IVai trò của kinh tế kế hoạch hóa tập trung:
- Có đóng góp quan trọng vào việc cải tạo quan hệ sản xuất, tập trung tư liệu sản xuất vào trong tay nhà nước, do đó có điều kiện tập trung sức sản xuất để nâng cao nâng suất lao động
- Việc tập trung các tư liệu sản xuất và sản xuất có kế hoạch tạo điều kiện tập trung sức lao động và vốn đầu tư vào những ngành trọng điểm, những công trình quan trọng nhằm đưa đến sự thay đổi cơ bản nền kinh tế quốc dân
- Tập trung hóa, kế hoạch hóa cao độ dưới sự lãnh đạo của Nhà nước, như vậy có tác dụng dễ dàng tập trung được nguồn lực quốc gia cho các mục tiêu trọng điểm, những ưu tiên của đất nước. ví dụ điển hình như quá trình Công nghiệp hóa những năm 1930 ở Xô Viết đã thành công bất kể các căng thẳng của nền kinh tế, cũng như các dự án chạy đua vũ trang và các dự án lớn khác của Liên Xô sau này.
- Kinh tế có kế hoạch và tách xa thị trường nên nền kinh tế tránh được lạm phát, tránh được các khủng hoảng và các rủi ro của thị trường như trong các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, giá cả có khi được duy trì cố định trong vài chục năm.
- Giá cả cố định trong một thời gian khá dài cộng với thu nhập tăng đều theo kế hoạch điều này là có lợi cho tầng lớp dân cư lớp dưới kém năng động thích được sống bao cấp, sức mua của người dân tăng cao.
Các phần còn lại ở Trong bài bạn nha
13 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 21246 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung ở Việt Nam trước đây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Vai trò của kinh tế kế hoạch hóa tập trung:
- Có đóng góp quan trọng vào việc cải tạo quan hệ sản xuất, tập trung tư liệu sản xuất vào trong tay nhà nước, do đó có điều kiện tập trung sức sản xuất để nâng cao nâng suất lao động
- Việc tập trung các tư liệu sản xuất và sản xuất có kế hoạch tạo điều kiện tập trung sức lao động và vốn đầu tư vào những ngành trọng điểm, những công trình quan trọng nhằm đưa đến sự thay đổi cơ bản nền kinh tế quốc dân
- Tập trung hóa, kế hoạch hóa cao độ dưới sự lãnh đạo của Nhà nước, như vậy có tác dụng dễ dàng tập trung được nguồn lực quốc gia cho các mục tiêu trọng điểm, những ưu tiên của đất nước. ví dụ điển hình như quá trình Công nghiệp hóa những năm 1930 ở Xô Viết đã thành công bất kể các căng thẳng của nền kinh tế, cũng như các dự án chạy đua vũ trang và các dự án lớn khác của Liên Xô sau này.
- Kinh tế có kế hoạch và tách xa thị trường nên nền kinh tế tránh được lạm phát, tránh được các khủng hoảng và các rủi ro của thị trường như trong các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, giá cả có khi được duy trì cố định trong vài chục năm.
- Giá cả cố định trong một thời gian khá dài cộng với thu nhập tăng đều theo kế hoạch điều này là có lợi cho tầng lớp dân cư lớp dưới kém năng động thích được sống bao cấp, sức mua của người dân tăng cao.
II. Sự sụp đổ của mô hình:
Tính không hiệu quả của Mô hình:
Mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung có những ưu điểm nhất định, nhưng cũng có nhiều khuyết điểm, nhược điểm, và nó chỉ phát huy được tác dụng tích cực trong thời gian đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội và những năm có chiến tranh. Từ giữa những năm 70 trở đi, nền kinh tế ở các nước XHCN châu Âu dần lâm vào tình trạng khó khăn, trì trệ.
Nhịp tăng trưởng kinh tế giảm, biểu hiện qua xu hướng tăng chậm dần của thu nhập quốc dân ở hệ thống các nước XHCN
Tốc độ tăng thu nhập Quốc dân ở Liên Xô và một số nước XHCN Đông Âu :
1961-1965
1966-1970
1971-1975
1976-1980
1980-1985
Bungari
6,7
8,8
7,8
6,1
3,7
Ba Lan
6,2
6,0
9,8
1,2
-0,8
CHDC Đức
3,5
5,2
5,4
4,1
4,5
Hunggary
4,1
6,8
6,5
2,8
1,3
Rumani
9,1
7,7
11,4
7,0
4,4
Liên Xô
6,5
7,8
5,7
4,3
3,5
Tiệp Khắc
4,9
6,9
5,5
3,7
1,7
Nguồn: Tổng cục thống kê, niên giám thống kê, 1985
Qua bảng trên cho thấy, các nước XHCN đều có thu nhập quốc dân giảm, nhất là trong giai đoạn từ 1980-1985, thậm chí nước Ba Lan còn có thu nhập quốc dân âm, điều này cho thấy sự sa sút, khủng hoảng trong cả hệ thống các nước XHCN, chứ không chỉ riêng một vài nước.
Năng suất lao động giảm
Tỷ trọng của Năng suất các yếu tố trong sự tăng trưởng sản lượng:
Thời kỳ
Tỷ lệ thay đổi hàng năm
Tỷ trọng của năng suất yếu tố trong sự tăng trưởng sản lượng
Sản lượng
Năng suất yếu tố sản xuất
Tiệp Khắc
1960-1975
3,0
1,0
0,33
1976-1980
2,2
0,7
0,29
1981-1988
1,4
0,1
0,07
Ba Lan
1960-1976
5,1
2,4
0,47
1976-1980
0,7
-0,6
──
1981-1988
0,8
0,2
0,40
Liên Bang Xô Viết
1960-1975
4,6
1,2
0,26
1976-1980
2,3
0,5
0,22
1981-1988
1,9
0,5
0,13
Nguồn:[ 2 ]
Sự so sánh giữa Đông Đức và Tây Đức cho chúng ta cái nhìn rõ ràng hơn, giữa hai mô hình kinh tế khác nhau với Tây Đức theo mô hình kinh tế tư bản chủ nghĩa, còn Đông Đức đi theo con đường XHCN:
Năng suất lao động tại Đông và Tây Đức,1983:
Năng suất lao động trong ngành năng lượng và khai khoáng
Đông Đức
Tây Đức
Đông Đức/Tây Đức(%)
Than nâu được sản xuất/công nhân(tấn)
2699
5905
0,46
Gas được sản xuất/công nhân(1000ccm)
904
2251
0,40
Điện được sản xuất trong các nhà máy nhiệt điện chạy than/công nhân(MWh)
3186
7065
0,45
Nguồn:[2]
Tụt hậu về tiến bộ công nghệ so với Tây Âu.
Để đo lường mức độ tiến bộ công nghệ, có thể xem xét sự phát triển trong các phát minh và đổi mới kỹ thuật, sẽ là minh chứng cho tính ưu việt của hệ thống XHCN nếu như những đổi mới kỹ thuật này được đưa ra đầu tiên ở các nước XHCN, hoặc ta so sánh việc sử dụng các nguồn lực và tỷ lệ giữa đầu vào và đầu ra trong sản xuất của CNXH cổ điển với CNTB.
Nhu cầu sử dụng các nguồn lực lớn hơn cho thấy sự lãng phí về nguyên liệu, sau đó là sự yếu kém về công nghệ mới dẫn đến tốn kém, hao phí nguồn lực lớn như thế.
Tỷ lệ nhu cầu năng lượng và thép:
Nhu cầu năng lượng: năng lượng tính bằng Kg than cần thiết để sản xuất ra 1000USD giá trị đầu ra,1979
Nhu cầu thép; thép sử dụng tính bằng Kg để làm ra giá trị 1000USD đầu ra,1980
Các nước XHCN
Đông Đức
1356
88
Ba Lan
1515
135
Sáu nước khối SEV
1362
111
Các nước TBCN
Pháp
502
42
Italia
655
79
Anh
820
38
Tây Đức
565
52
Nguồn:[2]
Nhu cầu nguyên vật liệu:
Sử dụng đầu vào trung gian trên một đơn vị giá trị gia tăng, cho những năm quanh năm 1975
Nền kinh tế
Công nghiệp và nông nghiệp
Công nghiệp
Công nghiệp chế biến
Trung bình của các nước CNXH
1,47
1,75
1,82
1,95
Trung bình của các nước tư bản
1,03
1,33
1,44
1,55
Nguồn:[2]
Sự lạc hậu trong khu vực nông nghiệp: Hệ thống các nước XHCN cổ điển ưu tiên trong việc phân đầu tư cho các ngành sản xuất tư liệu sản xuất (sản phẩm loại I) hơn so với các ngành sản xuất tư liệu tiêu dùng (sản phẩm loại II), ưu tiên đối với công nghiệp và là công nghiệp nặng, ưu tiên đối với công nghiệp quân sự, với các công trình lớn. Như vậy, nông nghiệp ít được chú ý đầu tư. Các lính vực được phát triển thường là những lĩnh vực trực tiếp tạo ra sản phẩm tăng lên trong vốn cố định: việc sản xuất các tư liệu sản xuất tăng lên để có nhiều vốn cố định hơn, mà nó phải chủ yếu sản xuất ra các tư liệu sản xuất và đến lượt nó lại đóng góp vào sự tăng lên của vốn cố định, và quá trình này cứ thế tiếp diễn. Bởi vậy, có thể nói có một vòng xoáy diễn ra dẫn đến có nhiều đầu tư hơn, nhiều vốn cố định hơn, và cuối cùng là có nhiều tổng sản phẩm hơn.
Với ý tưởng như trên và việc bám chặt vào những ưu tiên nói trên dẫn đến một cơ cấu ngành méo mó, biến dạng và mất cân đối. Vì vậy đã dẫn đến sự trì hoãn của khu vực không được ưu tiên, khu vực nông nghiệp bị lạc hậu.
Mức sống và tiêu thụ thấp: sự so sánh rõ ràng nhất là giữa Đông Đức và Tây Đức:
Tiêu dùng ở Đông và Tây Đức,1970:
Mức tiêu dùng của Đông Đức so với Tây Đức(%)
Hàng tiêu dùng lâu bền, trên 100 hộ
Ti vi
93
Ti vi màu(1973)
7
Tủ lạnh
66
Tủ đá(1973)
14
Máy giặt
89
Máy giặt tự động(1973)
3
Tiêu dùng lương thực và đồ uống đầu người
Thịt
86
Sữa
105
Pho mát
46
Khoai tây
149
Rau
134
Hoa quả
44
Chè
59
Cà phê
51
Rượu, sămpanh
29
Bia
68
Nguồn:[2]
Bảng số liệu trên thể hiện rõ tiêu dùng của người dân dưới chế độ XHCN là thấp so với tiêu dùng của những người sống dưới chế độ TBCN.
Sai lầm trong cải tổ:
Tính không hiệu quả của mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã dẫn đến sự yếu kém kinh tế nghiêm trọng: sự lạc hậu quá xa về phát triển công nghệ, sự thiếu hụt, sự lạc hậu về tiêu dùng, lãng phí và những tổn thất khác … Nhận thức được điều đó, các nước XHCN đã tiến hành nhiều cải cách nhằm tháo gỡ khó khăn này.
Ở nước Nga:
Những vấn đề nghiêm trọng trong nền kinh tế, đặc biệt là sự chậm chạp trong phát triển kỹ thuật đến không hiệu quả và đình đốn trong sản xuất đã trở thành mối đe dọa đối với sức mạnh quân sự của các nước XHCN. Mục tiêu đuổi kịp thế giới tư bản của Liên Xô và các đồng minh về mặt quân sự đòi hỏi phải có sự hy sinh ngày càng nhiều và hầu như không thể chịu nổi. Để sức mạnh của Hiệp Ước quân sự Warsaw, ở trình độ thấp hơn nhiều xét về khối lượng sản xuất, cân bằng được với khối Bắc Đại Tây Dương NATO, thì phải hy sinh phần lớn sản xuất của mình cho mục đích đó.Trong khi đó, một số nước có trình độ phát triển kinh tế lạc hậu hơn trở thành đồng minh của khối này trong vài thập kỷ; sự giúp đỡ về quân sự với họ là gánh nặng đối với Liên Xô, cũng gặp phải những khó khăn tương tự.
Khi Gorbachev lên nắm quyền, chương trình kinh tế do Gorbachev phát động nổi bật bởi sự yếu kém của nó
Gây ra hai sai lầm vào giai đoạn đầu 1985-1986. Trước hết, chiến dịch cấm rượu nhằm chống lại dấu hiệu suy đồi về đạo đức. Chiến dịch này đã tâng bốc nhân dân lên, tạo ra tội ác, làm cho dân đầu cơ giầu hơn và nhà nước nghèo đi. Thứ hai, khẩu hiệu “Tiến đến tăng trưởng” chỉ gợi cho người ta nhớ đến lối nói kiểu Stalin. Dĩ nhiên tình hình trong và ngoài nước đã xấu đi rất nhiều: Dân chúng có thể dễ dàng viện ra cùng một lúc vụ thu hoạch thất bại năm 1985 và giá dầu thế giới giảm để đòi chính phủ phải nỗ lực một cách khác thường.
Vào năm 1987, các doanh nghiệp có nhiều quyền lực hơn nhưng vẫn dưới sự chỉ đạo của trung ương qua cái gọi là “mệnh lệnh của nhà nước” thực chất ra là “kế hoạch tập trung giả trang”. Sở hữu tư nhân chưa được pháp luật thừa nhận. Các hoạt động cá nhân là cái thay thế cho doanh nghiệp tư nhân và phạm vi của chúng rất hạn chế. Bộ luật cuối cùng về hợp tác xã (1988) đưa ra nhiều cơ hội to lớn cho chủ doanh nghiệp nhưng những luật này chỉ được dùng chủ yếu trong khu vực dịch vụ để rửa tiền cho mafia. Khoán nông nghiệp không thúc đẩy được thiểu số nông dân thực thụ trên chính mảnh đất của họ, những người rất sợ đảo lộn chính sách và sự thù địch của các nông dân khác. Tái cơ cấu hành chính kéo dài vô tận nhằm đơn giản hóa nạn quan liêu thực ra lại gây ra thêm nạn quan liêu.
Mặc dù không hiệu quả nhưng chính sách trên của Gorbachev đã phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế Liên Xô và tạo ra tình trạng khủng hoảng công khai vào năm 1989. Trong khi giá cả vẫn giữ nguyên, áp lực lạm phát tăng và lượng tiền dư thừa ngày càng được sử dụng rộng rãi ám chỉ khoảng cách chênh lệch cung cầu có thể có với giá cố định. Thâm hụt ngân sách tăng và việc hạn chế chi tiêu được áp dụng ở các thành phố lớn.
Khi sự thay đổi triệt để nhất là cơ cấu chính trị - khi mà độc quyền quyền lực của Đảng Cộng Sản bị phá bỏ - thì sự thay đổi “đã được định đoạt”. Nó không còn được gọi là cải cách nữa mà phải là cách mạng. Một khi độc quyền quyền lực của Đảng Cộng sản chấm dứt lâu dài, thì quốc gia đó đang thực hiện cuộc cách mạng, đưa đến chuyển từ lớp hệ thống này sang hệ thống khác.
Bắt đầu là việc nới lỏng sự trấn áp. Dưới hệ thống XHCN cổ điển không chỉ là những kẻ thù, mà là cả những người ủng hộ hệ thống đã nơm nớp lo sợ bị bắt bớ, bị tù đày, bị tra tấn, và bị chết. Thậm chí những viên chức, những người phục vụ hệ thống một cách nhiệt thành, vẫn thường cảm thấy mình bị kết tội vì những lời buộc tội giả tao, vô cớ. Đó là một trong những hiện tượng làm cho hệ thống XHCN cổ điển khó duy trì ở hình thức ban đầu của nó. Trong thời kỳ cải cách tình hình đã thay đổi, không có một thành viên trung thành nào của bộ máy quan liêu phải bận tâm về việc bị trừng phạt ngay cả khi phục vụ có kỉ luật. Tuy nhiên, sự vững tâm làm dịu đi sự căng thẳng trong nội bộ bộ máy quan liêu, do vậy góp phần ổn định hóa công cuộc cải cách. Mặt khác, nó tạo một phạm vi tự do hơn cho sự phê phán và các quan điểm đối lập trong nội bộ bộ máy quan liêu, do vậy làm lỏng lẻo, làm yếu đi sức mạnh cơ bản cố kết của hệ thống cổ điển: kỷ luật săt được nhào nặn bởi nỗi sợ hãi.
Đến năm 1990, đánh dấu một mốc quan trọng khi các cuộc bầu cử đa đảng đầu tiên được tiến hành ở một số nước cộng hòa. Và cũng trong năm này, đa nguyên chính trị được Gorbachev đưa vào và sự độc quyền của Đảng đối với ngành điện lực chấm dứt hoàn toàn vào tháng 2 năm 1990. Đảng Cộng Sản Liên Xô không còn quan tâm đến sự thống trị kinh tế ở Đông Âu nữa bởi vì tình hình Liên Bang Xô Viết đã trở nên nghiêm trọng hơn về mặt kinh tế và chính trị. Quyền lực của Cộng Sản do đó đã có sẵn mầm mống sụp đổ ở Đông Âu bởi vì Cộng Sản có được tính chính thống như vậy là nhờ Liên Bang Nga. Sụp đổ diễn ra đầu tiên với các nước Ba Lan và Hunggary, nơi quyền lực Cộng Sản bị xói mòn nhiều nhất.
Cải cách ở Trung Quốc:
Khi rơi vào tình trạng khủng hoảng, mất cân đối nghiêm trọng, Trung Quốc đã phát động nhiều cuộc cải cách kinh tế như “Đại nhảy vọt”(1958-1965); “Đại cách mạng văn hóa vô sản” (1966-1976). Tuy nhiên, các chính sách kinh tế tả khuynh được Trung Quốc áp dụng đã gây ra nhiều hậu quả tiêu cực cho sự phát triển của nền kinh tế đã đang trong giai đoạn khủng hoảng. Khi họ tiếp tục tập trung đầu tư cho phát triển công nghiệp nặng, đặc biệt là công nghiệp quân sự. Thời gian này, chi phí quân sự thường chiếm khoảng 10% tổng sản phẩm xã hội, chiếm 40% trong tổng ngân sách nhà nước; trong thời gian này, hàng triệu trí thức, sinh viên còn được đưa về lao động ở các vùng nông thôn gây ra sự lãng phí trong sử dụng nguồn nhân lực.
Trong nông nghiệp, các công xã nông dân lại quay về với chính sách tăng cường xã hội hóa tư liệu sản xuất, sức lao động. Kinh tế phụ của gia đình nông dân bị xóa bỏ. Hoạt động tài chính nhà nước được tăng cường thông qua đẩy nhanh tích lũy từ nông nghiệp, nên đời sống của nhân dân càng gặp nhiều khó khăn. Chính sách lao động mang tính cưỡng bức và phân phối bình quân ở các công xã khiến nông dân không còn hào hứng sản xuất.
Như vậy, những chính sách kinh tế tả khuynh nêu trên đã khiến sức sản xuất bị giảm sút nghiêm trọng, đồng thời còn gây nên những xáo trộn về kinh tế - xã hội và nền kinh tế lại rơi vào tình trạng khủng hoảng.
Liên Xô và Trung Quốc là hai cường quốc lớn trong hệ thống chủ nghĩa xã hội thế giới. Những diễn biến trong đường lối hoạt động kinh tế và chính trị của hai nước có ảnh hưởng lớn tới các nước XHCN khác.
Các nguyên nhân chính trị và xã hội:
Tình hình kinh tế không thể tự nó lý giải tại sao toàn bộ hệ thống này lại sụp đổ vào cùng một thời điểm. Bên cạnh đó còn là nguyên nhân chính trị và xã hội.
Các nhóm xã hội - công nhân, nông dân, viên chức, người về hưu, sinh viên, giáo viên, bác sĩ - thường than phiền về mức sống thấp, bực bội do thiếu thốn, những phiền hà và cảm giác bị lệ thuộc do thiếu thốn trong tiêu dùng gây ra. Chất lượng thấp va sự lựa chọn hạn chế sản phẩm, sự lạc hậu của lĩnh vực dịch vụ, sự xuống cấp và nghèo nàn cảu môi trường xã hội, sự tàn phá môi trường tự nhiên là những lí do giải thích tịa sao sự chán nản ngày càng tăng và sự bực tức, buồn chán, và thậm chí là xót xa đã bùng nổ.
Nhưng sự bất mãn không chỉ bắt nguồn từ lĩnh vực kinh tế theo nghĩa hẹp. Người dân bị gây phiền nhiễu bởi những hành vi hỗn xược của cán bộ nhà nước và sự độc đoán tùy tiện của bộ máy quan liêu. Mọi người, đặc biệt là trí thức, đều cảm thấy nghẹt thở vì sự hạn chế quá mức đối với tự do cá nhân, thiếu tự do ngôn luận, sự quanh co và lừa dối trong tuyên truyền chính thống, và vô số dạng kìm nén khác. Bất luận họ đã quen với những thứ này ra sao, bất luận những điều đó đã trở thành thường nhật thế nào, bản năng tự nhiên của con người không thể chịu đựng được đến vô tận.
Ngoài ra, mỗi một nước XHCN còn bị tác động bởi các nước XHCN khác. Sự thay đổi chính trị ở Liên Xô và Đông Âu dã có tác động thúc đẩy sinh viên ở Bắc Kinh biểu tình năm 1989. Các phong trào ở Đông Đức và Tiệp Khắc trong những thời kỳ đáng nhớ của năm 1989, có thể nói là những ảnh hưởng hàng ngày qua lại lẫn nhau. Thậm chí ở những nước như Rumani và Anbani, nơi mà hệ thống XHCN cổ điển áp dụng các hình thức chuyên chế cực đoan và trong thời gian dài cô lập dân chúng khỏi những thông tin về các nước XHCN khác, những nỗ lực đó cuối cùng đã không mang lại kết quả. Các hình thức truyền thông hiện đại không có biên giới và không thể bị ngăn cản bởi hàng rào dây thép gai và lính gác: thực tế là người dân nghe đài nước ngoài và xem các chương trình truyền hình nước ngoài đã góp phần quan trọng vào “tác động đôminô” ở các nước XHCN.
III. VAI TRÒ VÀ SỰ SỤP ĐỔ CỦA MÔ HÌNH KT KHHTC LIÊN HỆ Ở VIỆT NAM
1. Vai trò:
Thời kỳ đầu, với hào khí dân tộc đang lên sau chiến thắng lừng lẫy của các cuộc kháng chiến, cũng như do được sống trong một chế độ hoàn toàn mới, độc lập, tự do, nên người dân tràn đầy hy vọng, sẵn sàng đóng góp công sức, tiền của của mình cho công cuộc xây dựng chế độ xã hội mới, chế độ xã hội chủ nghĩa.Vì vậy lúc bấy giờ mô hình KTHHTC có vai trò hết sức to lớn:
- Tạo ra được niềm tin và hy vọng về một xã hội mới tốt đẹp, một cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân: Người người nhà nhà đều một lòng một dạ tin vào Đảng,Đảng nói gì dân nghe theo.
- Tạo ra được động lực khá mạnh mẽ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước: Chính niềm tin đó đã tạo cho nhân dân dồn sức tập chung sức người sức của vào chăm lo sản xuất cho đất nước với tinh thần”Tất cả để đánh thăng giặc Mỹ xâm lược.
- Giúp cho miền Bắc huy động được tối đa sức mạnh vật chất và tinh thần của người dân để phục vụ cho sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, :Chính mô hình ấy đã đảm bảo cho miền Bắc hoàn thành được sứ mệnh hậu phư ơng lớn của tiền tuyến lớn. Nếu không có hậu phương lớn ấy thì sẽ không thể không có thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
- Và khi miền Nam được giải phóng, nước nhà được hoà bình, thống nhất mô hình KTTC đã khắc phục khá nhanh những hậu quả do hơn 30 năm chiến tranh tàn khốc để lại.
2. Hậu quả: Tuy nhiên, mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung đã dần bộc lộ rõ ràng hơn những hạn chế hết sức to lớn mà trước đây nó được chiến tranh che lấp thì bây,điều nay đã gây ra hậu quả khá trầm trọng mà đất nước ta phải gánh chịu và phải mất nhiều thời gian chỉnh sửa và thay đổi lại.Cụ thể,KT KHHTC đã gây hậu quả cho VN như sau:
- Chế độ công hữu về tư liệu sản xuất đã biến các tư liệu sản xuất chủ yếu của nền kinh tế quốc dân trở thành vô chủ, và được sử dụng hết sức bừa bãi, lãng phí:
- Biến người lao động trở thành những người làm thuê (làm thuê cho các doanh nghiệp nhà nước và các hợp tác xã): họ là lực lượng chủ yếu tạo ra của cải cho xã hội, nhưng lại không phải là chủ nhân của chúng.
- Mọi của cải làm ra đều được phân phối bình quân (người ta vẫn thường dùng cụm từ: chia đều sự nghèo khổ cho tất cả mọi người). Có thể nói, dường như trong mọi hoạt động của nền kinh tế, người lao động đều thờ ơ với công việc mình được đảm nhiệm,không khuyến khích con người ta hăng hái lao động ,triệt tiêu mất cái sức cuốn hút con người ta lao vào sản xuất kinh doanh. Nền kinh tế do đó không còn động lực phát triển.
- Với cơ chế kế hoạch hóa tập chung,mô hình CNXH đổi mới thực hiện nền kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính là chủ yếu,với hệ thống chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh chi tiết từ trên giao xuống .Do đó các cơ swor sản xuất kinh doanh chỉ còn biết làm theo lệnh trên,nhận cấp phát ở đầu vào,giao nộp sản phảm ở đầu ra không cần biết ,không cần tính taons đến lỗ lãi,người lao dộng làm việc thụ động.Vì vậy nền kinh tế vận động một cách thiếu năng động,kém hiệu quả.Hậu quả là sản xuất ngày càng giảm sút,đất nwocs rơi vào tình trạng thiếu hụt kinh niên.Đời sông nhân dân ngày càng khó khăn.Các căng thẳng xã hội do vậy đã xuất hiện và ngày càng gia tăng.
Chính vì thế mô hình kinh tế Xã hội chủ nghĩa vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung ở nước ta chỉ tồn tại được khoảng 30 năm, đến năm 1986, để cứu đất nước khỏi rơi vào khủng hoảng triền miên và ngày càng trầm trọng hơn, chúng ta buộc phải chuyển đổi mô hình kinh tế tổng quát.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung ở Việt Nam trước đây.doc