Mục đích của xếp hạng là cô đọng sự đa dạng thông tin về một quốc gia vào một
thông số đơn nhất mà có thể hiểu được một cách dễ dàng, do đó được sử dụng một cách tiện
lợi trong quá trình ra quy ết định liên quan đến việc so sánh giữa các quốc gia khác nhau.
Tuy nhiên, việc tập hợp các chỉ tiêu đa dạng và không đồng nhất (tính ổn định về chính trị,
lạm phát ) đã làm cho việc giải thích hạng mức rủi ro quốc gia trở nên phức tạp, dẫn đến
một số vần đề tồn tại như sau
- Các nhân tố không xác định: thông thường việc xếp hạng đạt được bằng cách tổng
hợp các biến số kinh tế, tài chính và chính trị. Một cách rõ hơn, mục tiêu chính của bất kỳ hệ
thống xếp hạng rủi ro quốc gia là thể hiện tính tin cậy của các quốc gia, nghĩa là năng lực để
thanh toán các khoản vay. Tuy nhiên, thật không rõ ràng để biết được nhân tố nào trong
nhiều nhân tố khả thi ảnh hưởng thực sự đến năng lực hoàn trả của một quốc gia.
- Sự chậm trễ: một tồn tại của hệ thống xếp hạng là thời gian để phản ứng đối với các
sự kiện mới.
22 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3441 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ngân hàng quốc tế - Rủi ro quốc gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
-----
NGÂN HÀNG QUỐC TẾ
RỦI RO QUỐC GIA
GV hướng dẫn : PGS.TS Trương Thị Hồng
Lớp : Ngân hàng Đêm 1
Khóa : 22
TP HỒ CHÍ MINH, 2014
2
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ RỦI RO QUỐC GIA .................................................................................... 1
1.1 Khái quát về rủi ro quốc gia ........................................................................................................ 1
1.2 Phân loại về rủi ro quốc gia: ........................................................................................................ 2
1.3 Các nhân tố tác động đến rủi ro quốc gia .................................................................................... 7
1.3.1 Các nhân tố kinh tế vĩ mô ..................................................................................................... 7
1.3.2 Môi trường xã hội, chính trị và pháp luật............................................................................ 8
1.4 Những nguyên nhân chính gây ra rủi ro quốc gia ....................................................................... 9
1.5 Vai trò của việc phân tích rủi ro quốc gia ................................................................................... 9
1.6 Tác động của việc đánh giá rủi ro quốc gia ............................................................................... 10
CHƯƠNG 2: CÁC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ RỦI RO QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI ............................ 11
2.1. Các tổ chức đánh giá rủi ro quốc gia trên thế giới .................................................................... 11
2.2. Những hạn chế............................................................................................................................ 16
CHƯƠNG 3: XẾP HẠNG QUỐC GIA VIỆT NAM CỦA CÁC TỔ CHỨC XẾP HẠNG QUỐC TẾ ... 18
1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ RỦI RO QUỐC GIA
1.1 Khái quát về rủi ro quốc gia
Đối với bất kỳ hoạt động đầu tư nào, vấn đề rủi ro luôn được đề cập đến khi đánh giá tính
hiệu quả của hoạt động đầu tư đó. Ngày nay, trong quá trình toàn cầu hóa, sự chu chuyển
vốn giữa các quốc gia càng diễn ra mạnh mẽ hơn. Vấn đề xem xét đánh giá mức độ rủi ro
của từng quốc gia được đặt ra cũng trở nên phổ biến như việc đánh giá rủi ro của bất kỳ hoạt
động đầu tư nào đó.
Rủi ro quốc gia đề cập đến rủi ro mà một quốc gia sẽ không thể thực hiện, giữ đúng được
lời hứa đối với các cam kết tài chính của mình. Khi mà một quốc gia không hoàn thành được
nhiệm vụ đề ra thì nó sẽ gây hại đến hoạt động của tất cả các công cụ tài chính khác trong
quốc gia đó cũng như đến những quốc gia mà nó có quan hệ. Rủi ro quốc gia áp dụng cho cổ
phiếu, trái phiếu, quỹ tương hỗ, quyền chọn và hợp đồng tương lai mà được phát hành trong
một quốc gia cụ thể. Loại rủi ro này hầu hết thường được thấy tại các thị trường mới nổi hay
các quốc gia bị thâm hụt cán cân thương mại nghiêm trọng. Rủi ro quốc gia còn ám chỉ đến
khả năng có thể xảy ra khi mà một chính phủ hay người đi vay từ một quốc gia cụ thể có thể
không có khả năng hay không sẵn sàng để thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ nợ của họ đối với
một hay nhiều người cho vay nước ngoài hay nhà đầu tư nước ngoài.
Rủi ro quốc gia là rủi ro mà các điều kiện và các sự kiện kinh tế, xã hội, chính trị ở một
quốc gia sẽ ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích của một quá trình đầu tư. Rủi ro quốc gia cũng bao
gồm các khả năng quốc hữu hóa hay sung công tài sản, sự từ chối trả nợ nước ngoài của
chính phủ, việc kiểm soát ngoại hối, sự đánh giá thấp tiền tệ hay mất giá, phá giá tiền tệ.
Thuật ngữ rủi ro quốc gia thường được sử dụng gắn với đầu tư xuyên biên giới và được
phân tích từ viễn cảnh của nhà đầu tư nước ngoài. Rủi ro quốc gia là rủi ro đơn nhất mà nhà
đầu tư nước ngoài phải đối mặt khi đầu tư vào một quốc gia khi so sánh đầu tư vào quốc gia
khác. Rủi ro quốc gia là một phần đơn lẻ của rủi ro đầu tư, được gây ra trong một quốc gia.
Việc hiểu về thuật ngữ rủi ro quốc gia đến mức độ nào là phụ thuộc vào dạng đầu tư. Có 3
dạng đầu tư nước ngoài phổ biến: cho vay, đầu tư vốn cổ phần, và đầu tư trực tiếp FDI. Cho
vay bao gồm cho vay trực tiếp, hoặc mua trái phiếu của chính phủ hay trái phiếu các công ty
tư nhân ở quốc gia đó. Vốn cổ phần bao gồm đầu tư vào những công ty được niêm yết trên
thị trường chứng khoán hay không được niêm yết trên thị trường chứng khoán ở quốc gia đó.
2
Đầu tư trực tiếp bao gồm việc đầu tư vào xí nghiệp và tài nguyên như hầm mỏ hay giếng dầu
và các tài sản thực khác. Liên quan đến việc cho vay, người đi vay có thể phân loại thành hai
nhóm: chính phủ vay và vay có bảo đảm của chính phủ, và vay từ các công ty tư nhân không
có bảo đảm. Khi thuật ngữ rủi ro quốc gia được sử dụng trong cho vay xuyên biên giới và
người đi vay là chính phủ thì rủi ro tín dụng được biết đến như là rủi ro thể chế (sovereign
risk) hay rủi ro tín dụng quốc qia. Rủi ro tín dụng là rủi ro mà người đi vay sẽ không hoàn
thành đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng vay mượn dẫn đến những mất mát cho người
cung cấp tín dụng hay người cho vay. Rủi ro quốc gia đối với nhà đầu tư bao gồm cả khả
năng “tăng giá” tiềm tàng và rủi ro “giảm giá” và có thể đo lường bằng phương sai của thu
nhập. Trong hầu hết các trường hợp khả năng các sự kiện tiêu cực sẽ làm tăng giá trị đầu tư
là rất thấp. Do đó rủi ro quốc gia có thể xem như là những tác động mang tính quốc gia đến
thu nhập từ đầu tư.
1.2 Phân loại về rủi ro quốc gia:
Có nhiều quan niệm trong việc phân loại rủi ro quốc gia, trong đó có những quan
niệm cơ bản như sau.
Đứng trên góc độ đầu tư : Một phân loại khả dĩ đối với rủi ro quốc gia là rủi ro
kinh tế, rủi ro thương mại và rủi ro chính trị.
- Rủi ro kinh tế là rủi ro liên quan tới việc phát triển kinh tế vĩ mô của một quốc gia,
như sự phát triển lãi suất và tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng tới khả năng lợi nhuận
của đầu tư.
- Rủi ro thương mại là rủi ro liên quan đến một đầu tư xác định, chẳng hạn như rủi ro
liên quan đến việc hoàn thành đầy đủ các hợp đồng với các công ty tư nhân hay đối
tác địa phương.
- Rủi ro chính trị: Đối với nhiều quốc gia là loại quan trọng nhất. Một quốc gia là
một thực thể chính trị với những luật lệ và quy định áp dụng đối với đầu tư. Thêm
vào đó những điều luật bảo vệ quyền đối với tài sản cá nhân, sự sẵn sàng và khả
năng của một chính phủ thay đổi những luật lệ và quy định này sẽ tạo thành một
nguồn rủi ro đối với đầu tư. Rủi ro chính trị cũng có thể gây ra bởi hành vi của nhà
nước hay các công ty sở hữu nhà nước trên thị trường, hay trong các trường hợp
nguy kịch như chiến tranh và bạo loạn.
3
Một quan điểm thứ hai trong phân tích rủi ro quốc gia là phân loại rủi ro quốc
gia thành rủi ro chính trị, rủi ro kinh tế, rủi ro tài chính.
Cách phân loại này là cách phân loại phổ biến nhất và thường được các tổ chức xếp
hạng sử dụng.
- Rủi ro chính trị thể hiện tính ổn định về mặt chính trị của một quốc gia mà có thể
ảnh hưởng đến khả năng và thiện chí trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của
mình. Rủi ro chính trị tăng lên từ các sự kiện như chiến tranh, xung đột nội bộ hay
xung đột bên ngoài, khủng bố… dẫn đến những thay đổi trong chính phủ. Rủi ro
chính trị còn được thể hiện thông qua những vấn đề bất ổn chính trị của quốc gia
láng giềng. Chẳng hạn, nếu quốc gia đi vay nằm bên cạnh một quốc gia đang có
chiến tranh thì mức độ rủi ro của quốc gia này sẽ cao hơn bởi vì mặc dù quốc gia đi
vay không liên quan trực tiếp đến cuộc xung đột nhưng nguy cơ ảnh hưởng từ cuộc
xung đột này là tồn tại.
- Rủi ro kinh tế thể hiện sức mạnh hay sự yếu kém hiện tại của nền kinh tế của một
quốc gia.
- Rủi ro tài chính thể hiện khả năng của một quốc gia để đáp ứng cho việc thanh toán
các khoản tín dụng chính thức, thương mại… nước ngoài.
Rủi ro kinh tế và rủi ro tài chính phản ánh năng lực chi trả của một quốc gia đối với
các khoản nợ của mình, trong khi đó rủi ro chính trị lại phản ánh thiện chí trả nợ đó.
Quan điểm thứ ba đối với việc phân loại rủi ro quốc gia hướng cụ thể vào
từng loại rủi ro như sau.
Các nhà phân tích có khuynh hướng phân loại rủi ro quốc gia vào 6 loại chính được
chỉ ra dưới đây. Nhiều loại trong số các rủi ro này chồng chéo lẫn nhau, dựa trên mối
quan hệ quốc tế của nền kinh tế trong nước với hệ thống chính trị và cộng đồng quốc
tế. Mặc dù nhiều nhà phân tích rủi ro có thể không đồng ý hoàn toàn với cách phân
loại này nhưng các khái niệm này có khuynh hướng thể hiện rủi ro quốc gia. Sáu loại
rủi ro này là: rủi ro kinh tế, rủi ro chuyển giao, rủi ro tỷ giá hối đoái, rủi ro vị trí hay
vùng lân cận, rủi ro thể chế, rủi ro chính trị.
- Rủi ro kinh tế là một sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu kinh tế hay tỷ lệ tăng trưởng
4
mà tạo ra một thay đổi chủ yếu trong thu nhập kỳ vọng của một đầu tư. Rủi ro này
phát sinh từ khả năng tiềm tàng của những thay đổi bất lợi trong mục tiêu của các
chính sách kinh tế chủ yếu (chính sách tài khoá, chính sách quốc tế, chính sách
phân bổ của cải hay chính sách sản xuất) hay phát sinh từ một thay đổi đáng kể
trong lợi thế so sánh của quốc gia (như cạn kiệt tài nguyên, suy thoái công nghiệp,
dịch chuyển dân cư). Rủi ro kinh tế thường chồng chéo với rủi ro chính trị trong
một vài hệ thống đo lường vì cả hai có quan hệ đến chính sách của một quốc gia.
Sự đo lường rủi ro kinh tế bao gồm các đo lường truyền thống về chính sách tài
khoá và chính sách tiền tệ, như quy mô và thành phần của chi tiêu chính phủ, chính
sách thuế, tình trạng nợ của chính phủ, và chính sách tiền tệ và tính vững chắc về
tài chính. Đối với đầu tư dài hạn, sự đo lường nhắm vào các nhân tố tăng trưởng dài
hạn, mức độ “mở cửa” của nền kinh tế, và các nhân tố thể chế mà có thể tác động
đến sản xuất của cải.
- Rủi ro chuyển giao là rủi ro phát sinh từ một quyết định bởi chính phủ một quốc gia
về việc hạn chế sự di chuyển của dòng vốn nước ngoài. Những hạn chế này có thể
là: gây khó khăn cho việc chuyển lợi nhuận, cổ tức, hay vốn về nước. Rủi ro
chuyển giao cũng có thể hiểu là khả năng mà một tài sản không thể chuyển đổi
sang một đồng tiền thanh toán (đồng tiền có khả năng chuyển đổi) bởi vì quốc gia
vay nợ thiếu ngoại hối cần thiết hay kiềm chế khả năng này. Kiểm soát ngoại hối là
một ví dụ của rủi ro chuyển giao. Định lượng rủi ro này khá khó khăn bởi vì quyết
định hạn chế vốn có thể là một phản ứng hoàn toàn mang tính chính trị nhằm đối
phó những khó khăn nhất định trong những thời kỳ kinh tế nào đó. Ví dụ như,
quyết định của Malaysia thực hiện kiểm soát vốn và chế độ tỷ giá hối đoái cố định
trong khoảng giữa cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á là một giải pháp mang tính
chính trị đối với vấn đề tỷ giá. Đo lường rủi ro chuyển giao tiêu biểu thường bao
gồm các tỷ lệ:
Tỷ lệ các khoản thanh toán nợ dịch vụ trên xuất khẩu;
Tỷ lệ các khoản thanh toán nợ dịch vụ trên xuất khẩu cộng đầu tư trực tiếp nước
ngoài thuần;
Tỷ lệ nợ nước ngoài so với thu nhập;
5
Tỷ lệ dự trữ ngoại tệ so với nhập khẩu.
Việc đo lường thường gắn liền với tình trạng của tài khoản vãng lai. Khi các đo lường
định lượng này có xu hướng xấu, điều này sẽ bộc lộ sự mất cân bằng tiềm tàng của
cán cân tài khoản vãng lai, có thể đưa một quốc gia đến việc hạn chế vốn. Ví dụ như,
một sự thâm hụt đang lớn dần lên trong tài khoản vãng lai ngụ ý một nhu cầu lớn hơn
mãi mãi đối với ngoại tệ để bù đắp cho sự thâm hụt đó. Rủi ro này sẽ tăng thêm nếu
không có sự thay đổi nào trong việc bù đắp sự thâm hụt này bằng tài khoản vốn.
- Rủi ro tỷ giá là một sự biến động bất lợi không mong đợi trong tỷ giá hối đoái. Rủi
ro tỷ giá bao gồm một sự thay đổi không mong đợi trong chế độ tỷ giá như một
thay đổi từ tỷ giá cố định sang thả nổi. Lý thuyết kinh tế chỉ ra việc phân tích rủi ro
tỷ giá phải trải qua thời kỳ dài (hơn 1 đến 2 năm). Các áp lực ngắn hạn, bị chi phối
bởi các các nguyên tắc kinh tế cơ bản, có khuynh hướng bị cuốn theo bởi các động
lực mua bán tiền tệ được định giá một cách tốt nhất bởi các nhà kinh doanh tiền tệ.
Trong ngắn hạn, rủi ro đối với nhiều đồng tiền có thể được loại bỏ ở một chi phí có
thể chấp nhận được thông qua các cơ chế phòng ngừa khác nhau và các hợp đồng
tương lai. Phòng ngừa tiền tệ trở nên phi thực tế đối với tuổi thọ của máy móc thiết
bị hay các tài sản tương tự đầu tư trực tiếp. Vì thế rủi ro tỷ giá tăng lên trừ khi có
các phòng ngừa mang tính tự nhiên (sự sắp xếp doanh thu và chi phí ở cùng một
đồng tiền). Một chính sách tỷ giá hối đoái cố định của một quốc gia có thể giúp cô
lập rủi ro rủi ro tỷ giá. Kiềm chế mức độ thả nổi tỷ giá cùng với việc chính phủ cố
gắng kiểm soát đồng tiền trong một phạm vi chật hẹp, có khuynh hướng gây ra rủi
ro cao hơn là hệ thống tỷ giá cố định hay tỷ giá chuẩn tiền tệ. Hệ thống tỷ giá hối
đoái thả nổi thông thường duy trì rủi ro thấp hơn đối với việc gây ra một sự dịch
chuyển tỷ giá bất lợi không mong đợi. Mức độ đánh giá cao hay thấp của một đồng
tiền cũng có thể giúp cô lập rủi ro tỷ giá hối đoái.
- Rủi ro vị trí hay rủi ro vùng lân cận bao hàm các hiệu ứng dây chuyền gây nên bởi
những khó khăn trong một khu vực, bởi một nước đối tác của một quốc gia, hay
trong các quốc gia với những tính chất tương tự. Tính chất lây lan thể hiện tiêu biểu
ở các quốc gia Latin vào những năm 1980, sự lây lan ở châu Á vào năm 1997-1998.
Vị trí địa lý cung cấp sự đo lường đơn giản nhất về rủi ro vị trí. Các đối tác giao
6
dịch, các đồng minh thương mại quốc tế (như Mercousur, NAFTA, và EU), quy
mô, biên giới, và khoảng cách đối với các quốc gia quan trọng về kinh tế hay về
chính trị hay các khu vực cũng có thể giúp xác định rủi ro vị trí.
- Rủi ro thể chế liên quan đến việc hoặc một chính phủ sẽ không sẵn lòng hay không
thể đáp ứng được các nghĩa vụ nợ, hoặc là có thể bội ước các cam đoan đối với các
khoản vay nợ. Rủi ro tự chủ có thể liên quan đến rủi ro chuyển giao mà một chính
phủ có thể cạn kiệt ngoại hối do sự tiến triển không thuận lợi trong cán cân thanh
toán. Nó cũng liên quan đến rủi ro chính trị trong trường hợp mà một chính phủ có
thể quyết định không thực hiện đúng hẹn những cam kết vì mục đích chính trị. Rủi
ro này đặc biệt quan trọng đối với người cho vay cá nhân. Khi chính phủ một quốc
gia quyết định không đáp ứng nghĩa vụ nợ của họ, người cho vay cá nhân thực tế
không thể kiện chính phủ nước ngoài. Đo lường rủi ro tự chủ đối với khả năng chi
trả của một chính phủ là tương tự như đo lường rủi ro chuyển giao. Đo lường thiện
chí chi trả đòi hỏi một sự đánh giá lịch sử thể hiện thanh toán của một chính phủ,
đòi hỏi một sự phân tích đối với các chi phí tiềm tàng của khoản nợ từ chối thực
hiện của chính phủ vay mượn (quốc gia này sẽ bị ngăn chặn trong việc tiếp cận thị
trường vốn quốc tế, uy tín quốc tế bị huỷ hoại…), và đòi hỏi một nghiên cứu về
những tiềm tàng đối với việc tái lập thời hạn nợ bởi những hiệp hội các nhà cho vay
cá nhân hay các định chế quốc tế.
- Rủi ro chính trị liên quan đến một thay đổi trong thể chế chính trị xuất phát từ một
thay đổi trong quyền lực kiểm soát chính phủ, cơ cấu xã hội, hay nhân tố phi kinh
tế khác. Loại rủi ro này bao hàm khả năng tiềm tàng đối với những xung đột bên
trong và bên ngoài, rủi ro sung công. Đánh giá rủi ro này đòi hỏi phân tích nhiều
nhân tố, bao gồm các mối quan hệ của các đảng phái khác nhau trong một quốc gia,
quá trình ra quyết định trong chính phủ, và lịch sử của quốc gia đó. Việc bảo hiểm
hiện có đối với các rủi ro chính trị, có thể đạt được từ một số các cơ quan chính phủ
(như Công ty đầu tư tư nhân hải ngoại ở Mỹ) và các tổ chức quốc tế (như Cơ quan
bảo đảm đầu tư đa phương của Ngân hàng Thế giới). Một vài đo lường dịnh lượng
hiện nay giúp đánh giá rủi ro chính trị. Phương pháp đo lường xếp loại từ những
phương pháp phân loại khác nhau (như kiểu cấu trúc chính trị, phạm vi và tính đa
7
dạng của cấu trúc dân tộc, những rắc rối tranh chấp dân sự hay bên ngoài), được
quan sát hay phân tích bởi các chuyên gia chính trị. Các nhà phân tích của công ty
có thể phát triển các ước lượng rủi ro chính trị cho công việc kinh doanh của họ
thông qua các cuộc thảo luận với các cơ quan địa phương hay các công ty khác hoạt
động trên cùng lĩnh vực trong quốc gia đó.
1.3 Các nhân tố tác động đến rủi ro quốc gia
1.3.1 Các nhân tố kinh tế vĩ mô
Nhân tố đầu tiên trong các nhân tố này là quy mô và cấu trúc của nợ nước ngoài
trong mối quan hệ với nền kinh tế của quốc gia đó. Một cách cụ thể hơn là:
- Mức độ hiện tại của nợ ngắn hạn và khả năng tiềm tàng đưa đến một cuộc khủng
hoảng thanh khoản.
- Quy mô nợ nước ngoài của khu vực công, khả năng của chính phủ để tạo ra đủ thu
nhập, từ thuế và các nguồn khác, để đáp ứng nghĩa vụ nợ.
Điều kiện và tính dễ tổn thương của tài khoản vãng lai của quốc gia cũng là một
nhân tố quan trọng, bao gồm:
- Mức dự trữ quốc tế.
- Mức dự trữ nhập khẩu được cung cấp bởi dự trữ quốc tế của quốc gia.
- Tính quan trọng của hàng hóa xuất khẩu với tư cách là một nguồn thu nhập, sự hiện
hữu của bất kỳ cơ chế ổn định giá, và tính dễ tổn thương của quốc gia đối với một
sự sụt giảm trong thị trường xuất khẩu hay trong giá cả của một hàng hóa xuất
khẩu.
- Khả năng tiềm tàng đối với những biến động đột ngột trong tỷ giá hối đoái và tác
động lên giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của quốc gia.
Vai trò của các nguồn vốn nước ngoài trong việc đáp ứng nhu cầu tài trợ của
quốc gia là một sự suy xét quan trọng khác trong việc phân tích rủi ro quốc gia,
bao gồm:
- Việc tiếp cận các thị trường tài chính quốc tế của quốc gia và những ảnh hưởng
tiềm tàng của một tổn thất trong tính thanh khoản của thị trường.
- Mối quan hệ của quốc gia với các nhà cấp tín dụng của khu vực tư nhân, bao gồm
8
sự tồn tại của những cam kết vay mượn và thái độ của các chủ ngân hàng đối với
quan hệ trong việc cho vay thêm đối với các nhà đi vay trong quốc gia đó.
- Vị thế hiện thời của quốc gia đối với các nhà cấp tín dụng đa phương và chính thức,
bao gồm khả năng của quốc gia để có đủ tư cách và chịu đựng được những chương
trình điều chỉnh kinh tế của IMF hay các chương trình phù hợp khác.
- Xu hướng trong đầu tư nước ngoài và khả năng của quốc gia trong việc thu hút
Những cơ hội của tiến trình tư nhân hóa của các thực thể thuộc sở hữu nhà nước.
Một số các nhân tố kinh tế vĩ mô quan trọng khác, bao gồm:
- Mức độ mà nền kinh tế của quốc gia có thể bị tác động bất lợi thông qua sự lây lan
các vấn đề khó khăn từ các quốc gia khác.
- Quy mô và tình hình của hệ thống ngân hàng của quốc gia, bao gồm hệ thống giám
sát hoạt động ngân hàng và bất kỳ gánh nặng tiềm tàng của các khoản nợ bất ngờ
mà một hệ thống ngân hàng yếu kém có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối
với chính phủ.
- Quy mô của vay mượn trực tiếp từ chính phủ hay sự can thiệp khác của chính phủ
có thể tác động bất lợi đến tính hoàn hảo của hệ thống ngân hàng, hay cơ cấu và
khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp hay các công ty được ưu đãi.
- Mức độ tác động mà các điều kiện kinh tế vĩ mô có thể gây ra bất lợi đối với rủi ro
tín dụng của các đối tác của nhà đầu tư trong quốc gia đó.
- Viễn cảnh kinh tế của bất kỳ ngành công nghiệp mục tiêu của quốc gia.
- Đầu tư nước ngoài trong tương lai.
1.3.2 Môi trường xã hội, chính trị và pháp luật
- Tiềm lực tự nhiên và nguồn nhân lực của quốc gia.
- Thiện chí và năng lực của chính phủ để nhận biết những vấn đề kinh tế và vấn đề
ngân sách và hành động để sữa chữa bổ sung thích hợp.
- Mức độ tác động của tư tưởng bè phái, chính trị hay xung đột vũ trang đến chính
phủ của quốc gia đó.
- Bất cứ xu hướng nào về việc đánh thuế giá cả, lãi suất, hay kiểm soát ngoại hối.
- Mức độ mà hệ thống pháp luật có thể bảo vệ một cách công bằng lợi ích của các
9
nhà tín dụng nước ngoài và nhà đầu tư.
- Các chính sách khuyến khích của chính phủ trong việc quản lý hiệu quả rủi ro của
các tổ chức định chế.
- Mức độ gia nhập của quốc gia vào hệ thống pháp luật và các chuẩn mực kinh doanh
quốc tế.
1.4 Những nguyên nhân chính gây ra rủi ro quốc gia
Một số nguyên nhân có thể kể đến như:
- Mâu thuẫn về sắc tộc, đảng phái, tôn giáo đe dọa sự ổn định nội bộ của một nước:
- Xung đột xã hội thông qua các cuộc biểu tình, đình công, bạo động chiến tranh.
- Vấn đề nợ nước ngoài chồng chất khiến cho Chính phủ nước nhập khẩu buộc phải
đưa ra biện pháp cấm thanh toán hoặc chuyển ngoại tệ ngoại hối ra nước ngoài.
- Dự trữ ngoại hối ở mức thấp và cán cân thanh toán quốc tế của quốc gia bị thâm hụt
nặng nề, khiến cho chính phủ nước nhập khẩu buộc phải đưa ra biện pháp cấp bách
dừng thanh toán với nước ngoài.
- Sự cấm vận kinh tế của quốc tế đối với nước nhập khẩu khiến chi mọi hoạt động
thương mại quốc tế và các tài khoản NOSTRO của nước đó ở nước ngoài bị kiểm
soát gắt gao, thậm chí bị phong tỏa nên ngân hàng không thể thanh toán tiền hàng cho
nước ngoài.
- Chính sách quản lý ngoại hối của nước nhập khẩu đột ngột thay đổi thực hiện chính
sách ngoại hối thắt chặt hay cấm vận trong thanh toán, gây rủi ro cho nhà nhập khẩu
và Ngân hàng của họ.
1.5 Vai trò của việc phân tích rủi ro quốc gia
Phân tích rủi ro quốc gia là việc sử dụng các dữ liệu thống kê hay các nhận xét định tính
của các chuyên gia nhằm đưa ra một xếp hạng cho từng quốc gia ứng với mức độ rủi ro quốc
gia của quốc gia đó. Một chức năng chính của đánh giá rủi ro quốc gia là để lường trước khả
năng bội ước, không thể trả nợ hay trì hoãn thanh toán của chính phủ đi vay. Phân tích rủi ro
quốc gia cũng là để dự báo các điều kiện tương lai đối với việc đầu tư trong một quốc gia.
Phân tích rủi ro quốc gia đo lường các nhân tố kinh tế, tài chính, chính trị và các tác động
qua lại giữa các nhân tố này nhằm xác định rủi ro gắn liền với một quốc gia cụ thể.
Phân tích rủi ro quốc gia có vai trò quan trọng vì nó biểu hiện mức độ rủi ro của một
10
quốc gia. Phân tích rủi ro quốc gia không những quan trọng đối với chính phủ của quốc
gia được phân tích rủi ro quốc gia mà còn rất quan trọng đối với các nhà đầu tư, các nhà
cho vay quốc tế, đặc biệt là các chủ thể trong các hoạt động ngân hàng quốc tế.
- Đối với chính phủ: Thông qua việc phân tích rủi ro quốc gia, chính phủ có thể
nhận biết được thực trạng nền kinh tế, những yếu kém và triển vọng của quốc gia.
Từ đó có thể đề ra các chính sách, biện pháp mang tính vĩ mô nhằm khắc phục để
dần nâng cao mức tín nhiệm, thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhiều hơn để đạt được
mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Với việc phân tích rủi ro quốc giá, chính phủ cải thiện
mức rủi ro quốc gia của mình sẽ giảm thiểu được chi phí vay mượn trên thị trường
quốc tế vì nguyên tắc tài chính cơ bản chỉ ra rằng rủi ro càng cao thì phần bù rủi ro
càng cao.
- Đối với các nhà đầu tư: thông qua việc phân tích rủi ro quốc gia, các nhà đầu tư
trong nước cũng như chính phủ sẽ nhận biết được mức độ rủi ro chung của quốc gia
từ đó so sánh với mức độ rủi ro của riêng mình để có các chiến lược đầu tư cụ thể
và vững chắc nhằm thu được tỷ suất sinh lợi cao nhất. Phân tích rủi ro quốc gia
cung cấp cho các nhà cho vay quốc tế biết được khả năng thu hồi các khoản vốn
vay của mình và mức thu nhập thu nhập kỳ vọng có được từ đầu tư. Tiến trình đánh
giá rủi ro quốc gia nhằm cung cấp các thông tin tốt nhất cho việc dự báo các khả
năng có thể xảy ra, là một công cụ giúp các nhà cho vay ra quyết định cho vay hay
đầu tư vào một quốc gia cụ thể.
- Đối với các chủ thể trong hoạt động ngân hàng quốc tế: các chủ thể trong hoạt
động ngân hàng quốc tế xem kết quả của việc phân tích rủi ro của mỗi quốc gia là
cơ sở để quyết định việc mở rộng hay thu hẹp các hoạt động và thị phần kinh doanh
trên thị trường quốc tế. Hoạt động kinh doanh sẽ được mở rộng và phát triển ở một
quốc gia có ít rủi ro, ngược lại tại một đất nước có rủi ro quốc gia cao thì việc thu
hẹp các hoạt động kinh doanh nhằm giảm thiểu các tổn thất là điều tất yếu.
1.6 Tác động của việc đánh giá rủi ro quốc gia
Việc đánh giá rủi ro quốc gia thông qua xếp hạng rủi ro quốc gia đem lại những tác
động rất quan trọng:
- Thứ nhất, xếp hạng rủi ro quốc gia ảnh hưởng đến mức lãi suất mà quốc gia phải
11
gánh chịu để có thể đạt được một khoản tín dụng trên thị trường quốc tế: xếp hạng
cao (tức là mức độ rủi ro thấp) thì lãi suất sẽ thấp và ngược lại. Thực tế đã chứng
minh là theo sau một sự hạ thấp mức xếp hạng, việc vay mượn của Chính phủ Nhật
đã trở nên đắt đỏ hơn do lãi suất tăng lên, phản ánh nguy cơ vỡ nợ cao.
- Thứ hai, xếp hạng rủi ro quốc gia cũng ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng của các
ngân hàng và các công ty ở quốc gia đó và tác động đến khả năng thu hút các nhà
đầu tư nước ngoài thông qua việc ảnh hưởng đến việc đánh giá chi phí kinh doanh.
- Thứ ba, các định chế đầu tư thường giới hạn mức rủi ro mà họ có thể chấp nhận,
nghĩa là họ không thể đầu tư vào các khoản nợ hoặc đầu tư cổ phần bị xếp hạng
thấp hơn một mức đã định.
Tuy nhiên, việc xếp hạng rủi ro quốc gia xếp hạng rủi ro quốc gia tồn tại một số vấn đề:
- Tính chính xác và độ tin cậy của kết quả xếp hạng rủi ro quốc gia của các tổ chức là
đáng ngờ, chủ yếu vì sự can thiệp cảm tính và xung đột về lợi ích.
- Các tổ chức xếp hạng rủi ro quốc gia được hưởng lợi từ việc đưa ra quyết định xếp
hạng tín nhiệm mà không cần phải chịu trách nhiệm với nhà đầu tư về các ý kiến
đưa ra.
CHƯƠNG 2: CÁC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ RỦI RO QUỐC GIA
TRÊN THẾ GIỚI
2.1. Các tổ chức đánh giá rủi ro quốc gia trên thế giới
Xếp hạng rủi ro quốc gia là một trong những phương pháp đánh giá rủi ro quốc gia,
thường được dùng để dự báo các điều kiện tương lai đối với việc đầu tư vào một quốc gia vì
phương pháp này đo lường các nhân tố kinh tế, tài chính, chính trị và các tác động qua lại
giữa các nhân tố này nhằm xác định rủi ro gắn liền với một quốc gia cụ thể.
Thông qua việc xếp hạng rủi ro quốc gia (chính phủ tự đánh giá hay thông qua các cơ
12
quan xếp hạng tín nhiệm) thì các chính phủ có thể nhận biết được thực trạng nền kinh tế,
những yếu kém và triển vọng của quốc gia. Từ đó, các nhà lãnh đạo có thể đề ra các chính
sách, biện pháp mang tính vĩ mô nhằm khắc phục, nâng cao mức tín nhiệm trên trường quốc
tế, thu hút nhiều hơn vốn đầu tư quốc tế để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Thêm vào
đó với việc cải thiện mức độ rủi ro quốc gia của mình thì chính phủ một quốc gia sẽ giảm
thiểu được chi phí vay mượn trên thị trường quốc tế vì nguyên tắc tài chính cơ bản chỉ ra
rằng rủi ro càng cao thì phần bù rủi ro càng cao.
Xếp hạng rủi ro quốc gia là phương pháp được sử dụng thường xuyên để đánh giá rủi ro
quốc gia vì nó dễ tạo ra ảnh hưởng trực quan tức thời đối với người sử dụng báo cáo, đồng
thời cũng tương đối đơn giản và dễ so sánh độ rủi ro giữa các quốc gia với nhau. Một lợi thế
khác của xếp hạng rủi ro quốc gia là các đánh giá này ngày càng trở nên phổ biến hơn với
giới kinh doanh trên khắp thế giới thông qua các phương tiện truyền thông so với các bản
phân tích mang tính học thuật cao, ít phổ biến và khó sử dụng hơn.
Kể từ cuộc khủng hoảng nợ vào đầu thập niên 80, các cơ quan xếp hạng tín nhiệm rủi
ro quốc gia mang tính thương mại như Moody's, Standard and Poor's, Euromoney,
Institutional Investor, Flitch , Economist Intelligence Unit, International Country Risk
Guide, và Political Risk Services đã cung cấp những hạng mức rủi ro quốc gia mang tính
định tính và định lượng bằng việc kết hợp các thông tin đo lường về rủi ro kinh tế, rủi ro tài
chính và rủi ro chính trị để đạt được một hạng mức tín nhiệm rủi ro quốc gia tổng hợp. Có
nhiều mô hình đánh giá rủi ro quốc gia: đánh giá định tính, đánh giá định lượng hay kết hợp
cả hai.
STT Tên tổ
chức
Cách thức thực hiện Thứ tự xếp hạng
13
1
Institutional
Investor
Thực hiện nghiên cứu xếp hạng rủi ro quốc gia
theo nửa năm dựa trên ý kiến của các ngân hàng
quốc tế hàng đầu.
Phương pháp: Các hạng mức đơn lẻ được tính
toán với quyền số bằng cách áp dụng công thức
của Institutional Investor, quyền số lớn hơn được
ấn định dựa trên quy mô hoạt động trên thế giới
và mức độ phức tạo của mô hình rủi ro quốc gia
của ngân hàng.
Khoảng 75 đến 100
ngân hàng xếp hạng
cho hơn 135 quốc gia
với phạm vi từ 0 đến
100 điểm (100 điểm là
đại diện cho mức rủi
ro thấp nhất).
2 Euromoney
Cung cấp những đánh giá và xếp hạng rủi ro
quốc gia cho 185 quốc gia và vùng lãnh thổ cứ 06
tháng/lần.
Phương pháp: Thực hiện xếp hạng rủi ro quốc
gia dựa trên 09 thành phần tương ứng mỗi thành
phần là một quyền số cụ thể như sau: Rủi ro chính
trị 25%, mức thể hiện kinh tế 25%, các chỉ số nợ
10%, nợ không thanh toán hay giãn nợ 10%, xếp
hạng tín dụng 10%, khả năng tiếp cận đối với tài
trợ ngân hàng 10%, khả năng tiếp cận tài trợ ngắn
hạn 5%, khả năng tiếp cận thị trường vốn 5% và
chiết khấu trượt giá 5%.
Tổng hợp dựa trên 9
tháng phần và sau đó
xếp hạng theo điểm số
14
3
Standard &
Poor’s
(S&P)
Cung cấp hạn mức tín dụng được cập nhật hàng
tuần của các Chính phủ phát hành và vùng lãnh
thổ.
- Xếp hạng tín dụng quốc gia: S&P cung cấp xếp
hạng ngắn hạn và dài hạn cho 7 phạm vị chính là
nợ dài hạn, thương phiếu, cổ phiếu ưu đãi, chứng
chỉ tiền gửi, quỹ thị trường tiền tệ, quỹ tương hỗ
trái phiếu và trái phiếu của các công ty bảo hiểm.
- Đối với rủi ro chính trị, S&P tập trung vào các
thành phần chủ yếu như tính ổn định hệ thống
chính trị (hình thức của chính phủ, sự kế thừa
trong lãnh đạo cũng như khả năng thích nghi của
tổ chức này); các vấn đề về lao động, mức sống
và phân phối thu nhập được xếp vào môi trường
xã hội và cuối cùng là mối quan hệ với các quốc
gia khác.
S&P đã xếp hạng rủi ro kinh tế và rủi ro tài
chính vào cùng một nhóm rủi ro chung gọi là rủi
ro kinh tế. Trong rủi ro kinh tế, S&P đánh giá
trạng thái nợ nước ngoài (bao gồm quy mô, cơ
cấu, nghĩa vụ trả nợ hàng năm và dự trữ quốc tế),
cán cân thanh toán quốc tế, tăng trưởng kinh tế và
triển vọng tăng trưởng kinh tế.
Xếp hạng từ C (mức
thấp nhất) đến AAA
(mức cao nhất)
15
4 Moody’s
Cung cấp phân tích rủi ro tín dụng cho hơn 100
nước hầu như là các nước đều tham gia vào thị
trường vốn thế giới.
Phương pháp: Xếp hạng rủi ro quốc gia cho cả
chứng khoán ngoại tệ ngắn hạn và dài hạn. Khi
thiết lập rủi ro quốc gia, Moody’s đánh giá cả các
biến số chính trị và kinh tế để rút ra hạng mức
quốc gia - mức trần rủi ro tín dụng đối với chứng
khoán ngoại tệ của bất cứ thực thể nào nằm trong
vòng kiểm soát của Chính phủ.
Sử dụng hàng mức từ
Aaa đến C các trái
phiếu ngoại tệ dài hạn
của Chính phủ và trái
phiếu nội tệ dài hạn
của Chính phủ được
xếp hạng
5 ICRG
Rủi ro quốc gia được phân loại gồm 22 biến số
và chia thành 3 loại:
- Rủi ro chính trị: đây là loại rủi ro đánh giá dựa
trên 100 điểm được chia thành 12 loại xếp từ A
đến L bao gồm cả chính trị và xã hội.
- Rủi ro kinh tế: là rủi ro được đánh giá dựa trên
50 điểm bao gồm GDP trên đầu người, tỷ lệ tăng
trưởng GDP thực, tỷ lệ lạm phát hàng năm, phần
trăm cán cân ngân sách trên GDP, phần trăm tài
khoản vãng lai trên GDP.
- Rủi ro tài chính: là rủi ro được đánh giá dựa
trên 50 điểm. Mục đích của việc phân loại rủi ro
này là để đánh giá khả năng thanh toán của một
quốc gia. Thực chất đây là hệ thống đo lường khả
năng tài chính của một nước, về nghĩa vụ của
nước đó đối với thương mại, mua bán nợ, nợ nước
ngoài.
Tổng hợp điểm số của
22 biến số
16
6
Economist
Intellgence
Unit (EIU)
Xuất bản các báo cáo rủi ro quốc gia từng quý
với dữ liệu cập nhật hàng từng tháng. Những báo
cáo này tóm tắt hạng mức rủi ro cho 100 quốc gia
đang phát triển và mắc nợ cao được quan sát bởi
Country Risk Service (CRS).
Phương pháp áp dụng: Xem xét 2 loại rủi ro:
- Rủi ro quốc gia được xác định bởi nhân tố
chính trị (22%), chính sách kinh tế (28%), cơ cấu
kinh tế (27%) và thanh khoản (23%);
- Rủi ro đầu tư xác định: Gồm rủi ro tiền tệ, rủi
ro vỡ nợ quốc gia và rủi ro khu vực ngân hàng.
Đối với rủi ro tiền tệ, chính sách kinh tế có
quyền số cao nhất là 65%, các nhân tố cơ cấu kinh
tế, chính trị, thanh khoản lần lượt có quyền số là
17%, 14% và 4%.
Trong trường hợp của rủi ro vỡ nợ quốc gia,
thanh khoản có quyền số cao nhất là 31%, chính
sách kinh tế và cơ cấu kinh tế có quyền số là 27%
và nhân tố chính trị là 15%.
Đối với rủi ro vỡ nợ ngân hàng: Cơ cấu kinh
tế là nhân tố có quyền số cao nhất là 44%, các
nhân tố chính sách kinh tế, thanh khoản và chính
trị lần lượt có quyền số là 35%, 15% và 6%.
Hạng mức rủi ro chính
là tổng điểm của các
nhân tố tương ứng với
các quyền số.
Ngoài ra còn có các tổ chứ xếp hạng tín nhiệm rủi ro quốc gia khác như: World
Bank, ADB, Eurasia Group (đo lường 20 chỉ báo trong bốn lĩnh vực chính là chính phủ, xã
hội, an ninh và kinh tế), Global Insight (sử dụng 51 nhân tố rủi ro được xác định từ 07 lĩnh
vực chính: chính sách thuế, chính sách phi thuế, kết quả đầu ra có xét đến giá, kết quả đầu ra
không xét đến giá, rủi ro chính trị trong nước, rủi ro chính trị bên ngoài, rủi ro kinh tế).
2.2. Những hạn chế
17
Mục đích của xếp hạng là cô đọng sự đa dạng thông tin về một quốc gia vào một
thông số đơn nhất mà có thể hiểu được một cách dễ dàng, do đó được sử dụng một cách tiện
lợi trong quá trình ra quyết định liên quan đến việc so sánh giữa các quốc gia khác nhau.
Tuy nhiên, việc tập hợp các chỉ tiêu đa dạng và không đồng nhất (tính ổn định về chính trị,
lạm phát…) đã làm cho việc giải thích hạng mức rủi ro quốc gia trở nên phức tạp, dẫn đến
một số vần đề tồn tại như sau
- Các nhân tố không xác định: thông thường việc xếp hạng đạt được bằng cách tổng
hợp các biến số kinh tế, tài chính và chính trị. Một cách rõ hơn, mục tiêu chính của bất kỳ hệ
thống xếp hạng rủi ro quốc gia là thể hiện tính tin cậy của các quốc gia, nghĩa là năng lực để
thanh toán các khoản vay. Tuy nhiên, thật không rõ ràng để biết được nhân tố nào trong
nhiều nhân tố khả thi ảnh hưởng thực sự đến năng lực hoàn trả của một quốc gia.
- Sự chậm trễ: một tồn tại của hệ thống xếp hạng là thời gian để phản ứng đối với các
sự kiện mới.
- Khuynh hướng khu vực: các giải thích khác nhau đã được cung cấp cho thất bại
của các cơ quan xếp hạng trong việc báo hiệu tình trạng khủng hoảng trong các quốc gia
khác nhau. Có những xác nhận rằng một cơ quan xếp hạng ưu đãi, thiên vị một vài khu vực.
- Sự phản ứng thái quá: Quỹ tiền tệ quốc tế IMF chỉ trích các cơ quan xếp hạng rằng
họ đã phản ứng trong hoảng loạn suốt cuộc khủng hoảng châu Á. Sau khi thất bại trong việc
dự báo cuộc khủng hoảng châu Á, các cơ quan xếp hạng phản ứng lại bằng cách hạ mức tín
nhiệm một cách cay nghiệt đối với các quốc gia như Thái Lan hay Hàn Quốc, do đó làm
tăng thêm sự rút vốn. Trong tình huống này, các cơ quan xếp hạng đem lại một cảm giác của
sự phản ứng thái quá thay vì là một sức mạnh để tạo sự ổn định. Tính khách quan và tính tin
cậy của xếp hạng rủi ro quốc gia là đáng ngờ, chủ yếu bởi vì sự can thiệp cảm tính và mâu
thuẫn trong mục tiêu và quyền lợi.
- Tác động bất lợi của những thay đổi hạng mức tín nhiệm: có một sự lưỡng lự hay
miễn cưỡng của các nhà xếp hạng khi hạ mức tín nhiệm của một quốc gia. Sự miễn cưỡng
này xuất phát từ sự thật rằng một công bố hạ mức tín nhiệm có thể dồn một quốc gia vào
khủng hoảng.
- Các xung đột về lợi ích: các cơ quan xếp hạng đã bắt đầu thu phí đối với các quốc
gia được xếp hạng. Vì vậy có thể hoài nghi về việc miễn cưỡng hạ thấp mức tín nhiệm của
các quốc gia này (bởi vì khả năng gây giảm sút nguồn thu của các cơ quan xếp hạng).
18
CHƯƠNG 3: XẾP HẠNG QUỐC GIA VIỆT NAM CỦA CÁC TỔ
CHỨC XẾP HẠNG QUỐC TẾ
Trong một báo cáo công bố mới đây, theo Fitch Ratings xếp hạng tín nhiệm của Việt
19
Nam vẫn giữ nguyên, nhưng triển vọng được nâng từ ổn định lê tích cực, nhờ kết quả điều
hành kinh tế vĩ mô và tài chính cải thiện. Trần xếp hạng tín nhiệm quốc gia và xếp hạng nhà
phát hành ngoại tệ ngắn hạn cũng được giữ nguyên ở B+ và B. Trong khi đó, triển vọng phát
hành nợ dài hạn được nâng từ ổn định lên tích cực. Fitch cho rằng Việt Nam đã có cải thiện
trong ổn định kinh tế vĩ mô. Nền kinh tế đã bắt đầu hồi phục sau thời gian thắt lưng buộc
bụng nhằm hạ nhiệt nền kinh tế. Tăng trưởng GDP thực năm 2013 đã đạt 5,4% khi nhu cầu
cả trong và ngoài nước đều tăng. Fitch dự đoán tăng trưởng GDP năm nay sẽ lên 5,7% và
2014 lên 5,9%. Lạm phát cũng đã giảm tốc, xuống 6,6% nằm 2013, so với 9,1% năm 2012.
Tình hình tài chính cũng được củng cố. Fitch ước tính thặng dư tài khoản vãng lai đạt 5%
GDP năm 2013. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng tăng lên 6,8% GDP năm ngoái và sẽ
tiếp tục tăng trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu. Tuy nhiên, hãng ước tính dự trữ ngoại hối
vẫn dừng lại tại 28,6 tỷ USD cuối năm 2013. Đây không phải con số an toàn khi Việt Nam
đã trải qua nhiều đợt rút vốn vài năm gần đây. Lĩnh vực ngân hàng vẫn là điểm yếu khi nợ
xấu còn cao. Việc thực thi Thông tư 02 nhằm siết chặt phân loại và trích lập dự phòng nợ
xấu đã bị trì hoãn đến tháng 6/2014. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đã bắt đầu giải quyết vấn đề
khi thành lập Công ty quản lý tài sản để xử lý nợ xấu. Trong khi đó, áp lực huy động vốn tại
lĩnh vực ngân hàng cũng giảm, khiến tỷ lệ cho vay trên huy động xuống 91,6% cuối quý
II/2013. Các chính sách tài khóa cũng đã được nới lỏng trong năm qua. Fitch ước tính thâm
hụt ngân sách của Việt Nam vào khoảng 5,8% GDP năm 2013, cao hơn năm 2012. Còn nợ
Chính phủ tăng lên 42,6% GDP cuối năm 2013. Hãng cho biết có thể nâng xếp hạng tín
nhiệm của Việt Nam nếu lĩnh vực ngân hàng được cải thiện đáng kể, kinh tế vĩ mô tiếp tục
bình ổn hay cải tổ doanh nghiệp nhà nước được đẩy mạnh.
Ngày 28/06/2013, hãng xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor’s (S&P) vừa công bố báo
cáo mới nhất cập nhật xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam. Theo đó, S&P quyết định giữ
nguyên xếp hạng nợ dài hạn của Việt Nam ở mức BB- và nợ ngắn hạn ở mức B. Trong
tương quan với các nước ASEAN khác, xếp hạng dài hạn của Việt Nam vẫn được giữ ở mức
axBB+ và xếp hạng ngắn hạn duy trì ở axB. S&P cũng đặt triển vọng ổn định cho Việt Nam.
Mức xếp hạng mà S&P đặt cho Việt Nam phản ánh Việt Nam vẫn là một nền kinh tế có thu
nhập thấp, vị thế tài khóa yếu, khung tiền tệ và tài chính vẫn đang trong quá trình hoàn thiện.
Đồng thời, khung chính sách vẫn còn nhiều thay đổi có thể khiến các chỉ số xếp hạng yếu đi.
20
Theo chuyên gia phân tích đến từ S&P Agost Benard, các điều kiện kinh tế vĩ mô của Việt
Nam phản ánh sự lựa chọn chính sách của chính phủ. Chính phủ Việt Nam đang tập trung
vào sự ổn định và giải quyết những điểm yếu mang tính cấu trúc trong hệ thống ngân hàng
và các doanh nghiệp nhà nước. Các biện pháp bình ổn được thực hiện kể từ năm 2011 đã làm
giảm đáng kể những điểm mất cân đối trong nền kinh tế vĩ mô, tăng niềm tin vào đồng nội tệ
cũng như chính sách. Rủi ro đối với kinh tế vĩ mô và hệ thống tài chính đã được thu hẹp.
Chính phủ đã hạ tỷ lệ lạm phát từ mức hơn 20% trong năm 2011 xuống còn 6% - 7%. Lãi
suất thực cũng ở mức dương trong hơn 1 năm. Cán cân vãng lai và cán cân thương mại đều
đã thặng dư sau một thập kỷ thâm hụt lớn. Tuy nhiên, quá trình tái cân bằng và tái cấu trúc
nền kinh tế cũng khiến tốc độ tăng trưởng chậm lại. Benard cho biết thêm S&P nhận định
chính phủ Việt Nam đang quyết tâm thực hiện quá trình cải cách, và S&P hi vọng các chỉ số
kinh tế của Việt Nam sẽ được cải thiện cùng với việc đẩy mạnh quá trình cải cách khu vực
ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước. Vị thế là một nước có thu nhập trung bình thấp (ước
đạt 2.000 USD trong năm 2013) vẫn là hạn chế đối với xếp hạng của Việt Nam. Hơn nữa,
S&P dự báo trong vòng 2 năm tới, tốc độ tăng trưởng của chỉ số này sẽ thấp hơn so với xu
hướng trong quá khứ. Nguyên nhân là do đầu tư của cả khu vực tư nhân và khu vực công đều
sẽ yếu ớt bởi hoạt động cho vay chậm lại. Dẫu vậy, xếp hạng của Việt Nam vẫn được hỗ trợ
bởi các yếu tố bên ngoài. Nợ nước ngoài ở mức khiêm tốn với chi phí thấp và thời hạn dài.
S&P dự báo tổng nợ nước ngoài vẫn sẽ ở mức dưới 50% GDP trong vòng 3 năm tới.
Triển vọng ổn định phản ánh dự báo Việt Nam sẽ duy trì được chính sách thắt chặt hợp lý
cũng như duy trì tốc độ cải cách trong khi vẫn giữ được sự ổn định về kinh tế vĩ mô. Điều
này sẽ giúp các chỉ số về tài khóa, nợ nước ngoài cũng như các chỉ số kinh tế vĩ mô được cải
thiện trong vòng 2 -3 năm tới. S&P có thể hạ xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam nếu động
thái nới lỏng chính sách quá sớm khiến một hoặc một vài chỉ số chủ chốt bị lung lay. Ngược
lại, mức xếp hạng được nâng lên nếu như Việt Nam có khả năng tạo ra mức tăng trưởng
GDP trên 5,5%/năm mà không tạo ra mất cân bằng hoặc có được những bước đột phá có thể
nhìn thấy được trong quá trình cải cách.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhom_5_1_nhdem1_rui_ro_quoc_gia_2971.pdf