Nêu quan điểm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa dân tộc – giai cấp

Vấn đề dân tộc, ở thời đại nào cũng được nhận thức và giải quyết trên lập trường, quan điểm của một giai cấp nhất định. Chỉ đứng trên lập trường của giai cấp vô sản và cách mạng vô sản mới giải quyết được đúng đắn vấn đề dân tộc. Do đó, việc giải quyết mối quan hệ dân tộc – giai cấp luôn là một vấn đề quan trọng đối với các dân tộc, trong đó có dân tộc Việt Nam. Vậy tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp ở Việt Nam như thế nào? Người đã kế thừa và sáng tạo quan điểm của Mác – Lênin về vấn đề này ra sao? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong phạm vi bài viết dưới đây.

doc8 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 12822 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nêu quan điểm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa dân tộc – giai cấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Vấn đề dân tộc, ở thời đại nào cũng được nhận thức và giải quyết trên lập trường, quan điểm của một giai cấp nhất định. Chỉ đứng trên lập trường của giai cấp vô sản và cách mạng vô sản mới giải quyết được đúng đắn vấn đề dân tộc. Do đó, việc giải quyết mối quan hệ dân tộc – giai cấp luôn là một vấn đề quan trọng đối với các dân tộc, trong đó có dân tộc Việt Nam. Vậy tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp ở Việt Nam như thế nào? Người đã kế thừa và sáng tạo quan điểm của Mác – Lênin về vấn đề này ra sao? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong phạm vi bài viết dưới đây. NỘI DUNG CÁC KHÁI NIỆM. Khái niệm dân tộc. Dân tộc là cộng đồng người ổn định làm thành nhân dân một nước, có ý thức về sự thống nhất của mình, gắn bó với nhau bởi quyền lợi chính trị, kinh tế, truyền thống văn hoá và truyền thống đấu tranh chung (1). Khái niệm giai cấp. Giai cấp là những tập đoàn người trong xã hội, có địa vị khác nhau, có quan hệ sản xuất khác nhau, có quan hệ tư liệu sản xuất khác nhau, có phương thức hưởng thụ khác nhau về tài sản xã hội (2). Vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp luôn có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Hồ Chí Minh đã nhìn nhận được mối quan hệ đó một cách đúng đắn dựa trên quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin và đã tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc. TƯ TƯỞNG CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC. Quan điểm của Mác – Lênin về mối quan hệ dân tộc – giai cấp. −−−−−−−−−−−−−−−−−−− (1), (2): Hoàng Phê, Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, Đà Nẵng, trang 101, 245. Nội dung quan điểm. Theo Mác – Ăngghen, cần phải triệt để xóa bỏ tình trạng áp bức, bóc lột giai cấp thì mới có điều kiện xóa bỏ ách áp bức, bóc lột dân tộc, mới đem lại độc lập thật sự cho các dân tộc. Đồng thời, chỉ có giai cấp vô sản mới thống nhất được lợi ích của giai cấp mình với lợi ích của nhân dân lao động và dân tộc, mới thực hiện được sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng nhân loại. Trong điều kiện của chủ nghĩa đế quốc, Lênin chỉ rõ sự cần thiết phải thực hiện liên minh giữa giai cấp vô sản ở chính quốc với các dân tộc bị áp bức ở thuộc địa. Theo ông, cách mạng giải phóng dân tộc đã trở thành bộ phận quan trọng của cách mạng vô sản; cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ở chính quốc sẽ không giành được thắng lợi nếu không biết liên minh với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức ở thuộc địa. Từ đó, Lênin đã bổ sung vào khẩu hiệu chiến lược của Mác: “Vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”. Điều đó cho thấy “Lênin đã đặt tiền đề cho một thời đại mới, thật sự cách mạng trong các nước thuộc địa”(1). Nhận xét, đánh giá. Trong việc giải quyết mối quan hệ dân tộc và giai cấp, cả Mác và Ăngghen đều chú trọng đến vấn đề giai cấp hơn là vấn đề dân tộc, vì về cơ bản, vấn đề dân tộc ở Tây Âu đã được giải quyết trong các cuộc cách mạng tư sản nổ ra trước đó; nhất là Mác và Ăngghen lại chưa có điều kiện bàn nhiều về vấn đề dân tộc thuộc địa. Vì vậy, các ông chỉ tập trung vào vấn đề giai cấp. Đồng thời, khi đó, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa tư bản đã được mở rộng, nhưng các cuộc đấu tranh giành độc lập chưa có ảnh hưởng đến sự tồn tại và suy vong của chủ nghĩa tư bản. Trung tâm của cách mạng thế giới vẫn ở châu Âu, vận mệnh loài người vẫn được coi là phụ thuộc vào thắng lợi của cách mạng vô sản ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển. Do đó, tương lai của cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa cũng được nhìn nhận trong sự phụ thuộc vào thắng lợi của cách mạng vô sản ở chính quốc. −−−−−−−−−−−−−−−−−−− (1): Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tập 2, trang 36. Tóm lại, Mác, Ăngghen và Lênin đã nêu ra những quan điểm cơ bản về mối quan hệ biện chứng giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Tuy nhiên, xuất phát từ yêu cầu và mục tiêu của cách mạng vô sản ở châu Âu, các ông vẫn tập trung nhiều hơn vào vấn đề giai cấp. Điều đó hoàn toàn đúng với đòi hỏi của thực tiễn cách mạng vô sản Tây Âu đang đặt ra lúc bấy giờ. Quan điểm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ dân tộc – giai cấp. Hồ Chí Minh đã có sự kế thừa và vận dụng sáng tạo những quan điểm cơ bản của Mác – Lênin về mối quan hệ giữa dân tộc – giai cấp trong cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản. Trên cơ sở ấy, Người đã vừa phát triển nhận thức, vừa xử lý mối quan hệ đó theo quan điểm mới phù hợp với những nhiệm vụ cụ thể của cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa nói chung và Việt Nam nói riêng. Điều đó thể hiện ở những khía cạnh sau: Nội dung quan điểm. Trong mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, Hồ Chí Minh chú trọng hơn tới vấn đề dân tộc. Vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh chủ yếu là vấn đề dân tộc thuộc địa, dân tộc bản xứ. Vấn đề dân tộc thuộc địa thực chất là vấn đề đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa nhằm thủ tiêu sự thống trị của nước ngoài, giành độc lập dân tộc, xóa bỏ ách áp bức, bóc lột thực dân, thực hiện quyền dân tộc tự quyết, thành lập nhà nước dân tộc độc lập. Vấn đề đó được biểu hiện qua bốn nội dung chính: Một là, các dân tộc thuộc địa trước hết phải đấu tranh giành độc lập cho dân tộc mình, sau đó mới có địa bàn để tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hai là, không được ỷ lại, chờ thắng lợi của cách mạng vô sản ở chính quốc. Ba là, phải dựa vào sức mình là chính, biết tranh thủ sự đoàn kết, ủng hộ của giai cấp vô sản và nhân dân lao động tiến bộ toàn thế giới. Bốn là, có sự đóng góp thiết thực vào sự nghiệp cách mạng vô sản thế giới. Những nội dung này đã được áp dụng hiệu quả vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng xác định “đường lối chiến lược cách mạng của ta là tiến hành cuộc tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. Nhiệm vụ cách mạng là đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến và phản cách mạng làm cho nước Việt Nam được độc lập tự do; lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông,…tiến hành cách mạng ruộng đất” (1). Ta không phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc, “đem sức ta tự giải phóng cho ta" (2), biết tranh thủ đoàn kết vô sản và nhân dân lao động tiến bộ toàn thế giới để tiến hành cách mạng. Điều này thể hiện rõ trong nội dung của Chỉ thị toàn dân kháng chiến năm 1946: “…tính chất, phương châm kháng chiến chống thực dân Pháp là toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế” (3). Nhờ đó, ta đã có sự đóng góp thiết thực vào sự nghiệp cách mạng vô sản thế giới qua những sự kiện lớn như: Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp đã góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa; thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ “đã đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và tính thời đại sâu sắc” (4). Những nhân tố cơ bản để có thể tiến hành thắng lợi cách mạng giải phóng dân tộc Với những quan điểm mới đó, Hồ Chí Minh đã chỉ ra những nhân tố cơ bản để có thể tiến hành thắng lợi cách mạng giải phóng dân tộc như sau: Thứ nhất, động lực lớn của đất nước là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc. Theo đó, dân tộc và giai cấp, quyền lợi dân tộc và quyền lợi giai cấp luôn thống nhất và phù hợp với lịch sử của xã hội Việt Nam. Bởi vì, trong lịch sử “Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước”(5). Còn ở thời đại Hồ Chí Minh, chủ nghĩa dân −−−−−−−−−−−−−−−−−−− (1), (2): Bộ Giáo dục Đào tạo, Sách giáo khoa Lịch sử 12 nâng cao, Nxb. Giáo dục, t. 153, 256. (3): Gs Trương Hữu Quỳnh, Đại cương lịch sử Việt Nam toàn tập, Nxb. Giáo dục, 2006, t. 694. (4): Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb. Sự thật, 1997, trang 5 – 6. (5): Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tập 2, trang 466. tộc đã chuyển thành “chủ nghĩa dân tộc bản xứ” hay chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hiện đại. Ở Việt Nam “cuộc đấu tranh giai cấp không diễn ra giống như ở phương Tây”. Vì thế, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hiện đại vừa kế thừa tinh thần dân tộc được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, vừa khác về bản chất so với chủ nghĩa dân tộc sôvanh và chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi. Nó có nhiệm vụ giải quyết đồng thời hai mâu thuẫn cơ bản của cách mạng Việt Nam là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và mâu thuẫn giữa công, nông với tư sản, phong kiến trong nội bộ dân tộc. Từ đó, Người đề nghị: “Phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế Cộng sản… Khi chủ nghĩa dân tộc của họ thắng lợi,… nhất định chủ nghĩa dân tộc ấy sẽ biến thành chủ nghĩa quốc tế” (1). Thứ hai, đường lối cứu nước là đặt cách mạng giải phóng dân tộc trong quỹ đạo của cách mạng vô sản, nghĩa là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Trên cơ sở ấy, Hồ Chí Minh chỉ rõ: hai giai đoạn của cách mạng Việt Nam là làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản và mục tiêu giải phóng dân tộc, giai cấp, con người của cuộc cách mạng ấy. Khi cách mạng thành công, phải thiết lập chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất và xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân, đảm bảo hài hòa giữa độc lập dân tộc với tự do, hạnh phúc con người. Do vậy, giành được độc lập dân tộc rồi, phải đi lên chủ nghĩa xã hội. Người viết: “Nếu nước độc lập mà dân không được hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”(2). Như vậy, sự phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa là một bảo đảm vững chắc cho nền độc lập dân tộc. Thứ ba, mục đích của đấu tranh không chỉ cho độc lập dân tộc mình mà còn cho độc lập của tất cả các dân tộc bị áp bức bóc lột trên thế giới. Với mục đích đó, ở Người, chủ nghĩa yêu nước chân chính luôn thống nhất với sức mạnh thời đại. Theo Hồ Chí Minh, mỗi Đảng Cộng sản trước hết phải chịu trách nhiệm trước dân tộc −−−−−−−−−−−−−−−−−−− (1): Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tập 2, trang 467. (2): Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tập 1, trang 56. mình. Nêu cao tinh thần dân tộc tự quyết, nhưng Người không quên nghĩa vụ quốc tế. Người nhiệt liệt ủng hộ cuộc kháng chiến chống Nhật của nhân dân Trung Quốc, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Lào và Campuchia, đề ra khẩu hiệu “giúp bạn là tự giúp mình”, đóng góp vào thắng lợi chung của cách mạng thế giới. Nhận xét, đánh giá. Theo Hồ Chí Minh, vấn đề dân tộc đã trở thành vấn đề cần giải quyết trước tiên của cách mạng Việt Nam. Nước Việt Nam lúc bấy giờ tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản, đó là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, tay sai phản động (mâu thuẫn dân tộc) và mâu thuẫn giữa nông dân – công nhân với địa chủ, tư sản mại bản (mâu thuẫn giai cấp); trong đó mâu thuẫn chủ yếu và sâu sắc nhất là mâu thuẫn dân tộc. Do đó, vấn đề đặt ra trước mắt không phải là làm ngay cách mạng vô sản, mà phải đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, có độc lập mới có địa bàn để làm cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, do yêu cầu bức thiết của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, Việt Nam cũng như các nước thuộc địa cần phát huy tính chủ động, sáng tạo của mình trong việc đấu tranh giành độc lập dân tộc, dựa vào sức mình là chính và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế. Đây chính là những điểm sáng tạo của Người từ quan điểm của Mác – Lênin về mối quan hệ dân tộc – giai cấp. KẾT LUẬN Các cuộc vận động cứu nước chống Pháp cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đều được dẫn dắt bởi ý thức hệ phong kiến hoặc tư sản nên đã không giải quyết được những nhiệm vụ lịch sử của dân tộc ở giai đoạn mới. Xuất phát từ vị trí của người dân thuộc địa mất nước, từ truyền thống dân tộc Việt Nam và thực tế cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin trên lập trường của giai cấp vô sản, Hồ Chí Minh đã xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc với giai cấp, đặt vấn đề dân tộc lên hàng đầu, độc lập dân tộc gắn liền với xã hội chủ nghĩa. Đúng như Ăngghen đã nhận định: Những tư tưởng dân tộc chân chính trong phong trào công nhân bao giờ cũng là những tư tưởng quốc tế chân chính. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO *** TS. Nguyễn Mạnh Tường, Tư tưởng Hồ Chí Minh – một số nhận thức cơ bản, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009. Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia cán bộ môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 – Nâng cao, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2008. Gs Trương Hữu Quỳnh, Đại cương lịch sử Việt Nam toàn tập, Nxb. Giáo dục, 2006. TS Nguyễn Duy Hùng, Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002. Hoàng Thư, Tinh thần dân tộc ở Chủ tịch Hồ Chí Minh, Báo pháp luật, số 17/05/2010. Mai Hoa, Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh, báo Công an Nhân dân, số 19/05/2010. Các trang web: Báo Pháp luật TP HCM Online: Bách khoa toàn thư mở: Tạp chí Xây dựng Đảng:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNêu quan điểm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa dân tộc – giai cấp.doc
Luận văn liên quan