Ngân sách phường của thành phố Hà Nội trong thời kỳ đổi mới

Đề tài: Ngân sách phường của thành phố Hà Nội trong thời kỳ đổi mới Luận văn dài 96 trang: Luận văn có 3 nhiệm vụ cụ thể sau: - Làm rõ thực trạng thu, chi NSP của Thủ đô trong thời kỳ đổi mới. - Những tác động của hoạt động thu, chi NSP tới đời sống chính trị-KT-XH của địa phương. - Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng NSP trong thời gian tới. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1:NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGÂN SÁCH PHƯỜNG 6 1.1. Quá trình hình thành ngân sách phường 6 1.2. Nội dung của ngân sách phường 14 1.3. Đặc điểm và vai trò của ngân sách phường 24 Ch­ương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU-CHI NGÂN SÁCH PHƯỜNG CỦA HÀ NỘI TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI 33 2.1. Những nhân tố ảnh hưởng tới thu, chi ngân sách phường của Hà Nội 33 2.2. Những thành tựu về thu, chi ngân sách phường của thành phố Hà Nội 39 2.3. Những hạn chế trong thu, chi ngân sách phường của thành phố Hà Nội 54 2.4. Hiệu quả kinh tế-xã hội của ngân sách phường trên địa bàn Hà Nội 61 Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH PHƯỜNG Ở HÀ NỘI TRONG THỜI KỲ 2006-2010 69 3.1. Quan điểm 69 3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả của ngân sách phường ở Hà Nội trong thời kỳ 2006-2010 73 KẾT LUẬN 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94 PHỤ LỤC 98

doc129 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2661 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ngân sách phường của thành phố Hà Nội trong thời kỳ đổi mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nam tham gia ASEAN, đến năm 2004, tổng kim ngạch trao đổi thương mại Việt Nam và các nước ASEAN đạt khoảng 10 tỷ USD [29, tr. 57; 84]. Trong hợp tác kinh tế với Việt Nam, một mặt những lợi thế so sánh của các nước thành viên phát triển hơn đã có cơ hội phát huy triệt để, mặt khác những bất lợi của họ cũng được bổ sung khắc phục một phần nhờ khai thác được những lợi thế so sánh của nền kinh tế Việt Nam. Như vậy, Việt Nam đã trở thành một trong những nguồn lực phát triển của các nước ASEAN khác. Việt Nam còn hướng hoạt động của Hiệp hội vào những ưu tiên hiện nay là thu hẹp khoảng cách phát triển và giúp đỡ các nước thành viên mới tăng cường khả năng liên kết khu vực. Việt Nam chủ động đưa ra sáng kiến về hợp tác phát triển các vùng nghèo liên quốc gia dọc hành lang Đông - Tây thuộc lưu vực sông Mê Công. Tuyên bố Hà Nội về thu hẹp khoảng cách phát triển nhằm tăng cường liên kết ASEAN do Việt Nam đưa ra tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 34 đã nêu rõ "quyết tâm thúc đẩy hợp tác có hiệu quả và giúp đỡ lẫn nhau thông qua các nỗ lực chung nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên ASEAN" [49, tr. 5]. Như vậy, những thành tựu bước đầu của công cuộc đổi mới và chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa đã từng bước nâng cao ảnh hưởng của Việt Nam trong khu vực. Việc thực hiện những cam kết kinh tế cũng như những cố gắng thu hẹp khoảng cách phát triển đã góp phần thúc đẩy sự phát triển trong ASEAN. Trong các vấn đề chính trị an ninh, Việt Nam đã thể hiện được vai trò của mình trong việc tập hợp và dàn xếp những vấn đề nội bộ của ASEAN, cùng với các nước thành viên xây dựng ASEAN thành tổ chức vững mạnh, nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế. Vai trò của Việt Nam trong ASEAN đã được chính các thành viên ASEAN 6 thừa nhận ngay từ khi Việt Nam được kết nạp vào tổ chức này. Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Ali Alatat đã nhấn mạnh trong lễ kết nạp Việt Nam vào ASEAN ngày 28/7/1995:" Chúng ta vừa chứng kiến một sự kiện trọng đại trong biên niên sử của ASEAN. Việc kết nạp Việt Nam vào ASEAN có ý nghĩa to lớn hơn nhiều chứ không phải chỉ là việc tăng số lượng từ 6 lên 7". Cũng trong buổi lễ này, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines đánh giá:" Việt Nam sẽ là một thành viên quý giá của ASEAN. Nền văn hóa và lịch sử của Việt Nam sẽ làm phong phú thêm di sản chung của chúng ta. Dân số 72 triệu của Việt Nam sẽ tạo ra động lực để tăng cường vai trò và ảnh hưởng quốc tế của ASEAN". 3.1.2. Những tính toán lợi ích của Mỹ đối với Việt Nam Những tính toán chiến lược của Mỹ đối với Việt Nam là xuất phát từ lợi ích của Mỹ, từ vị trí chiến lược, vai trò của Việt Nam ở khu vực và thế giới. Ý đồ này nằm trong nội dung chiến lược an ninh của Mỹ đối với Đông Nam Á và CA-TBD sau chiến tranh lạnh. Việc bình thường hóa quan hệ và tăng cường các cuộc tiếp xúc giữa Mỹ và Việt Nam nằm trong những tính toán này của Mỹ. Theo nhà nghiên cứu Frederik Brown, "Việt Nam với hơn 70 triệu dân và một bờ biển dài từ phía nam Trung Quốc tới vịnh Thái Lan là một yếu tố nằm trong sự cân bằng chiến lược của Đông Nam Á. Vào năm 2000 hoặc sớm hơn, Việt Nam có ảnh hưởng trong các vấn đề khu vực. Việt Nam nằm ngay sát cạnh một số nước đồng minh, bạn bè thân thiết của Mỹ ở châu Á, đặc biệt là 6 nước thành viên ASEAN. Hiện nay, các quan hệ mật thiết của Mỹ với các nước đồng minh và bạn bè ở Đông Nam Á hoàn toàn thích hợp để Mỹ có quan hệ mới với Việt Nam. Việt Nam sẽ có ý nghĩa quan trọng hơn đối với Mỹ và đối với những người bạn của Mỹ thuộc ASEAN và ở những nơi khác trong khu vực này. Mối quan hệ chính thức giữa Mỹ với Việt Nam sẽ củng cố khả năng của Mỹ trong việc giải quyết một cách hiệu quả vấn đề biển Đông. Cơ sở thứ hai cho việc bình thường hóa là phải thực hiện cùng với nền kinh tế và hoạt động thương mại. Việc kéo dài lệnh cấm vận không có lợi cho các lợi ích kinh tế và chính trị của Mỹ mà cũng không thúc đẩy giải pháp về vấn đề POW/MIA" [89, tr. 4]. Nhận định này cũng trùng với ý đồ của các nhà chiến lược Mỹ. Trong Báo cáo về sáng kiến chiến lược của Đông Á tháng 2/1995, Mỹ cho rằng Việt Nam sẽ đóng một vai trò ngày càng tăng ở khu vực và với việc Việt Nam trở thành thành viên ASEAN sẽ làm tăng thêm sức mạnh của khu vực. Đánh giá về vai trò của Việt Nam trong ASEAN, các nhà chiến lược Mỹ cho rằng: "Việt Nam là thành viên năng động nhất trong số các thành viên mới của ASEAN và là lực lượng chủ chốt đằng sau thỏa thuận của Hiệp hội (ASEAN) về việc ưu tiên xóa bỏ khoảng cách kinh tế giữa các nước thành viên cũ và mới trước khi hướng tới sự hợp tác ngoài khu vực" [74, tr. 44]. Một Việt Nam năng động với vai trò ngày càng tăng trong khu vực hoàn toàn phù hợp với lợi ích của Mỹ trong việc thúc đẩy một Đông Nam Á hòa bình, ổn định. Việc Mỹ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam còn vì lý do kinh tế nhất là khi vị trí của Mỹ bị giảm sút trong khu vực và phần lớn các hoạt động thương mại và đầu tư ở châu Á lại do các công ty xuyên quốc gia của Nhật Bản nắm giữ hoặc chi phối. Hơn nữa, nhiều nền kinh tế đang trỗi dậy như Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc... trở thành những đối thủ cạnh tranh với Mỹ, thay dần vị trí của Mỹ ở khu vực. Sau chiến tranh lạnh, Việt Nam là một trong số rất ít nước XHCN còn lại mà Mỹ muốn chuyển hóa theo hệ giá trị phương Tây. Để đạt mục tiêu này, chính sách cô lập, bao vây, cấm vận Việt Nam không còn hiệu quả đồng thời không làm tăng ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực. Do đó, Mỹ đã thay đổi chính sách này bằng việc bình thường hóa quan hệ để từ đó "thúc đẩy sự nghiệp tự do ở Việt Nam như đã từng diễn ra ở Đông đây và Liên Xô trước đây" [25, tr. 1]. Điều đó có nghĩa là, Mỹ có ý đồ thực hiện "diễn biến hòa bình" để tác động và thay đổi chế độ xã hội ở Việt Nam theo hướng dân chủ kiểu Mỹ và phương Tây, đa nguyên đa đảng về chính trị, làm suy yếu tiến tới xóa bỏ Đảng cộng sản và CNXH [5, tr. 103]. Khi Liên Xô sụp đổ, Mỹ đã công khai ý định này của mình. Ngày 12/2/1992, cựu Tổng thống R.Nixon - một trong những tác giả của học thuyết "diễn biến hòa bình" đã tuyên bố: "Trong lúc chào mừng thất bại của ý thức hệ cộng sản, chúng ta phải cam kết chấm dứt ách áp bức của Hà Nội đối với những người Việt Nam đã từng chiến đấu quả cảm cùng chúng ta". Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ năm 1996 xác định: "Bằng cách mở rộng quan hệ đối thoại với Việt Nam, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục khuyến khích Việt Nam đi theo con đường cải cách kinh tế và dân chủ" Điều đó có nghĩa là, Mỹ đã chuyển từ bao vây, cấm vận sang tăng cường hợp tác và "dính líu' để "can dự" vào Việt Nam. Giới cầm quyền Mỹ cho rằng: "Chính sách của Mỹ chỉ có thể được thúc đẩy thông qua can dự chứ không phải cô lập, thông qua hợp tác chứ không phải kiềm chế, Mỹ cần mở rộng quan hệ với Việt Nam thông qua mọi con đường trong đó có con đường thương mại. Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, Douglas. P.Peterson khi trình bày trước ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ ngày 4/8/1999 đã chỉ rõ thực chất chiến lược mới của Mỹ đối với Việt Nam là: "Làm cho Việt Nam có môi trường kinh doanh rõ ràng minh bạch và có thể dự đoán được trên sự cai trị của pháp luật.Với việc tiếp tục cởi mở và mở rộng cơ hội kinh tế, tầng lớp trung lưu sẽ phát triển mạnh mẽ, dân chúng sẽ được giáo dục tốt hơn và được tiếp xúc nhiều hơn với các luồng tư tưởng và Việt Nam sẽ tiến triển trở thành một xã hội cởi mở hơn" [55, tr. 17-18]. Trong chiến lược "diễn biến hòa bình", dân chủ nhân quyền là công cụ được Mỹ sử dụng một cách triệt để nhằm áp đặt những giá trị Mỹ từ đó chuyển hóa dần dần chế độ chính trị - xã hội Việt Nam theo mô hình Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ sẽ không thể thực hiện ý đồ của mình bằng mọi cách vì Mỹ phải tính đến lợi ích các nước ở khu vực và sức mạnh, sách lược của Việt Nam trong thời kỳ hiện nay. Mỹ cũng không muốn gây hỗn loạn hoặc mất ổn định Việt Nam vì điều đó đe dọa tới hòa bình, ổn định chung ở khu vực Đông Nam Á, làm đảo lộn xu hướng cải cách và hòa nhập của Việt Nam vào ASEAN. Bởi vì "một Việt Nam ổn định và đi theo kinh tế thị trường chắc chắn sẽ phục vụ lợi ích của Mỹ ở khu vực này tốt hơn là một nước Việt Nam nghèo đói, chính trị không ổn định. Lợi ích của Mỹ là giúp Việt Nam trở thành một quốc gia có nền chính trị ổn định" [77, tr. 12]. Trong báo cáo của Lực lượng nhiệm vụ đặc biệt 2001 chỉ rõ: "Chiến tranh Việt Nam vẫn là một điểm quan trọng trong mối quan hệ với Đông Nam Á. Vì vậy, Washington cần phải xây dựng mối quan hệ chính trị và kinh tế với Việt Nam. Để Hà Nội chuyển đổi nhiều hơn, chúng ta (Mỹ) cần giúp họ có môi trường đầu tư dựa trên cơ sở pháp luật. Vấn đề quan trọng là chính phủ cần thúc đẩy Quốc hội thông qua Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, văn bản tạo điều kiện cho quá trình cải cách của Hà Nội. Chúng ta cũng thông qua các tổ chức phi chính phủ thúc đẩy các giá trị dân chủ và quyền con người trong đất nước lêninnit đang nỗ lực phát triển trên các lĩnh vực ngoại giao, kinh tế, an ninh quân sự... này" [74, tr. 13]. Thập kỷ đầu sau chiến tranh lạnh, những tính toán lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội của Mỹ như vậy đã dẫn đến việc bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ năm 1995. Trong những năm đầu thế kỷ 21, những lợi ích đó vẫn còn nguyên giá trị. Những nhận thức của Mỹ về vai trò vị trí, ảnh hưởng của Việt Nam đã được khẳng định qua quá trình hội nhập sâu rộng của Việt Nam vào khu vực và quốc tế. Trong những tính toán chiến lược của Mỹ, Việt Nam là một nhân vật chủ chốt đối với an ninh Đông Nam Á. Vị trí chiến lược của Việt Nam là một trong số những nhân tố xác định tầm quan trọng địa - chiến lược của Việt Nam đối với Mỹ. Việt Nam ngày càng tích cực và chủ động tham gia các diễn đàn tổ chức khu vực và quốc tế, ngày càng có uy tín trong ASEAN. Việt Nam là thành viên của ARF và sự tham gia của Việt Nam vào tổ chức APEC tạo ra một kênh bổ trợ cho hợp tác Việt - Mỹ, điều đó củng cố thêm những lợi ích của Mỹ khi Việt Nam trở thành một quốc gia ổn định và thịnh vượng. Mô hình chiến lược phức tạp và đang thay đổi ở châu Á chắc chắn sẽ thúc đẩy tầm quan trọng của Việt Nam như một quốc gia độc lập trong những tính toán chiến lược của Mỹ [21, tr. 43]. Việt Nam lại là nước hầu như không có lực lượng Hồi giáo quá khích, không phải là nước vươn lên cạnh tranh, làm phương hại đến ảnh hưởng hay vị thế của Mỹ ở khu vực. Thế nhưng, do Việt Nam có vị thế địa - chiến lược, có kinh nghiệm lịch sử, nên Mỹ đang muốn Việt Nam đóng một vai trò lớn hơn trong an ninh và hợp tác khu vực đồng thời muốn Việt Nam đứng về phía Mỹ trong trường hợp xẩy ra tranh chấp lớn. Để đạt được điều này, Mỹ tỏ thái độ mềm dẻo, thực hiện "chiến lược ngoại giao thân thiện", nhằm xóa bỏ hình ảnh một nước Mỹ từng có thời xâm lược quân sự chống Việt Nam và để xây dựng một hình ảnh mới, thiện chí của nước Mỹ đối với Việt Nam. Mỹ đề nghị Việt Nam có những hành động cụ thể ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố (bao gồm cả việc cho Mỹ sử dụng quân cảng Cam Ranh, cho phép máy bay Mỹ bay qua không phận Việt Nam, chia sẻ thông tin về hoạt động của các nhóm khủng bố, theo dõi giao dịch qua ngân hàng của các công ty và tổ chức nước ngoài ở Việt Nam theo danh sách do Mỹ đề nghị v.v.). Bên cạnh đó, trong tính toán của Mỹ, Việt Nam là một nhân tố quan trọng trong cân bằng chiến lược ở Đông Nam Á và quan hệ với Việt Nam phục vụ lợi ích chiến lược của Mỹ ở CA-TBD. Lo ngại về sự trỗi dậy của Trung Quốc và khả năng Trung Quốc có thể thách thức vị trí lãnh đạo của Mỹ trong tương lai nên một mặt, Mỹ chủ trương lôi kéo Trung Quốc vào khu vực và thế giới. Mặt khác, Mỹ vẫn triển khai chính sách cân bằng chiến lược ở khu vực để đề phòng những bất trắc nếu chính sách can dự của Mỹ đối với Trung Quốc không thành công. Vị trí địa - chiến lược, địa - chính trị làm cho Việt Nam trở thành một nhân tố đáng kể trong những tính toán cân bằng quyền lực của Mỹ. Mỹ cho rằng, Việt Nam có thể tạo nên một đối trọng trong tương lai đối với ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc ở khu vực. Đồng thời, Mỹ cũng không muốn Trung Quốc bành trướng ảnh hưởng từ Việt Nam ra toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Cuộc chiến chống khủng bố về ngắn hạn có thể làm giảm ưu tiên của chính sách cân bằng với Trung Quốc trong chương trình nghị sự của Mỹ. Tuy nhiên, về lâu dài, mục tiêu kiềm chế Trung Quốc của Mỹ vẫn không thay đổi. Vì vậy, sự quan tâm của Mỹ đối với Việt Nam, cụ thể hơn là khả năng tiếp cận cảng biển hoặc sử dụng các cơ sở hạ tầng là rất quan trọng về mặt chiến lược. Không ít các chính khách và nhà nghiên cứu Mỹ cho rằng, "Việt Nam có hai tố chất để có thể trở thành đối tác chiến lược của Mỹ: Thứ nhất là vị trí của Việt Nam. Việt Nam có thể trở thành bàn đạp để triển khai lực lượng ra biển Đông. Thứ hai là Việt Nam có lịch sử lâu dài chống lại sự xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc [71, tr. 214-215]. Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu Mỹ đã khuyến nghị chính quyền Bush cần phải củng cố các dàn xếp an ninh sẵn có với các nước Đông Nam Á (khu vực mà hiện tại Mỹ không có sự hiện diện quân đội thường trực) và thiết lập các dàn xếp mới với Philippines, Indonesia và có thể là cả Việt Nam nhằm chuẩn bị cho các tình huống quân sự nảy sinh ở khu vực này và đặc biệt là ở biển Đông [73, tr. 9]. Như vậy, xuất phát từ những lợi ích trên mà Việt Nam hiện nay chiếm một ví trí đáng kể trong chính sách của Mỹ, nhất là trong lúc Mỹ đang tăng cường sự hiện diện tại Đông Nam Á. Có thể nói, kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh, chưa bao giờ Mỹ lại nâng tầm quan trọng của Việt Nam trong chiến lược của Mỹ ở Đông Nam Á như hiện nay. Sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ Việt - Mỹ trong những năm qua trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế đã chứng tỏ điều đó. Cũng từ những lợi ích đó mà chính sách của Mỹ với Việt Nam có tính hai mặt. Một mặt vừa muốn cải thiện quan hệ với Việt Nam để phục vụ cho chiến lược của Mỹ ở CA-TBD và giành lợi ích kinh tế cho các doanh nghiệp Mỹ. Mặt khác, muốn thông qua chính sách "can dự", "dân chủ, nhân quyền" để áp đặt giá trị Mỹ, thúc đẩy cải cách kinh tế, chính trị theo kiểu Mỹ và phương Tây. Những tính toán lợi ích của Mỹ với Việt Nam cũng như những lợi ích chiến lược của Việt Nam trong quan hệ với Mỹ tất yếu sẽ dẫn đến hàng loạt các tính toán chiến lược trong quan hệ giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực, từ chính trị - ngoại giao đến kinh tế - thương mại và văn hóa - xã hội. Trong quan hệ Mỹ - Việt, kinh tế được đẩy lên vị trí ưu tiên phát triển hàng đầu. Điều đó xuất phát từ cả hai phía: Mỹ sử dụng sách lược "duy trì sức ép chính trị, thực hiện mua chuộc kinh tế" để thúc đẩy Việt Nam dần dần thay đổi. Trong khi đó, về mặt chính trị và an ninh, Việt Nam chú trọng phòng ngừa "diễn biến hòa bình" của Mỹ và phương Tây và sự can thiệp của bên ngoài trong các vấn đề tôn giáo và nhân quyền, trên mặt kinh tế, thương mại, đầu tư và khoa học kỹ thuật thì vận dụng phương châm hợp tác với Mỹ, lấy đó làm cơ sở duy trì ổn định chính trị xã hội, thúc đẩy kinh tế quốc dân phát triển [50, tr. 4]. Vì vậy, tính chất vừa hợp tác vừa đấu tranh là đặc trưng của quan hệ Việt - Mỹ. Mặc dù trong lĩnh vực chính trị, đấu tranh lớn hơn hợp tác và trên lĩnh vực kinh tế hợp tác lớn hơn đấu tranh nhưng xét về tổng thể, cục diện hợp tác và đấu tranh vẫn xuyên suốt trong quan hệ Việt - Mỹ. 3.2. CHÍNH SÁCH CỦA MỸ VỚI VIỆT NAM TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC 3.2.1. Trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao Sau khi Việt Nam và Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 12/7/1995, quan hệ chính trị giữa hai nước không ngừng được củng cố và phát triển theo chiều sâu. Nhiều đoàn chính phủ, quốc hội, các bộ ngành địa phương và các tổ chức quần chúng giữa hai bên thăm viếng lẫn nhau. Tất cả các quan chức cao cấp nhất của nội các Hoa Kỳ đã sang thăm Việt Nam, trong đó có các chuyến thăm quan trọng như của Tổng thống Clinton (2000), Tổng thống Bush (2006), Cố vấn an ninh quốc gia, các Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Quốc phòng, các nghị sĩ có ảnh hưởng như John Kerry, John McCain, Rechard Lugar, Tom Daschle, Robert Simons, Lane Evans. Đặc biệt, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Clinton (cùng với việc ký Hiệp định thương mại song phương) được đánh giá là đã mở ra một trang mới trong quan hệ của Mỹ với Việt Nam. Trước đòi hỏi của tình hình thực tế, Nhóm các Nghị sĩ vì quan hệ Việt - Mỹ đã được chính thức thành lập tại Hạ viện Mỹ. Đây là bước phát triển tích cực, bước đầu góp phần quan trọng vào việc tăng cường hiểu biết về Việt Nam ngay tại Quốc hội Mỹ. Về phía Việt Nam, các Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Mạnh Cầm, Vũ Khoan, Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Quốc phòng…đã sang thăm Mỹ. Đáng chú ý là, trong chuyến thăm chính thức Mỹ của Thủ tướng Phan Văn Khải tháng 6/2005, lần đầu tiên trong lịch sử, hai bên đã ký Tuyên bố chung (21/6/2005). Tuyên bố chung nêu rõ "hai nước có lợi ích chung trong việc tăng cường hơn nữa hợp tác song phương trong khuôn khổ mối quan hệ đối tác ổn định và bền vững" và khẳng định quyết tâm "đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới thông qua việc phát triển mối quan hệ đối tác xây dựng, hữu nghị, hợp tác trên nhiều mặt trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và hai bên cùng có lợi". Lãnh đạo hai nước nhấn mạnh "đồng ý về tầm quan trọng của việc tiếp tục đối thoại thẳng thắn và cởi mở về những vấn đề cùng quan tâm, kể cả việc thực hiện các quyền con người, điều kiện cho các tín đồ và dân tộc ít người" [27]. Đây là khuôn khổ mới và quan trọng nhất cho định hướng tương lai quan hệ song phương trong thời gian tới. Đặc biệt, chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đến Mỹ mới đây (6/2007) đã khẳng định sự phát triển sâu rộng trong quan hệ Việt - Mỹ, được coi là sự kiện mở đầu cho một trang mới trong lịch sử ngoại giao Việt - Mỹ. Tuy nhiên, trong quan hệ song phương giữa hai nước vẫn tồn tại những điểm khác biệt, cụ thể là vấn đề dân chủ nhân quyền. Sự khác biệt này nhiều khi bị Mỹ lợi dụng để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Với việc thực hiện chiến lược mở rộng dân chủ trên toàn cầu, Mỹ tăng cường chỉ trích vấn đề nhân quyền ở Việt Nam bằng cách thể chế hóa, luật pháp hóa thể hiện qua các nghị quyết, báo cáo nhân quyền hàng năm. Trong Hội nghị thường niên của Liên hợp quốc về vấn đề nhân quyền, Mỹ thường đưa ra danh sách các nước vi phạm nhân quyền trong đó có Việt Nam. Năm 2003, Hạ nghị viện Mỹ đưa ra 4 dự luật và nghị quyết; Bộ Ngoại giao Mỹ có 2 bản báo cáo, Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Mỹ lần đầu tiên tách riêng một bản báo cáo về Việt Nam và đề nghị Tổng thống Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách "Các nước cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo" theo quy định của Luật tự do tôn giáo quốc tế (IRFA). Ngày 15/9/2004, Bộ Ngoại giao Mỹ đã xếp Việt Nam vào nhóm nước này và gây sức ép đe dọa sẽ có những biện pháp chế tài đối với Việt Nam. Đầu năm 2003, chính quyền bang Virginia và khoảng 20 thành phố, thị trấn đã thông qua nghị quyết công nhận cờ ba sọc của chính quyền Sài Gòn trước đây, cho phép treo tại các lễ tiết, lễ hội công cộng và các trường học. Ngày 4/5/2004, tại cuộc bỏ phiếu 14 thành viên mới của Ủy ban nhân quyền LHQ tại Hội đồng kinh tế - xã hội LHQ (ECOSOC), Mỹ đã gây sức ép, vận động các nước châu Âu, các nước thành viên ECOSOC không bỏ phiếu cho Việt Nam, loại Việt Nam ra khỏi Ủy ban nhân quyền. Ngày 19/7/2004, Hạ nghị viện Mỹ đã thông qua "Dự luật nhân quyền Việt Nam 2004" (HR1587). Dự luật này dựa trên dự luật 2003 nhưng đã nhấn mạnh, xuyên tạc tình hình Việt Nam như "không có tiến bộ nào trong việc giải quyết thỏa đáng đối với các trường hợp được coi là "tù nhân chính trị, còn đàn áp tự do tôn giáo, đàn áp người Thượng biểu tình ở Tây Nguyên, phá rối sóng đài châu Á tự do...". Tiếp đó, ngày 30/6/2005, một số Nghị sĩ Mỹ đứng đầu là Hạ nghị sĩ Smith đã trình lên Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ "Dự luật nhân quyền Việt Nam năm 2005", mang số hiệu HR.3190. Tuy nhiên, do lo ngại "Dự luật" này khó có thể được thông qua nên nhóm Nghị sĩ Smith đã đưa "Dự luật nhân quyền Việt Nam" vào "Dự luật chuẩn chi đối ngoại 2006 - 2007" có mã số HR.2601 với tiêu đề: "Trợ giúp thúc đẩy dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam"... Bên cạnh đó, Mỹ còn tăng cường gặp gỡ tiếp xúc với các chức sắc tôn giáo, các phần tử phản động bất mãn, thu nhập thông tin quảng bá chương trình du học thu hút sinh viên, văn nghệ sĩ nhằm khai thác tìm hiểu vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Mỹ cũng ra sức cổ vũ và chi viện tài chính cho các tổ chức phản động trong nước như "Tin lành Đề ga", "Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất", "Vương quốc H'mông", "Nhà nước Đề ga độc lập", Nhà nước Khơ me Crôm", kích động các tổ chức phản động ở nước ngoài ủng hộ, "chuyển lửa về Việt Nam" để gây bạo loạn, lật đổ như "Chính phủ lâm thời dân chủ đa nguyên". Mỹ cũng đã tổ chức nhiều nhóm lưu vong phản động đưa về Lào, Campuchia để xâm nhập vào Việt Nam nhằm xây dựng lực lượng chống phá lâu dài [51, tr. 12]. Vấn đề dân chủ, nhân quyền và tôn giáo đã tác động không nhỏ đến chính sách của Mỹ đối với Việt Nam, nhiều khi được coi là điều kiện để giải quyết các khía cạnh quan hệ khác. Trong trả lời phỏng vấn về chính sách của Mỹ với Việt Nam trong nhiệm kỳ 2 của Tổng thống Bush, ông A.Enxantoni, một chuyên gia về Đông Nam Á, Phó Chủ tịch Hội đồng quan hệ ngoại giao Mỹ cho biết: " …thay đổi về chính sách đối với Việt Nam nếu có sẽ liên quan trực tiếp tới vấn đề tôn giáo", "thử thách rất lớn khi hoạch định chính sách đối với Việt Nam là nhân quyền, dân chủ và tự do tôn giáo" [52, tr. 1; 4]. Trong cuộc hội đàm với Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tại Nhà Trắng ngày 22-6-2007, Tổng thống Bush trong khi khẳng định:"Nước Mỹ luôn muốn có mối quan hệ tốt đẹp với Việt Nam và hiện nay hai bên đang có những quan hệ kinh tế tốt đẹp..." cũng đồng thời nêu rõ: "Tôi cũng đã trình bày ý kiến của chúng tôi là muốn mối giao hảo ngày càng tốt đẹp hơn thì phải có sự tiến bộ từ phía Việt Nam về tự do chính trị và tự do tôn giáo. Tôi cũng cho biết ý kiến của chúng tôi là một xã hội phát triển và giàu mạnh thì mọi người được quyền diễn tả một cách tự do về chính trị và về tôn giáo" [53, tr. 3]. Tuy nhiên, cả hai bên đều cố gắng giải quyết những khác biệt này để không làm ảnh hưởng đến quan hệ hai nước. Trong các Tuyên bố chung Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2005 và 2006 đều nêu rõ giải quyết vấn đề này thông qua "đối thoại thẳng thắn và cởi mở". Biện pháp này lại được nhấn mạnh trong cuộc hội đàm giữa Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Tổng thống G.Bush. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cho biết:"Tôi và ngài Tổng thống đã trao đổi thẳng thắn chân tình về những vấn đề mà hai bên nhận thức khác nhau nhất là vấn đề tôn giáo và nhân quyền. Cách tiếp cận của chúng tôi là hai bên vẫn tiếp tục đối thoại trao đổi để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và quyết tâm không vì những điều khác biệt này mà ảnh hưởng đến mối quan hệ to lớn giữa hai dân tộc, hai nước" [53, tr. 3]. 3.2.2. Trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng Trải qua hơn 4 thập niên thù địch, năm 1995 quan hệ Việt - Mỹ đã được bình thường hóa. Bước vào những năm đầu thế kỷ XXI, hợp tác giữa hai nước đã không ngừng cải thiện trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có an ninh - quốc phòng. Năm 2000, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ W.Cohen thăm chính thức Việt Nam, tháng 1/2002, Thượng tướng Blair - Tư lệnh quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương thăm Việt Nam. Tháng 11/2003, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phạm Văn Trà lần đầu tiên đến thăm Mỹ. Tiếp theo cuối năm 2003, tàu chiến Mỹ USS Vandegrift FFG 48 thăm thành phố Hồ Chí Minh, tàu USS Curtis Wilbur thăm cảng Đà Nẵng và tháng 2/2004, cựu Tham mưu trưởng Bộ tư lệnh Thái Bình Dương - Đô đốc Thomas Fargo đến thăm Việt Nam. Ngày 7/6/2005, Peter Rodman - Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Việt Nam với mục đích thúc đẩy hợp tác quân sự với Việt Nam, cụ thể thỏa thuận hợp tác chống phổ biến vũ khí và để cho Việt Nam tham gia vào Chương trình đào tạo và huấn luyện quân sự quốc tế (IMET) của Mỹ, những cam kết này được khẳng định lại trong chuyến thăm của Thủ tướng Phan Văn Khải từ ngày 21-23/6/2005. Hai nước cũng đồng tổ chức thành công Hội nghị quân y CA-TBD tại Hà Nội tháng 5/2005. Trong lĩnh vực an ninh - quân sự nói chung và vấn đề chống khủng bố nói riêng, Việt Nam không chiếm vị trí ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Mỹ bởi vì ở Việt Nam không có lực lượng khủng bố chống Mỹ như ở một số nước trong khu vực. Tuy vậy, Mỹ cũng có một số động thái mới thông qua việc đề nghị Việt Nam có những hành động cụ thể ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố. Đó là chia sẻ thông tin về hoạt động của các nhóm khủng bố, theo dõi giao dịch qua ngân hàng của các công ty và các tổ chức nước ngoài ở Việt Nam theo danh sách do Mỹ đề nghị v.v. Với tư cách là thành viên khối ASEAN, Việt Nam hợp tác chống khủng bố trong khuôn khổ thỏa thuận ký kết giữa ASEAN và Mỹ năm (2002). Là thành viên LHQ, Việt Nam có tránh nhiệm phải báo cáo về những biện pháp thực hiện trong lĩnh vực chống các phần tử cũng như các nhóm khủng bố kể cả việc cắt nguồn tài chính của các phần tử này. Đây là điều đã được quy định trong một văn bản pháp lý của LHQ thông qua từ năm 2001. Đồng thời, Việt Nam cũng yêu cầu chính phủ Mỹ hợp tác ngăn chặn và nghiêm trị những tổ chức và cá nhân có hành động khủng bố chống Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay Việt Nam và Mỹ vẫn chưa chính thức hợp tác song phương với nhau trong cuộc chiến chống khủng bố. Về lâu dài, Việt Nam và Mỹ sẽ có những hợp tác song phương về lĩnh vực này bởi vì Việt Nam rất quan tâm đến sự ổn định trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là tại Indonesia. Tình hình bất ổn sẽ tác động đến giới đầu tư và tác hại đến kinh tế Việt Nam. Hiện tại, Việt Nam chưa có dấu hiệu về sự hoạt động của khủng bố quốc tế, nhưng các phần tử thuộc mạng lưới khủng bố Jemaah Islamiyah (JI) bị phát giác tại Campuchia, Thái Lan là điều Việt Nam nên nghĩ tới. Trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng, theo một số nhà nghiên cứu, "yếu tố quan trọng nhất mà Washington nhắm tới là thúc đẩy được Việt Nam mở rộng các mối quan hệ quân sự với Mỹ. Washington cũng muốn đẩy mạnh và mở rộng quan hệ giữa quân đội hai nước trên cơ sở những gì đã có, chẳng hạn như hợp tác quân y trong lĩnh vực y học nhiệt đới và AIDS, hợp tác phòng chống thiên tai. Ngoài ra cũng có thể tính đến việc hợp tác trong lĩnh vực tìm kiếm và cứu nạn trên biển. Mỹ muốn Việt Nam hợp tác nhiều hơn trong lĩnh vực chống cướp biển hoặc việc dùng đường biển để buôn lậu ma túy hoặc tổ chức di dân bất hợp pháp. Mỹ hy vọng Việt Nam sẽ tham gia trực tiếp vào một số hoạt động nhỏ trong cuộc tập trận thường niên ở Thái Lan thay vì duy trì quy chế quan sát viên như hiện nay" [46, tr. 1-5]. 3.2.3. Trong lĩnh vực kinh tế Việt Nam và Mỹ đều coi việc thúc đẩy quan hệ kinh tế là cơ hội để hai bên thâm nhập thị trường của nhau, bổ sung cho nhau, cùng có lợi. Việt Nam là một thị trường năng động thể hiện qua các các yếu tố: sự tăng trưởng cao liên tục từ 7-8%/năm chỉ đứng sau Trung Quốc, dân số 80 triệu người trong đó đa số là dân số trẻ, Việt Nam lại đang hình thành tầng lớp trung lưu, có nhu cầu tiêu dùng hàng ngày cao. Chủ trương tăng cường quan hệ với Việt Nam là một điểm quan trọng trong chính sách của Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á. Bộ trưởng Tài chính Mỹ đã phát biểu tại Hà Nội (7/4/1997) rằng, trong chính sách toàn cầu của mình, Tổng thống Clinton từng nhận thức rõ Việt Nam là nước có tiềm năng lớn và rất năng động ở khu vực. Hợp tác thúc đẩy Việt Nam phát triển thành một nền kinh tế mạnh có hiệu quả không chỉ phục vụ cho lợi ích của Việt Nam mà còn mang lại lợi ích cho Mỹ cũng như khu vực CA-TBD. Tuy nhiên, chiến lược phát triển kinh tế của hai nước có sự khác biệt căn bản. Việt Nam chủ trương mở rộng quan hệ kinh tế nhằm phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước, còn mục tiêu chiến lược của Mỹ là muốn thông qua quan hệ kinh tế để chuyển hóa Việt Nam theo con đường TBCN. Lợi ích chính trị trong việc thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Mỹ là hoàn toàn khác nhau. Do đó mà sau khi bình thường hóa, quan hệ kinh tế Việt - Mỹ gặp không ít trắc trở. Những khó khăn trong đàm phán ký kết Hiệp định thương mại Việt - Mỹ là sự thể hiện sinh động cho vấn đề này. Để thúc đẩy quan hệ kinh tế hai bên phát triển, trong các cuộc thăm viếng cấp cao giữa hai bên đã có nhiều cuộc hội đàm, trao đổi thảo luận về các vấn đề hai bên cùng quan tâm để tháo gỡ những vướng mắc, mở đường cho quan hệ kinh tế phát triển. Kết quả của các hoạt động cấp cao là hàng loạt các thỏa thuận, hiệp định được ký kết tạo cơ sở pháp lý cho các mối quan hệ kinh tế. Hai nước đã ký kết một số Hiệp định, Thỏa thuận về kinh tế như Hiệp định về thiết lập quan hệ quyền tác giả (1997), Hiệp định Thương mại song phương Việt - Mỹ (2000), Hiệp định Hợp tác về khoa học và công nghệ (2001), Hiệp định hàng dệt may (2003), Hiệp định Hàng không (2004); Hiệp định khung hợp tác về kinh tế và kỹ thuật, Bản Ghi nhớ hợp tác về Nông nghiệp (2005)... Đáng chú ý, ngày 31/5/2006, hai nước đã ký Thỏa thuận chính thức kết thúc đàm phán song phương giữa Việt Nam và Mỹ về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ kinh tế - thương mại Việt - Mỹ. Tháng 12/2006, Quốc hội Mỹ đã thông qua quyết định dành Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam. Tháng 6/2007, trong chuyến thăm chính thức Mỹ của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, hai bên đã ký Hiệp định khung về thương mại và đầu tư (TIFA). Đây được xem là bước tiếp theo của Hiệp định thương mại Việt - Mỹ và là bước mở đầu tiến tới Hiệp định thương mại tự do Việt - Mỹ (FTA). Việc ký kết Hiệp định thương mại Việt - Mỹ (2000) có ý nghĩa quan trọng đối với lợi ích kinh tế của cả hai bên. Sau khi hai bên ký Hiệp định thương mại song phương tới nay, quan hệ kinh tế thương mại Việt - Mỹ phát triển nhanh chóng. Nếu trong vòng 5 năm trước khi có Hiệp định thương mại, Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ một lượng hàng hóa với giá trị 3,424 tỷ USD và nhập khẩu từ Mỹ 1,671 tỷ USD, thì kể từ khi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ (BTA) có hiệu lực đến nay, quan hệ buôn bán giữa hai nước tăng khá nhanh: chỉ trong vòng 3 năm, từ năm 2002 đến hết năm 2004, Việt Nam đã xuất khẩu tới 12,225 tỷ USD sang thị trường Mỹ và nhập khẩu 3,0678 tỷ USD (Việt Nam xuất siêu 9,1577 tỷ USD). Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất và là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam. Kim ngạch buôn bán 2 chiều năm 2005 đạt 7,8 tỉ USD, tăng gấp hơn 5 lần năm 2001 (1,5 tỉ USD) [47, tr. 1-5] và năm 2006 đạt 8,4 tỷ USD. Hai nước đều cho rằng hợp tác kinh tế thương mại song phương vẫn còn tiềm lực và không gian phát triển rất lớn. Giới doanh nghiệp Mỹ tỏ ra không hài lòng với mức độ hợp tác kinh tế và mậu dịch thấp như hiện nay giữa hai bên và yêu cầu mạnh mẽ chính phủ Mỹ phải làm nhiều hơn nữa để phát triển quan hệ kinh tế thương mại Việt - Mỹ. Việc chấp nhận Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn đã diễn ra trong bối cảnh này. Tuy nhiên, trong quá trình mở rộng quan hệ kinh tế, thương mại đã nảy sinh một số tranh chấp do chính sách bảo hộ của Mỹ như vấn đề cá tra, cá basa, tôm, hàng dệt may.... Về đầu tư, sau nhiều nỗ lực từ hai phía, số lượng các công ty Mỹ tìm hiểu và đầu tư vào Việt Nam không ngừng tăng lên. Về quan hệ đầu tư giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, cho đến nay, dù có tăng nhưng chưa tương xứng với tiềm năng của cả hai phía. Nếu trước khi bỏ cấm vận, số dự án Mỹ đầu tư vào Việt Nam chỉ là 10 dự án với tổng số vốn đầu tư 23,382 triệu USD thì năm 1994 Mỹ có 21 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký 233,663 triệu USD, đứng thứ 14 trong số các nhà đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam. Năm 2004, Mỹ đầu tư vào Việt Nam 30 dự án với 74,937 triệu USD và tính từ khi Mỹ có vốn đầu tư vào Việt Nam đến cuối năm 2004, tổng số vốn đầu tư vào Việt Nam là 2,013 tỷ USD với 259 dự án. Đầu tư của Mỹ vào Việt Nam tính đến tháng 5/2006 đạt khoảng 2 tỷ USD (nếu tính cả qua nước thứ 3 đạt khoảng 4 tỷ USD). Hiện nay, trên lãnh thổ Việt Nam có hơn 200 văn phòng đại diện của các công ty Mỹ. Trong số hơn 400 công ty Mỹ đang hoạt động ở Việt Nam, có trên 100 công ty nằm trong danh sách 500 công ty lớn nhất của Mỹ như Mobil Oil, Ford, Coca-Cola, USA Telecom v.v. Hiện tại, Mỹ đứng thứ 11 trong số các nhà đầu tư vào Việt Nam. Theo dự đoán, với việc ký TIFA, trong tương lai Mỹ sẽ chiếm vị trí dẫn đầu trong làn sóng đầu tư vào Việt Nam. Ngay sau khi ký TIFA, tổng số các dự án đầu tư thương mại đã được ký kết ước tính tới 11 tỷ USD và còn nhiều dự án khác chưa được công bố. Các doanh nghiệp Mỹ sẽ trở thành đối tác chiến lược của các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, trong chính sách kinh tế của Mỹ, so với các nước trong khu vực, Việt Nam còn đứng ở vị trí khiêm tốn. Quan hệ buôn bán giữa Mỹ và Việt Nam còn trong tình trạng cầm chừng, nhỏ giọt, đơn điệu. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai bên còn nhỏ bé so với các nước trong ASEAN. Nhiều mặt hàng của Việt Nam xuất sang Mỹ còn chịu mức thuế cao. Mỹ dùng hàng rào thuế quan và các luật lệ khác gây khó khăn đối với hàng Việt Nam như Luật chống bán phá giá cá tra, cá ba sa. Mỹ đã dùng hàng rào kỹ thuật, các tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm để hạn chế xuất khẩu nông, thủy sản sang thị trường Mỹ. Điều này đòi hỏi hai nước phải tiếp tục hợp tác với nhau để cải thiện tình hình. Điều này không chỉ có lợi cho Việt Nam mà còn cần cho Mỹ vì với lợi thế của Việt Nam trong khu vực, nếu Mỹ phát triển được thị trường ở Việt Nam thì sẽ có cơ hội mở rộng thị trường ra cả ASEAN và Trung Quốc. Tóm lại, có thể thấy rằng trong thời gian qua, quan hệ Mỹ - Việt đã đạt được những bước phát triển lớn trên tất cả các lĩnh vực chính trị ngoại giao, kinh tế - thương mại và cả quân sự - an ninh. Tuy nhiên, do Mỹ và Việt Nam có một số khác biệt về lợi ích, nhất là hiện nay Mỹ đang thực thi chính sách can thiệp dựa trên sức mạnh nên trong quan hệ không tránh khỏi những bất đồng. Nhưng hai bên đều có lợi ích trong việc hợp tác với nhau nên trong quan hệ biểu hiện rõ tính vừa hợp tác vừa đấu tranh. Chính sách của Mỹ với Việt Nam luôn mang tính hai mặt. Một mặt vừa muốn cải thiện quan hệ với Việt Nam để phục vụ cho chiến lược của Mỹ ở CA-TBD và giành lợi ích kinh tế cho các doanh nhân Mỹ. Mặt khác lại muốn can dự thông qua vấn đề dân chủ nhân quyền để áp đặt giá trị, thúc đẩy cải cách kinh tế, chính trị ở Việt Nam theo hướng có lợi cho Mỹ. Các mục tiêu chính sách đó tác động đến mọi mặt quan hệ Mỹ - Việt. Xét về chiến lược lâu dài, Mỹ sẽ vẫn giữ ý định can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam trên các mặt để từ đó hướng Việt Nam đi vào quỹ đạo của Mỹ. Trong khi đó, đối với Việt Nam, thiết lập và phát triển quan hệ với Mỹ là một bước đi quan trọng trong quá trình chủ động hội nhập của Việt Nam với kinh tế khu vực và thế giới. Mặc dù có những yếu tố bất cập như đã nêu ở trên, nhưng trong thời gian trước mắt, quan hệ Việt - Mỹ vẫn tiếp tục phát triển theo hướng vừa hợp tác vừa đấu tranh, trong đó hợp tác là chủ yếu bởi xu thế hòa bình phát triển vẫn là xu thế chủ đạo trên thế giới cho dù tình hình thế giới có những diễn biến phức tạp. Hơn nữa, xét về mặt lợi ích chiến lược và kinh tế, cả hai nước đều có lợi trong sự ổn định và phát triển của Việt Nam. Đây là nhân tố cơ bản để từ đó xây dựng quan hệ hợp tác giữa hai nước theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi. Kết Luận Trong thập kỷ cuối của thế kỷ XX và những năm đầu tiên của thế kỷ XXI, tình hình thế giới có những biến động lớn, tác động sâu sắc đến đời sống quốc tế nói chung, cũng như đối với mỗi quốc gia - dân tộc. Đặc biệt, sự kiện khủng bố 11/9/2001 xảy ra ngay trong lòng nước Mỹ và cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu do Mỹ phát động diễn ra sau sự kiện này đã tác động mạnh đến các khu vực, các quốc gia trên thế giới, khiến cho các nước đều phải điều chỉnh lại chính sách đối ngoại của mình. Lợi dụng tình hình, Mỹ đã triển khai chiến lược toàn cầu mới, điều chỉnh chính sách đối ngoại nhằm gia tăng ảnh hưởng đối với nhiều vùng trọng điểm chiến lược trên thế giới, trong đó có Đông Nam Á. Do chống khủng bố là ưu tiên chiến lược hàng đầu trong chiến lược mới của Mỹ, nên các hướng chính sách đối ngoại của Mỹ đều chủ yếu phục vụ mục tiêu này. Để đối phó với các hoạt động khủng bố trong khu vực Đông Nam Á, Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự thông qua viện trợ quân sự, tiến hành tập trận chung, đào tạo về quân sự... Tiếp cận song phương là phương pháp chủ đạo trong quá trình Mỹ triển khai chính sách tại Đông Nam Á trên các lĩnh vực, đặc biệt là an ninh - quân sự. Cách tiếp cận này có những lợi thế nhất định đối với một chính sách ngắn hạn như cho phép phản ứng nhanh trong trường hợp khủng hoảng. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng cách tiếp cận này, đó là điều mà Mỹ cần tính đến để tránh tiếp cận một cách phiến diện. Ngoài chống khủng bố, sự gia tăng can dự của Mỹ đối với Đông Nam Á còn nhằm kiềm chế sự gia tăng ảnh hưởng của các cường quốc khác đối với khu vực đặc biệt là đối thủ tiềm tàng Trung Quốc của Mỹ. Đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc khiến cho CA-TBD trở thành trọng điểm chiến lược toàn cầu của Mỹ trong thế kỷ XXI. Xu hướng chuyển dịch trọng tâm chiến lược của Mỹ theo hướng chú trọng hơn đến CA-TBD đã bắt đầu diễn ra từ cuối thập kỷ 90 và được thúc đẩy mạnh hơn dưới chính quyền Bush. Bên cạnh đó, khu vực này cũng tồn tại nhiều vấn đề đe dọa đến sự ổn định của khu vực. Đó là vấn đề biển Đông, tình hình Myanmar hay quá trình dân chủ hóa ở Indonesia đang tạo ra nhiều bài toán an ninh, kinh tế, thách thức cái gọi là giá trị "tự do, dân chủ, nhân quyền" của Mỹ, buộc Mỹ phải xử lý. Ngoài ra, xung quanh khu vực Đông Nam Á đã xuất hiện một số điểm nóng tiềm tàng. Những điểm nóng này rất có thể mở rộng thành những xung đột quân sự quy mô lớn, làm tổn hại tới lợi ích chiến lược của Mỹ và buộc Mỹ phải duy trì sự hiện diện của mình tại khu vực Đông Nam Á. Việc Mỹ can dự trở lại đối với Đông Nam Á không gặp nhiều trở ngại bởi các nước trong khu vực đều cần đến Mỹ ở những mức độ khác nhau về vốn, thị trường, khoa học - kỹ thuật, quân sự, sự bảo đảm ngầm hay công khai về chính trị. Tuy nhiên, tâm lý chống Mỹ trong thế giới Hồi giáo, sự nghi ngại của một số nước về ý đồ của Mỹ hay những bất đồng trong cách thức chống khủng bố của Mỹ là những cản trở trong quá trình triển khai chính sách của Mỹ tại khu vực. Do vị trí địa - chiến lược, địa - chính trị, Việt Nam trở thành nhân tố đáng kể trong những tính toán cân bằng chiến lược của Mỹ. Đó là, với vai trò ngày càng tăng trong khu vực, trong tương lai Việt Nam có thể tạo nên một đối trọng đối với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc. Ý đồ chiến lược của Mỹ trong quan hệ với Việt Nam cũng như những mục tiêu của Việt Nam trong quan hệ với Mỹ đã và đang đặt ra cho Việt Nam hàng loạt những đối sách ứng phó nhằm bảo đảm độc lập chủ quyền, ổn định và phát triển trong điều kiện quốc tế mới. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. TIẾNG VIỆT Hoàng Anh (1996), "Chiến lược của Mỹ đối với CA-TBD từ nay đến năm 2000 và đầu thế kỷ 21", Nghiên cứu quốc tế, (15). Hoàng Anh (2004), "Đông Nam Á trong chiến lược toàn cầu của Mỹ", Châu Mỹ ngày nay, (22). Mã Anh (2006), "Chính sách Đông Nam Á của Mỹ và Trung Quốc", Nghiên cứu các vấn đề quốc tế, Trung Quốc, (3), TTXVN, TLTKĐB, Các vấn đề quốc tế tháng 7/2006. Mai Hoài Anh (2006), "Chiến lược An ninh quốc gia 2006 và chiều hướng chính sách của Mỹ đối với Đông Nam Á", Thông tin Nghiên cứu quốc tế, 4(26). Bộ Ngoại giao (Vụ Châu Mỹ), Chiến lược đối ngoại của Mỹ những năm 90, Hà Nội. Bua Khăm Thíp Pha Vông (2000), "Vài nét về đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Lào", Nghiên cứu lý luận, (5). Nguyễn Mạnh Cầm (1996), Bài trả lời phỏng vấn của Báo Nhân dân ngày 19 tháng 7 năm 1996. Phạm Cao Cường (2005), "Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Đông Nam Á từ sau sự kiện 11/9", Châu Mỹ ngày nay, (6). Bill Clinton (1994), Chiến lược an ninh quốc gia "can dự và mở rộng", Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Đại sứ quán Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tại Hà Nội, Bill Clinton (1996), Lời nói đầu trong bản báo cáo chiến lược an ninh quốc gia1996, Đại sứ quán Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Báo cáo chiến lược an ninh quốc gia Mỹ năm 1995, http: //vietnam.usembassy.gov. Đinh Quý Độ (2000), Chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực CA - TBD sau chiến tranh lạnh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Nguyễn Hoàng Giáp (1998), "Mỹ và Nhật Bản với cơn bão khủng hoảng tài chính- tiền tệ ở Đông Nam Á", Tạp chí Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, 4(21). Nguyễn Hoàng Giáp (2005), Tác động của sự điều chỉnh chiến lược toàn cầu mới của Mỹ đến Đông Nam Á, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, (6). E.Grebenshicov (2003), Tạp chí Á - Phi ngày nay, số 1, HVCTQGHCM, Thông tin chuyên đề chính trị thế giới năm 2003, số 1 (3-2004). Richard F.Grimmentt (2002), "Việc sử dụng sức mạnh quân sự phủ đầu của Hoa Kỳ: hồ sơ lịch sử", Chương trình nghị sự Chính sách đối ngoại Mỹ, Tạp chí điện tử của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, số 4, tập 7. Nguyễn Thị Hạnh (2006), "Mỹ điều chỉnh chiến lược đối với ASEAN trên lĩnh vực an ninh, quân sự và chính trị sau sự kiện 11/9/2001", Châu Mỹ ngày nay, (1). Hà Văn Hội (2003), "Chính sách thương mại của Mỹ đối với ASEAN sau khủng hoảng tài chính tiền tệ - châu Á", Kinh tế châu Á - TBD, 4(45). Học viện QHQT, Lê Linh Lan (chủ biên) (2004), Về chiến lược an ninh của Mỹ hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. James A.Kelly (2004). Bản điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, ngày 2/6/2004, Lê Linh Lan (2003), "Tương lai của quan hệ Việt - Mỹ: đối mặt với những thách thức trong việc hướng tới bình thường hóa quan hệ", Hội thảo song phương Tương lai của quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, Washington DC 2-3/10/2003, Viện Nghiên cứu chiến lược và khoa học công an, Trung tâm Thông tin khoa học Công an, Hà Nội, 12-2003. Đào Lê Minh, Nguyễn Ngọc Mạnh (2000), "Chiến lược kinh tế của Mỹ đối với khu vực châu Á - TBD sau chiến tranh lạnh", Châu Mỹ ngày nay, (4). Phạm Thị Miên (1995), "Một số điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á", Nghiên cứu quốc tế, (5). Nguyễn Tuấn Minh (2005) "Điều chỉnh chính sách kinh tế của Mỹ đối với ASEAN sau 11/9", Châu Mỹ ngày nay, (12). Báo Nhân dân (1995), Tuyên bố của Tổng thống Clinton về việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, ngày 12/7. Báo Nhân dân (2005), Đất nước 60 năm qua một triển lãm, ngày 30/8. Báo Nhân dân (2005), Tuyên bố chung Việt Nam - Hoa Kỳ, ngày 21/6. Đào Huy Ngọc (1997), ASEAN và sự hội nhập của Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (2006), Việt Nam trong ASEAN: nhìn lại và hướng tới, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. Lê Văn Sang (1996), "Chiến lược kinh tế châu Á - TBD của Mỹ", Châu Mỹ ngày nay, (1). Sergunin A.A(1996), "Mỹ tìm kiếm chiến lược mới ở châu Á", Chính trị, kinh tế, tư tưởng (Nga), (6). Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Ngọc Mạnh (1999), "Chính sách tài chính tiền tệ của Mỹ đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương", Châu Mỹ ngày nay, (6). Triệu Thần (1998), "Quan niệm mới về an ninh Đông Nam Á", Nghiên cứu các vấn đề quốc tế (Trung Quốc), Thông tấn xã Việt Nam (1998), Tham khảo chủ nhật ngày 20-9/1998. Lê Bá Thuyên (1997), Hoa Kỳ: Cam kết và mở rộng, Engagement and Enlargement Strategy (Chiến lược toàn cầu mới của Mỹ), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. Lê Khương Thùy (2003), Chính sách của Hoa Kỳ đối với ASEAN trong và sau chiến tranh lạnh, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. Lê Khương Thùy (2004), "Chiến lược an ninh quốc gia mới của chính quyền G.W. Bush sau sự kiện 11/9 và tác động đối với Việt Nam", Châu Mỹ ngày nay, (1). Thông tấn xã Việt Nam (1998), Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 13-2. Thông tấn xã Việt Nam (1998), Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 4-2. Thông tấn xã Việt Nam (2000), "Chiến lược an ninh quốc gia cho thế kỷ mới", Các vấn đề quốc tế, tháng 11-12. Thông tấn xã Việt Nam (2004), "Tại sao Mỹ chú trọng dính líu quân sự vào khu vực Đông Nam Á", Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 7-9. Thông tấn xã Việt Nam (2006), "Mỹ quay trở lại Đông Nam Á", Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày, 4-8. Thông tấn xã Việt Nam (2004), Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 3-1. Thông tấn xã Việt Nam (2006) "Xung quanh khả năng Mỹ lập lại căn cứ quân sự ở Philipin", Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 8-9. Thông tấn xã Việt Nam (2005), "Chiến lược quay trở lại Đông Nam Á của Mỹ", Tài liệu tham khảo đặc biệt, 27-4. Thông tấn xã Việt Nam (2004), "Bàn tay đen của Mỹ thọc vào biển Đông", Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 19/4. Thông tấn xã Việt Nam (2003), "Chuyến thăm Mỹ của tướng Phạm Văn Trà", Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 13-11. Thông tấn xã Việt Nam (2005), "Cuộc gặp gỡ cấp cao sẽ thúc đẩy quan hệ Việt - Mỹ", Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 21-7. Thông tấn xã Việt Nam (2005), Thông tin chuyên đề số 7. Tuần báo quốc tế số (2001), "Tuyên bố Hà Nội về thu hẹp khoảng cách phát triển nhằm tăng cường liên kết ASEAN", Tuần báo quốc tế, số từ 26/7 đến 1/8. Thông tấn xã Việt Nam (2004), "Nhân tố kiềm chế sự phát triển quan hệ Việt - Mỹ", Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 28-5. Thông tấn xã Việt Nam (2004), Tài liệu tham khảo, số 8/2004. Thông tấn xã Việt Nam (2004), "Quan hệ Việt - Mỹ có thay đổi trong nhiệm kỳ 2 của TT Bush", Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 3-4. Thông tấn xã Việt Nam (2007), Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 25-6. Thời báo kinh tế Việt Nam (2005), "Mười nền kinh tế lớn nhất thế giới", (167), ngày 23-8, Tạp chí Thông tin công tác tư tưởng (2000), (2). Mỹ thúc đẩy quan hệ với ASEAN nhằm thúc đẩy dòng đầu tư và thương mại, Phạm Ngọc Uyển (1996), "Điểm lại chính sách đối ngoại của chính quyền Clinton (1992-1996)", Nghiên cứu quốc tế, (14). Bộ Quốc phòng Mỹ (1995), Chiến lược an ninh của Mỹ đối với khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, http:// www. usembassy.state.gov/vietnam. Christopher Warren (1995), Chiến lược của Mỹ cho một châu Á - Thái Bình Dương hoà bình và thịnh vượng, 28 tháng 7, Lord Winston (1996), Mỹ với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Manila, 23 tháng 1. http:// vietnam.usembassy.gov B. TIẾNG ANH Morton Abramowitz, Stephen Boswoth (2005), Rethinking Southeast Asia, The Century Foudation, www.tcf.org, The Jakata Post 20 /4/2005. CRS Report for Congress, Terrorism in Southeast Asia, Updated November 18, 2003. William S. Cohen 1998), United Stases Security Strategy for the East Asia - Pacific Region, Washington, DC: The Pentagon, November 1998. Catharin Dalpino (2002),"Southeast Asia needs more attention", International Herald Tribune, February 14. Dao Sulin and Quanheng (2002), "China - ASEAN Relations", Contemporary International Relations, Vol 12, No11. Dana R.Dillon, John J, Tkacik (2005), " China and ASEAN: Endangered American Primacy in Southeast Asia", Backgrounder, October 19, Elizabeth Economy (2005), "China’s Rise in Southeast Asia: Implications for Japan and the United States", Japan Focus, October 6, Krulak Charles C.General (1996), "Protecting Asian Promise" Strategic Review, Summer. Patrick Goodenough (2004), US Plan to secure key shipping lane upset Southeast Asia, CNS News.com, April 6th. Patrick Goodenough (2004), US warns of terror attacks on shipping in Southeast Asia, CNN News.com, April 23. Aron L. Friedberg. Asian Allies: True strategic partners, tr.214-215 Harding Harry (1994), "Asia Policy to the Brink", US Foreign Policy Quarterly Review. Zalmay Khalizad (2001). The United States and Asia: Toward a new US strategy and force Posture, RAND. J.Robert Kerry, Robert A. Manning (2001), The United States and Southeast Asia: A Policy Agenda for the New Administation, Report of an Independent Task Force Sponsored by the Coucil on Foreign Relations. James A.Kelly (2002), Some Issues in US East Asia Policies, Washington, DC, April 4. John McBeth (2004), "Taking the Helm" FEER, October 16 Kelly. S.Nelson (1992), "Nomalization in US - Vietnam Relation", Asian Affairs, Spring 1992. John H. Noer (1996) Chokepoints: Maritime Economic Concerns in Southeast Asia, Washington D.C: National Defense University. J Nye (1995), Transcript of defense department special briefing on East Asian Stragegy Report, http: us.info.state.gov. Sukma Rizal (2000), "US - Southeast Asia Relations after the Crisis: The Security Dimention", Background paper prepared for the Asia Foundtion’s Workshop on America’s Role in Asia, Bangkok, March 22-24. Stuart Douglas T, Tow Willilam T (1995). US strategy for the Asia - Pacific, Adelphi Paper. Stanley Foundation (2003-2005), US Policy in Southeast Asia: Fortifying the Foundation, A report and Recomendations from the Southeast Asia in the 21th century: Issues and Options for US policy Initiative, Stanley Foundation (2004), Policy Bulletin, May 10-11, US Human Rights Policy in Southeast Asia: New Issues for a New Era, http: www. stanleyfoundation.org/initiatives/seasia/.) Stanley Foundation (2004), US Security Relations with Southeast Asia: A dual Chanllenge", Policy Bulletin, March 11-12, Stanley Foundation (2005), "Chanllenges to Democracy in Southeast Asia: Rethinking US Policy", Policy Dialogue Brief, October 20-22, Subcommittee on Asia and the Pacific, Committee on International Relations (2003), US Trade Policy toward Southeast Asia and Oceania, June 25. Subcommittee on Asia and the Pacific, Committee on International Relations (2003), Statement of the Honorable James A.Kelly, Assistant Secretary, Bureau of East Asia and Pacific Affairs, US Trade Policy toward Southeast Asia and Oceania, June 25. The White House (2002), The National Security Strategy of the United States of America, http: //www.whitehouse.gov/nse/nss 3.html. Brown Frederik Z (1993,)" Why should USA normalize with Vietnam?", The Vietnam Business Journal, December 11. US Agency for International Devolopment (2004), US Foreign Aid: Meeting the challenges of the 21st Century, January, http: usinfo.state.gov US Congress (2005),"China-Southeast Asia Relations: Trends, Issues and Implications for the United States", Congressional Research Service Report for Congress, February 8. Stephen M.Walt (2005), "In the National Interest: A New Grand Strategy for American Foreign Policy", Lord Winston (1996), Southeast Asia Regional Security Issues: for Peace, Opportunities Stability and Prosperity. Statement before the House International Relations Committee, Asia and Pacific Subcommitee, May 30. Lord Winston (1993), Confirmation Hearing, Statement before the Senate Foreign Relation Committee, Washington, DC, March 31) Các trang web bổ trợ: http:// usinfo.state.gov

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctoanboluanvan(xong)1.doc
  • docbang viet tat(xong)1.doc
  • docBia - ThS1.doc
  • docloi cam on (xong)1.doc
  • docmuc luc(xong)1.doc
Luận văn liên quan