Ngân sách nhà nước nguồn tài trợ quan trọng cho phát triển kinh tế - Xã hội (thực tiễn ở một số nước và Việt Nam hiện nay)

MỤC LỤC Trang Lời mở đầu 4 Chương 1: Lý luận cơ bản về Ngân sách nhà nước 6 1.1. Ngân sách nhà nước: 6 1.1.1.Khái niệm và bản chất của NSNN: 6 1.1.2.Các nguyên tắc quản lý NSNN: 8 1.1.3.Vai trò của NSNN trong nền kinh tế thị trường: 9 1.1.3.1.Vai trò huy động nguồn tài chính của NSNN để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của nhà nước: 9 1.1.3.2. Vai trò điều tiết, quản lý vĩ mô nền kinh tế xã hội của ngân sách nhà nước: 10 1.2.Thu ngân sách nhà nước: 14 1.2.1.Khái niệm thu NSNN: 14 1.2.2.Cơ cấu thu NSNN ở Việt Nam: 15 1.2.3.Vai trò thu NSNN: 16 1.3.Chi ngân sách nhà nước: 17 1.3.1Khái niệm chi NSNN: 17 ` 1.3.2.Đặc điểm chi NSNN: 18 1.3.3.Vai trò chi NSNN: 18 Chương 2: Ngân sách nhà nước nguồn tài trợ cho phát triển kinh tế - xã hội. 23 2.1. Ngân sách nhà nước nguồn tài trợ cho phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam: 23 2.1.1. Vai trò huy động nguồn tài chính của ngân sách nhà nướcđể đảm bảo nhu cầu chi tiêu của nhà nước: 23 2.1.2. Vai trò điều tiết, quản lý vĩ mô nền kinh tế xã hỗi của ngân sách nhà nước: 26 2.1.2.1. Vai trò kích thích sự tăng trưởng kinh tế theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của ngân sách nhà nước: 26 2.1.2.2. Ngân sách là công cụ góp phần ổn định thị trường, giá cả và chống lạm phát: 33 2.1.2.3. Vai trò của ngân sách nhà nước trong việc điều chỉnh thu nhập của các tầng lớp dân cư trong xã hội: 37 2.2. Ngân sách nhà nước nguồn tài trợ cho phát triển kinh tế - xã hội ở Mỹ: 46 Chương 3: Một số kiến nghị 49 3.1. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2020: 49 3.1.1. Mục tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường: 49 3.1.2. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2020: 51 3.2. Một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý NSNN cho phát triển kinh tế - xã hội: 58 Kết luận 62 LỜI MỞ ĐẦU Trong lịch sử loài người, nhà nước ra đời trong cuộc đấu tranh của xã hội có giai cấp, nó là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp, nhà nước xuất hiện với tư cách là cơ quan có quyền lực công cộng để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ về nhiều mặt như quản lý hành chính, chức năng kinh tế, chức năng trấn ápvà các nhiệm vụ xã hội. Để thực hiện được chức năng và nhiệm vụ của mình nhà nước cần phải có nguồn lực tài chính - đó là cơ sở vật chất cho nhà nước tồn tại và hoạt động – Ngân sách nhà nước. Điều đó cũng giải thích vì sao sự hình thành, phát triển của ngân sách Nhà nước luôn gắn với sự ra đời của Nhà nước. Ngày nay nền kinh tế thị trường càng phát triển thì vị trí và vai trò của ngân sách nhà nước ngày càng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Vì vậy phát triển kinh tế xã hội bền vững là yêu cầu cơ bản cấp bách trong thời kỳ công nghiệp hóa – Hiện đại hóa ở nước ta hiện nay, trong đó Ngân sách nhà nước (NSNN) đóng vai trò chủ đạo. Ngân sách nhà nước là nơi tập trung quỹ tiền tệ lớn nhất trong nền kinh tế, có mối quan hệ chặt chẽ vởi tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân cùng mối quan hệ khăng khít với tất cả các khâu của hệ thống tài chính đặc bịêt là tài chính doanh nghiệp và tín dụng. Hơn nữa NSNN là kế hoạch tài chính vi mô là khâu chủ đạo trong hệ thống các khâu tài chính quyết định sự phát triển kinh tế, công bằng xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng thực hiện công bằng xã hội. Trên cơ sở nhận thức rõ vai trò quan trọng của ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, chúng tôi chọn đề tài “NSNN nguồn tài trợ quan trọng cho phát triển kinh tễ xã hội ở các nước và Việt Nam hiện nay” với mong muốn có cái nhìn sâu sắc hơn về ngân sách nhà nước, thực tiễn chi ngân sách cho phát triển kinh tế xã hội ở một số nước và Việt Nam trong thời gian qua, qua đó đưa ra những kiến nghị và biện pháp cho Việt Nam trong thời gian tới. Kết cấu đề tài: Chương I: Những lý luận cơ bản về NSNN. Chương II: Ngân sách nhà nước nguồn tài trợ quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội. Chương III: Một số kiến nghị. Tuy nhiên, NSNN là một vấn đề mang tính vĩ mô, với trình độ hiểu biết cũng như trình độ lý luận có hạn nên bài viết của nhóm không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Nhóm nghiên cứu rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô để bài viết được hoàn thiện hơn. Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Thanh Dương đã hướng dẫn và góp ý để nhóm nghiên cứu hoàn thành bài viết của này

doc63 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2531 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ngân sách nhà nước nguồn tài trợ quan trọng cho phát triển kinh tế - Xã hội (thực tiễn ở một số nước và Việt Nam hiện nay), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế độ quy định hoặc cần thiết, cấp bách. Đặc biệt trước nguy cơ lạm phát cao trong năm 2011 theo ước tính của ÌMF thì Việt Nam có thể lạm phát ở mức 2 con số. Do đó Chính Phủ chỉ đạo các bộ ngành và địa phương cần thực hiện tiết kiệm, cắt giảm đầu tư công kém hiệu quả cụ thể như sau: - Chỉ đạo phấn đấu tăng thu ngân sách nhà nước 7-8% so với dự toán ngân sách năm 2011 đã được Quốc hội thông qua. Tăng cường kiểm tra, giám sát trong quản lý thu thuế, chống thất thu thuế; tập trung xử lý các khoản nợ đọng thuế; triển khai các biện pháp cưỡng chế nợ thuế để thu hồi nợ đọng và hạn chế phát sinh số nợ thuế mới. - Các Bộ, cơ quan, địa phương chủ động sắp xếp lại các nhiệm vụ chi để tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên của 9 tháng còn lại trong dự toán năm 2011 (không bao gồm chi tiền lương và các khoản có tính chất lương, chi chế độ chính sách cho con người và tiết kiệm 10% chi thường xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương theo kế hoạch đầu năm). Các Bộ, cơ quan, địa phương tự xác định cụ thể số tiết kiệm, gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3 năm 2011. Số tiết kiệm thêm 10% này các Bộ, cơ quan, địa phương tự quản lý; từ quý III năm 2011 sẽ xem xét, bố trí cho các nhiệm vụ cấp bách phát sinh ngoài dự toán hoặc chuyển về ngân sách Trung ương theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Tạm dừng trang bị mới xe ô-tô, điều hòa nhiệt độ, thiết bị văn phòng; giảm tối đa chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu,...; không bố trí kinh phí cho các việc chưa thật sự cấp bách. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước chịu trách nhiệm tiết giảm tối đa chi phí hội nghị, hội thảo, tổng kết, sơ kết, đi công tác trong và ngoài nước... Không bổ sung ngân sách ngoài dự toán, trừ các trường hợp thực hiện theo chính sách, chế độ, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Xử lý nghiêm, kịp thời, công khai những sai phạm. 2.1.2.3 Vai trò của ngân sách nhà nước trong việc điều chỉnh thu nhập của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Nền kinh tế thị trường với những khuyết tật của nó sẽ dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, nhà nước phải có một chính sách phân phối lại thu nhập hợp lý nhằm giảm bớt khoảng cách chênh lệch về thu nhập trong dân cư. Ngân sách nhà nước là công cụ tài chính hữu hiệu được nhà nước sử dụng để điều tiết thu nhập, với các sắc thuế như thuế thu nhập luỹ tiến, thuế tiêu thụ đặc biệt … một mặt tạo nguồn thu cho ngân sách mặt khác lại điều tiết một phần thu nhập của tầng lớp dân cư có thu nhập cao. Bên cạnh công cụ thuế, với các khoản chi của ngân sách nhà nước như chi trợ cấp, chi phúc lợi cho các chương trình phát triển xã hội: phòng chống dịch bệnh, phổ cập giáo dục tiểu học, dân số và kế hoạch hoá gia đình… là nguồn bổ sung thu nhập cho tầng lớp dân cư có thu nhập thấp . Trong hệ thống chính sách thuế gồm có các loại thuế gián thu và thuế trực thu. Thuế gián thu như: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, động viên thu nhập xã hội thông qua tiêu dùng của các tổ chức và cá nhân, không căn cứ vào thu nhập và gia cảnh của người nộp thuế. Thuế trực thu như: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân. Trong đó thuế thu nhập doanh nghiệp điều tiết thu nhập của doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân điều tiết thu nhập của cá nhân. Ngân sách nhà nước huy động sự đóng góp của những thành phần kinh tế, tổ chức kinh tế và các cá nhân nhằm điều chỉnh một phần thu nhập của các tầng lớp dân cư. Thuế thu nhập cá nhân được xây dựng trên các nguyên tắc “lợi ích”, “công bằng” và “khả năng nộp thuế”. Theo nguyên tắc lợi ích thì mọi người trong xã hội đều được hưởng những thành quả phát triển của đất nước về thể chế luật pháp, cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội, an ninh trật tự … đồng thời cũng có nghĩa vụ đóng góp một phần thu nhập của mình cho xã hội thông qua việc nộp thuế. Nguyên tắc “công bằng” và “khả năng nộp thuế” thể hiện ở chỗ: thuế thu nhập cá nhân chỉ đánh vào thu nhập cao hơn mức khởi điểm thu nhập chịu thuế, không đánh thuế vào những cá nhân có thu nhập vừa đủ nuôi sống bản thân và gia đình ở mức cần thiết. Thêm vào đó khi thu nhập cá nhân tăng lên thì tỷ lệ thu thuế cũng tăng thêm, những người có cùng mức thu nhập nhưng hoàn cảnh gia đình khó khăn hơn thì sẽ đóng thuế ít hơn do được giảm trừ mức chịu thuế cho người phụ thuộc, ở nhiếu nước còn có quy định miễn, giảm thuế cho những cá nhân mang gánh nặng xã hội.       Ở nước ta hiện nay, khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa nhóm người có thu nhập cao và nhóm người có thu nhập thấp cũng có xu hướng ngày càng tăng (trong thời gian từ năm 1993 đến năm 2004, khoảng cách này đã tăng từ 3,7 lần lên đến 13,5 lần), số đông dân cư có thu nhập còn thấp, nhưng cũng có một số cá nhân có thu nhập khá cao, nhất là những cá nhân làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong khu chế xuất hoặc có một số cá nhân người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Mặc dù thuế thu nhập cá nhân chưa mang lại số thu lớn cho ngân sách Nhà nước, song xét trên phương diện công bằng xã hội và phương diện công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước thì thuế thu nhập cá nhân có vị trí cực kỳ quan trọng, do đó việc điều tiết thuế thu nhập đối với những người có thu nhập cao là cần thiết, đảm bảo thực hiện chính sách công bằng xã hội, hạn chế sự gia tăng khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, đồng thời Nhà nước sẽ nắm được thông tin về thu nhập của cá nhân góp phần phòng, chống tham nhũng, lãng phí.  Tuy nhiên, công cụ thuế có những giới hạn nhất định trong việc cải tiến phân phối thu nhập, nó không thể làm biến chuyển căn bản thu nhập của những tầng lớp có thu nhập thấp và rất thấp. Dẫn chứng cụ thể Tết này, mọi thứ giá cả đều tăng, nơi đô thị, những cây quất, cây mai, cây đào có giá vài triệu đồng đến hàng chục triệu đồng được bày bán bạt ngàn, nghĩ rằng, giá cao như vậy sẽ chẳng mấy ai mua vậy mà đến 30 Tết, “thú chơi triệu phú” đã “hết veo”, chỉ còn lại những cây quặt quẹo, cong queo bán phá giá vài chục nghìn đồng, những người nghèo, ít tiền mới “mơ tới”. Phần đông người thành thị có thu nhập khá cao so với mức bình quân, trong khi đó, những người nông dân, một nắng hai sương chắt chiu từng hạt lúa, củ khoai làm giàu cho xã hội thì thu nhập thấp, một bộ phận lại rưng rưng nhận những món quà hảo tâm, nhỏ nhoi để mong có một cái Tết không hiu quạnh, có chút gì thắp hương cho ông bà tổ tiên. Những tình cảnh đó thật trái ngược. Trái ngược nữa khi nhìn vào thưởng Tết nó phản ánh rõ nét sự chênh lệch giữa thu nhập và mức sống của người giàu-nghèo. Không kể những trường hợp đặc biệt, chỉ nhìn đến những người lao động trong các loại doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh, mức thưởng cao nhất theo báo cáo là 532 triệu đồng, thấp nhất là 1,5 triệu đồng; tại Hà Nội số liệu đó là 73 triệu đồng/200 nghìn đồng, mức chênh lệch lên tới hàng trăm lần. Sự nghèo đói lại được đẩy xa hơn khi người dân nông thôn cứ dần bị mất đất bởi sự phát triển của các khu đô thị, khu công nghiệp, khu vui chơi giải trí, nhà nghỉ, sân golf... Mất đất, người nông dân đã thất nghiệp và nghèo ngay trên mảnh đất quê hương họ. Trong khi đó, đa phần công nhân làm tại các nhà máy, khu chế xuất, khu công nghiệp lương tháng chỉ trên dưới 2 triệu đồng/tháng. Họ phải liên tiếp làm tăng ca, thêm giờ để có thể nuôi sống gia đình, lo cho con cái. Có những vợ chồng công nhân chỉ có thể lo cho bản thân mình còn con cái phải gửi về quê cho ông bà nuôi hộ. Không những thế, đời sống văn hóa, tinh thần của công nhân cũng thật đáng lo lắng. Cuộc đời công nhân của họ là một chuỗi ngày: làm việc và ngủ bù để đủ sức lực cho ngày đi làm tiếp theo; không báo chí, văn nghệ, tivi, thể thao... Ngày xưa, các nhà máy của ta đều có các khu tập thể cho công nhân. Việc chăm lo đời sống văn hóa, tinh thần cũng được quan tâm, nhưng hiện nay các doanh nghiệp chỉ nhăm nhăm lợi nhuận nên để giảm bớt những chi phí “ngoài lề” càng nhiều càng tốt thì các vấn đề này lại “đẩy” hết ra xã hội. Một khi các chế độ, chính sách bảo đảm đời sống người công nhân bị doanh nghiệp cho qua, các cơ quan chức năng cũng không quan tâm thì lại dẫn đến thiệt thòi cho người công nhân. Bằng các hình thức chi trợ cấp và các khoản chi phúc lợi cho các chương trình phát triển xã hội là nguồn bổ sung thu nhập của một số tầng lớp dân cư, nó góp phần làm giảm bớt khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, tăng cường tính ổn định trong đời sống kinh tế xã hội. Hoạt động chi cho phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, Quốc phòng, An ninh, Quản lí hành chính nhà nước, Đảng, Đoàn thể thường bao gồm các hoạt động phi lợi nhuận, nhằm thực hiện chức năng quản lí kinh tế - xã hội đất nước, thực hiện các mục tiêu xã hội. Và những lĩnh vực thường bao gồm các hoạt động mà trong đó bắt buộc sự tham gia của nhà nước hoặc chủ yếu là sự tham gia của nhà nước. Như vừa nói ở trên, nhà nước ta đã cố gắng cải cách nhằm giảm chi Ngân sách đầu tư vào những lĩnh vực không thật sự cần thiết phải có sự tham gia của nhà nước hoặc sự tham gia của nhà nước là không thật sự hiệu quả. Vì vậy, trong những năm gần đây chúng ta thấy rằng tỉ lệ chi Ngân sách nhà nước vào những lĩnh vực này đã giảm nhiều và ngày càng tăng tỉ lệ Ngân sách nhà nước vào các lĩnh vực phát triển sự nghiệp kinh tế, Quốc phòng, an ninh, quản lí hành chính nhà nước… là những lĩnh vực bắt buộc có sự tham gia của nhà nước. Cụ thể là chi Ngân sách cho lĩnh vực phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lí hành chính nhà nươc…trong những năm vừa qua là từ 32,46% năm 2005 lên đến 46,41% năm 2008. Trong đó có một số lĩnh vực quan trọng đáng chú ý như chi cho giáo dục đào tạo, dạy nghề; chi cho y tế; chi quản lí hành chính nhà nước, đảng, đoàn thể… Với mục tiêu phát triển dân trí, xoá mù chữ trong nhân dân, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân đặc biệt ở những vùng miền khó khăn, chúng ta đã tập trung cho việc phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế khá cao. Tỉ lệ Ngân sách cho giáo dục đào tạo, y tế  trong những năm gần đây không ngừng tăng cao từ 3,32% năm 2005 lên 4,03% năm 2008 và 1,39% năm 2005 lên 1,58% năm. Riêng chi ngân sách cho giáo dục từ 2000 đến 2007 theo thống kê của tổng cục thống kế Việt Nam: CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC PUBLIC EXPENDITURE ON EDUCATION & TRAINING (Tỉ đồng - VND billion) 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng số - Total 15609 20624 22795 32730 41630 55300 66770 Chi cho xây dựng cơ bản Capital Expenditure   2360 3008 3200 4900 6623 9705 11530 Chi thường xuyên cho giáo dục và đào tạo Regurar expenditure 10356 12649 16906 18625 27830 35007 45595 55240 Kinh phí CTMT giáo dục và đào tạo National target program 600 600 710 970 1250 1770 2970 3380 Chia ra - Of which: * Giáo dục For education 415 495 725 925 1305 2328 2333 Dạy nghề Vocational training 90 110 130 200 340 500 700 Trung học chuyên nghiệp Professional Secondary Education 20 25 30 35 35 37 50 Đại học và cao đẳng Higher education 75 80 85 90 90 105 Ta thấy, trong những năm qua, NSNN chi cho giáo dục không ngừng tăng lên từ 15.609 tỷ năm 2000 lên đến 66.770 tỷ năm 2007, năm 2010 tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục là 20% tổng chi ngân sách . Với tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục như trên, Việt Nam thuộc nhóm nước có tỷ lệ chi cho giáo dục cao nhất thế giới. Điều này đã góp phần giúp cho nâng cao được chất lượng giáo dục, đào tạo cho tất cả các cấp học, giảm tỉ lệ mù chữ ở những vùng khó khăn, tỉ lệ đạt tốt nghiệp và đậu đại học tăng cao. Năm học 2010-2011 cả nước có 413 trường đại học và cao đẳng, tăng 91 trường so với năm học 2006-2007; 2200 nghìn sinh viên, tăng 32% và 78,3 nghìn giáo viên, tăng 46,6%. Đối với lĩnh vực y tế: Ngân sách nhà nước chi cho y tế năm 2002 là 6.336 tỷ đồng, đạt 4,4%; năm 2007 tăng lên 20.710 tỷ đồng, đạt 5,6% tổng chi ngân sách, năm 2010 là 10% tổng chi ngân sách. Với sự đầu tư này đời sống sức khoẻ nhân dân dần được cải thiện. Nhưng bên cạnh đó, theo đánh giá chung việc đầu tư vào giáo dục đào tạo, y tế của chưa thật hiệu quả, việc đầu tư còn chưa hợp lí thiếu định hướng, việc sử dụng nguồn Ngân sách còn mất cân đối, việc thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế chưa thật sự được xem trọng…Mặc dù đầu tư vào giáo dục, đào tạo; y tế tăng nhưng chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu của tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, tỉ lệ chi Ngân sách cho 2 lĩnh vực này vẫn còn hạn chế. Trong nhóm các hoạt động này, hoạt động chi cho quốc phòng và chi cho an ninh xã hội là 2 hoạt động chiếm tỉ lệ ngân sách nhiều nhất. Điều này dễ hiểu bởi vì với 2 hoạt động này, việc tham gia của nhà nước là bắt buộc và duy nhất. Việc chi cho các hoạt động này là hết sức cần thiết, nó nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Với tình hình bất ổn của nền chính trị thế giới các nước tăng cường chạy đua vũ trang và sự quấy phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước. Vì vậy trong những năm qua chúng ta đã tăng cường chi Ngân sách cho quốc phòng an ninh nhằm thực hiện những biện pháp bảo vệ, củng cố nền chính trị, kinh tế quốc gia, chi quốc phòng tăng từ 8.33% năm 2005 lên đến 11,30% năm 2008 và chi cho an ninh tăng từ 3,57% năm 2005 lên 5,23% năm 2008. Hoạt động chi Ngân sách cho hoạt động Dân số và Kế hoạch hóa gia đình và hoạt động chi lương hưu và đảm bảo xã hội có thể được coi là 2 hoạt động thể hiện rõ nét chức năng xã hội của nhà nước ta. Với tình hình kinh tế nước ta trong những năm gần đây luôn tăng trưởng với mức cao thì vấn đề nâng cao đời sống, nâng cao phúc lợi cho người dân là một điều cần thiết, nó đảm bảo công bằng xã hội, hạn chế tình trạng gia tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội. Tầm quan trọng của 2 hoạt động cũng được thể hiện qua hoạt động chi Ngân sách nhà nước của chúng ta trong những năm qua, ngân sách nhà nước chi cho lương hưu và đảm bảo xã hội tăng từ 8,73% năm 2005 lên 13,03 năm 2008. Tuy nhiên bên cạnh đó thì việc đầu tư chi cho hoạt động Dân số và kế hoạch hóa gia đình đã giữ mức 0,24% từ năm 2005 cho đến nay. Trong sự phát triển kinh kế - xã hội; công cuộc xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân nông thôn, giảm bớt khoảng cách với đô thị... đã được chú trọng đặc biệt. Thành tích nổi bật là tỷ lệ hộ nghèo của cả nước năm 2004 là 18,1% đã giảm xuống còn 10% năm 2010. Chỉ số phát triển con người (HDI) đã tăng liên tục qua các năm và đến năm 2010 nằm trong nhóm phát triển con người đạt mức trung bình trong gần 200 nước và vùng lãnh thổ có số liệu so sánh HDI. Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020 xác định: Tăng trưởng kinh tế kết hợp hài hòa với tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao không ngừng chất lượng cuộc sống của nhân dân; tạo cơ hội bình đẳng về hưởng thụ các dịch vụ cơ bản, các phúc lợi xã hội. Khoảng cách giàu-nghèo sẽ ngày càng giảm bớt nếu có sự đổi mới mạnh mẽ trong nhận thức, tư duy, cách làm để thực hiện được như lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: Tiếp tục coi bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội là một nhiệm vụ chủ yếu thường xuyên. Bộ Tài chính vừa công bố dự toán thu chi ngân sách năm 2011. Theo đó, dự toán thu ngân sách Nhà nước năm 2011 là 595.000 tỷ đồng, tăng 12,7% so với ước thực hiện năm 2010, dự toán chi ngân sách Nhà nước năm 2011 là 725.600 tỷ đồng . Trong đó, chi đầu tư phát triển là 152.000 tỷ đồng, tăng 26.500 tỷ đồng so với năm ngoái. Chi trả nợ, viện trợ khoảng 86.000 tỷ đồng; chi thường xuyên 442.100 tỷ đồng. Bộ Tài chính cho biết bắt đầu trích 27.000 tỷ đồng để thực hiện việc tăng lương tối thiểu từ 730.000 đồng lên 830.000 đồng/tháng vào ngày 1.5 tới. Mức chi này chiếm khoảng 3,7% tổng chi Ngân sách Nhà nước trong cả năm 2011. Ngoài ra, mức chi trợ giá các mặt hàng chính sách là 1.660 tỷ đồng, chi lương hưu và đảm bảo xã hội là 74.500 tỷ đồng, còn chi cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo là 110.130 tỷ đồng, sự nghiệp bảo vệ môi trường 7.250 tỷ đồng, sự nghiệp y tế 43.200 tỷ đồng, sự nghiệp khoa học và công nghệ 6.430 tỷ đồng, sự nghiệp văn hoá - thông tin 4.640 tỷ đồng, sự nghiệp phát thanh - truyền hình - thông tấn 2.410 tỷ đồng... Riêng về chi quản lý hành chính, theo bộ Tài Chính, mức chi là 62.060 tỷ đồng, tăng 10,9% so dự toán năm 2010 bao gồm kinh phí thực hiện các nhiệm vụ mới phát sinh như kinh phí tổ chức bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân; tăng kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đối ngoại, kinh phí thực hiện lộ trình cải cách tư pháp, kinh phí tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn; tăng kinh phí đóng niên liễm cho các tổ chức quốc tế… Khi quyết định cho phép ngành điện điều chỉnh tăng giá bán điện để dần thực hiện lộ trình giá theo cơ chế thị trường, Chính phủ đồng thời đưa ra giải pháp hỗ trợ người nghèo bằng cách bù giá để giữ giá bán 50 Kwh điện đầu tiên ở mức thấp hơn giá thành. Theo phân tích, các hộ nghèo, nhất là các hộ nông dân, cán bộ viên chức và các hộ dân ở vùng khó khăn phần nhiều chỉ sử dụng điện ở mức trên dưới 50 Kwh. Vì thế, với giá điện được bù, các đối tượng này sẽ được sử dụng điện với giá thấp. Tiếp đó, giá bán điện tăng theo bậc thang và các hộ có điều kiện kinh tế khá hơn, sử dụng điện nhiều hơn thì trả tiền điện ở mức cao dần. Thế nhưng, trong thực tế, với việc thực hiện chính sách này thì tất cả các hộ dân dù điều kiện kinh tế như thế nào đi nữa cũng đều được hưởng giá điện bù này đối với 50 Kwh đầu tiên. Chỉ khi dùng nhiều hơn lượng điện này, các hộ giàu hơn mới bắt đầu phải trả tiền với giá cao hơn. Vậy ra chính sách bù giá điện đã được áp dụng đồng đều cho tất cả mọi nhà. Cả nước đang có 62 huyện nghèo nhất nước. Các huyện này đã và đang nhận được nhiều chính sách hỗ trợ phát triển của Đảng và Nhà nước và các hình thức trợ giúp khác của các tổ chức xã hội và của cộng đồng, đặc biệt là Chương trình lớn như hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn 135, chương trình hỗ trợ nơi ở, nước sạch sinh hoạt, chương trình hỗ trợ giảm nghèo bền vững, chính sách miễm giảm thuế nông nghiệp, miễn thủy lợi phí v.v... Các chính sách này được áp dụng, được sơ kết, tổng kết, được rút ra các bài học kinh nghiệm và được bổ sung, sửa đổi, đổi mới cách thực hiện nên đang mang lại hiệu quả rõ rệt. Việc hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn nay theo cách phân cấp, giao quyền cho cơ sở - cấp xã đang đáp ứng thiết thực trực tiếp nhu cầu thực tế của đông đảo người dân ở mỗi địa phương. Đơn giản hơn, việc hỗ trợ trực tiếp tiền ăn tết cho các hộ nghèo, người nghèo cũng được áp dụng và nếu loại trừ một số hành vi tiêu cực trong quá trình triển khai thực hiện, thì sự hỗ trợ này đã đến thẳng được những người nghèo, những người đang thực sự cần hỗ trợ. Ngân sách nhà nước – Nguồn tài trợ cho phát triển kinh tế xã hội ở Mỹ: Thâm hụt ngân sách Mỹ đạt mức kỷ lục 1.840 tỷ USD trong năm 2009, chiếm 12,9% GDP. Văn phòng ngân sách của tổng thống dự báo mức thâm thủng sẽ giảm từ 1.840 tỷ USD trong năm nay xuống còn 1.250 tỷ USD trong năm 2010, 929 tỷ USD vào năm 2011, 557 tỷ USD vào năm 2012 và 512 tỷ USD vào năm 2013. Mức thâm hụt ngân sách kỷ lục trong năm 2009 xuất phát từ việc đưa ra gói kích thích kinh tế trị giá 787 tỷ USD để cứu trợ các thể chế tài chính và các nhà sản xuất ô tô mà Quốc hội thông qua sau khi ông Obama nhậm chức được một tháng, và việc cắt giảm thuế thu nhập - nó sẽ chiếm 12.9% tổng sản phẩm quốc nội (GDP),  cao hơn mức dự báo trước đây là 12,3%. Mức thâm hụt 1.840 tỷ USD trong năm 2009 chiếm khoảng 12.9% GDP của Mỹ và mức 1.250 tỷ USD năm 2010 chiếm khoảng 8,5% GDP, cao hơn mức dự báo trước đây là 8%. Tỷ lệ thâm hụt ngân sách trên GDP dự tính sẽ giảm xuống còn 6% năm 2011, 3,4% năm 2012 và 2,9% năm 2013. Nhóm đưa một số dữ liệu tham khảo về dự định chi ngân sách của Mỹ cho năm tài khóa 2012. Ngày 14/2, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã trình Quốc hội nước này kế hoạch chi tiết chi 3.730 tỷ USD từ ngân sách liên bang trong tài khóa 2012 (bắt đầu từ ngày 1/10 tới), chủ yếu cho các chương trình liên quan tới hạ tầng cơ sở và giáo dục, đồng thời cam kết hạn chế chi cho một số chương trình khác của chính phủ nhằm giảm 1.100 tỷ USD thâm hụt ngân sách trong 10 năm tới. Chính quyền Obama đề nghị Quốc hội phê chuẩn chi ngân sách 2012 cho Bộ Quốc phòng 656 tỷ USD (giảm 2,7% so với mức 674 tỷ USD của tài khóa 2011), trong đó có 118 tỷ USD cho các hoạt động quân sự ở Afghanistan và Iraq; cho ngành giáo dục là 77,4 tỷ USD (tăng 11% so với tài khóa hiện hành); và 55 tỷ USD cho Bộ Ngoại giao (tăng 22% so với mức 44,9 tỷ USD trong tài khóa hiện hành). Chính quyền cũng đề xuất tăng chi cho một số lĩnh vực, như 148 tỷ USD cho việc phát triển và nghiên cứu y sinh học; tăng gấp đôi chi ngân sách cho việc sử dụng hiệu quả năng lượng, chi cho kế hoạch đường sắt cao tốc và một số lĩnh vực khác mà Tổng thống Obama cho là cần thiết để tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế đầu tàu thế giới. Để đạt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách, Tổng thống Obama dự định giảm chi cho hơn 200 chương trình không liên quan tới an ninh nhằm giảm thâm hụt 400 tỷ USD trong 10 năm tới, riêng trong tài khóa 2012 đặt mục tiêu giảm được 33 tỷ USD. Trong số các chương trình này, mức giảm lớn nhất là 2,5 tỷ USD hỗ trợ việc khôi phục môi trường tại Hồ Lớn; 1 tỷ USD cho việc xây dựng các sân bay lớn, gần 1 tỷ USD cho các chương trình xử lý nước và xây dựng cơ sở hạ tầng tại các bang và 650 triệu USD cho việc cải cách các trường học công. Kế hoạch của Tổng thống Mỹ cũng đề xuất chấm dứt giảm 12 loại thuế áp dụng cho các công ty xăng, dầu và than để tăng thu ngân sách 46 tỷ USD trong 10 năm. Khoản tiền này sẽ được sử dụng để hỗ trợ một số mục tiêu do Tổng thống Obama đề ra, như đến năm 2015 đưa vào sử dụng 1 triệu xe hơi chạy bằng điện và đến năm 2035 tăng gấp đôi tỷ lệ sử dụng năng lượng sạch. Trong 5 năm tới, ngân sách dành cho chi tiêu quốc phòng sẽ giảm 78 tỷ USD, chủ yếu cho các chương trình vũ khí không quan trọng như máy bay C-17, động cơ cho máy bay chiến đấu Joint Strike Fighter và phương tiện vận chuyển cho lực lượng lính thủy đánh bộ. Dự án ngân sách mới của Chính quyền Obama cho thấy thâm hụt ngân sách trong năm tài khóa hiện nay của Mỹ sẽ tăng lên mức cao kỷ lục 1.645 tỷ USD. Nhà Trắng dự kiến thâm hụt ngân sách trong 10 năm tới sẽ lên mức 7.210 tỷ USD và mức thâm hụt hàng năm thấp nhất là 607 tỷ USD. Với mức thâm hụt dự kiến trong tài khóa 2012 giảm xuống còn 1.101 tỷ USD, ngân sách của Mỹ đạt mức thâm hụt kỷ lục trong bốn năm liên tiếp, vượt mức 1.000 tỷ USD/năm. Đến năm 2015 thâm hụt ngân sách giảm từ mức 10,9% trong năm tài khóa 2011 hiện nay xuống mức 3,2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Tổng thống Obama coi dự thảo ngân sách mới là "một sự hy sinh và lựa chọn khó khăn". Trong khi đó, lãnh đạo phe đa số Dân chủ tại Thượng viện, ông Harry Reid ca ngợi kế hoạch ngân sách năm 2012 của ông Obama là "một kế hoạch dài hạn mang tính trách nhiệm cao nhằm giảm 1/2 thâm hụt ngân sách trong nhiệm kỳ đầu làm Tổng thống, trong khi vẫn đầu tư thêm vào những lĩnh vực nhằm phát triển kinh tế như giáo dục.". CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 3.1 Phương hướng phát triển kinh tế xã hội Việt Nam đến năm 2020 3.1.1 Mục tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trường a) Về kinh tế: Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7 - 8%/năm. GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010; GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD.  Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Xây dựng cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hiện đại, hiệu quả. Tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% trong GDP. Giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 45% trong tổng GDP. Giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Nông nghiệp có bước phát triển theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động; tỉ lệ lao động nông nghiệp khoảng 30 - 35% lao động xã hội.  Yếu tố năng suất tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng đạt khoảng 35%; giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP 2,5 - 3%/năm. Thực hành tiết kiệm trong sử dụng mọi nguồn lực.  Kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, với một số công trình hiện đại. Tỉ lệ đô thị hoá đạt trên 45%. Số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%.  b) Về văn hoá, xã hội  Xây dựng xã hội dân chủ, kỷ cương, đồng thuận, công bằng, văn minh. Đến năm 2020, chỉ số phát triển con người (HDI) đạt nhóm trung bình cao của thế giới; tốc độ tăng dân số ổn định ở mức khoảng 1%; tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi; đạt 9 bác sĩ và 26 giường bệnh trên một vạn dân (1), thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân; lao động qua đào tạo đạt trên 70%, đào tạo nghề chiếm 55% tổng lao động xã hội; tỉ lệ hộ nghèo giảm bình quân 1,5- 2%/năm; phúc lợi xã hội, an sinh xã hội và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng được bảo đảm. Thu nhập thực tế của dân cư gấp khoảng 3,5 lần so với năm 2010; thu hẹp khoảng cách thu nhập giữa các vùng và nhóm dân cư. Xoá nhà ở đơn sơ, tỉ lệ nhà ở kiên cố đạt 70%, bình quân 25 m2 sàn xây dựng nhà ở tính trên một người dân.  Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đến năm 2020, có một số lĩnh vực khoa học và công nghệ, giáo dục, y tế đạt trình độ tiên tiến, hiện đại. Số sinh viên đạt 450 trên một vạn dân.  Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; con người phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, ý thức công dân, tuân thủ pháp luật.  c) Về môi trường  Cải thiện chất lượng môi trường. Đến năm 2020, tỉ lệ che phủ rừng đạt 45% (2). Hầu hết dân cư thành thị và nông thôn được sử dụng nước sạch và hợp vệ sinh. Các cơ sở sản xuất kinh doanh mới thành lập phải áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải; trên 80% các cơ sở sản xuất kinh doanh hiện có đạt tiêu chuẩn về môi trường. Các đô thị loại 4 trở lên và tất cả các cụm, khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung. 95% chất thải rắn thông thường, 85% chất thải nguy hại và 100% chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn. Cải thiện và phục hồi môi trường các khu vực bị ô nhiễm nặng. Hạn chế tác hại của thiên tai; chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng.  3.1.2 Phương hướng phát triển kinh tế xã hội Việt Nam tới năm 2020: Phát triển mạnh công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh Cơ cấu lại sản xuất công nghiệp cả về ngành kinh tế - kỹ thuật, vùng và giá trị mới. Tăng hàm lượng khoa học công nghệ và tỉ trọng giá trị nội địa trong sản phẩm. Phát triển có chọn lọc công nghiệp chế biến, chế tác, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp năng lượng, khai khoáng, luyện kim, hoá chất, công nghiệp quốc phòng. Ưu tiên phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm có khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu thuộc các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp cơ khí, công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, công nghiệp dược... Phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ. Chú trọng phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và vật liệu mới đi đôi với áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu. Từng bước phát triển công nghiệp sinh học và công nghiệp môi trường. Tiếp tục phát triển phù hợp các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động.  Phát huy hiệu quả các khu, cụm công nghiệp và đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hình thức cụm, nhóm sản phẩm tạo thành các tổ hợp công nghiệp quy mô lớn và hiệu quả cao; hoàn thành việc xây dựng các khu công nghệ cao và triển khai xây dựng một số khu nghiên cứu cải tiến kỹ thuật và đổi mới công nghệ. Thực hiện phân bố công nghiệp hợp lý trên toàn lãnh thổ, bảo đảm phát triển cân đối và hiệu quả giữa các vùng.  Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông  Hình thành cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại là một đột phá chiến lược, là yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và cơ cấu lại nền kinh tế. Tập trung rà soát và hoàn chỉnh quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng trong cả nước và trong từng vùng, nhất là giao thông, thuỷ điện, thuỷ lợi, bảo đảm sử dụng tiết kiệm các nguồn lực và hiệu quả kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường.  Đa dạng hoá hình thức đầu tư, khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, kể cả đầu tư nước ngoài tham gia phát triển kết cấu hạ tầng.   Tập trung các nguồn lực đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam , nâng cấp đường sắt hiện có, xây dựng hệ thống đường sắt đô thị ở các thành phố lớn. Trên cơ sở quy hoạch, chuẩn bị các điều kiện để từng bước xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam với lộ trình phù hợp; xây dựng một số cảng biển và cảng hàng không hiện đại; cải tạo và nâng cấp hạ tầng đô thị tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Từng bước hình thành đồng bộ trục giao thông Bắc - Nam , các trục hành lang Đông - Tây bảo đảm liên kết các phương thức vận tải; xây dựng các tuyến đường bộ đối ngoại đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế.  Phát triển đồng bộ và từng bước hiện đại hoá hệ thống thuỷ lợi, chú trọng xây dựng và củng cố hệ thống đê biển, đê sông, các trạm bơm, các công trình ngăn mặn và xả lũ. Xây dựng các công trình phòng tránh thiên tai, các khu neo đậu tàu thuyền để giảm nhẹ thiệt hại cho nhân dân. Phát triển nhanh và bền vững nguồn điện, hoàn chỉnh hệ thống lưới điện, đi đôi với sử dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, bảo đảm cung cấp đủ điện cho nhu cầu phát triển. Hiện đại hoá ngành thông tin - truyền thông và hạ tầng công nghệ thông tin. Phát triển hệ thống cung cấp nước sạch và hợp vệ sinh cho đô thị, khu công nghiệp và dân cư nông thôn. Giải quyết cơ bản vấn đề thoát nước và xử lý nước thải ở các đô thị.  Phát triển hài hoà, bền vững các vùng, xây dựng đô thị và nông thôn mới  Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch và có cơ chế, chính sách phù hợp để các vùng trong cả nước cùng phát triển, phát huy lợi thế của từng vùng, tạo sự liên kết giữa các vùng. Thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, tạo động lực và tác động lan toả đến các vùng khác; đồng thời, tạo điều kiện phát triển nhanh hơn các khu vực còn nhiều khó khăn, đặc biệt là các vùng biên giới, hải đảo, Tây Nam, Tây Nguyên, Tây Bắc và phía Tây các tỉnh miền Trung. Lựa chọn một số địa bàn có lợi thế vượt trội, nhất là ở ven biển để xây dựng một số khu kinh tế làm đầu tàu phát triển.  Có chính sách để phát triển mạnh nhà ở cho nhân dân, nhất là cho các đối tượng chính sách và người có thu nhập thấp.  Xây dựng nông thôn mới: Quy hoạch phát triển nông thôn gắn với phát triển đô thị và bố trí các điểm dân cư. Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ và làng nghề gắn với bảo vệ môi trường. Triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bước đi cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn; giữ gìn và phát huy những nét văn hoá đặc sắc của nông thôn Việt Nam . Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Tạo môi trường thuận lợi để khai thác mọi khả năng đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn, nhất là đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thu hút nhiều lao động. Triển khai có hiệu quả Chương trình đào tạo nghề cho 1 triệu lao động nông thôn mỗi năm. Thực hiện tốt các chương trình hỗ trợ nhà ở cho người nghèo và các đối tượng chính sách, chương trình nhà ở cho đồng bào vùng bão, lũ; bố trí hợp lý dân cư, bảo đảm an toàn ở những vùng ngập lũ, sạt lở núi, ven sông, ven biển.  Hình thành và phát triển các hành lang, vành đai kinh tế và các cực tăng trưởng có ý nghĩa đối với cả nước và liên kết trong khu vực: Tạo sự kết nối đồng bộ về hệ thống kết cấu hạ tầng để hình thành trục kinh tế Bắc - Nam, các hành lang kinh tế Đông - Tây, các hành lang kinh tế xuyên Á. Hình thành các cụm, nhóm sản phẩm công nghiệp, dịch vụ, kết nối các đô thị trung tâm dọc tuyến hành lang kinh tế. Xây dựng trung tâm hợp tác phát triển kinh tế lớn tại các cửa khẩu trên các hành lang kinh tế.  Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hoá, xã hội hài hoà với phát triển kinh tế  Tạo bước phát triển mạnh mẽ về văn hoá, xã hội. Tăng đầu tư của Nhà nước, đồng thời đẩy mạnh huy động các nguồn lực của xã hội để phát triển văn hoá, xã hội. Hoàn thiện hệ thống chính sách, kết hợp chặt chẽ các mục tiêu, chính sách kinh tế với các mục tiêu, chính sách xã hội; thực hiện tốt tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững.  Nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của nhân dân. Tạo cơ hội bình đẳng tiếp cận các nguồn lực phát triển và hưởng thụ các dịch vụ cơ bản, các phúc lợi xã hội. Thực hiện có hiệu quả hơn chính sách giảm nghèo phù hợp với từng thời kỳ; đa dạng hoá các nguồn lực và phương thức để bảo đảm giảm nghèo bền vững, nhất là tại các huyện nghèo nhất và các vùng đặc biệt khó khăn. Khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tăng nhanh số hộ có thu nhập trung bình khá trở lên. Có chính sách và các giải pháp phù hợp nhằm hạn chế phân hoá giàu nghèo, giảm chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị. Hoàn thiện hệ thống chính sách và cơ chế cung ứng dịch vụ công cộng thích ứng với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước không ngừng nâng cao mức bảo đảm các dịch vụ công cộng thiết yếu cho nhân dân.  Thực hiện tốt các chính sách về lao động, việc làm, tiền lương, thu nhập nhằm khuyến khích và phát huy cao nhất năng lực của người lao động. Bảo đảm quan hệ lao động hài hoà, cải thiện môi trường và điều kiện lao động. Đẩy mạnh dạy nghề và tạo việc làm. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Hỗ trợ học nghề và tạo việc làm cho các đối tượng chính sách, người nghèo, lao động nông thôn và vùng đô thị hoá. Phát triển hệ thống an sinh xã hội đa dạng, ngày càng mở rộng và hiệu quả. Phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp... Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người lao động tiếp cận và tham gia các loại hình bảo hiểm. Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi và không ngừng nâng cao mức sống đối với người có công. Mở rộng các hình thức trợ giúp và cứu trợ xã hội, nhất là đối với các đối tượng khó khăn.  Phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hoá, vừa phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc, vừa tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại, xử lý tốt mối quan hệ giữa kinh tế và văn hoá để văn hoá thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, là một động lực phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế. Tập trung xây dựng đời sống, lối sống và môi trường văn hoá lành mạnh; coi trọng văn hoá trong lãnh đạo, quản lý, văn hoá trong kinh doanh và văn hoá trong ứng xử. Chú trọng xây dựng nhân cách con người Việt Nam về lý tưởng, trí tuệ, đạo đức, lối sống, thể chất, lòng tự tôn dân tộc, trách nhiệm xã hội, ý thức chấp hành pháp luật, nhất là trong thế hệ trẻ. Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; thực hiện tốt bình đẳng giới, sự tiến bộ của phụ nữ; chăm sóc, giáo dục và bảo vệ quyền trẻ em. Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân theo quy định của pháp luật. Khuyến khích tự do sáng tạo trong hoạt động văn hoá, văn học nghệ thuật để tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao, có sức lan toả lớn, xứng đáng với tầm vóc của dân tộc. Xây dựng và nâng cấp đồng bộ hệ thống thiết chế văn hoá, thể thao. Coi trọng bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá dân tộc. Nâng cao mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân.  Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin, báo chí, internet, xuất bản. Bảo đảm quyền được thông tin và cơ hội tiếp cận thông tin của nhân dân, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Tiếp tục đổi mới cơ chế và nâng cao hiệu quả quản lý, đẩy mạnh xã hội hoá các lĩnh vực văn hoá, thông tin, hình thành thị trường văn hoá lành mạnh. Đấu tranh chống các biểu hiện phi văn hoá, suy thoái đạo đức, lối sống, tác động tiêu cực của các sản phẩm văn hoá thông tin đồi truỵ, kích động bạo lực. Đẩy mạnh phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội; giảm tệ nạn ma tuý, mại dâm; ngăn chặn có hiệu quả tai nạn giao thông. Nâng cao chất lượng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá; xây dựng xã, phường, khu phố, thôn, bản đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, văn minh, lành mạnh.  Phát triển mạnh sự nghiệp y tế, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân  Tập trung phát triển mạnh hệ thống chăm sóc sức khoẻ và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Nhà nước tiếp tục tăng đầu tư đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá để phát triển nhanh hệ thống y tế công lập và ngoài công lập; hoàn chỉnh mô hình tổ chức và củng cố mạng lưới y tế cơ sở. Nâng cao năng lực của trạm y tế xã, hoàn thành xây dựng bệnh viện tuyến huyện, nâng cấp bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến trung ương. Xây dựng thêm một số bệnh viện chuyên khoa có trình độ cao tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số vùng. Xây dựng một số cơ sở khám, chữa bệnh có tầm cỡ khu vực. Khuyến khích các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế thành lập các cơ sở y tế chuyên khoa có chất lượng cao. Khắc phục tình trạng quá tải ở các bệnh viện, đặc biệt là bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh. Đổi mới cơ chế hoạt động, nhất là cơ chế tài chính của các cơ sở y tế công lập theo hướng tự chủ, công khai, minh bạch. Chuẩn hoá chất lượng dịch vụ y tế, chất lượng bệnh viện, từng bước tiếp cận với tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Đổi mới và hoàn thiện đồng bộ các chính sách bảo hiểm y tế, khám, chữa bệnh và viện phí phù hợp; có lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân. Thực hiện tốt chính sách khám, chữa bệnh cho các đối tượng chính sách, người nghèo, trẻ em và người dân tộc thiểu số, chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi. Tăng cường đào tạo và nâng cao chất lượng chuyên môn, y đức, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ y tế. Phấn đấu đến năm 2020 tất cả các xã, phường có bác sĩ. Phát triển mạnh y tế dự phòng, không để xảy ra dịch bệnh lớn. Tiếp tục kiềm chế và giảm mạnh lây nhiễm HIV. Tiếp tục giảm tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng. Nâng cao chất lượng và bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm. Phát triển nhanh công nghiệp dược và thiết bị y tế. Phát triển mạnh y học dân tộc kết hợp với y học hiện đại. Quản lý chặt chẽ việc sản xuất và kinh doanh dược phẩm.  Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới toàn diện và phát triển nhanh giáo dục và đào tạo  Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Đặc biệt coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng của công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề. Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội. Thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực chất lượng cao đối với các ngành, lĩnh vực chủ yếu, mũi nhọn. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài; đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức.  Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội.  Mở rộng giáo dục mầm non, hoàn thành phổ cập mầm non 5 tuổi. Thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở với chất lượng ngày càng cao. Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng dạy nghề và giáo dục chuyên nghiệp. Rà soát, hoàn thiện quy hoạch và thực hiện quy hoạch mạng lưới trường đại học, cao đẳng và dạy nghề trong cả nước. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục đại học, bảo đảm cơ chế tự chủ gắn với nâng cao trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo. Tập trung đầu tư xây dựng một số trường, khoa, chuyên ngành mũi nhọn, chất lượng cao.  Phát triển khoa học và công nghệ thực sự là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững  Hướng trọng tâm hoạt động khoa học, công nghệ vào phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển theo chiều sâu góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ: nâng cao năng lực, đổi mới cơ chế quản lý, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, tăng cường hội nhập quốc tế về khoa học, công nghệ.  Tăng nhanh năng lực khoa học, công nghệ có trọng tâm, trọng điểm. Phát triển đồng bộ và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất và nguồn nhân lực. Nhà nước tập trung đầu tư cho các nhiệm vụ trọng điểm quốc gia, các giải pháp khoa học, công nghệ cho các sản phẩm chủ lực, mũi nhọn, đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá, huy động mọi nguồn lực xã hội, nhất là của các doanh nghiệp cho phát triển khoa học, công nghệ. 3.2 Một số kiến nghị giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý NSNN cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội Về những giải pháp huy động vốn cho NSNN: Tăng hiệu quả đầu tư bằng cách có chính sách đầu tư đúng đắn có cơ sở kinh tế cho các ngành công nghiệp chế biến. Đẩy mạnh việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội; ưu tiên cho các công trình trọng điểm phục vụ chung cho kinh tế-xã hội. Doanh nghiệp Nhà nước phải vươn lên giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần phát triển theo định hướng XHCN. Tăng cường công tác quản lý và khai thác nguồn thu cho NSNN với quan điểm là thu NSNN trong sự phát triển bền vững, tức là không làm suy yếu các nguồn thu quan trọng mà phải bồi dưỡng, phát triển và mở rộng các nguồn thu một cách vững chắc, lâu bền. Điều đó có nghĩa là cần xác định mức thu hợp lý, vừa đảm bảo NSNN có nguồn thu cao vừa đảm bảo để các đối tượng NSNN có đủ điều kiện tài chính tiếp tục phát triển. Xác định được mức thu tại điểm "giới hạn tối ưu" không đơn giản mà cần phân tích, cân nhắc nhiều nhân tố khác nhau. Những nguồn thu thuộc khu vực kinh tế quốc doanh có ý nghĩa đặc biệt thì cần chú ý bồi dưỡng thông qua các biện pháp hỗ trợ đầu tư, trợ giúp khoa học, kỹ thuật, công nghệ và nhân lực... Trong hoạt động thu NSNN, cần hướng trọng tâm vào những biện pháp lớn sau đây: Hoàn thiện hệ thống thu từ các hoạt động kinh tế mà trọng tâm là thuế. Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN, là công cụ và điều tiết vĩ mô nền kinh tế vô cùng quan trọng. Nó góp phần bảo đảm sự bình đẳng giữa các chủ thể của nền kinh tế, bảo hộ hợp lý những mặt hàng trong nước sản xuất trong nước, thực hiện công bằng xã hội. Thuế là một công cụ đòn bẩy để kích thích phát triển sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả. Chính sách thuế Nhà nước ban hành đã được pháp luật hoá thì phải quán triệt đầy đủ đến mọi cấp, mọi ngành, mọi tổ chức, mọi cá nhân; phải tổ chức cho các đối tượng nộp thuế học tập, tìm hiểu để họ tự giác thực hiện. Rà soát lại toàn bộ các khoản thu phí, lệ phí đã ban hành trên địa bàn tỉnh, qua đó chấn chỉnh những điểm không còn phù hợp, bổ sung những khoản thu phí và lệ phí phù hợp với quy định của pháp luật Nhà nước. Phải được công khai, công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người tổ chức thực hiện làm tốt công tác này, góp phần vào tăng thu cho NSNN. Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước của các cấp chính quyền đối với các cơ quan chức năng; thực hiện thu đúng, thu đủ, kịp thời đúng đối tượng, quản lý tốt nguồn thu, bao quát hết nguồn thu. Tăng cường nâng cao năng lực tổ chức và quản lý của bộ máy thu thuế, bao gồm cả nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, phẩm chất đạo đức của cán bộ thuế và việc đầu tư trang thiết bị phục vụ cho công tác thu. Kiên quyết xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm luật thuế của Nhà nước; chấn chỉnh và lập lại kỷ cương trên lĩnh vực thuế, khắc phục những trường hợp tuỳ tiện về lợi ích cá nhân, làm tổn hại đến lợi ích Nhà nước, coi thường pháp luật. Về những giải pháp quản lý chi NSNN NSNN có nhiệm vụ cấp phát kinh phí đảm bảo cho việc thực hiện ổn định chính trị, phát triển kinh tế-xã hội. Để quản lý tốt các khoản chi này cần vận dụng một số giải pháp sau đây: Trước hết phải tuân thủ nghiêm ngặt những điểm quy định đã được ghi rõ trong luật ngân sách. Về việc lập, chấp hành, quyết toán NSNN. Tổ chức tập huấn hướng dẫn đội ngũ cán bộ làm công tác ngân sách và đội ngũ cán bộ làm kế toán các đơn vị thu hưởng ngân sách để họ hiểu rõ và tổ chức thực hiện đúng đắn và có hiệu quả cao. Xác định tốt các căn cứ và đưa ra được các định mức tiến tiến, khoa học để thực hiện giao kế hoạch chi ngân sách cho các đơn vị hành chính sự nghiệp theo đúng quy định của NSNN. Tăng cường quản lý và điều hành chi ngân sách theo dự toán được giao đầu năm, có chia ra quý, tháng. Kiểm soát các khoản chi qua kho bạc Nhà nước theo đúng cách ăn bản hướng dẫn hiện hành. Quản lý chặt chẽ các khoản chi mua sắm, sửa chữa và vốn xây dựng cơ bản. Các khoản chi phát sinh ngoài kế hoạch dự toán cần phải được xem xét kỹ lưỡng, nếu cần thiết phải chi thì phải tính đến nguồn đảm bảo hoặc phải giảm chi các khoản khác tương ứng, tránh tình trạng duyệt phát sinh tuỳ tiện không tính toán đến nguồn đảm bảo chi. Trong khâu phê duyệt dự toán chi ngân sách hàng năm, cần tính đến mục tiêu trước mắt và lâu dài, trong việc bố trí cơ cấu chi, đặc biệt là các khoản chi về đầu tư phát triển, vì khoản chi này có tác dụng trực tiếp đến việc phát huy hiệu quả cho nền kinh tế và khả năng thu hồi vốn nhanh hay chậm, khả năng tạo nguồn tích luỹ vốn để thực hiện tái sản xuất mở rộng nền kinh tế, mà trực tiếp là huy động vốn cho CNH, HĐH, phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện xoá đói giảm nghèo, tăng cường quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước Trong điều kiện nguồn thu ngân sách có hạn thì cần tập trung ngân sách ưu tiên cho đầu tư phát triển, ưu tiên vốn đầu tư cho chi giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, môi trường trong cơ cấu chi thường xuyên. Triệt để trên cơ sở triển khai thực hiện tốt pháp lệnh tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, hạn chế chi có tính chất tiêu dùng, quản lý hành chính Nhà nước, những khoản chi mua sắm, sửa chữa. Bố trí dự phòng, dự trữ tài chính trong ngấn sách đủ mạnh để chủ động đối phó và giải quyết khắc phục hậu quả thiên tai thất thường đột suất có thể phát sinh. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với đơn vị sử dụng ngân sách, nhằm phát triển và uốn nắn kịp thời những sai phạm trong công tác quản lý và chi tiêu NSNN. Hiện nay, trong cơ chế thị trường thì đây là vấn đề vừa bức xúc vừa mang tính chất quyết liệt vì tính chất vi phạm khá phổ biến và phải đấu tranh với chính bản thân và trong nội bộ. Đặc biệt quan tâm nâng cao toàn diện đội ngũ cán bộ. Đội ngũ cán bộ là yếu tố quyết định đến thành công hay thất bại đến hiệu quả công tác, hiệu quả kinh tế-xã hội cao hay thấp. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý NSNN lại càng như thế. Vì đội ngũ cán bộ này trực tiếp quản lý tiền, của. Vì vậy, một mặt phải được đào tạo một cách cơ bản về trình độ chuyên môn, trình độ quản lý, năng lực tổ chức thực hiện và phải được rèn luyện thử thách để có đủ phẩm chất và bản lĩnh phục vụ tốt chức năng và nhiệm vụ được giao. Mặt khác, cần thường xuyên làm cho đi đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và phẩm chất đạo đức, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý NSNN. KẾT LUẬN NSNN là một trong những công cụ vô cùng quan trọng để Nhà nước thực hiện quản lý vĩ mô nền kinh tế-xã hội của bất kỳ một quốc gia nào. Trên cơ sở xem xét bản chất, đặc điểm của NSNN và mối quan hệ tài chính tiềm ẩn bên trong NSNN, chúng ta hiểu rõ sự phát triển lớn mạnh của NSNN có vai trò đặc biệt quan trọng đến sự phát triển kinh tế xã hội. Vai trò đó mang tính toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Thông qua việc hình thành và sử dụng NSNN, Nhà nước đã thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình như điều tiết hướng dẫn thị trường, định hướng đầu tư, đảm bảo công bằng xã hội, ổn định và tăng trưởng kinh tế. Đất nước ta tiến lên CNXH từ điểm xuất phát về kinh tế quá thấp, trong khi nhu cầu về xây dựng và phát triển kinh tế theo hướng CNH, HĐH đất nước lại đòi hỏi số lượng, chất lượng, cơ cấu vốn tài chính rất lớn và cấp bách. Tình hình đó đòi hỏi phải nâng cao sự quản lý vốn tài chính, vốn ngân sách có hiệu quả. Có như vậy mới tạo điều kiện về tài chính cho tất cả các hoạt động kinh tế- xã hội, khai thác có hiệu quả tối đa các nguồn vốn nội lực và tiếp thu có hiệu quả nguồn vốn bên ngoài dưới nhiều hình thức. Ở Việt Nam trong những năm gần đây, cùng với chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước, sự phát triển của nền kinh tế đa thành phần với quan hệ hàng hoá tiền tệ, quan hệ thị trường và cơ chế tự chủ tài chính tự chịu trách nhiện ngày càng được khẳng định và phát huy vai trũ của mình. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đó đạt được thì trong quản lý NSNN cũng đang tồn tại nhiều hạn chế. Bởi vậy, việc đổi mới NSNN không chỉ liên quan đến việc đổi mới hoạt động thu chi tài chính Nhà nước mà cũng gắng liền với việc đổi mới cơ chế phân cấp ngân sách, các phương pháp cân đối ngân sách và đổi mới quy trình ngân sách. Tất cả các vấn đề đó có liên quan chặt chẽ với nhau và đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ và nhất quán nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của NSNN trong nền kinh tế thị trường để NNNN thực sự trở thành cụng cụ quản lý vĩ mô số một của Nhà nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO File bài giảng của Thầy Nguyễn Thanh Dương PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng, Quản lý ngân sách nhà nước, Nhà xuất bản Thống kê, 12/2006 PGS. TS. Sử Đình Thành – TS. Vũ Thị Minh Hằng, Nhập môn Tài chính – Tiền tệ, Nhà xuất bản Lao động xã hội, 2008 Một số trang Web: + + +

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNhom 3-De tai 5.doc
  • pptNhom 3-De tai 5.ppt
Luận văn liên quan