Nét trong tranh khắc gỗ Việt Nam

A. MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài Từ lâu nghệ thuật tạo hình đã sử dụng không gian và nét, một hiện tượng không có trong tự nhiên, làm ngôn ngữ biểu hiện để diễn đạt tình cảm của con người và của thiên nhiên, từ chỗ mô phỏng rồi mô tả sự vật mang đến sức biểu cảm của hình tượng, sáng tạo ra hình tượng tạo nên giá trị thẩm mỹ. Nét, màu sắc và không gian không những diễn tả được hình khối, tạo chất mà còn diễn tả được sự vận động tĩnh tại của sự vật và cao hơn nữa còn biểu đạt được những trạng thái tình cảm của con người và thái độ của con người với sự vật đó Người ta cho rằng đặc trưng của ngôn ngữ đồ họa là nghệ thuật dùng nét, mảng thật ra như thế chưa đúng hoàn toàn nhưng như thế cho thấy nét, mảng có vị trí rất quan trọng trong tạo hình đồ họa. Ở đồ họa, các yếu tố tạo hình thường gắn với nhau thành một khối thống nhất như màu sắc, không gian ánh sáng, bút pháp thể hiện đồng thời gây sức hấp dẫn ở yếu tố tạo hình đồ họa có thể sử dụng riêng nét - mảng - chấm, có khi thể hiện sự kết hợp ba yếu tố đó đặc điểm tâm sinh lý thị giác của con người có quan hệ với đường nét qua ảo giác của mắt trước đường nét hay tổ hợp đường nét gây cho ta liên tưởng” nét: hướng ngang chỉ sự bình lặng, trầm hơi buồn, bình lặng. Hướng chéo chỉ sự giao động: chéo / cho cảm giác vui khỏe và có sự phát triển chéo \ gây cảm giác buồn xuống dốc. Phối hợp nét cong và nét thẳng theo tiêt diện nhất định gây nên cảm giác niềm vui được nhân lên cho ta sự thỏa mãn thị giác mắt nhìn. Nét dài, nét ngắn kết hợp với nhau với tỉ lệ phù hợp nhất định tạo nên sự bền vững chặt chẽ và thỏa mãn tâm lý thị giác tốt nhất Nét to, nét nhỏ phối hợp với tỉ lệ tương ứng vừa phải cho cảm giác linh hoạt. Nếu ta tách riêng và xét các nét ở trạng thái độc lập của nó thì thông thường nó có những đặc tính, tính chất tương đối rõ nét và ngược lại nếu xét khi kết hợp với những đối tượng thị giác khác biệt thì nét kết hợp với nét cong nét thẳng, thẳng với thẳng, hoặc cong thẳng kết hợp với nhau cho ta cảm giác đặc tính khác nhau phụ thuộc vào tổng thể của chúng sự kết hợp hình thức lối trùng điệp lối xen kẽ với tổng hợp tạo hiệu quả bất ngờ phụ thuộc vào cảm hứng người nghệ sỹ. Nét có khả năng làm trung hòa các mảng màu định hình hỗn thể trong tranh. Ở Việt Nam nghệ thuật đồ họa xuất hiện từ rất sớm. Cách chúng ta hàng vạn năm có những hình chạm khắc nó đã tồn tại và phát triển qua mấy trăm năm nay đã đi vào đời sống nhân dân được nhân dân yêu thích giữ gìn. Qua nghiên cứu nội dung và phương pháp thể hiện các nhà nghiên cứu mỹ thuật nước ta đã phân chia các loại tranh khắc gỗ như sau: Tranh dân gian bao gồm tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống, tranh Làng Sình Huế, tranh kim Hoàng - Hà Tây và tranh thờ Miền Núi Tranh khắc gỗ hiện đại bao gồm: tranh khắc gỗ đen trắng và tranh khắc gỗ màu vậy thú chơi tranh của nhân dân ta từ mấy trăm năm nay là gì? Bằng những ưu thế về đường nét và hình nền tranh khắc gỗ cũng đem lại hiệu quả về nét về chiều sâu cho tác phẩm. Tranh khắc gỗ cho ta hiểu biết hơn về nguồn gốc, tính đân tộc cũng như tri thức, kỹ năng kỹ xảo và cách đơn giản hóa về hình mảng để kế thừa và phát triển tranh khắc gỗ nói riêng hòa cùng dòng chảy mỹ thuật Việt Nam. Đó là lý do để tôi chọn đề tài này. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của tôi khi nghiên cứu đề tài là muốn nghiên cứu về cách nhìn và cách diễn đạt “Nét” của nghệ nhân dân gian xưa và các họa sỹ Việt Nam hiện đại trong nghệ thuật khắc gỗ nước nhà. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhằm giải quyết các vấn đề có liên quan đến nghệ thuật khắc gỗ Việt Nam 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu. “Nét” trong tranh khắc gỗ Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu. Tranh khắc gỗ Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Thu thập thông tin, tiếp cận, so sánh cùng phương pháp tư duy logic, nghiên cứu đánh gía những dòng tranh, đồng thời chỉ ra được những yếu tố đặc sắc trong tranh dân gian Đông Hồ Phương pháp đối chứng so sánh. Phương pháp nghiên cứu tài liệu. Phương pháp tổng hợp, hệ thống phân tích. Các phương pháp được áp dụng sử lý các thông tin khai thác để so sánh, đối chiếu trong khi trình bày tiểu luận. Phương pháp tổng kết đánh gía. 5. Những đóng góp của tiểu luận Giúp cho bản thân, cử nhân mỹ thuật hiểu hơn về “Nét” của tranh khắc gỗ Việt Nam hiện đại Cung cấp cho người xem kiến thức và kinh nghiệm để tiếp cận với nghệ thuật khắc gỗ Việt Nam cũng như khu vực và trên thế giới, gìn giữ và phát triển các dòng tranh dân gian đã bị mai một nhất là tranh Miền Núi. 6. Bố cục của tiểu luận Chương 1: hiệu quả Nét trong tranh khắc gỗ. 1.1. Vài nét về quá trình phát triển tranh khắc gỗ Việt Nam. 1.2. Sự khác nhau giữa tranh khắc gỗ Việt Nam với tranh khắc gỗ khu vực và trên thế giới. Chương 2: Nét trong tranh khắc. 2.1. Đường nét. 2.2. Đường nét và không gian. 2.3. Hình dạng và Nét. 2.4. Màu sắc và Nét.

doc34 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5159 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nét trong tranh khắc gỗ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ lâu nghệ thuật tạo hình đã sử dụng không gian và nét, một hiện tượng không có trong tự nhiên, làm ngôn ngữ biểu hiện để diễn đạt tình cảm của con người và của thiên nhiên, từ chỗ mô phỏng rồi mô tả sự vật mang đến sức biểu cảm của hình tượng, sáng tạo ra hình tượng tạo nên giá trị thẩm mỹ. Nét, màu sắc và không gian không những diễn tả được hình khối, tạo chất mà còn diễn tả được sự vận động tĩnh tại của sự vật và cao hơn nữa còn biểu đạt được những trạng thái tình cảm của con người và thái độ của con người với sự vật đó Người ta cho rằng đặc trưng của ngôn ngữ đồ họa là nghệ thuật dùng nét, mảng thật ra như thế chưa đúng hoàn toàn nhưng như thế cho thấy nét, mảng có vị trí rất quan trọng trong tạo hình đồ họa. Ở đồ họa, các yếu tố tạo hình thường gắn với nhau thành một khối thống nhất như màu sắc, không gian ánh sáng, bút pháp thể hiện đồng thời gây sức hấp dẫn ở yếu tố tạo hình đồ họa có thể sử dụng riêng nét - mảng - chấm, có khi thể hiện sự kết hợp ba yếu tố đó đặc điểm tâm sinh lý thị giác của con người có quan hệ với đường nét qua ảo giác của mắt trước đường nét hay tổ hợp đường nét gây cho ta liên tưởng” nét : hướng ngang chỉ sự bình lặng, trầm hơi buồn, bình lặng. Hướng chéo chỉ sự giao động: chéo / cho cảm giác vui khỏe và có sự phát triển chéo \ gây cảm giác buồn xuống dốc. Phối hợp nét cong và nét thẳng theo tiêt diện nhất định gây nên cảm giác niềm vui được nhân lên cho ta sự thỏa mãn thị giác mắt nhìn. Nét dài, nét ngắn kết hợp với nhau với tỉ lệ phù hợp nhất định tạo nên sự bền vững chặt chẽ và thỏa mãn tâm lý thị giác tốt nhất Nét to, nét nhỏ phối hợp với tỉ lệ tương ứng vừa phải cho cảm giác linh hoạt. Nếu ta tách riêng và xét các nét ở trạng thái độc lập của nó thì thông thường nó có những đặc tính, tính chất tương đối rõ nét và ngược lại nếu xét khi kết hợp với những đối tượng thị giác khác biệt thì nét kết hợp với nét cong nét thẳng, thẳng với thẳng, hoặc cong thẳng kết hợp với nhau cho ta cảm giác đặc tính khác nhau phụ thuộc vào tổng thể của chúng sự kết hợp hình thức lối trùng điệp lối xen kẽ với tổng hợp tạo hiệu quả bất ngờ phụ thuộc vào cảm hứng người nghệ sỹ. Nét có khả năng làm trung hòa các mảng màu định hình hỗn thể trong tranh. Ở Việt Nam nghệ thuật đồ họa xuất hiện từ rất sớm. Cách chúng ta hàng vạn năm có những hình chạm khắc nó đã tồn tại và phát triển qua mấy trăm năm nay đã đi vào đời sống nhân dân được nhân dân yêu thích giữ gìn. Qua nghiên cứu nội dung và phương pháp thể hiện các nhà nghiên cứu mỹ thuật nước ta đã phân chia các loại tranh khắc gỗ như sau: Tranh dân gian bao gồm tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống, tranh Làng Sình Huế, tranh kim Hoàng - Hà Tây và tranh thờ Miền Núi Tranh khắc gỗ hiện đại bao gồm: tranh khắc gỗ đen trắng và tranh khắc gỗ màu vậy thú chơi tranh của nhân dân ta từ mấy trăm năm nay là gì? Bằng những ưu thế về đường nét và hình nền tranh khắc gỗ cũng đem lại hiệu quả về nét về chiều sâu cho tác phẩm. Tranh khắc gỗ cho ta hiểu biết hơn về nguồn gốc, tính đân tộc cũng như tri thức, kỹ năng kỹ xảo và cách đơn giản hóa về hình mảng để kế thừa và phát triển tranh khắc gỗ nói riêng hòa cùng dòng chảy mỹ thuật`Việt Nam. Đó là lý do để tôi chọn đề tài này. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của tôi khi nghiên cứu đề tài là muốn nghiên cứu về cách nhìn và cách diễn đạt “Nét” của nghệ nhân dân gian xưa và các họa sỹ Việt Nam hiện đại trong nghệ thuật khắc gỗ nước nhà. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhằm giải quyết các vấn đề có liên quan đến nghệ thuật khắc gỗ Việt Nam 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu. “Nét” trong tranh khắc gỗ Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu. Tranh khắc gỗ Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Thu thập thông tin, tiếp cận, so sánh cùng phương pháp tư duy logic, nghiên cứu đánh gía những dòng tranh, đồng thời chỉ ra được những yếu tố đặc sắc trong tranh dân gian Đông Hồ Phương pháp đối chứng so sánh. Phương pháp nghiên cứu tài liệu. Phương pháp tổng hợp, hệ thống phân tích. Các phương pháp được áp dụng sử lý các thông tin khai thác để so sánh, đối chiếu trong khi trình bày tiểu luận. Phương pháp tổng kết đánh gía. 5. Những đóng góp của tiểu luận Giúp cho bản thân, cử nhân mỹ thuật hiểu hơn về “Nét” của tranh khắc gỗ Việt Nam hiện đại Cung cấp cho người xem kiến thức và kinh nghiệm để tiếp cận với nghệ thuật khắc gỗ Việt Nam cũng như khu vực và trên thế giới, gìn giữ và phát triển các dòng tranh dân gian đã bị mai một nhất là tranh Miền Núi. 6. Bố cục của tiểu luận Chương 1: hiệu quả Nét trong tranh khắc gỗ. 1.1. Vài nét về quá trình phát triển tranh khắc gỗ Việt Nam. 1.2. Sự khác nhau giữa tranh khắc gỗ Việt Nam với tranh khắc gỗ khu vực và trên thế giới. Chương 2: Nét trong tranh khắc. 2.1. Đường nét. 2.2. Đường nét và không gian. 2.3. Hình dạng và Nét. 2.4. Màu sắc và Nét. B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: HIỆU QUẢ KHÔNG GIAN TRONG TRANH KHẮC GỖ VIỆT NAM. 1.1. Vài nét về quá trình phát triển của tranh khắc gỗ Việt Nam 1.1.1. Nguồn gốc tranh khắc gỗ Có người tìm đến cội nguồn lịch sử hội họa Việt Nam theo phương pháp tìm các yếu tố hội họa hay đồ họa ở hang Đồng Nội (Hòa Bình) hay trên các hoa văn chạm khắc trên các đồ đồng, đồ đá hay điêu khắc gỗ…. Có một số tư liệu chính sử, các nhà nghiên cứu cho rằng, trước khi tồn tại một dòng tranh tết đã tồn tại một dòng tranh khắc gỗ khác (hay còn gọi là tranh in một bản). Ở những thế kỷ trước tranh khắc gỗ được lưu hành và chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống tôn giáo, song nó chỉ tham gia vào việc thể hiện các bản Kinh phật, in sách hoặc tranh thờ. Có lẽ phải đến thế kỷ XVI. Một số nhà nghiên cứu nghệ thuật cho rằng tranh dân gian Việt Nam nói chung và tranh Đông Hồ nói riêng cố thể ra đời từ thời Lý (1010 – 1225) và thời Hồ (1400 – 1414) được duy trì và phát triển vào thế kỷ XVII và sản xuất rầm rộ cuối thế Kỷ XX. 1.1.2. Tranh Đông Hồ Tranh Đông Hồ được sáng tác và sản xuất tại làng “Đông Mại “ gọi nôm na là Làng Mái thuận thành – Kinh Bắc nằm bên bờ sông Đuống quanh năm bồi đắp phù xa mầu mỡ cho nhân dân hai bên bờ sông Tranh Đông Hồ là một trong những thể loại tranh dân gian được người Việt mấy trăm năm đã trở thành món ăn tinh thần, người bạn gần gũi của người dân, là một dòng tranh có nghệ thuật độc đáo và mang đậm tính dân tộc bởi kỹ thuật khắc in mẫu mực ổn định do trải qua nhiều thế hệ nghệ nhân sáng tạo là một loại hình nghệ thuật do qần chúng sáng tạo và được lưu truyền từ đời này qua đời khác tranh Đông Hồ phục vụ cho mọi tầng lớp nhân dân mang niềm vui đến cho mọi người, mỗi dịp tết đến xuân về từ nông thôn đến thành thị đều bày bán loại tranh dân gian này. Tranh Đông Hồ phong phú về đề tài, độc đáo về nội dung, về đề tài sinh hoạt như ước mơ, chúc tụng như “Lợn đàn”, “Gà mái”, “Gà đại cát”, đánh ghen, hứng dừa châm biếm: đánh ghen, đám cưới chuột, thầy đồ cóc… Thật thiếu sót khi không đề cập về chữ trong bố cục tranh Đông Hồ, ngoài chức năng làm chặt thêm bố cục mà còn nói rõ nội dung và ý tưởng của tranh, đồng thời quyết định đến độ nặng nhẹ của tranh và tạo thành những mảng đậm cần thiết cho bố cục. Chính vì thế trong tất cả các tranh đều không thể thiếu được chữ. Gà đàn Thầy đồ cóc Tranh khắc gỗ Việt Nam tuyệt đẹp, không phải chỉ ở kỹ xảo mà ngay ở lối biểu hiện nghệ thuật chắc tay và rất đặc biệt. Trí tưởng tượng táo bạo như vốn có trong truyền thuyết và quan niệm tôn giáo… tranh dân gian là nghệ thuật tạo hình theo cảnh nội dung dẫn dắt, dùng những mầu sáng hoặc tươi. Ánh sáng là mặt phẳng của chất liệu theo nhịp điệu của từng mảng cho người xem sự cảm nhận của sáng tối trong toàn bố cục. Những mảng to hoặc nhỏ, bên tả bên hữu gợi được sáng - tối. Được sự đối lập màu sắc là nghệ thuật diễn tả độc đáo tranh dân gian, sự đối lập màu tạo sức sống… đường nét của tranh dân gian là nhịp điệu mà nói lên được thanh thoát bay bổng của người nghệ sỹ ( Nguyễn Tiến Chung: Nghệ thuật tạo hình trong tranh dân gian Việt Nam - Tạp chí Mỹ thuật ). Không bị lệ thuộc vào phép tắc ngặt nghèo của trường quy, kinh điển chỉ bằng họa pháp đường viền và tạo hình, in hược vờn màu trên mặt phẳng ước lệ. Chỉ với một cái xoáy “âm dương” và “đường cong lưỡi liềm” thế mà nghệ sỹ nói lên được cái béo núc ních của con lợn. Chỉ bằng cách tạo hình đường viền, cách điệu bằng nét hay mảng phẳng, từ nhiều đề tài khác nhau với màu thuốc cái in trên nền giấy điệp, giấy dó là sản phẩm quen thuộc dễ kiếm, tự chế, tranh Đông Hồ tạo được “ họa phái”, thế đứng vững chắc và độc đáo của nền nghệ thuật Việt Nam truyền thống. Lợn đàn Dòng tranh Đông Hồ là loại tranh có kỹ thuật khắc và in mẫu mực nhất là có tính ổn định qua nhiều thế hệ. Tranh Đông Hồ đậm đà tính dân tộc và độc đáo về nghệ thuật thể hiện. Trong quá trình phát triển của Mỹ thuật hiện đại Việt Nam, tranh Đông Hồ chiếm một vị trí đáng kể, là nguồn cảm hứng cho sáng tác của nhiều họa sỹ và điêu khắc. Để hiểu sâu hơn và tiếp thu những tinh hoa của cha ông chúng ta trong nghệ thuật dân gian truyền thống, cùng những giá trị nghệ thuật mang đậm tính dân tộc đã được tiếp nối từ nhiều thế kỷ qua nhiệm vụ của người làm công tác nghệ thuật. 1.1.3. Tranh Hàng Trống Tranh khắc gỗ Hàng Trống cũng đa dạng về thể loại phong phú về hình thức sáng tạo bao gồm tranh thờ, các bộ tranh truyện, tranh sinh hoạt.. là dòng tranh chủ yếu là khắc và in nét bằng gỗ dùng bút tô màu có dộ phong phú về nét và màu. Bên cạnh những nét to khỏe còn có nét to nhỏ, cong thẳng khác được tỉa trực tiếp bằng tay, tranh tả khối, thậm chí là vờn bóng, màu sắc pha trộn nhiều hơn so với tranh Đông Hồ. Có ý kiến cho rằng nguồn gốc tranh Hàng trống là từ Đông Hồ - Bắc Ninh. Do người Đông Hồ đi làm ăn rồi định cư và làm tranh ngay tại Hàng Trống có ý kiến lại cho rằng điều kiện vận chuyển và cách chơi tranh ở đô thành khác với miền quê nên người đô thành tiếp thu và cải tiến dòng tranh Đông Hồ. Cũng`có thể tranh Hàng Trống là do người dân ở đây sáng tạo ra, tồn tại song song với các dòng tranh dân gian khác tranh Kim Hoàng – Hà Tây, tranh Làng Sình - Huế, và tranh thờ Miền Núi. Tuy vậy dòng tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trống là hai dòng tranh phát triển mạnh và rộng trong cấu thành tranh dân gian Việt Nam. Chúng tồn tại và tác động qua lại lẫn nhau. Nếu tranh Đông Hồ lấy cái thô mộc mạc của những đường nét to khỏe và màu sắc giản dị tạo nét đẹp và duyên dáng cho mình. Còn tranh Hàng Trống là sử dụng những nét nhỏ và tinh vi hơn do tỉa bằng tay và tô màu tạo nên độ mềm mại. Hình thể được tạo bóng và tạo khối. Một trong những tranh vẽ về loài vật rất đặc sắc của Hàng Trống và Hắc Hổ (Hổ đen), Bạch Hổ (Hổ trắng), Ngũ Hổ ( năm con hổ). Tranh Hổ này thường được liệt vào loại tranh dùnh để thờ. Vì vậy nên có danh từ kèm theo là “ Thần tướng “( Hắc hổ, Bạch hổ, Ngũ hổ thần tướng )còn Ngũ Hổ thần tướng trấn phương Bắc: Bạch hổ thần tướng – Phương Nam, Ngũ Hổ thần tướng thì tượng trưng cho vị thần ngự trị năm phương: Đông, Tây, Nam, Bắc và trung ương là chính điện. Khi nhìn các kiểu dáng hình của hổ đứng, hổ ngồi, hổ đằng vân với nét oai nghiêm mà lành tính, với mắt mở trừng trừng mà xanh thẳm, với chòm râu và bộ lông nhiều màu, nhiều mảng khối, mà tinh tế, nhịp nhàng thì ta thấy ở chúng một sức sống mãnh liệt, một ấn tượng thân thuộc và gần gũi. Dáng và đầu của bốn con hổ con uốn mình cùng hướng về con hổ lớn ở giữa tạo nên một đường tròn xung quanh đầu hổ lớn mà tâm điểm là cái miệng của nó. Màu sắc và đường nét lan toả lung linh tạo nên sự huyền bí của bức tranh thờ trong dân gian. Tranh Ngũ Hổ Cá chép chông trăng (Lý Ngư Vọng Nguyệt) Tranh hàng trống Bộ Tứ bình nổi tiếng diễn tả bốn cô gái thanh xuân, vui trong tiếng đàn, tiếng hát. Trong tay các cô người cầm đàn nguyệt, đàn tỳ bà, người cầm sáo, hoặc đứng múa hát, mặc trang phục cổ truyền, từ lối để tóc.. Tranh Tố Nữ Tranh khắc gỗ Hàng Trống chuyên vẽ về đề tài đô thị, nó không chỉ là những bức tranh chúc tụng nhau một cách đơn thuần, mà còn phản ánh sinh hoạt của nhân dân thành phố. Trong đó thể hiện ước mơ, quan niệm cuộc sống, cái nhận thức vẻ đẹp của cha ông thủa trước. Hầu hết đều diễn tả theo một công thức và cách điệu nhất định, tuy nhiên không gò bó và khuôn sáo quá đáng. Nét bút của nghệ nhân nhìn chung phóng khoáng, mạnh bạo và có nét độc đáo, đáng để nghiên cứu, học tập 1.1.4. Tranh thờ miền núi Tranh thờ Miền Núi là một trong những dòng tranh dân gian đã từng khẳng định tên tuổi của mình và được nhân dân các dân tộc Miền Núi yêu thích. Tranh thờ Miền Núi được các dân tộc như: Cao Lan, Tày, Dao, Lạng Sơn Vĩnh Phú… phục vụ đời sống tâm linh của các dân tộc Miền Núi. Hình tượng nghệ thuật bắt nguồn từ huyền thoại cổ, thần thoại tiên thoại phật thoại lưu truyền lâu đời. Các hình tượng trong tranh tượng trưng cho thổ địa ( thần đất )thổ công ( thần bếp )…xuất hiện với tư cách siêu nhiên thần bí. Những hiện tượng như, sấm chớp, được khái quát trong hình tượng một vị thần linh mình người, mỏ chim, đầu chim, có đuôi, lưng có cánh tranh có tên là: “Đăng Nguyên Sử”. Nguồn gốc và xuất xứ tranh thờ Miền Núi gắn với giáo lý ở nước ta thời Lý - Trần. Tranh thờ Miền Núi ra đời tồn tại song song với đình chùa và giáo lý của đất nước qua các triều đại và đến nay. Tranh thờ Miền Núi có ba loại: tranh thờ tổ tiên, tranh thờ phật giáo, tranh thờ đạo giáo. Tranh thờ tổ tiên: tranh vẽ chân thật, phù hợp với các lễ nghi, phong tục tập quán, sinh hoạt, sản xuất của dân tộc mình. Hoặc kể lại công đức, lịch sử của tổ tiên. Nội dung, hình tượng nghệ thuật có tính hiện thực, dân tộc loại tranh này gồm có: Cúng chay, Cúng mặn, Thần nông, Bà mụ. Cầu hoa, Nam đường, Thượng phúc, Bàn cổ. Tranh thờ phật giáo: phổ biến tranh “ Thập Điện Diêm Vương”. Theo quan niệm của đạo phật thì khi chết đi linh hồn đều trải qua mười cửa địa ngục để định công, luận tội. Sau đó tùy thuộc vào nặng nhẹ mà được đầu thai kiếp khác thoát khỏi địa ngục. Tranh Thập Điện Diện Diêm Vương của Miền Núi tập trung những cảnh trừng phạt tội nhân trong các của ngục do quỷ sứ đầu trâu mặt ngựa tiến hành. Ngoài tranh thờ Miền Núi còn có đề tài sau: Phật Tam thế, Văn thù bồ tát, Quan thế âm bồ tát…. Tranh thờ đạo giáo: loại tranh này vừa pha trộn yếu tố Đạo giáo với tín ngưỡng đa thần giáo, vật linh thiêng mà các phù thủy, chiêm tinh, bói toán trong các dân gian xưa đã dung hòa. bao gồm: Bắc đẩu tính quân, Đương kim hoàng đế, Cứu khổ... Tranh thờ thể hiện một hệ thống điện, có sự sắp xếp, tranh trung tâm bên phải, bên trái, bên trên, bên dưới được quy ước màu một cách rành mạch. Tranh thờ có hai chiều hướng: vẽ tỉ mỉ thoáng đạt, không cầu kỳ chỉ cốt lấy nội dung làm trọng. Chất liệu phong phú tùy thuộc vào điều kiện kinh tế cá nhân, tranh vẽ trên gỗ, vẽ bằng quang dầu, sơn son, thiếp vàng, thiếp bạc, bột nhũ kim loại tạo ra hiệu quả lung linh huyền ảo. Có loại dùng bột màu pha keo hồ, nhựa cây sơn, cây hồng… Màu bền và tươi rất lâu. Giấy vẽ tranh đa dạng: có khi giấy dó, giấy khổ hẹp. Có khi dùng vải để vẽ Ngoài ba dòng tranh chính, trong làng tranh dân gian của đân tộc ta còn một số dòng tranh khác như: Tranh Kim Hoàng – Hà Đông, tranh Làng Sình - Huế…Đến nay những dòng tranh này đã bị mai một và có rất ít người biết đến. 1.2. Tranh khắc gỗ Việt Nam hiện đại. 1.2.1. Khái quát về tranh khắc gỗ hiện đại Năm 1925 trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương được thành lập đào tạo các môn như hình họa, giải phẫu, luật xa gần theo phương pháp Châu âu. Từ 1925- 1945 tranh khắc gỗ chủ yếu mang tính kế thừa tranh dân gian và có tiếp thu, ứng dụng nhiều yếu tố mới của nghệ thuật tạo hình phương Tây về hình họa, luật thấu thị, kết hợp nhuần nhuyễn phong cách thể hiện vừa truyền thống vừa hiện đại một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu” Gội đầu ” của họa sỹ Trần Văn Cẩn. Tranh diễn tả thân hình mềm mại của cô gái với nhịp điệu đường nét mái tóc, nếp quần áo, chiếc thắt lưng bao hài hoà với nhịp điệu của hai cánh tay trần tuyệt mỹ. Tranh gội đầu khắc gỗ màu của Trần Văn Cẩn có nhịp điệu của vẻ thuần khiết. Tranh Gội đầu khắc gỗ màu của Trần Văn Cẩn Thuyền trên sông Hồng – An Sơn - Đỗ Đức Nhuận Từ năm 1945 – 1954 các họa sỹ tập trung sáng tác tranh tuyên truyền kháng chiến, ca ngợi lãnh tụ, động viên sản xuất, tranh được in rộng rãi và phong phú, phục vụ cho các chiến trường trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Năm 1954 đến nay không khí sáng tác phong phú, sôi nổi tranh dân gian được quan tâm, sưu tầm, chỉnh lý và phục hồi một cách đúng đắn với truyền thống và tiếp biến nghệ thuật độc đáo mang tính dân tộc và thời đại. Kỹ thuật khắc gỗ của các họa sỹ sáng tác có nhiều sáng tạo loại gỗ được tìm tòi thay đổi phù hợp với thời đại, kỹ thuật in phong phú in dầy, in mỏng trên giấy dó tùy vào ý tưởng tác giả. Tranh khắc gỗ hiện đại phát triển rộng rãi cách biểu hiện ngày càng phong phú. 1.2.2. Sự khác nhau giữa tranh khắc gỗ Việt Nam và tranh khắc gỗ trong khu vực và trên thế giới Nghệ thuật là một hiện tượng lịch sử cụ thể tác phẩm nghệ thuật phải quan tâm đến những vấn đề đang xẩy ra trong xã hội đó. Việc quan tâm đến tính dân tộc không phải chỉ là hình thức mà toàn bộ cuộc sống của một dân tộc nhất định được quan niệm là nội dung. Tranh khắc gỗ Việt Nam có truyền thống lâu đời mang đậm bản chất con người Việt Nam tranh khắc gỗ Việt Nam khác tranh khắc gỗ Nhật Bản, Trung Quốc hay các nước Châu Âu. Tranh khắc gỗ Nhật Bản cho “ nét” có một khả năng diễn tả khái quát và giản lược, cô đúc, nét vẽ, chọn lọc tinh vi, dịu dàng, sáng sủa, sâu sắc và chính xác, màu sắc trau chuốt, nội dung phong phú về nhiều mặt như nhân vật, phong cảnh, sinh hoạt... . Tranh khắc gỗ Nhật Bản quan niệm tạo hình khá chính xác các họa sĩ Nhật cũng chỉ sử dụng những nét viền song nét viền rất nhỏ và điêu luyện các hình dáng được phản ánh một cách cân đối sát với tỉ lệ thực. Tạo ra sự duyên dáng và uyển chuyển. Xem tranh “ thiếu nữ ” của U-ta-ma-rô cũng đã chuyển được tình cảm của mình vào “cái thần” của đường nét để diễn tả vẻ đẹp của cô gái Nhật Bản: đó là nét gợi cảm trau chuốt đến điêu luyện, thật là nhẹ nhàng, trữ tình - duyên dáng hiện lên trên khuôn mặt, thân hình và nếp áo ki-mô-nô của họ! Sự chăm chú của Hô Ku Sai cũng là một trong bộ tranh khắc gỗ màu của ông, bố cục đường nét chọn lọc tinh tế, diễn tả được không gian trong tranh và kết hợp được nối với tranh bằng hình thể với những nét vẽ trang trí đã tạo ra những tác phẩm độc đáo. Sự chăm chú – Tranh khắc gỗ màu của Hô Ku Sai Trong tranh khắc gỗ dân gian Việt Nam, nét đã được sử dụng với một khả năng phong phú nhằm diễn hình, tả khối, tạo các đường chu vi giới hạn các mảng có tính khái quát cao và nòng cốt trong cấu trúc hình thể. Những nét đen to khỏe còn có khả năng đóng vai trò trung gian để cho màu sắc hài hòa mà vẫn rất mềm mại, gợi cảm. Đồng thời có những nét mảnh dẻ, bay bướm và cũng có khả năng diễn tả từng chi tiết. Đường nét trong tranh dân gian còn là những nhịp điệu phản ánh được sự vật một cách trung thực mà vẫn bốc lên cao làm cho người xem thấy như tâm hồn mình cũng thanh thoát, bay bổng. Nét của tranh Phương Đông thường biến hóa cách điệu có khi vượt ra ngoài cái hữu hình cụ thể để vươn tới cái không cụ thể siêu việt. Bằng những ý niệm, tâm lý, tư duy sáng tạo hình tượng nghệ thuật nhằm giải quyết, xử lý hài hòa mối quan hệ giữa các mặt đối lập âm dương - trời đất, núi - sông, hư - thực, nóng - lạnh. Trong bố cục không gian tạo hình các họa sỹ Trung Quốc tạo nên sự độc đáo nổi bật ở nền nghệ thuật của mình “nét” vẽ phụ thuộc vào từng đối tượng diễn tả từng xúc cảm nghệ thuật do đó nét biến hóa khôn cùng, mỗi nét vẽ là một sự vận động của tâm hồn và bàn tay họa sĩ. Thiên nhiên hùng vĩ hay con người trầm tư được thể hiện trên mặt tranh bằng những đường nét mang phong cách khác bộc lộ một cách nhìn một quan niệm khác nhau, điều đó trong “ Lục pháp luận ” của Tạ Hách đời Tấn gọi là “ Cốt pháp dụng bút ”. Họa gia Trung Quốc còn gọi “nét” được vẽ là “Công bút” hay “Thần bút” Công bút thường được vẽ một cách thận trọng, tốc độ đưa bút với một độ đậm, cố định của mực hình được diễn tả bằng nét rắn, đanh, tĩnh mang tính khẳng định. Thần bút với tốc độ nhanh diễn biến của nét phụ thuộc vào tâm trạng, cảm xúc nghệ thuật của người họa sĩ ở loại nét này có độ đậm nhạt của mực thay đổi diễn tả hành động, chất mầu xốp hoen nhòe đầu nét thì nhấn đậm, đanh sắc cuối nét thì buông và nhạt dần. Nghệ thuật Trung Quốc coi trọng và đề cao sức truyền cảm của nét. Tranh vẽ của Lương Khái Chi bằng nét chấm phá mà nói lên được vẻ đẹp thiên nhiên và con người bộc lộ được cảm xúc day dứt của tác giả qua nét bút đưa trên tranh bằng cả khí lực nhấn hay buông, ngắt, nghỉ hay vuốt dài, tinh hay thô… Đó là biểu hiện của hơi thở trong tâm hồn, nhận thức và thẩm mỹ của người vẽ. Có nhà phê bình mỹ thuật ở Châu Âu đã từng nói “người Trung Quốc vẽ được cả mùi hương của hoa hay tiếng vang của khe núi ”. Tranh dân gian bắt nguồn từ nhân dân lao động mà ra, phục vụ cho đời sống tinh thần của nhân dân, tranh có vẽ nét, màu sắc dáng điệu người, cảnh vật, hoa lá chim muông… Không hoàn toàn là thể cách điệu, hay trang trí, sao chép tự nhiên nguyên vẹn. Mọi thứ được nhìn nhận và phản ánh theo phong tục tập quán và nền văn minh lúa nước Việt Nam. Những nét vẽ to khỏe, chắc nịch, dứt khoát, không có tính chất vuốt ve, khiêu gợi như các phái tân họa Tây Âu. Không thướt tha như nét khắc gỗ Nhật Bản, bút pháp như rồng bay phượng múa như quốc họa Trung Quốc cổ điển. Tranh dân gian Việt Nam mộc mạc hiền lành như chính con người nông dân có nét thô sơ, to khỏe, vững chắc, màu sắc sử dụng độc đáo, trong sáng, rực rỡ, sử dụng màu nguyên chất, hoa hòe, hiên, chàm, lục…màu trắng của điệp. Từ những màu nguyên chất đó các nghệ nhân sử dụng tính linh hoạt, hình thành một quan niệm về hòa sắc độc đáo mang tính dân tộc xem tranh “ phú quý ” - Đông Hồ. Tranh phú quý – Đông Hồ Nội dung phong phú xoay quanh cuộc sống sinh hoạt của nhân dân. Với các đề tài: sinh hoạt, các con vật yêu quý, phê phán đả kích, ước mơ… Quan niệm về tạo hình của tranh khắc gỗ Việt Nam. Mỗi dân tộc có một cách thể hiện hình tượng từ hiện thực sinh động của thiên nhiên lên mặt phẳng tranh. Các nghệ nhân dân gian Việt Nam miêu tả hiện thực theo lối tả chân, khái quát thực tế bằng nét đơn giản và gam màu nguyên chất. Các hình thể “hình người, vật, hoa, lá, đều xộc xệch, tỉ lệ con người không cân xứng, đôi khi còn to hơn nhà hặc bé hơn cỏ cây hoa lá ” cách diễn tả khối và ánh sáng chỉ diễn tả theo lối mảng phẳng, đường viền nét to. Như vậy là bằng truyền thống dân tộc hay cách thể hiện nào thì các họa sĩ nói chung cũng đều sử dụng cái cá nhân cái truyền thống dân tộc. 1.2.3. Khái niệm về nét Theo các nhà khoa học thì” nét “là một tập hợp các điểm hay là quỹ đạo của một điểm di động trong không gian. Đó là một cách mà con người tự thống nhất và ghi nhận trước thiên nhiên mà thôi. Trong tự nhiên không hề có nét mà chỉ có hình khối, ánh sáng, màu sắc. Như thế, ánh sáng là cơ sở chủ yếu để tạo nên đen trắng: do đó, đen và trắng được xem như hai yếu tố cơ bản để ta nhận biết giữa vật này với vật kia trong không gian, đồng thời cũng cho ta nhận biết được hình thù, kích thước, vị trí của mỗi vật cùng với những mối quan hệ của chúng trong phạm vi mắt ta nhìn thấy được. Sự tách biệt giữa vật này vật kia trong không gian, trước hết là cái lối giới hạn bao quanh hình ấy, từ đó cho ta khái niệm đường nét hay chu vi: Do đó, vật này che khuất vật kia thì nét viền giới hạn những vật đó cũng che khuất nhau. Do vậy, nét có khả năng diễn tả được những sự vật đa dạng trong thế giới tự nhiên. 1.2.4. Vai trò của nét Từ lâu Nghệ thuật tạo hình đã sử dụng nét - một hiện tượng trong tự nhiên làm ngôn ngũ biểu hiện, diễn đạt tình cảm của con người và của thiên nhiên. Nó từ chỗ mô phỏng rồi mô tả sự vật mang đến sức biểu cảm của hình tượng, tạo nên giá trị thẩm mỹ Nghệ thuật hang động cách chúng ta hang vạn năm cũng đã cho con người thời đó biết sử dụng đường nét để tạo hình vẽ, diễn tả thế giới tự nhiên, như hươu nai….. Nét không những diễn tả được khối, không gian, tạo chất mà còn diễn tả được sự vận đọng tĩnh tại của sự vật. Và cao hơn, còn biểu đạt được những trạng thái tình cảm của con người và thái độ của con người đối với sự vật đó. Người ta thường cho rằng, đặc trưng của ngôn ngữ đồ họa là nghệ thuật dùng nét và mảng, thật ra như thế chưa đúng hoàn toàn, nhưng như thế cũng cho thấy nét, chấm và mảng có vị trí rất quan trọng trong tạo hình đồ họa. Ở hội họa, các yếu tố thường gắn với nhau thành một khối thống nhất, như màu sắc không gian, ánh sáng và bút pháp được thể hiện một cách đồng thời và gây sứ hấp dẫn. Đặc điểm tâm sinh lý thị giác của con người có quan hệ với đường nét, qua ảo giác của mắt, trước đường nét hay tổ hợp đường nét gây cho ta liên tưởng khác nhau, như hướng ngang chỉ sự bình lặng: Hướng chéo chỉ sự ngăn cấm : đường cong lên biểu hiện sự phát triển: đường cong xuống chỉ sự suy sụp… Qua đường nét, chúng ta có thể thấy được tình cảm, phong cách tâm hồn hay quan niệm nghệ thuật của từng vùng, từng dân tộc, từng cá nhân tác giả. Đối với bố cục thì nét không được cắt nhau, không được có nét kết thúc: các cụm nét được tổ chức dầy hay thưa, to hay nhỏ, cong hay thẳng tùy ý: cụm nét nọ chui qua, luồn sâu xuống cụm nét kia, không được dùng các nét sát nhau thành mảng đen: trên bẳng bố cục không có chỗ bỏ giấy trắng. Tranh khắc gỗ cũng được biến chuyển theo thời đại, kỹ thuật khắc cũng được thay đổi phù hợp với phương pháp tạo hình mới, trong đó có sử dụng, vận dụng một cách sáng tạo như định luật tạo hình, như xa gần, sáng - tối… kết hợp với phương pháp tạo hình truyền thống khắc gỗ dân tộc: đó là sự cách điệu về đường nét, ước lệ trong cách tạo không gian và xây dựng hình tượng. CHƯƠNG 2: NÉT TRONG TRANH KHẮC GỖ 2.1. Đường nét Đường nét là phương tiện chủ yếu tạo hình của nghệ thuật Đồ họa nói chung và tranh dân gian Đồng Hồ nói riêng. Đường nét là thủ pháp sử dụng biểu hiện nghệ thuật Đồ họa, do con người sáng tạo ra. Thị giác con người kết hợp với cảm quan hình thức của đường nét với tính năng của sự vật cho nên có thể nói” Đường nét là biểu hiện thống nhất giữa cảm tính thị giác và lý tính phân tích” Quỹ tích chuyển động của điểm, hình thành đường nét động: đường cắt của mặt và mặt hoặc đường biên là đường nét tĩnh. Đường nét không chỉ biểu hiện vật thể hữu hình mà còn biểu hiện ý tượng vô hình, vì thế mà đường nét trở thành hình thức cơ bản của hội họa. Và là phương tiện chính trong nghệ thuật Đồ họa. Vì vậy tranh dân gian Đông Hồ rất chú trọng đến nét trong tranh và đạt được hiệu quả cao trong việc sử dụng nét trong tạo hình, tạo nên sức sống mãnh liệt cho dòng tranh dân gian Đông Hồ. Tiền thân của nghệ thuật vẽ là thuật viết chữ “thư pháp”. Truyền thống vẽ lâu đời phương Đông đã tạo nên nét riêng trong tư duy và trong nghệ thuật của họ. Người phương Đông không có sự phân chia giữa viết và vẽ đẹp. Cái thú chơi chữ của người Á Đông đã khiến họ coi một chữ viết cũng là một tác phẩm nghệ thuật. Cũng như vậy, lối chơi chữ đại tự ở Việt Nam được coi là một trong những giả thuyết ra đời của tranh dân gian. Nghệ thuật sử dụng cây bút lông thành thạo của các nhà nho giúp cho việc vận dụng đường nét để sáng tạo các bức tranh khá dễ dàng. Đường nét trong tranh dân gian Đông Hồ có những nét độc đáo mà không một dòng tranh nào có được, nét vẽ của tranh dứt khoát mà mềm mại, bay bướm mà vẫn chắc khỏe. Giáo sư Phạm Công Thành có nhận xét về tranh Đông Hồ sau khi nghiên cứu và tổng kết lại như sau: Hắc bạch phải phân minh ( ý nói đường nét rõ ràng, dứt khoát, mảng màu cụ thể ). Hình vẽ cách điệu, không lệ thực và cố bắt dáng động Vẽ cần điểm nhỡn (vẽ người để đạt được cái thần của nhân vật ). Các nghệ nhân Việt Nam xưa hướng theo các quan niệm tạo hình đặc biệt của phương Đông, thể hiện các bản khắc gổ cách đây hàng nghìn năm trên đất Trung Hoa, cái thời mà chữ và hình vẽ cùng in bằng một bản nét đem tất cả những gì có, có thể khắc trên gỗ lúc bấy giờ chỉ ở dạng nét. Sự thực nét không có trong thiên nhiên, mà con người sáng tạo ra. Qua một số hình vẽ được thể hiện sau cùng. Xét về tạo hình đường nét là linh hồn của bức tranh bởi nét là phương tiện tạo hình, là biên giới các mảng màu cùng với nền tranh. Đường nét trong tranh Đông Hồ to khỏe, chắc chắn, đơn giản (đến tinh giản) song lại rất cô đọng phù hợp với tình cảm đôn hậu chất phác và thẩm mỹ của người nông dân. Một trong những điểm tiêu biểu và dặc trưng về đường nét của tranh dân gian Đông Hồ đó là sự ý thức của các nghệ nhân trong việc tổ chức và cấu tạo các nét khắc để thể hiện khả năng diễn đạt của đường nét một cách tối đa. Họ ít lợi dụng yếu tố ngẫu nhiên như phần lớn các bản khắc hiện nay. Không gian trong tranh dân gian Đông Hồ là ước lệ, nên các nhân vật cũng ước lệ, cấu trúc hình không cần đúng giải phẫu mà chú trọng tới khả năng nắm bắt thể hiện linh hoạt. Các nhân vật đều được xuất phát từ thực tiễn, óc quan sát tinh tế của nghệ nhân. Họ cảm nhận và quan niệm theo truyền thống phương Đông và họ tạo hình theo cách nhìn và cách nghĩ của họ, chính vì vậy họ không lệ thuộc vào vấn đề gì khi sáng tác, họ vẽ những gì họ thấy, vẽ những gì họ thích. Cho nên tranh dân gian Đông Hồ có những yếu tố tạo nên tính chất hồn nhiên, đằm thắm, một mạch. Đường nét trong tranh thiên về đơn giản, chắc khỏe, có xu hướng cách điệu và trang trí hơn tả chân. Để diễn tả đường nét mà các nghệ nhân Đông Hồ tìm mọi cách để tinh giản hình vẽ và hạn chế dùng nhiều nét để thể hiện cái bản chất nhất mà người ta gọi là “cái thần” của sự vật. Tranh lợn ăn cám chỉ có một nét chu vi to, đậm dài uốn lượn viền quanh hình con lợn béo tròn, để lại chỗ trống ở giữa cho màu in mảng đặc làm hình con lợn nổi rõ hơn, cô đọng hơn và mang tính tạo hình cao. Tranh “Hứng dừa” Tranh “hứng dừa” là sự tổ hợp nét cong uyển chuyển, được cấu trúc nhịp nhàng, mềm mại, kết hợp với sự chuyển động trong cách sắp xếp bố cục tạo nên một không khí tươi vui hạnh phúc. Hàng loạt bức tranh như: Vinh hoa, phú quý… đều dùng những nét mềm mại nhằm diễn tả sự sung túc, tròn trặn, viên mãn. Tính trang trí, cách điệu thể hiện rất rõ trong những chữ như Phúc, Lộc, Thọ… Đều như những bức tranh mang tính thư pháp cao. Tranh Đông Hồ thành công nổi bật là sự kết hợp hài hòa giữa việc sử dụng nét và các mảng màu, khéo léo trong cách tổ chứ nét trong các mảng màu tất cả những yếu tố đó tạo nên sự hòa quyện giao hòa của ngôn ngữ Đồ họa làm nổi bật khả năng diễn tả nội dung cũng như thần thái của nhân vật trong tranh. Đó là những nét chung tạo nên sự độc đáo của tranh dân gian Đông hồ dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân Việt Nam. 2.2. Đường nét và không gian Như chúng ta đã biết nét là một tập hợp các điểm thành các đường (đường nét) hay là qũy đạo của một điểm di động trong không gian. Trong hội họa và đồ họa, nét là một quy ước của con người để phân định ranh giới giữa cá hình thể của sự vật và không gian xung quanh trên mặt phẳng. Sự tách biệt giữa vật thể này với vật thể kia trong không gian trước hết là ở các giới hạn bao quanh hình ấy. Các đường nét gợi lên sự duy trì của sự chuyển động. Một đường nét như thế, dẫu ngang qua mặt tranh hoặc tiến sâu vào trong, giúp chỉ ra sự hiện diện của không gian. Ta thấy chỉ bằng những đường nét đã tạo ra không gian trên bề mặt hai chiều. Một không gian ảo mà ta tưởng như có sự xuất hiện của chiều thứ ba trên mặt phẳng hai chiều đó. Hướng và mật độ của nét có thể tạo cảm giác nặng, nhẹ, gần xa, đặc, rỗng… khả năng thể hiện nét tăng lên nhiều khi sử dụng sự thay đổi về hướng của nét thẳng và nét cong. Tính chất động do hướng của nét thay đổi được sự dụng rộng rãi trong lĩnh vực mỹ thuật, nhất là trong nghệ thuật đồ họa. Đánh bi - Khắc gỗ của Lê Phàn Lấy bức tranh ”phong cảnh” khắc gỗ của họa sỹ Munch, một bậc thầy của tranh khắc gỗ Châu Âu thế kỷ XX. Chỉ bằng hướng và mật độ cũng như chất biểu cảm của nét đã tạo ra hiệu quả không gian cho bức tranh. Rõ ràng chỉ bằng nét thôi, tác giả cho người xem thấy một phong cảnh rừng cây, thành phố ngập trong tuyết trắng của một chiếu đông phương Tây. Yếu tố đường nét được người Việt Nam khai thác và sử dụng rất hiệu quả trong tranh dân gian. Nếu như đường nét trong tranh khắc gỗ Việt Nam to khỏe, mộc mạc, chất phác mang hơi thở và tâm hồn của người Việt Nam. Còn người Nhật lại có những đường nét mảnh và tinh vi hơn. Người Trung Quốc lại có những đường nét gọt giũa mềm mại thanh mảnh hơn, khai thác đường nét đến tối đa. Đường nét đôi khi là tiếng nói của hình (chặn hình) hay sự gối chồng lên nhau của các nét tạo ra không gian và chiều sâu cho tác phẩm. Xem trích đoạn tranh của Chu Phỏng (Trung Quốc). Nếu như hòa sắc là yếu tố quan trọng nhất đối với một tác phẩm sơn dầu thì đối với tranh khắc gỗ lại là sự phô diễn của cấc kĩ năng, kỹ sảo. Nét phối màu, mảng hình với nền dẫn đến hiệu quả cuối cùng là những tác phẩm tranh khắc gỗ hay, đẹp với hai vi đặc trưng là: Mộc vị và Đao vị. Mộc vị là khí vị đọng ở trên tranh, mang tinh thần mộc mạc của chất gỗ. Còn Đao vị là hơi thở của nhát dao, mang cảm xúc và tình cảm của người họa sỹ. Tùy thuộc vào mức độ và cách thể hiện mà tạo ra được phong phú, chất biểu cảm của nhát dao (đường nét). Xin trở lại với tác phẩm “Mưa trên tầng than” của họa sỹ Phùng Phẩm. Ta thấy đường nét xuất hiện toàn bộ bề mặt tranh. Với phương pháp chuyển hoán, mật độ và hướng của đường nét đã tạo ra hiệu quả cao cho tác phẩm. Nhìn tổng thể bức tranh ta thấy những đường nét chạy dài, chéo và xuyên suốt bề mặt tranh cho ta cảm giác về một khoảnh khắc mưa giông, bão chớp, những hạt nước rơi rất nhanh trong những đường nét đó được hoán chuyển tại một đường chéo. Kết thúc không gian của bầu trời núi non để đến với con đường hay mặt phẳng đất hơi dốc và trơn do trời mưa ở trên một vùng mỏ. Cái áo mưa mỏng được kết cấu bởi đường nét ngang đã phá thế những đường chéo lập lại trạng thái cân bằng cho tác phẩm. Sự chuyển hoán và hướng cũng như mật độ của đường nét đã tạo ra cái áo mưa mỏng và trong suốt bằng một thứ chất liệu mới nào đó khác với những chiếc áo tơi được làm từ lá cây mà ông cha ta thường dung. Những nét chặn hình khỏe khoắn tạo nên sức mạnh cơ bắp của những người công nhân thợ mỏ thì trên chính những mảnh đen của quần để sót lại những nét trắng đã tạo nên sự mềm mại của một chất liệu vải khác với chất liệu nhựa trong của chiếc áo choàng che mưa. Những nét đen lớn của khung xe đẩy chắc khỏe để mang trên mình những thùng than. Những nét đen lớn không đều mà dấu tích trơn trượt trên mặt đường được tạo ra bởi những bước chân của hai người công nhân. Những nét trắng nhỏ rích rắc chạy cắt những đường chéo thẳng chạy dài đã tạo sự cân bằng thị giác và gợi lên một không gian sâu rộng với những ngôi nhà, những cánh của sổ hay những cây cột điện trên vùng mỏ với những đồi núi lô nhô. Chỉ với những đường chéo xuyên suốt mặt tranh tưởng chừng như đơn điệu, nhưng với phương pháp chuyển hoán tác giả đã làm đường nét phong phú và giàu chất biểu cảm. Đường nét đã được các nghệ nhân tranh dân gian khai thác và sử dụng rất hiệu quả. Xem tranh “Bát thiên náo hải ” tranh hàng trống Hà Nội. Các nghệ nhân đã sử dụng đường nét với vai trò chất biểu cảm chính. Những đường nét cong được sắp xếp một cách chật tự đã gợi lên mật độ sôi động náo nhiệt. Phía trên những đường rich rắc cuồn cuộn trên không trung đã tạo ra những đám mây. Mặt biển với những đường nét được sắp xếp theo một trật tự nhất định đối lập với những đám mây có những đường nét rích rắc tự do, thậm chí được buông ở một số chỗ đã gợi lên sự đối lập lớn trên mặt tranh, gợi lên không khí của một cuộc đại náo của hai thế lực thiên thần ở trên trời và dưới biển. Với một khoảng không gian rộng lớn phía trên cho thấy sự lấn áp và chủ động của các vị thần tiên xuống đại náo Hải Vương. Không gian trên mặt biển cũng sôi động, lộn xộn với các vị thần biển phá vỡ thế bình yên gợn sóng của mặt biển để chống trả sự tức giận của thần tiên. Rõ ràng bằng giải pháp sử dụng những hướng, mật độ của đường nét và sự gối chồng liên tiếp lên nhau đã gợi lên không gian của mặt biển sâu rộng. Như vậy đường nét góp phần quan trọng trong việc xây dựng một bức tranh, nó suất hiện từ khi tác phẩm mới được bắt đầu cho đến khi hoàn thành. Nhất là trong lĩnh vực nghệ thuật đồ họa mà tranh khắc gỗ là một điển hình. Đường nét không chỉ là định hướng ban đầu hay chặn hình, giới hạn hình mà quan trọng hơn là góp phần tạo ra không gian và chiều sâu cho tác phẩm. 2.3. Hình dạng và nét Khi nói tới hình thù người ta thường hay liên tưởng đến khái niệm hình trừu tượng. Trong đó bao gồm hình học, hình thị giác, hình tâm lý. Từ các hình cơ bản đó mỗi nghành lại có sự nhìn nhận và phát triển theo hướng riêng. Vậy đối với mỹ thuật hình là hình gì? Hình có liên quan đến nét? Hiện nay có rất nhiều chất liệu mới cũng như giải pháp tạo nên sự phong phú và đa dạng về hình thể. Các nghệ nhân dân gian đã sử dụng hình dạng và đường nét như các yếu tố biểu đạt chính cho tranh dân gian. Sự sắp xếp các hình thể hay quan hệ giữa các hình thể đó tạo nên khoảng cách. Các khoảng cách đó gợi lên không gian cho bức tranh. Xem tranh “Lá mít đánh vật” tranh Đông Hồ, các nghệ nhân không tuân theo luật thấu thị song cách diễn đạt không gian cũng rất thú vị. Đôi khi chỉ bằng đường nét và vị trí của các hình thể đã tạo không gian cho bức tranh. Các nghệ nhân dân gian thường sử dụng không gian ước lệ như một thói quen đặc trưng cho nghệ thuật dân gian truyền thống. Lá mít đánh vật Lấy tranh “ Cấy thẳng hàng” của họa sỹ Phùng Phẩm. Vị trí của các hình thể được đặt theo tương quan với đường chân trời, hình ảnh người phụ nữ áo hoa được xem như điểm gần nhất của bức tranh và người phụ nữ kia được đặt ở vị trí trồi lên. Ngoài sự sắp đặt vị trí cho các nhân vật, tác giả đã quan tâm tới kích cỡ của hình thể. Nhân vật ở vị trí gần to hơn so với nhân vật ở vị trí xa hơn tạo ra các tuyến không gian. Ngoài ra hình dạng trong tranh còn được sử lý bằng các giải pháp khác của luật xa gần như. Màu sắc, chi tiết sắc bén và giảm đi… Những hình thể gần có sắc độ đậm và giảm dần khi xa mặt tranh Xem tranh “Làm bánh chưng cho hội làng” tranh khắc gỗ của Nguyễn Đức Hòa. Tác giả đặt các nhân vật gối chồng lên một phần của nhân vật kia. Sự gối chồng lên nhau của các nhân vật tự phân tuyến không gian và chiều sâu cho tác phẩm. Như vậy hình với các phương pháp xử lý về hình dạng như: Vị trí, kích cỡ, sắc độ, chi tiết sắc bén, giảm đi sự chồng lên một phần của các hình dạng đã góp phần tích cực vào hiệu quả nét trong tác phẩm. Trong thực tế mỹ thuật là một khu vực sáng tạo tinh thần không có giới hạn không có khái niệm chiều sâu, chuyên môn hóa như trong khoa học kỹ thuật. Nhưng mỹ thuật là nhu cầu không thể thiếu đối với con người ở mọi thời đại. Con người luôn hướng tới cái đẹp vì vậy mà mỹ thuật không ngừng đổi mới và phát triển, tạo ra nhiều thể loại và chất liệu khác, phục vụ nhu cầu thẩm mỹ ngày càng cao của con người. Song dù diễn tả chất liệu hay thể loại gì thì nó cũng không phải trừu tượng quá. Nó phải phục vụ cho đời sống tinh thần của con người. Hay nó phục vụ cho tâm lý thị giác. Như Bi-ê-lin-xky ( người Nga các nhà văn nga bàn về văn hóa) nói: ”Nếu nghệ sỹ mô tả những con người trong công trình sáng tạo của mình thì trước tiên những nhân vật được mô tả phải là một con người chứ không phải là một bóng ma, phải có diện mạo, tính cách, nếp sống, những tập quán riêng tóm lại phải có những đặc điểm thuộc tính cách do đấy mà trong thực tế mỗi cá nhân này với bất cứ một cá nhân nào khác”. Con người hay vật thể khi ở không gian tự nhiên hay xuất hiện trên mặt phẳng tranh đều có hình dạng riêng. Cũng là để phân biệt tôi không phải là anh, cái này khác với cái kia, cái này trên, dưới, trái hay phải…tuy nhiên do nội dung nghiên cứu của đề tài nên tôi chỉ đề cập đến nét trong tranh khắc gỗ Việt Nam. Như vậy hình với các phương pháp sử lý về hình dạng như: vị trí, kích cỡ, sắc độ, chi tiết sắc bén và giảm đi sự chồng lên một phần của các hình dạng đã góp phần tích cực vào hiệu quả của nét trong tác phẩm. 2.4. Màu sắc và nét Trong tranh dân gian, giữa mảng màu nọ và mảng màu kia được gới hạn bởi nét, nét để tạo hình, tạo mảng và phân tích hình, màu nền với nền tranh, đó là những đường viền to và đậm là đường phân cách, các mảng mầu tạo nên sự khác biệt giữa phong cách sử dụng mảng mầu và nét của trang dân gian Đông Hồ và tranh khắc gỗ Nhật bản, Trung Quốc. Tranh Đông Hồ ngoài màu nền và nét đen, màu sắc đã được tinh giản đến tối đa, màu sắc dường như chỉ có từ ba đến bốn màu, có tranh chỉ có hai màu như tranh” đánh vật”. Màu sắc thường dùng những màu nguyên chất nhưng chúng được đặt trong tương quan màu sắc hợp lý, mang tính trang trí cao, do đó dung hòa những mảng màu đối lập một cách khéo léo. Sự phân bố mảng mầu, cùng với việc diễn tả đường nét nhằm kết hợp hài hòa giữa yếu tố mảng và nét. Một đặc điểm nổi bật nữa của tranh Đông Hồ đó là sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc, đường nét và chất liệu. Màu sắc đằm thắm, tươi vui của tranh Đông Hồ một phần lớn là nhờ lối thiên về dùng màu nguyên chất, đối lập, kết hợp với nền điệp vàng hoe, đỏ hoa hiên, cùng với độ xốp của chất liệu giấy dó được quét nền điệp, và những gạch được tạo bởi nét quét của chổi thông càng khiến cho bảng màu của tranh Đông Hồ thêm rực rỡ, tươi vui và đằm thắm vừa biểu hiện được cái hồn dân tộc. Một nhà văn nào đó đã miêu tả: “tranh gà, tranh lợn đỏ như xôi gấc, vàng như màu lúa chin, xanh như lá mạ, hay vàng như nghệ cá kho, xanh như cốm non, đỏ như ngô già, nâu như đất cày, toàn những màu sắc quen thuộc thân mến từ bao đời người rồi. Những màu sắc ấy đã in vào tâm trí người nông dân, thế hệ này đến thế hệ khác thành những màu sắc dân tộc”. Sức biểu hiện khéo léo trong việc phối hợp màu sắc đường nét tạo một phong cách độc đáo, rất riêng của tranh Đông Hồ. Với bức tranh “Lợn ăn cám” chỉ có một nét chu vi to đậm kéo dài thành đường uốn lượn hình con vật béo, tròn, để lại chỗ trống ở giữa cho màu in vào thành mảng đặc, làm cho hình con lợn chắc chắn hơn nổi bật hơn. Nền tranh màu vàng thêm kích thích, cộng với hai màu âm – dương xanh đỏ của tranh này quắc lên kịch liệt như nắng mùa hạ chang chang đổ ngoài trời, tương phản với màu xám lam trầm hẳn xuống như chìm sâu vào bầu không khí ẩm ướt, tối tăm trong cái chuồng mà nó đang ở. Lợn ăn cám Trái ngược với “Lợn ăn cám” người ta lại cảm thấy như có “ngọn gió thu phong thổi lá vàng” se lạnh trong tranh quản tượng và voi, hòa sắc thanh đạm, màu chín lục những son nâu cũ kỹ của tượng chùa, xanh rêu của gạch đồng…trên cái nền vàng phai nhàn nhạt của hòe sao non lửa. Cả màu Điệp quý, óng ánh như bạc ở đây cũng lẩn trốn vào mình voi một cách kín đáo. Tất cả đưa người ta vào một thế giới cổ xưa. Sự thay đổi sắc thái phong phú không phải chỉ có rực rỡ một chiều, nó bao giờ cũng tuân theo một quy tắc đơn giản: Một đồng bộ có hòa sắc đen làm chủ cùng với vài màu thuốc cái tương phản với nó. Đối với các nghệ nhân xưa nét đen bao hàm hết tất cả “Hình thể - Màu sắc - Nhịp điệu – Âm thanh” cùng hòa trộn với triết học cùng thi ca đã làm nên bản sắc riêng của tranh Đông Hồ. Do sự cảm nhận tâm lý của màu nên mỗi dân tộc, mỗi cá nhân có thói quen thị giác khác nhau. Các biểu hiện màu sắc có những hiệu quả tâm lý rõ rệt, mang tính phổ quát đồng thời vẫn mang tính cộng đồng và cá nhân. Tùy thuộc vào tâm sinh lý thị giác của các dân tộc, các chủ đề dẫn đến sử dụng màu sắc tạo ra không gian đặc trưng cho bức tranh. Tranh thờ miền núi phương pháp sử lý hình nền như thế nào! Những hình dáng được chắt lọc cô đọng đến tối đa. Độ đậm nhạt cũng như sắc độ không nhiều và được được đơn giản hóa để lại tương phản lớn đen – trắng trên mặt tranh. Tác giả không chỉ chú ý đến sự tương phản giữa các mảng hình đen trắng mà còn được xử lý bằng phương pháp chuyển hoán. Tức là sự thay đổi nhau giữa đen và trắng trong vai trò biểu tả có tính chủ đạo. Có nghĩa là trong mảng hình đen có đan xen những nét trắng và trong nền trắng có nổi nên những nét hoặc những mảng đen nhỏ. Sự kết hợp và chuyển hóa nhuần nhuyễn giữa nét và mảng đen trên nền trắng để sót lại những nét đen đã tạo ra không gian và tính liên tục, liền mạch cho bức tranh. Như vậy màu sắc góp phần tích cực và quan trọng trong việc biểu diễn không gian trên mặt phẳng 2 chiều. Trong đó màu đen và màu trắng cùng với những sắc độ của nó đã có tiếng nói quan trọng trong nghệ thuật tạo hình, nhất là tranh khắc gỗ. Thể loại tranh đen trắng là nơi thể hiện sự biến thiên của sắc độ của màu đen và trắng tạo ra hiệu quả không gian và chiều sâu trong bức tranh của các dân tộc phía Bắc Việt Nam hay tranh thờ hàng Trống chẳng hạn. Do tính năng của chúng là để thờ cúng tức là tranh có chủ đề về tâm linh nên màu sắc được sử dụng thường là vàng, đỏ, đen gây cảm giác về một thế giới thần linh do cảm giác về một không gian lung linh huyền ảo được tạo ra từ các màu đó. Ngoài ra những màu thuộc gam nóng còn gợi cảm giác gần ta hơn, những màu trong gam lạnh tùy thuộc vào sắc độ mà ta cảm giác xa dần vào trong tranh. Khi nói về màu sắc, nhiều người quen nói rằng: Đen, trắng là không màu do không có sắc độ hay màu đen không phản chiếu ánh sáng. Nếu nhìn nhận được như vậy thì chỉ đúng trong một vài lĩnh vực và góc độ nào đó mà thôi. Trong nghệ thuật tạo hình nói chung và nghệ thuật khắc gỗ nói riêng thì đen và trắng là hai sắc độ quan trọng có thể tạo ra hiệu quả cao về không gian và chiều sâu của tác phẩm. Tác phẩm “ông cháu” của họa sỹ Huy Oánh làm ví dụ ta thấy chỉ bằng sắc độ đen trắng, tác giả đã cho người xem thấy tài dung màu sắc. Ông Cháu – Huy Oánh C. KẾT LUẬN Nghệ thuật tranh khắc gỗ Việt Nam là một loại hình không phải mới xuất hiện. Nó từng được quan tâm của các nhà nghiên cứu, các họa sỹ sáng tác. Cùng với hội họa, nghệ thuật tranh khắc gỗ Việt Nam đã và đang tiến đến những tiêu chí mới mẻ hơn. Như vậy vấn đề nghiên cứu về nó là không bao giờ hết. Với tiểu luận này tôi chỉ mong muốn được tiếp cận nghệ thuật tranh khắc gỗ dưới góc độ nghiên cứu lý luận một cách hệ thống nhất. Tiểu luận đã thực hiện được phần cơ bản nhất mà tôi đặt ra. Mặc dù rất cố gắng, tôi cũng chỉ thực hiện được một phần mong muốn của mình, đó là: Làm nổi bật giá trị về mặt Nét trong tạo hình tranh khắc gỗ Việt Nam. Qua tiểu luận tôi muốn giới thiệu và giải quyết các vấn đề Nét trong khắc gỗ, cách nhìn nhận và diễn đạt Nét trong tranh khắc gỗ của các nghệ nhân tramh dân gian cũng như các họa sỹ Việt Nam hiện đại và các họa sỹ phương Đông, phương Tây tiêu biểu. Việc này giúp tôi hiểu một cách rõ ràng hơn về Nét trong tranh và hy vọng sẽ đóng góp cho công việc nghiên cứu, sáng tác Mỹ thuật cũng như việc giảng dậy Mỹ thuật sau này của tôi. Qua đó tôi có kiến nghị đó là: Đối với Mỹ thuật phổ thông cần bổ xung thêm về nghệ thuật khắc gỗ để những người không theo học Mỹ thuật cũng có đầy đủ kiến thức và vốn hiểu biết về nghệ thuật khắc gỗ truyền thống và hiện đại. Về chuyên ngành: Sinh viên Mỹ thuật cần có những cuốn chuyên luận và hội thảo để tiếp cận có hệ thống, hiểu hơn về nghệ thuật khắc gỗ. Sau bài viết này tôi nhận ra những nét đẹp trong tranh dân gian Việt Nam, nhất là tranh thờ Miền núi hiện nay đang bị mai một và rất it người biết đến. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Thái Lai – Làng tranh Đông Hồ. NXB Mỹ thuật (2002) Giáo trình Đồ họa - Đồ họa Mỹ thuật Việt Nam Những nền tảng Mỹ thuật – NXB Mỹ thuật (2001) Chu Quang Trứ, Phạm Thị Chỉnh, Nguyễn Thái Lai. Lược sử mỹ thuật học. NXB Giáo dục (1998) “Con mắt nhìn cái đẹp” Nguyễn Quân – NXB Mỹ thuật 2004 “Tranh đạo giáo ở Bắc Việt Nam”: Phạm Ngọc Khê- NXB Mỹ thuật 2001 Các cuốn “Danh họa thế giới”- NXB Kim đồng Mục lục Lời cám ơn 1 A. Mở đầu 2 B. Nội dung 6 Chương 1: Hiệu quả của nét trong tranh khắc gỗ 6 1. 1. 1 Nguồn gốc tranh khắc gỗ 6 1. 1. 2 Tranh Đông Hồ 6 1. 1. 3 Tranh Hàng Trống 9 1. 1. 4 Tranh thờ Miền núi 12 1. 2. Tranh khắc gỗ Việt Nam hiện đại 15 1. 2. 1 Khái quát về tranh khắc gỗ Việt Nam 15 1. 2. 2 Sự khác nhau giữa tranh khắc gỗ Việt Nam và tranh khắc gỗ trong khu vực và trên thế giới 17 1. 2. 3 Hiệu qủa của nét trong tranh 22 1. 2. 4 Khái niệm về nét 22 1. 3 Vai trò của nét 23 Chương 2: Nét trong tranh khắc gỗ 25 Đường nét 25 Đường nét và không gian 28 Hình dạng và nét 32 Màu sắc và nét 34 C. Kết luận 39 Tài liệu tham khảo 41

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNét trong tranh khắc gỗ Việt Nam.doc
Luận văn liên quan