Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng

Như đã nói, kết cấu là một phương diện cơ bản của sáng tạo nghệ thuật, đảm nhận vai trò tổ chức, nối kết các thành tố: quan niệm nghệ thuật, không gian - thời gian nghệ thuật, điểm nhìn trần thuật, do vậy kết cấu bao giờ cũng gắn liền với ý nghĩa nội dung và hình thức biểu hiện của tác phẩm. Kết cấu có hai cấp độ : kết cấu hình tượng và kết cấu văn bản, ở đây luận văn chỉ đi vào nghiên cứu kết cấu bề mặt của tác phẩm, tức là tìm hiểu sự tổ chức, cấu trúc ở bình diện trần thuật sao cho những truyện ngắn này đạt được hiệu quả thẩm mỹ cao nhất.

pdf42 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4705 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của ngày hôm nay. Chuyện của ba năm về trước, hai người yêu nhau nhưng đã không đến được với nhau vì mẹ Phong “kịp lúc đoạn tang” đã cải giá với cha của Tiết Hằng. Sự tình ai oán, éo le này khiến Phong xót xa nghĩ rằng “sự thành hôn, cuộc gắn bó giữa mình với Hằng sẽ là một bài văn khôi hài cho miệng thế”. Vì vậy, anh đã rứt áo ra đi, bỏ lại Tiết Hằng “đứng rũ rượi, dựa vào một cột đèn ở ga”. Để rồi sau đó, Tiết Hằng lấy một người chồng theo sự sắp đặt của cha và chịu cảnh góa bụa chỉ sau ít năm ngắn ngủi. Về phần Phong, anh “lên thượng du, sống cái đời mây rừng gió núi, coi sóc việc thầu đốn rừng lim của cha để lại cho” và sống trong nỗi “lo buồn, áy náy, hối hận” trước cảnh đời của người tình cũ. Quá trình nhân vật Phong từ “một cậu học trò yếu ớt nhưng có một trái tim bọc sắt” hóa thành “cái thân thể vạm vỡ lẩn trong một bộ quần áo đi săn mũ da cáo, giầy ống, áo tơi nhưng có trái tim đa cảm của đàn bà” đã được tác giả diễn tả sinh động, khéo léo, chân thực qua cách trần thuật đan xen, lồng ghép quá khứ và thực tại, nhưng chiếm phần lớn vẫn là chuyện của quá khứ. Và cuộc đối thoại gay cấn đầu tác phẩm đã có một điểm dừng, dù xót xa, bất ngờ. Dĩ nhiên để đi đến được kết thúc này phải trải qua một quá trình dẫn dắt sống động ngược dòng thời gian để lí giải cho hiện tại, đan xen bao nỗi niềm trong quá khứ để thể hiện rõ sự đời lắm khi ngang trái. Những truyện ngắn trên là minh chứng tiêu biểu cho lối trần thuật đảo trình tự thời gian của Vũ Trọng Phụng. Xét ở khía cạnh kết cấu trần thuật, cách kể chuyện này ít nhiều cũng đã hình thành nên một nét đặc sắc cho truyện ngắn của tác giả. 1.1.2 Kết cấu trần thuật dạng “truyện lồng trong truyện” : Trong bài viết “Sự di chuyển của kết cấu truyện lồng truyện và kiểu truyện khung trong văn học từ Ấn Độ sang Đông Nam Á” (trích từ trang web www.khoavanhocngonngu.edu.vn), tác giả Nguyễn Ngọc Bảo Trâm cho ta biết được kết cấu truyện lồng truyện ở góc độ một thủ pháp văn chương đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử văn học thế giới. Nói một cách đơn giản đây là thủ pháp để lồng ghép một câu chuyện độc lập (có liên quan hoặc không về mặt nội dung) vào tác phẩm chính trong quá trình diễn tiến của tác phẩm. Có thể thấy biểu hiện xa xưa của nó trong sử thi Odyssey của Hy Lạp (thế kỷ VIII trước công nguyên) khi người anh hùng Ulysses tự kể lại những chuyện phiêu lưu của mình trong bữa tiệc. Từ thời cổ đại, kết cấu truyện lồng truyện đã được văn học Ấn Độ sử dụng triệt để để tạo nên hai thiên sử thi đồ sộ nhất trong lịch sử nhân loại là Mahabharata (thế kỷ V trước công nguyên) và Ramayana (khoảng thế kỷ IV-III trước công nguyên). Với truyện ngắn Việt Nam đầu thế kỷ XX, kết cấu truyện lồng trong truyện là một lối kết cấu mới mẻ, thể hiện việc chịu ảnh hưởng phương Tây rõ nét, mà tác phẩm đầu tiên cần kể tới là truyện Thầy Lazarô Phiền của Nguyễn Trọng Quản. Trong truyện Thầy Lazarô Phiền có tới hai chuyện: chuyện thứ nhất là của nhân vật “tôi” kể cho bạn đọc nghe về cuộc gặp gỡ giữa bản thân và thầy Phiền, chuyện thứ hai là chính thầy Phiền đã kể lại chuyện đời mình cho nhân vật “tôi” nghe từ việc thầy đã lấy được một người vợ đáng yêu như thế nào, thầy đã nghi ngờ và tìm cách giết vợ ra sao, và những ăn năn dằn vặt của thầy …). Một đặc điểm đáng lưu ý nữa là ở những tác phẩm có kết cấu truyện lồng trong truyện như vừa nêu trên là những câu chuyện trong một truyện không tách rời mà luôn được đan cài vào nhau rất linh hoạt, tự nhiên, cho người đọc những ấn tượng về sự chân thực của chuyện được kể, kéo họ lại gần với thế giới nghệ thuật của tác phẩm hơn, đồng thời tạo sự sinh động cho truyện. Mặt khác, sự đan cài hai câu chuyện vào nhau là một cách thức tạo sự luân phiên điểm nhìn, góp phần làm cho nhân vật (nhất là thế giới nội tâm của nó) được xem xét dưới nhiều góc độ và được xây dựng một cách tự nhiên hơn. Đó chính là thế mạnh của kết cấu truyện lồng trong truyện, góp phần tạo dựng cho truyện một nghệ thuật trần thuật hiện đại. Như đã nêu trên, kết cấu “truyện lồng trong chuyện” không phải một dạng kết cấu mới lạ đối với loại hình tự sự. Và kết cấu này đã đi vào truyện ngắn Vũ Trọng Phụng với những giá trị riêng của nó. Lỡ lời, Cái ghen đàn ông, Một cái chết, Lấy vợ xấu, Sống để mà lo, Bà lão lòa, … là những truyện ngắn được kết cấu theo dạng thức như vậy. Với trường hợp Cái ghen đàn ông, Một cái chết và Lấy vợ xấu, tác giả thường lồng một câu chuyện khác vào cuộc trò chuyện giữa các nhân vật. Xen vào cuộc gặp gỡ giữa nhân vật “tôi” và người bạn trong truyện ngắn Một cái chết là cảnh một ông lão ăn mày “vừa lòa vừa cụt chân, người quắt như con mắm nướng, áo tơi, nón lá chống nạng lê vào” xin bố thí. Trong khi nhân vật “tôi” gắt ầm lên đuổi đi thì người bạn đã “đứng dậy, ra ân cần để vào tay ông lão một xu” rồi kể lại một chuyện “đuổi ăn mày … đã được mục kích” biến thành tấn kịch rất đỗi bi thương. Đó là chuyện Thằng Hợi, con thầy cai lấy thuế chợ, chủ nơi trọ học của người bạn tác giả. Qua câu chuyện xót xa với hai cái chết thương tâm : một của người ăn mày bị cha Hợi xua đuổi, một của Hợi như một sự day dứt – tác giả đã đưa ra một bài học về lẽ đời thật sâu sắc. Từ chuyện đuổi ăn mày, “những chuyện rất thường”, “tưởng chẳng có chuyện gì bình thường hơn thế nữa”, Vũ Trọng Phụng đã thể hiện rõ nét tấm lòng thương cảm sâu sắc của mình. Trong truyện ngắn Cái ghen đàn ông, lẫn trong câu chuyện giữa Giao Đài, Lê Văn Thư và mấy người bạn là chuyện đời bi đát của vợ chồng giáo Hiển ; và trong Lấy vợ xấu thì giữa lúc chuyện trò giữa hai người bạn cũ – nhân vật “tôi” và anh Doãn – anh Doãn đã kể về mối duyên giữa anh và vợ mình, “một người đàn bà có cái nhan sắc của một người đàn ông không đẹp giai”. Chuyện nhà anh giáo Hiển là một minh chứng đầy thuyết phục cho lí lẽ mà nhân vật Giao Đài đưa ra : “Người ta chẳng nên thật thà, nhất là những khi người ta yêu nhau” vì tác dụng của thật thà với hạnh phúc khi yêu là “phá hoại chứ chẳng kiến thiết bao giờ”. Sự thật thà quá mức đã giết chết vợ giáo Hiển trong xót xa, tủi cực. Lòng ghen tuông mù quáng, vô lí của giáo Hiển đã lên đến cực điểm đến nỗi quên hết cả nghĩa vợ chồng, thậm chí quên cả tình người vốn xem trọng “nghĩa tử là nghĩa tận”. Tác giả đã mượn lời nhân vật Giao Đài mà nói rằng : “Cái ghen của anh Hiển có một thứ thế lực ở tâm giới anh đến nỗi khiến anh hóa ra tầm thường, hóa ra đê hèn, hóa ra "bất thành nhân dạng"”. Nêu ra một trường hợp lạ kì, nghịch dị để làm rõ cho một ý nghĩa rất vô lý nhưng cũng không phải không có lý, tác giả khiến người đọc không khỏi băn khoăn dù đã đọc xong câu chuyện. Phần nhân vật Doãn, anh kể lại chuyện gặp gỡ của vợ chồng mình cho người bạn nghe nhằm minh họa cho quan niệm : vợ chồng là duyên số. Gặp nhau trên một chuyến tàu từ Lào Cai về Hà Nội cách đây hai năm, anh Doãn và vợ mình đến với nhau từ một ý nghĩ vẩn vơ của anh. Và thế là anh đã chuyện trò cùng người phụ nữ ấy, rồi dần dần đến với nhau, gắn bó vì cô ấy đã mang trong bụng đứa con của anh và đã rất thành thực khiến anh phải mủi lòng, đành dẹp mộng “lấy được cô gái đẹp nhất Hà Thành” để sánh duyên cùng “cô gái xấu xí nhất Bắc Kì”. Câu chuyện về anh Doãn nghe cũng vô lí, khó tin như chuyện vợ chồng anh giáo Hiển ở trên nhưng lại xảy ra như một dẫn chứng sinh động cho những điều phi lí khác khó cắt nghĩa đang mặc nhiên xuất hiện trong cuộc đời. Cũng không thể không nhắc đến truyện ngắn Bà lão lòa, một trong những truyện ngắn đầu tay xuất sắc của Vũ Trọng Phụng. Trong diễn tiến cuộc đời cơ cực của bà lão tội nghiệp chịu cảnh tật nguyền sống nhờ nhục nhã bỗng xuất hiện ba câu chuyện nhỏ về những hành động nhân đức của một người phụ nữ : thấy người ăn mày lụ khụ đến xin ăn bị mấy con chó “nhảy xổ ra cắn xa xả”, bà đã “quát thằng nhỏ ra mắng chó, dắt ông ăn mày vào thết một lưng cơm”; trước gia cảnh bác nhiêu B. vợ chết, nhà bị hỏa hoạn, đàn con nheo nhóc, đói kém, bà đã “cởi hầu bao, lấy ra một cuộn giấy bạc” đem cho; và cuối cùng trước cảnh đau xót của một người phụ nữ phải bán con để mong cứu chồng bệnh liệt giường liệt chiếu đã hơn nửa tháng, bà cũng đã cho năm đồng về lo thuốc men cho chồng mà không phải bán con. Đến cuối cùng Vũ Trọng Phụng mới cho ta biết hóa ra đó chính là bà lão lòa tội nghiệp bây giờ. Ba câu chuyện nhỏ về sự phúc đức để góp phần làm rõ một nghịch lí : bà đã từng rất tử tế với người không ruột thịt thân thích, bà đã từng động lòng trắc ẩn trước bao số phận vật vờ tận đáy cuộc đời; song giờ đây, người thân thích ruột rà không mảy may động lòng xót xa cho thân già tật nguyền cô độc của bà, nhẫn tâm tàn tệ với bà hơn cả với người dưng nước lã, đay nghiến chà đạp lên thân phận sống nhờ đầy nghịch cảnh bà đang phải chịu. Trần thuật với kết cấu “truyện lồng trong truyện”, Vũ Trọng Phụng đã dựng lên sự đối lập gay gắt giữa quá khứ và thực tại, giữa thiện tâm và ác tâm, giữa vị tha và ích kỉ để phê phán sự bội bạc, bất nhân của người đời và tố cáo cái nghèo làm nhân cách con người dần thảm hại như nó. Mỗi một truyện ngắn có kết cấu “truyện lồng trong truyện” dường như đều mang trong đó một nghĩa lí nào đó mà tác giả muốn đem lại cho người đọc. Lồng ghép những mảnh đời vào câu chuyện, tác giả không chỉ làm đa dạng hóa kết cấu trần thuật mà phần nào đó đã nêu bật được tình cảm, thái độ của ông dành cho dành cho cuộc đời, cho kiếp người. Có cảm giác đọc truyện ngắn Vũ Trọng Phụng như đến với một quyển sách với nhiều chương, mỗi một chương lần giở ra lại thấy hiện lên một cảnh đời, một câu chuyện khác nhau. Điều ấy khiến quyển sách chưa bao giờ nhàm chán, luôn mới lạ, hấp dẫn, kích thích người đọc khám phá tiếp tục để hiểu thêm bao nhiêu trang đời đã nén chặt, đã được lồng ghép trong quyển sách số phận ấy. Lại có một hình dung khác về những câu chuyện trên, nó cứ như những bông hoa đang chớm nở. Ta phải bóc dần từng cánh từng cánh để thấy được cái nhụy bên trong – một cái nhụy mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc như một hạt giống lành để lại mùa sau. 1.1.3 Kết cấu trần thuật theo diễn biến tâm lí của nhân vật : Có thể nói đây là kiểu kết cấu mới mẻ nhất trong văn học Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX. Đó là kiểu kết cấu của những tác phẩm có cốt truyện tâm lí nhằm miêu tả những diễn biến tinh vi, phức tạp của đời sống nội tâm con người. Trong những truyện này, chỉ có một vài sự việc, còn lại là cảm giác, suy nghĩ của nhân vật với những hồi ức, liên tưởng và độc thọai nội tâm. Nếu có sự kiện thì sự kiện chỉ đóng vai trò khơi gợi cho dòng chảy tâm lý. Tiêu biểu cho truyện có kết cấu tâm lý này là những truyện của các tác giả thuộc dòng truyện ngắn trữ tình như Thạch Lam, Thanh Tịnh và sau này được tiếp nối, phát huy, thành công rực rỡ với Nam Cao. Hẳn nhiên mạch truyện được triển khai theo tâm lý nhân vật nhưng vẫn phải bám sát vào các sự kiện, dựa vào sự kiện. Do vậy, để có một truyện hay, người viết không chỉ miêu tả tâm lý mà là phân tích tâm lý, phân tích gắn với với sự kiện, vì sao chỉ có sự kiện ấy thì tâm lý nhân vật mới có biểu hiện như vậy. Dẫu không nhiều nhưng một số truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng đã được cấu trúc theo chính diễn biến tâm lý của nhân vật. Rửa hờn, Nhân quả, Duyên không đi lại, Chống nạng lên đường, … là những truyện ngắn như vậy. Với Chống nạng lên đường, tác giả đã cấu trúc truyện ngắn này phần lớn theo diễn biến tâm lý nhân vật Hai Xuân. Câu chuyện bắt đầu với nỗi buồn, dần chuyển sang hoài niệm xa xôi về một quá khứ đẹp tươi, rồi ai oán khi nghĩ đến cảnh nhà túng thiếu và phận ăn nhờ của mình. Dần dần tác giả mở rộng ra những cảnh mà Hai Xuân đã trông thấy ở trên cầu, bao nhiêu cảnh tượng yên bình mở ra nhưng thực chất đó là cố nhìn, cố quên để qua cơn đói đang cồn cào trong người. Những ý nghĩ tốt đẹp, rồi hài hước, thoáng qua để trở về với nỗi cay đáng, xót xa cho số phận. Sau đó Hai Xuân nhớ về những kí ức đau khổ của nghề kéo xe tay phải chiến đấu hằng ngày cùng “những tia nắng mặt trời dữ dội chiếu xuống đốt lưng, đốt gáy”, “những trận mưa gió phũ phàng ném những hạt nước nặng nề thẳng vào mặt” hoặc “thổi tung cát bụi lên làm tối mắt”, chiến đấu với cả sự cạnh tranh không cân sức với những chiếc xe cơ khí hóa đang lăm le cướp cơm của mình. Tận cùng trong dòng hồi ức ấy là bao ai oán, ngỡ ngàng, uất ức với bước ngoặt cuộc đời : ngày bị tật nguyền. Những điều đó đưa Hai Xuân trở lại với nỗi buồn ghê gớm, buồn vì nỗi mặc cảm ; hổ thẹn khi cụt chân, buồn đến độ muốn chết đi ngay được. Và rồi, nhân vật ngủ quên đi trước khi bị đánh thức dậy bởi tiếng đoàn tàu. Và khi tỉnh dậy, Hai Xuân sợ chết, lần lần tìm về nhà nhưng lại càng buồn hơn khi chứng kiến cảnh nhà. Trước sự tàn nhẫn lạnh lùng và hỗn láo của anh mình, Hai Xuân đã thấy giận sôi lên nhưng rồi vì sợ, vì thương bố mẹ nên đành ra đi, dẫu rằng không biết đi về đâu, dẫu rằng “đau lòng quá đỗi”. Chịu trận ngoài đường qua cơn mưa đêm xối xả, anh trở về nhà và chọn cách ra đi để cha mẹ đỡ tủi nhục, tê tái. Cả một quá trình tâm lý của Hai Xuân trong khoảng thời gian ngắn ngủi từ chiều hôm trước đến sáng hôm sau được diễn tả sinh động, chân thực và đầy thương tâm. Câu chuyện cũng chỉ diễn ra trong chừng ấy thời gian, tuy ngắn ngủi mà gây nhiều xúc động. Ta phục cái tài của Vũ Trọng Phụng đã cấu trúc, nối kết những diễn biến tâm lý của nhân vật vào một câu chuyện hoàn chỉnh, nhưng càng kính trọng hơn cái tâm đã xúc động biết bao với số phận đau khổ của nhân vật mà tác giả đã ẩn sâu vào từng dòng tâm lý ấy. Nếu không xót xa chân thành và yêu thương sâu sắc, làm sao nhà văn có thể miêu tả được đến như vậy. Rửa hờn, Duyên không đi lại và Nhân quả có thời gian diễn ra còn nhanh hơn cả Chống nạng lên đường. Ở đó, Vũ Trọng Phụng đã dồn nén sự kiện và cấu trúc tác phẩm theo diễn biến tâm lý của nhân vật chính ở những thời điểm có tính chất bước ngoặt của cảm xúc. Với nhân vật gã đàn ông trong Nhân quả thì thời điểm ấy là đêm tân hôn. Bao nhiêu khung cảnh lãng mạn trữ tình được y vẽ ra trong đầu. Càng tưởng tượng đến cảnh đó hắn càng bực mình khi khách khứa vẫn chưa chịu về, để hắn cứ mãi phải ngồi tiếp chuyện, đáp lại “những lời chúc sáo bằng một nụ cười gằn luôn điểm vờ vĩnh trên môi”. Tình cờ ngắm mình trong gương, nhân vật có cảm xúc tự hào vì “hắn cũng biết mình là điển đấy”. Chợt cả một đoạn hồi ức năm xưa sống dậy trong hắn, một quá khứ nổi tiếng là một tay chuyên lừa tình. Được trời phú cho bộ mã, lại có học, hắn nghiễm nhiên thu hút được bao nhiêu cô gái ngây thơ. Trong lúc đang tự nhủ bây giờ phải sống tử tế vì đã có vợ, “phải tu tỉnh làm ăn mà kính, mà yêu, mà thờ người vợ mới cưới ấy”, hắn vẫn nghĩ đến “mấy cô gái non đã là nhân tình của hắn xưa kia”, vẫn nhớ đến “những buổi hẹn hò ân ái cũ”. Hắn thấy nực cười vì hai lẽ : cô nào cũng thề nguyền tha thiết sẽ chọn cái chết nếu không lấy được hắn nhưng chẳng có ai chết khi hắn cưới vợ và ý nghĩ không bao giờ cưới về làm vợ những cô gái hắn đã “lôi qua được cái cổng trên có chữ đề “Phòng cho thuê”” vì hắn cho rằng : “Đời nó thế, ai làm gì được ? Mình chẳng chơi thì rồi cũng chán vạn thằng chơi”. Thế rồi hắn sống lại hoài niệm hai năm trời khó khăn để có được lòng yêu của người con gái giờ là cô dâu mới của hắn. Ngạc nhiên thay, trong giờ phút sung sướng cực đỉnh ấy, cô dâu mới tiết lộ việc mình trót thất tiết với một gã trai từ năm mười sáu tuổi, câu chuyện tình phụ vợ hắn kể cứ y như những chuyện trước đây hắn đã làm với bao người. Bao nhiêu trạng thái cảm xúc dồn dập ùa đến : khi đau đớn tưởng đến “ngất đi”, lúc tưởng như “bị một nhát búa vào đầu”, khi “ngây người ra” tức giận nhưng cuối cùng tỉnh ngộ khi nghĩ đến chuyện bạc tình của mình để mà tha thứ cho vợ. Mấy trang truyện ngắn ngủi nhưng đã khắc họa thật chi tiết và tài tình tâm lý của một kẻ đểu giả đang chịu cảnh “gậy ông đập lưng ông”. Bài học nhân quả ở đời được tác giả tái hiện lại thật sống động qua diễn biến tâm lý của nhân vật khiến người đọc vừa bất ngờ vừa hả hê vì sự trừng phạt đích đáng dành cho kẻ xấu. Cũng nhớ về ngày xưa, cũng có những phút giây trăn trở dữ dội với thực tại bất ngờ là trường hợp của Duyên không đi lại. Truyện ngắn này cũng được Vũ Trọng Phụng xây dựng từ diễn biến tâm lý của cô thầy bói khi gặp lại người tình phụ năm xưa. Mười năm mang mối hận tình, khởi đầu cho tâm trạng đặc biệt sắp xảy đến là sự hồi tưởng về quãng đời của một thiếu nữ khuê các bị một gã trai “đến phá hoại mất mọi sự e lệ, ngây thơ” đến nỗi giờ đây “cái tương lai rực rỡ chỉ còn lại cái thân thể một cô thầy bói nghèo nàn, làm cái nghề báo phúc, báo họa cho đời mà chẳng đủ nuôi mình và nuôi con”. Cô bỗng “bủn rủn chân tay, lạnh toát cả người” khi nghe lại giọng nói năm xưa, xót xa bao nhiêu khi giờ đây “kẻ bạc tình nỡ đến hỏi mình về chuyện vợ con”. Sau đó là sự “sung sướng” vì được nhân cơ hội để báo thù khi dồn ép, tra tấn tâm lí người tình phụ bằng việc dần hé lộ quá khứ xấu xa của y. Nhưng khi nghe hắn tỏ ý muốn tìm lại mình và con, cô thầy bói đã “lặng im, cảm động”. Tiếp nối diễn biến câu chuyện là bao dằn xé : tha thứ hay không tha thứ, cho cha con nhận nhau hay mãi mãi lặng im. Cuối cùng, lòng tự trọng đã thắng và cô đoạn tuyệt với người xưa bằng lời phán cả hai mẹ con mình đã chết từ lâu cho người ấy khỏi kiếm tìm. Như đã phân tích ở phần trên, nhân vật cô thầy bói khiến ta xót thương và quí trọng – thương xót cho số phận hẩm hiu và quí trọng một nhân cách tốt đẹp. Đi từ hận thù, oán giận đến mủi lòng và cuối cùng dứt khoát đoạn tuyệt ân tình, một kết thúc bất ngờ nhưng hợp lý cho cả quá trình diễn biến tâm lý phức tạp, đa dạng của nhân vật. Truyện ngắn này có nhiều điều khiến ta phải ngạc nhiên : ngạc nhiên vì sự gặp gỡ trùng hợp, ngạc nhiên trong cách cô ứng xử rõ ràng với người xưa nhưng hơn hết vẫn là niềm tin cho nhân cách tốt đẹp của con người vẫn tồn tại trên cuộc đời vốn nhiều dối trá, lọc lừa. Rửa hờn lại đưa ta sống cùng với những cảm xúc đối nghịch đến bất ngờ của nhân vật thầy đội Chín Tư trong buổi sáng mùng một Tết. Đang phơi phới trong bao nhiêu sự tha thứ với ý nghĩ quyết chẳng đánh đập ai hôm nay, thầy Chín Tư thấy sao “cuộc đời lại có thể tốt đẹp đến thế !”, nhân vật sống trong lâng lâng xúc cảm ngày Tết khi nhận thấy : “Xác pháo trông đẹp, mùi thuốc pháo ngửi thơm. Ai cũng có quần áo đẹp, ai cũng tươi cười. Ăn mày chẳng cần lè nhè nhiều, phu xe không phải giở giọng vòi vĩnh”, với đứa trẻ nghịch pháo ném trúng giữa lưng thầy, thầy “chỉ quay lại, mỉm cười tha thứ”. Ấy thế nhưng tất cả nhanh chóng bị xóa tan đi hết khi bác phải đánh vợ vì tội buôn bán trên hè phố làm mất mĩ quan đô thị. Nén lòng, đau đớn để vụt roi vào vợ nhằm tránh cho vợ bị ông xếp Tây làm lật úp thúng hàng và trừng trị, từ đó thầy Tư đổi hẳn thái độ. Không còn tử tế được nữa, thầy chua chát với nghề và nảy sinh ý định phải trừng trị mọi người cho hả nỗi hờn, nỗi nhục hôm nay. Thế là cái roi ấy cứ vung lên hỏi tội mọi người. Từ cô hàng mía, bác hàng kẹo, bà cụ hàng bún chả đến đám ăn mày tội nghiệp đều bị cái roi “hỏi thăm” đầy tàn nhẫn. Cứ thế Chín Tư đánh, đánh tới tấp, đánh liên tục, đánh cho “thằng què nhăn nhó xoa cánh tay”, đánh cho “con mụ hủi bưng lấy mũi, cố ngăn hai giải máu đào” và hất tung bữa cơm thừa ngày Tết trên bàn tay ông lão lòa ăn xin đáng thương. Bao cảnh Tết “quang đãng”, “rộn rịp tưng bừng”, “hớn hở” giờ biến đi đâu mất chỉ còn cảnh mất mĩ quan hiện ra trước mắt Chín Tư : “một thằng què chống nạng, một con mẹ mặt mũi xù xì như mắc bệnh phong, một lão mù tóc bạc phơ, gầy hơn cái ống sậy, với hai thằng bé hở ngực, hở đít, tuy có quần áo song lại quá cởi truồng. Chúng quây nhau quanh một cái lá sen. Khố tải, chiếu rách chúng giải la liệt. Thật là một cái núi trấn lừng lững cả bờ hè. Chung quanh chúng, ruồi với nhặng vừa bay vo ve loạn xạ hơn cuộc thao diễn về nghề hàng không ở nước Nga La Tư”. Vậy nên thầy Tư đã đánh. Về đến nhà, thầy chua chát an ủi vợ rồi cả cười, cái cười sung sướng hả hê vì hả được hờn, rửa được nhục của một ông cảnh sát phải đánh người thân trong ngày Tết chỉ vì giữ việc làm. Như một bức tranh có hai mặt, một tươi sáng một xám xịt, tác giả khắc họa diễn tiến câu chuyện theo hai trạng thái tâm lý của nhân vật Chín Tư với bước ngoặt vụt roi đánh vợ. Qua đó, ông đã giúp ta hiểu thấu hơn một lẽ : đôi khi lòng tự ái khiến người ta trở nên độc ác, tàn nhẫn ; vì mình đau nên người khác phải chịu cùng, chịu hơn thế thì mới hả. Khám phá, cắt nghĩa và rồi tái hiện cụ thể tâm lý ấy qua diễn biến câu chuyện, Vũ Trọng Phụng khiến ta khó lòng nhẹ nhõm dù tác phẩm đã kết lại bằng cái cười to sung sướng của nhân vật. 1.2 Cách trần thuật tô đậm phần cuối truyện với những kết thúc bất ngờ : Trong quá trình dựng truyện, đoạn kết luôn luôn là một vấn đề được các nhà văn quan tâm. Sêkhốp từng nhấn mạnh rằng viết truyện ngắn, cốt yếu nhất là phải tô đậm phần mở đầu và kết luận. Trong dòng văn học hiện thực phê phán, đi trước và nổi bật hơn Vũ Trọng Phụng trong lĩnh vực truyện ngắn, Nguyễn Công Hoan là một tác giả rất chú ý đến nghệ thuật dựng truyện sao cho đến chỗ kết thúc thật bất ngờ, tạo ấn tượng mạnh nơi người đọc. Trong Đời viết văn của tôi, ông từng nhấn mạnh: “Câu kết của tôi là một cái lờ. Nó thường làm cho độc giả đột ngột cũng như đến chỗ hẹp nước chảy mạnh, thì cá bất thình lình bị đẩy tuột vào hom”. Người đọc như bị cuốn hút vào những lời căn vặn, tra hỏi ráo riết, dữ dội tìm cho ra thủ phạm trong truyện Mất cái ví nhưng đến cuối truyện mới vỡ lẽ ra là chính người cháu quý hoá đã dựng chuyện để đuổi khéo người cậu của mình đi. Với truyện Đồng hào có ma, tác giả tạo được một tình huống truyện độc đáo làm nổi bật một cách bất ngờ bản chất nhân vật huyện Hinh. Hắn ta đầy uy nghi, oai vệ khiến con mẹ Nuôi sợ hãi quá, lóng ngóng đánh rơi một đồng hào, tìm mãi không thấy ở đâu. Nhưng không phải đồng hào có ma mà huyện Hinh khi thấy đồng hào lăn đến chân đã thản nhiên dậm chân lên. Và rồi khi mụ Nuôi đi khỏi, hắn mới “đưa mắt xuống chân, dịch chiếc giày ra một tí” và “vẫn tự nhiên như không”, “cúi xuống, thò tay, nhặt đồng hào đôi sáng loáng, thổi những hạt cát nhỏ ở đế giày bám vào, rồi bỏ tọt vào túi”. Trong truyện Oẳn tà roằn, theo logic thông thường, ta đoán bố đứa trẻ là Phong hoặc Bắc, nhưng bất ngờ thay, khi Bắc “nhìn từ cái tóc, cái mặt, cái mũi con… rồi giở bọc ra ngắm thằng bé … Ngắm xong, bọc cẩn thận trả lại, chàng từ từ lui ra, thở dài một cái rõ dài, nét mặt thất vọng. Té ra thằng bé con chàng nước da lại đen như cái cột nhà cháy. Vậy nó không phải là con Rồng cháu Tiên. Nó giống oẳn tà roằn, không biết chống gậy”. Trong cách dựng truyện của mình, Vũ Trọng Phụng cũng đã rất chú ý đến việc tổ chức các yếu tố, xây dựng tình huống sao câu truyện kết thúc thật bất ngờ, ấn tượng. 1.2.1 Với truyện Ông đừng lầm, tác giả đã sử dụng tình huống nhầm lẫn để làm bật lên tiếng cười phê phán sâu sắc. Nhầm lẫn đã khởi đầu ngay từ khi câu chuyện diễn ra nhưng tác giả đã khéo léo che giấu nó. Những cảnh tượng bất ngờ liên tục xảy ra trước mắt tác giả với tư cách người kể chuyện, tác giả đã có những ý phê phán khi thấy người phụ nữ “đẹp nõn”, “răng trắng như ngà” ấy “lả lơi với chồng, có khi lại lả lơi với cả bạn chồng”. Tác giả với những điều tận mắt chứng kiến đã quy định rõ hai người đàn ông : âu phục tím là chồng còn âu phục xanh là bạn chồng. Do vậy tác giả đã rất bất ngờ, “bất bình”, “muốn phát điên”, “bứt rứt như người bị mất cắp” khi thấy người phụ nữ “hôn trộm bạn chồng sau một tảng đá”. Lát sau, tại phòng của người tác giả cho là chồng, anh đã chứng kiến “cả hai vợ chồng đang ôm ấp nhau trên một cái giường Tây” thật lãng mạn và danh giá. Nhưng hỡi ôi, khi tác giả có lòng tốt tố giác, cảnh báo rằng người vợ có tình ý với anh bạn của “người chồng” thì bất ngờ, “người chồng” ấy cả cười : “Ông đừng lầm, chính ông mặc quần áo xanh ấy mới là chồng. Còn tôi, tôi chỉ là người bạn thân mà thôi”. Tác giả tự thấy mình là “một thằng ngốc, một thằng ngu dại, bỗng không rước lấy một chuyện bẽ bàng”. Đến đây thì cả người đọc cũng bị cuốn vào chính cái kết thúc đầy bất ngờ ấy. Sử dụng một tình huống nhầm lẫn khéo léo, Vũ Trọng Phụng dẫn dắt người đọc vào câu chuyện thật mà như đùa với một kết thúc đầy bất ngờ mà cũng thật bẽ bàng. Giật mình sau cái cười thoáng qua, ta thấy truyện “bẽ bàng” thật. Vũ Trọng Phụng đã không dùng từ “bẽ mặt” mà hạ thật chính xác hai chữ “bẽ bàng”. Trong sự bất ngờ ấy có lẫn nỗi chua xót cay đắng cho lòng người trâng tráo và giả trá đến khôn lường. Tình huống nhầm lẫn này một lần nữa được tác giả sử dụng trong truyện Người có quyền. Kết thúc của nó cũng đầy bất ngờ nhưng so về cả nội dung và hình thức, nó chưa có gì nổi bật so với Oẳn tà toằn của Nguyễn Công Hoan. Ta chọn Ông đừng lầm tiêu biểu cho tình huống nhầm lẫn tạo nên kết thúc bất ngờ là vì vậy. Nó tạo được tiếng cười có dư âm, dư âm của một nỗi đắng chát trước nhân sinh, thói đời giả dối. 1.2.2 Sử dụng tiếng cười làm phương tiện phê phán, ngoài tình huống nhầm lẫn, ta thấy Vũ Trọng Phụng còn lưu ý đến việc sử dụng tình huống thử thách để tạo nên những kết thúc bất ngờ. Điều này thể hiện rõ trong hai tác phẩm Sư cụ triết lý và Bệnh lao chữa bằng mồm hay là … thầy lang bất hủ. Với truyện Bệnh lao chữa bằng mồm hay là … thầy lang bất hủ, chỉ nhằm một mục đích chơi xỏ bọn thầy lang, các nhân vật đã đặt ra một chuyện là nhờ ông lang đi khám bệnh cho “cô đầm con gái quan chánh”. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa những người ở ngoài và ở trong đã làm cho ông lang một phen thất điên bát đảo, cuối cùng đành phải đưa tiền ra nhằm cho qua mọi chuyện. Tình huống thử thách đã đặt ra và bản chất của thầy lang bộc lộ rõ. Sự nói quá, khoác lác, quảng cáo láo để nhường chỗ cho nỗi sợ sệt, lo lắng khi đối diện với tình huống chữa bệnh thật treo lơ lửng trên đầu những tù gông, cơm vôi, cạo đầu, xà lim. Nhưng bất ngờ hơn khi về cuối câu chuyện, ta thấy cũng tên lang băm ấy đã hùng hồn, “nện gót giày lộp cộp mà thuyết cách một cách oai hùng” : “Các cụ phải biết. Số tiền ấy không to đâu. Mệnh là người trọng. người làm ra của chứ không phải của làm ra người. Kém một đồng cũng không được. cứ xin các cụ đúng một trăm. Đó là giá đặc biệt cho đồng bào An Nam ta đấy thôi, chứ người Tây, dưới ba trăm nên tôi không nhận chữa. Không tin các cụ lại hỏi ngay quan chánh mật thám mà xem! Hôm qua cho gọi tôi mà dưới ba trăm nên tôi không đến chữa cái bệnh lao cho con gái ngài đấy”. Thật ngoạn mục vì nhân vật đã lợi dụng ngay chính tình huống thử thách ấy làm chiêu bài trục lợi cho mình. Điều ấy khiến cho kết thúc đầy bất ngờ xảy ra quanh tình huống thử thách đặt ra cho nhân vật lang băm ấy. Cũng như thế trong truyện Sư cụ triết lý, tình huống thử thách đặt ra cho sư cụ là khi ông ta phát hiện ra một gói thịt cầy mà sư bác đang muốn giấu đi. Sư cụ đã triết lý rất hay, rất nhiều bao nhiêu điều: “Ở thế gian này vật nào cũng có một nghĩa, sự nào cũng có một lý. Cuộc đời là bể khổ thì sinh ra loài người chẳng lẽ đấng Thượng Đế lại làm một việc vô nghĩa lý hay sao? Không! Sinh ra loài người để bắt họ trầm luân phải chịu thì bọn tăng ni sống mới có nghĩa, cái nghĩa cứu vớt họ. Cảnh chùa vắng vẻ, dân gian thưa đến, nhà chùa sẽ quẫn bách, cơ nguy rồi đến hết … vực đạo, vậy đó há cũng lại là một sự vô nghĩa lý hay sao? Không, sự tịch mịch khiến ta xa tục lụy, hồn phách phiêu phiêu, gần cõi Nát Bàn. Cây gỗ đương mọc xanh tươi trong rừng mà có người bẻ gốc đốn về, dễ đó cũng là sự vô nghĩa lý hay sao? Không! Có đốn về thì mới có tạc tượng, thì kẻ tu hành mới có được quỳ trước bệ để cúi đầu kinh kệ mà vọng tưởng đến đức Thích già Mâu Ni. Thượng đế không vô nghĩa lý bao giờ. Trên thế gian cũng như trong vũ trụ, vật nào cũng có một nghĩa, sự nào cũng có một lý”, sư cụ say sưa thuyết lý và giảng đạo: “Đã sa ngã thì nên tự tìm cách chịu tội để chuộc lỗi”, “Đấng Như Lai là chí thiện chí nhân: đánh kẻ chạy đi, không ai đánh kẻ tìm đến”, “Đấng Thượng Đế là bậc chí công. Cái cây trên rừng bị kẻ tiều phu đốn xuống, đó là sự ác. Nhưng đốn xuống làm củi nấu nướng cho sống loài người thì lại là sự thiện. Mà ta thuê thợ tạc gỗ thành tượng thì lại là sự thiêng liêng. Ơ đời này, vật nào cũng có một nghĩa, sự nào cũng có một lý”. Thế nhưng khi đứng trước một gói thịt cầy, con người “từ bi, hết hỉ, nộ, ái, lạc” ấy “chỉ ung dung, ôn tồn”, “không sầm mặt, không lắc đầu, chỉ khoan thai, bình tĩnh thò tay … nhót”. Lại một lần nữa tác giả hạ một chữ thật hay : “nhót”. Chỉ một từ thôi nhưng nó cho ta một kết thúc bất ngờ, gây nên tiếng cười khi chỉ cần một cái “nhót” nó đã kéo sư cụ từ thượng tầng triết lý, từ bi, cao đạo xuống hạ tầng tầm thường, mất tư cách. “Cái nghĩa lý của sự tu hành” của sư cụ Tăng Sương trong truyện ngắn này thật ra rất đơn giản: có thịt cầy không được ăn giấu mà phải mời thầy. Và thầy đã đón nhận nó, tuy hơi thô tục, nhưng rất bình thường như mọi nghĩa lý ở đời này. Khéo léo trong việc sử dụng những tình huống truyện để tạo ra những kết thúc bất ngờ gây tràng cười dài sảng khoái cho người đọc. Nhưng tiếng cười đó là tiếng cười phê phán nên giá trị của nó rất cao. Nó góp phần làm rõ hơn cảm hứng mà tác giả thể hiện trong tác phẩm. Kết thúc bất ngờ của Vũ Trọng Phụng trong truyện ngắn có khi là cái bất ngờ gây cười nhưng có khi lại là cái bất ngờ không gây cười. Đó là cái bất ngờ trong những câu truyện như Mơ ngày tết, Gương … tống tiền, Duyên không đi lại. 1.2.3 Nằm chung trong nội dung phê phán, kết thúc trong Mơ ngày tết và Gương … tống tiền là những kết thúc đáng suy ngẫm. Với Mơ ngày tết, Vũ Trọng Phụng như đã phân tích, ông chỉ hạ hai chữ “Tỉnh mộng” mà sự vật, sự việc đã diễn tiến từ trước đến đây đều đảo lộn cả. Chỉ là một giấc mơ mà thôi, một giấc mơ đẹp của một con người đang phải sống trong cuộc đời thực không như mơ, không hề đẹp. Một sự đảo lộn bất ngờ như vậy khiến cho giá trị phê phán của tác phẩm cao hơn, sâu sắc hơn. Tác giả đã khéo léo đan cài tình huống quay ngược 180o để kết thúc được nâng lên, không chỉ còn lẽ bất ngờ nữa, nó đã là điều bất ngờ với rất nhiều tất yếu. Gương … tống tiền cũng vậy, vẫn một kết thúc đầy bất ngờ khi bức màng nhung nhân cách hạ xuống, Lê Vân lộ rõ chân tướng điêu trá, khốn nạn của một tên tống tiền đầy nghệ thuật, một kẻ lợi dụng tình cảm để trục lợi bậc thầy. Kết thúc bất ngờ này cho ta một kết thúc bất ngờ khác, đó là cái kết thúc nhân tính và nhân tình của nhân vật. Không cùng nằm chung trong nội dung phê phán, Duyên không đi lại với kết thúc bất ngờ của nó cho ta một cái nhìn khác của Vũ Trọng Phụng. Nhân vật cô thầy bói cũng được tác giả đặt trước tình huống thử thách: gặp lại người khi xưa đã phụ bạc mình. Những câu trả lời chính xác về số phận con người phụ bạc kia dần dần gây nên những bước chuyển tâm lý dữ dội trong khoảnh khắc ở nhân vật. Có cái hả hê khi ít nhiều báo lại thù xưa, có lúc băn khoăn khi nghĩ đến việc con mình sẽ ra sao nếu nhận lại bố, có bố. Nhưng cuối cùng cô thầy bói “vẫn lạnh lùng” đáp : “Đã chết cả, cả mẹ lẫn con, đã lâu lắm rồi” khi người đàn ông ấy hỏi dò tung tích. Không hề hé lộ chuyện mình chính là người bị phụ bạc năm xưa, cô thầy bói đã làm rất đúng, đã lựa chọn rất chính xác, dù rất khó khăn. Làm như vậy, giá trị nhân cách của cô còn được nâng cao hơn vì đã không “làm hại hạnh phúc của một ngưòi đã làm hại một đời cô”, đồng thời lòng tự trọng đã khiến cô nghĩ rằng “không ai “ăn mày” được sự quý trọng”. Nhân vật của tác giả dù khốn khổ, tàn tật, đau đớn ghê gớm về tinh thần nhưng vẫn còn đó một nhân cách lành vững. Chính điều đó khiến nhân vật không gục ngã mà vượt qua được tình huống thử thách đó để cho ta một kết thúc bất ngờ mang thái độ khẳng định, ngợi ca sâu sắc. Nhìn chung, trong việc xây dựng kết cấu cho truyện ngắn, Vũ Trọng Phụng đã chú ý đến việc xây dựng tình huống truyện và đem đến cho người đọc những kết thúc bất ngờ, đặc sắc. Tác giả đã rất có ý thức khi xây dựng nên những kết thúc bất ngờ. Những kết thúc bất ngờ ấy nó như cái lò xo nén chặt bất chợt bung ra, gây nên một hiệu quả tác động đặc biệt. Nó phù hợp với nội dung mà tác giả thể hiện trong tác phẩm như ta đã nói. Ngoài việc gây một khoái cảm thẩm mỹ cần có cho người tiếp nhận, những kết thúc bất ngờ của tác giả trong truyện ngắn như những “cú đấm nghệ thuật” trúng đích và đầy sức nặng. Đấy chính là giá trị của nó và cũng là một thành công đáng ghi nhận trong nghệ thuật dựng truyện của tác giả. 1.3 Về những đoạn trữ tình ngoại đề cuối tác phẩm: Trữ tình ngoại đề chỉ là một trong những yếu tố ngoài cốt truyện trong tác phẩm tự sự là những đoạn văn (thơ) mà tác giả hay người kể chuyện trực tiếp bộc lộ những tình cảm, ý nghĩa, quan điểm của mình đối với nhân vật, đối với cuộc sống thể hiện trong tác phẩm. Chính vì vậy, đã có ý kiến cho là trữ tình ngoại đề “trực tiếp đi vào thế giới tư tưởng, lý tưởng của tác giả, giúp vào việc xây dựng hình tượng tác giả như một người trò chuyện “tâm giao” với độc giả” [6, tr.223] Ở những tác phẩm văn xuôi, đó là những đoạn mang tính biểu cảm cao hơn hẳn so với trần thuật trong cốt truyện. Trữ tình ngoại đề góp phần bộc lộ chủ đề và tư tưởng của tác phẩm, làm sáng tỏ thêm hình tượng nhân vật. Nếu xuất phát từ tư tưởng tiến bộ, từ những thể hiện sâu sắc về cuộc sống, những đoạn trữ tình ngoại đề có ý nghĩa giáo dục lớn đối với người đọc. Đến với truyện ngắn Vũ Trọng Phụng, ta thấy sự xuất hiện của những đoạn trữ tình ngoại đề không phải quá hiếm hoi. Ít nhất cũng có đến năm tác phẩm có yếu tố độc đáo này : Tết ăn mày, Cô Mai thưởng xuân, Từ lý thuyết đến thực hành, Chống nạng lên đường và Rửa hờn. Mỗi lần xuấn hiện, nó lại đem đến cho tác phẩm những ý vị đặc biệt. 1.3.1 Với truyện ngắn Cô Mai thưởng xuân, Vũ Trọng Phụng đã hạ một câu kết như sau : “Nhưng này! Cho cô Mai thưởng xuân đến tận bao giờ hở vợ chồng ông Phán…?”. Có thể nói đây là phát ngôn mỉa mai, châm biếm không thể không bật lên của tác giả. Xuân đến rồi xuân sẽ qua, ngày xuân và tuổi xuân vốn ngắn ngủi vậy mà nhân vật cô Mai cứ trượt dài, mê mải trong tháng ngày vui chơi bất tận. Ngày xuân chỉ có ý nghĩa thật sự khi nó gắn với những giá trị truyền thống thiêng liêng từ bao đời, tuổi xuân chỉ trọn vẹn khi con người biết sống với bao khát khao tốt đẹp, với nhiệt huyết sục sôi và sức sống căng tràn. Cái thú vị của ngày xuân từ điểm nhìn của cô Mai chuyển sang qui chiếu người khác sẽ thành vô vị, vô nghĩa lí. Ấy vậy mà bố mẹ cô không biết điều này, vẫn mãi nuông chiều con; chỉ thương mà không nhắc, không rèn; chỉ dỗ mà chưa dạy. Vả chăng, chính ông Phán, một viên chức nhà nước nhỏ nhoi vẫn đang sống một cuộc đời phè phỡn trên số phận bao kẻ khốn cùng ngoài xã hội cũng khó lòng răn dạy con mình vì bản thân cũng như thế. Cha mẹ có chiếu bạc ở ngoài thì bên trong nhà con cũng có chiếu bạc; cha mẹ đàn đúm, quần tụ đông đúc cùng bạn bè thì con cũng có cách tụ họp của riêng con. Thậm chí, con gái còn biết cách “thưởng xuân” cho trọn vẹn, đầy đủ mùi đời. Và cứ thế, câu hỏi kết lại tác phẩm rơi vào hư vô. Câu hỏi không lời đáp ấy cất lên như một sự tố cáo gay gắt : bao nhiêu cảnh trái tai gai mắt sẽ còn tiếp diễn trong xã hội này? 1.3.2 Tường thuật lại những việc xảy ra với thầy đội Chín Tư trong truyện ngắn Rửa hờn, Vũ Trọng Phụng đã giúp ta có cái nhìn khái quát về công việc cũng như nỗi lòng một ông cảnh sát thời Pháp thuộc. Cuối tác phẩm, nhà văn đã viết : “Cái cười ròn, kêu ha hả ấy chính là sự sung sướng. Vì nó giống cái sung sướng của đấng cứu thế, khi bị đóng đanh câu rút, vì nó giống cái sung sướng của một đôi trai tài gái sắc yêu nhau rồi lấy được nhau, vì nó chính là cái sung sướng riêng của một ông lính cảnh sát, thưa các ngài! Cái sung sướng ấy phát tự đáy lòng phát ra.” Vũ Trọng Phụng đã miêu tả kĩ cho ta cái cười của thầy đội, ông cũng lặp lại cụm từ “sự sung sướng”. Ông khắc họa cái cười giòn tan, lớn tiếng nhưng thực chất là nén chặt tiếng khóc trong lòng nhân vật, nói sung sướng nhưng ẩn sâu trong đó là nỗi đau đớn, uất ức, nhục nhã ê chề. Ta lưu ý đến câu nói của nhân vật Chín Tư với vợ : “Thôi, chịu vậy. Nghề tao phải thế, mà chả cứ mình mẹ mày bị rông ngày Tết đâu”. Tác giả so sánh, dẫu hơi quá lời, rằng niềm sung sướng ấy giống đấng cứu thế khi chịu hình phạt mong cứu rỗi loài người với sự hi sinh của mình, lại cũng giống với hạnh phúc mĩ mãn “của một đôi trai tài gái sắc yêu nhau rồi lấy được nhau”. Thế nhưng làm gì có một sự hi sinh vĩ đại và niềm vui sướng viên mãn ở đây khi “sự hi sinh” đánh vợ để hòng giúp vợ tránh đòn của ông xếp Tây chỉ là cách tránh né nỗi nhục; và ngày Tết cũng đâu còn vui vẻ nỗi gì trước cơ sự ai oán : vì nghề, vì việc làm nên phải đánh cả người nhà. Dẫu đã đánh được bao người khác để “rửa hờn” cho ngày hôm nay, dẫu “cái sung sướng ấy phát tự đáy lòng phát ra” nhưng thực ra là nỗi đau buồn, xót xa tận tâm can. Cách nói của tác giả đầy mỉa mai; nhưng có lẽ sau thái độ mỉa mai, phê phán chính là sự ngậm ngùi, chua chát cho cảnh đời lắm nỗi. 1.3.3 Ai oán, xót xa cho đời người không chỉ có Rửa hờn. Trong truyện ngắn Chống nạng lên đường, phần trữ tình ngoại đề cũng đã gợi nên cho ta những mối thương tâm: “Thương thay! Mái tóc hoa râm đã điểm ngót 60 tuổi trên đầu mà bà cụ ấy vẫn chưa biết mình thân già tuổi yếu, ton ton chạy được vài mươi bước thì chỗ mặt đê trơn như đổ mỡ đã làm bà cụ té nhào xuống đấy lấm hết từ đầu đến chân, nằm trong một vũng nước đầy vừa run vừa khóc. Bà cụ ấy ngã đau, đau lắm nhưng cũng cố gượng chống tay nghển cổ mà nhìn, nhìn đến đứa con thân yêu kia, nhìn đến thằng Hai lúc ấy chỉ còn như một cái chấm trông thẳng về Cầu Sắt Hà Nội mà đi, dần dần biến mình vào đám sương mù…”. Trong phần trữ tình ngoại đề này, Vũ Trọng Phụng đã miêu tả nhiều hơn bộc lộ cảm xúc. Nhân vật Hai Xuân đã “chống nạng lên đường”, dứt lòng ra đi; có hay không hình ảnh người mẹ đáng thương chạy theo và té ngã thì câu chuyện cũng đã hoàn kết. Nhưng hình ảnh này vẫn khiến lòng người nhói đau : bà mẹ từng bước hối hả chạy theo con như muốn níu kéo, rồi bà té ngã, đau đớn cả thể xác lẫn tâm hồn khi nhìn theo đứa con tật nguyền tội nghiệp xa dần. Xót xa mà bất lực; lạnh, đau và tê tái, nhức buốt thấu tâm can khi bóng con đi cứ chìm khuất trong đám sương mù vây phủ. Bóng con nhỏ bé dần trong cuộc đời mờ mịt phía trước cũng là bao nhiêu lo lắng, khắc khoải dấy lên trong lòng người mẹ ấy. Những số phận nghèo hèn tủi cực va đập, cộng hưởng vào nhau khiến lời trữ tình ngoại đề này sâu lắng, tha thiết đến thắt cả tim người. Hai Xuân ra đi trong xót xa, cái nhìn xót xa của người mẹ, sự xót xa của tác giả và của cả người đọc – nỗi niềm ấy cứ như nhân lên, lan rộng ra khiến ta có cảm giác lời cảm thán : “Thương thay!” không đong đếm nỗi. Cảnh tượng này khiến ta nhớ đến đoạn văn trữ tình ngoại đề trong truyện ngắn Số phận con người của Sô – lô – khốp. Ở đó, sau cuộc gặp bất chợt với “hai con người côi cút” và câu chuyện đau lòng của họ đã để lại trong lòng tác giả bao nỗi niềm. Nhìn bóng hai cha con Xô – cô - lốp và Va - ni - a bước đi, nhà văn Xô Viết đã cảm thán : “Hai con người côi cút, hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng của bão tố chiến tranh thổi bạt tới những miền xa lạ…Cái gì đang chờ đón họ ở phía trước? Thiết nghĩ rằng con người Nga đó, con người có ý chí kiên cường, sẽ đứng vững được và sống bên cạnh bố, chú bé kia một khi lớn lên sẽ có thể đương đầu với mọi thử thách, sẽ vượt qua mọi chướng ngại trên đường, nếu như Tổ quốc kêu gọi”. Từng dòng chữ giàu xúc cảm, giàu chất thơ, khỏe khoắn, khoáng đạt mà vẫn vô cùng thấm thía, sâu sắc đã thể hiện cho ta rất nhiều cảm xúc. Đó vừa là một nỗi niềm trĩu nặng khi nghĩ đến số phận con người : dù chiến tranh đã qua đi nhưng đau khổ, khó khăn vẫn đeo bám; vừa tô đậm, mở rộng và nâng cao thêm hình tượng hai con người Xô - cô - lốp và Va – ni – a : dũng cảm và cao thượng, biết sống và vượt lên trên mọi thách thức bằng sức mạnh của nghị lực và lòng yêu thương; và cuối cùng là bộc lộ thái độ khâm phục, tin yêu của tác giả trước những con người Nga bình dị mà kiên cường, giàu tinh thần hi sinh, giàu lòng vị tha, nhân ái cho dù bão tố cuộc đời có thổi bạt họ tới những miền xa lạ. Với Vũ Trọng Phụng thì khác hẳn. Chống nạng lên đường khép lại bằng bế tắc lấn át hết niềm tin, bằng tuyệt vọng lấp che hết đi hi vọng. Thế nhưng cả hai phần trữ tình ngoại đề này đều thấm đẫm tình cảm nhân đạo sâu sắc của hai tác giả. Đó cũng là điều quí nhất còn đọng lại sau bao nhiêu nỗi buồn cho số phận con người mà hai tác phẩm đã gợi ra. 1.3.4 Cùng trong cảm hứng ấy, truyện ngắn Tết ăn mày đã kết lại bằng những dòng trữ tình ngoại đề sau : “Hỡi cô gái giang hồ! Đây là ngày tết. Ngày hôm nay là ngày thiên hạ tưng bừng đón chào xuân mới. Trước bàn thờ khói trầm nghi ngút, đèn nến sáng trưng, cô gái ngồi với tráp giầu, sửa soạn chè nước tiếp khách và sẵn sàng đỏ mặt lên nhận những câu chúc đắt chồng, vào dịp xuân sang. Cô gái giang hồ có biết những cái dĩ vãng tốt đẹp ấy chăng? Hay cô mê mệt vào cuộc truy hoan để chờ khi thấy mặt ta thì lại làm cho ta bồi hồi và giật mình bằng những câu như: "Nay mai anh xuống hát cho một chầu tất niên để em kiếm cái tết nhé!".” Trong tiểu thuyết và phóng sự, Vũ Trọng Phụng đã từng viết rất hay, rất chân thực về những cô gái giang hồ. Giờ đây với những trang truyện ngắn có ai ngờ ông vua phóng sự đất Bắc lại thốt lên những lời thấm thía. Ông tiếp tục dựng lại hai cảnh đối lập trong ngày Tết năm xưa và ngày Tết hôm nay của những đào nương – lần này ông đã gọi thẳng là những “cô gái giang hồ”. Còn đâu sự thiêng liêng lễ nghĩa những ngày quá khứ huy hoàng, chỉ còn đây sự mê mệt trong vòng xoáy tha hóa, những mồi chài lơi lả trơ trẽn khi nghề cô đầu đến thời rớt giá. Nghề thảm hại và người cũng thảm hại theo nghề. Không chè nước, tráp trầu, không bàn thờ khói trầm nghi ngút mà chỉ có sự tha hóa nhuốc nhơ; câu chúc đắt chồng vắng bóng đã lâu giờ là lời đề nghị khiếm nhã để mong đắt khách hòng kiếm tiền đón Tết. Đúng thật đây là lời trữ tình ngoại đề khiến lòng người phải “bồi hồi và giật mình”, bồi hồi cho thân phận con người đang dần bị rẻ rúng và giật mình vì sự xuống cấp của đạo đức xã hội. 1.3.5 Kết thúc của truyện Từ lý thuyết đến thực hành cũng rất bất ngờ. Câu chuyện về một con người chỉ nói hay mà không làm tốt khiến nhiều độc giả phải cả cười cho sự đời lắm lúc tréo ngoe, kì lạ. Thế nhưng khi đọc những lời bàn thêm của tác giả ở cuối truyện, chúng ta khó có thể dửng dưng mà cười được : “Tôi, kẻ ngoại cuộc, bỗng đâu tôi cũng chán đời. Và hoài nghi. Thật thế, tôi tin rằng đất Đại Cồ Việt ta là cái đất cằn cỗi, những lý thuyết và tư tưởng ở đâu đâu, tốt đẹp thế nào mặc lòng, cũng cứ đến đây là thành thối nát. Tôi không tin dân An Nam ta lại có nổi một điều tín ngưỡng nào, một quan niệm chắc chắn gì. Bởi thế, con người Âu hóa cực đoan ấy chỉ Âu hóa được cái lỗ mồm mà thôi. Và than ôi! Suy một người ra nghìn người, suy một sự ra vạn sự!” Đọc kĩ lời trữ tình ngoại đề này, một chút tự ái trong ta sẻ nảy sinh; nhưng ngay sau đó thì chính là nỗi ngậm ngùi, cay đắng. Nhà văn bộc lộ thái độ “chán đời” và “hoài nghi” không phải là không có lí. Thói đời vẫn không hiếm những kẻ vung vít mà thực ra chẳng làm được việc gì hoặc tệ hơn là nói một đằng làm một nẻo. Do vậy không hẳn vô tình mà tác giả cho rằng đất Việt ta chỉ là nơi làm biến chất, thậm chí là mồ chôn bao tư tưởng, quan niệm, lí thuyết tốt đẹp. Sự thật sẽ phũ phàng đúng như thế khi trên đất nước này vẫn còn những con người chỉ “được cái lỗ mồm mà thôi”. Liên hệ đến vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, ta khó có thể quên lời thoại sau của nhân vật Trương Ba : “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi trọn vẹn.” Qua lời thoại này của hồn Trương Ba, kịch tác gia muốn khẳng định rằng con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hoà. Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục, tội lỗi. Khi con người còn bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng đừng vỗ về mình bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn. Hiểu rộng ra, ta thấy được rằng khi cách thể hiện không giống những gì đã nghĩ, khi làm không giống, không tốt đúng với những gì đã nói rất hay thì thật đau buồn biết bao. Nhân vật chính trong truyện đến cuối cùng cũng trở nên dị hợm như hình tượng “hồn này xác nọ” của Trương Ba mà thôi vì không tìm được lẽ hòa hợp, sự thống nhất giữa lời nói và hành động. Một điều sâu sắc nữa cần bàn đến trong lời lời trữ tình ngoại đề này là từ chuyện một con người tác giả đã khái quát thành : “suy một người ra nghìn người, suy một sự ra vạn sự”. Nói như vậy có nghĩa trên đất nước thuộc địa Pháp này mọi sự chỉ là giả dối, là bề mặt chứ không hề thực chất. Từ đó ta có quyền nghĩ sâu hơn : ông như muốn tố cáo bộ mặt thật của xã hội thực dân nửa phong kiến, mà cụ thể hơn đó là bọn giặc Pháp xâm lược. Những chiêu bài “bảo hộ - khai hóa” của chúng hoàn toàn chỉ là xảo trá để che giấu dã tâm nô dịch lâu dài nước ta. Như sau này chủ tịch Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn độc lập cũng lần lượt bẻ gãy những luận điệu mà thực dân Pháp đưa ra hòng tái chiếm nước ta. Làm gì có chuyện khai hóa khi chúng bóc lột ta về kinh tế, đàn áp dã man về chính trị: thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ; thực hiện chính sách chia để trị (“lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết”) và ngu dân (“lập ra nhà tù nhiều hơn trường học” đầy thâm độc; đầu độc dân ta bằng rượu cồn và thuốc phiện “để làm cho nòi giống ta suy nhược” ; bóc lột, vơ vét tận xương tủy “khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều”; gây ra nạn đói năm Ất Dậu khiến “từ Quảng Trị đến Bắc Kỳ, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói”; đàn áp dã man khi đã “thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta”,“tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu”. Và cũng không có chuyện bảo hộ khi chỉ trong năm năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật, là quân đồng minh chống phát xít nhưng lại khủng bố Việt Minh chống Nhật, “thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng”. Trở lại với truyện ngắn Từ lý thuyết đến thực hành, qua câu chuyện “Âu hóa nửa mùa” ấy, một yếu tố đáng nói hơn chính là tác giả đã bộc lộ thái độ đau buồn của mình trước thực trạng nước nhà : toàn nói, toàn thuyết lí suông mà chẳng thấy ai hành động cho đúng nghĩa, cho tử tế; và đất nước này cũng đã lắm kẻ nói khoác, giờ đây chỉ cần người đứng lên hành động mà thôi. Đau xót, bế tắc đấy nhưng vẫn kín đáo bộc lộ ý thức tỉnh và kêu gọi lương tri, đánh đúng điểm yếu tâm lí để kích thích hành động thực tiễn – sự sâu sắc của lời trữ tình ngoại đề này thật có giá trị xuyên thời gian. Trữ tình ngoại đề không phải là một phần quan trọng, bắt buộc phải có trong tác phẩm. Thế nhưng sự xuất hiện của nó đôi khi khiến tác phẩm ý nghĩa hơn, có thêm những điều để nói, để suy nghĩ hơn. Những dòng trữ tình ngoại đề trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng cũng vậy. Không thường xuyên, liên tục ; nhưng một khi đã xuất hiện, nó sẽ khiến sự tiếp nhận của người đọc có những bước rẽ mới sâu sắc. Không chỉ góp phần tô đậm chủ đề, thể hiện ấn tượng, cụ thể hơn tình cảm, thái độ của tác giả ; ta còn cần phải ghi nhận nó như một nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện ngắn Vũ Trọng Phụng. Như một dạng “vẽ rắn thêm chân, vẽ rồng thêm mắt”, những dòng trữ tình ngoại đề này đã trở thành một phần không thể thiếu để hoàn chỉnh giá trị những truyện ngắn của tác giả và nó cũng đã hoàn tất được xuất sắc ý nghĩa nghệ thuật của mình : giúp tác phẩm ghi dấu ấn sâu hơn, sống lâu hơn trong độc giả. Như đã nói, kết cấu là một phương diện cơ bản của sáng tạo nghệ thuật, đảm nhận vai trò tổ chức, nối kết các thành tố: quan niệm nghệ thuật, không gian - thời gian nghệ thuật, điểm nhìn trần thuật,… do vậy kết cấu bao giờ cũng gắn liền với ý nghĩa nội dung và hình thức biểu hiện của tác phẩm. Kết cấu có hai cấp độ : kết cấu hình tượng và kết cấu văn bản, ở đây luận văn chỉ đi vào nghiên cứu kết cấu bề mặt của tác phẩm, tức là tìm hiểu sự tổ chức, cấu trúc ở bình diện trần thuật sao cho những truyện ngắn này đạt được hiệu quả thẩm mỹ cao nhất. Đọc truyện ngắn Vũ Trọng Phụng, ta nhận thấy phần lớn trong số đó được tác giả viết với kết cấu thời gian tuyến tính quen thuộc ; chỉ một phần được xây dựng với kết cấu đảo trình tự thời gian, kết cấu truyện lồng trong truyện và kết cấu theo diễn biến tâm lí của nhân vật. Những kết cấu vừa phân tích như trên chưa chiếm một vị trí quan trọng, chưa lấn át được kết cấu tuyến tính để trở thành một nét phong cách ổn định trong nghệ thuật truyện ngắn Vũ Trọng Phụng. Thế nhưng nó cũng đã ghi nhận ở tác giả một nỗ lực xây dựng truyện ngắn với kết cấu linh hoạt, đa dạng nhằm gây ấn tượng tốt nhất, tác động sâu sắc hiệu quả nhất đến người đọc. Một số truyện ngắn của tác giả đã có kết cấu tổng hợp nhiều dạng, nhiều kiểu. Ta có thể tìm thấy trong Chống nạng lên đường kết cấu đảo trình tự thời gian, kết cấu theo diễn biến tâm lí ; Bẫy tình, Nhân quả, Duyên không đi lại, Một đồng bạc, Người có quyền … cũng được kết cấu như thế. Bà lão lòa, Một cái chết… lại có cách trần thuật phối hợp giữa đảo trình tự thời gian và truyện lồng trong truyện. Chính điều này đã khiến tác phẩm đặc sắc hơn và cũng đóng góp vào việc cách tân văn xuôi tự sự quốc ngữ trong giai đoạn 1930 – 1945 nói riêng và tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc nói chung. Một lần nữa, giá trị của truyện ngắn Vũ Trọng Phụng và vị trí của tác giả cần được khẳng định và trân trọng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflv_ngon_ngu_hoc_15__1354.pdf