Ngập lụt và ngập triều những giải pháp cho tp Hồ Chí Minh

SUMMARY . 1 PHẦN NỘI DUNG 2 I.Giới thiệu chung . 2 1. Các khái niệm 2 1.1.Lũ lụt 2 1.2.Ngập lụt 2 1.3.Ngập triều . 3 2.Nguyên nhân ngập lụt và ngập triều 4 3. Hậu quả của ngập lụt và ngập triều 6 II. Những ảnh hưởng của ngập lụt và ngập triều . 6 1. Ảnh hưởng tới sức khỏe con người . 6 2. Ảnh hưởng tới môi trường xung quanh . 8 3. Ảnh hưởng tới vật chất . 9 4. Ảnh hưởng tới giao thông . 11 III. Hiện trạng của ngập lụt và ngập triều ở TPHCM 13 1. Triều cường làm vỡ nhiều bờ bao ở TPHCM 13 2. Triều cường lịch sử gây ngập úng nặng 14 3. Hiện trạng ngập lụt và ngập triều trên thế giới . 16 3.1. Thủy triều gây ngập lụt ở Jakata 16 3.2. Mưa lớn gây ngập lụt ở Thái Lan 17 IV. Các giải pháp cho TPHCM 18 1. Giải pháp của sở GTCC . 18 2. Giải pháp tổng thể 19 2.1. Nguyên tắc 19 2.2. Giải pháp cụ thể . 20 PHẦN KẾT LUẬN . 24

doc32 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6025 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ngập lụt và ngập triều những giải pháp cho tp Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG BỘ MÔN MÔI TRƯỜNG HỌC CƠ BẢN ***** TIỂU LUẬN: LỚP: ĐHMT3B TÊN: Dương Thị Minh Nguyệt MSSV: 0771591 KHOA: Công Nghệ Môi Trường GVHD: GS.TSKH Lê Huy Bá TP.Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 07 năm 2009 Sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu, em đã hoàn thành bài tiểu luận này. Để có được kết quả như vậy là nhờ có sự giúp đỡ tận tình của Thầy Cô, Nhà Trường. Vì vậy với lòng biết ơn sâu sắc em xin chân thành Cảm Ơn: Ban giám hiệu trường ĐH Công Nghiệp TPHCM đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong công tác nghiên cứu. GS.TSKH Lê Huy Bá giáo viên bộ môn Môi trường học cơ bản đã cung cấp kiến thức và hướng dẫn cho em. Cán bộ, công nhân viên thư viện trường ĐH Công nghiệp TPHCM đã giúp đỡ tận tình để em có được những tài liệu quý báu giúp cho việc làm bài tiểu luận được thuận lợi. Tuy nhiên, với lượng kiến thức có hạn nên có thể còn nhiều thiếu sót, em mong thầy và các bạn đóng góp ý kiến để bài tiểu luận này thêm hoàn chỉnh. SUMMARY 1 PHẦN NỘI DUNG 2 I.Giới thiệu chung 2 1. Các khái niệm 2 1.1.Lũ lụt 2 1.2.Ngập lụt 2 1.3.Ngập triều 3 2.Nguyên nhân ngập lụt và ngập triều 4 3. Hậu quả của ngập lụt và ngập triều 6 II. Những ảnh hưởng của ngập lụt và ngập triều 6 1. Ảnh hưởng tới sức khỏe con người 6 2. Ảnh hưởng tới môi trường xung quanh 8 3. Ảnh hưởng tới vật chất 9 4. Ảnh hưởng tới giao thông 11 III. Hiện trạng của ngập lụt và ngập triều ở TPHCM 13 1. Triều cường làm vỡ nhiều bờ bao ở TPHCM 13 2. Triều cường lịch sử gây ngập úng nặng 14 3. Hiện trạng ngập lụt và ngập triều trên thế giới 16 3.1. Thủy triều gây ngập lụt ở Jakata 16 3.2. Mưa lớn gây ngập lụt ở Thái Lan 17 IV. Các giải pháp cho TPHCM 18 1. Giải pháp của sở GTCC 18 2. Giải pháp tổng thể 19 2.1. Nguyên tắc 19 2.2. Giải pháp cụ thể 20 PHẦN KẾT LUẬN 24 LỜI NÓI ĐẦU Sự phát triển bùng nổ của các đô thị có quy mô lớn ở khu vực TP. Hồ Chí Minh và các vùng lân cận tạo nên nhiều vấn đề môi trường đô thị cần phải giải quyết trong đó có tình hình ngập lụt và ngập triều đô thị. Đặc biệt, TP.Hồ Chí Minh nằm ở cửa nhiều con sông lớn thuộc hệ thống sông Đồng Nai, sát với biển nên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của những biến động dòng chảy trên sông, dòng triều trên biển và đây là một vùng có tính đặc thù về điều kiện thiên nhiên “nhiệt đới gió mùa”. Do đó mà tình hình ngập lụt và ngập triều ở đây ngày càng nghiêm trọng gây thiệt hại nặng nề. Chúng ta đã từng chứng kiến bao trận lũ lịch sử ở các vùng đồng bằng qua đi đã đề lại sau lưng chúng là những con người lâm vào hoàn cảnh hết sức khó khăn “không chốn nương thân” và giờ đây tại những thành phố lớn cũng xảy ra ngập lụt và ngập triều. Vậy nguyên nhân chính là do đâu? Đó là câu trả lời giành cho các cấp có thẩm quyền. Đảng và Nhà nước ta đã có những biện pháp để khắc phục nhưng tình trạng trên vẫn chưa giải quyết được. Do vậy, chúng ta cần phải có những biện pháp thiết thực để giải quyết triệt để vấn đề trên. Đề tài “ ngập lụt và ngập triều” là một đề tài đang rất nóng bỏng, được sự quan tâm của nhiều người bởi vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của họ. Đây cũng là lý do em chọn đề tài này. SUMMARY The high development of the big scale urban in Ho Chi Minh city and surrounding areas created many urban environment problems which need to resolve, especially flooding and tidal flooding situation. Flooding is a natural and recurring event associated with rivers and streams, which has resulted overtime in the formation of nature floodplains. Nowadays, flooding in Ho Chi Minh city become difficult problems. Flooding is caused by tidal water, heavy rain and widen on the outskirts such as: Cu Chi, Hoc Mon, Nha Be, Thu Duc…From the beginning of the year to now, this city has 30 rain with the reserves of rainfall from 80 – 120 mm, especially 14 heavy rain flooded 71 the streets. City originated nearly 100 new flooding points and the total flooding points are raised more 130 points. Cause of this situation is that the city where has low terrain, the thickness rivers, the heavy rain ... but it is important that the consciousness of people. They have indirectly caused flooding and tidal flooding situation. Since then, we see the serious consequences from above problems to be the disease, damage of property and people, surrounding environment pollution...So, in order to solve this necessary and urgent problems to need the long time which must be the efforts of many people, especially the government. Ho Chi Minh is a major city but flooding situation take place the most heavily. This is also the result of the change of global environment: the warm earth, raise of marine level. To resolve the above situation, government have some solutions such as drainage construction, urban project… We want to have a civilized societies, a wealthy country powerful that keep this environment more clean, together act for "green, clean, beautiful " a environment PHẦN NỘI DUNG I. Giới thiệu chung: 1. Các khái niệm: 1.1 Lũ lụt: là hiện tượng nước sông dâng cao trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó giảm dần. Lụt có thể do nước từ các sông, hồ tràn ra khu vực lân cận khi lượng nước vượt quá sức chứa của chúng hay do nước từ những dòng sông tràn ra vùng đất lân cận khi cường độ dòng nước quá lớn. Hiện tượng này thường sảy ra tại các chỗ phân nhánh sông hay những đoạn sông quanh co.   Hình: Nước lũ cuồn cuộn chảy trong sông 1.2 Ngập lụt : Là hiện tượng ngập nước của một vùng lãnh thổ do lũ hoặc mưa lớn gây ra. Ngập lụt do lũ gây ra Ngập lụt do mưa lớn [Nguồn: ] 1.3 Ngập triều: là hiện tượng ngập nước ở một vùng lãnh thổ nào đó do nước triều dâng lên theo chu kỳ. Nước ngập do triều cường trên đường Nguyễn Hữu Cảnh,Q.1, TP.HCM Bảng: So sánh ngập lụt đô thị và lũ lụt nông thôn  Ngập lụt đô thị  Lũ lụt nông thôn   Khả năng thoát nước tự nhiên  Thấp  Cao   Tác nhân kích thích thông thường  Mưa to ở địa phương  Vỡ đê trong mùa lũ   Ưu tiên cứu hộ  1.Giao thông 2.Nước ngọt (do ô nhiễm nguồn nước nặng hơn nông thôn) 3. Lương thực (không gặp được người bán do nước lụt chia cắt)  1.Chỗ trú ẩn cao ráo để bảo toàn sinh mạng 2.Lương thực (do mất năng lực kinh tế để mua nhu yếu phẩm) 3.Giao thông    Thiệt hại chính  1.Thiệt hại do đời sống và kinh doanh gián đoạn 2.Thiệt hại nhà xưởng, máy móc, xe cộ 3.Chất thải độc hại  1.Thiệt hại về nhân mạng 2.Thiệt hại trực tiếp về tư liệu sản xuất (mùa màng, thuỷ sản v.v.), nhà cửa   Khả năng tự khắc phục của người dân  Không tự khắc phục được về rác thải, nước uống và giao thông  Tự khắc phục cao do kinh nghiệm truyền thống   Biện pháp cứu trợ  Thông các mạch giao thông chính Đảm bảo cung ứng nhu yếu phẩm  Di tản dân lên khu vực cao ráo Phát lương thực, thực phẩm và đồ thiết yếu   Xu hướng  Ngày càng ngập lụt nặng và thường xuyên hơn  Tương đối ổn định   2. Nguyên nhân của ngập lụt: Theo chúng tôi, lý do gây ngập lụt ở TP.HCM chính là tổ hợp của các nguyên nhân: Vị trí tạo thành của một “đô thị ngập triều”. Do kênh rạch bị san lấp quá nhiều.Sông rạch dày đặc, diện tích mặt nước lớn dễ truyền tải những biến động lan truyền vật chất, năng lượng, điều kiện ngập nước. Do mưa, nhất là mưa đô thị ngày một tăng. Do điều kiện mặt đất bị bêtông hóa cao, nước không thấm được xuống tầng đất sâu và tầng nước ngầm, vừa gây ngập tầng đất mặt lại vừa làm mất lượng nước bổ sung hằng năm cho nước ngầm, làm mực nước ngầm mỗi ngày một tụt sâu hơn. Địa hình thấp trũng, hướng ra Biển. Trên 60% đất đai thành phố có cao trình thấp dưới 2m, những vùng trũng thấp cao trình < 0m -0.5m là những vùng ngập triều trực tiếp hoặc gián tiếp chịu ảnh hưởng thủy triều.nước biển dâng Thành phố đang phát triển mạnh mẽ và có lịch sử phát triển trên 300 năm nên hệ thống tiêu thoát quá cũ kỹ, chắp vá và có nhiều điều bất cập.Do cấu trúc hệ thống thoát nước cũ, lưu lượng nhỏ, qua nhiều năm đã không còn phù hợp và hư hỏng nhiều.Quản lý hệ thống không khoa học Do hình thành nhiều con đê bao khép kín, chống ngập đất nông nghiệp thì lại dồn nước về ngập đô thị. Nền địa chất yếu, dễ bị lún, nén và sạt lở. Do việc triển khai thi công cùng lúc hàng loạt công trình lớn như: Dự án Vệ sinh môi trường TP, Dự án Đại lộ Đông - Tây, Dự án Vệ sinh môi trường nước TP… nhưng không có biện pháp dẫn dòng phù hợp khi phá bỏ đường thoát nước cũ để thi công, làm nước không tiêu thoát kịp, gây nên tình trạng ngập úng.  Ngoài ra, một số hạng mục thi công làm thu hẹp tiết diện cống, cửa xả, kênh rạch thoát nước... cũng góp phần làm tình trạng ngập úng thêm nghiêm trọng. Do hàng loạt công trình nhà cao tầng được xây dựng cũng là một nguyên nhân gây ngập mới. Do các đơn vị trong quá trình thi công đã tự tiện xả nước lẫn bùn đất trong công trình vào hệ thống thoát nước, gây nghẽn cống.   Tài nguyên Đất- Nước vùng này đang được khai thác mạnh mẽ phục vụ công cuộc phát triển : nông nghiệp, thủy điện, thủy sản, giao thông, xây dựng. Do khả năng quản lý, duy tu các công trình thoát nước đã được phân cấp cho địa phương quản lý quá yếu kém. Vì chuyên môn của cán bộ ở địa phương không đáp ứng yêu cầu và kinh phí của địa phương không đủ nên các công trình ngày càng xuống cấp trầm trọng, mất tác dụng tiêu thoát nước.  Ngoài ra, nhiều dự án treo dọc bờ sông Sài Gòn, cũng như các thửa đất của tư nhân không được chú ý duy tu hoặc không xây dựng bờ bao… cũng gây nên hiện tượng vỡ bờ bao, ngập lụt mỗi khi nước triều trên sông Sài Gòn lên cao. Tóm lại Có ba nguyên nhân khách quan gây ngập úng ở thành phố là: Ngập do mưa lớn; ngập do lũ từ thượng nguồn và từ đồng bằng sông Cửu Long (ngập lũ); ngập do triều từ biển vào (ngập triều) và ngập do những nguyên nhân tổng hợp: mưa + triều + lũ. 3. Hậu quả của ngập lụt và ngập triều - Gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân: do tình trạng nước ngập trong thời gian dài nên nguồn nước bị ô nhiễm, là nơi sinh sản của nhiều loại vi khuẩn dẫn đến mắc một số bệnh như: tiêu chảy, sốt xuất huyết, đau mắt…và người dân không có nước dùng cho sinh hoạt. - Gây ô nhiễm môi trường xung quanh: Sau các trận ngập lụt thì thành phố cũng chìm trong rác và các xác của động – thực vật bốc ra mùi hôi thối rất khó chịu. - Gây thiệt hại về của cải – vật chất: nhà nước phải tốn một mức chi phí khá lớn để giải quyết tình trạng ngập lụt. Tuy nhiên việc giải quyết này phải cần thời gian dài và cần sự giúp đỡ của nhiều người. - Gây ách tắc giao thông:mưa lớn đã khiến cho các tuyến đường ngập trong biển nước, các tuyến giao thông bị tắc ngẽn. II. Những ảnh hưởng của ngập lụt và ngập triều 1. Ảnh hưởng đến sức khỏe của con người Do sống lâu ngày trong vùng bị ngập nước nên sau các trận ngập lụt và ngập triều con người thường mắc phải một số bệnh như: - Tiêu chảy: Bệnh có thể mắc ở mọi lứa tuổi song người già, trẻ em là đối tượng dễ mắc và diễn biến bệnh trầm trọng hơn cả. Tiêu chảy là tình trạng rối loạn đường ruột với biểu hiện đi tiêu lỏng và liên tục ít nhất 3 lần trong vòng 24 giờ. - Sốt xuất huyết: Đây cũng bệnh rất dễ gặp do ngập lụt kéo dài. Có hai triệu chứng cơ bản là: sốt và xuất huyết. Sốt đặc điểm là sốt đột ngột, sốt cao và liên tục, không phải sốt từng cơn, không có ngắt quãng. Nếu dùng thuốc hạ nhiệt thì chứng sốt cũng chỉ giảm xuống một lát, rồi sốt lại ngay. Ngoài ra xuất huyết có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể, dưới dạng các đốm đỏ hoặc tím, to bằng đầu đinh ghim, được gọi là “đốm xuất huyết”. - Đau mắt đỏ: Trong điều kiện lũ lụt, không có nước sạch thì đau mắt đỏ là bệnh thường gặp, dễ lây lan và phát thành dịch. Bệnh nhân đau mắt đỏ thấy ngứa, cộm, chói, đau nhức, sợ ánh sáng, chảy nước mắt và có nhiều dử mắt. Sau đó mắt đỏ, mi mắt có thể sưng nề, kết mạc phù nề, hột. Trường hợp nặng có thể gây tổn thương giác mạc làm giác mạc bị mờ đục, thị lực giảm. Bệnh nhân có thể sốt nhẹ, có sưng hạch góc hàm hoặc hạch sau tai, họng đỏ, amidan sưng to. Tuy bệnh không nguy hiểm (nếu điều trị đúng cách và sớm thì sẽ khỏi trong thời gian 4 - 6 ngày), nhưng đây là căn bệnh lây lan nhanh. Đáng chú ý là nếu không điều trị sớm, đúng cách có thể dẫn tới viêm giác mạc, ảnh hưởng đến thị lực. - Nấm kẽ chân: Kẽ chân bị nứt và ngứa ngáy, bạn hãy nghĩ ngay đến bệnh nấm kẽ chân. Biểu hiện chính là những nốt đỏ hình tròn hoặc những mụn nước làm người bệnh rất ngứa. Sau đó da bạn sẽ bị tróc, để lại vết trợt màu đỏ, đôi khi rịn máu. Thỉnh thoảng có những vết nứt da ở bề mặt vùng bị tổn thương. - Thương hàn: Người bệnh có triệu chứng chán ăn, ăn không ngon, đau đầu, đau nhức toàn thân, sốt, nôn, đau bụng, tiêu chảy (ở trẻ em tiêu chảy có thể không xảy ra). Thân nhiệt có thể lên cao tới 40oC và không thuyên giảm mặc dù đã chữa trị như những lần sốt khác, đi phân lỏng, sức khỏe suy sụp nhanh. 2. Ảnh hưởng đến môi trường xung quanh Sau ngập lụt rác đã chất thành đống: Họp chợ trên… rác Mưa lũ vừa tạm lắng thì “chợ cóc”, “chợ tạm” mọc lên khắp nơi. Tại phố Trần Cung, cống rãnh ven đường vẫn còn ngập nước và bùn lầy, mặt đường trơn trượt nhão nhoẹt, nhưng người mua kẻ bán thì tấp nập như đi… hội. Ở phố Trần Bình, chợ Mỹ Đình tuy có khang trang hơn nhưng rác vẫn ngập tràn. Rau cỏ sau lụt bầm dập, tan tác được vứt bừa bãi khắp chợ. Những đống rác cao nghệu bao vây cả lối đi vào chợ. Rác chất thành đống sau ngập lụt Trên đoạn Trần Bình thông ra đường Phạm Hùng, nhiều điểm rác được tập kết ngay giữa phố ban ngày trông hết sức nhếch nhác, bẩn thỉu. Tại chung cư CT5 trên đường Phạm Hùng, hàng dãy xe rác nằm nghênh ngang chắn lối vào chung cư. Con đường Phạm Hùng nước vẫn còn lênh láng, bùn nhão trơn trượt từ các công trình đang thi công đổ ra càng làm tăng thêm sự “cơ cực” của người dân khi đi ngang đây. Tại siêu thị Big C đường Trần Duy Hưng, chúng tôi cũng chứng kiến hàng đống rác trải dài trên thảm cỏ cũng như ven đường.Khu vực này trong những ngày lụt ngập sâu nhất, người dân lại đổ dồn về siêu thị mua sắm nên rác ứ đọng lại nhiều, chúng tôi luân chuyển không hết. Rác tập kết trước siêu thị Big C Tại chợ đầu mối rau, củ, quả Long Biên, nhân viên của Công ty Môi trường đô thị làm việc cật lực vẫn không vận chuyển được hết số rác tập kết tại đây. Theo các nhân viên của công ty, trung bình mỗi ngày phải chở 4 xe rác từ chợ Long Biên đi mà vẫn không xuể, trong khi ngày thường chỉ cần 2 xe. Theo ghi nhận của Dân trí, nhiều ao hồ, cống rãnh trở thành bãi rác tự nhiên Xác cá chết nổi trắng[Nguồn:] nhưng chưa được công nhân vệ sinh môi trường xử lý. Khu vực hồ Bảy Mẫu, lượng cá chết vì lũ lụt nổi trắng mặt hồ, rải đầy cả thảm cỏ, công viên. Sự xuất hiện của ruồi muỗi do nước bị ngập trong một thời gian dài dẫn đến mắc phải một số dịch bệnh rất nguy hiểm như: dịch tả, sốt xuất huyết… 3. Ảnh hưởng đến vật chất * Triều cường gây thiệt hại hàng tỷ đồng tại TPHCM Trong các ngày từ 26 đến 29/10, tại trạm Phú An (sông Sài Gòn) TPHCM, đỉnh triều cường dâng cao từ 1,48m đến 1,49m làm vỡ nhiều đoạn bờ bao, ước thiệt hại hàng tỷ đồng và ảnh hưởng đến sinh hoạt của hàng ngàn hộ dân vùng bị ngập. Tại quận Thủ Đức, theo số liệu thống kê sơ bộ tính đến ngày 29/10, trên địa bàn quận có 6 đoạn bị vỡ bờ bao với chiều dài hơn 56 m tại rạch Đỉa, rạch Năm Sóc, rạch Cầu Đúc Nhỏ, rạch Lùng, rạch cây Trâm thuộc các phường: Hiệp Bình Phước, Tam Phú, Tam Bình. Triều cường cũng gây tràn bờ một số đoạn bờ bao thuộc các phường: Hiệp Bình Chánh, Linh Đông, Trường Thọ, gây ngập úng 113 ha cây trồng và 50 khu dân cư ảnh hưởng đến điều kiện sinh hoạt của 1.160 hộ dân. Tổng thiệt hại do triều cường gây ra ước tính 570 triệu đồng.Trên địa bàn quận 12, triều cường làm 26 đoạn bờ bao bị vỡ với chiều dài 64 m, gây ngập 365 ha cây trồng, ước thiệt hại trên 500 triệu đồng. Nặng nhất ở phường An Phú Đông, có đến 16 đoạn bờ bao bị vỡ, chiều dài 29 m tại rạch Bà Đương, sông Sài Gòn, sông Vàm Thuật, rạch Cầu Thầy, gây ngập 300 ha cây trồng, trong đó có 30 ha ngập sâu, ước thiệt hại 300 triệu đồng. Phường Thạnh Lộc có 9 đoạn vỡ bờ với chiều dài 33 m tại rạch Ông Đụng, sông Sài Gòn, rạch Quản, gây ngập 35 ha hoa màu, thiệt hại khoảng 200 triệu đồng. Triều cường còn làm vỡ nhiều đoạn bờ bao thuộc phường 28 (quận Bình Thạnh), xã Nhị Bình (huyện Hóc Môn), các xã Bình Mỹ, Trung An (huyện Củ Chi), gây ngập úng một số cây trồng và ảnh hưởng đến điều kiện sinh hoạt, đi lại của nhân dân.Không chỉ ở vùng ven và ngoại thành, rất nhiều tuyến đường thuộc các quận nội thành cũng bị ngập khá sâu do triều cường dâng cao trong những ngày qua. Trên địa bàn quận Bình Tân, tại khu phố 1, 2, 3 phường Tân Tạo bị ngập 0,2 đến 0,4 m và trên tuyến đường đường Kinh Dương Vương (đoạn từ vòng xoay An Lạc đến Bến xe miền Tây), đường Hồ Ngọc Lãm bị ngập 0,2 – 0,4 m, gây ảnh hưởng trong việc đi lại và sinh hoạt cho hầu hết các hộ dân trong khu vực. Tại ngã tư Quốc Hưng, đoạn cuối đường Nguyễn Cừ, Nguyễn Bá Huân, Đỗ Quang thuộc phường Thảo Điền (quận 2), triều cường gây ngập sâu 0,7 m. Nhiều con hẻm, tuyến đường thuộc các phường 8, 10, 12 (quận 6); các phường: Bình Thuận, Tân Phú, Tân Quy, Tân Phong, Tân Thuận Tây, Bình Thuận (quận 7); các phường: 6, 7, 14, 15, 16 (quận 8) cũng bị ngập khá sâu do triều cường gây ra. Dự kiến từ nay đến Tết âm lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có khả năng xuất hiện 6 đợt triều cường tương đối cao và ảnh hưởng trên diện rộng. Để chủ động hạn chế thiệt hại do triều cường gây ra, Ban Chỉ huy PCLB thành phố đang đề nghị UBND thành phố cấp kinh phí cho gia cố, nâng cấp các tuyến bờ bao xung yếu trong những tháng cuối năm 2007. 4. Ảnh hưởng tới giao thông Mưa như trút nước sáng 25/5 khiến nhiều tuyến đường của các quận nội thành TP HCM ngập nặng, giao thông tắc nghẽn. Đây cũng là thời điểm làm ăn "béo bở" của các "thợ sửa xe" đường phố. Mưa lớn đúng vào lúc triều cường đang ở mức cao nên nhiều tuyến đường thuộc quận Bình Thạnh: đường Nguyễn Hữu Cảnh (đoạn từ cầu Văn Thánh đến gần cầu Sài Gòn), quận Bình Thạnh, Vũ Duy Ninh, Ngô Tất Tố, Phú Mỹ, Xô Viết Nghệ Tĩnh... ngập 20 - 30 cm. Không ít con hẻm thuộc phường 17, 19, 21, 22..., nước tràn cả vào nhà dân. Những tuyến đường khác tại thành phố: Các đường Phan Đình Phùng, Đinh Tiên Hoàng, Kha Vạn Cân, 3 Tháng 2, Nguyễn Thị Nhỏ, Lê Hồng Phong, Hùng Vương, Kinh Dương Vương…, nước cũng cao 30 - 40 cm so với mặt đường, làm nhiều xe Vòng xoay Điện Biên Phủ chật cứng các loại phương tiện. [Nguồn:] chết máy. Lợi dụng dịp này, nhiều thanh niên ào ra đường chào mời người điều khiển phuơng tiện bị chết máy sử dụng dịch vụ thổi bu gi với giá 10.000 đồng một chiếc.Mưa và ngập vào giờ đi làm, nên nhiều con đường kẹt xe kéo dài. Trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (đoạn từ Hàng Xanh đến cầu Thị Nghè) đến đường Nguyễn Thị Minh Khai, các phương tiện bị kẹt cứng hàng giờ. Một số xe buýt khi lưu thông qua tuyến này phải thay đổi lộ trình bằng cách vòng qua đường Điện Biên Phủ, Hoàng Sa, Nguyễn Văn Lạc, nhưng cuối cùng vẫn kẹt trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Đình Chiểu và vòng xoay Điện Biên Phủ. Tình trạng kẹt xe dây chuyền còn xảy ra trên đường Đinh Tiên Hoàng, Mai Thị Lựu, Võ Thị Sáu, Hai Bà Trưng, các nút giao thông Bạch Đằng - Đinh Bộ Lĩnh, Hoàng Hoa Thám - Cộng Hòa, Trường Chinh - Âu Cơ, khu vực ngã tư Phú Nhuận... III. Hiện trạng của ngập lụt và ngập triều ở thành phố Hồ Chí Minh. 1.Triều cường làm vỡ nhiều bờ bao tại TP HCM Đợt triều cường cao nhất từ đầu năm xuất hiện hôm qua đã tấn công mạnh làm vỡ 7,5 m bờ bao xung yếu tại phường Thạnh Lộc, quận 12 và sụt lún 440 m đê bao, nhấn chìm nhiều tuyến đường tại quận vùng ven này. Đợt triều cường cao nhất từ đầu năm tấn công TP HCM. Theo Ban chỉ huy phòng chống lụt bão thành phố, mực nước tối qua tại trạm Phú Aa sông Sài Gòn là 1,32 m. Mức này không cao nhưng cũng làm đoạn bờ bao phường Thạnh Lộc quận 12 bị vỡ, khiến nhiều người dân vô cùng vất vả chống lại cơn triều cường.   Đợt triều cường năm ngoái cũng vào thời điểm tháng 10 đã làm bể nhiều bờ bao tại TP HCM.   [Nguồn:]   Ngoài ra, trên toàn tuyến rạch Cả Bốn, do ảnh hưởng triều cường đã gây tràn, sụt lún nhiều khu vực. Sau khi xảy ra sự cố, UBND phường Thạnh Lộc đã phối hợp cùng Công ty quản lý khai thác dịch vụ thủy lợi đã huy động 80 nhân công, vật tư (đất đắp, bao tải cát...) khắc phục ngay những đoạn bị tràn bờ. Dự kiến việc gia cố này sẽ hoành thành vào tối 2/10, nhưng ngay khi vừa hoàn thành gia cố thì người dân lại phải đối mặt với đợt đỉnh triều 1,35 m được dự báo xuất hiện vào 7h tối. Trước những diễn biến đó, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão thành phố đã cử cán bộ túc trực tại hiện trường để hỗ trợ người dân khi cần thiết. 2. Triều cường lịch sử gây ngập úng nặng Triều cường tiếp tục dâng rất cao đã gây tràn bờ, sạt bờ bao trên diện rộng ở vùng ven và ngoại thành TPHCM, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của các hộ dân. Đây là đỉnh triều cao nhất trong vòng 48 năm gần đây, kể từ năm 1960.   Đường Tam Bình (P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức, TP.HCM) bị ngập nặng do vỡ bờ bao   Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, ngày 27/10, mực nước tại trạm Phú An (sông Sài Gòn) có thể lên đến 1,50 m vào lúc 18 giờ và ngày 28/10 là 1,48 m vào lúc 19 giờ. Ngoài ra tại trạm Nhà Bè (kênh Đồng Điền) mực nước cao nhất trong ngày 27/10 là 1,47 m vào lúc 17 giờ và ngày 28/10 là 1,45 m vào lúc 18 giờ; mực nước của hồ Dầu Tiếng là 24,43 m; lưu lượng chạy máy và xả tràn của hai hồ thủy điện Srok Phu Miêng và Trị An là 1.465,6 m3/giây. Trên địa bàn quận Thủ Đức, tại phường Tam Phú, triều cường làm bể bờ bao rạch Đĩa (khu phố 2) một đoạn dài 15 m, sâu 3 m, gây ngập úng 0,5-0,8 m trên diện tích 30 ha đất nông nghiệp và khu dân cư, ảnh hưởng đến điều kiện sản xuất và sinh hoạt của hơn 140 hộ dân trong khu vực. Hình: Biến trình mưa ngày, triều (Hmax, Hmin ngày) & các thời kỳ triều trong năm Triều cường cũng gây tràn qua đoạn bờ bao rạch Gò Dưa gây ngập 30 hộ dân, cộng với ảnh hưởng của việc bể bờ bao rạch Đĩa nước đã tràn qua đường Tam Bình gây ngập úng 0,4-0,5 m trên 8 ha đất vườn mai và ảnh hưởng đến đời sống của khoảng 150 hộ dân thuộc khu phố 7, 8. Còn ở phường Hiệp Bình Phước, ngày 27/10 triều cường tiếp tục gây bể một đoạn bờ bao tại vị trí đất của ông Trương Vĩnh Lộc, gây ngập 0,6-0,8 m khu vực dân cư, ảnh hưởng đến hoạt động của Trạm y tế phường và sinh hoạt của hơn 100 hộ dân trong vùng. Cũng vào ngày 27/10, tại phường An Phú Đông (quận 12), triều cường dâng cao làm bể thêm 7 đoạn bờ bao và 16 đoạn tràn bờ tại các khu phố 1, 2, 3. Triều cường còn gây bể nhiều đoạn bờ bao, tràn bờ, sạt lở bờ bao trên địa bàn các tổ 10, 11, 16 thuộc khu phố 1; tổ 4, 5 thuộc khu phố 2; tổ 21 khu phố 3, gây ngập úng cho cây trồng và ảnh hưởng sinh hoạt của hàng trăm hộ dân nơi đây. Để hạn chế thiệt hại do triều cường và xả lũ từ các hồ về, chiều ngày 27/10, Ban chỉ huy PCLB thành phố tiếp tục có thông báo khẩn đề nghị UBND các quận, huyện, đặc biệt quận 12, Thủ Đức, Bình Thạnh, các huyện Hóc Môn, Củ Chi và Bình Chánh rà soát tại các vị trí xung yếu; tập trung huy động lực lượng, vật tư... để xử lý sự cố bể bờ, tràn bờ bao hoặc những nơi nguy cơ xảy ra sự cố; đồng thời chủ động chỉ đạo xử lý khắc phục không để xảy ra ngập úng, gây thiệt hại cho người dân. 3. Hiện trạng ngập lụt và ngập triều trên thế giới. 3.1.Thủy triều gây ngập lụt Jakarta Chiều cao của cột nước lớn hơn rất nhiều những dự đoán trước đó. Tuần trước, Ngân hàng Thế giới (WB) - cơ quan giám sát tình hình lũ lụt và các đợt thủy triều ở Jakarta, từng cảnh báo về sự xuất hiện và tác động của một đợt thủy triều cao 1,2m ở nhiều nơi thuộc thủ đô. Nhà chức trách Jakarta - thành phố có hơn 10 triệu dân, đã chuẩn bị đối phó với nhiều đợt thủy triều lớn bằng những bao cát và các lưới thép chất đầy đá tảng. Budi Widiantoro, phó lãnh đạo Cơ quan quản lý các hoạt động cộng đồng ở Jakarta, cho hay chính quyền và người dân thủ đô đang nỗ lực tìm cách ngăn chặn dòng nước bằng các đê dựng khẩn cấp "do hệ thống đê kiên cố sẽ chỉ được hoàn thành vào tháng 7 hoặc tháng 8". Trong đó có 3 người thiệt mạng và gần 90.000 người phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn sau trận lụt nghiêm trọng ở Jakarta hồi tháng 2/2008. Cơn thủy triều đêm 3/6 làm ngập lụt nhiều khu vực gần bờ biển chỉ trong vòng vài giờ đồng hồ, khiến hàng trăm người bị mắc kẹt trong nhà của họ. Tuy nhiên, đường cao tốc chính dẫn tới sân bay không bị ảnh hưởng. Jakarta thường bị ngập lụt trong mùa mưa và do ảnh hưởng của những đợt thủy triều tại những nơi gần bờ biển hoặc các quận có địa hình thấp. Tình trạng này đã khiến 50 người thiệt mạng trong mùa mưa năm 2007 và gây ra nhiều sự rối loạn hơn hồi tháng 2 năm nay. Theo nhận định của một số chuyên gia, lụt lội tại thủ đô xuất phát từ việc cải tạo các khu đầm lầy. Nhà chức trách Jakarta đã nâng độ cao của 7 tuyến đê nhằm giúp hạn chế nạn lụt lội. Công ty thu phí cầu đường PT Jasa Marga cũng đang xây dựng các chướng ngại vật để ngăn chặn tình trạng này. 3.2. Mưa lớn gây ngập lụt tại Thái Lan: Mưa lớn kéo dài nhiều ngày đã gây ngập lụt trên diện rộng tại 25 tỉnh thuộc khu vực Bắc và Đông Bắc Thái Lan, buộc chính quyền các địa phương trên phải tuyên bố tình trạng báo động cao. Tại tỉnh Lốp Bu-ri, mưa lớn cùng với nước nguồn từ rừng núi đổ về làm hơn 30 làng bị ngập lụt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của khoảng 23.500 gia đình tại đây. Một số tuyến đường giao thông chính ở khu vực này bị tê liệt. Nhiều địa phương thuộc các tỉnh A-rút-thay-a, Xa-ra-bu-ri, Na-khon Rát-chạ-xỉ-ma và nhiều tỉnh thành khác bị ngập nước tới 1,5m do mực nước sông Chao-phray-a dâng cao. Hiện 16 huyện của tỉnh A-rút-thay-a được tuyên bố là khu vực thảm hoạ. Theo Cục khí tượng thủy văn Thái Lan dự báo mưa lớn sẽ tiếp tục kéo dài ít nhất trong vài ngày tới tại những khu vực trên và cảnh báo có thể sẽ gây ngập lụt ở một số địa phương khác. IV. Các giải pháp của thành phố Hồ Chí Minh 1. Giải pháp của Sở GTCC Theo báo cáo thực trạng và giải pháp thoát nước TP.HCM của Sở GTCC TP.HCM (tháng l0-2003), các biện pháp xử lý đã triển khai cho vùng trung tâm thành phố (chiếm tới 85% tổng số điểm ngập) bao gồm các điểm chính như sau: Đối với vùng ngập do triều và mưa: tiến hành san lấp nâng cao cao trình mặt đất, nâng cao mặt đường (như đã san lấp ở khu đô thị mới quận 7 hay tôn cao mặt đường đường Xô Viết Nghệ Tĩnh và đường Đinh Bộ Lĩnh, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Đối với vùng ngập do mưa: làm thêm các đường cống nối từ đường này với đường khác; tạo hệ thống cống lấy và dẫn nước hoặc dùng máy bơm để bơm lượng nước ngập sang nơi khác. Tiến hành nạo vét một số kênh rạch, nạo vét ống cống, hố ga định kỳ nhằm tăng lượng nước tiêu thoát. Đang triển khai các dự án (vốn ODA hay vốn trong nước) như dự án vệ sinh môi trường TP.HCM (lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè), dự án cải thiện môi trường nước (tiểu dự án cải tạo HTTN rạch Hàng Bàng), dự án cải thiện môi trường nước (lưu vực Tàu Hủ - Bến Nghé - Đôi - Tẻ), dự án cải thiện vệ sinh và nâng cấp đô thị lưu vực Tân Hóa - Lò Gốm... Các giải pháp này tuy chưa hoàn tất nhưng đã bộc lộ tính không khả thi của nó. Chỉ nói riêng dự án Nhiêu Lộc - Thị Nghè, với kinh phí hơn 400 triệu đôla, việc xóa ngập không những không thực hiện được trọn vẹn mà còn phát sinh những điểm ngập mới. Tức là các giải pháp của Sở GTCC TP.HCM vẫn không giải quyết được tận gốc vấn đề ngập nước đô thị vì chưa nắm vững bản chất vật lý của khu vực bị ngập nước và khu vực nhận nước tiêu thoát, chưa thấy hết được tính mất cân bằng của lưu vực đô thị trong quá trình đô thị hóa. 2. Giải pháp tổng thể 2.1. Nguyên tắc Trong giải pháp tổng thể, cần kết hợp hài hòa các mục tiêu kinh tế, môi trường và xã hội. Không vì mục đích kinh tế mà bỏ qua các vấn đề về môi trường. Phải xuất phát từ nguyên lý cân bằng nước, tổng lượng nước mưa và nước thải không vượt quá lượng nước tiêu thoát qua hệ thống cống, sông, kênh rạch. TP.HCM hình thành, phái triển trên vùng đất ngập triều. Vì vậy, khi xây dựng các hệ thống thoát nước cần căn cứ vào tình hình mỗi lưu vực sông - rạch, lạch - triều. Phải tính toán kỹ diện tích đất, mặt thoáng cần giữ lại không được san lấp để duy trì hệ sinh thái, duy trì diện tích đất tự nhiên, điều tiết nước mưa - nước triều. Vùng đất trũng của thành phố là những phần thuộc phía tây nam, đông và nam là những vùng có độ cao so với mặt nước biển chỉ từ 0,5-l,0m. Vì vậy, khi xây dựng các công trình tại khu vực này cần chú ý xây dựng dọc theo các tuyến thoát nước, tránh không nên xây ngăn tuyến thoát nước, gây ngập lụt. Trong qui hoạch xây dựng thành phố cần chú ý tỉ lệ thích hợp giữa diện tích bêtông hóa và diện tích đất trống, mặt thoáng. Bảo vệ tuyệt đối một tỉ lệ an toàn về diện tích và thể tích chứa nước của kênh rạch, bàu, đìa, ao chuôm vì đó là những hồ điều hòa tự nhiên vô giá. Một nửa đô thị TP.HCM là đô thị ngập triều. Vì vậy, khi thiết kế nhà cửa, xây dựng đô thị phải hết sức lưu ý tránh những hậu quả triều cường, tránh ngập bẩn và ngập mặn. Phải giữ đúng nguyên tấc giải quyết thoát nước theo lưu vực tự nhiên, không quản lý theo đơn vị hành chính. Hồ điều hòa sẽ phải được xây dựng, không thể nào khác được. Những vị trí không còn đủ diện tích thì chỉ làm hồ điều hòa (chìm hoặc nổi). Những vùng còn đủ diện tích (từ 0,5ha trở lên) nên xây dựng hồ sinh thái, mang cả chức năng điều hòa. TP.HCM rất ít hồ, việc xây dựng thêm hồ sinh thái dạng này là hết sức cần thiết và cấp bách. Không xây nhà cao tầng ở những vùng quá thấp, trũng, đất không nền. Cần tính đến mực nước biển dâng do trái đất nóng lên. 2.2. Giải pháp cụ thể - Nạo vét kênh rạch để tăng lưu lượng thoát nước. Mức nạo vét lấy kích thước kênh rạch trước khi bị bồi lấp, lấn chiếm. - Đối với vùng cao: không nối thêm ống cống vào các đường cống cũ để nhận thêm lượng thải quá dung tích lưu vực. Xây dựng các đoạn cống thoát nước mới bên cạnh các đoạn cống thoát nước quá tải để biến thành không quá tải. Cuối đoạn cống mới này lắp van một chiều để chủ động thoát nước tự chảy; hoặc thay vào đoạn cống mới là một hồ điều hòa dạng chìm ở những nơi có điều kiện địa hình cho phép như ở công viên, dưới vòng xoay, dưới vườn hoa..., lượng nước này có thể được dùng cho cứu hỏa, tưới cây, rửa đường... - Đối với vùng ngập do mưa: không làm thêm các đường cống nối từ đường này với đường khác; mà tạo thêm hệ thống cống lấy và dẫn nước mưa vùng phía bắc trực tiếp ra sông Sài Gòn, không cho đi qua nội thành nữa. - Đối với vùng thấp: xây dựng hồ điều hòa dạng chìm chứa lượng nước chưa kịp tiêu thoát, sau đó khi triều rút thoát nước tự chảy. Kết hợp các giải pháp khác như: Hoàn chỉnh qui hoạch về thoát nước đô thị (TNĐT), phải thể chế hóa các đặc trưng, tiêu chí có liên quan tới TNĐT như: cốt san nền, tỉ lệ diện tích đất tự nhiên, hồ ao, kênh rạch, xây dựng tiêu chí sinh thái đô thị... - Thể chế hóa về mức thưởng, phạt, thuế khóa có liên quan tới TNĐT. - Tiến tới xã hội hóa TNĐT. - Các giải pháp phi công trình: tăng cường năng lượng quản lý hệ thống thoát nước, xây dựng hệ thống hành lang pháp lý, nâng cao nhận thức cộng đồng... Việc để người dân tự quản lý, kiểm soát những công trình giảm thiểu lũ cũng là một yếu tố quan trọng góp phần hạn chế ngập lụt ở các đô thị. Nhưng biện pháp căn cơ là tầm nhìn của các nhà qui hoạch, nhà quản lý trong quá trình phát triển đô thị. - Tìm hiểu khả năng đào một kênh vành đai đủ lớn để tiêu nước nửa phía bắc và tây bắc thành phố từ sông Sài Gòn, chỗ cửa Rạch Tra, chảy qua Hóc Môn, về Bình Chánh, ra sông chợ Đệm. - Xây dựng các hồ điều hòa nửa nổi nửa chìm, hay hồ chìm ở một số quận nội thành, một số hồ sinh thái - điều hòa ở các quận 12, 9, 7, Bình Tân, Nhà Bè, Thủ Đức, Bình Chánh, Hóc Môn. - Qui hoạch đô thị là một bài toán đòi hỏi đáp số có tầm nhìn lâu dài. Toàn bộ bức tranh chung hay bức tranh đô thị tổng thể của TP.HCM nên được phác thảo từ đầu. Bức tranh tổng thể này cần được xây dựng trên nguyên tắc phát triển bền vững. Các giai đoạn xây dựng và phát triển đô thị của thành phố phải tuân theo các nguyên tắc tạo thành tổng thể. - Khái niệm về một đô thị phải được hiểu theo nghĩa rộng mang tính bền vững về mặt sinh thái. Các cơ sở hạ tầng của đô thị cần phải có đủ các cấu phần then chốt: hệ thống cấp - thoát nước; hệ thống giao thông; hệ thống cung cấp năng lượng (điện - ga); không gian mở và vùng đệm; khu giải trí cho cộng đồng. - Thay đổi về mặt nhận thức: phát triển và đô thị hoá không đồng nghĩa với việc bê tông hoá đô thị. Cần đảm bảo mức độ tương xứng giữa tỷ lệ mảng xanh (cây xanh, khong gian mở) và mảng xám (công trình xây dựng). - Các yếu tố về môi trường đô thị: hoạt động công nghiệp - thương mại và dịch vụ cần phải được gắn kết có hệ thống trong bức tranh tổng thể đó. - Điều chỉnh chính sách sử dụng đất đô thị. Xác định đúng đắn, hợp lý các mục đích sử dụng đất đô thị. Các khu vực được qui hoạch là khu dân cư, công trình công cộng đều phải được giám sát chặt chẽ. Tóm lại có thể nói rằng, lời giải cho bài toán thoát nước đô thị nằm ở các giải pháp qui hoạch đô thị. Ngay từ bây giờ, cho dù là đã trễ, thành phố nên tập trung ưu tiên giải quyết các vấn đề sau: - Khôi phục lại các khu vực trũng thấp, ao hồ tự nhiên trong đô thị. Bài học kinh nghiệm này có thể quan sát rõ tại nhiều khu vực của TP.HCM và tại TP Đà Nẵng, khi chính quyền lấp một phần hồ Thạch Gián (có chức năng lưu chứa nước mưa) cho mục đích nhà ở và công trình giao thông. Hậu quả là khu vực dân cư và giao thông mở rộng luôn bị ngập lụt vào mùa mưa do không có đủ nơi lưu giữ khi có cường độ mưa lớn. Giải pháp này sẽ mang lại những lợi ích lâu dài cho đô thị như sau: - Các ao hồ sẽ đóng vai trò là các nơi lưu chứa nước mưa (trước khi được thoát ra sông/biển) nhằm giảm nguy cơ gây ngập lụt vào mùa mưa; - Các khu vực này sẽ đóng vai trò như là các không gian mở và vùng đệm trong đô thị nhằm cải thiện điều kiện vi khí hậu, đồng thời cải thiện môi trường cảnh quan đô thị không bị ngột ngạt bởi những toà nhà và các công trình bê tông. Nếu giải pháp này được áp dụng cho các khu đô thị hiện hữu và các khu đô thị mới quy hoạch thì mục tiêu để đạt được một đô thị sinh thái (Eco-Politan) sẽ thay đổi bộ mặt của thành phố trong tương lai. - Gắn kết các dự án hiện hữu về cải thiện hệ thống kênh rạch đô thị trong công tác qui hoạch, giải quyết ngập lụt và cảnh quan đô thị. Không dùng các hệ thống kênh rạch hiện hữu cho mục đích chuyển tải nước thải sinh hoạt mà nên dùng cho mục đích chứa nước mưa nhằm cải thiện cảnh quan đô thị (như dự án cải tạo kênh Tân Hóa - Lò Gốm do chính phủ Bỉ hỗ trợ). - Cần kiên quyết thực hiện các phương án về quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước cho thành phố đến sau 2010. Việc giải quyết nước thải đã có phương án thiết kế bằng hệ thống cống bao như các phương án đã được chấp nhận trong dự án cải tạo kênh Nhiệu Lộc - Thị Nghè. - Các hệ thống thoát nước đô thị nên được thiết kế theo lượng mưa với tần suất ít nhất là 5-10 năm. - Sử dụng đúng mục đích của phí thoát nước thải đô thị cho việc tái đầu tư và xây dựng nhân sự - thiết bị cho công tác bảo trì và duy tu. - Phân quyền về chức năng hoạt động của Sở GTCC, chức năng về thoát nước nên được tách biệt và do một đơn vị độc lập chịu trách nhiệm đáp ứng dịch vụ này cho đô thị. Đơn vị độc lập này có thể là của nhà nước có đối tác tư nhân để người dân giám sát (thông qua các đại biểu HĐNN ở các quận huyện). Giải pháp này cò thể giảm nhẹ khối lượng công việc của Sở GTCC trong khi phải đối mặt với nhiều vấn nạn khác đầy thách thức của một đô thị rộng lớn như TPHCM. - Khuyến khích tư nhân tham gia hoạt động trong lĩnh vực thoát nước nhằm cung cấp dịch vụ thoát nước (như đã nêu trên). Hoạt động của đơn vị này được dựa vào phí đóng phí nước thải của người dân đô thị. Nhà nước đóng vai trò kiểm soát và quản lý thông qua các qui định và chính sách. Như vậy nhà nước vừa có thể “liên doanh” với tư nhân với tư cách là đối tác vừa là người hỗ trợ thông qua việc xác lập các chủ trương và chính sách. - Khuyến khích cộng đồng tham gia vào việc giám sát công tác quản lý và giải quyết ngập lụt. Mục đích tham gia của cộng đồng không phải kiện cáo, chỉ trích cơ quan nhà nước, mà hãy cùng cơ quan nhà nước xác định đúng nguyên nhân và tìm giải pháp hợp lý. Đối với các khu đô thị mới được qui hoạch cần phải ưu tiên thiết kế 2 hệ thống thoát nước mưa và nước thải tách biệt. Giải pháp này đòi hỏi chi phí cao trong đầu tư ban đầu nhưng đạt được những lơi ích lâu dài như sau: - Có thể thu gom riêng nước mưa cho các mục đích sử dụng khác không đòi hỏi yêu cầu chất lượng nước cao như tưới cây đường phố, tưới công viên, vệ sinh đường phố, bổ sung nguồn nước ngầm, làm vòi phun nước nhân tạo tại các khu vui chơi công cộng. Giải pháp này sẽ có ý nghĩa hơn khi thành phố ngày càng bị áp lực thiếu nước cấp cho sinh hoạt và tài nguyên nước đang dần bị cạn kiệt. - Khi nước mưa được thu gom và tách riêng thì khả năng gây ngập lụt sẽ được giải quyết đồng thời không gây ô nhiễm cho nguồn tiếp nhận (kênh rạch, ao hồ) do nước mưa chảy tràn cuốn theo chất ô nhiễm từ khu vực chợ, đường phố, bãi đậu xe... PHẦN KẾT LUẬN Sau một thời gian nghiên cứu đề tài “ngập lụt và ngập triều ở TP.Hồ Chí Minh”, em đã thấy ảnh hưởng nghiêm trọng của chúng đối với sức khỏe con người và nền kinh tế quốc dân. Nguyên nhân ngập đã được đề cập nhiều, đó là do trữ lượng mưa ngày càng lớn, triều cường ngày càng cao, cộng thêm sự tác động thô bạo của con người trong quá trình xây dựng, san lấp kênh rạch, ao hồ, nâng nền vùng trũng thấp.v.v khiến nước không có chỗ rút. Đã vậy, các công trình tiêu thoát nước như Đại lộ Đông tây, Tân Hoá Lò Gốm, Nhiêu Lộc Thị Nghè, Hàng Bàng.v.v vẫn còn dang dở, chưa đấu nối với hệ thống thoát nước vốn rất cũ kỹ với hơn 6000 km nên ngập úng ngày càng nặng. Trong các giải pháp chống ngập, ngoài những công trình đang thi công ở nội thành, hiện TP cùng Bộ NN & PTNT đang hoàn thiện thủ tục cho Dự án chống ngập toàn diện với kinh phí hơn 11.000 tỷ đồng. Theo quyết định 1547 của Thủ Tướng Chính Phủ, TPCHM sẽ phụ trách xây dựng 7 trên tổng số 13 cống ngăn triều lớn. Hệ thống cống ngăn triều để ngăn nước từ ngoài vào và mở ra khi lượng mưa trong nội thành tăng. Nhìn chung, những công trình chống ngập đã qui hoạch và đang được triển khai là cần thiết. Và đương nhiên với những công trình này khi đi vào vận hành sẽ giải quyết rốt ráo bài toán gai góc về ngập úng cho thành phố. Tuy nhiên những giải pháp chống ngập thời gian qua đều thiên về khuynh hướng đối đầu với lũ lụt. Có một giải pháp chống ngập tương đối khả thi và có thể giảm nhẹ chi phí là “Room for Rivers”-nhằm tạo ra vùng điều tiết nước hay trữ nước cho sông. Vấn đề ngập lụt tại đô thị TP.HCM đã là vấn đề bức xúc trong nhiều năm qua đối với các cấp lãnh đạo và nhân dân thành phố. Đã có nhiều công trình nghiên cứu  và nhiều giải pháp đã được áp dụng nhưng do tính chất phức tạp của vấn đề, tình trạng ngập lụt không những không được giải quyết mà ngày càng gia tăng. Tác động của biến đổi khí hậu gây mưa lớn, ngập lụt ngày càng tăng là một trong những nguyên nhân  làm cho nhiều nỗ lực chống ngập của TP.HCM không đạt được kết quả như mong muốn. Nhiều công trình chống ngập của thành phố  đang xây dựng  và dự kiến hoàn thành trong năm 2012 sẽ có nguy cơ trở thành… lạc hậu ngay trong thời điểm hoàn thành. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 2. 3. 4.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNgập lụt và ngập triều những giải pháp cho tphồ chí minh.doc
Luận văn liên quan