Chính phủ phải có thái độ dứt khoát sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước,chỉ để tồn tại những doanh nghiệp làm ăm có hiệu quả, nhưng doanh nghiệp cần thiết cho dân sinh,cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.
- Cần kiểm soát chặt chẽ, tăng cường trách nhiệm trong việc cấp giấy phép thành lập và đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp sao cho phù hợp với năng lực thực tế của doanh nghiệp đó.
- Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện và sửa đổi, ban hành các bộ luật, văn bản dưới hình thức luật liên quan đến hoạt động của nền kinh tế nói chung và đến hoạt động ngân hàng nói riêng tạo hành lang pháp lí cho hoạt động doanh nghiệp và các ngân hàng thương mại đi đúng hướng .
- Nhà nước cần có biện pháp đảm bảo môi trường kinh tế ổn định,góp phấn đảm bảo hiệu quả vốn tín dụng ngân hàng cấp cho nền kinh tế.Nhà nước nên có những bước đệm hoặc những giải pháp thực hiện gỡ nhứng khó khăn gây ra khi có sự chuyển đổi,điều chỉnh cơ chế,chính sách liên quan toàn bộ nền kinh tế.
57 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2189 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ngăn ngừa và xử lí nợ quá hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Làm dịch vụ tin học.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao.
Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ có nhiệm vụ:
- Kiểm tra công tác điều hành của chi nhánh và các đơn vị trực thuộc trên địa bàn.
- Kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh, độ chính xác của báo cáo tài chính và việc tuân thủ các nguyên tắc chế độ về tài chính kế toán theo quy định của Nhà nước và ngành ngân hàng.
- Thực hiện giám sát việc chấp hành các quy định của Ngân hàng Nhà nước nước đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng.
Đồng thời cáo cáo và đề xuất các biện pháp xử lý khắc phục lên giám đốc chi nhánh.
Phòng kiểm tra, kiểm soát làm việc tại NHN0&PTNT Hà Nội song là một bộ phận đôc lập.
Ngoài ra trung tâm còn trực tiếp điều hành một mạng lưới chi nhánh gồm 7 chi nhánh cấp quận (Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Thanh Xuân), 3 chi nhánh ngân hàng khu vực (gồm: Tràng Tiền. Chương Dương, Tam Trinh) cùng với các phòng giao dịch, quầy tiết kiệm trên toàn thành phố.
2.3 Tình hình kinh doanh của ngân hàng:
2.3.1 Tình hình vốn và nguồn vốn của ngân hàng
Trong những năm qua , bằng nhiều hình thức phong phú như tiến phong phú, nên nguồn vốn huy động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố HN không ngừng tăng lên khách hàng. Đến nay mạng lưới khách hàng đã được mở rộng , đến hầu hết các quận trong thành phố .
Đến ngày 31/12/02 tổng nguồn vốn ngân hàng đã huy động được là 2.322.760 triệu đồng , tăng 24% so với năm 2001
Bảng số 1: Tình hình huy động vốn của ngân hàng qua 2 năm 2001, 2002 như sau:
(Đơn vị :triệu đồng )
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
I. Tiền gửi của khách hàng
1.392.564
1.439.512
1.392.443
1. Tiền gửi có kì hạn
2.Tiền gửi không kì hạn
607.539
785.025
861.448
578.072
784.905
607.539
II.Tiền gửi của các TCTD trong nước:
1.022.125
1.486.602
1.502.101
III.Kỳ phiếu
930.317
1.142.269
1.100.321
Tổng số
3.345.066
4.068.383
3.994.865
Qua số liệu đã cho ta thấy nguồn vốn của ngân hàng tăng lên với diễn biến tốt. Tuy ngân hàng có nhiều phương thức huy động vốn khác nhau nhưng chủ yêú vẫn là nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và dân cư. Trong tổng nguồn vốn huy động thì tiền gửi của khách hàng luôn chiếm tỷ lệ cao. Năm 2001 đạt giá trị 1.439.521 triệu đồng chiếm 77% tổng nguồn huy động. Đến năm 2002 là 1.392.443 triệu, chiếm 60% tổng nguồn huy động .
Tuy lượng tiền gửi của khách hàng có giảm đi về tỷ trọng song tiền gửi có kì hạn của khách hàng lại tăng lên từ 578.072 triệu đồng năm 2001 lên 607.593 triệu đồng năm 2002 nguồn tiền gửi có kỳ hạn này ngân hàng phải trả lãi suất cao hơn tiền gửi không kì hạn, nhưng lại có thể sử dụng chúng cho vay với tỷ lệ lớn do có thời hạn ít biến động hơn. Tuy nhiên đây là nguồn vốn đễ bị biến động do ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố vi mô và vĩ mô như lãI suất, các quy định của chính phủ hay ngân hàng trung ương ….. Do đó ngân hàng luôn theo dõi tình hình biến động để có thể sử dụng triệt để nguồn vốn này, đồng thời phả luôn có khoản tiền dự trữ để đề phòng rủi ro xảy ra khi khách hàng rút tiền.
Bên cạnh đó nguồn tiền gửi không kì hạn cũng chiếm một vị trí đáng kể trong tổng nguồn vố huy động được nhưng đang giảm xuống từ 861.488 triệu đồng, chiếm 46% tổng nguồn vốn huy động năm 2001 xuống còn 784.037 triệu đồng , chiếm 33% tổng nguồn vốn huy động. Nguồn tiền gửi không kỳ hạn ngân hàng trả lãi suất rất thấp , nhưng nó có đặc đIểm là không ổn định , khách hàng có thể đến rút ra bất cứ lúc nào , do đó ngân hàng luôn phải dự trữ với một tỷ lệ lớn đề phòng khách hàng rút tiền bất ngờ
Ngoài ra ngân hàng có nguồn vốn huy động từ phát hành các loại kì phiếu phục vụ thanh toán trong nền kinh tế , cũng góp phần không nhỏ vào nguồn vốn huy động và tỷ trọng đang tăng lên từ 424.665 tiệu đồng năm 2001 lên 930.317 triệu đồng năm 2002
Có thể thấy rằng , nguồn vốn huy động được của NHNo&PTNT thành phố HN hiện nay chủ yếu là khai thác trong dân cư . Tuy đã đạt được mục tiêu huy động nhuồn tiền nhàn rỗi vào sản xất lưu thông song thực sự vẫn còn một nguồn tiền rất lớn trong đân cư .
2.3.2. Tài chính của ngân hàng
Song song với việc huy động vốn , việc đầu tư tín dụng cũng là một trong những mục tiêu mũi nhọn của chi nhánh NHNo&PTNTHN. Nhờ thực hiện hiện chính sách sử dụng vốn,chính sách khách hàng nên tổng dư nợ cho vay của ngân hàng đã có mức tăng tưởng khá . Đến 31/12/02 dư nợ là 1.522.206 triệu đồng
Bảng số 2: Tình hình sử dụng vốn của ngân hàng
(Đơn vị : Triệu VNĐ)
Chỉ tiêu
2001
2002
I. Dư nợ
939.070
1.522.206
1.Kinh tế ngoài quốc doanh
33.256
74.660
2.Kinh tế quốc doanh
817.069
1.112.154
3. Hộ sản xuất
17.153
21.142
4.Cho vay khác
71.592
314.250
II. Quá hạn
45.915
23.380
1. Kinh tế ngoài quốc doanh
18.558
106
2.Kinh tế quốc doanh
15.636
21.239
3. Hộ sản xuất
8.305
1.068
4.Cho vay khác
3.416
967
Tổng dư nợ
984.985
1.545.586
II.Tình hình nợ quá hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội:
1.Hoạt động tín dụng và nợ quá hạn:
a)Hoạt động tín dụng:
Như đã đề cập ở trên hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng đem lại phần lớn lợi nhuận trong hoạt động Ngân hàng. Do vậy trong định hướng hoạt động của mình Ngân hàng No &PTNTTP Hà Nội luôn chú trọng đến công tác tín dụng tuy vậy việc phát triển hoạt động tín dụng đòi hỏi phải cả lượng và chất.Trong diều kiện nền kinh tế nước ta những năm qua gặp nhiều khó khăn. Ngân hàng NNoHà Nội vẫn đạt được những kết quả đáng khích lệ.
*Cơ cấu hoạt động tín dụng cho vay:
(Đơn vị:Triệu VNĐ)
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
Mức
%
Mức
%
Mức
%
1.Doanh số cho vay
2.Doanh số thu nợ
3.Tổng dư nợ
*Theo thời hạn
-Ngắn hạn
-Trung & dài hạn
*Theo thành phần kinh tế
-DNNN
-DNNQD
-Hộ sản xuất
-Cho vay khác
3034857
2561317
1295447
1132515
162932
1036922
145000
45369
68156
8
7,4
2,6
0,4
1,2
0,5
0,9
3424007
3668286
1571150
1109269
461881
126440
161149
48904
96657
7
00,6
9.4
0,5
0,3
0,1
0,2
4193540
3761945
2002709
1258545
734164
1308372
405553
127097
161687
6
2,8
7,2
5,3
0,3
0,3
0,1
(Nguồn báo cáo tín dụng các năm 2000,2001,2002)
Doanh số cho vay và doanh thu của ngân hàng No&PTNTTP Hà Nội trong năm 2001 tuy có tăng so với năm 2000 nhưng tốc độ tăng còn chưa cao phải sang đến năm 2002 thì mới phục hồi và tăng trưởng ở mức rất đáng kể . Sở dĩ tăng dần lên là do nền kinh tế đang phục hồi do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế Việt Nam tạo ra tâm lý lo sợ cho các nhà đầu tư nước ngoài khiến cho họ xin rút giấy phép đầu tư làm ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành lắp máy xây dựng ... là những khách hàng đã có quan hệ với Ngân hàng, do đó trong năm 2000 quan hệ với các khách hàng này còn quá ít, tình hình trả nợ còn gặp nhiều khó khăn. Bước sang năm 2001 tình hình lại khó khăn hơn do nền kinh tế nước ta tăng trưởng chậm kéo theo là giảm phát, Ngân hàng nhà nước liên tục hạ trần lãi suất cho vay làm cho tình hình tài chính của các Ngân hàng thương mại thêm khó khăn hơn. Cạnh tranh Ngân hàng trong năm 2000 bước sang năm 2001 gay gắt chưa từng có, các Ngân hàng thương mại quốc doanh dư thừa vốn nên đua nhau hạ lãi suất cho vay và giành giật khách hàng, nhất là các doanh nghiệp nhà nước lành mạnh. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của NHNo&PTNTHà Nội. Tuy nhiên nhờ sự nỗ lực của toàn bộ nhân viên trong năm 2002 Ngân hàng đã đạt được kết quả đáng khích lệ .Trong năm 2002 doanh số cho vay của ngân hàng đã tăng 22.4% ,doanh số thu nợ tăng 2,5 % so với năm 2001. Kết quả đạt được đấy cũng cho thấy định hướng phát triển của NHNo &PTNTTPHN trong những năm qua là đúng đắn. Đó là duy trì khai thác tối đa quan hệ với các doanh nghiệp nhà nước và ngoài quốc doanh lành mạnh có các quan hệ tốt từ trước nhưng không tập trung sức cạnh tranh để lôi kéo các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mà chưa có quan hệ. Trong khi đó lại tập trung tiếp thị để xây dựng quan hệ với khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tuy nhiên xét về mặt dư nợ thì dư nợ của Ngân hàng liên tục tăng lên trong những năm qua. Năm 2002 dư nợ tăng lên 21,3% so với năm2001 hay tăng 54,6 % so với năm 2000.
Mặt khác tỷ lệ dư nợ cho vay / tiền gửi của khách hàng cũng thường xuyên ở mức 70% (năm 2000 là 62,5%, năm 2001 là 64%, năm 2002 là 68%.) Điều này cho thấy Ngân hàng không ở tình trạng ứ đọng vốn như hầu hết các Ngân hàng khác. Trong đó tỷ trọng trung và dài hạn tăng lên rất nhanh từ 12,6% năm 2000 lên 29,4%năm 2001 và tăng nhanh vào năm 2002 là 37,2% tổng dư nợ
Dư nợ tín dụng và doanh số thu nợ đều tăng trong đó dư nợ trung và dài hạn tăng đều còn dư nợ ngắn hạn lại giảm. Do chủ trương của Ngân hàng trong các năm 2001 trở về trước là mở rộng đầu tư tín dụng cho khối khách hàng là doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp liên doanh có nhu cầu chủ yếu đầu tư trung và dài hạn vào máy móc thiết bị công nghệ và công nghệ máy móc. Tuy dư nợ ngắn hạn giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao do Ngân hàng chuyên cho vay cá nhân nhiều về mặt tiêu dùng đấy là do đặc thù của Ngân hàng.Tuy nhiên trong năm 2002 ngân hàng đã có chủ trương mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh để khai thác tối đa tiềm năng từ khối doanh nghiệp này.
Nếu xét theo các thành phần kinh tế thì có thể thấy rõ năm 2002 Ngân hàng đã mở rộng đối tượng cho vay tạo ra một cơ cấu cho vay hợp lý, hơn nữa góp phần làm tăng độ phân tán rủi ro cho ngân hàng và làm cho mức dư nợ của doanh nghiệp nhà nước ngày một tăng lên từ 80% tổng dư nợ năm 2000 lên 80,5% năm 2001 hay tăng 227518 triệu VND và doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng tăng đáng kể.Tuy nhiên quan hệ của ngân hàng với các doanh nghiệp tư nhân và hộ sản xuất còn chưa được mở rộng lắm do độ rủi ro ẩn chứa cao nhưng cũng là một vấn đề mà Ngân hàng cần có biện pháp để tạo ra một cơ cấu cho vay hợp lý hơn.
Tóm lại có thể thấy nổi bật lên trong quan hệ tín dụng của NHNo & PTNTTP Hà Nội với khách hàng là quan hệ với các doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng cũng đang dần dần từng bước mở rộng quan hệ cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
b)Tình hình nợ quá hạn:
Như các nhà quản lý Ngân hàng thường nói, lợi nhuận tỷ lệ thuận với rủi ro lợi nhuận cáng lớn thì rủi ro càng cao. Do đó bên cạnh những kết quả đáng khích lệ đã đạt được cũng giống như các Ngân hàng khác trong những năm qua NHNo &PTNTHà Nội cũng rơi vào tình trạng NQH cao. Điều này đã làm giảm hiệu quả sử dụng vốn cũng như vòng quay của vốn làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng,Ban lãnh đạo Ngân hàng đã có những biện pháp hợp lý để ngăn ngừa và xử lý NQH, làm cho tỷ lệ NQH trong tổng dư nợ giảm xuống và có những biểu hiện đáng mừng.
Chúng ta xem xét bảng sau để có cái nhìn tổng quát về tình hình NQH tại NHNo &PTNT Hà Nội:
Bảng 2: Diễn biến nợ quá hạn theo thời hạn vay
(Đơn vị :Triệu VND)
Chỉ tiêu
2000
2001
So sánh 2000 với
2001
2002
So sánh 2001 với
2002
Mức
Tỉ lệ
Mức
Tỉ lệ
* Tổng dư nợ
- Tổng NQH
+ Tổng NQH – NH
+ Tổng NQH, trung và dài hạn
12954 722559
13845
8714
157115
137001
5749 14365
275703
17825
11909
5651
+21,3
+79
+86
+65
2002709
56405
40377
16028
431559
16021
14628
1663
27,5
40
56,9
9,1
TổngNQH/Tổng DN
1,7%
2,5%
2,8%
(Nguồn báo cáo tổng kết các năm 2000, 2001, 2002
Biểu đồ: Tình hình NQH trong Tổng Dư Nợ:
71,6%
28,4%
36,3%
38,6%
71,6%
63,7%
61,4%
71,6%
63,7%
38,6%
61,4%
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy NQH trong 3 năm 2000, 2001, 2002 đều tăng dần lên cả về số tuyệt đối lẫn tương đối. Tổng dư nợ năn 2001 tăng 21,3% (275703 triệu) so với năm 2000 nhưng tổng NQH lạI cũng tăng lên một con số khá cao là 79%(17825 triệu). Có thể nói cuộc khủng hoảng tiền tệ ở khu vực xảy ra năm 1998 vẫn còn ảnh hưởng rất sâu sắc đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Kết quả còn ảnh hưởng đó là khiến cho hoạt động tín dụng ngân hàng năm 2002 tuy có khả quan hơn năm 1999 nhưng vẫn chưa đạt ở nức cao. Những ảnh hưởng đó còn kéo dài sang năm 2001 và đến tận đầu năm 2002. Bước sang năm 2002, tổng dư nợ của năm 2002 tăng một cách đáng kể 27,5% (431559 triệu) so với năm 2001. Nhưng kéo theo đó là tổng NQH cũng tiếp tục tăng theo 40%(16022 triệu)
Tuy nhiên thực trạng của vấn đề này là tuy NQH năm 2001, 2002 có tăng dần lên nhưng nguyên nhân chủ yếu là do các khoản vay từ những năm trước đã đáo hạn nhưng đến năm 2001 mới hạch toán chuyển sang NQH. Thực chất NQH là nó chỉ mang tình thời điểm chứ không phản ánh được toàn bộ hoạt động của ngân hàng.
Tuy vậy ta thấy tỉ lệ NQH tuy ngày càng tăng nhưng tỉ lệ NQH trong tổng. Dư nợ luôn ở mức dưới 3% điều này cho ta thấy ngân hàng luôn đảm mức dư nợ an toàn tín dụng mà ngân hàng nhà nước cho phép.
Xét một cách tổng thể có thể thấy chất lượng tín dụng của NHNo &PTNTTP Hà Nội trong năm 2002 đã tăng lên đáng kể. Để đạt được điều đó có một phần không nhỏ của cán bộ nhân viên tín dụng, họ đã có trách nhiệm cao, thực hiện tốt qui chế, thể lệ tín dụng đồng thời phản ánh trình độ của cán bộ tín dụng ngày càng được nâng cao.
Đối với NHNo & PTNTTPHà Nội khách hàng có quan hệ vay mượn được phân theo thời hạn: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Trong cơ chế thị trường Ngân hàng làm nhiệm vụ tiếp sức cho các thành phần kinh tế có vốn hoạt động. Ngân hàng tập trung phát triển ngày càng nhiều khoản cho vay trung và dài hạn tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ của Ngân hàng lại tập trung chủ yếu vào các khoản cho vay ngắn hạn. Điều này cho thấy rủi ro trong tín dụng Ngân hàng rất cao phần lớn nguyên nhân của nợ quá hạn cho vay ngắn hạn cao là do thời hạn vay vốn ngắn Ngân hàng cũng như khách hàng xác định thời gian cho vay không chính xác, thêm vào đó là việc khách hàng làm ăn thua lỗ, do hàng hoá ứ đọng không bán được để thu vốn để trả nợ Ngân hàng dẫn đến bị chiếm dụng vốn, vỡ nợ..,cố tình chây ỳ không trả nợ Ngân hàng để sử dụng vào mục đích kinh doanh có lợi khác. Đó cũng chính là nguyên nhân làm cho tỷ trọng cho vay ngắn hạn của Ngân hàng ngày càng ít đi. Như vậy dự án đầu tư theo kế hoạch dài hạn là tương đối có hiệu quả.
Mặc dù vậy tín dụng trung dài hạn do có thời gian đáo hạn dài nên chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn. Bước vào cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt doanh nghiệp không thể tránh khỏi những khó khăn, gặp không ít thất bại trong kinh doanh dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng. Do vậy tỷ lệ NQH trung và dài hạn trên tổng nợ quá hạn thấp không có nghĩa là các khoản cho vay trung và dài hạn có ít rủi ro bởi các khoản vay này chưa đến ngày đáo hạn. Điều này đỏi hỏi cán bộ tín dụng NHNo&PTNTTP Hà Nội phải thường xuyên theo dõi các khoản cho vay để sớm phát hiện ra những dấu hiệu xấu.
*Phân loại NQH theo các thành phần kinh tế:
Bảng 3: Cơ cấu NQH theo các thành phần kinh tế:
(Đơn vị :triệu VNĐ)
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
Mức
%
Mức
%
Mức
%
1.DNNN
2.DNNQD
3.Hộ sản xuất
4.Cho vay khác
18213
4100
98
148
0,7
8,2
0,4
0,7
12
6351
100
241
2,9
16,2
0,3
0,6
56
9293
103
353
2,7
6,5
0,2
0,6
Tổng
22559
00
40384
56405
Biểu đồ 2: Diễn biến NQH theo thành phần kinh tế:
Qua số liệu trên cho ta thấy nợ quá hạn của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) năm2000 là 1823 triệu chiếm 80,7% tổng NQH.Sang đến năm 2001 tiếp tục tăng lên 3351 triệu và chiếm 82,9% tổng nợ quá hạn và năm 2002 tỉ lệ NQH cũng tăng lên là 46566 triệu nhưng lại chỉ chiếm 82,7% Tổng nợ quá hạn.
Điều này cho ta thấy tuy nợ quá hạn của các doanh nghiệp nhà nước có tăng nhưng không đáng kể bởi xét về mức tăng thì NQH của các DNNN có tăng cao nhưng xét về mặt tỉ lệ thì NQH của các DNNN chỉ giao động từ 2% đến 2,2% mà thôi.Mà như ta đã biết NQH chỉ mang tính chất thời điểm chứ không phản ánh được toàn bộ hoạt động của ngân hàng hơn nữa không chỉ có riêng NQH tăng mà ngay cẩ tổng dư nợ của ngân hàng và mức cho vay của ngân hàng cũng tăng lên đó là một điều tất yếu.
Hơn nữa xét trong mối tương quan với tổng dư nợ của ngân hàng thì ta thấy dư nợ của các DNNN chiếm tỉ trọng cao nhất khoảng từ 70% đến 75% .Nếu xét tỉ lệ NQH/Tổng dư nợ thì tỉ lệ đó lần lượt là :2000-1,9%:năm 2001-2,7%,năm 2002-3,5%.Đây là tỉ lệ tuy không phải thấp nhưng cũng không phải là cao so với hoạt động của ngân hàng hơn nữa nó vẫn luôn ở dưới mức an toàn cho phép.
Sở dĩ NQH của khối DNNN ở mức khá cao như vậy là do các doanh nghiệp thường xuyên làm an thua lỗ, kém hiệu quả.Điển hình là một số công ty:Công ty thương mại du lịch và dịch vụ hàng không nợ 14160 triệu,công ty kinh doanh và sản xuất vật tư hàng hoá nợ 23415 triệu,công ty thương mại lâm sản Hà Nội nợ 15552 triệu,công ty xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư giao thông vân tải nợ 8584 triệu…vv. Điều này cho thấy ngân hàng cần cố găng hơn nữa trong việc xử lí các khoản NQH đã phát sinh và công tác phòng ngừa NQH.
Sang đến khoản cho vay đối với các DNNQD thì các khoản NQH ở thành phần kinh tế này luôn chỉ dao động ở mức 16-18%.Tỉ lệ NQH của DNNQD/Tổng NQH lần lượt các năm là:2000-18,2%,2001-16,2%,2002-16,5%.Trong khi đó tỉ lệ dư nợ của các DNNQD/Tổng Dư Nợ là:2000-10,3%,2001-10,2%,2002-20,3%.Như vậy tỉ lệ NQH tỉ lệ thuận với tổng dư nợ tức tổng dư nợ càng tăng thì tỉ lệ NQH cũng tăng theo.
Ở năm 2000 tỉ lệ NQH đạt ở mức cao nhất là do thực tế các khoản cho vay đối với các DNNQD đã đến hạn từ năm 1999 và nhiều khoản chưa trả nợ được nhưng sang năm 2000 mới hạch toán. Sở dĩ như vậy là do trong những năm qua Doanh nghiệp ngoài quốc doanh được thành lập một cách ồ ạt mở rộng quy mô song lại tách rời khả nănng tài chính các doanh nghiệp còn quá ít vốn thậm chí còn không có vốn hoạt động kinh doanh hay ra đời bằng vốn ảo ( chủ yếu hoạt động bằng vốn vay hay vốn đi chiếm dụng ), không tự chủ được về vốn nên kinh doanh thua lỗ, đó chưa kể rủi ro đạo đức có thể xảy ra. Cùng với sự phát triển của đất nứơc, trong những năm qua nước ta có thêm nhiều công ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn, tuy nhiên công ty cổ phần do mới thành lập hay do chuyển từ doanh nghiệp nhà nước sang và đặc biệt là các công ty trách nhiệm hữu hạn hoạt động vẫn chưa thực sự có kết quả do vậy tỷ lệ các khoản nợ quá hạn của thành phần kinh tế này còn cao.Do vậy trước tình hình NQH của khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát sinh,ngân hàng đã tiến hành nhiều biện pháp thu hồi nợ nên cuối cùng đã đạt được những kết quả đáng mừng trong năm 2002.Điều này chứng tỏ ngân hàng đã thấy được tiềm năng và nội lực của thành phần kinh tế này và có xu hướng đầu tư một cách có hiệu quả.
Các khoản nợ của các hộ sản xuất và cho vay khác ở ngân hàng không chiếm tỉ trọng cao cả về dư nợ lẫn tỉ lệ NQH.Chứng tỏ ngân hàng không chú trọng lắm đến việc mở rộng các khoản cho vay với thành phần kinh tế này.Tuy nhiên ngân hàng cũng nên xem xét để khai thác tiềm năng từ thành phần kinh tế này và cần nâng cao kĩ năng,nghiệp vụ của cán bộ tín dụng để luôn hạn chế rủi ro và tỉ lệ NQH ở mức thấp nhất có thể.
*Căn cứ vào thời gian NQH:
Bảng 4: Cơ cấu NQH theo thời gian quá hạn:
(Đơn vị: Triệu VND)
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
Mức
Tỷ lệ %
Mức
Tỷ lệ %
Mức
tỷ lệ %
1. NQH < 180 ngày
15654
69,4
33215
82,2
45274
80,3
2. NQH từ 180 – 360 ngày
2500
11,1
3500
8,7
4852
8,6
3. NQH > 360 ngày
4405
19,5
3669
9,1
6279
11,1
Tổng
22559
100
40384
100
56405
100
(Nguồn báo cáo tổng kết các năm 2000,2001,2002)
Biểu đồ: Diễn biến NQH theo thời gian quá hạn
Qua số liệu bảng trên ta thấy NQH360 ngày ngày càng tăng dần lên.Năm 2000 NQH360 ngày năm 2000 NQH >360 ngày là 4450 triệu chiếm tới 19,5%tổng NQH,năm 2001 NQH >360 ngày lại giảm và ở mức 3669 triệu chỉ chiếm 9,1% và sang năm 2002 NQH>360 ngày tiếp tục lạI tăng ở mức 6279 triệu và chiếm 11,1 % tổng NQH như vậy nếu xét về mặt tỉ lệ thì năm 200 NQH>360 ngày vẫn chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn so với 2 năm còn lại.Nhưng nếu xét về mặt số tuyệt đối thì tỉ lệ NQH năm 2002 lại đạt ở mức cao nhất.Sở dĩ năm 2002 NQH tăng lên đặc biệt là NQH>360 ngày càng tăng lên khá mạnh là do các món nợ từ năm 2001 chưa xử lí được nhiều,nhất là tỉ lệ NQH>360 ngày là khá lớn gây khó khăn cho ngân hàng trong việc xử lí,làm ứ đọng và thậm chí có nguy cơ làm mất vốn của ngân hàng đòi hỏi ngân hàng phải có biện pháp để xử lí.
Nói chung tỉ lệ NQH của ngân hàng tuy có tăng nhưng không đáng kể đặc biệt nếu xét tỉ lệ NQH/Tổng dư nợ thì ta càng thấy rõ điều này và càng thấy ngân hàng hoạt động vẫn hiệu quả.Điều này chứng tỏ ngân hàng đã tích cực áp dụng những biện pháp khác nhau nên đã hạn chế được số NQH ở mức có thể chấp nhận được.
Căn cứ và nguyên nhân phát sinh NQH:
(nguồn cáo cáo tín dụng các năm 2000,2001,2002)
Bảng 5:Cơ cấu Nợ quá hạn theo nguyên nhân phát sinh:
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
Mức
%
Mức
%
Mức
%
I.Nguyên nhân của tổ chức tín dụng
0
0
0
0
0
0
II.Nguyên nhân khách quan
1.Do bất khả kháng và cơ chế chính sách
-Do sắp lại doanh nghiệp
-Do thay đổi cơ chế chính sách
-Do chỉ định hoặc quyết định của cấp trên
22559
40384
56405
2.Do khách hàng của ngân hàng
-Do kinh doanh thua lỗ
-Do sử dụng vốnvay không đúng mục đích
-Do khách hàngvay có chủ ý lừa đảo
-Do khách hàngbị phá sản
-Nguyên nhân khác
16234
6325
82
18
25643
1471
63,5
36,5
48480
17925
62,8
1,8
Tổng nợ quá hạn
22559
40384
56405
Đứng từ góc độ này để phân tích NQH sẽ cho ta đánh giá kết quả công tác phòng ngừa NQH và cũng là một cơ sở để đưa ra phương thức xử lí nợ quá hạn.
Ta có thể dễ dàng nhận thấy NQH phát sinh chủ yếu do nguyên nhân từ phía khách hàng và chiếm tỉ trọng ngày càng tăng trong tổng NQH của ngân hàng.Nợ quá hạn quá hạn do nguyên nhân phát sinh tứ phía khách hàng cũng đang có dấu hiệu giảm dần dặc biệt trong năm 2001 nếu xét về tỉ trọng thì nợ quá hạn do phía khách hàng đã giảm từ 72 % năm 2000 xuống còn 63,5% năm 2002.Sở dĩ có kết quả đó là do NQH ngân hàng đã ngày càng nâng cao khâu thẩm định cũng như việc thực hiện các nguyên tắc cho vay và kiểm soát sau khi cho vay. Trong 3 năm tình hình nợ quá hạn tuy ở mức không cao lắm song không vì thế mà ngân hàng chủ quan bỏ qua các bước trong khâu cho vay, ngân hàng luôn luôn cố gắng thực hiện tốt từ khâu thẩm định cũng như việc thực hiện các nguyên tắc cho vay và kiểm soát sau khi vay qua đó đã có những bước chuyển biến đáng kể. Do vậy trong 3 năm qua tất cả đều không phải do nguyên nhân từ phía ngân hàng.
Về phía khách hàng,thông thường khách hàng không trả được nợ là do ba nguyên nhân chính: kinh doanh thua lỗ, do sử dụng vốn sai mục đích,và do cố ý lừa đảo. Trong năm 2000, 2001, 2002 tỷ lệ nợ quá do khách hàng làm ăn thua lỗ ngày càng tăng điều đó cũng phần nào phản ánh được tình hình khó khăn trong kinh doanh trong những năm gần đây của nước ta.Như ta đã biết trong cơ chế thị trường ngày nay, các doanh nghiệp ngoài việc phải cạnh tranh với nhau, rất khốc liệt thì còn có mối liên hệ rất mật thiết với nhau. Do vậy, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng lẫn nhau.Vì vậy ngân hàng nên tư vấn cho khách hàng trong lĩnh vực am hiểu, cũng vì lý do kinh doanh gặp nhiều khó khăn mà có nhiều khách hàng đã sử dụng vốn sai mục đích đã ký kết trong hợp đồng tín dụng.
Ngoài ra, nợ quá hạn còn phát sinh do các nguyên nhân khách quan trong đó chủ yếu là do cơ chế chính sách thay đổi. Nước ta đang trong tiến trình đổi mới, nên hệ thống pháp luật còn chưa được đồng bộ còn nhiều mâu thuẫn nên thường xuyên có sự thay đổi cơ chế chính sách để thích ứng với nền kinh tế thị trường. Trong những trưòng hợp đó ngân hàng đã có chính sách đúng khi có các biện pháp “cứu cánh” cho doanh nghiệp nên đã giúp cho nhiều doanh nghiệp là khách hàng của mình thoat khỏi tình trạng nguy cấp,giảm đáng kể NQH do nguyên nhân này trong năm 2002 và tiến tới sẽ giảm nhiều hơn nữa trong năm 2003.
Tóm lại ta thấy tình hình NQH của NH NN&PTNT TP Hà Nội trong 3 năm qua đã có những thay đổi đáng kể từ chỗ nợ quá hạn đang ở mức khá cao nhưng dù vậy vẫn vẫn luôn giữ ở mức cho phép đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng ,trong đó nợ quá hạn chủ yếu tập trung ở các món vay ngắn hạn.Các khoản nợ phát sinh chủ yếu từ các năm trước và trong 2 năm gần đây do công tác cán bộ được cảI tiến nhiều cũng như những thay đổi hợp lí trong chính sách của ngân hàng mà NQH phát sinh mới giảm đáng kể và không ở tình trạng quá suy yếu.
2.Các biện pháp phòng ngừa và xử lí nợ quá hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội:
a)Các biện pháp phòng ngừa:
Như ta đã biết, NQH là một trong những rủi ro khó có thể tránh khỏi của tất cả các ngân hàng. Một trong những nguyên nhân là do các ngân hàng có biện pháp phòng ngừa khác nhau và mỗi một biện pháp lại đem lại một kết quả khác nhau.Trong đó các biện pháp thường được áp dụng ở ngân hàng No&PTNTTP Hà Nội là:
*Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý:
Chính sách tín dụng của Ngân hàng là một hệ thống các biện pháp nhằm mở rộng hay thu hẹp hoạt động cho vay
*Nghiên cứu khách hàng:
Mục tiêu kinh doanh hàng đầu của các Ngân hàng thương mại là lợi nhuận, song trên con đường tìm kiếm lợi nhuận tối đa đó, các Ngân hàng thương mại luôn gặp phải một rào cản đó là rủi ro. Để phòng ngừa, hạn chế rủi ro các NHNoHN đã áp dụng nhiều biện pháp trong đó biện pháp cơ bản có vị trí quan trọng số một là phải phân tích, đánh giá một cách toàn diện khách hàng trước khi cho vay, nếu khách hàng được đánh giá là tốt thì được Ngân hàng cho vay.
*Thiết lập hệ thống thông tin khách hàng:
Ngoài việc nghiên cứu thu thập thông tin về các doanh nghiệp trong hồ sơ khách hàng ,NHNo&PTNTTP Hà Nội còn thu thập thông tin từ trung tâm rủi ro,NHNN và các NHTM khác.Ngoài ra,các số liệu của cơ quan thông kê,báo chí… liên quan đến doanh nghiệp cũng là một nguồn thông tin quý giá mà ngân hàng sử dụng để đánh giá khách hàng .
*Phân tán rủi ro:
Quán triệt quan điểm “không bỏ chung trứng vào một rổ”, NHNo &PTNT TP HN luôn tiến hành đa dạnh hoá các hình thức cho vay, lĩnh vực cho vay.
Đối với những khoản vay lớn mà ngân hàng khó xác định khả năng và mức độ rủi ro thì ngân hàng sẽ tiến hành liên kết với các ngân hàng khác thực hiện cho vay đồng tài trợ.
*Đẩy mạnh công tác cán bộ tín dụng:
Ngân hàng luôn chú trọng đào tạo,nâng cao năng lực quản lí,chủ động trong công việc của cán bộ tín dụng. Bước sang năm 2003 ngân hàng vẫn sẽ tiếp tục có những kế hoạch mở những lớp tập huấn cho cán bộ ngân hàng nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng, khuyến khích cán bộ tín dụng tự đào tạo.
b)Các biện pháp xử lí:
Trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng, phòng tín dụng có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng và đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi theo đúng các điều kiện cam kết trong hợp đồng tín dụng và các qui định của thể lệ tín dụng,quy trình quy phạm nghiệp vụ tín dụng của NHNo&PTNT TP Hà Nội. Có thể nói, nhờ áp dụng các biện pháp đúng đắn ngân hàng đã không những giúp được khách hàng mà còn giúp cho chính ngân hàng. Đồng thời nó sẽ giúp cho quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng càng thêm chặt chẽ bở khách hàng nào cũng muốn thiết lập quan hệ với ngân hàng đã giúp đỡ mình trong lúc khó khăn.
*Dãn nợ:
Là hình thức kéo dài thời gian trả nợ (nhưng tối đa không quá 12 tháng),nếu hết khả năng gia hạn thì hoãn chuyển sang nợ quá hạn,hoặc tùy mục đích sử dụng vốn được xác định lại là trung hạn thì chuyển sang cho vay trung hạn,hoặc khách hàng đưa thêm tài sản mới để thế chấp,cầm cố bổ sung bảo đảm món vay thì bổ sung thời hạn cho vay.
* Thúc nợ:
Là biện pháp đệm,chuẩn bị cho các bước khởi kiện qua việc kết hợp với chính quyền địa phương để áp lực thu hối nợ.
* Gán nợ:
Là hình thức trừ cân nợ bằng cách NHNo &PTNT Hà Nội mua lại tài sản thế chấp,cầm cố của người vay với giá hợp lí.
* Khởi kiện:
Là bước xử lí sau cùng khi các bước xử lí trên được thực hiện nhưng vẫn không thu hồi được nợ.
Việc xử lí tài sản thế chấp ở NHNo &PTNTTP Hà Nội chủ yếu dựa trên 3 phương thức:
- Nhận gán nợ:nói chung phương thức này chưa được áp dụng nhiều tạI\i ngân hàng.Hơn nữa hiện nay nếu ngân hàng muốn nhận tài sản gán nợ còn phải tổ chức định giá với sự tham gia của các cơ quan thi hành án,viện kiểm soát nhân dân,chính quyền địa phương,phòng tài chính,phòng xây dựng quận, huyện nơi có tài sản thế chấp nên khá phức tạp.
+ Phát mại tài sản thế chấp qua trung tâm đấu giá:Việc phát mại tài sản thế chấp theo cách này thường rất tốn kém.Mặt khác,khi ngân hàng đề nghị cơ quan thi hành án chuyển việc giải quyết tài sản thế chấp qua trung tâm đấu giá thì công tác thi hành án rất chậm và gặp nhiều khó khăn,thậm chí bị ép giá. Do vậy, người đi vay sẽ bị thiệt thòi nhiều và không chấp nhận.Hơn nữa,theo hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam thì “Mọi công dân đều có quyền về nhà ở”. Điều đó buộc ngân hàng nếu bán tài sản thế chấp phải tính đến chỗ ở cho người đi vay là một điều không dễ và làng làm giá trị thu được của ngân hàng sau khi phát mại tài sản giảm.
+ Thuyết phục người đi vay tự bán tài sản thế chấp: Bằng cách làm này sẽ khắc phục được hầu hết nhược điểm của 2 phương án trên.
c) Đánh giá công tác phòng ngừa và xử lí nợ quá hạn tại NHNo &PTNTTPHN:
*Kết quả đạt được:
Nhờ áp dụng các biện pháp phòng ngừa NQH một cách thích hợp trong 2 năm qua NQH của ngân hàng phát sinh không đáng kể,chất lượng tín dụng của các khoản vay mới tăng lên rõ rệt. Đồng thời việc xử lí các khoản NQH đã phát sinh có kết quả rất khả quan.
Đạt được những kế quả nói trên là do được sự chỉ đạo hợp lí của NHNo &PTNTTP Hà Nội cũng như nỗ lực không ngừng của lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên tín dụng cũng như các cán bộ trong ban xử lí nợ,cụ thể các mặt làm được là:
Cơ chế cho vay được sửa đổi hoàn thiện hơn. Công tác thẩm định trước khi cho vay được thực hiện nghiêm túc hơn . Đồng thời gắn được trách nhiệm của mỗi cán bộ tín dụng đối với các khoản cho vay mà mình thực hiện các khoản cho vay đều được trưởng phòng tín dụng trực tiếp thông qua. Do đó trong 2 năm qua hầu hết như không phát sinh nợ quá hạn đối với các khoản cho vay mới.
*Tồn tại chủ yếu:
Bên cạnh những mặt đã đạt được Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông Hà Nội cũng có những tồn tại nhất định cần khắc phục để đảm bảo cho các khoản vay được an toàn hơn:
- Hệ thống thông tin khách hàng chưa hoàn thiện các thông tin không được cập nhật thường xuyên vừa chậm vừa thiếu không đáp ứng được nhu cầu. Các kênh thông tin khác nhau như phương tiện thông tin đại chúng chỉ dừng ở mức chung chung không thể phản ánh được thực trạng nội bộ. Ngoài ra, quan hệ trao đổi thông tin với các Ngân hàng khác chưa rộng.
- Công tác kiểm toán nội bộ giữ một vai trò khá quan trọng trong quản lý kinh doanh Ngân hàng nhưng lại chưa được coi trọng. Việc kiểm nội bộ có tác dụng kiểm tra lại các hoạt động của Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng của Ngân hàng nói riêng (kiểm tra quá trình ghi chép sổ, lập các biểu, báo cáo.. .) giúp kịp thời phát hiện những sai phạm của bản thân Ngân hàng, của cán bộ tín dụng để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời, Ngân hàng nên chú trọng công tác này.
- Hiểu biết của cán bộ tín dụng về các lĩnh vực này còn hạn chế. Do vậy việc tư vấn cho khách hàng ít và gặp nhiều khó khăn trong quá trình kiểm tra trước và sau khi cho vay.
- Các biện pháp áp dụng trong việc xử lý còn chưa phong phú, đa dạng cần phải có thêm một số biện pháp khác để việc xử lý nợ quá hạn đạt kết quả cao hơn.
CHƯƠNG III:
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP
PHÒNG NGỪA NỢ QUÁ HẠN TẠI NHNOHN.
I.Phương huớng hoạt động tín dụng &kế hoạch thu hồi nợ năm 2003:
1.Mục tiêu định hướng hoạt động tín dụng năm 2003:
Căn cứ vào định hướng kinh doanh năm 2003 của HĐQT Ngân hàng No&PTNT Việt Nam và kế hoạch kinh doanh năm 2003 của ngân hàng No&PTNTHN đã được tổng giám đốc giao kế hoạch,từ thực tế kinh doanh năm 2003, phòng kinh doanh xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tín dụng năm 2003 như sau:
- Dư nợ cuối năm đạt 2600 tỉ đồng tăng trưởng 30% so với năm 2002
- Dư nợ ngắn hạn đạt 1600 tỉ đồng chiếm 61,5% tổng dư nợ,tăng trưởng 27,1% so với năm 2002
- Dư nợ trung và dài hạn đạt 1000 tỉ đồng chiếm 38,5% tổng dư nợ,tăng trưởng 34% so với năm 2002
- Nợ quá hạn khống chế ở mức 70 tỉ đồng đảm bảo tỉ lệ<3% tổng dư nợ.
-Trích rủi ro năm 2003: từ 60-65 tỉ để xử lí rủi ro căn cứ vào tình hình tài chính và việc chuyển nợ quá hạn.
-Xử lí rủi ro cả năm: phấn đấu xử lí 55 tỉ đồng
-Thu nợ rủi ro phần đấu đạt 50 tỷ đồng tăng 43 tỷ so với năm 2002
-Mua bán ngoại tệ (USD): đạt 120 triệu USD tăng 12 triệu so với năm 2002
-Tỷ lệ thu lãi: đạt >95% lãi phải thu.
Đầu tư tín dụng:
(Đơn vị:triệu VND)
TT
Chỉ tiêu
Thực hiện
2002
Thực hiện
2003
+,- so với KH
Số tiền
% +,-
Tổng dư nợ
2.003
2.006
+600
+300
1
2
3
Dư nợ theo thời hạn cho vay
Cho vay ngắn hạn
Cho vay trung hạn
Cho vay dài hạn
Dư nợ theo thành phần kinh tế
CHO VAY DNNN
Cho vay DNNQD
Cho vay HTX
Cho vay HSX
Cho vay khác
Nợ quá hạn
1.259
465
279
1.308
402
4
127
162
56,4
1600
600
400
1610
600
10
180
200
70
+342
+136
+121
+302
+199
+6
+53
+38
+13,6
+27,1
+30
+43,3
+23
+50
+150
+41,7
+24,2
24,1
2.Kế hoạch thu hồi nợ:
Trong năm 2002 NHNo&PTNTHN đã kịp thời triển khai những văn bản của Chính phủ, của NHNN và của các bộ ngành liên quan và đã đạt những hiệu quả rất đáng khích lệ. Tiến tới năm 2003 Ngân hàng đã có những kế hoạch và phương hướng thu hồi nợ như sau:
- Phải không ngừng tăng cường công tác kiểm tra trước ,trong và sau khi cho vay.Trong đó thẩm định là một trong những khâu quan trọng quuyết định đến hiệu quả và an toàn của vốn vay.
- Về hồ sơ vay vốn nói riêng và hồ sơ tín dụng nói chung: từng bước sắp xếp, chỉnh sửa đúng chế độ, lưu giữ cẩn thận.
- Việc thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn, thu lãi vay,thu nợ rủi ro đã được chú trọng
- Hàng tháng cán bộ tín dụng và cán bộ kế toán phải phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc thông báo nợ đến hạn để cán bộ tín dụng đôn đóc khách hàng trả nợ đúng hạn hoặc gia hạn nợ (nếu cần), tránh chuyển nợ quá hạn nếu không cần thiết.
Để đạt được kế hoạch đã đề ra không những cần có sự nỗ lực của bản thân ngân hàng mà còn có sự giúp đỡ từ phía Chính Phủ, NHNN…Ngoài những biện pháp mà ngân hàng đã và đang tiến hành, em xin góp một vài ý kiến về việc phòng ngừa xử lí NQH.
II/Kiến nghị đối với chính phủ và ngân hàng Nhà nước:
Trong thời gian qua,chính phủ và ngân hàng nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp quy mới nhằm củng cố hệ thống pháp luật. Tuy nhiên,việc làm này không phải đơn giản mà thường xuyên phát sinh mâu thuẫn mới cần khăc phục. Đứng trên góc độ nhằm phòng ngừa và xử lí NQH,tôi xin có một số ý kiến sau:
1.Kiến nghị đối với Nhà nước,ngân hàng nhà nước và các cơ quan chức năng:
a)Kiến nghị ngăn ngừa hạn chế Nợ quá hạn:
- Chính phủ phải có thái độ dứt khoát sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước,chỉ để tồn tại những doanh nghiệp làm ăm có hiệu quả, nhưng doanh nghiệp cần thiết cho dân sinh,cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.
- Cần kiểm soát chặt chẽ, tăng cường trách nhiệm trong việc cấp giấy phép thành lập và đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp sao cho phù hợp với năng lực thực tế của doanh nghiệp đó.
- Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện và sửa đổi, ban hành các bộ luật, văn bản dưới hình thức luật liên quan đến hoạt động của nền kinh tế nói chung và đến hoạt động ngân hàng nói riêng tạo hành lang pháp lí cho hoạt động doanh nghiệp và các ngân hàng thương mại đi đúng hướng .
- Nhà nước cần có biện pháp đảm bảo môi trường kinh tế ổn định,góp phấn đảm bảo hiệu quả vốn tín dụng ngân hàng cấp cho nền kinh tế.Nhà nước nên có những bước đệm hoặc những giải pháp thực hiện gỡ nhứng khó khăn gây ra khi có sự chuyển đổi,điều chỉnh cơ chế,chính sách liên quan toàn bộ nền kinh tế.
*Về lãi suất nợ quá hạn:
Theo qui định của NHNN,lãi suất NQH bằng 150 % lãi suất cho vay cùng loại.Như vậy,một khách hàng vốn đã gặp khó khăn không trả được nợ đúng hạn lại phải chịu thêm gánh nặng bởi lãi suất NQH quá cao sẽ càng gây thêm khó khăn cho doanh nghiệp. Nên chăng NHNN bỏ qui định về lãi suất NQH để cho các NHTM tuỳ theo mức đọ rủi ro và các yếu tố khác của từng khoản vay mà quyết định lãi suất NQH phù hợp với từng khoản vay nhằm thu hồi nhanh nhất và đầy đủ nhất các khoản cho vay phát sinh nợ quá hạn,hạn chế tối đa rủi ro.
Hơn nữa, mức lãi suất NQH đựơc xác định căn cứ dựa trên mức qui định của thống đốc ngân hàng nhà nước tại thời điểm kí kết hợp đồng tín dụng. Mặc dù hiện nay các ngân hàng đang áp dụng qui chế mới là thực hiện hợp đồng tín dụng với khách hàng dựa trên lãi suất thoả thuận với nhau.Vậy mà lãi suất làm căn cứ để xác định mức lãi suất NQH lại không được điều chỉnh với mức lãi suất thoả thuận đã được thực hiện mà phải căn cứ vào mức lãi suất từ khi kí kết hợp đông tín dụng.Do đó,thiết nghĩ cần thay đổi qui định này nhằm tránh những bất hợp lí khi có những biến động lớn về lãi suất cho vả hai bên tổ chức tín dụng và khách hàng.Qui đinh mới phải thể hiện được lãi suất làm căn cư xác định lãi suất NQH là mức lãi suất hai bên đang áp dụng đối với khoản vay tại thời điểm chuyển sang NQH.Có như vậy,việc áp dụng lãi suất NQH mới có ý nghĩa.
*Về thời gian gia hạn vay:
Việc gia hạn nợ vay thuộc thẩm quyền quyết định của Ngân hàng nhà nước theo qui định tại khoản 4 đIều 54 Luật các tổ chức tín dụng về thơì gian gia hạn nợ.Việc qui định này là quá cứng nhắc không tạo cơ sở pháp lý cho việc xử lí một số trường hợp phát sinh từ thực tiễn đòi hỏi phải có sự qui định linh hoạt trong chính sách như trưòng hợp khách hàng bị thua lỗ trong 2,3 năm do các nguyên nhân bất khả kháng.
* Về thời hiệu khởi kiện:
Qui định về thời hiệu khởi kiện vụ án kinh tế 6 tháng với hoạt động ngân hàng là quá ngắn vì các khoản nợ vay của khách hàng khi đáo hạn chưa trả cho ngân hàng,ngân hàng thường phải thương lượng với khách hàng để tìm ra giải pháp tốt nhất để thu nợ,tránh phải đưa ra kiện tụng tranh chấp trước toà án,do đã mất một khoảng thời gian dài.Nếu khách hàng biết được qui định này cố tình không xác nhận trong thời gian 6 tháng thì ngân hàng không thể khởi kiện do hết thời hiệu khởi kiện,nên quyền lợi chính đáng của ngân hàng không được bảo vệ.Do vậy thiết nghĩ nên kéo dài thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp liên quan đến hoạt động ngân hàng.
b)Kiến nghị xử lí nợ quá hạn
- Các cơ quan chức năng cần phát hiện và xử lí kịp thời các truờng hợp ra đời của một doanh nghiệp ngoàI quốc doanh băng “vốn ảo”.Mạnh dạn cho giảI thể,phá sản doanh nghiệp làm ăn thua lỗ không có khả năng trả nợ ngân hàng kéo dài quá lâu.
- Các cơ quan hữu quan nhất là các cơ quan pháp luật cần giúp đỡ ngân hàng trong việc xử lí NQH phát mại tài sản thế chấp thu hồi vốn cho Nhà nước,xử lí cán bộ ngân hàng nghiêm minh,đúng người đúng việc khi có vi phạm.
2.Kiến nghị đối với ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam:
- Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam cần có biện pháp chỉ đạo thực hiện chế độ nghiệp vụ sát sao,các văn bản hướng dẫn thực hiện cần ngắn gọn,dễ hiểu,dễ làm,xử lí kịp thời những vướng mắc của chi nhánh.
- Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ để ngăn ngừa kịp thời những sai sót
- Coi trọng công tác cán bộ ,thường xuyên mở các lớp huấn luyện nghiệp vụ trang bị kiến thức mới cho cán bộ tín dụng,quan tâm đến việc bố trí sắo xếp cán bộ lãnh đạo chủ chốt cho các chi nhánh.
-Làm tốt công tác phòng ngừa và xử lí rủi ro có sự liên lạc thường xuyên giữa thông tin phòng ngừa rủi ro với các chi nhánh,hướng dẫn chi nhánh thực hiện tốt công tác này.
III/Giải pháp phòng ngừa và xử lí nợ quá hạn tại NHNoHN:
1.Hoàn thiện hệ thống thông tin khách hàng:
Thông tin khách hàng càng phát triển về số lượng và chất lượng thì càng làm giảm mức độ rủi ro cho hoạt động tín dụng.Thông tin khách hàng vay vốn ngân hàng trên địa bàn là cần thiết để tìm hiểu một phần tình hình công nợ của khách hàng.Trên cơ sở đó xác định khả năng thanh hoàn trả nợ vay của khách hàng.Ngoài ra,việc tìm kiếm thông tin về ngành nghề,thị trường..có liên quan đến hoạt động kinh doanh của khách hàng cũng rất quan trọng để ngân hàng tìm hiểu về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Hiện nay, Ngân hàng nhà nước đã có hệ thống trung tâm thông tin tín dụng song thông tin được cập nhật còn chưa được nhanh và chưa đầy đủ,hình thức còn đơn điệu.Do vậy,ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội nên thiết lập một bộ phận chuyên trách về thông tin rủi ro,gọi là phòng nghiên cứu rủi ro nhằm thu thập thông tin nhanh,đầy đủ và kịp thời hơn.
Bên cạnh việc khai thác thông tin từ trung tâm tín dụng của ngân hàng nhà nước,thông tin còn cần được khai thác triệt để từ các nguồn khác chẳng hạn như:
*Thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng
*Thông tin khai thác qua những lần tiếp xúc,giao tiếp với khách hàng,thông qua mối quan hệ với các ban ngành liên quan.
2.Tăng cường công tác nghiên cứu khách hàng:
Trong công tác nghiên cứu khách hàng trước khi cho vay, việc sử dụng các hệ tài chính để đánh giá khách hàng là rất quan trọng. NHNo&PTNTHà Nội đã sử dụng một hệ thống các hệ số tài chính để đánh giá tình hình tài chính của khách hàng khá hiệu quả,tuy nhiên ngân hàng nên sử dụng thêm hệ số tài trợ để đánh giá.
3.Cung cấp dịch vụ tư vấn cho khách hàng:
Chính nhờ giải pháp này mà cán bộ tín dụng sẽ có được kiến thức khá tốt giúp cho việc tư vấn kinh doanh cho khách hàng có thể phát triển được.Việc cung cấp dịch vụ này sẽ giúp cho cả khách hàng và ngân hàng cùng phát triển.
4.Tăng cường kiểm tra giám sát khách hàng vay vốn theo dõi rủi ro có thể xảy ra
Cán bộ tín dụng cần có những cuộc viếng thăm đột xuất khách hàng của mình để kiểm tra tình hình sủ dụng tiền vay,tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng để có những đánh giá sơ bộ về hiệu quả dự án vốn vay.Đồng thời kiểm tra qua các nguồn thông tin khác nhau thu thập được về khách hàng.Trên cơ sở đó thường xuyên bổ sung thông tin vào hồ sơ khách hàng để phản ánh đúng kịp thời thực trạng của khách hàng,giúp ngân hàng chủ động hơn trong quan hệ với khách hàng.
5.Ngân hàng khuyến khích khách hàng vay vốn mở tài khoản tại ngân hàng mình:
Để tiện theo dõi tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng,ngân hàng nên khuyến khích khánh hàng mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng mình.Từ đó,ngân hàng có thể sớm phát hiện ra những vấn đề nghi vấn để có biện pháp marketing giới thiệu về những tiện ích của các phương tiện thanh toán mà ngân hàng cung cấp.Đồng thời,ngân hàng cũng không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng và sự phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh của khách hàng về các dịch vụ này.
6. Phân loại các khoản nợ:
Phân tích chi tiết nợ quá hạn để có biện pháp xử lí đối với từng loại nợ quá hạn. Đối với doanh nghiệp ngừng hoạt động lâu ngày chỉ còn là một “con nợ quá hạn” thì chi nhánh phải làm thủ tục đưa ra tòa đề nghị giả thể hay phá sản theo qui định
7. Cơ cấu lại các khoản nợ:
- Phân tích thực trạng các món nợ quá hạn,nợ tiềm ẩn rủi ro trình và nợ đã được xử lí rủi ro để từ đó đánh giá được khả năng thu hồi nợ thông qua phân tích nợ có đảm bảo,không đảm bảo,thực trạng tài sản thế chấp có thể xử lí thu hồi nợ,phương án xử lí vận dụng các giải pháp,chính sách của các ban ngành liên quan trong việc xử lí nợ tồn đọng.
- Quan hệ chặt chẽ với các cấp uỷ ,chính quyền địa phương,các ban ngành chức năng có liên quan trong việc cho vay,thunợ,xử lí nợ,xử lí tài sản đảm bảo tiền vay.
- Tiếp tục chuyển nợ quá hạn của các món vay cũ không có khả năng trả nợ để xử lí rủi ro.
8.Nâng cao năng lực thẩm định dự án đầu tư cho cán bộ tín dụng:
Đây là một yêu cầu luôn được đặt ra trong công tác thẩm định dự án của các ngân hàng có thể chủ động trong việc ngăn ngừa những dự án tồi và tài trợ cho dự án tốt một cách có hiệu quả.Nâng cao năng lực thẩm định dự án đầu tư có ý quan trọng trong bối cảnh hiện nay nước ta đang đẩy nhanh tốc độ đầu tư,nhằm đạt được mục tiêu duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế bền vững,tạo đà cho bước phát triển vững chắc ở những năm sau và thực hiện thành công sự nghiêp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.Để nâng cao năng lực thẩm định đòi hỏi nguời thẩm định phải được trang bị nhưng kiến thức cơ bản về dự án,kĩ năng thẩm định dự án và nắm được các qui định của nhà nước có liên quan đến lĩnh vực đầu tư.Trong điều kiện ở nước ta hiện nay khi mà hệ thống thông tin còn chưa phát triển lắm và chưa có hệ thống tiêu chuẩn đối với các ngành nghề làm tiêu chuẩn cho việc cho việc so sánh các chỉ tiêu hiệu quả và an toàn tài chính của các dự án thì ngoài sự cố gắng của bản thân cán bộ tín dụng cần có sự kết hợp của ngân hàng nông nghiệp &phát triển nông thôn Hà Nội và sự quan tâm của Ngân hàng nhà nước .Do vây nên có một số biện pháp sau:
*Cán bộ thẩm định phải thường xuyên cập nhật những qui định của nhà nước có liên quan đến lĩnh vực đầu tư để bảo vệ lợi ích của mình trong các lĩnh vực thậm chí cả những lĩnh vực mà các ngân hàng không có đủ khả năng chuyên môn để thẩm đinh như lĩnh vực kĩ thuật, xây dựng, môi trường…
*Thu thập những thông tin cần thiêt về thị trường sản phẩm
9. Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ:
Công tác này như đã phân tích ở trên sẽ giúp ngân hàng kịp thời phát hiện những sai phạm của bản thân ngân hàng cũng như của cán bộ tín dụng để có biện pháp kịp thời ngăn chặn, xử lí .Về cơ bản công tác này thường bao gồm việc soát xét lại các phương tiện đã sử dụng để xác định tính toán, phân loại và báo cáo thông tin, thẩm định các khoản mục cá biệt, kiểm tra tính hiệu lực, hiệu quả của các hoạt động trong ngân hàng. Nhờ đó sẽ rà soát được các hoạt động của ngân hàng,các thông tin tàI chính quan trọng…Tuy nhiên, việc thực hiên các công tác này cần phải được làm một cách hợp lí tránh ảnh hưởng đến những hoạt động bình thường của ngân hàng.
10. Đa dạng hoá các biện pháp xử lí nợ quá hạn:
Ngoài các biện pháp xử lí NQH đã được áp dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội còn có một số biện pháp mà trong một số trường hợp tỏ ra rất có hiệ quả trong việc xử lí nợ quá hạn:
-Biện pháp nuôi nợ:
Đó là việc ngân hàng tiếp thêm vốn đẻ giúp khách hàng “vượt cạn” trong những giai đoạn khó khăn tài chính tạm thời.Trong những trường hợp như thế này,việc ngân hàng giám tiếp tục tàI trợ thêm cho khách hàng đã giúp khách hàng của mình vượt qua cơn “bí cực” ssẽ góp phần làm lành mạnh hoá khoản nợ.
-Xử lí nợ quá hạng bằng đồng tài trợ:
Có một số khoản nợ quá hạn mà vượt khả năng của một ngân hàng đủ hoặc không đủ hiệu quả giải quyết mà cần có sự phối hợp giữa các ngân hàng theo dạng đồng tài trợ để xứ nợ quá hạn .Việc các ngân hàng tham gia đồng tài trợ hay hợp vốn để xử lí nợ quá hạn tạo ra thế mạnh như:mỗi ngân hàng có hệ thống khách hàng quen thuộc có lĩnh vực am hiểu tường tận nay nói cách khác là có thế mạnh riêng.Do vậy,việc đồng tài trợ sẽ tập trung và bổ sung cho nhau thế mạnh,hạn chế mặt yếu,tạo sự kiểm soát đồng bộ về khách hàng,bổ sung vốn,bổ sung nghiệp vụ và học hỏi lẫn nhau về nghiệp vụ
Trên đây là một số biện pháp để phòng ngừa và xử lí nợ quá hạn ,thiết nghĩ các ngân hàng nên nghiên cứu kĩ các biện pháp phòng ngừa và xử lí nợ qua hạn để có thể ngăn ngừa và quản lí nợ quá hạn của ngân hàng mình một cách tốt nhất.
Kết luận
Trước tình nợ quá hạn đang ở mức khác cao trong hệ thống ngân hàng Thương mại Việt Nam trong những năm qua, ngành ngân hàng đã xác định một phương hướng hoạt động cơ bản trong giai đoạn hiện nay là nâng cao chất lượng tín dụng, giảm tỉ lệ nợ quá hạn xuống dưới 3% đảm bảo hoạt động của ngân hàng diễn ra được an toàn. Không nằm ngoài xu hướng đó, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội phấn đấu trong năm 2003 không có nợ qúa hạn mới phát sinh,đồng thời tiếp tục xử lí nợ quá hạn đã phát sinh trong những năm trước đó để đưa tỉ lệ nợ quá hạn xuống càng thấp càng tốt.Để làm được đó cần có sự kết hợp của chính phủ, NHNN và bản thân ngân hàng từ việc đảm bảo các điều kiện và trong môi trường hoạt động tín dụng.
Trong nền kinh tế thị trường đầy rẫy sự rủi ro hiện nay thì hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng là một họat động hàm chứa nhiều rủi ro nhất.Do đó việc nghiên cứu rủi ro trong hoạt động ngân hàng là một công việc tuy rất phức tạp nhưng lại mang nhiều ý nghĩa quan trọng cho hoạt động ngân hàng.Với suy nghĩ đó, em đã đặt trọng tâm nghiên cứu và công tác phòng ngừa và xử lí Nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị và giải pháp mong góp phần nhỏ bé vào việc phòng ngừa và xử lí nợ quá hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội.
Để có được điều đó ngoài sự cố gắng của bản thân em đã được sự giúp đỡ tận tình của cô Lưu Thị Hương và của các cán bộ ngân hàng. Em xin chân thành cảm ơn.
Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu và trình độ hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót.Em rất mong được sự góp ý của thầy cô và của các cán bộ tín dụng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội để luận văn được hoàn thiện hơn, em xin cam đoan tất cả số liệu trên đây là trung thực.
Em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu……………………………………………………………..
Chương I:Ngân hàng thương mại và nợ quá hạn của NHTM…
I.NHTM…………………………………………………………….
II.Tín dụng ngân hàng………………………………………………
1.Khái niệm………………………………………………………..
2.Vai trò của tín dụng ngân hàng………………………………….
3.Các nguyên tắc của tín dụng ngân hàng…………………………
Chương II:Thực trạng về nợ quá hạn tại ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội………………………….
I.Giới thiệu về NHNo&PTNTTPHN………………………………
1.Sự hình thành và phát triển………………………………………
2.Cơ cấu tổ chức……………………………………………………
II.Tình hình NQH tại NHNo &PTNTTPHN………………………..
1.Hoạt động tín dụng và nợ quá hạn……………………………….
2.Các biện pháp phòng ngừa và xử lí NQH tại NHNo&PTNT TP HN
Chương III:Một số kiến nghị và giải pháp phòng ngừa NQH tại NHNo &PTNTTPHN……………………………………………….
I.Phương hướng hoạt động và kế hoạch thu hồi nợ năm 2003………
1.Mục tiêu định hướng hoạt động tín dụng năm 2003………………
2.Kế hoạch thu hồi nợ……………………………………………….
II.Kiến nghị với chính phủ và ngân hàng…………………………….
1.Kiến nghị với ngân hàng nhà nước và cơ quan chức năng…………
2.Kiến nghị với NHNo &PTNTVN………………………………….
III.Giải pháp phòng ngừa và xử lí NQH tại NHNo &PTNTTPHN……
Kêt luận:……………………………………………………………..
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-Luật các tổ chức tín dụng
-Ngân hàng thương mại (GS-TS Edward W.Reed; GS-TS Edward K.Gille)
-Tạp chí ngân hàng
-Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính
-Thị trường tài chính tiền tệ
-Thời báo kinh tế Việt Nam
… và một số tài liệu khác
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai_phap_han_che_va_xu_ly_no_qua_han_2389.doc