Nêu quan điểm cá nhân về nguyên nhân dẫn đến những khiếm khuyết của văn bản pháp luật
Đặt vấn đề
Nhìn từ thưc tế, chúng ta có thể nhận thấy, văn bản pháp luật là phương tiện quan trọng và chủ yếu trong hoạt động quản lý của Nhà nước. Việc soạn thảo và ban hành các văn bản pháp luật để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội đang là nhu cầu rất lớn nên việc soạn thảo và ban hành các văn bản pháp luật luôn được chú trọng và kiểm tra. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà trong số các văn bản pháp luật hiện hành luôn tồn tại những văn bản pháp luật khiếm khuyết, không đảm bảo về chất lượng mà Nhà nước yêu cầu. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, em đã lựa chọn tìm hiểu đề tài:“Nêu quan điểm cá nhân về nguyên nhân dẫn đến những khiếm khuyết của văn bản pháp luật” làm đề tài cho bài tập cá nhân.
II.Giải quyết vấn đề
1. Khái quát về văn bản pháp luật khiếm khuyết
2. Quan điểm của cá nhân về nguyên nhân dẫn đến những khiếm khuyết của văn bản pháp luật.
III.Kết thúc vấn đề.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
4 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2939 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nêu quan điểm cá nhân về nguyên nhân dẫn đến những khiếm khuyết của văn bản pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.Đặt vấn đề
Nhìn từ thưc tế, chúng ta có thể nhận thấy, văn bản pháp luật là phương tiện quan trọng và chủ yếu trong hoạt động quản lý của Nhà nước. Việc soạn thảo và ban hành các văn bản pháp luật để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội đang là nhu cầu rất lớn nên việc soạn thảo và ban hành các văn bản pháp luật luôn được chú trọng và kiểm tra. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà trong số các văn bản pháp luật hiện hành luôn tồn tại những văn bản pháp luật khiếm khuyết, không đảm bảo về chất lượng mà Nhà nước yêu cầu. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, em đã lựa chọn tìm hiểu đề tài:“Nêu quan điểm cá nhân về nguyên nhân dẫn đến những khiếm khuyết của văn bản pháp luật” làm đề tài cho bài tập cá nhân.
II.Giải quyết vấn đề
Khái quát về văn bản pháp luật khiếm khuyết.
Văn bản pháp luật khiếm khuyết được hiểu là văn bản “còn thiếu sót chưa hoàn chỉnh” không đảm bảo về chất lượng mà nhà nước yêu cầu.
Văn bản pháp luật khiếm khuyết là văn bản có những biểu hiện sau đây :
Thứ nhất, văn bản pháp luật không dáp ứng yêu cầu về chính trị: Trước hết, đó là các văn bản pháp luật có nội dung không phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, văn bản pháp luật có nội dung không phù hợp với ý chí và lợi ích chính đáng của nhân dân và buộc cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành xử lí.
Thứ hai, văn bản pháp luật không đáp ứng yêu cầu về pháp lý: Đó là văn bản pháp luật vi phạm về thẩm quyền ban hành bao gồm vi phạm thẩm quyền về hình thức và vi phạm thẩm quyền vi phạm về nội dung; văn bản pháp luật có nội dung trái với quy định của pháp luật hay văn bản có nội dung không phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia và văn bản pháp luật có sự vi phạm các quy định về thể thức và thủ tục ban hành.
Thứ ba, văn bản pháp luật không đáp ứng yêu cầu về khoa học : đó là văn bản pháp luật có nội dung không phù hợp với thực trạng và quy luật vận động của đời sống xã hội hay không phù hợp với đạo đức, thuần phông mỹ tục của xã hội ...
Quan điểm của cá nhân về nguyên nhân dẫn đến những khiếm khuyết của văn bản pháp luật.
Từ phần khái quát trên ta đã hiểu được thế nào là văn bản khiếm khuyết. Và từ thực tế ta nhận thấy kĩ thuật pháp lí là yếu tố có vai trò khá quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của từng văn bản, chính vì điều này nên chúng ta cần tìm hiểu gốc rễ của vấn đề. Đó là nguyên nhân dẫn đến những khiếm khuyết của văn bản pháp luật là gì? Qua việc nghiên cứu tài liệu em thấy những khiếm khuyết của văn bản pháp luật là do những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, do không nắm bắt đúng thực tế khách quan nên việc nhận định không đúng về thực tế khách quan, đặc biệt là sự chủ quan, duy ý chí không những gây khó khăn cho việc thực hiện mà còn không đạt được hiệu quả của quản lý. Các văn bản pháp luật khiếm khuyết xuất phát từ nguyên nhân này chủ yếu là văn bản quy phạm pháp luật. VD: Hiến pháp trước đây có quy định: “Thực hiện chế độ học không phải trả tiền”, đây là một chuẩn mực quá cao so với điều kiện kinh tế-xã hội tại thời điểm mà nó được ban hành, vì vậy gây khố khăn cho việc đảm bảo thực hiên.
Thứ hai, đối tượng điều chỉnh của các văn bản pháp luật là các quan hệ xã hội phong phú, đa dạng, luôn tồn tại khách quan. Vì thế việc nắm bắt thực trạng và phán đoán quy luật vận động của các quan hệ xã hội là rất khó khăn, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, dẫn đến nội dung văn bản pháp luật không phù hợp với tình hình thực tế, trở nên lạc hậu. Trong thực tế , có tình trạng văn bản ban hành chưa được bao lâu đã có những văn bản hướng dẫn và sủa đổi vì nó không phù hợp vời thực tế.
Thứ ba, do người soạn thảo còn bị hạn chế về trình độ chuyên môn, về việc sủ dụng ngôn ngữ cũng như kĩ năng pháp lí , thậm chí còn không tuân thủ nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật về thủ tục ban hành văn bản cũng như quản lí văn bản pháp luật... Đây chính là nguyên nhân chủ quan dẫn đến việc ban hành văn bản pháp luật vi phạm về thủ tục và không bảo đản tính hợp lý của văn bản.
Thứ tư, hoạt động phối hợp ban hành văn bản pháp luật giữa các cơ quan chưa được thực hiện tốt: Đối với những văn bản pháp luật, đặc biệt là các văn bản quy phạm pháp luật, do nhiều cơ quan phối hợp soạn thảo và thẩm tra nhưng các bộ ngành liên quan lại không tập trung giải quyết thấu đáo, không làm rõ trách nhiệm phối hợp, tất yếu dẫn đến các quy định khập khiễng, thiên về lợi ích cục bộ nên tính khả thi thấp. Từ tình trạng này, việc triển khai sẽ có nhiều vướng mắc, đùn đẩy, không rõ trách nhiệm chính.
Một ví dụ mới đây là trong phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật trọng tài thương mại có nhiều vấn đề liên quan đến thẩm quyền hoạt động của toà án nhưng lại không có đại diện của toà án tham dự, như vậy thì sẽ khó có thể đảm bảo được tính hợp lý của các quy định pháp luật về vấn đề này.
Thứ năm, trong quá trình soạn thảo văn bản pháp luật, đôi khi các cơ quan còn lồng ghép lợi ích cục bộ của từng cấp, từng ngành vào nội dung văn bản. Điều này sẽ khiến văn bản pháp luật thường có nội dung không phù hợp với quyền lợi của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp, hoặc không phù hợp với
thực trạng kinh tế xã hội .
Ngoài ra, các quy định của pháp luật hiện hành về công tác ban hành văn bản pháp luật nhất là văn bản áp dụng pháp luật còn chưa đầy đủ và nhà nước chưa ban hành văn bản pháp luật có hiệu lực cao để quy định đầy đủ về hình thức và nội dung của văn bản pháp luật cho nên trên thực tế hình thức của văn bản pháp luật không thống nhất.
Như vậy có thể thấy việc xác định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước hữu quan chưa được quan tâm đúng mức nên văn bản khiếm khuyết tiếp tục ra đời.
III.Kết thúc vấn đề.
Xuất phát từ những nguyên nhân trên đây, nên trong thực tế việc ban hành văn bản pháp luật khiếm khuyết đã sảy ra khá phổ biến ở nhiều cấp, nhiều ngành buộc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải sử dụng biện pháp thích hợp để hoàn thiện chúng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TS Nguyễn Thế Quyền (chủ biên). Giáo trình xây dựng văn bản pháp luật, trường Đại học luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân năm 2008
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/ 2008/ QH12 ngày 03 tháng 06 năm 2008
Đoàn Thị Tố Uyên. Hoàn thiện quy định về xử lí văn bản quy phạm pháp luật sai trái. Tạp chí nhà nước và pháp luật số 6/2008
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nêu quan điểm cá nhân về nguyên nhân dẫn đến những khiếm khuyết của văn bản pháp luật.doc