cầm quyền của đảng, đổi mới công tác mặt trận và các đàn thể nhân dân. Tôi nghĩ rằng các văn kiện đại hội XI phải nêu ra và làm rõ vấn đề đổi mới, cải cách chính trị xã hội, cải cách thể chế dân chủ. Hơn nữa giữa thế chế kinh tế thị trường và thể chế dân chủ, chính trị – xã hội phải đồng bộ, hài hòa, nhưng bây giờ dâu là trọng tâm trong đổi mới II này? Phải chăng thời điểm này vừa tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường nhưng TRỌNG TÂM LÀ VẤN ĐỀ THỂ CHẾ DÂN CHỦ, thể chế chính trị xã hội. 5. Vấn đề cơ cấu, mô hình, cách thức thực hiện nền dân chủ ở nước ta trong bối cảnh chung của thế giới và yêu cầu của đất nước. Theo Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, thể hiện và thực hiện ý chí, quyền lực của nhân dân, trên cơ sở liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Ðảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, chăm lo lợi ích của các đoàn viên, hội viên, thực hiện dân chủ và đổi mới xã hội, giáo dục lý tưởng và đạo đức cách mạng, quyền và nghĩa vụ công dân, thắt chặt mối liên hệ giữa Ðảng, Nhà nước với nhân dân” (Phát biểu bế mạc hội nghị TW, 12, khóa X). Hiện nay vấn đề dân chủ hóa, mô hình nền dân chủ VN, xu hướng vận động của nó, đang là vấn đề thực tiễn và lý luận đang quan tâm bậc nhất. Nhận diện không những nội dung, tính chất mà cũng rất quan trọng là cấu trúc của nó, động lực, mô hình tạo động lực của nó, trên cơ sở xu hướng chung là cực kỳ quan trọng. Mà vấn đề xu huướng, cấu trúc và mô hình của nó thì còn ít được nghiên cứu hay diề cập thấu đáo. Phát triển nền dân chủ như thế nào, nó không chỉ phụ thuộc vào trình độ kinh tế, văn hóa của xã hội, sự giác ngộ, quyền và kỷ năng thực hành dân chủ mà còn phụ thuộc vào cách thức cấu trúc, mô hình, phương thức tổ chức, thể chế vận hành nó như thế nào. Một nền dân chủ mà thiếu động lực, thiếu phương thức mô hình hợp lý, nghĩa là nó dẵ lạc hậu, hay thiếu sót hay chưa thích ứng thì dân chủ dễ rơi vào hình thức hay chỉ dừng lại khẩu hiệu, nguyện vọng. Chúng ta nêu khẩu hiệu phát huy quyền làm chủ củ nhân dân, đã là chung rồi, nhưng khi chuyển sang khẩu hiệu cụ thể hơn là Dân biết dân bàn dân làm dân kiểm tra, nhưng nêu không thực hiện quyền giám sát, phản biện xã hội do thiếu thể chế, cơ chế thì liệu dân chủ và quền lợi chính đáng của nhân dân có được đảm bảo không. Thành lập các đoàn thể nhân dân nhưng khi dân bị thua thiệt, bị xâm phạm lợi ích thì các đoàn thể xã hội này không đứng vê phía dân dể góp phần bảo vệ quyền lới của họ thì liệu có dân chủ không? Trong thực tế quyền dân chủ của người dân, quyền làm chủ của họ bị vi phạm, xâm phạm hoặc bị hạn chế đã gây nên hiều bức xúc, khiếu kiện từ các chủ thể thị trường hay chủ thể nhà nước. Phát huy sức mạnh dân chủ thế nào, mở rộng nó ra sao, làm sao đề từ đó phát huy được nội lực, giải phóng và phát huy trí tuệ toàn đảng toàn dân, thúc đẩy quá trình dân chủ hóa, không những thể hiện tính ưu việt của chế độ dân chủ mới mà còn là động lực phát triển kinh tế xã hội bền vững. 6. Vấn đề bổ sung và phát huy vai trò xã hội dân sự, tức xây dựng một xã hội dân chủ từ gốc . Chúng ta quan niệm quyền làm chủ của nhân dân vừa thể hiện trong tổ chức hệ thống quyền lực nhà nước vừa thể hiện trong hệ thống tổ chức quần chúng. Nhưng tính tự chủ của các tổ chức quần chúng này còn yếu, kém, thường bị nhà nước hóa. Xu hướng muốn nắm hết, muốn hành chính hóa các tổ chức quần chúng – tổ chức chính trị xã hội, nghề nghiệp, muốn họ chỉ đứng về phía chính quyền một cách đơn thuần có đúng không? Không đúng. Phải tôn trọng tính tự chủ, và dân chủ hóa các tổ chức này để họ có thể độc lập thể hiện và bảo vể.quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Họ chỉ tuân theo luật pháp chứ không phải là sự chỉ huy của chính quyền. Mặt khác ngoài các tổ chức chính trị thì còn nhiều tổ chức xã hội, nghề nghiệp, các nhóm lợi ích đang hình thành ngày càng cần thiết và phong phú, đa dạng trong nền kinh tế và xã hội ngày nay, nhất là như các nghiệp đoàn, hội các doanh nghiệp, hội người tiêu dùng, hội tự thiện, các nhóm thiệt hại lợi ích … Chính hệ thống tổ chức xã hội và lợi ích này mà không có nó thì người dân hay các công dân rất khó thể hiện và bảo vệ lợi ích của họ từ phía xâm phạm của thế lực thị trường hay sự thái quá của nhà nước. Các nghiệp đoàn, các hội người tiêu dùng không mạnh thì không bảo vệ được lợi ích hợp pháp, chính đáng trước giới chủ. Hoặc việc hình thành hội doanh nghiệp là vừa để góp tiếng nói với nhà nước và cũng đồng thời bảo vệ lới ich của họ khi cần. Không thể quy các tổ chức xã hội vào đoàn thể quần chúng vào hệ thống chính trị.tự quản, Những tổ chức này là thành phần cơ bản của xã hội dân sự. Xã hội dân sự với tính chất tự nguyện và thể hiện quyền làm chủ của nhân dân ngoài nhà nước thì cùng với nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường, tất cả tạo thành cơ cấu dân chủ hiện đại. Xã hội dân sự như vậy còn là cơ sở của nền nhân quyền mới. Nói cách khác nền dân chủ pháp quyền nhân nghĩa XHCN phải bao hàm cả nhân quyền và dân quyền. Đó là phần cơ cấu xã hội cứng, cơ bản và là xu hướng không thể khác của xã hội hiện đại XHCN. Dân chủ ngày nay trên nền tảng chủ quyền nhân dân, nhưng mà phi pháp quyền, phi nhân quyền thì không thể là dân chủ tiền tiến. Chúng ta cần nhận thấy xã hội VN vẫn còn nặng thần quyền hơn là dân quyền, công quyền (công dân của nhà nước) hơn là công dân độc lập và nhà nước vì công dân, nhà nước của công dân. Quá trình chuyển từ xã hội quân sự, xã hội nhà nước, tập quyền sang xã hội dân sự, ở đó nhà nước cũng là nhà nước dân sự, nhà nước dân chủ cũng chưa hoàn tòan thực hiện được. Một nhà nước dân chủ, pháp quyền không thể thiếu nền tẳng xã hội dân sự. Xã hội dân sự, nhất là ở nước ta là xã hội tự quản, tự chủ, tôn trọng quyền con người, quyền công dân, xã hội dân chủ, đồng thuận, kỷ cương. Không thể coi nhẹ và làm lu mờ xã hội dân sự như là xã hội của quyền con người (xã hội dân sự = xã hội nhân quyền = xã hội dân chủ) bởi xã hội chính trị hay hệ thống chính trị. Phải chăng quan niệm sau đây, tuy nói về hệ thống xã hội, nhưng như thế là đủ: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, chăm lo lợi ích của các đoàn viên, hội viên, thực hiện dân chủ và đổi mới xã hội, giáo dục lý tưởng và đạo đức cách mạng, quyền và nghĩa vụ công dân, thắt chặt mối liên hệ giữa Ðảng, Nhà nước với Nhân dân”. Trong quan niệm này, đáng chú ý là không có yêu cầu bào vệ lợi ích hội viên và không thể đưa tất cả tổ chức, đoàn thể nhân dân vào hệ thống chính trị. Khi ta nói kinh tế thị trường là nói phương thức vận hành hoạt động kinh tế của nền kinh tế hiện đại. Còn khi bàn về cải cách, tái cấu trúc nên kinh tế là nói cơcấu ngành và cơ cấu lãnh thổ, nhất là ngành. Chuyển sang cơ cấu kinh tế hiện đại là chuyên sang ngành có năng suất chất lượng cao hơn làm nòng cốt với tỉ trọng hợp lý, tến bộ. Cơ cấu xã hội cũng có thay đổi, vai trò trí thức và vai trò doanh nhân cũng ngày càng lớn chứ không chỉ bằng lòng với cơ cầu nông dân và công nhân như cũ. Trong xã hội hiện đại không chỉ thấy gia tăng vai trò kinh tế thị trường hay nhà nước pháp quyền mà vai trò xã hội dân sự, nền dân chủ từ dưới lên cũng phải được xác định và nâng cao tương xứng chứ không phải bị chèn ép và lép về. Tại sao nhiều người lãnh đạo vẫn ngại xã hội dân sự? Vì họ không thực tâm muốn dân chủ, sợ bị phản biện và giám sát. Thực ra họ sợ dân. Xã hội dân sự với tư cách là một hệ thống xã hội (tổ chức chính trị xã hội và tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác) là xã hội mà ở đó nhân dân tự tổ chức ra đển thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong phạm vi ngoài nhà nước và cũng là để hợp tác đồng thời khi cần cũng phải đấu tranh với nhà nước và thị trường khi bị xâm phạm. Công nhận nền kinh tế nhiều thành phần, nhà nước pháp quyền mà không thừa nhận xã hội dân sự văn minh là sự cọc cạch, lệch lạc trong tư duy, tức là có phần còn bị tư duy cũ, lạc hậu trì kéo, phng tỏa. Nếu không thừa nhận xã hội dân sự, dân chủ xã hội thì lý do vì sao? Vì chưa hiểu đúng thực chất hay vì sợ kẻ xấu lợi dụng, hay bị mặc cảm/ ám ảnh chính trị vu vơ nào đó? 7- Vấn đề bổ sung chức năng kiểm soát lẫn nhau giữa quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền, chứ không phải chỉ là phân công, phân nhiệm. Là nhà nước pháp quyền và dân chủ pháp quyền thì cần hình thành và tái cấu trúc lại hệ thống quyền lực nhà nước, làm sao cơ quan quyền lực nhà nước kiểm soát lẫn nhau. Cần nhận thức rằng đây là một nguyên tắc, một công nghệ cơ bản và phương thức tạo nền tính pháp quyền, tính minh bạch và dân chủ trong hệ thống quyền lực nhà nước không phân biệt chế độ một đảng hay nhiều đảng phái. Chúng ta nói phân công và phối hợp các cơ quan quyền lực nhà nước nhưng lại không nói rõ về mặt kiểm soát quyền lực. Do kiêng khiêm, mặc cảm chính trị, nên chúng ta đã rất dè dặt và đặc biệt là lạc hậu với không ít quan niệm, công nghệ chính trị từ sáng tạo của nên văn minh trong CNTB, mà CNTB đang sử dụng. Chúng ta cần tiếp thu gì ở nền văn minh dân chủ tư sản? Thực ra thì nền dân chủ hiện đại trước CNXH là nền dân chủ tư sản. Nền dân chủ này tạo nên bộ mặt văn minh của CNTB và cũng là nền văn minh của thế giới đương đại. Hiện đại và văn minh không chỉ về mặt công nghệ kỹ thuật, hay mặt sinh thái, mặt văn hóa mà cả mặt văn minh chính trị xã hội. Nền dân chủ, pháp quyền tư sản tạo nên văn minh chính trị xã hội, có thể có đặc thù dân tộc, đặc thù của chế độ tư bản nhưng nó chắc chắn là có giá trị nhân loại phổ quát mà chúng ta phải nghiên cứu tiếp thu, vận dụng. Hồ Chí Minh đã làm như vậy từ khi lập nước VNDCCH. Quả thật là không nên măc cảm chính trị. Tại sao chúng ta ngại xã hội dân sự, ngại tam quyền phân lập (tam quyền phân hợp giám)- tính độc lập của ba cơ quan quyền lực nhà nước?. Trung Quốc theo bài phát biểu 6 điểm mới đây của Hồ Cẩm Đào cũng thể hiện chủ trưởng thí điểm cơ chế tam quyền phân lập ở Thẩm Quyến. Trong gần đây Đảng ta cũng mới nếu cả tính thống nhất, tính chất phân công, tính hợp tác và cả việc kiểm soát quyền lực nhà nước (Dự thảo các văn kiện trình đại hội XI - Tài liệu sử dụng trong đại hội Đảng cấp cơ sở, tháng 4/2010, tr.15). Nghĩa là về cơ bản là vận dụng thực hiện nguyên tắc “tam quyền phân lập” một cách biện chứng. 8- Vấn đề Đảng cầm quyền và nhà nước pháp quyền: Chúng ta thường chỉ nhấn mạnh dân chủ phải có lãnh đạo, có kỷ cương. Đúng, rất đúng nhưng ít khi nhân mạnh và thực hiện, rằng lãnh đạo phải dân chủ, thực sự dân chủ. Chúng ta cũng thường nghĩ tập trung là quyết định gần như trước (như thường vụ hay Bộ chính trị đã bàn kỹ rồi mà không nói rõ lý do, nếu thế thì bàn ở Quốc hội làm gì nữa) và từ đó tìm cách tạo ra nhất trí có như là hình thức và áp đặt hay không? Chúng ta cũng thiếu nhiều phương thức dân chủ thật sự xuất phát từ nhân dân, ý dân, lòng dân, như phản biện xã hội, trưng cầu dân ý, quyền tự chủ của xã hội dân sự. Do nên dân chủ ở ta thường thấy là ban bố, ban phát từ cấp trên. Xu hướng ở ta là tập trung (nhất là dưới dạng chuyên quyền, gia trưởng) thường lấn sát dân chủ. Nếu vấn đề thảo luận cũng theo kiểu khẳng định, mang tính đóng chứ không phải mở, ngại khuyến khích ý kiến khác nhau, sáng kiến khác nhau, chỉ mong sao nhất trí nhanh, cao là thành công mà không thấy nhiều khi do áp đặt hay nhất trí cho xong. Chúng ta cần thay đổi nhiều quy trình ngược để nó xuôi hơn, hợp quy luật hơn, thuận hơn với lòng dân, ý dân. Dân chủ không chỉ hướng tới nhất trí, hay tập trung mà còn là đồng thuận nữa. Đồng thuận không chỉ là cùng một lợi ích hay ý chí mà chính là giống nhau về lợi ich, ý chí, cùng hướng. Khía cạnh nữa là, chúng ta không nhất thể hóa chức danh chính của đảng cầm quyền nên quyết sách khi thực hiện thường phân tán chậm chạp. Tức là vừa thiếu cơ chế tập trung và thiếu mở rộng dân chủ đúng đắn có hiệu quả. Ngay công tac cán bộ, chúng ta thiếu cơ chế dân chủ, thích hợp, tối ưu (chi do phân công, cử mà thiếu tranh cử thật sự) nên ít phát hiện, trọng dụng được nhân tài trẻ. Hiện nay khá nổi cộm mà nhiều người ngày trong quốc hội rất quan tâm, là quan hệ giữa Bộ chính trị, Ban Bí thư và Quốc hội như thế nào khi quyết định một số vấn đề của quốc gia. Quyền độc lập của quốc hội trong việc quyết định một số văn đề lớn như thế nào? Vấn đề nào thì thể chế nghị quyết của Đảng trên tinh thần chung và vấn đề nào thì Quốc hội độc lập, thảo luận ra quyết sách. Vấn đề nào Đảng cần tham khảo ý kiến Quốc hội trước khi quyết sách. Ví dụ, theo thông báo mới đây của Đảng là Quốc hội góp ý kiến về các Vân kiện dự thảo sẽ trình Đại hội Đảng lần thứ XI, chẳng hạn. Những vấn đề này không chỉ phải xử lý ở cấp cao mà các cấp ở dưới nữa. Chúng ta cũng càn chú ý là ngày nay không chỉ là đảng lãnh đạo chính quyền mà còn đảng cầm quyền, hai mặt này là thống nhất nhưng không phải là một.Cầm quyền nghĩa là cách thức xây dựng, sử dụng chính quyền như thế nào để phát huy quyền của nhân dân, vì nhân dân thông qua thiết chế dân chủ pháp quyền chứ không là vấn đề thuyết phục..Chúng ta nói nhiều phương thức lãnh đạo nhưng chưa nghiên cứu góc độ và thực thi phương thức cầm quyền. chưng cầu dân ý là phương thức cầm quyền theo luật định chứ không đơn giản là phương thức lãnh đạo. Còn không có luật, mà chỉ xin ý kiến đóng góp, tham khảo ý dân, như hiện nay (vì dụ với Dự thảo văn kiện đại hội Đảng) là phương thức lãnh đạo., mà cũng chỉ mới có một (đôi) lần. Điều này cũng có liên quan tới quan niệm sửa đổi Hiên pháp. Về quyền phúc quyềt hiến pháp hay quyền dân chủ trực tiếp qua trưng cầu dân ý, chúng tôi rất tán thành với nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An khi “Bàn về sửa đổi Hiến pháp”. Tóm lại, cần nhìn nhận chế độ chính trị xã hội ở nước ta hiện nay và trong quá trình tiến lên CNXH thì vẫn là chế độ dân chủ nhân dân định hướng XHCN hay tiến dần lên chế độ XHCN thật sự. Do đó, cương lĩnh hiện nay là cương lĩnh xây dựng chế độ dân chủ nhân dân tiến dần lên CNXH là thích hợp hơn khái niệm cương lĩnh “xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ tiến lên CNXH”... Trong quá trình này có nhiều vấn đề liên quan tới thể chế chính trị, tùy theo quá trình phát triển mà giải quyết các vấn đề nảy sinh. Nhưng hiện nay cần tiến hành cải cách chính trị (hệ thống chính trị nhất là về mặt thể chế). Hiện nay quan trọng nhất là là cải cách thể chế dân chủ để thực hiện dân chủ hóa thật sự, chứ không chỉ là cải cách hành chính. Cải cách hành chính là chỉ là bề mặt, là hệ quả. Cải cách chiều sâu là cải cách thể chế dân chủ biến thể chế chưa thật sự dân chủ, khắc phục tính độc quyền, tập trung một chiều kiểu cấu trúc phong kiến, hoặc vô chính phủ sang thể chế dân chủ thật sự, dân chủ pháp quyền, thể chế dân chủ tiên tiến của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân..., từ đó tiến dần lên dân chủ XHCN. III. KẾT LUẬN Bảy mươi sáu năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn dày công tìm tòi, sáng tạo, không ngừng đổi mới và hoàn thiện phương thức lãnh đạo của mình đối với nhà nước Nhà nước, nhằm làm cho Nhà nước không ngừng vững mạnh và thực sự là cơ quan quyền lực, công cụ biểu hiện ý chí, nguyện vọng, thực hiện và bảo vệ quyền dân chủ thực sự của nhân dân. Đặc biệt là từ ngày thực hiện đường lối đổi mới đất nước đến nay, sinh hoạt dân chủ trong xã hội Việt Nam ngày càng được mở rộng, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân mỗi ngày một nâng cao, tiếng nói tâm huyết của nhân dân vì một xã hội công bằng, bình đẳng, dân chủ, văn minh được các cấp chính quyền lắng nghe, tôn trọng và tiếp thu đúng đắn. Năm 1998, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII ban hành Chỉ thị về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, Chính phủ ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường nhằm tiếp tục phát huy, mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân... đã tạo nên một sắc thái dân chủ mới trong xã hội. Sự thật đó nói lên rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đang từng bước được thực hiện ngày càng tốt hơn theo đà phát triển của dân trí Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta cũng thẳng thắn thừa nhận rằng, hiện nay, “Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp,.. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn còn ở mức cao... Một số giá trị văn hóa và đạo đức xã hội suy giảm... Mức sống nhân dân, nhất là nông dân ở một số vùng quá thấp... Sự phân hoá giàu nghèo giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư tăng nhanh chóng. Tình trạng khiếu kiện của nhân dân ở nhiều nơi kéo dài và phức tạp, chưa đuợc các cấp các ngành giải quyết kịp thời... Các tệ nạn xã hội, nhất là nạn ma tuý và mại dâm lan rộng... Trật tự an toàn xã hội chưa được bảo đảm vững chắc... Cơ chế, chính sách không đồng bộ...Tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng...Tình trạng lãng phí, quan liêu còn khá phổ biến”, đã làm hạn chế mức độ thực hiện dân chủ của xã hội ta và là nguyên cớ để kẻ thù và bọn cơ hội, bất mãn, công kích chúng ta. Do vậy, để kiên trì bảo vệ và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa - nền dân chủ nhất nguyên chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta một mặt phải kiên quyết khăc phục những yếu kém; mặt khác phải thực sự kiên định con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, cảnh giác và kiên quyết đấu tranh vạch trần mọi luận điệu xuyên tạc, dụ dỗ, lừa mị của kẻ thù, cùng nhau đoàn kết một lòng chung quanh Ban Chấp hành Trung ương Đảng, quyết tâm đưa sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta tiến lên giành nhiều thành tựu hơn nữa để xây dựng Nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay là nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. TÀI LIÊU THAM KHẢO 1. Báo Nhân Dân. 2. Hồ Bá Thâm, Dân chủ hóa và phát huy nội lực, Nxb. Phương Đông, 2007. 3. Hồ Bá Thâm, Nguyễn Tôn Thị Tường Vân, đồng chủ biên, Phản biện xã hội và phát huy dân chủ pháp quyền, Nxb. Chính trị quốc gia, 2009, tái bản 2010. 4. ĐCSVN, Dự thảo các văn kiện trình đại hội XI - Tài liệu sử dụng trong đại hội Đảng cấp cơ sở, tháng 4/2010. 5. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh – Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội – 2009. 6. Bản di chúc Hồ Chí Minh - 1969 7. Chungta.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNền dân chủ XHCN Việt Nam hiện nay.doc