Trong nền kinh tế như hiện nay thì sự phát triển của bất kỳ ngành hàng nào
(không có sự can thiệp của nhà nước) trong đó có QTTMSP rau vụ đông cho
thấy nó phụ thuộc rất nhiều vào: sự năng động của đội ngũ tư thương và
người sản xuất. Các tác nhân trung gian là người chuyển những yêu cầu của
thị trường đến sản xuất, làm cho cung cầu tiến gần nhau (cả số lượng và chất lượng).
102 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3348 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ngành hàng rau ở vùng đồng bằng Sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p mang đi bán ở các chợ trong và
ngoài vùng
1. 2. Tình hình TMHSP rau vụ đông hiện nay
1.2.1 - Thị trường
Từ sau năm 1990 trở lại đây, thị trường tiêu thụ rau vụ đông của vùng có những
biến động mạnh: việc xuất khẩu sản phẩm cho thị trường nước ngoài hầu như
còn rất ít, tuy nhiên nhu cầu tiêu dùng rau đối với thị trường trong nước đã gia
Nông dân
Địa bàn
(các thành phố,
tỉnh khác)
Bán cho hợp tác
xã theo thoả
thuận
Người tiêu
dùng địa
phương
Người thu
gom*
Công ty xuất
nhập khẩu
XUẤT KHẨU
70
tăng đáng kể do tình trạng kinh tế của người dân đặc biệt là ở các thành phố đã
được cải thiện, mặt khác sản lượng rau xanh cũng tăng nhanh do việc mở rộng
diện tích trồng rau ở nhiều nơi (một số điểm ở những tỉnh miền núi trước kia đã
là thị trường tiêu thụ rau vụ đông tương đối mạnh của Châu giang, Gia lộc..,
những năm gần đây đã tự sản xuất rau để cung ứng tại chỗ). Như vậy, có thể sẽ
dẫn đến sự “cạnh tranh” về thị trường giữa các vùng sản xuất khác nhau.
1.2.2 - Sản xuất:
Sản xuất rau vụ đông cho thu nhập cao hơn một số cây trồng khác (ngô, khoai
lang...), nên nhiều nơi có khả năng trồng được rau vụ đông đều được nông dân
tận dụng tối đa để tăng diện tích rau trong cơ cấu cây vụ đông.
Từ những thay đổi trên về thị trường cũng như về tình hình sản xuất đã làm xuất
hiện ba xu hướng trong chiến lược phát triển rau vụ đông của nông dân ở hai
vùng:
a/ Phát huy lợi thế của vùng rau sản xuất để đáp ứng cho các thị trường khác
nhau:
- Thị trường xa: miền trung, miền nam-nơi không có điều kiện/lợi thế về sản
xuất rau vụ đông (trừ Đà lạt).
- Thị trường thành phố (thị trường gần) với các sản phẩm đa dạng hơn.
b/ Hướng tới sản xuất các sản phẩm mang tính đặc trưng của vùng (ví dụ cà rốt
Văn thai, Cẩm giàng,...). Đây thực chất là chiến lược nhằm khai thác lợi thế của
vùng dựa trên những đặc điểm riêng về điều kiện tự nhiên, địa lý. Sự chuyên
canh vào một sản phẩm tạo nên sự phân vùng sản xuất và nó gắn chặt với yếu tố
chất lượng, mang tính đặc thù sản phẩm của một vùng.
c/ Sản xuất chủ yếu để tiêu thụ tại địa phương
Quá trình TMH sản phẩm rau đông hiện nay được thể hiện qua sơ đồ 7.
71
Trong báo cáo này chúng tôi tập trung mô tả quá trình thương mại sản phẩm đối
với thị trường xa và thị trường gần.
Quá trình này được xem như là một quá trình trao đổi sản phẩm giữa người sản
xuất với các tác nhân địa phương (người thu gom, chủ buôn) nhằm đáp ứng
những yêu cầu của thị trường. Những yêu cầu đó được các tác nhân địa phương
hình thành các chuẩn mực đối với sản xuất thông qua các tác nhân đầu tiêu thụ.
Đặc điểm chung của QTTMHSP rau vụ đông trong vùng
Các sản phẩm nông nghiệp nói chung do tính chất sản xuất và tiêu dùng nên có
những đặc thù riêng. Quá trình này được hình thành và luôn thay đổi về qui mô
cũng như thị trường. Riêng với sản phẩm rau xanh còn được coi như một mặt
hàng "dễ vỡ": nhanh hỏng, chu kỳ sử dụng ngắn và khó bảo quản trong điều kiện
bình thường. Chính vì vậy nó đòi hỏi sự lưu thông nhanh giữa các khâu: từ khi
thu hoạch sản phẩm tới tay người tiêu dùng.
Tất cả các tác nhân tham gia vào qúa trình này đều quan tâm tới chất lượng sản
phẩm thể hiện rõ nhất là độ tươi, không sâu, không giập nát trong quá tình vận
chuyển. Các tiêu chuẩn về chất lượng lại được thể hiện khác nhau ở những thị
trường khác nhau.
Chất lượng là một trong những yếu tố quan trọng có tính quyết định để sản phẩm
của vùng tồn tại cũng như mất chỗ đứng trên thị trường hoặc có khả năng vươn
tới các thị trường mới. Điều này sẽ được phản ảnh trong phân tích QTTMHSP
của từng vùng nghiên cứu dưới đây.
Chất lượng sản phẩm cũng đóng vai trò quan trọng trong việc định giá của các
sản phẩm, nó liên quan tới lợi ích của các tác nhân nhất là các tác nhân ở đầu
phân phối. Có thể nói rằng chất lượng sản phẩm nông nghiệp nói chung và sản
phẩm rau vụ đông nói riêng hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường
nhất là thị trường thành phố và cho thị trường nước ngoài.
72
2 - Quá trình thương mại hóa sản phẩm rau từ vùng sản xuất Gia lộc- Tứ kỳ
đi thị trường xa ( miền trung, miền nam...)
Qúa trình thương mại hóa rau của vùng vào thị trường miền trung và miền nam
phát triển từ sau năm 90 trở lại đây. Theo thời gian, các tác nhân tham gia ngày
càng có sự phân công mang tính chuyên khâu với qui mô hoạt động lớn hơn (tính
trên tác nhân) về số lượng, chủng loại đa dạng và chất lượng. Để hiểu rõ quá
trình trao đổi giữa các tác nhân chúng tôi sẽ tìm hiểu những nét đặc trưng, các
hoạt động và mối quan hệ giữa các tác nhân trong QTTMSP.
* Mạng lưới các tác nhân bao gồm:
- Các tác nhân tham gia ở đầu sản xuất: người sản xuất, người thu gom và chủ
buôn lớn.
- Các tác nhân đầu tiêu thụ: chủ bán buôn lớn, mạng lưới mua buôn, người bán
lẻ và đến người tiêu dùng.
* Nét đặc trưng của một số tác nhân tham gia
2.1 Chủ buôn lớn tại địa phương
Những người buôn lớn tại đầu sản xuất là một mắt xích quan trọng trong việc
khâu nối các tác nhân trong quá trình thương mại hóa sản phẩm rau vụ đông. Số
lượng, chất lượng và chủng loại các mặt hàng là yếu tố quan trọng trong sự liên
kết giữa họ với chủ buôn lớn đầu tiêu thụ. Theo điều tra, một chủ buôn lớn đầu
sản xuất trung bình (từ tháng 10 đến tháng 2) tiêu thụ khoảng 2000 tấn rau/củ
các loại/vụ, hay khoảng từ 10đến 30 tấn rau/ngày.
Các chủ buôn thu mua nhiều chủng loại rau để tiêu thụ cho thị trường xa (thường
từ 3 đến 5 mặt hàng/chuyến xe với khối lượng 10 tấn rau), trong đó có một đến
73
hai loại rau/củ chủ lực chiếm khoảng 2/3 số lượng hàng, số còn lại là các loại rau
khác với mục đích đa dạng mặt hàng theo yêu cầu của chủ buôn nơi tiêu thụ và
các sản phẩm mới mang tính giới thiệu...
Mỗi chủ buôn xây dựng cho họ một mạng lưới những người thu gom để có
nguồn hàng tương đối chủ động, ổn định về số lượng và chất lượng theo yêu cầu
(mua từng loại rau theo các thôn/xã khác nhau).
Mối quan hệ giữa chủ buôn và người thu gom cũng được xây dựng trên cơ sở số
lượng và chất lượng rau. Thường người thu gom có số lượng sản phẩm càng lớn
thì càng có mối quan hệ mật thiết với chủ buôn.
Ngoài ra, mỗi chủ buôn có khoảng 10-20 lao động thời vụ/ngày chuyên bốc xếp
rau.
Những chủ buôn này thường có khả năng đầu tư và huy động vốn cao (trong
nhiều trường hợp chúng tôi đã gặp bằng cách này cách khác họ đã có những
"mối quan hệ" với cán bộ của ngân hàng, quỹ tiến dụng...để vay vốn dễ dàng
hơn).
ở Gia Lộc có khoảng 10-15 chủ buôn lớn như trên, kết quả điều tra cho thấy
100% số họ đều đã từng đi buôn rau và các nông sản khác trước khi trở thành
chủ buôn.
2.2 - Người thu gom rau
Người thu gom thường sống ở những vùng trồng rau, nên giữa họ và nông dân
có mối quan hệ làng xóm gần gũi. Điều này cho phép họ hiểu rất rõ tình hình sản
xuất rau ở địa phương. Họ có thể mua chịu sản phẩm của nông dân và thanh toán
sau một vài ngày (nếu họ là người sòng phẳng có uy tín). Đó là lợi thế đối với
họ, vì vậy hầu hết những người thu gom chỉ cần lượng vốn không lớn khoảng 5-
10 triệu/vụ.
74
Yếu tố liên kết giữa người thu gom với chủ buôn chính là chủng loại, khối lượng
và chất lượng sản phẩm cung ứng. Ngoài ra còn yếu tố rất quan trọng để gắn kết
họ đó là sự sòng phẳng của chủ buôn và sự nghiêm túc, thật thà của người thu
gom.
Mỗi người thu gom thường có mối quan hệ gắn bó với một chủ buôn (người mua
phần lớn khối lượng sản phẩm thu gom trong vụ). Họ cũng thường trao đổi với
những người thu gom cho chủ buôn khác để có thông tin về giá thu mua sản
phẩm của các chủ trong vùng đó là cơ sở để thương thuyết giá với chủ của mình.
Người thu gom cũng có một mạng lưới thu gom (cấp 2) tại thôn hoặc xã lân cận
để đáp ứng được số lượng cũng như các chủng loại rau mà chủ buôn yêu cầu.
Qua điều tra cho thấy, phần lớn người thu gom cũng đã từng là người buôn bán
rau hoặc các sản phẩm nông nghiệp khác thường ở mức độ nhỏ hơn, nhưng trong
số họ cũng có những người đã từng là chủ buôn nhưng không trở thành chủ buôn
lớn là do gặp rủi ro (nay trở thành người thu gom hoăc đi làm thuê...).
Nếu chất lượng rau là yếu tố quan trọng trong việc trao đổi giá giữa chủ buôn
đầu sản xuất với chủ buôn đầu tiêu thụ thì ở đây, yếu tố này đóng vai trò để gắn
bó người thu gom với chủ buôn hơn là việc trao đổi giá. Người thu gom được
chủ buôn giao giá theo số lượng và chất lượng các loại rau, củ: 50đ/kg rau, 100
đ/kg củ khi chính vụ (nhưng giá được các chủ buôn điều chỉnh theo thời điểm:
khi khan hiếm trả giá cao hơn, khi nhiều rau thì giá có thể hạ hơn).
Số lượng rau của một người thu gom dao động từ 100-1000 tấn/vụ, nó phụ thuộc
chủ yếu vào vùng rau nơi chủ buôn yêu cầu (loại rau, chất lượng rau của vùng).
75
Bảng 47: Đặc điểm chung của quá trình thương mại hóa sản phẩm rau vụ đông hiện nay
Tác nhân
Chỉ tiêu
Nông dân
Người thu gom
Người buôn đầu
sản xuất
Người buôn đầu
tiêu thụ
Người bán lẻ
Tổ chức Cá thể - Cá thể hoặc nhóm 2-4
hộ.
- Phân chia địa bàn hoạt
động.
- Liên kết với người
buôn hoặc khách hàng
tạo mối liên kết
tương đối bền vững
- Chủ yếu là cá thể
-Có mạng lưới thu gom
- Có những qui định
riêng về thu gom
- Cá thể
- Liên kết:
với chủ buôn đầu
SX.
với người bán buôn
trong vùng
- Cá thể
- Xây dựng mối liên
kết:
với người cung ứng rau
với người mua rau
(khách quen).
Yếu tố
tham
gia
hình
thành
giá
-Thời điểm
bán
- Giống rau
- Màu sắc
- Số lượng
- Giống rau
- Kích thước
- Màu sắc
- Số lượng
- Giống rau
- Kích thước
- Chủng loại
- Màu sắc
- Độ tươi
- Lượng hàng tại
thị trường tại thời
điểm
- Màu sắc
- Kích cỡ
- Độ tươi
- Kích cỡ
- Màu sắc
- Thời gian trong
ngày
77
2.3 - Người sản xuất
Diện tích canh tác rau trên hộ còn tương đối nhỏ khoảng từ 3 đến 4 sào
(1080m2-1440 m2). Một số ít hộ có diện tích lớn hơn khoảng 10 sào (3600m2)
thường do mua 6 hoặc thuê thêm đất canh tác.
Kết quả điều tra cho thấy chỉ có khoảng 20-30% nông dân có khả năng thu nhận
và phân tích một số thông tin về tình hình sản xuất, thị trường cũng như khả
năng về vốn và kinh nghiệm để xây dựng phương án sản xuất rau vụ đông tương
đối cụ thể (những trà rau có khả năng cho thu nhập cao). Số đông nông dân còn
lại quyết định sản xuất của họ chủ yếu theo phong trào chung của thôn/xã và
theo giá cả rau ở vụ đông trước.
Đối với những giống cây trồng mới đòi hỏi kỹ thuật canh tác cụ thể cho thấy
nhiều nông dân gặp rủi ro khi áp dụng chúng vào sản xuất.
2.4 - Người buôn lớn ở đầu tiêu thụ
Số lượng, chất lượng sản phẩm là yếu tố cạnh tranh của các chủ buôn lớn trên thị
trường. Bởi vậy, mỗi chủ buôn này thường tạo cho mình một mạng lưới bạn
hàng tương đối gắn bó cung ứng rau đều đặn và đa dạng các mặt hàng.
Các chủ buôn tiêu thụ một khối lượng hàng tương đối lớn, vài chục tấn rau/củ
các loại, thậm chí trăm tấn/một ngày (ví dụ thành phố: Đà nẵng, Nha trang...).
Phương thức giao nhận hàng giữa các tác nhân tương đối nhanh gọn:
Mỗi chủ có một mạng lưới người mua buôn rau với số lượng lớn ổn định
trong và ngoài thành phố (một số chủ buôn lớn ở các thành phố miền nam, mạng
lưới này đã có từ trước năm 1975 và tồn tại đến nay 7). Rau chở từ các tỉnh đến
được giao trực tiếp (giao hàng trên xe) cho mạng lưới này theo danh sách ghi sẵn
của chủ về chủng loại và số lượng.
6 Thời gian : khoảng 2-5 năm tuỳ theo thoả thuận giữa hai bên
7 Theo thông tin của chủ buôn đầu sản xuất
78
Mạng lưới này sẽ cung ứng rau cho các điểm bán buôn, bán lẻ trong ngoài
vùng.
Với phương thức giao nhận như trên một chủ buôn có thể phân phối một khối
lượng rau/củ từ 50 - 100 tấn cho mạng lưới mua buôn trong ngày.
Những chủ buôn lớn như trên thường là những người định giá rau trên thị
trường.
Cơ sở định giá bán của họ dựa vào các yếu tố sau:
- Giá tiêu thụ của ngày hôm trước
- Số lượng và chất lượng rau cung ứng tại chợ hôm đó
* Mối quan hệ giữa các tác nhân
Qua bảng: 47 cho thấy, người sản xuất hầu như không có mối liên kết với các tác
nhân khác trong ngành hàng cũng như với người sản xuất khác trong vùng. Nếu
có thì mối quan hệ của họ chỉ mang tính chất thời điểm với người thu gom rau.
Ngược lại các tác nhân trung gian (tác nhân địa phương và đầu tiêu thụ) đều có
những mối quan hệ tương đối gắn bó với nhau trong quá trình mua bán sản
phẩm, sự gắn bó này dường như cho phép họ tạo được chỗ đứng trên thị trường
và có khả năng cạnh tranh hơn.
Trong mối quan hệ giữa các tác nhân thì mối liên kết giữa chủ buôn lớn đầu sản
xuất và đầu tiêu thụ là đầu mối quan trọng của quá trình thương mại hóa sản
phẩm, nó là trung tâm khâu nối giữa sản xuất và thị trường và các tác nhân khác
thành mạng lưới có sự gắn bó hơn. Kết quả điều tra cho thấy, đối với những
vùng sản xuất rau thì ở đâu có nhiều chủ buôn lớn, điều đó đồng nghĩa là ở đó
sản xuất rau phát triển. Mối quan hệ giữa hai chủ buôn được xây dựng trên cơ sở
nào ?.
79
Kết quả điều tra cũng cho thấy, phần lớn mối quan hệ giữa hai tác nhân trên
được xây dựng trên cơ sở quen biết (khi họ còn trực tiếp mang hàng đi bán tại thị
trường), hoặc qua nguời quen thân ở đầu tiêu thụ. Hai ba năm trở lại đây, có
nhiều mối quan hệ giữa họ được xây dựng thông qua các cuộc trao đổi trên điện
thoại.
* Sự trao đổi thông tin giữa các tác nhân
Sự trao đổi thông tin giữa các tác nhân có ảnh hưởng lớn đến QTTMSP (sơ đồ:
7). Trong phần này, chúng tôi chỉ tập trung tìm hiểu mối quan hệ giữa tác nhân
địa phương với chủ đầu tiêu thụ.
Sơ đồ 7: Sự trao đổi thông tin giữa các tác nhân đối với thị trường xa
Người buôn đầu tiêu thụ
Chủng loại. số lượng, chất lượng, Gía tại thị trường (vùng)
giá tại nơi tiêu thụ
Người buôn lớn đầu sản xuất
Loại rau, số lượng, chất lượng, Số lượng, chất lượng, giá nơi SX
giá mua
Mạng lưới thu gom
Số lượng, giá Loại rau, khối lượng
Người sản xuất
Chủ buôn đầu tiêu thụ thông tin cho chủ buôn đầu sản xuất về chủng loại, số
lượng chất lượng rau/củ theo yêu cầu của thị trường. Chủ buôn trên thông qua
mạng lưới thu gom thông tin về khả năng cung ứng cho chủ buôn đầu tiêu thụ
biết. Thông tin được hai bên trao đổi để đi đến quyết định về chủng loại, số
80
lượng, gía và thường được họ ấn định vào 9-10 giờ đêm hôm trước. Quá trình
trao đổi thông tin giữa các tác nhân diễn ra tương đối nhanh chóng nhờ hệ thống
dịch vụ của nhà nước như bưu điện và của ngân hàng. Sự trao đổi thông tin kịp
thời giữa họ cho phép cung có thể bám sát được cầu. Điều đó có ý nghĩa rất lớn
trong việc làm giảm bớt rủi ro cho các tác nhân tham gia QTTMSP do sự không
ổn định về giá cả trên thị trường.
Chất lượng sản phẩm
Qua bảng: 47 cũng cho thấy, các chỉ tiêu về chất lượng tham gia trong việc định
giá được tăng dần qua các tác nhân từ người thu gom đến người bán lẻ. Nó là
một chỉ tiêu quan trọng trong mối liên kết giữa họ.
Yêu về chất lượng sản phẩm của các thị trường khác nhau có thể tham khảo bảng
dưới đây (ngoài những yêu cầu chung như rau tươi, không sâu, không rập nát).
Bảng 48: Yêu cầu về chất lượng đối với một số loại rau
Loại rau Miền trung * Miền nam**
1. Bắp cải Như yêu cầu chung Ngoài ra: cần chắc, gọn, 1-1,5kg/cái
2. Xu hào Da xanh, non, phấn tươi
2-3 củ/kg 3-5 củ/kg
3. Súp lơ Dày, to, trắng Dày, trắng, 0,3-0,4kg/cái
4. Hành tây 4-5 củ/kg 5-6 củ/kg, thành củ cao
5. Cải dưa Như yêu cầu chung Ngoài ra: trọng lượng > 0,4kg/cây
Thời gian từ T 9 đến T2/ T3 năm sau Từ tháng 10 đến T1/T2 (trước tết âm
lịch)
*Thị trường chủ yếu từ Vinh vào Quảng ngãi
** Thị trường từ Bình định trở vào các tỉnh phía nam.
81
Bảng trên cho thấy, những chỉ tiêu về chất lượng đối với từng loại sản phẩm rất
khác nhau đối với các thị trường. Yêu cầu chất lượng đối với thị trường miền
nam cụ thể hơn so với thị trường miền trung.
Nhận xét
QTTMSP cho thị trường xa là tương đối có tổ chức, nó đã hình thành một
mạng lưới các tác nhân tham gia mang tính chuyên khâu. Mối quan hệ giữa
các tác nhân là tương đối gắn bó, những yêu cầu của thị trường về số lượng
đặc biệt là chất lượng được các tác nhân hình thành chuẩn mực đối với sản
xuất. Điều này cho phép sản xuất sẽ đáp ứng được những đòi hỏi của thị
trường, đó là một yếu tố quan trọng để QTTMSP phát triển. Nhưng cũng thấy
rằng mối quan hệ giữa các tác nhân hoàn toàn được xây dựng trên cơ sở bạn
bè không có tính pháp lý cao. Điều này có thể làm tăng tính rủi ro cho các tác
nhân tham gia trong QTTMSP ?.
Các chủ buôn lớn là một trong những tác nhân có ảnh hưởng không nhỏ đến
giá rau (mang tính thời điểm) và kế hoạch sản xuất rau của vùng năm sau.
Nông dân là tác nhân đầu tiên trong ngành hàng nhưng họ là người thường
chịu thiệt thòi hơn cả (thiếu thông tin, bán sản phẩm chịu, giá bán thường
thấp...). Qua những thông tin ở trên cho thấy, có thể sự đơn lẻ của nông dân
như hiện nay làm cho họ tham gia vào thị trường không hiệu quả: không có vị
trí trên thị trường, sản xuất phụ thuộc ?.
Kết quả điều tra cũng cho thấy chất lượng là một trong những yếu tố gắn bó
các tác nhân gần nhau trong QTTMSP. Muốn sản phẩm rau của một vùng giữ
được thị trường và phát triển thị trường mới thì nơi đó phải thu hút được
khách hàng và giảm được những chi phí trong giao dịch bằng khối lượng sản
phẩm tươngđối lớn, tập trung, nhiều chủng loại và chất lượng cao.
82
3 - Quá trình thương mại hóa sản phẩm từ đối với thị trường gần.
Nếu như những năm trước đây thị trường Vinh, Hà tĩnh được coi là chợ bán
buôn rau (chủ yếu rau từ Châu giang) để đi tiêu thụ ở những tỉnh xa hơn: Quảng
bình đến Đông Hà - Quảng trị thì vị trí này trong những năm gần đây không còn
nữa. Từ năm 93, rau của Gia lộc Hải dương và một số vùng khác tràn vào thị
trường này tương đối nhiều và có khả năng vươn tới các thị trường xa hơn với
ưu thế về chất lượng (theo đánh giá của các chủ buôn). Rau của Châu giang phải
cạnh tranh với rau của các vùng trên trong điều kiện không có lợi thế về sản xuất
(chất đất, địa hình cao không thuận lợi trong việc tưới, giao thông không thuận
lợi). Điều này có ảnh hưởng đến chất lượng rau thương phẩm, tăng chi phí cho
sản xuất. Để phát huy lợi thế của mình là gần thành phố lớn như Hà nội, sản
xuất rau vụ đông ở đây đã có những thay đổi cơ bản về cơ cấu cũng như thời vụ
cây trồng để phục vụ cho nhu cầu của thị trường gần-thành phố. Diện tích rau
thay đổi qua các năm không lớn, nhưng chủng loại rau đa dạng hơn. Nếu những
năm trước rau vụ đông của vùng chủ yếu chỉ có cải dưa Đông dư và bắp cải thì
từ năm 95 trở lại đây một số cây rau khác đã được đưa vào cơ cấu cây rau đông
như cải ngọt, đậu quả, cải củ, hành lá... Diện tích đối với các trà rau sớm/muộn
83
chiếm tỷ lệ tương đối lớn đối với một số loại rau (cải dưa-chủ yếu là các trà sớm
và rất sớm, bắp cải ở trà muộn, khoảng 53% diện tích bắp cải vụ đông).
Có thể tham khảo tổ chức của QTTMSP rau ở đây qua sơ đồ: 8.
Sơ đồ 8: Các luồng tiêu thụ sản phẩm rau vụ đông của Châu giang
Người sản xuất
Người thu gom
Số lượng: 200-300 kg 3-7 tấn/xe
Chủ buôn đầu tiêu thụ
Người mua buôn (40-60 kg) Bán buôn, bán lẻ ở chợ
Các nhà hàng, khách sạn, người tiêu thụ
Rau của Châu giang được tiêu thụ chủ yếu theo hai thị trường chính: Hà nội và
Vinh, Hà tĩnh (chủ yếu là rau vụ đông chính vụ)...
84
Trong báo cáo này chúng tôi tập trung phân tích QTTMSP đối với thị trường gần
Châu giang-Hà nội
* Qúa trình thương mại rau vụ đông từ Châu giang đi Hà nội
Rau đưa từ Châu giang đến Hà nội chủ yếu được tiêu thụ ở một số chợ Bắc qua -
Long biên, chợ Ngã tư sở...(chủ yếu chợ Bắc qua - Long biên là chợ bán buôn
các sản phẩm rau quả). Phương tiện chuyên chở chủ yếu bằng xe máy và xe đạp
thồ (vào vụ đông, mỗi ngày có hàng trăm xe chuyên chở rau ra thành phố). Thị
trường này tiêu rhụ khoảng 60-70% sản lượng rau sớm và trà muộn của vùng.
Để hiểu QTTMSP ở đây chúng tôi tập trung phân tích hoạt động của các tác
nhân tham gia dưới đây.
3.1 - Người thu gom - người bán buôn ở chợ Hà nội
Quá trình thương mại sản phẩm rau đối với thị trường gần cho thấy người thu
gom rau đồng thời cũng là người bán buôn/bán lẻ tại các chợ ở thành phố. Khối
lượng sản phẩm họ thu gom và tiêu thụ khoảng 200-300 kg/ngày.
Người thu gom - bán buôn thường đi chợ bán rau khoảng từ 3 đến 7 giờ sáng,
chiều đi thu mua rau của nông dân ở làng hoặc các thôn/xã lân cận. Thường họ là
người trực tiếp đi chọn và chặt rau tại ruộng (vì rau bắp cải ở đây được bán theo
cây chứ không theo kg). Đây cũng là lý do giải thích vì sao một sào (360m2) rau
cải bắp ở Châu giang được thu làm nhiều đợt: 5-11 lần so với 1-2 lần/ruộng ở
Gia lộc (theo kết quả điều tra của nhóm trồng trọt).
Người thu gom thường bán một loại sản phẩm. Theo họ, chất lượng rau tiêu thụ
cho thị trường Hà nội không có những yêu cầu cụ thể như đối với thị trường xa
(rau có chất lượng khác nhau bán cho các đối tượng khác nhau).
85
3.2 - Người bán lẻ ở các chợ nội thành
Qua điều tra cho thấy, phần lớn những người bán lẻ đến từ các vùng khác nhau.
Chúng tôi chia thành hai nhóm chính: ngoại thành Hà nội (Thổ khối - Gia lâm,...)
và ở các tỉnh khác: Hưng yên, Hải dương...
Người mua buôn mang rau đi bán lẻ ở các chợ, các nhà hàng trong thành phố
(chủ yếu tập trung ở các quận: Hoàn kiếm, Ba đình, Tây hồ). Mỗi người bán lẻ
được khoảng 40-60kg rau một ngày đối với người gồng gánh, 100 kg/ngày đối
với những người có phương tiện bằng xe đạp.
3.2.1 - Người bán lẻ đến từ ngoại thành
Họ thường đi chợ quanh năm. Hàng ngày từ sáng sớm (3- 4 giờ) đến chợ Long
biên mua rau để đi bán lẻ. Họ chủ yếu mua một loại sản phẩm. Những người này
thường xây dựng mối quan hệ gắn bó với người mua: các nhà hàng/quán ăn hơn
với người bán. Mỗi ngày họ bán cho 3-5 khách hàng quen và trung bình tiêu thụ
được 40-60 kg/ngày/người, có khi đạt được 100 kg.
3.2.2 - Người bán lẻ đến từ các tỉnh khác
Họ đi chợ vào thời gian nông nhàn, khoảng 8-9 tháng/năm (trừ thời vụ: cấy, gặt).
Đặc điểm chung là những người này luôn cố gắng tạo cho mình những khách
hàng quen bằng cách ngầm “chia nhau” địa bàn bán rong. Lượng sản phẩm họ
mua bán khoảng 40-60 kg/ngày với hai, ba thậm chí nhiều chủng loại rau/củ.
Người bán lẻ không mua rau thường xuyên của một người bán mà với nhiều
người, điều này phụ thuộc vào chất lượng rau và giá bán từng ngày. Chính vì
vậy, mối quan hệ giữa họ với người bán buôn chỉ mang tính thời điểm.
3.3 - Người sản xuất
86
Trong những năm gần đây diện tích và cơ cấu cây trồng ở Châu giang có những
thay đổi, diện tích cây cho sản phẩm vào vụ đông tăng lên từ năm 95 đến nay
như táo quả, quất, cây dược liệu (diện tích hiện nay đạt khoảng 2000 ha), một số
cây rau mới được đưa vào trồng để xuất cho thị trường Hà nội như như đậu
trạch, hành lá, rau thơm, cải ngọt , củ cải đường, cải hoa Nhật.. Cây trồng mới
dường như luôn được đưa vào cơ cấu cây vụ đông ở đây. Nông dân thường sản
xuất theo cảm nhận về khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, loại rau nào
bán có giá cao thì trồng nhiều khi giá hạ họ có thể lại thay đổi bằng cây trồng
khác hoặc giảm diện tích. Diện tích rau tính trung bình trên hộ tương đối hạn chế
khoảng 2 sào/hộ (720m2).
Nhận xét
Qua quá trình trao đổi sản phẩm giữa các tác nhân đối với thị trường Hà nội có
thể đi đến một số nhận xét sau:
Số lượng sản phẩm tiêu thụ tính trên một tác nhân tham gia tương đối ít.
Chính vì vậy, ở đây thiếu các tác nhân (chủ buôn lớn) mang tính điều phối
quá trình thương mại sản phẩm như quá trình này đối với thị trường xa.
Tổ chức QTTMSP ở đây không có sự phân công lao động chuyên như đối với
thị trường xa (nông dân sản xuất; người thu gom; chủ buôn,...): nông dân
cũng là người bán buôn/bán lẻ, người thu gom là người bán buôn... .
Mối liên kết giữa các tác nhân ở đây ít gắn bó (người thu gom với nông dân;
người thu gom với người mua buôn; người mua buôn với người bán lẻ; người
bán lẻ với người tiêu dùng).
Các tác nhân tham gia QTTMSP thường trao đổi thông tin, thanh toán trực
tiếp không qua các dịch vụ của nhà nước.
Vì quá nhiều tác nhân tham gia vào thị trường, qui mô hoạt động lại rất nhỏ
chính vì vậy những chuẩn mực cụ thể về chất lượng sản phẩm mang tính định
87
hướng cho sản xuất lại không được các tác nhân tham gia xây dựng lên, dẫn
tới sản xuất ở đây hoàn toàn theo chủ quan của người sản xuất (về chất lượng
cũng như loại cây trồng).
Kết luận
QTTMSP ở hai vùng nghiên cứu đã được hình thành từ thời còn hợp tác hóa
(Châu giang cung ứng cho thị trường Vinh-đây là một trong những điểm tập kết
rau để cung cấp cho một số tỉnh của miền trung. Còn Gia lộc đã từng là vùng sản
xuất rau xuất khẩu). Điều này cho phép người sản xuất có kinh nghiệm trong sản
xuất cũng như trong trao đổi sản phẩm.
QTTMSP phát triển nhanh và có khả năng vươn tới các thị trường xa (miền nam)
trong những năm gần đây một phần là nhờ chính sách kinh tế mới và các dịch vụ
công cộng (giao quyền sử dụng ruộng đất cho nông dân, dịch vụ thanh toán qua
bưu điện, điện thoại gia đình...).
Theo thời gian, QTTMSP ở hai vùng có sự phân theo các luồng sản phẩm xa và
gần. Sự phân luồng như trên xuất hiện sự khác nhau về cơ cấu của các tác nhân
tham gia QTTMSP và mối quan hệ giữa họ cũng có đặc thù riêng. Mối quan hệ
này tương đối gắn bó đối với thị trường xa và ít gắn bó đối với thị trường gần.
Nhưng cũng thấy rằng, đối với cả hai thị trường xa và gần nông dân hầu như
không có những mối quan hệ thường xuyên và chặt chẽ với các tác nhân khác
trong QTTMSP cũng như sự liên kết giữa họ trong sản xuất. Điều này làm cho
người sản xuất không tạo được vị trí đối với các tác nhân khác trong thương
lượng về giá sản phẩm cũng như việc thu hút bạn hàng bằng số lượng và chất
lượng sản phẩm họ tạo ra.
88
4 - Thu nhập của một số tác nhân tham gia trong QTTMSP
Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các tác nhân cho phép hiểu được
chiến lược, vai trò quyết định, những khó khăn của từng tác nhân tham gia trong
QTTMSP.
Trong phần này, chúng tôi tập trung phân tích một số tác nhân tham gia cung
ứng rau vụ đông cho hai thị trường: xa (Gia lộc-miền trung và miền nam)
gần (Châu giang-Hà nội).
4 . 1 - Cung ứng cho thị trường xa
Đối với thị trường này chúng tôi tập trung vào một số tác nhân như sau:
Nông dân
Chủ buôn rau tại địa phương
Người thu gom cho các chủ buôn
Đối với chủ buôn đầu tiêu thụ (chưa có điều kiện điều tra), số liệu tính toán
dưới đây, chúng tôi sử dụng thông tin qua bạn hàng (chủ buôn đầu sản xuất).
Bảng 49 - Hiệu quả kinh tế đối với các tác nhân khác nhau tham gia QTTMHSP
cho thị trường xa
Chỉ tiêu
Các tác nhân
Số
lượng
Vốn đầu
tư (1000đ)
Tổng thu
1000đ/vụ
Lãi
1000đ/vụ
Thu
nhập
đ/công
LĐ*
Nông dân (m2/hộ) 2842 3.500 5.160 1.660 14.000
Chủ buôn đầu SX (tấn) 1867 40.000 295.917 110.433 243.267
89
Người thu gom (tấn) 365 10.500 17.975 8.675 84.025
Chủ buôn đầu tiêu thụ
(tấn)
2700 >60.000 405.000 300.000 3.333.000
* Công lao động gia đình: tính 8 giờ công
Bảng trên cho thấy, qui mô hoạt động của một số tác nhân nhất là đối với hai chủ
buôn đầu sản xuất và tiêu thụ là tương đối lớn (số lượng sản phẩm tính trung
bình/một chủ là 1867 tấn và 2700 tấn/vụ đông). Vốn lưu động của họ lớn hơn
nhiều lần so với các nhân khác. Trong thực tế đối với nhiều ngành hàng nông sản
trong đó có ngành hàng rau các tác nhân trung gian thường hay chiếm dụng vốn
của người sản xuất (thường họ thanh toán cho nông dân sau 3-5 hôm kể từ khi
mua sản phẩm trừ khi thu gom rau ở ngoài vùng hoặc vào thời kỳ khan hiếm rau
trên thị trường phải trả ngay). Qui mô lớn cho phép các tác nhân có nhiều lợi thế
trong quá trình trao đổi, những chủ buôn lớn đầu tiêu thụ có khả năng điều tiết sự
lưu thông lượng hàng vào và lượng hàng ra cũng như giá cả bán buôn trong ngày
trên thị trường tiêu thụ. Họ là người có thu nhập lớn nhất tính trên vụ: 300 triệu
đồng gấp 2,7 lần so với chủ buôn đầu sản xuất, gấp 50 lần so với người thu gom
và 179,6 lần so với thu nhập của người sản xuất Nếu tính năng suất lao động
(thu nhập trên ngày công) thì cũng thấy sự chênh lệch tương đối rõ giữa các tác
nhân. Nông dân là người có thu nhập thấp nhất 14.000đ/công (tính trung bình
trên các trà rau), trong khi đó thu nhập của các tác nhân địa phương: chủ buôn là
243.267đ/công, người thu gom là 84.025đ, chủ buôn đầu tiêu thụ có thu nhập cao
nhất khoảng 3,3 triệu đồng gấp 236 lần so với thu nhập của nông dân.
- Những phân tích trên cho thấy, người chủ buôn đầu tiêu thụ là người luôn có
lợi thế và hưởng lợi cao nhất (mua hàng trả chậm). Người hưởng lợi thứ hai
90
trong QTTMSP là chủ buôn lớn đầu sản xuất. Lợi thế của họ là luôn khống chế
được lượng hàng (mua khối lượng lớn và có mạng lưới thu gom rộng) với giá cả
“hợp lý”. Ngoài ra, chủ buôn là người hầu như không gánh chịu hao hụt sản
phẩm khi vận chuyển xa (mà chính là nông dân, vì thường khi mua sản phẩm
người thu gom đã cân vượt lên từ 50-150kg/1000 kg tuỳ thuộc vào từng loại sản
phẩm. Giá càng rẻ thì số lượng hàng dôi ra càng lớn).
- Người thu gom có thu nhập tương đối ổn định từ tiền công thu gom cho chủ
buôn và (có khi) thêm một phần chênh lệnh giữa giá giao khoán của chủ và giá
mua của nông dân. Nhưng họ cũng là người hưởng lợi ít hơn so với các tác nhân
(chỉ hơn nông dân).
- Nông dân là người có thể nói là bị thiệt thòi hơn cả trong quá trình tham gia
vào thị trường: phần lớn họ bán hàng cho nợ tiền, bị thiệt về số lượng khi bán
sản phẩm, thiếu thông tin nên nhiều khi giá bán sản phẩm thường rẻ hơn giá thị
trường thu nhập thấp.
Những tác nhân trung gian có thu nhập cao là do qui mô hoạt động của họ
lớn trong quá trình trao đổi sản phẩm. Vì vậy tăng qui mô hoạt động luôn là
mục đích của các tác nhân này nhưng sự tăng qui mô trong điều kiện hiện
nay cũng sẽ làm tăng rủi ro đối với họ.
Các tác nhân tham gia vào quá trình hình thành giá bán như thế nào chúng ta có
thể tham khảo qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 9: Sự hình thành giá trong quá trình trao đổi
Ví dụ rau bắp cải vào tháng 11đối với thị trường Bình định
91
Nông dân
Thu gom (a1) Chủ buôn (a2) Chủ buôn đầu tiêu thụ (a3)
Bán buôn (a4) Bán lẻ (a5) Tiêu dùng
a1 tăng giá: 7% a4 tăng giá: 5%
a2 tăng giá: 56% a5 tăng giá: 14. 5%
a3 tăng giá: 18% Tổng tăng 100.5%
a0= Nông dân Người thu gom=1000 đ/kg
a1= Người thu gom Chủ buôn lớn: 1000đ+70đ= 1070đ tăng 7%
a2= Chủ buôn lớn Chủ buôn lớn đầu tiêu thụ: 1070đ +600 đ =1670đ
tăng 56% {trong đó chi phí chiếm 83% (498đ/600đ) tổng giá trị tăng. Chi
phí vận chuyển chiếm 80% tổng chi phí}
a3= Chủ buôn lớn đầu tiêu thụ Người mua buôn: 1670đ+300đ= 1970đ
tăng 18%
a4= Người mua buôn Người bán lẻ: 1970đ+100đ= 2070đ tăng 5%
a5= Người bán lẻ Người tiêu dùng: 2070đ+ 300đ= 2370đ tăng 14.5%
Tổng tăng giá qua các tác nhân là: 100.5%
Sơ đồ 9 cho thấy sự tăng giá cao nhất từ chủ buôn đầu sản xuất đến chủ buôn
đầu tiêu thụ là 600đ/1kg hay 56% trong đó chi phí cho vận chuyển: 396 đ/kg hay
(chiếm 80% tổng chi phí cho 1 kg rau chuyển từ Bắc vào Nam) hay chiếm 66%
giá trị tăng giá.
92
Sự tăng giá của các tác nhân khác chủ yếu do chi phí lao động còn các chi phí
khác hầu như đóng góp không đáng kể (trừ chủ tiêu thụ có chi phí thuê bốc vác,
thuế chợ,.. nhưng theo các bạn hàng cho biết không quá 30% giá trị tăng).
4 . 2 - Cung ứng cho thị trường Hà nội
Trong báo cáo này chúng tôi tập trung chủ yếu vào các tác nhân sau:
Người sản xuất
Người thu gom mang đi Hà nội
Người bán rong (bán lẻ)
Bảng 50 - Hiệu quả kinh tế đối với các tác nhân tham gia QTTMH SP
Chỉ tiêu
Các tác nhân
Số
lượng
(tấn)
Vốn
đầu tư
(1000đ)
Tổng thu
1000đ/vụ
Lãi
1000 đ/vụ
Thu nhập
đ/công
LĐ*
Nông dân 2160 1.680 2.402 722 8.000
Người thu gom đi Hà
nội
29.3 1.700 23.600 19.780 45.500
Người bán lẻ tại Hà nội 10.5 200 3.696 2.700 9.800
- Công lao động của gia đình: tính 8 giờ/công
Qua bảng 50 - cho thấy, khối lượng sản phẩm tiêu thụ trên một vụ của các tác
nhân trung gian không lớn. Lượng vốn cần cho hoạt động rất ít thậm chí người
bán lẻ có thể có lượng vốn rất ít: 200.000đ/vụ. Các tác nhân trung gian ở đây
dường như không có ảnh hưởng tới QTTMSP như đối với thị trường xa. Họ
tham gia với số lượng đông vào thị trường (có hàng trăm người) với khối lượng
sản phẩm ít (200-300kg) chính vì vậy khả năng điều tiết thị trường của các tác
nhân này rất hạn chế và bị phụ thuộc vào lượng sản phẩm từ các vùng khác đưa
đến têu thụ.
93
Qua bảng trên cho thấy cũng như đối với thị trường xa, nông dân là người có thu
nhập thấp nhất (8.000đ/công lao động). Đó là lý do khiến nhiều nông dân ở đây
không quan tâm tới việc trồng rau vụ đông, mà đi tìm những công việc khác cho
thu nhập cao hơn {làm thuê, buôn bán... Có làng có đến 50% hộ trong làng (vợ
hoặc chồng) đi buôn bán ở Hà nội hoặc tỉnh khác]. Người thu gom có thu nhập
cao nhất so với các tác nhân khác: 45.500 đồng/công, gấp gần 6 lần so với người
sản xuất và 4.6 lần so với người lẻ.
Sơ đồ 10 - Sự hình thành giá trong quá trình trao đổi
Nông dân
Thu gom (a1) Bán lẻ (a2) Tiêu dùng
a1 tăng giá: 60% a2 tăng giá: 21.8%
Tổng tăng 81.8%
a0= Nông dân Người thu gom=1000 đ/kg
a1= Người thu gom-bán buônNgười bán lẻ: 1000đ+600đ= 1600đ tăng 60%
a2= Người bán lẻ Người tiêu dùng: 1600đ+350đ=1950đ tăng 21.8%
Tổng tăng giá qua các tác nhân: 81.8%
Sơ đồ 10 - cho thấy sự tăng giá từ người bán buôn đến người bán lẻ ở đây rất
cao: 60%, tổng chi phí chiếm khoảng 44% sự tăng giá (264đ: 600đ/1kg rau), chủ
yếu chi phí cho phương tiện (xăng và khấu hao xe).
5 - Tổ chức của QTTMSP rau và ảnh hưởng của nó tới sản xuất của vùng.
Qúa trình thương mại hoá sản phẩm đã làm tăng diện tích trồng rau vụ đông ở cả
hai vùng cũng như sự đa dạng về chủng loại rau, xuất hiện nhiều trà rau/vụ và
kích thích sản xuất của vùng phát triển cũng như tăng thu nhập cho nông dân.
Nhưng sự thay đổi trên diễn ra ở Gia lộc và Châu giang cũng rất khác nhau.
Trong phần dưới đây chúng tôi muốn nhấn mạnh đến tổ chức của QTTM SP ảnh
hưởng tới sự khác nhau ở trên.
94
Bảng 51 - Sự khác nhau trong tổ chức QTTMSP ở hai vùng
Chỉ tiêu Châu giang Gia lộc
Khoảng cách từ sản xuất
đến nơi tiêu thụ
Ngắn (khoảng 20
km)
Dài (từ 500-1600km)
Số tác nhân tham gia Nông dân
Thu gom và bán
buôn
Mua buôn và bán lẻ
Nông dân
Chủ buôn lớn
Thu gom
Chủ tiêu thụ
Người mua buôn
Người bán buôn/bán lẻ
Qui mô/tác nhân:
nông dân (m2)
tác nhân trung gian (kg)
720
< 300
1440
> 1000
Mối quan hệ giữa các tác
nhân trung gian
ít gắn bó Gắn bó giữa các chủ buôn và
với mạng lưới thu gom cũng
như phân phối
Trao đổi thông tin Trực tiếp Thông qua dịch vụ công cộng
Năng suất lao động (thu
nhập/công LĐ)
Thấp hơn so với Gia
lộc
Cao hơn ở Châu giang
Nhận xét
Do khoảng cách quá khác nhau nên tổ chức của QTTMSP đối với hai thị
trường cũng rất khác nhau:
* Những phân tích trên cho thấy, QTTMSP đối với thị trường xa (thời gian vận
chuyển cần khoảng từ 24 đến 48 giờ/chuyến hàng, chi phí vận chuyển lớn chiếm
khoảng 80% tổng chi phí của chủ buôn đầu sản xuất) có tổ chức cao hơn đối với
thị trường gần.
Một mạng lưới các tác nhân tham gia được hình thành có sự phân công
tương đối rõ nét từ khâu thu mua đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Qui mô hoạt
95
động trên một tác nhân tham gia tương đối lớn (mối liên kết, khối lượng
trao đổi sản phẩm, vốn...). Qúa trình này đã sinh ra những tác nhân mang
tính đều phối quá trình sản xuất cũng như trao đổi đó là các chủ buôn lớn ở
hai đầu sản xuất và tiêu thụ. Các tác nhân trao đổi với nhau những yêu cầu
về chủng loại số lượng, chất lượng sản phẩm và những đòi hỏi trên được họ
xây dựng thành những chuẩn mực tương đối cụ thể đối với sản xuất.
Điều này đã làm thay đổi hệ thống canh tác của nông dân ở hai vùng trong
những năm qua. Từ năm 93 trở lại đây sản phẩm rau của huyện Gia lộc đa dạng
hơn về chủng loại nhưng lại có sự phân vùng sản phẩm tương đối rõ nét giữa các
xã (theo lợi thế đất đai và kinh nghiệm của nông dân...). Ví dụ như cải bắp, rau
cải các loại chủ yếu trồng ở xã Gia xuyên (chiếm 42% và 28% diện tích rau vụ
đông), cà chua ở Đoàn thượng (13,4%), hành tây ở Thạch khôi, Tân hưng (19%
và17%).... Số xã có diện tích lớn từ trên 100 đến 250 ha cây vụ đông chiếm đến
56%, so với 12% ở Châu giang. Sự thay đổi trên cho phép tạo ra vùng sản phẩm
tương đối đa dạng ở cấp huyện và tập trung ở cấp xã. Sự thay đổi cũng xảy ra ở
cấp hộ: diện tích trồng rau vụ đông tăng, trước năm 93 diện tích rau trung
bình/hộ là 1 sào trong những năm gần đây là 2,6 sào; những thay đổi về giống,
thời vụ, mật độ cây trồng (dầy hơn với thời gian sinh trưởng đủ để trọng lượng
cây rau đáp ứng những đòi hỏi của thị trường) cũng như cách chăm bón để đáp
ứng yêu cầu về số lượng cũng như chất lượng (Bảng - 44).
Trong QTTMSP cho thấy mối quan hệ giữa các tác nhân được hình thành, nhưng
mối quan hệ trên chủ yếu dựa vào lòng tin, không dựa trên cơ sở pháp lý. Đó
cũng là một trong những lý do có thể giải thích vì sao các tác nhân địa phương
(chủ buôn đầu sản xuất) luôn gặp rủi ro trong trao đổi sản phẩm. Nhiều người
trong số họ phải chấp nhận giá rất đắt cho “chi phí tìm thị trường” là bán sản
phẩm thấp hơn nhiều so với với thành (giá mua+giá vận chuyển), thậm chí
không có thu. Khi có bạn hàng thì chủ buôn vẫn gặp rủi ro trong quá trình trao
96
đổi sản phẩm đó là các chủ buôn đầu tiêu thụ không có khả năng thanh toán tiền
hàng. Có những chủ buôn đầu sản xuất mất hàng 100 triệu trên vụ. Ngoài ra họ
gặp những còn rủi ro khác như thời tiết... Tính trung bình các chủ buôn chi phí
cho các loại rủi ro chiếm khoảng từ 20% đến 30% thu nhập/chủ buôn trên một
vụ.
Quá trình trên đã loại dần các chủ buôn nhỏ đầu sản xuất và cho đến nay ở Gia
lộc còn tồn tại chủ yếu những chủ buôn có qui mô lớn. Mối quan hệ của họ đối
với chủ buôn đầu tiêu thụ cũng được xác định là các chủ buôn lớn như vậy, theo
họ tính ổn định cao hơn. Nếu trước kia, mỗi chủ buôn đầu sản xuất có 2 đến 4
bạn hàng ở một điểm/thành phố thì hiện nay chỉ còn lại một.
*Đối với thị trường gần có nhiều lợi thế hơn (chất lượng sản phẩm: độ tươi, ít
rập nát; chi phí vận chuyển không phải là yếu tố chính ảnh hưởng tới sự cạnh
tranh trên thị trường...) đối với các tác nhân tham gia. Tổ chức QTTMSP ở đây
có những đặc thù riêng: số lượng các tác nhân tham gia vào thị trường tương đối
đông nhưng không có sự chuyên khâu (gần giống quá trình này trong giai đoạn
hợp tác hóa, sơ đồ 2) và với số lượng sản phẩm ít. Không hình thành mối quan
hệ giữa các tác nhân, nếu có chỉ mang tính thời điểm. Từ đặc điểm trên dẫn tới
những đòi hỏi của thị trường về chất lượng đối với từng loại sản phẩm chưa
được hình thành một cách cụ thể. Đó cũng là lý do giải thích vì sao rau của Châu
giang chất lượng không bằng Gia lộc (theo đánh giá của người buôn). Kết quả
giá sản phẩm ở Châu giang thường thấp hơn Gia lộc (Sơ đồ 10: ví dụ về giá bắp
cải). Tuy diện tích rau đông ở đây tăng trong những năm gần đây, cây trồng đa
dạng nhưng thu nhập của nông dân vẫn thấp hơn so với công đi làm thuê trong
vùng và người trồng rau ở Gia lộc.
Các tác nhân trung gian ở đây chưa thực sự là cầu nối giữa thị trường và sản
xuất, những yêu cầu của thị trường chưa được họ tiêu chuẩn hóa đối với sản
97
xuất. Chính vì vậy nhiều đòi hỏi của thị trường chưa được sản xuất đáp ứng. Thị
trường thành phố nơi có bộ phận người tiêu dùng có nhu cầu về rau chất lượng
cao (rau an toàn) hầu như chưa được sản xuất quan tâm.
6 - Trao đổi
6.1 - Những điều kiện cần cho phép hình thành QT TMSP
- Điều kiện về tự nhiên là một trong những yếu tố đầu tiên giúp cho sản xuất rau
của một vùng có thể hình thành đó là diện tích đất canh tác thuộc chân đất cao
thuận lợi cho việc trồng rau.
- Các yếu tố mang tính lịch sử như đã từng sản xuất rau xuất khẩu cho Nhà nước,
là nơi cung ứng rau cho các vùng... có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển
QTTMSP, nó là mầm mống tạo sự năng động của nông dân.
- Chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng tới QTTMSP, nó khích thích hay hạn
chế sự phát triển của quá trình này. Trong những năm gần đây những chính sách
của nhà nước về kinh tế đã tạo điều kiện cho quá trình trên phát triển, tạo điều
kiện cho các tác nhân tham gia vào thị trường.
Qua phân tích QTTMSP ở Châu giang và Gia lộc cho thấy rằng hai vùng có
những điều kiện về tự nhiên, kinh tế-xã hội tương đối thuận lợi cho QTTMSP
nhưng thực tế quá trình phát triển của hai vùng có sự khác nhau tương đối lớn.
Ví dụ: Gia lộc, diện tích rau vụ đông tăng nhanh trong những năm gần đây, tỷ lệ
cây rau chiếm gần 70% diện tích cây vụ đông, nhưng ở Châu giang diện tích
tăng không nhiều, tỷ lệ cây vụ động chỉ chiếm 40%...
Vậy đâu là yếu tố đóng vai trò quan trọng làm ảnh hưởng tới QTTMSP khác
nhau ở các vùng ?
* Tính năng động của các tác nhân (ngành hàng mới)
98
Cải cách kinh tế đã tạo điều kiện cho các ngành hàng phát triển trong đó có
ngành hàng rau. Có thể nói, sự thay đổi về chính sách của nhà nước làm xuất
hiện các tác nhân mới trong QTTMSP. Chính họ là khâu nối sản xuất với thị
trường. Điều đó cho thấy rất rõ nét đối với Gia lộc. Sản phẩm của vùng chỉ mở
rộng thị trường vào miền trong từ những năm 93. Trong khi đó thì Châu giang
cũng đã tham gia vào thị trường miền trung từ những năm trước đó nhưng không
mở rộng vào miền nam như Gia lộc mà quay ra khai thác thị trường gần. Phải
chăng ở đây sự năng động của tác nhân tham gia đặc biệt là các chủ buôn đầu
sản xuất đóng vai trò quyết định ?.
6 .2 -Yếu tố liên kết giữa các tác nhân
Khối lượng và chất lượng sản phẩm là những yếu tố quyết định khả năng tham
gia của nông dân vào thị trường.
* Khối lượng sản phẩm thể hiện qui mô sản xuất (trên cấp độ vùng và cấp độ
nông hộ) và khả năng cung ứng sản phẩm thường xuyên theo yêu cầu của thị
trường.
Thực tế sản xuất của vùng cho thấy vào đầu vụ từ tháng 10 đến tháng 11, thị
trường nhất là thị trường miền trong có nhu cầu rau tương đối lớn (thời điểm đó,
phần lớn các vùng sản xuất rau trong miền trung và nam đã kết thúc), nhưng
khối lượng rau ở miền Bắc còn hạn chế. Gia lộc là vùng sản xuất rau tương đối
phát triển và có sớm hơn nhiều vùng khác, nhưng cũng chỉ có khoảng gần 30%
nông dân trồng rau vào các trà rất sớm/sớm cho hiệu quả (rủi ro do thời tiết, kỹ
thuật...). Như vậy xảy ra tình trạng cầu lớn hơn cung trong thời điểm đó.
Ngược lại vào những tháng chính vụ nhất là tháng 1, tháng 2 thì lượng rau sản
xuất ra nhiều, lúc đó cung lại vượt cầu.
Khi sản xuất không đáp ứng được nhu cầu gây ra sự biến động về giá trên thị
trường (giá cao). Khối lượng ít cộng với giá tại đầu sản xuất cao ảnh hưởng tới
99
sự cung ứng và giảm sức cạnh tranh của sản phẩm vùng đối với thị trường xa.
Nhưng khi lượng rau nhiều đều đó lại không có lợi cho người sản xuất (giá rẻ,
khó bán). Trường hợp này thấy ở cả hai điểm Châu giang và Gia lộc.
*Chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng để sản phẩm của
vùng chiếm lĩnh và có vị trí trên thị trường.
Qua phân tích QTTMSP cho thấy: các tác nhân tham gia nhất là tác nhân ở đầu
tiêu thụ đều tìm thấy lợi ích đối với sản phẩm có chất lượng và nó đã được thể
hiện khá rõ nét trong việc hình thành giá bán giữa các tác nhân nhưng chất lượng
lại chưa được thể hiện rõ trong việc hình thành giá bán của nông dân (ví dụ hành
tây xuất khẩu: nông dân bán cao hơn hành tây thường trồng “Mặt trời” là
200đ/kg, chủ buôn bán cho chủ buôn đầu tiêu thụ cao hơn 300-400 đ/kg, chủ
buôn đầu tiêu thụ bán cao hơn hành cùng loại 1000đ/kg). Chính vì vậy chưa
khuyến khích được nông dân quan tâm tới việc cải thiện chất lượng. Điều này
thấy rõ khi phân tích QTTMSP Châu giang-Hà nội (chất lượng không cao).
Trong trường hợp trên thị trường sản phẩm rau khan hiếm thì người mua chấp
nhận chất lượng hiện có, nhưng khi nhiều rau thì những chuẩn mực về chất
lượng được đưa ra để lựa chọn và kết quả là những sản phẩm chất lượng thấp
khó bán ngay cả khi giá rất hạ. Hiện nay khi sản xuất nông hộ nhất đối với vùng
đồng bằng bắc bộ còn lẻ tẻ manh mún, diện tích canh tác trung bình trên hộ thấp
(trên 500m2/khẩu). Điều này hạn chế nông dân sản xuất hàng hóa.
Sự liên kết của nông dân có thể sẽ giúp họ sản xuất ra một khối lượng sản phẩm
đủ lớn trong điều kiện đất canh tác trên nông hộ ít như hiện nay và sản phẩm mà
họ sản xuất ra tương đối đồng đều thông qua một qui trình sản xuất chung. Điều
này giúp họ đáp ứng được những đòi hỏi của các thị trường lớn về chất lượng và
100
số lượng đồng thời sự hợp tác cho phép họ có tư cách pháp nhân trong việc trao
đổi với các tác nhân khác trong QTTMSP.
6.3 - Vai trò của nhà nước
Theo phân tích ở trên mối quan hệ không có tính pháp lý (cao) giữa các tác nhân
như hiện nay đã làm họ gặp rủi ro trong quan hệ bạn hàng (chủ đầu tiêu thụ bị vỡ
nợ khi chủ buôn đầu tiêu thụ không thanh toán tiền hàng).
Ngành hàng không có sự kiếm soát của nhà nước đã không tạo ra một sân chơi
lành mạnh cho các tư thương tham gia, gây nhiều rủi ro cho họ nhất là đối với
các tác nhân mới tham gia vào thị trường (bị các cai chợ khống chế, phải bán với
giá thấp hơn nhiều so với chi phí hoặc phải đi nơi khác nhiều chủ buôn phải
trả giá đắt khi tham gia vào thị trường khi chưa có bạn hàng: đó là sự thất bại, nợ
không đòi được từ phía đầu tiêu thụ... Nhiều người trong họ đã bị phá sản).
Để giảm rủi ro, các chủ buôn có kinh nghiệm (lâu năm, có nhiều mối quan hệ và
trải qua nhiều thất bại,...) đã có sự lựa chọn bạn hàng và thị trường. Theo chủ
buôn đầu sản xuất thì mối quan hệ với các chủ lớn đầu tiêu thụ độ tin tưởng sẽ
cao hơn (ngược lại chủ đầu tiêu thụ cũng thích có quan hệ với chủ lớn đầu sản
xuất để có số lượng hàng cung ứng ổn định và yên tâm về chất lượng). Điều đó
cho thấy quy mô của các tác nhân có ảnh hưởng lớn tới các mối liên kết bạn
hàng giữa họ.
Qui mô các tác nhân thể hiện sức sống và sự phát triển của một ngành hàng sản
phẩm. Khi khoảng cách xa thì các tác nhân tham gia QTTMSP sẽ có thông tin
không đầy đủ về nhau, lúc đó tính pháp lý trong mối quan hệ giữa các tác nhân
giúp cho họ đảm bảo được lợi ích của mình.
Để thúc đẩy ngành hàng nói chung và QTTMSP rau nói riêng phát triển nhà
nước nên khuyến khích, tạo điều kiện cho các tác nhân đầu tư, liên kết để tăng
qui mô. Khi qui mô hoạt động lớn thì nhu cầu về tính pháp lý trong trao đổi sản
101
phẩm xuất hiện. Điều đó giúp họ có khả năng ký kết các hợp đồng kinh tế với
các tác nhân khác. Như vậy các tác nhân sẽ an toàn hơn trong việc tham gia vào
QTTMSP.
Qua phân tích thu nhập của tác nhân địa phương cũng cho thấy: chi phí trung
gian (VA) đối với thị trường xa chiếm khoảng 80% tổng chi phí để đưa 1kg rau
từ đầu sản xuất vào thị trường miền trong và chi phí đó chủ yếu là chi cho khâu
vận chuyển (trong đó chi phí cho các trạm công an chiếm 10-15% chi phí vận
chuyển). Điều đó cho thấy, bất kỳ yếu tố nào làm tăng chi phí trung gian (tăng
giá xăng/dầu, "kiểm tra" xe qua các trạm...) đều có ảnh hưởng trực tiếp tới quá
trình thương mại sản phẩm rau vụ đông không chỉ làm giảm khả năng cạnh tranh
do tăng giá sản phẩm mà giảm cả về chất lượng sản phẩm do tăng thời gian vận
chuyển.
7 - Kết luận và đề nghị
Quá trình thương mại hoá sản phẩm rau vụ đông hiện nay hoạt động tương đối
có tổ chức theo các luồng phân phối : thị trường xa, thị trường gần. Những phân
tích ở trên có thể đi đến một số kết luận sau:
Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, lịch sử sản xuất và phát triển là một trong
những điều kiện đầu tiên để hình thành QTTMHSP rau vụ đông của vùng.
Thể chế của nhà nước “phù hợp”, các dịch vụ công cộng phát triển nó tạo
điều kiện cho QTTMSP phát triển.
Trong nền kinh tế như hiện nay thì sự phát triển của bất kỳ ngành hàng nào
(không có sự can thiệp của nhà nước) trong đó có QTTMSP rau vụ đông cho
thấy nó phụ thuộc rất nhiều vào: sự năng động của đội ngũ tư thương và
người sản xuất. Các tác nhân trung gian là người chuyển những yêu cầu của
thị trường đến sản xuất, làm cho cung cầu tiến gần nhau (cả số lượng và chất
102
lượng). QTTMSP phát triển nó thúc đẩy sản xuất của vùng cho phép sản xuất
của nông dân ổn định hơn và có nguồn thu ổn định. Có thể nói rằng khi
QTTMSP của vùng phát triển thì sản xuất của vùng đó cũng phát triển.
Nông dân hoàn toàn có khả năng đưa các tiến bộ vào sản xuất để đáp ứng nhu
cầu của thị trường khi họ xác định được định hướng cho sản xuất (có những
chuẩn mực chất lượng cụ thể) .
Tuy nhiên chúng tôi cũng nhận thấy rằng để giúp họ sản xuất có hiệu quả, giảm
rủi ro trong việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới cần giúp họ có môi trường
thuận lợi để áp dụng (giúp họ về thể chế, tổ chức, kỹ thuật, tài chính...)
Để QTTMSP tiếp tục phát triển, chúng ta phải tiếp tục đi theo hướng hoàn thiện
ba yếu tố sau. Sự hoàn thiện nhằm:
Giúp nông dân có khả năng cung ứng, linh hoạt cho thị trường về số lượng và
chất lượng sản phẩm đồng đều. Nông dân có khả năng thu nhận thông tin, mở
rộng quan hệ bạn hàng để có thể tìm nguồn thu mua ổn định, cho phép họ có
định hướng trong sản xuất.
Giúp tư thương có vị trí pháp lý trong trao đổi: trong xây dựng mối liên kết
với các tác nhân đầu phân phối cũng như với nông dân.
Phát triển các chính sách nhà nước về tổ chức nông dân, tạo điều kiện cho tư
thương hoạt động. Khuyến khích và giúp họ hình thành các nhóm hoặc thành
lập các công ty trách nhiệm hữu hạn về phân phối sản phẩm (thời gian đầu nên
tạo mọi điều kiện về cấp giấy phép, thuế, vốn...) để họ thấy rằng khi hoạt động
kinh doanh công khai, họ có khả năng phát triển ổn định hơn. Từ đó họ sẽ
năng động trong đầu tư phát triển.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nganh_hang_rau_o_bhh_3672.pdf