Nêu rõ tính tất yếu khách quan, thực chất và đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

MỞ ĐẦU 1/Tính tất yếu Quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu lịch sử. Đó là thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội này sang xã hội kia, là thời kì “cải biến cách mạng” từ xã hội tư bản sang xã hội xã hội chủ nghĩa, là thời kì “đau đẻ” kéo dài đầy đau đớn. Thời kỳ đó bắt đầu từ sau khi giai cấp công nhân giành được chính quyền nhà nước, thiết lập được nền chuyên chính củ giai cấp mình và kết thúc khi xây dựng xong cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Thời kỳ quá độ là tất yếu, bắt buộc đối với mọi nước đi lên chủ nghĩa xã hội là vì: - Xét về quá trình lịch sử, lịch sử loài người là lịch sử thay thế các hình thái kinh tế – xã hội từ thấp đến cao: cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa. Cộng sản chủ nghĩa là một hình thái kinh tế – xã hội tiếp theo với hệ tư tưởng lý luận được Mác- Ăngghen xây dựng và phát triển dựa trên những căn cứ khoa học và căn cứ thực tiễn. Và do đặc điểm của từng hình thái kinh tế xã hội khác nhau, cộng sản chủ nghĩa có bản chất riêng và không thể đi lên ngay trong lòng một hình thái kinh tế xã hội khác. Để đi lên được cộng sản chủ nghĩa, mọi dân tộc và quốc gia đều phải trải qua thời kỳ quá độ biến chuyển bản chất hình thái kinh tế xã hội cũ lên hình thái kinh tế xã hội chủ nghĩa. - Xét trong bối cảnh lịch sử hiện nay, chủ nghĩa xã hội là một chủ nghĩa còn để ngỏ, chưa một dân tộc, một quốc gia nào đã trải qua và xây dựng xong chế độ xã hội chủ nghĩa. Do đó, cần phải có thời gian để phát triển, biến đổi, đi lên chủ nghĩa xã hội. - Xét về bản chất, chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu (giai đoạn thấp) của chủ nghĩa cộng sản. Vì vậy, nó còn mang nhiều dấu vết, tàn tích của chế độ xã hội cũ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Thời kỳ quá độ xuất hiện như một tất yếu nhằm khắc phục được những khó khăn, tiêu cực trên lĩnh vực đạo đức, văn hóa, tinh thần, lối sống. - Sự ra đời và xuất hiện của chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội là một xu thế tất yếu của thời đại. Thời đại ấy gắn liền với những người công nhân, đại diện tiêu biểu cho giai cấp vô sản trong thời kỳ thoái trào của chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa xã hội chỉ được bắt đầu khi giai cấp công nhân giành được chính quyền, thiết lập được nền chuyên chính vô sản của giai cấp mình và sử dụng nó làm công cụ để tiến hành cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới – XHCN. - Mặc dù tuy đã giành chính quyền nhà nước thì giai cấp công nhân cũng không thể có ngay chủ nghĩa xã hội được, mà phải trải qua một quá trình đấu tranh, xây dựng khó khăn, lâu dài. Tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ qui định bởi chỗ: với điểm xuất phát về kinh tế - xã hội của xã hội tiền tư bản và tư bản, sau khi giai cấp công nhân và nhân dân lao động trở thành chủ thể cầm quyền, trong xã hội đó còn chưa có đủ những tiền đề vật chất, văn hóa và tinh thần cần thiết để thực hiện những chuẩn mực của xã hội xã hội chủ nghĩa. Muốn đạt được những đặc trưng đó, phải trải qua quá trình tổ chức, xây dựng để từng bước cải tạo các quan hệ kinh tế – xã hội tư bản và tiền tư bản, phát triển lực lượng sản xuất và thay đổi tương ứng trên lĩnh vực quan hệ sản xuất, phát triển một cơ cấu xã hội tiến bộ, đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh phù hợp với nhu cầu giải phóng con người. - Kể từ khi ra đời hệ tư tưởng, rồi phát triển thành học thuyết, lý luận vàđược nhiều quốc gia đem ra vận dụng cho cho đất nước mình, thực tiễn của việc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực đã chứng minh rằng cần thiết phải có một thời kỳ lịch sử tương đối dài thì mới có thể hòan thành được một cách triệt để những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. - Những khó khăn của quá trình biến đổi giữa hai hình thái kinh tế – xã hội cũng là một đặc điểm qui định sự cần thiết, tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Theo V.I Lênin “Cần phải có một thời kỳ quá độ khá lâu dài từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội vì cải tổ sản xuất là việc khó khăn, vì cần phải có thời gian mới thực hiện được những thay đổi căn bản trong mọi lĩnh vực của đời sống, và phải trải qua một cuộc đấu tranh quyết liệt, lâu dài mới có thể thắng được sức mạnh to lớn của thói quen quản lý theo kiểu tiểu tư sản và tư sản. Bởi vậy, Mác có nói đến cả một thời kỳ chuyên chính vô sản, thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội” Đề tài: Nêu rõ tính tất yếu khách quan, thực chất và đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

pdf8 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 12339 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nêu rõ tính tất yếu khách quan, thực chất và đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCNXH038 - Nêu rõ tính tất yếu khách quan, thực chất và đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.pdf
Luận văn liên quan